Đề tài: ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THỊ TRẤN ĐỊNH QUÁN HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI Hệ thống thông tin địa lý là một trong những công
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
SVTH : DƯƠNG VĂN SIÊM MSSV : 06151021 LỚP : DH06DC KHÓA : 2006 – 2010 NGÀNH : Công nghệ địa chính
TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Trang 2-KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
DƯƠNG VĂN SIÊM
ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THỊ TRẤN ĐỊNH QUÁN HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI
Giáo viên hướng dẫn 1: Ks Trần Đắc Phi Hùng Giáo viên hướng dẫn 2: Ths Lê Ngọc Lãm
Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Ký tên: ………
- TP Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2010 -
Trang 3LỜI CẢM ƠN -o0o -
Trong những năm tháng học tập trên ghế giảng đường, em đã được các quý thầy cô tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu tạo cho em nền tảng vững chắc trên con đường sự nghiệp sau này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các quý thầy cô ở Bộ môn Công Nghệ Đại Chính đã đào tạo, hướng dẫn cho em những kiến thức lý thuyết cũng như thực hành, giúp em có thể ứng dụng và phát huy trong công tác, nghề nghiệp của mình
Em xin cảm ơn ba mẹ đã tạo điều kiện và động viện em trong suốt thời gian học tập
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Ngọc Lãm, thầy Trần Đắc Phi Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho em hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị ở Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã cung cấp tài liệu, dữ liệu cũng như cố vấn cho em những vấn đề thực
tế trong quá trình thực hiện đề tài
Mặc dù rất cố gắng nhưng do kiến thức bản thân và thời gian thực hiện đề tài có hạn nên luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Trang 4Sinh viên thực hiện: Dương Văn Siêm, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Đề tài: ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THỊ TRẤN ĐỊNH QUÁN HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI
Hệ thống thông tin địa lý là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu quả nhất làm cơ sở cho lãnh đạo địa phương hoạch định chính sách, ra quyết định một cách chính xác, nhanh chóng trên cơ sở hệ thống dữ liệu tự nhiên và kinh tế - xã hội được lưu trữ, cập nhật Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nó là công cụ đắc lực cho phép phân tích, đánh giá đầy đủ hiện trạng và tiềm năng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, môi trường) để từ đó định hướng khai thác, quản lý hiệu quả, tiết kiệm nhất các nguồn lực đó
ArcGIS là một trong những phần mềm trong việc quản lý cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính Cho phép người dùng nắm bắt thông tin chinh xác về thửa đất và truy xuất dữ liệu phục vụ cho các công tác liên quan
Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ngày càng hiện đại trong thời gian tới và đảm bảo đúng định hướng phát triển khoa học công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thông tin đất đai hiện trạng, thông tin về quy hoạch sử dụng đất sẽ giúp huyện Định Quán quản lý đất đai hiệu quả hơn trên địa bàn, dễ dàng kiểm soát các biến động và cập nhật các thông tin trên đất, ra quyết định giao đất nhanh chóng dựa vào bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, đề tài “ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 THỊ TRẤN ĐỊNH QUÁN HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI” sẽ giải quyết
phần nào những bất cập trong công tác quản lý thông tin đất đai hiện nay
Nội dung nghiên cứu gồm:
- Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu bản đồ
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Xây dựng các công cụ hổ trợ cho công tác quản lý thông tin đất đai
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống phần mềm ArcGIS-Công cụ hổ trợ trong xây dựng và quản lý thông tin đất đai
Kết quả nghiên cứu:
- Xây dựng mô hình dữ liệu không gian và thuộc tính cho các đối tượng: cho thửa đất, giao thông, thủy văn hiện trạng và quy hoạch
- Tìm hiểu về phần mềm ArcGIS Destop và ngôn ngữ lập trình VBA
- Xây dựng, bản đồ quy hoạch, công cụ quản lý bản đồ quy hoạch
Trang 5II.3.2 Tình hình quản lý thông tin đất đai trên địa bàn nghiên cứu 22
III.1 Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất có liên quan 25
III.2.3 Đánh giá chất lượng dữ liệu dùng xây dựng cơ sở dữ liệu 27
Trang 6III.5.2 Chương trình quản lý thông tin quy hoạch 50
III.6 Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống phần mềm ArcGIS - Công cụ hổ
Trang 7GIS : Hệ thống thông tin địa lý
VBA : Visual Basic for Application
LIS : Hệ thống thông tin đất đai
QCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
TCĐC : Tổng cục địa chính
BĐHTSDĐ : Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
BĐQHSDĐ : Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Trang 8Trang
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Minh họa bản đồ hiện trạng sử dụng đất một khu vực thị trấn Định Quán 25
Hình 3.12 Bảng dữ liệu thuộc tính lớp giao thông hiện trạng 33
Hình 3.13 Bảng dữ liệu thuộc tính lớp thủy văn 34
Hình 3.15 Bảng dữ liệu thuộc tính lớp địa chính quy hoạch 35
Hình 3.16 Bảng dữ liệu thuộc tính lớp giao thông quy hoạch 36
Hình 3.21 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Định Quán năm 2020 39
Hình 3.20 Quy trình tra cứu thông tin thửa đất 40
Hình 3.22 Giao diện tra cứu thông tin thửa đất 40
Hình 3.22 Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin thửa hiện trạng 41
Hình 3.24 Kết quả tìm kiếm thông tin thông qua tên chủ sử dụng 43
Hình 3.25 Hộp thoại thông báo chưa nhập đúng thông tin thử đất 43
Hình 3.26 Quy trình tìm kiếm thông tin giao thông hiện trạng 44
Hình 3.27 Giao diện tra cứu thông tin giao thông hiện trạng 44
Hình 3.28 Kết quả tìm kiếm thông tin thông qua tên đường 45
Trang 10Hình 3.29 Giao diện tra cứu thông tin thủy văn 46
Hình 3.30 Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin thủy văn 46
Hình 3.31 Hộp thoại hiển thị kết quả tìm kiếm tên thủy văn 47
Hình 3.32 Hộp thoại hiển thị kết quả tìm kiếm, xem thông tin thủy văn 47
Hình3.34 Giao diện tra cứu thông tin ký hiệu 48
Hình 3.35 Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin ký hiệu công trình 49
Hình 3.36 Giao diện kết quả tìm kiếm theo tên ký hiệu 49
Hình 3.39 Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin điểm độ cao 51
Hình 3.41 Quy trình tìm kiếm thông tin quy hoạch sử dụng đất 52
Hình 3.42 Giao diện tra cứu thông tin địa chính quy hoạch 52
Hình 3.43 Giao diện và các thông số tìm kiếm thông tin địa chính quy hoạch 53
Hình 3.45 Quy trình tìm kiếm thông tin giao thông quy hoạch 54
Hình 3.46 Giao diện tra cứu thông tin giao thông quy hoạch 55
Hình 3.47 Giao diện và các thông số tìm kiếm thông tin giao thông quy hoạch 55
Hình 3.48 Kết quả tìm kiếm thông tin giao thông quy hoạch qua Mã ID 56
Hình 3.49 Kết quả tìm kiếm thông tin giao thông quy hoạch qua tên tuyến đường 57
Hình 3.52 Giao diện xem tọa độ địa lý Nhà Văn Hóa Thị Trấn 58
Hình 3.53 Giao diện hiển thị 4 nút dịch chuyển 59
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Đặt vấn đề
Trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà đặt biệt là
lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, nhu
cầu về thông tin về lãnh thổ, quy hoạch phát triển, thông tin về văn hóa, kinh tế xã hội,
an ninh xã hội ngày càng lớn, nó đòi hỏi ngườii quản lý phải biết nắm bắt, phân loại và
xử lý thông tin một cách khoa học Do vậy mục tiêu là phải xây dựng một hệ thống cơ
sở dữ liệu thống nhất, từ đó cung cấp các thông tin hỗ trợ giúp quyết định phát triển
kinh tế địa phương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Ngày nay, đã có nhiều phần mềm ứng dụng ra đời thay thế cho các thao tác thủ
công đem lại nhiều hiệu quả cao Trong lĩnh vực đất đai, thì khối lượng thông tin là vô
cùng lớn, nhưng yêu cầu phải quản lý và cung cấp thông tin chính xác cho nhà quản lý
và người sử dụng Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở nước ta
chỉ là những bước đi ban đầu, khi mọi thao tác vẫn chỉ là thủ công gây khó khăn cho
việc lưu trữ, truy xuất thông tin Đất đai luôn biến động, khối lượng thông tin cần phải
lưu trữ, cập nhật là rất lớn bao gồm những thông tin đăng ký về quyền sử dụng đất, vị
trí, hình dạng, kích thước Nên cần đảm bảo độ chính xác cao, tìm kiếm dễ dàng và
nhanh chóng hơn Nhất là trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế thì việc ứng dụng
và phát triển công nghệ tin học cho tất cả các lỉnh vực nói chung, lĩnh vực tài nguyên
và môi trường nói riêng là một tất yếu khách quan
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu
quả nhất làm cơ sở cho lãnh đạo địa phương hoạch định chính sách, ra quyết định một
cách chính xác, nhanh chóng trên cơ sở hệ thống dữ liệu tự nhiên và kinh tế - xã hội
được lưu trữ, cập nhật Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nó là công cụ
đắc lực cho phép phân tích, đánh giá đầy đủ hiện trạng và tiềm năng các nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, môi trường) để từ đó định
hướng khai thác, quản lý hiệu quả, tiết kiệm nhất các nguồn lực đó ArcGIS là một
trong những phần mềm trong việc quản lý cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu
thuộc tính Cho phép người dùng nắm bắt thông tin chính xác về thửa đất và truy xuất
dữ liệu phục vụ cho các công tác liên quan
Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường
ngày càng hiện đại trong thời gian tới và đảm bảo đúng định hướng phát triển khoa
học công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ứng dụng GIS vào công tác quản lý
thông tin đất đai sẽ giúp huyện Định Quán quản lý hiệu quả hơn trên địa bàn, dễ dàng
kiểm soát các biến động và cập nhật các thông tin trên đất
Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, đề tài “ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY
DỰNG VÀ QUẢN LÝ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
THỊ TRẤN ĐỊNH QUÁN HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI” sẽ giải quyết
phần nào những bất cập trong công tác quản lý thông tin đất đai hiện nay
2 Mục tiêu
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất bằng ArcGis
- Ứng dụng GIS xây dựng công cụ hỗ trợ công tác quản lý thông tin đất đai
Trang 123 Nội dung
- Tìm hiểu phần mềm ArcGis và Ngôn ngữ lập trình ARC OBJECTS
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất bằng phần mềm Arcgis
- Xây Dựng Module quản lý bản đồ quy hoạch sử dụng đất
5 Nguồn tài liệu kế thừa
+ Bản đồ nền địa chính - kế thừa từ Trung Tâm Kỹ Thuật Địa Chính Đồng Nai
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn năm 2010 tỷ lệ 1:5.000 - kế thừa từ bản
đồ kiểm kê năm 2010
6 Sản phẩm của đề tài
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thị trấn Định Quán huyện Định Quán năm
2020
- Module quản lý bản đồ quy hoạch
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu :
Tất cả các thông tin trên từng thửa đất, giao thông, thủy văn , … Hiện trạng và
quy hoạch trong bản đồ quy hoạch trên địa bàn
2 Phạm vi nghiên cứu :
Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Xây dựng công cụ hỗ trợ công tác quản lý thông tin đất đai hiện trạng và
quy hoạch
Ý NGHĨA THỰC TIỂN
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là phần quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất
của địa phương, bản đồ quy hoạch giúp cơ quan quản lý đất đai nắm bắt được thông
tin đất đai hiện trạng, thông tin quy hoạch chi tiết, tiến độ thực hiện của các dự án quy
hoạch Do vậy việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất là rất cần thiết, bên cạnh
đó việc tra cứu tìm kiếm thông tin trên bản đồ quy hoạch đòi hỏi phải trực quan dễ
thực hiện và phải chính xác đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhà nước về
quản lý đất đai Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và hệ
thống phần mềm ArcGIS nói riêng trong xây dựng và quản lý bản đồ quy hoạch sử
dụng đất sẽ giúp địa phương giải quyết một cách hiệu quả, khoa học, nhanh chóng,
chính xác
Bản đồ QHSDĐĐ có ý nghĩa quan trọng trong công tác QHSDĐĐ nó vừa là tư
liệu vừa thể hiện kết quả của công tác quy hoạch cũng như các dự báo lâu dài về sử
dụng đất đai của một đơn vị hành chính
Các thông tin thể hiện trên bản đồ dưới dạng các dữ liệu không gian như vị trí,
hình dạng, kích thước …và các dữ liệu phi không gian như loại đất, chủ sử dụng
Trang 13Do đó bản đồ quy hoạch giúp quan sát một cách trực quan các yếu tố cần
nghiên cứu, phân tích và giải quyết
Là tư liệu theo dõi quá trình triển khai phương án QHSDĐĐ đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt đồng thời là căn cứ pháp lý giao cấp đất cho các tổ chức, cá
nhân
Cung cấp thông tin cho các mục đích nghiên cứu khoa học cũng như phát triển
các ngành kinh tế xã hội
Đồng Nai là một trong những tỉnh đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý đất đai Từ những năm 2000 toàn tỉnh đã xây xong bản đồ số
đến cấp xã Trong 10 năm qua 2000-2010 công tác cập nhật và chỉnh lý đo đạc địa
chính phủ trùm diện tích trong toàn tỉnh đã được thực hiện rất nghiêm túc
Ngày nay bản đồ không chỉ là phương tiện thể hiện thông tin hình dạng các đối
tượng địa vật mà nó còn là công cụ giúp các nhà quản lý đề định hướng và chiến lược
phát triển lâu dài
Theo quy định của bộ tài nguyên và môi trường, các loại bản đồ HTSDĐ,
QHSDĐ được thành lập và quản lý bằng phần mềm MicroStation Thực tế đây là phần
mềm về thiết kế đồ họa và hổ trợ các công cụ vẽ kỹ thuật rất thuận lợi trong công tác
cập nhật chỉnh lý biến động Tuy nhiên để quản lý các đối tượng bản đồ đặc biệt là các
dự án, công trình quy hoạch ngoài việc quản lý hình dạng, kích thước hay vị trí các dự
án, công trình cần phải quản lý nhiều thông tin có liên quan khác như qui mô dự án,
tiến độ thực hiện, chủ đầu tư, lĩnh vực dự án,… Do đó cần có một hệ thống quản lý
được tất cả các thông tin và yêu cầu như trên Phần mềm Arcgis có thề đáp ứng được
các yêu cầu đó
Trang 14PHẦN II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU II.1 Cơ sở khoa học
II.1.1 Bản đồ học
1 Khái niệm
Từ trước tới nay có nhiều người đã đưa ra nhiều khái niệm về bản đồ nhưng nói
chung đều có những nội dung tương tự chỉ khác nhau về cách diễn đạt
Sau đây là định nghĩa của hội nghị bản đồ thế giới lần thứ 10 (Barxelona, 1995)
“Bản đồ là hình ảnh của thế giới thực tế địa lý, được ký hiệu hóa, phản ánh các
yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo trong
lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến mối
quan hệ không gian”
Sự biểu hiện này tuân theo quy tắc về thu nhỏ, tổng quát hóa, được thiết lập cho
mỗi tỷ lệ và tuân theo quy tắc của một phép chiếu phẳng bản đồ
Từ định nghĩa trên nêu rõ các khía cạnh:
- Bản đồ là một loại mô hình về hiện thực địa lý
- Mô hình bản đồ có 4 đặc điểm quan trọng, xác định sự khác biệt giữa bản đồ
và mô hình khác, đó là:
+ Phản ánh hiện thực địa lý (các thực thể, hiện tượng, quá trình, tính chất, trạng
thái trong mối quan hệ định vị trong không gian)
+ Được xác định về mặt toán học – hệ quy chiếu, tỷ lệ
+ Phản ánh hiện thực địa lý có chọn lọc, xuất phát từ một số điều kiện, trong đó
quan trọng nhất là mục đích và tỷ lệ bản đồ
+ Phản ánh hiện thực địa lý bằng mô hình ký hiệu là chủ yếu
Định nghĩa gắn với máy tính và địa lý
Dent 1985: Để lập bản đồ, nhà bản đồ phải lựa chọn dữ liệu và diễn đạt
thành thông tin Từ quan điểm này, bản đồ được coi là sự trừu tượng hóa môi trường
bằng bản đồ Quá trình trừu tượng hóa bao gồm: lựa chọn (selection), phân loại
(classification), đơn giản hóa (simlification) và kí hiệu hóa (simbolization):
- Sự lựa chọn thông tin được xác định bởi mục đích của bản đồ
- Sự phân loại và gộp các đối tượng thành các nhóm có thuộc tính giống
hoặc tương tự nhau
- Đơn giản hóa là tái tạo lại hình dạng của đối tượng trong thế giới thực
bằng sự thể hiện bản đồ
- Kí hiệu hóa là thể hiện vị trí các đối tượng, nói chung là để biểu thị các
hiện tượng định vị theo điểm
Thành lập bản đồ
Guptill & Starr 1984 quan niệm về sự lập bản đồ (Mapping): “Là sự
chuyển tải thông tin tập trung trong một Cơ sở dữ liệu (CSDL) không gian, CSDL này
được coi là một mô hình đa phương tiện của hiện thực địa lý Như vậy, CSDL không
gian đóng vai trò là hạt nhân trung tâm của một trình tự đầy đủ các quá trình của bản
đồ, nhận các dữ liệu nhập khác nhau và đưa ra các sản phẩm thông tin khác nhau”
Trang 152 Bản đồ số
.Khái niệm:
Bản đồ số là mô hình số của bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề, bản đồ chuyên
môn, được thể hiện ở dạng số đối với tọa độ mặt phẳng (x, y), độ cao và các số liệu
thuộc tính đã được mã hóa Bản đồ số được thành lập trong phép chiếu, hệ thống ký
hiệu quy định đối với các bản đồ cùng kiểu đã biết, có tính đến tổng quát hóa và các
yêu cầu về độ chính xác
.Đặc điểm:
- Bản đồ số có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của bản đồ truyền thống: cơ sở toán
học, các nội dung thông tin thể hiện, sử dụng ký hiệu bản đồ Nhưng thông tin được
lưu trữ dưới dạng số
- Thông tin của bản đồ được cấu trúc theo kiểu raster hoặc vector, tổ chức thành
các file bản đồ riêng lẽ, hoặc liên kết thư mục trong các cơ sở dữ liệu bản đồ hoặc hệ
thống thông tin địa lý (GIS)
- Để sử dụng và làm việc với bản đồ số, phải có máy tính điện tử và các thiết bị
liên quan, các phần mềm chuyên dụng
- Bản đồ số ngoài việc phải đạt được các điều kiện và tiêu chuẩn như bản đồ
truyền thống (độ chính xác, nội dung, quy tắc,…), nó còn có ưu điểm:
+ Cho khả năng giao diện trực tiếp, thuận lợi và linh hoạt giữa người dùng với thông tin bản dồ Có tính chuẩn hóa cao, chuẩn hóa về: dữ liệu, tổ chức, thể
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy
hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch
2 Đặc điểm
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thể hiện hai lớp nội dung thông tin cơ bản: thứ
nhất là hệ thống nội dung các yếu tố nền (sông ngòi, đường sá, địa hình,…), và yếu tố
chuyên đề sử dụng đất
Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất các mục đích sử dụng đất được thể hiện
bằng màu theo quy định
3 Nhiệm vụ
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ phản ánh:
- Bản chất các đối tượng trên bản đồ (thửa đất, ký hiệu, màu sắc, ghi
chú)
Trang 16- Trật tự không gian của đối tượng nói trên
II.1.3 Cơ sở toán học của bản đồ
1 Phép chiếu bản đồ
Là một phương pháp xác định về mặt toán học nhất định nhằm biểu thị mặt
elipsoid lên mặt phẳng Phép chiếu xác định mối quan hệ (tương ứng) giải thích giữa
toạ độ địa lý (hay toạ độ khác) của các điểm trên mặt elipsoid với toạ độ vuông góc
hay toạ độ khác của chính những điểm ấy trên mặt phẳng Mối quan hệ đó có thể được
biểu thị bằng hai phương trình có dạng:
X=f 1 (, ).
Y=f 2 ( , ).
và được gọi là những phương trình của phép chiếu bản đồ
Giới thiệu hệ quy chiếu VN – 2000 và các thông số chính
- Elipsoid quy chiếu Quốc gia là elipsoid WGS-84 toàn cầu với các thông số:
+ Bán trục lớn: a = 6.378.137m
+ Độ dẹt: f = 1/298,257223563
+ Tốc độ quay quanh trục: = 7292115 x -11 rad/s
- Elipsoid WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ VN trên cơ sở sử dụng
điểm GPS cạnh dài có độ cao thủy chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam
- Điểm gốc toạ độ Quốc gia đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính – đường Hoàng
Quốc Việt – Hà Nội
2 Tỷ lệ bản đồ
.Định nghĩa
Tỷ lệ được biểu thị bằng tỷ số chiều dài của một đoạn thẳng trên ảnh đối với
chiều dài tương ứng của nó ngoài thực địa
.Các dạng tỷ lệ bản đồ
- Tỷ lệ số: thể hiện bằng một phân số mà tử số bằng 1, còn mẫu số là số cho
thấy mức độ thu nhỏ của mặt đất Tỷ lệ này viết dưới dạng 1:M
- Tỷ lệ chữ: là tỷ lệ nêu rõ một đơn vị chiều dài trên bản đồ tương ứng với độ
dài ngoài thực địa là bao nhiêu
- Thước tỷ lệ: Là hình vẽ dùng nó có thể đo trên bản đồ Thước tỷ lệ có thước
thẳng và thước xiên
II.1.4 Cơ sở pháp lý
- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20-06-2001 của Tổng Cục Địa Chính
về việc hướng dẫn áp dụng hệ qui chiếu và hệ toạ độ Quốc gia VN2000
- Quyết định số 08/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ Tướng Chính Phủ về sử dụng
hệ qui chiếu và hệ toạ độ Quốc gia VN2000
- Luật đất đai 2003
-Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Về thi hành Luật Đất Đai
Trang 17-Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 Về việc hướng dẩn
lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
II.1.5 Cơ sở thực tiễn
1 Thực tiễn trên thế giới
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là một thành phần của bản đồ chuyên đề được
nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng Ngày nay do công nghệ thông tin phát triển nên
hầu hết các bản đồ chuyên đề được xây dựng bằng số hóa trên nền Gis Các quốc gia
sử dụng bản đồ số như Mỹ, Nga, Trung Quốc,…
2 Ở Việt Nam
Việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất được áp dụng từ lâu, ngày nay
cùng với sự phát triển của thế giới nói chung và của công nghệ thông tin nói riêng thì
bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở nước ta được xây dựng trên nền hai phần mềm đó là
Microstation và MapInfo như bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã, cấp huyện,…
II 2 Khái quát hệ thống thông tin địa lý (GIS)
II.2.1 Định nghĩa GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức của phần cứng, phần
mềm, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử
dụng và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý
II.2.2 Các thành phần của GIS
Hệ thống GIS có 5 thành phần chính bao gồm: phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
ứng dụng và con người Năm thành phần này phải cân bằng, hoàn chỉnh để GIS hoạt
động có hiệu quả
Hình 2.1 Các thành phần của GIS
II.2.3 Đặc điểm chung
- Cơ sở dữ liệu trong GIS gồm: dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và mối
quan hệ giữa hai loại dữ liệu này
Trang 18- Hệ thống thông tin đầu vào và hệ thống thông tin hiển thị thông tin đòi hỏi
những đặc thù riêng và chính xác
- Hệ thống GIS có các khả năng: Chồng lớp bản đồ, phân loại các thuộc tính,
phân tích
- Trong mô hình GIS các đối tượng địa lý được phân loại thành điểm, đường,
vùng Ví dụ: bưu điện, đài truyền hình, giao thông,…
- Đặc điểm quan trọng của GIS là mỗi một đối tượng địa lý đều được liên kết
với một cơ sở dữ liệu Sao cho mỗi vùng (hoặc điểm, hoặc đường) đều được mô tả bởi
các trường thuộc tính
II.2.4 Phần mềm ArcGIS – Ngôn ngữ lập trình ARC OBJECTS
1 Giới thiệu phần mềm ArcGIS Desktop 9.3:
a) Các thành phần của phần mềm ArcGIS Desktop 9.3:
- ArcGIS 9.3 là một hệ thống phần mềm thuộc hãng ESRI, tích hợp thống nhất
để thực hiện tác nghiệp GIS cho người dùng đơn hay nhiều người trên Desktop,
Server, qua internet
- ArcGIS dựa trên cơ sở khả năng modoul thành phần – thư viện dùng chung
của những thành phần GIS hợp thành, gọi là Arc Object
- Phần mềm ArcGIS là một bộ sưu tập hợp nhất những phần mềm GIS để xây
dựng GIS một cách hoàn chỉnh Các thành phần của ArcGIS: ArcGIS Desktop,
ArcGIS Engine, Sever GIS, Mobile GIS
b) ArcGIS Desktop
ArcGIS Desktop là một bộ những trình ứng dụng thống nhất bao gồm:
ArcCatalog, ArcMap, ArcToolbox, ArcGloble và ModelBuilder Sử dụng những ứng
dụng và thống nhất những điểm chung của nó ta có thể giải quyết bất cứ câu hỏi nào
mà GIS đặt ra Gồm các chức năng như: lập bản đồ, phân tích địa lý, phân tích không
gian, biên tập và thành lập dữ liệu, quản lý dữ liệu…ArcGIS Desktop có nhiều cấp để
thích ứng yêu cầu của nhiều người sử dụng khác nhau
ArcGIS Desktop bao gồm ba mức chức năng như sau:
- ArcView: Hoàn toàn chú trọng về sử dụng dữ liệu, bản đồ và phân tích
- ArcEditor: Thêm vào chức năng biên tập và tạo dữ liệu địa lý
- ArcInfor: Là một sự hoàn chỉnh, nó chứa đựng hoàn toàn những chức năng của GIS, gồm những công cụ phân tích không gian rất phong phú
c) ArcGIS Engine
ArcGIS Engine là một thư viện chứa đựng toàn bộ những thành phần nối kết
GIS để cho chuyên gia xây dựng những ứng dụng tùy biến Sử dụng ArcGIS Engine
chuyên gia có thể kết hợp những chức năng ArcGIS vào trong những ứng dụng như
Microsoft Word và Excel cũng như những ứng dụng tùy biến để phân phối những giải
pháp GIS đến nhiều người sử dụng ArcGIS Engine chạy trên nền của Windows,
Linux, UIX Nó còn hỗ trợ những ứng dụng phát triển như Visual Basic, Microsoft
Visual Studio.NET,…
Trang 19d) Sever GIS
Server GIS được dùng ở nhiều trung tâm chủ tin học GIS Những xu hướng
phục vụ trên nền tảng kỹ thuật GIS đang phát triển Server GIS đưa ra ba sản phẩm
phục vụ là ArcSDE, ArcIMS và ArcGIS Server
- ArcSDE: là một bước phát triển phục vụ cho những dữ liệu không gian
Nó cung cấp một phương pháp để lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu không gian trong
nhiều ứng dụng khách hàng như ArcIMS và ArcGIS Desktop
- ArcIMS: là một bản đồ phục vụ Internet có tính phân cấp Nó được sử dụng rộng rãi cho GIS Web để phân phối bản đồ, dữ liệu và Metadata đến nhiều người
sử dụng trên Web
- ArcGIS Server: Bao gồm một bộ dụng cụ GIS để phát triển Web ứng dụng Nó được sử dụng để xây dựng thuộc tính và vô số cấu trúc hệ thống thông tin
e) Mobile GIS
Mobile GIS bao gồm một số kỹ thuật hợp thành như GIS, GPS,…Phần cứng di
động trong các thiết bị nhẹ và các loại máy tính cá nhân lớn Thiết bị liên lạc không
dây cho truy cập Internet GIS
2 Giới thiệu ArcGIS Desktop
Sản phẩm của ArcGIS Desktop là các ứng dụng dùng chung, bao gồm:
ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ArcEditor
- ArcMap: hiển thị bản đồ, cập nhật dữ liệu, phân tích dữ liệu…
- ArcEditor: cung cấp thêm các công cụ vẽ, chỉnh sữa đối tượng…
- ArcToolbox: Phân tích, xử lý số liệu
Trang 20a) Module ArcMap
Hình 2.2 Giao diện ArcMap
- Chức năng
ArcMap được dùng để trình bày và truy vấn bản đồ, tạo ra sản phẩm chất lượng
khi in; phát triển ứng dụng theo yêu cầu của từng loại bản đồ chuyên đề; và xây dựng
các bản đồ khác
ArcMap cũng bao gồm đầy đủ tích hợp giúp người biên tập có thể làm việc với
ngôn ngữ cơ sở dữ liệu không gian, tạo nên những trình bày tác động với nhau như
liên kết bản đồ, bảng biểu, báo cáo, ảnh chụp
- Các ứng dụng chính
Hiển thị trực quan
Thể hiện dữ liệu theo sự phân bố không gian giúp người sử dụng nhận biết
được các quy luật phân bố của dữ liệu, các mối quan hệ không gian mà nếu sử dụng
các phương pháp truyền thống thì rất khó nhận biết
Tạo lập bản đồ
Nhằm giúp cho người sử dụng dễ dàng xây dựng các bản đồ chuyên đề truyền
tải các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chuẩn xác, ArcMap cung cấp hàng
lọat các công cụ để người sử dụng đưa dữ liệu của họ lên bản đồ, thể hiện, trình bày
chúng sao cho hiệu quả, ấn tượng nhất
Trợ giúp quyết định
ArcMap cung cấp cho người dùng các công cụ để phân tích, xử lý dữ liệu
không gian giúp cho người sử dụng dễ dàng tìm được lời giải đáp cho các câu hỏi như
là “Ở đâu…”, “Có bao nhiêu…”,…Các thông tin này sẽ giúp cho người sử dụng có
DataFrame Layer
Table Of Content
Toolbar
Data View
Trang 21những quyết định nhanh chóng, chính xác hơn về một vấn đề cụ thể xuất phát từ thực
tế mà cần phải được giải quyết
ArcMap cho phép người sử dụng trình bày, hiển thị kết quả công việc của họ
một cách dễ dàng Người dùng có thể xây dựng những bản đồ chất lượng và tạo các
tương tác để kết nối giữa những nội dung được hiển thị trên bản đồ với các báo cáo, đồ
thị, biểu đồ, bảng, bản vẽ, tranh ảnh và những đối tượng khác trong dữ liệu của người
sử dụng Người sử dụng có thể tìm kiếm, truy vấn thông tin địa lý thông qua các công
cụ xử lý dữ liệu rất mạnh và chuyên nghiệp của ArcMap
Khả năng tùy biến của chương trình
Một trường tùy biến của ArcMap cho phép người dùng tự tạo những giao diện
phù hợp với mục đích đối tượng sử dụng, xây dựng các công cụ mới để thực hiện công
việc của người sử dụng một cách tự động, hoặc tạo những chương trình ứng dụng độc
lập họat động trên nền tảng của ArcMap
b) Module ArcCatalog
- Chức năng
ArcCatalog có thể quản lý, tìm kiếm và sử dụng dữ liệu mà không làm mất
nhiều thời gian ArcCatalog có thể quản lý Coverrages, Shapefile, geodatabase và các
dữ liệu không gian khác cất giữ trong những thư mục trên máy tính
Công cụ phân tích dữ liệu ( Analyis Tools)
Chiếc xuất dữ liệu (Extract)
Trang 22 Chồng lớp dữ liệu (Overlay)
Trạng thái không gian (Proximity)
Thống kê (Statistics)
Công cụ chuyển đổi dữ liệu (Conversion Tools)
Chuyển dữ liệu từ Raster (From Raster, To Raster)
Chuyển dữ liệu từ Cad (To Cad)
Chuyển dữ liệu từ Coverage (To Coverage)
Chuyển dữ liệu từ Geodatabase (To Geodatabase)
Chuyển dữ lịêu từ Shapfile (To Shapfile)
4 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình ARC OBJECTS
Hệ thống ArcGIS cho phép mở rộng qua ngôn ngữ lập trình Arcobjects:
- ArcGIS Desktop bao gồm các phiên bản: ArcView, ArcEditor, ArcInfo
và được hổ trợ cho môi trường COM và NET Người sử dụng có thể ứng dụng
ArcGIS Desktop Developer Kit để xây dựng các hàm, công cụ một cách chuyên
nghiệp cho ArcGIS DeskTop
- ArcGIS Engine là một môi trường ứng dụng độc lập của ArcObjects
ArcGIS Engine Developer Kit cung cấp các thành phần ứng dụng bên ngoài ArcGIS
Desktop Nó hỗ trợ bởi các môi trường như COM, NET, Java và C++
- ArcGIS Server Developer Kit được xem như là một công cụ chuẩn của GIS Web ArcGIS Sever Developer Kit cho phép phát triển xây dựng trung tâm mạng
lưới GIS để phục vụ cho nhiều người sử dụng và với một khối lượng dữ liệu lớn, xây
dựng và phát triển ứng dụng Web GIS
a) Môi trường VBA (Visual Basic for Application)
- ArcMap và ArcCatalog đều được hỗ trợ môi trường lập trình VBA (Visual
Basic Application) VBA không phải là một môi trường chuẩn, nó được hỗ trợ trong
môi trường ứng dụng Nó cung cấp một môi trường chương trình kết hợp, Visual Basic
Editor (VBE), nơi mà chúng ta có thể viết đoạn chương trình để chạy thử, kiểm tra
cùng một cách trong ArcMap hoặc ArcCatalog Thư viện đối tượng ESRI luôn sẵn
sàng trong môi trường VBA
- Chúng ta có thể tạo một nút, một công cụ, một hợp danh sách hoặc hợp text và
viết code cho các sự kiện Sau đó chúng ta có thể di chuyển chúng lên toobar
- VBA là một chương trình ngôn ngữ đơn với nhiều tiện ích như Object
Browser sẽ giúp chúng ta tập hợp code một cách nhanh chóng Đây là một trong
những lý do chọn môi trường VBA:
Tạo nó nhanh chóng, kiểm tra, gỡ rối code trong ArcMap và ArcCatalog
Thư viện chuẩn ESRI được tham khảo đến
Những biến toàn cục như Application, Document thì được sẵn sàng
Nó là sự tập hợp UI từ việc sử dụng VBA và thành phần ActiveX
Nó dễ dàng kết hợp với ArcObjects UIControls
Nó dễ dàng chuyển từ VBA sang thư viện VB ActiveX (DLL)
Có nhiều ví dụ để tham khảo
Trang 23- Để mở không gian làm việc với VBA trong một project của ArcMap:
mở ArcMap, chọn Tools, chọn Macros, chọn Visual Basic Editor
Hình 2.4 Trình soạn thảo VBA
- Cửa sổ danh mục Project chứa tất cả những module của tờ bản đồ hiện hành,
được định nghĩa trong thư mục Normal Mỗi module có thể chứa nhiều thủ tục hay
hàm (gồm nhiều dòng lệnh) Có 3 lọai module:
Module standard (module chung)
Form: Là một hộp thoại được tạo ra bởi người sử dụng, nó chứa nhiều đối
tượng giao tiếp, như: Button (nút lệnh), ListBox (danh sách chọn),…
Module Classe (các lớp thư viện dùng chung)
Trang 24b) Các khái niệm cơ bản
- Kiểu dữ liệu
Bảng 1.1 Các kiểu dữ liệu cơ bản
String Là kiểu dữ liệu chuổi Có thể tới 2 tỷ kí tự
- Mô hình dữ liệu và các đối tượng cơ bản của Arc Ojects
Hình 2.5 Các thuộc tính đặc trưng VBA
c Tùy biến ArcInfo
- ArcMap và ArcCatalog có toolbars chứa các lệnh Chúng ta có thể tổ chức lại
các lệnh này khi hộp thọai Customize được mở ra Chúng ta có thể kéo và thả chúng
vào vị trí toobar hoặc đến toobar mới
Application
MxDocument
Map Layer
Trang 25Hình 2.6 Hộp thoại Customize
- Người sử dụng tác động các lệnh này bằng cách: click, gõ, chọn,… Một sự
tương tác là sự thực thi kết hợp của vài đoạn code Và người sử dụng phải viết code
cho các sự kiện này
II.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu
II.3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thị trấn Định Quán là trung tâm kinh tế của huyện Định Quán, cách thành phố
Biên Hòa khoảng 80 km về phía Đông Bắc với tổng diện tích tự nhiên là 996,94 ha
gồm có 12 ấp: Hiệp Thương, Hiệp Nghĩa, Hiệp Lợi, Hiệp Cường, ấp 114, Hiệp Tâm 1,
Hiệp Tâm 2, Hiệp Lực, Hiệp Đồng, Hiệp Quyết, Hiệp Nhất và Hiệp Thuận
Ranh giới hành chính tiếp giáp các xã trong huyện :
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Gia Canh và Phú Lợi
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Ngọc Định
+ Phía Nam giáp xã Phú Ngọc
+ Phía Bắc giáp xã Phú Vinh
Trên địa bàn Thị trấn có Quốc lộ 20 chạy qua nối liền với Quốc lộ 1 và các tỉnh
vùng Tây Nguyên thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Trang 26Hình 2.7 Sơ đồ vị trí thị trấn Định Quán
b) Địa hình
Thị trấn Định Quán là một trong những địa bàn của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng
đồi núi, dạng địa hình bị chia cắt mạnh, có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông với
độ cao trung bình 170,5 m so với mực nước biển (điểm cao nhất khoảng 216 m và thấp
nhất khoảng 125 m ) và được chia làm 03 dạng địa hình chính: Đồng bằng, đồi núi
lượn sóng và trũng
Dạng địa hình đồng bằng: Chiếm diện tích khoảng 40-45% diện tích tự nhiên phân bố ở phía Đông nam thuộc các ấp: Hiệp Lợi, Hiệp Thương
và Hiệp Nghĩa Dạng địa hình này rất thích hợp cho việc trồng lúa nước và nuôi
trồng thủy sản Tuy nhiên, do hệ thống thủy lợi còn hạn chế nên hàng năm
thường bị ngập vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nắng, chính vì vậy mà vẫn
còn những hạn chế nhất định trong sản xuất nông nghiệp
Dạng địa hình đồi lượn sóng: trải dài từ Tây sang Đông, có độ cao trung bình 170m so với mực nước biển, chiếm khoảng 40-50% diện tích tự
Trang 27nhiên, có độ dốc trung bình từ 8-150, (có nơi trên 150 như Đồi 12, Núi Gia)
phù hợp cho việc trồng cây nông nghiệp lâu năm và cây ăn quả
Dạng địa hình trũng: Nằm xen kẽ với các ngọn đồi dưới dạng thung lũng, chiếm khoảng 5-10% diện tích tự nhiên
c) Khí hậu thuỷ văn :
- Lượng mưa
Thị trấn Định Quán có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ ổn định
quanh năm Do ảnh hưởng của vùng cao nguyên Bảo Lộc, Lâm Đồng là sườn chắn gió
Tây mang nhiều hơi ẩm từ biển Ấn Độ Dương nên lượng mưa trung bình tương đối
lớn từ 2.500-2.800mm/năm, số ngày mưa là 150-160 ngày/năm, lượng mưa thường
phân bố theo mùa
- Khí hậu
Phân chia hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Vào mùa này lượng mưa chiếm từ 10-15% tổng lượng mưa trong năm, trong đó tháng 01 và tháng 02
hầu như không mưa nhưng lượng bốc hơi cao (chiếm 64-67% tổng lượng bốc
hơi trong năm)
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, chiếm 85-90%
tổng lượng mưa cả năm Do mưa lớn cộng với địa hình chia cắt mạnh dẫn đến
đất dễ bị xói mòn, thoái hóa
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 230C – 29 0C, khoảng chênh lệch
nhiệt độ không cao giữa các thánh trong năm, giữa các ngày trong tháng và giữa đêm
và ngày
Tổng tích ôn cao và nhiệt độ ít biến động tạo điều kiện cho việc bố trí các thời
vụ cây trồng trong năm Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều thường gây ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của cây trồng đặc biệt là sự lây lan của sâu bệnh Do đó cần
phân vùng nông nghiệp và lựa chọn cơ cấu cây trồng cho thích hợp với từng mùa vụ
Trang 28Bảng 2.1 Các chỉ tiêu về khí hậu
Tốc độ gió trung bình/năm m/s 1,8-2,2
Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Bảo Lộc
2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Thực trạng phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế
Tình hình kinh tế của Thị trấn Định Quán trong những nằm gần đây có nhiều
khởi sắc, thu nhập của người dân ngày một tăng, đời sống của nhân dân ngày càng
được cải thiện Cơ cấu kinh tế tăng trưởng bình quân là 9,5% theo hướng: Dịch vụ -
Nông lâm – Công nghiệp xây dựng, trong đó dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất.Thu nhập
GDP đầu người năm 2009 là 6.500.000 đồng
Ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phát triển rất mạnh, nhất là khu vực dọc
theo Quốc lộ 20 Mạng lưới tiêu thụ nông sản khá phát triển, hàng hóa nông sản dễ
tiêu thụ, không ứ đọng, điều này đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất, kích thích sản
xuất phát triển
Trước đây, việc sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lương thực thực phẩm thì
ngày nay phần lớn đất đai được cải tạo để trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao
như: cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả… cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu
Tập quán canh tác lạc hậu nay được thay thế bằng phương pháp tăng năng suất, tăng
khả năng sinh lợi của đất
b)Thực trạng phát triển kinh tế
Ngành nông nghiệp
Trong những năm qua, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần do
tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt luôn
chiếm tỷ trọng cao hơn chăn nuôi Theo báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh
tế xã hội năm 2009 của UBND thị trấn thì :
Trang 29- Trồng trọt :
Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tăng giá trị hàng hóa, từng bước
đi vào thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, thay đổi giống mới, áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật vào sản xuất Vì vậy năng suất và sản lượng của một số cây trồng
đã tăng dần qua các năm
Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 831 ha, đạt 92%
so với kế hoạch, trong đó diện tích cây lương thực 607 ha đạt 101% KH, cây thực
phẩm có 163 ha đạt 74%, cây công nghiệp hàng năm 36 ha đạt 65% Riêng cây lâu
năm có 443 ha gồm cây điều 195 ha ( cho thu hoạch 126 ha), vườn tạp 166 ha
Mặt khác, diện tích đất cây lâu năm cũng được tăng dần qua các năm do chuyển
từ cây hàng năm sang Tuy nhiên hiện nay phần diện tích này vẫn còn trong thời kỳ
đầu tư cơ bản nên năng suất đạt chưa cao
- Ngành chăn nuôi:
Trong những năm qua, tình hình chăn nuôi trên địa bàn Thị trấn Định Quán
tương đối phát triển, nhằm hổ trợ và thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển, đồng thời
còn tận dụng được nguồn lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho người dân Hình thức
chăn nuôi chủ yếu trong các hộ gia đình Kết quả năm 2005 tổng đàn gia súc, gia cầm
đạt 12037 con, trong đó heo 4749 con; bò 150 con, trâu 82 con; riêng gia cầm giảm
mạnh còn 7056 con; trong đó gà 6829 con, vịt 227 con do tình hình dịch cúm gia cầm
nên số lượng gia cầm chỉ đạt 25,8% so với cùng kỳ năm 2004 (27336 con)
Trong chăn nuôi, Thị trấn đã chú trọng đến công tác tiêm chủng, phòng ngừa
bệnh dịch các loại, đồng thời phối hợp với trạm khuyến nông tổ chức các lớp hướng
dẫn nhằm trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và chăn nuôi Vì vậy, hiệu
quả chăn nuôi trong những năm qua đạt cao
Dịch vụ thương mại
Thị trấn Định Quán là trung tâm kinh tế của huyện, nên ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại khá phát triển và chiếm
75,05% trong cơ cấu kinh tế Hiện nay trên địa bàn Thị trấn có 1793 cơ sở kinh
doanh, trong đó có 10 doanh nghiệp tư nhân, 01 công ty trách nhiệm hữu hạn,
với tổng số lao động 2665 người Hình thành trung tâm buôn bán gồm các chủ
kinh doanh lớn như: xe gắn máy, hàng điện tử, vàng bạc đá quý, các chợ buôn
bán các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống của người dân trong Thị trấn
và các xã vùng lân cận…Ngoài ra, mạng lưới tiêu thụ nông sản phẩm cũng rất
phát triển, do trên địa bàn có công ty DONA FOOD, nên sản phẩm trong nông
nghiệp (chủ yếu là điều) không bị ứ đọng Bên cạnh đó, mạng lưới cung ứng vật
tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng phát triển nhằm phục vụ nhu cầu cho
người dân
Ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
Ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tương đối phát triển, đóng góp lớn trong tổng sản phẩm địa phương Toàn Thị trấn hiện có 339 cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp bao gồm: công nghiệp chế biến (224), công
nghiệp khai thác (28), xây dựng (31), loại khác (56) gồm cơ khí sửa chữa, tiện
Trang 30c) Thực trạng cơ sở hạ tầng
Thị trấn Định Quán thuộc đô thị loại 5, là trung tâm kinh tế văn hóa của huyện
nên việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm hàng đầu Trong những năm gần
đây, Thị trấn cũng đầu tư nâng cấp các công trình để phục vụ cho nhu cầu của nhân
dân như: trường học, đường xá, khu vui chơi… đặc biệt đã thực hiện khu hành chính
huyện theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt
- Giao thông:
Mạng lưới giao thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, tuy
nhiên, một số tuyến đường còn nhỏ, chất lượng thấp Hiện Thị trấn có Quốc lộ 20 chạy
qua địa bàn, nối liền các đường liên xã, liên ấp tạo thành mạng lưới giao thông xương
cá (lấy Quốc lộ 20 làm trục chính), rất thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu kinh tế cũng
như tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ để ứng dụng vào sản xuất và đời sống
Bảng 2.2 Hiện trạng giao thông
Tên đường Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Diện tích
(ha)
do hệ thống kênh mương đã xuống cấp nên khả năng sử dụng không cao Trong
những năm tới cần phải đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương này nhằm tăng
khả năng phục vụ cho cánh đồng lúa ở khu vực trên
Trang 31d) Thực trạng xã hội
- Dân số :
Theo số liệu thống kê năm 2009, TT Định Quán có khoảng 23.195 người,
tương ứng với 4.956 hộ (bình quân 5 người/hộ) Mật độ trung bình 2.329 người/km2
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần qua các năm, năm 2006 là 1,28% đến năm
2009 chỉ còn 1,2%
Hầu hết dân cư sống tập trung ven Quốc lộ 20 và dọc các đường liên xã, liên ấp
tạo thành những cụm dân cư tập trung, nên rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất
chuyên dùng phục vụ nhu cầu cho người dân
- Dân tộc:
Do lịch sử hình thành lâu đời và là vành đai của vùng cao nguyên Đông Nam
bộ nên thị Trấn Định Quán có dân tộc rất phong phú với 18 dân tộc, trong đó dân tộc
kinh chiếm đa số với 22.484 người ( chiếm 96,93%), còn lại là các dân tộc khác như
dân tộc Hoa, Mạ, Khơ me, Tày, Mường, Nùng, Sándìu…
Dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện, ủy ban nhân dân Thị
Trấn nhìn chung các dân tộc cùng nhau đòan kết, nhất trí và tin tưởng vào đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng nhau sản xuất xây dựng quê hương ngày càng
giàu đẹp Tuy nhiên, đối với người dân tộc khả năng tiếp cận với sản xuất khoa học kỹ
thuật còn rất hạn chế Do đó thị trấn Định Quán cần có những chính sách phù hợp đối
với người dân tộc thiểu số để xây dựng Thị Trấn ngày một tốt hơn
- Tôn giáo
Các tôn giáo chính đang hoạt động trên địa bàn Thị trấn gồm: Công giáo, Phật
giáo, Tin lành, Cao đài Tổng dân số theo tôn giáo là 23116 người, chủ yếu là theo đạo
Công giáo 13299 người; các tôn giáo còn lại gồm Phật giáo 9250 người, Tin lành 289
người, Cao đài 278 người
- Lao động
Tổng lao động trên toàn địa bàn trong năm 2009 là 12.061 người (có khả năng
lao động), trong đó nông nghiệp là 5.584 người và 6.477 lao động phi nông nghiệp
Trong lao động phi nông nghiệp có lao động thương nghiệp và dịch vụ là 1.421 người,
lao động công nghiệp là 643 người, còn lại là lao động trong các ngành nghề khác
Lao động nông nghiệp chiếm hầu hết trong tổng số người có khả năng lao động
Tuy nhiên số lao động này chưa được sử dụng triệt để trong nông nghiệp do người dân
canh tác theo mùa vụ nên thời gian nhàn rỗi còn thiếu nhiều Cần có hướng phát triển
nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi để tăng nguồn thu nhập cho người dân
- Văn hóa
Trong những năm qua đài phát thanh đã duy trì tốt hoạt động phát thanh ngày
02 buổi, kịp thời thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước Đặc biệt trong năm qua đài tập trung tuyên truyền vào các ngày lễ lớn
hàng năm như: 3/2, 30/4, 1/5, 19/5 và 22/12
Ngoài ra, ủy ban nhân dân Thị trấn còn tổ chức triển khai cuộc vận động xây
dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa cho 12 ấp
- Giáo dục
Trang 32Năm học 2009-2010 trên địa bàn Thị trấn số học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt
100%, khối cấp II số học sinh khá giỏi đạt 52,6%, số học sinh lên lớp đạt 98,5%
Những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều tiến bộ, chất lượng dạy và học
ngày càng được nâng cao Ngoài những lớp học trên, Thị trấn còn tổ chức các lớp phổ
cập xóa mù chữ
Nhìn chung trong năm học 2009 về cơ sở vật chất khá khang trang sạch đẹp, số
lượng phòng xuống cấp nay đã được nâng cấp, đáp ứng nhu cầu dạy và học; giải quyết
tốt tình trạng thiếu giáo viên ở các trường
- Y tế
Ngành y tế và chữ thập đỏ đã phối hợp tổ chức và thực hiện tốt các chương
trình y tế cộng đồng Trạm y tế đã xây dựng được một đội ngũ phục vụ gồm: 01 bác
sỹ, 01 y tá và 01 nữ hộ sinh
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có bước triển mới, số người được khám
chữa bệnh tại trạm y tế ngày càng cao, có 100% số hộ đăng ký diệt lăng quăng phòng
bệnh, chương trình DSKHHGĐ có 3.206 cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh
thai
Việc thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình cũng được quan tâm Trong
năm qua, ban dân số và kế hoạch hóa gia đình Thị trấn đã thường xuyên kết hợp với
các ban ngành đoàn thể tuyên truyền giáo dục trong nhân dân thực hiện tốt các chương
trình dân số và kế hoạch hóa gia đình
II.3.2 Tình hình quản lý thông tin đất đai trên địa bàn nghiên cứu
1 Quản lý theo ranh giới hành chính
Sau ngày 30/4/1975 xã Phú Hiệp được hình thành ở khu vực trung tâm huyện lỵ
Định Quán Đến năm 1983 quy hoạch thành Thị trấn Phú Hiệp và năm 1985 đổi tên
thành Thị trấn Định Quán Thực hiện Nghị định 51/CP ngày 23/06/1994 của Chính
Phủ về việc điều chỉnh địa chới hành chính Kết quả cắm mốc 364 và kiểm kê 2005 đã
xác định diện tích tự nhiên của Thị trấn là 1.054,64 ha
Đến năm 1999, kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính theo quyết định 201/CP và
kết quả kiểm kê năm 2000 đã xác định diện tích tự nhiên của Thị trấn là 1.006,79 ha
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 thì diện tích tự nhiên của Thị trấn là
996,9446 ha Đến nay việc quản lý đất đai của Thị trấn đã ổn định, không có sự tranh
chấp với các vùng lân cận
2 Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính
Đã đo đạc, lập bản đồ địa chính trên phạm vi toàn Thị trấn với 9.430 thửa gồm
64 tờ bản đồ địa chính, trong đó tỷ lệ 1/500 có 26 tờ, tỷ lệ 1/1000 có 28 tờ và tỷ lệ
1/2000 có 10 tờ Do thành lập theo công nghệ số nên độ chính xác cao, được sử dụng
hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương
3 Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Hàng năm, Ủy ban nhân dân Thị trấn đều tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng
đất trình ủy ban nhân dân huyện; năm 2010 Thị trấn đã lập quy hoạch sử dụng đất đai
đến năm 2020; đã tiến hành lập quy hoạch chi tiết khu Trung tâm
Trang 334 Công tác hoà giải, giải quyết tranh chấp đất đai
Đây là công tác được cấp Uỷ Đảng, UBND Thị trấn hết sức quan tâm.UBND
thị trấn đã chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp trong công tác hòa giải, giải quyết
tranh chấp đất đai
5 Công tác theo dõi biến động
Được theo dõi cập nhật thường xuyên trên sổ sách, bản đồ địa chính Hình thức
biến động chủ yếu là chuyển quyền và chuyển mục đích sử dụng đất
6 Công tác thanh tra
Việc chấp hành các chính sách về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Thị trấn được chú trọng thường xuyên
II.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
II.4.1 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu phần mềm ArcGis và Ngôn ngữ lập trình ARC OBJECTS
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất bằng phần mềm Arcgis
- Xây Dựng Module quản lý bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Đánh giá hiệu quả của Module quản lý bản đồ
- Kết luận và kiến nghị
II.4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp bản đồ: Sử dụng các loại bản đồ để đối chiếu, so sánh dữ liệu
đầu vào Áp dụng trong công tác cập nhật chỉnh lý biến động
- Phương pháp điều tra: Nghiên cứu, xây dựng và tổng hợp các tài liệu có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến đóng góp của những người am
hiểu trong lĩnh vực thông tin nhà đất và tin học
- Phương pháp thống kê: Áp dụng trong việc phân tích, đánh giá chất lượng dữ
liệu đầu vào, sử dụng kèm với phần mềm Microsofl Excel
- Phương pháp kế thừa:
+ Bản đồ nền địa chính - kế thừa từ Trung Tâm Kỹ Thuật Địa Chính Đồng Nai
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn năm 2010 tỷ lệ 1:5.000 - kế thừa
từ bản đồ kiểm kê đất đai 2010
Trang 34* Quy trình thực hiện đề tài
Hình 2.8 Quy trình thực hiện đề tài
Chuẩn bị phương tiện nghiên cứu
Xây dựng bản đồ quy hoạch sử
dụng đất trên nền ArcGis
Xây dựng CSDL, công cụ hổ trợ
tiện ích trên ArcGIS
Ứng dụng ArcGIS và công cụ tiện
ích quản lý thông tin đất đai
Đánh giá hiệu quả
Trang 35PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU III.1 Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất có liên quan
Mặc dù tỷ lệ cấp GCNQSDĐ đạt khá cao nhưng tốc độ đô thị hóa cao, các công
trình giao thông, các công trình công cộng được xây dựng ngày càng nhiều dẫn đến đất
đai bị chia cắt manh mún, mục đích sử dụng đất thay đổi nhiều Hơn nữa do ảnh
hưởng của cơ chế thị trường, cơ chế, chính sách về đất đai có nhiều sự thay đổi (Luật
đất đai năm 2003, Nghị định số:181/2004/NĐ-CP, Nghị định số:198/2004/NĐ-CP,
Nghị định 17/2006/NĐ-CP) làm cho công tác quản lý đất đai trở nên hết sức phức tạp:
tình trạng chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất diễn ra liên tục trong đó có cả chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật
Quản lý quy hoạch trong giai đoạn trước còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều dự
án chưa thực hiện được
Thông qua kiểm kê năm 2010 sẽ tạo thuận lợi cho việc quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2010 đến 2020
III.2 Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu bản đồ
III.2.1 Khảo sát hiện trạng dữ liệu
- Các dạng dữ liệu có sẵn do Trung Tâm Kỹ Thuật Địa Chính Đồng Nai trực
thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường Đồng Nai cung cấp
Trang 36III.2.2 Đánh giá dữ liệu
Dữ liệu hiện trạng số được cung cấp chủ yếu dưới dạng: dạng DGN của phần
mềm Microstation, dạng TAB của phần mềm MapInfo Khi chuyển định dạng các loại
dữ liệu này sang định dạng dữ liệu theo GIS cần xem xét, phân tích cấu trúc dữ liệu
lưu trữ trong phần mềm Và trên cơ sở phân tích cấu trúc dữ liệu sẽ đề ra các bước xử
lí dữ liệu thích hợp để có một cơ sở dữ liệu GIS chuẩn
1 Cấu trúc dữ liệu liên quan đến phần mềm MapInfo
- MapInfo là một phần mềm GIS có chức năng quản lý thuộc tính phi không
gian
-Một tờ bản đồ có thể có thể có 1 Tab hay nhiều Tab, một Tab file có thể chứa
nhiều thuộc tính không gian và thuộc tính phi không gian
- Mô hình dữ liệu chính trong MapInfo là mô hình dữ liệu vector và raster Mỗi
Tab được định nghĩa bởi các thuộc tính đồ hoạ sau:
+ Kiểu Symbol thể hiện các đối tượng dạng điểm: mỗi điểm là một đối
tượng thể hiện các ký hiệu trên bản đồ
+ Kiểu Polyline thể hiện các đối tượng dạng đường
+ Kiểu Polygon thể hiện các đối tượng dạng vùng
+ Kiểu Text thể hiện các đối tượng dạng chữ
Mỗi kiểu dữ liệu điều có tùy chọn màu, lực nét,… cho phù hợp với yêu cầu
Mỗi kiểu dữ liệu điều mang thuộc dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
* Nhận xét về cấu trúc dữ liệu trong MapInfo
- Nó chú trọng về mặt hiển thị thông tin của bản đồ hoặc in bản đồ
- Chức năng phân tích dữ liệu được chú trọng, vì vậy mà cấu trúc dữ liệu của
phần mềm này có phần phức tạp nhưng gần tương đồng với ArcGis
-Nhờ có sự tương đồng nên quá trình chuyển đổi từ Mapinfo sang ArcGis được
thực hiện tương đối dễ
2 Cấu trúc dữ liệu liên quan đến phần mềm ArcGIS
- Dữ liệu trong phần mềm ArcGIS, bao gồm hai thành phần: dữ liệu không gian
và dữ liệu thuộc tính
- Dữ liệu không gian được lưu trữ trong tập tin có định dạng “*.shp”
- Dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong tập tin có định dạng “*.dbf”
- Dữ liệu không gian: Thể hiện hình dạng và vị trí của đối tượng địa lý
- Dữ liệu thuộc tính: Lưu trữ thuộc tính của đối tượng và chúng được liên kết
với dữ liệu không gian để mô tả đối tượng ngoài thực tế
Trang 37III.2.3 Đánh giá chất lượng dữ liệu dùng xây dựng cơ sở dữ liệu
* Dữ liệu không gian:
Trong quá trình biên tập các lớp không gian GIS, một số vấn đề gặp phải như
sau:
-Tuy các ký hiệu được thể hiện cụ thể đúng quy phạm nhưng khi chuyển sang
ArcGis các ký hiệu này không còn nửa phải tiến hành biên tập lại
* Dữ liệu thuộc tính
- Trên bản đồ hiện trạng MapInfo do là phần mềm Gis nên phần dữ liệu thuộc
tính được chú trọng, mỗi thửa được chú giải với nhiều thông tin: số thửa, diện tích và
loại đất, chủ sử dụng,…
- Các thông tin từng đối tượng không được cập nhật đầy đủ như đã quy định
nên dữ liệu thuộc tính ở nhiều trường hợp nhiều thửa bị bỏ trống
III.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các lớp trong bản đồ
III.3.1 Phân lớp dữ liệu
- Lớp đường giao thông hiện trạng, giao thông quy hoạch (dạng polygon): biểu
diễn bề mặt đường giao thông
- Lớp nền địa chính hiện trạng, địa chính quy hoạch (dạng polygon): xác định vị
trí, hình dạng, diện tích của các thửa đất, cung cấp thông tin địa chỉ, chủ sử dụng…
- Lớp thủy văn (dạng polygon): xác định tên sông, suối, ao, hồ chiều dài , độ
rộng …
- Lớp ký hiệu công trình (dạng point): xác định vị trí, tên của các địa vật tiện
ích trong khu vực nghiên cứu
- các lớp text: công trình, ký hệu loại đất, tên giao thông, thủy văn, ghi chú, …
- Lớp đường bình độ (dạng polyline): xác định độ đốc của địa hình
- Lớp độ cao (dạng point): xác định vị trí của các điểm, thể hiện độ cao địa
hình
- Lớp khung (dạng polyline): xác định khung của bản đồ quy hoạch
- Lớp địa giới (dạng polyline): xác định ranh giới giữa các xã với thị trấn Định
Quán
- Lớp bo (dạng polyline):
Trang 38III.3.2 Xây dựng dữ liệu không gian
* Quy trình xử lý dữ liệu tổng quát
Hình 3.2 Quy trình xử lý dữ liệu tổng quát
a) Lớp nền địa chính hiện trạng, địa chính quy hoạch
Quy trình xử lý dữ liệu lớp nền địa chính
Joins không gian
Hình 3.3 Quy trình xử lý dữ liệu lớp nền địa chính
Tách thông tin đi kèm với
dữ liệu không gian
Các thửa đất ở dạng polygon
Add Field (Thêm các Field vào bản thuộc tính)
Chỉnh sửa và biên tập theo mã loại đất
Kiểm tra Mỗi thửa chỉ duy nhất 1 mã thửa (dạng point)
Lớp thửa đất (dạng polygon) chứa các thông tin Mã tờ bản đồ
Trang 39Quá trình xây dựng dữ liệu không gian lớp thửa đất
- Tạo mới một Personal Geodatabase trong ArcCatalog tên TTDINHQUAN
- Sau khi dữ liệu được chuyển từ MapInfo sang ArcGis ta copy Feature Class
nendiachinh vào Personal Geodatabase TTDINHQUAN
Hình 3.4 Personal Geodatabase trong ArcCatalog tên TTDINHQUAN
Do khi chuyển từ Mapinfo sang ArcGis phần lớn các dữ liệu điều đồng bộ nên
chỉ cần biên tập cho phù hợp với yêu cầu là được
b) Lớp đường giao thông
- Tương tự như lớp nền địa chính lớp giao thông cũng được chuyển qua ở dạng
polygon, do quá trình biên tập ở MapInfo các đường giao thông chưa được cắt ra thành
đường riêng biệt, do đó phải tiến hành chỉnh sửa
- Để cắt các đối tường đường giao thông: Khởi động công cụ Editor Trong
thanh xổ Task chọn Cut Polygon Feature Chọn Edit Tool Chọn đối
tượng cần cắt Chọn Sketch Tool Cắt đối tượng tại vị trí muốn cắt
Hình 3.5 Cắt đối tượng polygon