1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình lịch sử đảng

83 3,2K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 412,5 KB

Nội dung

Giáo trình lịch sử đảng

Trang 1

Chơng 1

Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc

(1954 - 1975)

Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về lập lại hòa bình ở Việt Nam và ĐôngDơng đợc ký kết, nớc ta tạm thời chia làm hai miền, với hai chế độ chính trị xã hộikhác nhau Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân Dới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc đã nỗlực phấn đấu, vợt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xâydựng chủ nghĩa xã hội, lập nên những kỳ tích vĩ đại, góp phần to lớn quyết định thắnglợi đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nớc

I Đờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

1 Đặc điểm tình hình thế giới và trong nớc khi miền Bắc bớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Miền Bắc bớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh thế giới

và trong nớc có những thuận lợi to lớn, nhng cũng gặp những khó khăn không nhỏ

Nét nổi bật của tình hình thế giới là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang lớnmạnh về mọi mặt, quyết định chiều hớng phát triển của thời đại mới Sức mạnh đó làkết quả chung về sự phát triển toàn diện của các nớc xã hội chủ nghĩa bao gồm cácmặt: kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, trong đó Liên Xô là trung tâm, trụcột của hệ thống xã hội chủ nghĩa Sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã thứctỉnh, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nớc thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam

đứng lên chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và hào bìnhthế giới

Sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt sau chiến thắng Điện BiênPhủ của nhân dân Việt Nam đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, phong trào

đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới không ngừng phát triển mạnh trên khắp cácchâu lục

Tình hình trên làm cho lực lợng của chủ nghĩa đế quốc ngày càng suy yếunghiêm trọng Biểu hiện trớc hết ở sự tan rã của hệ thống thuộc địa, tiếp đến là sự suythoái của hệ thống kinh tế t bản chủ nghĩa và sự gia tăng mâu thuẫn trong nội bộ, làmcho chủ nghĩa đế quốc đứng trớc vực thẩm của tổng khủng khoảng

Từ sau Hiệp định Giơnevơ, với sự can thiệp và xâm lợc của đế quốc Mỹ, đất

n-ớc ta bị chia cắt làm hai miền, mỗi miền có chế độ chính trị, xã hội khác nhau Nhândân miền Nam đang còn phải sống dới ách thống trị của đế quốc và tay sai, tiếp tục

đấu tranh với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ vô cùng tàn bạo và nham hiểm Tình hình trên

đặt ra cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhiều khó khăn gian khổ

Sau ngày giải phóng, nhân dân miền Bắc vô cùng phấn khởi, tin tởng vào sựlãnh đạo của Đảng, hăng say lao động sản xuất xây dựng chế độ mới, đó là điều kiệnchính trị – xã hội thuận lợi cơ bản để miền Bắc bớc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội Nhng bên cạnh đó, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội có nhiều khó khăn phứctạp, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lênchủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển t bản chủ nghĩa Mặt khác, sự phá hoạicủa các thế lực thù địch trớc và sau khi thực dân Pháp rút quân và hậu quả của chiếntranh; hàng chục vạn ngời bị thất nghiệp, tàn d của nền văn hóa nô dịch và tệ nạn xãhội cha cải tạo xong Đó là những cản trở lớn gây ảnh hởng không nhỏ đến cáchmạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

2 Quá trình hình thành đờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng khóa II họp từ ngày 15 đếnngày 17 tháng 7 năm 1954, tại Việt Bắc Hội nghị đã xem xét, đánh giá tình hình mới

và vạch ra sự chuyển hớng chỉ đạo chiến lợc của Đảng: Tranh thủ và củng cố hòabình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nớc, kiên quyếtchống đế quốc Mỹ xâm lợc Với miền Bắc, tiếp tục thực hiện ngời cày có ruộng, rasức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nớc nhà

Để chỉ đạo kịp thời mọi hoạt động của Đảng trong thời kỳ mới, ngày 5 tháng 9năm 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ơng Đảng ra nghị quyết về: “Tình hình

Trang 2

mới, nhiệm vụ mới và chính sách của Đảng” Nghị quyết nêu rõ tình hình mới của đấtnớc tạm thời phân thành hai miền, chỉ ra kẻ thù chủ yếu của cách mạng nớc ta là đếquốc Mỹ xâm lợc và tay sai, đề ra nhiệm vụ chung của cách mạng cả nớc.

Về nhiệm vụ xây dựng miền Bắc, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9 năm 1954vạch rõ: trớc mắt là ổn định xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trờng, hàn gắn vết th-

ơng chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, phục hồi sản xuất, mở rộng hoạt độngquốc tế nhằm tạo cơ sở ban đầu thuận lợi để chuẩn bị tiến hành xây dựng chủ nghĩaxã hội

Hội nghị lần thứ bảy (3-1955) và lần thứ tám (8-1955) của Ban Chấp hànhTrung ơng (khóa II), Đảng ta đề ra nhiệm vụ củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và

đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, Đặc biệt Hội nghị lần thứ tám của

Đảng đã chủ trơng đa miền Bắc tiến dần từng bớc lên chủ nghĩa xã hội, củng cố miềnBắc phải luôn luôn chiếu cố miền Nam, đó là hai nhiệm vụ không tách rời nhau

Việc xác định đờng lối đa miền Bắc tiến dần từng bớc lên chủ nghĩa xã hộihoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thíchứng với điểm xuất phát thấp của thực tiễn kinh tế – xã hội và con ngời miền Bắc

Cụ thể hóa Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ơng lần thứ tám, tháng 1 năm

1956, trong tài liệu “Mấy vấn đề về đờng lối cách mạng Việt Nam”, Bộ Chính trịnhận định: “Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc nớc ta đã chuyển sang cách mạng xãhội chủ nghĩa, bất kể tình hình nh thế nào, miền Bắc cũng phải đợc củng cố và phảitiến lên chủ nghĩa xã hội” Đến đây, nhận thức của Đảng ngày càng thể hiện rõ quyếttâm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Quyết tâm đó hoàn toàn có cơ

sở khoa học, bởi vì miền Bắc đã đợc giải phóng, thế lực đế quốc và phong kiến đã bị

đánh đổ, nhân dân phấn khởi tin tởng, khối liên minh công nông đợc củng cố, sự lãnh

đạo của Đảng đợc tăng cờng, chính quyền nhân dân đợc xây dựng ngày càng vữngmạnh và đang chuyển sang làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, sự giúp đỡcủa các nớc xã hội chủ nghĩa anh em ngày càng có hiệu lực Vì vậy, chủ trơng của

Đảng đa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển t bản chủnghĩa là phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng thiết tha của toàndân, đồng thời đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng miền Nam, bớc chuẩn bịcần thiết cho chiến lợc cách mạng lâu dài đa cả nớc đi lên chủ nghĩa xã hội sau này

Để cụ thể hóa và phát triển đờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc(tháng 12-1957), hội nghị lần thứ mời ba của Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (khóaII), họp bàn nhiệm vụ soạn thảo đờng lối cách mạng trong giai đoạn mới Hội nghịtổng kết nhiệm vụ khôi phục kinh tế miền Bắc; bàn phơng hớng phát triển chủ nghĩaxã hội trong những năm tiếp theo; thông qua cải tiến chế độ tiền lơng cho cán bộ,công nhân viên; đề ra chủ trơng xây dựng Đảng, kiện toàn bộ máy Nhà nớc đủ sứclãnh đạo cách mạng cả nớc nói chung và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nóiriêng Hội nghị tập trung thảo luận và thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hộimiền Bắc, theo phơng hớng tiến dần từng bớc lên chủ nghĩa xã hội; trọng tâm là pháttriển nền kinh tế quốc dân, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa; đề ra ph-

ơng hớng công tác t tởng – lý luận nhằm đẩy lùi t tởng tiểu t sản và ảnh hởng củachủ nghĩa xét lại, làm cho hệ t tởng xã hội chủ nghĩa chiếm vị trí thống trị tuyệt đốitrong đời sống tinh thần của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta

Thực hiện quan điểm đa miền Bắc tiến dần từng bớc lên chủ nghĩa xã hội,tháng 11 năm 1958, Ban Chấp hành Trung ơng Đảng họp Hội nghị lần thứ mời bốn,vạch ra những nhiệm vụ trớc mắt của cách mạng xã hội chủ nghĩa, đề ra kế hoạch banăm (1958 – 1960) cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, bớc đầu pháttriển kinh tế và văn hóa, tăng cờng lực lợng của chủ nghĩa xã hội cả về kinh tế, chínhtrị, xã hội, quốc phòng, quân đội, văn hóa t tởng

Trớc xu thế phát triển của cách mạng cả nớc, đồng thời đáp ứng yêu cầu cáchmạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới, tháng 1 năm 1959, Ban Chấp hành Trung

ơng Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ mời lăn Hội nghị có nhiệm vụ tổng kết cáchmạng hai miền từ năm 1954 đến năm 1958, đề ra đờng lối cách mạng cho cả nớc vàcho mỗi miền, trong đó tập trung chủ yếu bàn về đờng lối cách mạng miền Nam Đốivới cách mạng miền Bắc, hội nghị thống nhất chủ trơng củng cố miền Bắc, đa miền

Trang 3

Bắc tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng hậu phơng lớn xã hội chủ nghĩavững mạnh toàn diện.

Cụ thể hóa Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ơng lần thứ mời lăm, tháng 4 năm

1959, Ban Chấp hành Trung ơng Đảng họp Hội nghị lần thứ mời sáu Hội nghị thôngqua hai nghị quyết quan trọng bàn về cách mạng miền Bắc: Nghị quyết về hợp tác hóanông nghiệp và nghị quyết về vấn đề cải tạo công thơng nghiệp t bản t doanh nhằmthực hiện từng phần cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

Sau hơn 5 năm tiến hành lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, đến thời điểmnăm 1960, Đảng ta đã tích lũy đợc nhiều kiến thức, kinh nghiệm về xác lập đờng lốicách mạng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đó, ngày 5 tháng 9 năm 1960, Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã khai mạc tại Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh

đọc lời khai mạc Đại hội và nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xãhội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nớc nhà”

Nội dung cơ bản của đờng lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

đ-ợc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng thông qua là:

Về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Xây dựng đời sống ấm no,

tự do, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnhcho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nớc nhà, góp phần tăng cờng phe xãhội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam á và thế giới

Con đờng để đạt mục tiêu trên: Sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm

nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, để cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nôngnghiệp, thủ công nghiệp, thơng nghiệp nhỏ và công thơng nghiệp t bản t doanh ; pháttriển thành phần kinh tế quốc doanh ; thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩabằng cách u tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức pháttriển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về t t-ởng, văn hóa và kỹ thuật

Về nhịp độ, bớc đi của cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc: Tiến nhanh, tiến

mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

Yêu cầu cần đạt đến của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là biến nớc ta

thành một nớc xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, vănhóa, khoa học tiên tiến

Điều kiện để thực hiện thắng lợi đờng lối trên là: Tăng cờng sự lãnh đạo của

Đảng, tăng cờng vai trò của Nhà nớc dân chủ nhân dân; củng cố sự nhất trí về chínhtrị, tinh thần của nhân dân; tăng cờng sự đoàn kết, hợp tác với các nớc trong phe xãhội chủ nghĩa; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nớc có chế độ chính trị khác nhau,với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới

Cùng với việc xác định đờng lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miềnBắc, Đại hội còn xác định vị trí, vai trò của cách mạng miền Bắc có ý nghĩa quyết

định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nớc ta, đối với sự nghiệp thốngnhất nớc nhà Đồng thời, Đại hội đã cụ thể hóa đờng lối chung bằng việc đề ra nhiệm

vụ và phơng hớng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965), nhằm xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Nh vậy, qua quá trình tích cực tìm kiếm, vừa nghiên cứu lí luận, vừa tổng kếtthực tiễn, Đảng ta đã từng bớc hình thành đờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ởmiền Bắc Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), đờng lối cáchmạng xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã đợc hình thành Qua đó, thể hiện rõ bản lĩnh độclập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong việc vận dụng lý luận Mác – Lênin, tiếp thu

có chon lọc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hộicủa các nớc an h em để hìnhthành lên đờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phù hợp với lịch sử đất n ớc

và con ngời Việt Nam

Đợng lối cơ bản đó tiếp tục đợc bổ sung, phát triển thể hiện qua các nghị quyếtTrung ơng làn thứ 10 (1963), lần thứ 11, 12 (1965), lần thứ 19 (1971) Trong đó nghịquyết Trung ơng lần thứ 19 đợc đánh giá là bớc phát triển tơng đối hoàn chỉnh về đ-ờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Nghị quyết nhấn mạnh: Phải nắmvững chuyên chính vo sản phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao

động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng ( cách mạng về quan hệ sản xuất, cách

Trang 4

mạng khoa học và cách mạng t tởng, văn hóa); khẳng định thời kì quá đọ đi lên chủnghĩa xã hội lâu dài, phân ra nhiều bớc quá độ nhỏ hơn và chỉ rã miền Bắc đang ở bớcban đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Kết hợp chặt chẽ xây dựng chủ nghĩaxã hội và bảo vẹ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

II Đảng lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở miền bắc(1954 – 1975) 1975)

1 Đảng lãnh đạo sự nghiệp khôi phục kinh tế sau chiến tranh và hoàn thành những nhiệm vụ con lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc(1954 1975)

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiẹp dịnh Giơnevơ bàn về lập lại hòa bình ởViệt nam và Đông Dơng đợc các bên tham dự hội nghị kí kết (7 - 1954), miền Bắc n-

ớc ta đợc hoàn toàn giải phóng, đó là điều kịên chính trị – xã hội hết sức thuận lợi.Nhng bên cạnh đó miền Bắc gặp vô vàn khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại: ởnông thôn hàng van héc-ta ruộng đất bị bỏ hoang, nhân lực lao động, nôg cụ, sức kéo

đều thiếu nghiêm trọng ở thành thị, nhiều cơ sở công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp bị

địch tháo gỡ thiết bị hoặc phá hoại trớc khi rút đi, công nhân thát nghiệp là phổ biến;thơng nghiệp và thủ công nghiệp cũng rơi vào tình trạng tê liệt không hoạt động hoặchạot động kém hiệu quả Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1953 cũng chỉmới thực hiên đợc ở một số địa phơng thuộc vùng tự do Đời sống các tầng lớp nhândân vô cùng khó khăn, có nhiều vùng xuất hiện tình trạng thiếu ăn, đói kém nghiêmtrọng

Nhận thức sâu sắc những thuận lợi và khó khăn của miền Bắc, đồng thời để tạotiền đề kinh tế - xã hội mở đờng đa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đã mởcác Hội nghị Ban Chấp hành Trung ơng lần thứ sáu, lần thứ bảy, lần thứ tám và lầnthứ mời (khoá II), bàn nhiều vấn đề quan trọng liên quan đế sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc: Trong giai đoạn mới, toàn Đảng, toàn dân cần tập trung mọi

nỗ lực kinh tế đó là nhiệm vụ trọng tâm trớc mắt và khâu chính là nông nghiệp; tiếnhành cải cách ruộng đất ,thực hiện ngời cày có ruộng là nhiêm vụ trọng yếu; đồngthời phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, củng cố Đảng và chính quyền dân chủnhân dân, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản; củng cố quốc phòng, xâydựng quân đội, tạo điều kiện đa miwnf Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội

Triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, trong khôi phục kinh tế ở miền Bắc sauchiến tranh, Đảng ta đã chỉ đạo toàn dân thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ Trớc hét lànhiệm vụ khôi phục sản xuất nông nghiệp và bớc đầu xây dng bộ phân kinh tế tậpthể Giai cấp nông đan phấn khởi đợc giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của đế quốc

và phong kiến, lại đợc Đảng, chính phủ chia ruộng đất nên đã hăng hái vợt mọi khókhăn, ra sức khai hoang phục hóa, chống hạn, đẩy mạnh sản xuất,tăng nhanh sản lợnglơng thực Tính đến năm 1957, sản lợng lơng thực ở miền Bắc đạt 4,2 triệu tấn, vợtmức trớc chiến tranh thế giới lần thứ hai(1939) là 2,4 triệu tấn Đời sống của nhân dân

mà chủ yếu là nông dân dần dần đi vào ổn định, đẩy lùi nạn đói Về khôi phục sảnxuất công nghiệp và thủ công nghiệp, Đảng chủ trơng phải tập trung khôi phục vàphát triển công nghiệp trong phạm vi cần thiết và có khả năng phục vụ cho nôngnghiệp Do đó trong các năm 1955 đến năm 1957 hầu hết các cơ sở công nghiệp, cácnhà máy, xí nghiệp quan trọng nh: Mỏ than Hồng Gai, nhà máy dệt Nam Định, nhàmáy xi măng Hải Phòng, nhà máy điện Hà Nội, đi vào hoạt động có hiệu quả, côngnhân phấn khởi trở thừnh ngời làm chủ cơ sở sản xuất của mình Đồng thời, Đảng vàNhà nớc chỉ đạo xây dựng thêm một số nhà máy mới Đến cuối 1957, miền Bắc có tấtcả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nớc quản lý, thơng nghiệp miền Bắc đã tăng tổngmức bán lẻ lên 70,6%, doanh số gấp 2 lần so với năm 1955 Về khôi phục và pháttriển giao thông vận tải, Đảng và Nhà nớc chỉ đạo nhanh chóng khôi phục đờng xelửa, đờng ôtô, đờng thủy, bu điện, nạo vét và mở rộng các bến cảng: Long Biên, HảiPhòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy; khai thông đờng hàng không quốc tế Cácngành văn hóa, giáo dục, y tế phát triển nhanh chóng theo tính chất xã hội chủ nghĩa

Hệ thống giáo dục phổ thông theo chơng trình 10 năm đợc xác lập, giáo dục đại học

đợc chú ý phát triển Hệ thống y tế và chữa bệnh miễn phí đợc phát triển rộng trênmiền Bắc Hệ thống chính trị từ Trung ơng đến cơ sở đợc xây dựng và củng cố, đã

Trang 5

phát huy hiệu lực trong lãnh đạo và chỉ đạo nhiệm vụ khôi phục kinh tế, đập tan mọi

âm mu và hành động của bọn phản động chống đối chế độ mới

Trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Đảng chủ trơng thực hiện

đợt 6 giảm tô, đợt 2 cải cách ruộng đất đem ruộng đất về cho dân cày và từng bớc đa

họ vào con đờng làm ăn tập thể Trong hơn 2 năm (1954 – 1956), cải cách ruộng đất

ở miền Bắc đợc tiến hành tiếp 4 đợt còn lại (Từ đợt 2 đến đợt 5) với tổng cộng 3.314xã Trải qua 5 đợt cải cách ruộng đất, khoảng 81 vạn ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ đợc chia cho trên 2 triệu nông dân Giai cấp địachủ bị xóa bỏ, quan hệ sản xuất mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa từng bớc đợchình thành Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạmphải một số sai lầm nghiêm trọng làm ảnh hởng đến t tởng tình cảm và nhiệt tình cáchmạng của nhân dân Nhận thức rõ điều đó, Đảng đã kịp thời sửa chữa sai lầm, khuyết

điểm, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh

đạo của Đảng

Nh vậy, công cuộc khôi phục kinh tế và hoàn thành những nhiệm vụ còn lại củacách mạng dân tộc dân chủ nhân dân từ năm 1954 đến 1957 do Đảng lãnh đạo, thựcchất là quá trình san nền, xây móng, mở đờng để bắt tay triển khai thực hiện từng bớccách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

2 Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, bớc đầu pháttriển kinh tế, văn hóa ở miền Bắc (1958 – 1960)

Công cuộc khôi phục kinh tế thắng lợi đã tạo cơ sở thuận lợi cho sự nghiệpcách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vững bớc tiến lên Tháng 4 năm 1958, Hộinghị lần thứ mời bốn Ban Chấp hành Trung ơng Đảng bàn về kế hoạch 3 năm (1958– 1960) cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợthủ công, thành phần kinh tế t bản t doanh, ngời buôn bán nhỏ, đồng thời mở mangxây dựng cơ bản, tăng cờng lực lợng của thành phần kinh tế quốc doanh

Đảng chủ trơng tập trung sự lãnh đạo cải tạo toàn diện nền kinh tế xã hội, khâuchính là cải tạo nông nghiệp bằng cách hợp tác hóa toàn bộ nông nghiệp, thực hiệnhợp tác hóa trớc khi cơ giới hóa, từ hợp tác hóa trong nông nghiệp làm đòn bẩy thúc

đẩy và phát triển các ngành kinh tế khác

Mục đích cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa là để xác lập chế

độ công hữu về t hiệu sản xuất, dới hai hình thức chủ yếu: sở hữu nhà nớc (toàn dân)

và sở hữu tập thể, nhằm hình thành quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, cải thiện

và nâng cao đời sống nhân dân

Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong khi lấy cải tạo là trọng tâm, phải tiến hành

đồng thời với xây dựng cải tạo để xây dựng và xây dựng phải kết hợp với cải tạo, thúc

đẩy cải tạo nhanh chóng hoàn thành

Hớng phấn đấu đến năm 1960, nhân dân miền Bắc sẽ có đủ lơng thực, cớ thêmrau, thịt, cá, đờng; tự cung cấp phần lớn hàng tiêu dùng, chủ yếu là vấn đề ăn , mặc,học, đồ dùng gia đình; trình độ văn hóa và kỹ thuật đợc nâng dần; nạn thấp nghiệp dochế độ vũ để lại sẽ đợc giải quyết căn bản

