TÓM TẮT KHÓA LUẬN Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp đang là vấn đề vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trừơng đồng thời góp phần
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY VINA ACECOOK CÔNG SUẤT
SVTH : NGUYỄN QUY HÙNG NGÀNH : KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG NIÊN KHÓA: 2006 - 2010
TP Hồ Chí Minh Tháng 7/2010
Trang 2Họ và tên sinh viên: NGUYỄN QUY HÙNG
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS Lê Công Nhất Phương
1 NGÀY GIAO LUẬN VĂN: 30 – 03 – 2010
2 NGÀY HOÀN THÀNH LUẬN VĂN: 30 – 06 – 2010
3 TÊN ĐỀ TÀI:
Nâng cấp hệ thống xử lí nước thải công ty Vina Acecook công suất 300 m3/ngày đêm
4 NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Tổng quan về công ty Vina Acecook
Tìm hiểu qui trình sản xuất
Tính chất đặc trưng, lưu lượng nước thải
Đánh giá hiệu quả công trình đơn vị
Phân tích, đề xuất 2 phương án nâng cấp phù hợp cho công ty
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị
Tính toán kinh tế hệ thống xử lí
Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Ngày 22 tháng 12 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
TS LÊ CÔNG NHẤT PHƯƠNG
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp đang là vấn đề vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trừơng đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia Là một trong những doanh nghiệp đứng đầu cả nứơc về sản xuất các sản phẩm mì ăn liền, công ty Vina Acecook luôn hướng đến mục tiêu đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, môi trừơng
Nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 120 m3/ngày.đêm trong quá trình nhà máy mở rộng sản xuất làm lượng nước thải tăng lên 300
m3/ngày.đêm vì thế một số công trình đơn vị của hệ thống hoạt động không hiệu quả
Trước thực trạng đó, để góp phần vào việc nâng cấp, cải tạo một hệ thống xử lý nước thải thích hợp cho nhà máy thì việc: xử lý nước thải mì ăn liền bằng phương pháp sinh học được áp dụng để nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, mức B, công suất 300 m3/ngày đêm” là rất cần thiết
Khóa luận này tập trung giải quyết các vấn đề nhằm nâng cấp, cải tạo HTXLNT trên cơ sở tìm ra phương án phù hợp với tình hình mặt bằng của nhà máy, vừa đảm bảo nước thải đầu ra đạt loại B theo TCVN 5945 - 2005 từ đó tính toán, bố trí cho phù hợp với công trình hiện hữu tránh lãng phí
Trang 4Từ hai phương án nêu trên tính toán, so sánh khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, xây dựng, vận hành chọn ra phương án 1 với ưu điểm: chi phí đầu tư thấp hơn, hiệu suất cao hơn
Theo phương án này chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải là 2.886 VNĐ
Trang 5MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN i
MỤC LỤC V DANH MỤC CÁC BẢNG VII DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VIII DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIII CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN 1
1.3 NỘI DUNG KHÓA LUẬN 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI 2
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN 4
2.1.1 Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền trên thế giới 4
2.1.2 Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam 4
2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINA ACECOOK 5
2.2.1 Giới thiệu về công ty 5
2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất 7
2.3 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY 10
2.3.1 Nguồn gốc phát sinh 10
2.3.2 Tác động 11
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÍ NƯỚC THẢI MÌ ĂN LIỀN 12
3.1 CÁC HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI MÌ ĂN LIỀN 12
3.1.1 Hệ thống xử lí nước thải công ty vifon 12
3.1.2 Hệ thống xử lí nước thải công ty Acecook Bình Dương 13
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XLNT CÔNG TY 14
3.2.1 Quy trình hệ thống xử lí nước thải tại nhà máy 14
3.2.2 Đánh giá hiệu quả công trình đơn vị 14
Trang 63.2.3 Các vấn đề còn tồn đọng tại công ty, biện pháp khắc phục 17
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 19
4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NÂNG CẤP 19
4.2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN 19
4.2.1 Phương án 1 20
4.2.3 Phương án 2 24
4.3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 28
4.3.1 Phương án 1 28
4.3.2 Phương án 2 33
4.4 DỰ TOÁN KINH TẾ 36
4.4.1 Phương án 1 36
4.4.2 Phương án 2 36
4.5 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 36
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 38
5.1 KẾT LUẬN 38
5.2 KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 1 41
PHỤ LỤC 2 9100
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Chỉ tiêu đầu vào nước thải công ty Vina Acecook 14
Bảng 3.2 Các vấn đề còn tồn đọng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 17
Bảng 4.1 Bảng hiệu suất phương án 1 21
Bảng 4.2 Bảng hiệu suất phương án 2 25
Bảng 4.3 Tổng hợp tính toán SCR Tinh 28
Bảng 4.5 Tổng hợp tính toán bể điều hòa 28
Bảng 4.6 Tổng hợp tính toán bể tuyển nổi 29
Bảng 4.7 Tổng hợp tính toán bể UASB 29
Bảng 4.8 Tổng hợp tính toán bể Aerotank 30
Bảng 4.9 Tổng hợp tính toán bể lắng 31
Bảng 4.10 Tổng hợp tính toán bể tiếp xúc 31
Bảng 4.11 Tổng hợp tính toán bể lọc áp lực 32
Bảng 4.12 Tổng hợp tính toán bể chứa bùn 32
Bảng 4.13 Tổng hợp tính toán bể trung gian 32
Bảng 4.14 Tổng hợp tính toán bể khuấy trộn 33
Bảng 4.15 Tổng hợp tính toán bể phản ứng 33
Bảng 4.16 Tổng hợp tính toán bể lắng 1 34
Bảng 4.17 Tổng hợp tính toán bể Aerotank 34
Bảng 4.18 Tổng hợp tính toán bể lắng 2 35
Bảng 4.19 Tổng hợp tính toán bể chứa bùn 35
Bảng 4.20 Khái quát tính toán kinh tế phương án 1 36
Bảng 4.21 Khái quát tính toán kinh tế phương án 2 36
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty Vina Acecook 6
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất mì ăn liền công ty Vina Acecook 7
Hình 3.1 Hệ thống xử lí nước thải công ty Vifon 12
Hình 3.2 Hệ thống xử lí nước thải công ty Acecook Bình Dương 13
Hình 3.3 Hệ thống xử lí nước thải hiện hữu công ty Vina Acecook 14
Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống xử lí phương án 1 20
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống xử lí phương án 2 24
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)
COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
DO : Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
F/M : Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
MLSS : Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids)
SS : Cặn lơ lửng (Suspended Solids)
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : : Qui chuẩn Việt Nam
XLNT : Xử lý nước thải
VSV : Vi sinh vật
VSS : Hàm lượng chất rắn bay hơi
GVHD : Giáo viên hướng dẫn
KLTN : Khóa luận tốt nghiệp
Trang 9Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, tiến tới một nước công nghiệp hiện đại hóa đất nước để hòa nhập với các nước trong khu vực Ngành công nghiệp cũng ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế như tạo ra các sản phẩm phục vụ trong và ngoài nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Tuy nhiên với sự phát triển và ngày càng đổi mới của ngành công nghiệp đã dẫn đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ làm cho chúng trở nên cạn kiệt Các chất thải từ ngành công nghiệp sinh ra ngày càng nhiều, làm cho môi trường thiên nhiên bị tác động mạnh, mất đi khả năng tự làm sạch Phần lớn các thiết
hóa-bị của ngành sản xuất ở nước ta thì chưa được đầu tư và hiện đại hóa hoàn toàn Quy trình công nghệ chưa triệt để
Hòa cùng xu thế phát triển của đất nước, ngành công nghiệp mì ăn liền cũng ngày càng mở rộng vì đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời đại mới nhờ những ưu điểm: thơm ngon, tiện dụng, hợp túi tiền… Ước tính mức tăng trưởng của thị trường mì ăn liền tại Việt Nam năm 2008 là 20% đạt giá trị đến 5.754 tỉ đồng
Sự ra đời ồ ạt của các xí nghiệp sản xuất mì ăn liền cũng tạo ra những vấn đề môi trường đáng quan tâm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Trong đó công ty Acecook Việt Nam cũng không ngoại lệ Hằng năm vẫn thải
ra ngoài môi trường lượng nước thải rất lớn, vì chứa nhiều chất hữu cơ nên nước thải gây mùi hôi thối không chỉ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh mà còn ảnh hưởng đến người dân và công nhân làm việc tại công ty Tuy đã có hệ thống xử lí nước thải nhưng do lưu lương quá lớn nên việc xử lí không đạt hiệu quả
Chính vì lý do trên nên em chọn đề tài “ Nâng cấp hệ thống xử lí nước thải
công ty Vina Acecook công suất 300 m 3 / ngày đêm” làm khóa luận tốt nghiệp kĩ sư
ngành kĩ thuật môi trường
1.2 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Đề ra giải pháp nâng công suất hệ thống từ 120 m3 lên 300 m3 đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 đạt loại B
Trang 101.3 NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Tổng quan về công ty Vina Acecook
Tìm hiểu qui trình sản xuất
Tính chất đặc trưng, lưu lượng nước thải
Đánh giá hiệu quả công trình đơn vị
Phân tích, đề xuất 2 phương án nâng cấp phù hợp cho công ty
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị
Tính toán kinh tế hệ thống xử lí
Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều tra khảo sát, thu thập, tổng hợp tài liệu
Thống kê xử lý số liệu
Dùng công cụ Word để soạn thảo văn bản
Dùng công cụ Excel để tính toán
Dùng công cụ Autocad để lập bản vẽ thiết kế
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Phạm vi: công ty Vina Acecook
Đối tượng: nước thải sản xuất và sinh hoạt tại công ty Vina Acecook
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường: đạt chuẩn xả thải, đảm bảo cho hệ thống xử lý nước thải xử lý tốt
Kinh tế: tiết kiệm tài chính cho nhà máy hơn việc phải nộp phạt về phí môi trường, đồng thời đảm bảo môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của con người
Trang 11 Thực tiễn: xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho công ty Vina Acecook
Trang 12Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
2.1.1 Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền trên thế giới
Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen Nhật ăn ngay Tuy nhiên, khi nó càng được phổ biến ở châu Á, bắt đầu có nhiều loại mì ăn liền do các loại canh khách nhau
ở châu Á, như là phở và bún Ando Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền
Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền
Về khía cạnh thị trường, Trung Quốc tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất với 44,3 tỷ gói bán ra trong năm 2005 Indonesia đứng thứ hai với 12,4 tỷ gói và Nhật Bản thứ ba với 5,4 tỷ gói Hàn Quốc là nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất tính theo đầu người với trung bình 69 gói một người một năm Tiếp theo là Indonesia 55 gói và Nhật Bản 42 gói
2.1.2 Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam
Gần đây ngành công nghiệp sản xuất mì ăn liền của Việt Nam đã từng bước vươn lên phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và cạnh tranh được với các mặt hàng do nước ngoài sản xuất
Từ năm 1990 đến nay, thị phần của các sản phẩm nước ngoài chiếm một tỷ lệ thấp Ngược lại, hiện nay các mặt hàng sản phẩm ngang thương hiệu Việt đang xuất hiện khá nhiều và tràn ngập trên thị trường lương thực thực phẩm như: MILIKET, COLUSA, VỊ HƯƠNG, BÌNH TÂY…, và đã có mặt trên thị trường các nước thuộc khu vực Động Nam Á và Đông Âu ngày càng nhiều Có thể dẫn ra một vài số liệu cụ thể sau: Năm 1995: mì gói ăn liền COLUSA đã xuất sang Trung Quốc 40 triệu gói, qua Campuchia 110 triệu gói, thị trường Đông Âu 2 triệu gói Bốn đơn vị hàng đầu sản xuất trên 85% lượng hàng hoá mì ăn liền là: VIFON, COLUSA, MILIKET, BÌNH TÂY trên tổng số ước chừng 800 triệu gói/năm Tuy nhiên với sản lượng như hiện
Trang 13nay, thị trường trong nước và nước ngoài còn xa mới có thể đạt giới hạn bão hoà, các đơn vị sản xuất này không ngừng mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng hàng năm để đáp ứng nhu cầu thị trường Ngày càng nhiều nhãn hiệu mới xuất hiện tham gia trên thị trường như: KNORZ, MILIMEX, A ONE, GẤU ĐỎ,…
Sản lượng mì ăn liền trong cả nước sản xuất trong năm 1997 ước chừng là 100.000 tấn/năm tương đương 1 tỷ 300 triệu gói mì Đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng, đồng thời là lương thực cứu đói khẩn cấp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoành hành
2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINA ACECOOK
2.2.1 Giới thiệu về công ty
Khái quát chung
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
Điện thoại: (84.08) 38154064 – Fax: (84.08) 38154067
Email: acecookvietnam@vnn.vn
Tổng giám đốc: NAMIE SHOICHI
Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: mì ăn liền, súp
Vốn đầu tư ban đầu: 4 triệu USD
Tiêu chuẩn quản lí chất lượng: HACCP, ISO 9001-2000, ISO 14001-2004
Vị trí địa lý
Địa chỉ: lô II-3, đường 11_KCN Tân Bình, P Tây Thạnh, Q Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
Sơ đồ tổ chức
Trang 14Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty Vina Acecook
Thị trường tiêu thụ
Tại thị trường nội địa công ty đã xây dựng nên một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 700 Đại lý, thị phần công ty chiếm hơn 60% Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới trong đó các nước có thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, CH Czech, Slovakia, Singapore, Cambodia, Lào, …
Trang 15Đào tạo thường xuyên, liên tục về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên công ty
để đủ khả năng thực hiện công việc
Cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý của công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động
2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất mì ăn liền công ty Vina Acecook
Trang 16 Chuẩn bị nguyên liệu
Đây là quá trình hòa tan các phụ gia vào nước tạo thành một dung dịch đồng nhất, không vón cục, không tạo màng, kéo váng
Các chất phụ gia như đường, muối, bột ngọt, bột súp, chất màu, chất tạo dai…đều được cân định lượng theo đúng thực đơn trước khi đổ vào bồn chuẩn bị nước trộn bột Các cấu tử nhiều được trộn trước, ít trộn sau
Lấy nước theo tỉ lệ vào bồn trộn, bật công tắc cho máy khuấy làm việc rồi đổ từ
từ các chất phụ gia trên vào Đánh trộn trong 15 phút rồi tắt cánh khuấy Lấy dung dịch đi kiểm tra nồng độ Nếu dung dịch đã đạt yêu cầu thì để yên bồn trộn 2g trước khi đem nhào bột
Trước khi đem dung dịch đi nhào bột cần bật cánh khuấy trở lại để đảm bảo sự đồng nhất của dung dịch
Trộn bột
Quá trình trộn bột chia làm 2 giai đoạn:
- Trộn khô: rải đều một lượt bột mì, một lượng bột năng theo suốt chiều dài trục nhào, cho máy trộn khô từ 3-5 phút nhằm đảm bảo độ đồng đều của khối bột
- Trộn ướt: sau khi trộn khô đều,cho nước trộn bột vào từ từ theo dọc chiều dài trục nhào Tiếp tục bật máy hoạt động, tiến hành nhào tiếp trong vòng 15-20 phút
Quá trình cán
Quá trình cán chia làm 2 giai đoạn:
- Cán thô: bột nhào từ thùng phân phối được đưa xuống 2 cặp trục thô có đường kính 300mm Vận tốc trục cán thô nhỏ, tạo lực nén lớn ép bột thành tấm đưa sang cán tinh
- Cán tinh: hệ thống cán tinh có 5 cặp trục, vận tốc chuyển động giữa các lô tăng dần qua các trục và khoảng cách giữa hai trục của các cặp trục nhỏ dần, khi đẩy lá bột qua
lá bột sẽ được dàn mỏng dần
Trang 17 Cắt sợi
Tấm bột mì ra khỏi hệ thống cán tinh đã đạt yêu cầu, được đưa vào khe hở giữa
2 trục dao cắt và được cắt thành sợi nhờ các rãnh trên trục dao Các sợi mì được tạo thành được gỡ ra khỏi các rãnh nhờ bộ phận lược tỳ sát vào bề mặt trục dao, tránh làm chập mì, rối sợi Do tốc độ mì đi ra khỏi dao cắt lớn nhưng tốc độ của băng chuyền lại nhỏ, làm cho sợi mì bị đùn lại, tạo thành các dợn sóng, gọi là tạo bông cho sợi mì
Hấp, thổi nguội
Mì sau khi cắt sợi tạo bông theo băng tải vào buồng hấp, hấp bằng hơi nước bão hòa 100 – 120 độ C trong quá trình hấp phải đảm bảo áp suất hơi và thời gian hấp Sau khi ra khỏi buồng hấp, sợi mì được quạt gió thổi nguội để giảm nhiệt độ xuống đồng thời làm khô sợi mì, tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn sau
Cắt định lượng
Mì sau khi thổi nguội đến cắt định hướng Dao cắt chuyển động tròn theo hướng vuông góc với băng tải và cắt mì thành các đoạn bằng nhau, có thể điều chỉnh tốc độ của dao cắt theo từng loại mì từ 35-40 vòng/ph Để các đoạn mì có kích thước từ 20-25cm
Trang 18 Phân loại bao gói
Gói bột nêm: được phối trộn theo công thức thích hợp cho từng loại mì, gồm các nguyên liệu chủ yếu sau: bột ngọt, muối, hành, tiêu, ngò, tỏi, …được trộn đều dưới dạng bột khô, sau đó định lượng và đóng thành gói nhỏ khoảng 3g
Gói dầu sa tế: nếu nấu bằng dầu tinh luyện(dầu, mè) với các gia vị khác nhau như: bột ớt, ngũ vị hương, tỏi khô, sau đó lược lấy phần dầu, định lượng và đóng thành gói nhỏ khoảng 2g
Quá trình bao gói được thực hiện bởi quá trình đóng gói tự động
2.3 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY
2.3.1 Nguồn gốc phát sinh
a Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh từ hoạt động tắm giặt, từ nhà vệ sinh, từ nhà ăn Lưu lượng khoảng 100 m3/ngày
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là có chứa nhiều chất lơ lửng, dầu mở (từ nhà bếp), nồng độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh),nước thải này cần được tập trung và xử
lý để không gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt
b Nước thải sản xuất
Tùy vào vào khu vực sản xuất mà nước thải có những tính chất và đặc điểm khác nhau: Tại phân xưởng sản xuất mì: Nước thải chủ yếu chứa tinh bột và dầu Shorterning Tại phân xưởng sa tế: Nước thải phát sinh từ các khâu rửa nguyên liệu nấu sa tế, nước súp… và cũng chủ yếu là vệ sinh máy móc, thiết bị sau mỗi lượt nấu
Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong công ty Vina Acecook thể hiện qua các chỉ tiêu pH, SS, BOD5, COD, tổng N, tổng P,dầu mỡ
c Nước mưa chảy tràn
Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại các khu vực nhà máy sẽ cuốn theo dầu mỡ (dùng
Trang 19bôi trơn động cơ), đất các và các chất cặn bã xuống đường thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây tình trạng ứng đọng nước mưa, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được ước tính như sau: Tổng N: 0,0 – 1,5 mg/l
Photpho: 0,004 – 0,03 mg/l
COD: 10 – 20 mg/l
Tổng SS: 10 -20 mg/l
Để tạo điều kiện cho việc thông thoát nước mưa triệt để, đường thoát nước mưa
có bộ phận chắn rác trước khi đổ vào mương thoát nước mưa chung của khu vực
2.3.2 Tác động
Qua các số liệu thu thập khảo sát cho thấy nước thải sản xuất của các Xí Nghiệp
mì ăn liền đều vượt tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn do các chất hữu cơ và dầu mỡ hiện diện trong nước thải quá cao Các chỉ tiêu cơ bản chỉ thị ô nhiễm hữu cơ là COD, BOD, SS, N-NO3, N-NH4, P-PO4, dầu mỡ,…hàm lượng hữu cơ cao, vượt 12-24 lần tiêu chuẩn cho phép, dầu mỡ cao gấp 10-30 lần tiêu chuẩn cho phép
Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài thuỷ sinh,
sự phát triển của cây trồng, vật nuôi Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi sinh giải phóng ra các chất khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường
Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh, đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây bồi lắng dòng chảy Tiêu chuẩn của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường: SS đối với nước thải khi thải ra nguồn loại A là nhỏ hơn 50mg/l và nguồn loại B là nhỏ hơn 100mg/l
Trang 20
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÍ NƯỚC THẢI MÌ ĂN LIỀN
3.1 CÁC HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI MÌ ĂN LIỀN
3.1.1 Hệ thống xử lí nước thải công ty Vifon
Hình 3.1 Hệ thống xử lí nước thải công ty Vifon
Trang 213.1.2 Hệ thống xử lí nước thải công ty Acecook Bình Dương
Hình 3.2 Hệ thống xử lí nước thải công ty Acecook Bình Dương
Ưu điểm:
Không cần kiểm soát các thông số đầu vào
Vận hành tương đối đơn giản
Bể khử trùng Nguổn tiếp
nhận
Trang 223.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XLNT CÔNG TY
3.2.1 Quy trình hệ thống xử lí nước thải tại nhà máy
Hình 3.3 Hệ thống xử lí nước thải hiện hữu công ty Vina Acecook
3.2.2 Đánh giá hiệu quả công trình đơn vị
Thông số xứ lí:
Bảng 3.1 Chỉ tiêu đầu vào nước thải công ty Vina Acecook
Trang 23- Thời gian lưu: 6h
Khi lưu lượng tăng lên 300 m3, thời gian lưu là 3h
Kết luận: thời gian lưu của bể điều hòa không đủ Cần nâng cấp bể điều hòa Hiện tại
bể chưa có hệ thống sục khí cho bể điều hòa dẫn đến phân hủy yếm khí sinh mùi
Trang 24Kết luận: Hàm lượng BOD, COD vào bể Aerotank cao nên thời gian vi sinh vật phân
hủy chất hữu cơ không đủ dẫn đến nước thải có màu đen và có mùi hôi Cần xây dựng công trình xử lí trước bể hiếu khí để giảm hàm lượng BOD, COD
Bể lắng
Các thông số thiết kế:
- Bể hình vuông có cạnh a = 3,5 m
- Chiều cao: 4 m
Kết luận: thể tích công tác thiếu nên thời gian lưu không đảm bảo, hàm lượng SS sau
lắng không đạt tiêu chuẩn Tăng kích thước bể lắng để đảm bảo hiệu quả sau xử lí
Kết luận: Lượng bùn thải ra nhiều, với thể tích bể hiện tại không thể chứa khối lượng
bùn quá lớn Cần xây dựng lại bể chứa bùn
Trang 25Nhận xét chung: Hệ thống cũ chỉ thiết kế cho công suất 120 m3/ngđ nhưng lưu lượng nước thải hiện tại công ty tăng lên 300 m3/ngđ, nồng độ BOD, COD lớn nên chỉ với bể Aerotank sẽ xử lí không đạt hiệu quả, cần nâng cấp hệ thống để xứ lí hiệu quả hơn
3.2.3 Các vấn đề còn tồn đọng tại công ty, biện pháp khắc phục
Bảng 3.2 Các vấn đề còn tồn đọng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
STT Vấn đề Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc
Công ty Vina Acecook nâng công suất sản xuất lên 300m3/ngđ, lưu lượng nước thải tăng
Nâng cấp hệ thống XLNT phù hợp với công suất hiện tại
Chất lượng NT đầu
ra chưa đạt tiêu chuẩn xả thải theo tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, loại B
Hệ thống XLNT hiện hữu xử lí không hiệu quả
Nâng cấp hệ thống XLNT đạt TCVN 5945-2005, nguồn thải loại B
Nâng cấp bể điều hòa Thiết kế hệ thống thổi khí cho bể điều hòa
Khả năng xử lý của
bể Aerotank không hiệu quả
Nồng độ BOD, COD quá cao
Xây dựng công trình
xử lí trước bể Aerotank
SS sau lắng không đạt tiêu chuẩn
Thể tích công tác thiếu nên thời gian lưu không đảm bảo
Xây mới bể lắng
Thể tích bể quá nhỏ không chứa đủ với khối lượng bùn lớn
Lượng bùn thải ra quá lớn
Xây dựng lại bể chứa bùn
Rác vẫn còn trong bể thu gom, dẫn đến nghẹt bơm làm cháy bơm
Hệ thống chưa có song chắn rác
Thiết kế song chắn rác tinh cho hệ thống
Trang 26Xây dựng công trình
xử lí trước bể hiếu khí
Đôi khi các bể có xảy ra sự cố: tràn nước từ các bể, nồng
độ pH thấp, bể Aerotank có mùi hôi
Do hệ thống chưa có cán bộ chuyên môn
về môi trường vận hành mà do cán bộ
cơ điện vận hành, không nắm rõ chức năng và qui trình vận hành của từng bể
Cần thay cán bộ có chuyên môn hoặc hướng dẫn cán bộ hiện thời vận hành hệ thống một thời gian
Trang 27Chương 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NÂNG CẤP
Yêu cầu của công ty nâng cấp hệ thống từ 120 m3/ngày.đêm lên 300
m3/ngày.đêm
Xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 loại B
Tương thích với những thiết bị và hệ thống sẵn có: đối với việc nâng cấp và cải tạo hệ thống sẵn có cần thiết phải chú ý đến qui trình và thiết bị mới phải tương thích với những cái sẵn có để có thể tận dụng lại những cái sẵn có tránh lãng phí
Tài chính: khả thi về mặt tài chính, ước tính được giá vận hành và bảo trì hệ thống bao gồm các chi phí về năng lượng, vật tư và hóa chất cung cấp cho hệ thống phù hợp với khả năng chi trả của nhà máy
Các vật tư thiết bị: phải sử dụng các loại có sẵn và dễ tìm trên thị trường để đảm bảo nhu cầu về phụ tùng thay thế khi có sự cố, không làm gián đoạn việc vận hành hệ thống xử lý, các sự cố có thể xảy ra, cách khắc phục…
Tính chất nước thải mì ăn liền có hàm lượng ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu
cơ và mùi Trong nước thải thường chứa nhiều tinh bột nên dễ phân hủy gây mùi hôi, chất ô nhiễm thể hiện qua các thông số BOD, COD, Nito, Photpho
4.2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
Trang 28Nước thải sinh hoạt
Nước thải sản xuất
Trang 29Thuyết minh công nghệ
Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất sẽ được trạm bơm chảy qua song chắn rác để loại bỏ tạp chất rồi qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải nhờ hệ thống thổi khí dạng ống Để điều chỉnh pH trong bể ở dạng trung tính (pH
=7) thì cần phải bơm dung dịch NaOH 10%
Từ bể điều hoà, nước thải đi vào giai đoạn xử lý bằng phương pháp tuyển nổi
Bể tuyển nổi thực hiện chức năng chất lơ lững, chất hoạt động, chất hữu cơ…Chất nổi được vớt vào thùng chứa và đem chôn lấp
Nước thải sau đó sẽ sang bể UASB để xử lí kị khí, xử lý các chất thải có hàm lượng chất hữu cơ cao
Nước thải sau khi ra khỏi bể UASB được bơm sang bể Aerotank nhằm xử lý triệt để Dinh dưỡng và pH được điều chỉnh thích hợp đảm bảo môi trường sống cho vi sinh vật hiếu khí trong bể Sau khi phân huỷ chất hữu cơ, nước được dẫn sang bể lắng bùn để lắng bông cặn bùn hoạt tính
Nước thải sau khi lắng sẽ qua bể trung gian và được bơm vào bể lọc áp lực để lọc cặn sau đó khử trùng bằng Clorin
Bùn từ bể gom bùn được bơm sang bể chứa bùn và sau chứa bùn, bùn được đưa
ra máy ép bùn nhằm tiết kiệm diện tích và tạo mỹ quan cho công trình
Bảng 4.1 Bảng hiệu suất phương án 1
Trang 31SS = 100 Nito tổng = 30 Phospho tổng = 6 Dầu mỡ = 20
Trang 32Nước thải sinh hoạt
Nước thải sản xuất
Hiện hữu Cải tạo Xây dựng mới
Trang 33 Thuyết minh công nghệ
Nước thải sẽ được trạm bơm chảy qua song chắn rác để loại bỏ tạp chất thô rồi đến bể điều hòa để điều hòa lưu lượng Để điều chỉnh pH trong bể ở dạng trung tính (pH =7) thì cần phải bơm dung dịch NaOH 10%
Từ bể điều hoà, nước thải đi vào giai đoạn xử lý bằng phương pháp tuyển nổi
Bể tuyển nổi thực hiện chức năng chất lơ lững, chất hoạt động, chất hữu cơ…Chất nổi được vớt vào thùng chứa và mang đi chôn lấp
Nước thải sau đó sẽ qua bể trộn để trộn hóa chất với nước thải tạo thành bông kết tủa sau đó sẽ qua bể phản ứng có nhiệm vụ hoàn thành quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt nhỏ phân tán thành những bông cặn đủ lớn có khả năng lắng được và sẽ lắng ở lắng 1
Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng 1 được bơm sang bể Aerotank nhằm xử lý triệt
để Sau khi phân huỷ chất hữu cơ, nước được dẫn sang bể lắng 2 để lắng bông cặn bùn hoạt tính
Nước thải sau khi lắng sẽ qua bể trung gian và được bơm vào bể lọc áp lực để lọc cặn sau đó khử trùng bằng Clorin
Bùn từ bể gom bùn được bơm sang bể chứa bùn và sau chứa bùn, bùn được đưa
ra máy ép bùn nhằm tiết kiệm diện tích và tạo mỹ quan cho công trình
Bảng 4.2 Bảng hiệu suất phương án 2
Trang 35SS = 100 Nito tổng = 30 Phospho tổng = 6 Dầu mỡ = 20
Trang 36 Bể điều hòa (cải tạo)
Bảng 4.5 Tổng hợp tính toán bể điều hòa
Trang 37 Bể tuyển nổi (xây mới)
Bảng 4.6 Tổng hợp tính toán bể tuyển nổi
Trang 39Thời gian lưu nước giờ 2,6
Trang 40 Bể trung gian (xây mới)
Bảng 4.13 Tổng hợp tính toán bể trung gian