Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào,mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn
đã được chỉ rõ nguồn gốc
Huế, tháng 9 năm 2009
Người cam đoan
Phạm Hồng Thắng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kếthợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, với sự nỗ lực cố gắngcủa bản thân
Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quýthầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi.Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, Tiến sỹ.Nguyễn tài Phúc là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã dày công giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo; cán bộ công chức Cụcthuế tỉnh Quảng Bình; Chi cục Thuế huyện Quảng Trạch; phòng thống kêhuyện Quảng Trạch; phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Quảng Trạch và cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã giúp đỡ tạo điềukiện cho tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn đứng bêncạnh tôi động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thànhluận văn
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏinhững khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy,
cô giáo; đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng năm 2009
Phạm Hồng Thắng
Trang 3DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐTNT: Đối tượng nộp thuế
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nộiGTGT: Giá trị gia tăng
NSNN: Ngân sách Nhà nước
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau 19 năm (1990-2009) thực hiện cải cách chính sách và quản lý thuế,ngành thuế đã có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế xã hội,góp phần thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ phát triển mà Đảng và Nhànước đã đề ra Hệ thống chính sách thuế tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo baoquát tương đối đầy đủ các nguồn thu hiện có và phù hợp với nền kinh tế đangchuyển đổi theo cơ chế thị trường và mở cửa với bên ngoài Công tác quản lýthu thuế từng bước được chuyên môn hoá, phát huy tốt vai trò, trách nhiệmcủa cá nhân và tập thể trong quản lý thu nộp thuế, bảo đảm tính công khai,dân chủ
Cùng với ngành thuế cả nước, Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnhQuảng Bình được thành lập năm 1990 có nhiệm vụ thu ngân sách trên địabàn Kết quả thu thuế năm sau cao hơn năm trước Tổ chức quản lý thu thuếtừng bước được cải cách, hiện đại hoá; trình độ chuyên môn nghiệp vụ củacán bộ công chức (CBCC) thuế ngày càng được nâng lên Hiện nay với gần
200 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD), là một nhân tố quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho Ngânsách nhà nước (NSNN) ở địa phương
Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế nói chung, quản lý thu thuế đốivới DNVVN nói riêng hiện tại vẫn còn chưa hoàn thiện, còn nhiều vướngmắc, bất cập cả về qui trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học, bố trí nguồnnhân lực, trình độ quản lý thu thuế của một số công chức thuế chưa đáp ứngđược yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành thuế; tìnhtrạng doanh nghiệp kê khai đăng ký thuế ít hơn số lượng doanh nghiệp đăng
ký thành lập; tình hình nộp thuế chưa phản ảnh đúng quy mô hoạt độngSXKD của doanh nghiệp
Trang 5Mặt khác, xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới tiến tới toàncầu hoá là tất yếu khách quan Theo đó hội nhập quốc tế về thuế ngày càngrộng và sâu nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại trên toàn thếgiới Ngoài việc phải xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích, công tácquản lý thuế phải được cải cách và hiện đại hoá theo các chuẩn mực quản lýthuế quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ đầu tư nướcngoài vào Việt Nam và khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nướcngoài, tạo môi trường thuận lợi đồng nhất về thuế để phát triển kinh tế - xãhội đất nước.
Để nhằm mục tiêu tăng thu cho Ngân sách, nâng cao năng lực quản lýthuế, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ hành chính trong lĩnh vực thuế Đồngthời đáp ứng được yêu cầu về công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế thì việc xâydựng hoàn thiện chính sách thuế nói chung và quản lý thu thuế đối vớiDNVVN nói riêng là một đòi hỏi bức thiết Xuất phát từ những vấn đề nêu
trên chúng tôi chọn đề tài : " Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình"
làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng quản
lý thu thuế đối với các DNVVN, tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch Trên
cơ sở đó nhằm đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vàChi cục thuế Quảng Trạch nâng cao hiệu quả hoạt động của mình
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lýthuế trong cơ chế thị trường đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Trang 6- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế đối vớidoanh nhiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn củaviệc quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuếhuyện Quảng Trạch đặt trong tổng thể vấn đề quản lý thu thuế, phí và lệ phítrong toàn ngành thuế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnh vựcquản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyệnQuảng Trạch
- Không gian: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý thu thuế đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch từ năm 2006 - 2008,
đề xuất giải pháp quản lý thu thuế đối với DNVVN đến năm 2012
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống thực trạng công tácquản lý thuế đối với các DNVVN tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, luậnvăn sử dụng các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nướctrong quá trình đổi mới kinh tế để phân tích thực trạng quản lý và thực hiệnchính sách thuế ở địa bàn nghiên cứu Từ đó rút ra một số nhận xét và kiến
Trang 7nghị đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế đốivới các DNVVN tại Chi Thuế huyện Quảng Trạch.
Phương pháp tiếp cận: xem xét, nghiên cứu dưới góc độ các quy trìnhnghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước, trong đó tập trungvào các quy trình quản lý thuế hiện hành như quy trình quản lý DN, quy trìnhkiểm tra thuế để phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những bất cập, mâu thuẫnhoặc những tồn tại để nhằm đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trongtương lai
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1 Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Chi Cục Thuế huyệnQuảng Trạch; Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch; các báo cáo tài liệucủa các ban ngành huyện Quảng Trạch; thông tin đã được công bố trên cácgiáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước
4.2.2 Số liệu sơ cấp
Được tiến hành thu thập trên cơ sở các doanh nghiệp hoạt động sảnxuất kinh doanh trên địa bàn và số lượng cán bộ công chức (CBCC) quản lýthu thuế thuộc Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch Cụ thể chọn 92 DNVVNtrong tổng số 197 DNVVN đang hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trênđịa bàn huyện Quảng Trạch và 56 cán bộ công chức thuế trong tổng số 79cán bộ công chức của Chi cục thuế huyện Quảng Trạch để tiến hành điều tra
Phương pháp điầu tra bằng cách phát phiếu khảo sát đã được thiết kếsẳn, nhằm lấy ý kiến của các DNVVN và của CBCC thuế về sự phù hợp củanội dung chính sách thuế; thủ tục hành chính thuế
4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Dùng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tàiliệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu
Trang 8- Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiếnhành trên máy tính theo các phần mềm Excel, SPSS và phần mềm tin học củaTổng Cục Thuế.
4.4 Phương pháp phân tích
- Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng cácphương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạngquản lý thu thuế đối với các DNVVN của cơ quan thuế; phân tích các nhân tốảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế
- Phương pháp kiểm định sự bằng nhau của hai trị trung bình để so sánh
có sự khác biệt ý kiến đánh giá của hai nhóm đối tượng được điều tra về nộidung chính sách thuế và công tác quản lý thu thuế
- Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích đánh giá một cách kháchquan, khoa học về các nội dung nghiên cứu
4.5 Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
Phương pháp chuyên gia: Để làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như đánhgiá thực trạng quản lý thu thuế đối với DNVVN hiện nay trên địa bàn huyệnQuảng Trạch, tác giả thu thập ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Chi cục thuếhuyện Quảng Trạch, giám đốc và kế toán một số doanh nghiệp để đưa ra cáckết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp có sứcthuyết phục cao, mang tính khả thi phù hợp với thực tiễn địa bàn nghiên cứu
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ
1.1.1 Khái niệm
Trên thực tế thuế đã tồn tại từ khi các Nhà nước hình thành, song các lýluận về kinh tế của thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đốikhái niệm về thuế [33] Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đưa ramới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó chưa phản ánhđầy đủ bản chất chung nhất của phạm trù này
Chẳng hạn, theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơngiản: “Để đạt được quyền lực công cộng đó, cần phải có những đóng góp củanhững người công dân của nhà nước, đó là thuế” [1]
C.Mác đã viết “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước”; Ăng ghen
cũng đã viết “Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp củacông dân cho nhà nước, đó là thuế ” [44]
Theo Benjamin Franklin, một trong những tác giả của bản tuyên ngônđộc lập nổi tiếng của nước Mỹ đã đưa ra một lời tuyên bố bất hủ trong lịch sửthuế khoá: “Trong cuộc sống không có gì tất yếu, ngoài cái chết và thuế” [1]
Sau này khái niệm về thuế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn.Trong cuốn từ điển của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và BryanLowes cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhậpcủa cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu),trên việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản” [1]
Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn
“Economics” của hai nhà kinh tế Mỹ K.P.Makkohhell và C.L.Bryu như sau:
Trang 10“Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giaobằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ,
mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hoá hoặcdịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt dohành vi vi phạm pháp luật”[2]
Gần đây trong một số công trình nghiên cứu về thuế các nhà kinh tếcho rằng, để vạch rõ bản chất của thuế thì trong định nghĩa đó phải nêu bậtcác khía cạnh sau đây: nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan
hệ tiền tệ giữa Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân; những mối quan
hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xãhội đặc biệt việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnhcủa Nhà nước xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là một khoản nộp cho Nhànước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định
Từ việc phân tích những quan niệm về thuế của thế giới và của nước tanêu trên, có thể nhận thức chung về thuế như sau:
Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và pháp luật quy định Khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế để phục vụ cho mục tiêu công cộng Nguồn thu về thuế không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân.
1.1.2 Bản chất, chức năng của thuế
Trang 11Thuế luôn luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước Thuế là nghĩa vụ cơbản của công dân đã được quy định trong Hiến Pháp; thuế là một phần thunhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc phải nộp cho Nhà nước; thuế là mộthình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn trả trực tiếp [20].Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Nhànước thu thuế cũng là nhằm tạo ra một nguồn lực tập trung để chi phát triển
cơ sở hạ tầng, chi phúc lợi công cộng, chi văn hóa, giáo dục y tế, xã hội, anninh, quốc phòng… Hiến pháp nước ta năm 1992, Điều 80 đã ghi rõ: “Côngdân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo qui định pháp luật” Tuynhiên, Nhà nước cần phải thu đúng thu đủ để đảm bảo chi cho các mục tiêu
trên, còn người nộp thuế thường muốn nộp thuế càng ít càng tốt Do đó khi ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người dân chưa cao thì tình trạng trốn thuế, nợ thuế là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến công tác thuế luôn gặp những khó khăn nhất định
1.1.2.2 Chức năng của thuế
Chức năng của một sự vật hay đối tượng nào đó là sự thể hiện côngdụng vốn có của nó Đối với một phạm trù kinh tế, chức năng phản ánh bảnchất sự tác động vốn có của nó, là phương thức đặc biệt biểu hiện nhữngthuộc tính vốn có cuả phạm trù Cũng như bản chất, chức năng cũng có tính
ổn định tương đối của nó trong suốt thời gian tồn tại của sự vật hay đối tượng
Thuế không những là một phạm trù kinh tế mà còn là phạm trù tàichính, nó biểu hiện những thuộc tính vốn có của các quan hệ tài chính Tuynhiên, thuế cũng có những đặc trưng, hình thức vận động và các chức năngriêng của mình bắt nguồn từ tổng thể các mối quan hệ tài chính
Mặc dù chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra số lượng các chứcnăng của thuế, nhưng thông qua quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của thuế,chúng ta thấy thuế luôn thực hiện hai chức năng: chức năng huy động nguồnlực tài chính cho nhà nước và chức năng điều chỉnh
Trang 121.1.3 Hệ thống thuế, phân loại thuế và các yếu tố cấu thành một sắc thuế
1.1.3.1 Khái niệm hệ thống thuế
Suy cho cùng, cơ sở nộp thuế đều bắt nguồn từ thu nhập, song do yêucầu của quá trình tái sản xuất, thu nhập vận động qua một chu trình kinh tế vàthay đổi hình thái biểu hiện của nó
Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập luân chuyển trong một vòngkhép kín: người lao động nhận được tiền công, dùng tiền công này để muahàng hoá, dịch vụ của các công ty, đến lượt các công ty lại dùng số tiền thuđược để trả lãi cho vốn đầu tư, tiền thuê đất đai, tiền công và những thànhphần này chi tiêu dưới nhiều dạng để mua hàng hoá, dịch vụ
Chính sự biến đổi đa dạng này đã tạo ra khả năng đánh thuế của Chínhphủ trên sự luân chuyển của dòng thu nhập khép kín Trong dòng luân chuyển
đó nảy sinh các cơ sở khác nhau, do đó xuất hiện các hình thức thuế khác nhau
Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và việc xây dựng các loại thuế, phương pháp thu nộp thuế được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định.
1.1.3.2 Phân loại thuế
Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà hệ thốngpháp luật thuế bao gồm nhiều loại thuế khác nhau Ðể định hướng xây dựng
và quản lý hệ thống thuế, việc sắp xếp các Luật thuế có cùng tính chất thànhnhững nhóm khác nhau, gọi là phân loại thuế
Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luậtthuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định Tuỳ thuộcvào mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mà cơ cấu
và nội dung các Luật thuế có khác nhau Cũng tuỳ thuộc vào cơ sở, mục đíchphân định, thông thường thuế được phân loại theo các tiêu thức sau:
- Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào Ngân sách
Trang 13Nhà nước, thuế được phân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu.
+ Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên mộtphần thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, sử dụng dịch vụ thông qua việcthu thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ Tính chất giánthu thể hiện ở chỗ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất vớinhau Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ
do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng ngườitiêu dùng lại là người phải chịu thuế Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm:Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thunhập của các pháp nhân hoặc thể nhân Tính chất trực thu thể hiện ở chỗngười nộp thuế theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế.Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế Ởnước ta thuộc loại thuế này gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
cá nhân, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp
Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quantrọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế
- Căn cứ vào đối tượng đánh thuế Theo cách phân loại này thuế đượcchia thành: Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuếgiá trị gia tăng, thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế thu nhập cá nhân Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất, thuếđánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tàinguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của Ngân sách Nhà nước, thuế khác và
lệ phí, phí
Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừaphát huy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hỗ trợ, bổ sung cho nhau
Trang 14nhằm thực hiện một cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống phápluật thuế [30].