Cụ thể hóa Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ơng Đảng lần thứ mời bốn, Đảng

ta đã có các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí th chỉ đạo thực hiện nhiệm vụcải xã hội chủ nghĩa toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, tạo nên phong tràosản xuất sôi nổi trên toàn miền Bắc Trong xu thế phát triển đó, tháng 4 năm 1959 Hộinghị Ban Chấp hành Trung ơng lần thứ mời sáu (khóa II) họp, tập trung bàn về vấn đềhợp tác hóa trong nông nghiệp và cải tạo xã hội chủ nghĩa với công thơng nghiệp tbản t doanh

Về hợp tác hóa nông nghiệp, hội nghị chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng lúc này làchuẩn bị mọi mặt về đờng lối, chính sách, t tởng, tổ chức, cán bộ và kế hoạch để pháttriển tổ đổi công, mở mang hợp tác xã nông nghiệp một cách tích cực, vững chắc tiếntới cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn Nguyên tắc chỉ đạo xây dựnghợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ Phơng châm tiến hành cải tạo

là tích cực, vững chắc, quy hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng

Về cải tạo đối với công thơng nghiệp t bản t doanh, Đảng đề ra chủ trơng cảitạo hòa bình, hai bên cùng có lợi, đi đôi với sắp dấp công ăn việc làm cho các nhà tbản và giai cấp t sản

Trang 6

Thực hiện chủ trơng của Đảng, phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa và pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh chóng trở thành cao trào trên toàn miền Bắc Cuộcvận động hợp tác hóa trong nông nghiệp thu nhiều thành tựu to lớn; tính đến cuối năm

1960, miền Bắc có hơn 85% hộ nông dân, với 68% diện tích ruộng đất vào hợp tác xãnông nghiệp Đối với cải tạo công thơng nghiệp t bản t doanh tính đến cuối năm 1960,miền Bắc có 783 hộ t sản công nghiệp (100%), 826 hộ t sản thơng nghiệp (97,1%) và

319 hộ t sản vận tải cơ giới (99%) đã đợc cải tạo Hàng vạn công nhân đợc giải phóngkhỏi ách bóc lột của giai cấp t sản Ngành thủ công nghiệp từng bớc đợc phục hội và

đi vào con đờng làm ăn tập thể thông qua các hình thức tổ chức hợp tác nh: hợp tác xãcung tiêu, hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp Tính đến cuối năm 1960, miền Bắc có87,9% số thợ thủ công tham gia cải tạo và đi vào làm ăn tập thể

Về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng tiến hành chỉ đạo chú trọng pháttriển thành phần kinh tế quốc doanh Tính đến năm 1960, miền Bắc có 56 nông trờngquốc doanh, với diện tích trên 10 vạn héc ta canh tác Công nghiệp sản xuất các t liệusản xuất đợc Đảng, Nhà nớc chú trọng đầu t phát triển, nhiều công trình lớn, nhỏ ra

đời Từ chỗ có 97 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh năm 1957, đến năm 1960 đã có

172 xí nghiệp do Trung ơng quản lý và trên 500 cơ sở do địa phơng quản lý Nhiềukhu công nghiệp tập trung ra đời nh Nhà máy gang thép Thái Nguyên, khu liên hiệpcông nghiệp Việt Trì Ngành công nghiệp tiêu dùng có sự phát triển đáng kể Năm

1959 tổng số hàng tiêu dùng đợc sản xuất trong nớc tăng 283,7% so với năm 1955,bảo đảm cung cấp đợc 90% hàng tiêu dùng cần thiết cho đời sống nhân dân Ngànhthơng nghiệp xã hội chủ nghĩa còn non trẻ cũng có sự phát triển vợt bậc Đến năm

1959, mậu dịch quốc doanh đã có 12 tổng công ty chuyên nghiệp, bao gồm 1.400 cửahàng, mạng lới hợp tác xã mua bán có ở hầu hết các địa phơng trong miền Bắc Sựnghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế luôn đợc Đảng, Nhà nớc quan tâm xây dựng.Tính đến cuối năm 1960, miền Bắc đã căn bản xóa nạn mù chữ ở miền xuôi chonhững ngời dới 50 tuổi Hệ thống giáo dục phổ thông đợc hoàn chỉnh và mở rộng, với

số học sinh tăng 80% so với năm 1957 Các trờng đại học và trung học chuyên nghiệpkhông ngừng mở rộng Đến năm 1960, miền Bắc có 9 trờng đại học, với 11,070 sinhviên (gấp 2 lần so với năm 1957) Hệ thống y tế hình thành căn bản trên khắp các địaphơng miền Bắc, bao gồm các bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế phục vụ nhân dân miễnphí

Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong những năm từ 1958 đến

1960 Đảng còn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, củng cố chínhquyền, xây dựng Nhà nớc và các đoàn thể quần chúng Các Nghị quyết Hội nghị BanChấp hành Trung ơng Đảng lần thứ mời bốn, lần thứ mời lăm đợc quán triệt toàn

Đảng, trong đó chú trọng khâu chỉnh đốn tổ chức, tăng cờng giáo dục lý luận Mác –Lênin, cải tạo t tởng, nhằm chống lại các quan điểm phản động, sai trái, làm cho

Đảng trong sạch vững mạnh cả về chính trị, t tởng và tổ chức Tháng 12 năm 1959,Quốc hội nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp mới Ngày 1 tháng 1năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố với toàn dân và thế giới bản Hiến phápxã hội chủ nghĩa đầu tiên của nớc ta Thông qua bầu cử dân chủ, Hội đồng Chính phủ,Hội đồng nhân dân các cấp đã đợc mở rộng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản

lý của Nhà nớc ngày càng phát huy hiệu quả Các tổ chức quần chúng nh Tổng liên

đoàn lao động Việt Nam, đoàn thanh niên lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữViệt Nam, Mặt trận dân tộc thống nhất đều đợc củng cố và hoạt động tích cực Quân

đội nhân dân Việt Nam nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân, trụ cột của chuyênchính vô sản đợc Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng từng b-

ớc, tiến lên chính quy hiện đại

Những thành tựu thu đợc trong sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triểnkinh tế, văn hóa ở miền Bắc (1958 – 1960), đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạocủa Đảng trong lãnh đạo và chỉ đạo toàn dân bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội, tiến dần từng bớc vững chắc, phù hợp với thực tiễn đất nớc và trình độnhận thức của nhân dân

3 Đảng lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1961 1965).

Trang 7

Sau khi hoàn thành cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa về quan hệ sảnxuất và thiết lập quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, miền Bắc chuyển sang thời

kỳ lấy xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời tiếp tụchoàn chỉnh cải tạo xã hội chủ nghĩa Theo tinh thần đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ III của Đảng đã vạch ra phơng hớng nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1961 – 1965)

Mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) là: Phấn đấu xây dựng bớc đầucơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bớc công nghiệp hóa xãhội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đa miền Bắctiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

Để thực hiện mục tiêu trên, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đề ra những nhiệm vụcơ bản là:

- Ra sức phát triển công nghiệp nặng và nông nghiệp, thực hiện một bớc u tiênphát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp một cách toàndiện, phát triển công nghiệp nhẹ, phát triển giao thông vận tải, tăng cờng thơngnghiệp quốc doanh và thơng nghiệp hợp tác xã, chuẩn bị cơ sở để tiến lên biến nớc tathành một nớc công nghiệp và nông nghiệp xã hội chủ nghĩa

- Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ côngnghiệp, thơng nghiệp nhỏ và công thơng nghiệp t bản t doanh, tăng cờng mối quan hệgiữa hữu toàn dân và sở hữu tập thể, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trongtoàn bộ nền kinh tế quốc dân

Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi d ỡng cán bộ, nhất là cán bộ xây dựng kinh tế và công nhân lành nghề, nâng cao nănglực quản lý kinh tế của cán bộ, công nhân và nhân dân la động, xúc tiến công tác khoahọc kỹ thuật, xúc tiến thâm dò tài nguyên thiên nhiên và tiến hành điều tra cơ bản,nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội chủ nghĩa

-Cải thiện thêm một bớc đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động,làm cho nhân dân ta đợc ăn no, mặc ấm, tăng thêm sức khỏe, có thêm nhà ở và đợchọc tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn

và thành thị

- Đi đôi với phát triển kinh tế, cần ra sức củng cố quốc phòng, tăng cờng trật tự

an ninh bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra một số chỉ tiêu chủ yếucủa kế hoạch 5 năm là: Giá trị tổng sản lợng công nghiệp và thủ công nghiệp tăng148% so với năm 1960, bình quân hàng năm tăng khoảng 20% Về nông nghiệp, giátrị tổng sản lợng dự tính tăng 10% Về xây dựng cơ bản, Nhà nớc sẽ đầu t 5,1 tỷ đồng,chiếm 48% ngân sách Thu nhập thực tế bình quân đầu ngời đến năm 1965 tăngkhoảng 30% so với năm 1960

Triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 – 1965), Đảng ta đã liên tiếp họpcác Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ơng nhằm giải quyết các vấn đề hệ trọng

về phát triển kinh tế – xã hội, từng bớc cụ thể hóa đờng lối của Đại hội III: Hội nghịlần thứ năm Ban Chấp hành Trung ơng Đảng khóa III (7-1961) chủ trơng đẩy mạnhphát triển nông nghiệp toàn diện, giải quyết vấn đề lơng thực lúa nớc, coi trọng câycông nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ơng

Đảng (khóa III) (6-1962), bàn về phát triển công nghiệp Hội nghị lần thứ mời BanChấp hành Trung ơng Đảng (12-1964), bàn về công tác thơng nghiệp và giá cả Quacác hội nghị nói trên, Đảng ta đã nghiên cứu phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa bacuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng t t-ởng và văn hóa, cùng nhiều vấn đề quan trọng khác nh: tích lũy vốn ban đầu, mốiquan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng, giữacông nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa côngnghiệp Trung ơng và công nghiệp địa phơng

Hởng ứng chủ trơng của Đảng, toàn thể nhân dân miền Bắc đã dấy lên phongtrào thi đua sôi nổi, tiến công vào nghèo nàn lạc hậu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của

kế hoạch 5 năm

Về nông nghiệp: Nổi lên phong trào thi đua học tập và tiến kịp hợp tác xã nôngnghiệp Đại Phong, tiến hành cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ

Trang 8

thuật Nhiều công trình thủy lợi đợc xây dựng Các nông trờng quốc doanh, trạm trạicây trồng và chăn nuôi đợc đầu t xây dựng Tỷ lệ sử dụng cơ khí trong nông nghiệptăng nhanh (số máy kéo năm 1965 tăng hơn 3,3 lần so với năm 1960) Những biệnpháp trên đã làm cho năng suất lúa tăng lên đáng kể Đến cuối năm 1965, có 7 huyện

và 640 hợp tác xã đạt hoặc vợt năng suất 5 tấn thóc trên 1 héc ta Tính đến đầu năm

1965, có 90,1% tổng số hộ nông dân vào hợp tác xã (trong đó có 60,1% hợp tác xãbậc cao)

Về công nghiệp: Nổi lên phong trào thi đua “Học tập Duyên Hải”, “thiđua vớiDuyên Hải” Nhà nớc đầu t đến 48% vốn xây dựng cơ bản của nền kinh tế quốc dân,trong đó đầu t vào công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng lớn nhất Kết hợp phát huy nộilực với tranh thủ sự giúp đỡ của các nớc xã hội chủ nghĩa anh em, đứng đầu là LiênXô, Trung Quốc, miền Bắc đã xây dựng đợc nhiều cơ sở công nghiệp Đến năm 1965,miền Bắc đã có 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, trong đó có 205 xí nghiệpTrung ơng, 927 xí nghiệp địa phơng Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93,1%trong tổng số giá trị sản lợng công nghiệp toàn miền Bắc Tiêu biểu về công nghiệpnặng có Khu gang thép Thái Nguyên, Nhà máy điện Uông Bí, Nhà máy thủy điệnThác Bà, phân đạm Bắc Giang, Supe phốt phát Lâm Thao

Công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp phát triển với gần 2.000 hợp tác xã, giảiquyết đợc 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân

Thơng nghiệp quốc doanh đã chiếm lĩnh đợc thị trờng, củng cố quan hệ sảnxuất mới xã hội chủ nghĩa Năm 1965, thơng nghiệp quốc doanh đã bán lẻ đợc khối l-ợng hàng hóa tăng 84,3% so với năm 1960 Đến năm 1965, chúng ta đã mở rộng buônbán trao đổi với 35 nớc trên thế giới

Về giao thông vận tải đã có nhiều tuyến đờng sắt, đờng bộ, đờng thủy, cầucống, đê điều đợc xây dựng mới và cải tạo nâng cấp, phục vụ đắc lực cho sản xuất vàhoạt động quốc phòng

Văn hóa, giáo dục, y tế có bớc phát triển nhảy vọt Năm học 1960 – 1961 có7.066 trờng với 1.899.000 học sinh, đến năm học 1964 – 1965 tăng lên 10.294 trờngvới 2.676.000 học sinh Giáo dục đại học phát triển nhanh Năm học 1960 – 1961 có

10 trờng với 1.200 giáo viên và 16.000 sinh viên, đến năm 1965 – 1966 tăng lên 21trờng với 3.590 giáo viên và 34.208 sinh viên Hệ thống giáo dục trung học, đến năm

1965 có 15 trờng với 60.018 học sinh Ngành y tế đợc mở rộng với 70% số lợng cóbệnh viện, 90% số xã đồng bằng và 78% số xã miền núi có trạm y tế Số bác sỹ từ 409ngời (năm 1960) tăng lên 1.525 ngời (năm 1965)

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nớc, xây dựng quân đội, xâydựng con ngời mới, nền văn hóa mới không ngừng phát triển và phát huy hiệu quảphục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho chiến tr ờngmiền Nam

Kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) đang thực hiện có kết quả thì ngày 5 tháng 8năm 1964, đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom, bắn phá miền Bắc Đến ngày 7 tháng

2 năm 1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hảiquân trên toàn miền Bắc Việt Nam Nh vậy, kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) mới thựchiện đợc 4 năm phải tạm dừng, chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế – xã hộithời chiến Nhng đánh giá toàn diện kế hoạch đã căn bản hoàn thành và có tác dụng tolớn đối với cách mạng cả nớc, ngày càng tỏ rõ tính u việt của chế độ mới xã hội chủnghĩa

4 Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm

1965 1975)

a Chủ trơng và sự chỉ đạo của Đảng chuyển hớng xây dựng miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ nhất từ 1965 đến 1968.

Tính đến năm 1965, miền Bắc đã có 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong

điều kiện có hòa bình, thu đợc nhiều thành tựu to lớn ở miền Nam, nhân dân ta đã

đánh bại chiến lợc “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ Thắng lợi đó làm cho đếquốc Mỹ nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của miền Bắc xã hội chủ nghĩa Vì thế

từ tháng 2 năm 1965 trở đi, một mặt Mỹ ồ ạt đa quân viễn chinh vào miền Nam thựchiện chiến lợc “chiến tranh cục bộ”, mặt khác, chúng dùng không quân và hải quân

Trang 9

đánh phá miền Bắc hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với cách mạng miềnNam.

Đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng cả nớc, Ban Chấp hành Trung ơng Đảng

đã liên tiếp mở hai Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ơng, Hội nghị lần thứ mờimột (3-1965), lần thứ mời hai (12-1965), xác định quyết tâm chiến lợc đánh Mỹ vàthắng Mỹ cho nhân dân cả nớc Đối với miền Bắc, Đảng chủ trơng phải đánh bạichiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội lànhiệm vụ hàng đầu; động viên sức ngời, sức của đến mức cao nhất để chi viện chocách mạng miền Nam, làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào và cách mạngCampuchia

Về nghiệm vụ của quân và dân miền Bắc, hội nghị xác định là:

- Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phơng lớn, vững chắc của cách mạng miềnNam, đồng thời bảo đảm đời sống cho nhân dân và đáp ứng nhu cầu hậu cần tại chỗ

- Đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ

Tăng viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và cho cách mạng Lào, cách mạngCampuchia, chuyển hớng xây dựng kinh tế sang thời chiến, chuyển hớng về t tởng và

tổ chức, tăng cờng lực lợng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới là nhiệm vụcấp bách của ta ở miền Bắc

Về kinh tế, mục tiêu của chuyển hớng nhằm làm cho việc xây dựng và pháttriển kinh tế phù hợp với tình hình địch tăng cờng chiến tranh phá hoại miềm Bắc, bảo

đảm yêu cầu chiến đấu, sẵn sàng chiến đấuvà tăng cờng lực lợng cho miền Nam, đồngthời vẵn bảo đảm thực hiện phơng hớng lâu dài của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội

- Về quốc phòng, tăng thêm bộ đội thờng trực, gọi nhập ngũ một số cán bộ vàquân nhân phục viên, chuyển ngành, tuyển thêm thanh niên vào bộ đội, chuyểnngành, tuyển thêm thanh niên vào bộ đội, tăng thời hạn nghĩa vụ quân sự, tăng thêm

số ngời phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, phát triển và củng cố dân quân Phát độngphong trào toàn dân bắn máy bay địch Tranh thủ sự giúp đỡ vũ khí và phơng tiệnchiến tranh của các nớc anh em

- Về t tởng, tổ chức, phải làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ âm mu của địch,thấy rõ miền Bắc đang ở trong thời chiến Điều chỉnh cán bộ, công nhân, viên chứcgiữa các ngành và các địa phơng cho phù hợp với chuyển hớng kinh tế và tăng cờnglực lợng quốc phòng cải tiến bộ máy, sửa đổi lề lối làm việc ở tất cả các cấp phù hợpvới thời chiến

Thực hiện chủ trơng của Đảng, trên lĩnh vực chiến đấu bảo vệ miền Bắc, quân

và dân ta đã nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc Trong 4 năm (từ

5-8-1964 đến 1-11-1968), nhân dân và các lực lợng vũ trang miền Bắc đã bắn rơi 3234máy bay, diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái Mỹ Bắn chìm và bắn cháy 143 tàuchiến và tàu biệt kích của Mỹ Do bị thất bại nặng nề ở hai miền Nam – Bắc, đế quốc

Mỹ buộc phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc kể từ ngày 31 tháng 3 năm 1968

và ngừng hoàn toàn ném bom trên miềm Bắc từ ngày 1 tháng 11 năm 1968

Trong khu u tiên cho nhiệm vụ chiến đấu nhân dân miền Bắc thực hiện chủ

tr-ơng của Đảng và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên cờng bám trụ tiếp tục

đẩy mạnh sản xuất, với tinh thần " Mỗi ngời làm việc bằng hai", "làm ngày không đủtranh thủ làm đêm" Trong nông nghiệp vẫn duy trì đợc nhịp độ sản xuất liên tục theothời vụ, ngày càng có nhiều hợp tác xã, nhiều địa phơng đạt đợc "3 mục tiêu" Từ 7huyện đạt năng suất 5 tấn thóc trên 1 héc ta trong 2 vụ năm 1965, đã tăng lên 14huyện vào năm 1966 và 30 huyện vào năm 1967 Trong công nghiệp, tuy bị máybay địch đánh phá nặng nề nhng công nhân vẫn ngày đêm bám máy duy trì sản xuất,vì thế năng lực sản xuất ở một số ngành đợc giữ vững Các cơ sở công nghiệp lớn đãkịp thời sơ tán và sớm ổn định đi vào sản xuất, bảo đảm những nhu cầu thiết yếu củaquốc phòng và đời sống nhân dân Trên lĩnh vực thơng nghiệp, tài chính, giao thôngvận tải, văn hóa, giáo dục, y tế vẫn duy trì hoạt động và đạt hiệu quả cao Trong đó,phải kể đến những cố gắng to lớn của ngành giao thông vận tải Hệ thống giao thông

đờng bộ và đờng thủy, vận tải Bắc – Nam ngày đêm hoạt động liên tục, đạt hiệu suấtvận tải cao Bất chấp sự đánh phá ác liệt của giặc Mỹ, trong 4 năm (1965 – 1968) hai

Trang 10

tuyến đờng vận tải thủy, bộ mang tên đờng mòn Hồ Chí Minh đã đa vào miền Namhơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, cùng với hàngchục vạn tấn vũ khí, đạn dợc, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lơng thực, thực phẩm,thuốc men và nhiều hàng hóa khác.

Với việc chỉ đạo kiên quyết toàn dân, toàn quân đánh thắng chiến tranh pháhoại của đế quốc Mỹ, đồng thời chỉ đạo chuyển hớng xây dựng kinh tế miền Bắctrong hoàn cảnh chiến tranh, đã chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng không ngừng tr-ởng thành Do đó, sức mạnh của hậu phơng miền Bắc xã hội chủ nghĩa ngày càng đợctăng cờng và chi viện có hiệu quả cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổquốc

b Đảng lãnh đạo xây dựng miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ từ năm 1969 đến năm 1973.

Từ khi Giônxơn buộc phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bombắn phá miền Bắc (1-11-1968), song miền Bắc vẫn nằm trong hoàn cảnh cả nớc cònchiến tranh ác liệt, hòa bình chỉ là tơng đối, vì đế quốc Mỹ vẫn ngang nhiên vi phạmlệnh ngừng bắn Chúng lén lút đột nhập và cho máy bay, tàu chiến bắn phá vùng giápgianh Vĩ tuyến 17 thuộc khu vực Vĩnh Linh và các tỉnh Quảng Bình, Hà Tính, Nghệ

An

Trớc tình hình đó, chủ trơng của Đảng đề ra là tranh thủ thời gian ngừng bắn đểkhôi phục kinh tế và chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội lâu dài; tậptrung sức chi viện cho miền Nam; đề cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, sẵn sàngchống lại hành động liều lĩnh gây chiến tranh trở lại miền Bắc của đế quốc Mỹ, bảo

đảm đời sống của nhân dân lao động Đó là các nhiệm vụ xuyên suốt trong nhữngnăm hòa bình ngắn ngủi ở miền Bắc (1969 – 1972)

Trong khi lãnh đạo nhân dân tranh thủ khôi phục phát triển kinh tế, Đảng tiếptục cụ thể hóa và bổ sung đờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Hội nghịBan Chấp hành Trung ơng Đảng lần thứ mời chín (3-1971), đánh giá cục diện cuộckháng chiến, đề ra phơng hớng và giải pháp tiếp tục đa cuộc kháng chiến tiến lên

Đồng thời, hội nghị bàn về phát triển kinh tế miền Bắc, mà nhiệm vụ trọng tâm làphát triển nông nghiệp, xác định bớc đi ban đầu và chỉ rõ nhiệm vụ, mục tiêu của bớc

đi ban đầu trong phát triển kinh tế xã hội miền Bắc Hội nghị Ban Chấp hành Trung

-ơng Đảng lần thứ hai mơi khóa III bàn về cải tiến công tác quản lý kinh tế xã hội ởmiền Bắc Sự bổ sung đờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa đã đem lại hiệu quả tolớn, cổ vũ nhân dân ta hăng hái lao động sản xuất, vợt qua mọi khó khăn, phấn đấuhoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nớc đề ra

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nớc của nhân dân ta ở miền Nam và sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềm Bắc có bớc phát triển mới, ngày 2 tháng 9năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Hởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hànhTrung ơng Đảng, học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dânmiền Bắc biến đau thơng thành sức mạnh, hăng hái lao động sản xuất, kiên trì đẩymạnh kháng chiến Nhờ đó sản lợng lơng thực 1970 đạt gần 5,3 triệu tấn, tăng 50 vạntấn so với năm 1969 và xấp xỉ bằng 1965 (thời điểm trớc chiến tranh) Trong côngnghiệp, sản xuất có chuyển biến tốt, giá trị sản lợng năm 1970 xấp xỉ năm 1965, năm

1971 tăng 14% so với năm 1970 Hệ thống giao thông vận tải thông suốt trên cáctuyến Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế đợc đẩy mạnh, đời sống nhân dân dần dần đivào ổn định Công tác xây dựng Đảng đợc chú trọng, thông qua cuộc vận động kếtnạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh đợc tiến hành trong 1 năm (từ 19-5-1970 đến 19-5-1971), đã kết nạp mới gần 4 vạn đảng viên, góp phần tăng cờng sức chiến đấu của

Đảng Sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội đợc tăng cờng

Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lợc của quân và dân miền Nam trong Xuân– Hè 1970 và 1971, đặc biệt là thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lợc năm 1972,

đã làm cho chiến lợc "Việt Nam hóa chiến tranh" của Nichxơn đứng trớc nguy cơ phásản hoàn toàn Để cứu vãn tình thế, chính quyền Nichxơn huy động lực lợng lớnkhông quân và hải quân ồ ạt đánh phá cả hai miền Nam – Bắc

Mục tiêu của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ vào miềnBắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngăn chặn nguồn tiếp cận

Trang 11

của miền Bắc cho miền Nam, làm giảm ý chí chiến đấu của nhân dân ta, cứu nguycho Mỹ – ngụy trên chiến trờng miền Nam, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán tại Pari.

Thực hiện mục tiêu trên, ngày 6 tháng 4 năm 1972, đế quốc Mỹ cho khôngquân và hải quân trở lại đánh phá cùng Khu IV (cũ) Ngày 16 tháng 4 năm 1972,Nichxơn tuyên bố chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại lần thứ hai với miền Bắc,

đe dọa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta

Trớc tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ơng Đảng triệu tập cuộchọp khẩn cấp (1-6-1972), xác định quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc trong mọitình huống, tiếp tục chuyển hớng xây dựng kinh tế, đẩy mạnh sản xuất và chiến đấuphù hợp với thời chiến

Thực hiện chủ trơng của Đảng, nhân dân miền Bắc nhanh chóng chuyển mọihoạt động sang thời chiến, chủ động sơ tán các cơ sở công nghiệp, trờng học, dân c Duy trì sản xuất nông nghiệp nhằm bảo đảm lơng thực cho nhân dân và các lực lợng

vũ trang Trên lĩnh vực công nghiệp, Đảng chỉ đạo phát triển công nghiệp địa phơng,công nghiệp quốc phòng, đình hoãn những công trình lớn và tiến hành sơ tán an toàn.Duy trì mạch máu giao thông vận tải, đặc biệt là hoạt động của tuyến đờng Hồ ChíMinh bảo đảm thông suốt Cùng với chuyển hớng xây dựng kinh tế, Đảng quan tâm

đến công tác t tởng, xây dựng quyết tâm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đánhthắng giặc Mỹ xâm lợc, tiến hành kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nớc trong điều hànhsản xuất và chiến đấu phù hợp với thời chiến

Trong lĩnh vực chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, quân và dân ta đãgiáng trả đích đáng các hoạt động leo thang chiến tranh của Mỹ Trong cuộc chiến

đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 (từ 6-4-1972 đến 15-1-1973) miền Bắc đãbắn rơi 735 máy bay Mỹ, trong đó có 61 máy bay B52, 10 máy bay F111, bắn hỏng

125 tàu chiến và bắt hàng trăm giặc lái Mỹ Chiến thắng của nhân dân ta trên cả haimiền Nam – Bắc, đặc biệt là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" diễn ra trênbầu trời Hà Nội, Hải Phòng vào những ngày cuối tháng 12 năm 1972, đã buộc Mỹphải ký vào Hiệp định Pari (27-1-1973) rút quân Mỹ về nớc, chấm dứt chiến tranh, lậplại hòa bình ở Việt Nam

c Đảng lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh

tế ở miền Bắc, ra sức chi viện cho miền Nam (1973 1975).

Sau Hiệp định Pa ri (1-1973), nhân dân miền Bắc đợc sống trong hòa bình.Song bên cạnh đó còn tồn tại bao khó khăn chồng chất do hậu quả của chiến tranhphá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ gây ra trong hai lần đánh phá,kéo dài hơn 5 năm Chiến tranh đã phá hủy nặng nề những thành quả lao động mànhân dân miền Bắc đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiếnlên sản xuất lớn bị chậm lại, làm đảo lộn nền nếo quản lý kinh tế Hầu hết các cơ sởcông nghiệp quan trọng, giao thông vận tải, kho tàng, bến cảng hệ thống thủy lợi,bệnh viện, trờng học trên miền Bắc đều bị bom đạn Mỹ phá hoại Đời sống nhân dânmiền Bắc gặp nhiều khó khăn

Để kịp thời giải quyết khó khăn, tiếp tục đa cách mạng xã hội chủ nghĩa pháttriển tiến lên Hội nghị Ban Chấp hành Trung ơng Đảng lần thứ hai mơi (12-1973),họp bàn về khôi phục phát triển kinh tế ở miền Bắc Hội nghị xác định những nhiệm

vụ của miền Bắc trong giai đoạn mới là: Nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đánh bại âm

mu của đế quốc Mỹ và tay sai; ra sức làm tròn nghĩa vụ hậu phơng lớn đối với tiềntuyến miền Nam; làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào và Campuchia

Hội nghị thông qua kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc trong hainăm (1973 – 1974), nhằm đa mức sản xuất lên bằng hoặc cao hơn mức đã đạt đợcnăm 1965 Trong đó chú trọng khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp, đẩy mạnh khôi khục hệ thống giáo dục, y tế, cải thiện đời sống nhân dân,nhanh chóng tăng cờng thực lực cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, làm chỗ dựavững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai mơi của Ban Chấp hành Trung ơng

Đảng, nhân dân miền Bắc hăng hái lao động sản xuất, nhanh chóng ổn định tình hìnhkinh tế, xã hội Sau hai năm (1973 – 1974), về cơ bản miền Bắc đã khôi phục xongcác cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, giao thông vận tải, công trình văn hóa, giáodục, y tế Nền kinh tế quốc dân bắt đầu có bớc phát triển tốt Tổng sản phẩm xã hội

Trang 12

năm 1973 cao hơn năm 1965, năm 1974 cao hơn năm 1973 là 12,4% Sản lợng lúanăm 1973, 1974 đạt hơn 5 triệu tấn Giá trị tổng sản lợng công nghiệp và thủ côngnghiệp năm 1974 tăng 15% so với năm 1973 Tổng khối lợng hàng vận chuyển năm

1974 tăng 30% so với năm 1973 và tăng 60% so với năm 1964

Cùng với quá trình lao động khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất,nhân dân miền Bắc đã tích cực chi viện sức ngời, sức của cho cách mạng miền Nam,chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nôi dậy (1974 – 1975) Trong hai năm (1973 –1974) nhân dân miền Bắc đã đa vào miền Nam gần 20 vạn bộ đội; hàng vạn thanhniên xung phong, cán bộ chuyên môn kỹ thuật Đặc biệt trong 2 tháng đầu năm 1975,

do yêu cầu của cuộc tổng tiến công chiến lợc, miền Bắc gấp rút đa vào miền Nam57.000 bộ đội Về vật chất, kỹ thuật, từ đầu mùa khô 1973 – 1974 đến đầu mùa khô

1974 – 1975, miền Bắc đã đa vào chiến trờng miền Nam hơn 26 vạn tấn hàng hóa,gồm vũ khí, đạn dợc, xăng dầu quân trang, quân dụng và nhiều nhu yếu phẩm khác

So với năm 1972, số hàng chi viện trên gấp 9 lần, riêng dầu gấp 27 lần

Trong những năm 1973 đến đầu năm 1975, nhân dân miền Bắc đạt đợc nhiềuthành tựu to lớn, trong đó có nhiều mặt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo điều kiệnthuận lợi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc vững vàng đi lên, đồng thời lànhân tố quyết định tới sự nghiệp giải phóng miền Nam vào Xuân 1975

III Thành tựu, khuyết điểm và kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1975) 1975)

1 Thành tựu, khuyết điểm và nguyên nhân.

a Thành tựu

Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1954 đến năm 1975, trong hoàncảnh vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh; với bao khó khăn chồng chất, nhng dới sựlãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc đã giành đợc nhiều thành tựu to lớn: Chế độxã hội mới – xã hội chủ nghĩa từng bớc đợc xây dựng; quan hệ sản xuất xã hội chủnghĩa từng bớc đợc hình thành; một số cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đ-

ợc xây dựng, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã đợc phát huy tác dụng trên nhiều mặt

Một là, mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhng sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở miền Bắc vẫn duy trì và có mặt phát triển đáng kể Đến năm 1975trong khu vực sản xuất vật chất có 99,7% tài sản cố định thuộc về kinh tế xã hội chủnghĩa, tăng 5,1 lần so với năm 1955 Trong công nghiệp đã có những cơ sở đầu tiêncủa các ngành công nghiệp nặng quan trọng nh: điện, than, cơ khí, hóa chất, luyệnkim Đặc biệt là công nghiệp địa phơng, một loại hình công nghiệp phù hợp với điềukiện chiến tranh đã đợc Đảng, Nhà nớc quan tâm xây dựng vừa bảo đảm nhu cầu pháttriển kinh tế, vừa bảo đảm cung ứng cho quốc phòng, quân đội phục vụ chiến đấu.Trong nông nghiệp, nhiều công trình thủy lợi đợc xây dựng, cách mạng khoa học, kỹthuật phát huy mạnh mẽ, sản xuất lơng thực – thực phẩm đủ cung ứng cho nhân dân

và bộ đội Điều đáng tự hào hơn nữa, trong chiến tranh ác liệt vẫn có một số tỉnh,huyện và hàng ngàn hợp tác xã nông nghiệp đạt năng suất từ 5 tấn đến 10 tấn thóctrên một héc ta trong năm Đồng thời, nông thôn miền Bắc hàng năm đóng góp sứcngời, sức của chi viện cho miền Nam theo tinh thần "thóc không thiếu một câm, quânkhông thiếu một ngời" Trên lĩnh vực giao thông vận tải, một mặt trận nóng bỏngnhất, địch đã dùng tới 60% tổng số bom đạn đánh vào hệ thống giao thông của miềnBắc Vợt qua khó khăn, gian khổ, nhân dân miền Bắc đã hăng hái lao động xây dựngphát triển nhiều hệ thống đờng giao thông quan trọng Đã hình thành mạng lới đờnggiao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã; sáng tạo ra nhiều loại cầu, phà đáp ứng yêucầu của thời chiến Đặc biệt ta đã xây dựng thành công tuyến đờng 559 và đờng ốngdẫn dầu từ Bắc vào Nan Nhờ vậy, mạch máu giao thông luôn bảo đảm thông suốt, nốiliền miền Bắc và 3 nớc trên bán đảo Đông Dơng

Sự nghiệp văn hóa, giáo dục phát triển không ngừng, trình độ văn hóa chungcủa xã hội đợc nâng lên đáng kể Tính đến đầu năm 1975, cứ 3 ngời có một ngời đihọc Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế – xã hội có trình độ

đại học, trên đại học, trung học chuyên nghiệp hơn 43 vạn ngời, tăng 19 lần so vớinăm 1960 Mạng lới y tế đợc mở rộng, số bác sỹ, y sỹ tăng 13,4 lần so với năm 1960,thực hiện miễn phí việc chữa bệnh cho nhân dân

Trang 13

Sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lợng vũ trang nhân dânkhông ngừng phát triển và phát huy tác dụng to lớn trong chiến tranh Trật tự kỷ cơngxã hội đợc giữ vững, ngời với ngời sống có nghĩa có tình, đoàn kết thơng yêu nhau,tấm lòng hậu phơng và tiền tuyến, tinh thần dám xả thân vì Tổ quốc trở thành truyềnthống tốt đẹp của nhân dân miền Bắc

Hai là, miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc

Mỹ, bảo vệ miền Bắc, làm tròn nhiệm vụ của hậu phơng đối với tiền tuyến lớn miềnNam

Với tinh thần" không có gì quý hơn độc lập tự do", quân và dân miền Bắc vừasản xuất, vừa chiến đấu đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân

và hải quân của đế quốc Mỹ, bắn rơi 4.181 máy bay các loại, trong đó có 68 máy bayB52, 13 máy bay F111, diệt và bắt sống hàng ngàn giặc lái, bắn chìm, bắn cháy 271tàu chiến của Mỹ, đã buộc đế quốc Mỹ phải cam kết chấp nhận rút quân Mỹ về nớc,thừa nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nớc ta, ngừng ném bom miền Bắc,tạo điều kiện cho nhân dân miền Nam vùng lên đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn

Cùng với chiến đấu bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội, nhân dân miền Bắc cònlàm tròn nhiệm vụ của hậu phơng lớn đối với cách mạng miền Nam và cách mạngLào, cách mạng Campuchia Đúng nh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng(12-1976) đã đánh giá: Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nớc và giữ nớc với toàn

bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụvăn cứ địa cách mạng của cả nớc, xứng đáng là pháođài vô địch của chủ nghĩa xã hội.Nhân dân miền Bắc đã lần lợt tiễn đa hàng chục vạn con em của mình vào Nam, sangLào, Campuchia đánh giặc Hàng triệu tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, hàng hóa, nhuyếu phẩm đợc chuyển vào các chiến trờng phía Nam Khối lợng vận chuyển hàng hóachi viện cho tiền tuyến miền Nam ngày một tăng cao, đến năm 1975 đã vận chuyển đ-

ợc 1.400.000 tấn hàng hóa, vũ khí và 5.500.000 tấn dầu vào chiến trờng miền Nam,trong đó chuyên chở hàng hóa cho cách mạng Lào, Campuchia hơn 583.000 tấn hànghóa các loại Năm 1974 vận chuyển số lợng hàng gấp 22 lần năm 1960 Mùa Xuânnăm 1975, vận chuyển đợc 413.450 tấn gấp đôi năm 1974 Từ 1960 đến đầu 1975

Đoàn 559 đã đa đón hơn hai triệu cán bộ, chiến sỹ, nhân viên kỹ thuật vào ra trêntuyến đờng Trờng Sơn

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, công cuộc xây dựng chủ yếu xã hội ở miềnBắc vẫn còn một số khuyết điểm yếu kém

b Khuyết điểm

Đờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra về cơ bản là đúng đắnsáng tạo, tuy nhiên, trong chỉ đạo thực tiễn cha kịp thời và vận dụng cha thật tốt vàocác kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; vào phơng hớng nhiệm vụ và bớc đicủa từng ngành, địa phơng Những vấn đề có tính quy luật của quá trình tiến từ sảnxuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa cha đợc nhận thức sâu sắc Do cha hiểu rõ

sự gắn bó giữa cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển lực lợng sản xuất trong điều kiện

đa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cho nên đã chậm đề ra hớng đi lêncủa hợp tác xã nông nghiệp, thậm chí có lúc đề ra mục tiêu quá cao không tính đến sựphát triển tơng ứng của lực lợng sản xuất Quan điểm công nghiệp hóa xã hội chủnghĩa cha đợc thấu suốt và cụ thể hóa, đầu t phát triển tràn lan, cha phục vụ tốt chonông nghiệp và công nghiệp nhẹ Mối quan hệ giữa kinh tế trung ơng và kinh tế địaphơng cha đợc giải quyết đúng đắn, kinh tế địa phơng cha đợc chú ý đúng mức Hệthống quản lý, tổ chức sản xuất cha phát huy đầy đủ vai trò của ngành, cha kết hợp

đúng đắn quản lý theo ngành với quản lý theo địa phơng và vùng lãnh thổ Công tác

kế hoạch hóa làm cha tốt, trong quản lý kinh tế còn mang nặng lối quản lý quan liêu,hành chính, xem nhẹ đến hiệu quả và chất lợng Trên các vấn đề lu thông, phân phối,tài chính, ngân hàng, giá cả, tiền lơng còn có những nhận thức không đúng đã làmcản trở việc đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân

c Nguyên nhân khuyết điểm

Nguyên nhân khách quan: Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội trong tình trạng

nền kinh tế vốn là sản xuất nhỏ, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề MiềnBắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy đã hơn hai mơi năm, song thời gianthực sự bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có bảy năm, thời gian còn lại chủ

Trang 14

yếu phải dồn sức lực, của cải để đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và đặtlên hàng đầu nhiệm vụ đánh giặc, cứu nớc ở miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thực hiệnnghĩa vụ quốc tế Hơn nữa, chiến tranh đã phá hủy hầu hết những thành quả lao độngcủa chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để xây dựng nền, làmchậm tiến độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm đảo lộn nền nếp quản lý kinh tế.

Nguyên nhân chủ quan: Do bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện kém hiệu lực.

Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nớc và nhân dân ở từng cấp, từng đơn vị cha xác định rõ.Mỗi bộ phận, mỗi tổ chức trong hệ thống chuyên chính vô sản cha làm tốt chức năngcủa mình Pháp chế xã hội chủ nghĩa còn nhiều thiếu sót Công tác xây dựng Đảng,công tác cán bộ, công tác t tởng cha gắn chặt với phát triển kinh tế Phơng pháp lãnh

đạo và công tác của Đảng ít đợc cải tiến Công tác t tởng thiếu sắc bén, công tác đoànthể quần chúng cha thật sát với sản xuất và đời sống

Nhìn chung, những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc do Đảng lãnh đạo vẫn là cơ bản Miền Bắc đã hình thành rõ nét mô hình xã hộimới – xã hội chủ nghĩa với đầy đủ tính u việt, bản chất tốt đẹp, đợc nhân dân thừanhận và tin tởng Những thành tựu đó đặt trong hoàn cảnh miền Bắc phải đơng đầuvới hàng triệu tấn bom đạn của đế quốc Mỹ, đồng thời cùng một lúc vừa xây dựngchủ nghĩa xã hội, vừa chi viện sức ngời, sức của cho đồng bào miền Nam đánh giặc,vừa gánh vác nghĩa vụ quốc tế giúp cách mạng Lào, Campuchia thì những thành tựu

đã đạt đợc thật sự là những kỳ tích Mặt khác, thử thách của chiến tranh càng làmsáng ngời giá trị nhân đạo, nhân văn cao cả của chủ nghĩa xã hội do nhân dân ta dàycông xây dựng nên Đó chính là nguồn sức mạnh vô tận để bảo đảm cho miền Bắcphát huy vai trò quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nớc trong suốt

21 năm trờng kỳ lao động sản xuất và chiến đấu

2 Kinh nghiệm của quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa

ở miền Bắc.

