1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã dìn chin huyện mường khương tỉnh lào cai

71 78 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyênKhóa học : 2014-2018

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thu Thùy

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tậpcủa mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lại hệ thống những kiến thức đãhọc, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với kiến thức khoahọc Qua đó, sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận,phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn củacông việc sau này.

Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầycô giáo và anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học NôngLâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và các thầy, cô

giáo Bộ môn đặc biệt là cô giáo TS Nguyễn Thu Thùy người đã trực tiếp

hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin cám ơn các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnMường Khương, nơi em thực hiện đề tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho emhọc hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bản khóa luận của em không thểtránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo củacác thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp củaem được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Giàng Seo Phừ

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất cả nước tính đến ngày 31/12/2015 9

Bảng 4.1 Cơ cấu nông nghiệp xã Dìn Chin 30

Bảng 4.2 Dân số, lao động của xã Dìn Chin năm 2016 31

Bảng 4.3 Thực trạng sử dụng đất xã Dìn Chin tính đến ngày 31 tháng 12năm 2016 32

Bảng 4.4 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Dìn Chin năm 2016 37

Bảng 4.5 Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2016 38

Bảng 4.6 Các loại hình sử dụng đất chính của xã Dìn Chin năm 2016 39

Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Dìn Chin 40

Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất của xã Dìn Chin 41

Bảng 4.9 Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nôngnghiệp tính bình quân/ha 41

Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 42

Bảng 4.11 Bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sửdụng đất 44

Bảng 4.12 Hiệu quả xã hội của các LUT xã Dìn Chin 44

Bảng 4.13 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất xã Dìn Chin 45

Bảng 4.14 Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất 46

Bảng 4.15 Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất xã DìnChin 46

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

FAO Food and Agricuture Organnization Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 6

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.2 Cơ sở thực tiễn 5

2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam

72.2.1 Trên Thế giới 7

2.2.2 Ở Việt Nam 8

2.2.3 Khái quát về tình hình sử dụng đất của tỉnh Lào Cai 10

2.3 Hiệu quả trong sử dụng đất 11

2.3.1 Khái quát hiệu quả sử dụng đất 11

2.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 14

2.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 14

2.4.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 15

2.4.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất

152.4.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 15

2.4.3 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp .16

Trang 7

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 18

3.3 Nội dung nghiên cứu 18

3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã DìnChin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 18

3.3.2 Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xãDìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 18

3.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Dìn Chin,huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 19

3.3.4 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hộimôi trường và giải pháp 19

3.4 Phương pháp nghiên cứu 19

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 19

3.4.2 Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất 20

3.4.3 Phương pháp tính toán phân tích số liệu 21

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và sử dụng đất của xã Dìn Chin, huyệnMường Khương, tỉnh Lào Cai 22

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 24

4.1.3 Tình hình sử dụng đất 32

4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất xãDìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 34

Trang 8

4.2 Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Dìn

Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 37

4.2.1 Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 37

4.2.3 Một số loại cây trồng của xã Dìn Chin năm 2016 38

4.2.3 Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 38

4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Dìn Chin,huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 40

4.3.1 Hiệu quả kinh tế 40

4.3.2 Hiệu quả xã hội 43

4.3.4 Hiệu quả môi trường 45

4.4 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội,môi trường và giải pháp 47

4.4.1 Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững 47

Trang 9

PHẦN 1ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quantrọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựngcác cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng [11] Chúng ta biếtrằng không có đất thì không có quá trình sản xuất, cũng như không có sự tồntại của con người và đất có vai trò đặc biệt quan trọng với sản xuất nôngnghiệp.

Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hếtcác nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triểnnông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việcphát triển của các ngành khác Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyênđất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệpphát triển bền vững [10].

Cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa làm cho mật độ dâncư ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các côngtrình công cộng, khu công nghiệp trong nước ngày càng tăng cao Đây là vấnđề gây “bức xúc” và “nhức nhối” không chỉ đối với nước ta mà còn là vấn đềnan giải đối với các nước đã và đang phát triển trên thế giới Để giải quyếtvấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho trình những chương trình, kếhoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sửdụng đất đai được hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả Trong những năm qua, đã cónhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai như: giao quyền sửdụng đất lâu dài, ổn định cho người sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống thủy lợi,

Trang 10

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa các giống cây trồng có năng suấtcao đưa vào sản xuất, nhờ đó mà hiệu quả sử dụng đất tăng lên rõ rệt Tuynhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn có những hạn chế trong việckhai thác và sử dụng đất đai Vì vậy để sử dụng đất có hiệu quả cao nhất làviệc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển sản xuấtnông nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế, cần phải có nghiêncứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nóichung và sử dụng đất ruộng nói riêng nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực vàhạn chế, từ đó làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiếtlập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Dìn Chin là xã biên giới thuộc vùng thượng của huyện Mường Khương,tỉnh Lào Cai, cách trung tâm huyện 28km về phía đông bắc Phía đông bắc vàđông nam giáp với xã Tả Gia Khâu và nước bạn Trung Quốc, phía Tây giápvới xã Nấm Lư và xã Tung Chung Phố, phía bắc giáp với xã Pha Long và xãTả ngài Chồ, phía nam giáp với xã Tả Gia Khâu và huyện Si Ma Cai Nằmtrên trục đường Tỉnh lộ 153 là một xã vùng cao biên giới của huyện MườngKhương có 11 thôn Bản với tổng diện tích đất tự nhiên là 3019,80ha, bằng5,46% tổng diện tích tự nhiên của huyện Mường Khương Trong đó đấtsản xuất nông nghiệp là

1301,79ha Hiện nay dù đã qua nhiều năm đổi mới nhưng với trình độ dân tríthấp, nhận thức về sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường cò rất hạn chế.Vì vậy để giúp xã có hướng đi đúng trong phát triển nền kinh tế nông nghiệpbền vững, giúp người dân lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp, nâng caohiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu về lương thực pháttriển nông nghiệp bền vững là việc hết sức cần thiết.

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệutrường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, dưới sựhướng dẫn của TS Nguyễn Thu Thùy, em tiến hành nghiên cứu đề tài

"Đánh

Trang 11

giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Dìn Chin,huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, từ đó lựa chọnloại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào cai

1.3 Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:

- Củng cố kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.

- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tintrong quá trình làm đề tài.

*Ý nghĩa trong thực tiễn:

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đềxuất các loại hình và những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.

Trang 12

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1.Khái niệm đất nông nhiệp

Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đíchsản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện tíchnghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Kể cả diện tích đấtlâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nônglâm nghiệp.

2.1.1.2.Phân loại đất nông nghiệp

Điều 10 khoản 1 luật đất đai 2013 [11] nhóm đất nông nghiệp gồm cácloại sau đây:

- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

- Đất trồng cây lâu năm;- Đất rừng sản xuất;- Đất rừng phòng hộ;

- Đất rừng đặc dụng;- Đất nuôi trồng thủy sản;- Đất làm muối;

- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và cácloại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọtkhông trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm vàcác loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi,nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạocây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Trang 13

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

2.1.2.1.Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có khoảng 27.302,206 ha nghìn ha đất nông nghiệpchiếm 82,4% diện tích tự nhiên [14] Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm: 6.997,965 nghìn ha chiếm 25,6% diện tíchđất nông nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm: 4.532,195 nghìn ha chiếm 16,6% diện tích đấtnông nghiệp.

- Đất vườn tạp: 2.854,869 nghìn ha chiếm 10,4% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản: 797,759 nghìn ha chiếm 0,29%diện tích đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp nước ta có xu hướng ngày càng tăng (so vớinăm 2014 tăng 985 nghìn ha).

2.1.2.2 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xãhội Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởisự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Những đặc điểm đó là :

 Đất đai đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt vàkhông thể thay thế.

- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định.

 Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật

Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: cácloại cây trồng, vật nuôi và các loại cây trồng khác Chúng sinh trưởng và pháttriển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhiềunhư thời tiết, khí hâu, môi trường Giữa sinh vật và môi trường sống củachúng là một khối thống nhất, mỗi một biến động của môi trường lập tức sinh

Trang 14

vật biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng chúng sẽ bị chết Cácquy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quancủa con người.

 Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian rộnglớn và mang tính chất khu vực rõ rệt

Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì cũngđều bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn ởđâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp Phạm vi của sản xuất nông nghiệprộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở suối, triền núi, vì đất nôngnghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp mang tính phân tán.

Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn,do đó ở mỗi vùng địa lí nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất ( đất đai,khí hậu, nguồn nước, các yếu tố xã hội ) là hoàn toàn khác nhau Mỗi vùngđất có một hệ thống kinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng có lợi thế so sánhriêng Việc lựa chọn vấn đề kinh tế trong nông nghiệp trước hết phải phù hợpvới đặc điểm của tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực Như việc lựa chọngiống cây trồng vật nuôi, bố trí cây trồng, quy trình kĩ thuật, là nhằm khaithác triệt để các lợi thế của vùng.

 Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ

Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp Tính thờivụ này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư,phân bón rất khác nhau giữa các thời kì của quá trình sản xuất mà còn thểhiện ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường.

Trang 15

2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam

Sản xuất nông nghiệp thế giới đang phải đối mặt với những thách thứcto lớn, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp để nuôi sống nhân loại tăng,trong khi đó hai yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp là đất và nướcđang bị suy giảm nghiêm trọng Để ứng phó với vấn đề này trên thế giới đã cónhiều nước tìm ra con đường khác nhau để đưa đất nước thoát khỏi tình trạngđói nghèo Cụ thể như:

Hà Lan tận dụng công nghệ: Đất nông nghiệp ở Hà Lan ít lại trũng,

thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳng địnhnhững lợi thế của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo hướng chiếnlược một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu Hà Lan đã sử dụng vốn vàcông nghệ cao để thay thế quỹ đất hiếm hoi: sử dụng nhà kính để sản xuất càchua, ớt, dưa quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất Phương thức sảnxuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảosức khỏe động vật và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao Nhà nước rất coi

Trang 16

trọng nhiệm vụ cải tạo đất nên đầu tư nhiều tiền cho vấn đề này (khoảng 4000euro/ha/năm) Nhà nước còn biến các thửa đất nhỏ liền kết thành thửa lớn liềnnhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hóa bằng cáchnhập khẩu hạt ngũ cốc, hạt đậu, hạt có dầu nhất là thức ăn chăn nuôi để sảnxuất hàng xuất khẩu Nhờ có vốn lớn nên ở Hà Lan đã hình thành hệ thốngnhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, cùng với các biện phápthâm canh cao đã đưa năng suất nông nghiệp của Hà Lan cao gấp nhiều lầnnăng suất bình quân thế giới (Duy Hưng, 2013)[17].

Israel: là một trong những đất nước khô hạn nhất với 60% diện tích đất

liền là sa mạc, nhưng ít ai biết được rằng, đây cũng là một trong những đấtnước có ngành nông nghiệp thành công nhất trên thế giới Với lượng mưatrung bình chỉ khoảng 50mm/năm, tưởng chừng như không thể canh tác trồngtrọt được nhưng lại trở thành một cường quốc nông nghiệp, nhà cung cấplương thực hàng đầu thế giới Tất cả là nhờ có hệ thống tưới tiêu sáng tạo củanhững người nông dân Nhờ có hệ thống tưới tiêu này, Israel đã biến hoangmạc khô cằn thành những vùng đất tốt để trồng rau xanh và trang trại chănnuôi cá Nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt người dân có thể canh tác 3 vụ/năm thayvì một vụ vào mùa mưa như trước đây Kết quả tương tự cũng đạt được tạiKenya, Nam Phi, Nigeria Những quốc gia có điều kiện tương tự Israel(Nguyễn Duy Vinh, 2013) [18].

