1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

172 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về thu hút vốn FDI vào phát triển KT-XH; chiến lư

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ TRẦN XUẤT

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Ngô Trần Xuất

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1 Những công trình liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 22

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 24

2.1 Khái quát về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 24

2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 37

2.3 Kinh nghiệm của một số nước trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 60

Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 76

3.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 76

3.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2005 - 2015 88

3.3 Đánh giá tổng quát về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2005 - 2015 102

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 117

4.1 Thời cơ, thách thức và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 117

4.2 Các giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 135

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 164

Trang 4

EU Liên minh Châu Âu (European Union)

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

HĐH Hiện đại hóa

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

KCN Khu công nghiệp

KCX Khu chế xuất

KKT Khu kinh tế

KTTĐ Kinh tế trọng điểm

KT-XH Kinh tế - Xã hội

MNE Công ty đa quốc gia (Multinational enterprises)

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic

Coperation and Development) SXKD Sản xuất kinh doanh

TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

TTP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific

Partnership Agreement TNC Công ty xuyên quốc gia (Transational Corporations)

Trang 5

UNCTAD Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (United

Nation Conference on Trade and Development) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) XTĐT Xúc tiến đầu tư

Trang 6

Bảng 3.7 Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp

FDI từ năm 2005 đến 2015 phân theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 3.12 Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI qua các

năm từ 2005 đến 2015 ở các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, gia tăng kim ngạch, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm Sau gần 30 năm mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn FDI đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng

và phát triển của Việt Nam Tính đến ngày 20/12/2016, cả nước đang có 22.509

dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 293,25 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt hơn 154,54 tỉ USD Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là khu vực phát triển năng động nhất với tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP năm sau cao hơn năm trước; nếu năm 1992 tỷ lệ này là 2% thì đến năm 2005 đạt khoảng 15%, năm 2015 là trên 17% Trong xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cùng với việc trở thành thành viên của tổ chức WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc huy động vốn nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung là một trong 4 vùng KTTĐ của cả nước, được xây dựng và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu phát huy tối

đa các lợi thế so sánh của vùng, tạo ra vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan tỏa, bức phá và lôi cuốn đến các tỉnh thành của khu vực miền Trung Tây Nguyên và cả nước Vùng KTTĐ miền Trung có 5 đơn vị hành chính gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với thành phố Đà Nẵng là trung tâm thu hút trên địa bàn Khu vực này có nhiều tiềm năng

và lợi thế để thu hút các dự án FDI để trở thành vùng phát triển công nghiệp lớn

Trang 8

của cả nước trong tương lai với những trung tâm dịch vụ, du lịch chất lượng cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh nối theo hai trục Bắc - Nam và Đông - Tây; hệ thống cảng biển, hệ thống sân bay từng bước được nâng cấp phục vụ giao thông quốc tế và trong nước đến các tỉnh, thành phố khác Hầu hết cảng biển của vùng đều là cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, nằm không xa hải phận quốc tế… tạo cho vùng KTTĐ miền Trung dễ trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực

và thế giới Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2015, toàn vùng đã thu hút được 725 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký đạt gần 14 tỷ USD

Với những lợi thế so sánh nêu trên, vùng KTTĐ miền Trung là địa bàn có nhiều tiềm năng để trở thành vùng thu hút vốn FDI lớn của cả nước trong tương lai, tạo tiền đề cho việc thực hiện và đẩy nhanh công nghiệp hóa, phát triển kinh

tế xã hội Tuy nhiên, so với thế mạnh và những tiềm năng của vùng, kết quả thu hút vốn FDI vẫn còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng, thu hút vốn FDI của vùng chỉ đứng thứ 3 trong 4 vùng của cả nước, số lượng dự án và tổng quy mô vốn đăng ký còn khá nhỏ so với vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ Nam Bộ Vốn FDI trên địa bàn vùng KTTĐ Miền trung ngày càng tăng nhưng việc triển khai dự án còn chậm Số dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn vào vùng còn ít Tình trạng một số nhà đầu tư đăng ký để chiếm giữ vị trí, mặt bằng mà chậm triển khai hoạt động vẫn còn Vậy, làm thế nào để huy động

và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả? Đây chính là bài toán đã và đang đặt ra cho chính quyền và các cơ quan hữu quan khi xây dựng chiến lược trước mắt và lâu dài

Hạn chế căn bản của vùng KTTĐ miền Trung là tăng trưởng chủ yếu nhờ tăng quy mô, phát triển theo chiều rộng Trong công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản phẩm gia công, lắp ráp lớn hơn nhiều so với giá trị sản phẩm chế tác; chỉ số kinh

Trang 9

tế tri thức còn thấp Với hơn 70% dân số sống dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên thiên nhiên dưới dạng thô, giá trị gia tăng từ mỗi đơn vị tài nguyên đạt thấp, hàm lượng khoa học - công nghệ của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ còn hạn chế, năng suất lao động không cao Ngoài ra, hiệu quả của việc liên kết vùng trong thu hút FDI còn thấp, tính cục bộ địa phương trong vùng còn nặng nề, mỗi địa phương đều ban hành hàng loạt các chính sách ưu đãi

về đầu tư FDI, tính đồng bộ về chính sách rất thấp khiến các ĐTNN rất dễ bối rối khi lựa chọn địa điểm đầu tư trong vùng

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận về thu hút FDI trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay; đánh giá đúng đắn thực trạng thu hút FDI ở vùng KTTĐ miền Trung và tìm kiếm các giải pháp để thu hút FDI cho vùng KTTĐ miền Trung hiệu quả nhất Nhằm hướng đến việc

đáp ứng yêu cầu đó, đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh

tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được tác

giả lựa chọn để nghiên cứu

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI; đánh giá đúng đắn thực trạng FDI ở vùng KTTĐ miền Trung; luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

ở vùng KTTĐ

Trang 10

- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nước ngoài và rút ra một số bài học đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ

- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI ở vùng KTTĐ miền Trung, bao gồm những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

- Phân tích những xu hướng mới của dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay

và ảnh hưởng đối với Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI ở vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thu hút vốn FDI ở vùng KTTĐ miền

Trung trong bối cảnh kinh tế quốc tế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: tập trung nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển

KT-XH vùng KTTĐ miền Trung và các nhân tố tác động đến thu hút FDI trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp

- Về không gian: luận án nghiên cứu FDI ở vùng KTTĐ miền Trung, trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định

- Về thời gian: luận án nghiên cứu FDI tại vùng KTTĐ miền Trung chủ yếu trong giai đoạn 2005 - 2015 Ngoài ra, một số nội dung trong luận án được phân tích với số liệu cập nhật đến năm 2016

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Trang 11

Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về thu hút vốn FDI vào phát triển KT-XH; chiến lược phát triển KT-XH và chủ trương, chính sách thu hút vốn FDI vùng KTTĐ miền Trung; tham khảo một số

lý thuyết kinh tế học về đầu tư trực tiếp nước ngoài

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú trọng vào các phương pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: phương pháp này được sử dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (chương 2)

- Phương pháp luận biện chứng của triết học: phương pháp này được sử dụng để phân tích sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến FDI cũng như sự biến đổi của dòng vốn này (chương 2,3,4)

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ miền Trung (chương 3) trên cơ sở khung lý thuyết được xây dựng ở chương 2

- Phương pháp thống kê và so sánh: phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng (chương 3)

- Phương pháp phỏng vấn: đề tài đã sử dụng phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp thông qua các bảng hỏi để khảo sát các đối tượng có liên quan (chương 3)

- Phương pháp ma trận SWOT: được sử dụng để đánh giá, phân tích điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng KTTĐ trong thu hút FDI (chương 4)

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Trang 12

- Xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá thu hút FDI theo đặc thù của vùng KTTĐ miền Trung trong bối cảnh hiện nay

- Phân tích những xu hướng mới của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

ở thế giới và Việt Nam và tác động đến vùng KTTĐ miền Trung

- Luận án đã đề xuất năm giải pháp bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu, trong đó chú trọng đến giải pháp tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

+ Làm rõ thực trạng của FDI ở vùng KTTĐ miền Trung, những hạn chế

và nguyên nhân của nó

+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI ở vùng KTTĐ

miền Trung trong thời gian tới

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 13

Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong phạm vi tư liệu mà tác giả bao quát được, đã có những công trình trong và ngoài nước liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài nghiên cứu

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tác giả ngoài nước

1.1.1.1 Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chung

- Trong cuốn sách “Lý thuyết FDI, chứng cứ và thực hành” của Imad A

Moosa (2002), tác giả cho rằng FDI là một vấn đề quan trọng, đã thu hút được

sự chú ý của các nhà kinh tế học cũng như các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách Tác giả trình bày cuộc khảo sát của các cơ quan trung ương và các ý tưởng liên quan đến FDI và khẳng định, nó sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị Ông đã định nghĩa về FDI, phân tích ngắn gọn các lý thuyết FDI và xem xét yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nó Tác giả phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế của nước sở tại và sự tăng trưởng của MNE Tác giả cũng trao đổi các phương pháp thẩm định dự án FDI Ngoài ra, tác giả cung cấp thêm các trao đổi, thảo luận về các chủ đề như rủi ro quốc gia, ngân sách vốn, chuyển giá cũng như kiểm soát và đánh giá hiệu suất trong các MNE

- Nick J Freeman (2002), “Foreign Direct Investment in Cambodia,

Laos and Vietnam: an Overview” (FDI tại Campuchia, Lào và Việt Nam: Giới

thiệu tổng quan) Ở nghiên cứu này, tác giả cho rằng, cả Campuchia, Lào và Việt Nam đều tích cực hoạt động thu hút FDI và đã làm như vậy trong một số năm Dòng vốn FDI được coi là một phương pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát

Trang 15

triển kinh tế, nó giúp hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi bao gồm cả cải cách kinh

tế và các biện pháp tự do hóa kinh doanh được triển khai tại ba nước này Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động FDI ở các nước này là tương đối cởi

mở Khi dòng vốn FDI đã được tích luỹ và gia tăng, các cơ chế ĐTNN đã tiếp tục cải thiện, cùng với những cải thiện về môi trường kinh doanh trong những nước chủ nhà thì có ít nghi ngờ về những tiến bộ đã đạt được trong hoạt động FDI tại Campuchia, Lào và Việt Nam Tác giả đã không đi sâu phân tích những chi tiết cụ thể của hoạt động FDI trong ba nước Đông Dương mà thay vào đó là đặt hoạt động FDI trong bối cảnh thích hợp của lịch sử, của xu hướng toàn cầu gần đây của dòng FDI, của môi trường kinh doanh quốc tế từ đó đưa ra những

đề xuất để ba nước thành công hơn trong thu hút FDI

1.1.1.2 Những công trình nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển KT-XH nước nhận đầu tư

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tác động của FDI đến phát triển KT-XH được thực hiện bởi nhiều tác giả, với đa dạng đối tượng nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực hiện nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chủ yếu ở cấp độ quốc gia, khu vực bao gồm nhiều quốc gia

Karikari (1992) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Ghana giai đoạn 1961-l988, kết quả cho thấy FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong khi tăng trưởng kinh tế tác động làm giảm nhẹ dòng vốn FDI Theo tác giả, kết quả này có thể là do khối lượng vốn FDI không đáng kể theo dữ liệu thời gian, tác động FDI làm tăng tự do thương mại hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Haddad và Harrison (1991, 1993) cũng không tìm thấy tác động đáng kể của FDI đến tăng trưởng trong nước khi thực hiện kiểm tra tác động tràn của FDI và tăng trưởng kinh tế ở các công ty của Moroccan trong thời gian 1985-1989

Trang 16

Từ những nghiên cứu trên cho thấy có mâu thuẫn về bằng chứng thực nghiệm trong các tài liệu liên quan đến vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh

tế cũng như các nhân tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế có thể là cùng chiều, ngược chiều hoặc không đáng

kể (Li và Liu, 2005) Nhiều phân tích đồng ý rằng tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện trong nước của nước nhận đầu tư

và xem đó là quyết định về tầm quan trọng và phạm vi tác động lan tỏa của các

dự án FDI

Bài viết của Rhys Jenkins (2006), “Globalization, FDI and Employment

in Vietnam” (Toàn cầu hóa, FDI và việc làm ở Việt Nam) trên Tạp chí của Tổng

công ty xuyên quốc gia tập trung vào việc xem xét tác động của FDI đến giải quyết việc làm ở Việt Nam, một đất nước đã đón nhận đáng kể dòng vốn nước ngoài trong những năm 1990 như là một phần của gia tăng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Bài viết cho rằng, FDI có thể tác động đến việc làm của người lao động Việt Nam dưới dạng: 1) FDI sẽ làm tăng việc làm trực tiếp cho lao động thông qua thu hút vào làm việc tại các DN của họ hoặc tăng việc làm gián tiếp thông qua các mối quan hệ với các DN trong nước 2) Các DN FDI duy trì

số việc làm như cũ nếu như DN FDI mua lại DN trong nước và không thay đổi công nghệ sản xuất 3) FDI có thể dẫn đến giảm số việc làm nếu DN FDI mua lại DN trong nước những thay đổi công nghệ hiện đại hơn, cần ít lao động hơn

hoặc khi các công ty này thoái vốn, đóng cửa

Bài viết của Dilip Kuma Das (2007), “Foreign Direct Investment in

China: Its Impact on the Neighboring Asian Economies” (FDI tại Trung Quốc: Tác động của nó đối với các nền kinh tế châu Á giáp ranh) Nghiên cứu chỉ rõ,

tốc độ tăng trưởng chóng mặt của Trung Quốc sau năm 1978 đã tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực Chuyên môn hóa dọc là một nguyên nhân chính đằng sau sự gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực nhập khẩu;

Trang 17

nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng, đã được phát triển đều đặn FDI đã là một thành tố quan trọng của chiến lược cải cách và tăng trưởng của Trung Quốc và các DN FDI đã đóng một vai trò rất quan trọng trong

sự phát triển và toàn cầu hóa những nỗ lực của Trung Quốc Bắt đầu từ năm

1979 với việc ban hành Luật Công bằng và liên doanh, Trung Quốc đã mở ra nhiều hơn các lĩnh vực ĐTNN và cải thiện đáng kể môi trường đầu tư FDI đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo ra ngoại tác tích cực bằng cách tăng cường vốn, tạo việc làm, đào tạo lao động, khuyến khích xuất khẩu và tiếp cận tốt hơn với công nghệ cao

1.1.1.3 Những công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Kogruang, C (2002) nghiên cứu các nhân tố quyết định đến dòng FDI vào Thái Lan Bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian ở Thái Lan trong giai đoạn 1970 – 1996 và phân tích đồng liên kết, tác giả phát hiện chi phí lao động,

độ mở thương mại và tỷ giá hối đoái quyết định dòng vốn FDI ở khu vực sản xuất trong khi quy mô thị trường, chi phí lao động quyết định dòng vốn FDI trong khu vực phi sản xuất

- Hasnah và cộng sự nghiên cứu tầm quan trọng các yếu tố lợi thế địa điểm đối với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của FDI ở Malaysia qua khảo sát 100 doanh nghiệp FDI với thang đo Likert 5 mức cho 11 nhóm nhân tố với

81 biến quan sát Dữ liệu được phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích EFA rút trích được 16 yếu tố với 35 quan sát Sau

đó, phân tích hồi quy logistic đã xác định 3 yếu tố: hạ tầng KT-XH (với mức ý nghĩa 5%), nguyên liệu, năng lượng (với mức ý nghĩa 10%) ảnh hưởng đến quyết định đầu tư có ý nghĩa thống kê, trong đó, nguyên liệu và năng lượng có mối quan hệ dương Các yếu tố thị trường, dịch vụ vận tải, luật pháp, quốc tế, lao động, cung cấp nước, điện có ảnh hưởng thuận chiều nhưng không có ý

Trang 18

nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% Nghiên cứu này đưa ra khá nhiều biến quan sát (81 biến) nhưng mẫu chỉ có 100 nên việc áp dụng phương pháp phân tích EFA ít có ý nghĩa (thường theo tỷ lệ 1:5) Vì thế, kết quả phân tích hồi quy chỉ xác định được 2 quan sát có ý nghĩa thống kê

- Bài viết ―Sự thăng trầm của FDI tại Việt Nam và tác động của nó vào sản xuất nâng cấp địa phương‖ của Henrik Schaumburg-Muller (2003) cho rằng cuộc cải cách đổi mới vào năm 1986 đã bắt đầu phát triển khu vực tư nhân và

mở cửa kinh tế để thu hút FDI Trong điều kiện tương đối, Việt Nam đã trở thành nước tiếp nhận lớn của FDI vào giữa những năm 1990 Tuy nhiên, FDI dường như tăng đỉnh điểm vào năm 1997 và kể từ đó đã dao động ở mức thấp hơn Vậy là cái gì đã tác động đến thay đổi bên trong và bên ngoài trên các dòng chảy và thành phần của FDI đến Việt Nam và làm thế nào các dòng chảy của FDI đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành sản xuất tư nhân Trong sản xuất, nhiều ngành công nghiệp đã đi vào thay thế nhập khẩu được bảo hộ cao Mặt khác, sự đóng góp của FDI đến xuất khẩu đã phát triển nhanh chóng Thay đổi chính sách ở Việt Nam vẫn đang diễn ra và cũng là cần thiết

- Tác giả Edmund Malesky trong ―Quản trị tỉnh và FDI ở Việt Nam‖ (2007) cho rằng, gần đây FDI có mối tương quan với quản trị kinh tế Bởi vì hầu hết các phân tích của FDI là bức ảnh chụp đơn thuần của một quá trình lâu dài

và năng động, nó làm cho ý nghĩa hơn để tập trung vào các biến số kết quả khác liên quan đến FDI Ở đây, tác động của quản trị thậm chí còn ấn tượng hơn Quản trị tốt hơn là kết hợp mạnh với tỷ lệ thực hiện FDI và các quyết định của

DN nước ngoài để bổ sung nguồn vốn cho các dự án hiện có Kích thước khác nhau của quản trị kinh tế có hiệu ứng khác nhau trên ba biến số kết quả Minh bạch thông tin quản lý và các dịch vụ phát triển khu vực tư nhân, chẳng hạn như các hội chợ thương mại và đào tạo công nghệ, có liên quan chặt chẽ với thu hút đầu tư Tuy nhiên, giá thực hiện bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi việc tiếp cận và

Trang 19

bảo đảm quyền sở hữu cũng như khả năng để bảo vệ những quyền lợi tại tòa án

Đối với nghiên cứu về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI: Ab Quyoom Khachoo, Mohd Imran Khan (2012) kết luận quy mô thị trường, tổng trữ lượng,

cơ sở hạ tầng và chi phí lao động là yếu tố quyết định chính của dòng vốn FDI đến các nước đang phát triển

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tác giả trong nước

1.1.2.1 Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chung

- Luận án tiến sỹ kinh tế (2005) “Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” của Ngô Công Thành, đã làm sáng tỏ

các khái niệm về FDI và đặc điểm của chúng Phân tích, làm rõ sự hình thành và phát triển của các hình thức FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến này và xu hướng

vận động của các hình thức này Luận án chưa đề cập nhiều đến sự tác động của

FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng

- “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam”, của Nguyễn Thị Kim Nhã năm 2005, đã mô tả bức tranh toàn cảnh

về thu hút FDI ở Việt Nam năm 1998 đến 2005, đánh giá các mặt thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thành công và hạn chế đó Từ đó nêu rõ các vấn đề cần tiếp tục

xử lý để tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới

-“Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam‖, năm 2006 của Bùi Huy Nhượng Tác

giả của luận án ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về FDI, đã

có những đóng góp mới về mặt lý luận liên quan đến triển khai và thúc đẩy triển khai thực hiện dự án FDI điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản

Trang 20

lý nhà nước đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi cấp phép đầu

tư Luận án cũng phân tích và đánh giá khá toàn diện bức tranh về tình hình đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo sự vận động của nguồn vốn này, từ việc thu hút đến triển khai hoạt động thực hiện các dự án Trên cơ sở đó, tìm ra những nguyên nhân về phía Nhà nước đang cản trở hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI, đây được coi là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách về FDI trong thời gian sắp tới

- “ Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010” (2000), Đề

tài cấp Bộ của vụ tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, chủ nhiệm đề tài TS.Trương Thái Phiên Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra các giải pháp chủ yếu thu hút nguồn vốn FDI như: Đổi mới cơ cấu FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch đối với FDI; hoàn thiện hệ thống pháp luật

và cơ chế chính sách quản lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến công tác tổ chức bộ máy quản lý; phân cấp và cơ chế hút vốn; nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, xúc tiến FDI, tăng cường công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ; phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nước phục vụ có hiệu quả hoạt động FDI

- “Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010”, đề tài cấp bộ của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, chủ

nhiệm đề tài TS Nguyễn Ngọc Định Vấn đề cơ bản mà đề tài giải quyết là nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân gây ra sự giảm sút vốn FDI tại Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đề ra các giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI theo

lộ trình được xây dựng từ năm 2003 - 2010 Lộ trình này được xây dựng như sau: Giai đoạn 2003 - 2005 tập trung vào việc hoàn thiện môi trường đầu tư, giai

Trang 21

đoạn 2005 - 2008 định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 2008 - 2010 biến Việt Nam trở thành một điểm nóng trong thu hút FDI Mỗi giai đoạn trong lộ trình, tác giả đưa ra những giải pháp khác nhau

- “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam‖, của Nguyễn Thị Ái Liên, năm 2011 Trong đó, luận án đã

đưa ra bức tranh tổng thể lý luận về môi trường đầu tư gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của môi trường đầu tư các chỉ số môi trường đầu tư mà các nghiên cứu khác chỉ đề cập phần nào và chưa đầy đủ Tác giả cũng rút ra và làm

rõ hơn khái niệm về môi trường đầu tư, từ đó phân tích 5 đặc điểm của môi trường đầu tư bao gồm: tính tổng hợp, tính hai chiều, tính động, tính mở và tính

hệ thống Luận án đã ưu tiên các yếu tố trở ngại trong môi trường đầu tư để đề xuất các giải pháp có tính hệ thống nhằm giải quyết các trở ngại này trong thời gian tới để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI Trong các yếu tố môi trường đầu

tư Việt Nam, tác giả tập trung vào các yếu tố của môi trường mà Chính phủ có ảnh hưởng mạnh, gồm: Môi trường chính sách pháp luật, Thủ tục hành chính, Môi trường kinh tế, Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực Về phạm vi thời gian, tác giả nghiên cứu môi trường đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI

từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới đến năm 2009

- Kỷ yếu hội thảo tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài Kỷ yếu đã đề cập đến những đánh giá của các cơ quan quản

lý nhà nước và nhận định của các chuyên gia kinh tế về tình hình thực hiện và thu hút vốn FDI trong thời gian qua, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI trong thời gian tới

