Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
237,76 KB
Nội dung
Ca daovềnhữngngôichùa
Các ngôichùa ở Việt Nam không đồ sộ nguy nga như các chùa ở Ấn Độ, Trung
Hoa, Thái Lan và Cao Miên; nhưng rải rác đó đây, đâu đâu cũng có chùa. Từ
những thảo am trong thôn xóm hẻo lánh đến nhữngngôichùa kiến trúc bằng
những vật liệu kiên cố tại các đô thị, tất cả đều mang sắc thái gọn nhẹ, thanh thoát
và tịch mịch. Thiên nhiên đã tô điểm cho cảnh chùa và ngược lại chùa chiền cũng
làm tôn vẻ đẹp của thiên nhiên.
Chùa ở Việt Nam không chỉ là chỗ tôn nghiêm thờ phượng để bổn đạo đến lễ Phật
mà còn là nơi tụ họp của dân chúng vào những dịp lễ như hành hương, rước đảo
vũ, chay đàn, đổ giàn , thậm chí cảnhững cuộc vui chơi như bài chòi, hát bội
cũng có khi tổ chức tại sân chùa. Dân chúng đến đình làng phải khép nép vì sợ có
sự phân biệt rõ ràng giữa thứ dân với hào mục, ngay cả trong hàng quan lại về làng
cũng phân biệt nhau theo học vị và phẩm trật. Lệ làng, kẻ có chức tước bao giờ
cũng được ăn trên ngồi trốc. Trái lại, cửa thiền luôn luôn rộng mở, chúng sinh
được bình đẳng an vui, vì vậy chùa chiền rất gần gũi với dân chúng.
Qua ca dao, dân làng bày tỏ tình cảm quyến luyến với chùa chiền:
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
và cảm thấy mất mát khi xa cách:
Vì ai nên nỗi sầu này
Chùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau.
Chùa ở Bắc Ninh
Ngôi chùa xưa nhất và cũng là ngôichùa đầu tiên của Việt Nam có từ thế kỷ thứ 2
sau Tây lịch (thời Sĩ Nhiếp) là chùa Dâu. Chùa được dựng gần nha môn Sĩ Vương,
nơi có thành Luy Lâu là thủ phủ của xứ Giao Chỉ (đời Đông Hán) sau đổi là Giao
Châu (đời Tam Quốc). Nay chùa thuộc làng Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng 30 km.
Chùa Dâu tên chữ là Thiền Định tự (thời Lý Trần) hay Diên Ứng và Pháp Vân, vì
trong chùa có thờ tượng bà Pháp Vân, vị thần nổi tiếng cầu mưa rất linh ứng, là
một trong Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Tuy chùa có nhiều
tên chữ, nhưng dân chúng vẫn quen gọi tên nôm là chùa Dâu. Có sách cho rằng đó
là do tượng bà Man Nương, người sáng lập ngôichùa này, được tạc bằng gỗ dâu.
Sách khác viết rằng vì trước mặt chùa có sông Dâu cũng như tọa lạc trên làng Dâu
nên tên chùa được gọi theo đấy.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư (1) và các tàiliệu khác, chùa Dâu được xây cất lại và
được trùng tu nhiều lần. Năm Tân Tị (1161) đời Lý Anh Tông (1138-1175), chùa
Dâu được xây cất lại. Đến cuối thế kỷ 13, Mạc Đỉnh Chi (1280-1350) sửa sang và
dựng tháp 9 tầng, xây cầu 9 nhịp. Tháp cao đến nỗi: “Dù ai buôn đâu bán đâu, hễ
trông thấy tháp chùa Dâu thì về”. Ngày nay, tháp chỉ còn có 3 tầng, nhờ tấm bia
bằng đá xanh dựng nơi chân tháp, người ta mới biết được tháp này có tên là Hòa
Phong, tái thiết vào năm Mậu Ngọ (1738) đời Lê Ý Tông (1735-1740) do Thiền sư
Tính Mộ và đệ tử xây dựng trên nền tháp cũ đã đổ nát và chùa cũng được sửa chữa
vào dịp này. Đến năm 1917, chùa được trùng tu một lần nữa.