1.1.3.3 Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế
Khác với các hình thức động viên tài chính khác, thuế thực hiện chuyểngiao thu nhập dưới các hình thức biểu hiện cụ thể của mình bằng một sắcthuế Mỗi sắc thuế đều phải được quy định bằng một văn bản pháp luật vàđược gọi là một luật thuế Trong một luật thuế thông thường chứa đựng cácyếu tố cơ bản sau đây:
- Chủ thể chịu sự điều chỉnh của một luật thuế (Đối tượng nộp thuế):Chủ thể chịu sự điều chỉnh của một luật thuế chỉ rõ khoản thuế đó dochủ thể nào phải nộp Luật thuế gọi chủ thể đó là đối tượng nộp thuế (ĐTNT)
Đối tượng nộp thuế theo luật định là thể nhân hoặc pháp nhân có tráchnhiệm phải nộp thuế cho Nhà nước theo luật pháp quy định Đối tượng nộpthuế không nhất thiết là đối tượng chịu thuế Trong nhiều trường hợp đốitượng nộp thuế cũng chính là đối tượng chịu thuế, khi trong sắc thuế đó ngườinộp thuế không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác
- Khách thể chịu sự điều chỉnh của luật thuế (Đối tượng chịu thuế):Khách thể trong luật thuế chỉ rõ đối tượng được đưa ra làm cơ sở tínhthuế hay đối tượng chịu thuế Trong luật thuế, người ta gọi khách thể là đốitượng chịu thuế
Do cơ sở thuế là thu nhập, hàng hoá hay tài sản, do đó đối tượng chịuthuế cũng có thể là thu nhập, giá trị hàng hoá hoặc giá trị của tài sản Mỗi mộtluật thuế có một đối tượng chịu thuế riêng Đối tượng chịu thuế có thể đượctính trên một đơn vị, trên một đơn vị vật lý hoặc một đơn vị giá trị
- Mức thuế phải nộp trên một đơn vị đối tượng chịu thuế (Thuế suất):Mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước trên một đơn vị củađối tượng chịu thuế Trong ngôn ngữ luật thuế người ta gọi mức thuế phải nộp
là thuế suất hay định suất
Trang 15Trong một luật thuế, thuế suất hay định suất là linh hồn của sắc thuế,mang trong mình nó gánh nặng của thuế, thể hiện nhu cầu cần tập trungnguồn tài chính và biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế - xã hội của Nhànước, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế Vì vậy,việc xác định thuế suất trong một luật thuế phải quán triệt quan điểm vừa coitrọng lợi ích chung của quốc gia vừa phải chú ý thích đáng đến lợi ích củangười nộp thuế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tập trung và tích tụ trong việc
Cơ sở thuế là một bộ phận của đối tượng tính thuế được xác định làmcăn cứ tính thuế Cơ sở thuế thường thấp hơn đối tượng tính thuế, bởi vì tồntại mức tối thiểu không phải nộp thuế, miễn giảm thuế Một cơ sở thuế saukhi tính và nộp một loại thuế tương ứng có thể trở thành cơ sở của một loạithuế khác
1.1.4 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Quản lý Nhà nước đối với kinh tế là một chức năng vốn có của Nhànước, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì nhất thiết vai trò đó càng đượccoi trọng và phát huy Với vai trò chủ yếu là tạo ra cơ sở pháp lý cho sự pháttriển kinh tế - xã hội, sự can thiệp tích cực của Nhà nước thông qua hệ thốngPháp luật, đặc biệt là pháp luật tài chính, thuế, ngân hàng, trong đó vai trò củathuế trở nên cực kỳ quan trọng Thuế được coi là công cụ điều tiết vĩ mô nềnkinh tế, là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, có ảnh hưởng to lớn
Trang 16đến sự phát triển kinh tế - xã hội Thuế điều tiết thu nhập trong xã hội và gópphần đảm bảo công bằng xã hội [20].
1.1.4.1 Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước
Để có một nền tài chính Quốc gia lành mạnh chủ yếu phải dựa vàonguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân Đặc biệt đối với nước ta hiện nay,các khoản viện trợ giảm xuống nhiều thì thuế phải trở thành nguồn thu chủyếu của Ngân sách quốc gia, là một bộ phận cơ bản của chính sách tài chínhquốc gia Sau 20 năm đổi mới tình hình kinh tế nước ta có nhiều chuyển biếntích cực Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng hơn năm trước, bình quântrong 5 năm 2004-2008 là 7,8% [42]
Biểu đồ 1.1: Kết quả thu ngân sách của nước ta giai đoạn 2006 - 2008
ĐVT: Nghìn tỷ đồng
( Nguồn: Tổng cục thuế )Lạm phát được kìm hãm và đẩy lùi, thị trường được mở rộng, kimngạch xuất khẩu tăng, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển Quan
hệ kinh tế đối ngoại từng bước được mở rộng và phát triển hội nhập.Trong bốicảnh đó thu ngân sách hàng năm tăng đều đặn năm sau cao hơn năm trước
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000
Số thu thuế nội địa 228.750 261.628 318.586
Trang 17đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, góp phần tíchlũy cho Ngân sách và cả việc chi trả nợ vay Được như vậy thuế đã góp phầntích cực trong việc tăng thu Ngân sách Tỷ lệ động viên GDP vào Ngân sáchNhà nước ngày càng tăng Trong đó mức động viên thuế và phí chiếm vai trò
quan trọng
Ngân sách Nhà nước được thu từ nhiều nguồn khác nhau: Từ thuế, Phí
- lệ phí, viện trợ nước ngoài, tín dụng nhưng thuế và phí, đặc biệt là thuế lànguồn thu chủ yếu, là bộ phận cơ bản của nền tài chính quốc gia ở các nướcphát triển, thuế chiếm trên dưới 90% tổng thu ngân sách Ở Việt Nam vai tròcủa thuế trong tổng thu ngân sách chiếm tỷ trọng lớn ngày càng tăng Trongnăm 1990 tỷ trọng thuế và phí trong Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) là76,8%, năm 2008 tăng lên 90% và tỷ lệ điều tiết từ GDP hàng năm khoảng24-25%; tốc độ thu ngân sách qua các năm được thể hiện theo biểu đồ trên vềkết quả thu ngân sách của nước ta [37]
Với cơ cấu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Hệ thống thuếđược áp dụng thống nhất, đồng bộ giữa các thành phần kinh tế đã bao quáttoàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
Các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng của xã hội thuế đã hoàn thànhđược nhiệm vụ tập trung tích lũy ngân sách đảm bảo cho yêu cầu chi của Nhànước về các mặt: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển
1.1.4.2 Thuế là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Thuế là một công cụ sắc bén của Nhà nước để quản lý kinh tế - xã hộivới chức năng chủ yếu là đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước vàđiều tiết vĩ mô nền kinh tế, hướng dẫn tiêu dùng khuyến khích sản xuất pháttriển theo định hướng của Nhà nước [32]
Trang 18Một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc là chính sách thuế phảiphù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ Do vậy, bằngcác sắc thuế khác nhau áp dụng đối với từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau.Nhà nước điều chỉnh quy mô đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực khác nhau.
Thực hiện cân đối hàng - tiền, cân đối cung cầu ở tầm vĩ mô, hìnhthành cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành, các vùng lãnh thổ giữa Trungương và Địa phương đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng tích lũy trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân Đây là điều kiện quan trọng ổn định để thúc đẩy tốc
độ phát triển của nền kinh tế
Thông qua Pháp luật thuế Nhà nước xác định đúng đắn cơ cấu và quan
hệ giữa các sắc thuế, quy định chính xác, hợp lý đối tượng nộp thuế, chế độmiễn giảm, phương pháp quản lý thuế để đảm bảo việc thu đúng thu đủ đồngthời khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiếtcho xã hội, khuyến khích những thành phần kinh tế cần thiết, các danh nghiệpsản xuất kinh doanh có hiệu quả Đồng thời hạn chế, thu hẹp những ngànhnghề, những mặt hàng cần thiết phải hạn chế kể từ sản xuất đến tiêu dùng xãhội theo định hướng của chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước cólợi cho quốc kế dân sinh
"Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh và chống độc quyền không thể áp dụng một cơ chế tài chính đồng nhất cho các doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay (giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường và các doanh nghiệp phục vụ các lợi ích công cộng) để điều tiết kinh tế - xã hội Mặt khác để chống độc quyền cần thiết phải có Luật về mặt tài chính cần phải sử dụng công cụ thuế"
Thuế góp phần khuyến khích việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ môi trường sinh thái đồng thời khuyến khích việc khai thác, sử dụng một
Trang 19cách tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, vật tư trong nước [8].
