1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG, CÔNG SUẤT 5.000M3/NGÀY.ĐÊM

114 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Khoá luận này bao gồm các nội dung sau: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Trảng Bàng giai đoạn 1; Kiểm tra các thông số xây dựng và vận hành

Trang 1

-– — -

ĐỖ THỊ NGỌC QUỲNH

CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU

Trang 2

-– — -

ĐỖ THỊ NGỌC QUỲNH

CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS PHẠM TRUNG KIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2010

Trang 3

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN ************

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Khoa : MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Họ và tên : ĐỖ THỊ NGỌC QUỲNH MSSV : 06127096

Niên khoá : 2006 – 2010

1 Tên đề tài: CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU

CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG, CÔNG SUẤT 5.000M 3 /NGÀY ĐÊM

2 Nội dung khoá luận:

- Thu thập các số liệu có liên quan

- Khảo sát, đề xuất phương án cải tạo hệ thống giai đoạn 1

- Đề xuất, tính toán phương án thiết kế hệ thống giai đoạn 2

- Dự toán kinh tế cho phương án thiết kế

- Trình bày bản vẽ thiết kế

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 01/03/2010 Kết thúc: 15/06/2010

4 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S PHẠM TRUNG KIÊN

Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày … tháng … năm 2010 Ngày … tháng … năm 2010

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty phát triền hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh, Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Trảng Bàng, Trung tâm phân tích môi trường, Viện sinh học nhiệt đới đã nhiệt tình hợp tác giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Chân thành cảm ơn những người bạn lớp DH06MT – khoa Môi Trường & Tài Nguyên – trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã luôn quan tâm và giúp đỡ tôi

Cuối cùng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, các anh chị trong gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và hoàn thành khoá luận

Dù đã rất cố gắng trong suốt quá trình thực hiện khoá luận, nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý sửa chữa của quý thầy

cô về khoá luận tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn

Sinh viên, Đỗ Thị Ngọc Quỳnh

Trang 5

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Đề tài “Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải khi công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh” được tiến hành tại Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Trảng Bàng, thời gian từ ngày 01/03/2010 đến ngày 15/06//2010

Khoá luận này bao gồm các nội dung sau: Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Trảng Bàng giai đoạn 1; Kiểm tra các thông số xây dựng và vận hành của từng công trình, so sánh với tiêu chuẩn TCXD 51 – 2008; Đánh giá hiệu quả xử lý của từng công trình đơn vị và toàn hệ thống; Kiểm tra hoạt động của từng loại máy móc, thiết bị; Xem xét khả năng kết hợp giữa hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 và giai đoạn 2

Sau khi khảo sát thực tế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cùng với kết quả phân tích các thông số hoạt động hiện tại của hệ thống so với các thông số cơ sở thiết kế, hoạt động của hệ thống giai đoạn 1 nhận thấy nước thải đầu ra có độ màu, COD, BOD không đạt quy chuẩn QCVN24 - 2009, nguồn thải loại A Nguyên nhân làm cho hệ thống hoạt động không đúng với thiết kế ban đầu chủ yếu là do việc vận hành không đúng nguyên tắc

Phương án cải tạo: Thay mới thiết bị hớt dầu, váng nổi; Bật hệ thống sục khí

tại bể điều hoà và bể tách dầu; Xác định lại lượng phèn tối ưu và pH tối ưu tại bể hoá lý 2 được kết quả sau: pH tối ưu = 8, lượng PAC tối ưu = 0,31 kg/m3, hiệu suất

xử lý độ màu là 77,3% và hiệu suất xử lý COD là 44,5%

Phương án nâng cấp: Công nghệ xử lý nước thải tập trung giai đoạn 2 khu công nghiệp Trảng Bàng được lựa chọn hoàn toàn giống với giai đoạn 1 sau khi cải tạo và đặt bên cạnh hệ thống xử lý giai đoạn 1 với công suất xử lý 5.000m3/ngđ, tiêu chuẩn xả thải nguồn loại A theo quy chuẩn QCVN 24 - 2009 Giai đoạn 2 sử dụng chung bể gom nước thải, nhà điều hành và các thiết bị thí nghiệm với giai đoạn 1

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH viii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN 2

1.4 NỘI DUNG KHÓA LUẬN 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3

1.5.1 Nghiên cứu lý thuyết 3

1.5.2 Nghiên cứu thực nghiệm 3

1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI 3

1.5.1 Đối tượng 3

1.5.2 Phạm vi 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG 4

2.1.1 Lịch sử hình thành 4

2.1.2 Vị trí địa lý 4

2.1.3 Giao thông đối ngoại 4

2.1.4 Giao thông nội bộ KCN Trảng Bàng 5

2.1.5 Quy hoạch khu công nghiệp 5

2.2 TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG 6

Trang 7

2.3 GIỚI THIỆU QUY TRÌNH XLNT TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP 7

2.3.1 Nhà máy xử lý nước thải KCN Nhơn Trạch 2 7

2.3.2 Nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hoà II 9

2.3.3 Nhà máy xử lý nước thải Việt Nam – Singapore 11

2.3.4 Nhà máy xử lý nước thải khu chế xuất Linh Trung I 13

2.4 TỒNG QUAN NMXLNT TẬP TRUNG KCN TRẢNG BÀNG 16

2.4.1 Khái quát về dự án 16

2.4.2 Tính toán lưu lượng nước thải 16

2.4.3 Thành phần nước thải đầu vào nhà máy xử lý nước thải 16

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG HTXLNT TẠI KCN TRẢNG BÀNG GĐ1 18

3.1 CÔNG NGHỆ XLNT TẠI KCN TRẢNG BÀNG GIAI ĐOẠN 1 18

3.1.1 Sơ đồ khối 18

3.1.2 Thuyết minh công nghệ 19

3.2 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HTXLNT GĐ1 20

3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HTXLNT KCN TRẢNG BÀNG GĐ1 21

3.3.1 Song chắn rác thô 21

3.3.2 Bể gom nước thải 21

3.3.3 Máy tách rác tinh 22

3.3.4 Bể tách dầu 22

3.3.5 Bể điều hoà 23

3.3.6 Cụm bể hoá lý 24

3.3.7 Bể lắng 1 25

3.3.8 Bể Aeroten 26

3.3.9 Bể lắng đợt 2 27

3.3.10 Bể khử trùng/khử màu 28

3.3.11 Bể lắng màu 29

3.3.12 Bể nén bùn 30

3.4 TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG 31

3.5 HIỆU SUẤT HTXLNT KCN TRẢNG BÀNG ĐO ĐẠC THỰC TẾ 31

3.6 XEM XÉT KHẢ NĂNG KẾT HỢP GIỮA HTXLNT GĐ 1 VÀ 2 34

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP 39

Trang 8

4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỂ HTXLNT KCN TRẢNG BÀNG GIAI ĐOẠN 1 39

4.2 ĐỀ XUẤT PHƯƠN ÁN CẢI TẠO 39

4.3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP 39

4.3.1 Cơ sở lựa chọn phương án 39

4.3.2 Đề xuất phương án thiết kế hệ thống XLNT giai đoạn 2 40

4.3.3 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 2 41

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

5.1 KẾT LUẬN 46

5.2 KIẾN NGHỊ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHỤ LỤC 48

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD5 Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học đo ở điều

kiện 200C trong thời gian 5 ngày) COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu ôxy hóa hóa học)

SS Suspended Solids (Chất rắn lơ lửng)

PAC Poly Aluminium Chloride

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD Tiêu chuẩn xây dựng

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Các thông số ô nhiễm đặc trưng của các loại hình sản xuất công nghiệp 6

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của NMXLNT KCN Nhơn Trạch II 7

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của NMXLNT KCN Biên Hoà II 10

Bảng 2.4 Chỉ tiêu ô nhiễm quy định của KCN Linh Trung I 14

Bảng 2.5: Các thông số ô nhiễm của các công ty dệt may trong KCN 17

Bảng 2.6: Thông số thiết kế NMXLNT tập trung KCN Trảng Bàng 17

Bảng 3.1: Kiểm tra lưu lượng nước thải 21

Bảng 3.2: Song chắn rác thô 21

Bảng 3.3: Thông số thủy lực bể gom nước thải hiện hữu 21

Bảng 3.4: Thông số thủy lực bể tách dầu hiện hữu 22

Bảng 3.5: Thông số thủy lực bể điều hoà hiện hữu 23

Bảng 3.6: Thông số thủy lực bể phản ứng hiện hữu 24

Bảng 3.7: Thông số thủy lực bể tạo bông hiện hữu 25

Bảng 3.8: Thông số thủy lực bể lắng 1 hiện hữu 25

Bảng 3.9: Các thông số thiết kế bể lắng 1 25

Bảng 3.10: Thông số thủy lực bể Aeroten hiện hữu 26

Bảng 3.11: Các thông số tiêu chuẩn thiết kế bể Aeroten 26

Bảng 3.12: Thông số thủy lực bể lắng 2 hiện hữu 27

Bảng 3.13: Các thông số thiết kế bể lắng 2 28

Bảng 3.14: Thông số thủy lực ngăn phản ứng hiện hữu 28

Bảng 3.15: Thông số thủy lực bể khử trùng 29

Bảng 3.16: Thông số thủy lực bể lắng màu hiện hữu 29

Bảng 3.17: Các thông số thiết kế bể lắng màu 30

Bảng 3.18: Thông số thủy lực bể nén bùn hiện hữu 30

Trang 11

Bảng 3.19: Thông số hoạt động bể nén bùn 30

Bảng 3.20: Tính chất nước thải đầu vào hệ thống 31

Bảng 3.21: Kết quả phân tích mẫu nước thải qua từng công trình đơn vị 32

Bảng 3.22: Hiệu suất xử lý của cụm bể hóa lý và bể lắng sơ cấp 32

Bảng 3.23: Hiệu suất xử lý bể Aeroten và bể lắng 33

Bảng 3.24: Hiệu suất cụm bể khử màu và bể lắng màu 34

Bảng 4.1: Các vấn đề còn tồn đọng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 39

Bảng 4.2: Tính chất nước thải đầu vào 40

Bảng 4.3: Hiệu suất dự kiến qua các công trình xử lý 41

Bảng 4.4: Các công trình trong HTXLNT KCN Trảng Bàng giai đoạn 2 42

Bảng 4.5: Danh sách các loại máy móc, thiết bị 42

DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ HTXLNT KCN Nhơn Trạch II 407

Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ HTXLNT KCN Biên Hoà II 419

Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ HTXLNT KCN VSIP I 11

Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ HTXLNT khu chế xuất Linh Trung 13

Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ HTXLNT KCN Trảng Bàng 18

Trang 12

Khu công nghiệp Trảng Bàng thuộc xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh được xây dựng với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho nhân dân tỉnh Tây Ninh Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Trảng Bàng được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 02/2009 Hiện nay, hệ thống đang có nguy cơ quá tải do hoạt động ngày càng mở rộng của khu công nghiệp Bên cạnh đó, qua quan sát ban đầu cho thấy chất lượng nước đầu ra không đáp ứng đúng tiêu chuẩn xả thải ở một số chỉ tiêu, do không phù hợp yêu cầu về kỹ thuật hoặc quản lý vận hành

Trước thực trạng này, việc cải tạo hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 đạt quy chuẩn QCVN24 - 2009, nguồn thải loại A và khảo sát, thiết kế nâng công suất

hệ thống xử lý nước thải từ 5.000 m3/ngđ lên 10.000 m3/ngđ là hết sức cần thiết

Trang 13

1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA KHOÁ LUẬN

Khu công nghiệp (KCN) Trảng Bàng hiện tại đã có trạm xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 với công suất thiết kế là 5.000 m3/ngđ Nhưng chất lượng nước thải đầu ra vẫn còn chỉ tiêu độ màu, BOD, COD vượt quá nguồn loại A quy chuẩn QCVN24 - 2009 Mặt khác, các nhà máy, xí nghiệp trong giai đoạn 2 đang chuẩn bị khởi công Do đó, hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) tập trung giai đoạn 1 đang

có nguy cơ quá tải do lượng nước thải sinh ra rất lớn khi các nhà máy này đi vào hoạt động

Trước thực trạng này, việc cải tạo HTXLNT tập trung giai đoạn 1 và thiết kế, xây dựng HTXLNT tập trung giai đoạn 2 theo quy chuẩn QCVN24 - 2009, nguồn loại A là hết sức cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường xung quanh cũng như tuân thủ các quy định của nhà nước về công tác bảo vệ môi trường

1.3 MỤC TIÊU KHÓA LUẬN

- Đánh giá hiện trạng hoạt động của HTXLNT tập trung KCN Trảng Bàng giai đoạn

1, phân tích những nguyên nhân làm hệ thống hoạt động không hiệu quả

- Đề xuất phương án cải tạo HTXLNT tập trung KCN Trảng Bàng đạt quy chuẩn

QCVN24 - 2009, nguồn loại A

- Đề xuất, tính toán phương án thiết kế HTXLNT giai đoạn 2, nâng tổng công suất của nhà máy xử lý nước thải từ 5.000 m3/ngđ lên 10.000 m3/ngđ

1.4 NỘI DUNG KHÓA LUẬN

- Nêu một số công nghệ đã và đang áp dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải tại các khu công nghiệp khác, phân tích ưu và nhược điểm của các công nghệ này

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của HTXLNT tập trung giai đoạn 1, các vấn đề mà HTXLNT đang gặp phải

- Phân tích nguyên nhân các vấn đề

- Đề xuất phương án cải tạo HTXLNT giai đoạn 1 đạt quy chuẩn QCVN24 –

2009, nguồn loại A

- Đề xuất, tính toán phương án nâng công suất nhà máy xử lý nước thải từ 5.000

m3/ngđ lên 10.000 m3/ngđ

- Thực hiện các bản vẽ công nghệ

Trang 14

1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1.5.1 Nghiên cứu lý thuyết

- Sưu tầm, thu thập tổng quan tài liệu về công nghệ xử lý nước thải KCN

- Khảo sát thực tế nhà máy, thu thập các số liệu của công trình đơn vị trong HTXLNT đã có của nhà máy

- Nghiên cứu các tài liệu về công nghệ xử lý nước thải và các bản vẽ thiết kế

1.5.2 Nghiên cứu thực nghiệm

- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước như COD, SS, Độ màu

- Đo đạc các thông số liên quan đến các hạng mục công trình trong HTXLNT

- Tìm hiểu các điều kiện thực tế tại nhà máy để lựa chọn công nghệ phù hợp

- Thí nghiệm Jartest, thống kê, xử lý số liệu

1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KHOÁ LUẬN

1.6.1 Đối tượng

Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp tại KCN Trảng Bàng – Tây Ninh

1.6.2 Phạm vi

- Đề tài chỉ nghiên cứu về nước thải KCN Trảng Bàng – Tây Ninh

- Thời gian thực hiện: từ 01/03/2010 đến 15/06/2010

- Đánh giá hiện trạng hoạt động của HTXLNT tập trung giai đoạn 1 KCN Trảng Bàng

- Đề xuất và lựa chọn phương án cải tạo HTXLNT tập trung giai đoạn 1 đạt quy chuẩn QCVN24 - 2009, nguồn loại A

- Đề xuất phương án nâng công suất nhà máy xử lý nước thải từ 5.000 m3/ngđ lên 10.000 m3/ngđ

Trang 15

hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng

kỹ thuật với diện tích qui hoạch là 190,76 ha

2.1.2 Vị trí địa lý

KCN Trảng Bàng thuộc xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Vị trí KCN cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km về phía Bắc và cách trung tâm tỉnh Tây Ninh khoảng 30km về hướng nam, cụ thể như sau:

 Phía Tây Bắc: giáp với tỉnh lộ 64

 Phía Đông Nam: giáp với Quốc lộ 22

 Phía Đông Bắc: giáp khu chế xuất Linh Trung III

 Phía Tây Nam: giáp đường bao KCN, khu dân cư ấp An Khương

2.1.3 Giao thông đối ngoại

Đường bộ: Phía Bắc có tuyến đường cao tốc xuyên Á dựa theo quốc lộ 22 Đây là tuyến giao thông quan trọng nối KCN Trảng Bàng với TP.HCM và Campuchia Phía Đông và Nam của KCN là đường Bàu Đắng Phía Tây là hương lộ

22 kéo dài

Đường sắt: Trong khu vực hiện nay chưa có đường sắt nhưng sẽ có tuyến đường sắt TP.HCM – Phnompenh

Trang 16

2.1.4 Giao thông nội bộ KCN Trảng Bàng

Dựa vào hình dánh ranh khu đất và đường giao thông đối ngoại, mạng lưới đường nội bộ được thiết kế theo hướng song song và vuông góc với những tuyến đường xung quanh đã đươc xây dựng sẵn

Mạng lưới đường gồm những tuyến đường chính sau: đường số 7, 8, 12, 13

2.1.5 Quy hoạch khu công nghiệp

2.1.5.1 Nội dung quy hoạch chi tiết

Tổng diện tích đất: 190,76ha

Tổng số lao động: 15.603 người

Tính đến tháng 9/2009, KCN Trảng Bàng có khoảng 42 doanh nghiệp (giai đoạn 1) và thêm khoảng 38 doanh nghiệp trong giai đoạn 2 tập trung vào các ngành nghề chủ yếu như: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; Công nghiệp nhựa, chế biến sản phẩm cao su, y tế; Công nghiệp may mặc dệt nhuộm; Công nghiệp sản xuất hoá chất; Công nghiệp sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm…

2.1.5.2 Bố cục quy hoạch kiến trúc

Nội dung quy hoạch bố trí mặt bằng KCN tuân theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng và quy định về quản lý KCN của Việt Nam, bao gồm:

 Đất xây dựng các nhà máy xí nghiệp: là đất cho thuê để xây dựng nhà máy chiếm khoảng 50 - 70% diện tích đất KCN

 Đất xây dựng khu điều hành - dịch vụ: là đất dành để xây dựng trụ sở cơ quan quản lý KCN, chiếm khoảng 2 - 5% diện tích đất KCN

 Đất xây dựng các đầu mối kỹ thuật hạ tầng: trạm điện, trạm bơm, khu XLNT, bãi rác trung chuyển chiếm khoảng 2 - 4% diện tích đất KCN

 Đất cây xanh: chiếm khoảng 15% diện tích đất KCN

 Đất giao thông khu vực: bao gồm cả trạm xe, bãi đậu xe, công trình duy

tu bảo dưỡng, chiếm khoảng 15 - 20% diện tích đất KCN

Trang 17

2.1.5.4 Quy hoạch thoát nước mưa

- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế bằng cống tròn BTCT D600 - D1500

- Nước mưa được thu gom riêng vào các hố ga dọc hai bên vỉa hè và đổ vào các cống thu gom nước mưa tổng D1500 của khu công nghiệp để chảy ra hồ hoàn thiện

2.1.5.5 Quy hoạch thoát nước thải

- Toàn bộ lượng nước thải của KCN theo các đường ống thoát nước thải chạy dọc các trục đường nội bộ KCN và được dẫn về bể gom nước thải của nhà máy XLNT

- Nước thải của các nhà máy xí nghiệp, khu điều hành sẽ được thu gom bằng các tuyến cống BTCT D300 – D800, tự chảy về nhà máy XLNT tập trung

2.2 TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG

Nước thải của KCN Trảng Bàng phân thành hai loại chính, đó là: nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất

Đặc tính nước thải sinh hoạt thường ổn định hơn so với nước thải sản xuất Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, Dầu mỡ - chất béo, coliform

Các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ xác định được ở từng loại hình công nghiệp và công nghệ sản xuất cụ thể Bảng 2.1 thống kê lưu lượng nước thải tại KCN Trảng Bàng sau khi các nhà máy xí nghiệp đã điền đầy vào KCN với tổng lưu lượng ước tính khoảng 15.000 m3/ngđ

(Chi tiết lưu lượng nước thải của từng công ty và ngành nghề trong KCN xem thêm xem thêm phụ lục 2)

Ra nguồn tiếp nhận TXLNT TXLNT

Nhà máy trong KCN

Nhà máy trong KCN

TXLNT TXLNT

Nhà máy XLNT tập trung

Trang 18

Bảng 2.1: Các thông số ô nhiễm đặc trưng của các loại hình sản xuất công nghiệp

Ngành công

nghiệp Loại hình sản xuất Các thông số ô nhiễm chính

Q (m 3 /ngđ) Tỷ lệ phần trăm (%)

Chủ yếu nước thải sinh hoạt, có mùi khó chịu, hàm lượng chất rắn lơ lửng (sợi vải), màu

Công nghiệp

dệt nhuộm

Độ kiềm cao, có độ màu và hàm lượng chất hữu cơ, SS cao,

hồ tinh bột, các loại thuốc nhuộm, chất cầm màu, và chất tẩy giặt

12.085 81,7

Các ngành sản

xuất khác

Công nghệ thực phẩm, sản xuất

vỏ, ruột xe, hóa chất

BOD, COD, SS, Tổng P, Tổng N, coliform, hóa chất 251,5 1,7

 Đơn vị thiết kế : Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật SEEN

 Công suất: 5.000 m3/ngày đêm; Nguồn tiếp nhận: Sông Thị Vải

 Yêu cầu xử lý: TCVN 5945 – 1995 và TCVN 6984-2001, Cột A

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của NMXLNT KCN Nhơn Trạch II

Trang 19

STT Thông số ĐVT Nước thải đầu vào

Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ HXLNT KCN Nhơn Trạch II

Thuyết minh công nghệ

Nước thải từ các nhà máy trong Khu công nghiệp Nhơn Trạch II tự chảy về

NƯỚC THẢI TẬP TRUNG TỪ KHU

CÔNG NGHIỆP

BỂ THU GOM SONG CHẮN RÁC

Trang 20

Nước thải từ bể gom được bơm lên máy tách rác tinh loại thùng quay có kích thước song 2,5 mm trước khi được bơm lên bể điều hoà Bể điều hòa có tác dụng thu gom, điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải

Nước thải từ bể điều hòa được đưa lên bể keo tụ để loại COD, độ màu và SS sau đó tự chảy sang ngăn lắng Ngăn lắng được thiết kế đặc biệt có tác dụng tạo môi trường tĩnh cho bông keo lắng xuống

Trước khi tự chảy vào bể Aeroten, nước thải được bổ sung chất dinh dưỡng nhằm tạo môi trường tốt cho quá trình xử lý vi sinh tiếp theo Bể Aeroten gồm hai

bể, tại mỗi bể Aeroten được lắp hệ thống phân phối khí cố định dưới đáy bể có tác dụng cung cấp Oxy cho quá trình phát triển của vi sinh vật

Sau đó, nước thải có lẫn bùn sinh học được dẫn tự chảy sang bể lắng thứ cấp Tại bể lắng thứ cấp, bùn nước được phân ly

Nước phía trên sẽ tràn theo máng tràn chảy về bể tiếp xúc khử trùng Bể khử trùng được bổ sung chất khử trùng là dung dịch Javen (NaOCl) có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật trong nước thải

Nước thải qua bể khử trùng đạt loại A theo TCVN 5945 – 2005 được thải ra nguồn tiếp nhận

 Nhận xét

Ưu diểm

 Hệ thống sử dụng công trình hóa lý kết hợp sinh học nên hiệu quả xử lý BOD, COD, SS, độ màu khá cao

 Hệ thống hoạt động linh động, tiết kiệm chi phí do có thể không qua bể hóa

lý nếu trong nước thải có nồng độ chất ô nhiễm thấp

Nhược điểm

 Lượng bùn sinh ra khá nhiều

 Đòi hỏi người vận hành có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao

 Chi phí vận hành cao do phải sử dụng nhiều hóa chất

2.3.2 Nhà máy xử lý nước thải KCN Biên Hoà II

 Đơn vị thiết kế : Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật SEEN

 Công suất: 4000 m3/ngày đêm

 Nguồn tiếp nhận: sông Đồng Nai

 Yêu cầu xử lý: TCVN 5945-2005 cột A

Trang 21

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của NMXLNT KCN Biên Hoà II

Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ HXLNT KCN Biên Hoà II

Thuyết minh công nghệ

Nước thải từ KCN được tập trung vào hố gom nước thải sau khi qua song chắn rác thô Nước khi vào đến hố gom đã được loại bỏ phần lớn rác có đường kính tương đối lớn

ĐẠT ĐẠT Polyme

Trang 22

Công trình xử lý tiếp theo có thể là hệ thống sinh học Unitank hoặc hệ thống

xử lý hoá lý hoặc kết hợp cả hai hệ thống nếu cần thiết Nước thải có nồng độ độc tính vượt mức cho phép hoặc độ pH không đạt sẽ đưa vào bể báo động Bể báo động có chức năng như là một bể trung gian giữ nước thải trước khi được định lượng cho vào bể keo tụ tạo bông

Nước từ bể báo động được đưa qua bể hóa lý và bể lắng 1 để loại COD và SS Nước thải sau khi được xử lý hoá lý sẽ quay trở lại bể điều hoà và được lưu giữ tại đây trước khi cho vào bể chính Unitank

Nước sau khi ra khỏi công trình xử lý sinh học đã đạt chất lượng nước loại A theo tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 nên được dẫn ra hố gom nước thải nhằm kiểm tra chất lượng nước trước khi cho qua hồ hoàn thiện để thải ra nguồn

Trong trường hợp nước sau xử lý ra đến bể gom nhưng chưa đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 nguồn thải loại A thì nước sẽ được dẫn trở lại bể hoá lý

Bùn dư từ bể sinh học và bùn keo tụ được dẫn về bể nén bùn, sau đó cho qua máy ly tâm làm khô bùn và được vận chuyển đi chôn lấp

 Có khả năng tự động hóa và vận hành bằng tay

 Ít tốn diện tích xây dựng và không tốn chi phí cho việc tuần hoàn bùn

Nhược điểm:

 Vốn đầu tư ban đầu cao

 Khó khăn khi sửa chữa, bảo trì hệ thống

 Đòi hỏi trình độ vận hành cao do phải khống chế nhiều thông số, đòi hỏi

người vận hành phải có trình độ chuyên môn cao

 Đòi hỏi nhiều năng lượng và nhiều hóa chất

2.3.3 Nhà máy xử lý nước thải KCN Việt Nam – Singapore

 Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH Koastal Eco Industries

Trang 23

 Công suất: 6.000 m3

/ngày đêm

 Yêu cầu xử lý: TCVN 5945-2005 loại A

 Sơ đồ công nghệ

Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ HTXLNT KCN VSIP

 Thuyết minh công nghệ

Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp trước khi vào bể gom được qua song chắn rác nhằm tách bỏ rác thô, có kích thước lớn Nước thải từ bể gom được bơm lên sàng rác nhỏ dạng trống quay, sau đó vào bể phân phối

Nước thải từ bể phân phối được đưa vào bể điều hoà nhằm điều hoà chất lượng và lưu lượng nước trước khi qua các công trình xử lý sinh học kế tiếp

BÙN TUẦN HOÀN MÁY THỔI KHÍ

BÙN THẢI BỎ MÁY ÉP BÙN

BỂ PHÂN HUỶ BÙN

NƯỚC THẢI TỪ KCN

BỂ GOM SONG CHẮN RÁC

BỂ ĐIỀU HOÀ THIẾT BỊ LỌC RÁC TINH

NƯỚC SAU XỬ LÝ

BỂ CHỨA TRUNG GIAN

BỂ AEROTEN THÁP LỌC SINH HỌC

BỂ LẮNG THỨ CẤP

Trang 24

Từ bể điều hoà nước thải được dẫn qua bể bơm và từ đây được bơm lên tháp lọc sinh học Tháp lọc sinh học sử dụng vật liệu đệm là những tấm plastic xếp song song làm giá thể cho vi sinh vật dính bám tồn tại Một phần nhỏ nước thải được tuần hoàn trở lại bể bơm trước bể lọc sinh học nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật trong tháp sinh học

Từ bể hoàn lưu nước thải được bơm vào bể Aerotank để xử lý tiếp tục Nước thải sau khi qua aerotank được đưa vào bể lắng 2

Nước thải ra khỏi bể lắng đạt tiêu chuẩn thải loại A TCVN 5945 - 2005 Bùn sau xử lý tại bể nén bùn được ép khô bằng máy ép bùn và đưa đi chôn lấp

 Nhận xét:

Ưu điểm:

 HTXLNT tương đối hoàn chỉnh, nước thải đầu ra đạt chất lượng tốt

 Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, kết hợp xử lý bằng vi sinh vật lơ lửng và dính bám sẽ đem lại hiệu quả cao

 Có cấu trúc modun dễ dàng mở rộng khi cần thiết

 Có khả năng chịu thay đổi về tải trọng chất ô nhiễm và có khả năng xử lý chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học Ưu điểm này thích hợp để xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp

Nhược điểm:

 Chi phí đầu tư NMXLNT lớn do mức độ phức tạp của công nghệ

 Tốn nhiều diện tích để xây dựng

 Đòi hỏi nhiều năng lượng trong suốt quá trình hoạt động

 Vận hành phức tạp, người vận hành cần có kỹ năng cao và phải theo dõi thường xuyên chất lượng nước trước khi đưa vào tháp

2.3.4 Nhà máy xử lý nước thải khu chế xuất Linh Trung I

Trang 25

Yêu cầu xử lý: TCVN 5945-2005 cột B; nguồn tiếp nhận là suối Cái

Tính chất nước thải

Bảng 2.4 Chỉ tiêu ô nhiễm quy định của KCN Linh Trung I

BÙN THẢI BỎ THIẾT BỊ LỌC RÁC TINH

Trang 26

 Thuyết minh công nghệ

Nước thải của các nhà máy trong khu chế xuất Linh Trung sau khi xử lý sơ

bộ được đưa về hố thu gom, tại đây nước thải sẽ được bơm qua song chắn rác trước khi vào hệ thống xử lý

Từ bể gom, nước thải được bơm luân phiên vào bể xử lý vi sinh A và B theo công nghệ SBR Sau đó, nước thải được đưa vào bể chứa

Nước từ bể chứa được bơm lên hai bộ lọc than hoạt tính Tại đây các chất lơ lửng, chất keo và vi khuẩn bị loại ra khỏi nước thải

Nước thải sau khi xử lý được đưa qua bể tiếp xúc để khử trùng bằng Clorine trước khi ra ngoài theo hệ thống cống rãnh của khu chế xuất

Nếu nước thải đầu ra chưa đạt yêu cầu thì được đưa trở lại xử lý qua bể lọc than hoạt tính Bùn dư từ bể SBR được bơm lên bể nén bùn trọng lực trước khi đưa vào máy ép bùn Bùn khô được xe chở bùn đưa đi thải bỏ

 Nhận xét

Ưu điểm:

 Do không có bể lắng I và II, hệ thống tuần hoàn bùn nên giảm diện tích đất xây dựng và chi phí đầu tư

 Thời gian xử lý có thể điều chỉnh linh hoạt

 Quá trình xử lý đơn giản: không cần cả bể lắng I và II, không cần hệ thống tuần hoàn bùn

 Quá trình xử lý ổn định: khi sinh khối thích nghi với một khoảng rộng nồng

độ chất nền và DO thì quá trình xử lý không bị ảnh hưởng bởi tải lượng BOD

 Khi vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí thì hệ thống SBR có khả năng khử được các hợp chất chứa Nitơ, Phốt pho

Nhược điểm

 Kiểm soát quy trình rất khó, đòi hỏi người vận hành cần có kỹ năng cao

 Đòi hỏi nhiều năng lượng trong suốt quá trình hoạt động

 Do đặc điểm của SBR là ko rút bùn ra nên hệ thống thổi khí dễ bị nghẹt bùn

và nước ở giai đoạn xả ra có thể cuốn theo các bùn khó lắng, váng nổi

Trang 27

 Chi phí đầu tư xây dựng bể lọc than hoạt tính ban đầu không hợp lý, hiện tại

nước thải không cần qua giai đoạn này mà vẫn đạt hiệu quả

2.4 TỒNG QUAN NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG

Phía Nam: Giáp hồ vi sinh xử lý nước thải có diện tích 2 (ha)

Phía Tây: Giáp tỉnh lộ 64

 Diện tích: 2,7 (ha)

2.4.2 Tính toán lưu lượng nước thải

Lưu lượng nước cấp đối với công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ha/ngày Lưu lượng nước cấp đối với các ngành công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngày Tiêu chuẩn thoát nước lấy bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước sản xuất và sinh hoạt (Áp dụng điều 2.4 tiêu chuẩn TCXD 33 – 2006)

Khi các nhà máy xí nghiệp điền đầy vào KCN sẽ phát thải ra khoảng 15.000

m3 nước thải/ngđ Lưu lượng nước thải của các nhà máy đang hoạt động là 4.900

m3/ngđ Do đó, quy mô nhà máy XLNT giai đoạn 1 là 5.000 m3/ngđ Nhà máy đang

dự định xây dựng HTXLNT giai đoạn 2, công suất 5.000 m3/ngđ

2.4.3 Thành phần nước thải đầu vào nhà máy xử lý nước thải

Yêu cầu chung đối với các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Trảng Bảng là phải xây dựng hệ thống xử lý sơ bộ nước thải để nước thải sau xử lý đạt loại C tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 thì mới cho xả thải vào hệ thống chung

Qua khảo sát thực tế tại KCN Trảng Bàng cho thấy lưu lượng nước thải và các thông số ô nhiễm trong nước thải của các nhà máy dệt nhuộm và may mặc là thành phần gây ô nhiễm chính trong KCN

Trang 28

Bảng 2.5: Các thông số ô nhiễm của các công ty dệt may trong KCN

P tổng (mg/l)

COD (mg/l)

BOD (mg/l)

Độ màu (Pt-Co)

Cty TNHH dệt

may Lan Trần

Dệt – nhuộm

87 11,8 16,48 6,42 3808 3800 1350

Cty TNHH

JINWON - VN

Dệt - may

170 12,6 39,48 9,87 2520 786 1960

Ty dệt may Tấn

Quang

Dệt – nhuộm

80 12,44 32,84 9,48 2240 695 1650

Cty TNHH

KEUMHO - VN

SX túi xách

COD mg/l

SS

Tổng P mg/l

Tổng N mg/l

Dầu mg/l

Coliform MPN/100 ml

Nước thải vào 500 400 600 200 5 - 10 8 60 20 100.000 QCVN24 - 2009,

nguồn loại A 20 30 50 50 6 - 9 4 15 10 3.000

Nguồn: Cty Cổ phần kỹ thuật SEEN (2009) Thuyết minh thiết kế kỹ thuật công trình nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Trảng Bàng, công suất 5.000 m 3 /ngđ”

Trang 29

Bơm bùn

Bơm bùn

Bơm bùn

Bơm Bơm

POLYMER

Trang 30

3.1.2 Thuyết minh công nghệ

Hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp (KCN) Trảng Bàng sử dụng phương pháp cơ học, hoá lý kết hợp với phương pháp sinh học qua 3 bậc xử lý:

Xử lý bậc I: Bao gồm các phương pháp xử lý cơ học, hoá lý

Xử lý bậc II: Chủ yếu là xử lý sinh học hiếu khí và hồ hoàn thiện

Xử lý bậc III: Khử trùng nước thải bằng NaOCl

Bước 1: Thu gom nước thải, tách rác, tách dầu mỡ, điều hoà lưu lượng và

nồng độ nước thải

Bước 2: Xử lý COD, BOD, độ màu bằng phương pháp hóa lý: quá trình keo

tụ tạo bông Tại bể phản ứng có hệ thống khuấy trộn cơ khí để tăng khả năng tiếp xúc của nước thải với hóa chất tạo điều kiện cho quá trình keo tụ, tạo bông diễn ra Trong quá trình xử lý hoá lý do COD, độ màu và hàm lượng các chất lơ lửng giảm, kéo theo nồng độ BOD cũng giảm ở bước xử lý này Bể lắng sơ bộ được thiết kế có tác dụng tạo môi trường tĩnh cho bông keo lắng xuống

Trong trường hợp các thông số độ màu và độ đục thấp, bơm phèn, polymer sẽ không hoạt động mà chỉ có thiết bị đo pH điều chỉnh các bơm kiềm và axit để điều chỉnh pH tối ưu cho quá trình xử lý sinh học Trong trường hợp độ màu vượt tiêu chuẩn cho phép, phèn và polymer được bổ sung nhằm giảm độ màu đáng kể

Bước 3: Xử lý COD, BOD bằng phương pháp sinh học hiếu khí, có bổ sung

chất dinh dưỡng cho nước thải đạt điều kiện tối ưu để vi sinh vật phát triển Sử dụng

bể Aeroten thông khí kéo dài, có lắp hệ thống cấp khí cố định dưới đáy bể cung cấp Oxy cho vi sinh vật phát triển Bùn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học tại bể Aeroten được lắng tại bể lắng thứ cấp Bể lắng thứ cấp cũng được thiết kế có tác dụng tạo môi trường tĩnh cho bông bùn lắng xuống Bùn sinh học được bơm hút bùn tuần hoàn về bể Aeroten nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật thích hợp

Bước 4: Bổ sung hóa chất để khử trùng nước thải đạt tiêu chuẩn vi sinh cho

phép Trong trường hợp nước thải sau xử lý có độ màu vượt tiêu chuẩn xả thải thì sẽ

bổ sung giai đoạn xử lý màu bằng việc cung cấp hoá chất keo tụ là PAC Tiếp tục

xử lý hoàn thiện nhờ vào khả năng lưu chứa của hồ sinh học

Nước sau xử lý phải đạt quy chuẩn QCVN24 - 2009, cột A trước khi thải ra môi trường tiếp nhận

Trang 31

Xử lý bùn thải: Bùn dư trong quá trình xử lý được nén trọng lực nhằm giảm

độ ẩm, kế tiếp là tách nước nhờ máy ép bùn ly tâm trước khi đem thải bỏ

Nhận xét: Nhìn chung, đối với tính chất nước thải khu công nghiệp như

bảng 2.6 với đầu vào có các chất ô nhiễm chủ yếu là BOD, COD, SS, dầu mỡ, độ màu thì công nghệ trên là hợp lý Có thể xử lý được hết các chất ô nhiễm, đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn QCVN24 - 2009, cột A

3.2 MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HTXLNT KCN TRẢNG BÀNG GIAI ĐOẠN 1

KCN Trảng Bàng đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 với công suất thiết kế là 5.000 m3/ngđ Hiện tại, các công ty, xí nghiệp giai đoạn 2 đang chuẩn bị xây dựng, dự kiến lưu lượng nước thải sẽ tăng lên thêm khoảng 5.000

m3/ngđ Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế tại nhà máy cho thấy chất lượng nước đầu ra không đáp ứng đúng quy chuẩn QCVN24 - 2009, cột A tại các chỉ tiêu như

độ màu, COD, BOD Trước thực tế trên, việc cải tạo hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 và thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 cho khu công nghiệp là hết sức cần thiết

Việc xây dựng HTXLNT giai đoạn 2 dựa trên giai đoạn 1 có nhưng ưu điểm sau:

 Tiết kiệm chi phí thiết kế

 Dễ dàng cho công nhân trong việc vận hành

 Việc thi công đơn giản hơn, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng

Do đó, việc thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 2 được tiến hành trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 Từ đó thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 tương tự và có khả năng kết hợp với giai đoạn 1 sau khi đã khắc phục những vấn đề tồn đọng Mục đích của khoá luận là đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 từ đó làm cơ sở thiết kế hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2, đồng thời cải tạo hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 đạt quy chuẩn QCVN24 - 2009, cột A

Việc kiểm tra bao gồm:

 Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải hiện tại

 Kiểm tra, các thông số xây dựng và vận hành của từng công trình đơn vị, so sánh với quy chuẩn QCVN24 - 2009, cột A và tiêu chuẩn TCXD 51 – 2008

 Đánh giá hiệu quả xử lý của từng công trình đơn vị và toàn hệ thống

Trang 32

 Kiểm tra hoạt động của từng loại máy móc, thiết bị

 Xem xét khả năng kết hợp giữa hệ thống XLNT tập trung giai đoạn 1 và 2

3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HTXLNT KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG GIAI ĐOẠN 1

(Chi tiết kiểm tra, đánh giá xem thêm phụ lục 3)

Bảng 3.1: Kiểm tra lưu lượng nước thải

Lưu lượng trung bình ngày, QTB

Bảng 3.2: Thông số hoạt động của song chắn rác thô hiện hữu

Phương pháp vớt rác thủ công: do công nhân vận hành thu gom rác khi xảy

ra tắt nghẽn hoặc theo chu kỳ vớt rác trung bình 2 lần/ngày Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, việc vớt rác được thực hiện dễ dàng, không xảy ra tình trạng tắt nghẽn, nước thải qua hầm bơm không còn chứa các mảnh vụn, rác lớn Như vậy song chắn rác hiện tại đáp ứng tốt nhiệm vụ loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn hơn 15mm ra khỏi nước thải

3.3.2 Bể gom nước thải

Bể gom được tính toán sử dụng cho cả 3 giai đoạn với công suất 15.000 m3/ngđ

Kiểm tra thông số hoạt động của bể gom

Bảng 3.3: Thông số thủy lực bể gom nước thải hiện hữu

Trang 33

Thông số Đơn vị Giá trị thiết kế

Công suất trung bình giai đoạn 1 m3/h 204

Kích thước hữu ích (L x B x H) m 18,8 x 7,2 x 2,5 Kích thước xây dựng (L x B x H) m 18,8 x 7,2 x 7,5

Kiểm tra bơm nước thải tại bể gom

+ Hãng SX: ABS – Thuỵ Điển; Loại: Bơm chìm; Hiệu: AFPK 1042 M90/4D

+ Lưu lượng: 170 m3

/h; Cột áp: H = 10 (m) + Lưu lượng giờ trung bình trên thực tế 102 m3/h; Cột áp thực tế: Htt = 9 (m)

+ Số lượng: 03 bơm; 02 hoạt động và 01 dự phòng

Nhận xét: Bể gom thiết kế chung cho cả 3 giai đoạn, hiện thời nhà máy chỉ hoạt

động với công suất 4.900 m3/ngđ, khi có xảy ra sự cố bất thường về lưu lượng nước đầu vào, bể gom vẫn đảm bảo khả năng chứa nước nên loại bơm nước thải, lưu lượng và cột áp như vậy là hoàn toàn phù hợp Kích thước bể gom hiện tại đảm bảo

đủ thể tích cho việc mở rộng ở các giai đoạn tiếp theo khi các nhà máy, xí nghiệp điền đầy vào KCN Do đó bể gom được sử dụng tiếp tục cho giai đoạn 2

3.3.3 Máy tách rác tinh

Kiểm tra các thông số hoạt động của máy tách rác tinh hiện hữu

Hiệu: NSA 600/2002-2, dạng trống quay; Công suất : Q = 204 m3/h

Vật liệu: Inox; kích thước lưới: 2 mm

Đường kính trống: 1 m; chiều dài trống: 2 m

Nhận xét: Các thông số hoạt động của máy tách rác tinh đều nằm trong dãy giá trị

cho phép Qua đánh giá trực quan và theo kinh nghiệm của công nhân vận hành nhận thấy: hiệu quả của trống lọc là khá tốt, loại bỏ được phần lớn các chất rắn không tan có kích thước nhỏ; nước thải qua máy rác không còn chứa rác, mảnh vụn

Thiết bị hoạt động ổn định và phù hợp với lưu lượng cũng như tính chất nước thải của khu công nghiệp Trảng Bàng

3.3.4 Bể tách dầu

Bể tách dầu gồm 2 ngăn: ngăn tách dầu mỡ và ngăn chứa nước thải sau tách dầu

Kiểm tra thông số hoạt động của bể tách dầu

Bảng 3.4: Thông số thủy lực ngăn tách dầu hiện hữu

Trang 34

Thông số Đơn vị Giá trị TCXD 51-2008 Nhận xét

+ Dưới đáy bể có hệ thống phân phối khí mịn tạo điều kiện cho các hạt dầu nổi lên mặt nước, thuận lợi cho quá trình hớt váng dầu Nhưng hệ thống phân phối khí này không được vận hành

3.3.5 Bể điều hoà

Kiểm tra thông số hoạt động của bể điều hoà

Bảng 3.5: Thông số thủy lực bể điều hoà hiện hữu

Kiểm tra ống phân phối khí

Vận tốc khí chuyển động trong ống dẫn khí chính DN150: V = 8,3 m/s

Nhận xét: Vận tốc cấp khí trong ống DN150 là hơi thấp so với tiêu chuẩn nhưng

không chênh lệch nhiều Mặt khác, qua ghi nhận thực tế cho thấy khí được phân phối đều khắp bể, bể điều hoà vẫn thực hiện tốt chức năng điều hoà lưu lượng và

chất lượng nước thải cho hệ thống khi vận hành hệ thống phân phối khí này

Kiểm tra máy cấp khí bể điều hoà

Hãng sản xuất: Shinmaywa – Nhật Bản, Loại: ARH125SA

+ Lưu lượng: 8,86 m3/phút; Cột áp: 5 m

+ Số lượng: 02 máy, hoạt động 01, dự phòng 01

+ Lưu lượng thực tế: 8,6 m3/phút Cột áp thực tế: 3,5 m

Trang 35

Nhận xét: Từ khi đi vào hoạt động đến nay, máy thổi khí vẫn hoạt động tốt,

nhưng máy thổi khí không được vận hành thường xuyên Gây tình trạng phân huỷ

kỵ khí, xuất hiện mùi khó chịu và bể điều hoà không còn thực hiện được chức năng điều hoà chất lượng nước thải

Kiểm tra bơm nước thải tại bể điều hoà

Hãng SX: ABS – Thuỵ Điển; Loại: bơm chìm; Hiệu: AFPK 1042 M40/4D

+ Lưu lượng: 110 m3

/h; Cột áp: H = 8 (m) + Lưu lượng giờ trung bình trên thực tế là 102 m3/h; Cột áp thực tế: H = 5 (m) + Số lượng: 04 bơm; các cặp bơm hoạt động luân phiên nhau

Nhận xét: Lưu lượng và cột áp này hoàn toàn phù hợp so với thiết kế ban

đầu và đáp ứng tốt với điều kiện thực tại của trạm xử lý Từ khi đưa vào vận hành đến nay chưa bao giờ phải mở quá 03 bơm cùng lúc, điều này chứng tỏ bể điều hoà hiện có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ điều hoà lưu lượng nước thải cho toàn HTXL

3.3.6 Cụm bể hoá lý

3.3.6.1 Bể phản ứng

Bảng 3.6: Thông số thủy lực bể phản ứng hiện hữu

Kiểm tra thông số hoạt động của bể phản ứng

Thời gian khuấy trộn t = 1,4 phút = 85 s (phù hợp theo quy phạm là 1  3 phút)

Kiểm tra cường độ khuấy trộn của máy khuấy

Trang 36

+ Số Reynold: NR = 66,8 x 104 > 104 → số vòng quay đã chọn đạt chế độ chảy rối

3.3.6.2 Bể tạo bông

Bảng 3.7: Thông số thủy lực bể tạo bông hiện hữu

Kiểm tra thông số hoạt động của bể tạo bông

Thời gian khuấy trộn t = 29 phút (phù hợp theo quy phạm là 10  30 phút )

 Thiết bị khuấy trộn

Hãng sản xuất: Nord – Đức; Hiệu: SK1282AF - 90S/4

+ Công suất: 1,1Kw; Cánh, trục khuấy: Inox

Bảng 3.8: Thông số thủy lực bể lắng 1 hiện hữu

Kiểm tra các thông số hoạt động của bể lắng 1

Bảng 3.9: Các thông số thiết kế bể lắng 1

Thông số thiết kế Khoảng giá trị Giá trị lý thuyết Giá trị thực tế

Trang 37

Thông số thiết kế Khoảng giá trị Giá trị lý thuyết Giá trị thực tế Tải trọng bề mặt, (m3/m2.ngđ)

(Nguồn: Trịnh Xuân Lai (2008) Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải

Nhà xuất bản Xây Dựng, trang 45)

Nhận xét: Thời gian lưu nước, tải trọng bề mặt bể lắng đều nằm trong dãy giá trị

cho phép, phù hợp với thông số thiết kế ban đầu và thông số thực tại của HTXL

Kiểm tra bơm rút bùn bể lắng 1

Hãng SX: ABS – Thuỵ Điển; Loại: AFPK 0841 M30/4D

+ Lưu lượng: 42,5 m3/h; Cột áp: 10,2 m

Số lượng: 02 bơm, 01 hoạt động, 01 dự phòng

+ Cột áp thực tế: Htt = 9 m; Lưu lượng thực tế của bơm: Qtt = 1,9 m3/h

Như vậy bơm bùn này hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu xả cặn của bể lắng 1

3.3.8 Bể Aeroten

Bảng 3.10: Thông số thủy lực bể Aeroten hiện hữu

Thông số Đơn vị Giá trị TCXD 51-2008 Nhận xét

Kiểm tra các thông số hoạt động của bể Aeroten

Hiệu quả xử lý BOD5 của bể Aeroten: E = 81%

Bảng 3.11: Các thông số tiêu chuẩn thiết kế bể Aeroten

(ngày)

F/M (ngày -1 )

Tải trọng BOD 5 (kgBOD 5 /m 3 ngày)

(Nguồn: Trịnh Xuân Lai (2008) Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải

Nhà xuất bản Xây Dựng, trang 91)

Trang 38

Trong đó:

X: Nồng độ VSV trong hỗn hợp bùn hoạt tính trong bể Aeroten

: Tỷ số tuần hoàn bùn hoạt tính; : Thời gian lưu bùn

Nhận xét: Các thông số hoạt động của bể Aeroten phù hợp với tiêu chuẩn quy định

Kiểm tra hệ thống phân phối khí bể Aeroten

Máy thổi khí: Hãng sản xuất: Shinmaywa – Nhật Bản; Loại: ARS200

Vận tốc khí chuyển động trong ống phân phối khí nhánh DN100: vn = 10,26 m/s

Nhận xét: Máy thổi khí bể Aeroten có thể đảm bảo khả năng cấp khí cho bể

Vận tốc khí trong các đường ống phân phối khí cũng đạt yêu cầu

3.3.9 Bể lắng đợt 2

Bảng 3.12: Thông số thủy lực bể lắng 2 hiện hữu

Tải trọng bề mặt m2/m3.giờ 0,57 0,68  1,37* Phù hợp Tải trọng máng m2/m3.ngày 166,45 < 500 Phù hợp Vận tốc nước chuyển

động trong ống trung

tâm

(Nguồn: Trịnh Xuân Lai (2008) Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước

thải Nhà xuất bản Xây Dựng, trang 153)

Trang 39

Kiểm tra các thông số hoạt động của bể lắng 2

Bảng 3.13: Các thông số thiết kế bể lắng 2

chuẩn

Giá trị lý thuyết

14,15

-

13,87 19,6 Tải trọng bùn (m3/m2.ngđ)

- Ứng với QTB

- Ứng với Qmax

3,9  5,9 9,8

2,83

-

2,77 3,9

(Nguồn: Trịnh Xuân Lai (2008) Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước

thải Nhà xuất bản Xây Dựng trang 91)

Nhận xét: Bể lắng 2 hiện hữu được thiết kế đúng với tiêu chuẩn, các thông số tải

trọng bể mặt, tải trọng bùn hơi nhỏ so với tiêu chuẩn nhưng độ chênh lệch không nhiều và không ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm Do đó các thông số hoạt động của bể lắng 2 đạt yêu cầu

Kiểm tra bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng 2 đến Aeroten và thải bỏ

Hãng SX: ABS – Thuỵ Điển; loại: AFPK 0841 M30/4D

+ Lưu lượng: 90,8 m3

/h; Cột áp: 6,85 m Gồm 04 bơm; tại mỗi bể lắng sẽ có 01 bơm hoạt động và 01 bơm dự phòng

Lưu lượng bùn tuần hoàn Qth = 2940 m3/ngđ = 122,5 m3/h

Lưu lượng bùn dư tạo ra từ bể lắng trong ngày có lưu lượng lớn nhất: Qd = 5,5 m3/h + Cột áp thực tế: H = 6 m; Lưu lượng thực tế mỗi bơm: Q = 64 m3/h

Như vậy bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng 2 đến Aeroten hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu tuần hoàn bùn về bể Aeroten và thải bỏ bùn dư của bể lắng 2

3.3.10 Bể khử trùng/khử màu

3.3.10.1 Ngăn phản ứng

Bảng 3.14: Thông số thủy lực ngăn phản ứng hiện hữu

Trang 40

Kiểm tra các thông số hoạt động của ngăn phản ứng

Thời gian khuấy trộn t = 1,6 phút = 96 s (phù hợp theo quy phạm là 1 3 phút)

Kiểm tra cường độ khuấy trộn của máy khuấy

Thiết bị khuấy trộn

+ Hãng sản xuất: Nord – Đức; Type SK1282AF-90S/4

+ Công suất: 1,1Kw; Điện áp: 380V/3phase/50Hz

+ Vận tốc: 80 – 120 vòng/phút, thực tế máy hoạt động với vận tốc 100 vòng/phút

Nhận xét: Cường độ khuấy trộn: G = 546,32 s-1 thuộc khoảng giá trị cho phép (G =

250 1500 s-1)

+ Đường kính cánh khuấy D = 0,6 m nằm trong giá trị cho phép

+ Số Reynold: NR = 66,8 x 104 → Số vòng quay đã chọn đạt chế độ chảy rối

3.3.10.2 Kiểm tra các thông số hoạt động của bể khử trùng

Bảng 3.15: Thông số thủy lực bể khử trùng

Nhận xét:

+ Bể khử trùng được thiết kế đúng với tiêu chuẩn TCXD 51 – 2008

+ Lượng Clo dùng để khử trùng nước thải nằm trong khoảng giá trị cho phép C = 8 mg/L (theo tiêu chuẩn là C = 28 mg/L)

3.3.11 Bể lắng màu

Bảng 3.16: Thông số thủy lực bể lắng màu hiện hữu

Vận tốc nước chuyển động

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w