Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến TreMột số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến TreMột số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến TreMột số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến TreMột số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến TreMột số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến TreMột số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện, tỉnh Bến Tre
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -*** -
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -*** - PHÙNG NGỌC TÁM
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE TẠI HAI HUYỆN, TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành tuyển sinh đầu vào: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế :
Trang 3LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Phùng Ngọc Tám, Nguyễn Tuấn Hưng, Đàm Thị Tuyết (2015), “Một số đặc điểm dịch tể bệnh sốt xuất huyết Dengue
tại tỉnh Bến Tre trong 5 năm (2010 – 2014)” Tạp chí Y họcThực hành, Năm thứ 60, số 06 (969), tr 57-59
2 Phùng Ngọc Tám, Nguyễn Tuấn Hưng, Đàm Thị Tuyết (2016), “Thực trạng kiến thức, thực hành dự phòng bệnh sốt
xuất huyết Dengue của người dân hai huyện huyện Châu Thành
và Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre” Tạp chí Y học Thực hành,Năm thứ 61, số 2 (997), tr 7-9
3 Phùng Ngọc Tám, Nguyễn Tuấn Hưng, Đàm Thị Tuyết (2017), Thực trạng mắc bệnh và tử vong do sốt xuất huyết
Dengue tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre giai đoạn năm
Trang 4CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng PGS.TS Đàm Thị Tuyết
Phản biện 1: ……… Phản biện 2: ……… Phản biện 3: ………
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp trường tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
Vào lúc ……… ngày …… tháng …… năm 2018
Có thể tìm luận án tại:
1 Thư viện quốc gia
2 Trung Tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
3 Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (hay còn gọi là sốt xuất huyết) là bệnhtruyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên Bệnh lây truyền từngười sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn đốt.Bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong tương đối cao với sự
có mặt ở hơn 125 nước trên thế giới, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội ởnhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết tập trung chủ yếu tại các tỉnh miềnNam và miền Trung, Theo Bộ y tế, năm 2017 cả nước ghi nhận 181.054trường hợp mắc SXH, với 30 trường hợp tử vong Tỷ lệ tử vong củanước ta năm 2017 là 0,03% trên tổng số ca mắc Năm 2004, theo số liệutại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bến Tre ghi nhận có 4.483 ca sốt xuấthuyết Dengue, trong đó có 10 ca tử vong Năm 2010 số mắc sốt xuấthuyết Dengue của toàn tỉnh là 6.680 ca và 06 người tử vong
Vấn đề đặt ra, thực trạng bệnh sốt xuất huyết Dengue ở tỉnh BếnTre hiện nay thế nào? Các yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyếtDengue là gì? Giải pháp nào phù hợp với cộng đồng để giảm thiểu vấn
đề đó? Để giải đáp vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre” ,
nhằm thực hiện 2 mục tiêu sau:
1 Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre năm 2010 – 2014.
2 Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại 02 xã của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2015-2017
Trang 6NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1 Đề tài luận án đã mô tả được một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2010 – 2014:
- Dịch có xu hướng giảm dần theo các năm, vào năm 2014 có xuhướng bệnh dịch giảm rõ rệt 9 lần so với năm 2010 Trung bình có 01người chết/năm, đỉnh điểm năm 2010 có 6 người chết
- Bệnh SXHD có diễn tiến phức tạp, có mang tính mùa rỏ rệtbệnh bùng phát vào mùa mưa, thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 Chỉ sốcôn trùng biến thiên không đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa
- Típ vi rút chủ yếu là típ 1,2,4 Típ 1 chiếm đa số
- Tỷ lệ mắc bệnh SXHD chủ yếu ở nhóm < 15 tuổi, giới namnhiều hơn giới nữ Bệnh gặp ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn
- Bệnh SXHD có mối tương quan thuận với lượng mưa
- Kiến thức, thực hành phòng bệnh SXHD người dân còn thấp
2 Các giải pháp can thiệp mang tính tổng hợp, có hiệu quả cao, sau can thiệp:
