Mùa mưa với sự kết hợp của nhiều hình thế thời tiết tạo ra những trận mưa lớn trên những không gian rộng lớn tạo ra những trận lũ nghiệm trọng, liên tiếp gây thiệt hại nghiêm trọng các h
Trang 1CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA LƯU VỰC SÔNG CẢ 5
1.1 Vị trí địa lý, địa hình 5
1.1.1 Vị trí vùng nghiên cứu 5
1.1.2 Đặc điểm địa hình 6
1.2 Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng 7
1.2.1.Đặc điểm địa chất 8
1.2.2 Đặc điểm thổ nhưỡng 9
1.3 Thảm phủ thực vật 10
1.4 Điều kiện khí hậu 10
1.4.1 Bức xạ 12
1.4.2 Nhiệt độ 12
1.4.3 Độ ẩm 14
1.4.4 Bốc thoát hơi 14
1.4.5 Gió, bão 15
1.6 Điều kiện dân sinh kinh tế 21
1.6.1 Dân cư 21
1.6.3 Tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực và các vùng miền 22
1.6.3.1 Nông, lâm, ngư nghiệp 22
1.6.3.2 Công nghiệp - Xây dựng 23
1.6.3.3 Thương mại, dịch vụ 23
1.6.3.4 Y tế - Giáo dục 23
CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ MƯA LŨ LƯU VỰC SÔNG CẢ 24
2.1 Tình hình tài liệu và số liệu khí tượng thủy văn trên lưu vực nghiên cứu 24
Trang 22.2.3 Mưa lớn do các hình thế thời tiết khác gây nên trên lưu vực sông Cả 37
2.3 Sự biến đổi mưa trên lưu vực theo thời gian 39
2.3.1 Chế độ mưa trên lưu vực sông Cả 39
2.3.2 Sự biến đổi theo thời gian 41
2.4 Sự biến đổi mưa trên lưu vực theo không gian 42
2.4.1 Đặc điểm của sự biến đổi mưa theo không gian 42
2.4.2 Bản đồ đẳng trị mưa ngày lớn nhất TBNN lưu vực sông Cả 44
CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI TRẠM 52
3.1 Hiện trạng lưới trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trên lưu vực sông Cả 52 3.2 Tổng quan về thiết kế mạng lưới trạm 56
3.2.1 Những khái niệm về thiết kế mạng lưới trạm 56
3.2.2 Các trạm đo mưa 59
3.3 Phương pháp Kriging 61
3.4 Tiêu chuẩn của WMO về thiết kế mạng lưới trạm 66
3.5 Các bước cơ bản để thiết lập mạng lưới trạm đo mưa trên lưu vực 68
3.5.1 Những tính toán sơ bộ 68
3.5.2 Loại bỏ những trạm không cần thiết 68
3.5.3 Chọn vị trí để thiết lập những trạm quan trắc mới 69
3.5.4 Hiệu chỉnh và kiểm định lại mạng lưới mới 69
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT KRIGING TRONG VIỆC THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI TRẠM ĐO MƯA 70
4.1 Tương quan đơn giữa các cặp trạm mưa trên lưu vực 70
4.2 Hiệp phương sai giữa các trạm mưa trên lưu vực 77
Trang 3KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHẦN PHỤ LỤC 1
PHẦN PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC
Trang 4Bảng 1-3 Độ ẩm không khí tương đối tháng năm tại các trạm trên lưu vực sông Cả
14
Bảng 1-4.Đặc trưng lượng bốc hơi tháng, năm tại các trạm trên lưu vực sông Cả.15 Bảng 1-5 Các cơn bão lịch sử điển hình ảnh hưởng tới Nghệ An – Hà Tĩnh 16
Bảng 1-6 Tỷ lệ diện tích (%) vùng ảnh hưởng bão hàng năm đổ bộ vào Việt Nam và Nghệ Tĩnh 17
Bảng 1-7.Phân bố diện tích một số sông nhánh lớn của hệ thống sông Cả 19
Bảng 1-8.Đặc trưng hình thái lưu vực sông Cả 21
Bảng 2-1 Bảng thống kê các số liệu thu thập được trên lưu vực sông Cả phục vụ cho việc tính toán của luận văn 24
Bảng 2-2 Thống kê lượng mưa do XTNĐ ảnh hưởng gây mưa vừa và to ở một số vùng lưu vực sông Cả 29
Bảng 2-3: Thống kê lượng mưa do KKL ảnh hưởng gây mưa vừa và to ở một số vùng lưu vực sông Cả 36
Bảng 2-4 Lượng mưa ngày lớn nhất thực đo tại một số trạm trên lưu vực sông Cả 41
Bảng 2-5: Lượng mưa ngày lớn nhất tháng trung bình nhiều năm 45
Bảng 3-1 Các trạm thuỷ văn trên lưu vực sông Cả 52
Bảng 3-2 Các trạm khí tượng trên lưu vực sông Cả 54
Bảng 3-3: Mật độ lưới trạm nhỏ nhất cần phải có trên lưu vực (theo WMO) 66
Bảng 3-4: Bảng mật độ lưới trạm tối thiểu tiêu chuẩn (Đơn vị: km 2 /1 trạm) 67
Bảng 4-1 Bảng giá trị trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa tháng của từng trạm và trên toàn lưu vực các tháng mùa mưa 75
Bảng 4-2 Độ lệch chuẩn ước lượng của 4 trường hợp nghiên cứu tương ứng với các cấp mật độ trạm mưa trên lưu vực sông Cả 88
Bảng 4-3: Số trạm đo mưa thực tế và thiết kế trên từng tiểu lưu vực thuộc lưu vực sông Cả 91
Trang 5Hình 1-3: Đường đi các cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng đến lưu vực sông Cả từ
năm 1970 - 2009 18
Hình 1-4 Bản đồ mạng lưới sông ngòi chính trên lưu vực sông Cả 20
Hình 2-1: Tấn suất xuất hiện các trận bão đổ bộ và ảnh hưởng đến lưu vực sông Cả từ năm 1970 – 2009 38
Hình 2-2 Lượng mưa các tháng trung bình nhiều năm tại Tương Dương 40
Hình 2-3 Lượng mưa các tháng trung bình nhiều năm tại Quỳ Châu 40
Hình 2-4 Lượng mưa các tháng trung bình nhiều năm tại Vinh 41
Hình 2-5 Bản đồ đẳng trị lượng mưa ngày lớn nhất tháng 5 TBNN (mm) 46
Hình 2-6 Bản đồ đẳng trị lượng mưa ngày lớn nhất tháng 6 TBNN (mm) 46
Hình 2-7 Bản đồ đẳng trị lượng mưa ngày lớn nhất tháng 7 TBNN (mm) 47
Hình 2-8 Bản đồ đẳng trị lượng mưa ngày lớn nhất tháng 8 TBNN (mm) 47
Hình 2-9 Bản đồ đẳng trị lượng mưa ngày lớn nhất tháng 9 TBNN (mm) 48
Hình 2-10 Bản đồ đẳng trị lượng mưa ngày lớn nhất tháng 10 TBNN (mm) 48
Hình 2-11 Bản đồ đẳng trị lượng mưa ngày lớn nhất tháng 11 TBNN (mm) 49
Hình 2-12 Bản đồ đẳng trị lượng mưa ngày lớn nhất tháng 12 TBNN (mm) 49
Hình 3-1 Mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn đang hoạt động trên lưu vực sông Cả thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (1-Các trạm khí tượng và 2 – Các trạm thuỷ văn)55 Hình 3-2 Sơ đồ khối của bài toán thiết kế mạng lưới trạm 57
Hình 4-1 Biểu đồ tương quan kinh nghiệm và nội suy của lượng mưa ngày trên lưu vực sông Cả trong cả mùa mưa 72
Hình 4-2 Biểu đồ tương quan kinh nghiệm và nội suy của lượng mưa thời đoạn 6h trên lưu vực sông Cả trong cả mùa mưa 73
Hình 4-3 Biểu đồ tương quan kinh nghiệm và nội suy của lượng mưa ngày trên lưu vực sông Cả trong tháng 9 76
Trang 6trên lưu vực sông Cả trong tháng 9 79 Hình 4-6 Biểu đồ hiệp phương sai kinh nghiệm và nội suy của lượng mưa thời đoạn 6h trên lưu vực sông Cả trong cả mùa mưa 79 Hình 4-7 Biểu đồ hiệp phương sai kinh nghiệm và nội suy của lượng mưa ngày trên lưu vực sông Cả trong tháng 9 81 Hình 4-8 Biểu đồ hiệp phương sai kinh nghiệm và nội suy của lượng mưa thời đoạn 6h trên lưu vực sông Cả trong tháng 9 81 Hình 4-9 Biểu đồ thiết kế mạng lưới trạm trong trường hợp tính toán với mưa ngày trong cả mùa 83 Hình 4-10 Biểu đồ thiết kế mạng lưới trạm trong trường hợp tính toán với mưa thời đoạn 6h trong cả mùa mưa .84 Hình 4-11 Biểu đồ thiết kế mạng lưới trạm trong trường hợp tính toán với mưa ngày trong tháng 9 84 Hình 4-12 Biểu đồ thiết kế mạng lưới trạm trong trường hợp tính toán với mưa thời đoạn 6h trong tháng 9 85 Hình 4-13 So sánh biểu đồ thiết kế trong cả 4 trường hợp nghiên cứu là mưa thời đoạn 6h và mưa ngày trong cả mùa lũ và cho riêng tháng 9 87 Hình 4-14 Bản đồ mạng lưới trạm hiện có theo từng tiểu lưu vực trên hệ thống sông Cả thuộc phần lãnh thổ Việt Nam 92 Hình 4-15 : Bản đồ mạng lưới trạm đo mưa hiện có và bổ sung trên lưu vực hệ thống sông Cả .102
Trang 7MỞ ĐẦU Đặt vấn đề
Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều với hai mùa rõ rệt trong một năm Mùa mưa với sự kết hợp của nhiều hình thế thời tiết tạo ra những trận mưa lớn trên những không gian rộng lớn tạo ra những trận lũ nghiệm trọng, liên tiếp gây thiệt hại nghiêm trọng các hoạt động dân sinh kinh tế xã hội dọc hai bên sông, trong khi vào mùa khô thì hầu hết mực nước trên các sông hạ thấp, kéo theo quá trình xâm nhập mặn sâu vào trong sông làm cho tình hình vốn đã xấu lại trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt cho vùng cửa sông ven biển
Sông Cả là một trong chín hệ thống sông lớn nhất nước ta, có toạ độ từ
18015’05” đến 20010’30” vĩ độ Bắc và 103014’10” đến 105015’20” kinh độ Đông,
là một con sông liên quôc gia, có đến 34,8% diện tích lưu vực (khoảng 9470 km2) thuộc đất Xiêng Khoảng của Lào Hệ thống sông Cả bao trùm phần lớn diện tích của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
Dòng chính sông Cả có chiều dài 531 Km, đoạn chảy qua lãnh thổ Lào là
170 km, còn lại chảy qua hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Hội Nguồn nước trên lưu vực sông Cả khá dồi dào với tổng lượng dòng chảy năm
là 23,5 tỷ m3, tương ứng với lưu lượng trung bình nhiều năm là 746 m3/s Dòng chảy lũ phụ thuộc vào chế độ mưa, mùa lũ có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam,
từ thượng nguồn về hạ du
Trong những thập kỷ gần đây, Nghệ An, Hà Tĩnh thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, mưa, bão, lũ lụt ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, đời sống của địa phương Do vậy, việc tính toán, dự báo và cảnh báo sớm dòng chảy lũ sông Cả có ý nghĩa thực tiễn và khoa học to lớn trong công tác phòng tránh lũ, lụt, giảm nhẹ thiên tai cho khu vực
Tuy nhiên với trên 70% diện tích lưu vực là đồi núi nên mưa lũ biến đổi theo không gian rất lớn, trong khi mạng lưới trạm quan trắc mưa trên lưu vực còn thưa
Trang 8thớt, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng, rất thưa lại không điển hình ở vùng thượng lưu, miền núi của lưu vực Chính điều này gây khó khăn cho công tác dự báo, cảnh báo lũ cho hệ thống sông, đặc biệt là phần hạ lưu và dải đồng bằng ven biển
Hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển chưa có những tiêu chuẩn, phương pháp tính toán và thiết kế mạng lưới trạm quan trắc khí tượng, thủy văn nói chung và lưới trạm mưa nói riêng phục vụ cho dự báo mưa lũ cũng như xác định các thông số đầu vào cho việc tính toán thiết kế các công trình giao thông, thuỷ lợi, các công trình dân dụng khác v.v…Do đó việc xây dựng một tiêu chuẩn để thiết kế một mạng lưới trạm đảm bảo cung cấp được các chuỗi số liệu mang tính đại biểu, chính xác và khách quan cho một lưu vực là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp thiết và cần được quan tâm kịp thời
Xuất phát từ mục đích trên và thực tế của lưu vực sông cả, luận văn đã tiến hành nghiên cứu phương pháp tiếp cận để thiết kế mạng lưới trạm khí tượng tiêu chuẩn, lựa chọn phương pháp thích hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn của lưu vực, từ đó tính toán và thiết kế mạng lưới trạm khí tượng tiêu chuẩn đảm bảo được các điều kiện kỹ thuật cũng như kinh tế, góp phần nâng cao tính chính xác cũng như tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động, công tác liên quan đến tài nguyên nước
trên lưu vực sông Cả Đó là lý do học viên chọn đề tài luận văn: “Thiết kế tiêu chuẩn mạng lưới trạm đo mưa phục vụ dự báo thủy văn cho lưu vực sông Cả”
1 Mục tiêu của luận văn
2.1 Mục tiêu đào tạo
Nâng cao khả năng tổng hợp của học viên về các kiến thức đã học ở chương
trình cao học và chuyên ngành thuỷ văn học, đồng thời học viên nắm được phương pháp nghiên cứu và biết cách giải quyết một vấn đề thực tế trên cơ sở vận dụng phương pháp luận và các phương pháp tính toán, công nghệ, công cụ hiện đại trong nghiên cứu
Trang 92.2 Mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc thiết kế một mạng lưới trạm quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn chưa thực sự được quan tâm, nhưng trên thực tế thì việc thiết kế một mạng lưới trạm tối ưu có thể nâng cao
độ chính xác của số liệu thu thập, từ đó nâng cao độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, các đề tài dự án cũng như giúp nâng cao chất lượng dự báo lũ cho lưu vực Do vậy đề tài luận văn này tiếp cận nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất phương pháp tính toán thiết kế xây dựng mạng lưới trạm nhằm có được một mạng lưới với độ chính xác cao nhất của số liệu và phù hợp nhất về kinh tế
Phương pháp này đi sâu nghiên cứu và ứng dụng phép toán phân tích không gian để đánh giá tương quan của các yếu tố khí tượng, từ đó thiết kế và đề xuất tiêu chuẩn mạng lưới trạm quan trắc cho lưu vực nghiên cứu
2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Không gian nghiên cứu: Lưu vực sông Cả thuộc phần lãnh thổ Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng số liệu mưa quan trắc từ những năm 60 tới nay
để tính toán và đề xuất mật độ lưới trạm đo mưa; sự phân bố các trạm quan trắc theo từng tiểu lưu vực
3 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp nghiên được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn:
3.1- Phương pháp điều tra thực địa: Tổ chức các hoạt động điều tra thực
địa trong phạm vi nghiên cứu của luận văn nhằm mục đích đánh giá tình hình thực
tế về điều kiện thực tế và hiện trạng mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn trên lưu vực sông Cả
3.2- Phương pháp phân tích thống kê không gian: Phương pháp này được
sử dụng trong việc phân tích đánh giá sự tương quan thống kê của các chuỗi số liệu khí tượng thủy văn, sự tương quan không gian giữa các trạm, sự biến đổi của các
Trang 10yếu tố khí tượng thủy văn theo không gian và việc xử lý các tài liệu về khí tượng thủy văn phục vụ cho các tính toán, phân tích của luận văn
3.3- Phương pháp phân tích và tối ưu hóa hệ thống: dựa vào lý thuyết hệ
thống để phân tích hoạt động của hệ thống, đưa ra các kịch bản tính toán và tối ưu
hóa hệ thống
3.4- Phương pháp kế thừa nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, luận văn
có tham khảo và thừa kế một số tài liệu, kết quả có liên quan đến luận văn được nghiên cứu trước đây của các tác giả, cơ quan và tổ chức khác Những thừa kế này
là hết sức quan trọng trong việc định hướng và hiệu chỉnh các kết quả nghiên cứu, cũng như đưa ra các kết luận khoa học mới có giá trị, tránh trùng lặp hay kết quả nghiên cứu lỗi thời và để tính toán của luận văn phù hợp hơn với thực tiễn của vùng nghiên cứu
4 Các kết quả đạt được của luận văn
4.1 Giới thiệu những nét tổng quan về lưu vực sông Cả: Điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hâu, điều kiện thủy văn- sông ngòi, điều kiện dân sinh kinh tế, hiện trạng mạng lưới trạm quan trắc khí tượng và thủy văn trên lưu vực… Đây sẽ là
cơ sở cho những lý luận khi tính toán thiết kế kỹ thuật cũng như khi xem xét các yếu tố tác động để đề xuất ra mạng lưới trạm tiêu chuẩn tối ưu cho lưu vực