Bằng các quy định phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế,Thuế không những khuyến khích được hoạt động xuất khẩu hàng hoá nội địa,
từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời thuế đã tạo điều kiện tốt cho quan
hệ hợp tác quốc tế trong khu vực và quốc tế Mở rộng, phát triển đầu tư hợptác quốc tế thông qua chính sách khuyến khích đầu tư và xuất nhập khẩu [15]
1.1.4.3 Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế và góp phần thực hiện công bằng xã hội
Hệ thống chính sách thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thànhphần kinh tế, mọi ngành nghề và các tầng lớp dân cư Các đối tượng nộp thuếbình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với việc nộp thuế, không một ai có nhữngđặc quyền đặc lợi riêng Chính sách thuế không phân biệt, ưu tiên hay hạn chếgiữa các thành phần kinh tế Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chịu sự điều chỉnhgiống nhau của Pháp luật thuế [10]
Thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân bằng các sắcthuế và các mức thuế suất khác nhau đối với từng lĩnh vực, từng mức thunhập Nhà nước thực hiện việc điều tiềt thu nhập giữa các thành phần kinh tế
và các cá nhân trong xã hội Bằng cách đó, Nhà nước thu hẹp, rút ngắnkhoảng cách chênh lệch quá mức về thu nhập giữa các bộ phận trong xã hội.Người có thu nhập cao phải nộp thuế cao, người có thu nhập thấp nộp thuếthu nhập ít [17]
Nhưng đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuấtkinh doanh giỏi, có hiệu quả bằng cách thừa nhận các khoản thu nhập hợppháp của họ
Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, ý thức Pháp luật, tính tự giáccủa số lớn các đối tượng nộp thuế chưa cao Để đảm bảo sự công bằng về
Trang 20nghĩa vụ nộp thuế thì một việc hết sức quan trọng là phải tăng cường công tácquản lý thu thuế Thông qua việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Pháp luậtthuế phát hiện và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm Pháp luật thuế Từ yêucầu đó trong mọi luật thuế đều quy định rõ các biện pháp xử phạt, cưỡng chế.Nhờ đó thuế đã góp phần tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế củacác tổ chức, cá nhân trong xã hội Góp phần vào việc thực hiện công bằng xãhội nói chung.
1.2 QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo Nghị định số 90/12001 NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủthì doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được hiểu là cơ sở sản xuất, kinhdoanh độc lập, đã được đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốnđăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khôngquá 300 người
“Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các đơn vị sản xuất, kinh doanh độc lập có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10
tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
1.2.1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2006 Việt nam có khoảng210.000 doanh nghiệp đăng ký theo Luật doanh nghiệp Trong số này khoảng96% là các DNVVN với số lượng là 200.000 Khu vực DNVVN đóng vai tròquan trọng trong phát triển bền vững của các nền kinh tế nói chung và củaViệt nam nói riêng Đặc biệt là đối với Việt nam đang trên con đường côngnghiệp hoá và hiện đại hoá
Vai trò của các DNVVN thể hiện qua các mặt sau đây:
- Tạo ra việc làm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp
Trang 21- Huy động các nguồn vốn và sức mạnh của xã hội trong sản xuất, kinhdoanh
- Đóng góp quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá và hiện đại hoá
- Tạo thêm thu nhập cho phần lớn người lao động
- Đóng góp vào phát triển đồng đều giữa các vùng khác nhau
- Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
- Đóng góp cho ngân sách Nhà nước
- Đào tạo các cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp lớn trong tương lai vàtạo nền tảng kinh tế ban đầu cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn
- Cùng với các doanh nghiệp lớn tạo ra các mối liên kết hiệu quả trongtổng thể các chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu
1.2.1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chính sách đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra đã thu đượcnhững thành công rất to lớn, khẳng định tính đúng đắn trong việc đổi mớicông tác lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước ta Đặc biệt trong điều kiệnĐảng cầm quyền đòi hỏi phải có một Nhà nước được tổ chức khoa học có đủnăng lực quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là năng lực tổchức quản lý kinh tế, mà một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén đó làthuế Hiệu quả quản lý nhà nước về thu ngân sách thể hiện qua việc tập trungnguồn lực vật chất, quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế giúp cho Nhà nướcquản lý và kiểm soát có hiệu quả các hoạt động kinh tế và xã hội, thực hiệnđược các mục tiêu đã đề ra
Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp nói chung là đối tượng thực hiệntương đối tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước như thực hiện tốt chế độ hạchtoán kế toán, đăng ký kê khai, chấp hành khá tốt pháp luật về thuế Bên cạnh
Trang 22mặt tích cực đó vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục để nâng cao hiệuquả công tác quản lý thu thuế và quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đều là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối vớiNhà nước Vì vậy họ đều tính toán khi nộp thuế bởi nó liên quan đến lợi íchcủa doanh nghiệp Nếu không phải nộp thuế hoặc nộp thuế ít thì tỷ lệ để lạiđược dùng vào mở rộng sản xuất kinh doanh, lợi nhuận để lại nhiều hơn Cho nên còn một số doanh nghiệp tìm cách nộp thuế càng ít càng tốt Vì vậynhững vi phạm về thuế vẫn cứ tiếp diễn dưới các hình thức như: tìm kẻ hở,lách luật để tránh thuế, tăng chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thậm chí cómột số doanh nghiệp còn trốn thuế như hạch toán sai chi phí, doanh thu vìvậy đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự quản lý của cơ quan thuế
Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn còn một số vi phạm về việc đăng ký, kêkhai, quyết toán thuế, dây dưa nộp thuế, nợ đọng thuế gây khó khăn phứctạp trong quá trình quản lý thu thuế và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
cơ quan thuế
Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân như: cơ chế chínhsách thuế vẫn còn nhiều hạn chế chưa quy định chi tiết, cụ thể; giữa các luật
có khi không đồng bộ gây khó khăn cho công tác thực hiện Công tác quản lýthuế vẫn còn nhiều mặt yếu kém, đội ngũ cán bộ thuế vẫn có những cán bộchưa thực sự nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ còn thụ động, thiếu kiênquyết, lúng túng, chưa có biện pháp cứng rắn trong quá trình xử lý các trườnghợp vi phạm Mặt khác, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu chính sáchthuế, thậm chí còn một số doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về phápluật thuế để trốn thuế, gian lận thuế
Qua sự phân tích trên cho thấy việc tăng cường công tác quản lý thuếđối với các DNVVN là rất cần thiết đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộmới có thể nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần chống thất thu, tăng
Trang 23thu ngân sách, hạn chế sự vi phạm của các doanh nghiệp, đồng thời giúp Nhànước quản lý và điều tiết các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chungđúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.1.4 Các sắc thuế thu vào doanh nghiệp
Thuế đối với doanh nghiệp là thuế đánh vào các pháp nhân kinh doanh
bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty cổ phần(CTCP), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (TNHH), công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã (HTX)
1.2.1.4.1 Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hànghoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.[9], [10],[15]
Giá trị gia tăng = Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra – Giá trị hànghoá, dịch vụ mua vào tương ứng
- Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD
và tiêu dùng
- Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT hoặc nhập khẩu hàng hoá thuộcdiện chịu thuế GTGT
- Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất Giá tính thuếGTGT được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật thuế GTGT áp dụng cho từngloại hàng hoá, dịch vụ
Ví dụ: Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuếGTGT, đối với hàng hoá nhập khẩu giá tính thuế là giá nhập tại cửa khẩucộng với thuế nhập khẩu v.v
Trang 24Luật thuế GTGT của Việt Nam hiện nay quy định các mức thuế suất là:0%, 5%, 10% áp dụng cho các nhóm hàng hoá dịch vụ.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Gồm có 02 phương pháp tính thuế;phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trêngiá trị gia tăng
+ Phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào
Trong đó: Thuế GTGT đầu ra bằng giá tính thuế hàng hoá dịch vụ bán
ra nhân (x) thuế suất; Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanhtoán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộpthuế GTGT hàng hoá nhập khẩu
+ Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT: Theo phương pháp này,
số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch
vụ nhân (x) với thuế suất [10]
1.2.1.4.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh [18], [46]
Căn cứ theo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì ThuếTNDN được quy định như sau:
- Đối tượng nộp thuế TNDN: Là tổ chức hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp),bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật
doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luậtchứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khácdưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
Trang 25Các khoản lỗ được kết chuyểntheo quy định
viên trở lên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty hợp danh;Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp Nhà nước; Văn phòng Luật sư, Văn
phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên
trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí,Công ty điều hành chung
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực;
+ Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài
(gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam
+ Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh
tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhậpphát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng
của Bộ Tài chính
- Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất:
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịuthuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các nămtrước theo quy định
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế được tính như sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sảnxuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
= Doanh thu - Chi phí được trừ +
Trang 26Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằngdoanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phíđược trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó Doanhnghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khácnhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân vớithuế suất tương ứng
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toánriêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thunhập hoặc lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác
- Miễn, giảm thuế TNDN: Luật thuế TNDN có các quy định về miễnthuế, giảm thuế TNDN áp dụng cho các đối tượng đầu tư sản xuất, kinh doanhthuộc ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư [15]
1.2.1.4.3 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành thì luật thuế này chỉđiều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuất, nhập khẩu hàngmậu dịch qua biên giới Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu
- Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là các tổ chức và cánhân có hàng hoá được phép xuất, nhập khẩu thuộc diện chịu thuế
- Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: Số lượng từng mặthàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất
Trang 27Trong đó: Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được áp dụng cụ thểđối với từng trường hợp Giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán chokhách hàng tại cửa khẩu không bao gồm chi phí vận chuyển và phí bảo hiểmtheo hợp đồng bán hàng; Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua củakhách hàng tại cửa khẩu nhập bao gồm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểmtheo hợp đồng mua hàng (giá CIF)
- Thuế suất: Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập nhập khẩu bao gồm cácthuế suất tỷ lệ % áp dụng cho từng mặt hàng xuất nhập khẩu
- Miễn, giảm thuế, hoàn lại thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu:
+ Hàng xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế trong một số trường hợpnhư hàng viện trợ không hoàn lại, hàng tạm nhập, tái xuất
+ Chế độ giảm thuế được áp dụng trong một số trường hợp thiệt hạihàng hoá trong quá trình vận chuyển, bốc xếp bị hư hỏng, mất mát
+ Hoàn lại thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong từng trường hợp hàng đãnộp thuế nhưng thực tế không xuất, không nhập vào Việt Nam [14]
1.2.1.4.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu thông qua chế độ thu thuế TTĐB,nhà nước động viên một bộ phận thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sáchnhà nước, đồng thời nhà nước thực hiện hướng dẫn và điều tiết tiêu dùng của
Trang 28- Thuế suất: Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm các thuế suất tỷ lệ % quyđịnh áp dụng có tính chất phân biệt giữa các nhóm hàng hoá, dịch vụ và giữacác hàng hoá, dịch vụ trong cùng một nhóm nhằm thực hiện chính sách điềutiết sản xuất và tiêu dùng của nhà nước
- Miễn, giảm thuế TTĐB: Thuế TTĐB là thuế gián thu có tác dụng lớntrong việc điều tiết tiêu dùng của xã hội Do đó luật thuế TTĐB chỉ quy địnhgiảm thuế trong một số trường hợp như; cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diệnchịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ [13]
1.2.1.4.5 Thuế tài nguyên
Là loại thuế điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế tài nguyên với các tổ chức
và cá nhân khai thác tài nguyên thuộc chủ quyền của Việt Nam
- Đối tượng nộp thuế tài nguyên bao gồm mọi tổ chức, cá nhân thuộccác thành phần kinh tế, không phân biệt nghành nghề, hình thức khai thác cóđịa điểm cố định hay lưu động có khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộcchủ quyền của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩmthực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất
- Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác là số lượng,trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộpthuế, không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên
+ Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơikhai thác tài nguyên
+ Biểu thuế tài nguyên gồm các thuế suất tỷ lệ % áp dụng theo nhóm vàloại tài nguyên
- Miễn, giảm thuế tài nguyên: được áp dụng đối với các trường hợpnhằm khuyến khích đầu tư, khuyến khích sản xuất hoặc để thực hiện một sốchính sách kinh tế - xã hội của nhà nước [21]
Trang 291.2.1.4.6 Thuế môn bài
Thuế môn bài là thuế đăng ký kinh doanh được tính theo năm, thôngqua chế độ thu thuế môn bài Nhà nước thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát cáchoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế Mức thuế môn bài được ápdụng theo số tuyệt đối và được phân biệt theo 2 nhóm: tổ chức kinh tế và hộkinh doanh cá thể Đối với doanh nghiệp (tổ chức) thì mức môn bài được quiđịnh từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ tuỳ theo vốn đăng ký
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Đều đề cập đến các nội dung của khâu hành pháp về thuế,
+ Đều đề cập đến sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản
lý bằng các phương thức, phương tiện nào đó nhằm đạt mục đích nhất định.Chủ thể quản lý là Nhà nước (mà trực tiếp là cơ quan thuế các cấp) Đốitượng bị quản lý là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ về thuế Mục đíchquản lý là để đối tượng nộp thuế và các đối tượng có liên quan phải thực hiệntốt nghĩa vụ luật định về thuế của mình Phương tiện quản lý là sử dụng cácqui định về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thanh trathuế với bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sở chất cần thiết để quản lý
Trang 30Quản lý nhà nước về thuế là thuật ngữ dùng để chỉ tổng thể các khâulập pháp, hành pháp và tư pháp về thuế, còn quản lý thuế gồm những hoạtđộng có tổ chức trong bộ máy Nhà nước, thuộc lĩnh vực hành pháp và tư pháp
về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn doluật định nhằm thực hiện chính sách thuế đã được cơ quan có thẩm quyềnthông qua Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là hoạt động nhằm đảm bảo sự thựcthi nghiêm chỉnh pháp luật về thuế thông qua sự tự giác của chính đối tượngnộp thuế và sự hỗ trợ của cơ quan thuế và các cơ quan Nhà nước có liên quan
- Quản lý thu thuế đối với DN nói chung và DNVVN nói riêng là hoạtđộng quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để tổ chức hướngdẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật về thuế đối với các doanhnghiệp nhằm động viên nguồn thu vào ngân sách nhà nước
- Đối với CBCC thuế, quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuếDNVVN nói riêng bao gồm 3 hoạt động riêng biệt, liên tiếp nhau: xác địnhđối tượng nộp thuế, xác định số thuế phải nộp và thu thuế Chức năng chủ yếucủa quản lý ở đây là kiểm soát sự tuân thủ và áp dụng các khoản phạt theoluật thuế để răn đe những đối tượng nộp thuế vi phạm Đồng thời, quản lý thuthuế cũng đảm bảo bên thứ ba có giao dịch mua bán hay cung cấp dịch vụ vớiđối tượng nộp thuế phải báo cáo đầy đủ, trung thực các giao dịch kinh tế cóphát sinh thuế nộp ngân sách nhà nước theo qui định của luật [12]
- Đối với một cơ quan thuế, quản lý thu thuế hay quản lý thu thuế đốivới DNVVN là một quá trình giống như quá trình sản xuất Trong đó, đầu vàogồm nhân công (cán bộ công chức thuế), tài liệu và các thông tin, còn đầu ra
là số thu cho Nhà nước và sự công bằng cho người nộp thuế
- Quản lý thu thuế đối với DNVVN bao gồm các hoạt động: hoạch địnhmục tiêu, phân cấp quản lý, xây dựng và ban hành qui trình thủ tục, đề ra giải
Trang 31pháp tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân
sự để thực hiện các khâu công việc [12]
1.2.2.2 Những đặc điểm chủ yếu quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Quản lý thu thuế đối với đối với DNVVN là quản lý thu thuế đối vớinhững pháp nhân và là những đối tượng nộp thuế lớn Số thu từ DNVVNchiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa, do vậy quản lý thu thuế đối vớiDNVVN được đặc biệt quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu Hầu hết cơ quanthuế các nước cũng tập trung không ngừng và đáng kể các nguồn lực vào việcquản lý nhóm đối tượng nộp thuế này
- Quản lý thu thuế trên cơ sở ĐTNT thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn,chứng từ Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp đều phải mở sổ sách kếtoán, và hạch toán kế toán theo chế độ qui định và thực hiện nghĩa vụ thuếtheo phương pháp kê khai thuế
- Doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng hơn và mức độ phức tạpcao hơn so với đối tượng là hộ cá thể Ngày nay, nhiều doanh nghiệp có phạm
vi kinh doanh trên phạm vi cả nước Vì vậy việc kiểm soát chi phí và thu nhậpkhi tính thuế là hết sức phức tạp Nhiều doanh nghiệp không trốn thuế mộtcách "ngây ngô" như các cá nhân kinh doanh bằng cách gian lận hoá đơn haybán hàng không xuất hoá đơn Các doanh nghiệp này luôn xuất trình đủ hoáđơn, chứng từ và hạch toán rất bài bản, nhưng đằng sau những số liệu "sạchsẽ" đó, là cả một kế hoạch tránh thuế hết sức tinh vi Do đó quản lý thu thuếđối với doanh nghiệp đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cao Có như vậy, mới phát hiện được các thủ thuật trốn thuế, tránh thuế hếtsức tinh vi của các đối tượng này, từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách hoặc xử
lý đối tượng vi phạm
Trang 321.2.3 Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.3.1 Hoạch định mục tiêu quản lý
Mục tiêu là trạng thái tương lai, là đích phải đạt tới mà hệ thống quản
lý mong muốn đạt tới Nó có vai trò chi phối và định hướng hoạt động củatoàn bộ hệ thống
Mục tiêu quản lý phải được xác định trước, nó luôn chi phối, dẫn dắt cảchủ thể và đối tượng quản lý trong toàn bộ quá trình hoạt động Xác định mụctiêu đúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý
Mục tiêu của quản lý thuế nói chung thường được xác định bằng cácchỉ tiêu cụ thể như: số thuế thu trong một thời gian nhất định; tỷ lệ huy độngnguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước; tốc độ tăng trưởng về số thu củathời kỳ kế hoạch so với thời kỳ trước; tỷ trọng các sắc thuế (thường hay quantâm đến tỷ trọng của thuế gián thu và thuế trực thu trong tổng thu ngân sách)cần đạt được trong từng thời kỳ.v.v [2 ] Tuy nhiên vì thuế có các chức năng
cơ bản là huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước và điều chỉnh các mụctiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước, do đó xét đến cùng, mục tiêu của quản lýthuế là nhằm làm cho đối tượng nộp thuế thực hiện đầy đủ kịp thời các nghĩa
vụ luật định về thuế của mình, đồng thời Nhà nước thực hiện được các mụctiêu vốn có của mỗi sắc thuế [4]
Mục tiêu cụ thể của quản lý thuế đối với DNVVN, đó là làm cho cácdoanh nghiệp thực hiện đầy đủ kịp thời các nghĩa vụ luật định về thuế củamình trên cơ sở mức độ tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế của các doanhnghiệp ngày càng cao Điều đó cũng có nghĩa là số thuế thu từ doanh nghiệp
sẽ tiến gần đến số thuế tiềm năng, hay thất thu thuế ngày càng giảm thiểu vàtiến dần tới 0; số thu của ngân sách Nhà nước từ doanh nghiệp sẽ là lớn nhấttrong điều kiện chính sách thuế ổn định, đồng thời chi phí của cơ quan thuế
Trang 33giảm khi mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế ngày càng tăng Đồng thờimục tiêu vốn có của mỗi sắc thuế cũng được thực hiện.
1.2.3.2 Phân cấp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
Hệ thống quản lý là một hệ thống rất phức tạp, bao gồm nhiều tầng nấc,mỗi tầng nấc là một hệ thống con có sự độc lập tương đối, có mục tiêu riêng
và điều kiện vận động đặc thù cả về vật chất và thông tin nhưng lại đặt trong sựquản lý thống nhất chung của toàn hệ thống Như vậy toàn bộ hệ thống vừa cómột sự quản lý tập trung thống nhất, vừa có sự tự vận động độc lập tương đối
Do đặc thù quản lý của hệ thống, chủ thể quản lý một mặt phải đảm bảo sựquản lý tập trung thống nhất trên những mặt cơ bản chính yếu nhất, mặt khácphân cấp cho cấp dưới xử lý thông tin và ra quyết định với những quyền hạn vàtrách nhiệm xác định Việc phân cấp trong quản lý mang lại nhiều lợi ích:
- Giải phóng cho chủ thể quản lý cấp cao những công việc sự vụ, tậptrung vào những nhiệm vụ quan trọng, có tầm chiến lược, đảm bảo sự quản lýtập trung, thống nhất
- Giao quyền và trách nhiệm quản lý cho cấp dưới để tạo điều kiện pháthuy tính năng động sáng tạo của cấp dưới, rèn luyện và tập dượt cho cấp dướitrưởng thành, khắc phục tính dựa dẫm, ỷ lại cấp trên
- Tạo nên bầu không khí tâm lý dân chủ và lành mạnh trong tập thể của
hệ thống quản lý, mở rộng dân chủ hoá trong quản lý
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý cũng là nội dung cơ bảncủa phân cấp, vừa đảm bảo sự quản lý tập trung trên những vấn đề cơ bản và
mở rộng dân chủ cho cấp dưới Trong quản lý hiện đại, nhất là trong điều kiệncủa hệ thống quản lý ngày càng phức tạp, lượng thông tin cực kỳ lớn và rấtnhạy cảm trong xử lý thì yêu cầu phân cấp càng lớn và càng đòi hỏi dân chủhoá và mở rộng quyền Tuy nhiên tập trung quyền lực hay phân quyền đến
Trang 34đâu còn tuỳ thuộc vào điều kiện khách quan và nhất là trình độ, năng lực củacán bộ quản lý ở mỗi cấp.[7 ].
Trong hệ thống quản lý thuế, việc phân cấp quản lý cho từng cấp là hếtsức cần thiết Ở nhiều nước, hệ thống thuế được tổ chức phù hợp với tổ chứccủa Nhà nước như thuế Liên Bang, thuế Bang (như Hoa Kỳ, Úc), hoặc thuếTrung ương và thuế địa phương (như Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin ) Đốivới thuế Liên Bang hoặc thuế Trung ương, xu hướng chung trên thế giới hiệnnay là cơ quan thuế được tổ chức theo ngành dọc thống nhất gồm hai hoặc bacấp Đối với Việt Nam, Hệ thống thuế được tổ chức lại thống nhất theo ngànhdọc từ Trung ương đến quận, huyện (từ năm 1990) chịu trách nhiệm quản lýthu tất cả các khoản thu nội địa (không phân biệt thuế Trung ương hay thuếđịa phương)
Việc phân cấp quản lý thu trong ngành Thuế thường căn cứ vào đốitượng quản lý (không căn cứ vào sắc thuế) Một đối tượng có thể nộp nhiềuloại thuế khác nhau nhưng hầu hết sẽ chỉ chịu sự quản lý của một cơ quanthuế Điều này tránh được sự phiền hà cho ĐTNT (chỉ phải liên hệ với một cơquan thuế) Trong tổng số đối tượng nộp thuế hiện nay: khoảng hơn 150.000doanh nghiệp, gần 2 triệu hộ kinh doanh cá thể, hơn 10 triệu hộ nộp thuế nhàđất, hàng trăm nghìn đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và các loại thuếkhác, tất yếu phải được phân cấp quản lý cho từng cấp trong ngành thuế mộtcách phù hợp Có như vậy, mới tạo ra sức mạnh tổng hợp để quản lý thu cóhiệu quả
Đối với doanh nghiệp, mặc dù số đối tượng nộp thuế không lớn, tuynhiên số thu từ đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa; qui
mô và phạm vi kinh doanh rộng lớn hơn hộ cá thể rất nhiều, đòi hỏi cán bộquản lý thuế phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao do đó việc phân cấpquản lý đối tượng này cũng phải dựa vào qui mô, ngành nghề kinh doanh,
Trang 35đặc điểm của doanh nghiệp, độ phức tạp của công tác quản lý, cơ sở vật chất
và nhân lực của cơ quan thuế
1.2.3.3 Xây dựng, ban hành và thực hiện các qui trình quản lý thu đối với doanh nghiệp
Qui trình quản lý thu thuế qui định trình tự, thủ tục các bước công việcphải làm để quản lý thu thuế
Việc ban hành qui trình quản lý giúp cho cơ quan thuế chỉ đạo, điềuhành hoạt động của cả hệ thống một cách thống nhất, khoa học, theo một trình
tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật thuế, thực hiện dân chủ hóa, côngkhai minh bạch và rõ ràng để các cán bộ thuế, ĐTNT dễ thực hiện và kiểmsoát cơ quan thuế
Việc thực hiện các qui trình quản lý thuế phản ánh chất lượng quản lýcủa cơ quan thuế và tác động đến kết quả thu thuế
Mỗi loại đối tượng nộp thuế có đặc điểm khác nhau, các sắc thuế ápdụng khác nhau Vì vậy qui trình quản lý thuế cũng được qui định cho từngloại đối tượng phù hợp với đặc điểm về chính sách thuế và đặc điểm riêng cócủa từng loại đối tượng, như qui trình quản lý đối với doanh nghiệp, qui trìnhquản lý đối với hộ cá thể kinh doanh, qui trình quản lý phí, lệ phí, qui trìnhquản lý thuế trước bạ Cùng với cải cách chính sách thuế và yêu cầu quản lý,đòi hỏi các qui trình này cũng phải được bổ sung, sửa đổi hoặc cải cách cănbản qua các giai đoạn
Qui trình quản lý thu đối với doanh nghiệp bao gồm các qui trìnhnhỏ như qui trình đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, kiểm soát tính thuế,thông báo thuế, thu thuế, tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT; cưỡng chế thu nợthuế; thanh tra, kiểm tra, và xử lý vi phạm pháp luật về thuế Nội dung củaqui trình này bao gồm
Trang 36- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị và cá nhân liên quan đếnquản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trong cơ quan thuế.
- Trình tự, thủ tục hành chính của các bước công việc: đảm bảo hoạtđộng đồng bộ giữa các bước công việc cũng như về thời gian
- Mối quan hệ công tác giữa các đơn vị, cá nhân trong thực hiện nhiệmvụ: phối hợp ngang giữa các bộ phận trong cơ quan, giữa các cơ quan trongngành; kết hợp các công việc của các cá nhân trong bộ phận
Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các qui trình quản lý thu đối vớidoanh nghiệp là nội dung cơ bản của quản lý thuế
1.3 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.3.1.1 Quản lý thu thuế tại Hungary [10]
Hungary là một nước theo chế độ cộng hoà dân chủ nghị viện, với dân
số hơn 10 triệu người Từ năm 1987, Hungary bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế
kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường Đặc điểm này khá tương đồngvới sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta Việc chuyển đổi đó đã tác độngtrực tiếp đến việc ban hành chính sách thuế và tổ chức quản lý thuế
Cải cách thuế được thực hiện từ năm 1988 với việc ban hành hệ thốngthuế cơ bản gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế thunhập cá nhân Một nguyên tắc cơ bản của hệ thống thuế mới đó là áp dụng cơchế tự khai- tự nộp Năm 1987, ban hành Luật qui trình nộp thuế Đây là bướcquan trọng trong việc quản lý thuế đối với nền kinh tế thị trường Tổng cụcThuế được thành lập năm 1987 (cùng với việc ban hành Luật qui trình nộpthuế), với tổng số cán bộ khoảng 10.000 người, trong đó 47% có trình độ đại
Trang 37học và 43% trình độ trung cấp Số thu do Tổng cục Thuế quản lý là 30,7 tỷUSD năm 2003.
