1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRY STAR VÀ CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI NGHỆ GỪNG ĐẾN SỨC SỐNG, TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT QUẦY THỊT GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

66 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 505,81 KB

Nội dung

Fuller 1989, định nghĩa probiotic như là thức ăn bổ sung vi sinh vật sống tác động có lợi đến vật chủ bằng cách cải thiện cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.. 2.4.3 Cơ chế tác động của p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRY STAR VÀ CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG ĐẾN SỨC SỐNG, TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT

QUẦY THỊT GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Sinh viên thực hiện: LÊ NHÂN

Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 08/2010

Trang 2

VÀ PHẨM CHẤT QUẦY THỊT

GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn

TS HỒ THỊ KIM HOA

Tháng 08/2010

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Lê Nhân

Tên đề tài tốt nghiệp: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA POULTRYSTAR

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lâm Minh Thuận

Trang 4

Ban quản lý trại thực nghiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cùng toàn thể anh chị em trong trại đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này

Xin chân thành ghi ơn

PGS.TS Lâm Minh Thuận, TS Hồ Thị Kim Hoa đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài

Gửi lời cảm ơn

Các bạn trong tập thể lớp DH06CN cùng những người bạn thân hữu, những người đã ở bên tôi lúc khó khăn, động viên giúp đỡ tôi trong thời gian qua

Lê Nhân

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Đánh giá hiệu quả của PoultryStar và chế phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng đến sức sống, tốc độ sinh trưởng và phẩm chất quầy thịt gà Lương Phượng” tiến hành từ ngày 22/03/2010 đến ngày 30/05/2010 tại trại thực nghiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP HCM

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 12 đơn vị thí nghiệm (4 lô, 3 lần lặp lại) Thí nghiệm khảo sát trên 600 gà Lương Phượng ở 1 ngày tuổi, được phân phối ngẫu nhiên vào 12 đơn vị thí nghiệm , mỗi đơn vị 50 con Lô I sử dụng cám hỗn hợp Con Cò, lô II bổ sung Poultry Star qua nước uống qua từng giai đoạn, lô III được bổ sung PoultryStar vào thức ăn trong suốt qua trình, lô IV bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi – nghệ - gừng

Qua 10 tuần khảo sát chúng tôi có một vài ghi nhận sau:

Trọng lượng bình quân ở 10 tuần tuổi của các lô I; II; III và IV lần lượt là 1518; 1567; 1619 và 1570 g

Tăng trọng tuyệt đối bình quân của các lô I; II; III; IV lần lượt là: 21,10; 21,82; 22,83; 21,82 g/con/ngày

Bình quân lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của các lô chênh lệch không đáng kể Cao nhất thuộc về lô III (62,21 g/con/ngày) và thấp nhất là lô IV (60,22 g/con/ngày

Hệ số chuyển biến thức ăn của lô I là 2,97 kgTA/kgTT; lô II là 2,90 kgTA/kgTT; lô III là 2,89 kgTA/ kgTT và lô IV là 2,86 kgTA/kg TT

Tỷ lệ quầy thịt của các lô I; II; III và IV lần lượt là 66,63 %; 66,58 %, 67,76

% và 65,59 % Tỷ lệ ức cao nhất là lô II (26,47 %), thấp nhất là lô III (25,88 %), trong khi đó, tỷ lệ đùi cao nhất là lô I (34,31 %) thấp nhất cũng là lô III (32,44 %)

Tỷ lệ nuôi sống của lô I là 92,3 %, lô II là 90 %, lô III là 85,3 % và lô IV là 88,7 %

Đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là lô III với chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp nhất là 24.435 đồng, còn thấp nhất là lô I với chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng cao nhất là 24.870 đồng

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii

Lời cảm ơn iii

Tóm tắt luận văn iv

Mục lục v

Danh sách các từ viết tắt ix

Danh sách các bảng và hình x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Giới thiệu về gà Lương Phượng 3

2.2 Sơ lược bộ máy tiêu hóa gia cầm 3

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt 5

2.3.1 Con giống 5

2.3.2 Dinh dưỡng 5

2.3.3 Nhiệt độ 5

2.3.4 Ẩm độ 6

2.3.5 Thông thoáng 6

2.4 Khái niệm về probiotic và prebiotic 6

2.4.1 Định nghĩa probiotic 6

2.4.2 Cơ sở khoa học của việc bổ sung probiotic trong chăn nuôi 7

2.4.3 Cơ chế tác động của probiotic 8

2.4.4 Khái niệm prebiotic 9

Trang 7

2.4.5 Tác dụng của prebiotic 11

2.4.6 Khái niệm synbiotic 11

2.4.7 Giới thiệu về PoultryStar 12

2.4.8 Sơ lược các công trình nghiên cứu về probiotic 13

2.5 Giới thiệu về chế phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng 13

2.5.1 Sơ lược về củ tỏi 13

2.5.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm của tỏi (Garlic) 13

2.5.1.2 Thành phần hoá học 14

2.5.1.3 Tác dụng của tỏi 15

2.5.2 Sơ lược về củ nghệ 15

2.5.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm của nghệ (turmeric) 15

