Trong bối cảnh này, các vấn đề đáng quantâm hiện nay của kinh tế vĩ mô Việt Nam đó là: Sản xuất công nghiệp vẫn tăng ở mức kháthấp, tổng FDI đăng ký giảm nhưng FDI đối với bất động sản v
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là thành viên mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải đối mặtvới những thách thức đặt ra của nền kinh tế toàn cầu, cùng với đó là nguy cơ khủnghoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới Trong bối cảnh này, các vấn đề đáng quantâm hiện nay của kinh tế vĩ mô Việt Nam đó là: Sản xuất công nghiệp vẫn tăng ở mức kháthấp, tổng FDI đăng ký giảm nhưng FDI đối với bất động sản vẫn tăng mạnh, thâm hụtngân sách 10 tháng 2012 đã vượt mức dự toán năm, CPI giảm tốc nhưng vẫn cao Trongnhững vấn đề trên thì thâm hụt ngân sách là vấn đề cần được chú trọng với những tácđộng không nhỏ tới phát triển kinh tế vĩ mô
Từ thực trạng trên chính là lý do tôi nghiên cứu và chọn đề tài “Thực trạng cán cânthương mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” với mong muốn làm rõ tình hình,
cơ hội, thách thức và đề xuất một số biện pháp để cải thiện cán cân thương mại Việt Namhiện nay
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nêu lên khái quát về thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
mà cán cân thương mại Việt Nam đang phải đối mặt Ngoài ra còn tìm hiểu các biện pháp
đã làm và đề xuất một số biện pháp cần làm để tác động đến cán cân thương mại để giúp
ổn định cán cân thanh toán từ đó góp phần ổn định nên kinh tế vĩ mô
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát về tình hình cán cân thương mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, bên cạnh đó còn liên hệ sự ảnh hưởng của cán cân thương mại tới một số công cụ khác trong nền kinh tế
Trang 2Đề tài áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó nổi bật là thống kê, so sánh
và phân tích các đối tượng nghiên cứu
Phần I Tổng quan về cán cân thương mại
Phần II Thực trạng và phân tích cán cân thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Phần III Giải pháp cho cán cân thương mại của Việt Nam
Phần IV Kết luận
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4CHƯƠNG 1 1 Tổng quan về cán cân thương mại
1.1 Khái niệm
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh
tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định Những giaodịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước haychính phủ của quốc gia đó Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tàisản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản Thời kỳ xem xét có thể là một tháng,một quý, song thường là một năm Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người
cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ Các giao dịchđòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nướcđược ghi vào bên tài sản có Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cáncân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữangười cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước Những giao dịch dẫn tới sự thanhtoán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ"(theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ) Còn những giao dịch dẫn tới sựthanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên
"có" (ghi bằng mực đen) Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán
quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu củamột quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênhlệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cáncân thương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cânthương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạngthái cân bằng
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại Khicán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trịdương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại manggiá trị âm Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại Tuy nhiên, cần lưu ý là cáckhái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lýluận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toánquốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ
Trang 51.2 Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
1.2.1 Xuất khẩu và nhập khẩu
-Nhập khẩu: Có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn Sự gia
tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ) MPZ làphần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu Ví dụ, MPZ bằng 0,2nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhậpkhẩu Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trongnước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so vớigiá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại Ví dụ: Nếu giá xe đạp sảnxuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xuhướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng
-Xuất khẩu: Chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất
khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác Do vậy nó chủ yếu phụ thuộcvào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Chính vì thế trong các mô hìnhkinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định
1.2.2 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái: Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến
giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế.Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽtrở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nướcngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi chonhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảmxuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên
Ảnh hưởng của dòng vốn:
Cán cân thương mại là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia Cán cân thươngmại phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế Mức chênh lệchgiữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA,FPI, kiều hối và các dòng vốn vay thương mại khác
1.2.3 Ảnh hưởng của thu nhập
Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng đồng thời tăngtheo Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩuhàng hóa từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng lên Do vậy cáncân thương mại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế
Trang 61.2.4 Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế:
Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cânthương mại Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cânthương mại Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác sẽảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại Ngoài ra, cán cân thương mại còn phụ thuộcvào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia
Chính sách thương mại quốc tế:
Chính sách thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tếnói chung của một quốc gia Chính sách thương mại nói chung hay chính sách thươngmại quốc tế nói riêng bao hàm phạm vi rất rộng, nó có thể bao hàm rất nhiều biện pháp,công cụ để can thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia Tuy nhiên,trong đó có một số biện pháp, công cụ chủ yếu thường được sử dụng bao gồm: Thuếquan; Hạn ngạch nhập khẩu; Hạn ngạch thuế quan; Giấy phép; Hạn chế xuất khẩu tựnguyện; Các rào cản kỹ thuật; Trợ cấp xuất khẩu; Tín dụng xuất khẩu; Bán phá giá;…
Chính sách đầu tư:
Các chính sách và biện pháp liên quan đến đầu tư cũng có tác động quan trọng mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cán cân thương mại thông qua các kênh cơ bản là:(1) Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (2) Nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoàinhư viện trợ, thu nhập ròng từ các dự án đầu tư ngoài nước, kiều hối… (3) Nguồn vốnvay (4) Chính sách đầu tư trong nước
1.2.5 Tỷ lệ trao đổi
Tỷ lệ trao đổi biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho hàng hóa nhậpkhẩu với giá xuất khẩu của nước đó Nói cách khác là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giánhập khẩu Do đó tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến cán cân thương mại
1.2.6 Phá giá tiền tệ
Phá giá (hay nâng giá) là giảm bớt (hay tăng) tỷ giá hối đoái mà được chính phủ ủng
hộ Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu của quốc gia
Do đó tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán
1.3.Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế
Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền
tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so vớiđồng ngoại tệ
Trang 7Thứ hai, cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
của một quốc gia
Thứ ba, tình trạng của cán cân thương mại phản ánh tình trạng của cán cân vãng lai,
do đó có ảnh hưởng đến ổn định nền kinh tế vĩ mô Đây là ảnh hưởng quan trọng nhất củacán cân thương mại tới nền kinh tế và dựa vào đó nhà nước có thể đưa ra các chính sách
để có thể điều chỉnh cán cân thương mại đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô
Thứ tư, cán cân thương mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế: X –
M = (S – I) + (T –G) Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể hiện quốc giachi nhiều hơn thu nhập của mình cũng như tiết kiệm sẽ ít hơn đầu tư và ngược lại
Vì những tác động to lớn của cán cân thương mại tới nền kinh tế nên các nhà kinh tế
và quản lý luôn tìm cách dự báo những cơ hội cũng như các thách thức để có thể đề ranhững giải pháp thiết thực cho hoạt động xuất – nhập khẩu trong thời gian sắp tới, từ đógiúp điều tiết vĩ mô một cách tốt hơn
CHƯƠNG 2 2 Thực trạng và phân tích cán cân thương mại Việt Nam sau khi gia nhập WTO
2.1 Phân tích SWOT
2.1.1 Điểm mạnh
- Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấpdẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài Bản thân việc Việt Nam tíchcực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
- Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài,
số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ ViệtNam bước đầu được mở rộng
- Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết năm 2000 và khi ViệtNam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết cácnước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam Cũng vì thế màkim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng
-Việt nam là nơi có nguồn nhân công, mặt bằng rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú,điều kiện tự nhiên thuận lợi, có thế mạnh về mặt hàng nông sản như café, tiêu, cà phê, hạttiêu, nhân điều, chè, dầu thô, than đá, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, xeđạp và phụ tùng…
Trang 82.1.2 Điểm yếu
- Ở nước ta hiện nay “công nghiệp phụ trợ” còn hết sức đơn giản, hầu như chưa có gìnhiều, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị giatăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏnội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu
- Cơ cấu kinh tế nhìn chung còn yếu kém so với các nước Thông thường, khi chọnngành trọng điểm, phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kíchthích nhập khẩu Nhưng ở nước ta, một số ngành như công nghiệp và xây dựng có tỷtrọng vốn đầu tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp, trong khi chỉ số kích thíchnhập khẩu lại cao bất thường
- Trong thực tế, chính sách bảo hộ của Việt Nam còn nhiều cảm tính Những ngành
có thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu - bảo hộ sản xuất ngày càng giảm, thậm chí
có những nhóm còn có tỷ lệ âm Ngược lại, với những ngành không thể cạnh tranh thì hệ
số bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất lại ngày càng tăng
- Việc áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và nâng cao các dịch vụ
hỗ trợ thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu nhưng cũng đồng thờithúc đẩy cả hoạt động nhập khẩu
- Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạtmức 473 USD/người là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới
- Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi sựbiến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mớicủa nước ngoài
- Tỷ lệ nhập khẩu là cấu phần trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuấtxưởng
- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả 3 phương diện: Chủng loạihàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới cóđóng góp kim ngạch đáng kể; Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp, xuấtkhẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản,trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính chủ yếu vẫn còn mang tính chất gia công; Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuấtkhẩu theo hướng công nghiệp hóa diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để
- Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiềurộng, chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có
Trang 9mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành côngnghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩulớn.
- Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác cácthị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhậpWTO, các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và cácđối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc
- Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở nước ngoài còn nhiềuyếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tiếnthương mại nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao
- Việt Nam lại là việc lệ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu vào Mỹ Trong năm
2009, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị tương đương 20%tổng kim ngạch xuất khẩu
- Thị trường xuất khẩu tăng trưởng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU,Hoa Kỳ tăng trưởng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảmnhư Trung Quốc, Nhật Bản và Australia
2.1.3 Cơ hội
- Theo cam kết từ 1/1/2010, các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc vàcác nước ASEAN 6 sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0-5% Việt Nam được thựchiện cam kết muộn hơn 5 năm bắt đầu từ năm 2015 Bởi vậy đây là cơ hội rất lớn chohàng hóa Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian 5 năm tới
- Sự biến động không ngừng của nền kinh tế toàn cầu cũng là cơ hội nâng cao cáckhả năng cạnh tranh và tính thích nghi của các doanh nghiệp Việt Nam Các vấn đề quảntrị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đầu
tư vào công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng suất lao động, đào tạo kỹ năng cholao động cần được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc mới có hiệu quả
- Kinh tế của các nước thành viên EU vẫn đang khó khăn trong giai đoạn này nhưngnhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ mặt hàng giày dép tại EU vẫn đứng ở mức cao tạo cơ hộigia tăng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam
- Từ năm 2010, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển khaiđồng bộ, sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuếsuất 0% Điều này đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến nông,thủy sản Việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật đã mở ra
Trang 10cho các doanh nghiệp cơ hội tăng năng lực cạnh tranh Cụ thể, theo các cam kết củaVJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84%giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam Trong đó, ngay khi VJEPA có hiệu lực, trong số2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng
số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam
- Việc gia nhập các tổ chức kinh tế lớn, các hiệp định tự do thương mại…với bạn bètrên thế giới đã tạo điều kiện tiếp thu kĩ thuật, khoa hoc công nghệ từ đó tạo lợi thế choxuất khẩu
2.1.4 Thách thức
- Thường xuyên phải đối đầu với rào cản thương mại của các nước cũng là tháchthức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập vì tính cạnhtranh còn thấp Chính vì vậy, nguy cơ Việt Nam phải đối mặt với hàng trăm vụ kiện mỗinăm, tranh chấp thương mại và con số các vụ kiện sẽ ngày càng tăng
- Áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn đối với thương mại hàng hoá theo FTA trong nộikhối ASEAN (AFTA), FTA giữa ASEAN với Trung Quốc (ACFTA), và việc gia nhậpWTO trong 2007, làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ đi tương đối so với các sản phẩmtrong nước và phù hợp hơn với túi tiền của dân chúng nên đã tạo ra tỷ lệ tiêu dùng hàngnhập khẩu cao hơn
- Tỷ giá hối đoái giữ ở mức thấp ở một số nước đặt biệt là Trung Quốc (Việt Namnhập khẩu tới 90%) gây khó khăn trong việc điều chỉnh cán cân thương mại của ViệtNam
- Hàng hoá xuất khẩu chưa đa dạng, tập trung vào một số ngành hàng như dầu thô,dệt may, thuỷ sản, nông sản và giày dép Do vậy, Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng tiêu cựckhi có sự biến động lớn về giá hàng hoá cũng như biến động trong nhu cầu ở thị trườngnước ngoài
- Sự biến động trong giá hàng hoá thế giới dẫn tới hoạt động đầu cơ hàng hoá, nênnhiều hàng hoá được nhập khẩu để tích trữ trước khi giá tăng
- Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp do nhiều mặt hàng giacông, xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tiến độ thực hiện các
dự án sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, phát triển công nghiệp phụ trợ còn chậm Tình trạngthiếu hụt lao động, nhất là lao động có tay nghề cao, có xu hướng gia tăng Ngoài ra, chiphí nhân công có xu hướng tăng nhanh cũng khiến hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mấtdần lợi thế giá nhân công rẻ; Năng lượng cho sản xuất như than, điện, chưa phát triển kịpđáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế khác
Trang 11- Việt Nam vẫn phải mất nhiều năm để trở thành một nền kinh tế xuất khẩu trongđiều kiện phải cạnh tranh khốc liệt với người hàng xóm Trung Quốc Để làm được điềunày, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu hướng tới những thị trường khó tính với nhữngsản phẩm đặc thù thay vì cạnh tranh về giá cũng như nhân công lao động với đối thủ lớnTrung Quốc.