1.3.1.2 Quản lý thu thuế tại Indonesia [11]
Indonesia là một quốc gia có số dân tương đối lớn, trên 200 triệu người,chủ yếu theo đạo hồi Chính phủ rất coi trọng cải cách hệ thống thuế để tăngcường nguồn thu ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, thông thường sau 5 năm, Chính phủ cải cách hệ thống thuếmột lần và lần cải cách gần đây nhất là năm 2000 Ngay từ lần cải cách thuếnăm 1984, hệ thống thuế của Indonesia đã áp dụng nguyên tắc tự định thuếtrong việc thiết kế các chính sách thuế, trong công tác quản lý thuế và tổ chức
bộ máy ngành thuế Tổng cục Thuế có nhiệm vụ quản lý thu thuế giá trị giatăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhà đất,thuế chuyển nhượng nhà đất và lệ phí chứng thư Cơ quan thuế mỗi cấp được
tổ chức theo chức năng, đồng thời có bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn tạicấp Cục thuế vùng và tại Tổng cục thuế ở Trung ương
1.3.2 Một số nhận xét và bài học cho Việt Nam
- Hầu hết các nước đã chuyển từ cơ chế cơ quan thuế tính thuế sang cơ
chế tự khai - tự nộp (TK-TN) Có thể nói cơ chế TK-TN là cơ chế quản lý thuthuế đối với DN phổ biến hiện nay trên thế giới
Để tăng cường việc tuân thủ các luật thuế và tăng thu ngân sách Nhànước, trước sự phát triển nhanh chóng của đối tượng nộp thuế cả về số lượng
và sự phức tạp của các loại hình kinh doanh do tác động của toàn cầu hoá vànhững thành tựu của công nghệ thông tin, các nước trên thế giới đều hướng
tới việc áp dụng cơ chế quản lý thuế hiện đại và có hiệu quả Một hệ thống quản lý thuế hiện đại phải đảm bảo được nguyên tắc quản lý thuế cơ bản,
đồng thời cũng là mục tiêu cao nhất của bất kỳ ngành thuế nào - đó là khuyến
Trang 38khích sự tuân thủ tự giác của ĐTNT Tuân thủ tự giác đi liền với quản lý theo
cơ chế tự khai, tự nộp thuế
Việc áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là vấn đề nổi bật trongquản lý thuế vào những năm đầu thập kỷ 90, khi hầu hết các nước quyết địnhviệc ban hành thuế GTGT phải đi liền với phương thức quản lý TK-TN.Trong số 120 nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng thuế GTGT, chỉ có 16nước còn quản lý loại thuế này không theo cơ chế TK-TN (chủ yếu là cácnước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (khối Liên xô cũ)
Tại một số nước tiên tiến như Nhật bản, Đan mạch, Thuỵ điển, cơ chếTK-TN đã được áp dụng từ nhiều thập kỷ trước trên cơ sở ý thức tuân thủ tựgiác của người dân cao
Tại các nước có nền kinh tế mới nổi và đặc biệt các nước ASEAN(Philipin, Inđônêxia, Thái lan), cơ chế TK-TN được áp dụng như một trọngtâm của quá trình cải cách quản lý thuế cùng với các dự án tin học hoá quản
lý thuế và thành lập các bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế lớn (doanhnghiệp lớn)
Tóm lại, cơ chế TK-TN là một cơ chế quản lý thuế hiện đại đang được
áp dụng khá phổ biến tại các nước trên thế giới Việc áp dụng cơ chế quản lýnày sẽ giúp ngành thuế giảm bớt chi phí quản lý, nâng cao tính hiệu quả củacông tác quản lý thu thuế, là cơ sở để thúc đẩy cải cách hành chính thuế vàhiện đại hoá vì nó đòi hỏi các qui trình quản lý hiện đại với sự ứng dụng rộngrãi các thành tựu của công nghệ thông tin
- Xu hướng cải cách quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với
doanh nghiệp nói riêng, đó là nâng cao tính tự giác tuân thủ của đối tượng nộpthuế bằng các biện pháp tăng cường dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế, tạothuận lợi và giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế cho đối tượng nộp thuế;
Trang 39Công tác này được quan tâm và trở thành một ưu tiên của cơ quan thuế, đượcthực hiện dưới nhiều hình thức; cùng với nó các biện pháp thanh tra và chế tài
xử lý được tăng cường để bảo đảm rằng các đối tượng không tuân thủ sẽ bịphát hiện và xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật
- Song song với việc áp dung cơ chế TK-TN nhằm tăng cường tính tuân
thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế các nước rất chú trọngđến việc quản lý các đối tượng nộp thuế lớn (là doanh nghiệp, đặc biệt là cácdoanh nghiệp lớn) Ở nhiều Quốc gia, cơ quan thuế đã thành lập bộ phận quản
lý doanh nghiệp lớn tại Tổng cục Thuế (ở Trung ương) hoặc Cục Thuế vùngnhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nộp thuế có số thu chiếm tỷtrọng lớn
- Việc thực hiện các dịch vụ điện tử về thuế nói chung và kê khai thuếqua mạng internet được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong những nămgần đây (đặc biệt từ những năm đầu của thế kỷ 21)
- Các điều kiện cơ bản thực hiện tốt cơ chế TK-TN và kê khai điện tửlà: một hệ thống chính sách rõ ràng, đơn giản, minh bạch, đầy đủ; cơ sở vậtchất kỹ thuật hiện đại với việc ứng dụng tin học ở mức độ ngày càng caotrong quản lý thuế; hệ thống thông tin trở thành công cụ quan trọng trong cơchế TK-TN; đội ngũ cán bộ thuế phải được đào tạo để có trình độ năng lựcđáp ứng được yêu cầu
1.3.3 Một số kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
- Về công tác tuyên truyền và cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Việc tuyên truyền thuế đã đạt được bề rộng và đang từng bước đi vàochiều sâu Nhiều phương thức thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáodục pháp luật thuế đã được triển khai; Các hình thức tuyên truyền, giáo dục
Trang 40pháp luật thuế phong phú: báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, ca nhạc
và đưa nội dung giáo dục về thuế vào chương trình giáo dục phổ thông Nhiều hình thức cung cấp hịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã được tiếnhành: trả lời trực tiếp hoặc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, cung cấp tàiliệu, tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp Đặc biệt cung cấp thông tin quatrang Web trên mạng Internet là một phương thức hiện đại, khoa học, phù hợpvới tiến bộ chung của thế giới
Qua đó các doanh nghiệp hiểu rõ hơn chính sách thuế, tính thuế, kêkhai thuế chính xác hơn, nộp thuế đầy đủ hơn
- Về cơ chế tự khai - tự nộp
Kết quả bước đầu trong thực hiện mô hình chức năng với hệ thống cácquy trình quản lý theo cơ chế TK-TN đã làm rõ và khẳng định hướng đi này
là đúng đắn để hiện đại hoá ngành thuế, nâng cao năng lực quản lý
Đã nâng cao được tính tuân thủ của doanh nghiệp thể hiện ở việc nộp
tờ khai và nộp thuế đúng hạn với tỷ lệ cao hơn, chất lượng tốt hơn
Bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học vào tất cả các khâu của qui trìnhquản lý
Xây dựng được bộ máy quản lý thuế theo chức năng với phân bổ nguồnnhân lực hợp lý hơn Xây dựng được các nội dung cơ bản về nghiệp vụ, quytrình quản lý thuế theo yêu cầu của cơ chế TK-TN Kết quả đạt được trongthực hiện tổ chức quản lý theo chức năng và theo các quy trình quản lý mới
đã cho thấy chất lượng quản lý thuế đã được nâng lên rõ rệt
- Về kê khai thuế GTGT qua mạng Internet
Việc kê khai điện tử nói chung, và kê khai thuế qua mạng nói riêng, làmột phương thức kê khai hiện đại, có nhiều ưu việt hơn so với các phương thứctruyền thống và phù hợp với xu thế phát triển chung của khoa học công nghệ,cũng như của công tác quản lý nhà nước của tất cả các quốc gia trên thế giới