Một là, xác định mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề có ý

nghĩa quyết định toàn bộ quá trình phát triển của cách mãng ã hội chủ nghĩa

Lý luận Mác – Lênin đã chỉ rõ: Cách mạng vô sản là một úa trình phát triểnliên tục không ngừng qua nhiều giai đoạn khác nhau trong phạm vi một nớc cũng nhtrên phạm vi toàn thế giới Sự kết thúc của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng

là sự mở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tuy hai cuộc cách mạng ấy khác nhau

về mục đích, tính chất, nhiệm vụ nhng đầu nằm trong một quá trình phát triển khôngngừng của cách mạng vô sản Trong thời đại mới, sự chuyển biến cách mạng do giaicấp vô sản lãnh đạo tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua thời kỳ phát triển t bản chủnghĩa là xu hớng tất yếu để củng cố và phát huy thành quả cách mạng dân tộc dânchủ, Mặt khác, các nhà kinh điển Mác – Lênin cũng chỉ rõ, để thực hiện thành công

sự chuyển biến cách mạng vĩ đại ấy, điều có ý nghĩa quyết định là đội tiên phong củagiai cấp vô sản phải xác định đúgn cơng lĩnh, đờng lối, bao gồm hệ thống các mụctiêu, nhiệm vụ, phơng pháp cách mạng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mỗi nớc

Theo ý nghĩa đó, sau khi miền Bắc đợc giải phóng, Đảng ta đã sớm đợc xác

định phơng hớng và quyết tâm đa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội, không kinh qua giai

đoạn phát triển chế độ t bản chủ nghĩa Đó là hớng đi đúng đắn, sáng tạo phù hợp vớithực tiễn miền Bắc đã căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân;quyền lãnh đạo của Đảng với cách mạng cả nớc không ngừng đợc tăng cờng; hệ thốngchuyên chính vô sản đợc thiết lập và từng bớc phát huy hiệu quả vững chắc; hệ thốngxã hội chủ nghĩa thế giới tăng cờng chi viện và tích cực giúp đỡ chúng ta nhanh chóngbắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong các chủ trơng lớn cũng nh quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện, Đảng luônquán triệt nguyên tắc chiến lợc không thay đổi là đa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xãhội, kiên trì phấn đấu thực hiện các mục tiêu cơ bản: Xây dựng đời sống ấm no, hạnhphúc cho nhân dân; Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm cơ sở vững mạnh chocuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nớc nhà; góp phần tăng cờng phe xã hộichủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam á và thế giới

Qua thực tiễn lãnh đạo cách mạng, kết hợp vừa học vừa làm, dần dần Đảng ta

đã định hình căn bản đờng lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phù hợp vớithực tiễn đất nớc và con ngời Việt Nam, thể hiện rõ nét ở Nghị quyết Đại hội lần thứ

Trang 15

III của Đảng (1960) Do xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩaxã hội ở miền Bắc mà Đảng ta đã huy động đợc tối đa sức mạnh dân tộc kết hợp vớisức mạnh thời đại để tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo ra đợc nhữngcơ sở chính trị – xã hội to lớn cho sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa ởmiền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong khu chú ý hoạch định các chủ trơng chính sách lớn, Đảngchậm đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc Nhận thức của cán bộ, đảng viên nói chung cha chuyển kịp trớc tình hình mới,

do đó lúc đầu chúng ta gặp nhiều khó khăn Nhng điều quan trọng hơn cả, do Đảngsớm xác định phơng pháp, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắcnên đã có tác dụng to lớn đến xây dựng ý chí quyết tâm cho toàn Đảng, toàn dân, toànquân vững tin vào con đờng cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là cơ sở đánh bạimọi luận điệu sai trái hòng phủ nhận tiến trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớcta

Hai là, phải có sự chỉ đạo chiến lợc đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ xây

dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh

Lý luận Mác – Lênin đã chỉ rõ, giữa mục tiêu chiến lợc của cách mạng vô sảnvới quá trình chỉ đạo chiến lợc có mối quan hệ biện chứng, tác động thúc đẩy lẫnnhau, trong đó chỉ đạo chiến lợc có vai trò đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đếnthành bại của cách mạng, đồng thời nó là lĩnh vực đòi hỏi chính đảng của giai cấp vôsản phải hết sức linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo mới có khả năng hoàn thành thắnglợi những mục tiêu, nhiệm vụ lớn lao do đờng lối chiến lợc đã đề ra

Trung thành với mục tiêu lý tởng chủ nghĩa xã hội, trong suốt quá trình chỉ đạocách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Đảng ta đã không ngừng cụ thể hóa các mụctiêu chiến lợc, đồng thời phát triển đờng lối phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong từnggiai đoạn cách mạng Thực tiễn đã chứng minh, thời kỳ mở đầu của cách mạng xã hộichủ nghĩa, Đảng ta đã đề ra chủ trơng đúng đắn: đặt nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàngắn vết thơng chiến tranh là vấn đề có ý nghĩa tiên quyết, để tạo cơ sở kinh tế – xãhội cho bớc tiếp theo là cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Qua đóchẳng những làm cho nền kinh tế nớc ta mau chóng hồi phục, mà còn có điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển về sau, tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội, bảo đảm không ngừng cải thiện đời sống nhân dân

Thành công nổi bật trong chỉ đạo chiến lợc của Đảng thể hiện sâu sắc trong quátrình chuyển hớng xây dựng kinh tế, tiếp tục sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩatrong hoàn cảnh miền Bắc có chiến tranh (1965 – 1973) Thực tế trong những năm

đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên quy môlớn vào miền Bắc, Đảng đã bình tĩnh, chủ động, sáng suốt chỉ đạo chuyển hớng vềmọi mặt xây dựng kinh tế và lề lối làm việc phù hợp với hoàn cảnh thời chiến Thựcchất là Đảng đã nắm vững quy luật chiến tranh và quy luật kinh tế của chủ nghĩa xãhội để tiến hành điều chỉnh các kế hoạch, biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực; vừaduy trì sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội, vừa giữa vững

sự ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội Qua đó, Đảng đã tạo nên sức mạnhtổng hợp to lớn, đợc bắt nguồn từ chế độ xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ lãnh

đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, tích cực chi viện sức ngời, sức của chocách mạng miền Nam và hai nớc bạn Lào, Campuchia.Trên lĩnh vực công nghiệp,

Đảng chỉ đạo tạm ngừng xây dựng những công trình lớn, nhng các cơ sở công nghiệpchủ chốt nh: điện, than, cơ khí, giao thông vận tải vẫn đợc đặc biệt chú ý giữ vữnghoạt động Công nghiệp địa phơng đợc tăng cờng tổ chức xây dựng, nhất là côngnghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng đợc Đảng và Nhà nớc chú trọng đầu t pháttriển, nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ trong chiến tranh và đáp ứng yêu cầu thiết thựccủa đời sống nhân dân Trong phát triển nông nghiệp, một lĩnh vực mà kẻ địch khó cóthể phá hoại lớn, Đảng chỉ đạo duy trì sản xuất ở mức độ thích hợp, tập trung cho pháttriển trồng trọt và chăn nuôi, điều chỉnh các kế hoạch hiện đại hóa nông nghiệp và cảitạo nông nghiệp theo hớng phục vụ cho yêu cầu chiến tranh Tuy nhiên, trong khikhẳng định những thành tích là to lớn, Đảng ta cũng thẳng thắn thừa nhận những yếukém trong chỉ đạo chiến lợc nh: cha xác định rõ bớc đi của thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, cha kịp thời cụ thể hóa các kế hoạch lớn vào từng lĩnh vực cụ thể của

Trang 16

kinh tế, văn hóa, xã hội và của từng ngành, từng địa phơng Do cha hiểu rõ sự gắn bóchặt chẽ giữa cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển lực lợng sản xuất, cho nên có lúc

đã đề ra mục tiêu phấn đấu quá cao về cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm ảnh hởng đến sựphát triển chung của toàn bộ quá trình xây dựng Hệ thống quản lý kinh tế Nhà nớc vàcác địa phơng cha phát huy hết vai trò của mình, thậm chí ở một số lĩnh vực và kếhoạch cụ thể tỏ ra lúng túng, kém hiệu lực, xem nhẹ hiệu quả năng suất và chất l-ợng

Những thành công cũng nh yếu kém, khuyết điểm của Đảng trong hơn hai mơinăm lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thật sự là những kinhnghiệm quý để chúng ta tiếp tục quán triệt vận dụng vào công cuộc đổi mới hiện nay

Ba là, tiến dần từng bớc vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp vô sản lãnh đạo là một cuộc cáchmạng diễn ra trên quy mô rộng lớn cha từng thấy trong lịch sử nhân loại, nó trải quanhiều thời kỳ, chặng đờng khác nhau trên con đờng tiến tới chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản Vì vậy, các nhà kinh điển Mác – Lênin luôn luôn căn dặn những ng-

ời cộng sản phải đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể để đa ra các quyết địnhchính xác, vừa bảo đảm thắng lợi của từng giai đoạn cách mạng, đồng thời giữ vữngtính liên tụ và sự phát triển không ngừng của cách mạng vô sản ý thức đợc điều đó,ngay từ khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng ta và Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã sớm xác định chủ trơng đa miền Bắc tiến dần từng bớc vững chắc lênchủ nghĩa xã hội Trong đó, Đảng chú trọng đột phá vào lĩnh vực nông nghiệp làmchuyển biến tình hình sản xuất lơng thực, thực phẩm để giữ vững ổn định từng bớc cảithiện đời sống nhân dân, qua đó tạo cơ sở vững chắc để tiến hành phát triển côngnghiệp, thơng nghiệp, xây dựng văn hóa, y tế và các lĩnh vực xã hội khác Theo phơnghớng đó, mời năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955 – 1965), Đảng

đã duy trì nhịp độ phát triển kinh tế tơng đối vững chắc, xã hội và con ngời đều đổimới Nhng sau đó, do tác động của quy luật chiến tranh, cùng với những hạn chếtrong nhận thức, nôn nóng chủ quan muốn tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ quan muốntiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã phạm phải một số sai lầmthiếu sót nh: thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tràn lan, không tính đến hiệuquả kinh tế thiết thực; cha tạo ra cơ cấu kinh tế kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp vớinông nghiệp; nhiều phơng hớng và biện pháp lớn trong cải tạo xã hội chủ nghĩa vớinông nghiệp cha phản ánh đúng tình hình; nôn nóng đa mô hình hợp tác xã nôngnghiệp lên bậc cao khi điều kiện bảo đảm cha cho phép; quy mô quản lý kinh tế ngàycàng lớn kéo theo tình trạng bao cấp mở rộng, phân phối lu thông thiếu tính khả thikhông có tác dụng kích thích ngời lao động Tuy nhiên, xét trên lĩnh vực kinh tế thì

đó là những hạn chế kìm hãm sự phát triển sản xuất, nhng đặt hoàn cảnh miền Bắc cóchiến tranh, phải dốc toàn bộ sức lực để đánh trả giặc Mỹ bắn phá mang tính chất hủydiệt và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đánh giặc cứu nớc, thì những hạn chế, yếu kém trên

là khó trách khỏi Điều quan trọng hơn cả là phơng hớng đi lên chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc không bị chệch hớng, đồng thời nó đã tỏ rõ sức mạnh vô địch của chế độmới xã hội chủ nghĩa, làm tròn một cách xuất sắc nhiệm vụ căn cứ địa cách địa cáchmạng cả nớc

Qua hơn hai mơi năm Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc(1954 – 1975), vợt qua bao khó khăn gian khổ của chiến tranh ở cả hai miền Nam –Bắc, do đế quốc Mỹ gây ra, Đảng đã vững vàng lãnh đạo toàn dân phấn đấu thực hiệnthắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ của cách mạng cả nớc nói chung và cách mạng và xãhội chủ nghĩa ở miền Bắc nói riêng Thực tiễn đã chứng minh rằng: nếu không cómiền Bắc xã hội chủ nghĩa thì không thể có thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp khángchiến chống Mỹ, cứu nớc của nhân dân ta vào mùa Xuân 1975 Những thành tựu tolớn và những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc đã để lại cho Đảng ta nhiều kinh nghiệm quý báu có thể kếthừa, vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nớc hiện nay

Trang 17

đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

I Đảng l nh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcã

x hội chủ nghĩa thời kỳ 1975 - 1979ã

1 Đảng lãnh đạo thống nhất nớc nhà về mặt Nhà nớc.

Sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân ta làm chủ đất nớc, nhng vềmặt Nhà nớc ở hai miền vẫn còn hai chính phủ, có hai mặt trận và các đoàn thể chínhtrị xã hội riêng Tháng 8 năm 1975 Hội nghị lần thứ hai mơi bốn Ban Chấp hànhTrung ơng Đảng (khóa III) đã quyết định: Hoàn thành thống nhất nớc nhà, đa cả nớctiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai mơi bốn, tháng 10 năm 1975 ủy banThờng vụ Quốc hội nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa hợp phiên đặc biệt bàn việcthống nhất nớc nhà và cử đoàn đại biểu hiệp thơng với đoàn đại biểu miền Nam.Tháng 11 năm 1975, ủy ban Trung ơng Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ViệtNam, ủy ban Trung ơng Liên minh các lực lợng dân tộc dân chủ và hòa bình ViệtNam, Hội đồng Vố vấn Chính phủ và đại biểu nhân sỹ, trí thức đã họp hội nghị liêntịch bàn thống nhất nớc nhà và cử đoàn đại biểu hiệp thơng với đoàn đại biểu miềnBắc

Từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 11 năm 1975, Hội nghị hiệp thơng chính trị củahai đoàn đại biểu Bắc, Nam họp tại Sài Gòn ra thông báo khẳng định: Nớc Việt Nam,dân tộc Việt Nam là một, nớc nhà cần sớm thống nhất về mặt Nhà nớc

Thực hiện chủ trơng thống nhất nớc nhà về mặt Nhà nớc của Đảng, ngày 25tháng 4 năm 1976, đã tiến hành Tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của nớc ViệtNam thống nhất

Từ ngày 24 tháng 6 năm 1976 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976, kỳ họp thứ nhấtQuốc hội của nớc Việt Nam thống nhất đã họp tại Thủ đô Hà Nội Quốc hội quyết

định đặt tên nớc ta là nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định quốc kỳ,quốc huy, quốc ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn đợc mang tên là thành phố

Hồ Chí Minh Quốc Hội bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch nớc, Chủ tịch Quốc hội,Thủ tớng Chính phủ và các thành viên Chính phủ

Tháng 6 năm 1976, các tổ chức quần chúng: thanh niên, phụ nữ, công đoàn vàMặt trận Tổ quốc cũng họp hội nghị hợp nhất, thống nhất cơ quan lãnh đạo trong toànquốc, hoàn thành thống nhất nớc nhà về mặt Nhà nớc

2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976)

Sau khí hoàn thành thống nhất nớc nhà về mặt Nhà nớc, tháng 12 năm 1976,

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã họp tại Thủ đô Hà Nội Đại hội đãthông qua Báo cáo Chính trị, phơng hớng nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm lầnthứ hai (1976 – 1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ

Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ơng mới

Trang 18

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm cơ bản của đất nớc khi bớc vào thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội, Báo cáo chính trị vạch ra đờng lối chung cách mạng xãhội chủ nghĩa ở nớc ta trong giai đoạn mới là: "Nắm vững chuyên chính vô sản, pháthuy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhând ân lao động, tiến hành đồng thời bacuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật,cách mạng t tởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt;

đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựngnền văn hóa mới, xây dựng con ngời mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ ngời bóc lộtngời, xóa bỏ nghèo nèn lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thờng xuyên củng cốquốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốcViệt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vàocuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủnghĩa xã hội"

Báo cáo Chính trị nêu lên đờng lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai

đoạn cách mạng mới ở nớc ta là: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xâydựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đa nền kinh tế nớc ta từ sản xuấtnhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cáchhợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng côngnghiệp và nông nghiệp cả nớc thành một cơ cấu kinh công – nông nghiệp; vừa xâydựng kinh tế trung ơng, vừa phát triển kinh tế địa phơng phong một cơ cấu kinh tếquốc dân thống nhất, kết hợp phát triển lực lợng sản xuất với xác lập và hoàn thiệnquan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cờng quan hệ phân cônghợp tác, tơng trợ với nớc xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hộichủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nớc khác trên cơ sở giữ vững

độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nớc Việt Nam trở thành một nớcxã hội chủ nghĩa có kinh tế công – nông nghiệp hiện đại; văn hóa, khoa học kỹ thuậttiên tiến; quốc phòng vững mạnh có đời sống văn minh hạnh phúc" Đồng thời, Đạihội quyết định phơng hớng nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976 –

1980 là: xây dựng một bớc cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bớc đầu hìnhthành cơ cấu kinh tế mới trong cả nớc mà bộ phận chủ yếu là cơ sở công – nôngnghiệp; cải thiện một bớc đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng là Đại hội thống nhất Tổ quốc,

đa cả nớc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục khẳng định con đờng mà Đảng, Bác Hồ

và nhân dân ta đã chọn, xác định đờng lối chung, đờng lối kinh tế cho cả nớc đi lênchủ nghĩa xã hội

3 Đảng chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IV trong những năm 1976 1979.

a Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Sau 30 năm chiến tranh giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc, nguyện vọngthiết tha của nhân dân ta là đợc sống trong hòa bình để xây dựng đất nớc, tiến lên chủnghĩa xã hội Nhng do sự phản bội của tập đoàn Pôn pốt ở Campuhia, chúng đã thihành chính sách cực kỳ phản động ở trong nớc và gây chiến tranh ở biên giới phía TâyNam Tổ quốc ta

Ngày 3 tháng 5 năm 1975 chính quyền Pôn pốt cho quân đổ bộ lên đảo PhúQuốc và sau đó chiếm đảo Thổ Chu của ta Tháng 4 năm 1977, họ coi Việt Nam là kẻthù số một tiến hành chiến tranh quy mô lớn chống Việt Nam

Trớc hành động thù địch của tập đoàn Pôn pốt đối với cách mạng nớc ta, Đảng

và Chính phủ Việt Nam nhiều lần đề nghị hai bên cùng đàm phán để giải quyết bằngcon đờng thơng lợng, nhng họ đã khớc từ

Để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, từ đầu tháng 12năm 1977 đến đầu tháng 1 năm 1979, quân và dân ta đã mở chiến dịch lớn đánh đuổiquân Pôn pốt ra khỏi đất nớc Đồng thời theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dântộc cứu nớc Campuchia, quân và dân ta đã giúp đỡ nhân dân Campuchia nổi dậy đánh

đổ chính quyền phản động Pôn pốt Hành động chính đáng của quân tình nguyện việtNam một lần nữa thể hiện tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung, vì lợi ích củahai dân tộc Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Thủ đô Nông Pênh đợc giải phóng, nhân dân

Trang 19

Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Ngày 18 tháng 2 năm 1979, Việt Nam vàCampuchia ký Hiệp ớc hòa bình, hữu nghị và hợp tác Theo nội dung Hiệp ớc, Quân

đội Việt Nam tiếp tục ở lại Campuchia để cùng với bạn bảo vệ độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của cả hai nớc,

Việt Nam và Trung Quốc là hai nớc láng giềng có mối quan hệ hữu nghị,truyền thống lâu đời với nhau Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, nhng ngời cộng sản và nhân dân hai nớc đã đoàn kết, ủng hộgiúp đỡ lẫn nhau rất to lớn và có hiệu quả Đảng, Nhà nớc, nhân dân Việt Nam biết ơnsâu sắc sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nớc và nhân dân Trung Quốc đối với cáchmạng Việt Nam Nhng tháng 2 năm 1979, bọn phản động đã gây ra chiến tranh biêngiới phía Bắc, nhân dân ta phải đứng lên chiến đấu giữ vững độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta có ý nghĩa lịch sử

to lớn, đã kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa cụ quốc

tế cao cả, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, tiếp tục tăngcờng tình hữu nghị và hợp tác giữa các nớc, góp phần củng cố hòa bình, ổn định ở

Đông Nam á và trên thế giới

b Về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng xác định, đến năm 1980 cơ bản

hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam Đối với xí nghiệp t bản t doanh cải

tạo bằng con đờng công t hợp doanh, xóa bỏ ngay thơng nghiệp t bản chủ nghĩa,chuyển phần lớn tiểu thơng sang sản xuất Kết quả cải tạo công thơng nghiệp, t bản tdoanh ở miền Nam trong những năm 1976 – 1979 nh sau:

Đối với công thơng nghiệp t bản t doanh, đã cải tạo đợc 3.452 cơ sở trong tổng

số 3.560 cơ sở với các hình thức xí nghiệp quốc doanh, công t hợp doanh và xí nghiệphợp tác gia công

Đối với tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp, đã tổ chức đợc 4.000 tổ đoànkết sản xuất, thu hút 70% lao động chuyên nghiệp trong các ngành nghề quan trọng

Đối với thơng nghiệp, đã chuyển gần 5.000 hộ t sản thơng nghiệp và 9 vạn hộtiểu thơng sang sản xuất

Về cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp.