- Nhiều nhóm hàng đã chạm ngưỡng, khó tăng tiếp Bên cạnh đó, xuất khẩu ViệtNam cũng phải sẽ đối mặt thêm với nhiều rào cản thương mại mới quá trình phục hồicủa kinh tế thế giới chứa đựng nhiều rủi ro, khó lường Những vấn đề hậu khủng hoảngnhư bảo hộ mậu dịch, biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm nguyên liệu, năng lượng
có thể xảy ra, sẽ tác động xấu đến phát triển kinh tế các nước, nhất là các nước đang pháttriển như nước ta
- Hoạt động của hệ thống tài chính của Việt Nam còn nhiều rủi ro, lạm phát có nguy
cơ tăng lên cũng như đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Sức cạnh tranh của cả nềnkinh tế và của các doanh nghiệp còn ở mức thấp Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịchbệnh có thể còn diễn biến phức tạp nhiều cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đếnthời hạn thực thi, nhất là cam kết về mở cửa lĩnh vực dịch vụ, tài chính, bán lẻ, tạo rathách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam
- Chiến lược hướng mạnh ra xuất khẩu một cách quá mức có thể đưa tới những khókhăn nghiêm trọng một khi thị trường ngoài nước chao đảo, do đó có thể sẽ diễn ra xu thế
cơ cấu lại thị trường theo hướng cân bằng hơn giữa thị trường trong nước và ngoài nước,nhất là ở các nền kinh tế có dung lượng thị trường nội địa lớn
2.2 Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam
2.2.1 Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam
Cán cân thương mại được xác định bằng công thức:
Trang 12Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào cuối năm
2001 tạo thuận lợi cho sự gia tăng đáng kể giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam so vớigiai đoạn trước đó Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cũng không ổn định
Năm KN xuất khẩu
(tr.USD) Tốc độ tăngXK (%) KN nhập khẩu(tr.USD) Tốc độ tăngNK (%) Cán cânthương mại200
(Theo số liệu của Tổng cục thống kê các năm khác nhau)
Sau 4 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoạt động ngoại thương nóichung, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng, có nhiều thuận lợi đểphát triển
Năm 2007
Năm 2007, kinh tế toàn cầu được ghi nhận với nhiều biến động lớn về giá hàng hóa,chủ rưởng không cao Lượng hàng hóa xuất khẩu tăng khá nhưng chưa có nhiều mặthàng có giá trị xuất khẩu lớn, có khả năng bù đắp phần thiếu hụt khi giá và lượng dầu thôxuất khẩu giảm Chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là thủy sản và thực phẩm chưathực sự ổn định Các thị trường xuất siêu của nước ta là Mỹ, EU…
Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so
với năm 2006, đứng thứ 41 trên thế giới Thị trường nhập siêu của nước ta là TrungQuốc, Hàn Quốc, Thái Lan…
Như vậy, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 là 109,2 tỷ USD,với tình hình nhập siêu lên tới 12,4 tỷ USD, chiếm 27,5% kim ngạch xuất khẩu Mứcnhập siêu như vậy là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn 2 lần so với kếhoạch
Trang 13Năm 2008
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trongnước có nhiều biến động phức tạp, khó lường Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu,hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm, kéo theo
sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, từ đó cũng ảnh hưởng đếnkim ngạch xuất – nhập khẩu của nước ta năm 2008
Về xuất khẩu: Tính chung cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 62,9
tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007 Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; Khối doanhnghiệp 100% vốn trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3% Theo đánh giácủa Tổng cục thống kê, tuy kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so vớinăm 2007 nhưng nếu loại trừ giá trị tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặthàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạchhàng hóa xuất khẩu chỉ tăng 13,5%
Về nhập khẩu: Trong 5 tháng đầu năm, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so
với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD Nhưng liên tiếp trong 7 tháng còn lại, nhậpsiêu được kiềm chế ở mức thấp; một trong những nguyên nhân chính là do giá hàng hóanhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu Tính chung cả năm
2008, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007,trong đó khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khốidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7% Nếu loại trừ yếu tốtăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm 2008 chỉ tăng 21,4% so vớinăm 2007
Như vậy, mức thâm hụt cán cân thương mại lên đến 17,5 tỷ USD, cao nhất từ trướcđến nay Báo động đối với Việt Nam là thâm hụt cán cân thương mại đã ở mức đỉnh điểm,đặc biệt là thâm hụt thương mại với quốc gia láng giềng là Trung Quốc Trong tổng mứcthâm hụt 17,5 tỷ USD hàng hóa của Việt Nam với thế giới thì riêng thâm hụt với TrungQuốc đã lên tới 12 tỷ USD, tiếp đến là thâm hụt với các đối thủ cạnh tranh là các nướcASEAN và Hàn Quốc… chỉ thặng sư với Hoa Kỳ và EU
Trang 14Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ
USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch (kế hoạch điều chỉnh tăng 3%
của Quốc hội) Kim ngạch của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu
thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so
với năm 2008; khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7%, chiếm 47,2%, giảm
5,1% so với năm 2008
Về nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng 68,8 tỷ
USD, giảm 14,7% so với năm 2008 Trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, giảm 1,8%
so với năm 2008; khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt khoảng 43,96 tỷ USD,
chiếm tỷ trọng 63,9%, giảm 16,8% so với năm 2008
Năm 2009, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng nhập khẩu cho
nước ta Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia… Với nhiều biện pháp
tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết
hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng hóa nhập khẩu năm 2009
cũng đã giảm hơn so với năm 2008, tuy nhiên một số loại hàng hóa khác vẫn còn có mức
nhập khẩu cao (như máy móc, thiết bị, dược phẩm tơ sợi…) Do đó, mặc dù giá nhập
khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫn còn cao
hơn mục tiêu đề ra
Năm 2010
Về xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu năm 2010 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,63 tỷ USD,
tăng 25,5% so với mức thực hiện năm 2009, đồng thời là mức tăng trưởng cao, vượt
xa chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu 32,8 tỷ USD giá trị hàng hoá (không kể
dầu thô), còn Doanh Nghiệp có vốn nước ngoài đạt kim ngạch 33,8 tỷ USD Cơ cấu
ngành hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch từng bước, theo hướng tích cực trong bối
cảnh giá cả trong khu vực và trên thị trường quốc tế tăng nhanh Phần lớn các loại
hàng xuất khẩu chủ lực của ta đều có mức tăng trưởng cao, như gạo, dệt may, da giày,
đồ gỗ, máy tính
Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu 2010.
Tên hàng Trị giá (đv 1000đ) Tỷ lệ phần trăm trong xuất
khẩu (%
Trang 15từ đầu năm
Về đích thứ hai là mặt hàng da giầy, thuỷ sản Tuy bị áp thuế bán phá giá ở một sốthị trường, đặc biệt là thuỷ sản còn chịu sự kiểm tra khắt khe về an toàn vệ sinh thựcphẩm, song do chúng ta chủ động đầu tư chiều sâu, tạo mặt hàng mới và mở rộng thịtrường nên kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng trên đều đạt trên 4,9 tỷ USD, lần lượtvượt 13,4% và 8,1% mục tiêu xuất khẩu đặt ra từ đầu năm Tiếp theo, mặt hàng gạo đạtkim ngạch hơn 3 tỷ USD và vượt 8,6% so với mục tiêu đầu năm
Đặc biệt, so với năm 2009, chúng ta có thêm 5 mặt hàng mới có kim ngạch xuấtkhẩu trên 1 tỷ USD gồm hạt điều, xăng dầu các loại, sản phẩm chất dẻo, dây điện cápđiện và phương tiện vận tải, đưa tổng số mặt hàng có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là 18mặt hàng Bên cạnh các mặt hàng truyền thống là thế mạnh của Việt Nam nói trên, nhiềumặt hàng xuất khẩu mới như máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, hóa chất,sản phẩm hóa chất, sản phẩm cao su, sản phẩm thủy tinh kim ngạch xuất khẩu đã tăngmạnh, điều này khẳng định chủ trương phát triển mặt hàng xuất khẩu mới từng bước pháthuy hiệu quả trong năm qua, đồng thời cho thấy năng lực sản xuất hàng xuất khẩu củanền kinh tế ngày càng được mở rộng
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩutiếp tục xếp thứ hạng cao so với các nước xuất khẩu trên thế giới, có khả năng ảnh hưởngđến thị trường thế giới như gạo và cà phê (đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu), cao su, hạttiêu, hạt điều Giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều tăng do giá thịtrường thế giới tăng mạnh, đồng thời nhờ hàm lượng chế biến trong sản phẩm xuất khẩuđược nâng lên Thị trường xuất khẩu được mở rộng và toàn bộ các thị trường xuất khẩuđều vượt mục tiêu tăng trưởng Cụ thể, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 133%, Đài Loan tăng28%, Hồng Kông tăng 46%, Hàn Quốc tăng 38%, Trung Quốc tăng 45%
Về nhập khẩu:
Trang 16Trong số 11 mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu chủ yếu, chiếm hơn 83% tổng kim ngạchnhập khẩu hàng tiêu dùng, thì kim ngạch của 5 mặt hàng tăng khá cao là sữa và sản phẩm
từ sữa tăng 59,5%; rau và một số loại củ, quả tăng 44,9%; dầu mỡ động thực vật tăng29,6%; đường và các loại kẹo đường tăng 105,8%; máy móc thiết bị điện sử dụng tronggia đình tăng 23,9% Có thể thấy nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng là do nhập khẩu nhữngmặt hàng tiêu dùng cần thiết (không phải hàng xa xỉ, cao cấp) tăng mạnh, như đường,sữa, dầu ăn Những mặt hàng này trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đượcnhu cầu và cả về chất lượng
Nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, cao cấp đã có xu hướng giảm hoặc chỉtăng nhẹ so với năm 2009, như nhập khẩu quả giảm 13,4%, đồ uống, rượu giảm 34,7%, ô
tô nguyên chiếc dưới 10 chỗ giảm 7,4%; điện thoại di động tăng nhẹ 2,8% và nước hoa
và mỹ phẩm tăng 14,8%
Nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu tăng mạnh về lượng trong thời giangần đây cho thấy sản xuất, xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng Tuy nhiên, giá nhập khẩunhiều mặt hàng tăng mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến đầu vào của sản xuất kinh doanh,trong khi đó giá hàng hóa xuất khẩu lại tăng không bằng giá nhập khẩu, gây nhiều khókhăn cho DN sản xuất xuất khẩu Nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (hàngtiêu dùng, ô tô từ 9 chỗ trở xuống, xe máy) tăng 13%, thấp hơn so với mức tăng trưởngchung 18,4%
Như vậy, năm 2010, xuất khẩu đã đạt được mức tăng trưởng cao, nhập siêu đã dần đượckiểm soát ở mức 17,27% kim ngạch xuất khẩu, đạt 12,37 tỷ USD; nhịp độ tăng trưởngxuất khẩu đã cao hơn nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu
Trang 17Hình 1: Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 (đơn vị: tỷ
USD)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trang 18Hình 2: Tình hình thâm hụt thương mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (đơn vị: tỷ
USD)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trang 19Hình 3: Cơ cấu xuất khẩu theo khối doanh nghiệp 2007-2010
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
a Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu
Thường năm chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kimngạch xuất khẩu cả nước Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổnđịnh Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai đoạn2001-2007 rồi giảm dần về sau này Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạnkiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạtnhiều tiến triển
Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới kim ngạch xuấtkhẩu các mặt hàng này sẽ giảm dần Trong đề án xuất khẩu 2006-2010, Bộ thương mại đãđiều chỉnh mục tiêu xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu xuống còn 9,6% vào năm 2010,trong đó giá trị xuất khẩu dầu thô còn 6,1 tỷ USD và than đá còn 325 triệu USD
b Nhóm hàng nông lâm thủy sản
Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới Trong nhữngnăm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu về nông sản, thủysản giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Kim ngạchxuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này Những năm còn lại do tình hình kinh tế thếgiới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng; giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăngnhanh Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm hoặctăng không nhiều Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006 Nguyênnhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá Đầu năm 2008, thế giới đối mặt vớicuộc khủng hoảng lương thực khi giá hầu hết các nông sản chính như: bắp, lúa mì, gạođều tăng gấp 2-3 lần trong vòng chưa đầy hai năm
Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn tiềm năng nên hoạtđộng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam những năm qua có xu hướng tăngtrưởng chậm lại về khối lượng, nhưng vẫn gia tăng nhanh về giá trị do giá cả thế giới có
xu hướng tăng lên
Trang 20Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước những thời cơ
và thách thức mới Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế mạnh của xuất khẩu ViệtNam, về lâu dài cần phát triển theo hướng: Nâng cao dần chất lượng sản phẩm, gia tănghàm lượng chế biến, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển
hạ tầng pháp lý
c Nhóm hàng chế biến
Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Dệt may, giày dép,sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ… Có thể phânchia các mặt hàng này thành hai nhóm:
+ Hàng chế biến chính: Thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến,hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ
+ Hàng chế biến cao: Điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm
(1) Dệt may, da giày :
Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam luôn ổn định Tốc độ tăng trưởngbình quân của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3% Hai ngành này có chung đặcđiểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam.Những hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nướcngoài (60%-70%), hao phí điện năng lớn
(2) Sản phẩm gỗ:
Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn, năm 2004 có tốc độtăng trưởng kỉ lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD.Gia nhập WTO mở ra những thuận lợi và cả khó khăn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu (3) Máy tính và linh kiện điện tử:
Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng có vai trò quantrọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam Nếu như không tính năm 2002 xuất khẩu mặthàng này giảm đi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới thì tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu bình quân của mặt hàng này đạt 29,4%, cao nhất trong số các mặt hàng chủ lực
Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến: Dệt may, da giày, sản phẩm gỗ,sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài Dovậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ
Trang 21động trong việc kí kết các hợp đồng Nhiều sản phẩm chế biến còn mang tính chất giacông.
Cùng với quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trong hơn một thập niênqua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất cao (trung bìnhtrên 20% mỗi năm), trừ năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Theo đó, tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng từ 30% năm 1996 lên tới 68,5% năm 2010, trongkhi tỷ lệ nhập khẩu/GDP còn tăng mạnh hơn, từ 45,6% lên đến 80% trong cùng thời kỳ,khiến tổng giá trị thương mại/GDP đã đạt 150% - thể hiện độ mở khá lớn của nền kinh tế
Có thể nói, chiến lược hướng về xuất khẩu bắt đầu từ giữa thập kỷ 1990 đã có nhữngđóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm
Tuy nhiên, do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cânthương mại ngày càng thâm hụt, và đặc biệt trở nên nghiêm trọng kể từ năm 2007 - khiViệt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO Trung bình giai đoạn2001-2010, nhập siêu chiếm đến 12% GDP, và tăng lên gần 17% giai đoạn 2007-2010 Nhập siêu tăng cao và dai dẳng trong thời gian dài mà không có bất kỳ dấu hiệu cảithiện nào khiến thị trường ngoại hối luôn trong trạng thái căng thẳng, tiền đồng luôn đốidiện sức ép giảm giá, cán cân thanh toán không ổn định, tình trạng đô la hóa gia tăng,…Điều này, cùng với một số diễn biến vĩ mô bất lợi khác, đã kích hoạt cho những bất
ổn kinh tế vĩ mô kéo dài trong một vài năm gần đây
Hình 4: Tỷ trọng thương mại quốc tế trên GDP