Hằng năm, hội Dâu mở vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Lễ hội có những đám
rước rất lớn, cờ lọng rợp trời, kèn chiêng trống tưng bừng. Theo Chùa xưa tích cũ
của Nguyễn Bá Lăng, dân chúng 11 xã trong tổng Khương Tự tham gia lễ hội từ
mồng 8 đến mồng 10. Đầu tiên là đám rước Sĩ Nhiếp cùng vương nữ là Ngọc Tiên
công chúa đến chùa Dâu làm lễ, xong rước về bản đền ở làng Lũng Khê. Cũng
trong ngày mồng 8, ba đám rước cùng lúc các tượng Pháp Vũ ở chùa Thành Đạo
làng Đông Cốc, tượng Pháp Lôi ở chùa Phi Tương làng Thanh Tương, và tượng
Pháp Diện ở chùa Trí Quả làng Phương Quan đến chùa Dâu, hội cùng với tượng
Pháp Vân. Sau đó rước cả 4 vị đến chùa Mãn Xá bên kia sông Dâu, làm lễ kính yết
bà Man Nương. Xong, rước 4 tượng về lại chùa Dâu nghỉ đêm. Sáng mồng 9, lại
rước Tứ Pháp đến đền Sĩ Nhiếp làm lễ, sau đó rước đi trình diễn khắp tổng, chiều
tối lại rước về nghỉ ở chùa Dâu. Ngày mồng 10, rước 3 tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi
và Pháp Điện trở vềchùa riêng của mỗi vị.
Bắc Ninh không những có trung tâm Phật giáo Luy Lâu được hình thành sớm hơn
cả hai trung tâm Phật giáo đầu tiên của Trung Hoa là Bình Thành và Lạc Dương
(kinh đô nhà Hán, bên sông Hoàng Hà), Bắc Ninh còn là nơi được xây nhiều chùa
chiền dưới thời Lý. Theo Đại Nam nhất thống chí (2) và các tàiliệu khác thì ở tổng
Lãm Sơn có 16 xã nằm quanh khu núi đồi, cảnh trí sông núi âm u tịch mịch nên có
nhiều chùa cổ. Nơi sườn núi phía nam thuộc xã Nam Sơn có chùa Đại Lãm, tục gọi
là chùa Dạm. Năm 1086, Lý Nhân Tông cho dựng chùa. Năm sau (Quang Hựu thứ
3), nhà vua ngự giá khánh thành. Vua mở tiệc đêm tại chùa, đãi yến các quan và
chính nhà vua làm 2 bài thơ Lãm Sơn dạ yến. Năm Long Phù thứ 5 (1105), Nhân
Tông còn dựng 3 tháp bằng đá tạichùa này. Chùa đã đổ nát từ lâu, nay chỉ còn lại
vết tích 4 lớp nền xẻ vào sườn núi với vài dấu vết nền đá và một cây cột đá lớn
dựng ở lối lên bên phải của bậc nền thứ hai, chứng tỏ chùa được xây trên một diện
tích bề dài khoảng 120 mét, bề rộng 70 mét.
Lúc về già, Thái phi Ỷ Lan (thân mẫu vua Nhân Tông) đến ở chùa Dạm. Bà cho
lập chợ ở chân núi trước chùa và cho đào một con ngòi thẳng ra sông Thiên Đức,
gọi là ngòi Con Tên, để vua tiện việc ngự thuyền rồng vào thăm mẹ, nay vẫn còn
lưu lại qua ca dao:
Trên chùa dưới chợ
Hàng phố hai bên
Núi Rồng ở trên
Ngòi Tên ở dưới.
Bắc Ninh còn có chùa Sùng Khánh, tức chùa Báo Thiên, ở Đông Xuyên thuộc tổng
Nội Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn. Chùa được xây cất năm Bính Thân (1056)
niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ 3. Vua Lý Thánh Tông còn xuất 12 ngàn cân
đồng của công khố để đúc chuông cho chùa. Nơi đây có tiếng là danh lam thắng
cảnh qua cadao truyền tụng:
Đông Xuyên có bãi sân chầu
Có chùa Sùng Khánh, có lầu Bạch Vân.
