1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI (Luận án tiến sĩ)

328 281 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 328
Dung lượng 21,33 MB

Nội dung

THỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠITHỂ LOẠI PHÓNG SỰ ẢNH BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Trang 2

Thể loại phóng sự ảnh báo chí phản ánh hiện thực bằng rất nhiều bức ảnh được kết nối với nhau thành những câu chuyện về con người, sự kiện hay các vấn đề có ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, sự tồn tại của thể loại phóng sự ảnh báo chí cũng đang gặp những trở ngại lớn:

Thứ nhất, yếu tố thể loại vẫn chưa được nhìn nhận một cách thiết thực:

Về phía người chụp ảnh, vẫn còn có những người sử dụng phương pháp chụp sắp xếp hoặc can thiệp để tạo ra những bức ảnh hoàn hảo nhưng không giống thực Về phía những người sử dụng ảnh, sự thiếu chuyên nghiệp đã khiến cho những tác phẩm phóng sự ảnh bị mất đi các đặc trưng vốn là thế mạnh của thể loại này, như là: thiếu sự kết nối để tạo thành câu chuyện, thiếu các khoảnh khắc bùng nổ để tạo ra cao trào của câu chuyện, thiếu các nhân vật được khai thác từ nhiều góc độ để trở nên ấn tượng…

Thứ hai, sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới như báo

mạng điện tử, mạng xã hội cũng buộc thể loại phóng sự phải có những thay đổi để phù hợp hơn Thực tế cho thấy mục đích sử dụng các thể loại ảnh báo chí trên các phương tiện truyền thông là không giống nhau Việc sử dụng các thể loại ảnh báo chí chịu ảnh hưởng rất nhiều vào cấu trúc và phương thức của phương tiện truyền thông, ví dụ: báo in là mảnh đất tốt cho các bài viết phân tích, nghiên cứu của thể loại bình luận hay phóng sự điều tra, trong khi

Trang 3

báo mạng điện tử lại ưu tiên cho những bài viết ngắn gọn của thể loại tin; Hay như: dung lượng của báo mạng cho phép số lượng không hạn chế của một tác phẩm phóng sự ảnh, nhưng trên báo in chỉ cho phép 5 đến 7 ảnh trong một phóng sự Thêm vào đó, ranh giới giữa các thể loại vốn không phải là bất biến, dẫn đến việc sử dụng các nhóm ảnh và phóng sự ảnh luôn ở tình trạng không rõ ràng, điều này đã khiến cho nhiều tác phẩm ảnh chỉ có tính chất minh họa nhiều hơn là thông tin báo chí với tư cách là một thể loại

Thứ ba, sự xuất hiện của chiếc điện thoại thông minh có chức năng

chụp ảnh, giúp người sử dụng dễ dàng lưu giữ những khoảnh khắc của cuộc sống, đã khiến cho phương thức truyền thông thay đổi, khiến cho những người dù không biết nhiều về tạo hình cũng có thể lưu giữ những khoảnh khắc

ấn tượng của ảnh báo chí, nhưng đáng lo là các bức ảnh đã không còn giữ những đặc trưng, không thể hiện được hết sức mạnh của mỗi thể loại, bởi người chụp không quan tâm nhiều đến yếu tố này, và đây cũng chính lý do khiến các quan niệm về thể loại phóng sự ảnh có sự thay đổi

Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết truyền thông hình ảnh, đề tài “Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại” đặt trong sự tương quan giữa môi trường truyền thông hiện đại với thể loại báo chí, giữa thể loại báo chí truyền thống với thể loại báo chí hiện đại Các luận điểm khoa học trong luận án được minh chứng bằng các tác phẩm phóng sự ảnh đã được lựa chọn kỹ càng, có

Trang 4

nhấn mạnh về yếu tố thị giác và vai trò của hình ảnh trong quá trình truyền thông, điều này xét thấy là cần thiết trong điều kiện các lý thuyết về truyền thông hình ảnh ở Việt Nam là chưa có nhiều

Việc xuất hiện các phương thức truyền thông mới đang đặt ra những thách thức cho các cơ sở đào tạo truyền thông về nguồn lực, cũng như chương trình đào tạo và khung lý thuyết Ở Việt Nam, các cơ sở đào tạo chuyên về truyền thông hình ảnh không nhiều, và vẫn chưa có cơ sở nào có quy mô và điều kiện đủ để đáp ứng nhu cầu về truyền thông hình ảnh trên thực tế Đề tài

“Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại” mong muốn góp một phần vào khoảng trống lý thuyết tại các cơ sở đào tạo chuyên về truyền thông

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án xây dựng khung lý thuyết về thể loại phóng sự ảnh báo chí, đồng thời nhận diện thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại, từ đó đưa ra những nhận xét khoa học về sự phát triển của thể loại phóng sự ảnh báo chí trong điều kiện thực tiễn hiện nay

1.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận án tập hợp và phân tích các tác phẩm phóng sự ảnh để tìm ra các đặc điểm nổi bật của thể loại phóng sự ảnh, đánh giá các tác phẩm trong sự so sánh đối chiếu giữa thời gian trước và hiện nay để tìm ra các đặc mới của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

- Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng thể loại phóng sự ảnh trên một số tờ báo in và báo mạng điện tử, để nhìn nhận những vấn đề thực tế của thể loại phóng sự ảnh báo chí trong giai đoạn hiện nay Từ đó, luận án đưa ra một

số khuyến nghị và giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

Trang 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

3.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát:

Báo Tuổi trẻ từ năm 2012 đến 2016, báo Lao động từ năm 2012 đến 2016; báo điện tử VnExpress.net năm 2016; Các tác phẩm phóng sự ảnh đoạt giải ảnh báo chi thể giới từ năm 1961 đến năm 2016

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi:

- Thể loại phóng sự ảnh báo chí chịu tác động như thế nào dưới ảnh hưởng của môi trường truyền thông hiện đại?

- Thể loại phóng sự ảnh báo chí sẽ xuất hiện những đặc điểm mới nào?

- Người thực hiện phóng sự ảnh cần sử dụng phương pháp nào cho phù hợp với những thay đổi của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại?

4.1 Giả thuyết nghiên cứu

Trong môi trường truyền thông hiện đại, thể loại phóng sự ảnh sẽ xuất hiện những đặc điểm mới, bên cạnh những đặc điểm cũ vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh trong quá trình phản ánh hiện thực cuộc sống Phương pháp thực hiện tác phẩm phóng sự ảnh dù được hỗ trợ bởi các phần mềm chỉnh sửa ảnh tiện dụng, nhưng vẫn đặt mục đích phản ánh hiện thực đúng với bản chất của hiện thực khách quan

5 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết đề triển khai vấn đề nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong đó vận dụng nguyên lý của các cặp phạm trù: bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực, để phân tích, đối chiếu và so sánh các kết quả nghiên cứu, để từ đó có những luận điểm và lựa chọn tác phẩm minh họa mang tính khoa học và biện chứng

Trang 6

Ngoài ra, luận án triển khai vấn đề còn dựa trên cơ sở lý thuyết về thể loại, các nguyên tắc sáng tạo tác phẩm báo chí, đặc điểm và tính chất của tác phẩm ảnh báo chí, các nguyên tắc và các yếu tố của tạo hình nhiếp ảnh

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu là phương pháp được sử dụng trong việc phân loại

các quan niệm, khảo cứu các công trình khoa học có liên quan đến đề tài của luận án

- Thống kê, phân loại là phương pháp được sử dụng để thống kê và phân

loại các tác phẩm phóng sự ảnh và nhóm ảnh trên các tờ báo thuộc diện khảo sát, từ đó có những căn cứ khoa học để đưa ra những nhận định và đánh giá về chất lượng của các tác phẩm phóng sự ảnh trên các tờ báo đó

- Phân tích nội dung là phương pháp được sử dụng để đánh giá các kết quả

từ quá trình khảo sát tác phẩm Để sử dụng phương pháp này, tác giả luận

án cần vận dụng các kiến thức về thể loại, để phân tích các tác phẩm dựa trên hình thức và nội dung, đồng thời đưa ra đánh giá và nhận định các xu hướng phát triển của tác phẩm được khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để phỏng vấn các chuyên gia

về truyền thông, chủ yếu là truyền thông về ảnh báo chí, bao gồm các phóng viên ảnh (5 người) – những người trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm phóng sự ảnh; các biên tập viên (5 người) – những người quyết định về nội dung và hình thức của tác phẩm phóng sự ảnh; nhà quản lý báo chí (2 người) – những người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ảnh báo chí; các giảng viên về ảnh báo chí (3 người) – những người có vai trò lớn trong việc duy trì chất lượng và sự tồn tại của thể loại phóng sự ảnh

- Phương pháp anket được dụng để thu thập những thông tin mang tính định

lượng, về mức độ quan tâm của công chúng tới hình ảnh trên các tờ báo thuộc diện khảo sát, về nhận biết của công chúng về thể loại phóng sự ảnh

Trang 7

Mẫu khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên ở ba thành phố lớn ở Việt Nam là

Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Số phiếu phát ra là 500 phiếu (200 ở Hà Nội, 200 ở thành phố Hồ Chí Minh, và 100 ở Đà Nẵng) Đối tượng được khảo sát phải đảm bảo yếu tố là biết sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời khi phân phát phiếu hỏi, những người thực hiện cũng chú trọng đến tỉ lệ người trong độ tuổi lao động, bởi căn cứ vào thống kê dân số ở Việt Nam năm 2013 thì số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (64%)

6 Những điểm mới của luận án

- Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại, luận án đã xây dựng khung lý thuyết cho thể loại ảnh báo chí trong môi trường truyền thông số hiện nay; chỉ ra những cơ sở lý thuyết – thực tiễn và các đặc điểm loại hình của loại thể, cũng như những đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình sáng tạo loại thể tác phẩm ảnh báo chí trong môi trường công nghệ số hiện nay; chỉ ra những lợi thế cũng như những bất cập do môi trường truyền thông số tạo ra, như

khả năng siêu kết nối, siêu tương tác, công chúng chủ động

- Bằng phương pháp thống kê-phân loại, phân tích sản phẩm truyền thông (trên 1187 tác phẩm phóng sự ảnh trên 3 tờ báo trong nước và 537 tác phẩm phóng sự ảnh báo chí nước ngoài) và phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, luận án đã chỉ ra và phân tích 4 đặc điểm mới của thể loại phóng sự

ảnh báo chí hiện đại

- Luận án nêu lên một số vấn đề thực tiễn và hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại, cụ thể gồm: 4 vấn đề đặt ra, 3 giải pháp chung, 2 giải pháp đặc thù và 3 khuyến nghị

khoa học

6.1 Ý nghĩa lý luận:

Trang 8

Luận án nghiên cứu về vấn đề “Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại”

có thể bổ sung những kiến thức mới cho hệ thống lý thuyết về truyền thông hình ảnh Thêm vào đó, hệ thống các ví dụ minh họa, các đối tượng khảo sát được tiến hành trong thời gian gần nhất, có thể là những phần tham khảo bổ ích cho các học viên chuyên ngành truyền thông, đặc biệt đối với những học viên và những người quan tâm đến ảnh báo chí

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm:

3 chương, 20 hình minh họa, 5 biểu đồ Nội dung các chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

- Chương 2: Nhận diện thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

- Chương 3: Khuyến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

Trang 9

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đề tài “Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại” là đề tài nghiên cứu về các vấn đề của ảnh báo chí và thể loại của ảnh báo chí Xuất phát từ góc nhìn khoa học, ảnh báo chí và thể loại ảnh báo chí vốn có nguồn gốc từ báo chí và các thể loại báo chí, do đó luận án sẽ bắt đầu từ phần gốc của vấn đề, đó là thể loại phóng sự báo chí Nghiên cứu về phóng sự báo chí, tác giả luận án có thể tìm ra các mốc phát triển quan trọng của thể loại, các yếu tố cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thể loại báo chí Sự khác biệt giữa báo in, báo phát thanh và báo truyền hình với báo ảnh cũng là những tham chiếu có ích cho việc xây dựng khung lý thuyết và tìm ra những đặc điểm mới của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

I/ CÁC CÔNG TRÌNH CỦA CÁC TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Liên quan đến đề tài “Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại”, tác giả luận án đã tìm thấy những vấn đề liên quan ở các khía cạnh khác nhau trong một số cuốn sách của các tác giả nước ngoài

A - Các sách

Cuốn sách đầu tiên được tác giả luận án sử dụng làm tư liệu tham chiếu

về các dữ kiện lịch sử của nhiếp ảnh và tên tuổi của các nhiếp ảnh gia nổi

tiếng trên thế giới là cuốn “The History of Photography: From 1839 to the

Present” của tác giả Beaumont Newhall được xuất bản năm 1982

Beaumont Newhall (1908–1993) là một sử gia nghệ thuật, là nhà văn

và nhiếp ảnh gia Năm 1935, ông trở thành thủ thư tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở New York Năm 1940, ông trở thành Giám đốc đầu tiên của bộ phận Nhiếp ảnh của MoMA Ông là giám tuyển của Bảo tàng Nhiếp ảnh quốc

tế từ năm 1948 đến năm 1958, sau đó là Giám đốc từ 1958 đến 1971 Tại Eastman House, Newhall chịu trách nhiệm sưu tập một trong những bộ sưu

Trang 10

tập ảnh lớn nhất thế giới Kể từ khi xuất bản lần đầu vào năm 1937, cuốn sách

“The History of Photography: From 1839 to the Present” đã được ca ngợi là tác phẩm kinh điển về nhiếp ảnh Chưa cĩ cuốn sách nào và chưa cĩ tác giả nào từng trình bày mối liên hệ giữa sự tiến hĩa thẩm mỹ của nghệ thuật nhiếp ảnh, những đổi mới kỹ thuật của nĩ kết hợp với những chi tiết hấp dẫn, bay bổng và lịng nhiệt tình nhưBeaumont Newhall đã thể hiện trong cuốn sách Qua hơn 300 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia bậc thầy như William Henry Fox Talbot, Timothy O'Sullivan, Julia Margaret Cameron, Eugène Atget, Peter Henry Emerson, Alfred Stieglitz, Paul Strand, Alvin Langdon Coburn, Man Ray, Edward Weston, Dorothea Lange, Walker Evans, Ansel Adams, Brassạ, Henri Cartier-Bresson, Harry Callahan, Minor White, Robert Frank

và Diane Arbus, tác giả Beaumont Newhall đã trình bày một nghiên cứu hấp dẫn, tồn diện về các xu hướng và các mốc phát triển quan trọng kể từ khi những bức ảnh đầu tiên được thực hiện vào năm 1839 Các lựa chọn mới được thêm vào ấn bản lần thứ năm bao gồm các bức ảnh được làm bằng màu sắc, từ các kiểu máy vẽ tay màu của năm 1850 của Edward Steichen, đến các tác phẩm do các bậc thầy đương đại như Eliot Porter, Ernst Haas, William Eggleston, Stephen Shore và Joel Meyerowitz thực hiện Từ gĩc độ nghiên cứu, tác giả luận án tiếp thu được các quan điểm và xu hướng sáng tạo của các nhiếp ảnh gia sáng tác theo khuynh hướng hiện thực như Alfred Stieglitz, Edward Steichen và Henri Cartier-Bresson

Cuốn sách thứ hai là cuốn “Let Truth Be the Prejudice: W Eugene

Smith, His Life and Photographs” của tác giả Ben Maddow, được xuất bản

năm 1998 Cuốn sách “Let Truth Be the Prejudice” ghi lại cuộc đời và cơng việc của W Eugene Smith, một người cĩ cơng trong việc tạo nên thể loại ảnh báo chí mới mang sức mạnh thẩm mỹ và đạo đức là phĩng sự ảnh Smith sinh năm 1918 tại Wichita, Kansas, và lớn lên với các giá trị truyền thống của Mỹ

Trang 11

Ông bắt đầu chụp ảnh khi vẫn còn là một cậu bé bằng chiếc máy ảnh của mẹ mình và tiếp tục thực hành công việc này trong suốt thời gian học của mình Năm 1937, tham vọng cháy bỏng đã đưa ông đến thành phố New York, nơi đã bồi đắp cho ông trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Trước khi bước sang tuổi hai mươi, Smith đã thực hiện hàng trăm bức ảnh cho các tạp chí ảnh lớn của thời đại Phong cách ấn tượng, thông minh của người chụp đã thể hiện ngay trong các tác phẩm ban đầu này Nhưng khoảnh khắc bùng nổ thực sự đã diễn ra trong chiến tranh thế giới II, đó là khi Smith hành quân cùng với đội thủy quân lục chiến tại Saipan, Guam và Iwo Jima, đó cũng là khoảnh khắc

W Eugene Smith nhận ra công việc chụp ảnh gắn liền với ý thức trách nhiệm đạo đức Ông viết: "Mỗi lần tôi nhấn nút chụp, tôi hy vọng rằng sự lên án có thể vang vọng qua tâm trí của những người đàn ông trong tương lai, khiến họ thận trọng, nhớ lại và nhận ra những gì họ đã làm" Những bức ảnh chiến tranh của Smith đã giúp ông khẳng định năng lực sáng tạo của mình và được

so sánh với Mathew Brady Tác phẩm của ông về các nhà tù chiến tranh của

Mỹ, đã giúp thuyết phục người Nhật rằng nỗi sợ của họ bị phóng đại, và ngăn chặn tự sát của hàng ngàn công dân Nhật khiếp sợ quân đội Mỹ thời bấy giờ

Cuốn sách này là một tài liệu tham khảo vô cùng quý giá, bởi những minh họa sống động của các tác phẩm ảnh được coi như là những tác phẩm phóng sự ảnh đầu tiên trong lịch sử nhiếp ảnh Các tác phẩm phóng sự ảnh của W Eugene Smith được công nhận là những tác phẩm mẫu mực của một thể loại ảnh báo chí vừa mang tính thời đại, vừa mang tính thẩm mỹ, là các phóng sự ảnh: “Country doctor”, “Nurse”, hay “Minamata" Phóng sự ảnh tuyệt vời cuối cùng của ông - "Minamata", mô tả sự đau khổ của con người do ngộ độc thủy ngân trong một cảng công nghiệp Nhật Bản, góp phần chấm dứt

sự ô nhiễm đó Ngày 15 tháng 10 năm 1978, những tên côn đồ do các doanh nghiệp Nhật thuê đã tấn công Eugene Smith, khiến sức khỏe của ông bị ảnh

Trang 12

hưởng và ông đã chết sau đó Bốn mươi năm trôi qua, các tác phẩm phóng sự ảnh của Smith trở thành những tài liệu quý giá Ông đã từng viết: "Tôi không bao giờ tìm thấy giới hạn của tiềm năng nhiếp ảnh Mỗi khi chạm tới chân trời, nó lại cho thấy một sự vẫy gọi khác ở đằng xa Luôn luôn, tôi chỉ đang ở ngưỡng" Cuốn sách là tác phẩm chính xác về cuộc đời và công việc của Smith Niềm đam mê về nhiếp ảnh và sự kiên định về đạo đức là thước đo về

sự vĩ đại của ông, bao gồm cả việc ông không bao giờ thỏa hiệp với các thế lực ngăn cản ông phản ánh sự thật Trong cuốn tiểu sử đi kèm "The Wounded Angel", tác giả Ben Maddow đã ví ông là người đàn ông không thỏa hiệp với

ma quỷ Cuốn sách của Maddow là xuất bản đầu tiên về cuộc đời của W Eugene Smith Đó là một câu chuyện đầy kịch tính, sống động hơn bởi sự cam kết của tác giả Maddow đối với sự thật về nhân vật được viết trong cuốn sách

Một cuốn sách không thể không nhắc tới, là cuốn “Henri

Cartier-Bresson: The Decisive Moment”, xuất bản năm 2015

Được xuất bản lần đầu vào năm 1952, cuốn sách bao gồm các tác phẩm hay nhất của Cartier-Bresson từ những năm đầu trong sự nghiệp nhiếp ảnh của ông cho tới bức tấm ảnh ghép của Henri Matisse Cuốn sách này đã ảnh hưởng đến các thế hệ nhiếp ảnh gia, trong khi tựa đề tiếng Anh của nó đã xác định khái niệm về giây phút bấm máy điển hình, trong đó bao gồm tất cả các yếu tố tích lũy để tạo thành hình ảnh hoàn hảo, đó không chỉ là thời điểm của hành động, mà còn là dấu ấn thị giác cao độ Ấn phẩm mới này (bản in đầu tiên và duy nhất kể từ bản gốc năm 1952) là một bản sao tỉ mỉ của cuốn sách gốc đã đưa tên tuổi của nhà nhiếp ảnh đến với quốc tế, với những bổ sung về lịch sử „Thời điểm quyết định‟ của Pompidou Clément Chéroux

Một cuốn sách khác của Henri Cartier-Bresson cũng được các nhiếp

ảnh gia nhắc tới và được tác giả luận án sử dụng để tham khảo là cuốn “Henri

Trang 13

Cartier-Bresson: The Mind's Eye: Writings on Photography and Photographers”, xuất bản năm 2005 Cuốn sách bao gồm các bài luận của

Henri Cartier-Bresson (một số bài chưa bao giờ được dịch sang tiếng Anh) được thu thập lần đầu tiên “The Mind's Eye” có văn bản nổi tiếng của Cartier-Bresson về "khoảnh khắc quyết định" cũng như những quan sát của ông về Moscow, Cuba và Trung Quốc trong thời kỳ hỗn loạn Những bài tiểu luận này đặc trưng cho quan điểm nhiếp ảnh của Henri Cartier-Bresson – một tượng đài của giới nhiếp ảnh gia thế giới

Qua các câu chuyện liên quan trực tiếp tới quá trình tác nghiệp, tác giả luận án hiểu rõ hơn về quan điểm sáng tác của một nhiếp ảnh giả bậc thầy Những nhận xét về khoảnh khắc bấm máy nổi tiếng của nhiếp ảnh gia được nêu lên trong cuốn sách, là những tham chiếu khoa học về kinh nghiệm sáng tác của một nhiếp ảnh gia có nhiều tác phẩm ảnh báo chí chất lượng, như là:

“Thật là ảo tưởng khi cho hình ảnh được thực hiện bằng máy ảnh, chúng được ghi nhận bằng mắt, trái tim và cái đầu”; “Một mắt của nhiếp ảnh gia nhìn qua khung ngắm mở rộng của máy ảnh, mắt kia nhắm lại để nhìn vào tâm hồn của chính mình”; “Nhiếp ảnh là một cách để la hét, tự giải phóng bản thân, không phải là cách chứng minh hay khẳng định sự độc đáo của cá nhân mình Đó là một cách sống”; “Khoảnh khắc! Một khi bạn bỏ lỡ nó, nó sẽ biến mất vĩnh viễn”

Cuốn sách tham khảo khác cung cấp đa dạng các bài học kinh nghiệm

từ một nhiếp ảnh gia thành công với các chủ đề gai góc là cuốn sách “Untold:

The stories behind the Photographs” của tác giả Steve McCurry Cuốn sách

“Untold: The stories behind the Photographs” đi sâu vào khám phá kho lưu trữ cá nhân của McCurry để tiết lộ những điều xảy ra phía sau ống kính máy ảnh Cuốn sách được tổ chức thành 14 câu chuyện ảnh, mỗi câu chuyện được trình bày kèm theo văn bản tường thuật và hơn 100 bức ảnh đầy màu sắc, tràn

Trang 14

ngập hơi thở của cuộc sống Cùng với nhau, những tài liệu hấp dẫn này tạo nên một tiểu sử sống động về một trong những tượng đài của nhiếp ảnh hiện đại

Ngoài các cuốn sách đề cập trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của luận

án, các cuốn sách có đề cập tới các vấn đề liên quan được tìm thấy trong các

cuốn sách “On Photography” của tác giả Susan Sontag tái bản năm 2001,

“Believing Is Seeing: Observations on the Mysteries of Photography” của

tác giả Errol Morris xuất bản năm 2011, “A History of Photography: From

1839 to the Present” của tác giả George Eastman xuất bản năm 2012, “Fred Herzog: Modern Color” của tác giả Fred Herzog xuất bản năm 2017, “The Art of Movement” của tác giả Ken Browar và Deborah Ory xuất bản năm

2016, “Chavez Ravine: 1949” của tác giả Chavez Ravine tái bản năm 2003,

“Gregory Heisler: 50 Portraits: Stories and Techniques from a Photographer's Photographer” của tác giả Gregory Heisler xuất bản năm

2013, “Distant Shores: Surfing The Ends Of The Earth” của tác giả Chris

Burkard xuất bản năm 2013 Mỗi cuốn sách là một gợi mở mới mẻ cho tác giả luận án về cách mà các tác phẩm phóng sự ảnh báo chí được tạo thành

Bên cạnh các cuốn sách được tham khảo bằng tiếng Anh, các cuốn sách khác của các tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt cũng là những tài liệu thiết thực được tác giả luận án sử dụng tham chiếu cho đề tài của luận

án Những cuốn sách đó là: “Các thể loại báo chí” của tác giả A.A

Chertưchơnưi (Nga) được nhà xuất bản Mátxcơva ấn hành năm 2002 và được

nhà xuất bản Thông tấn dịch và ấn hành năm 2004; “Phóng sự - Tính chuyên

nghiệp và đạo đức” của M.I.Sostak, “Phóng sự truyền hình” của Brigitte

Besse Didier Desormeaux; “Các thể loại báo chí phát thanh” của V.V.Xmirnốp; “Ảnh báo chí” của Brian Horton; “Nhiếp ảnh báo chí” của Petr Tausk, và “Bàn về nhiếp ảnh” của Susan Sontag

Trang 15

Cuốn sách “Các thể loại báo chí” của tác giả A.A Chertưchơnưi (Nga)

được nhà xuất bản Mátxcơva ấn hành năm 2002, và được nhà xuất bản Thông tấn dịch và ấn hành năm 2004 Cuốn sách được chia làm bốn chương: chương

1 là phần lý luận chung về các yếu tố hình thành thể loại trong báo chí, ba chương còn lại trình bày 43 màu sắc đặc thù trong bảng màu các thể loại báo chí được phân tích theo tính chất của các thể loại tin, thể loại phân tích, thể loại chính luận – nghệ thuật Đặc biệt, mỗi thể loại được minh họa bằng nhiều bài viết hấp dẫn đã đăng tải trên báo và tạp chí ở nước Nga nhằm giúp người đọc có thể hình dung trực quan về diện mạo các thể loại báo chí một cách sắc nét Phần nghiên cứu mà luận án tham khảo được nhiều nhất trong tác phẩm này nằm ở chương đầu tiên của cuốn sách Đầu tiên, tác giả đưa ra các lý do phải quan tâm đến yếu tố thể loại trong tác phẩm báo chí Tiếp đến, tác giả đưa ra ba phương pháp phản ánh hiện thực trong sáng tạo thể loại báo chí Tác giả cho rằng các phương pháp phản ánh hiện thực, về bản chất, trước hết đều là những cách thức đặc biệt dùng để thực hiện một cách có quy củ những mục tiêu liên quan đến nhau, và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể Tác giả cũng chỉ ra các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các sản phẩm truyền thông,

từ đó xác định những mục tiêu của hoạt động sáng tạo báo chí

Từ các định nghĩa đối tượng, chức năng, và phương pháp, tác giả đi đến những kết luận thể hiện rõ tính chất của các thể loại báo chí hiện đại Trong cách sắp xếp của tác giả, thể loại phóng sự nằm trong nhóm các thể loại tin Khi đề cập đến thể loại phóng sự trong nhóm các thể loại tin, tác giả chủ yếu muốn nói về thể loại của báo in, nhấn mạnh những bài viết thuộc thể loại tin

về mặt số lượng tạo nên phần chủ yếu trong dòng thông tin đại chúng Tác giả cũng cho biết phóng sự là một trong những thể loại được ưa chuộng nhất của các phóng viên Nga Tính chất đặc thù của các bài báo thuộc thể loại phóng

sự xuất hiện trước hết là do kết quả của việc áp dụng „triển khai‟ phương pháp

Trang 16

quan sát và định hình trong văn bản quá trình và các kết quả của nó Nhiệm

vụ của bất kỳ phóng viên nào khi thực hiện phóng sự trước hết là cung cấp cho bạn đọc khả năng được nhìn thấy sự kiện bằng con mắt của người chứng kiến, tức là tạo “hiệu quả của sự hiện diện” Với phóng viên thực hiện phóng

sự, điều quan trọng không chỉ là mô tả trực quan một sự kiện nào đó, mà còn

là mô tả nó sao cho gây được sự đồng cảm ở bạn đọc về những điều được nhắc đến trong văn bản Điều này có thể thực hiện được bằng nhiều cách khác nhau, nhưng thông thường hơn cả thì có hai cách để đạt được mục tiêu Thứ nhất là trình bày quá trình phát triển của sự kiện Thứ hai, đưa lên bề mặt sự kiện tiến trình bên trong của nó hoặc trình bày quá trình phát triển cảm xúc của tác giả này sinh trong khi tiếp cận với sự kiện

Bàn trực tiếp về ảnh báo chí, cuốn sách “Ảnh báo chí” của tác giả

Brian Horton là tổng hợp của lý thuyết và những bài học kinh nghiệm từ những phóng viên ảnh nổi tiếng thế giới Cuốn sách chia thành 8 chương: Ấn tượng (Chương 1), Ánh sáng (Chương 2), Thời sự (Chương 3), Ảnh chuyên mục và ảnh chân dung (Chương 4), Thể thao (Chương 5), Điều khiển từ xa (Chương 6), Kỹ thuật số (Chương 7), và Bài học từ những bậc thầy (Chương 8)

Mặc dù cuốn sách không bàn trực tiếp thế nào là phóng sự ảnh báo chí hay đặc điểm và tính chất của thể loại phóng sự ảnh là gì, nhưng rải rác trên khắp các trang sách, tác giả đã lồng những quan điểm về ảnh báo chí và phóng sự ảnh báo chí vào các ví dụ sinh động và dễ hiểu, ví dụ tác giả quan niệm: “Ảnh báo chí kể lại một câu chuyện bằng hình ảnh, tường thuật với chiếc máy ảnh, ghi nhận một khoảnh khắc trong thời gian, cái phút giây điển hình khi một hình ảnh đúc kết một câu chuyện” (tr 17, 3)

Cuốn sách được viết từ năm 2002 nhưng các vấn đề được đề cập trong cuốn sách được gợi mở đến tận thời điểm hiện tại, đây là phần mà luận án có

Trang 17

thể sử dụng làm dữ liệu tham chiếu có ích Như trong phần viết về kỹ thuật

số, tác giả đã đưa ra nhận định “Kỹ thuật số: Tương lai của ảnh báo chí”, và điều đó đã được khẳng định là hoàn toàn đúng trong thực tế hiện nay, đó là:

“Khi chuyển sang thiên niên kỷ mới, những thế hệ máy ảnh kỹ thuật số mới nhất đã xuất hiện trên thị trường Với giá rẻ hơn và chất lượng gần như chụp bằng phim, các kiểu máy ảnh mới này đã cho phép các nhật báo tiến thẳng vào thời đại kỹ thuật số” (tr 200, 3)

Một phần hấp dẫn và cực kỳ hữu ích cho luận án, là chương cuối cùng của cuốn sách: Bài học từ những bậc thầy Bài học đầu tiên là từ phóng viên ảnh Host Faas, với bài học „Rèn luyện cả cuộc đời để tập trung vào một vài khoảnh khắc‟ Host Fass đã từng đến Việt Nam và có những bức ảnh ám ảnh

về cuộc chiến tranh ở đây Fass tin rằng quyền tiếp cận mà các nhà báo đã đạt được ở Việt Nam không tự nhiên mà có Ông cho biết các nhà báo đã phải nỗ lực để đạt được quyền tiếp cận đó bằng cách lội bộ năm cây số cùng với binh

sĩ Hành động đó khiến họ kính trọng và vì sự kính trọng đó, ông được nhiều đơn vị chào đón khi quay lại và chính họ giúp ông đến nhiều nơi cần đến Phóng viên Host Fass chia sẻ: “Trước hết, khi anh được đặc quyền có mặt ở nơi những điều phi thường đang diễn ra, anh đừng có chĩa ống kính vào mặt một người đang hấp hối Anh hoặc là xúc động hoặc là không Đây là một quy tắc không thể viết thành văn bản Ai xâm phạm những quy tắc đó thì không phải người biết cảm thông, không phải là phóng viên ảnh tốt Anh phải

có cảm xúc trong những tình huống tận cùng của giới hạn Đó là điều hiển nhiên trong tình huống chiến tranh” (tr 224, 3)

Bài học thứ hai là từ J.Pat Carter, người đã từng thành công khi chụp các cơn bão dữ dội ở Oklahoma Lao mình vào các cơn bão, anh càng biết tôn trọng sức mạnh của thiên nhiên hơn và tôn trọng những bài học anh tích lũy được qua kinh nghiệm Anh cho rằng: “Mỗi lần bạn lên đường, bạn phải cân

Trang 18

nhắc những gì sẽ xảy ra Không hề có quy tắc nào, không có giáo trình nào dạy cách tường thuật những chuyện như thế này Bạn phải không ngừng tích lũy kiến thức và hy vọng rằng bạn sẽ có quyết định đúng đắn khi đang tác nghiệp” (tr 234, 3)

Bài học thứ ba là từ David Guttenfelder – phóng viên ảnh chuyên về những vấn đề tị nạn và đã từng làm nhiều phóng sự loại này ở khắp Châu Phi

và Albania Bất kể bối cảnh khác nhau, Guttenfelder cảm thấy mình vẫn có thể tạo được những hình ảnh quan trọng, chỉ cần làm việc theo cách đã làm trong quá khứ Đó là tập trung vào con người “Chính con người mới đáng quan tâm chứ không phải chiến tranh hay núi lửa” (tr240, 3) Rất nhiều lần, Guttenfelder đã chứng kiến các phóng viên ảnh bị cuốn theo tình huống chiến tranh hay thiên tai mà quên rằng đời sống con người mới là điều quý giá nhất

Bài học thứ tư từ phóng viên ảnh Alan Diaz: “Tiếp cận, xây dựng quan

hệ tốt và luôn sẵn sàng, luôn luôn dự kiến những tình huống và lựa chọn khả năng” (tr 240, 3); Bài học thứ năm từ phóng viên hãng thông tấn AP Charles Rex Arbogast: “Muốn tiếp cận, phải chuẩn bị kỹ càng Quan hệ tốt với các chính khách” (tr 248, 3); Bài học thứ sáu từ phóng viên ảnh AP David Longstreath: “Ta vào nghề này để chụp ảnh chứ không phải để viện cớ Luôn luôn sẵn sàng phương tiện bên mình để khỏi lỡ những sự kiện đột xuất” (tr

251, 3) Bài học thứ bảy David Martin, phóng viên ảnh AP: “Muốn có hình ảnh hay nhất thì đừng sợ ướt Không ngại gian khổ” (tr 255, 3) Bài học thứ tám từ David Phillip và Pat Sullivan, phóng viên ảnh AP: “Đừng chụp theo lối mòn Sáng tạo trong những hoàn cảnh cụ thể” (tr 258, 3)

Các bài học kinh nghiệm của các phóng viên ảnh được gắn liền với mỗi tình huống tác nghiệp cụ thể mà họ đã sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí thành công Cho dù đó có phải là tác phẩm phóng sự ảnh hay không thì những bài

Trang 19

học mà họ chia sẻ đều có thể được coi như những dữ liệu độc đáo khi nghiên cứu về phương pháp sáng tạo tác phẩm phóng sự ảnh của phóng viên

B - Các bài báo khoa học, luận án, đề tài khoa học

Các bài báo viết về nhiếp ảnh trên các tạp chí khoa học nước ngoài có thể kể đến con số hàng trăm bài, tuy nhiên những bài đề cập đến thể loại phóng sự ảnh báo chí thì không có nhiều Tác giả luận án chưa có cơ hội để đọc hết các bài báo có nội dung liên quan đến nhiếp ảnh, tuy nhiên có thể nêu

ra đây một vài bài báo được tác giả luận án sử dụng như những tài liệu tham khảo có giá trị cho luận án “Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại”

Bài viết “Roger Fenton: the First Great War Photographer” của tác

giả James Estrin đăng trên tờ The New York Time ngày 18/1/2018 là một bức tranh rực rỡ về chân dung của nhiếp ảnh gia chiến trường đầu tiên: Roger Fenton Trước chiến tranh, Roger Fenton là một luật sư xuất thân từ một gia đình khá giả, nổi tiếng về kỹ thuật lưu giữ hình ảnh, có mối quan hệ thân thiết với gia đình hoàng gia và đã chụp một số bức chân dung lịch sử Ông là người đồng sáng lập của Hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Anh, cũng là một nhiếp ảnh gia phong cảnh hoàn hảo, một kỹ năng mà ông thường sử dụng khi làm việc ở Crimea Ba trăm năm mươi bức ảnh của ông về cuộc chiến ở Crime hiện được Sophie Gordon tập hợp trong "Shadows of War: Photo of Crim Fenton's Crimea, 1855" cùng với sự đóng góp của Louise Pearson Các bức ảnh cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về công việc của ông, khác hơn so với các hình ảnh quen thuộc mà công chúng từng chứng kiến

Tác giả James Estrin cũng đưa quan điểm của mình vào khi nhận định

về Roger Fenton: Robert Capa, nhiếp ảnh gia chiến tranh hiện đại có câu nói nổi tiếng là “Nếu bức ảnh của bạn không đủ tốt, bạn đã không tiến đến đủ gần” Lời khuyên này mặc dù tốt, nhưng nó không áp dụng cho Roger Fenton – „bố già‟ của thể loại ảnh chiến tranh, người đã ghi lại cuộc chiến Crimean

Trang 20

năm 1855 Lý do là bởi Roger Fenton phải sử dụng máy ảnh lớn và những tấm kính âm bản khó sử dụng (khi ấy máy ảnh Leica khổ nhỏ và chụp nhanh còn chưa được phát minh), thêm vào đó là bởi vì Fenton tránh xa các đối tượng chụp ảnh phổ biến hiện nay, như một quý ông người Anh đúng đắn, anh ta sẽ không chụp ảnh xác chết của những người lính, bởi vì làm như vậy

là không lịch sự

Do thời gian phơi sáng lâu khiến ông Fenton không thể chụp các hoạt động và không thể nắm bắt những khoảnh khắc thực sự của trận chiến Tuy nhiên, ông đã cho công chúng Anh một cái nhìn mới về cuộc chiến bằng cách miêu tả cuộc sống của những người đàn ông và sĩ quan Anh, các loại vũ khí, các tuyến đường và những con ngựa – hình thức vận tải quân sự quan trọng thời đó Ông sống trong quân đội và di chuyển trong một chiếc xe ngựa chuyên chở các vận dụng để chụp ảnh, có chức năng như một phòng tối Chiếc xe này của ông còn được sử dụng trong khi chụp ảnh về thất bại của Nga trước một liên minh bao gồm Anh, Pháp và Đế chế Ottoman

Giống như nhiếp ảnh hiện đại, sự xung đột của khuynh hướng sáng tạo thể hiện trong mối quan hệ giữa tính thẩm mỹ và tính hiện thực Hình ảnh nổi tiếng mà Fenton chụp về "Thung lũng của bóng tối chết chóc" là bức ảnh chiến tranh mang tính biểu tượng đầu tiên - và nó được cho là đã bị sắp xếp

Có thể nói, bài báo đã cung cấp nhiều chi tiết thú vị, bao gồm cả những hình ảnh minh họa chân thực, là cơ sở để tác giả luận án tham khảo và triển khai những luận điểm về phương pháp sáng tạo của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại được đề cập đến trong luận án

Bài viết khác được tác giả luận án tham khảo là “Editing Pictures,

Influencing Photographers” đăng trên The New York Time ngày 21/8/2013

Bài viết là tập hợp các mẩu chuyện nhiếp ảnh gia chia sẻ về người biên tập ảnh - người cộng sự, người hướng dẫn của mình Rất nhiều nhiếp ảnh gia đã

Trang 21

gửi lời tri ân tới những biên tập ảnh có ảnh hưởng nhất tới sự nghiệp của mình, như phóng viên ảnh Yunghi Kim và Kenneth Jarecke đã viết, những biên tập viên hình ảnh này “là người đã cổ vũ và thúc đẩy họ, đôi khi là ép buộc để họ tạo ra được những tác phẩm xuất sắc Người biên tập ảnh đã tin họ khi không ai khác tin họ – đã nhận ra tiềm năng và thế mạnh của từng nhiếp ảnh gia và dành thời gian để tôi luyện nó”

Bài viết là những câu chuyện của các nhiếp ảnh gia đã ghi dấu ấn ở một

số thể loại trong đó có thể loại phóng sự ảnh, với các biên tập viên hình ảnh

có ảnh hưởng tới quan điểm sáng tác của họ Đó là Alexandra Avakian và biên tập viên Robert Stevens của tạp chí Time, là Stan Grossfeld và biên tập viên Tom Winship của Boston Globe, là Joseph Rodriguez và biên tập viên Fred Ritchin của New York Time, là Darcy Padilla và biên tập viên ảnh Nancy Lee của New York Time Những câu chuyện của các nhiếp ảnh gia đã cho tác giả luận án những cơ sở để nhìn nhận vai trò của người chụp ảnh và người biên tập viên hình ảnh trong quá trình sáng tạo tác phẩm phóng sự ảnh

II/ CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

A - Các sách

Các sách nghiên cứu về thể loại báo chí mà luận án sử dụng để tham chiếu phần kết quả là của các tác giả: Nguyễn Văn Dững, Tạ Ngọc Tấn và Đinh Hường Về thể loại phóng sự báo chí, các tác giả có công trình nghiên cứu về vấn đề này mà luận án dùng để tham khảo gồm có: Nguyễn Đức Dũng, Trịnh Bích Liên, Huỳnh Dũng Nhân và Nguyễn Quang Hòa Phần các công trình nghiên cứu về thể loại phóng sự ảnh báo chí là phần tham chiếu được sử dụng nhiều nhất, bởi các kết quả nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài của luận án, là của các tác giả Trần Mạnh Thường, Nguyễn Đức Chính, Chu Chí Thành, Vũ Đức Tân, Vũ Huyến Ngoài ra, còn có rất nhiều

Trang 22

phần nghiên cứu của các tác giả khác nữa được tác giả luận án tham khảo nhưng không được nêu ở đây, bởi các nghiên cứu của họ chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nhỏ của vấn đề trong luận án

Khi bàn về thể loại, các nhà nghiên cứu về báo chí học của Việt Nam cũng đã có những luận điểm, luận cứ khoa học trong các công trình nghiên cứu của mình, như là PGS, TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Tác phẩm báo chí – tập 1”, hay PGS, TS Đinh Hường trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn”

Cuốn sách “Tác phẩm báo chí – tập 1” của tác giả Tạ Ngọc Tấn gồm 2

phần chính là: Những vấn đề lý luận chung về tác phẩm báo chí; Loại tác phẩm thông tấn Quan điểm về thể loại của tác giả được nêu trong phần 1

„Thể loại tác phẩm báo chí‟ khá rõ ràng, cụ thể và chi tiết, thành 4 vấn đề có liên quan đến thể loại tác phẩm báo chí

Thứ nhất, tác giả khẳng định thể loại tác phẩm là một khái niệm để chỉ

quy luật loại hình của tác phẩm báo chí Thể loại là sự thống nhất có tính quy luật – lặp lại của các yếu tố trong một tác phẩm báo chí

Thứ hai, tác giả nêu tính chất quy luật trong sự hình thành và phát triển

của thể loại tác phẩm báo chí Liên quan đến nội dung đề tài luận án này ở nội hàm “hiện đại”, tác giả luận án quan tâm đến ý kiến của tác giả cuốn sách khi bàn về yếu tố các phương tiện kỹ thuật hiện đại: “Thể loại tác phẩm báo chí

có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật Sự ra đời của máy ghi âm, máy ghi hình, máy tính điện tử tạo điều kiện cho các thể loại truyền thông trong báo chí được tăng cường khả năng truyền tải thông tin, phong phú thêm về cách thể hiện, ngôn ngữ và kết cấu Với các phương tiện

kỹ thuật hiện đại, âm thanh, tiếng động, hình ảnh trở thành một bộ phận hữu

cơ của tác phẩm, gắn bó với tín hiệu ngôn ngữ trong việc thực hiện nhiệm vụ truyền tải nội dung thông tin đến công chúng Tác giả cũng chỉ ra rằng, khi đã được hình thành, thể loại tác phẩm báo chí mang tính ổn định tương đối

Trang 23

Chính do sự ổn định tương đối về nội dung và hình thức mà thể loại tác phẩm hình thành kênh giao tiếp, một thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng”

Thứ ba, tác giả đưa ra một số vấn đề có tính phương pháp luận trong

việc phân chia thể loại tác phẩm báo chí Sự phân loại hợp lý phải dựa trên hệ thống tiêu chuẩn hợp lý Có thể coi tiêu chí phân loại như là sự khái quát các mối quan hệ đặc trưng, các đặc điểm phổ biến của đối tượng nghiên cứu Như vậy, việc xác định tiêu chí có ý nghĩa quyết định đối với hệ thống phân loại

Thứ tư, tác giả phân chia các loại tác phẩm báo chí và đặc trưng cơ bản

của chúng Trong phần này, tác giả xếp phóng sự và loại tác phẩm thông tấn,

bởi 3 lý do chính: Lý do thứ nhất, phóng sự ra đời gắn liền với sự ra đời của

báo chí Cùng với sự phát triển của báo chí, phóng sự ngày càng hoàn thiện, tăng cường các khả năng thông tin và thể hiện nội dung hiện thực Trong quá trình đó, phóng sự hội nhập các yếu tố hợp lý của văn học, nhất là phương

pháp miêu tả, các thủ pháp ngôn ngữ; Lý do thứ hai, thực tiễn hoạt động sáng

tạo tác phẩm của nhà báo cũng như khảo sát trực tiếp các tác phẩm cho thấy giữa ký sự và phóng sự có những khác biệt khá rõ ràng Trước hết, phóng sự phản ánh các sự kiện, sự việc trong một không gian cụ thể có tính thời sự cấp

bách; Lý do thứ ba, về thuật ngữ, phóng sự và phóng viên có chung một gốc

từ trong ngôn ngữ các nước Châu Âu

Từ các lập luận của mình, tác giả cuốn sách nêu lên khái quát các đặc điểm của loại tác phẩm thông tấn – nghệ thuật (trong đó có phóng sự) như

sau: Đặc điểm 1: Nội dung của loại tác phẩm thông tấn – nghệ thuật là các sự

kiện, vấn đề khách quan tồn tại trong thực tế, mang tính thời sự hoặc quan hệ chặt chẽ với dòng thời sự chủ lưu, có ý nghĩa chính trị hoặc giáo dục, hướng dẫn suy nghĩ, hành vi của con người trong xã hội hiện thời Chất lương thông tin trong loại tác phẩm này là sự thống nhất giữa nhận thức, phán đoán khách quan với nhận thức thẩm mỹ chủ quan của người viết về sự kiện, vấn đề hiện

Trang 24

thực; Đặc điểm 2: Ngôn ngữ và kết cấu của loại tác phẩm thông tấn – nghệ

thuật uyển chuyển, kết hợp giữa tính chất thông tin, chính luận khách quan đặc trưng của báo chí và tính chất nghệ thuật với các thủ pháp phong phú của

văn học; Đặc điểm 3, mục đích chính của tác phẩm thông tấn – nghệ thuật là

cung cấp cho công chúng thông tin về các vấn đề, sự kiện toàn diện hơn trong các mối quan hệ với giá trị thẩm mỹ

Cuốn sách “Các thể loại thông tấn báo chí” của tác giả Đinh Hường là

cuốn giáo trình được biên soạn trên cơ sở tài liệu giảng dạy từ năm 1991 đến

2006, và tập bài giảng được biên soạn và nghiệm thu chính thức năm 2004, cấu trúc gồm các phần chính là: Những vấn đề chung về thể loại báo chí (Phần 1); Tin (Phần 2); Phỏng vấn (Phần 3); Tường thuật (Phần 4)

Trong phần những vấn đề chung về thể loại báo chí, tác giả Đinh Hường xếp phóng sự báo chí và nhóm các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật, là những thể loại kết hợp yếu tố chính luận của báo chí (tư liệu, số liệu,

sự kiện, nhân vật có thật, chất lý luận, hùng biện …) với các yếu tố văn học – nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát, so sánh và các thủ pháp khác) để thể hiện tác phẩm sinh động, sâu sắc, mềm mại và hấp dẫn đối với công chúng Có thể nói đây là một trong những nhóm thể loại có sự giao thoa đậm nét nhất „chất văn‟ trong báo chí (trừ tính hư cấu của văn học) Chính điều này đã tạo điều kiện cho người viết ngoài nội dung thông tin có thật, còn thể hiện được tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ của mình, hay chiều sâu của vấn đề một cách nhẹ nhàng, lay động lòng người Vì vậy, thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là tính trội của nhóm thể loại này

Có thể nói, cuốn sách “Tác phẩm báo chí – tập 1” của tác giả Tạ Ngọc Tấn và cuốn “Các thể loại thông tấn báo chí” của tác giả Đinh Hường đã cho tác giả luận án cái nhìn tương đối toàn diện về vấn đề thể loại, là cơ sở để triển khai đề tài “Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại” dưới góc độ là một

Trang 25

thể loại báo chí Từ vấn đề thể loại, các nghiên cứu được tác giả luận án sử dụng như một phần tham chiếu chính là các cuốn sách, tài liệu viết về thể loại phóng sự báo chí

Một trong số những nghiên cứu khá toàn diện và khái quát về thể loại báo chí là của tác giả Nguyễn Đức Dũng – nguyên giảng viên Khoa Báo chí

Học viện Báo chí và Tuyên truyền Cuốn sách “Phóng sự báo chí hiện đại”

của tác giả Nguyễn Đức Dũng được chia thành 2 phần lý luận và thực tiễn rõ ràng Phần lý luận gồm 3 chương là: Phóng sự và những quan niệm về thể loại phóng sự; Những đặc điểm của phóng sự báo chí hiện đại; Những xu hướng của phóng sự - viết phóng sự Phần thực tiễn là 36 bài phóng sự được chọn lọc, sắp xếp theo tính chất của nhóm đối tượng phản ánh là: Phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung, phóng sự sự kiện, phóng sự điều tra, và phóng sự

về hoàn cảnh, hiện trạng

Phần tham chiếu nhiều nhất cho luận án từ cuốn sách “Phóng sự báo chí hiện đại”, là phần viết về những đặc điểm của phóng sự báo chí hiện đại Trong phần này, tác giả Nguyễn Đức Dũng triển khai theo các đặc điểm về nội dung và về hình thức

Về nội dung, phóng sự báo chí phản ánh những mâu thuẫn và trả lời các

câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra, nhân trần thuật – cái tôi của tác giả là nhân chứng khách quan của hiện thực Cái tôi trong phóng sự là cái tôi trần thuật, được ví như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung tác phẩm, làm nên linh hồn và bản sắc của tác phẩm đó Nó đóng vai trò tập hợp và sắp xếp các sự kiện của sự thật, thống nhất trong một chỉnh thể sống động và nhất quán Sự xuất hiện của nhân vật trần thuậtn là một đặc điểm nổi bật của phóng sự nói chung và phóng sự báo chí nói riêng Đó là cái tôi vừa logic, lý trí, đủ lý lẽ, đồng thời mang sức mạnh của một tâm hồn giàu cảm xúc, thấm nhuần tính nhân văn cao cả, cho dù nhân vật trần thuật phải luôn thể hiện sự khách quan

Trang 26

của một quan điểm chính thống, một cách nhìn đúng đắn, hướng cho công chúng tiếp nhận đúng sự thật Với tư cách là nhân chứng khách quan, là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự kiện, tác giả phóng sự phải là người trực tiếp thẩm định tính xác thực của tác phẩm Cái tôi trần thuật không chỉ giúp cho việc phản ánh sự kiện một cách sinh động, nhiều chiều mà còn bộc lộ trực tiếp vốn văn hóa, ứng xử của người viết Có thể nói, phần viết về cái tôi tác giả trong cuốn sách “Phóng sự báo chí hiện đại” của tác giả Nguyễn Đức Dũng chính là phần tham chiếu sinh động để tác giả luận án hình thành những phân tích về “dấu ấn của tác giả trong tác phẩm phóng sự ảnh” ở phần phân tích về „các đặc điểm của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại‟

Về hình thức, yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của phóng sự chính là việc

trình bày sự thật với một bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học và giọng điệu riêng của tác giả trước sự thật Trong phóng sự báo chí, tác giả phải thẳng thắn bày tỏ những quan niệm của mình Trong nhiều trường hợp, tác giả sử dụng những lập luận có tính logic (giống như thể chính luận) nhưng lập luận nhìn chung mềm mại hơn, có sức thuyết phục hơn do được thể hiện thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc Để viết được tác phẩm phóng

sự có chất lượng, người làm báo hiện đại không chỉ phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết xã hội để tìm kiếm, lựa chọn sự kiện, vấn đề, biết cách mổ xẻ, phơi bày sự thật, mà còn phải có khả năng sử dụng các thủ pháp nghệ thuật một cách hiệu quả thông qua miêu tả, trần thuật, bình luận, so sánh, liên tưởng, hồi tưởng, đặc tả v.v… Phóng sự báo chí có thể khai thác tối đa những thế mạnh của văn học, điều này đôi khi tạo ra được tính cách riêng của tác giả trong phóng sự báo chí

Tác giả Nguyễn Đức Dũng cũng chia phóng sự báo chí ra thành một số dạng phản ánh: Phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống, phóng sự chân

Trang 27

dung, phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự, phóng sự điều tra, và phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, những hiện trạng

Sau khi tiếp cận vấn đề từ góc độ “thể loại” và “thể loại phóng sự”, phần tham chiếu quan trọng nhất của luận án chính là những tài liệu, sách, công trình nghiên cứu trực tiếp về “thể loại phóng sự ảnh báo chí” của các tác giả Việt Nam Các tài liệu có liên quan đến thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại, gồm có: “Nhiếp ảnh và hiện thực – Nghiên cứu và tiểu luận” của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt nam, “Cơ sở lý luận Ảnh báo chí” của Nguyễn Tiến Mão, “Cấu trúc các thể loại ảnh báo chí và Phương pháp tạo hình” của Thông tấn xã Việt nam

Cuốn sách “Nhiếp ảnh và hiện thực – Nghiên cứu và tiểu luận” của

Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt nam là tổng hợp các bài nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Ánh, Nguyễn Đức Chính, Lệ Hải, Vũ Huyến, Nguyễn Long, Lê Phức, Vũ Đức Tân, Chu Chí Thành, và Mạnh Thường Các bài nghiên cứu được phân chia thành các vấn đề cụ thể: Đặc trưng, bản chất và chức năng của nhiếp ảnh (Chu Chí Thành); Lao động của nhà nhiếp ảnh (Vũ Huyến); Thể loại ảnh (Hoàng Anh, Lê Hải và Chu Chí Thành); Phương pháp sáng tác trong nghệ thuật nhiếp ảnh (Nguyễn Long); Nhiếp ảnh và cái đẹp (Vũ Đức Tân); Vai trò của kỹ thuật trong nghệ thuật nhiếp ảnh (Lê Phức); Bàn về tính dân tộc trong nghệ thuật nhiếp ảnh (Vũ Đức Tân); Vị trí của nhiếp ảnh trong các ngành nghệ thuật tạo hình (Mạnh Thường) Thể loại phóng sự ảnh được bàn đến trực tiếp trong phần „Thể loại ảnh‟ của các tác giả Hoàng Anh, Lê Hải và Chu Chí Thành

Sau khi nêu cơ sở lý luận và sự cần thiết phân chia thể loại ảnh, các tác giả đặt phóng sự ảnh vào nhóm Ảnh báo chí (bao gồm ảnh tin, ảnh tường thuật, ảnh bình luận, ảnh tài liệu, phóng sự ảnh và ký sự ảnh) Tác giả bài viết chỉ rõ khi xã hội càng phát triển mạnh mẽ, những nhu cầu về ảnh càng phát

Trang 28

triển theo, đến lúc những bức ảnh tin riêng lẻ không đáp ứng được đòi hỏi của người xem, khi đó những tập hợp ảnh ra đời Những bức ảnh này thể hiện cùng một vấn đề, nhưng chi tiết hóa các khía cạnh khác nhau của vấn đề đó, đưa đến cho người xem lượng thông tin lớn hơn Phóng sự ảnh là thể loại ra đời sau, nhưng nó đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người xem, nó đã phát triển và lan rộng với tốc độ nhanh chưa từng thấy Phóng sự ảnh là một thể loại rõ ràng, sinh động của báo chí Nó tạo cho người xem khả năng hồi tưởng về những sự kiện đã xảy ra, cho phép người ta chứng kiến những gì mà phóng viên đã chứng kiến, đi đến những nơi xa xôi hẻo lánh, những công trình xây dựng lớn có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, thuyết phục người xe bằng những hình ảnh cụ thể về những thành quả lớn lao của nhân dân trong lao động sáng tạo Các tác giả cũng nêu lên những yêu cầu đối với phóng viên chụp phóng sự và các bước hình thành phóng sự ảnh Có thể nói đây là tài liệu thể hiện rõ nhất quan niệm về thể loại phóng sự của các nhà nghiên cứu và lý luận nhiếp ảnh Việt Nam trong suốt những năm 1980, quan niệm này vẫn còn mang tính thời sự, tuy còn thiếu các yếu tố mới của xã hội ngày nay Đây là phần tham chiếu bổ ích để tác giả luận án sử dụng trong sự đối chiếu và so sánh với các tác phẩm phóng sự ảnh đăng trên báo giai đoạn hiện nay

Trong cuốn sách “Cơ sở lý luận Ảnh báo chí” của tác giả Nguyễn Tiến

Mão do nhà xuất bản Thông tấn phát hành năm 2006, nội dung có liên quan đến đề tài của luận án nằm trong chương VI “Lý thuyết về thể loại ảnh”, bao gồm khái niệm về thể loại và những tiêu chí phân chia thể loại ảnh

Về khái niệm thể loại ảnh, tác giả Nguyễn Tiến Mão nhận định: “Thể loại ảnh là những hình thức biểu hiện cơ bản tương đối ổn định của nhiếp ảnh nhằm nhận thức và phản ánh hiện tại khách quan, được xác định bởi đặc điểm của đối tượng, ý đồ và phạm vi phản ánh của tác phẩm, phương pháp thể hiện riêng tương đối độc lập thống nhất” Về các tiêu chí phân chia thể loại ảnh,

Trang 29

tác giả chỉ rõ: Nhân tố đầu tiên quyết định từng thể loại ảnh là đặc điểm đối tượng được phản ánh, nhân tố thứ hai xác định thể loại ảnh là ý đồ của tác giả thông qua nội dung của tác phẩm, nhân tố thứ ba là mức độ nắm bắt vấn đề và khả năng khái quát hóa của nhà báo, nhân tố thứ tư là phương pháp thể hiện

và cách thức biểu đạt, miêu tả của nhà báo

Trong số các tài liệu hiếm hoi của các tác giả Việt Nam, cuốn sách “Cơ

sở lý luận Ảnh báo chí” của tác giả Nguyễn Tiến Mão phần nào đã bù vào khoảng trống về lý luận và phê bình ảnh báo chí của Việt Nam hiện nay Tác giả luận án tìm thấy những kiến thức cơ bản nhất về ảnh báo chí trong các chương: Chương II (Đặc điểm của ảnh báo chí); Chương III (Vai trò, ý nghĩa

xã hội của ảnh báo chí); Chương IV (Những tính chất cơ bản của ảnh báo chí) Từ đó, tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu về một thể loại ảnh báo chí cụ thể là thể loại phóng sự ảnh Cuốn sách là cơ sở để tác giả luận án xây dựng khung lý thuyết cho một thể loại ảnh báo chí vẫn chưa được nghiên cứu sâu

về các đặc điểm, tính chất hay quy trình sáng tạo Đây là công việc mà tác giả luận án cần thực hiện trong phạm vi đề tài nghiên cứu của luận án

B – Các bài báo khoa học

Đề cập thường xuyên và nhắc đến thể loại phóng sự ảnh nhiều nhất là các bài viết của nhà báo – nhà lý luận và phê bình nhiếp ảnh Nguyễn Văn

Thành Trong số các bài viết của ông, cần kể đến bài viết “Ảnh báo chí –

nhìn lại để tiến bước” đăng trên Tạp chí Nhiếp ảnh số tháng 3/2012

Trong bài viết, tác giả Nguyễn Văn Thành đã dành một phần nội dung

để nói về thể loại phóng sự ảnh: Trước hết phóng sự ảnh là trình bày nhưng sự kiện với những người chứng kiến trong cuộc sống, bối cảnh diễn biến và các mối quan hệ của nó Người xem như được chứng kiến sự kiện Phóng sự ảnh

là bức tranh thực tế miêu tả hiện tượng, quá trình, kết quả, những con người hành động và phản ứng của họ trong hiện tượng, quá trình đó Tính tự nhiên

Trang 30

và chân thực là linh hồn của ảnh trong phóng sự ảnh, phải tạo được niềm tin

và tình cảm của độc giả đối với vấn đề của sự kiện nảy sinh Vì vậy mà vai trò con người trong phóng sự ảnh rất quan trọng Con người trong ảnh không phải là hình ảnh mang tính hướng dẫn ghép lại đơn giản những nét của nhiều người mà là điển hình trong những tính cách đơn giản của con người Ta phải đưa ra con người trong sự giằng xé, nhằm làm rõ rệt cái mới trong suy nghĩ và thái độ của mình Thể hiện sự phát triển của con người phải có sự phong phú

về quan hệ như: Cá nhân và xã hội, gia đình và tập thể, hiện tượng và bản chất, nguyên nhân và kết quả Mối quan hệ tương hỗ giữa nhân vật và xã hội

là mối quan hệ có tác động qua lại Nó khắc họa tính cách cá nhân qua những mối quan hệ đó trong sự kiện để hướng dẫn dư luận và bản chất của vấn đề diễn ra Phóng sự ảnh là miêu tả quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại nối tương lai, làm cho người xem như trực tiếp được sống trong sự vận động của nó Muốn có một phóng sự về quan hệ xã hội, phóng viên phải nắm vững những vấn đề và mẫu thuẫn tác động vào con người trong xã hội và cách giải quyết chúng Đó là những vấn đề phải được giải quyết trong phóng sự

Bài viết của tác giả Vũ Đức Tân trong Hội thảo “Các xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và định hướng phát triển”, tại Hạ Long 05/12/2017 cũng là một tài liệu tham khảo bổ

ích cho tác giả luận án Chủ đề mà tác giả Vũ Đức Tân đề cập đến là “Thực

trạng và những vấn đề mới nảy sinh trong phong trào nhiếp ảnh Việt Nam” Bài viết đã phản ánh trung thực bức tranh tổng thể nền nhiếp ảnh Việt

Nam hiện nay, với những lập luận sắc sảo, thể hiện rõ quan điểm của một nhà

lý luận và phê bình nhiếp ảnh quan tâm đến sự phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam

Mặc dù không bàn trực tiếp về thể loại phóng sự ảnh, tuy nhiên bài viết

là một tham khảo hữu ích, đặc biệt là khi tác giả luận án đang nghiên cứu về

Trang 31

thực trạng của thể loại phóng sự ảnh báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại Những thực trạng đang diễn ra trong đời sống nhiếp ảnh ở Việt Nam

mà tác giả Vũ Đức Tân bàn đến gồm: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đưa tới yêu cầu cao hơn về thẩm mĩ nhưng lại gây lúng túng cho người chụp; Có

sự bối rối trong việc thẩm định các kết quả nghệ thuật, chưa phân biệt rõ ràng giữa bản chất của quá trình sáng tạo của ảnh và những hệ lụy đi kèm với nó từ khi có các phần mềm chỉnh sửa ảnh; Việc có quá nhiều các giải thưởng ở trong các triển lãm cũng không hẳn là điều tốt; Xã hội hóa hiện nay đang là một xu hướng mạnh của nhiếp ảnh; Cái hay của nghệ thuật nhiếp ảnh là nó trực tiếp tham gia vào các vấn đề xã hội; Nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ngày nay đang tích cực hội nhập với thế giới; Do nhu cầu phổ biến và tuyên truyền hình ảnh nên có nhiều website nhiếp ảnh đã hình thành và mang dấu ấn

cá nhân riêng

Ngoài ra, còn các bài viết của các tác giả Đinh Quang Thành, Trần Mạnh Thường, Chu Chí Thành, Việt Văn, Vũ Huyến… tuy có bàn về nhiếp ảnh nhưng không nói trực tiếp đến thể loại phóng sự ảnh báo chí, nhưng cũng

là những phần tham khảo hữu ích cho tác giả luận án Điều mà tác giả luận án rút ra được sau khi đọc các bài viết, các cuốn sách chính là mỗi tác giả đều để lại các dấu ấn cá nhân bằng các quan điểm rõ ràng về mỗi vấn đề được đưa ra

III/ NHỮNG ĐIỂM TIẾP THU TỪ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG - NGOÀI NƯỚC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN ÁN

A – Những điểm tiếp thu của luận án từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong – ngoài nước

Tác giả luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu của A.A Chertưchơnưi (Nga), Nguyễn Văn Dững (Việt Nam), Tạ Ngọc Tấn (Việt Nam), và Đinh Hường (Việt Nam) về vấn đề thể loại báo chí Từ các nghiên

Trang 32

cứu về thể loại báo chí, tác giả luận án so sánh và đối chiếu với sự phát triển của thể loại phóng sự ảnh báo chí trong giai đoạn hiện nay

Tác giả luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học

và các nhà lý luận và phê bình nhiếp ảnh Hoàng Ánh, Nguyễn Đức Chính, Lệ Hải, Vũ Huyến, Nguyễn Long, Nguyễn Tiến Mão, Lê Phức, Vũ Đức Tân, Chu Chí Thành, và Mạnh Thường về các vấn đề liên quan đến thể loại phóng

sự ảnh, như: Khái niệm phóng sự ảnh, cấu trúc của thể loại phóng sự ảnh, phương pháp sáng tạo thể loại phóng sự ảnh Tuy nhiên, phần nghiên cứu về thực tiễn của các cuốn sách của các tác giả này còn thiếu phần minh họa của các tác phẩm phóng sự ảnh giai đoạn hiện nay Những thay đổi của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại, do đó cần được bổ sung ở cả phần lý luận và thực tiễn

Tác giả luận án tiếp thu bài học từ bậc thầy nhiếp ảnh báo chí về sự quan trọng của khoảnh khắc bấm máy, của giá trị chân thật trường tồn vĩnh cửu trong các bức ảnh không bị chỉnh sửa Họ là những tên tuổi không thể quên của lịch sử nhiếp ảnh, đó là Alfred Stieglitz, Edward Steichen và Henri Cartier-Bresson

Tác giả luận án cũng kế thừa những bài học kinh nghiệm thực địa phong phú và đa dạng của các phóng viên ảnh nước ngoài chuyên chụp về thể loại phóng sự ảnh, như là Eugene Smith, Host Fass, hay Steve McCurry Tác giả của những cuốn sách là Beaumont Newhall, Ben Maddow, Brian Horton

và Steve McCurry đã mô tả công việc của các phóng viên chụp ảnh phóng sự này thật sự sinh động và hấp dẫn, khiến cho việc đánh giá về công việc của người phóng viên ảnh mang ý nghĩa thực tiễn, góp phần cụ thể hóa những bài học mang tính lý luận được nêu lên trong luận án

Tác giả luận án kế thừa những nghiên cứu về tính chất hiện đại của các tác phẩm báo chí truyền thông từ tác giả Nguyễn Đức Dũng và Nguyễn Văn

Trang 33

Dững Điểm kế thừa từ cuốn sách của tiến sĩ Nguyễn Đức Dũng là phần về vai trò cái tôi của người làm phóng sự Áp dụng với thể loại phóng sự ảnh, cái tôi trong tác phẩm phóng sự ảnh có những điểm chung và riêng so với tác phẩm phóng sự báo in Ngoài ra, yếu tố hiện đại đã được PGS, TS Nguyễn Văn Dững bàn đến trong cuốn sách “Báo chí truyền thông hiện đại (Từ hàn lâm đến đời thường)”, cũng được tác giả luận án xem xét để phân tích về tính chất hiện đại của thể loại phóng sự ảnh báo chí, đặt trong xu thế phát triển của các thể loại báo chí truyền thông hiện nay

Khi nghiên cứu về “Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại”, tác giả luận án mong muốn tìm câu trả lời cho những thắc mắc của người làm công tác giảng dạy, như là: Yếu tố thể loại có bị ảnh hưởng trong thời kỳ truyền thông hiện đại? Những đặc điểm mới của thể loại phóng sự ảnh báo chí là gì?

Và liệu thể loại phóng sự ảnh báo chí có còn tồn tại trong môi trường truyền thông đa phương tiện? Các câu hỏi này là lý do để luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu và tác giả luận án tiến hành khảo sát các tác phẩm phóng sự ảnh,

từ đó nhìn ra thực trạng, những tồn tại cũng như những đặc điểm của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

B - Các hướng nghiên cứu chính của luận án là:

Luận án xây dựng khung lý thuyết về thể loại phóng sự ảnh báo chí, trong đó làm rõ hệ thống các khái niệm như: Thể loại phóng sự báo chí, thể loại ảnh báo chí, và thể loại phóng sự ảnh báo chí

Luận án tiến hành khảo sát và đánh giá chất lượng các tác phẩm phóng

sự ảnh trên bốn mẫu khảo sát với 1.187 tác phẩm đăng trên báo Việt Nam và

537 tác phẩm phóng sự ảnh trên báo nước ngoài, từ đó nhìn nhận thực trạng của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại, đồng thời tìm ra các đặc điểm của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

Trang 34

Luận án tìm ra các vấn đề còn tồn tại và đưa ra hệ thống các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

KẾT LUẬN CỦA TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án nêu khái quát các hướng nghiên cứu của luận án, thông qua 3 phần chính, gồm:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu, trong đó nêu rõ những điểm mà tác giả của các cuốn sách và bài báo đã thực hiện được, là những phần được kế thừa trong luận án

Thứ hai, các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến vấn đề

nghiên cứu Đây là các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan trực tiếp tới đề tài „Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại”, được phân tích đầy đủ những phần mà luận án kế thừa được

Thứ ba, những điểm luận án tiếp thu từ các công trình nghiên cứu

trong/ngoài nước và hướng phát triển của luận án

Trang 35

Dũng Nhân định nghĩa: “Phóng sự ảnh theo thuật ngữ tiếng Anh (cuối thế kỷ XIX): Reportage – bắt nguồn từ tiếng Latin – Reportage có nghĩa là giành được một cái gì đó trong chuyến đi” (tr18, 46)

Nghiên cứu một cách khá toàn diện về phóng sự báo chí, TS Nguyễn

Đức Dũng cho rằng: “Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng Thật khó có thể hình dung một nền báo chí hiện đại mà lại không có những tác phẩm phóng sự” (tr 7, 12)

Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về thể loại phóng sự, nhưng có một sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu là thể loại phóng sự xuất hiện từ cuối thế

kỷ XIX, điều này căn cứ vào các yếu tố chính trị xã hội và sự phát triển của các nền kinh tế của giai đoạn đó, thể loại phóng sự thậm chí còn được coi là một thể loại báo chí nguy hiểm, là vũ khí đấu tranh của giai cấp vô sản Những phóng sự nổi tiếng thời kỳ này phải kể đến 'Ten days that shook the world' (Mười ngày rung chuyển thế giới) của của tác giả John Reed, phát

Trang 36

hành tháng 3-1919 tại Mỹ;phóng sự „Viết dưới giá treo cổ‟ của nhà văn Tiệp Khắc G Phuxich được viết vào mùa xuân năm 1943 và cho xuất bản lần đầu tiên vào mùa thu năm 1945; hay phóng sự „Black like me‟ (Dưới lốt da đen) của tác giả John Haword Griffin (Mỹ) xuất bản năm 1964 tại Mỹ

Sự tham gia của các nhà văn đã thổi một luồng sinh khí vào một thể loại báo chí mới xuất hiện Bước sang những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, các tác phẩm phóng sự không còn giới hạn trong việc mô tả hiện thực ở bề nổi

mà đã đạt tới sự phản ánh hiện thực một cách chân thực và chính xác với những biến đổi cả về cảm xúc Một số ý kiến do đó đã nhận định phóng sự là kết quả của mối quan hệ khăng khít giữa văn học và báo chí, và xuất hiện khái niệm phóng sự văn học và phóng sự báo chí Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án này, tác giả luận án xin phép được trình bày chỉ những vấn đề liên quan đến phóng sự báo chí, là yếu tố khởi nguồn của thể loại phóng sự ảnh báo chí – đối tượng nghiên cứu cụ thể của luận án này

Luận án sử dụng khái niệm phóng sự báo chí trong cuốn „Tác phẩm báo chí tập 2‟ do PGS,TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, xuất bản năm 2006:

“Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con người, sự việc có thật có ý nghĩa xã hội, theo một quá trình phát sinh, phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và bút pháp linh hoạt: miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận” (tr 180, 13)

1.1.1.2 Phóng sự ảnh báo chí

Mặc dù khác nhau về ngôn ngữ thể hiện, nhưng người chụp phóng sự ảnh và người viết phóng sự có chung đối tượng phản ánh, đó là hiện thực cuộc sống, là những góc khuất của xã hội Cả người viết phóng sự và người chụp ảnh phóng sự đều mong muốn đi tìm câu trả lời cho những vấn đề thời

sự, những mâu thuẫn nổi cộm trong xã hội hiện đại mà công chúng quan tâm

Trang 37

Trong cuốn “Cấu trúc các thể loại ảnh báo chí và phương pháp tạo hình trong nhiếp ảnh” do TTXVN ấn hành năm 1987, đã phân chia thể loại ảnh báo chí dựa vào các công trình nghiên cứu của tác giả Trudakop (Liên Xô), Rahoc Braun, Hoffmann, và Preisigke (CHDC Đức)

Với nhà nghiên cứu và phê bình nhiếp ảnh Trudakop, phóng sự ảnh là một hình thức thể hiện của ảnh báo chí, là sự nhận định về những sự kiện được truyền đạt bằng một số bức ảnh Phóng sự ảnh phải trình bày được quan niệm của tác giả, khêu gợi người xem có suy nghĩ, đánh giá phân tích, khám phá ra những điều gì mới của thế giới xung quanh, tìm được giá trị kiến thức

và giá trị thẩm mỹ ở sự thể hiện nghệ thuật Theo quan niệm của các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Đức, phóng sự ảnh là thể loại ảnh có hiệu quả tuyên truyền tốt, về cơ bản có hình thức giống như một tác phẩm tường thuật bằng ảnh (tổ hợp của nhiều ảnh với chú thích có bài viết chính, được trình bày có quan hệ logic với nhau trên nhiều trang báo ảnh) Phóng sự ảnh có giá trị đặc biệt ở việc miêu tả con người trong các sự kiện xã hội thời sự, và phương thức miêu tả mang tính chất nghệ thuật

Henri Cartier Bresson, người đã chỉ ra giá trị đích thực của khoảnh khắc bấm máy, quan niệm: Để tạo ra tính chân thật của phóng sự ảnh, người chụp thường đi theo dòng vận động của sự kiện, chụp bằng chiếc “máy ảnh giấu kín”, tại những thời điểm bất ngờ nhất, và trong hoàn cảnh nào cũng không nên dàn dựng Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ Afred Esenstadt định

nghĩa: “Phóng sự ảnh là một chuỗi các bức ảnh phản ánh được nhiều mặt về một vấn đề của hiện thực khách quan, mang một nội dung tư tưởng nhất định, thông qua sự đánh giá phân tích và chọn lọc chi tiết của người phóng viên”

(tr 92, 69)

Nhìn chung, các quan niệm về phóng sự ảnh có một vài điểm chung: Thứ nhất: Phóng sự ảnh là một tập hợp các bức ảnh

Trang 38

Thứ hai: Phóng sự ảnh phản ánh hiện thực khách quan (không dàn dựng)

Tuy nhiên, cũng có thể nhận ra một vài khác biệt trong các quan niệm trên, đó là trong khi báo chí phương Tây đề cao sự khách quan hóa thực tại, không can thiệp vào những gì đã diễn ra, thì các nhà lý luận của Liên Xô lại mong muốn phóng sự ảnh phải trình bày được cái tôi của tác giả, trong cách thể hiện mang tính nghệ thuật

Áp dụng vào thực tiễn báo chí Việt Nam, khái niệm phóng sự ảnh được

sử dụng trong luận án như sau:

Phóng sự ảnh báo chí là một thể loại của ảnh báo chí, phản ánh hiện thực khách quan bằng một tập hợp các bức ảnh được kết nối chặt chẽ với nhau, nhằm làm nổi bật lên một vấn đề đã được tác giả lựa chọn Tất cả các bức ảnh được chụp theo phương pháp tiếp cận đối tượng nhanh nhất, không dàn dựng, không làm thay đổi bản chất của sự việc

1.1.2 Cơ sở lý thuyết của thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại

1.1.2.1 Lý thuyết về thể loại

Thể loại, tiếng Latin viết là “genres”, có nghĩa là „loại‟ Nghiên cứu về

„thể loại‟, cần phải kể đến nghiên cứu của Phó GS, TS A.A.Chectưchơnưi (Nga) trong cuốn sách “Các thể loại báo chí”, được NXB Thông tấn dịch và

ấn hành vào tháng 6/2003, nhân kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam Quan điểm về việc cần bàn đến và duy trì nghiên cứu về thể loại của tác giả được nêu lên bởi hai lý do:

Thứ nhất, các dạng tác phẩm hình thành từ lâu đời, được gọi là „thể

loại‟, nó tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến của các lý thuyết gia cũng như những người thực hành Toàn bộ các tác phẩm được tạo nên trong địa hạt báo chí được phân chia thành các thể loại dựa trên cơ sở của một số nguyên tắc Vấn đề ở chỗ là mỗi tác phẩm cụ thể đều có những đặc tính nhất

Trang 39

định Những đặc tính này sinh ra một cách khá tự do hoặc do kết quả của những nỗ lực sáng tạo chuyên môn, nhưng bất luận thế nào, những tác phẩm

có cùng phẩm chất như nhau đều có thể tập hợp về một nhóm riêng rẽ Việc tập hợp này có thể được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu khác nhau trên cơ

sở những đánh giá khác nhau, tùy thuộc vào điều mà mỗi người trong số họ cho là quan trọng hơn cả, tuy nhiên nguyên tắc đáng tin cậy nhất sẽ là nguyên tắc tập hợp dựa trên sự tương đồng của các dấu hiệu bản chất của tác phẩm đã được gộp vào trong một nhóm ổn định nào đó Sau khi các dấu hiệu để tập hợp đã được xác định, nó được gọi là „dấu hiệu thể loại‟, còn nhóm các tác phẩm được tập hợp bởi nó thì gọi là „thể loại‟

Thứ hai, khái niệm chính xác về thể loại sẽ hỗ trợ cho hoạt động tiếp

xúc chuyên nghiệp của các phóng viên

Từ những lý do trên, Phó GS, TS A.A.Chectưchơnưi đã có những phân tích khoa học về các yếu tố liên quan đến thể loại, như: Đối tượng phản ánh, phương pháp nghiên cứu đối tượng, sự hình thành các thể loại và „tên gọi thể loại‟, đồng thời ông cũng chỉ ra tính chất của các nhóm thể loại thường được

sử dụng trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí Có thể nói, đây là cuốn sách phân tích khá đầy đủ và toàn diện về các thể loại báo chí

Nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đầy đủ về các thể loại báo chí, Khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nghiên cứu về vấn

đề này trong hai cuốn “Tác phẩm báo chí – tập 1 và 2”, trong đó có tập trung vào các thể loại tin, bài báo, tường thuật, phỏng vấn, ghi nhanh, phóng sự và điều tra Khoa Báo chí – Trường Đại học Khoa học Xã hội & nhân văn cũng bàn đến vấn đề thể loại trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn”, trong đó tập trung vào nghiên cứu về thể loại tin, phỏng vấn và tường thuật

Ngay phần mở đầu các nghiên cứu về thể loại, các tác giả đều chung một nhận định, đó là thể loại báo chí là một trong những hiện tượng phức tạp

Trang 40

của hoạt động báo chí Để có hệ thống lý luận hoàn chỉnh và hoạt động thực tiễn thành thục là điều không dễ dàng Việc nhận diện và phân chia thể loại cũng là một vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh luận và chưa có hồi kết Tuy nhiên, những yếu tố chi phối việc hình thành và phát triển các thể loại báo chí, nhìn chung có sự thống nhất Đó là, sự phát triển của nhu cầu thông tin giao tiếp và tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông của công chúng xã hội; trình

độ và điều kiện tác nghiệp của nhà báo; sự phát triển của khoa học – công nghệ, trước hết là công nghệ truyền thông; văn hóa dân tộc; sự giao lưu giữa các quốc gia, các nền báo chí trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới…

Các nghiên cứu của các tác giả cũng chỉ ra rằng: Điều quan trọng nhất

là dù ở bất cứ thể loại nào, tác phẩm báo chí cũng đều phải trả lời những câu hỏi cơ bản của nhu cầu thông tin giao tiếp thời sự, đó là: Chuyện gì, cái gì xảy ra? Ai liên quan, ai là người trong cuộc? Xảy ra ở đâu? Xảy ra khi nào? Xảy

ra như thế nào?

Việc phân chia các thể loại tác phẩm báo chí, về mặt nhận thức khoa học, không phải vì mục đích tự thân mà chính là nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng sáng tạo tác phẩm báo chí Do đó, việc phân chia thể loại tác phẩm báo chí cũng chỉ có tính chất tương đối Bởi lẽ, giữa các thể loại vốn

có sự đan xen, giao thoa, và bản thân các thể loại cũng có sự biến đổi và phát triển không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của công chúng xã hội

Đối với thể loại phóng sự ảnh, sự cần thiết về việc phân chia thể loại ảnh báo chí không phải để các thể loại ảnh báo chí nằm giữa các ranh giới cứng đờ, mà mục đích là để xác định phương pháp thích hợp cho các phóng viên ảnh khi tiếp cận và phản ánh thực tiễn Trong thời đại ngày nay, khi phương tiện kỹ thuật phát triển với tốc độ “một ngày bằng mấy chục năm”, thì hiện thực trong các bức ảnh sẽ trở nên sống động vô cùng Chính sự phát triển chóng mặt của kỹ thuật và sự đa dạng của các phương tiện truyền thông đã

Ngày đăng: 16/03/2019, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w