- Kiến thức, thực hành dự phòng bệnh SXHD đạt hiệu quả canthiệp cao với hiệu quả can thiệp kiến thức đạt 118%, thực hành đạt89,93%
- Biện pháp kiểm soát vecto có hiệu quả
- Số mắc tại xã can thiệp (6 ca) thấp hơn nhiều so với xã đốichứng (47 ca); Không có ca tử vong
Trang 7CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Phần chính của luận án dài 109 trang, không kể cả phần mụclục bao gồm:
Đặt vấn đề: 2 trang
Chương 1 Tổng quan: 25 trang
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 27 trang
Chương 3 Kết quả nghiên cứu: 26 trang
Chương 4 Bàn luận: 27 trang
Chương 5 Kết luận và khuyến nghị: 02 trang
Luận án 115 tài liệu tham khảo, trong đó có 52 tài liệu tiếng Việt 63tài liệu tiếng Anh Luận án có 20 bảng, 06 biểu đồ, 07 hình, 08 hộp.Phần phụ lục gồm có 07, dài 140 trang
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình dịch bệnh SXHD trên Thế giới và Việt Nam
1.2 Các yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.2.1 Căn nguyên, véc tơ gây bệnh SXHD trên thế giới và Việt Nam1.2.2 Yếu tố liên quan đến theo mùa/thời tiết
1.2.3 Yếu tố liên quan đến quá trình đô thị hóa và sự di dân cơ học1.2.4 Yếu tố liên quan đến tuổi và giới
1.2.5 Yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của muỗi, lăng quăng
1.2.6 Yếu tố liên quan sự tác động giáo dục truyền thông sức khỏe:1.3 Một số biện pháp can thiệp trong phòng chống bệnh SXHD
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu mô tả
Hồi cứu sổ sách quản lý, kế hoạch, báo cáo của Sở Y Tế Bến Tre, Trungtâm Y tế dự phòng Bến Tre, Trung tâm y tế huyện Châu Thành vàhuyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre về tình hình bệnh SXHD năm 2010 -
2014 theo các mẫu báo cáo của dự án mục tiêu quốc gia phòng chốngSXHD
2.1.2 Nghiên cứu can thiệp
- Hộ gia đình (HGĐ)
- Cán bộ y tế thôn bản, cộng tác viên
- Lãnh đạo cộng đồng: Giám đốc TTYT huyện; trưởng trạm y tế xã;Phó chủ tịch huyện, xã (phụ trách y tế)
- Cán bộ chuyên trách về SXHD của TTYT huyện
- Đại diện giáo viên các trường học trong xã can thiệp
2.1.3 Nghiên cứu định tính
- Hộ gia đình
- Cán bộ y tế thôn bản, cộng tác viên
Trang 9- Lãnh đạo cộng đồng: Giám đốc TTYT huyện; trưởng trạm y tế xã;Phó chủ tịch huyện, xã (phụ trách y tế).
- Cán bộ chuyên trách về SXHD của TTYT huyện
2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu, không cư trú tại địa phươngnghiên cứu
- Không thể trả lời phỏng vấn: do chuyển nhà đi nơi khác hoặc do bệnhtật (câm, điếc, người già, lú lẫn, tâm thần )
2.2 Địa điểm nghiên cứu: huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày tỉnh
Bến Tre
2.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2018 2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phươngpháp nghiên cứu mô tả kết hợp với can thiệp, có sự kết hợp thu thập sốliệu giữa nghiên cứu định lượng và định tính
- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
- Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng: trước sau có đối chứng
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu
2.4.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu mô tả
* Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả dịch tễ bệnh SXHD và đánh giá KAP Số
hộ gia đình điều tra được tính theo công thức là:
x DE
- Với độ tin cậy 95% Z(1-α/2) = 1,96
- p = 0,53 (là tỷ lệ người dân có kiến thức không tốt về lây truyền bệnhSXHD theo nghiên cứu của Phan Thị Trung Ngọc [24]
- Chọn d = 0,05
Trang 10* Vì là nghiên cứu cộng đồng, để tránh bỏ cuộc của các đối tượngnghiên cứu Vì vậy chúng tôi chọn hệ số thiết kế DE =2 (DesignEffect: DE) Ta có n = 766 Thực tế điều tra được 800 hộ gia đình /1huyện Như vậy tổng số hộ gia đình trong nghiên cứu 2 huyện ChâuThành và huyện Mỏ Cày Nam của chúng tôi là 1600 hộ.
+ Chọn mẫu:
Tại mỗi huyện, chúng tôi chọn có chủ đích 2 xã đại diện cho 2 vùngnông thôn và thành thị của mỗi huyện để nghiên cứu Trong đó: huyệnChâu Thành chọn xã Quới Thành và xã Tân Thạch Huyện Mỏ CàyNam chọn xã Tân Hội và Thị trấn Mỏ Cày Nam
Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chúng tôi đã chọn ra
400 hộ gia đình tại từng xã nghiên cứu
2.4.2.2.Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp
- Cỡ mẫu can thiệp được tính theo công thức:
n = (Z1-/2+ Z1-)2
2 2 1
2 2 1 1
)(p p
q p q p
2.4.2.3 Nghiên cứu định tính
Cỡ mẫu cho phỏng vấn sâu: 10 cuộc
Trang 11Cỡ mẫu cho thảo luận nhóm: 6 cuộc.
2.5 Các chỉ số nghiên cứu
2.5.1 Chỉ số cho mục tiêu 1
- Số trường hợp/tỷ lệ mắc bệnh/tỷ lệ tử vong do SXHD
- Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo tháng
- Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo không gian
- Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo nhóm tuổi
- Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo giới tính
- Các chỉ số giám sát côn trùng
- Mối tương quan giữa nhiệt độ và số ca mắc SXHD
- Mối tương quan giữa lượng mưa và số ca mắc SXHD
- Mối tương quan giữa nhiệt độ với chỉ số côn trùng
- Mối tương quan giữa lượng mưa với chỉ số côn trùng
2.5.2 Chỉ số cho mục tiêu 2
- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: tỷ lệ phân bố giớitính, tuổi đời, học vấn, nghề nghiệp
- Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của người dân về dựphòng SXHD
- Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành của người dân về dựphòng SXHD
- Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức - thực hành dự phòngbệnh SXHD của người dân
- Chỉ số giám sát khả năng sống của cá tại các điểm nuôi
- So sánh chỉ số côn trùng trước và sau khi thả cá
- So sánh tỷ lệ hộ gia đình đậy kín dụng cụ chứa nước ở xã canthiệp
- So sánh tỷ lệ dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình có thả cátrước và sau can thiệp
- So sánh chỉ số côn trùng tại xã can thiệp và xã đối chứng sauthời gian can thiệp
Trang 12- So sánh tỉ lệ mắc/ chết do SXHD tại xã can thiệp và xã đốichứng sau thời gian can thiệp
2.6 Nội dung tiến hành can thiệp
- Công văn gửi các địa phương, đơn vị nghiên cứu nói rõ về mục đích,nội dung, thời gian và kế hoạch triển khai nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống và đào tạo nhân lực:
+ Thành lập ban chỉ đạo chăm sóc ban đầu tại xã
+ Chọn cộng tác viên
+ Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên và các đoàn thể tại địaphương
+ Trang bị dụng cụ cho đội ngũ CTV
+ Tổ chức hoạt động cho cộng tác viên:
100% các hộ gia đình đều được CTV đến thăm hàng tháng
- Với mục tiêu “không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết”, CTVđến từng gia đình để chia sẻ với các thành viên trong gia đình về bệnhSXHD, muỗi truyền bệnh, chỉ cho họ nơi sinh sản của muỗi, ổ lăngquăng và các biện pháp diệt lăng quăng Có thể thả cá vào các DCCNlớn khó súc rửa; phát hiện bệnh nhân nghi mắc bệnh SXHD và độngviên mọi thành viên trong gia đình tự nguyện tham gia phòng chốngSXHD
- Tiến hành truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao KAP cho ngườidân
- Hướng dẫn thả cá bảy màu vào dụng cụ chứa nước
2.7 Kỹ thuật thu thập số liệu
2.7.1 Đối với nghiên cứu định lượng
Thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn vớinhiều phương pháp khác nhau:
- Sử dụng số liệu thứ cấp (sổ sách, báo cáo ) để điều tra dịch tễ SXHD
- Điều tra phỏng vấn hộ gia đình (chủ hộ hoặc người nắm vững thôngtin nhất trong HGĐ) về các kiến thức, thái độ, thực hành trong phòngchống SXHD vào các thời điểm trước và sau khi thực hiện theo bộ câu
Trang 13hỏi đã được thiết kế sẵn dựa trên bộ câu hỏi điều tra hộ gia đình (HGĐ)
về SXH của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh có điều chỉnh phùhợp với nội dung và yêu cầu nghiên cứu
* Cách cho điểm kiến thức và thực hành:
- Mỗi 1 câu tương đương 1 điểm
- Trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai không có điểm
- Nếu trong một câu có nhiều lựa chọn đúng, trả lời đúng được > 50%
án chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống SD/SXHD quy định
Sử dụng phiếu giám sát véc tơ của Dự án phòng chống SD/SXHD quốcgia
- Điều tra viên tham gia nghiên cứu đều được tập huấn kỹ về các nộidung yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng truyền thông giáo dục sứckhỏe, kỹ thuật phỏng vấn và nghệ thuật tiếp cận cộng đồng trước khitriển khai điều tra nghiên cứu
2.7.2 Đối với nghiên cứu định tính
- Phỏng vấn sâu mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn
- Thảo luận nhóm theo chủ đề, nội dung đã được nhóm nghiên cứu soạnsẵn Mỗi cuộc thảo luận từ 45 phút đến 60 phút Kết quả thảo luậnđược ghi chép lại phục vụ cho việc phân tích các yếu tố nguy cơ và bổsung các giải pháp can thiệp phù hợp
2.8 Vật liệu nghiên cứu
- Phiếu điều tra kiến thức, thực hành (Phụ lục 1)
- Phiếu phỏng vấn sâu lãnh đạo cộng đồng (Phụ lục 2)
- Phiếu phỏng vấn sâu cán bộ y tế (Phụ lục 3)
Trang 14- Phiếu ghi chép nội dung thảo luận nhóm: đối tượng là người dân (Phụlục 4).
- Phiếu ghi chép nội dung thảo luận nhóm: đối tượng là cộng tác viên(Phụ lục 5)
- Biểu mẫu thu thập tình hình bệnh sốt xuất huyết (Phụ lục 6)
- Bảng kiểm giám sát hoạt động cộng tác viên (Phụ lục 7)
- Tài liệu truyền thông: tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu…
2.9 Phương pháp khống chế sai số
+ Hoàn thiện biểu mẫu, phiếu điều tra
+ Tuân thủ đúng thời gian kiểm tra, giám sát
*Các biện pháp nhằm hạn chế sai số khi thu thập số liệu
Dựa vào các vấn đề nảy sinh và kết quả của điều tra thử để sửa đổi, bổsung và hoàn chỉnh bộ câu hỏi trước khi thực hiện nghiên cứu thực sự
2.10 Phương pháp xử lý số liệu
2.10.1 Số liệu định lượng
Số liệu thu thập được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và được nhập bằngphần mềm Epi – info Thực hiện nhập liệu 2 lần có so sánh để hạn chếsai sót trong quá trình nhập liệu Sau đó số liệu được xử lý thống kêbằng phần mềm vi tính SPSS 16.0
2.10.2 Số liệu định tính
PVS và TLN có trọng tâm dựa vào bản hướng dẫn đã được thử nghiệmtrên thực địa và được ghi âm, gỡ băng
2.11 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu sinh đã tuân thủ theo các yêu cầu, quy định về đạo đức củaTrường Đại học y dược Thái Nguyên và đề tài tiến hành phải đượcphép theo quy định của Hội đồng khoa học trường đại học y dược TháiNguyên
Trang 15
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 3.1 Tình hình mắc, chết do sốt xuất huyết Dengue trên
100.000 dân giai đoạn 2010 – 2014
Đặc điểm
Khu vực Châu Thành Mỏ Cày Nam Tỉnh Bến Tre
Số ca mắc
Tỉ lệ mắc/
100.000
Số ca mắc
Tỉ lệ mắc/
100.000
Số ca mắc
Tỉ lệ mắc/ 100.000
Trang 16TB*: Trung bình
Nhận xét: SXHD có xu hướng giảm dần qua các năm Số ca tử vongtrung bình của giai đoạn là 1,8 trường hợp, trong đó 2 huyện ChâuThành và Mỏ Cày Nam không có trường hợp nào tử vong
Biểu đồ 3.2 Các chỉ số giám sát côn trùng giai đoạn 2010 - 2014Nhận xét: Chỉ số mật độ muỗi (DI) có xu hướng giảm dần qua các năm,chỉ số trung bình 5 năm huyện Châu Thành tương đương với huyện MỏCày Nam 0,63 Chỉ số nhà có bọ gậy (HI-BG) có xu hướng giảm dần từnăm 2010 đến năm 2013 Tuy nhiên đến năm 2014 lại tăng cao lên 53%
ở huyện Châu Thành, 32% ở huyện Mỏ Cày Nam Chỉ số trung bìnhcủa huyện Châu Thành cao hơn so với huyện Mỏ Cày Nam Chỉ sốBreteau (BI) DCCN tính trên 100 HGĐ có bọ gậy/lăng quăng chỉ sốtrung bình 5 năm huyện Châu Thành là 51,4 % so với huyện Mỏ CàyNam 37,2% Chỉ số (CI) tổng số DCCN điều tra có bọ gậy/lăng quăngchỉ số trung bình 5 năm huyện Châu Thành là 6,74% so với huyện MỏCày Nam 8,87%
0 10 30 40 50 60 70 80
Huyện
Mỏ Cày Nam
Tỉnh Bến Tre
Huyện Châu Thành
Huyện
Mỏ Cày Nam
Tỉnh Bến Tre
Huyện Châu Thành
Huyện
Mỏ Cày Nam
Tỉnh Bến Tre
Huyện Châu Thành
Huyện
Mỏ Cày Nam
Tỉnh Bến Tre
Giám sát các chỉ số côn trùng
Chỉ số mật độ muỗi (DI) Chỉ số nhà có bọ gậy (HI-BG) Chỉ số DCCN có bọ gậy CI (%) Chỉ số Breteau (BI)