Tổng diện tích tự nhiên: 33.123.077 ha, bao gồm:

- Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.302.206 ha;

Trang 17

- Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.696.829 ha;- Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.123.042 ha.

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất cả nước tính đến ngày 31/12/2015

Cơ cấu(%)Tổng diện tích tự nhiên33.123.077100

Trang 18

Từ bảng 2.1 cho ta thấy:

- Diện tích nhóm đất nông nghiệp là: 27.302,206 ha chiếm 82,43% tổng

diện tích tự nhiên Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 3.697,829 ha chiếm11,16% tổng diện tích tự nhiên Diện tích nhóm đất chưa sử dụng 2.123,042ha chiếm 6,14% tổng diện tích tự nhiên ( Quyết định số 455/QĐ-BTNMTnăm 2016 phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2015do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành) [14].

- Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho

xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách được các nhàquản lí và sử dụng đất quan tâm Thực tế cho thấy, trong những năm qua dotốc độ công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địaphương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Namcó nhiều biến động.

2.2.3 Khái quát về tình hình sử dụng đất của tỉnh Lào Cai

Vị trí nằm ở các điểm :Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam-Trung Quốc;phía Nam giáp với tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp với tỉnh Hà Giang; phía tâygiáp với tỉnh Lai Châu Lào Cai có 203 km đường biên giới với tỉnh VânNam - Trung Quốc.

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Việt Nam, diện tích tựnhiên 6.383,88 Km² độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ , đa dạng bao gồm 10nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp có 135.527,45 ha, đất lâm nghiệp có358747,69 ha, đất chuyên dùng 17.975,66 ha, đất ở 4.888,66 ha Là một tỉnhchủ yếu là sản xuất nông nghiệp , còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nôngnghiệp thu nhập của người dân thấp.Trong những năm gần đây với tốc độ đôthị hóa diễn ra mạnh, làm cho diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh bị thuhẹp Vì vậy đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai nhằm đưa ra được biện pháp

Trang 19

và phương hướng sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả là rất cần thiết (Cổngthông tin điện tử tỉnh Lào Cai) [5].

2.3 Hiệu quả trong sử dụng đất

2.3.1 Khái quát hiệu quả sử dụng đất

Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ nhữngluận điểm của Mac và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau [10]:

- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thờigian, thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội C.Mac cho rằng quy luật tiếtkiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiềuphương thức sản xuất.

- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xãhội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thànhgiữa con người với con người trong quá trình sản xuất Đó là quá trình traođổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường.

- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêucuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế Trong quy hoạchvà quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vàovà đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kếtquả nhất định với chi phí lớn.

 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tớinền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề [10]:

- Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiếtkiệm thời gian.

- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lí thuyếthệ thống.

Trang 20

- Ba là : hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng củacác hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụcho lợi ích của con người.

Hiệu quả kinh tế phải được tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn,phải trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suấttiền cho vay vốn ngân hàng Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụtrong, ngoài nước, hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiêntai, sâu bệnh,

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mỗi tương quan so sánh giữa lượng kếtquả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kếtquả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ralà phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mỗi tương quang cần xét cả phầnso sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mỗi quan hệ chặt chẽ giữahai đại lượng đó.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệuquả kinh tế và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật vàgiá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nôngnghiệp Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quảphân bổ mới có điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quảkinh tế Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuậtvà hiệu quả phân bổ thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng; bản chất của phạm trù kinhtế sử dụng đất là: Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khốilượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất vàlao động tiết kiệm nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất củaxã hội [10].

Trang 21

 Hiệu quả xã hội

Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sảnxuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra Loại hiệu quả này đánhgiá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.

“Hiệu qủa về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xácđịnh bằng khả năng tạo việc làm trên một diên tích đất nông nghiệp” (NguyễnDuy Tính, 1995) [16].

 Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phảibảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môitrường sinh thái Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái(>35%) Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [10].

Trong thực tế tác động của môi trường diễn ra rất phức tạp và theochiều hướng khác nhau Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợpvới đặc tính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tácđộng của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽtạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệuquả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môitrường [7].

Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả hóa học môi trường được đánhgiá thông qua mức độ hóa học trong nông nghiệp Đó là việc sử dụng phânbón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinhtrưởng tốt, cho năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trường đất.

Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lạigiữa cây trồng với đất, giữa cây trông với các loại dịch hại trong các loại hình

Trang 22

sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp mà vẫnđạt được mục tiêu đặt ra.

Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốtnhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sửdụng đất để đạt sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.

2.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất

“ Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha Nhân loại đanglàm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiên nay có khoảng 6 – 7triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do sói mòn và thoái hóa Để giải quyếtnhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăngnăng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” [10].

Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lậpbản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đấthợp lí là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngănchặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người,đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lí đất sao cho nguồn tàinguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.

Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự pháttriển chung của toàn xã hội Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bềnvững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môitrường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.

2.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khiđánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớnnhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả Do đótiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm

Trang 23

nghiệp là mức độ tăng thêm các kết qủa sản xuất trong điều kiện nguồn lựchiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra mộtkhối lượng sản phẩm nông nghiệp nhất định.

2.4.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

2.4.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất

- Truyền thống, kinh nghiêm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhândân Việt Nam.

- Những số liệu, tài liệu thống kê định kì về sử dụng đất ( Diện tích,năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.

- Chiến lược phát triển của các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, côngnghiệp, xây dựng, giao thông…

+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương.

+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai và phân bố, sản lượng, chấtlượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.

+ Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệuquả kinh tế cao.

Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kì.

2.4.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương, phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất

Trang 24

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh,tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạnghóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêuđảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của các nông hộ,nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiếnthức bản địa và nội lực của địa phương.

- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội , an ninh quốc phòng.

2.4.3 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sửdụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vậtchất xã hội, thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của Nhànước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảovệ môi trường Nói cách khác , định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việcxác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấuvật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ Trên cơ sở nghiêncứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường đểđịnh hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.

Căn cứ để định hướng sử dụng đất:- Đặc điểm địa lí, thổ nhưỡng.- Tính chất đất hiện tại.

- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sửdụng đất.

- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái củacây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao ( lựa chọn loại hình sửdụng đất tối ưu).

Trang 25

- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phânbón và các tiến bộ khoa học kĩ thuật về canh tác.

- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theohoặc lâu dài.

Để đưa ra hệ thống sử dụng để sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quảphù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng nhưtận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng,góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân là rất cần thiết Đề tài

“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã DìnChin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” không nằm ngoài mục tiêu trên.

Trang 26

PHẦN 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã DìnChin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Mường Khương,tỉnh Lào Cai

- Thời gian tiến hành: từ ngày 14 tháng 08 năm 2017 đến ngày 12tháng 11 năm 2017

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xãDìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

- Điều kiện tự nhiên- Điều kiện kinh tế, xã hội- Tình hình sử dụng đất

3.3.2 Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bànxã Dìn Chin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

- Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp- Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Trang 27

3.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã DìnChin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

- Hiệu quả kinh tế- Hiệu quả xã hội- Hiệu quả môi trường

3.3.4 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xãhội môi trường và giải pháp

- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất

- Đề xuất giải pháp

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu đã có

tại các phòng ban chức năng, các tài liệu có liên quan đến tình hình sử dụngđất nông nghiệp của xã.

- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp:

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đithực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sửdụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời sống và tình hìnhsản xuất nông nghiệp (diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng…)

+ Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): Trựctiếp phỏng vấn, tiếp xúc với người dân, tạo cơ hội để người dân trao đổi kinhnghiệm sản xuất, đưa ra những khó khăn, nguyện vọng nhằm cải thiện tìnhhình sử dụng đất tại địa phương… Sử dụng phương pháp PRA để thu thập sốliệu phục vụ việc phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất vàđưa ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo tính thựctế, khách quan.

Trang 28

Trên địa bàn xã Dìn Chin có 11 thôn Tiến hành điều tra, dự kiến phỏngvấn 50 hộ dân theo mẫu phiếu đã xây dựng sẵn Tại mỗi xóm phỏng vấn từ 4 - 5 hộ.

3.4.2 Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất.

Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đấtvà được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

* Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 + + pn.qnTrong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm.

+ p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm+ T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.

- Thu nhập thuần (N): N = T - CsxTrong đó:

+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm+ Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm- Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx

- Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm

* Hiệu quả xã hội

- Đảm bảo an ninh lương thực- Đáp ứng nhu cầu nông hộ

- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động* Hiệu quả môi trường

- Tỷ lệ che phủ

- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất

- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Trang 29

3.4.3 Phương pháp tính toán phân tích số liệu

Đây là phương pháp phân tích và xử lý số liệu thô đã thu thập được đểthiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân củanó Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp thực hiện.

Số liệu được kiểm tra, xử lí tính toán trên máy tính bằng phần mềmMicrosoft office cexcel và máy tính tay.

Trang 30

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và sử dụng đất của xã Dìn Chin,huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Nam giáp với xã Tả Ngài Chồ xã Tả Gia Khâu và huyện Si Ma

Cai Nằm trên trục đường tỉnh lộ 153 ( đến nay đã được quy hoạch thành

đường quốc lộ 4), nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu thương mại, trao đổikinh tế, văn hóa trong và ngoài vùng.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 3019,80ha, bằng 5,46% tổng diện tích tựnhiên của huyện Mường Khương.

4.1.1.2 Địa hình

Nằm trong hệ thống cao nguyên cổ Bắc Hà thuộc dãy Tây Côn Lĩnhnên Dìn Chin có địa hình khá phức tạp và chia cắt Độ cao trung bình so vớimặt nước biển bình quân 1050 m Là vùng núi đá vôi phong hóa, hiện tượngCastơ hoạt động khá mạnh tạo nên nhiều suối ngầm Điều kiện địa hình cũnggây nhiều khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, sắp xếp dân cư, giao lưu pháttriển kinh tế, xã hội và công tác quản lí.

4.1.1.3.Thổ nhưỡng

Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu của Viện thổ nhưỡng nông hóa, địabàn của xã gồm 05 nhóm đất chính sau:

Trang 31

- Nhóm đất Feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi cao từ700 -1200m

- Nhóm đất Feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi trungbình từ 700 -1200m

- Nhóm đất Feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi thấp từ300 -700m

- Nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi

Điều kiện về thổ nhưỡng có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuấtnông lâm nghiệp như: trồng cây lương thực ( lúa, ngô) và chăn nuôi đại giasúc.

4.1.1.4 Khí hậu, thủy văn

Dìn Chin thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất khí hậulục địa Một năm có 2 mùa nhưng ranh giới không rõ rệt, mùa khô và mùamưa kéo dài Nhiệt độ trung bình 230C, thấp nhất 80C, rét đậm vào tháng 12và tháng 1 năm sau, nắng nóng vào tháng 5, tháng 6, tháng 7, đôi khi xuấthiện sương muối vào tháng 10, 12, mùa mưa thường có gió lốc Hướng gióchính là Đông Nam Lượng mưa trung bình 1850 mm Mưa nhiều tập trungvào tháng 5, 6, 7, độ ẩm trung bình 83%.

Dìn Chin có mạng lưới thủy văn khá dày, tuy nhiên nguồn nước mặthiếm kết hợp với hiện tượng kaster hoạt động mạnh nên xảy ra tình trạngthiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nguy cơ hoang mạc hóa cao.

Trang 32

4.1.1.5.Tài nguyên rừng, khoáng sản

Xã có tài nguyên rừng khá phong phú, là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiềunguồn gen quý của các loài động, thực vật cận và á nhiệt đới Diện tích đất cókhả năng phát triển rừng của xã khá lớn là một tiềm năng cho phát triển lâmnghiệp, độ che phủ rừng của toàn xã đạt thấp 18,28%.

4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

4.1.2.1.Về kinh tế

 Trồng trọt

Tổng sản lượng lương thực có hạt: 2.538 tấn, vượt chỉ tiêu 160 tấn, đạt106,7% so KH giao, trong đó:

- Cây ngô: 560/560ha = 100% KH; năng suất khoảng: 35 tạ/ha Sản

lượng khoảng: 1.960 tấn vượt chỉ tiêu 2% so KH, tăng 7% so cùng kỳ.

- Cây lúa: 110/110ha = 100% KH; năng suất đạt khoảng: 42 tạ/ha Sản

lượng khoảng 462 tấn đạt 100% so KH giao, tăng 34% so cùng kỳ.

- Cây đậu tương: 116/116ha = 100% KH; sản lượng đạt 10 tạ/ha, năng

Tổng số đàn gia súc (trâu, bò, ngựa) trong toàn xã là 3.217 con, cụ thể:

- Đàn trâu = 745/696 con vượt chỉ tiêu giao 7%; tăng 10,8% so vớicùng kỳ;

- Đàn bò = 894/746 con vượt chỉ tiêu giao 20%KH; tăng 25% so vớicùng kỳ;

Trang 33

- Đàn lợn = 1.700/1.392 con vượt chỉ tiêu giao 22% KH; tăng 4% sovới cùng kỳ;

- Đàn ngựa = 78 con;

- Đàn gia cầm: 10.600/9.200 con vượt chỉ tiêu 15%KH.

- Tổng đàn bò viettel: 91 con/14 thôn Trong đó sinh sản 02 con.

Trong năm 2016, xã chỉ đạo làm tốt tiêm phòng trên đàn gia súc theođúng kế hoạch giao Làm tốt trong công tác phòng, chống dịch Lở mồm, longmóng tuy có xảy ra dịch tại một số thôn trên địa bàn bằng việc phát hiện kịpthời và triển khai tốt các biện pháp phòng chống dịch như: phun hóa chất khửtrùng, cử cán bộ trực tiếp xuống thôn bản hướng dẫn bà con cách chăm sócđàn gia súc bị bệnh và cách phòng bệnh cho đàn gia súc chưa mắc bệnh cùngvới kinh nghiệm dân gian đã chữa khỏi hoàn toàn cho số gia súc mắc bệnh,không có gia súc chết do mắc bệnh.

Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2016 đã hoàn thành 50/50ha đảm bảotheo đúng kế hoạch giao.

 Công tác khuyến nông

Được sự chỉ đạo sát sao của UBND xã, hệ thống cộng tác viên khuyếnnông đã đi vào hoạt động có chất lượng, hiệu quả, các cộng tác viên tham giađầy đủ các buổi giao ban tuần, tham gia phát biểu ý kiến đóng góp trong lĩnh

Trang 34

vực sản xuất nông, lâm nghiệp Khuyến nông viên xã đã phối hợp tốt với cácngành làm tốt công tác triển khai khoa học kĩ thuật, tuyên truyền hướng dẫnnhân dân các thôn bản phổ biến kiến thức trồng trọt, chăn nuôi như: Hướngdẫn kỹ thuật cho bà con về chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại lúa, ngô, đậutương và các loại rau màu, hướng dẫn cụ thể cách dùng thuốc bảo vệ thực vậtkhi cây trồng mắc bệnh…

 Công tác cung ứng vật tư nông nghiệp

Ngay từ đầu vụ mùa UBND xã đã chỉ đạo cho nhân dân đăng kí muagiống, phân bón và nhận hỗ trợ giống các loại từ phòng NN&PTNT huyệntheo QĐ 102/2009QĐ – TTg cụ thể là: Cấp phát xong 1.688 kg giống ngô8868 cho 655 hộ nghèo.

 Công tác giảm nghèo – xây dựng nông thôn mớiCông tác giảm nghèo:

Qua công tác điều tra hộ nghèo năm 2016 (áp dụng cho năm 2017) toànxã còn 452/662 hộ nghèo chiếm 68,28% dân số toàn xã giảm 8,67% so cùngkỳ Số hộ cận nghèo 157 /662 hộ = 23,72%.

Xây dựng nông thôn mới:

Năm 2016 qua đánh giá xã đủ điều kiện đạt 03 tiêu chí gồm tiêu chíNhà ở, Điện, Giao thông hiện đang trình hồ sơ chờ quyết định thẩm định củaUBND huyện Công tác làm đường giao thông nông thôn trong năm xã đượcphê duyệt 9,065 km gồm các tuyến: Sín Chải B – Phìn Chư, tuyến Lùng SánChồ -Sín Chải B, tuyến Dìn Chin II – Sán Pấy và tuyến Phìn Chư – Mào SaoChải đã hoàn thành 03 tuyến đường và đưa vào sử dụng còn 01 tuyến PhìnChư – Mào Sào Chải hiện tại đã thi công xong phần nền và chuẩn bị giải cấpphối.

Trong năm được sự quan tâm giúp đỡ của BCH quân sự tỉnh Lào Caicùng với cấp ủy, chính quyền xã và nhân dân trong thôn Lồ Sử Thàng đã mở

Trang 35

mới được 2km đường nội đồng xuống khu sản xuất giúp nhân dân thuận tiệntrong công tác đi lại, chăm sóc 30ha lúa nước.

 Công tác thu chi ngân sách

Thực hiện tốt công tác tài chính, chi trả đầy đủ chế độ tiền lương, phụcấp cho xã và kinh phí sơ, tổng kết năm 2016.

-Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã: 5.144.380.000 đồng đạt 94,75%so với dự toán được giao, trong đó:

- Thu từ lệ phí: 3.875.000 đồng đạt 65% so KH giao;- Thu phạt khác: 1.000.000 đồng đạt 50% so với KH giao;

- Thu bổ sung có mục tiêu: 735.663.000 đồng bằng 100% so KH giao;- Thu bổ xung cân đối ngân sách: 4.403.842.000 đồng;

Trong năm 2016 xã tiến hành di chuyển 02 hộ gia đình ra khỏi vùngthiên tai với mức hỗ trợ 20.000.000 đồng/hộ 02 hộ gia đình ông Hù SàoCường thôn Cốc Cáng và ông Vàng Chẩn Lương thôn Na Cổ bị tốc mái doảnh hưởng gió lốc vào tháng 4 năm 2016 thiệt hại ước khoảng 100 tấm proxi

Ngày đăng: 09/04/2019, 22:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồngbằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
Tác giả: Nguyễn Duy Tính
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
17. Trang mạng: Lao động.com.vn bài: ” Thế giới linh hoạt sử dụng đất nông nghiệp” của Duy Hưng ngày 29/03/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ” Thế giới linh hoạt sử dụng đất nôngnghiệp”
18. Trang mạng: Lao động cuối tuần; Báo dân việt bài ” Israel thành cường quốc nông nghiệp hàng đầu trên thế giới” – dòng sự kiện; Bài ”Nông nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp” của Nguyên Duy Vinh ngày 31/12/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ” Israel thành cườngquốc nông nghiệp hàng đầu trên thế giới” "– dòng sự kiện; Bài ”"Nông nghiệpViệt Nam thực trạng và giải pháp”
19. Trang mạng: https://text.123doc.org/document/2982812-hien-trang-tai-nguyen-dat-tren-the-gioi-viet-nam-va-huong-su-dung-ben-vung.htm Link
14. Số liệu của Cục thống kê về tình hình sử dụng đất của Việt Nam năm 2015 Khác
15. Thống kê, kiểm kê diện tích đất phân theo đơn vị hành chính của huyện Mường Khương năm 2016 Khác
20. FAO (1994): Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w