Chùa ở Sơn Tây
Nếu lấy Thăng Long làm tâm điểm, thì đối xứng với Bắc Ninh là tỉnh Sơn Tây.
Nếu Bắc Ninh có trung tâm Phật giáo Luy Lâu cổ xưa nhất thì Sơn Tây có chùa
Tây Phương là danh lam cổ tự nổi tiếng nhất của Việt Nam. Chùa có tên chữ là
Sùng Phước tự, nằm trên đỉnh núi Tây Phương (cao chừng 50 mét), hình núi cong
như lưỡi câu nên còn gọi là núi Câu Lâu, nay thuộc làng Cần Kiệm xã Thạch Xá
huyện Thạch Thất.
Về niên đại của chùa, sách Danh lam cổ tự đã vin vào bảng lịch sử của chùa mà
cho rằng chùa có từ thế kỷ thứ 3. Có lẽ tác giả dựa vào lời tương truyền đời Tấn
(265-420) có Cát Hồng đến núi Câu Lậu luyện thuốc tu tiên. Còn theo sách Chùa
xưa tích cũ, tác giả căn cứ vào số lượng tượng Hộ Pháp và La Hán: chùa chỉ có 1
Hộ Pháp là Vi Thiên Tướng thay vì 2 vị, và chỉ có 16 tượng La Hán chứ không
phải 18 vị như thời Tống nên cho rằng chùa phải được lập thành trong thời Đường
(618-936), hay chậm nhất cũng phải trước thời Tống (năm 960 về trước). Dù chùa
dựng vào thời nào cũng trên 1000 năm rồi và phải trùng tu nhiều lần. Sử sách có
ghi hai lần trùng tu ở cấp quốc gia là năm 1632 đời Lê Thần Tông và năm 1794 đời
vua Cảnh Thịnh.
Ngày hội chùa được nhắc nhở qua ca dao:
Ấy ngày mùng sáu tháng ba
Ăn cơm với cà, đi hội chùa Tây.
Nhịn ăn nhịn mặc (ăn cơm với cà) để dành tiền đi xem hội chùa Tây một lần kẻo
tiếc. Dự hội chùa vừa được hưởng một ngày vui, vừa được chiêm ngưỡng kiến trúc
và điêu khắc tuyệt vời của ngôi cổ tự.
Chùa dựng theo hình chữ tam rất độc đáo. Cả ba dãy nhà đều thiết kế kiểu mái hai
tầng, ở bốn góc chái đều có mái đao cong vút lên nền trời trông rất mạnh, lại có
đắp rồng ngắn ở đầu góc, tạo nét uyển chuyển hài hòa. Về nghệ thuật điêu khắc,
chùa có tất cả 77 pho tượng lớn nhỏ bằng gỗ mít, son thếp nhiều màu rất công phu.
Đáng kể nhất là tượng Tuyết Sơn, nét nhẫn nại trầm tư nhưng cương quyết hiện rõ
trên khuôn mặt gầy gò của người tu khổ hạnh. Các tượng La Hán lớn bằng người
thật, mỗi vị mang một dáng điệu, một nét mặt, biểu lộ trạng thái tâm tư khác nhau.
Xong hội chùa Tây, ngày hôm sau có hội chùa Thầy ở huyện kế cận. Chùa Thầy
trong khu vực núi Sài Sơn, thuộc làng Hoàng Xá xã Phượng Cách huyện Quốc
Oai. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc tự, xây năm 1057 đời Lý Thánh Tông, nguyên
là một chùa nhỏ do Thiền sư Từ Đạo Hạnh lập ra để tu hành, dân chúng gọi là chùa
Thầy để tỏ lòng tôn kính.
Chẳng vui cũng thể hội Thầy
Chẳng trong cũng thể hồ Tây xứ Đoài.
Rửa chân đi hán đi hài,
Rửa chân đi đất cũng hoài rửa chân.
Nói thế chứ hội chùa Thầy vui lắm. Không những phong cảnh hữu tình, trước chùa
là một hồ nước rộng có thủy đình trình diễn múa rối nước, mà nơi đây còn là điểm
hẹn của nam thanh nữ tú:
Mồng bảy tháng ba
Vui thay Cắc Cớ
Trai không vợ
Nhớ hội chùa Thầy
Gái không chồng
Nhớ ngày mà đi
Hai bên chùa là hai cây cầu có mái che mưa nắng do Trạng Bùng Phùng Khắc
Khoan xây vào năm 1602, đặt tên là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên. Lối qua cầu
Nguyệt Tiên có đường dẫn lên núi vào hang Cắc Cớ. Đường đi ngoằn ngoèo nhỏ
hẹp lại men theo sườn núi, một bên là vách đá, một bên là vực sâu, người ra vào dễ
đụng chạm vào nhau hoặc phải nhờ dìu dắt, nhân đó trai gái có dịp làm quen:
Mưa từ trong núi mưa ra
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua chùa Thầy.
Đôi ta bắt gặp nhau đây,
Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.
Và có nhiều cuộc hôn nhân bắt nguồn từ hội chùa Thầy, trên đường vào hang Cắc
Cớ:
Một nhà có bốn chị em
Có tôi là út, tôi thèm đi chơi.
Cả gan may túi đựng trời
Đem nong sảy đá, giết voi xem giò
Ngồi buồn đem thước ra đo
Đo từ núi Sở, núi So, chùa Thầy.
Lên trời đo gió đo mây
[...]... u tịch của núi đồi, phản ánh qua ca dao: Lòng mong nương chốn Bồ Đề Lên chùa Hải Đức gần kề Nha Trang Trên đây là một số ngôichùa của miền Trung và miền Bắc được nhắc nhở qua cadao Trong kho tàng văn chương bình dân còn rất nhiều câu nữa nói đến chùa Vì khuôn khổ hạn hẹp của một bài báo, phần viết vềchùa chiền miền Nam xin hẹn lại ở một bài khác với những câu cadao hiền hòa, lênh láng tình cảm... đạt về nghệ thuật nên có ca daoca truyền tụng: Nổi danh chùa Mía làng ta Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm Chùa ở Hà Nội Đất Sơn Tây còn lắm chùa, nhiều di tích Nhưng ta hãy tạm rời, theo đoàn người trẩy hội về Thăng Long cho kịp ngày mồng 8 tháng 3, dự hội chùa Chiêu Thiền ở làng Yên Lãng, tên nôm là chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, cách trung tâm Hà Nội khoảng 6 km về hướng tây Chùa. .. Tiên chín chín cây thông Ai không trồng đủ, làng không cho vềChùa Tiên nằm trên đỉnh đồi, đường dốc thoai thoải, cảnh trí nên thơ, tiếng đồn còn lưu mãi trong ca dao: Ngày xuân liệuliệu còn dài Chơi chùa Tiên kẻo một mai nữa già Cũng trong tỉnh Hà Nam có một ngôichùa cổ để lại trong ngôn ngữ Việt Nam một thành ngữ: “Vắng như chùa Bà Đanh” Đó là chùa Bảo Sơn, được xây cất trong vùng rừng núi, thuộc làng... một ngôichùa nằm bên con suối có nhiều rau ngổ mọc hoang ven bờ nên dân chúng gọi là suối Ngổ và chùa cũng là chùa Ngổ luôn Chùa nổi tiếng đẹp nhờ cảnh sắc thiên nhiên, được truyền tụng qua câu: Ở trên suối Ngổ có chùa Hai bên non nước, bốn mùa khói mây Tại Nha Trang, trong ngõ hẻm mang số 153/2 đường Hoàng tử Cảnh thuộc khu Phương Sài, có ngôi Hội Phước tự Dân chúng quen gọi là chùa