1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue tại hai huyện, tỉnh bến tre

145 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

Hiện nay sốt xuất huyết Dengue được coi là một trong số các bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất trên thế giới với hơn 50% dân số thế giới sinh sống ởnhững nơi có nguy cơ mắc bệnh và kh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

PGS.TS Đàm Thị Tuyết

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từngđược công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng năm 2018

Phùng Ngọc Tám

Trang 4

môn và các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng – Vụ Tổ Chức Cán Bộ - Bộ Y Tế; PGS.TS Đàm Thị Tuyết – Trưởng Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, là những người Thầy, Cô đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ và nhân viên Khoa Y

tế công cộng, Ban giám hiệu Trường Trung cấp Y tế Bến Tre đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài Luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Bến Tre, Ban giám đốc Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Bến Tre, Ban giám đốc Trung Tâm Y tế huyện Châu Thành, Ban giám đốc Trung Tâm Y tế huyện Mỏ Cày Nam, các anh, chị, em cán bộ, nhân viên y tế xã và các anh, chị, em cộng tác viên xã hội đã nhiệt tình hợp tác, giúp

đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2018

Phùng Ngọc Tám

Trang 5

Viết tắt Ý nghĩa chữ

Ae aegypti Aedes aegypti

Ae albopictus Aedes albopictus

COMBI Applying Commmunication-for-Behavioural-Impact

(Áp dụng truyền thông tác động về hành vi)

CTV Cộng tác viên

DEN-1 Dengue typ 1

DEN-2 Dengue typ 2

DEN-3 Dengue typ 3

DEN-4 Dengue typ 4

DI Density Index (Chỉ số mật độ muỗi/ Số nhà điều tra) DCCN Dụng cụ chứa nước

DCPT Dụng cụ phế thải

ELISA Enzyme Linked Immunorbent Assay

(Thử nghiệm miễn dịch gắn men)

HGĐ Hộ gia đình

HI House Index

(Chỉ số nhà có bọ gậy/lăng quăng/100 nhà điều tra)

Trang 6

Mesocyclops Giáp xác chân chèo Mesocyclops là loài tôm bậc thấp có

khả năng ăn bọ gậy muỗi

IgG, IgM Immunoglobulin ( Kháng thể)

KAP Knowledge- Attitude- Practice (Kiến thức- Thái độ- Thực hành) LQ-BG Lăng quăng/bọ gậy

PAHO Pan American Health Organization (Tổ chức y tế phụ trách

Châu Mỹ)

PCSXHD Phòng chống sốt xuất huyết Dengue

SXHD Sốt xuất huyết Dengue

SXHS Sốt xuất huyết Dengue sốc

TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng

TT-GDSK Truyền thông - giáo dục sức khoẻ

TTYT Trung tâm Y tế

TYTX Trạm y tế xã

YT Y tế

UBND Uỷ ban nhân dân

Tổ NDTQ Tổ Nhân dân tự quản

VSMT Vệ sinh môi trường

WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

WPRO Western Pacific Region Office

(Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương)

Trang 7

LỜI CẢM ƠN ii

CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix

DANH MỤC HÌNH x

DANH MỤC HỘP xi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue 3

1.2 Căn nguyên và một số yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue 10 1.3 Một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Đối tượng nghiên cứu 28

2.2 Địa điểm nghiên cứu 29

2.3 Thời gian nghiên cứu 30

2.4 Phương pháp nghiên cứu 30

2.5 Các chỉ số nghiên cứu 35

2.6 Nội dung và phương pháp can thiệp 36

2.7 Sơ đồ tổng hợp quá trình nghiên cứu 45

2.8 Kỹ thuật thu thập số liệu 46

2.9 Vật liệu nghiên cứu 50

2.10 Phương pháp khống chế sai số 51

2.11 Phương pháp xử lý số liệu 52

2.12 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 53

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55

Trang 8

tại 2 huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre

Chương 4 BÀN LUẬN 81

4.1 Một số đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2010 - 2014 814.2 Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD 90tại 2 xã huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

4.3 Những hạn chế của đề tài 104

Chương 5 KẾT LUẬN 107

1 Một số đặc điểm dịch tễ SXHD ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ CàyNam, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2010 – 2014

2 Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD tại

2 xã huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

107107

KHUYẾN NGHỊ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 Phụ lục

Trang 9

STT Nội dung Trang

Bảng 2.1 Phân bố hành chính địa phương nghiên cứu 32Bảng 3.1 Tình hình mắc, chết do sốt xuất huyết Dengue trên 100.000

dân giai đoạn 2010 - 2014 55Bảng 3.2 Tỷ lệ phân bố mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo tháng

tại huyện Châu Thành và Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre 56Bảng 3.3 Tỷ lệ phân bố mắc sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2010 -

2014 theo địa dư 57Bảng 3.4 Tỉ lệ phân bố mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo nhóm

57tuổi

Bảng 3.5 Phân bố tỷ lệ mắc bệnh SXHD trung bình giai đoạn 2010

58

- 2014 theo giới tínhBảng 3.6 Các chỉ số giám sát côn trùng DI, HI-BG, BI, CI giai đoạn

58

2010 - 2014Bảng 3.7 Mối tương quan giữa quan giữa nhiệt độ trung bình với số

ca mắc SXHD trung bình giai đoạn 2010 - 2014 60Bảng 3.8 Mối tương quan quan giữa lượng mưa trung bình với số ca

mắc SXHD trung bình giai đoạn 2010 – 2014 61Bảng 3.9 Mối tương quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số côn

trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Châu Thành 62Bảng 3.10 Mối tương quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số côn

trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Mỏ Cày Nam 63Bảng 3.11 Mối tương quan giữa lượng mưa trung bình với chỉ số côn

trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Châu Thành 64Bảng 3.12 Mối tương quan giữa lượng mưa trung bình với chỉ số côn

trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Mỏ Cày Nam 65

Trang 10

Bảng 3.15 Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức đúng về các biện

pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue 71Bảng 3.16 Hiệu quả can thiệp cải thiện thực hành đúng về các biện

Bảng 3.17 Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức - thực hành đúng

trong dự phòng bệnh SXHD của người dân 73Bảng 3.18 Giám sát khả năng sống của cá trong các DCCN tại các

Bảng 3.19 Giám sát các chỉ số côn trùng trước và sau khi thả cá 75Bảng 3.20 So sánh tỷ lệ hộ gia đình đậy kín dụng cụ chứa nước ở xã

Bảng 3.21 So sánh tỷ lệ dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình có thả

Bảng 3.22 So sánh tỉ lệ mắc/ chết do sốt xuất huyết Dengue tại xã can

thiệp và xã chứng sau 2 năm can thiệp 78

Trang 11

STT Nội dung Trang

Biểu đồ 3.1 Chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti tại xã can thiệp (A) và

xã đối chứng (B) sau 2 năm can thiệp 76Biểu đồ 3.2 Chỉ số nhà có bọ gậy tại xã can thiệp và xã đối chứng 77Biểu đồ 3.3 Chỉ số DCCN có bọ gậy tại xã can thiệp và xã đối chứng 77Biểu đồ 3.4 Chỉ số Breteau tại xã can thiệp và xã đối chứng 78

Trang 12

STT Nội dung Trang

Hình 1.1 Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết trên thế giới của WHO 4Hình 1.2 Muỗi Aedes aegypti và Aedes alpopictus trưởng thành 11Hình 1.3 Vòng đời và trứng của muỗi Aedes aegypti 13Hình 1.4 Khả năng lan truyền vi rút Dengue của muỗi Aedes aegypti 14Hình 1.5 Giáp xác Mesocyclops đang ăn bọ gậy muỗi truyền bệnh 21

Trang 13

STT Nội dung Trang

Hộp 3.1 Kết quả thảo luận nhóm của người dân và các cộng tác viên 66Hộp 3.2 Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế huyện 66

Hộp 3.4 Kết quả phỏng vấn sâu các lãnh đạo trạm Y tế xã 68Hộp 3.5 Kết quả thảo luận nhóm của người dân và các cộng tác viên

Hộp 3.6 Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế huyện sau can

Hộp 3.7 Kết quả phỏng vấn sâu Phó chủ tịch xã sau can thiệp 80Hộp 3.8 Kết quả phỏng vấn sâu các Trưởng trạm y tế xã sau can thiệp 80

Trang 14

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sốt xuất huyết Dengue (hay còn gọi là sốt xuất huyết) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes đốt Bệnh có thể gây thành dịch lớn

và có tỷ lệ tử vong tương đối cao với sự có mặt ở hơn 125 nước trên thế giới[34], [89], ảnh hưởng đến kinh tế xã hội ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới[73],

[77]

Hiện nay sốt xuất huyết Dengue được coi là một trong số các bệnh truyền

nhiễm quan trọng nhất trên thế giới với hơn 50% dân số thế giới sinh sống ởnhững nơi có nguy cơ mắc bệnh và khoảng 50% sống ở các quốc gia có lưuhành bệnh sốt xuất huyết Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 100triệu trường hợp mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bìnhkhoảng 2,5 -

5% [73], [115]

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền

Nam và miền Trung Năm 2014, được ghi nhận có 32.049 số ca mắc sốt xuấthuyết và 20 trường hợp tử vong Theo Bộ Y Tế, năm 2017, cả nước ghi nhận181.054 trường hợp mắc SXH, trong đó có 152.659 ca nhập viện với 30 trườnghợp tử vong So với cùng kỳ năm 2016 số ca mắc tăng 2,7%, số ca tử vong giảm

9 trường hợp Tỷ lệ tử vong của nước ta năm 2017 là 0,03% trên tổng số ca mắc,thấp hơn các nước như Malaysia (0,23%), Philippines (0,24%), Campuchia(0,23%)…[1], [9] Trước đây dịch chỉ xuất hiện ở thành phố, thị xã, nay lan rộngđến nông thôn Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhưngSXHD vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng to lớn Theo nghiên cứu thì số tửvong do SXHD ở khu vực phía Nam chiếm tỉ lệ trên 80% tổng số tử vong của cảnước [34], [47]

Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi,kênh mương nhiều Khí hậu tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

Trang 15

mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùakhô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000đến

2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C - 270C Đây là điều kiện thuậnlợi cho muỗi, lăng quăng phát triển cũng như bệnh sốt xuất huyết xuất hiện Năm

2015 ghi nhận 1084 ca mắc trong đó có 01 cas tử vong Năm 2016 số mắc sốt

xuất huyết Dengue của toàn tỉnh là 3.230 ca sốt xuất huyết trong đó có 2 ca tử

vong Năm 2017, toàn tỉnh ghi nhận 1.132 ca mắc sốt xuất huyết, 01 ca tử vong[49] Tuy số ca mắc và tử vong tại tỉnh Bến Tre không phải cao nhất trong khuvực nhưng diễn biến bệnh sốt xuất huyết vẫn còn phức tạp

Vậy vấn đề đặt ra là thực trạng Sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bến Tre ra sao? Các yếu tố nào liên quan đến Sốt xuất huyết Dengue ? Giải pháp nào phù

hợp với cộng đồng để giảm thiểu vấn đề đó? Để trả lời cho những vấn đề trên,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả

can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre”, nhằm thực hiện 2 mục tiêu sau:

1 Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2010 – 2014.

2 Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại 02 xã của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2015-2017.

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue

1.1.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới

1.1.1.1 Lịch sử dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) hiện được coi là một trong số các bệnh

truyền nhiễm quan trọng nhất trên thế giới Từ những năm 265 - 420 sau Côngnguyên, ở triều đại nhà Tần - Trung Quốc đã ghi nhận trong sử sách những triệuchứng của loại bệnh tương thích với bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện nay [72],[89] Tại thời điểm đó, người ta cho rằng bệnh SXH có nguồn gốc từ một loạichất độc trong nước và liên quan đến côn trùng bay [71] Sau đó vào khoảng cácnăm

1635 và 1699 ở Tây Ấn và Trung Mỹ các bệnh dịch giống với bệnh SXH, vớicác bệnh tương tự đã xảy ra và lây lan khắp khu vực [72] Năm 1780 một vụdịch lớn xảy ra ở Philadelphia, Pennsylvania Sau đó các trận dịch lớn đã xảy ratrong thế kỷ 18 đến thế kỷ 20 ở bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ và Nam Mỹ,đảo Caribe và lưu vực sông Mississippi, vụ bùng phát cuối cùng xảy ra vào năm

1945 ở New Orleans [72] Sự gia tăng dịch bệnh trong Thế chiến thứ II, khiquân đội bắt đầu phân tán trên đất liền và sử dụng phương tiện giao thông hiệnđại trong và giữa các quốc gia, do đó dịch bệnh SXH trở nên bùng phát mạnhhơn Vào cuối chiến tranh, do sự phát triển của vấn đề giao thông, vận chuyển và

đô thị hóa đã dẫn đến sự gia tăng truyền bệnh SXH ở nhiều nước Đông Nam Á

và sau đó là sự xuất hiện các dạng bệnh SXH [73], [74] Cuối cùng, căn nguyên

vi rút và sự lây lan của muỗi cũng đã được xác định trong thế kỷ 20 [72]

1.1.1.2 Thực trạng sốt xuất huyết Dengue trên thế giới

Trong nửa thế kỷ qua, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên toàn thế giới đã tăng 30lần, với ước tính xấp xỉ 390 triệu ca nhiễm/năm Những năm 2014 và 2015 được

mô tả bởi sự bùng phát bệnh sốt xuất huyết trên toàn thế giới, là mối đe dọa đốivới sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là ở các nước Châu Á [109] Sự lây lan về mặt

Trang 17

địa lý của cả véc tơ muỗi và vi rút đã dẫn đến sự gia tăng toàn cầu của dịch bệnhsốt xuất huyết và xuất hiện những hình thái nghiêm trọng trong 25 năm qua [85].

Từ những năm 1950, chỉ có 9 quốc gia báo cáo có dịch sốt xuất huyết thì cho đến

nay sốt Dengue hiện đang là mối quan ngại về sức khoẻ cộng đồng ở hơn 100

quốc gia [76] Số lượng trung bình các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết đượcbáo cáo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tăng từ 908 trường hợp trong giaiđoạn 1950 - 1999 lên 514.139 trường hợp trong giai đoạn 1990 - 1999 [76] Theoước tính hiện nay có khoảng 3,6 tỷ người hiện đang sinh sống ở các vùng nhiệtđới và cận nhiệt đới, nơi lưu hành các loại vi rút sốt xuất huyết [68], [73], [117].Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, ước tính khoảng từ 50 đến 200 triệu ngườimắc bệnh sốt xuất huyết, 500.000 trường hợp mắc SXH nặng và hơn 20.000trường hợp tử vong vì bệnh sốt xuất huyết xảy ra hàng năm [97] Tỉ lệ hiệnnhiễm toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây đặc biệt là ởĐông Nam Á và đang có dấu hiệu tiếp tục gia tăng [88]

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới [116]

Hình 1.1 Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới

của WHO năm 2011

Trang 18

Năm 2012, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã xếp loại Dengue là căn bệnh do vi

rút gây ra quan trọng nhất trên thế giới [115] do sự xuất hiện và lây lan rộng của

vi rút và véc tơ ở các khu vực trước đây không bị ảnh hưởng cũng như gánhnặng bệnh tật và sự ảnh hưởng về kinh tế xã hội do nó mang lại [70], [73], [116]

Ở hầu hết các quốc gia, gánh nặng chính của tỷ lệ bệnh tật và tử vong này chủyếu là ở trẻ em [78], [79]

Ở Châu Mỹ, ước tính tổng chi phí cho SXH hàng năm là 2,1 tỷ đô la Mỹ[97] Một nghiên cứu của 12 nước ở Đông Nam Á cho thấy tổng gánh nặng kinh

tế hàng năm do SXH mang lại là 950 triệu USD [99] Thực tế con số có thể sẽlớn hơn rất nhiều do sự giám sát bệnh vẫn còn hạn chế, báo cáo chưa đầy đủcũng như việc chẩn đoán bệnh còn bị bỏ sót [66], [73], [98]

Mặc dù con số thống kê về số người mắc cũng như sự ảnh hưởng về kinh tế

xã hội còn khác nhau giữa các nghiên cứu, nhưng không thể phủ nhận sự có mặt,lây lan của SXH tại tất cả các khu vực trên thế giới

Nghiên cứu của Raghwani J cho thấy phần lớn gánh nặng bệnh tật chỉ hạnchế ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [91] cũng như gần 75% dân số toàn cầutiếp xúc với bệnh sốt xuất huyết sống ở Châu Á Thái Bình Dương [114], [115].Tuy nhiên vào năm 2014, lần đầu tiên trong hơn 70 năm một đợt dịch sốt xuấthuyết đã xảy ra ở Nhật Bản mặc dù đây là đất nước có khí hậu ôn đới Qua phântích, các nhà khoa học cho thấy dịch SXH xảy ra ở Nhật Bản là kết quả của việc

đi du lịch quốc tế từ các nước Đông Nam Á Năm 2014, dịch sốt xuất huyếtcũng đã ảnh hưởng đến một số quốc gia Châu Á, bao gồm Trung Quốc, TháiLan, Việt Nam và Nhật Bản [108], [112] Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệcác ca sốt xuất huyết nặng ở khu vực Đông Nam Á cao gấp 18 lần khu vựcChâu Mỹ [99], [114] Trong năm 2011, khu vực Đông Nam Á có tổng số244.855 trường hợp mắc bệnh, trong đó 839 trường hợp tử vong, chiếm 0,34%.Trong đó Philippines là nước có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất trong khu vực với125.975 trường hợp, 675

Trang 19

người tử vong Việt Nam đứng hàng thứ 2 với 69.680 ca mắc mới, 61 người tửvong [58] Tại Úc, SXHD không phải là bệnh phổ biến, tuy nhiên ở phía BắcQueensland đã ghi nhận các trường hợp mắc SXH từ khu vực Đông Nam Á đemlại [83].

Khu vực Châu Mỹ, mặc dù không có sự xuất hiện của SXHD cho đến giữathế kỷ 20, nhưng đến năm 2010 hầu hết các nước ở Châu Mỹ đều xảy ra dịch vớichu kỳ xuất hiện từ 3 - 5 năm [69], [115] với quy mô ngày càng tăng đặc biệt là

ở Mỹ Latinh [97] với hơn 1,6 triệu ca sốt xuất huyết, trong số đó 49.000 ca làSXHD thể nặng Vào năm 2013, ở Châu Mỹ có hơn 2 triệu trường hợp mắcSXH (trong đó 32.270 trường hợp nặng), tỷ lệ mắc là 404,35/100.000 dân và

1175 trường hợp tử vong (trường hợp tử vong = 0,05%) [119] Chỉ có hai nước ởChâu Mỹ La tinh không có sự xuất hiện của SXHD là Uruguay và Chile [95]

Do sự hồi sinh của bệnh sốt xuất huyết và các véc tơ ở Châu Mỹ trong nhữngthập kỷ gần đây, Tổ chức Y tế khu vực Châu Mỹ đã một lần nữa đưa ra “Chiếnlược Quản lý tổng hợp để phòng chống sốt xuất huyết " và phấn đấu để giảmbệnh tật và giảm gánh nặng kinh tế do SXHD mang lại [115]

Kể từ năm 1960 đến 2010 có 22 nước Châu Phi đã báo cáo xuất hiện cáctrường hợp SXHD hoặc bùng phát thành dịch [57], [100], [111] và cho đến nay

có 32 quốc gia ở Châu Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Dengue [80].Trong số 96 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới thì Châu Phi chiếm 16% tương tựnhư ở Mỹ Latinh (≈14%) [60] Do đặc điểm riêng của sốt rét trên toàn khu vựcChâu Phi, phần lớn (> 70%) các trường hợp sốt, bao gồm cả xuất huyết, có khả

năng được chẩn đoán nhầm và điều trị như bệnh sốt rét Plasmodium malaria

[75] Điều này tác động tiêu cực đến bức tranh toàn diện của dịch tễ học bệnh sốtxuất huyết trong khu vực và cho thấy sư cần thiết của việc giám sát thườngxuyên dịch bệnh cũng như các hoạt động dự phòng có liên quan

Trang 20

Khu vực Đông Địa Trung Hải trong 2 thập kỷ qua đã có nhiều đợt bùngphát SXHD ở 3 quốc gia - Ả Rập Saudi, Pakistan và Yemen Năm 2011, thành

phố Lahore ở Pakistan đã trải qua một dịch sốt xuất huyết Dengue lớn với

21.685 trường hợp mắc và 350 trường hợp tử vong [82], [92]

Tại Châu Âu dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue cuối cùng ở Châu Âu xảy ra vào khoảng năm 1926 đến năm 1928 ở Hy Lạp Dịch này có liên quan đến Aedes

aegypti và có tỷ lệ tử vong cao [115] Cho đến những năm 1990 khi Aedes albopictus có mặt tại Châu Âu thì bệnh dịch đã quay trở lại Ngày nay, dịch

SXHD đã được phát hiện tại Pháp, Croatia và một số quốc gia khác ở Châu Âu[93] Như vậy, mặc dù Châu Âu không bị sốt xuất huyết trong phần lớn thế kỷ

20, tuy nhiên do sự phát triển toàn cầu của bệnh sốt xuất huyết Dengue đã ảnh

hưởng đến khu vực vào thời điểm hiện tại [89]

Như vậy SXHD đã xuất hiện ở hầu hết các nước, ở các khu vực trên thếgiới với các tần suất khác nhau Hiện nay SXHD cũng được coi là bệnh truyềnnhiễm quan trọng nhất trên thế giới khi hơn 50% dân số thế giới sinh sống ởnhững nơi có nguy cơ mắc bệnh và khoảng 50% sống ở các quốc gia lưu hànhbệnh sốt xuất huyết, trong đó có khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cụ thể ViệtNam là một điểm nóng của bệnh SXHD [89]

1.1.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 1913, Gaide đã thông báo về bệnh Dengue cổ điển tại miền Bắc và miền Trung Năm 1929, Boyé có viết về một vụ dịch Dengue cổ

điển (1927) ở miền Nam [43], [54] Năm 1958, lần đầu tiên Chu Văn Tường vàcộng sự căn cứ trên một số bệnh nhi ở bệnh viện Bạch Mai, các tác giả đã đưa rathông báo về một vụ dịch nhỏ sốt xuất huyết ở Hà Nội Tới tháng 8 năm 1963,dịch SXH xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long với tổng số bệnh nhân được thôngbáo là 331, trong đó có 116 trẻ em tử vong Trong vụ dịch này Halstead và cộng

sự đã phân lập được vi rút D2 [43], [54] Tiếp sau đó, vụ dịch sốt Dengue lớn đã

xảy ra ở 19

Trang 21

tỉnh, thành phố ở miền Bắc năm 1969 Từ năm 1970 đến năm 1974, dịch xảy ra

lẻ tẻ ở một số địa điểm trong nội thành Hà Nội với số bệnh nhân từ vài chục tớihàng trăm trường hợp phải vào viện điều trị tại các bệnh viện Trong thời gian

đó, dịch cũng lan ra các thành phố, thị xã, thị trấn và cả các vùng nông thôn Chođến nay, SXHD tăng dần và lan rộng ra cả nước, từ các thành phố đông dân lan

về các thị trấn nông thôn, khoảng cách thời gian giữa các vụ dịch cũng gần nhauhơn [43], [54]

Mặc dù chương trình kiểm soát sốt xuất huyết Dengue quốc gia đã có từ

Dịch sốt Dengue/SXHD bùng nổ theo chu kỳ với khoảng cách trung bình từ

4 - 5 năm [47], năm 1998 cả nước ghi nhận số trường hợp mắc là 234.920 và 377trường hợp tử vong, năm 2010 với 128.710 ca mắc, 109 ca tử vong Giai đoạn

2011 - 2013, số ca mắc và tử vong giảm xuống theo qui luật chung do miễn dịchcộng đồng sau vụ dịch năm 2010 [8]

Sốt Dengue /SXHD lưu hành rộng rãi ở vùng Châu thổ sông Hồng (miền

Bắc), sông Cửu Long (miền Nam) và dọc theo bờ biển miền Trung Bệnh khôngchỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi véc tơ sinh sống Ởnhững nơi khác, nếu có, bệnh được coi như là kết quả của sự xâm nhập vi rút

Dengue từ vùng có bệnh dịch lưu hành tới Mức độ lan rộng của sốt Dengue

/SXHD tùy thuộc vào sự phát triển giao thông và sự giao lưu của dân cư giữa cácvùng Ở những vùng núi, cao nguyên biên giới phía Bắc, không thấy xuất hiệnbệnh, kể cả những năm có dịch lớn [56]

Do đặc điểm địa lý và khí hậu nên khu vực miền Nam Việt Nam là khu vực

có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất cả nước [12], [47] với trên 85% ca mắc và 90% ca

Trang 22

tử vong và tiếp tục có xu hướng gia tăng [6] Trong giai đoạn từ 2001 - 2011 có76,9% ca mắc SXHD và 83,3% ca tử vong do SXHD là ở 20 tỉnh phía Nam [54].Nguyên nhân có thể do đặc điểm khí hậu, địa lý nhiều kênh ngòi, sông nước vàtập quán của người dân tích trữ nước trong lu, vại, chum đã tạo điều kiện chodịch bệnh gia tăng [12], [16].

Mặc dù vậy, những năm trở lại đây số ca mắc tại các tỉnh Bắc bộ cũng giatăng nhất là Hà Nội có xu hướng tăng nhanh và là điểm nóng của sốt xuất huyếtcủa toàn miền Bắc [62], [64], [90] Năm 2013, khu vực Miền Bắc chỉ ghi nhậnmột số ổ dịch có tính tản phát, phân bố rải rác tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An,

Hà Tĩnh, Quảng Ninh, các ổ dịch ở quy mô nhỏ [11]

Do vấn đề bệnh dịch xuất hiện phức tạp và rộng khắp các tỉnh thành trên cảnước nên việc kiểm soát và có những biện pháp ứng phó kịp thời với sốt xuấthuyết là vấn đề vô cùng có ý nghĩa Nghiên cứu được quy luật, dự đoán được môhình bệnh tật sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật và kinh tế [56]

1.1.3 Tình hình mắc bệnh và tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại Bến Tre

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh dịch lưu hành trên 08 huyện 01 thành

phố của tỉnh Bến Tre, nhưng tập trung chủ yếu là các huyện vùng hạ của tỉnhnhư Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại…là những huyện vùng biển người dân có tậpquán chứa nước mưa để uống và sinh hoạt

Tuy tỉnh Bến Tre không nằm trong số 10 tỉnh có số mắc (54/100.000 dân)cao nhất cả nước nhưng đứng hàng thứ 7 các tỉnh có tỷ lệ chết/ mắc SXHD caonhất cả nước với 0,14% [36] Hàng năm ngành y tế tỉnh Bến Tre đều xây dựng

kế hoạch hoạt động phòng chống sốt xuất huyết đưa ra các chỉ tiêu cụ thể vềgiảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết khống chế không để dịch lớn xảy ra Kế hoạchtập trung chủ yếu vào việc làm thay đổi hành vi kiểm soát lăng quăng của các hộgia đình Chương trình phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu đãđược lồng ghép vào xây dựng nông thôn mới tại các địa phương Tuy vậy, từnăm 2010 đến

Trang 23

nay, năm nào cũng có ca tử vong về sốt xuất huyết Dengue và 3 năm trở lại đây

thì tỷ lệ mắc và chết vẫn còn [48]

Theo các chuyên gia, giai đoạn 2014 - 2016 là giai đoạn hiện tượng El Ninohoạt động mạnh, gây nên thời tiết khô hạn khiến việc tích trữ nước gia tăng, giatăng nhiệt độ trung bình cũng như thời gian phát triển chu kỳ trứng thành muỗirút ngắn, kéo dài thời gian sống của muỗi và làm gia tăng mật độ muỗi khiến chodịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại Do đó việc xác định được tình hình dịch tễhọc của bệnh để từ đó áp dụng các giải pháp can thiệp trong nghiên cứu củachúng tôi là điều hết sức cần thiết nhằm góp phần hạn chế sự gia tăng của bệnhSXH hiện nay

1.2 Căn nguyên và một số yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue

1.2.1 Căn nguyên gây bệnh sốt xuất huyết Dengue

Năm 1943 các nhà khoa học đã xác định được căn nguyên gây bệnh SXHD

là do vi rút Dengue gây nên với 4 týp huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3, DEN - 4 [88] Nhiễm vi rút Dengue lần đầu tạo ra miễn dịch bền suốt đời với týp

đã nhiễm Ngoài ra, miễn dịch chéo một phần với 3 týp còn lại có tính bảo vệ rất

ngắn Như vậy, nếu nhiễm lần 2 với một týp vi rút Dengue khác (nhiễm thứ

Có nghiên cứu cho rằng bệnh nhân nhiễm týp vi rút DENV - 2 sẽ dẫn đếnbệnh nặng hơn, trong khi nhiễm DENV - 1 thì bệnh sẽ nhẹ hơn [59] Ngoài ra

nghiên cứu cho thấy DENV - 2 có liên quan tới sốt Dengue xuất huyết - Dengue

xuất huyết có sốc, gần đây thì liên quan tới DENV - 3 [34]

Trang 24

Theo tác giả Phạm Thị Nhã Trúc sự phân bố của các týp vi rút Dengue qua

các vụ dịch SXHD đã cho thấy có sự thay đổi vai trò gây bệnh của các týp vi rút[47] Tại Việt Nam trước năm 1990, chủng vi rút thường gây thành dịch là týpDENV - 2 Tuy nhiên trong những năm gần đây các tác giả nhận thấy týp DENV

- 4 mới là týp chiếm ưu thế trong các vụ dịch [47]

Khi các týp huyết thanh Dengue lưu hành đa dạng và hay thay đổi sẽ dẫn

đến bệnh cảnh lâm sàng sốt xuất huyết ngày càng đa dạng và phức tạp

1.2.2 Véc tơ gây bệnh sốt xuất huyết Dengue

Bệnh SXHD không truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt

bệnh nhân rồi truyền vi rút sang người lành qua vết đốt của muỗi Aedes cái Có hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là muỗi Aedes aegypti (Ae aegypti) và Aedes

albopictus (Ae albopictus), trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti - véc tơ

giữ vai trò trung gian chính truyền bệnh, còn Aedes albopictus giữ vai trò trung

gian truyền bệnh thứ cấp của bệnh SXHD [47]

Muỗi Aedes aegypti và Aedes alpopictus trưởng thành có màu đen xen lẫn

trắng trên khắp cơ thể muỗi tạo nên vằn trắng đen nên thường được gọi là MuỗiAedes

Hình 1.2 Hai loài muỗi truyền bệnh

Aedes aegypti Aedes albopictus

Muỗi Aedes thường sống trong nhà, gần người, trú đậu nơi có ánh sáng yếu,

thường là các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các

đồ dùng trong nhà, đẻ trứng nơi nước sạch, ở những vật chứa nước tự nhiên hay

Trang 25

nhân tạo như chum, vại, phuy, hồ, bể chứa nước không đậy nắp, lọ hoa chậu câycảnh, chậu nước chống kiến dưới chân tủ thức ăn, lon đồ hộp, ve chai, gáo dừa,

vỏ xe hoặc bất kì một vật dụng chứa nước nào khác có thể tích trữ nước đến 7ngày

Muỗi Aedes cái thường đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm

và chiều tối Đặc biêt, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt vàhút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu.Hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi này phụ thuộc vào nhiệt độ môitrường, nếu nhiệt độ môi trường dưới 230C thì muỗi hầu như không có khả năng

hoạt động hút máu Vì thế Muỗi Aedes thường phát triển mạnh nhất vào mùa

mưa, thời tiết nóng ẩm, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 200C

Chu kỳ phát triển của Muỗi vằn Aedes từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành

bọ gậy trung bình là 7 ngày, thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởngthành chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày Muỗi cái chuyên đi hút máu người có thểsống từ

20 - 40 ngày Tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết cao hơn ở ngoài trời và vào ban ngày,

khi những con muỗi này đốt thường xuyên nhất Tuy nhiên, Aedes aegypti đẻ ở

trong nhà có khả năng đốt bất cứ ai trong suốt cả ngày, môi trường sống ở trongnhà ít nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu và làm gia tăng tuổi thọ của muỗi Theo

các nhà nghiên cứu hầu hết muỗi Aedes aegypti cái có thể dành cả cuộc đời trong

hoặc xung quanh nhà, nơi đó chúng trở thành muỗi trưởng thành với khoảngcách bay trung bình là 400 mét

Trang 26

Hình 1.3 Vòng đời và trứng của muỗi Aedes aegypti

Ngay khi bị nhiễm, con người trở thành vật chủ mang và nhân lên của các

vi rút, như là một nguồn của vi rút cho những con muỗi không bị nhiễm bệnh Virút lưu thông trong máu trong người bị nhiễm bệnh từ 2 - 7 ngày, xấp xỉ với thờigian mà người phát triển thành sốt Bệnh nhân đã bị nhiễm vi rút sốt xuất huyết

có thể truyền sự lây nhiễm qua muỗi Aedes sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất

hiện (trong vòng 4 - 5 ngày, tối đa là 12 ngày)

Hình 1.4 Khả năng lan truyền vi rút Dengue của muỗi Aedes aegypti

1.2.3 Yếu tố thời tiết/mùa

Đặc trưng của yếu tố thời tiết/mùa liên quan đến SXH chính là lượng mưa

và nhiệt độ

- Lượng mưa : Bằng sự phân tích khí tượng và các dữ liệu giám sát dịch tễ

và côn trùng, tác giả Elodie Descloux đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của khí hậuđối với bệnh SXHD ở Noumea, thủ đô của New Caledonia, trong giai đoạn 1971

Trang 27

- 2010 Kết quả cho thấy đỉnh dịch ở vào tháng có nhiệt độ nóng nhất trong 1đến

2 tháng với lượng mưa và độ ẩm tương đối ở mức tối đa Sự phát triển theo mùacủa các chỉ số côn trùng phù hợp với mùa vụ của dịch sốt xuất huyết Có mốitương quan thuận giữa nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa với tỷ lệ mắc SXHD [67].Theo kết quả nghiên cứu của Díaz Quijano và Waldman cho thấy lượng mưa cóliên quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết ở Mỹ Latinh và các nướckhu vực Caribbean [63] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thi Văn Văn (Đồng Nai)

có mối tương quan mạnh giữa lượng mưa và số ca mắc (r = 0,897), giữa nhiệt độvới chỉ số nhà có bọ gậy và dụng cụ chứa nước có bọ gậy (0,7 < r < 0,9) [52].Điều này thể hiện tính phân bố theo mùa của SXHD trên thế giới cũng như tạiViệt Nam

- Nhiệt độ: Nghiên cứu của tác giả Tsuzuki và cộng sự năm 2009 tại thành

phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn từ năm 2004 - 2006 đã chỉ rarằng sau khoảng 2 tháng khi nhiệt độ tăng cao thì số ca bệnh bắt đầu tăng và khinhiệt độ giảm thì số ca mắc vẫn còn duy trì ở mức cao sau 1 đến 2 tháng nữa rồimới giảm [110]

Như vậy khi lượng mưa và nhiệt độ môi trường gia tăng là điều kiện hết sức

lý tưởng, phù hợp cho sự sinh sôi và phát triển của véc tơ truyền bệnh SXH[104] Các thống kê khoa học cho thấy, sự xuất hiện dịch sốt xuất huyết có tínhchất chu kỳ cứ 3 đến 5 năm lại xảy ra một trận dịch Tại Việt Nam, cao điểmcủa dịch sốt xuất huyết là vào mùa mưa, bởi đây là thời điểm độ ẩm tăng cao, vàdịch cũng liên quan từng thời điểm và từng vùng miền, thông thường có 2 đỉnhdịch đáng lưu ý là tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10 ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam [27],[47]

1.2.4 Yếu tố di cư

Sự di cư đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh dịch SXHD.Phần lớn thế kỷ 20, mặc dù Châu Âu không có sự xuất hiện của bệnh sốt xuất

Trang 28

huyết nhưng việc xuất hiện của dịch bệnh SXHD trên toàn cầu đã khiến cho Châu

Âu không tránh khỏi sự tác động [89], [93]

Tại Việt Nam, trước đây SXHD chủ yếu tập trung trong quần thể dân cư đôthị và ven đô thị, nơi có mật độ dân số cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưuhành véc tơ Tuy nhiên một nghiên cứu tại Bạc Liêu cho thấy SXHD không chỉlưu hành ở thành thị và ven thành thị mà còn xuất hiện nhiều ở các khu vực nôngthôn và có xu hướng tăng cao trong khu vực này [46] Ở Bình Phước, Thành phố

Hồ Chí Minh…các cộng đồng dân cư biến động, người dân từ các địa phươngkhác đến làm công nhân ở các khu công nghiệp, ở các nhà trọ ẩm thấp có nhiềudụng cụ chứa nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nhà ở kém…khiến cho nguy cơdịch SXH bùng phát [18]

1.2.5 Yếu tố theo tuổi, giới

Theo WHO, tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rútDengue đều có thể bị nhiễm vi rút Dengue và mắc bệnh, cả nam và nữ đều cónguy cơ mắc bệnh như nhau [13] Tuy nhiên, ở vùng bệnh lưu hành nặng nhưmiền Nam và Nam Trung Bộ nước ta tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em dưới 15 tuổithường cao hơn, còn ở các vùng khác khả năng mắc bệnh của trẻ em và ngườilớn là như nhau Khoảng 90% số ca tử vong do sốt xuất huyết ở Việt Nam là ởnhóm tuổi dưới 15 [53] Trong nghiên cứu của Đặng Kim Hạnh cả người lớn vàtrẻ em đều mắc sốt Dengue/SXHD nhưng chủ yếu là độ tuổi > 15 chiếm 86,7%[17] Tuy nhiên trong một số nghiên cứu khác có đến 67,8% ca bệnh SXHD ≤ 15tuổi được ghi nhận [13] Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc bệnh

và tử vong do SXHD chủ yếu ở lứa tuổi < 15, và tỷ lệ tử vong gặp chủ yếu ở trẻnhỏ [84]

Như vậy với các kết quả nghiên cứu khác nhau cho thấy không có giới hạncho độ tuổi, giới tính mắc bệnh SXH với nguy cơ mắc bệnh cho các độ tuổi lànhư nhau

1.2.6 Một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của muỗi, bọ gậy

Trang 29

Muỗi trưởng thành thường đẻ trứng ở bất kỳ dụng cụ chứa nước (DCCN)nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày đều có thể là nơi sinh sản của muỗi truyềnbệnh sốt xuất huyết Những dụng cụ chứa nước như: chum vại, bể, chai lọ, vỏdừa, lốp ô tô cũ, phuy chứa nước, dụng cụ chứa nước bằng nhựa, bát kê chân tủđựng thức ăn trong bếp, bể chứa nước trong nhà tắm, bể chứa nước không có nắpđậy, giếng nước cạn, khay nước của tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, lọ hoa ở trongnhà, dụng cụ chứa nước quanh nhà những nơi râm mát [47] Các nghiên cứuđều chỉ ra rằng có mối liên quan giữa mật độ muỗi, bọ gậy với tỷ lệ SXHD.Trong nghiên cứu của Lê Đăng Ngạn, có tương quan thuận và chặt giữa các chỉ

số mật độ muỗi, chỉ số nhà có bọ gậy, chỉ số Breteau, và số mắc SXHD (hệ số

tương quan r từ 0,76

- 0,89) [23]

Như vậy nếu môi trường sống nhà ở sinh hoạt có nhiều vật chứa nướckhông sử dụng không được đậy kín để trong nhà ở và xung quanh nhà ở, sẽ làđiều kiện rất thuận lợi cho sự xuất hiện của muỗi và bọ gậy phát triển Ngoài ravấn đề vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nhà ở, thói quen tích trữ nướctrong các dụng cụ chứa nước mà không đậy che phủ kín của người dân cũng sẽtạo điều kiện cho muỗi sinh sản và làm gia tăng của bệnh dịch SXHD

1.2.7 Yếu tố kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống sốt xuất huyết Dengue

Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân là yếu tố quan trọng đối với sựxuất hiện và gia tăng của dịch bệnh SXHD Tại Việt Nam, vấn đề TTGDSK tớingười dân được thực hiện thông qua hệ thống cộng tác viên tới thăm hỏi định kỳtừng hộ gia đình, qua loa đài, ti vi và hệ thống báo chí, áp phích, băng rôn, khẩuhiệu, tờ rơi Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy kiến thức củangười dân còn thấp, 74,2% số người được hỏi có kiến thức kém, điểm kiến thức

về bệnh SXHD trung bình đạt 34,1% so với điểm mong đợi Tương tự điểm thựchành của người dân cũng rất thấp, 89,3% số người có mức thực hành kém,điểm thực

Trang 30

hành trung bình chỉ đạt 19,1% so với điểm mong đợi [39] Qua đánh giá tácđộng can thiệp bằng TTGDSK, tác giả Nguyễn Văn Tới đưa ra kết luận ngườidân đã có sự thay đổi đáng kể về kiến thức, thực hành trong công tác phòngchống SXH Điều đó góp phần làm giảm số ca mắc SXH [44] Tuy nhiên hiệuquả của công tác TTGDSK làm thay đổi hành vi, ý thức người dân tự phòngchống bệnh SXH cho gia đình cho trong cộng đồng họ sinh sống chưa đạt đượckết quả kỳ vọng như tác giả Đỗ Kiến Quốc và cộng sự đã khẳng định [35].

1.3 Một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue

Các biện pháp can thiệp trong phòng chống bệnh SXHD bao gồm các biệnpháp khi chưa có dịch, bệnh và khi có dịch, bệnh Khi chưa có dịch bệnh thì việckiểm soát véc tơ truyền bệnh vẫn là biện pháp dự phòng chính [86] Theo Lê

Đăng Ngạn cần thiết phải duy trì hoạt động giám sát véc tơ Aedes định kỳ tại các

điểm cố định để theo dõi và dự báo dịch SXHD [23] Nghiên cứu của NguyễnLâm cũng cho thấy kiểm soát véc tơ phòng chống SXHD trong trường học đãcho thấy hiệu quả trong việc làm giảm chỉ số nhà có muỗi và chỉ số nhà có bọgậy dưới mức dự báo nguy cơ xảy ra dịch [19]

1.3.1 Biện pháp thay đổi sinh thái, môi trường sống của muỗi

Biện pháp này làm thay đổi môi trường, tập tính của muỗi truyền bệnh, làmgiảm tiếp xúc người - muỗi truyền bệnh Đây là biện pháp dựa trên cơ sở tồn tạicác tác nhân thiên địch như: sinh vật ăn mồi, côn trùng sống cạnh tranh, hoặcnhững tác nhân gây bệnh tham gia vào việc điều tiết quần thể

Đây là biện pháp giúp phòng ngừa sự hình thành của véc tơ gây bệnh bằngcách thay đổi môi trường sống bằng cách loại bỏ các nơi sinh sản của muỗi, thugom đồ vật phế thải loại bỏ ổ lăng quăng như: lốp xe, vỏ dừa, các hộp, chai lọ,

mẻ sành, bình hoa, chân chén tủ trong nhà ở, sử dụng bồn chứa nước sinhhoạt Các DCCN được coi là vô dụng hoặc không cần thiết (các lốp phế thải, các

đồ phế thải gia đình…), cần thiết phải thải hoặc loại bỏ các DCCN này Nhữngnơi

Trang 31

tự nhiên tích tụ nước (hốc cây, bẹ lá, hốc tre…) có thể loại bỏ hoặc biến đổi hìnhthái để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi Súc rửa thường xuyên DCCN, đậy nắp kíncác DCCN khi không sử dụng, dùng vải hoặc lưới để phủ các DCCN mưa Dùnglưới chắn muỗi ở cửa ra vào và cửa sổ, ngủ màn, mặc áo dài tay, dùng vỉ diệtmuỗi, dùng đèn bẫy muỗi, vợt điện

Để thực hiện được biện pháp này cần phải dựa vào cộng đồng Tại Thái Lannghiên cứu “Sinh thái sức khỏe và phòng chống SXHD” được thực hiện trongnăm 2010, nhằm mục đích để chứng minh một ứng dụng của chiến lược dựa vàocộng đồng, tích hợp sinh thái sinh học xã hội học kết hợp với các công cụ kiểmsoát véc tơ sinh thái thân thiện môi trường, sản xuất trong nước nhằm kiểm soátbệnh sốt xuất huyết, đặc biệt tại các vùng đô thị và ven đô ở miền đông TháiLan Kết quả cho thấy chương trình kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết dựa vào cộngđồng đã làm giảm đáng kể chỉ số véc tơ/người qua các cuộc điều tra côn trùng đãđược tiến hành trong khoảng thời gian nghiên cứu tại các cụm can thiệp và cũngnâng cao nhận thức sự tham gia liên ngành và hộ gia đình trong hoạt động phòngchống bệnh sốt xuất huyết [84] Ngoài ra một số nghiên cứu khác tại Ấn Độ “kếthợp các yếu tố sinh thái sinh học - xã hội” của bệnh sốt xuất huyết cho thấy sựcần thiết, có sự tham gia cộng đồng và của liên ngành với các hoạt động phòngchống bệnh sốt xuất huyết ở Chennai được thực hiện giai đoạn 2008 - 2011 Cácyếu tố sinh thái bao gồm các yếu tố khí hậu (lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, v.v…)

và các cấu phần của hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo “Yếu tố sinh học” liên

quan đến tập tính của các véc tơ Aedes Aegypti, và đặc tính của tác nhân gây

bệnh Yếu tố xã hội liên quan đến hệ thống y tế, bao gồm cả kiểm soát véc tơ vàdịch vụ y tế và với các dịch vụ công cộng và tư nhân như vệ sinh môi trường và

xử lý nước thải, thu gom rác thải và cung cấp nước; và các sự kiện như nhânkhẩu học cũng như đô thị hóa; kiến thức, thái độ và thực hành theo hộ gia đình[94]

Trang 32

Tại Việt Nam mô hình sinh thái - xã hội phòng chống sốt xuất huyết Dengueđược thực hiện thí điểm tại đảo Cát Bà, Hải Phòng với kỳ vọng là sử dụng chiếnlược “Sinh thái y tế” để xây dựng và thực hiện mô hình giám sát và phòng chốngchủ động SXHD cũng đã cho kết quả khả quan [30].

1.3.2 Biện pháp sinh học

Tác nhân gây bệnh cho côn trùng muỗi được chứng minh từ năm 1602 bằng

sự phát minh ra nội ký sinh ở Pieris rapae, đã được tìm thấy và chia thành cácnhóm: nguyên sinh động vật, vi rút và vi khuẩn

- Nấm: ký sinh chủ yếu ở muỗi thuộc giống Coelomyces, các loài nấm này

có chu kỳ sinh học rất phức tạp, đòi hỏi phải có mặt một số loài giáp xác

Crustacae (Ostracode hoặc Copepode), hơn nữa dạng lan truyền ở muỗi, cũng

như việc nghiên cứu đánh giá hoạt động của chúng còn gặp nhiều khó khăn

- Giun tròn: Simuli đều thuộc họ Mermithidae, trong đó có 3 loài là đối tượng hay được sử dụng, quen thuộc nhất là Romanomermis culieivorax.

Nguyên sinh động vật: thuộc lớp Microsporidae, Ở Pháp L'ORSTOM Bondy, đã thí nghiệm trứng của An Stephensi được rửa với dung dịch formol

-0,01 trước khi cho nở nhằm loại bỏ các tiểu bào tử có trong tự nhiên, vì chúng sẽlàm gia tăng tỷ lệ chết của bọ gậy muỗi

- Vi rút: Sử dụng vi rút phòng trừ véc tơ Khoảng 600 vi rút đã được phânlập từ côn trùng gây hại cây trồng, nhưng chỉ có vài chục loại vi rút ở các véc tơtruyền bệnh

- Vi khuẩn: Hai loài được sử dụng nhiều nhất trong phòng chống véc tơ là

Bacillus thuringiensis và Bacillus sphaericus Bacillus thuringiẹnsis có rất nhiều

dạng, trong đó Bacillus thuringiensis và Bacillus israelensis tỏ ra có hiệu quả

nhất Độc tính của 2 loài này là do các bào từ vi khuẩn tạo ra 1 hoặc nhiềuprotein độc phá hủy tế bào, thoái hóa mô biểu mô, sự biến đổi tính thấm củamàng tế bào cũng như sự biến tính tế bào hệ thống thần kinh, cấu trúc, và cuốicùng bọ gậy

Trang 33

chết Mặc dù không được sử dụng nhiều ở khu vực Tây Thái Bình Dương, tácnhân này đã được sử dụng trong nước uống và chưa xuất hiện một dấu hiệu cóhại cho sức khỏe nào.

Ngoài ra giải pháp diệt bọ gậy cũng là một giải pháp hạn chế sự hình thànhcủa muỗi trưởng thành, từ đó giúp kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết có hiệu

quả Việc bọ gậy của giống muỗi Toxorhynchites có khả năng ăn bọ gậy của các loài muỗi khác rất tốt, con trưởng thành của Toxorhynchites có kích thước lớn (gấp 5 lần muỗi Aedes aegypti) nhưng không hút máu người Hoặc loại cá ăn bọ

gậy (đứng đầu là cá tuế thuộc họ cá chép, cá bảy màu, cá lia thia…) có thể được

sử dụng như phương tiện bổ trợ phòng chống bọ gậy của Aedes trong các DCCN

lớn và thường xuyên tích trữ nước [47], [51] Các tác giả nhận thấy tất cả các loại

cá địa phương như: cá vàng, hắc mô nì, cá chọi, săn sắt, rô phi, cá sóc, chép lai

đều có thể sử dụng diệt bọ gậy Aedes aegypti.

Ngoài ra Mesocyclops là loài loài tôm bậc thấp, chúng là một trong những

tác nhân sinh học ứng dụng có hiệu quả tốt trong quá trình tiêu diệt trung giantruyền bệnh SXH ở giai đoạn bọ gậy muỗi [96] Lindberg (1936) và Hurlbut

(1938), Kay (1992) là những tác giả đầu tiên nhận thấy một số Cyclopoid

copepods có khả năng ăn bọ gậy muỗi 20 năm sau, tại Hawaii, Bonnet và

Mukaida Kay (1992) đã thả một cách ngẫu nhiên Mesocyclops obsoletus vào ổ

Aedes albopictus và nhận thấy một copepod có thể ăn 15 - 20 bọ gậy tuổi 1 và 2

trong 1 ngày Đây là những ngòi nổ đầu tiên cho sự nghiên cứu áp dụng các loài

Mesocyclops phòng chống véc tơ SXHD.

Trang 34

Hình 1.5 Giáp xác Mesocyclops đang ăn bọ gậy muỗi truyền bệnh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì khả năng ăn bọ gậy của các loài

Mesocyclops là rất tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam Tuy nhiên để duy trì

được thì cần có sự tham gia của cộng đồng với năng lực quản lý phải tốt thì mớiduy trì được giải pháp này [87], [102], [103]

Việc sử dụng loài giáp xác Mesocyclops để diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh

SXH đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nước ta tại một số tỉnh thành miền Bắc

từ năm 1993, sau đó triển khai thực hiện ở miền Trung và miền Nam [102] TạiViệt Nam, các nhà khoa học qua điều tra khảo sát ở 26 tỉnh thành đã thu thập

được loài giáp xác Mesocyclops hiện diện trong những thủy vực; trong đó xác

định có

9 loài có khả năng ăn bọ gậy muỗi truyền bệnh SXH Aedes aegypti gồm:

Mesocyclops woutersi, Mesocyclops aspericornis, Mesocyclops affinis, Mesocyclops ogunnus, Mesocyclops ruttneri, Mesocyclops yenae, Mesocyclops thermocyclopoides, Mesocyclops disimilis và Mesocyclops pehpeiensis Một

nghiên cứu ghi nhận trong điều kiện bình thường của phòng thí nghiệm, giáp xác

Mesocyclops có thể ăn 9 con bọ gậy muỗi ở nhóm tuổi I nhưng điều quan trọng ở

đây là chúng có thể cắn chết thêm 23 con bọ gậy muỗi nữa sau khi đã ăn no nên

đã có khả năng tiêu diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh SXH khá hiệu quả [22], [101].Ngoài ra có thể sử dụng chuồn chuồn ngoài đồng ruộng, các ấu trùng chuồnchuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trongkhông trung Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà

Bảo vệ dơi bắt muỗi Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ Corixidae

(Micronecta) để diệt bọ gậy.

Đối với biện pháp sinh học, hạn chế của việc ứng dụng giải pháp này trongcan thiệp chính là năng lực quản lý, tổ chức khi triển khai, ngoài ra cần phải dựa

Trang 35

vào cộng đồng thì mới có thể thực hiện được Vấn đề kinh phí cũng là một trongnhững yếu tố cần phải xem xét.

1.3.3 Biện pháp hóa học

Nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, người ta biết được cơ chế tác động của cácchất hóa học, phân tích được các thành phần và tổng hợp được các phân tử tương

tự Hóa chất diệt muỗi, lăng quăng bao gồm các chất diệt côn trung như:

temephos (Abate) và tác động lên sự tăng trưởng của côn trùng (IGRs) như methoprene (Altosid, tạo chất tương tự hoóc môn juvenile) đã cho thấy hiệu quả

chống muỗi Aedes sinh sản trong DCCN sạch

Đối với muỗi trưởng thành có thể sử dụng hóa chất diệt côn trùng phundưới dạng thể tích hạt cực nhỏ, tẩm rèm, tẩm màn; phun khói nóng; dùng hươngtrừ muỗi, bình xịt muỗi, các thuốc xua muỗi Ảnh hưởng môi trường của các hóachất diệt bọ gậy là rất nhỏ nếu nó được sử dụng đúng cách [7]

Hiện nay, trên thế giới có một chiến lược mới phòng trừ côn trùng truyền

bệnh bằng các chất điều hòa sinh trường (IGR: lnsect Growth Regulators) có thể

coi như một dạng hóa chất diệt côn trùng dựa trên cơ sở tác động của cáchormone tham gia điều hòa sự phát triển của côn trùng Chúng ít độc đối vớiđộng vật có vú nhưng rất độc đối với côn trùng, vì thế liều sử dụng rất thấpnhưng hiệu quả cao Chế phẩm được sự dụng rộng rãi hiện nay là

Diflubenzuron, Triflumuron, Teflubenzuron, Lufenuron, Cyromazin [7].

Việc sử dụng hóa chất thường xuyên đòi hỏi phải theo dõi và đánh giá tínhnhạy cảm của côn trùng đối với các loại hóa chất đang sử dụng nhằm đảm bảoviệc diệt côn trùng có hiệu quả, tránh hiện tượng đề kháng với thuốc Nguyễn Thị

Mỹ Tiên và cộng sự đã đánh giá tính nhạy cảm của muỗi Aedes aegypti đối với

các hóa chất diệt côn trùng tại 19 tỉnh thành phía Nam Việt Nam năm 2009

-2010 với 7 loại hóa chất Kết quả cho thấy sự đề kháng của loài muỗi này thể

hiện khác nhau ở từng địa phương Mặc dù kết quả cho thấy muỗi Aedes

aegypti đã kháng

Trang 36

với nhóm pyrethroid nhưng nồng độ giấy thử rất thấp so với nồng độ đang được

sử dụng phun không gian Do đó tác giả khuyến nghị cần thực hiện thêm các thửnghiệm hiệu lực diệt sinh học tại thực địa để xác định hóa chất nào còn sử dụngđược và sử dụng ở nồng độ bao nhiêu thì hiệu quả mà không ảnh hưởng tới conngười và môi trường [42]

Như vậy ở những địa phương thường xuyên bùng phát sốt xuất huyết vớikhả năng phát triển thành dịch bệnh, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, ngoài nhữngbiện pháp diệt ấu trùng gồm bọ gậy và loăng quăng muỗi truyền bệnh thườngđược sử dụng, nếu có điều kiện có thể xem xét áp dụng biện pháp xử lý các điểmsinh sản của muỗi trong khu vực bằng bánh hóa chất hoặc hạt hóa chấtmethoprene vì chúng có tác dụng hiệu quả, an toàn và khả năng tồn lưu diệt ấutrùng muỗi lâu dài trong những tháng mùa bệnh Tuy nhiên hạn chế của biệnpháp này chính là việc sử dụng phải đúng cách để tránh sự kháng thuốc của côntrùng cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống.Ngoài ra chi phí cho việc sử dụng hóa chất là khá tốn kém

hợp vào viện cũng như làm giảm tỷ lệ bệnh SXH Dengue thể nặng [2].

Tang Yun Xia và cộng sự từ Trung Quốc đã nghiên cứu mô hình thử

nghiệm vắc xin để chống lại sự nhiễm 4 típ huyết thanh của vi rút Dengue Bằng cách dùng P pastoris để tạo nên các tiểu thể giống vi rút Dengue mang lại một

chiến lược hứa hẹn và kinh tế đối với việc phát triển phòng chống bệnh SXH[106]

Tại Việt Nam, nghiên cứu do Viện Pasteur, thành phố Hồ Chí Minh triển

khai từ năm 2011 tại Long Xuyên và Mỹ Tho với 2336 trẻ đã tham gia nghiên

Trang 37

cứu Sau khi được tiêm 3 mũi vắc xin, các đối tượng tham gia thử nghiệm đượctheo dõi thêm 13 tháng để đánh giá hiệu quả Kết quả cho thấy vắc xin sốt xuất

huyết Dengue đã giúp ngừa được 56,5% ca sốt xuất huyết có triệu chứng (gây ra

do bất kỳ týp vi rút Dengue nào) Không chỉ thế, vắc xin còn làm giảm được

88,5% ca sốt xuất huyết thể nặng và làm giảm 67% nguy cơ nhập viện do sốtxuất huyết [2] Vấn đề vắc xin, khả năng vắc xin phòng dịch sốt xuất huyết

Dengue vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, hy vọng thành công sẽ mang lại

nhiều lợi ích cho cộng đồng

1.3.5 Biện pháp di truyền

Chiến lược dựa vào biến đổi gen tạo ra những dòng muỗi kháng hoặc không

có khả năng truyền Dengue và thay thế quần thể tự nhiên bằng những dòng này (không là véc tơ truyền bệnh) Wolbachia sống nội cộng sinh (endosymbiotic)

trong quần thể véc tơ hoang dại, những vi khuẩn này có khả năng làm ngắn tuổi

thọ của muỗt trưởng thành một cách đáng kể Vi rút Dengue cần giai đoạn ủ bên

ngoài khoảng 12 - 14 ngày trong cơ thể véc tơ trước khi truyền cho người

Chủng Wolbachia có thể làm ngắn đời sống của côn trùng kí chủ khoảng 1/2

giai đoạn này [107], [118]

Hình 1.6 Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia

Trang 38

Chương trình hiện đã có sự hợp tác của giới khoa học từ các nước ViệtNam, Australia, Indonesia, Brazil, Colombia, Trung Quốc, Anh, Singapore và

Mỹ Dự án ở Việt Nam mang tên "Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết".Việt Nam

là quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Australia, triển khai thử nghiệm muỗi

Aedes aegypti mang Wolbachia tại đảo Trí Nguyên, Thành phố Nha Trang, tỉnh

Khánh Hòa để chúng mang vi khuẩn Wolbachia rồi thả vào môi trường Phương

pháp này có triển vọng mang lại lợi ích to lớn, giúp khống chế một cách chủ

động, lâu dài bệnh SXH và Zika Kết quả đạt được ở các nước đều cho thấy đây

là một phương pháp an toàn, muỗi mang Wolbachia không gây ra bất cứ vấn đề

gì về sức khoẻ con người hay môi trường sinh thái Hiệu quả khống chế sự lantruyền của bệnh sốt xuất huyết trên thực địa hẹp đã thấy rõ trong nhiều năm qua[10]

Ngoài ra các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp phòng chống véc tơ

dựa vào các kỹ thuật biến đổi gen dòng Aedes aegypti OX 512 của OXITEC để

làm giảm nguy cơ truyền bệnh SXHD cũng đang được thử nghiệm bước đầugiúp ngăn chặn số lượng muỗi mang vi rút sốt xuất huyết Phương pháp phòngchống này được coi là hiệu quả, chi phí hợp lý và không độc hại Hơn nữa nó cóthể phối hợp với các biện pháp phòng chống khác như sử dụng tác nhân

sinh học Mesocyclops để diệt bọ gậy với sự tham gia của cộng đồng.

1.3.6 Các biện pháp tổng hợp với sự tham gia của cộng đồng

Đối với công tác phòng chống SXHD, muốn có hiệu quả thì sự tham giacủa cộng đồng là quan trọng Ngoài ra cần phải áp dụng nhiều biện pháp canthiệp đồng thời thì mới đem lại hiệu quả thiết thực [47]

Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã phát triển một chiến lược kiểm soátmuỗi, kết hợp bốn yếu tố: (1) sự hiểu biết của cộng đồng; (2) kiểm soát véc tơ

chính; (3) sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops; (4) hoạt động cộng đồng của

tình nguyện viên y tế, trường học và người dân Kết quả cho thấy không cótrường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết ở các xã áp dụng Nghiên cứu này cũngcho thấy tính bền

Trang 39

vững Tuy nhiên nhược điểm là chỉ có hiệu quả cao khi người dân sử dụng cácthùng chứa nước lớn và có bọ gậy sống ở đó [81].

Ngay cả mô hình sinh thái học - mô hình được thiết kế để phối hợp hệthống y tế dự phòng từ tuyến trung ương đến địa phương cũng cần phải có sựtham gia của cộng đồng - một mắt xích quan trọng trong thiết kế theo chiều dọc

từ Bộ Y tế tới các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur khu vực, Trung tâm y tế dự

phòng tỉnh, huyện và Trạm y tế xã/phường với các ban ngành đoàn thể và cộngđồng Thành lập Ban chỉ đạo tại xã/phường gồm đại diện chính quyền, y tế vànhà trường để huy động sự tham gia của cộng đồng Xây dựng mạng lưới cộngtác viên (CTV) y tế tại cơ sở, mỗi cộng tác viên phụ trách một số lượng hộ giađình phù hợp, để đảm bảo hoạt động hiệu quả - theo kinh nghiệm là khoảng 100

hộ gia đình ở miền Bắc và miền Trung, và 50 hộ ở miền Nam [25], [47], [51].Ban chỉ đạo địa phương điều hành hoạt động phòng chống véc tơ của mạnglưới cộng tác viên y tế, học sinh nhà trường và cộng đồng Cộng tác viên y tếhàng tháng kiểm tra hộ gia đình, hướng dẫn người dân phát hiện và xử lý ổ bọ

gậy, tuyên truyền về SXHD, phóng thả Mesocyclops, phát hiện người nghi mắc

bệnh, tập hợp số liệu, họp giao ban Cộng tác viên cũng tham gia các chiến dịch

vệ sinh môi trường, phóng thả Mesocyclops Cộng tác viên được trang bị đồng

phục, dụng cụ cần thiết phục vụ cho hoạt động (đèn pin, vợt muỗi, sổ sách ghichép, v.v…) và nhận thù lao khoảng 150 nghìn đồng mỗi tháng cho khoảng 3 - 4ngày làm việc Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Sơn và cộng sự (2011) đãthực hiện can thiệp giáo dục, truyền thông cho các bậc phụ huynh và học sinhtrong trường học về các biện pháp đơn giản loại trừ nơi sinh sản của véc tơ ở nhàcũng như ở trường học [37] Theo nghiên cứu của Phan Thị Nhã Trúc tổ chứccác cuộc thi tìm hiểu bệnh SXHD, các biện pháp phòng chống, động viên khenthưởng kịp thời những cá nhân và tập thể có nhiều đóng góp thiết thực [47] Mô

hình phòng chống véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại huyện

Cái Bè tỉnh Tiền Giang

Trang 40

bao gồm các hoạt động kiểm soát véc tơ kết hợp giữa “Giáo dục (Trường học)

-Y tế (Trạm -Y tế xã) - Chính quyền (Tổ tự quản)” Trong mô hình này, mỗi emhọc sinh, mỗi người dân là một cộng tác viên, lực lượng nòng cốt là giáo viên và

tổ trưởng, tổ phó tổ tự quản, có nhiệm vụ tuyên truyền và hướng dẫn các biệnpháp kiểm soát véc tơ cho học sinh và hộ gia đình [28]

Đến nay, bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xinphòng bệnh, vì vậy hoạt động diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với

sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quảtrong phòng chống SXHD [4] Như vậy để ngăn chặn và đẩy lùi SXHD việc ápdụng biện pháp kết hợp trong phòng chống SXHD là rất cần thiết Để ngăn chặnhoặc làm giảm mức độ lây truyền của vi rút Dengue phụ thuộc rất nhiều vào việckiểm soát các véc tơ truyền bệnh Chính vì vậy, sự hợp tác và tham gia của cộngđồng là yếu tố không thể thiếu trong công tác phòng chống SXH [47] Dựa trênkinh nghiệm và thực tiễn tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành áp dụng tổnghợp các biện pháp can thiệp giảm thiểu bệnh SXHD tại tỉnh Bến Tre bao gồmcác biện pháp can thiệp thay đổi môi trường sống của muỗi kết hợp biện phápsinh học với sự tham gia của cộng đồng tại địa phương nhằm kỳ vọng đem lạihiệu quả thiết thực cũng như tăng cường tính bền vững của các biện pháp

Ngày đăng: 15/03/2019, 23:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Sài Gòn giải phóng (2017), "Cả nước ghi nhận 181.054 trường hợp mắc sốt xuất huyết", Nguồn: ht t p : // w ww. s g gp . o rg .vn/c a - n u o c- gh i - nh a n- 1 81 0 5 4 - t ru o n g - hop-mac-sot-xuat-huyet-490804.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cả nước ghi nhận 181.054 trường hợp mắc sốtxuất huyết
Tác giả: Báo Sài Gòn giải phóng
Năm: 2017
2. Khoa học và công nghệ Bộ (2014), "Việt Nam công bố vắc xin ngừa sốt xuất huyết", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam công bố vắc xin ngừa sốt xuấthuyết
Tác giả: Khoa học và công nghệ Bộ
Năm: 2014
3. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue,Quyết định số 1499/QĐ-BYT, ngày 17 tháng 05 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011
4. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue,Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2014
5. Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Lê Việt Anh và cs (2012), "Nghiên cứu mối liên quan liên quan giữa vector sốt xuất huyết và biến đổi khí hậu tại 4 xã ven biển tỉnh Bến Tre năm 2011", Báo cáo khoa học, Viện Vệ Sinh Y tế Công Cộng, TP. Hồ Chí Minh, 16 (3), tr. 1 - 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mốiliên quan liên quan giữa vector sốt xuất huyết và biến đổi khí hậu tại 4 xã venbiển tỉnh Bến Tre năm 2011
Tác giả: Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Lê Việt Anh và cs
Năm: 2012
6. Bạch Thị Chính và cs (2010), "Hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức - thực hành đúng phòng chống sốt xuất huyết cho người dân tại xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2009", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản số 2, tr. 54 - 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe nângcao kiến thức - thực hành đúng phòng chống sốt xuất huyết cho người dân tại xãVĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang năm 2009
Tác giả: Bạch Thị Chính và cs
Năm: 2010
7. Vũ Đức Chính (2011), Nghiên cứu phân bố, độ nhạy cảm của véc tơ sốt rét và đánh giá hiệu lực của màn tẩm hoá chất với Anopheles epiroticus đã kháng hoá chất diệt côn trùng ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân bố, độ nhạy cảm của véc tơ sốt rét vàđánh giá hiệu lực của màn tẩm hoá chất với Anopheles epiroticus đã kháng hoáchất diệt côn trùng ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Đức Chính
Năm: 2011
8. Nguyễn Thị Kim Tiến (2011), “ Chi phí điều trị sốt Dengue/ Sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, tr.43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi phí điều trị sốt Dengue/ Sốt xuất huyếtdengue tại bệnh viện”, "Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Tiến
Năm: 2011
10. Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam (2015), "Sử dụng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống Sốt xuất huyết – một hướng đi mới nhiều triển vọng", Nguồn:h t t p : / / www . e l i mi n a t e d e n g u e. c o m / v i e t - na m / t r i- ng u y e n Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng muỗiAedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống Sốt xuất huyết –một hướng đi mới nhiều triển vọng
Tác giả: Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam
Năm: 2015
11. Dự án Phòng chống sốt xuất huyết Khu vực miền Bắc (2014), "Kết quả giám sát sốt xuất huyết Dengue khu vực miền Bắc năm 2013", Tạp chí Y học dự phòng, phụ bản số 3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả giám sátsốt xuất huyết Dengue khu vực miền Bắc năm 2013
Tác giả: Dự án Phòng chống sốt xuất huyết Khu vực miền Bắc
Năm: 2014
12. Lê Văn Hà (2012), Hiệu quả truyền thông tại hộ gia đình trong việc nâng cao kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết tại phường 4, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả truyền thông tại hộ gia đình trong việc nâng caokiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết tại phường 4, quận 8, Thành phốHồ Chí Minh
Tác giả: Lê Văn Hà
Năm: 2012
13. Diệp Thanh Hải, Lương Chấn Quang, Đỗ Kiến Quốc và cs (2013), "Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue dựa vào hệ thống giám sát trọng điểm ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long năm 2012-2013", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 10 (146), tr. 30 - 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểmdịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue dựa vào hệ thống giám sát trọng điểm ởhuyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long năm 2012-2013
Tác giả: Diệp Thanh Hải, Lương Chấn Quang, Đỗ Kiến Quốc và cs
Năm: 2013
14. Nguyễn Quang Hải (2011), Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2010, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2006 - 2010
Tác giả: Nguyễn Quang Hải
Năm: 2011
15. Trần Văn Hai (2008), "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp Năm 2006", Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 12 (4), tr. 39 - 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng sốt Dengue/Sốtxuất huyết Dengue của người dân xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Tỉnh ĐồngTháp Năm 2006
Tác giả: Trần Văn Hai
Năm: 2008
16. Trần Thị Hằng (2014), Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes, mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes Aegypti ( Linnafus) ở Hà Nội), Luận vănThạc sĩ Y học. Trường đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng củamuỗi Aedes, mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái với các chỉ số muỗi vàbọ gậy Aedes Aegypti ( Linnafus) ở Hà Nội)
Tác giả: Trần Thị Hằng
Năm: 2014
18. Nguyễn Văn Khởi, Lê Thành Đồng, Trần Thiện Thuần (2013), "Tỷ lệ được cấp thuốc tự điều trị và kiến thức, thực hành tự điều trị sốt rét ở người đi rừng, ngủ rẫy tại xã Dak Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước", Kỷ yếu hội nghị khoa học y tế dự phòng khu vực phía Nam năm 2013, tr. 34 - 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ được cấpthuốc tự điều trị và kiến thức, thực hành tự điều trị sốt rét ở người đi rừng, ngủrẫy tại xã Dak Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
Tác giả: Nguyễn Văn Khởi, Lê Thành Đồng, Trần Thiện Thuần
Năm: 2013
19. Nguyễn Lâm, Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Nguyễn Thị Kim Ngân và cs (2013),"Kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết dengue trong trường học tại tỉnh Tiền Giang, 2012 -2013", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 10 (146), tr. 152 - 153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết dengue trong trường học tại tỉnh Tiền Giang,2012 -2013
Tác giả: Nguyễn Lâm, Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Nguyễn Thị Kim Ngân và cs
Năm: 2013
20. Lý Lệ Lan, Lê Hoàng Ninh (2005), "Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2004", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Min, Tập 9, tr. 116 - 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốngsốt xuất huyết của người dân Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2004
Tác giả: Lý Lệ Lan, Lê Hoàng Ninh
Năm: 2005
21. Lý Phi Long (2010), Nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại xã Trường Khánh huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng năm 2009, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết Denguedựa vào cộng đồng tại xã Trường Khánh huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng năm2009, Luận văn Chuyên khoa cấp II
Tác giả: Lý Phi Long
Năm: 2010
22. Vũ Sinh Nam, Phan Trọng Lân, Trần Công Tú và cs (2011), "Đánh giá hiệu quả mô hình phòng chống chủ động véc tơ sốt xuất huyết bằng rèm tẩm hóa chất và sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops trong cộng đồng tại thực địa tỉnh Long An", Tạp chí Y học thực hành, Tập 6 (767) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quảmô hình phòng chống chủ động véc tơ sốt xuất huyết bằng rèm tẩm hóa chất vàsử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops trong cộng đồng tại thực địa tỉnh LongAn
Tác giả: Vũ Sinh Nam, Phan Trọng Lân, Trần Công Tú và cs
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w