1.1.2.2 Những công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương hoặc vùng

Trang 22

- “Nghiên cứu các giải pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn FDI đầu tư vào Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005”, của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, chủ

nhiệm đề tài Trần Văn Lưu Đề tài đã đề cập một số vấn đề giải pháp chủ yếu như tư duy kinh tế, cải cách hành chính trong công tác xúc tiến thu hút FDI và xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho dự án; quy hoạch đô thị; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa hình thức đầu tư, chính sách thuế; đền bù và giải phóng mặt bằng; quản lý vĩ mô, kiện toàn hệ thống pháp luật; cân đối nguồn tài chính để thực hiện công tác xúc tiến FDI, thúc đẩy thu hút dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp

- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn duyên hải miền trung‖, năm 2007 của NCS Hà Thanh Việt,

cũng đã phân tích luận giải về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI trên một vùng kinh tế của một quốc gia, khái quát được bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải miền Trung và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vốn FDI trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về hiệu quả của thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng Duyên hải miền Trung và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên Từ đó, đề ra 3 nhóm giải pháp và có những giải pháp đặc thù áp dụng riêng cho vùng Duyên hải miền Trung Khoảng thời gian mà luận án nghiên cứu là từ năm 1988 đến năm 2005 Trong phạm vi luận án, tác giả đã đứng trên quan điểm quản lý Nhà nước để đánh giá về khả năng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với một vùng kinh tế của đất nước Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp điều tra, phân tích tổng hợp, thống kê; phương pháp diễn dịch và quy nạp Tuy nhiên, khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI tác giả sử dụng phương pháp luận giải thì tính khách quan không

Trang 23

được cao, việc sử dụng các phương pháp định lượng sẽ phù hợp hơn trong

trường hợp này

- Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào tỉnh Nghệ An”, của NCS Đặng Thành Cương, năm 2012 Trong đó,

luận án đã hệ thống bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư FDI theo cách tiếp cận vĩ mô đứng trên góc độ nhà quản lý, đó là: (1) Giá trị gia tăng (2) Mức độ đóng góp vào GDP, (3) Hệ số ICOR, (4) Năng suất lao động, (5) Hiệu quả sử dụng điện năng, sử dụng đât, (7) Mức độ đóng góp vào xuất khẩu, ngân sách Nhà nước và tạo việc làm tại khu vực FDI; luận án cũng luận giải các chính sách để thu hút vốn FDI vào địa phương là chính sách cơ cấu ngành tại địa phương, chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách về đất đai, chính sách về lao động, về ưu đãi hỗ trợ đầu tư, chính sách cải cách thủ tục hành chính và chính sách về xúc tiến đầu tư Phạm vi nghiên cứu của luận án là địa bàn tỉnh Nghệ

An, thời gian là từ năm 1988 đến năm 2010 Luận án đã nghiên cứu việc tăng cường thu hút vốn FDI trên cả hai góc độ tăng cường về mặt quy mô và tăng cường về mặt sử dụng vốn dựa trên việc đánh giá thực trạng vốn FDI tại Nghệ

An, đồng thời xây dựng và kiểm định mô hình phản ánh hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn FDI tại Nghệ An

- Luận án “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng

của Việt Nam”, của NCS Nguyễn Minh Tiến, năm 2014 Trong đó, luận án đã

đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng của Việt Nam Đồng thời, kiểm định tác động của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng trong trường hợp nghiên cứu riêng vùng và liên kết vùng ở Việt Nam Luận án cũng đã nghiên cứu các yếu tố quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam

để hỗ trợ trong việc đề xuất chính sách thu hút dòng vốn FDI phục vụ tăng trưởng kinh tế Luận án tiến hành nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế đối với các liên kết vùng thuộc miền Bắc (gồm Đồng bằng

Trang 24

sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc); liên kết vùng thuộc miền Tây Nguyên (gồm Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên) và liên kết vùng thuộc miền Nam (gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) Tuy nhiên, trong luận án phạm vi nghiên cứu là 6 vùng kinh tế ở Việt Nam chứ vẫn chưa phân tích sâu và cụ thể cho vùng KTTĐ miền Trung cũng như sự tác

Trung-động của hội nhập kinh tế quốc tế đến FDI tại vùng này

1.1.2.3 Những công trình nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển KT-XH nước nhận đầu tư

- Luận án tiến sỹ kinh tế (2001) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng” của Đào Văn Hiệp đã phân tích và đề cấp đến

đầu tư nước ngoài và CDCCKT ngành ở Việt Nam Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận cơ bản và xu hướng vận động của đầu tư nước ngoài cũng như vai trò của nó đến quá trình CDCC ngành kinh tế Trên cơ sở đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài và tác động của FDI đến CDCCKT ngành

ở Hải Phòng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phương hướng và giải pháp thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài thúc đẩy CDCCKT ngành ở Hải Phòng Tuy nhiên, đề tài này chưa đề cập đến FDI với CDCCKT thành phần, cơ cấu kinh tế vùng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mô hình ảnh hưởng, tác động

và mối quan hệ giữa FDI với cân đối cơ cấu kinh tế ngành, thành phần và vùng của Việt Nam

- ―Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011‖, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc - UNIDO Báo cáo này đã tìm hiểu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp của Việt Nam, đánh giá và đưa

ra nhận định mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước thông qua điều tra khảo sát 1493 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; xây dựng

Trang 25

và dịch vụ công ích tại 9 tỉnh, thành phố là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh Báo cáo đã đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp

- Vũ Thị Thoa (2005), "Vai trò của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam ” trên Tạp chí Kinh tế và Phát

triển Trong bài viết này, tác giả đã tập trung phân tích rõ về vai trò của KTCVĐTNN đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, đó là: từng bước làm chuyển biến cơ cấu nền kinh tế nước ta theo hướng CNH, HĐH; góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, tạo nhiều việc làm; tăng kim ngạch xuất khẩu; góp phần vào việc khai thác tiềm năng về vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại; kích thích việc cải cách và hoàn thiện thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối ở nước ta Sau cùng, tác giả rút ra nhận xét: để nâng cao hiệu quả hoạt động của KTCVĐTNN và tạo môi trường hấp dẫn nhà ĐTNN, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những chính sách phù hợp nhằm thu hút và quản lý có hiệu quả KTCVĐTNN để phát triển nền kinh tế

- Bardhyl, D (2009) chỉ ra trong nghiên cứu của mình FDI là một trong những nhân tố quyết định tạo nên sự tăng trưởng kinh tế ở Macedonia Xu hướng tăng lên của dòng vốn vào FDI khiến quá trình chuyển dịch nền kinh tế

và tự do hóa sâu sắc hơn, vì thế làm tăng mức độ mở cửa và hội nhập của Macedonia vào thị trường thế giới Tác giả sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo quý trong giai đoạn 1994 – 2008 và mô hình hiệu chỉnh sai số để xác định các nhân tố quyết định đến dòng FDI ở Macedonia Kết quả cho thấy độ mở thương mại, mức lương và tỷ giá hối đoái là những nhân tố quyết định có ý nghĩa dương trong khi chi tiêu chính phủ và số lượng việc làm là những nhân tố quyết định có

ý nghĩa âm lên dòng vốn FDI ở Macedonia

Trang 26

- Bài tham luận “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất (15/4/2010) đã đánh giá mối quan hệ tương tác giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian 1988-2009 Tác giả đã đưa ra những nhân tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia như: Nguồn nhân lực, Vốn đầu tư, Tiến bộ công nghệ, Xuất khẩu và Tài nguyên thiên nhiên Đồng thời, khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1988-2009 qua chỉ tiêu GDP Theo tác giả thì có những nhóm nhân tố tác động đến thu hút FDI là: Môi trường đầu tư, Chất lượng cơ sở hạ tầng, Độ

mở của nền kinh tế, Quy mô và tính chất thị trường nội địa Những đóng góp của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam là: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; góp phần quan trọng trong tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực; góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và cân đối vĩ mô Bên cạnh đó, để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhóm tác giả xây dựng hai hệ phương trình: (1) Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế, (2) Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với FDI và sử dụng 3 phương pháp ước lượng: OLS, TSLS, GMM

- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ”, của Trần Thị Tuyết Lan năm 2014 Luận án đã hệ thống hóa và

làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI theo hướng phát triển bền vững (PTBV) vùng KTTĐ; đánh giá đúng đắn thực trạng FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ Bắc

Bộ, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới Luận án đã nghiên cứu những ảnh hưởng của FDI đến PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ trên cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường Thời gian nghiên cứu của luận án chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011 Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp hệ thống hóa, phương

Trang 27

pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và so sánh, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp chuyên gia Tuy nhiên, luận án chưa nghiên cứu sâu về vấn đề tăng cường thu hút FDI như thế nào cũng như chưa đề cập nhiều đến yếu tố liên kết giữa các tỉnh trong vùng

- “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam’” của NCS Nguyễn Trọng Hải,

năm 2008 Tác giả đã hệ thống hóa và hoàn thiện các khái niệm, các chỉ tiêu, quy trình phân tích thống kê về hiệu quả kinh tế của FDI, đặc biệt luận án đã phát triển được: phương pháp đồ thị không gian ba chiều trong phân tích nhân

tố, phân tích dãy số thời gian đa chỉ tiêu, phương pháp chỉ số mở rộng trong phân tích hiệu quả kinh tế, tác giả cũng đã đề xuất được các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của công tác phân tích thống kê hiệu quả kinh tế FDI và tăng cường hiệu quả FDI tại Việt Nam Về thời gian nghiên cứu, luận án nghiên cứu tổng quan về tình hình FDI tại Việt Nam giai đoạn 1996-2005 và tiến hành vận dụng các phương pháp thống kê phân tích hiệu quả kinh tế FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005

1.1.2.4 Những công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Nguyễn Duy Quang (2007) trong công trình: "Đầu tư trực tiếp của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam" đã phân tích các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư thuộc Liên minh Châu Âu của Việt Nam và đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường thu hút nhiều hơn FDI của khu vực này vì đó là nguồn đầu tư có chất lượng cao

- Nguyễn Phi Lan (2006) kiểm tra phân bố FDI bằng cách sử dụng các biến quen thuộc với dữ liệu cấp tỉnh cũng cho rằng, yếu tố tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường, nguồn nhân lực, chi phí lao động, điều kiện CSHT, đầu tư trong nước và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định địa điểm của nhà ĐTNN

Trang 28

- Nguyễn Mạnh Toàn (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một địa phương ở Việt Nam thông qua khảo sát 258 doanh nghiệp FDI ở Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Hà Nội với bốn nhóm nhân tố (tài nguyên, CSHT, chính sách và kinh tế) được chia thành 08 tiểu nhóm chi tiết (nhân lực, tài nguyên, vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ưu đãi và hỗ trợ, lợi thế chi phí, thị trường tiềm năng) Kết quả cho thấy hạ tầng kỹ thuật; sự ưu đãi và

hỗ trợ của chính quyền địa phương; chi phí hoạt động thấp là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng khi nhà ĐTNN xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới nhận dạng được các nhân tố ảnh hưởng, chưa xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thu hút FDI

1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng, tuy chủ đề thu hút vốn FDI không phải là vấn đề mới, nhưng vẫn có những khoảng trống nghiên cứu cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn:

Thứ nhất, hiện có rất ít công trình nghiên cứu xây dựng nội dung và hệ

thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút FDI cho vùng kinh tế

Thứ hai, chưa có công trình nào nghiên cứu về những bối cảnh về kinh tế

chính trị hiện nay và ảnh hưởng của nó đến sự dịch chuyển của dòng vốn

Thứ ba, các giải pháp chưa làm nổi bật được vấn đề nổi cộm trong thu hút

FDI mà các vùng kinh tế đang gặp phải đó là sự liên kết giữa các địa phương trong vùng

Theo đó, để tiếp tục đóng góp vào cơ sở lý thuyết hiện nay về vốn FDI, đồng thời lấp vào khoảng trống nghiên cứu, luận án hướng đến làm rõ các nội dung sau đây:

- Cần nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề về FDI ở vùng KTTĐ: đặc điểm

về FDI ở vùng KTTĐ và yêu cầu đối với FDI ở vùng KTTĐ

Trang 29

- Các tác động của FDI đối với phát triển KT-XH ở vùng KTTĐ cần đƣợc nhìn nhận, nghiên cứu thấu đáo

- Đƣa ra kinh nghiệm về thu hút FDI của một số quốc gia để rút ra bài học

có giá trị tham khảo cho vùng KTTĐ miền Trung

- Cần phân tích những đặc điểm nổi bật của riêng vùng KTTĐ miền Trung từ đó nâng cao hiệu quả trong thu hút FDI

- Phân tích những biến động mới về kinh tế chính trị trên thế giới, những thay đổi về dòng vốn FDI ở thế giới và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Phân tích thực trạng thu hút FDI ở vùng KTTĐ miền Trung, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, mặt hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI ở vùng

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu mang tính chất đặc thù cho vùng

KTTĐ miền Trung trong thời gian tới là hết sức cần thiết

Trang 30

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dòng vốn nước ngoài được cung cấp bởi nhà ĐTNN cho các doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác với kỳ vọng lợi nhuận từ việc tham gia vốn ở doanh nghiệp mà họ đầu tư Nhà đầu tư có quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp nước chủ nhà tương ứng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu mà họ nắm giữ ĐTNN bao gồm FDI và đầu tư gián tiếp Dưới đây là một số định nghĩa FDI thường sử dụng:

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt được lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp Như vậy, FDI là sự đầu tư với quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể thường trú trong một nền kinh tế (công ty mẹ) tại một doanh nghiệp trong một nền kinh tế khác không phải là nền kinh tế nhà ĐTNN (doanh nghiệp FDI, công ty chi nhánh, chi nhánh ở nước ngoài) Trong định nghĩa này, FDI hàm ý chỉ nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể tới việc quản lý điều hành doanh nghiệp ở nền kinh tế khác Sự đầu tư này bao gồm: giao dịch ban đầu giữa hai chủ thể; giao dịch về sau giữa hai bên; và giao dịch giữa các cơ sở chi nhánh ở nước ngoài (cả chi nhánh có gắn kết và không gắn kết) Dòng vốn FDI

có thể do cá nhân, tổ chức kinh doanh thực hiện, cung cấp trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp liên quan cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN, hoặc nhận được từ

Trang 31

doanh nghiệp có vốn ĐTNN khác

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), FDI xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là yếu tố để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Tài sản mà nhà đầu tư quản lý ở nước ngoài phần lớn là cơ sở kinh doanh Trong trường hợp đó, nhà đầu tư được gọi là

"công ty mẹ", tài sản gọi là ―công ty con" hay "công ty chi nhánh" (WTO, 1996)

Tóm lại, có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư mà nhà ĐTNN đầu tư toàn

bộ hay phần vốn đầu tư đủ lớn nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp ở nước chủ nhà”

Như vậy, FDI đề cập đến hoạt động đầu tư để có được sự quan tâm lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động bên ngoài nền kinh tế của nhà đầu tư Mục đích của nhà đầu tư là giành quyền kiểm soát, có tiếng nói hiệu quả trong quản

lý doanh nghiệp

Khái niệm, đặc điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Với góc độ tiếp cận từ nước nhận đầu tư, thu hút FDI là tổng thể các chính sách và biện pháp mà nước tiếp nhận đầu tư thực hiện nhằm khuyến khích nhà ĐTNN đưa vốn, tài sản, công nghệ vào các DN ở nước mình dưới hình thức trực tiếp SXKD, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho dân cư

và tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường sẵn có của nhà ĐTNN

