Và kết quả thí nghiệm đã thu được: - Ở nội dung 1: Kiểm chứng tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên hạt cam mật trong điều kiện in vitro cho thấy, sau 2 ngày chủng nấm Pythium đã mọc kí
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
^^^ ]]]
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KIỂM CHỨNG TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀNG LÁ THỐI
RỄ TRÊN CÂY CÓ MÚI VÀ XÁC ĐỊNH GIỐNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8 năm 2010
Trang 2KIỂM CHỨNG TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀNG LÁ THỐI
RỄ TRÊN CÂY CÓ MÚI VÀ XÁC ĐỊNH GIỐNG
Giáo viên hướng dẫn Th.s VÕ THỊ THU OANH K.s NGUYỄN NGỌC ANH THƯ
Tp Hồ Chí Minh - Tháng 8 năm 2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Quý thầy cô khoa Nông Học
Đã tạo điều kiện cho tôi được học tập trong một môi trường giáo dục lành mạnh, được giao lưu học hỏi, trau dồi kiến thức
Thạc sĩ VÕ THỊ THU OANH đã dìu dắt, truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học trên giảng đường, xây dựng cho tôi một nền tảng kiến thức là hành trang tôi vững bước vào đời Ân cần hướng dẫn, chỉ bảo tôi thực hiện tốt đề tài
Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho tôi hoàn thành tốt đề tài
Thạc sĩ NGUYỄN THÀNH HIẾU
Kĩ sư NGUYỄN NGỌC ANH THƯ
Cùng các anh chị trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật
Đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài tại cơ quan
Và lòng biết ơn :
Tới ông bà, bố mẹ và gia đình là những người đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn, tạo điều kiện cho tôi được tiếp tục theo học Là điểm tựa vững chắc giúp tôi vượt qua những khó khăn thử thách, vững tin trong cuộc sống
Những người bạn không thể thiếu trong mỗi bước tôi đi, những người bạn đã sát cánh bên tôi suốt 4 năm đại học, đã giúp đỡ, sẻ chia, khuyên bảo tôi trong thời gian thực hiện đề tài
Tp Hồ Chí Minh ngày 10, tháng 8, năm 2010 Nguyễn Thị Hằng
Trang 4TÓM TẮT
KIỂM CHỨNG TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN CÂY
CÓ MÚI VÀ XÁC ĐỊNH GIỐNG CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH TRONG
ĐIỀU KIỆN IN VITRO Đề tài đã được thực hiện tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện
Cây Ăn Quả Miền Nam, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, từ tháng
1 năm 2010
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Võ Thị Thu Oanh
K.s Nguyễn Ngọc Anh Thư
Đề tài thực hiện bao gồm 2 nội dung:
Nội dung 1: Kiểm chứng tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên hạt cam mật đã
nẩy mầm của 3 dòng nấm Pythium sp., Fusarium sp và Phytophthora sp trong điều kiện in vitro Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm 4
NT có đối chứng, có 5 lần lặp lại với mỗi lần lặp lại là 1 đĩa petri (đường kính 9 cm)
gồm 4 hạt cam mật đã nảy mầm
Nội dung 2: Xác định giống có khả năng chống chịu bệnh vàng lá thối rễ của 10
giống cây có múi với nấm Pythium sp., Fusarium sp và Phytophthora sp trong điều kiện in vitro Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, gồm 10 NT, 3
lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 đĩa petri (đường kính 9 cm) gồm 4 hạt cây
có múi đã nảy mầm Thí nghiệm với từng dòng nấm trên 10 giống cây có múi Các giống cây có múi được chọn làm thí nghiệm bao gồm: bưởi bung, bưởi đỏ, bưởi đường
da láng, bưởi ngang, bưởi lông cổ cò, bưởi thúng, bưởi tứ quý, cam mật, chanh tàu, bưởi bánh xe
Và kết quả thí nghiệm đã thu được:
- Ở nội dung 1: Kiểm chứng tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên hạt cam mật
trong điều kiện in vitro cho thấy, sau 2 ngày chủng nấm Pythium đã mọc kín bề mặt
hạt làm cho hạt không thể phát triển, sau đó hạt sẽ bị thối, với tỷ lệ nhiễm bệnh là 100
% Kế đến là Fusarium sp (88,33 %) và Phytophthora sp (85 %) và kết luận cả 3 dòng nấm trên đều là tác nhân gây bệnh thối rễ trong điều kiện in vitro
Trang 5- Ở nội dung 2: Xác định giống có khả năng chống chịu bệnh vàng lá thối rễ của
10 giống cây có múi với nấm Pythium sp., Fusarium sp và Phytophthora sp trong điều kiện in vitro, trong 10 giống khảo sát thu được: bưởi đường da láng có khả năng chống chịu tốt với nấm Phytophthora sp., bưởi bánh xe chống chịu tốt với nấm
Fusarium sp., không có giống nào chống chịu tốt với nấm Pythium Riêng các giống
cam mật và chanh tàu mẫn cảm nhất với cả 3 dòng nấm Phytophthora sp., Fusarium
sp., Pythium sp Vì vậy có thể chọn 2 giống bưởi bánh xe, bưởi đường da láng tiếp
tục làm những thí nghiệm khác trong nhà lưới và ngoài đồng nhằm mục đích xác định gốc ghép chống chịu với bệnh vàng lá thối rễ
Trang 6MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .i
LỜI CẢM ƠN .ii
TÓM TẮT .iii
MỤC LỤC .v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .1
1.1 Đặt vấn đề .1
1.2 Mục đích-yêu cầu .2
1.2.1 Mục đích .2
1.2.2 Yêu cầu .2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
2.1 Tình hình sản xuất CCM tại ĐBSCL .3
2.2 Triệu chứng bệnh .3
2.3 Nguyên nhân bệnh VLTR .5
2.4 Điều kiện phát sinh - phát triển .7
2.5 Sơ lược về 3 dòng nấm .9
2.5.1 Phytophthora .9
2.5.2 Fusarium .11
2.5.3 Pythium .13
2.6 Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước .14
2.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .14
2.6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước .18
2.7 Biện pháp phòng trừ .23
Biện pháp canh tác .23
Trang 7Biện pháp hóa học .24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .25
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .25
3.2 Điều kiện nghiên cứu .25
3.3 Phương pháp nghiên cứu .25
3.4 Xử lí số liệu .28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .29
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .44
CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO .46
CHƯƠNG 7: PHỤ LỤC .49
Trang 8Hình 3.2: Bố trí đĩa hạt trong phòng thí nghiệm
Hình 3.3: Hạt CCM đã nảy mầm được đặt trên đĩa petri Hình 4.1: Hạt cam mật bị nhiễm Pythium ở 7 NSC
Hình 4.2: Hạt cây có múi khi chủng Phytophthora ở 25 NSC
Hình 4.3: Hạt cây có múi khi chủng Fusarium ở 25 NSC
Hình 4.4: Hạt CCM bị nhiễm Pythium ở 7 NSC
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG:
Bảng 4.1: Tỷ lệ bệnh (%) của hạt cam mật với 3 dòng nấm ở các thời điểm theo dõi Bảng 4.2: Cấp độ bệnh (%) của hạt cam mật với 3 dòng nấm ở các thời điểm theo dõi
Bảng 4.3: Tỷ lệ bệnh (%) của 10 giống cây có múi với nấm Phytophthora ở các thời
điểm theo dõi
Bảng 4.4: Chỉ số bệnh (%) của 10 giống cây có múi với nấm Phytophthora ở các thời
điểm theo dõi
Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh (%) của 10 giống cây có múi với nấm Fusarium ở các thời điểm
Bảng 4.9: Khả năng gây bệnh của 3 dòng nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium trên
10 giống cây có múi dựa vào chỉ số bệnh trung bình ở các thời điểm theo dõ
Trang 10Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây có múi thuộc họ Rutaceae, là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Hàng năm vùng cung cấp một lượng lớn quả đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhà vườn như bưởi da xanh, bưởi năm roi Ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trồng cây có múi nổi tiếng như: quýt tiều ở Lai Vung - Đồng Tháp; cam sành ở Tam Bình - Vĩnh Long; bưởi năm roi ở Bình Minh - Vĩnh Long; bưởi da xanh ở Bến Tre, …
Tuy đem lại nguồn kinh tế cao nhưng cây có múi lại bị nhiều bệnh nguy hiểm
và ngành trồng cây có múi đang đứng trước những thách thức lớn, trong đó bệnh vàng
lá thối rễ đã gây hại trầm trọng cho các vườn trồng cây có múi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Năm 2000, khoảng trên 1.300 ha quýt tiều tại Lai Vung bị chết do bệnh thối rễ Trong các năm từ 2001 đến 2004, vùng trồng cam mật tại hai huyện Trà
Ôn và Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long cũng bị bệnh thối rễ và chết dần Theo đánh giá của cán bộ địa phương số cây bị chết có thể lên đến 40 % diện tích cam của hai huyện Tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, bệnh thối rễ cũng gây hại khá nghiêm trọng
ở các vườn trồng cam và quýt đường (Phạm Văn Kim, 2004)
Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành kiểm chứng tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ và xác định gốc ghép cây có múi có khả năng chống chịu bệnh trong
điều kiện in vitro để tìm ra biện pháp giải quyết hiệu quả nhất Trong đó, kiểm chứng tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trong điều kiện in vitro là bước đầu tiên cần thực
hiện Theo nhiều chuyên gia, một trong những biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối
rễ hiệu quả và có ý nghĩa kinh tế cũng như ý nghĩa về mặt môi trường đó là biện pháp
sử dụng gốc ghép Theo Castle (1987); Niles và ctv, (1995), gốc ghép giữ vai trò quan trọng đầu tiên đối với ngành trồng cây có múi bởi vì lợi ích lâu dài do chúng mang lại trên những vườn cây bị nhiễm mặn, ngập nước, những tổn thương do khô hạn và lạnh, những ảnh hưởng đó rất dễ thấy thông qua sự phát triển và kích thước của chồi, năng
Trang 11Việc sử dụng gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh trong sản xuất sẽ làm giảm lượng thuốc hóa học gây ô nhiễm môi trường và giảm chi phí trong sản xuất Chính vì vậy, được sự phân công của khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm và
Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, chúng tôi đã thực hiện đề
tài: “kiểm chứng tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây có múi và xác định giống có
khả năng chống chịu bệnh trong điều kiện in vitro”
1.3 Giới hạn nghiên cứu
- Chỉ nghiên cứu trên tác nhân do nấm Phytophthora sp., Pythium sp., Fusarium
sp đã được Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Viện Cây Ăn Quả Miền Nam phân lập năm
Trang 12Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất CCM tại ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có gần 80.000 ha vườn trồng cây có múi (Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, 2009), tập trung ở các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, mỗi năm cho sản lượng từ 300.000 đến gần 400.000 tấn quả Riêng tại tỉnh Tiền Giang, huyện Cái Bè được thiên nhiên ưu đãi, quanh năm nước ngọt, phù sa màu mỡ, từ lâu đã trở thành vùng tập trung phát triển cây ăn quả (CAQ) có diện tích lớn nhất tỉnh Toàn huyện có hơn 16 nghìn ha vườn CAQ, sản lượng trên 200 nghìn tấn / năm Trong đó, cây có múi là 6.500 ha, sản lượng hơn 70 nghìn tấn / năm, chủ yếu là cây cam sành, nhưng diện tích cây cam sành ngày càng thu hẹp lại một cách nghiêm trọng mà nguyên nhân là do dịch bệnh vàng lá thối rễ gây ra Bệnh vàng lá thối rễ là một trong ba bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây có múi
2.2 Triệu chứng bệnh
Bệnh gây hại ở rễ và cổ rễ giáp mặt đất Trên cổ rễ lúc đầu là một chấm nhỏ màu nâu sau chuyển sang nâu đen và lan rộng bao quanh phần vỏ cổ rễ, vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra để trơ phần gỗ phía trong Nấm có thể ăn sâu vào thân làm thân bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn Cây bệnh
dễ bị đổ ngã do bộ rễ đã bị hại (Cúc và Oanh, 2002)
Trên rễ: rễ bị thối, vỏ rễ dễ dàng tuột khỏi phần gỗ, mạch gỗ của rễ hóa nâu lan dần lên phần rễ chính (Cúc và Oanh, 2002)
Trang 13Hình 2.1: Rễ bị thối vỏ tuột khỏi ruột Trên lá: lá vàng từ thịt đến gân, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngả màu vàng xanh và sau đó rụng đi Lúc đầu chỉ có vài cành bị bệnh sau đó toàn bộ tán lá bị vàng và rụng (Cúc và Oanh, 2002)
Chính vì vậy bệnh làm cho cây còi cọc và lá thưa thớt, các cành nhánh bị khô
và chết dần Khi cây ra trái, trái rất dễ bị rụng vì vậy làm giảm năng suất rất lớn (Lê Thị Thu Hồng, 2002) Bệnh vàng lá thối rễ cũng xuất hiện trên cây bưởi, tuy nhiên mức độ bệnh ít hơn so với cam sành và quýt tiều
Theo Lê Thị Thu Hồng và Lâm Thị Mỹ Nương, (2002), kết quả đánh giá tổn thất do bệnh VLTR gây ra ở quýt hồng Lai Vung - Đồng Tháp như sau:
ÔNăng suất trái: tùy theo mức độ bệnh của cây, những cây bị bệnh nặng thì toàn bộ lá non nhỏ, không phát triển và rụng dần Nếu vẫn duy trì số lượng trái trên cây thì cây sẽ chết dần Năng suất trái trên cây tùy thuộc vào tỷ lệ cành bị vàng lá trên cây Những cành bị bệnh nặng thường bị khô và chết vì vậy sẽ không cho trái Kết quả điều tra cho thấy từ khi phát bệnh đến khi cây chết là 1-2 năm Nếu nông dân cắt bỏ cành bệnh, tỉa bỏ bớt trái và sử dụng thuốc hóa học kết hợp với chăm sóc cây tốt thì có thể kéo dài tuổi thọ của cây Tuy nhiên, nếu cây bị bệnh nặng thì hoàn toàn không có khả năng hồi phục
Trang 14ÔThực tế điều tra ở các vườn cây bị bệnh cho thấy: đối với trường hợp cây mới chớm bị bệnh (có 1 - 2 cành nhánh có biểu hiện bệnh) thì năng suất trái trên cây trong năm có thể giảm 5 - 10 % Mức độ bệnh trên cây cũng như mức độ giảm năng suất trái trên cây càng gia tăng theo thời gian Trong trường hợp có đầu tư, chăm sóc tốt (cắt bỏ các cành nhánh bệnh, tưới thuốc trừ nấm, phun phân bón lá) thì có thể kéo dài được thời gian sống của cây song năng suất trái trên cây vẫn giảm từ 30 - 50 % Tuy nhiên, nếu tỷ lệ cành lá bị bệnh trên cây trên 70 % thì cây không có khả năng hồi phục
ÔChất lượng quả: có đến 75 % nông dân cho rằng bệnh không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả, quả vẫn bán được, không có vị đắng, không chua, không bị lạt, màu sắc quả vàng và đẹp hơn Tuy nhiên, trọng lượng bình quân quả nhỏ hơn Khảo sát độ brix quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa quả của cây khỏe và của cây bị bệnh
2.3 Tác nhân gây hại
Hiện nay, bệnh thối rễ trên cây ăn quả chưa được nghiên cứu nhiều, một số tác giả đã nghiên cứu về tác nhân gây bệnh, tuy nhiên những kết luận không thống nhất nhau dẫn đến qui trình phòng trừ hiện nay kém hiệu quả Trong đó, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Kim và ctv, (1997) đã chứng minh bằng quy tắc Kock bệnh
vàng lá thối rễ trên cây cam mật và quýt tiều là do nấm Fusarium solani gây ra trong
điều kiện đất bị oi nước trong thời gian dài Theo kết quả nghiên cứu của Dương Minh
và ctv, (2003) cũng có kết luận F solani là tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây
có múi tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang
Theo Lê Thị Thu Hồng và ctv, (2002) đã nghiên cứu bệnh vàng lá chết nhanh
trên cây quýt tiều tại Lai Vung, Đồng Tháp là do nấm Fusarium, Phytophthora,
Pythium và có sự xuất hiện của tuyến trùng gây ra, trong đó F solani là tác nhân quan
trọng
Theo kết quả điều tra và phân lập của Viện Cây Ăn Quả miền Nam tại các vườn cây có múi tại Châu Thành, Cái Bè của Tiền Giang, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh của Vĩnh Long, Long Tuyền của Cần Thơ, Lai Vung của Đồng Tháp cho thấy hầu hết các
vườn đều bị vàng lá thối rễ do tập đoàn nấm đất gây ra như: Fusarium sp, Pythium
sp, Phytophthora sp trong đó Fusarium có tần số xuất hiện cao nhất và có sự xuất
Trang 15hiện của tuyến trùng Pratylenchus sp., Tylenchulus sp., Radopholus sp., Meloidogyne
sp.,….(Nguyễn Ngọc Anh Thư và ctv, 2005)
Nguyễn Ngọc Anh Thư và Nguyễn Văn Hoà, (2006) đã tiến hành thử nghiệm
khả năng nhiễm Phytophthora nicotianae và F solani của 8 giống cây có múi trong điều kiện phòng thí nghiệm Kết quả trong đĩa petri và trong ly nhựa cho thấy nấm P
nicotianae gây hại nặng hơn và phát triển nhanh hơn nấm F solani Như vậy nấm P nicotianae rất có thể là tác nhân chính gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi còn
nấm F solani là tác nhân thứ hai, như nhận định của Kozumi bệnh vàng lá thối rễ là
do nấm Phytophthora tấn công gây hại trước, rồi Fusarium là nấm mới tấn công và gây hại sau nhưng nấm Fusarium lại phát triển nhanh và mạnh hơn nấm Phytophthora
Tuy nhiên đây chỉ là kết quả ban đầu và cần được kiểm chứng để có kết luận rõ ràng hơn
Kết quả điều tra mới đây của Nguyễn Văn Hoà và ctv, (2006) tại các vùng trồng cam sành nổi tiếng của Tiền Giang và Vĩnh Long cho thấy mức độ nhiễm bệnh vàng lá thối rễ ở các vùng có khác nhau Ở Tam Bình - Vĩnh Long: Bệnh vàng lá thối rễ hiện diện ở tất cả các vườn điều tra với mức độ nhiễm cũng rất cao, rất nhiều vườn triệu chứng vàng lá thối rễ hiện diện trên tất cả các cây Ở Mỹ Lương - Cái Bè - Tiền Giang, tất cả các vườn nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, tuy mức độ nhiễm có thấp hơn so với vùng Tam Bình Ở Tân Phong -Cai Lậy - TG, có đến 16,67 % vườn điều tra không nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, mức độ nhiễm bệnh vàng lá thối rễ thấp hơn nhiều so với Tam Bình và Cái Bè Có lẽ một số cây đã nhiễm nhưng nông dân kịp thời nhổ bỏ, xử lý đất bằng vôi bột và trồng lại ngay, đặc biệt ở đây nông dân khống chế mực thuỷ cấp rất tốt
Trần Thị Thu Yến và ctv, (2006) cũng đã nghiên cứu chọn lọc gốc ghép cây có
múi kháng Fusarium in vitro sử dụng Fusaric acid với nồng độ từ 1 ppm - 10 ppm, tuy
nhiên đây chỉ là kết quả bước đầu
Trang 162.4 Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
Nấm F solani cần có điều kiện thích hợp để phát triển và gây hại, đất bị oi nước lâu dài thì bệnh mới phát triển mạnh Vì khi chủng nấm F solani vào cây trong
điều kiện ráo nước (thoáng khí) thì sau 3 tháng cây vẫn không thể hiện triệu chứng của bệnh, nhưng nếu tạo điều kiện oi nước thì sau một tháng bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ (Phạm Văn Kim và ctv, 1998)
Đối với vườn chuyển từ trồng lúa sang trồng cây có múi, bệnh bắt đầu xuất hiện
từ năm thứ năm cho đến năm thứ bảy trở về sau và phụ thuộc vào khả năng đầu tư, chăm sóc của từng vườn Đối với vườn được cải tạo từ vườn cũ trồng cây có múi, bệnh bắt đầu xuất hiện sau vụ thu hoạch trái thứ hai và cây chết nhiều sau vụ thu hoạch trái thứ ba và thứ tư Khi thiết kế liếp trồng ba hàng, thì hàng giữa bị bệnh và chết trước hai hàng bên
Điều kiện đất và nước rất đặc trưng cho vùng ĐBSCL giữ vai trò rất quan trọng đối với bệnh thối rễ cây ăn trái Đất có thành phần sét cao trong sa cấu tạo ra tình trạng
tế khổng trong đất rất nhỏ, làm cho đất khó thoát nước sau các đợt mưa dài ngày vào giữa và cuối mùa mưa Đất bị nước chiếm các tế khổng lâu dài nên rơi vào tình trạng yếm khí do oi nước Tình trạng này kéo dài làm cho rễ cây trồng cạn phải hô hấp yếm khí lâu dài, các chất độc do các tiến trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra, không được oxít hoá để giải độc, tích lũy trong tế bào và gây ngộ độc cho tế bào Từ đó các tế bào
ở phần rễ non, nơi các tiến trình sinh hóa diễn ra mạnh nhất, sẽ bị chết dần từng tế bào
và tạo ra các mảng thối ở rễ non (Phạm Văn Kim và ctv, 2004)
Nấm F solani có sẵn ngoài đất, có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết
thối này và bắt đầu tấn công dần phần rễ này Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng Do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay trong mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng (Phạm Văn Kim và ctv, 2004)
Trang 17Đất ở các vườn bệnh thường có thành phần sét bị chai cứng trong mùa nắng và dẻo quánh trong mùa mưa Ngoài ra, đất của các vườn có bệnh xảy ra rất chua, pH trong khoảng từ 3,9 - 4,5 Thường gặp nhất là pH = 4,3 như trên vườn sapô bệnh tại Trà Vinh (Phạm Văn Kim, 2000, tư liệu chưa công bố) và trên vườn quýt tiều bệnh tại Lai Vung, Đồng Tháp (Lê Thị Thu Hồng, 2002) Dương Minh và ctv, (2004) báo cáo các vườn cây có múi bị bệnh tại 5 tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp
và Tiền Giang có pH từ 3,9 - 4,4
Ngoài ra, tuyến trùng cũng giữ vai trò mở đường cho nấm F solani ở các vườn
có mật số tuyến trùng gây hại cao Ở những vườn đất tơi xốp hơn mà vẫn bị bệnh, thì
có thể do tuyến trùng mở đường cho nấm F solani
Tập quán canh tác của nông dân đã lạm dụng quá nhiều vào phân bón hóa học
và thuốc bảo vệ thực vật, vì hiệu quả tức thời Trong khi đó đất có thành phần sét cao cần được cải tạo bằng phân hữu cơ để được tơi xốp hơn, tránh bị oi nước trong mùa mưa, nhưng nông dân trong khu vực chỉ bón phân hóa học mà không bón phân hữu cơ
Trong thiên nhiên có sự cạnh tranh giữa các vi sinh vật với nhau để tạo ra sự cân bằng sinh học của hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái đất Đất không được bồi dưỡng chất hữu cơ hằng năm nên sau một thời gian, chất hữu cơ có trong đất bị khoáng hóa
do vi sinh vật và mất đi Cho đến nhiều năm sau, chất hữu cơ trong đất bị cạn kiệt hệ
vi sinh vật trong đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng Các vi sinh vật hoại sinh sẽ không tồn tại được vì thiếu thức ăn Các sinh vật ký sinh thực vật thì vẫn có thức ăn do cây cung cấp nên tiếp tục phát triển Từ đó, sự phát triển của hệ vi sinh vật sẽ nghiêng về hướng
có lợi cho dịch bệnh phát triển Như vậy, có thể kết luận là việc không bón phân hữu
cơ cho vườn CCM chính là một trong những nguyên nhân chính của dịch bệnh thối rễ CCM
Bên cạnh không bón phân hữu cơ, nông dân còn không bồi dưỡng vôi cho đất Đồng bằng sông Cửu Long, đất ruộng vốn có pH thấp, mỗi năm có phù sa bồi đắp thêm lượng vôi nhất định Khi lên liếp cao để trồng cây ăn trái thì không còn được thiên nhiên bồi đắp thêm Đồng thời, hằng năm nước mưa thấm vào đất rửa trôi một lượng không nhỏ Ca++ trong đất Như thế, đến một lúc, đất sẽ cạn kiệt nguồn Ca++ dự trữ trong đất Nếu không được bồi dưỡng vôi hằng năm như tập quán trồng cây ăn quả của nông dân tại đây, thì sau vài năm, pH của đất hạ thấp dưới 5 pH thấp ảnh hưởng
Trang 18đến sự phát triển của các chủng loại vi sinh vật trong đất và là yếu tố góp phần làm thiếu chất hữu cơ của đất, càng làm nghèo hóa chủng loại và số lượng của hệ vi sinh vật hoại sinh trong đất Kết quả này dẫn tới không còn có hiệu quả đối kháng của hệ vi sinh vật trong đất, mầm bệnh sẽ tự do hoạt động và gây hại cho cây
Tóm lại, bên cạnh điều kiện thiên nhiên bất lợi cho vườn cây, tập quán canh tác không phù hợp cũng đã góp phần thúc đẩy dịch bệnh thối rễ CCM trở nên nghiêm trọng
2.5 Giới thiệu sơ lược về 3 dòng nấm
2.5.1 Phytophthora
* Phân loại (theo tài liệu: Quản lý bệnh Phytophthora cho rau quả Việt Nam
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam)
Phytophthora de Bary (1887) là giống thuộc lớp nấm noãn phân bố rộng rãi
trên toàn thế giới, là “vật gây bệnh cây trồng” bao gồm xấp xỉ 60 loài (Erwin và
Ribeiro, 1996) Những loài Phytophthora gây hại trên nhiều loại cây trồng và là
nguyên nhân chính gây nên một số bệnh dịch nghiêm trọng trên thế giới, gây thiệt hại hàng năm đến hàng tỉ đô la, trong đó phải kể đến vụ mất mùa khoai tây gây nạn đói ở
Châu Âu thế kỷ 19 mà tác nhân là nấm Phytophthora infestants(Bourke, 1964) Bệnh rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới ẩm ướt trên toàn thế giới và gây nên nhiều bệnh khác nhau cho cây ăn quả nhiệt đới như: thối rễ, thối cổ rễ, loét thân, cháy lá, thối quả Nấm
Phytophthora palmivora là nguyên nhân của hàng nghìn bệnh nghiêm trọng trên nhiều
loại cây trồng khác nhau như: thối rễ và thối quả cây có múi, thối thân và thối đu đủ
Những nhân tố đã khiến cho Phytophthora là vật gây hại cây trồng nghiêm trọng như:
(theo tài liệu của Viện Cây Ăn Quả miền Nam)
Trang 191 Sản sinh các kiểu khác nhau của bào tử như: bào tử nang, bào tử động tồn tại
và lan truyền trong thời gian ngắn, còn hậu bào tử và bào tử noãn thì tồn tại trong thời gian dài hơn
2 Sự nhiễm bệnh vào mô cây kí chủ rất nhanh chỉ từ 3-5 ngày Điều này sẽ nhanh chóng dẫn đến giai đoạn thứ nhiễm và nhanh chóng hình thành dịch bệnh dưới những điều kiện thời tiết thích hợp
3 Khả năng của bào tử động của Phytophthora là hút vào đầu rễ thông qua sự
kích thích hóa học (Van West và ctv, 2002) cùng với khả năng cơ động bơi đến xâm nhiễm vào các mô non và các chóp rễ
4 Khả năng tồn tại trong hoặc ngoài mô ký chủ là bào tử noãn hoặc hậu bào tử trong thời gian dài Bào tử noãn cũng được biết đến là có thể tồn tại trong thời gian ngắn thông qua hệ tiêu hóa của động vật như ốc sên
5 Sự sinh sản bào tử nang, chúng có thể lây lan qua không khí, nước tưới, gió,
để gây bệnh cho cây trồng từ cánh đồng này sang cánh đồng kia Bào tử nang có thể xâm nhiễm trực tiếp vào mô cây kí chủ Những bào tử túi cũng có khả năng phân chia thành 4 - 32 bào tử động dưới điều kiện ẩm mát và gây nên sự nhân nhiễm từ một bào
tử nang Tuy nhiên bào tử động chỉ có thể di chuyển với khoảng cách ngắn bởi vì chúng rất dễ bị tổn thương trong điều kiện khô
6 Phytophthora thuộc giới Stramenopiles vì vậy chúng có sự khác biệt về con
đường sinh hóa so với nấm thực Do đó nhiều loại thuốc hóa học không có hiệu quả chống lại vật gây bệnh này
7 Nấm Phytophthora thường phát triển mạnh dưới điều kiện ẩm ướt bởi vậy
gây khó khăn trong việc phòng trừ, rất khó áp dụng các biện pháp hóa học trong điều kiện như vậy
* Chu kì sống: sinh sản vô tính của Phytophthora gồm bào tử nang, bào tử
động, hậu bào tử và sinh sản hữu tính (bào tử noãn) Sợi nấm sinh dưỡng lưỡng bội sản sinh ra bào tử nang vô tính mà có thể nảy mầm trực tiếp, hoặc có thể phân chia để sản sinh ra 8 - 12 bào tử động, mỗi bào tử động trải qua một quá trình lan truyền và bơi
vào nang trước khi nảy mầm Một số loài Phytophthora cinnamoni cũng sản sinh số
lượng lớn hậu bào tử sợi nấm Tái sinh lưỡng tính là kết quả của việc sản sinh bào tử noãn Tất cả các kiểu bào tử đều có khả năng nhiễm bệnh, bào tử hậu và bào tử noãn
Trang 20đều có thể tồn tại qua đông và ở trạng thái nghỉ Tất cả các loài Phytophthora đều có giai đoạn truyền qua đất và hơn nữa một số loài như P palmivora còn truyền qua cả
không khí
* Phạm vi kí chủ: Những loài Phytophthora có sự biến đổi lớn về phạm vi kí
chủ Phytophthora fragariae var rubi chỉ nhiễm trên một loài cây kí chủ (Kenedy và Duncan, 1995), trong khi đó P cinnamoni có thể tấn công trên 1000 loài cây kí chủ
khác nhau (Erwin và Ribeiro, 1996) và một số loài khác nằm trong phạm vi giữa hai
loài trên Ở vùng nhiệt đới, loài Phytophthora thường gặp nhất là loài P palmivora, có phạm vi kí chủ lớn Phytophthora nicotianae cũng gặp phổ biến và gây hại trên nhiều loài cây kí chủ khác nhau Phytophthora capsici có phạm vi kí chủ ít hơn, tuy nhiên
chúng cũng có thể nhiễm trên 40 loài cây trồng khác nhau
* Phương thức sinh sản:
Tất cả các dòng phân lập được của Phytophthora đều có tính lưỡng tính, điều
đó có nghĩa là chúng có thể sản sinh cấu trúc sinh sản hữu tính đực và cái (Galindo và Gallegly, 1960) Khi các dòng phân lập được đối ngược nhau về giới tính tiếp xúc với nhau có thể kích thích qua lại để hình thành túi giao tử Phương thức sinh sản của các
loài Phytophthora quyết định khả năng phát dịch Hình thức sinh sản hữu tính đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của Phytophthora Sinh sản hữu tính cho phép kết hợp lại những cặp gen tương ứng ở trường hợp của những loài Phytophthora mang
tính dị tản Bào tử noãn có thể hoạt động như một cấu trúc cho phép tồn tại trong một thời gian dài khi không có sự hiện diện của cây ký chủ và có thể duy trì sự nhiễm bệnh vào mô cây kí chủ trong điều kiện khí hậu nóng và khô
Trang 21Nấm chỉ có giai đoạn sinh sản vô tính mà không có giai đoạn sinh sản hữu tính,
có tế bào sinh bào tử trần Fusarium đặc trưng bởi hệ sợi nấm gồm các sợi nấm ngăn vách màu trắng hoặc có một số màu khác nhưng thường có màu trắng Fusarium có
cành bào tử phân sinh, giá trần bào tử đơn độc hoặc tụ họp trong các đệm giá hoặc thành đệm giá nhầy đơn hoặc phân nhánh, các tế bào sinh bào tử trần là các thể bình đơn độc hoặc thành cụm trên đỉnh giá bào tử trần, đỉnh các nhánh của giá hoặc trực tiếp trên thân giá, trên các sợi nấm không phân hóa hình thái Bào tử trần thường ẩm ướt tụ họp thành khối cầu ở đỉnh thể bình hoặc hình chuỗi Nấm có 2 dạng bào tử: bào
tử trần lớn và bào tử trần nhỏ Bào tử trần lớn có một đến nhiều vách ngăn hình lưỡi liềm có hoặc không có gót ở ngăn gốc Bào tử trần nhỏ không có hoặc có 1- 2 vách ngăn hình elip, hình trứng, hình trụ, hình gần cầu, thường không có màu hoặc có màu trắng nhạt Bào tử trần lớn là bào tử đặc trưng của nấm, một số loài không có bào tử trần nhỏ, có hoặc không có bào tử áo Một số loài có thể có quả túi
* Sự phân bố:
Theo Bùi Xuân Đồng (1986), thì nấm bệnh phân bố rất rộng trên khắp thế giới,
Fusarium gây thiệt hại trên các loại cây trồng và gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, đặc
biệt ở vùng Châu Phi, Châu Mỹ và các nước như Australia, Panama, Mỹ, Philippines, Đài Loan và các nước Đông Nam Á
Bệnh do nấm Fusarium được phát hiện vào năm 1809 do nhà bác học Link, sau
đó vào năm 1821 được nhà bác học Fries, bổ sung thêm
* Phạm vi kí chủ:
Fusarium có rất nhiều loài khác nhau nên khả năng kí chủ rất rộng trên nhiều
loại cây trồng khác nhau như: cây ăn quả, cây rau màu và một số cây trồng khác và có thể sống trong đất trong một thời gian dài, trong xác bã thực vật dưới nhiều dạng khác nhau, bào tử nấm có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt một thời gian dài sau đó gặp điều kiện thuận lợi bào tử sẽ phát triển và lây lan (Bùi Xuân Đồng, 1986)
Nấm gây hại nặng trên một số cây trồng đặc biệt là cây ăn quả như: chuối, xoài, nhãn, ổi, cam, quýt, đu đủ Ngoài ra một số dòng nấm gây bệnh cho người và động vật
như: ung thư họng ở người, ung thư bán cầu não trên ngựa và chuột (Thiel và ctv,
1991)
Trang 22* Đặc điểm phát sinh, phát triển:
Fusarium có khả năng ký chủ rất rộng trong các điều kiện khác nhau ở khoảng
nhiệt độ 5 0C - 40 0C, nhưng phát triển thuận lợi nhất là 18 0C - 30 0C và ẩm độ 80 - 90
của Hendrix và Campbell, 1973) Hiện nay, Pythium thuộc họ Pythiaceae, lớp
Oomycetes Pythium được tìm thấy lần đầu tiên ở Mỹ đó là Pythium anandrum, mà phổ biến vào những năm 1930 Pythium ultimum được báo cáo lần đầu tiên là năm
1930 do Wager tìm ra ở Nam Phi (Wager, 1931)
* Đặc điểm gây hại và điều kiện phát sinh phát triển
Pythium tấn công vào mô ở đỉnh rễ Sau khi xâm nhập vào vùng rễ nấm nhanh
chóng làm cho rễ bị thối và có thể xâm nhập lên mô phía trên thân Khi đất bị khô, những rễ mới của cây và cây con có thể biểu hiện hay không biểu hiện triệu chứng Trong điều kiện ẩm ướt, đất thoát nước kém và được tưới quá nhiều sẽ làm cho rễ bị chết nhiều và cây bị héo, ngừng phát triển hoặc thậm chí bị đổ ngã và chết
Trang 23Tác nhân gây bệnh thối rễ Pythium, cũng được biết, có mặt trong tất cả các loại
đất canh tác và tấn công vào vùng rễ trong điều kiện ẩm ướt Có rất nhiều loài
Pythium, một vài loài có ích do chúng cạnh tranh hay kí sinh lên một vài tác nhân gây
bệnh Có nhiều loài chỉ gây hại trên một số cây trong khi những loài khác như P
ultimum có phổ kí chủ rộng Một vài loài Pythium như P aphanidermatum chỉ gây hại
ở nhiệt độ cao khoảng 40 0C, và một vài loài chỉ hoạt động ở nhiệt độ đất thấp
Pythium có thể lây lan ở ẩm độ đất khoảng 70 % hay cao hơn
2.6 Những nghiên cứu trong nước và nước ngoài
2.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 2002, Lê Thị Thu Hồng và ctv đã nghiên cứu bệnh vàng lá chết nhanh cây quýt tiều tại Lai Vung, Đồng Tháp và kết luận bệnh do nhiều tác nhân gây ra, trong đó
nấm F solani chiếm tỷ lệ cao nhất (74 %) Đây được xem là nấm có chứa nhiều độc tố nhưng chủ yếu là Fusaric acid Độc tố này sẽ kìm hãm hoạt động của hệ thống enzym
cây ký chủ, phá vỡ độ thẩm thấu của màng tế bào và kìm hãm hoạt động hô hấp của cây làm giảm mức độ đề kháng của cây Vì thế, Fusaric acid thường được sử dụng làm
tác nhân chọn lọc trong các nghiên cứu chọn lọc in vitro kháng bệnh trên cây trồng
như: cà chua (Shahin và Spivey, 1986), cây chuối (Chawla và Wenzel, 1987; Matsumoto và ctv, 1995)
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Kim và ctv, (1997), đã thực hiện thành công việc chứng minh tác nhân gâybệnh vàng lá thối rễ trên cây cam mật và quýt tiều
qua các bước của quy trình Kock và đã công bố tác nhân gây bệnh là do nấm F solani Nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ thêm là nấm F solani cần có điều kiện đất bị oi nước trong thời gian dài vì khi tiêm chủng bào tử nấm F solani cho cây trong điều kiện ráo
nước (thoáng khí) thì sau 3 tháng cây vẫn không thể hiện triệu chứng của bệnh Nhưng nếu tạo điều kiện oi nước thì sau 1 tháng bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá thối rễ (Phạm Văn Kim và ctv, 1998)
Trang 24
Phytophthora citrophthora được ghi nhận lần đầu tiên trên cây cam ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1950 và không quan sát thấy cho đến tận năm
1970 khi được tìm thấy trên cây cam ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam Từ đó bệnh đã nhanh chóng lan rộng và hiện nay có ảnh hưởng đến quả của tất cả các vùng trồng cây có múi như Thanh Trà (Thừa Thiên Huế), Ninh Bình, Tiền Giang (Viện Cây
Ăn Quả Miền Nam, 2005)
Phytophthora citrophthora tấn công vào thân và quả, kết quả dẫn đến triệu
chứng chảy gôm và thối quả Bệnh phát triển nhanh vào mùa mưa và nghiêm trọng nhất là vào tháng 7 và tháng 8 Tháng 3 - 2002, tỷ lệ bệnh trên cây cam ở nông trường Cao Phong - Hòa Bình là 10 % nhưng đã tăng nhanh vào tháng 8 là 20 - 30 % Trên quýt bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng, ở một vài vườn tất cả các cây đều bị bệnh và nhiều cây bị chết (Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, 2005)
Theo Lê Thị Thu Hồng và ctv (2002), cho rằng bệnh vàng lá chết nhanh trên
cây quýt tiều tại Lai Vung, Đồng Tháp là do nấm: Phytophthora spp., Pythium spp.,
Fusarium spp và có cả sự xuất hiện của tuyến trùng gây ra, trong đó F solani là tác
nhân quan trọng
Dương Minh và ctv (2003), đã thực hiện quy tắc Kock trên cây quýt tiều con
với biện pháp trồng cây con trên đất không có hữu cơ và tiêm chủng bào tử F solani
với mật số 105 / 300 g đất và cũng có kết luận là nấm F solani là tác nhân gậy bệnh
vàng lá thối rễ trên CCM tại tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền
Giang Nhóm nghiên cứu đã phân lập được nấm F solani từ các loại cây như: cam mật, quýt tiều, cam soàn, chanh tàu, bưởi (C maxima) và chanh Volka dùng làm gốc ghép và tất cả các chủng nấm Fusarium này đều gây bệnh thối rễ thông qua kiểm
chứng quy trình Kock Đồng thời qua khảo sát nhiều vườn nhãn và chôm chôm bị bệnh thối rễ, nhóm khảo sát cũng xác nhận bệnh thối rễ nhãn, chôm chôm và vú sữa
cũng do nấm F solani gây ra (Dương Minh, tư liệu chưa công bố)
Theo kết quả điều tra của Phan Thanh Trí (2005), bệnh VLTR chủ yếu là do
nấm có ở trong đất gây ra, trong đó nấm F solani là tác nhân chính, kế đến là
Phytophthora, Pythium, Sclerotium Ngoài ra, tuyến trùng Pratylenchus sp và một số
tuyến trùng khác như Tylenchulus sp., Radopholus sp và Meloidogyne sp góp phần
Trang 25Theo Vũ Khắc Nhượng và Hà Minh Trung (1983), nấm gây bệnh cho các cây trưởng thành ở bộ rễ và gây hại mạch dẫn làm cho cây không có khả năng phục hồi được do một phần là bị tắc mạch dẫn và một phần là do chất độc của nấm tiết ra Khi cây mới bị bệnh thì các lá ở dưới biến vàng trước rồi đến các lá ở phía trên, sau cùng toàn bộ cây bị héo và chết, có khi cây bị vàng lá và héo một phía Đó là do nấm chỉ xâm nhập vào một phần mạch dẫn
Bệnh vàng lá thối rễ hiện diện trên tất cả các giống cây có múi được điều tra tại
4 tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp Qua kết quả phân lập thì bệnh
chủ yếu do nhóm nấm đất gây ra, trong đó nấm F solani là tác nhân chủ yếu, kế đến là
Phytophthora, Pythium, Sclerotium, v.v Kết quả cũng cho thấy tuyến trùng Pratylenchus sp và một số tuyến trùng khác như Tylenchulus sp., Radopholus sp và Meloidogyne sp đóng vai trò quan trọng làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn
(Nguyễn Ngọc Anh Thư và ctv, 2005)
* Khảo sát tính kháng của các dòng nấm Fusarium phân lập được đối với một
số loại thuốc hóa học và nấm đối kháng Trichoderma nhóm nghiên cứu đã đi đến kết
luận (Nguyễn Ngọc Anh Thư và ctv, 2005):
- Cả 3 dòng nấm Fusarium spp đều không phát triển được trên môi trường có
chứa thuốc Bendazol và Ridomil, mặc dù cả 3 dòng nấm đều mọc được trên môi
trường có chứa thuốc Nustar và nấm đối kháng Trichoderma nhưng rất thấp so với đối
chứng
- Cả 3 loại thuốc (Nustar, Bendazol, Ridomil) và nấm đối kháng Trichoderma
đều ngăn cản được sự phát triển của đại bào tử và tiểu bào tử của nấm Fusarium
* Khảo sát một số loại thuốc phòng trị bệnh vàng lá thối rễ trên vườn (Nguyễn
Ngọc Anh Thư và ctv, 2005) thu được kết quả:
- Số khuẩn lạc của nấm Fusarium có trong 1g đất sau khi xử lý thuốc giảm rất
nhiều so với trước khi xử lý thuốc Ở các nghiệm thức xử lý thuốc, số khuẩn lạc có trong 1g đất giảm rất nhiều so với đối chứng và sự khác biệt này rất có nghĩa
- Cả 3 loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm như: Nustar, Bendazol, Ridomil đều
có tác dụng gia tăng số rễ tươi giúp cây có khả năng phục hồi nhanh khi kết hợp thuốc
với bón Trichoderma
Trang 26Như vậy cả 3 loại thuốc (Nustar, Bendazol, Ridomil) này đều có tác dụng tốt
trong việc phòng trừ bệnh do nấm Fusarium gây ra
Theo Lê Thị Thu Hồng và Lâm Thị Mỹ Nương (2002), điều tra xác định vị trí cây bị bệnh VLTR trong vườn: kết quả cho thấy có 60 % hộ nông dân cho rằng các cây bị bệnh thường tập trung ở nơi đất trũng thấp ở trong khu vườn, 20 % hộ nông dân cho rằng các cây ở giữa liếp thì bị bệnh trước, sau đó phát triển lây lan thành từng cụm trong vườn, 20 % hộ nông dân lại cho rằng bệnh xuất hiện rải rác đều khắp vườn cây Theo đa số các chủ vườn nếu lên liếp theo kiểu trồng cây 1 hàng thì cây ít bị bệnh hơn
là trồng 2 - 3 hàng trên 1 liếp Nhìn chung kết quả điều tra cho thấy đất trũng thấp, thoát nước kém trong mùa mưa có ảnh hưởng đến mức độ phát triển của bệnh vàng lá chết cây trên quýt hồng
* Vai trò của chất độc: theo Trần Thị Thu Yến và ctv, 2006:
Tùy theo hạt và giống mà Fusaric acid nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Ở nồng độ Fusaric acid cao, hạt vẫn có thể nảy mầm nhưng rễ sẽ bị ảnh hưởng, không hấp thụ được chất dinh dưỡng, ngừng sinh trưởng và không phát triển thành cây được
Fusaric acid ở nồng độ 10 ppm đối với volkameriana, 20 ppm đối với cam mật,
1,0 ppm đối với cần thăng và 5,0 ppm đối với quách đã có thể làm thay đổi chiều cao
cây Còn chiều dài của rễ thì chỉ cần 5,0 ppm ở volkameriana, 1,0 ppm ở quách, 0,5
ppm ở cần thăng và cam mật
Fusaric acid cũng ảnh hưởng đến khả năng phản ứng và tạo chồi từ trụ thượng
diệp volkameriana và cam mật, rõ nhất là ở nồng độ cao 10 ppm trở lên
Theo Vũ Khắc Nhượng và Hà Minh Trung, (1983), độc tố đối với bệnh VLTR
là acid Fusaric là một trong những độc tố do nấm Fusarium tiết ra Chất này nói chung
không chuyên tính đối với cây kí chủ nhưng chắc chắn acid đó có thể là một trong
những nguyên nhân chuyên hóa của một vài dạng hình Fusarium
Theo Davis, (1967), khi chủng Fusarium sp niveum có thể sản sinh ra 5 mg / l
acid Fusaric trên dưa hấu và gây được bệnh cho cây
Trang 27Các kết quả nghiên cứu về nấm đối kháng Trichoderma trong các năm trước
đây đã cho thấy có rất nhiều các chủng nấm đã được phân lập từ các vườn trồng cam
quýt bệnh có khả năng khống chế tốt nấm gây bệnh F solani nhờ chúng tiết ra các
enzymes (thuộc nhóm chitinases) có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh Tuy nhiên, việc ứng dụng các chủng nấm đối kháng này vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn so với điều kiện thí nghiệm trong phòng do đất vườn trồng cây ăn quả của các tỉnh thuộc ĐBSCL có pH tương đối thấp đặc biệt là ở những vườn cây lên liếp lâu năm Vì vậy nghiên cứu và ứng dụng biện pháp sinh học trong đó sử dụng các loài nấm thiên địch nhằm phòng trị bệnh thối rễ trên các loại CCM là điều rất cần thiết nhằm tìm ra giải pháp giúp quản lí vườn cây một cách kinh tế và bền vững nhất là đối với bệnh vàng lá thối rễ trên các loại CCM như hiện nay (Võ Thị Gương và ctv, 2002)
Nấm Trichoderma, có tính năng phòng và trị bệnh thối rễ trên cây cam, quýt do nấm Fusarium, nấm Phytophthora gây ra (làm thối gốc, thân và quả)
Bước đầu, nhiều nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp), Tam Bình (Vĩnh
Long) đã sử dụng chế phẩm Trichoderma trên hàng trăm ha cây có múi, kết quả cây bị
bệnh vàng lá greening và vàng lá thối rễ phục hồi hơn 70 % Hiện chế phẩm này đã được Bộ Nông nghiệp cho phép lưu hành và đã được Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam chính thức đưa vào qui trình IPM trên cây có múi để phòng trị bệnh cho cây có múi
2.6.2 Những nghiên cứu ngoài nước
Theo nhận định của Kozumi và ctv (2006), bệnh vàng lá thối rễ là do nấm
Phytophthora tấn công gây hại trước, rồi Fusarium tấn công và gây hại sau nhưng nấm Fusarium lại phát triển nhanh và mạnh hơn nấm Phytophthora
F solani là 1 loài nấm đất có mặt trên toàn thế giới có phổ kí chủ rộng bao gồm
cả CCM (Sherbakoff, 1953; Nemec, 1975), có tác động một cách to lớn đến sản xuất Những nghiên cứu của Menge and Nemec, (1997) cho thấy rằng hầu hết những gốc
ghép CCM đều mẫn cảm với bệnh thối rễ do F solani và là đối tượng được chú ý trên
đồng ruộng (Klotz, 1973) Trên CCM nấm có thể không biểu hiện triệu chứng nhưng trong điều kiện cây bị stress, có thể gây bệnh thối rễ khô nghiêm trọng vì vậy đây là sự
khác biệt với bệnh thối gốc Phytophthora Vết bệnh thối khô không giống như vết bệnh do Phytophthora, thường không tiết ra gôm
Trang 28Hai tác nhân được đánh giá là tác nhân gây bệnh thối rễ CCM phổ biến nhất là
P nicotianae và F solani Mặc dù bệnh thối rễ do Phtophthora nhìn chung được đánh
giá là bệnh trong đất nghiêm trọng nhất trên CCM, trên đồng ruộng F solani xuất hiện
phổ biến trên rễ cây hơn có thể tác động bao quát hơn nhiều hoặc ảnh hưởng đến năng
suất vườn cây Là tác nhân gây bệnh có tính chu kì hơn ngược lại với Phytophthora, tính chất gây hại của Fuarium có thể thấp hơn Thông thường Fusarium gây bệnh thối khô rễ CCM nhưng rễ nhánh bị thối bởi F solani thì không đáng lo ngại Tuy nhiên có nhiều tài liệu đã chứng minh được tầm quan trọng của F solani trên CCM, kết hợp với tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans và gây thối rễ nghiêm trọng trong trường hợp
cây bị stress
Phytophthora sp có thể tấn công riêng lẻ nhưng đa số có sự kết hợp với các
nấm khác như Fusarium, Pythium, Rhizoctona Một loài nấm Phytophthora có thể gây bệnh trên một hay nhiều kí chủ khác nhau chẳng hạn như P capsici gây hại khoảng 40 loài cây trồng khác nhau, nấm P nicotianae gây hại trên 400 cây trồng và nấm P
palmivora gây hại trên 150 loài cây trồng Nấm P palmivora có thể gây nhiều bệnh
như đen vỏ ca cao, thân và quả đu đủ, thối rễ và tàn lụi trên cam quýt, thối chồi trên
cọ, sọc đen trên cao su, thối rễ, loét thân sầu riêng P capsici gây thối rễ tiêu, thối rễ
và trái dưa, bí đỏ P parasitica gây thối dứa, bệnh mốc sương đen cây thuốc lá, thối rễ
cây có múi (Andre và Barbara, 2001)
Sự kết hợp giữa F solani và P parasitica hay giữa F solani và P citrophthora
đều ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh thối rễ CCM nhưng phụ thuộc vào thời điểm
chủng F solani hay Phytophthora spp Chủng F solani và P parasitica hay F solani
và P citrophthora làm tăng bệnh thối rễ so với chỉ chủng P parasitica hay
P.citrophthora Chủng F solani vào đất sau đó nhúng rễ cây vào trong dung dịch chứa
động bào tử của Phytophthora sau rồi trồng cây vào đất Tuy nhiên, bệnh thối rễ không tăng khi chủng Fusarium và Phytophthora cùng lúc hay khi chủng Fusarium trước Chủng Phytophthora lên cây bị stress nhiệt độ hay không bị stress sau 30 ngày trồng cây vào trong đất đã nhiễm F solani thì bệnh thối rễ không tăng Ở hầu hết các thí nghiệm, không phải tất cả các thí nghiệm, F solani làm giảm sự phát triển chiều cao
cây hay chiều dài rễ (Dandurand and Menge, 1991)
Trang 29Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đất đến bệnh thối rễ do F solani trên giống
chanh nhám Nhúng ngập rễ của cây con trong dung dịch 2 nòi nấm, một nòi từ California, một nòi từ Florida Cây được trồng trong chậu với nhiệt độ đất trong khoảng 15, 16 đến 27 và 33 0C Chiều cao cây, đường kính thân và trọng lượng tươi của cây khác so với đối chứng ở 15 và 20 0C Chiều cao của cây bị giới hạn ở 27 và 33
0C Ở nghiệm thức chủng nòi ở California thì chiều cao cây thấp hơn so với đối chứng
ở 27 0C Khi chủng nòi ở Florida thì chiều cao cây không khác so với đối chứng ở 27
và 33 0C Bệnh thối rễ xảy ra nhiều hơn ở 15 và 21 0C (Nemec và Zablotowicz, 1981)
Những dòng F solani khác nhau về khả năng gây hại từ không phải là tác nhân
gây bệnh cho tới là tác nhân gây hại nghiêm trọng, gây thối rễ nghiêm trọng, héo và cháy lá Trong điều kiện không bị stress, nấm tấn công vào rễ khỏe nhưng chưa biểu hiện triệu chứng Tuy nhiên trong trường hợp gây stress cho cây, có thể cây bị thối rễ Cây bị stress bao gồm: úng nước, ammonium nitrate và phân ure cao, khả năng tích lũy tinh bột của rễ thấp Một phần do tưới nước quá nhiều hay bị úng nước thường làm cho đất bị nén dẫn đến hệ thống rễ dễ dàng bị nấm tấn công Trên những vườn cây ở Nam Phi, đất thường bị nén và do đó có thể là yếu tố quan trọng góp phần làm cho cây
bị suy yếu nghiêm trọng cũng cho thấy chế độ tổng hợp tinh bột là yếu tố then chốt
quyết định tính mẫn cảm của hệ thống rễ với bệnh thối rễ Fusarium
F solani, là nấm gây bệnh thối ngọn và rễ CCM, sản xuất ra độc tố gây hại cho
cây Độc tố được tìm thấy trên cây có múi ở Nam Phi có nồng độ naphthazarin khác nhau ở trong mạch dẫn Trên những cây biểu hiện triệu chứng thì nồng độ chất độc cao hơn trên những cây chưa biểu hiện triệu chứng Trồng cây trong nước làm kìm chế sự phát triển của cây, rễ ngắn hơn
F solani làm thối khô rễ và làm chết rễ cây Thối rễ do nấm Fusarium sẽ nặng
hơn trong điều kiện ngập nước, tỉ lệ amonium nitrate cao và được tưới phân urea, khả
năng dự trữ tinh bột của rễ bị yếu cùng với sự có mặt của tuyến trùng Tylenchulus
semipenetrans Những nòi Fusarium thay đổi từ không phải là nguồn bệnh cho đến là
nguồn bệnh quan trọng, gây thối rễ nghiêm trọng, héo và khô lá Hơn 16 loại gốc ghép được kiểm tra trong nhà lưới gồm có Carrizo citrange, Swingle citrumelo, Minneola x
trifoliate và X639 chống chịu được bệnh thối rễ Fusarium Những nòi gây bệnh ở Nam
Trang 30Phi thu được từ rễ cây có múi có thể sản xuất ra chất độc naphthazarin và gây độc cho cây có múi (Labuschagne và ctv, 1996)
Fusarium gây héo, chết hoại rễ cây và làm cho cây bị thấp, là bệnh quan trọng ở
nhiều nước Triệu chứng của cây bị bệnh do Fusarium là lá bị biến vàng, héo ngọn
cây, rễ bị hoại tử và làm cho cây thấp hơn, và toàn bộ cây bị héo Chồi kém phát triển
Hạt có thể nhỏ và nhẹ hơn Fusarium làm giảm năng suất trung bình của cây lên tới 59
% (Sincla-ir và Backman, 1989) và ngộ độc do Fusarium (Fusariosis) đã được báo cáo
ở Mĩ năm 1917 (Cronwell,1917) Phân lập từ cây bị bệnh thu được Fusarium
avenaceum, F equiseti, F oxysporum và F poae Kiểm tra khả năng gây bệnh của 4
loài này thì cho thấy F oxysporum có khả năng gây bệnh nhiều nhất (Jasnic và ctv,
2005)
Theo nghiên cứu của Coachella Valley cho thấy rằng bệnh thối rễ CCM do
Phytophthora parasitica tăng theo độ mặn của đất Pineapple sweet orange bị thối rễ
nghiêm trọng, trái lại citrange cultivar troyer thì không bị nhiễm bệnh Tuy nhiên những cây troyer 9 tuần tuổi trồng trên đất bị nhiễm mặn ở ECe 3 - 4 dS / m và bị
nhiễm P parasitica thì có 30 % tổng chiều dài của rễ bị thối do Phytophthora trái lại
những cây trồng trên đất không bị nhiễm mặn thì chỉ bị thối có 10 % Trên Pineapple sweet orange cũng cho kết quả tương tự thậm chí độ mặn của đất thấp hơn Đất bị nhiễm mặn làm cho sự phát triển của rễ và sự hình thành rễ mới của cây Troyer bị kìm hãm (Blaker và Macdonald, 1986)
Ở Coachella Valley thuộc California, đất bị nhiễm mặn là một vấn đề hết sức
nghiêm trọng, bệnh thối rễ Phytophthora trên CCM là đối tượng gây hại nặng một
cách không thường xuyên (Menge) Đất bị nhiễm mặn làm gia tăng tính nghiêm trọng của bệnh thối rễ do động bào tử tấn công vào rễ làm kìm hãm khả năng bảo vệ của rễ (Blaker và Macdonald, 1986)
Hai loài Phytophthora phổ biến được biết là nguyên nhân gây bệnh thối gốc và
rễ cây có múi đó là P citrophthora và P parasitica Tính nghiêm trọng của bệnh liên quan đến nhiệt độ và khu vực địa lý: P citrophthora chiếm ưu thế ở nhiệt độ thấp trong khi P parasitica chiếm ưu thế ở nhiệt độ cao Phytophthora phát triển tốt trong điều kiện ẩm độ cao, cung cấp đủ oxy Phytophthora gây hại trong điều kiện khi rễ bị
Trang 31phía nam xứ Wales, P citrophthora là loài chiếm ưu thế và là một trong những tác nhân gây phá hủy cây có múi nghiêm trọng nhất Ở Queenland, P parasitica là loài chiếm ưu thế Ở California, có sự xuất hiện của cả hai loài P citrophthora và P
parasitica Phytophthora syringae gây bệnh thối gốc và thối rễ cây có múi Ở Florida,
P parasitica được phân lập từ rễ bị nhiễm và vết thối ở gốc Một vấn đề cũng rất
nghiêm trọng ở hầu hết những vùng trồng CCM đó là bệnh chảy mủ và thối rễ mà
nguyên nhân ban đầu là do P parasitica và P citrophthora Để quản lí bệnh này tốt
nhất là tập trung quản lí nguồn nước tưới và sử dụng gốc ghép kháng bệnh (El-Gholl
và Schoulties, 1987)
Những gốc ghép CCM khác nhau có khả năng chống chịu bệnh thối rễ khác
nhau, đánh giá khả năng chống chịu dựa vào khả năng phục hồi của rễ với nấm P
nicotianae ở mật số có khả năng gây hại Trong điều kiện nhà lưới, khả năng chống
chịu bệnh thối rễ của những gốc ghép cam 3 lá, swingle citrumelo, carrizo citrange, soure orange, ridge pineapple sweet orange và cleopatra mandarin (sau khi cắt rễ rồi đem trồng trong đất đã nhiễm hậu bào tử) cho thấy rễ không bị cắt phát triển nhanh
hơn những rễ bị cắt Thí nghiệm ngoài đồng đánh giá khả năng gây hại của P
nicotianae cho thấy tỉ lệ phát triển của rễ có khả năng phục hồi của cam 3 lá và
swingle citrumelo cao hơn carrizo citrange, soure orange và cleopatra man-darin Cuối năm (tháng 11 - 12), khả năng phục hồi của rễ chanh volka sau khi bị nhiễm thì thấy
sức chống chịu với P nicotianae tương đương với những gốc ghép không có khả năng
chống chịu được với bệnh Nhưng vào thời điểm đầu năm (tháng 4 - 6) thì rễ chanh volka thể hiện tính chống chịu (Graham, 1995)
Đánh giá khả năng phòng trừ của Penicilium funiculosum đối với bệnh thối rễ
do Phytophthora trên cây đỗ quyên (Rhododendron spp.) và cây cam mật (Citrus
cinensis) trong điều kiện nhà lưới Kết quả làm tăng sự phát triển của rễ và thân Cắt rễ
cây con trước khi trồng vào chậu đã được chủng P parasitica 5 - 7 ngày, hầu hết P
funiculosum làm tăng sự phát triển chiều cao cây, đồng thời làm giảm tỷ lệ bệnh thối
rễ trên đỗ quyên (khi chủng với P parasitica) và cây cam mật (khi chủng với P
citrophthora), đồng thời làm giảm bệnh thối rễ trên cây đỗ quyên (P parasitica) và
cây cam mật (P citrophthora)
Trang 32Gốc ghép có khả năng chống chịu thường mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn, làm giảm những thiệt hại do bệnh thối rễ (Carpenter và Furr, 1962) và thối gốc (Afek và ctv, 1990) cây có múi Mỗi loại gốc ghép: cam 3 lá, citranges, chanh nhám, tangelos,
Macrophylla và chanh volkamer có khả năng kháng với Phytophthora khác nhau
(Carpenter và ctv, 1975; Wutscher, 1979; Hough, 1992; Kosola av2 ctv, 1995) Menge
và Nemec (1997) đã cho rằng, nhìn chung cam mật rất mẫn cảm với Phytophthora, và
theo như Graham (1995), có thể chứng minh được mật số nấm trong đất cao ở vùng rễ
Cam 3 lá, có khả năng kháng Phytophthora tốt nhất Tính kháng của những gốc ghép
cây có múi đã được ghi nhận là đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí tuyến trùng trên cây có múi (Kaplan và O`Banon, 1981)
Có rất ít những nghiên cứu về khả năng chống chịu của gốc ghép với F solani
Citranges, citrumelo, Macrophylla, chanh nhám, và cleopatra mandrain mẫn cảm hơn
so với những gốc ghép cam đắng và cam mật khi chủng với Fusarium spp ở điều kiện
ngoài đồng (Menge, 1988)
Australian trifoliate và Shekwasha mandarin có khả năng chống chịu cao với P
nicotianae, trong khi Natsudaidai, Terra Bella citrange, Jacobsen trifoliate, Rush
citrange, Shekwasha mandrain và Pomeroy trifoliate thì có khả năng chống chịu tốt
nhất với F solani Tuy nhiên swingle citrumelo thì có khả năng chống chịu tốt nhất
trong tất cả những loại gốc ghép trên với cả 2 loại nấm
Cần ngăn chặn di chuyển những cây bị bệnh từ vùng này sang vùng khác tránh được mầm bệnh ban đầu
Khi cây bị bệnh có thể đào bỏ, xử lý đất bằng vôi hay một số loại thuốc trừ nấm khác
Trang 33* Biện pháp sinh học:
Sử dụng chế phẩm sinh học như nấm Trichoderma
Cuốc đất tạo thành rãnh tròn xung quanh tán cây, cho xác bã hữu cơ như: bã
thực vật, phân gia súc đã hoai…rồi phun chế phẩm có chứa nấm Trichoderma lên
rãnh Một tuần sau bón thêm vôi để tăng dinh dưỡng cho đất Từ 10 - 15 ngày sau đó, bón phân hóa học (có thành phần NPK) theo tỉ lệ 1 - 3 - 2 để giúp rễ cây mau phục hồi lại Chế phẩm còn có tác dụng phân hủy xác bã thực vật nhanh, giúp tăng độ dinh dưỡng cho cây
* Biện pháp hóa học:
Theo Bùi Xuân Đồng, (1986), trên một số cây trồng có thể sử dụng một số thuốc hóa học trừ nấm khi cây bị bệnh như một số loại thuốc: Metazeb, Benomyl, Rovral, Ridomil, Copper,
Sử dụng: phun hoặc tưới vào gốc cây bị bệnh một vài lần cách nhau 7 - 10 ngày
Đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long để phòng trừ bệnh chúng ta cần:
Theo Lê Hữu Hải, (2004), đắp mô cao và liếp phải được thoát nước tốt bằng cách trồng mỗi liếp 2 hàng dọc mương so le nhau, gốc cách mương 1,5 m
Bón phân hữu cơ để cải thiện cấu trúc đất, giúp đất thông thoáng, tơi xốp, tăng hoạt động của sinh vật có ích, cung cấp dinh dưỡng cho cây
Bón vôi cải tạo độ chua đất
Khi phát hiện rễ bị thối: bới đất xung quanh mô gốc rồi bón vôi xung quanh kết hợp với bón phân hữu cơ đã hoai mục, dùng cỏ khô đậy lại Sử dụng thuốc hóa học nhóm: Carbendazim hoặc Copper B tưới vào gốc
Đào rãnh tạo điều kiện thoát nước tốt trong mùa mưa
Tỉa bỏ bớt hoa, trái
Phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp
Trang 34Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Phương tiện
3.1.1 Vật liệu thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm: sử dụng hạt của 10 giống: bưởi bung, bưởi bánh xe, bưởi đỏ, bưởi đường da láng, bưởi ngang, bưởi lông cổ cò, bưởi thúng, bưởi tứ quý, cam mật, chanh tàu
3 dòng nấm: Phytophthora, Pythium, Fusarium được chọn ra từ những mẫu nấm phân lập từ những cây có múi bị thối rễ ở Tiền Giang
3.2 Điều kiện nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm - Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Cây Ăn Quả miền Nam
Địa điểm: xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Trang 353.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Kiểm chứng tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trong điều kiện in vitro
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 NT, 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 đĩa petri (đường kính 9 cm) với 4 hạt cam mật đã nảy mầm và 3 dòng nấm
Các nghiệm thức của thí nghiệm bao gồm: NT1 (nấm Phytophthora), NT2 (nấm
Fusarium), NT3 (nấm Pythium), NT4 (đối chứng)
Nấm được nuôi cấy trên môi trường thích hợp cho mỗi loại nấm: Pythium (PCA), Phytophthora, Fusarium (PDA), ở 7 ngày tuổi
Hạt cam mật được bóc vỏ, khử trùng bề mặt hạt bằng dung dịch Canxi hypocloride 10 % trong 10 phút, rửa lại bằng nước cất vô trùng 3 lần rồi đặt hạt lên giấy thấm vô trùng để hạt khô tự nhiên Sau đó đặt trong đĩa WA để hạt nảy mầm Khi hạt nảy mầm, lấy 4 hạt đặt thẳng hàng, cách đều nhau, đặt hạt trên mỗi đĩa petri có chứa môi trường WA Dùng khoan khoan những khoanh nấm bằng nhau đặt giữa 2 hạt, đối chứng đặt khoanh WA không có nấm, che tối bằng giấy nhôm (bao ½ đĩa), đặt nghiêng 1 góc 450
Hình 3.1: Hạt CCM được che tối bằng giấy nhôm
Hình 3.2: Bố trí đĩa hạt trong phòng thí nghiệm
Trang 36Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bệnh (%) và cấp độ bệnh
Theo dõi tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh trên hạt ở 7, 10, 15, 20, 25 NSC
Công thức tính tỷ lệ bệnh theo Viện Bảo Vệ Thực Vật, 1999
Tỷ lệ bệnh (%) = (Tổng số cây bệnh / Tổng số cây quan sát) x 100
Mức độ nhiễm bệnh trên hạt và cây con được mô tả ở 5 mức độ trên từng cây con theo Altier và ctv, 1995
Dựa vào mức độ mhiễm bệnh Altier và ctv, 1995 đánh giá như sau:
Cấp 1 - 2: không phải là tác nhân gây bệnh
Phytophthora sp., Fusarium sp., Pythium sp., 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng
với 1 đĩa petri (đường kính 9 cm) với 4 hạt CCM đã nảy mầm Thực hiện tương tự như thí nghiệm 1
Hình 3.3: Hạt CCM đã nảy mầm được đặt trên đĩa petri
Trang 37Chỉ tiêu theo dõi gồm tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
Công thức tính tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh theo Viện Bảo Vệ Thực Vật, 1999
Tỷ lệ bệnh (%) = (Tổng số cây bệnh / Tổng số cây quan sát) x 100
(n1 x 1)+(n2 x 2)+(n3 x 3)+(n4 x 4)
Chỉ số bệnh (%) = - x 100
(N x 4)
Trong đó: n1, n2, n3, n4: lần lượt là số cây bị bệnh cấp 1, 2, 3, 4
N: là tổng số cây ở mỗi lần lặp lại
Cấp bệnh của các dòng nấm được đánh giá theo thang của Carling và cộng sự, (1999) gồm có 5 cấp bệnh
Cấp 0: không có vết bệnh Cấp 1: vết bệnh màu nâu nhạt < 0,25 mm Cấp 2: vết bệnh từ màu nâu nhạt chuyển sang nâu < 0,5 mm vùng bệnh thấm ướt nhỏ < 10 %
Cấp 3: vết bệnh từ nâu chuyển sang nâu đậm < 10 mm, vùng bệnh thấm ướt > 10 %
Cấp 4: Cây chết hoặc lá héo, cây ngã gục
3.4 Xử lý số liệu
Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh dao động từ 0 - 100 % khi nhập trong Excel giá trị 0
%, 100 % được chuyển đổi theo công thức: