Quy trình kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại cong ty TNHH MAI THUẬN THỦY, Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu chi phí và xác định kế quả hoạt động kinh doanh ..............................................
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI THUẬN THỦY
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Hoàng Phương
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tư Hậu
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất địnhphải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế Để đứng vững và phát triển trongđiều kiện: có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm
lý, nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mãphong phú, đa dạng Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từkhâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hóa để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanhtốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhànước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với cán bộ công nhân viên,doanhnghiệp đảm bảo có lợi nhuận để tích lũy mở rộng phát triển kinh doanh Vì vậy, kếtoán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh là công việc rất quan trọngtrong hệ thống kế toán của doanh nghiệp Mọi hoạt động, mọi nghiệp vụ phát sinhtrong doanh nghiệp đều được hạch toán để đi đến công việc cuối cùng là xác định kếtquả hoạt động kinh doanh
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh cũng như bộ máyquản lý của Công Ty TNHH Thương Mại Thuận Thủy, em nhận thấy kế toán nóichung và kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng là một bộphận quan trọng trong việc quản lý kinh doanh của công ty, nên luôn luôn đòi hỏi phảiđược hoàn thiện Vì vậy em quyết định đi sâu nghiên cứu công tác kế toán của công ty
với đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh”
để viết về luận văn của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn về việc đánh giá kếtquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xem xét về mặt lý luận và thực tiễn côngtác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHHThương Mại Thuận Thuỷ về việc hạch toán có khác gì so lý luận hay không Từ đó rút
ra được ưu nhược điểm của tổ chức bộ máy kế toán và dựa trên cơ sở này đưa ra một
số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển
3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 34 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Công Ty TNHH Thương Mại Thuận Thuỷ
Về thời gian: số liệu được phân tích là số liệu của công ty trong năm 2017
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài nghiên cứu giúp hoàn thiện thêm về mặt lý luận, về tổ chức công tác kế toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cho công ty.Tìm hiểu được quá tìnhtiêu thụ hàng hóa thực tế, kết quả kinh doanh của công ty, từ đó thấy được cách hạchtoán, phân bổ chi phí nhằm đưa ra một số biện pháp giúp công ty đạt hiệu quả caotrong công tác kế toán, loại bỏ những chi phí bất hợp lý, khắc phục yếu tố yếu kém Từ
đó rút ra được ưu, nhược điểm của công ty, giúp công ty hoàn thiện hơn
Qua nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhtại công ty, cho thấy tình hình hạch toán kế toán thực tế tại công ty như thế nào, có ápdụng đúng các quy định về chế độ, chuẩn mực kế toán hay không, hay có những hạnchế gì
6 Bố cục bài luận văn
Em nghiên cứu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công tytrong năm 2017 Bố cục của bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Chương 2: Thực tế công tác kế toán về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh tại Công Ty TNHH Thương Mại Thuận Thủy
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tạiCông Ty TNHH Thương Mại Thuận Thủy
7 Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo sách và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Thu thập các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp và các chứng từ, sổ sách
có liên quan
- Tham khảo ý kiến của các anh chị tại bộ phận kế toán của công ty
- Ý kiến của giáo viên hướng dẫn
Trang 4Luận văn tốt nghiệp là kết quả của một quá trình tích luỹ kiến thức sau những nămhọc với sự dẫn dắt của các thầy cô.
Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi đến toàn thể thầy,
cô ngành kế toán của trường lời cảm ơn sâu sắc, mà đặc biệt là thầy Lê Hoàng Phương đãtrực tiếp hướng dẫn luận văn cho em Cùng với sự quan tâm, chỉ bảo tận tình, chu đáocủa quý thầy cô để em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc Công ty TNHH Thương MạiThuận Thủy và tập thể nhân viên công ty, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Tuyết Thi– Kếtoán trưởng phòng Kế toán, cùng các anh chị của phòng đã tạo điều kiện thuận lợi, tậntình giúp đỡ cho em có được những kiến thức thực tiễn đầy quý báu
Với điều kiện và thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế của mộtsinh viên thực tập nên bài luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mongnhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để em cóđiều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này
TP Hồ Chí Minh, Ngày 17 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện Trần Thị Tư Hậu
Trang 5(Nhận xét của cơ quan thực tập)
TP.HCM, ngày… tháng ……năm………
Trang 6(Nhận xét của giảng viên hướng dẫn)
TP.HCM, ngày… tháng ……năm………
Trang 7(Nhận xét của giảng viên phản biện)
TP.HCM, ngày… tháng ……năm………
Trang 8Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
Trang 9LỜI MỞ ĐẦ
U
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH
THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1
1.1 Kế toán doanh thu 1
1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1
1.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 3
1.1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 6
1.2 Kế toán chi phí 7
1.2.1 Khái niệm chi phí 7
1.2.2 Nguyên tắc các khoản chi phí 7
1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán 8
1.2.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 11
1.2.5 Kế toán chi phí bán hàng 13
1.2.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 15
1.2.7 Kế toán chi phí thuế TNDN 17
1.3 Kế toán thu nhập và chi phí khác 20
1.3.1 Kế toán thu nhập khác 20
1.3.2 Kế toán chi phí khác 22
1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 23
1.4.1 Khái niệm 23
1.4.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh 23
1.4.3 Nguyên tắc kế toán xác định kết quả kinh doanh 24
1.4.4 Chứng từ sử dụng 24
1.4.5 Tài khoản sử dụng 24
1.4.6 Sổ kế toán sử dụng 24
1.4.7 Phương pháp hạch toán 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1……… ……… ….26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC
Trang 10Thương Mại Thuận Thuỷ 27
2.1.1 Tổng quan về Công Ty TNHH Quốc Gia Khang 27
2.1.2 Tổng quan về Công Ty TNHH Thương Mại Thuận Thuỷ 29
2.2 Tình hình thực tế công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại Thuận Thuỷ 34
2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 34
2.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 36
2.2.3 Kế toán chi phí giá vốn hàng bán 38
2.2.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 39
2.2.5 Kế toán chi phí bán hàng 40
2.2.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 42
2.2.7 Kế toán chi phí thuế TNDN 44
2.2.8 Kế toán thu nhập và chi phí khác 46
2.2.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 49
2.3 Nhận xét và đánh giá công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại Thuận Thuỷ 51
2.3.1 Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty 51
2.3.2 Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty 52
TÓM TẮT CHƯƠNG 2……… ………55
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THUẬN THUỶ 56
3.1 Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 56
3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 56
3.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh 57
3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại Thuận Thuỷ 58
Trang 113.2.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán DT, CP và XĐKQKD 62
Trang 12Hình 1.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3
Hình 1.3: Sơ đồ hạch toán các khoản giảm doanh thu 7
Hình 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí giá vốn hàng bán 10
Hình 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính 12
Hình 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 14
Hình 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 16
Hình 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành 18
Hình 1.9: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 20
Hình 1.10: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 21
Hình 1.11: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 23
Hình 1.12: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 25
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty TNHH Quốc Gia Khang 28
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty TNHH TM Thuận Thủy 31
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tại Công ty TNHH TM Thuận Thuỷ 32
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hình thức kế toán tại công ty 32
Lưu đồ 2.1: Quy trình kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 35
Lưu đồ 2.2: Quy trình kế toán doanh thu hoạt động tài chính 37
Lưu đồ 2.3: Kế toán chi phí giá vốn hàng bán 38
Lưu đồ 2.4: Quy trình kế toán chi phí hoạt động tài chính 40
Lưu đồ 2.5: Kế toán chi phí bán hàng 41
Lưu đồ 2.6: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 43
Lưu đồ 2.7: Quy trình kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 45
Lưu đồ 2.8: Quy trình kế toán thu nhập khác 46
Lưu đồ 2.9: Quy trình kế toán chi phí khác 48
Lưu đồ 2.10: Quy trình kế toán xác định kết quả kinh doanh 50
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 Kế toán doanh thu
1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.1.1.1 Khái niệm doanh thu bán hàng
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng bộ tài chính.
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu
1.1.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 như sau:
Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điềukiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm, hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hóa như người sở hữu hoặcquyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn cácđiều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịchcung cấp dịch vụ đó
1.1.1.3 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Trang 14- Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, khi chắc chắn thu đượclợi ích kinh tế.
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận,không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền
- Doanh thu phải được ghi nhận đồng thời với chi phí tạo ra doanh thu đó theonguyên tắc phù hợp
- Doanh thu, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn cótrách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai (trừ nghĩa vụ bảo hành thôngthường) và chưa chẳc chắn thu được lợi ích kinh tế;
- Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba
- Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ cácnguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đãghi trên hóa đơn bán hàng
- Khi lập Báo cáo tài chính tổng họp, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vịtrong nội bộ doanh nghiệp đều phải được loại trừ
- Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo Các tài khoảnphản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyến doanh thu đểxác định kết quả kinh doanh
1.1.1.4 Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn GTGT
1.1.1.5 Tài khoản sử dụng
Cấp 1: TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Cấp 2: TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”
- TK 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”
- TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
- TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
- TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”
- TK 5118 “Doanh thu khác”
1.1.1.6 Sổ kế toán sử dụng
- Sổ tổng hợp: + Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 511
Trang 15Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 định nghĩa như sau:
Doanh thu hoạt động tài chính là tổng lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu đượctrong kỳ hạch toán phát sinh liên quan đến hoạt động tài chính bao gồm những khoảnthu về tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tàichính khác của doanh nghiệp
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
- Tiền lãi;
- Cổ tức lợi nhuận được chia;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công
ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
Kết chuyển doanh
thu thuần Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Thuế GTGT đầu ra
Thuế GTGT hàng chiết khấuthương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại
Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại trong kỳ
33311
Trang 16- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác
1.1.2.2 Điều kiện ghi nhận
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” , doanh thu hoạt
động tài chính của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiệnsau:
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Trang 171113, 1123 413
1112, 1122
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
Phân bổ dần lãi do bán hàngtrả chậm, lãi nhận trướcĐánh giá lại vàng tiền tệ
K/c lãi tỷ giá hối đoái do đánhgiá lại số dư ngoại tệ cuối kỳK/c lãi tỷ giá hối đoái do đánhgiá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
131, 136, 138
Trang 181.1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.1.3.1 Khái niệm
Theo thông tư 200/2014/TT_BTC ngày 22/12/2014 như sau:
Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chokhách hàng mua hàng với khối lượng lớn
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém,mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế
Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị kháchhàng trả lại và từ chối thanh toán
1.1.3.2 Nguyên tắc ghi nhận
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh
cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của
kỳ phát sinh
- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau
mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thìdoanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc sau:
Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảmgiá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm pháthành Báo cáo tài chính, kế toán cần phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh saungày phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báocáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước)
Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá phải chiết khấu thươngmại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảmdoanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau)
1.1.3.3 Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT
1.1.3.4 Tài khoản sử dụng
Cấp 1: TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”
Cấp 2: TK 5211 “Chiết khấu thương mại”
TK 5212 “Giảm giá hàng bán”
TK 5213 “Hàng bán bị trả lại”
Trang 191.2.1 Khái niệm chi phí
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 222/12/2014 định nghĩa như sau:
Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giaodịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương laikhông phân biệt đã chi tiền hay chưa
1.2.2 Nguyên tắc các khoản chi phí
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 chi phí được ghi nhận theo các nguyên tắc sau:
- Việc ghi nhận chi phí ngay cả chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc
chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn
- Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo
nguyên tắc phù hợp
- Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn
kho: Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ Doanh nghiệp khi đã lựa chọnphương pháp kế toán thì phải áp dụng nhất quán trong một năm tài chính
- Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lương,
333
Khi phát sinh các khoản CKTM,
GGHB, hàng bán bị trả lại Kết chuyển CKTM, GGHB, hàng bán bị trả lại
Giảm các khoản thuế phải nộp
Trang 20Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kếtoán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toánthuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
- Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển tất
cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán
1.2.3.1 Khái niệm giá vốn hàng bán
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 như sau:
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu
tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong
kỳ
1.2.3.2 Phương pháp tính giá vốn hàng bán
1.2.3.3 Nguyên tắc kế toán giá vốn hàng bán
- Trường hợp doanh nghiệp là chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, khi chưa tập hợp
được đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu
tư, xây dựng BĐS nhưng đã phát sinh doanh thu nhượng bán BĐS, doanh nghiệpđược trích trước một phần chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán Khi tập hợp đủ hồ
sơ, chứng từ hoặc khi BĐS hoàn thành toàn bộ, doanh nghiệp phải quyết toán sốchi phí đã trích trước vào giá vốn hàng bán Phần chênh lệch giữa số chi phí đãtrích trước cao hơn số chi phí thực tế phát sinh được điều chỉnh giảm giá vốn hàngbán của kỳ thực hiện quyết toán
- Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở
số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện đượcnhỏ hơn giá trị gốc hàng tồn kho
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ
tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán
- Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá
vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có)
Đơn giá xuất kho bình quân
trong kỳ của một loại sản phẩm
(Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ)
(Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)
=
Trang 21- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vượt mức bình thường, chi phí
nhân công, chi phí sản suất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩmnhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoảnbồi thường, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hoá chưa được xác định là tiêu thụ
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính
vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hoá mà các khoản thuế đó được hoànlại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí thuế TNDN theo quy định của Luật
thuế nhưng có đầy đủ hoá đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toánthì không được ghi giảm giá chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toánthuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
Trang 22Hình 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí giá vốn hàng bán (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
632
154, 155
Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán
156, 157
Trị giá vốn của hàng hoá xuất bán
138, 152, 153, 155, 156
Phần hao hụt, mất mát hàng tồn khođược tính vào giá vốn hàng bán
627
Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ
154
Giá thành thực tế của sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho SXKD
Chi phí vượt quá mức bình thường của TSCĐ tự chế và chi phí không hợp lý tính vào giá vốn hàng bán
911
Kết chuyển giá vốn hàng bán và các chi phí khi xác định kết quả kinh doanh
241
Chi phí tự XD TSCĐ vượt quá mứcbình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ
Trang 231.2.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
1.2.4.1 Khái niệm chi phí hoạt động tài chính
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 định nghĩa như sau:
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quanđến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liêndoanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứngkhoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn
vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái
1.2.4.2 Nguyên tắc ghi nhận chi phí hoạt động tài chính
Theo thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 nguyên tắc ghi nhận chi phí hoạt động tài chính như sau:
- Chi phí hoạt động tài chính được theo dõi theo từng nội dung chi phí.
- Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu và
được ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu cho mục đíchsản xuất, kinh doanh thông thường
- Lãi phải trả của trái phiếu chuyển đổi được tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ưu đãi đó về bản
chất là khoản lãi vay và phải được ghi nhận vào chi phí tài chính
Trang 24Hình 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
Xử lý lỗ tỷ giá do đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
c/kỳ vào chi phí TC
635
Hoàn nhập số chênh lệch dựphòng giảm giá đầu tư chứngkhoán và tổn thất đầu tư vào đơn
vị khác
121, 228, 221, 222
Lỗ về bán các khoản đầutư
Tiền thu báncác khoản đầutư
Chi phí hoạt động liêndoanh, liên kết
Trang 251.2.5 Kế toán chi phí bán hàng
1.2.5.1 Khái niệm
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 định nghĩa như sau:
Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bánsản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ như: các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm,quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừhoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…
1.2.5.2 Nguyên tắc ghi nhận kế toán chi phí bán hàng
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 như sau:
- Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDN
theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toánđúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điềuchỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
- Chi phí bán hàng được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như: chi phí
nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ,…
1.2.5.3 Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT
1.2.5.4 Tài khoản sử dụng
Cấp 1: TK TK 641 “Chi phí bán hàng”
Cấp 2: TK 6411 “Chi phí nhân viên”
- TK 6412 “Chi phí nguyên vật liệu, bao bì”
Trang 26Chi phí vật liệu, công cụ
152, 153, 155, 156
Thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ khuyến
mãi, quảng cáo, tiêu dùng nội bộ, biếu,
tặng, cho khách hàng bên ngoài DN
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu đượctính vào chi phí bán hàng
338
133
Số phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác
XK về các khoản đã chi hộ liêm quan
đến hàng uỷ thác
Thuế GTGT
Hình 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
Trang 271.2.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.6.1 Khái niệm
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 định nghĩa như sau:
Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộphận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lýdoanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng choquản lý doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế môn bài, khoản lập dự phòng phải thu khóđòi, dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ, ); chiphí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng,…)
1.2.6.2 Nguyên tắc chi phí quản lý doanh nghiệp
- Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí tính thuếTNDN theo quy định của luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạchtoán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điềuchỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
- Chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi theo từng nội dung chi phí theo quy
định
1.2.6.3 Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT
1.2.6.4 Tài khoản sử dụng
Cấp 1: TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Cấp 2: TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”
TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý”
Trang 28Hoàn nhập số chênh lệch giữa sô
dự phòng phải thu khó đòi đãtrích lập năm trước chưa sử dụnghết lớn hơn số phải trích lập nămnay
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu đượctính vào chi phí bán hàng
Trang 291.2.7 Kế toán chi phí thuế TNDN
1.2.7.1 Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành
Khái niệm
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 định nghĩa như sau:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành
Phương pháp tính thuế TNDN hiện hành
Nguyên tắc kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành
- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận sốthuế TNDN tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Cuốinăm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế TNDN tạm phải nộptrong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phảinộp thêm vào chi phí thuế TNDN hiện hành Trường hợp số thuế TNDN tạm phảinộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phíthuế TNDN hiện hành là số thuế chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệptạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng(hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDNhiện hành của năm phát hiện sai sót
- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩnmực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”
Trang 30thuế trong kỳ kế toán.
Chứng từ kế toán sử dụng
- Tờ khai thuế TNDN
Tài khoản kế toán sử dụng
Cấp 1: TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
Cấp 2: TK 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành”
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 như sau:
Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từviệc:
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
- Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước
Phương pháp tính thuế TNDN hoãn lại
333 (3334) 821 (8211) 911
K/c chi phí thuế TNDN hiện hành
Số thuế TNDN hiện hành phải nộp
trong kỳ do doanh nghiệp tự xác định
Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp lớn hơn số
phải nộp
Thuế thu nhập Thuế suất thuế TNDN
Trang 31 Nguyên tắc kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lạitheo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”
- Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lạihoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trựctiếp vào vốn chủ sở hữu
- Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và sốphát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào tàikhoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Trang 32Hình 1.9: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 1.3 Kế toán thu nhập và chi phí khác
1.3.1 Kế toán thu nhập khác
1.3.1.1 Khái niệm
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 định nghĩa như sau:
Thu nhập khác là các khoản thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp, gồm:
- Thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Hoạt động xử lý, giải quyết các tranh chấp vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Về xử lý tài khoản thừa, thiếu chưa rõ nguyên nhân;
Số chênh lệch giữa số thuế thu nhập
hoãn lại phải trả phát sinh trong năm
lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải
trả được hoàn nhập trong năm
Số chênh lệch giữa số tài khoản thuế
thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn
tài sản thuế thu nhập hoãn lại được
hoàn nhập trong năm
Số chênh lệch giữa số tài sảnthuế thu nhập hoãn lại phát sinhlớn hơn tài sản thuế thu nhậphoãn lại được hoàn nhập trongnăm
K/c chênh lệch số phát sinh Cónhỏ hơn số phát sinh Nợ TK 8212
Trang 33Định kỳ phân bổ doanh thu chưa thực hiện nếu được vào thu nhập
Hoàn nhập số dự phòng chi phíbảo hành công trình xây lắp không
sử dụng hoặc chi bảo hành thực tếnhỏ hơn số đã trích trước
Trang 341.3.2 Kế toán chi phí khác
1.3.2.1 Khái niệm
Theo thông 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 định nghĩa như sau:
Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụriêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp Chi phí khác của doanhnghiệp có thể bao gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán;
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công tycon, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
- Các khoản chi phí khác;
1.3.2.2 Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản vi phạm hợp đồng
- Hóa đơn bảo hiểm
- Biên lai nộp thuế, nộp phạt
Trang 35Hình 1.11: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.4.1 Khái niệm
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 định nghĩa như sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh là số tiền lãi hay lỗ từ các hoạt động của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định, đây là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuấtkinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sảnxuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác
1.4.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Giá trị vốn gópliên doanh, liênkếtChênh lệch giữa đánh giá lạinhỏ giá trị còn lại của TSCĐ
Đánh giá giảm giá trị tài sản khi
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Kết quả hoạt
động sản xuất,
kinh doanh
Doanh thu thuần về bán hàng
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
-Doanh thu Doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu
Trang 361.4.3 Nguyên tắc kế toán xác định kết quả kinh doanh
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định như sau:
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạtđộng
- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanhthu thuần và thu nhập thuần
Trang 37-Hình 1.12: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển giảm chi phíthuế TNDN hoãn lại
Kết chuyển lỗ hoạt độngkinh doanh trong kỳ
Trang 38TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận với các khoản mục như khái niệm, nguyên tắc ghinhận, chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng, sổ kế toán sử dụng và phương pháp hạchtoán của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thunhập khác, kế toán chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THUẬN THUỶ
Hiện tại, tác giả đang thực tập tại Công Ty TNHH Quốc Gia Khang nên sau đây xingiới thiệu tổng quan về Công Ty TNHH Quốc Gia Khang và Công Ty TNHH ThươngMại Thuận Thuỷ là khách hàng của công ty
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công Ty TNHH Quốc Gia Khang và Công Ty TNHH Thương Mại Thuận Thuỷ
2.1.1 Tổng quan về Công Ty TNHH Quốc Gia Khang
2.1.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Công Ty TNHH Quốc Gia Khang
Giới thiệu sơ lược về Công Ty TNHH Quốc Gia Khang
Mã số thuế: 0313854867
Địa chỉ: Số 12, Đường Lê Lai, Phường 4, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày hoạt động: 15/06/2016 (Đã hoạt động 2 năm)
Ngành nghề kinh doanh:
- Kế toán thuế - Dịch vụ kế toán thuế
- Thành lập doanh nghiệp – Tư vấn thành lập doanh nghiệp
Sản phẩm dịch vụ:
- Dịch vụ kế toán thuế
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi giấy phép công ty
Quá trình hình thành và phát triển Công Ty TNHH Quốc Gia Khang
- Công Ty TNHH Quốc Gia Khang được thành lập vào ngày 09/06/2016 Những
năm đầu mới thành lập, công ty còn gặp không ít khó khăn về nhu cầu và làmkhách hàng hài lòng và tin tưởng Nhưng với sự nỗ lực không ngừng và trình độchuyên môn cao của các nhân sự trong công ty Công ty ngày càng được nhiềukhách hàng biết đến và làm khách hàng rất hài lòng
- Hiện tại, công ty ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng và hài lòng về dịch
vụ kế toán của công ty giúp công ty ngày càng khẳng định được vị trí của mình
Trang 402.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ Công Ty TNHH Quốc Gia Khang
- Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán cho mọi đối tượng khách hàng Công
ty TNHH Quốc Gia Khang có một đội ngũ đông đảo các chuyên gia kế toán lànhnghề, nhiều năm kinh nghiệm, làm việc trong tất cả các loại hình kinh doanh baogồm các công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Khách hàng của công ty là cáccông ty thuộc khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và các khu vực có vốn đầu tưnước ngoài
- Mục tiêu: Đảm bảo cho tất cả doanh nghiệp hợp tác cùng Quốc Gia Khang phải
luôn hài lòng tuyệt đối
- Giá trị cốt lõi: Luôn làm thỏa mãn khách hàng – Luôn làm hài lòng đối tác – Luôn
đồng hành cùng các công ty và doanh nghiệp trên mọi chặng đường
2.1.1.3 Bộ máy tổ chức Công Ty TNHH Quốc Gia Khang
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công Ty TNHH Quốc Gia Khang
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
Giám đốc: Người điều hành cao nhất của công ty, có chức năng hoạch định xác
định mục tiêu của công ty, xây dựng các chiến lược tổng thể về kinh doanh, cónhiệm vụ đối ngoại, trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng, chịu trách nhiệm trướcpháp luật về các hoạt động của công ty và các quyết định quan trọng khác
Phòng kinh doanh: Xây dựng các chiến lược kinh doanh, tìm kiếm khách hàng.
Marketing dịch vụ của công ty để công ty ngày càng được nhiều khách hàng biếtđến với dịch vụ tốt nhất
Phòng kế toán: Thực hiện công việc của kế toán thuế, thu nhập dữ liệu từ khách
hàng và lập báo cáo thuế GTGT hàng quý, báo cáo tài chính
GIÁM ĐÔC
PHÒNG KINH