Thu hút FDI là việc làm chủ động của nước tiếp nhận đầu tư nhằm đạt được lợi ích của chính mình bằng cách kích thích lợi ích của nhà ĐTNN Lợi ích của nhà ĐTNN khi đầu tư vào nước khác là lợi nhuận, thị trường và tối đa hóa chuỗi giá trị sản phẩm của họ Do đó, muốn thu hút FDI, nước nhận đầu tư phải

có cơ chế, chính sách và biện pháp hấp dẫn các nhà ĐTNN Hiện nay, nhiều nước, nhất là nước đang phát triển đã coi thu hút FDI còn là một bộ phận trong

Trang 32

chiến lược phát triển dài hạn của mình

Thu hút FDI khác với khuyến khích đầu tư trong nước Trước hết, thu hút FDI mang tính đối ngoại Bởi vì, việc thu hút FDI có thành công hay không

không chỉ phụ thuộc vào môi trường đầu tư có thuận lợi và hấp dẫn hay không,

mà còn phụ thuộc vào quan hệ đối ngoại của nước nhận đầu tư với nước đầu tư

và các nước liên minh với nước đầu tư Nếu nước nhận đầu tư bị nước đầu tư cấm vận thì các nhà đầu tư của nước đầu tư, thậm chí các nhà đầu tư của các nước phụ thuộc vào nước đầu tư, sẽ không thể chuyển vốn đến nước nhận đầu

tư Vì thế, để thu hút FDI, các nước nhận đầu tư phải điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tạo quan hệ tốt với nước khác

Thứ hai, mức độ mở cửa của một nước đối với FDI cũng có giới hạn

nhằm đảm bảo tính độc lập kinh tế của nước nhận đầu tư Điều này giới hạn khả năng thu hút FDI Thường chính phủ ưu tiên khuyến khích đầu tư trong nước hơn thu hút FDI Bởi vì nhà nước nào cũng muốn bảo hộ cho công dân nước mình hơn công dân nước khác, muốn tăng thu nhập cho nước mình hơn cho nước khác Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập, những hạn chế đối với FDI thường chỉ được phép thực hiện ở biên giới, với những điều kiện cho phép chuyển vốn vào, rút vốn ra khỏi nước nhận đầu tư

Thứ ba, thu hút FDI còn phụ thuộc vào các yếu tố nước ngoài Khi thu

hút FDI, các chính sách của chính phủ nước nhận đầu tư có tác động hạn chế do phải tương tác với chính sách của nước đầu tư, phải phù hợp với các cam kết trong các tổ chức hợp tác quốc tế, phụ thuộc vào chiến lược di chuyển vốn của các công ty đa quốc gia, chính sách cạnh tranh thu hút FDI của các nước nhận đầu tư khác

2.1.2 Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm

Vùng KTTĐ là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia (bao gốm

Trang 33

một số tỉnh, thành phố nhất định) hội tụ được các điều kiện, yếu tố và tiềm năng (điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH ) thuận lợi để phát triển với tư cách là vùng động lực, là đầu tàu có khả năng lôi cuốn, tác động lan tỏa theo hướng tích cực đến các vùng khác, cũng như toàn bộ đất nước

Vùng KTTĐ có các đặc điểm chủ yếu sau (Ngô Doãn Vịnh, 2005):

- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố có đặc điểm khá tương đồng nhau (về vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh, ) Số lượng và phạm vi lãnh thổ của mỗi vùng KTTĐ có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước

- Hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi, tập trung tiềm lực kinh tế và có vị thế hấp dẫn các nhà đầu tư, thể hiện ở sự vượt trội về kết cấu hạ tầng ; về chất lượng nguồn nhân lực, về trình độ phát triển kinh tế

- Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác

- Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời có thể tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước Trên cơ sở đó, vùng KTTĐ không những tự đảm bảo nguồn tài chính, mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác

- Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch

vụ then chốt, để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi

cả nước Từ đây, tác động lan tỏa đến các vùng và tiểu vùng xung quanh

Từ các đặc điểm trên cho thấy, vùng KTTĐ là vùng có đầy đủ khả năng

và các điều kiện cần thiết trong thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn FDI

Qua cách lý giải trên, trong phạm vi luận án có thể hiểu: thu hút FDI vào vùng KTTĐ thực chất cũng là thu hút FDI nhưng địa bàn thu hút và mục tiêu thu hút đã được xác định, đó là thu hút FDI vào một vũng lãnh thổ cụ thể đặt trong

Trang 34

mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị hành chính trong vùng nhằm mục tiêu nâng cao lợi ích chung của cả vùng Nói cách khác, thu hút FDI vào vùng KTTĐ là nỗ lực của các địa phương trong vùng nhằm đề ra và phối hợp thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp khuyến khích nhà ĐTNN đưa vốn, tài sản, công nghệ vào các DN có trụ sở đặt trên địa bàn vùng hướng đến mục tiêu nâng cao lợi ích nhận được từ FDI của cả vùng

2.1.3 Các hình thức đầu tư của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Theo hình thức thâm nhập: FDI được chia thành 2 loại: đầu tư mới và

mua lại, sáp nhập qua biên giới

Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào cơ sở sản xuất hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng cơ sở đã tồn tại Hình thức này thường tạo ra

cơ sở sản xuất và công ăn việc làm mới ở nước chủ nhà Đây là hình thức FDI truyền thống, chủ yếu để nhà đầu tư ở nước phát triển đầu tư vào nước đang phát triển, kém phát triển FDI được thực hiện dưới hình thức đầu tư mới bằng cách thiết lập công ty con từ đầu hoặc sáp nhập, mua lại công ty hiện có ở nước sở tại

và chủ yếu được thực hiện bởi MNE Đây là công ty có sự tham gia FDI, sở hữu, kiểm soát giá trị gia tăng hoạt động ở nhiều quốc gia, phải có đáng kể FDI chứ không chỉ là công ty xuất khẩu (Batra và cộng sự, 1979) Hơn nữa, công ty phải tham gia quản lý hoạt động của công ty con chứ không đơn thuần là giữ chúng trong danh mục đầu tư tài chính thụ động

Mua lại, sáp nhập qua biên giới là hình thức liên quan đến việc mua lại, hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động Hình thức này được thực hiện rộng rãi ở nước phát triển, nước mới công nghiệp hóa và phát triển mạnh trong những năm gần đây

- Theo mức độ tham gia vốn vào dự án đầu tư: có 4 hình thức FDI

 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà ĐTNN, do nhà đầu tư thành lập mới, mua lại, tự quản lý và chịu trách nhiệm

Trang 35

về kết quả kinh doanh

 Liên doanh là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên của nước chủ nhà và nước ngoài

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh, trong đó quy định trách nhiệm

và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới Hình thức này thường áp dụng trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm

 Các hình thức khác như: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao là hình thức mà nhà đầu tư ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đầu tư và vận hành dự án hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác

- Theo mục đích của nhà đầu tư: FDI bao gồm: đầu tư theo chiều ngang

và theo chiều dọc

 Đầu tư theo chiều ngang là loại đầu tư mà công ty sao chép toàn bộ hoạt động, thiết lập nhà máy ở nước ngoài giống hệt hoạt động của công ty trong nước, tổ chức kinh doanh nhiều nhóm sản phẩm và hàng hóa ở nhiều nước khác nhau Nhà đầu tư mở rộng, thôn tính thị trường nước ngoài cùng một loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh Hình thức này thường dẫn đến độc quyền, lợi nhuận không cao nhưng rủi ro thấp