Cát và câu ca dao. .. Linh Phong Thiền tự, gọi tắt là chùa Linh Phong, nhưng dân chúng vẫn quen gọi là chùa Ông Núi Ông Núi đi đâu Bỏ bầu sơn thủy Đủ nhân đủ trí Thêm vĩ thêm kỳ Chùa xưa nhạt bóng tà huy Xuôi lòng non nước nặng vì nước non Chùa ở Khánh Hòa Vềchùa chiền, tỉnh Khánh Hòa có ba đặc điểm: nhiều chùa nhất so với các tỉnh miền nam Trung phần, chùa không lớn lắm và các vị tổ khai sơn chùa hầu hết là người Việt Ở... cho rằng hội chùa Ngo ở xã Tích Giang huyện Phúc Thọ tỉnh Sơn Tây mới đúng là nơi hấp dẫn: Nhất vui là hội chùa Thầy Vui thì vui vậy, chẳng tày hội Ngo Chùa Ngo khánh đá chuông đồng, Muốn chơi thì trả của chồng mà chơi! Cùng huyện với chùa Ngo, ở xã Đường Lâm có chùa Viễn là ngôichùa cổ với bảo vật nổi tiếng: Nước giếng đồng chưa hâm đã nóng Chuông chùa Viễn chưa gióng đã kêu! Nhưngchùachứa nhiều... đường Hai Chùa, ngày nay đường vẫn còn đó nhưng hai chùa đã bị che khuất hoặc tan biến mất rồi Xưa kia sát bên chùa Cát có một ngôi cổ tự nữa cùng chịu chung cảnh biến đổi, đó là chùa Duyên Sanh Nguyên chùa là một thảo am dựng vào khoảng cuối triều Tự Đức (1847-1883) do Thiền sư Viên Giác khai lập Năm 1891, Thành Thái thứ 3, được xây thành một ngôichùa khang trang và đổi tên là Hải Đức tự Những ngày... chùa Cầu Nhìn chung, chùa Cầu có nét độc đáo, khoáng đạt, kiến trúc nhẹ nhàng Mặt cầu cong vòng lên ở giữa vừa chịu sức nặng vừa tạo dáng xinh xắn hòa hợp với mái chùa cũng uốn cong mềm mại, sàn chùa dựng lan can thơ mộng Với cảnh sắc ấy, chùa đã đi vào cadao trữ tình: Ai ra phố Hội chùa Cầu Để thương để nhớ để sầu cho ai? Để sầu cho khách vãng lai Để thương để nhớ cho ai chịu sầu! Chùa ở Quảng Ngãi... 24 mét, dài 42 mét Nếu tính 4 cột là 1 gian thì chùa có 104 gian, tính cả phần phụ thuộc nối dài sau chùa thì cả thảy 107 gian, vì thế nên có câu cadao truyền tụng: Đình So, quán Giá, chùa Thầy Đẹp thì có đẹp, chưa tày Trăm Gian Chùa ở Hưng Yên Nếu theo quốc lộ 5 đi Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 20 km về phía đông nam, tại làng Ôn Xá huyện Văn Lâm có chùa Un với hội rước Tứ Pháp cầu đảo vũ Hội tổ chức... ghi lại cảnh biến đổi của chùa: Ngày xưa chùa Cát mênh mông Ngày nay chùa Cát nằm trong xóm làng Nguyên chùa Hội Phước có từ đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), tổ khai sơn là Thiền sư Phật Ấn thuộc phái Lâm Tế Đời thứ hai, Thiền sư Đại Thông dời chùa đến địa điểm hiện nay, cách chỗ cũ chừng 300 mét, nhưng vẫn là chùa tranh Đời thứ ba, Thiền sư Tánh Minh cất lại thành chùangóiChùa mới, tọa lạc trên một .
Ca dao về những ngôi chùa
Các ngôi chùa ở Việt Nam không đồ sộ nguy nga như các chùa ở Ấn Độ, Trung
Hoa, Thái Lan và Cao Miên; nhưng. rác đó đây, đâu đâu cũng có chùa. Từ
những thảo am trong thôn xóm hẻo lánh đến những ngôi chùa kiến trúc bằng
những vật liệu kiên cố tại các đô thị,