Năm 1979 toàn miền Bắc có 4.154 hợp tác xã quy mô toàn xã Đến năm 1980 quy môcủa một số đội sản xuất đã lớn gấp đôi so với năm 1970 Trong các hợp tác xã đềuhình thành các đội chuyên, thu hút phần lớn lực lợng lao động trẻ, khỏe làm việc theochế độ khoán việc, vừa chịu sự điều hành của ban quản trị hợp tác xã, vừa chịu sự điều

động của huyện Các đội cơ bản phần lớn là lao động nữ và lao động già yếu, làm việctheo chế độ ba khoán rất chặt chẽ, thu nhập rất thấp Đó là cách thức đa quy trình lao

động trong công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp nhng không phù hợp với thực tiễnlúc đó Mô hình hợp tác xã, tập thể hóa đợc đẩu tới trình độ cao, bộc lộ những nhợc

điểm của nó Tình trạng thất thoát, mất mắt, t hao tiền vốn, tài sản cố định trong cáchợp tác xã trở nên phổ biến Tình hình đó làm cho nông dân trễ nải trong công việchợp tác xã, hiện tợng ruộng đất bị bỏ hoang, xã viên không thiết tha với đồng ruộng rathành thị tìm việc làm ngày càng nhiều Từ cuối những năm 1970 đã xuất hiện hiệntợng "khoán chui" ở một số nơi

Tháng 8 năm 1977 Ban Bí th ra chỉ thị 15 về việc làm thí điểm cải tạo xã hộichủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam

Từ cuối năm 1978 đến cuối năm 1980 phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ởmiền Nam đợc đẩy mạnh Tính đến tháng 7-1980 toàn miền Nam đã xây dựng đợc1.518 hợp tác xã, 9.350 tập đoàn sản xuất, thu hút 35,6% nông dân vào làm ăn tậpthể

Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đến đầu năm 1979 đã căn bản hoàn thànhviệc đa nông dân vào làm ăn tập thể dới hai hình thức: hợp tác xã và tập đoàn sảnxuất ở Nam Bộ đã lập đợc 12.246 tập đoàn sản xuất

Trong những năm 1976 – 1980 trên phạm vi cả nớc, đầu t cho nông nghiệpkhông ngừng tăng lên (chiếm tỉ trọng từ 19%-23%) nhng năng suất lúa, sản lợng lơngthực giảm mạnh, không đáp ứng nhu cầu trong nớc Nhà nớc buộc phải nhập khẩu l-

ơng thực ngày càng lớn

Trang 20

Về phát triển sản xuất công nghiệp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của

Đảng đề ra cho ngành công nghiệp phấn đấu đến năm 1980 đạt các chỉ tiêu sau: 10triệu tấn than, 5 tỷ KW giờ điện, 2 triệu tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân bón hóa học,25-30 vạn tấn thép, 450 triệu mét cải, 13 vạn tấn bông Trong vài năm đầu côngnghiệp phát triển đều, nhng sau đó tụt dần xuống Tốc độ tăng bình quân hàng nămthời kỳ 1976 – 1980 là 0,6% Các mục tiêu do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV

đề ra đều không đạt Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân hàng năm là 1,4%, thunhập quốc dân tăng 0,4%, trong khi đó dân số tăng 2,24% một năm

Nền kinh tế nớc ta thời kỳ 1976 – 1980 có chiều hớng đi xuống Từ cuốinhững năm bảy mơi của thế kỷ XX, nớc ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xãhội; sản xuất trì trệ, năng suất, chất lợng, hiệu quả thấp; giá cả tăng vọt, đồng tiền mấtgiá; đời sống nhân dân, nhất là cán bộ, viên chức nhà nớc, lực lợng vũ trang rất khókhăn

Nguyên nhân tình hình trên là:

Về khách quan: Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế nông nghiệp

lạc hậu, trải qua nhiều năm chiến tranh để lại hậu quả rất nặng nề Từ sau năm 1975,nguồn viện trợ nớc ngoài đối với ta giảm nhiều, tác động không nhỏ đến công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nớc ta

Về chủ quan: Do chúng ta còn lạc hậu về nhận thức, lý luận trong việc hoạch

định đờng lối, chủ trơng chính sách; vừa "tả" khuynh, vừa "hữu" khuynh trong tổ chứcthực hiện; vận dụng kinh nghiệm nớc ngoài một cách máy móc; thiếu tính sáng tạo;trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức kinh tế, trình độ quản lýxã hội cha theo kịp yêu cầu trong giai đoạn mới

Thừa nhận khuyết điểm, sai lầm và nguyên nhân của tình trạng trên, một mặtnói lên Đảng ta đã nghiêm khắc nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng tình hình kinh tếxã hội của đất nớc Mặt khắc, cũng chỉ rõ, nếu chúng ta cứ tiếp tục thực hiện theo đ-ờng mòn, lối cũ, cách mạng sẽ gặp khó khăn, thậm chí thụt lùi hoặc thất bại Yêu cầukhách quan đòi hỏi Đảng phải tìm tòi đổi mới cách nghĩ, cách làm để đa cách mạngnớc ta tiến lên

II Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1985

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, Từ cuốinhững năm 70, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cách mạng nớc ta giành đợcnhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Song cònnhiều khuyết điểm sai lầm, đất nớc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội Yêucầu bức thiết đòi hỏi đa cách mạng nớc ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, ổn

định tình hình mọi mặt đa cách mạng tiến lên Vào thời điểm lịch sử đó, tình hình thếgiới có nhiều biến đổi nhanh chóng, phức tạo, tác động vào cách mạng nớc ta Đó là

sự phát triển của khoa học – công nghệ; sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tbản; công cuộc cải tổ, cải cách của các nớc xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thànhtựu đạt đợc, còn nhiều khuyết điểm sai lầm, chủ nghĩa xã hội trên thế giới có nguy cơsụp đổ, tan rã

Tình hình trong nớc và thế giới đặt ra đòi hỏi Đảng phải tìm tòi, đổi mới Từnăm 1979 đến năm 1985 là thời kỳ đổi mới từng phần, có vị trí rất quan trọng đối vớiquá trình phát triển của cách mạng Việt Nam

1 Đảng lãnh đạo đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1981.

Mở đầu của quá trình đổi mới từng phần là Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hànhTrung ơng khóa IV (8-1979), họp bàn về những vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội

và sản xuất hàng tiêu dùng Hội nghị đã có những đổi mới t duy quan trọng, thể hiệntrên những nội dung cơ bản sau:

Trớc hết, hội nghị đã nhìn thẳng vào sự thật, vạch rõ những khuyết điểm, sai

lầm trong lãnh đạo kinh tế: xây dựng kế hoạch tập trung quan liêu, cha kết hợp chặtchẽ kế hoạch hóa với sử dụng thị trờng, cha sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế,cha khắc phục sự bảo thủ, trì trệ trong việc xây dựng các chính sách kinh tế cụ thể

Hai là, hội nghị chủ trơng phải ban hành các chính sách phát triển sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp, ng nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu Trớc hết là sản

Trang 21

xuất nông nghiệp, với các chính sách nhằm ổn định mức nghĩa vụ lơng thực trong 5năm, phần còn lại bán cho nhà nớc với giá thỏa thuận và đợc tự do lu thông.

Ba là, hội nghị xác định rõ: Phải tận dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh, tập thể kể cả t bản t nhân đợc kinh nghiệm hợp pháp để tận dụng mọi khả nănglao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý, nhằm phát triển sản xuất

Bốn là, về cải tạo đối với nông nghiệp ở miền Nam phải nắm vững phơng châm

tích cực và vững chấc, hiện nay phải nhấn mạnh tính vững chắc, chống t tởng nóngvội, chủ quan, cỡng ép theo mệnh lệnh, làm ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất và đời sốngcủa nhân dân

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (khóa IV), đánh dấu bớc

mở đầu của quá trình tìm tòi đổi mới của Đảng về con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ởnớc ta Tuy cha toàn diện, đầy đủ nhng đó là bớc mở đầu có ý nghĩa quan trọng T t-ởng cơ bản của nghị quyết là "làm cho sản xuất bung ra", khắc phục những khuyết

điểm, sai lầm trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, sử dụng các thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh và tập thể để phát triển sản xuất, ổn định cải thiện đời sống nhân dân.Nghị quyết ra đời đợc nhân dân cả nớc hồ hởi đón nhận, bớc đầu phát huy tác dụngtích cực Nhng sau một thời gian thực hiện lại xuất hiện những tiêu cực mới: sản xuấtbung ra ít hơn so với dịch vụ; sản xuất quốc doanh bung ra ít hơn so với sản xuất tậpthể và cá thể; hàng lậu, hàng giả xuất hiện nhiều giá cả ngày càng tăng cao Điều đóchứng tỏ những tìm tòi, đổi mới của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng

Đảng khoá IV cha đủ sức tháo gỡ khó khăn do thực tiễn đặt ra, đòi hỏi Đảng phải tiếptục tìm tòi, đổi mới

Thực hiện Nghị quyết Trung ơng sáu, tháng 9 năm 1979, Hội đồng Chính phủ

ra quyết định tận dụng đất đai nông nghiệp hoang hoá để phát triển sản xuất Tháng

10 năm 1979, Hội đồng Chính phủ công bố quyết định xoá bỏ các trạm kiểm soátkhông cần thiết, xoá bỏ ngăn sông, cấm chợ Ngời sản xuất sau khi làm tròn nghĩa vụvới Nhà nớc có quyền đợc đa sản phẩm d thừa ra trao đổi trên thị trờng Những chínhsách trên đợc lòng dân, khuyến khích nông dân tận dụng hoang hoá để phát triển sảnxuất Nhà nớc và nhân dân ngày càng đầu t cao cho sản xuất nông nghiệp Do đó,năm 1979 sản lợng lơng thực tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978

Trong khó khăn ở một số địa phơng, quần chúng nhân dân mạnh dạn tìm tòi,

đổi mới tìm lối thoát, “khoán chui” trong các hợp tác xã nông nghiệp, “xé rào” trongcác doanh nghiệp Nhà nớc xuất hiện, ở những nơi đó sản xuất phát triển, đời sốngnhân dân đợc cải thiện Nhờ sớm nắm bắt nhu cầu thực tiễn, kịp thời tổng kết thựctiễn, ngày 22 tháng 6 năm 1980 Ban Bí th Trung ơng Đảng ra Thông báo số 22 vềkhoán thí điểm xây lúa trong các hợp tác xã nông nghiệp

Tháng 12 năm 1980, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ơng Đảng(khoá IV) bàn về phơng hớng, nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 1981 và xác định rõnhiệm vụ hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhằm giải quyết lơng thực,thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tăng nhanh nông sản xuất khẩu,coi trọng đầu t sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; thăm dò và khai thác dầukhí, đầu t thích đáng cho các ngành điện, than, giao thông vận tải, cơ khí, sản xuấtphân bón hoá học và vật liệu xây dựng Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín,kinh tế nớc ta có bớc phát triển mới theo hớng mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vịsản xuất, kinh doanh

Rút kinh nghiệm khoán thí điểm xây lúa theo Thông báo số 22, ngày 13 tháng

1 năm 1981, Ban Bí th ra Chỉ thị 100/CT-TW về khoán sản phẩm đến nhóm và ngờilao động trong các hợp tác xã nông nghiệp (thờng gọi là khoán 100) Thực hiện chỉ thịnày, nông nghiệp có bớc phát triển tốtg trong thời gian đầu, sau đó dần chững lại,chứng tỏ Chỉ thị 100 cha đủ sức tháo gỡ khó khăn, vỡng mắc trong sản xuất nôngnghiệp

Trong lĩnh vực công nghiệp Trên cơ sở tổng kết các hiện tợng “xé rào” và làmthí điểm nhằm phát triển công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Long An ngày 21tháng 1 năm 1981, Chính phủ ra Quyết định 25/QĐ-CP về quyền chủ động sản xuấtkinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh Quyết định quy

định cho các cơ sở thực hiện đúng kế hoạch ba phần (phần nhà nớc giao, phần tự làm

và phần sản xuất phụ)

Trang 22

Cùng ngày 21 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 26/QĐ-CP về việc mở rộng hình thức trả lơng khoán, lơng sản phẩm và vận dụng hìnhthức tiền thởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nớc Những chủ trơng,chính sách đúng đắn trên, góp phần làm cho sản xuất công nghiệp năm 1981 đạt kếhoạch đề ra, riêng công nghiệp địa phơng tăng 7,5%.

Trên mặt trận phân phối lu thông, ngày 23 tháng 6 năm 1980, Bộ Chính trị raNghị quyết 26/NQ-TWveef cải tiến công tác phân phối, lu thông Nghị quyết nhấnmạnh nguyên tắc giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lu thông; tạo tiền đề cần thiết

để tiến tới xoá bỏ từng bớc chế độ cung cấp theo tem phiếu

Cùng với những chủ trơng đổi mới từng phần trong lĩnh vực kinh tế xã hội,

Đảng còn quan tâm kiện toàn bộ máy Nhà nớc, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng ờng công tác xây dựng Đảng, bảo đảm cho Đảng vững mạnh về chính trị, t tởng, tổchức, đủ sức lãnh đạo, đa cách mạng tiến lên

c-Nhìn tổng quát, thời kỳ 1979 – 1981 Đảng có khiều tìm tòi, đổi mới, nhngchủ yếu trong lĩnh vực kinh tế Điều đó phản ánh đúng thực tiễn nớc ta đang lâm vàocuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội Những chủ trơng, chính sách đổi mới thời kỳ này

là những giải pháp mang tính thế, nhằm tháo gỡ những khó khăn trớc mắt Qua tổchức thực tiễn đã đa lại nhiều kết quả, song cha vững chắc Điều đó chứng tỏ nhữngtìm tòi, đổi mới đó cha mang tính đoàn diện, cha đủ sức giải quyết những vấn đề dothực tiễn đặt ra, đòi hỏi Đảng cần tiếp tục tìm tòi, đổi mới hơn nữa

2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982), bớc phát triển mới t duy của Đảng về con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta.

Đại hội đã đánh giá tình hình kinh tế – xã hội sau 5 năm thực hiện Nghị quyết

Đại hội IV, trên cơ sở đó đề ra một số chủ trơng, chính sách có tính đổi mới quantrọng

Một là, bên cạnh việc khẳng định những thành tựu đạt đợc sau những năm

triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của

Đảng cũng đã chỉ ra những khuyết điểm sai lầm nh : cha thấy hết những khó khănphức tạp của con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ làphổ biến ; cha thấy hết tính chất phức tạp của những đảo lộn về kinh tế sau nhữngnăm chiến tranh kéo dài, những khó khăn, phức tạp, những yếu kém trong quản lýkinh tế – xã hội ; cha lờng hết những diễn biến phức tạo của tình hình thế giới Do

đó, đã chủ quan nóng vội trong việc đề ra một số chỉ tiêu quá lớn cả về quy mô, tốc

độ trong xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất Đại hội còn chỉ ra những t tởng bảothủ, trì trệ duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu, bao cấp, chậm thay

đổi các chính sách và chế độ đã kìm hãm sản xuất

Đại hội cũng chỉ rõ, khuyết điểm, sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế lànguyên nhân chủ yếu gây ra, hoặc làm trầm trọng thêm khó khăn về kinh tế – xã hộitrong những năm qua

Vạch ra khuyết điểm, sai lầm và nguyên nhân của những khuyết điểm sau lầmnói trên cũng thể hiện sự đổi mới trong t duy của Đảng

Hai là, Đại hội xác định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta là lâu dài,

trải qua nhiều bớc quá độ ngắn, đồng thời chỉ rõ chúng ta đang ở chặng đờng đầu tiêncủa thời kỳ quá độ Chặng đờng đầu tiên bao gồm thời kỳ 5 năm 1981 – 1985 và kéodài đến năm 1990, có tầm quan trọng đặc biệt Đại hội đã nêu ra các nhiệm vụ vềchính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng – an ninh trong chặng đờng đầu tiên

Ba là, Đại hội xác định hai nhiệm vụ chiến lợc của cách mạng nớc ta trong giai

đoạn mới là : xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệvững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ; nêu rõ vị trí, mối quan hệ của hainhiệm vụ chiến lợc đó

Bốn là, Đại hội điều chỉnh nội dung công nghiệp hoá trong chặng đờng đầu

tiên : tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đanông nghiệp một bớc lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ; ra sức đẩy mạnh sản xuấthàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng vàcông nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý Đại hội cũng chỉ rõ

Trang 23

trong một thời gian nhất định ở miền Nam còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tậpthể, công t hợp doanh, cá thể và t bản t doanh).

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ơng Đảng đãtiến hành 11 hội nghị, trong đó có 8 hội nghị chuyên bàn về phát triển kinh tế – xãhội

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ơng Đảng (12-1982), xác định mụctiêu kinh tế – xã hội 3 năm (1983-1985) Nghị quyết của hội nghị sau này đã đợc cụthể hoá, thể chế hoá thành Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ hợp thứ 3 Quốc hộikhoá VII (6-1982) và trong kỳ hợp thứ 4 Quốc hội khoá VII (12-1982)

Hội nghị lần thứ t Ban Chấp hành Trung ơng khoá V (6-1983) bàn về nhữngvấn đề cấp bách về t tởng và tổ chức bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội.Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ơng khoá V (12-1983), đánh giá tình hìnhkinh tế – xã hội nớc ta đang có nhiều chuyển biến đi lên, song vẫn còn nhiều khókhăn và mất cân đối lớn, Hội nghị xác định trong hai năm 1985 – 1985 phấn đấu bảo

đảm ổn định tình hình kinh tế – xã hội

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng khoá V (7-1984), bàn về phânphối, lu thông Hội nghị nhận định chính sách giá, lơng, tiền không còn phù hợp vớithực tế, hội nghị chủ trơng đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thịtrờng tự do và thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lơng, tài chính cho phù hợp với thực tế

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ơng khoá V (12-1984) bàn về kếhoạch Nhà nớc năm 1985, nhận định : Sản xuất lu thông có chuyển biến khoá hơn tr-

ớc, nhiều nhân tố mới xuất hiện trong nông nghiệp, công nghiệp và phân phối, l uthông song nền kinh tế nớc ta còn nhiều bất cập, đời sống nhân dân còn nhiều khókhăn, tiêu cực xã hội có chiều hớng gia tăng

Trớc tình hình trên, tháng 6 năm 1985, Hội nghị lền thứ tán Bành Chấp hànhTrung ơng khoá V, bàn về giá, lơng, tiền Hội nghị cho rằng : phải dứt khoát xoá bỏcơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạchtoán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa

Hội nghị khẳng định, khâu đột phá có tính chất quyết định để chuyển hẳng nềnkinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa là xoá quan liêu, bao cấp qua giá

và lơng Nội dung chính giải quyết giá, lơng, tiền là : Thực hiện cơ chế một giá (tínhchủ chi phí trong giá thành sản phẩm) ; bảo đảm tiền lơng thực tế cho ngời hởng lơngsống chủ yếu bằng lơng, xoá bỏ cung cấp bằng hiện vật ; các cơ sở sản xuất, xác địaphơng chuyển hẳn mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang chế độ hoạch toán kinhdoanh xã hội chủ nghiã, xoá bỏ mọi khâu bù lỗ bất hợp lý trừ trờng hợp cá biệt

Hội nghị này đánh dấu sự đổi mới t duy một cách căn bản trên lĩnh vực phânphối, lu thông của Đảng Tinh thần cơ bản là thừa nhận sản xuất hàng hoá, coi trọngthị trờng Sau Hội nghị Trung ơng lần thứ tám, ngày 14 tháng 9 năm 1985 Chính phủtiến hành tổng điều chỉnh giá, lơng, tiền lần thứ hai, bắt đầu từ việc đổi tiền, ban hànhmột số giá mới và tiền lơng mới, xoá bỏ hoàn toàn giá cung cấp và chế độ tim phiếu,chỉ giữ lại sổ gạo cho ngời ăn lơng Đổi tiền (1 đồng mới = 10 đồng cũ), thay đổi tỷgiá hối đoán 17 đồng thành 210 đồng RCN (rúp chuyển nhợng)

Hậu quả lớn nhất của cuộc cải cách giá, lơng, tiền lần này đã dẫn đến tình trạnglạm phát phi mã trong 3 năm 1986-1988 Tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng 3 con số, làhiện tợng cha từng có Vì thế năm 1986 đã phải lùi một bớc, thực hiện trở lại chínhsách hai giá bán lẻ 6 mặt hàng, sau rút xuống 4 mặt hàng theo giá cung cấp mới

Đồng thời, giá mua cũng áp dụng trở lại giá thoả thuận, đối với phần lớn nông sảnphẩm mua bằng tiền, không có hiện vật đối lu Tình hình trên, đã làm cho cuộc khủnghoảng kinh tế – xã hội ở nớc ta ngày càng trầm trọng hơn

Nguyên nhân của tình hình trên là, giải quyết giá, lơng, tiền cha đồng bộ ; làm

ồ ạt, toàn diện, mức độ lớn, làm dồn dập trong một thời gian ngắn gay ra cú sốc lớncho nền kinh tế, đời sống, kinh tế – xã hội Không tính đến khả năng tác động, hệquả xấu đối với ngân sách Nhà nớc Đặc biệt thực hiện chủ trơng trên nhng vẫn giữnguyên cơ chế cũ

Trang 24

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ơng khoá V (12-1985) bàn về kếhoạch nhà nớc năm 1986 Hội nghị nhận định : Thực hiện các Nghị quyết sáu, bảy vàtám của Ban Chấp hành Trung ơng nền kinh tế nớc ta đạt đợc một số tiến bộ, song vẫncòn nhiều khó khăn gay gắt, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọnghơn.