2.5.2.2 Tác dụng của nghệ 16

2.5.3 Sơ lược về củ gừng 16

2.5.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm 16

2.5.3.2 Tác dụng của gừng 17

2.5.4 Sơ lược các công trình nghiên cứu về tỏi – nghệ - gừng 18

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 19

3.1 Nội dung, thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm 19

3.1.1 Nội dung 19

3.1.2 Thời gian và địa điểm tiến hành 19

3.2 Đối tượng và phương pháp bố trí thí nghiệm 19

3.2.1 Đối tượng thí nghiệm 19

3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 19

3.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng 20

3.3.1 Con giống 20

3.3.2 Thức ăn và nước uống 21

3.3.3 Chuồng trại 22

3.3.4 Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm 23

3.3.4.1 Máng ăn, máng uống 23

Trang 8

3.3.4.3 Thiết bị chiếu sáng và sưởi ấm 23

3.3.4.4 Các dụng cụ khác 23

3.3.5 Chăm sóc nuôi dưỡng 23

3.3.5.1 Giai đoạn chuẩn bị 23

3.3.5.2 Giai đoạn úm 24

3.3.5.3 Giai đoạn từ 5 – 10 tuần tuổi 24

3.3.6 Vệ sinh và phòng bệnh 25

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 25

3.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 25

3.4.1.1 Trọng lượng bình quân 25

3.4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối 25

3.4.2 Các chỉ tiêu chuyển hóa thức ăn 26

3.4.2.1 Tiêu thụ thức ăn 26

3.4.3 Các chỉ tiêu về mổ khảo sát 26

3.4.3.1 Trọng lượng sống 26

3.4.3.2 Tỷ lệ quầy thịt 26

3.4.3.3 Tỷ lệ ức 26

3.4.3.4 Tỷ lệ đùi 26

3.4.3.5 Màu chân, màu da 26

3.4.3.6 Tỷ lệ lòng 26

3.4.4 Chỉ tiêu về sức sống 27

3.5 Hiệu quả kinh tế 27

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 27

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 28

4.1.1 Trọng lượng bình quân 28

4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối 30

4.2 Chuyển hoá thức ăn 32

4.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày 32

Trang 9

4.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn 34

4.3 Các chỉ tiêu về mổ khảo sát 35

4.3.1 Tỉ lệ quầy thịt, ức, đùi, lòng 35

4.3.2 Đánh giá màu vàng chân, vàng da 37

4.4 Tỷ lệ nuôi sống 37

4.5 Hiệu quả kinh tế 39

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40

5.1 Kết luận 40

5.2 Đề Nghị 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 45

Trang 10

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

FAO: Food and Agriculture Organization

WHO: World Health Organization

TTTA: Tiêu thụ thức ăn

CPTA: Chi phí thức ăn

TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

CP: Chế phẩm

NDF: Neutral Detergent Fiber

ADF: Acid Detergent Fiber

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH

TRANG

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của tỏi 14

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 20

Bảng 3.2 Trọng lượng bình quân của gà bắt đầu thí nghiệm 21

Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng cám C225 và C235 22

Bảng 3.4 Lịch phòng bệnh 24

Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà qua các giai đoạn 28

Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần tuổi 30

Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày 32

Bảng 4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn 34

Bảng 4.5 Tỷ lệ quầy thịt, ức, đùi, lòng 36

Bảng 4.6 Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi 38

Bảng 4.7 Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng 39

Hình 4.1 Quầy thịt của gà thí nghiệm 37

Trang 12

hệ số chuyển biến thức ăn thấp, thời gian nuôi ngắn nên mô hình chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp được người chăn nuôi áp dụng nhiều hơn nhằm tạo ra nguồn

thực phẩm dồi dào cho xã hội

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm khá phát triển nhưng việc sử dụng kháng sinh để phòng, trị bệnh cũng như sử dụng để kích thích tăng trọng làm

dư lượng kháng sinh trong sản phẩm vượt qua giới hạn cho phép ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng (trên thịt gà mức nhiễm kháng sinh Oxytetraxyclin 2,33 ± 0,08 mg/kg, Clotetraxyclin 0,25 mg ± 0,09 mg/kg vượt xa giới hạn cho phép 0,1mg/ kg Cục chăn nuôi, 2006)

Từ thực tế trên, đã có những mô hình chăn nuôi khép kín “an toàn sinh học”

và nghiên cứu, ứng dụng các chế phẩm sinh học như các chế phẩm tự nhiên, thảo dược, trợ sinh,…vào chăn nuôi gia súc, gia cầm giúp tăng trọng nhanh, nâng cao hệ miễn dịch, dần dần thay thế kháng sinh trong chăn nuôi tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng cao đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng

Nhận thấy thực trạng này cùng với sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn, giúp đỡ của PGS.TS Lâm

Minh Thuận và TS Hồ Thị Kim Hoa chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả của PoultryStar và chế phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng đến sức sống, tốc độ sinh trưởng và phẩm chất quầy thịt gà Lương Phượng”

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về gà Lương Phượng

Gà Lương Phượng là một trong ba dòng của gà Tam Hoàng, là giống gà thả vườn năng suất cao được nhập vào nước ta từ Trung Quốc Gà Lương Phượng được tạo ra bởi Xí nghiệp giống Nam Ninh – Quảng Tây – Trung Quốc

Gà Lương Phượng có tầm vóc và ngoại hình gần giống với gà địa phương ở Việt Nam, có lông màu vàng, vàng sẫm, lốm đốm hoa hoặc cú sẫm, mào đơn dựng đứng Gà có tốc độ sinh trưởng khá nhanh ở 11 tuần tuổi

gà trống đạt 1900 g, gà mái đạt 1300 g, hệ số chuyển biến thức ăn khoảng 2,4 – 2,6 kg cho 1 kg tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống khá cao đạt 95 %, khả năng kháng bệnh tốt (Viện chăn nuôi, 2002) Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 140 – 150 ngày Sản lượng trứng đạt 156 - 160 trứng/năm với tiêu tốn cho 10 trứng là 3,3 kg thức ăn (Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm tập 2, 2002)

Gà Lương Phượng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở nước ta nên hiện nay được chọn nuôi nhiều nhất, gà cũng thích nghi với nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau: nuôi quảng canh, nuôi thâm canh

2.2 Sơ lược bộ máy tiêu hóa gia cầm

Ở gia cầm nói chung và gà nói riêng có đặc điểm tăng trọng nhanh, đẻ trứng nhiều nên nhu cầu dưỡng chất rất cao Do đó, đòi hỏi thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, cân đối và hệ tiêu hóa phải hoạt động tốt để tiêu hóa thức ăn Vì vậy,cơ quan tiêu hóa gia cầm có khác đôi chút so với động vật ăn cỏ và dạ dày đơn

Gà con có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng chức năng bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống men tiêu hóa và dung tích ống tiêu hóa còn nhỏ Nguồn dinh dưỡng chính của gà lúc này là lòng đỏ lưu Vì vậy, việc cung cấp

Trang 15

thức ăn cho gà phải đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và hấp thu

Sau khi nở khoảng 4 ngày lòng đỏ tiêu biến, lúc này hệ thống tiêu hóa dần hoàn thiện để tiêu hóa thức ăn Với các bộ phận: miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già và lổ huyệt

Thức ăn ở miệng được bôi trơn bằng các dịch nhầy do tuyến nước bọt tiết ra

và được đưa nhanh xuống diều qua thực quản Diều là đoạn thực quản phình to ra,

nó chứa được 100 – 120g thức ăn Diều có tác dụng tẩm ướt và dự trữ thức ăn, không tiết ra men tiêu hóa nhưng quá trình tiêu hóa tinh bột vẫn xảy ra nhờ amylase của nước bọt

Dạ dày tuyến là ống ngắn, có vách dày, mặt trong nổi gai, tiết ra dịch nhầy chứa HCl và men tiêu hóa protein Dạ dày cơ có hình ovan hay hình đĩa, thành dày vững chắc, mặt trong là lớp màng cứng nhưng đàn hồi Dạ dày cơ không tiết men tiêu hóa mà có chức năng nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa làm mềm thức ăn, nhưng sự tiêu hóa vẫn xảy ra nhờ các men ở khoang miệng và dạ dày tuyến đưa xuống

Tá tràng là đoạn ruột non đầu tiên nối tiếp dạ dày cơ, tại đây thức ăn được tiêu hóa triệt để nhờ các men của tuyến tụy và túi mật tiết ra Các chất dinh dưỡng của thức ăn hầu như phân giải hoàn toàn thành các phần tử đơn giản nhất rồi đưa xuống không tràng Tại đây, các protein đơn giản, các loại đường đa được các men tiêu hóa triệt để thành các acid amin và các đường đơn, được hấp thu qua thành ruột non

Trực tràng ở gà không phát triển nhưng hai manh tràng phát triển mạnh, tại đây chất xơ được tiêu hóa nhưng ở mức độ thấp, khoảng 10 – 30 % Đặc biệt ở manh tràng chứa hệ vi sinh vật có khả năng tổng hợp các vitamin nhóm B, nhất là B12 Các chất protein, gluxit còn lại từ ruột non đưa xuống tiếp tục được tiêu hóa nhờ enzyme từ ruột non và được hấp thu vào máu qua màng ruột già Các chất không được tiêu hóa được thải ra ngoài qua lỗ huyệt (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2003)

Trang 16

2.3.2 Dinh dưỡng

Sau yếu tố con giống thì vấn đề dinh dưỡng rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng lớn nhất đến sức sản xuất cũng như chất lượng thịt của vật nuôi

Thức ăn cho gia cầm cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Protein phải tốt, cân bằng các acid amin đặc biệt là acid amin giới hạn

Dư thừa protein sẽ dẫn đến tiêu chảy, ngược lại thiếu protein gia cầm còi còc chậm lớn, giảm sức sản xuất

- Năng lượng phù hợp

- Cân bằng các chất vi khoáng và vitamin đáp ứng vừa đủ nhu cầu của gà Nếu dinh dưỡng thiếu sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng và mắc các bệnh về dinh dưỡng, làm tăng hao hụt, giảm chất lượng quầy thịt

Ngoài các yêu tố dinh dưỡng để gia cầm phát triển tốt thì vấn đề nhiễm độc

tố như nấm mốc, aflatoxin, cần được kiểm soát chặt chẽ

Trang 17

Gia cầm mới nở có thân nhiệt khoảng 38 – 39 OC, thân nhiệt tăng dần hàng ngày cho đến 3 tuần tuổi thì ổn định trong khoảng 40,6 – 41,7 OC (Lâm Minh Thuận, 2004)

2.3.4 Ẩm độ

Ẩm độ trong chuồng nuôi ảnh hưởng bởi ẩm độ môi trường xung quanh, nước trong phân bốc hơi và hơi nước từ đường hô hấp Ẩm độ cao gây khó thoát nhiệt, nếu kết hợp với nhiệt độ cao thì sự bốc hơi nước ở đường hô hấp gặp khó khăn Ẩm độ cao cũng là yếu tố thích hợp cho vi khuẩn phát triển Ẩm độ thích hợp cho sự phát triển tốt của gia cầm là 65 – 70 % (Lâm Minh Thuận, 2004)

2.3.5 Thông thoáng

Trong quá trình hô hấp của gia cầm sinh ra khí carbonic, cùng với quá trình lên men phân hủy phân và chất độn chuồng sinh ra các khí độc như amoniac, methan, hydrosulfit,… Vì vậy việc đảm bảo thông thoáng, trao đổi không khí chuồng nuôi là rất quan trọng nhằm làm giảm tối đa các khí độc, đặc biệt là amoniac

2.4 Khái niệm về probiotic và prebiotic

2.4.1 Định nghĩa probiotic

Theo bộ môn vi sinh vật, Đại học quốc gia Singapore, Singapore

Probiotic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Prolife” có nghĩa là “tiền sự sống”

và nó đã được định nghĩa lại suốt các thập kỷ qua khi khoa học phát triển và sự hiểu biết sâu rộng hơn về nó

Thuật ngữ về probiotic được đưa ra đầu tiên bởi Lilly và Stillwell (1965) để

mô tả chế phẩm sinh học như là “yếu tố khích thích tăng trưởng được sản xuất bởi

vi sinh vật”

Trang 18

Parker (1974), cho thấy sự tương tác giữa vi sinh vật và vật chủ: “các vi sinh vật và các chất có tác động có lợi cho động vật bằng cách ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột”

Fuller (1989), định nghĩa probiotic như là thức ăn bổ sung vi sinh vật sống tác động có lợi đến vật chủ bằng cách cải thiện cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột

Năm 1992, Havenaar mở rộng định nghĩa về probiotic: là sự nuôi cấy riêng

lẻ hay hỗn hợp các sinh vật sống mà nó ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện đặc tính của hệ vi sinh vật thường trú

Theo FAO/WHO năm 2001 kết luận: “probiotic là các vi sinh vật sống, khi đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể”

2.4.2 Cơ sở khoa học của việc bổ sung probiotic trong chăn nuôi

Khi thú mới sinh ra bộ máy tiêu hoá của thú chưa hoàn thiện về cấu tạo lẫn chức năng, hệ thần kinh cũng như các chức năng sinh lý chưa hoàn thiện, thể tích ống tiêu hóa chưa phát triển và men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên thú dễ bị tác động xấu từ môi trường Đối với thú non, một sự tác động bất lợi dù nhỏ cũng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của thú như: thức ăn, thời tiết,

Khi mới ra đời hệ sinh vật đường ruột thú chưa hình thành hoặc rất ít, nhờ vào việc uống nước, ăn thức ăn, phân và tiếp xúc với môi trường mà hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu hình thành Phần lớn các vi sinh vật từ bên ngoài vào sẽ chết đi

và ra ngoài theo phân Một phần nhỏ chúng thích nghi với điều kiện mới, sinh sản

và phát triển tạo thành hệ vi sinh vật đường ruột Hệ vi sinh vật đường ruột chia làm

2 nhóm:

- Nhóm tùy nghi

Đa số các vi sinh vật này là có hại, chúng sản sinh ra độc tố có độc lực cao

gây bệnh về đường tiêu hoá cho vật chủ như: E.coli, Salmonella, Clostridium, Proteus, nấm men của loài Candida, nấm mốc, Nhóm vi sinh vật này thay đổi tùy

theo điều kiện thức ăn, môi trường của đường tiêu hoá, sức đề kháng của cơ thể,

pH thích hợp cho sự phát triển của nhóm này là pH trung tính và kiềm Khi môi trường thích hợp chúng phát triển và sản sinh độc tố, xâm phập phá vỡ tế bào

Trang 19

ruột và gây bệnh (trích dẫn bởi Trần Lương Hồng Vân)

- Nhóm bắt buộc

Đa số chúng là vi sinh vật có lợi, thích hợp ở pH acid Chúng phát triển tốt

và định cư vĩnh viễn trong đường tiêu hoá của vật chủ như: Lactobacillus, Bifidobacterium, Enterococcus, Pediococcus, vi khuẩn Lactic,

Nhóm vi sinh vật này làm tăng khả năng tiêu hoá thức ăn của vật chủ nhờ vào men của chúng, chúng tiết ra các acid hữu cơ, hydroperoxide, làm giảm pH đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn thối rữa và vi khuẩn gây bệnh cơ hội

2.4.3 Cơ chế tác động của probiotic

Theo tài liệu của Fuller, 1992; Bernet và ctv, 1993, cơ chế tác động của probiotic như sau:

Duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột bằng cách loại trừ cạnh tranh

và bằng hoạt động đối kháng:

+ Hoạt động cạnh tranh

Cạnh tranh về vị trí bám trên nhung mao ruột, probiotic sẽ bám dính vào niêm mạc ruột nhờ cơ chế đặc trưng là dựa vào chất bám dính (adhesin) của vi khuẩn, màng nhầy (mucus) của đường ruột và các phân tử receptor của thượng bì ruột, cơ chế không đặc trưng là dựa vào các yếu tố lý – hoá học

Khi vi khuẩn có lợi bám vào niêm mạc ruột chúng chiếm khu trú của các vi khuẩn gây bệnh làm cho vi khuẩn có hại không có vị trí bám và bị thải ra ngoài

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây

bệnh như: E.coli, Salmonella, (Bernet và ctv, 1993; Salminen, 1998; Tuomola và

ctv, 1999) Việc ức chế sự bám dính vi sinh vật gây bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển

và gây bệnh

Cạnh tranh về chất dinh dưỡng và cạnh trạnh chất hoá học: tất cả các vi khuẩn đều cần Fe để sinh trưởng và phát triển Probiotic có thể sinh ra kelat sắt (siderophores) và hoà tan sắt kết tủa để sử dụng, trong khi các vi khuẩn có hại không có chức năng này

+ Hoạt động kháng khuẩn của probiotic là chúng sản xuất các chất ức chế

Trang 20

như: bacteriocin, acid hữu cơ, lactocidin, hydroperoride, lysozymes, diacityl, Các chất này làm giảm pH đường ruột nên ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh Nhờ đó hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng, năng lượng và ngăn ngừa dịch bệnh cho vật chủ Probiotic còn tác động vào tế bào niêm mạc ruột tăng tiết chất nhầy tạo thành một bức tường bảo vệ cho vật chủ

Ví dụ: Lactobacillus spp sản sinh ra bacteriocins là chất ức chế sự sinh

trưởng của các vi khuẩn khác mà chủ yếu là vi khuẩn G+

Tăng lượng thức ăn ăn vào và tăng khả năng tiêu hóa thức ăn:

Probiotic tiết ra các men tiêu hoá: α-amylase, celluloase, lipase, protease giúp chuyển hoá cacbonhydrate, protein, lipid và khoáng có trong thức ăn Kích thích thèm ăn, tăng tích lũy mỡ, nitrogen, Ca, P, Cu, Mn, Có khả năng tổng hợp các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12) và vitamin K (trích dẫn Trần Lương Hồng Vân, 2007)

Tác động miễn dịch:

Yếu tố có vai trò xác định trong việc kích thích hệ miễn dịch là thành phần vách tế bào của vi khuẩn (peptidoglycan) Kháng nguyên này được các lyzozyme thuỷ phân thành muracyl peptid, chất này kích thích hoạt động của đại thực bào, kích thích tế bào niêm mạc ruột sản xuất kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm dị ứng, giảm đáp ứng viêm cho vật chủ

2.4.4 Khái niệm prebiotic

Có một số phương pháp khác nhau để cải tạo hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ Từ lâu, kháng sinh được sử dụng phổ biến trong phòng và trị bệnh Tuy nhiên nó kèm theo những tác dụng phụ, không thể sử dụng thường xuyên và vấn đề

lo ngại là kháng sinh tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi

Vì vậy, các chế phẩm sinh học là giải pháp thay thế tốt nhất, nhằm bổ sung trực tiếp các vi sinh vật sống có lợi trong đường ruột (probiotic) để cải thiện hệ vi vật của vật chủ, đề kháng với dịch bệnh, nâng cao năng suất

Theo sau probiotic, prebiotic được coi là chiến lược thứ ba để cải thiện cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột Đó là cung cấp một nguồn ngoại sinh cho các vi

Trang 21

khuẩn sống, là thành phần thực phẩm không tiêu hóa, có tác dụng kích thích có chọn lọc sự phát triển và hoạt động của các chủng vi sinh có lợi thường trú trong đường ruột của vật chủ

Prebiotic được khái niệm lần đầu tiên bởi Gibson và Roberfiod năm 1995 là một thành phần thức ăn không tiêu hoá được, mà nó ảnh hưởng có lợi đến vật chủ bằng cách kích thích sự tăng trưởng của vi sinh vật có lợi trong đường ruột, từ đó cải thiện sức khoẻ cho vật chủ

Prebiotic chủ yếu là oligosaccharide, các prebiotic được nghiên cứu nhiều nhất là Fructo – oligosaccharide và Gluco – oligosaccharide Prebiotic chứa nhiều trong sữa mẹ, đậu nành, lúa mì, yến mạch nguyên cám, hành, tỏi, chuối, atiso, nho,… Ngoài ra, các oligosaccharide có thể được thu thập bằng cách trích từ nấm men hay dùng men thủy phân đường đa và được tổng hợp nhờ các men đặc hiệu Các prebiotic thường sử dụng:

 Fructo – oligosaccharide (FOS)

FOS có cấu trúc mạch ngắn gọi là oligofuctose, còn mạch dài gọi là inulin FOS gồm một chuỗi thẳng chứa các đơn vị β – D fructofuranose liên kết với nhau bởi nối 1,2-glucosidic Chuỗi có thể tận cùng bằng một đơn vị D-glucopyranose ở đầu không khử Chất này có thể thu thập từ 3 nguồn: trích từ thực vật, dùng men thủy phân inulin và tổng hợp từ sucrose bằng cách dùng men

fructosyltransferase từ Aspergillus niger và Aureobasidium pullulans

 Gluco – oligosaccharide (GOS)

GOS chứa các nối α – 1,6 glucosidic, có thể lấy từ sản phẩm thủy phân tinh

bột nhờ hoạt động của men α-trasglucosidase từ Aspergillus sp

 Glucan và mannan oligosaccharide

Những năm gần đây, người ta đã ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thành phần vách tế bào của nấm men (GOS, MOS) để dùng cho việc điều tiết các đáp ứng sinh học, nguyên liệu cho chế biến thực phẩm và chất phụ gia trong chăn nuôi

Theo Moran, 2004 những chất chính của vách tế bào gồm β(1,3)-glucan và

Trang 22

β(1,6)-glucan, mannoprotein và chitin (trích dẫn Trần Thị Dân, 2005) Các thành phần của vách tế bào tạo một lưới bao quanh tế bào, trong đó lớp sườn bên trong chứa các phân tử β(1,3)-glucan Ở bên ngoài lớp sườn này, mannoprotein nối với đầu không khử của β(1,3)-glucan và chúng được nối kết bởi β(1,6)-glucan, sau khi phân bào lớp sườn trở nên vững chắc hơn do sự kết hợp với chitin Các chất này được trích ly sau khi tế bào nấm men tăng sinh

2.4.5 Tác dụng của prebiotic

Theo Trần Thị Dân, (2005) Hiện nay một con đường mới để thay thế kháng sinh và vi sinh vật trong chăn nuôi là sử dụng oligosaccharide Đây là một chất xơ hòa tan có rất nhiều trong các loại thực liệu Các oligosaccharide này không bị tấn công bởi các men tiêu hóa ở ruột non nên chúng có thể đến ruột già, tại đây chúng

bề mặt niêm mạc ruột và gây nên các bệnh về ruột Các prebiotic có thể mô phỏng các thụ thể ở ruột và do đó các vi khuẩn gây hại sẽ liên kết với prebiotic thay vì niêm mạc ruột

Làm giảm cholesterol máu: prebiotic có thể gián tiếp làm giảm cholesterol

trong máu bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn Lactic

2.4.6 Khái niệm synbiotic

Probiotic không phải là thành phần thực phẩm có giá trị dinh dưỡng Mà nó

là các chủng vi sinh vật có lợi dùng để cải thiện sức khỏe của vật chủ bằng cách điều chỉnh sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột Prebiotic là thành phần thực phẩm không tiêu hóa được, có tác dụng gián tiếp đến sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột Những carbonhydrate không được tiêu hóa ở ruột non và đến ruột già

Trang 23

Tại đây nó có tác dụng kích thích có chọn lọc sự gia tăng và hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột Thành phần các thực phẩm có chứa cả probiotic

và prebiotic được gọi là synbiotic

2.4.7 Giới thiệu về PoultryStar

 Thành phần PoultryStar

PoultryStar là chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật sống hữu hiệu (Probiotic)

và chất tiền sinh (prebiotic)

Probiotic gồm các chủng: Enterococcus sp, Pediococcus sp, Bifidobacterium

sp, Lactobacillus sp Các chủng này đã được phân lập từ ruột của gà khoẻ mạnh, có

chức năng duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột trước những tác động của điều kiện môi trường Có tác dụng bảo vệ gia cầm mới nở và gà con chống lại tác động của các vi khuẩn gây bệnh

Prebiotic là fructo – oligosaccharide Với chức năng thúc đẩy tăng trưởng và

như là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho các vi khuẩn hữu ích: Bifidobacterium, Lactobacillus, trong đường ruột

ổn định của hệ vi sinh vật đường ruột

Sử dụng trong các trường hợp stress: các yếu tố stress (thay đổi thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ, chủng ngừa, mật độ nuôi, vận chuyển, ) tác động tiêu cực lên môi

Trang 24

trường đường ruột nên làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến các triệu chứng loạn khuẩn, tiêu chảy

(Nguồn: Công ty Biomin( 59 Xuân Thủy, p Thảo Điền, q.2, TP.HCM)

2.4.8 Sơ lược các công trình nghiên cứu về probiotic

Trần Anh Tuấn (2003), khảo sát ảnh hưởng của Esprorafeed (probiotic) và Gusta XXI (prebiotic) đến năng suất, sức đề kháng bệnh trên gà đẻ thương phẩm

Năm 2008, Lê Thị Thùy Linh khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm probiotic và trùn Quế trên sức sinh trưởng và năng suất gà Lương Phượng

Triệu Thị Phương (2009), khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Multi I (probiotic và các men) trên sức sinh trưởng và năng suất gà Lương Phượng

2.5 Giới thiệu về chế phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng

Từ các nguyên liệu: củ tỏi, củ nghệ, củ gừng tươi, chúng tôi thực hiện quy trình chế biến thành hỗn hợp bột tỏi - nghệ - gừng (T - N - G) bổ sung vào chăn nuôi như sau: ba nguyên liệu chính là T - N - G được rửa sạch đất, cát rồi phối trộn với nhau cho vào máy xay nhuyễn, sau đó để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 10 giờ đến khi ẩm độ đạt dưới 50 % thì đưa vào máy sấy đến khi đạt được ẩm độ ≤ 14 % Cuối cùng nghiền mịn để cho ra thành phẩm pha trộn vào thức ăn

Liều lượng: 5 kg chế phẩm T - N - G/ 1tấn thức ăn

Điều kiện bảo quản: khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời

2.5.1 Sơ lược về củ tỏi

2.5.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm của tỏi (Garlic)

Tỏi có tên khác là Đại Toán

Tên khoa học: Allium sativum

Thuộc họ: Hành tỏi (Liliacea)

Tỏi có nguồn gốc từ Trung Á, ở Việt Nam được trồng nhiều ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng,

Tỏi có thân cỏ, thân hình trụ, có nhiều rễ phụ, lá cứng hình dải thẳng, dài 50 cm, rộng 1 - 2,5 cm Ở mỗi kẽ lá dưới gốc có một chồi nhỏ, sau phát

Trang 25

triển thành tép tỏi Các tép nằm chung trong một cái bao do các bẹ lá trước

tạo ra thành củ tỏi Củ tỏi có những kích thước khác nhau tùy vào địa

phương canh tác, tuy nhiên hình dáng bên ngoài thì giống nhau, củ tỏi lớn

thường có từ 4 - 20 tép Trong dân gian, tỏi là gia vị thông dụng trong mọi

gia đình Từ thời Ai Cập cổ đại, con người đã biết sử dụng tỏi để sát trùng

trong các bệnh hen suyễn, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột, sát trùng

ngoài da, chữa bọ cạp cắn, mụn cóc (www.ykhoanet.com) Trong thú y tỏi

Trong củ tỏi khô có carbonhydrate chứa fructosan, glucfructosan Nó

có mùi rất mạnh và đặc sắc Các tinh dầu và acid amin chứa lưu huỳnh như:

disulfur acyl, acyl – propyl, vinyl, cysteine – methionine, thiamine,

thiosulfinate Hàm lượng tinh dầu chiếm khoảng 0,25 – 0,30 % dược liệu

tươi Trong đó, hợp chất có hoạt tính cao nhất và quan trọng nhất là aliin,

alicin Alicin không hiện diện trong tỏi nhưng khi tỏi được cắt mỏng hoặc bị

đập nát, dưới tác dụng của enzyme anilase thì aliin trong tỏi sẻ biến thành

alicin (www.ykhoanet.com) Alicin là một kháng sinh rất mạnh, diệt cả vi

Trang 26

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm (đặc biệt là Candida), làm

giảm huyết áp, mỡ máu, làm mềm thành mạch và chống xơ vữa động mạch

Tỏi ngăn ngừa cảm cúm, cảm mạo, trị lỵ amip, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, đầy bụng khó tiêu

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy chất pristaglandin trong tỏi có tác dụng hạn chế bệnh nhồi máu cơ tim, chống lão hoá Tỏi còn là phương thuốc chữa bệnh đái tháo đường, trung hoà glucose máu, rất tốt trong việc chống béo phì (Vũ Văn Chuyên, 2004)

2.5.2 Sơ lược về củ nghệ

2.5.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm của nghệ (turmeric)

Nghệ có tên khác là Uất Kim, Khương Hoàng

Tên khoa học: Curcuma longal

Thuộc học: Gừng (Zingiberaceae)

Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, thân rễ củ nằm dưới đất, rễ củ nghệ phân thành nhiều nhánh nhỏ, củ có màu vàng hay vàng cam Cây nghệ thích hợp với khí hậu nóng ẩm và được trồng nhiều ở châu Á

Trong củ nghệ có chứa một lượng tinh dầu khoảng 3 – 5 %, trong đó chất Curcumin có hàm lượng và hoạt tính cao nhất Ngoài ra còn có vài chất khác như Phellandren, Cineol, P-otylmethyl Carbiol, Tumeron, Zingziberon

và khoáng chất (http:// www.caythuocquy.info)

Trong dân gian sử dụng củ nghệ làm gia vị trong bữa ăn của mọi gia đình, từ lâu nghệ đã được sử dụng để chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm gan, vàng da, thấp khớp, mụn nhọt, ghẻ lở

Trang 27

2.5.2.2 Tác dụng của nghệ

Nước nghệ tươi ở độ pha loãng 1/5000 – 1/4000 vẫn còn tác dụng

kháng các vi trùng (Staphylococcus, Salmonella paratyphi, Mycobacterium tuberculosis, Trichophyton gypseum, ) nhờ vào hoạt tính của Curcumin

(Nguyễn Đức Minh, 1995)

Nghệ có tác dụng làm giảm cholesterol máu, mát máu và giảm nguy

cơ mắc bệnh ung thư nhờ đặc tính chống oxy hoá của Curcumin (http://www.vi.wikipedia.org)

Hoạt chất P-otylmethyl carbiol trong nghệ có tác dụng mát gan, giải độc gan, thông mật, lợi mật (Võ Văn Chi, 2000)

Nghệ có tác dụng sát trùng vết thương, tăng tái tạo da non giúp vết thương mau lành sẹo

Nghệ còn có tác dụng chữa tổn thương tụ máu do té ngã, ngăn ngừa sự ngưng kết tiểu cầu bất thường, từ đó làm giảm bệnh nhồi máu cơ tim

Tinh dầu chiết xuất từ nghệ có tác dụng khử mùi hôi, kháng viêm và bảo vệ niêm mạc miệng, dạ dày - ruột

2.5.3 Sơ lược về củ gừng

2.5.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm

Gừng còn có tên gọi khác là Sinh Khương, Can Khương

Tên khoa học: Zingiber officinale - Rosc

Có ba loại gừng được trồng phổ biến:

Gừng dại (Zingiber cassumuar)

Gừng gió (Zingiber ccerumbet)

Gừng trâu, Gừng dé (Zingiber officinaele)

Gừng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trồng phổ biến ở các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Phi và các nước Đông Nam Á

Gừng là loài cây thảo, thân cao 0,5 – 1m, lá mọc so le, rễ phát triển thành củ, củ có vị cay và tính ấm

Trang 28

Trong củ gừng có chứa trên 400 chất khác nhau bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm Trong đó, quan trọng nhất là hỗn hợp gingerol và shogaol, cấu trúc của hai nhóm chất cay này quyết định đến chất lượng của gừng (Lapsworth, 1917; trích dẫn bởi Đinh Quang Tuấn, 2009)

Trong một nghiên cứu (được công bố trên tạp chí Med Hypocheis, 1989) 18 người bị viêm khớp, 10 người bị đau cơ dùng gừng từ 3 tháng đến

30 tháng (với liều 500 – 1000 mg gừng khô) thì 75 % người bị viêm khớp, 100% người bị đau cơ đã được giảm đau và giảm sưng

Các chất Zingiberol, Zingiberen, Aldehgole trong gừng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và diệt khuẩn

Trong tinh dầu của gừng chứa chất Giamical có tính diệt nấm, Mecin

có tính diệt khuẩn và khả năng ức chế một số vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, E.coli, Streptococcus, Samonela typhi, Bacillus, Mycoides,…

Gừng có tác dụng kích thích trung tâm vận động mạch, kích thích tim Khi lạnh gừng dùng làm ấm, tạo hưng phấn Gừng cũng làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi

Trang 29

2.5.4 Sơ lược các công trình nghiên cứu về tỏi – nghệ - gừng

Theo Trần Thị Đoan Oanh (2004), gà ác được bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi – nghệ – gừng có kết quả gà có trọng lượng bình quân ở 5 tuần tuổi cao hơn gà không bổ sung chế phẩm là 21,8 – 27,9 % Tăng trọng tuyệt đối cũng cao hơn 24,82 – 31,47 %

Theo Võ Thanh Phong (2005), bổ sung chế phẩm tự nhiên trên hai nhóm gà Đen và Tàu vàng từ 0 – 12 tuần tuổi Kết quả cho thấy, nhóm gà có

bổ sung chế phẩm có TLBQ đạt 1639,8 g và HSBCTA là 2,9 kgTA/kgTT; trong khi đó nhóm gà không bổ sung chế phẩm có TLBQ đạt 1598,6 g và HSBCTA 2,95 kgTA/kgTT

Theo Nguyễn Dương Trọng (2006), bổ sung chế phẩm tự nhiên trong khẩu phần ăn hằng ngày của gà Lương Phượng đến 10 tuần tuổi thì cho kết quả TLBQ đạt 1666,4 g của gà có bổ sung chế phẩm so với 1586,7 g của gà không bổ sung, HSCBTA của gà có bổ sung chế phẩm là 2,9 kgTA/kgTT trong khi gà không sử dụng có HSCBTA là 3,3 kgTA/kgTT

Theo Trần Phi Ất (2008), khi bổ sung chế phẩm và rau xanh vào khẩu phần thức ăn của gà Lương Phượng khảo sát đến 12 tuần tuổi cho kết quả như sau: lô bổ sung chế phẩm tự nhiên và rau xanh cho TLBQ 1636 g và HSCBTA là 2,2 kgTA/kgTT so với TLBQ 1561 g và HSCBTA là 2,98 kgTA/kgTT của lô không bổ sung chế phẩm và rau xanh

Trang 30

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Nội dung, thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm

3.1.1 Nội dung

Đánh giá tỷ lệ nuôi sống, sức tăng trưởng trên gà Lương Phượng từ

0 – 10 tuần tuổi khi bổ sung các chế phẩm PoultryStar, chế phẩm tỏi - nghệ - gừng vào khẩu phần

Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm

3.1.2 Thời gian và địa điểm tiến hành

Thí nghiệm được tiến hành trong 10 tuần, bắt đầu từ ngày 22/03/2010 và kết thúc ngày 30/05/2010, tại trại Thực Nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM (khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM)

3.2 Đối tượng và phương pháp bố trí thí nghiệm

3.2.1 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 600 con gà một ngày tuổi giống Lương Phượng được nhập từ Trung Tâm Giống VIGOVA (Trảng Bom, Đồng Nai)

3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, với 4 nghiệm thức và lặp lại 3 lần

 Lô I (lô đối chứng): sử dụng thức ăn hỗn hợp Con Cò, không chứa kháng

sinh, không chứa các chất bổ sung kích thích tăng trưởng (acidifiers, probiotic, prebiotic, men tiêu hóa, MOS vv )

Trang 31

 Lô II: sử dụng thức ăn hỗn hợp Con Cò, không chứa kháng sinh, không chứa

các chất bổ sung kích thích tăng trưởng và bổ sung PoultryStar qua nước

uống trong các giai đoạn: ngày 1 - 5, ngày 13 - 15, ngày 20 - 22, ngày 27 -

29, ngày 42 - 44 Liều bổ sung: 20 g/1000con/ngày

 Lô III: sử dụng thức ăn hỗn hợp Con Cò, không chứa kháng sinh, không

chứa các chất bổ sung kích thích tăng trưởng và bổ sung PoultryStar vào

thức ăn trong suốt thời gian nuôi thí nghiệm Liều bổ sung: 500 g/ tấn thức

ăn

 Lô IV: sử dụng thức ăn hỗn hợp Con Cò, không chứa kháng sinh, không

chứa các chất bổ sung kích thích tăng trưởng và bổ sung chế phẩm tự nhiên

tỏi - nghệ - gừng trộn vào thức ăn trong suốt quá trình thí nghiệm Liều bổ

Dấu “+”: có sử dụng; dấu “-“: không sử dụng

3.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng

3.3.1 Con giống

Gà thí nghiệm được nhập từ trung tâm giống gia cầm VIGOVA (xã Giang

Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai)

Gà được cân và phân phối vào các lô thí nghiệm ở 1 ngày tuổi, có trọng

lượng ban đầu các lô đồng đều nhau

Trang 32

IV

38,8 39,1 38,6

38,7

3.3.2 Thức ăn và nước uống

Thức ăn cơ bản sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn viên loại C225 và C235

của Công Ty Thức ăn Gia Súc Con Cò

Cám C225 được sử dụng cho gà từ 1 đến 42 ngày tuổi

Cám C235 được sử dụng cho gà từ 42 ngày tuổi đến xuất chuồng

Nguyên liệu sử dụng trong thức ăn: chất bột đường, đạm động – thực vật,

khoáng vi lượng, acid amin và sinh tố

Nguồn nước sử dụng cho gà là nước giếng bơm của trại sử dụng cho cả

người và gà Nước sử dụng cho gà uống, vệ sinh dụng cụ, chuồng trại, máng ăn,

máng uống,… đều dùng chung nước giếng khoan

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Võ Văn Chi, 2000. Cây thuốc trị bệnh thông dụng. Nhà xuất bản Thanh Hóa. Trang 143 – 144; 219 – 220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc trị bệnh thông dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Hóa. Trang 143 – 144; 219 – 220
2. Trần Thị Dân, 2005. Công nghệ sinh học trong chăn nuôi gia súc. Nhà xuất bản TP.HCM, 127 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ sinh học trong chăn nuôi gia súc
Nhà XB: Nhà xuất bản TP.HCM
3. Kock Heinrich P và Lawson Larry D, 2000. Tỏi – khoa học và tác dụng chữa bệnh. Trần Tất Thắng – người dịch tác phẩm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.387 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỏi – khoa học và tác dụng chữa bệnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
4. Lê Thị Thùy Linh, 2008. Ảnh hưởng của chế phẩm probiotic và trùn quế đến sức sinh trưởng và năng suất Gà Lương Phượng. LVTN kỷ sư Công Nghệ Sinh Học. Trường ĐHNL TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của chế phẩm probiotic và trùn quế đến sức sinh trưởng và năng suất Gà Lương Phượng
5. Dương Thanh Liêm, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng Gia Cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 310 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và dinh dưỡng Gia Cầm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 310 trang
7. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2003. Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn. Nhà Xuất Bản Nghệ An. Trang 52 – 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Nghệ An. Trang 52 – 56
8. Triệu Thị Phương, 2009. Ảnh hưởng của chế phẩm Multi I đến tốc độ sinh trưởng và năng suất Gà Lương Phượng. LVTN bác sỉ thú y. Trường ĐHNL TP.HCM. 48 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của chế phẩm Multi I đến tốc độ sinh trưởng và năng suất Gà Lương Phượng
9. Lâm Minh Thuận, 2002. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 172 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
10.Nguyễn Dương Trọng, 2006. Nghiên cứu ảnh hưởng chế phẩm tự nhiên thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà Lương Phượng. Luận văn tốt nghiệp trường đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. 44 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng chế phẩm tự nhiên thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà Lương Phượng
11. Đinh Quang Tuấn, 2009. Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ, gừng và rau xanh trong thức ăn đến năng suất và phẩm chất quầy thịt gà Lương Phượng. LVTN kỷ sư Chăn Nuôi. Trường ĐHNL TP. HCM. 42 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm tỏi, nghệ, gừng và rau xanh trong thức ăn đến năng suất và phẩm chất quầy thịt gà Lương Phượng
12.Trần Văn Tuấn, 2003. Ảnh hưởng của Esprorafeed và Gustor XXI poultry đến năng suất trứng và sức đề kháng bệnh trên gà đẻ trứng thương phẩm. LVTN kỷ sư Chăn Nuôi – Thú Y, ĐHNL TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của Esprorafeed và Gustor XXI poultry đến năng suất trứng và sức đề kháng bệnh trên gà đẻ trứng thương phẩm
13. Trần Lương Hồng Vân, 2007. Khảo sát tác dụng của Prbiotic và thảo dược đến sự sinh trưởng và tiêu chảy ở heo con cai sữa. Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm TP. HCM. 63 trang.Tài liệu tiếng Nước Ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tác dụng của Prbiotic và thảo dược đến sự sinh trưởng và tiêu chảy ở heo con cai sữa
17. Havenaar R and Huis Int Veld JHJ, 1992. Probiotics: A general view. In:Wood BJB, editor. The Lactic Acid Bacteria, vol. 1: The Lactic Acid Bacteria in Health and Disease.Elsevier Applied Science, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Lactic Acid Bacteria, vol. 1: The Lactic Acid Bacteria in Health and Disease
20. Parker RB, 1974. Probiotics, the other half of the antibiotic story. Anim. Nutr. Health Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anim. Nutr
21.Tuomola EM and Salminen S, 1998. Adhesion of some probiotic and dairy Lactobacillus strains to Caco-2 cell cultures. Int. J. Food Microbiol Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lactobacillus" strains to Caco-2 cell cultures
22.Yuan Kun Lee và Seppo Salmilen, 2009. Handbook of Probiotics and Prebiotics. National university of Singapore, Singapore and University of Turku, Turku, Finland Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Probiotics and Prebiotics
6. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Trang 181, 366 - 370 Khác
14. Bernet MF; Brassart D; Neeser JR and Servin AL, 1993. Adhesion of human bifidobacterial strains to cultured human intestinal epithelial cells and inhibition of enteropathogen–cell interactions. Appl. Environ. Microbiol Khác
15. Fuller R, 1989. Probiotics in man and animals. J. App. Bacteriol Khác
16. Gibson GR, Roberfroid MB, 1995. Dietary Modulation of the Colonic Microbiota: Introducing the Concept of Prebiotics Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w