Những ngôi chùa cổ Bình Định

4 750 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Những ngôi chùa cổ Bình Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ Chùa Linh Phong(Chùa Ông Núi) - Thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát Chùa nằm ở lưng chừng sườn phía Đông Nam dãy núi Bà. Trải qua bao cuộc chiến tranh, ngôi chùa đã đổ sụp hoàn toàn nhưng người dân Bình Định vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết huyền bí, ly kỳ về ngôi chùa này. Theo sách Đại Nam Nhất Thống chí, vào năm chính hoà thứ 11 nhà Lê(1702), lúc ấy ở Đàng Trong chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 –1725) đang trị vì, một người tên gọi Lê Ban đến đây tu hành. Ngôi chùa đầu tiên lợp bằng cỏ tranh được đặt tên là Dũng Tuyền. Nhà sư sống ở trên núi quanh năm, hiếm khi xuống dưới đồng bằng. Dân gian truyền tụng rằng nhà sư sống rất thanh bần, dùng vỏ cây làm quần áo, thỉnh thoảng mới quảy một gánh củi xuống chân núi, nơi ngã ba đường thường người qua lại, để đó rồi về. Người địa phương cần củi thì đem gạo muối đến đó để đổi. Ngày hôm sau nhà sư mới quay lại lấy gạo muối nhưng không bao giờ quan tâm đến sự thiếu đủ, ít nhiều. Dân trong vùbg gọi nhà sư là Ông Núi. Cũng bởi vậy mà ngôi chùa này trong dân gian còn tên là chùa Ông Núi. Cùng với việc tu luyện Phật pháp, nhà sư còn tìm hiểu được tính cỏ cây trên núi, chế ra những thứ linh dược. Mỗi khi trong vùng dịch bệnh, thầy chùa lại đem thuốc xuống cứu chữa đặt biệt nhà sư không bao giờ lấy tiền thuốc hay công ơn chữa bệnh.Sau đó, do trong nước sinh loạn, nhà sư bỏ đi không biết về đâu. Nhưng cũng người nói rằng, Ông Núi vẫn tu luyện ở chùa Linh Phong cho đến cuối đời rồi viên tịch tại bảo tháp, truyền rằng đó chính là mộ phần của ông. Sau nhiều thập kỷ bị bỏ hoang, ngày nay, chùa Linh Phong đã được phục dựng lại trông bề thế và lộng lẫy hơn. Hằng năm, vào ngày hội chùa Linh Phong, đông đảo nhân dân và du khách khắp nơi đổ về trẩy hội. Hiện nay, tại khu vực Chùa Ông Núi, tình Bình Định cũng đang cho xây dựng một pho tượng Phật cao nhất Đông Nam Á (108m), và cả cáp treo phục vụ lên xuống. Chùa Thập Tháp - Phía Bắc thành Đồ Bàn, cách Thành phố Quy Nhơn 27 km Là một trong 5 ngôi chùa của tỉnh Bình Định được chép vào sách Đại Nam nhất thống chí với lời đánh giá “Chùa này cùng chùa Linh Phong đều nổi tiếng là danh thắng”. Là trung tâm Phật giáo lớn của Bình Định, là một quần thể kiến trúc quy mô lớn, chùa Thập Tháp là một danh lam tiếng ở miền trung. Tương truyền, vật liệu xây dựng chùa được dùng từ 10 ngọn tháp Chăm đổ nát phía sau đồi Long Bích nên tên gọi Thập Tháp. Đây là ngôi chùa cổ nhất ở Bình Định và là tổ đình của Thiền Phái Lâm Tế. Chùa quay hướng đông , trước cổng Tam Quan là một ao sen rộng chừng nữa mẫu bờ xây bằng đá ong không bao giờ cạn nước, xa xa là ngọn Thiên Đỉnh sơn (Núi Mò O) quanh năm lãng đảng sương mây. Phía nam là thành Đồ Bàn tháp Cánh Tiên sừng sững. Vậy bọc sau lưng,bên trái rồi lượn về đông là một nhánh sông Quai Vạc, một chi lưu của sông Kôn. Chùa được nhà sư Nguyên Thiều (người Quảng Đông, Trung Quốc) khởi dựng vào năm 1665, đến năm 1683 chùa mới được xây dựng khang trang và bề thế. Chùa Nhạn Sơn( Chùa Ông Đen – Ông Đỏ) - Nằm cạnh phía Nam Thành Đồ Bàn Chùa Nhạn Sơn thờ Phật, ở phía bắc thành Bình Định, cách chừng bốn năm cây số. Từ Bình Định đi xe lửa đến ga Vân Sơn, trông về hướng tây thì thấy một hòn núi đất sỏi, ba ngọn tròn trịa, màu gạch chín, dưới chân một đám xoài xanh rậm làm nổi bật sắc sỏi đỏ và màu đất xám ở chung quanh. Đó là núi Long Cốt, trước kia làm tiền án cho thành Đồ Bàn, hiện nay làm bức bình phong yểm hộ chùa Nhạn Sơn nép mình dưới bóng xoài sum mát. Núi nằm trong thôn Nhạn Tháp, nên cũng thường gọi là núi Nhạn Tháp, và chùa nằm dưới chân núi nên mang tên là chùa Nhạn Sơn. Kiến trúc của chùa không nhiều điểm đặc biệt, và tên Nhạn Sơn cũng chỉ mới được đặt gần đây. Trước kia gọi là Thạch Công Tự, tục gọi là chùa ông Đá, vì trong chùa hai tượng đá rất to lớn, một sơn đen và một sơn đỏ. Hai tượng này đứng đối diện nhau. Mỗi tượng cao đến ba thước tây và lớn đến hai ôm người lớn. Mình khoác áo đại bào, đầu đội mũ vũ đằng, tay cầm vũ khí (một tượng cầm giản, một tượng cầm kiếm), mặt mày dữ tợn và được đánh giá là rất sống động. Theo các nhà nghiên cứu, hai pho tượng này là tác phẩm điêu khắc của một di tích kiến trúc Tháp Chăm trong khu vực thành Đồ Bàn xưa. Chùa Long Khánh - Nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn Dựa vào những chứng cứ và tư liệu lịch sử, các nhà khoa học cho rằng Chùa Long Khánh được xây dựng vào khoảng năm 1715 và người đã công khởi dựng chùa là Thiền sư Đức Sơn, ông tổ thứ 35 cùa dòng Lâm Tế Cánh tông. Chùa được kiến trúc theo hình chữ “Khẩu” phía trước chánh điện gồm thượng điện và hậu điện. Phần thượng điện thờ Phật Adiđà và Quan âm Chuẩn đề, hậu điện thờ Phật tổ Thích ca. hai bên Đông phòng và Tây phòng. Hai dãy này là chỗ dành riêng chư tăng ni. Phía sau là Tổ đình, thờ các vị khai sơn phá thạch. Tuy đây không phải là kiến trúc nguyên thủy của chùa, song giá trị chính của ngôi chùa lại là những giá trị về lịch sử mà ngôi chùa đã chứng kiến. Ngày nay, chùa còn lưu giữ hai hiện vật quý là chiếc Khánh đồng được đúc năm 1715 và Quả chuông đồng được đúc năm 1805. Trước sân chùa pho tượng Đức Phật A Di Đà cao 22m, được tôn trí vào năm 1972. Chùa Long Khánh ngày nay là trụ sở Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, là nơi sinh hoạt lễ bái của giới tăng ni Phật tử và điểm thăm quan du lịch hấp dẫn của khách du lịch khi đến thành phố Quy Nhơn. . NHỮNG NGÔI CHÙA CỔ Chùa Linh Phong (Chùa Ông Núi) - Thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát Chùa nằm ở lưng chừng sườn phía Đông. trúc nguyên thủy của chùa, song giá trị chính của ngôi chùa lại là những giá trị về lịch sử mà ngôi chùa đã chứng kiến. Ngày nay, chùa còn lưu giữ hai

Ngày đăng: 25/08/2013, 13:10

Hình ảnh liên quan

Chùa được kiến trúc theo hình chữ “Khẩu” phía trước có chánh điện gồm thượng điện và hậu điện - Những ngôi chùa cổ Bình Định

h.

ùa được kiến trúc theo hình chữ “Khẩu” phía trước có chánh điện gồm thượng điện và hậu điện Xem tại trang 4 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan