ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thanh Tiến
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thântôi, các số liệu và kết quả thực hiện trình bày trong khóa luận là quá trình theodõi, điều tra tại cơ sở thực tập hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2018
Xác nhận của GVHD Người cam đoan
TS Nguyễn Thanh Tiến Hoàng Trọng Nghĩa
Xác nhận của hội đồng chấm khóa luận
Xác nhận sinh viên đã sửa đúng yêu cầu của HĐ và GV chấm phản biện!
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp rất quan trọng và cần thiết để tạo điều kiện cho sinhviên tiếp xúc với thực tế, củng cố kiến thức đã học Được sự nhất trí của nhàtrường, ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xãXuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thanh Tiến người
đã giành nhiều thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình em thựchiện đề tài Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâmnghiệp cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.Những người đã truyền đạt tri thức và phương pháp học tập, tìm hiểu vànghiên cứu khoa học trong suốt thời gian em học tập tại nơi đây.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng các cán bộtại Hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên và UBND xã Xuân Hòa đã tạo điều kiện tốtnhất để giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đơn vị Em xin gửi lời cảm ơntới gia đình, bạn bè và nguời thân đã tạo điều kiện và động viên giúp đỡ emtrong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài do trình độ và thời gian cóhạn, bước đầu được làm quen với thực tế và phương pháp nghiên cứu vì thếkhóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhậnđược được sự góp ý của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện tốt hơnnữa.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Hoàng Trọng Nghĩa
Trang 5Bảng 4.2 Thống kê diện tích đủ điều kiện chi trả DVMTR năm 2014 28
Bảng 4.3 Thống kê diện tích đủ điều kiện chi trả DVMTR năm 2015 29
Bảng 4.4 Thống kê diện tích đủ điều kiện chi trả DVMTR năm 2016 29
Bảng 4.5 Thống kê số tiền hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR 33
Bảng 4.6 Mục đích sử dụng tiền từ chi trả DVMTR 33
Bảng 4.7 Số hộ tham gia Quản lý Bảo vệ rừng 37
Bảng 4.8 Tầm quan trọng của việc chi trả DVMTR 39
Bảng 4.9 So sánh mức độ che phủ của rừng của xã Xuân Hòa 41
Bảng 4.10 Diện tích rừng trồng qua các năm 42
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ hành chính xã Xuân Hòa 17
Hình 3.1 Sơ đồ phân tích hiệu quả của chính sách CTDVMTR 26
Hình 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ BN&PTR 31
Hình 4.2 Lộ trình chi trả dịch vụ môi trường rừng 32
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ARBCP ( A si a R e g i o n a l B i o d i v e r s i t y Co n s er v a t i o n Pr o g ra m m e ) Chương trình Bảo tồn Đa dạng sinh học vùng Châu ÁBNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩaDVMTR Dịch vụ môi trường rừng
FONAG (Fondo para la Conservación del Agua) Quỹ bảo tồnquốc gia
ICRAF (The international centre for research in agroforestry)Trung tâm Nông- Lâm thế giới
IFAD ( International Fund for Agricultural Development) Quỹphát triển nông nghiệp quốc tế
RUPES (Rewarding Upland Poor for Environmental Services)Chương trình chi trả cho người nghèo vùng cao DVMTTTLT Thông tư liên tịch
UBND Ủy ban nhân dân
VNFF (Vietnam forest protection and Development Fund) QuỹBảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam
Trang 81.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Ý nghĩa nghiên cứu 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4
2.1.1 Khái quát về chi trả DVMTR 4
2.1.2 Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường 5
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 12
2.4 Tổng quan về cơ sở thực tập 17
2.4.1 Điều kiện tự nhiên 17
2.4.2 Tài nguyên 19
2.4.3 Điều kiện kinh tế xã hội 21
2.4.4 Các yếu tố văn hóa, nhân văn 23
Trang 9Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Đối tượng phạm vi và thời gian nghiên cứu 25
3.2 Nội dung nghiên cứu 25
3.3 Phương pháp nghiên cứu 25
3.3.1 Phương pháp kế thừa 25
3.3.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 26
3.3.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 26
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Kết quả khái quát tình hình thực hiện chi trả DVMTR tại xã XuânHòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 27
4.1.1 Khái quát tài nguyên rừng xã Xuân Hòa 27
4.1.2 Thống kê diện tích, số hộ được nhận chi trả DVMTR 28
4.1.3 Hệ thống tổ chức và lộ trình chi trả của Quỹ Bảo vệ và PTR 30
4.2 Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường từ chính sách chi trả DVMTR tại xã Xuân Hòa huyện Bảo Yên tỉnh LàoCai 32
4.2.1 Chính sách chi trả DVMTR tác động trực tiếp đến kinh tế hộ giađình 33
4.2.2 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tác động trực tiếp tớicông tác xóa đói giảm nghèo 34
4.2.3 Chính sách chi trả DVMTR nâng cao nhận thức về rừng và tạoviệc làm cho cộng đồng 37
4.2.4 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ môitrường 41
4.2.5 Những khó khăn và thách thức khi thực hiện chi trả DVMTR tạixã Xuân Hòa huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai 44
Trang 104.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách chi
trả DVMTR góp phần quản lý TNR 47
4.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức 47
4.3.2 Cần tăng thêm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho ngườicung cấp dịch vụ môi trường rừng 48
4.3.3 Chính phủ cần cải thiện điều kiện của hệ thống quyền sử dụngđất 48
4.3.4 Chính phủ cần xây dựng các quy định pháp lý chặt chẽ hơn vềtrách nhiệm của các bên tham gia 49
4.3.5 Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực xây dựng, giám sát, thựchiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường 49
4.3.6 Công tác kiểm tra giám sát 49
4.3.7 Về phòng cháy, chữa cháy rừng 50
Trang 111.1 Đặt vấn đề
Phần 1MỞ ĐẦU
Lâm nghiệp Việt Nam là một ngành kinh tế- kĩ thuật có vị trí quantrọng trong nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnhvực nông nghiệp và nông thôn Bên cạnh đó, lâm nghiệp có vai trò chínhtrong việc bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu Trong nhữngnăm gần đây, ngành Lâm nghiệp đang có những bước tăng trưởng đáng kể vàtương đối toàn diện Ngành Lâm nghiệp đang góp phần đáng kể vào tăngtrưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng góp vàotăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống củamột bộ phận dân cư miền núi cũng như những người làm trong ngành lâmnghiệp Vì vậy, lâm nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọngđảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước [4].
Xã Xuân Hòa là xã vùng 3 của huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai có nguồntài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng Xã có tổng diện tích tựnhiên là 7.532,04 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 3832,99 ha; trong đó có2895.35 ha rừng sản xuất (chiếm 75,54% diện tích đất lâm nghiệp); 937,63rừng phòng hộ (chiếm 24,46% diện tích đất lâm nghiệp) Diện tích rừng lớn,thảm thực vật khá phong phú và sự đa dạng là lợi thế đối với xã Xuân Hòatrong phát triển kinh tế rừng, tạo đầu vào cho phát triển công nghiệp chế biếnlâm sản (bột giấy, đồ gỗ) [17].
Chính sách c h i tr ả D VMTR chính thức triển khai tại Việt Nam từ đầunăm 2011, ngay sau khi Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm2010 của Chính phủ có hiệu lực, c h i tr ả D VMTR đã trở thành một trongnhững chính sách lâm nghiệp nổi bật, đáng chú ý nhất tại Việt Nam, thu được
Trang 12nhiều thành tựu ý nghĩa Trở thành một nguồn tài chính ổn định với số tiềntổng thu DVMTR toàn quốc đến ngày 30/12/2016 là 6.510,6 tỷ đồng.
Tính tới tháng 12 năm 2012, có 35 trong tổng số 63 tỉnh thành trên cảnước đã thiết lập Ban chỉ đạo để giám sát việc triển khai Nghị định 05/ NĐ-CP và Nghị định 99/2010/NĐ-CP, và đã có 27 tỉnh thành đã thành lập và vậnhành Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng cấp tỉnh Hầu hết các tỉnh này đều phânbố trên các địa bàn có tiềm năng thủy điện cao như: Tây Bắc, Tây Nguyên vàmiền Trung Bên cạnh đó, VNFF cũng đã ký 27 hợp đồng chi trả DVMTRvới các cơ sở sản xuất thủy điện và công ty cung cấp nước sử dụng dịch vụmôi trường rừng từ lưu vực của 2 tỉnh trở lên Quỹ cấp tỉnh đã ký 94 hợpđồng chi trả DVMTR, bao gồm 62 hợp đồng với các nhà máy thủy điện, 11hợp đồng với Công ty cung cấp nước sạch và 21 hợp đồng với Công ty dulịch Các tỉnh ký được nhiều hợp đồng bao gồm Lâm Đồng (40), Lào Cai(19), Đắk Lắk (8), Quảng Nam (7), Đắk Nông (6) và Kon Tum (5) Các quỹcấp tỉnh ở các tỉnh trên đã tiến hành các chương trình nâng cao nhận thức; hầuhết các tỉnh cũng đang xây dựng kế hoạch cho việc thu và chi cũng như xácđịnh ranh giới giữa các chủ rừng tại các lưu vực có cung ứng dịch vụ môitrường rừng Doanh thu từ chi trả DVMTR trong năm 2012 là 1.172,44 tỉđồng (khoảng 55 triệu USD) [12].
Những thay đổi này, hoặc làm tăng cường, hoặc suy giảm vai trò vàchức năng vốn có của các bên liên quan; từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới tínhminh bạch, công bằng và hiệu quả của chính sách c h i t r ả D VMTR nói riêngvà chất lượng quản lý bảo vệ rừng nói chung ở các địa phương Đồng thời, sựthiếu vắng của một hệ thống giám sát- đánh giá thực hiện và hiệu quả c h i tr ả D VMTR toàn diện, có chiều sâu về cả ba khía cạnh thể chế- môi trường-xã hội, cũng được coi là nguyên nhân khiến những hiệu quả và tácđộng của chính sách c h i t r ả D VMTR ch ư a đ ư ợ c nh ận diện và đánh giá mộtcách đầy đủ.
Trang 13Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánhgiá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Xuân Hòa,huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát hóa được diện tích rừng nói chung và diện tích rừng đápứng chi trả DVMTR nói riêng của xã Xuân Hòa huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá, phân tích được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường củachính sách chi trả DVMTR đến cộng đồng dân cư tại xã Xuân Hòa huyện BảoYên tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả củachính sách chi trả DVMTR đến công tác QLBVR tại xã Xuân Hòa huyện BảoYên tỉnh Lào Cai.
1.3 Ý nghĩa nghiên cứu
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Thông qua nghiên cứu giúp cho sinh viên tiếp cận những phương phápmới trong quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) nói chung, trong công tác chi trảDVMTR nói riêng Đồng thời, vận dụng những kiến thức đã học để áp dụngvào thực tiễn công tác của ngành Lâm nghiệp.
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Thông qua đợt thực tập được tiếp cận với cộng đồng thôn bản, cán bộđịa phương cũng như cán bộ kiểm lâm để được học học hỏi chia sẻ nhữngkiến thức của ngành Đồng thời, giúp cho sinh viên được làm quen với nhữngcông việc sau này, góp phần củng cố kiến thức Mặt khác thông qua kết quảnghiên cứu là tư liệu quan trọng giúp địa phương có những điều chỉnh trongcông tác chi trả DVMTR được hiệu quả hơn.
Trang 14Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Khái quát về chi trả DVMTR
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực
vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên Môitrường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người,gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồnnước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đadạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản củacác loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác [13].
Dịch vụ môi trường
Dịch vụ môi trường (Environmental Services) là những dịch vụ và chứcnăng được cung cấp bởi hệ sinh thái và có những giá trị nhất định về kinh tế.Các nhóm dịch vụ môi trường bao gồm:
- Chức năng phòng hộ đầu nguồn- Bảo vệ đa dạng sinh học
- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên- Hấp thụ Các- bon
Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giátrị sử dụng của môi trường rừng như điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chốngbồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học…(Điều 4 chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10tháng 4 năm 2008) Trong đó, giá trị môi trường rừng được hiểu là giá trị màrừng làm lợi cho môi trường, do bản thân các khu rừng tạo ra nhưng khôngchỉ được sử dụng bởi những người quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà còn
Trang 15bởi toàn xã hội Với việc xem xét đến các đến các dịch vụ môi trường rừng thìcác giá trị này được xem xét như một loại hàng hoá công cộng, có thể do cảxã hội sử dụng mà người làm rừng không quản lý và điều tiết được quá trìnhkhai thác và sử dụng chúng [13].
Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for Ecosystem Services - PES) haycòn được gọi là chi trả cho dịch vụ môi trường (Payment for EnvironmentalServices) được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụsinh thái bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ hệsinh thái.
Một khái niệm hẹp hơn về chi trả môi trường được đưa ra năm 2005 là:“Chi trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đódịch vụ môi trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảmbảo có được dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người mua)mua của người bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người cung cấpdịch vụ môi trường đảm bảo được việc cung cấp dịch vụ môi trường này”.
(Wunder 2005, p9)
Trong quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy địnhchi tiết hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng cho hoạtđộng trồng rừng Theo đó, chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tếgiữa người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho người cung ứngdịch vụ môi trường rừng [13].
2.1.2 Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường
Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chitrả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo radịch vụ đã cung ứng.
- Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hìnhthức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.
Trang 16- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và pháttriển rừng là tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ủy thác cho Quỹđể trả cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sảnphẩm có sử dụng dịch vụ môi trường rừng và không thay thế thuế tài nguyênhoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với hệthống luật pháp của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặcgia nhập [7].
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chi trả DVMTR là một lĩnh vực hoàn toàn mới, trong những năm 90của thế kỷ XX mới được các nước trên thế giới quan tâm thực hiện Vớinhững giá trị và lợi ích bền vững của việc chi trả DVMTR đã thu hút được sựquan tâm đáng kể của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học và các nhà hoạchđịnh chính sách trên thế giới Chi trả DVMTR đã nhanh chóng trở lên phổbiến ở một số nước và được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật Hiện naychi trả DVMTR được xem như một chiến lược dựa vào thị trường để quản lýtài nguyên thiên nhiên, khuyến khích và chia sẻ các lợi ích trong cộng đồngvà xã hội Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã áp dụng và thực hiện các môhình chi trả DVMTR sớm nhất Ở Châu Âu chính phủ một số nước đã quantâm đầu tư và thực hiện nhiêu chương trình, mô hình DVMTR Chi trả dịchvụ rừng phòng hộ đầu nguồn hiện đang được thực hiện tại các quốc gia CostaRica, Ecuador, Bolivia, Ấn Độ, Nam Phi, Mexico và Hoa kỳ Trong hầu hếtcác trường hợp này, thực hiện tối đa hóa các dịch vụ rừng phòng hộ đầunguồn thông qua các hệ thống chi trả đều mang lại kết quả góp phần giảmnghèo Ở Châu Úc, Australia đã lập pháp hóa quyền phát thải cacbon từ năm1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cacbon của
Trang 17rừng Chi trả DVMTR cũng đã được phát triển và thực hiện thí điểm ở ChâuÁ như Indonesia, Philippines, Trung quốc, Nepal và Việt Nam bước đầu đãxây dựng được các chương trình chi trả DVMTR có quy mô lớn, chi trả chocác chủ rừng để thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng nhằm tăng cường cungcấp các dịch vụ thủy văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụcacbon, tạo cảnh quan du lịch sinh thái và đã thu được một số thành công nhấtđịnh trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo chonhân dân vùng đầu nguồn Chi trả DVMTR đang được thử nghiệm ở một sốnước trên thế giới, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Từ năm 2002 Trung tâm nghiên cứu nông lâm thế giới (ICRAF) đã tíchcực giới thiệu khái niệm chi trả DVMTR vào Việt Nam Quỹ phát triển nôngnghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ dự án đền đáp cho người nghèo vùng caocho các DVMTR mà họ cung cấp tại Indonesia, Philippines, Nepal là “xâydựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồngnghèo vùng cao ở Châu Á” thông qua xây dựng các cơ chế nhằm đền đápngười nghèo vùng cao về các DVMTR họ cung cấp cho các cộng đồng trongnước và trên phạm vi toàn cầu
Các hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Mỹ
- Tại Hoa Kỳ: Là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mô hìnhchi trả DVMTR sớm nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳđã thực hiện “Chương trình duy trì bảo tồn”, ở Hawai đã áp dụng chính sáchmua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn, bảo vệ rừng đầu nguồn, duytrì, cải thiện nguồn nước mặt, nước ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt, pháttriển du lịch, nông nghiệp và các ngành nghề khác Ở Oregon, Portland ápdụng chính sách bảo tồn và phát triển cá Hồi và môi trường sinh thái củachúng Từ việc xác định và đầu tư đúng mục tiêu sẽ hình thành các dịch vụ hệsinh thái, cụ thể họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dòng sông nơi cá Hồi đẻ
Trang 18là nơi tham quan về sinh thái, lấy các khu rừng bị khai thác quá mức xưa kialà nơi giáo dục cho học sinh, sinh viên và du khách vê ý thức bảo vệ rừngv.v… Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trìnhmua đất để quy hoạch và bảo vệ rừng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợcho các chủ đất áp dụng các phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạnchế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước cho thành phố Cáchoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán chongười sử dụng nước ở thành phố, kể cả du khách Chính quyền thành phố đãlập ra công ty phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ cho cácnông dân là chủ đất đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố.
- Tại Costa Rica, năm 1996, thực hiện Chi trả DVMTR thông qua Quỹtài chính Quốc gia về rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho các chủ rừng và cáckhu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng FONAFIFO hoạt động nhưmột người trung gian giữa chủ rừng và người mua các dịch vụ hệ sinh thái.Nguồn tài chính thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệuhóa thạch, bán tín chỉ cacbon, tài trợ nước ngoài và khoản chi trả từ các dịchvụ hệ sinh thái FONAFIFO và nhà máy thủy điện chi trả cho các chủ rừng tưnhân cung cấp dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn khoảng 45 USD/ha/năm chohoạt động bảo vệ rừng của mình và 116 USD/ha/năm cho phục hồi rừng Mộtsố khách sạn tham gia vào cơ chế chi trả DVMTR để bảo vệ lưu vực Cơ sởcủa việc chi trả này là mối tương quan chặt chẽ giữa người cung cấp DVMTnước do việc bảo vệ, duy trì cải thiện chất lượng nước và dòng chảy vớingười hưởng lợi là ngành du lịch Lý do là các hoạt động ngành du lịch phụthuộc rất lớn vào trữ lượng và chất lượng nước Vì vậy từ năm 2005 một sốkhách sạn chi trả hàng năm 45,5 USD cho mỗi ha đất của các chủ rừng địaphương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình DVMT Tuynhiên cũng ở Costa Rica “vẫn chưa có một cơ chế được thừa nhận chung nào
Trang 19dựa vào lợi ích của mọi người được chi trả trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan vàbảo tồn đa dạng sinh học”, gần đây tại Tanzania có một nhóm công ty du lịchđã liên kết cùng nhau làm hợp đồng với một làng nằm trong khu vực đồng cỏtại địa phương để bảo vệ các loài hoang dã chủ yếu thông qua chi trả tài chínhhàng năm [11]
- Tại Ecuador, năm 1999 Quỹ bảo tồn quốc gia (FONAG) được thànhlập các công ty nước đô thị ở Quito và Pimampiro xây dựng bằng cách áp phílên nước sinh hoạt Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành1% doanh thu đóng góp vào FONAG Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồnlưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho các chủ rừng.
- Tại Colombia, những người sử dụng nước phục vụ công- nông nghiệpở thung lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội để thu các khoản phí chi trả tựnguyện cho các chủ rừng để cải thiện dòng chảy và giảm bồi lắng 0,5 USD/m3
nước thương phẩm [5].
- Tại Bolivia, hai công ty năng lượng Mỹ phối hợp với một tổ chức phichính phủ của Bolivia và Ủy ban bảo vệ thiên nhiên để tài trợ cho việc ngừngkhai thác gỗ và các hoạt động khác nhằm mở rộng diện tích và chất lượng củaVườn Quốc gia Noel Kempff với mục đích tăng cường hấp thụ cacbon.
- Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, Chương trình về DVMT thủy văn(PSA-H) là Chương trình lớn nhất Châu Mỹ PSA-H tập trung vào bảo tồncác rừng tự nhiên bị đe dọa nhằm duy trì các dòng chảy và chất lượng nước.Mexico đã thành lập quỹ lâm nghiệp năm 2002, thực hiện chi trả DVMTR từviệc sử dụng đất Ủy ban Lâm nghiệp Quốc gia ký hợp đồng với chủ đất đểquản lý nhằm duy trì các dịch vụ đầu nguồn Ngoài ra người nông dân ởUgada và Mexico đã tiến hành liên kết với nhau để tham gia thị trườngcacbon quốc tế, bên mua là công ty sản xuất bao bì Teltra Pak có trụ sở tạiVương quốc Anh Nhóm nông dân này đã liên hệ với tổ chức phi chính phủ
Trang 20Ecotrust có trụ sở tại Uganda, sau đó tổ chức này lại phối hợp với trung tâmquản lý cacbon Edinburg Theo hợp đồng, nhóm nông dân phải trồng cây bảnđịa Trong thời gian thực hiện hợp đồng, những cây này sẽ hấp thụ được 57tấn cacbon và họ sẽ nhận được 8 USD/tấn Trong khi cây trồng đang lớn, họcó thể nuôi dê dưới tán cây Khi hợp đồng kết thúc, họ có thể sử dụng hoặcbán số gỗ đó [5].
- Tại Brazil, Nhà nước phân bổ ngân sách cho các thành phố để bảo vệcác khu rừng phòng hộ đầu nguồn và phục hồi diện tích rừng nghèo kiệt ỞParana cũng như ở Minas Gerais, 5% doanh thu từ lưu thông hàng hóa và dịchvụ (ICMS)- một loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu dùng hàng hóa và dịch vụđược phân bổ cho các thành phố có cơ quan bảo tồn hay diện tích rừng cần bảovệ hoặc cho các thành phố cung cấp nước cung cấp nước cho các thành phốlân cận [5] Chính phủ cũng đã thực hiện “Chương trình ủng hộ môi trường”trong đó, chi trả để thúc đẩy sự bền vững môi trường của khu vực Amazon.
Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Âu
- Tại Pháp, Công ty Perrier Vittel (hiện nay do Nestlé sở hữu) phát hiệnra rằng bỏ tiền đầu tư vào bảo tồn diện tích đất chăn nuôi xung quanh khu vựcđất gập nước sẽ tiết kiệm chi phí hơn là việc xây dựng nhà máy lọc nước đểgiải quyết vấn đề chất lượng nước Theo đó họ đã mua 600 mẫu đất nằmtrong khu vực sinh cảnh nhạy cảm và ký hợp đồng bảo tồn dài hạn với nôngdân trong vùng Nông dân vùng đầu nguồn Rhine-Meuse ở miền đông namnước Pháp được nhận tiền đền bù để chấp nhận giảm quy mô chăn nuôi bòsữa trên đồng cỏ, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi và trồng rừngở những khu vực nước thẩm thấu nhạy cảm Công ty Perrier Vittel chi trả chấtlượng nước cho mỗi trang trại nuôi bò sữa ở thượng lưu khoảng 230USD/ha/năm, trong 7 năm Công ty đã chi trả số tiền là 3,8 triệu USD [5].
Trang 21- Tại Đức, Chính phủ đã đầu tư một loạt chương trình để chi trả cho cácchủ đất tư nhân với mục đích thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăngcường hoặc duy trì dịch vụ hệ sinh thái Những dự án này bao gồm trợ cấpcho sản xuất cà phê và ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững, bảo tồnđất và cải tạo các cánh đồng chăn thả ở các nước Mỹ La tinh gồm Honduras,Costa Rica, Colombia, Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng hòa Dominica.
- Tại Chile, một số cá nhân khu vực tư nhân đã bỏ tiền đầu tư vào khuvực bảo vệ tư nhân chỉ vì mục đích bảo tồn trên những diện tích có tính đadạng sinh học cao Việc chi trả được thực hiện trên nguyên tắc hoàn toàn tựnguyện xuất phát từ ý nguyện muốn hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn củaChính phủ tại những sinh cảnh có nguy cơ bị đe dọa [5].
Hoạt động chi trả DVMTR ở Châu Á.
Trong những năm gần đây, các Chương trình chi trả DVMTR đã đượcphát triển và thực hiện thí điểm tại các nước Châu Á như Indonesia,Philippines, Trung quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam nhằm xác định điều kiệnđể thành lập cơ chế chi trả DVMTR Đặc biệt là Indonesia và Philippines đãcó nhiều nghiên cứu điển hình về chi trả DVMTR đối với việc quản lý lưuvực đầu nguồn.
Năm 1998, Trung quốc đã bổ sung và sửa đổi Luật quy định hệ thốngbồi thường sinh thái rừng Triển khai thí điểm hệ thống bồi thường giai đoạn2001- 2004 Năm 2004, thành lập Quỹ bồi thường lợi ích sinh thái rừng.
Từ năm 2001-2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã khảo sát khả thi cácChương trình chi trả DVMTR ở Châu Á Trong khuôn khổ hỗ trợ của QuỹQuốc tế và phát triển nông nghiệp (IFAD), Trung tâm Nông-Lâm thế giới(ICRAF) đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về kháiniệm nâng cao nhận thức về chi trả DVMTR bằng chương trình chi trả cho
Trang 22người nghèo vùng cao DVMT (RUPES) ở Châu Á RUPES đang tích cựcthực hiện các Chương trinh thí điểm ở Indonesia, Philippines và Nepal.
Tại Indonesia, thiết lập cơ chế chuyển giao dịch vụ từ các chức năngrừng phòng hộ đầu nguồn Khách hàng của Công ty PDAM (40.000 hộ giađình) ở Mataram đồng ý trả 0,15-0,20 USD hàng tháng cho công tác bảo tồnchức năng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Tây Lombok Tại Bakun(Phillipines), Chính phủ công nhận các quyền sở hữu không chính thức về đấtđai do tổ tiên để lại Việc được giao đất ở Bakun được xem là hoạt động chitrả cho việc quản lý bên vững Về phía cộng đồng, tất cả mọi người đều đượcchi trả, hưởng lợi cho việc trao đổi cung cấp dịch vụ đầu nguồn.
Tại Kulekhani (Nepal), Ban quản lý rừng địa phương và Ủy ban pháttriển thôn xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động Kế hoạch này được coi làmột văn bản pháp lý, quy định về quản lý rừng và các biện pháp sử dụng đấthợp lý đối với chi trả DVMTR Hiệp hội điện lực quốc gia trả phí từ côngtrình thủy điện cho cộng đồng vì các hoạt động bảo vệ rừng đầu nguồn và sửdụng đất bền vững.
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về chi trả DVMTR đã được xâydựng ở nhiều quốc gia Từ các mô hình chi trả DVMTR ở các nước cho thấy,quản lý bảo vệ đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảovệ tài nguyên và đa dạng sinh học nhằm tạo nguồn tài chính bền vững và chiasẻ lợi ích cho cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng và hướng tới giảm nghèo
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam hiện có khoảng 13,38 triệu ha rừng, độ che phủ đạt 39,5%phân bố trên địa bàn 61 tỉnh, thành phố [3]; Chiến lược phát triển lâm nghiệpở Việt Nam dự kiến đến năm 2020 đưa diện tích rừng đạt khoảng gần 16 triệuha, với tỷ lệ che phủ 47% [1] Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sốngcon người và sự phát triển bền vũng của quốc gia Các hệ sinh thái rừng phát
Trang 23triển tốt với đầy đủ chức năng và đang cung cấp những giá trị DVMT vô cùngto lớn như: Bảo vệ phòng hộ đầu nguồn, điều tiết và duy trì nguồn nước, hấpthụ và lưu giữ cacbon, tạo cảnh quan phục vụ cho dịch vụ, du lịch…nhưngnhững năm trước đây chúng được coi là tài sản chung và được sử dụng miễnphí cho toàn xã hội, trong khi đó việc duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái rừngthường chỉ được thực hiện bởi một nhóm nhỏ người, họ là những người laođộng trong ngành lâm nghiệp (là các chủ rừng) trực tiếp đầu tư vốn, công sứcđể trồng, bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng nhưng họ chưa được hưởng nhữnglợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho sự nỗ lực của họ Trong khi xã hội,cộng đồng, tổ chức và cá nhân không tham gia bảo vệ tái tạo rừng lại đượchưởng lợi từ các dịch vụ do rừng tạo ra Ngày nay cộng đồng xã hội nhậnthức được rằng, các giá trị sử dụng của rừng tạo ra không còn là miễn phí.Chính vì thế, cần có một cơ chế để bảo vệ và khuyến khích quyền lợi về kinhtế cho những chủ rừng, đồng thời những người được hưởng lợi từ các dịch vụhệ sinh thái phải chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và pháttriển các chức năng của hệ sinh thái đó.