Trớc tình hình đó, Hội nghị lần thứ mời Ban Chấp hành Trung ơng khoá V 1986) đã khẳng định : Nghị quyết Trung ơng tám là đúng đắn và nhất trí không ranghị quyết mới, mà giao cho Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về một số chủ trơng,biện pháp trớc mắt tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ơng tám

(6-Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ V, tham khảo ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và các chuyêngia đối với những vấn đề kinh tế ở nớc ta, tháng 8 năm 1986, Bộ Chính trị ban hànhbản : Kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị đối với một số vấn đề thuộc về quan điểmkinh tế Bản kết luận đã chỉ rõ quan điểm, chủ trơng, sự chỉ đạo của Bộ Chính trịtrong giải quyết ba vấn đề lớn về cơ cấu kinh tế, về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về cơ chếquản lý kinh tế Những kết luận của Bộ chính trị về các quan điểm kinh tế nói trên, là

sự đổi mới rất cơ bản về t duy kinh tế của Đảng Đây là một căn cứ quan trọng đểhình thành nên Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của

đồng bộ, đa cả nớc tiến lên chủ nghĩa xã hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là Đại hội đổi mới, với tinhthần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật Đại hội đã khẳng

định những thành tựu quan trọng trong 5 năm 1981 – 1985 Nông nghiệp tăng bìnhquân hàng năm 5%, tổng sản lợng lơng thực năm 1986 tăng hơn 3 triệu tấn so vớinăm 1981 Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% Thu nhập quốc dântăng bình quân hàng năm tăng 6,4%

Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc giành đợc thắng lợi to lớn Nghĩa vụ quốc tế đối vớiLào, Campuchia đợc thực hiện tốt, góp phần tăng cờng quan hệ giữa ba nớc Đông D-

ơng với các nớc trong khu vực và thế giới

Những thành tựu trên đã tạo cho sự nghiệp cách mạng nớc ta những nhân tốmới để tiến lên Đồng thời, Đại hội cũng nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm sailầm còn mắt phải là: Sản xuất tăng chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch 5năm không đạt đợc, tài nguyên lãng phí, phân phối lu thông rối ren, nhiều lao độngkhông có việc làm, hàng tiêu dùng thiếu nghiêm trọng Thiếu sót lớn nhất là cha thựchiện đợc mục tiêu ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân

Đại hội chỉ ra khuynh hớng t tởng chủ yếu của những sai lầm, đặc biệt sai lầm

về chính sách kinh tế là do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ giản đơn, nóng vội;

là khuynh hớng buông lỏng quản lý kinh tế – xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh

đờng lối và nguyên tắc của Đảng Đó là biểu hiện của t tởng tiểu t sản, vừa “tả”khuynh, vừa “hữu” khuynh

Nguồn gốc của những sai lầm khuyết điểm đó bắt nguồn từ những sai lầm,khuyết điểm trong công tác t tởng, công tác tổ chức và công tác cán bộ của Đảng

Từ sự phân tích trên Đại hội rút ra 4 bài học kinh nghiệm lớn, có ý nghĩa quantrọng đối với hoạt động chỉ đạo của Đảng từ đó về sau:

Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt t tởng “lấy dân

làm gốc”, chăm lo xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo

quy luật khách quan

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện

mới

Trang 25

Bốn là, Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo

nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI nêu rõ ba quan điểm chỉ đạo công cuộc

đổi mới ở nớc ta là

- Đổi mới là tất yếu khách quan, là yêu cầu bức thiết của cách mạng nớc ta

“Chỉ có đổi mới thấy đúng, thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy,những sai lầm để sửa chữa”.1

- Đổi mới không phải là phủ định sạch trơn, đổi mới phải biết kế thừa thànhtựu, kết quả đã thu đợc trong quá khứ “Đổi mới không có nghĩa là phủ định nhữngthành tựu lý luận đã đạt đợc, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đờng lối đúng đắn đã đợc xác định, trái lại chính là

sự bổ sung và phát triển những thành tựu ấy”1

- Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế– xã hội, nhng phải có hình thức, bớc đi, cách làm thích hợp

Đại hội đề xớng chủ trơng đổi mới đờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trongthời kỳ quá độ ở nớc ta với những nội dung cơ bản sau:

Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát cho những năm còn lạicủa chặng đờng đầu tiên ở nớc ta là: “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội,xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủnghĩa trong chặng đờng tiếp theo”

Từ nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát đó, Đại hội đề ra 5 mục tiêu cụ thểtrong những năm còn lại của chặng đờng đầu tiên là:

- Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ

- Bớc đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, nhằm phát triển sản xuất

- Xây dựng và hoàn thiện một bớc quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất

và trình độ phát triển của lực lợng sản xuất

- Tạo ra sự chuyển biến tốt về mặt xã hội

- Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh

Để thực hiện các mục tiêu nói trên, Đại hội đã đề ra một hệ thống các giảipháp: Về bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu t; về xây dựng, củng cố quan hệ sản xuấtmới, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế; về đổi mới cơ chế quản lýkinh tế; về phát huy động lực của khoa học – kỹ thuật; về mở rộng, nâng cao hiệuquả kinh tế đối ngoại

Trong hệ thống các giải pháp đó, Đại hội nhấn mạnh giải pháp tập trung sứcngời, sức của vào thực hiện ba chơng trình mục tiêu: lơng thực, thực phẩm, hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu Đại hội nhấn mạnh ba chơng trình mục tiêu đó là sự cụ thểhoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đờng đầu tiêncủa thời kỳ quá độ ở nớc ta

Báo cáo Chính trị của Đại hội đã đề cập đến chính sách đối ngoại, phát huyquyền làm chủ của nhân dân lao động; nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nớc vànâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới

Đờng lối đổi mới, trớc hết là đổi mới t duy kinh tế của Đảng tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VI đã đa đến cho cách mạng nớc ta nguồn sức mạnh mới trêncon đờng tiến lên chủ nghĩa xã hội

Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bớc ngoặt trong sựnghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiêncứu, phát triển lý luận, Đại hội đánh giá thực trạng kinh tế – xã hội đất n ớc, đề ra đ-ờng lối đổi mới toàn diện, tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, đặtnền tảng cho việc tìm ra con đờng thích hợp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta Tuynhiên, Đại hội cũng còn một số hạn chế trong việc đề ra những giải pháp cụ thể nhằmtháo gỡ khó khăn trớc mắt của cách mạng nớc ta

Quá trình tìm tòi con đờng quá độ thích hợp lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta của

Đảng từ tháng 8 năm 1979 đến tháng 12 năm 1986 là quá trình từ đổi mới từng phần,từng lĩnh vực riêng lẻ, tiến lên đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để Quá trình đódiễn ra từ hai phía: từ các phong trào quần chúng ở cơ sở và sự lãnh đạo chặt chẽ,sáng tạo của Đảng ta Đờng lối đổi mới của Đảng là sản phẩm của ý Đảng, lòng dân

Do đó, đờng lối sớm đợc hiện thực hoá, mang lại kết quả trong cuộc sống Điều đó

Trang 26

chứng tỏ quá trình tìm tòi con đờng thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta là đúng

đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xu thế của thời đại và hợp quy luật, thể hiện rõbản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng Qua đó, Đảng ta rút ra một số kinhnghiệm:

Một là, muốn tìm ra con đờng phát triển của đất nớc đúng đắn, trớc hết phải

nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật Thờng xuyên tổng kếtthực tiễn là phơng pháp tốt nhất để đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, xác

định đúng con đờng đổi mới

Hai là, tổng kết thực tiễn đòi hỏi phải biết lắng nghe các ý kiến khác nhau, dân

chủ bàn bạc, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí

Ba là, đổi mới là quá trình từng bớc, từ thấp đến cao, từ đổi mới từng phần,

từng bộ phận, tiến lên đổi mới toàn diện, đồng bộ, chống nôn nóng, chủ quan đốtcháy giai đoạn

2 Đảng lãnh đạo thực hiện đờng lối đổi mới từ năm 1987 đến tháng 6 năm 1991.

Triển khai thực hiện đờng lối đổi mới toàn diện của Đảng, không chỉ đơn thuần

là việc giải quyết những khó khăn vốn có, mà còn giải quyết những khó khăn mới nảysinh Trong hoàn cảnh thế giới có nhiều biến động nhanh chóng và phức tạp, luôn tác

động đến cách mạng nớc ta

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, tạo

điều kiện cho các nớc phát triển về mọi mặt Song cuộc cách mạng đó cũng làm chotính chất, mâu thuẫn thời đại ngày càng trở lên gay gắt, phức tạp hơn, làm cho khoảngcách giữa các nớc giàu và các nớc nghèo ngày càng cách xa

Cuộc khủng hoảng, tan rã của một số nớc xã hội chủ nghĩa vào những năm cuốithập kỷ 80 của thế kỷ XX đã tác động mạnh đến tình hình kinh tế, chính trị và xã hộinớc ta

Các thế lực thù địch cả trong nớc và bên ngoài tăng cờng các hoạt động chốngphá cách mạng nớc ta

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, cuộc khủng hoảng kinh tế– xã hội ở nớc ta vẫn diễn ra trầm trọng hơn

Trong bối cảnh hết sức khó khăn, phức tạp đó, với bản lĩnh chính trị vững vàngcủa mình, Đảng đã kiên trì lãnh đạo đất nớc đi theo đờng lối đổi mới, vừa bảo đảm ổn

định về chính trị, vừa tìm ra kế sách hữu hiệu để từng bớc vợt qua khó khăn, đi lên

Nhiệm vụ cấp bách cần đợc giải quyết ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI là tháo gỡ những ách tắc trong phân phối lu thông Hội nghị lần thứ hai BanChấp hành Trung ơng khoá VI (4-1987) xác định phân phối, lu thông là mặt trận nóngbỏng, nghị quyết hội nghị xác định mục tiêu 4 giảm: giảm tỉ lệ bội chi ngân sách,giảm nhịp độ tăng giá, giảm lạm pháp và giảm khó khăn về đời sống của nhân dân lao

động Hội nghị đề ra những quy định mới về giá cả và lu thông vật t – hàng hoá:chính sách và biện pháp giải quyết tiền lơng và đời sống của công nhân, viên chức vàlực lợng vũ trang; chính sách và biện pháp tăng thu, hạn chế bội chi ngân sách, giảmtốc độ lạm phát; thực hiện chính sách thu mua nông sản của nông dân theo giá thoảthuận

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI (8-1987) khẳng định sự

đúng đắn của Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ơng Hội nghị bổsung những chủ trơng, biện pháp cấp bách về giá, lơng, về ngân sách nhà nớc Hộinghị ra nghị quyết về chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạchtoán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nớc về kinh tế

Ngày 12 tháng 9 năm 1987, Bộ Chính trị ra nghị quyết về cuộc vận động làmtrong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và cán bộ Nhà n ớc, làm lànhmạnh các quan hệ xã hội

Ngày 21 tháng 9 năm 1987, Ban Bí th ra Chỉ thị về tăng cờng lãnh đạo báo chítrong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, uốn nắn những lệch lạc của báo chí

Đầu tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị, Ban Bí th ra Nghị quyết và Chỉ thị vềnhiệm vụ quốc phòng Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nớc đánh thắng chiếntranh phá hoại nhiều mặt của địch

Trang 27

Ngày 28 tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra nghị quyết về đổi mới và nâng caotrình độ lãnh đạo quản lý văn học nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo,

đa văn học nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bớc mới

Hội nghị lần thứ t Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI (12-1987) ra nghị quyết

về phơng hớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong ba năm 1988 – 1990

Ngày 5 tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ-TW, về đổi mớiquản lý kinh tế nông nghiệp

Ngày 2 tháng 5 năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 11, về các biện pháp cấpbách chống lạm phát

Ngày 15 tháng 7 năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 16, về đổi mới chínhsách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh

Ngày 20 tháng 6 năm 1988, Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI đã họp Hộinghị lần thứ năm quyết định một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng

Từ năm 1987 đến giữa năm 1988, Đảng, Nhà nớc có nhiều chủ trơng, chínhsách đổi mới quan trọng nhằm tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách.Trong thời gian này các chủ trơng, chính sách mới của đảng cha thực sự đi vào cuộcsống, cha thật sự phát huy tác dụng Tình hình kinh tế – xã hội cha có sự chuyểnbiến rõ rệt, thậm chí có mặt gay gắt hơn trớc

Tiếp tục tìm tòi đổi mới, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng khoá

VI (3-1989), kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI và đề ra phơng hớng nhiệm vụ trong ba năm tới

Hội nghị khẳng định đờng lối đổi mới do Đại hội VI đề ra là đúng đắn, đồngthời, bổ sung, phát triển một số nội dung quan trọng Hội nghị khẳng định: thực hiệnnhất quán chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sảnxuất, đó là chủ trơng chiến lợc lâu dài, là vấn đề có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lênsản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thị trờng

là một thể thống nhất trong toàn quốc, gắn với thị trờng quốc tế, với nhiều lực lợngkinh tế – xã hội tham gia thị trờng vừa là căn cứ, vừa là đối tợng của kế hoạch

Đặc biệt hội nghị đã đề ra 5 nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới sau:

Một là, đi lên chủ nghĩa xã hội là con đờng tất yếu của nớc ta, là sự lựa chọn

sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng ta Xây dựng nớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mụctiêu, lý tởng của Đảng và nhân dân ta

Hai là, chủ nghĩa Mác – Lênin luôn luôn là nền tảng t tởng của Đảng ta, chỉ

đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta

Ba là, đổi mới tổ chức, phơng thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng

cờng sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản Sự lãnh đạo của Đảng là điềukiện quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩacủa nhân dân ta

Bốn là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của

nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của

sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Năm là, kết hợp chủ nghĩa yêu nớc với chủ nghĩa quốc tế vô sản và quốc tế xã

hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới

Từ sau Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI, các chủ trơngchính sách đổi mới đã bớc đầu phát huy tác dụng rõ rệt, nền kinh tế nớc ta bớc đầu có

sự khởi sắc mới, song vẫn còn nhiều khó khăn Tình hình các nớc xã hội chủ nghĩa ở

Đông Âu, Liên Xô diễn biến ngày càng xấu, ngả theo con đờng t bản chủ nghĩa.Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn (4-1989) thực chất là vụ bạo loạn phảncách mạng, nếu Đảng, Nhà nớc Trung Quốc không xử lý kịp thời thì hậu quả xảy rathật khó lờng

Những biến động chính trị trên thế giới đã tác động đến cách mạng nớc ta, đểgiữ vững sự ổn định chính trị, t tởng, từ ngày 15 đến ngày 24 tháng 8 năm 1989 Hộinghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI đã họp, ra Nghị quyết về “một sốvấn đề cấp bách về công tác t tởng trớc tình hình trong nớc và quốc tế hiện nay”

Tiếp đó, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI (3-1990) raNghị quyết về tình hình các nớc xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc

Trang 28

và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta (Nghị quyết Trung ơng 8ê) và Nghị quyết về đổimới công tác vận động quần chúng của Đảng, tăng cờng mối liên hệ giữa Đảng vàquần chúng (Nghị quyết Trung ơng 8B).

Nghị quyết 8ê nhận định, chỉ rõ nguyên nhân cuộc khủng hoảng ở các nớc xãhội chủ nghĩa và tác động của nó đối với cách mạng nớc ta

Nghị quyết 8B xác định vị trí, tầm quan trọng mối liên hệ giữa Đảng và quầnchúng, từ đó nêu lên các quan điểm chỉ đạo công tác vận động quần chúng của Đảngtrong tình hình mới

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI (8-1990) thông qua

dự thảo Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và dựthảo Chiến lợc ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000

Hội nghị lần thứ mời Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI (11-1990) thông qua

dự thảo Báo cáo xây dựng Đảng và báo cáo về Điều lệ Đảng (sửa đổi), hội nghị đề raphơng hớng chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội năm 1991

Hội nghị lần thứ mời một Ban Chấp hành Trung ơng khoá VI (1-1991) góp ý dựthảo Báo cáo chính trị Hội nghị Ban Chấp hành Trung ơng lần thứ mời hai (5-1991)

và lần thứ mời ba (6-1991) xem xét lần cuối các văn kiện trình Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VII của Đảng, chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ơng khoá VII

Nhìn chung, từ tháng 12 năm 1986 đến giữa năm 1991 là khoảng thời gian

Đảng triển khai thực hiện đờng lối đổi mới toàn diện, từng bớc tổng kết thực tiễn bổsung, phát triển đờng lối đổi mới đa cách mạng nớc ta từng bớc đạt đợc những thànhtựu rất quan trọng

Trên lĩnh vực kinh tế, đã đạt tiến bộ rõ rệt trong thực hiện ba chơng trình kinh

tế, nhất là mặt trận sản xuất lơng thực, thực phẩm, không những đáp ứng nhu cầutrong nớc mà còn có dự trữ và một phần xuất khẩu Có sự chuyển biến trong bố trí cơcấu kinh tế, cơ cấu đầu t, kinh tế đối ngoại có bớc tiến đáng kể

Trên đất nớc ta bớc đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vậnhành theo cơ chế trị trờng, có sự quản lý của Nhà nớc

Cơ chế quản lý mới từng bớc đợc hình thành, theo xu hớng xoá bỏ từng bớc cơchế tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa,kiềm chế và đẩy lùi lạm phát

Chính sách xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục có tiến bộ rõ rệt Đời sống nhândân từng bớc đợc cải thiện Dan chủ xã hội chủ nghĩa đợc phát huy trên mọi lĩnh vựccủa đời sống, xã hội

Công tác đối ngoại, thực hiện mục tiêu giữ vững hoà bình, từng bớc phá thế baovây về kinh tế, cô lập về chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế

Quốc phòng – an ninh đã có những đổi mới quan trọng Đáng chú ý là chúng

ta đã tiến hành điều chỉnh chiến lợc bảo vệ Tổ quốc theo quan điểm chiến tranh nhândân, bố trí lại lực lợng trên các địa bàn chiến lợc Tình hình trong nớc và quốc tế cónhững biến đổi phức tạp, nhng chúng ta có nhiều nỗ lực bảo đảm an ninh quốc gia,trật tự an toàn xã hội, góp phần ổn định chính trị – xã hội, tạo môi trờng thuận lợicho công cuộc đổi mới phát triển

Những thành tựu nói trên, khẳng định quá trình hình thành phát triển đờng lối

đổi mới của Đảng là đúng đắn, hình thức, bớc đi, cách làm phù hợp Đó là cơ sở quantrọng để đất nớc tiếp tục tiến lên

Tuy vậy, cách mạng nớc ta vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, khó khăn lớnnhất là đất nớc cha ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội; nớc ta vẫn là một nớcnghèo và kém phát triển; nhiều vấn đề nóng bỏng cha đợc giải quyết; vẫn còn nhiềunhân tố có thể gây mất ổn định chính trị không thể xem thờng Nhiệm vụ của Đảng ta

là phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới đa cách mạng nớc ta tiến lên thực hiện thắng lợi mụctiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, là thời kỳ Đảng lãnh đạo

đổi mới từng phần, từng lĩnh vực riêng lẻ, tiến lên đổi mới toàn diện triệt để và đồng

bộ Quá trình đó t duy mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội, con đờng tiến lên chủ nghĩaxã hội ở nớc ta từng bớc đợc hình thành, phát triển, đồng thời từng bớc khắc phục tduy cũ và mô hình cũ về chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp bị xoá bỏ Thực tiễnchứng minh quá trình tìm tòi, con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta là đúng đắn,

Trang 29

hình thức, bớc đi, cách làm phù hợp, tạo nên sự tin tởng, phấn khởi trong nhân dân

b-ớc vào giai đoạn cách mạng mới

Chơng 3

Đại hội lần thứ VII của Đảng

và cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trớc yêu cầu đòi hỏi của đất nớc sau hơn 4 năm thực hiện đờng lối đổi mới,

Đảng đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) Đại hội có nhiệm

vụ tổng kết bớc đầu việc triển khai thực hiện đờng lối đổi mới do Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VI vạch ra; thông qua cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội; xác định phơng hớng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của cáchmạng Việt Nam trong thời gian tới

I Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991)

Vào những năm tám mơi, đầu những năm chín mơi của thế kỷ XXI, sự sụp đổcủa chế độ xã hội chủ nghĩa ở nhiều nớc Đông Âu liên tiếp diễn ra Tháng 10 năm

1989 ở Dung-ga-ri và Bun-ga-ri, tháng 11 năm 1989 ở Tiệp Khắc, tiếp theo vào tháng

12 năm 1989 các nớc Cộng hoà Dân chủ Đức, Ru-ma-ri, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp

đổ, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo đất nớc

Các thế lực đế quốc và phản động quốc tế đã triệt để khai thác những sai lầm vàkhó khăn của các nớc xã hội chủ nghĩa để thực hiện chiến lợc “diễn biến hoà bình”,bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ các nớc xã hội chủ nghĩa còn lại

Bên cạnh đó, tình hình thế gtiới cũng có nhiều thuận lợi mới tác động đến cáchmạng nớc ta Quan hệ đối ngoại của nớc ta với thế giới ngày càng đợc mở rộng, mở ratriển vọng từng bớc bình thờng hoá quan hệ với nhiều nớc, nhiều tổ chức quốc tế vàkhu vực Điều đó tạo ra khả năng để chúng ta mở rộng thị trờng, tham gia ngày càngsâu hơn vào sự phân công lao động quốc tế, thực hiện đoàn kết, hợp tác quốc tế ngàycàng cao

Trong nớc, sau hơn 4 năm thực hiện đờng lối đổi mới Đảng và nhân dân ta đãthu đợc những thành tựu bớc đầu rất quan trọng Chúng ta đã có những kinh nghiệmbớc đầu, nhân dân ngày càng tin tởng, ủng hộ đờng lối đổi mới Tình hình chính trị,xã hội nớc ta ổn định Đất nớc có nhiều tiềm năng để phát triển với quy mô, tốc độngày càng lớn hơn