 Đầu tư theo chiều dọc là loại đầu tư mà công ty xác định từng giai đoạn sản xuất ở các quốc gia khác nhau, chuyên sâu vào một, một vài mặt hàng, mỗi loại mặt hàng được đầu tư sản xuất từ A đến Z, công ty chia tách hoạt động của mình theo chức năng và có thể quyết định đặt tất cả sản xuất của mình đối với một chi tiết, thành phần cụ thể trong một nhà máy ở nước ngoài Hình thức này được sử dụng khi mục đích của nhà đầu tư là khai thác nguồn nguyên liệu tự

Trang 36

nhiên, yếu tố đầu vào rẻ (lao động, đất đai, tài nguyên) Hình thức này đem lại lợi nhuận cao vì khai thác được ở tất cả các khâu nhưng rủi ro cao và thị trường không rộng

- Ngoài ra, theo động cơ của nhà đầu tư, FDI được chia thành: đầu tư tìm kiếm hiệu quả, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn tài nguyên, tìm kiếm tài sản chiến lược

Tóm lại, mỗi loại hình FDI có đặc thù riêng và yếu tố ảnh hưởng đến thu hút từng loại FDI tại mỗi địa điểm khác nhau Tùy vào lợi thế địa điểm đặc thù nước chủ nhà và động cơ nhà đầu tư mà họ sẽ có quyết định hình thức đầu tư phù hợp

2.1.4 Những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế 2.1.4.1 Những tác động tích cực

Mặc dù còn nhiều tranh cãi, song những tác động tích cực của FDI được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận rộng rãi như là yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH bằng cách gia tăng vốn đầu tư, việc làm, tác động lan tỏa các điểm đến nước chủ nhà (Gorg , 2004), cụ thể:

(1) FDI bổ sung vốn đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước chủ nhà: FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư

phát triển và đóng góp rất lớn vào GDP nước chủ nhà, được thể hiện rõ nét ở hầu hết các quốc gia đang và kém phát triển Số liệu thống kê cho thấy, khu vực

có vốn ĐTNN đã đóng góp quan trọng vào vốn đầu tư của nền kinh tế Việt Nam

từ sau năm 1990 cho đến này Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm về đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng cho thấy những bằng chứng tác động tích cực như: FDI tác động tích cực vào mức tăng trưởng kinh tế của các tỉnh 1996-2000 (Hoa, 2002), hay FDI tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế

(2) FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế nước chủ nhà: FDI

Trang 37

được coi là động lực thúc đẩy xuất khẩu vì có sự khác biệt đáng kể yếu tố nguồn lực giữa nước đầu tư và nước chủ nhà MNE từ nước dồi dào vốn xuất khẩu sản phẩm thâm dụng vốn cho công ty con của nó ở nước chủ nhà dồi dào lao động

để gia công, chế biến hàng hóa cuối cùng Là một phần của tiến trình tự do hoá thương mại, doanh nghiệp FDI ở nước chủ nhà được cấp quyền kinh doanh để tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu Điều này đã được chứng minh ở nhiều nước đang phát triển khi các nước này áp dụng chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu và FDI theo khuynh hướng này đã chứng tỏ là một chiến lược thành công trong xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước chủ nhà

Ở Việt Nam, khu vực FDI đã góp phần đáng kể vào xuất khẩu của nền kinh tế Số liệu thống kê cho thấy, giá trị xuất khẩu của khu vực này luôn chiếm

tỷ lệ cao trên tổng trị giá xuất khẩu cả nước Khoảng nửa số vốn FDI ở Việt Nam đầu tư vào các ngành công nghiệp mà Việt Nam có lợi thế so sánh nên xuất khẩu do FDI trong các ngành công nghiệp này đã tăng lên đáng kể và là động lực chính đằng sau sự tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng của Việt Nam (Mai, 2001) Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra vai trò của FDI đối với xuất khẩu ở Việt Nam như: FDI đóng góp đáng kể vào xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1990-

2004, cụ thể, 1% tăng FDI sẽ tăng 0,25% xuất khẩu (Hoa, 2002), hay xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tăng đáng kể sau khi ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ (Quang và cộng sự, 2005)

(3) FDI tạo ra hiệu ứng lan toả trong nền kinh tế nước chủ nhà: nền kinh

tế kém, đang phát triển thường có trình độ công nghệ thấp Tuy nguồn tài nguyên dồi dào nhưng công nghệ lạc hậu khiến việc khai thác tài nguyên và hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả Nhà ĐTNN từ các nước phát triển có thể cung cấp kỹ thuật cho các nước đang, kém phát triển để nâng cao hiệu quả cho hoạt động này Lợi ích được chia sẽ thông qua hình thức tiền bản quyền hay

Trang 38

lợi nhuận từ khoản đầu tư đó Bên cạnh đó, FDI có thể nâng cao trình độ sản xuất của công ty trong nước ở các ngành mà doanh nghiệp FDI tham gia

Sự hiện diện của MNE cùng với các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến buộc công ty trong nước bắt chước, sáng tạo Nguy cơ cạnh tranh cao thúc đẩy công ty trong nước tìm kiếm công nghệ mới nếu không muốn thất bại và bị đào thải Sự khuếch tán, lan truyền công nghệ bắt đầu bằng việc di chuyển lao động

từ công ty con nước ngoài tại địa phương Tuy nhiên, tác dụng này vẫn còn nhiều tranh cãi (Gorg H., 2004)

Ngoài ra, việc tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp FDI, nước tiếp nhận đầu tư từng bước hình thành đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật

có trình độ, tay nghề cao, tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, công nghệ cao,

có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến Nghiên cứu ở Việt Nam về tác động này có các kết quả khác nhau FDI không có tác động lan toả công nghệ ở Việt Nam trong những năm 90, mặc dù về lâu dài có sự lan tỏa, đặc biệt FDI tác động tích cực

để cải thiện năng suất (nâng cấp kỹ năng lực lượng lao động) nhưng hiệu ứng thấp (Saxenian, 1994) Đầu vào của doanh nghiệp FDI có nguồn gốc từ công ty địa phương chỉ khoảng 32%, thấp hơn Thái Lan, Malaysia (Mirza, 2004) FDI

có tác động lan tỏa đối với năng suất của ngành công nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 1995-1999 nhưng hiệu ứng này trở nên yếu hơn giai đoạn 2000-2002 có thể do ảnh hưởng của việc ăn cắp trên thị trường (Thuy, 2005) Sự hiện diện của FDI có tác động cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng (NguyễnTuệ Anhvà cộng sự, 2006)

(4) FDI góp phần tạo việc làm cho nước chủ nhà: nhà đầu tư thiết lập nhà

máy ở nước chủ nhà sẽ tạo việc làm cho người dân địa phương và giúp họ có được thu nhập, tạo điều kiện nâng cao mức sống Không chỉ trực tiếp tạo ra công

ăn việc làm thông qua tuyển dụng lao động vào làm việc, FDI còn có thể gián

Trang 39

tiếp tạo ra việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ khác Theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng và thu nhập trung bình của lao động khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp cùng ngành khác (Nguyễn Tuệ Anh và cộng sự, 2006) Tuy nhiên, bằng chứng ở Việt Nam cho thấy tác động của FDI đến việc làm khá hạn chế, chỉ sử dụng khoảng 3% tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế Việt Nam năm 2012 Số lượng lao động trung bình ở các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chỉ là 86 trong khi Thái Lan: 3.750, Malaysia: 2.699 (Mirza, H and Giroud, 2004) Chẳng những ít tác động đến gia tăng việc làm, FDI có thể tác động tiêu cực (giảm việc làm) trong nước bởi doanh nghiệp FDI có thể đẩy toàn bộ công ty trong nước thất bại trong kinh doanh (Anh, N.N., and Thang, 2007)

(5) FDI góp phần tăng thu ngân sách nhà nước của nước chủ nhà: khu

vực có vốn nước ngoài đóng góp ngày càng tăng vào thu ngân sách Nhà nước Năm 2003, tỷ lệ thu ngân sách của khu vực này ở Việt Nam là 6,53% tổng thu ngân sách thì năm 2011 là 10,99%, trung bình thời kỳ 2002-2011 là 9% Tỷ lệ này còn thấp bởi doanh nghiệp FDI được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ (giảm thuế thu nhập ở những năm đầu hoạt động), nếu tính cả thu từ dầu thô (khoảng 15,65% năm 2011) thì tỷ lệ đóng góp vào nguồn thu ngân sách khu vực này khoảng 26% (Nguyễn Tuệ Anhvà cộng sự, 2006)

(6) FDI góp phần giảm đói nghèo đối với nước chủ nhà: FDI có thể tác

động trực tiếp (thông qua tạo việc làm) hoặc gián tiếp (thông qua tăng trưởng kinh tế) vào đói nghèo Tuy nhiên, tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế, gián tiếp tác động đến giảm đói nghèo vẫn còn phải được chứng minh (Thoburn, 2004) Khi điều tra tác động của FDI vào đói nghèo ở 61 tỉnh ở Việt Nam (1996

- 2000) cho thấy (Hoa, 2002), không có bất kỳ tác động trực tiếp của FDI đến đói nghèo nhưng có tác động gián tiếp thông qua tác động tích cực đến tăng

Trang 40

trưởng kinh tế, qua đó, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư và nâng mức GDP đầu người

2.1.4.2 Những tác động tiêu cực

Khi dòng vốn FDI xuất hiện, chúng không chỉ mang lại lợi ích mà còn

gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư Đó là:

(1) Vận động hành lang chính trị: một số MNE đã vận động hành lang

chính trị để có được các chính sách, luật pháp có lợi cho họ, thậm chí, một số MNE lớn buộc, đe dọa chính phủ phải thông qua những quy định, chính sách có lợi cho họ Các nước lớn có thể làm thay đổi điều kiện thị trường trong tương lai

và việc thu hút FDI sẽ tạo ra chính sách phân biệt đối xử để tối đa hóa lợi ích của các nước lớn, đồng thời, FDI không chỉ là phương tiện để tìm kiếm lợi nhuận, mà còn là một cách để đạt được một điều khiển nào đó, cả kinh tế và chính trị, ở nước sở tại (Asta, 2010)

(2) Đe dọa doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong nước: MNE thường có

tiềm lực tài chính mạnh và nắm giữ quyền chi phối giá cả trên thị trường quốc tế

do quy mô lớn nên họ có thể giảm giá, quảng cáo, khuyến mại trong thời gian dài Ngoài ra, MNE tham gia thị trường toàn cầu và có chuỗi cung ứng hiệu quả nên có sản phẩm rẻ hơn và hiện diện ở mọi nơi, được mọi người biết đến Vì thế, các công ty địa phương nhỏ, hoạt động ở thị trường nội địa của nước chủ nhà không thể cạnh tranh, bị loại bỏ trong kinh doanh và nhiều việc làm có thể bị mất thay vì tạo ra (Asta, 2010)

(3) Chuyển giao công nghệ lạc hậu: mặc dù MNE nắm giữ công nghệ

hiện đại nhưng họ không chuyển giao công nghệ đó cho nước chủ nhà với lý do

sợ đánh mất lợi thế cạnh trạnh Công nghệ được chuyển giao thường là công nghệ cũ và nền kinh tế nước chủ nhà không thể phát triển nhanh Hơn nữa, thông tin không phải lúc nào cũng hoàn hảo và chính thông tin không đầy đủ, không chính xác, có thể dẫn đến nước chủ nhà thu hút công nghệ không đúng,

Ngày đăng: 17/03/2019, 21:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Linh An (2016), Vốn FDI vào Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng, trên trang: http://vietnambiz.vn/von-fdi-vao-viet-nam-van-trong-xu-huong-tang-10203.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn FDI vào Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng
Tác giả: Linh An
Năm: 2016
[2] Nguyễn Tuệ Anh và cộng sự (2006) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án SIDA, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
[3] Phương Anh (2015), Xu hướng của dòng vốn FDI toàn cầu, trên trang: http://baodautu.vn/xu-huong-cua-dong-von-fdi-toan-cau-d3254.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng của dòng vốn FDI toàn cầu
Tác giả: Phương Anh
Năm: 2015
[5] Báo Đấu thầu (2016), ASEAN - khu vực thu hút nhiều vốn FDI nhất thế giới, trên trang: http://baodauthau.vn/quoc-te/asean-khu-vuc-thu-hut-nhieu-von-fdi-nhat-the-gioi-18254.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN - khu vực thu hút nhiều vốn FDI nhất thế giới
Tác giả: Báo Đấu thầu
Năm: 2016
[6] Báo Kinh tế và dự báo (2017), Dự báo năm 2017, dòng vốn đầu tư toàn cầu sẽ không mạnh mẽ, trên trang: http://vcci-hcm.org.vn/kinh-te-gioi/du-bao-nam-2017-dong-von-dau-tu-toan-cau-se-khong-manh-me-tt6787.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo năm 2017, dòng vốn đầu tư toàn cầu sẽ không mạnh mẽ
Tác giả: Báo Kinh tế và dự báo
Năm: 2017
[7] Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế quốc tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
[8] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2003), Kỹ năng xúc tiến đầu tư, biên dịch, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng xúc tiến đầu tư
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2003
[10] Nguyễn Minh Phong - Nguyễn Tiến Cơi (2008) ‗Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước Châu Á‘, Tạp chí ngân hàng, số 13/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí ngân hàng
[12] Cục xúc tiến thương mại (2013), Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: tiềm năng và lợi thế, trên trang: http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-mien-trung/3555-vung-kinh-t-trng-im-min-trung-tim-nng-va-li-th.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: tiềm năng và lợi thế
Tác giả: Cục xúc tiến thương mại
Năm: 2013
[13] Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Tác giả: Đặng Thành Cương
Năm: 2012
[14] Vũ Hoàng Dương (2014), Quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng tại Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng tại Việt Nam
Tác giả: Vũ Hoàng Dương
Năm: 2014
[15] Hoàng Sỹ Động (2014), ―Tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (22) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Tác giả: Hoàng Sỹ Động
Năm: 2014
[16] Nguyễn Ngọc Định (2002), Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2003 -2010, Đề tài cấp bộ của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng một lộ trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2003 -2010
Tác giả: Nguyễn Ngọc Định
Năm: 2002
[17] Dương Đình Giám (2017), ―Phát huy vai trò đầu tàu của Đà Nẵng trong liên kết phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung‖, Tạp chí Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, (84) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò đầu tàu của Đà Nẵng trong liên kết phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Tác giả: Dương Đình Giám
Năm: 2017
[18] Nguyễn Trọng Hải (2008), Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam , Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Trọng Hải
Năm: 2008
[19] Đào Văn Hiệp (2001) Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng
[20] TS. Bùi Đức Hùng (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng”, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng”
Tác giả: TS. Bùi Đức Hùng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2008
[74] Trang web Cơ sở dữ liệu thông tin đầu tƣ Việt Nam: http://ipc.mpi.gov.vn/ Link
[77] Trang web của Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ miền Trung: http://centralinvest.gov.vn Tài liệu tiếng Anh Link
[106] Hoa, N. (2002) Contribution of foreign direct investment to poverty reduction: the case of Vietnam. Available at:http://www.zef.de/module/register/media/e086DI%2520and%2520poverty%252 0in%2520Vietnam%2520(Nov.%252002).pdf Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w