Từ năm 2004 Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng chomột chương trình quốc gia về chi trả DVMTR Trên cơ sở khung pháp lý ViệtNam đã có như: Luật tài nguyên nước (1998),Luật đất đai (2003), Luật bảo vệvà phát triển rừng (2004), Luật bảo vệ môi trường (2005) đều thừa nhận cácnhân tố của dịch vụ hệ sinh thái mang lại là bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệcảnh quan, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và hấp thụ cacbon Đặc biệt Điều74 Luật đa dạng sinh học (2008) quy định “Tổ chức, cá nhân sử dụngDVMTR liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức,cá nhân cung cấp DVMTR” các khung pháp lí trên là tiền đề cho Việt Nam đãsẵn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi hoạtđộng chi trả DVMTR, tạo cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn bước đầu để
Trang 24chi trả DVMTR thực sự ứng dụng có hiệu quả rộng rãi ở Việt Nam Đó chínhlà lí do Việt Nam ban hành chính sách chi trả DVMTR theo đúng pháp luật.Hai trong những văn bản quan trọng nhất là Quyết định số 380/TTg ngày10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thi điểm DVMTR ở 02 tỉnh (LâmĐồng, Sơn La) và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chínhphủ về thực hiện chi trả DVMTR trên phạm vi cả nước Dự án thí điểm về chitrả DVMTR đã được triển khai tại tỉnh Lâm Đồng với sự hỗ trợ của tổ chứcWinrock Internationnal; tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của cơ quan hợp tác kỹthuật CHLB Đức (GTZ) và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc giađầu tiên thực hiện chi trả DVMTR ở Đông Nam Á.
- Các chương trình, dự án làm tiền để cho chi trả DVMTR ở Việt Nam
Chương trình Bảo tồn Đa dạng sinh học vùng Châu Á (ARBCP) đã hỗtrợ Chính phủ Việt Nam từ năm 2006, do Bộ nông nghiệp và phát triển nôngthôn phối hợp với tổ chức Winrock Internationnal thực hiện thành côngChương trình thí điểm về chi trả DVMTR, đã cải thiện sinh kế cho hơn32.000 người dân nghèo nông thôn đồng thời tăng cường bảo tồn đa dạng sinhhọc ở tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước và ở Việt Nam Chương trìnhhợp tác Việt Nam- Thụy Điển có vai trò quan trọng đầu tiên về phát triển lâmnghiệp xã hội ở Việt Nam, cho đến nay các Chương trình này luôn đi đầutrong phát triển LNXH ở nước ta.
Dự án trồng rừng quy mô nhỏ để hấp thụ khí CO2 được Cục LâmNghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sinhthái và môi trường và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cùng phối hợp xâydựng Dự án tiến hành tại Xuân Phong và Bắc Phong thuộc huyện Cao Phong,tỉnh Hòa Bình.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một Chương trình kinh tế, xã hội,sinh thái trọng điểm của nhà nước Việt Nam theo đó sẽ trồng mới 5 triệu
Trang 25hecta rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 đếnnăm 2010 nhằm nâng cao độ che phủ rừng của Việt Nam.
Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủvề quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê,nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 của Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính về quyền lợi, nghĩa vụ củahộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướngChính phủ về giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồngtrong buôn làng là đồng bào thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ nông nghiệp vàPTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừngcho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn Dự án pháttriển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (Flitch) do ngân hàngphát triển Châu Á tài trợ, được triển khai từ năm 2007 trên 6 tỉnh TâyNguyên: Đăk lăk; Đăk Nông; Gia Lai; Lâm Đồng; Kon Tum và Phú Yên vớimục đích góp phần giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách của các hộ nghèo so vớicác hộ trung bình sống dựa vào rừng.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu RCC), được thực hiện theo quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến nội dung giao rừng, cho thuê rừng.
(NTP-Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 quy định về xác địnhthiệt hại đối với môi trường, là một công cụ pháp lý quan trọng dựa trênnguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền, bước đầu giúp tháo gỡ nhữngrào cản và thách thức về mặt pháp lý mà cơ quan quản lý nhà nước về môitrường khi giải quyết các vụ việc khởi kiện đòi hỏi bồi thường thiệt hại dohành vi vi phạm pháp Luật môi trường gây ra.
Trang 26Nghị định số 117/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 24/12/2010nhằm mục đích tạo một hành lang pháp lý thống nhất về tổ chức, quản lý hệthống rừng đặc dụng trên toàn quốc.
Với những Chương trình thực hiện nêu trên, qua nhiều năm thực hiện vàđạt được kết quả rất khả quan, cho thấy đây là những dự án tạo cơ sở pháp lývà kinh nghiệm thực tiễn là tiền đề cho Việt Nam sẵn sàng thực hiện chínhsách chi trả DVMTR thành công ở Việt Nam và có sức lan tỏa lớn trong khuvực.
Tính đến tháng 12/2010 các chi trả DVMTR tổng cộng là87.067.200.000 đồng (tương đương 4,46 triệu USD) đã được thực hiện cho 22Ban quản lý rừng và các doanh nghiệp lâm nghiệp và 9.870 hộ gia đình, trongđó 6.858 là hộ dân tộ thiểu số, bảo vệ được 209.705 ha rừng Trong năm 2010,mức chi trả trung bình trên hộ là 10,5 đến 12 triệu đồng (khoảng 540 đến 615USD), tương đương mức tăng 3- 4 lần so với các chi trả của Chính phủ ViệtNam trước đây Số vụ vi phạm lâm luật giảm 50% so với trước đây trong vùnglưu vực Đa Nhim [14].
Tính tới tháng 12 năm 2012, có 35 trong tổng số 63 tỉnh thành trên cảnước đã thiết lập Ban chỉ đạo để giám sát việc triển khai Nghị định 05/NĐ-CPvà Nghị định 99/2010/NĐ-CP, và đã có 27 tỉnh thành đã thành lập và vậnhành Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng cấp tỉnh Hầu hết các tỉnh này đều phânbố trên các địa bàn có tiềm năng thủy điện cao như: Tây Bắc, Tây Nguyên vàmiền Trung Bên cạnh đó, VNFF cũng đã ký 27 hợp đồng chi trả DVMTR vớicác cơ sở sản xuất thủy điện và công ty cung cấp nước sử dụng dịch vụ môitrường rừng từ lưu vực của 2 tỉnh trở lên Quỹ cấp tỉnh đã ký 94 hợp đồng chitrả DVMTR, bao gồm 62 hợp đồng với các nhà máy thủy điện, 11 hợp đồngvới Công ty cung cấp nước sạch và 21 hợp đồng với Công ty du lịch Các tỉnhký được nhiều hợp đồng bao gồm Lâm Đồng (40), Lào Cai (19), Đắk Lắk (8),Quảng Nam (7), Đắk Nông (6) và Kon Tum (5) Các quỹ cấp tỉnh ở các tỉnhtrên đã tiến hành các chương trình nâng cao nhận thức; hầu hết các tỉnh cũng
Trang 27đang xây dựng kế hoạch cho việc thu và chi cũng như xác định ranh giới giữacác chủ rừng tại các lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng Doanh thutừ chi trả DVMTR trong năm 2012 là 1.172,44 tỉ đồng (khoảng 55 triệu USD)[12].
Hình 2.1 Sơ đồ hành chính xã Xuân Hòa
Trang 282.4.1.2 Địa hình
Xuân Hòa có địa hình không bằng phẳng, có đồi núi và sông suối, nổibật là dãy núi Đại Thần với độ dốc lớn bao quanh là hệ thống núi thấp hơn vàmột số thung lũng, sông suối [16].
2.4.1.3 Khí hậu, thời tiết, thủy văn
Xuân Hòa nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều Một năm có4 mùa, tuy nhiên có 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưanhiều nhất vào tháng 7- 8, lượng mưa trung bình là 380- 400mm, cao nhất là600mm Mùa khô từ tháng 11- 2 năm sau, lượng mưa trung bình từ 10-15mmcó thời kỳ cả tháng không mưa thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1.
Trên địa bàn xã có dòng sông Chảy chảy qua, hai hệ thống suối chínhlà suối Là và suối Nặm Rảo với lưu lượng nước khá lớn cùng hệ thống khelạch, ao hồ được phân bố khá đồng đều trên địa bàn, diện tích rừng phòng hộ,đầu nguồn được bảo vệ tốt nên nguồn nước mặt, nước ngầm khá dồi dào, đâylà điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt [16].
2.4.1.4 Thổ nhưỡng
Đất đai của xã Xuân Hòa được hình thành do quá trình phong hóa củađá mẹ Gralit Mặt khác Xuân Hòa còn có đất phù sa của hệ thống Sông Chảy.Thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến thịt nặng, đất thường bị khô hạn,xói mòn, rửa trôi mạnh vào mùa mưa lũ Đất chua, hàm lượng các chất dinhdưỡng tổng số nghèo đến trung bình, đất thích hợp với nhiều loại cây trồngnhư cây lương thực, cây ăn quả và cây lâm nghiệp [16].
2.4.1.5 Cảnh quan môi trường
Là xã vùng núi, cảnh quan môi trường chưa bị tác động nhiều bởi hoạtđộng sản xuất của con người, mức độ ô nhiễm không đáng kể nên môi trườngtự nhiên khá trong lành đối với đời sống và sức khỏe con người.
Môi trường nước tuy ít bị ô nhiễm nhưng do nguồn nước sinh hoạt trực
Trang 29tiếp là nguồn nước mặt, lộ thiên chịu tác động trực tiếp của tự nhiên, conngười, động vật, không qua lắng, lọc nên nhiều nơi chưa đảm bảo vệ sinh.Đặc biệt nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đều xả trực tiếp ra môi trường[16].
2.4.2 Tài nguyên
2.4.2.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của xã năm 2017 là: 7532.04 ha Trong đó: Đấtnông nghiệp: 4906.76 ha; chiếm 65.15% diện tích tự nhiên; Đất phi nôngnghiệp: 296.19 ha; chiếm 3.93% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng:2329.09 ha; chiếm 30.92 % diện tích tự nhiên [16] Như vậy diện tích đấtnông nghiệp của xã chiếm tỷ lệ lớn 65.15% diện tích tự nhiên.
Bảng 2.1 Bảng hiện trạng sử dụng đất của xã đến 31/12/2017
1. Đất CH 77 74.1.
1. Đất LU 41 53.1.
1. Đất HN 35 46.1.
1. Đất CL 26 25.1.
2 Đất LN 38 78.1.
2. Đất RS 28 75.1.
2. Đất RP 93 24.1.
2. Đất RD 0 0.001.
3 Đất NT 41 0.851.
5 Đất NK 0 0.00
2 Nh
óPN293.93
Trang 301 Đất ở OC 42 14.2.
1. Đất ở ON 42 102.
1. Đất ở OD 0 0.002.
2 Đất CD 10 36.2.
2. Đất TS 1.04 0.962.
2. Đất CQ 0 0.002.
2. Đất CA 0 0.002.
2. Đất DS 6.3 5.842.
2. Đất CS 0.06 0.062.
2. Đất CC 10 93.2.
3 Đất TO 0 0.002.
4 Đất TI 0 0.002.
5Đất nghĩ
3.82 1.292.
6 Đất SO 14 47.2.
7 Đất MN 0 0.002.
2 Đất DC 23 99.3.
3 Núi NC 8.42 0.36
(Nguồn: Số liệu tổng thống kê kiểm kê đất đai năm 2018)
Diện tích đất theo đối tượng sử dụng: 5586.61ha; chiếm 74.17% diện tích tự nhiên; trong đó: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng: 71.35%; Các tổ chức
Trang 31kinh tế sử dụng: 10.24%; Các cơ quan, đơn vị Nhà nước: 0.21%; Các tổ chức
sự nghiệp công lập: 18.19%; Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo: 0%.
Diện tích đất theo đối tượng quản lý: 1945.42ha; chiếm 25.83% diệntích tự nhiên của xã; trong đó: UBND cấp xã quản lý 95.9%; Cộng đồng dâncư và tổ chức khác 4.1% [15].
2.4.2.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt khá dồi dào do có dòng sông Chảy chảy qua, 2 hệthống suối chính suối Là và suối Nặm Rảo và hệ thống khe lạch, ao hồ phânbố trên địa bàn; Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm gần như lộ thiên rấtthuận lợi cho việc khai thác sử dụng [16].
2.4.2.3 Tài nguyên rừng
Rừng ở xã Xuân Hòa bao gồm có rừng phòng hộ và rừng sản xuất.Diện tích che phủ rừng đạt trên 49,5%; Rừng của xã Xuân Hòa ngoài mụcđích kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệđất chống sói mòn rửa trôi, trong tương lai cần tăng cường các biện pháp bảovệ, trồng rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyênnước và môi trường sinh thái [16].
2.4.3 Điều kiện kinh tế xã hội
2.4.3.1 Nguồn nhân lực, mức sống của cộng đồng dân cư
Trên địa bàn xã có 07 dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Tày, Mông, Dao,Phù Lá, Nùng, Mường, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng đã tạo racác hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng giàu bản sắc văn hoá dân tộc.Xuân Hòa có 31 thôn bản, 1.775 hộ với 8.345 nhân khẩu, sự phân bố dân cưkhông đồng đều giữa các thôn bản, mật độ dân cư 110 người/km2 Tổng sốngười trong độ tuổi lao động là 4.380 người, chiếm 52,5% tổng số nhân khẩu,cơ cấu lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp Nguồn lao động của xãXuân Hòa dồi dào, cần cù nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp, cơ cấu lao
Trang 32động thuộc các lĩnh vực khác còn rất hạn chế, lao động đã qua các loại hìnhđào tạo chiếm tỷ lệ còn thấp [16].
2.4.3.2 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2016 là 4917,85
ha, chiếm 65,29% diện tích tự nhiên Ngành nông nghiệp giữ vai trò trọng yếutrong phát triển kinh tế của xã Đồng thời, nông nghiệp của xã có vai trò quantrọng trong việc cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường sinhthái trong lành.Vì thế, trong những năm qua, ngành trồng trọt có sự chuyểndịch mạnh từ trồng cây hàng năm sang cây lâu năm, đặc biệt là trồng quế vàcây chè [16].
* Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã năm 2017 là
3832,99 ha chiếm 50,9 %, trong đó: Đất rừng sản xuất là 2895,35 ha chiếm38,44%; Đất rừng phòng hộ là 937,63 ha chiếm 12,45%.
Trong những năm qua người dân đã nâng cao nhận thức và chú trọngđầu tư vào phát triển rừng kinh tế, vừa nâng cao thu nhập vừa góp phần phủxanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ đất, trống sói mòn Diện tích rừng sản xuấtngày một tăng, chủ yếu là phát triển trồng cây quế, hiện tại diện tích quế trênđịa bàn xã khoảng 850 ha và là cây trồng lâm nghiệp chính đang được đầu tưphát triển cả số lượng và chất lượng; Về công tác quản lý bảo vệ rừng: Côngtác kiểm soát vận chuyển lâm sản được duy trì và thực hiện theo đúng quyđịnh Tình trạng chặt phá khai thác rừng bữa bãi được phát hiện và ngăn chặnkịp thời [16].
* Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Trong vài năm gần đây
kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đã từng bước phát triển,chủ yếu là chế biến lâm sản trong đó đã có 3 xưởng bóc, 01 xưởng xẻ gỗthanh, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã.
Trang 33Tuy nhiên tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực còn thấp, chiếmtỷ lệ thấp trong cơ cấu lao động của xã [16].
* Thương mại- dịch vụ: Dịch vụ thương mại cũng đang trên đà phát
triển, số hộ kinh doanh hàng hóa trên địa bàn xã tăng dần Tuy nhiên quy môcòn nhỏ lẻ chưa đáp ứng được hết các nhu cầu cần thiết của người dân trênđịa bàn xã [16].
2.4.4 Các yếu tố văn hóa, nhân văn
* Giáo dục- đào tạo: Toàn xã cóg 6 trường, 8 điểm trường từ mầm non
đến THCS Chỉ đạo tốt công tác giảng dạy và học tập, duy trì, nâng calo chấtlượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu họcđúng độ tuổi [16].
* Y tế: Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế (diện tích 0,1 ha) tại bản Mai
Thượng, được xây dựng kiên cố, với 5 giường bệnh, trang thiết bị và dụng cụy tế về cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân.Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế có trình độ, tận tình chăm sóc người dân Tỷ lệtham gia bảo hiểm y tế của xã đạt 100% Tuy nhiên cơ sở vật chất còn hạnchế, y tế xã chưa đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới [16].
* Văn hoá, thể thao: Công tác truyền hình truyền thanh được đẩy
mạnh, đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân được nâng cao, thực hiện tốtcuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia góp phần tăng cường khốiđại đoàn kết dân tộc Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao đượcduy trì, phát triển [16].
* Công tác thực hiện chính sách xã hội: Trong những năm qua được
quan tâm, thường xuyên làm tốt công tác uống nước nhớ nguồn, đến ơn đápnghĩa, thăm hỏi tặng quà các gia đính chính sách, người có công, người
Trang 34nghèo, người già cô đơn nhân dịp tết nguyên đán và ngày thương binh liệt sỹ27/7 hàng năm [16].
* Công tác xoá đói giảm nghèo: Được triển khai dưới nhiều hình thức
cũng đạt được những kết quả nhất định, năm 2016 số hộ nghèo trên địa bàn xãcòn 784 hộ chiếm 44,95% so với tổng số hộ trên toàn xã (Trong đó có 747 hộnghèo thu nhập, 37 hộ nghèo đa chiều) Tổng số hộ cận nghèo toàn xã là 357hộ chiếm 20,47% so với tổng số hộ toàn xã [16].
Trang 35Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các chủ rừng có ảnh hưởng đến kinh tế, xã hộivà môi trường từ chính chính sách chi trả DVMTR tại xã Xuân Hòa huyệnBảo Yên
Phạm vị nghiên cứu: Do đề tài rộng nên lựa chọn 5 thôn/bản (bản Sáo,bản Xóm Thượng, bản Xóm Hạ, bản Mai Hạ và bản Mai Thượng) đề khảo sátcủa xã Xuân Hòa huyện Bảo Yên
Thời gian nghiên cứu: Ngày 02/01/2018-30/5/2018
3.2 Nội dung nghiên cứu
(i) Khái quát được tình hình thực hiện chi trả DVMTR tại xã Xuân Hòahuyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai
(ii) Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường từ chính sách chitrả DVMTR tại xã Xuân Hòa huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai
(iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách chitrả DVMTR góp phần quản lý TNR ngày tốt hơn đối với xã Xuân Hòa huyệnBảo Yên.
3.3 Phương pháp nghiên cứu