Tuy vậy, đất nớc vẫn cha ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, công cuộc đổimới còn nhiều vấn đề kinh tế – xã hội nóng bỏng cha đợc giải quyết Quá trình đổimới, đảng và nhân dân ta luôn phải đơng đầu với các hoạt động phá hoại của các thếlực thù địch ở trong và ngoài nớc

Bối cảnh quốc tế và trong nớc nói trên đã tác động không nhỏ đến công cuộc

đổi mới ở nớc ta Nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng sẽ tiếptục phát huy những u điểm đã đạt đợc, bổ sung, phát triển đờng lối đổi mới, ngănngừa những lệch lạc mới phát sinh, khắc phục khó khăn trở ngại, tiến lên giành nhữngthắng lợi mới

2 Nội dung cơ bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991)

Đại hội đợc tiến hành từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 6 năm 1991 tại Hà Nội Dự

Đại hội có 1.176 đại biểu đại diện cho hơn hai triệu đảng viên Nhận lời mời của BanChấp hành Trung ơng Đảng ta, các đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng nhândân cách mạng Lào, Đảng nhân dân cách mạng Campuchia, Đảng Cộng sản CuBa vànhiều khách quốc tế đã tham dự Đại hội

Trang 30

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đã thông qua các vănkiện: Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; chiến lợc

ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000; Báo cáo chính trị; Báo cáo xâydựng Đảng, Điều lệ Đảng (sửa đổi) và bầu Ban Chấp hành Trung ơng Đảng khoá VIIgồm 146 đồng chí Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ơng Đảng khoá VII đãbầu Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí th gồm 9 đồng chí Đồng chí Đỗ Mời đợcbầu làm Tổng Bí th của Đảng Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, VõChí Công đợc giao trọng trách là cố vấn Ban Chấp hành Trung ơng khoá VII

Chiến lợc ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000 đợc Đại hộithảo luận, thông qua với mục tiêu tổng quát; đa nớc ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế –xã hội, tạo điều kiện cho đất nớc phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ XXI, tăng tổngsản phẩm trong nớc đến năm 2000 gấp đôi số với năm 1990 Chiến lợc đề ra phơng h-ớng đổi mới cơ cấu kinh tế, hình thành cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc,theo định hớng xã hội chủ nghĩa Chiến lợc nêu rõ các chính sách và giải pháp về vốn,

về kinh tế đối ngoại, dân số, việc làm, văn hoá, giáo dục, khoa học, tài nguyên và môitrờng; phơng hớng cải cách bộ máy Nhà nớc và đổi mới công tác cán bộ

Về Báo cáo chính trị, đã đi vào đánh giá tình hình đổi mới trên các lĩnh vực vàrút ra 5 kinh nghiệm bớc đầu của công cuộc đổi mới Căn cứ vào mục tiêu của chặng

đờng đầu thời kỷ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Báo cáo chính trị xác định mục tiêutổng quát trong 5 năm (1991 – 1995) là ”vợt qua khó khăn thử thách, ổn định vàphát triển kinh tế – xã hội, tăng cờng ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất côngxã hội, đa nớc ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay”

Về mục tiêu cụ thể cần đạt đợc là: Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữvững và phát triển sản xuất, bắt đầu có tích luỹ từ nền kinh tế quốc dân; tạo thêm việclàm cho ngời lao động, giảm nhịp độ tăng dân số; ổn định và từng bớc cải thiện đờisống nhân dân; tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hoạt động củaNhà nớc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng

Phơng châm chỉ đạo là: Tăng cờng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân; kết hợp

động lực kinh tế với động lực tinh thần; tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đacông cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bớc đi vững chắc; tạo môi trờng quốc tế thuậnlợi, mở rộng và tăng cờng quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực

Để thực hiện mục tiêu của những năm 1991 – 1995, Báo cáo chính trị đã đềcập đến nhiệm vụ chủ yếu trên các lĩnh vực; ổn định và phát triển kinh tế; chính sáchxã hội; khoa học, giáo dục, văn hoá; quốc phòng và an ninh; chính sách đối ngoại;phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nớc và vai tròcủa các đoàn thể nhân dân; đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo

và sức chiến đấu của Đảng

Cùng với việc xác định nhiệm vụ chủ yếu, Báo cáo chính trị còn chỉ rõ 10nhiệm vụ cấp bách trong thời gian trớc mắt, nhằm ổn định một bớc tình hình kinh tế– xã hội, tiếp tục kiềm chế, đổi lùi lạm phát

Về Báo cáo xây dựng Đảng, đã xác định nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn Đảng là:Phát huy truyền thống cách mạng, tăng cờng bản chất giai cấp công nhân và tính tiềnphong của Đảng; xây dựng Đảng thật sự gắn liền với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế– xã hội, cải cách bộ máy Nhà nớc, đổi mới công tác chuần chúng, bảo đảm cho

Đảng làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa

Đại hội thông qua Điều lệ Đảng (sửa đổi), có nhiều điểm mới đợc bổ sung vàsửa đổi, trong đó xác định nền tảng t tởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) còn có nhiệm vụtrọng đại là thông qua ”cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội”

II Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa x hội.ã

1 Sự cần thiết phải xây dựng cơng lĩnh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

a Vai trò của cơng lĩnh trong sự nghiệp phát triển đất nớc

Trang 31

Theo Lên nin: ”Cơng lĩnh là một bản tuyên ngôn vắn tắt, rõ ràng và chính xác,nói lên tất cả những điều mà Đảng muốn đạt đợc và vì mục đích gì mà Đảng đấutranh”.

Ngời còn chỉ rõ: Cơng lĩnh phải đợc xây dựng trên cơ sở khoa học Nó phải giảithích cho quần chúng rõ cách mạng cộng sản xảy ra nh thế nào; tại sao nó nhất địnhxảy ra; ý nghĩa của nó, thực chất và sức mạnh của nó ra sao; nó phải giải quyết nhữnggì, mỗi đoạn của cơng lĩnh phải thể hiện đợc điều mà ngời lao động nào cũng biết,phải quán triệt và phải hiểu

Theo quan niệm của Đảng ta: ”Cơng lĩnh chính trị là văn bản trình bày nhữngnội dung cơ bản về mục tiêu, đờng lối, nhiệm vụ và phơng pháp cách mạng trong mộtgiai đoạn nhất định:”

Cơng lĩnh chính trị là điều không thể thiếu của mọi chính đảng Trong bất cứxã hội nào, đảng cầm quyền đều giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nớc

và đảng đó phải đề ra cơng lĩnh chính trị để chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của

đảng, nhà nớc và toàn xã hội Trong cuộc đấu tranh giai cấp, những ngời cộng sảntuyên bố công khai dứt khoát mục tiêu chính trị và đờng lối đấu tranh thể hiện qua c-

ơng lĩnh chính trị của mình Lênin chỉ rõ: ”Thực chất của cơng lĩnh là tổ chức cuộc

đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh mà mục đích cuốicùng là giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và thiết lập một xã hội xã hội chủnghĩa

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,

đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàndân tộc Mục đích của Đảng là xây dựng nớc Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu,nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội và chủ nghĩa cộng sản trên đất nớc ta Nguyên tắc tổ chức và mọi hoạt động của

Đảng dựa trên cơ sở Cơng lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng

Để lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra bản

c-ơng lĩnh đầu tiên, đó là ”Chính cc-ơng vắn tắt, Sách lợc vắn tắt” đã đợc thông qua tạiHội nghị thành lập Đảng (3-2-1930) Đây là bản cơng lĩnh cách mạng giải phóng dântộc đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với lý luận Mác – Lênin, với thực tiễn cách mạngViệt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, thể hiện sự kết hợp nhuầnnhuyễn quan điểm giai cấp và dân tộc, trên lập trờng của giai cấp công nhân, thể hiệntập trung t tởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Bản cơng lĩnh đó đãkhông ngừng đợc bổ sung, phát triển và từng bớc hoàn thiện Dới sự lãnh đạo của

Đảng, nhân dân ta đã thực hiện cơng lĩnh đó, cách mạng Việt Nam từng bớc đi lêngiành thắng lợi, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cả nớc độc lậpthống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội

b Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi Đảng phải có cơng lĩnh.

Với việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nớc, cơnglĩnh đầu tiên của Đảng đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ lịch sử của mình Sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội đã và đang đòi hỏi cần phải có cơng lĩnh để vạch rõ phơnghớng, nhiệm vụ, mục tiêu và cả những nguyên tắc chỉ đạo cho cả thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở nớc ta

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976), đã xác định đờnglối chung và đờng lối kinh tế cho cả thời kỳ quá độ Qua tổ chức thực hiện đờng lối

đó, chúng ta đã giành đợc một số thành tựu, song vẫn còn nhiều sai lầm khuyết điểm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982) đã bổ sung và phát triển thêmmột bớc về những định hớng lớn trên con đờng tiến lên chủ nghĩa xã hội Thực tế đóchứng tỏ Đảng đã cố gắng tìm tòi, từng bớc phát hiện những quy luật tất yếu trên con

đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta Song những bổ sung, phát triển ấy có điểm cha

đầy đủ, cha hoàn chỉnh, cha phản ánh đúng nhu cầu lịch sử đặt ra Do đó, trong 10năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nớc ta (1976 – 1985), bên cạnh nhữngthành tựu đạt đợc, cách mạng nớc ta không tránh khỏi những sai lầm, vấp váp Điều

đó đặt ra cho Đảng ta phải tiếp tục sự tìm tòi, đổi mới trên con đờng tiến lên chủnghĩa xã hội

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta là một kiểu quá độ đặc biệt, quá độ giántiếp lên chủ nghĩa xã hội Lực lợng sản xuất rất thấp, bỏ qua chế độ t bản chủ nghĩa,

Trang 32

do đó phải lâu dài, khó khăn và vô cùng phức tạp Thực tế đó đang đòi hỏi Đảng phảigiải quyết, chỉ đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách cụ thể trên các lĩnhvực đời sống, xã hội Dới ánh sáng đờng lối đổi mới toàn diện do Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986), nhân dân ta đã thu đợc những thành tựu b-

ớc đầu rất quan trọng Song Đại hội VI của Đảng vẫn cha giải đáp đợc những vấn đề

lý luận vừa cơ bản, vừa cấp bách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nớc, trong

đó có nhiều vấn đề quan trọng cha đợc khái quát mang tầm cơng lĩnh cũng cha đợclàm sáng tỏ Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chủ trơng cần

”xúc tiến xây dựng cơng lĩnh” cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để trình Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua Đại hội cho rằng: ”Thảo ramột cơng lĩnh cách mạng hoàn chỉnh và chiến lợc phát triển kinh tế – xã hội là sựkiện chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự chỉ đạo cách mạng trong mộtthời kỳ tơng đối dài, đặt nền tảng chính trị, t tởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhànớc và xã hội

Sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta tiến hành trong hoàn cảnh chủ nghĩa xã hộilâm vào khủng hoảng nghiêm trọng Các đảng cộng sản ở nhiều nớc đang tập trungphê phán mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nớc, cơ sở lý luận của hệ thống quản lý kinh

tế – xã hội tập trung, quan liêu bao cấp Đây là thời điểm đòi hỏi các đảng cộng sảnphải xây dựng cơng lĩnh chính trị mới để tuyên bố lập trờng chính trị của mình Songnhiều luận điểm mới về chủ nghĩa xã hội cha đợc thực tế kiểm nghiệm Lợi dụng sựkhủng hoảng ở các nớc xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa đế quốc và các lực lợng phản

động quốc tế tăng cờng chống phá chủ nghĩa xã hội rất quyết liệt Trong khi đó tâmtrạng ở một số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta có lo lắng, băn khoăn về con đờngmục tiêu, lý tởng xã hội chủ nghĩa Tình hình trên cũng đặt ra cho Đảng cần có cơnglĩnh mới để khẳng định con đờng đã lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta là đúng

đắn, vạch rõ những định hớng cơ bản chỉ đạo t tởng và hành động chung cho toàn

Đảng, toàn dân

c Quá trình Đảng chuẩn bị cho sự ra đời ”Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”

Không thể có một cơng lĩnh chính trị nào hoàn chỉnh ngay sau khi nó mới ra

đời Khi dự thảo cơng lĩnh mới của Đảng Cộng sản (b) Nga, Lênin đã chỉ rõ: ”Donhững khó khăn hiện tại, chúng ta sẽ thảo ra một cơng lĩnh trong đó còn có nhiều sailầm, nhng điều đó không can gì, đại hội sau sẽ sửa chữa cuộc sống đi nhanh đếnnỗi, nếu thấy việc sửa đổi một số điểm trong cơng lĩnh là cần thiết, thì chúng ta sẽlàm thôi”

Việc xây dựng cơng lĩnh cho cả một thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việclàm rất khó khăn Chúng ta cha đủ điều kiện để phác thảo ra một bức tranh hoànchỉnh về con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội Song chúng ta không thể ngồi chờ cho có

đầy đủ các điều kiện và mọi luận điểm đều đợc sáng tỏ rồi mới xây dựng cơng lĩnh.Thực tiễn đầu năm 1930, lúc Đảng mới thành lập cha có đủ mọi điều kiện để xâydựng cơng lĩnh, nhng Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xác định c-

ơng lĩnh đầu tiên của Đảng, đó là ”Chính cơng vắn tắt, Sách lợc vắn tắt” đợc thôngqua tại Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930) Quá trình vận động của cách mạng sẽcung cấp cho Đảng ta nhiều dữ kiện mới để Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển và hoànthiện cơng lĩnh của mình

Qua hơn 15 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nớc, nhất là qua 5năm đổi mới, nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn dần dần đợc làm sáng tỏ Mặt khác,nghiên cứu kinh nghiệm qua cải tổ, cải cách của các nớc xã hội chủ nghĩa giúp chúng

ta nhận thức rõ hơn tính quy luật của con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nớc màlực lợng sản xuất còn rất thấp Đồng thời căn cứ vào những nguyên lý của chủ nghĩaMác – Lênin, t tởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam, chúng ta có thểvạch ra một cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Việc chuẩn bị xây dựng cơng lĩnh đã đợc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng chỉ rõ: ”Cần xúc tiến xây dựng một cơng lĩnh hoàn chỉnh cho toàn bộ cuộccách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ” Thực hiện quyết định đó, ngay từtháng 2 năm 1987 Ban Chấp hành Trung ơng Đảng đã chỉ đạo biên soạn cơng lĩnh vàchiến lợc kinh tế – xã hội Ban soạn thảo cơng lĩnh và chiến lợc kinh tế – xã hội do

Trang 33

đồng chí Tổng Bí Th Nguyễn Văn Linh làm trởng ban Tiểu ban soạn thảo cơng lĩnh

do cố vấn Trờng Chinh làm trởng tiểu ban Sau khi cố vấn Trờng Chinh qua đời, Tổng

Bí th Nguyễn Văn Linh trực tiếp làm trởng tiểu ban soạn thảo cơng lĩnh Trong quátrình soạn thảo cơng lĩnh và các văn kiện chính trị của Đảng, đã đợc đại bộ phận cán

bộ, đảng viên, các vị lão thành cách mạng, các nhà khoa học đóng góp ý kiến Việclàm này đúng nh Lênin đã từng chỉ ra trong phơng pháp xây dựng cơng lĩnh ”Muốnchuẩn bị chu đáo bản cơng lĩnh, muốn cho toàn Đảng thực sự tham gia công tác xâydựng bản cơng lĩnh, thì những ai quan tâm đến việc đó, phải tức khắc bắt tay vào việc

và công bố cả những ý kiến của mình lẫn những dự thảo chính sách về các điểm đã

đ-ợc biên soạn xong và đã đđ-ợc bổ sung hoặc sửa đổi:

Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của cơng lĩnh và sự đòi hỏi của công cuộcxây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở những điềukiện cho phép cùng với quyết tâm và sự chuẩn bị thận trọng, chu đáo của toàn Đảng,

ý kiến đóng góp của toàn dân, ”Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội” đã đợc thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của

Đảng (6-1991) Bản Cơng lĩnh ra đời đã đáp ứng lòng mong đợi của toàn Đảng, toàndân, là cơ sở thống nhất ý chí và hành động, cổ vũ các lực lợng xã hội phấn đấu cho

lý tởng mà Đảng đã đề ra

2 Nội dung cơ bản của cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

a Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm.

Thực hiện Cơng lĩnh năm 1930, trong suốt 45 năm Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh đã lãnh đạo nhân dân ta giành đợc những thành tựu vĩ đại: Tiến hành Cáchmạng tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà;

đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lợc của thực dân Pháp giải phóng nửa nớc, miền Bắcchuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa; kháng chiến chống Mỹ, cứu nớcthắng lợi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đa cả nớc đi lên chủ nghĩa xãhội

Sau thắng lợi lịch sử mùa Xuân 1975, cả nớc thống nhất đi lên chủ nghĩa xãhội, nhân dân ta đã thu đợc những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Nhng Đảng cũng đã phạm phải một số sai lầm chủ quan, duy ý chí, viphạm quy luật khách quan trên một số mặt trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986), đã tự phê bình và đề

ra đờng lối đổi mới Công cuộc đổi mới qua 4 năm thực hiện đã đạt đợc những thànhtựu bớc đầu rất quan trọng, khẳng định con đờng chúng ta đang đi là đúng Tuy nhiên,khó khăn còn nhiều, đất nớc cha ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội

Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng từ năm 1930 đến năm 1991,cơng lĩnh nêu lên 5 bài học kinh nghiệm lớn:

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Ba là, không ngừng củng cố, tăng cờng đoàn kết: Đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết

toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nớc

với sức mạnh quốc tế

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi

của cách mạng Việt Nam

b Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta

- Đặc điểm của đất nớc khi bớc vào thời kỳ quá độ

Nớc ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh quốc tế có những biến đổi

to lớn và sâu sắc Đó là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ramạnh mẽ trên thế giới, cuốn hút tất cả các nớc ở mức độ phát triển khác nhau Nềnsản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc Những

xu thế đó ảnh hởng tới nhịp độ phát triển và cuộc sống của các dân tộc, tạo ra thời cơphát triển cũng nh những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nớc lạc hậu vềkinh tế Các nớc xã hội chủ nghĩa trong quá trình hình thành, phát triển đã thu đợcnhững thành tựu to lớn, song cũng mắc phải những khuyết điểm sai lầm, lâm vào cuộckhủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn Trong quá trình cải tổ đã mắc phải sai lầm về

Trang 34

quan điểm, đờng lối, về hình thức, bớc đi, do đó dẫn đến sự thay đổi chế độ ở một sốnớc Chủ nghĩa t bản còn có những tiềm năng lớn về kinh tế, chúng đang có những

điều chỉnh về đờng lối đối nội, đối ngoại để thích nghi, song các mâu thuẫn cơ bảnvốn có của chủ nghĩa t bản ngày càng sâu sắc Các nớc độc lập dân tộc và các nớc

đang phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh khó khăn và phức tạp, chống nghèo nàn,lạc hậu, chống chủ nghĩa thực dân mới dới nhiều hình thức Thế giới đang đứng trớcnhiều vấn đề mang tính toàn cầu hết sức cấp bách

Cơng lĩnh nhấn mạnh: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại

là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nớc vì hoàbình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Chủ nghĩa xã hội hiện đang đứng tr-

ớc nhiều khó khăn, thử thách Lịch sử thế giới đang trải qua những bớc quanh co;song, loài ngời cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiếnhoá của lịch sử

Nớc ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ t bản chủ nghĩa, từ một xãhội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lợng sản xuất rất thấp Đất nớc trải qua hàngchục năm chiến tranh, hậu quả để lại nặng nề Những tàn d thực dân phong kiến cònnhiều Các thế lực thù địch thờng xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa vànền độc lập dân tộc của nhân dân ta Bên cạnh đó chúng ta cũng có nhiều thuận lợi:

có chính quyền thuộc về nhân dân; nhân dân ta có truyền thống yêu nớc nồng nàn,anh hùng trong chiến đấu, cần cù, dũng cảm trong lao động sản xuất; đất nớc có cơ sởvật chất – kỹ thuật ban đầu do công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại; xâydựng đất nớc trong điều kiện hoà bình; chúng ta có nhiều khả năng, tiềm năng lớn

Những đặc điểm đó nói lên loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta làloại hình gián tiếp Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của ta sẽ diễn ra toàn diện, triệt

để, lâu dài và phải trải qua nhiều chặng đờng

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế và trong nớc có nhiều thuậnlợi, song cũng còn nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tựlực, tự cờng, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc, đồng thời mởrộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bớc đi, hình thức và biện pháp thích hợp để xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội

- Đăc trng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội:

+ D nhân dân lao động làm chủ

+ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lợng sản xuất hiện đại và chế độcông hữu về các t liệu sản xuất chủ yếu

+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Con ngời đợc giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, ởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện cá nhân

h-+ Các dân tộc trong nớc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nớc trên thế giới.Quan niệm về xã hội chủ nghĩa, mà nhân dân ta xây dựng nêu trên vừa thể hiệnnhững đặc trng cơ bản có tính phổ biến theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin,vừa thể hiện những nét đặc thù của Việt Nam Mỗi đặc trng có nội dung cụ thể, nhnggắn bó hữu cơ trong thể thống nhất phản ánh bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa Nókhác hẳn về chất so với các hình thái kinh tế – xã hội khác Trong đó nhân dân lao

động làm chủ là đặc trng tiêu biểu quan trọng nhất để thể hiện bản chất tốt đẹp củachủ nghĩa xã hội Toàn bộ những đặc trng đó, vấn đề con ngời và giải phóng con ngờichiếm vị trí trung tâm Con ngời đợc giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công trởthành chủ nghĩa của xã hội, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự Xét vềtrình độ phát triển của xã hội, đó là một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vì lợiích chân chính và phẩm giá con ngời Những đặc trng đó đợc thể hiện đầy đủ khi xãhội mới đợc xây dựng xong về cơ bản Nhng từ bây giờ những đặc trng đó phải đợcthực hiện dần từng phần, từng bớc đi vào cuộc sống bằng những chủ trơng, chínhsách, phơng pháp thích hợp

- Những phơng hớng cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Trang 35

Mộg là, xây dựng nhà nớc xã hội chủ nghĩa, nhà nớc của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớptrí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền dân chủcủa nhân dân, giữ nghiêm kỷ cơng xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâmphạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân

Nhận thức đúng về bản chất giai cấp và vai trò của chính quyền nhà nớc, ngay

từ Hội nghị Bộ Chính trị (1-1956) đã chỉ rõ: chúng ta phải chuyển từ chuyên chínhdân chủ nhân dân thành chuyên chính vô sản Đến Hội nghị lần thứ tám Ban Chấphành Trung ơng Đảng, khoá II (1957) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của

Đảng (9 -1960) khẳng định: phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm

vụ lịch sử của chuyên chính vô sản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng(12-1978), coi nắm vững chuyên chính vô sản là điều kiện quyết định trớc tiên cho sựtoàn thắng của chủ nghĩa xã hội ở nớc ta

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991), không dùng kháiniệm chuyên chính vô sản, và thay vào đó là xây dựng nhà nớc xã hội chủ nghĩa, nhànớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Thực chất đó là nhà nớc chuyên chính sôsản, trong đó quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân lao động, Thực hiện đờng lối củagiai cấp công nhân Nền tảng xã hội của Nhà nớc là liên minh giữa giai cấp công nhânvới giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Nhà nớc quản lý xã hội bằng pháp luật xãhội chủ nghĩa, dân chủ với nhân dân, chuyên chính với mọi thế lực chống lại độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn khácvới quan điểm nhà nớc toàn dân, nhà nớc phi giai cấp

Hai là, phát triển lực lợng sản xuất, công nghiệp hoá đất nớc theo hớng hiện đại

gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, nhằmtừng bớc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nângcao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân

Xác định nhiệm vụ trung tâm trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng có ýnghĩa to lớn đối với toàn bộ sự phát triển của đất nớc Ngay từ Hội nghị Bộ Chính trị(1-1956) đã chỉ ra: phơng hớng chủ yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nghiệphoá xã hội chủ nghĩa Hội nghị lần thứ mời Ban Chấp hành Trung ơng khoá II (11-1958) đã sử dụng khái niệm nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là thực hiện côngnghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976), đều khẳng

định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Con đờng để thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở nớc ta đợc đại hội xác

định là: u tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nôngnghiệp và công nghiệp nhẹ

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991), xác định nhiệm vụtrung tâm với nội dung trên đáp ứng yêu cầu giải quyết một phần quan trọng mâuthuẫn cơ bản của nớc ta, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội ta hiện nay

Phát triển lực lợng sản xuất có nội dung rộng lớn hơn, bao quát hơn nội dungcông nghiệp hoá Trong điều kiện nớc ta hiện nay đang rất cần đến sự phát triển củalực lợng sản xuất Phát triển lực lợng sản xuất là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đếnthắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Song đề cập đến sự phát triển lực lợng sảnxuất không thể không nói đến công nghiệp hoá, vì công nghiệp hoá là phơng thứcquan trọng nhất để phát triển lực lợng sản xuất Công nghiệp hoá theo hớng hiện đại,

đây là điểm khác với quan niệm công nghiệp hoá trớc đây thiên về xây dựng côngnghiệp nặng

Đối với nớc ta, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và đốivới sự nghiệp công nghiệp hoá Vì vậy, công nghiệp hoá phải gắn liền với phát triểnmột nền nông nghiệp toàn diện, nhằm tạo nên mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữanông nghiệp và công nghiệp Công nghiệp phải hớng vào phục vụ cho nông nghiệp.Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là yêu cầu vừa cơ bản, vừa bức xúc đối với

sự phát triển chung của nền kinh tế đất nớc và đối với sự phát triển của lực lợng sảnxuất nói riêng

Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lợng sản xuất, thiết lập từng bớc quan

hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu Phát

Trang 36

triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hớng xã hội chủ nghĩa, vậnhành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc Kinh tế quốc doanh giữ vai tròchủ đạo, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nềnkinh tế quốc dân Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao

động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu

Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực quan hệ sản xuất là một tấtyếu khách quan Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng đã sớm xác

định tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cáchmạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng t tởng và văn hoá Ba cuộc cách mạng đóquan hệ hữu cơ, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt Thực tế tiếnhành cách mạng quan hệ sản xuất, chúng ta đã đạt những thành tựu to lớn tác động

đến sự chuyển biến mọi mặt của đất nớc Tuy vậy, trong thời gian dài trớc đổi mới,chúng ta cũng mắc một số sai lầm, khuyết điểm: lạc hậu về nhận thức lý luận trongcải tạo quan hệ sản xuất; chủ quan trong tổ chức thực hiện; cờng điệu vai trò thúc đẩy,

mở đờng của quan hệ sản xuất đối với lực lợng sản xuất, v v

Phơng hớng trên đã thể hiện sâu sắc hơn, sáng tỏ hơn quan niệm về xây dựngquan hệ sản xuất trên cả ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệphân phối, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển củalực lợng sản xuất

Dù mô hình kinh tế t bản chủ nghĩa, hay nền kinh tế thị trờng định hớng xã hộichủ nghĩa thì Nhà nớc vẫn phải giữ vai trò quản lý Điều khác căn bản của các nhà n-

ớc xã hội chủ nghĩa so với Nhà nớc t bản là Nhà nớc quản lý mọi mặt của đất nớc,quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở kinh tế cho chủnghĩa xã hội, phục vụ lợi ích của nhân dân Tăng cờng vai trò quản lý của Nhà nớctrong cơ chế thị trờng để chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực củakinh tế thị trờng, hớng nền kinh tế thị trờng phục vụ các mục tiêu xã hội chủ nghĩa,không để tự phát sang quỹ đạo t bản chủ nghĩa

Kinh tế quốc doanh (nay là kinh tế nhà nớc) giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà

n-ớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tếquốc dân, để xoá bỏ tận gốc tình trạng phân hoá giai cấp, áp bức, bóc lột Đây là mộttrong những vấn đề cơ bản đảm bảo định hớng xã hội chủ nghĩa trong quá trình pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay

Trong nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức phânphối, phân phối theo vốn, phân phối theo phúc lợi, nhng hình thức phân phối chủ yếuvẫn là theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế

Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực t tởng và văn hoá

làm cho thế giới quan Mác – Lênin và t tởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạotrong đời sống tinh thần xã hội Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt

đẹp của tất cả các dân tộc trong nớc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xâydựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con ngời, vớitrình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao Chống t tởng, văn hoáphản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quýcủa loài ngời, trái với phơng hớng đi lên chủ nghĩa xã hội

T tởng và văn hoá là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thợng tầng xã hội.Tiến hành cách mạng về t tởng và văn hoá là một quy luật của cách mạng xã hội chủnghĩa Trong quá trình lãnh đạo, Đảng luôn đặt đúng vai trò, vị trí t tởng và văn hoátrong sự nghiệp cách mạng Nhờ đó, đã góp phần tích cực vào từng bớc hình thànhnền văn hoá mới, con ngời mới Ngày nay, trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị tr-ờng định hớng xã hội chủ nghĩa, cách mạng t tởng và văn hoá ngày cảng cần thiết hơnbao giờ hết

Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảngxác định chủ nghĩa Mác – Lênin, t tởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chỉ đạo trong đờisống tinh thần xã hội T tởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nớc ta, kế thừa và phát triển các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, do đó, nền tảng

t tởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – lênin, t tởng Hồ Chí Minh Đó là sự bổ sung,phát triển mới về t duy, lý luận của Đảng Từ phơng hớng trên, đặt ra yêu cầu cụ thể

Trang 37

về xây và chống trong đời sống văn hoá, tinh thần xã hội, nhằm xây dựng nền văn hoátiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con ngời mới phát triển toàn diện, đápứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bảncủa công tác t tởng – văn hoá.

Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng mặt

trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lợng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nớcmạnh Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các n-ớc; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nớc xãhội chủ nghĩa, với tất cả các lực lợng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ

và tiến bộ xã hội trên thế giới

Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống cao đẹp của dân tộc ta Nhờ đoàn kết dântộc, đoàn kết quốc tế chúng ta đã giành đợc thắng lợi to lớn Bài học đó đã phản ánhquy luật để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lợc của nhân dân ta, đảm bảo cho thắng lợicủa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế nhằm huy động mọi lựclợng của dân tộc, mọi tiềm năng sáng tạo của con ngời Việt Nam, tạo môi trờng quốc

tế thuận lợi, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển nhanh vàbền vững Đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoàbình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến l ợc

của cách mạng Việt Nam Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nớc,nhân dân ta luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng

Xây dựng đi đôi với bảo vệ là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta, đồngthời cũng là quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa Xác định nội dung và thực hiệnkết hợp hai nhiệm vụ chiến lợc luôn đợc Đảng ta bổ sung, phát triển phù hợp với yêucầu nhiệm vụ cách mạng và thực tiễn của đất nớc

Thực hiện phơng hớng trên, cần nhận rõ vị trí, nội dung, mối quan hệ giữ hainhiệm vụ chiến lợc Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa

và các thế lực thù địch đang thực hiện âm mu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổchống phá cách mạng nớc ta, cần khắc phục và phòng, chống t tởng tách rời, hoặc coinhẹ một trong hai nhiệm vụ chiến lợc đó

Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, t tởng và tổ chức

ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệpcách mạng xã hội chủ nghĩa ở nớc ta

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam là mộttất yếu lịch sử ở nớc ta không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì không thể có

độc lập dân tộc, không có quyền làm chủ thực sự của nhân dân, không có Nhà nớccủa dân, do dân, vì dân, không thể thực hiện đợc công bằng xã hội, không thể có chủnghĩa xã hội

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cần nhận rõ nguy cơ mà Lênin và Chủ Tịch

Hồ Chí Minh đã cảnh báo sai lầm về đờng lối chính trị, sự thoái hoá về t tởng chínhtrị, đạo đức, quan liêu, xa rời quần chúng Do đó, Đảng phải đợc thờng xuyên xâydựng vững mạnh về chính trị, t tởng và tổ chức ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệpcách mạng

Xây dựng Đảng vững mạnh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của mọicấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên Cần có quy chế, quy định cụ thể để nâng caohiệu quả thiết thực sự tham gia của quần chúng vào xây dựng Đảng

Những phơng hớng cơ bản trên đây là những giải pháp tổng thể, mang tầmchiến lợc, nhằm giải quyết mâu thuẫn cơ bản ở nớc ta trong thời kỳ quá độ, góp phầntrực tiếp vào việc ổn định tình hình kinh tế – xã hội, đa đất nớc ra khỏi khủng hoảngkinh tế – xã hội Các phơng hớng nêu trên cũng khẳng định những nguyên tắc xâydựng chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở nớc ta Nóthể hiện lập trờng dứt khoát của Đảng ta đối với những vấn đề hệ trọng nhất liên quan

đến phát triển đất nớc, đến mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Cơng lĩnh xác định: “Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá

độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc

Trang 38

thợng tầng về chính trị và t tởng, văn hoá phù hợp, làm cho nớc ta trở thành một nớcxã hội chủ nghĩa phồn vinh”.

c Những định hớng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh,

đối ngoại.

Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hớng xã hộichủ nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể khôngngừng đợc củng cố và mở rộng, các thành phần kinh tế khác đợc tạo điều kiện để pháttriển, cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật Hình thành về cơ bản nền kinh tế côngnghiệp với cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ gắn với phân công và hợptác quốc tế ngày càng sâu rộng Xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp,hình thành cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng xã hội chủnghĩa Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực lợng sản xuất,nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lợng và tốc độ phát triển của nền kinh tế.Giáo dục và đào tạo gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật,xây dựng nền văn hoá mới, con ngời mới Khoa học và công nghệ, giáo dục và đàotạo phải đợc xem là quốc sách hàng đầu

Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con ngời là động lực to lớn phát huymọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Phơng hớng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con ngời trên cơ sởbảo đảm công bằng, bình đảng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng tr-ởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữ đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đápứng các nhu cầu trớc mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng

đồng xã hội

Nhiệm vụ của quốc phòng – an ninh là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị,trật tự và an toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại mọi âm mu vàhành động của các thế lực đế quốc, phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng củanhân dân ta

Mục tiêu của chính sách đối ngoại là, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấutranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xãhội

d Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nớc ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Tổ chức vàhoạt động của hệ thống chính trị ở nớc ta là nhằm xây dựng và từng bớc hoàn thiệnnền dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội phải

đợc thực hiện trong thực tiễn cuộc sống ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cơng và phải đợc thể chế hoá bằng phápluật Nhà nớc định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền conngời, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm

Nhà nớc là cơ quan quyền lực của nhân dân, phải định ra luật pháp và tổ chức,quản lý xã hội bằng luật pháp Sửa đổi hệ thống tổ chức Nhà nớc, cải cách bộ máyhành chính, kiện toàn các cơ quan luật pháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản

lý Nhà nớc Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nớc theo nguyên tắc tập trung dânchủ, thống nhất quyền lực, có phân công, phân cấp đồng thời bảo đảm sự chỉ đạothống nhất của Trung ơng Nhà nớc thống nhất quyền lập pháp, quyền hành pháp vàquyền t pháp với sự phân công rành mạch ba quyền đó Nhà nớc có mối liên hệ thờngxuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sựgiám sát của nhân dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọngtỏng sự nghiệp đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo lợi ích của

đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ, đổi mới xã hội, giáo dục lý tởng, đạo đức,quyền và nghĩa vụ công dân, giữ mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nớc và nhân dân

Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, nhng là lực ợng lãnh đạo hệ thống đó và toàn xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong

Trang 39

l-của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích l-của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và t tởng HồChí Minh làm nền tảng t tởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làmnguyên tắc cơ bản Đảng lãnh đạo xã hội bằng cơng lĩnh, chiến lợc, các định hớng vềchính sách và chủ trơng công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động

tổ chức kiểm tra và bằng hành động gơng mẫu của đảng viên Đảng giới thiệu những

đảng viên u tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạochính quyền và các đoàn thể Đảng không làm thay công việc của các tổ chức kháctrong hệ thống chính trị

Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy Đảngliên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuônkhổ của hiến pháp, pháp luật

Cơng lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nớcViệt Nam, từng bớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hớng cho mọi hoạt động của

Đảng, Nhà nớc và xã hội Thực hiện thắng lợi cơng lĩnh, nớc ta nhất định trở thànhmột nớc xã hội chủ nghĩa phồn vinh

III Quá trình chỉ đạo thực hiện cơng lĩnh của Đảng

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, tình hình thế giới tiếp tụcdiễn biến phức tạp Sự kiện lớn nhất là Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải tán (25-8-1991) và Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết sụp đổ (8-12-1991) Chủnghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, phong trào cách mạng thế giới đang

đứng trớc nhiều khó khăn thử thách mới Đối với Việt Nam, tình hình đó đã tác độngmạnh về mọi phơng tiện: t tởng, chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng Đất nớc ta

đứng trớc những trách thức nghiêm trọng, đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải quán triệt

và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ơng khoá VII (25.11 – 4.12.1991)

ra nghị quyết về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế –xã hội trongnhững năm 1992 – 1995, nêu ra các quan điểm và phơng hớng cơ bản trong việc sửa

đổi Hiến pháp, cải cách một bớc bộ máy nhà nớc

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ơng khoá VII (6-1992) ra nghị quyết

về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, xác định bốn nhiệm vụ quan trọng:tăng cờng xây dựng Đảng về chính trị, t tởng; chỉnh đốn Đảng về tổ chức, về công táccán bộ; đổi mới phơng thức lãnh đạo của Đảng Hội nghị ra nghị quyết về chính sách

đối ngoại, xác định mục tiêu, t tởng chỉ đạo và phơng châm xử lý trong quan hệ đốingoại Hội nghị còn ra nghị quyết về quốc phòng và an ninh

Hội nghị lần thứ t Ban Chấp hành Trung ơng khoá VII (1-1993) ra nghị quyết

về năm vấn đề lớn: Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; một số nhiệm vụvăn hoá, văn nghệ những năm trớc mắt; những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chămsóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; côngtác thanh niên

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ơng khoá VII (6-1993), ra nghịquyết về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn Hội nghị chỉ ra bamục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và bốn quan điểm chỉ đạo để thực hiện các mục tiêu

đó

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khoá VII (1-1994), kiểm điểm hainăm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tổng kết một bớcgần 10 năm đổi mới, làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nớc ta Hội nghị chỉ rõ những thành tựu quantrọng của công cuộc đổi mới đất nớc Những thành tựu đó đã tạo ra những tiền đề đa

đất nớc chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới một bớc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc Hội nghị cũng chỉ ra những mặt yếu kém và bốnnguy cơ của cách mạng nớc ta là: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nớctrong khu vực và trên thế giới, nguy cơ chệch hớng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ về nạntham nhũng và tệ quan liêu, nguy cơ “diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây

ra Hội nghị cũng đã khẳng định những thuận lợi cơ bản và thời cơ trong quá trìnhthực hiện công cuộc đổi mới Hội nghị xác định những nhiệm vụ cho những năm cònlại của nhiệm kỳ Đại hội VII và bầu bổ sung 20 đồng chí vào Ban Chấp hành Trung -

Trang 40

ơng, đồng ý để một số đồng chí vì lý do sức khoẻ tự nguyện rút khởi Ban Chấp hànhTrung ơng.

Tiếp tục thực hiện chơng trình cụ thể hoá và phát triển đờng lối Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VII của Đảng Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ơng,khoá VII (7-1994) ra nghị quyết về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc và xây dựng giai cấp công nhântrong giai đoạn mới Hội nghị đã xác định sáu quan điểm cơ bản của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, hội nghịxác định: Cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lợng, giác ngộ về giai cấp,vững vàng về chính trị, t tởng; có trình độ học vấn, tay nghề cao, có năng lực tiếp thu,sáng tạo công nghệ mới; lao động đạt năng suất, chất lợng, hiệu quả, vơn lên làm tròn

sứ mệnh lịch sử

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ơng, khoá VII (1-1995) ra nghịquyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọngtâm là cải cách một bớc nền hành chính Hội nghị nêu lên những quan điểm chỉ đạoviệc xây dựng và hoàn thiện nhà nớc, cải cách một bớc nền hành chính và những nộidung cơ bản trong phơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội và Chính phủ Hộinghị đã uỷ nhiệm cho Bộ Chính trị ra nghị quyết về một số định hớng lớn trong côngtác t tởng, nhằm tăng cờng sự nhất trí t tởng trong Đảng, sự nhất trí về chính trị, tinhthần trong nhân dân

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và cácnghị quyết của các hội nghị Ban Chấp hành Trung ơng, Bộ Chính trị, chúng ta đã đạt

đợc những thành tựu to lớn: đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành nhiềumục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm; tạo đợc một số chuyển biến tích cực về mặt xãhội; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện có kết quảmột số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị; phát triển mạnh quan hệ đối ngoại,phá thế bị bao vay cấm vận của chủ nghĩa đế quốc, tham gia tích cực vào đời sốngcộng đồng quốc tế

Sau 10 năm đổi mới “nớc ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhngmột số mặt còn cha vững chắc Nhiệm vụ đề ra cho chặng đờng đầu của thời kỳ quá

độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản đợc hoàn thành, cho phépchuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc”

Cùng với những thành tựu đạt đợc, chúng ta còn có những khuyết điểm yếukém: Nớc ta còn nghèo và kém phát triển Chúng ta lại cha thực hiện tốt cần kiệmtrong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu t phát triển; tình hình xãhội còn nhiều tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết; việc lãnh đạo xây dựng quan

hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng, vừa buông lỏng; quản lý nhà nớc về kinh tế,xã hội còn yếu; hệ thống chính trị còn nhiều nhợc điểm

Nhận rõ u điểm, khuyết điểm, Đảng tiếp tục đề ra đờng lối trong thời kỳ pháttriển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã có những quyết định chínhtrị trọng đại trong thời điểm lịch sử có nhiều diễn biến phức tạp Kết quả của Đại hội

là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân trong việc nắm vững vận dụng sáng tạochủ nghĩa Mác – Lênin, t tởng Hồ Chí Minh và các giá trị tinh hoa của nhân loại vào

sự nghiệpc ách mạng nớc ta Những quan điểm, đờng lối Đại hội VII xác định có ýnghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nớc cả trớc mắt và tơng lại lâu dài Thànhcông của Đại hội đã đánh dấu sự trởng thành mới của Đảng trong tiến trình cáchmạng nớc ta Đại hội đã đáp ứng đợc lòng mong đợi, niềm tin, ý chí và nguyện vọngcủa toàn Đảng, toàn dân Đại hội mở ra bớc phát triển mới của cách mạng nớc ta trêncon đờng xây dựng xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 24/08/2012, 07:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w