4.2 Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới trạm nói chung và ứng dụng cho lưu vực sông Cả nói riêng; Đánh giá ưu điểm và những hạn chế của phương pháp và khả năng mở rộng ứng dụng cho các lưu vực khác
Trang 11CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA LƯU VỰC SÔNG CẢ 1.1 Vị trí địa lý, địa hình
1.1.1 Vị trí vùng nghiên cứu
Lưu vực sông Cả nằm ở vị trí từ 18o15'05" - 20o10'30" vĩ độ Bắc và
103o14'10" - 105o15'20" kinh độ Đông Phía Bắc giáp lưu vực sông Chu, sông Bạng Phía Tây giáp lưu vực sông Mê kông Phía Tây Nam giáp lưu vực sông Gianh Phía Đông giáp lưu vực sông Cảm, biển Đông (Hình ) Diện tích toàn bộ lưu vực là 27.200 km2, phần nằm trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 65,2% diện tích toàn bộ lưu vực, phần diện tích còn lại 9.470 km2 thuộc đất Xiêm Khoảng của Lào chiếm 34,8% diện tích toàn lưu vực
Hình 1-1: Bản đồ lưu vực sông Cả trên lãnh thổ Việt Nam
Trang 12Diện tích phần đá vôi là 273 km2 chiếm 1% diện tích toàn lưu vực Vùng núi cao chiếm 19.486 km2 chiếm 71,6% diện tích toàn lưu vực Vùng bán sơn địa đồi núi thấp và trung du khoảng 5.604 km2, vùng đồng bằng là 2.110 km2 Dòng chính sông Cả có chiều dài 531 km; đoạn sông chảy qua lãnh thổ Lào dài 170 km, còn lại
361 km sông chảy qua hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Hội (Hình 1-1)
- Vùng trung du: Bao gồm các huyện như Anh Sơn, Tân Kỳ, một phần đất đai của Hương Sơn, Hương Khê, Thanh Chương Diện tích đất đai vùng trung du thường hẹp nằm ở hạ lưu các sông nhánh lớn cấp I của sông Cả Đây là vùng đồi trọc với độ cao từ 300 - 400m xen kẽ là đồng bằng ven sông của các thung lũng hẹp
có độ cao từ 15 - 25m Diện tích canh tác chủ yếu tập trung ở các thung lũng hẹp hạ
du các sông suối Vùng này chịu ảnh hưởng của lũ khá mạnh nhất là những trận lũ lớn, đất thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, lớp đất sỏi cát thường bị nước lũ mang
về, bồi lấp diện tích canh tác vùng ven bãi sông gây trở ngại cho sản xuất
- Vùng đồng bằng hạ du sông Cả: Vùng này có độ cao mặt đất từ 6 - 8m ở vùng tiếp giáp với vùng đồi núi thấp, hoặc từ 0,5 - 2,0m ở vùng ven biển Vùng đồng bằng thường bị chia cắt bởi hệ thống sông suối hoặc các kênh đào chuyển nước hoặc giao thông
Trang 13Hình 1-2: Bản đồ địa hình lưu vực sông Cả
- Vùng ven biển vừa chịu ảnh hưởng lũ lại vừa chịu ảnh hưởng của thuỷ triều Khi có mưa lớn ở hạ du gặp lũ ngoài sông chính lớn khả năng tiêu tự chảy kém Mặt khác do tác động của thuỷ triều, nhất là thời kỳ triều cường gặp lũ lớn thời gian tiêu rút ngắn lại gây ngập úng lâu, nhất là vùng Nam Hưng Nghi, 9 xã Nam Đàn và 6 xã ở Đức Thọ Về mùa khô do lượng nước thượng nguồn về ít và mặn xâm nhập vào khá sâu, những năm kiệt độ mặn xâm nhập tới trên Chợ Tràng 1
- 2km Độ mặn đạt tới 2 - 3‰ tại cống Đức Xá vào những năm kiệt gây trở ngại cho các cống lấy nước và các trạm bơm ở hạ du sông Cả
1.2 Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng
Trang 141.2.1.Đặc điểm địa chất
Theo tài liệu của Cục địa chất Việt Nam, bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200.000 địa chất và khoáng sản tờ Vinh (GEOLOGY AND MINERAL RESOURCES OF VINH SHEET) Trong vùng nghiên cứu xuất lộ gần như đầy đủ địa tầng địa chất có tuổi từ cổ đến trẻ
Toàn bộ lưu vực sông Cả thuộc hai đới kiến tạo chính là đới kiến tạo sông Cả
và đới oằn võng Sầm Nưa, ngoài ra còn có đới nâng Phu Hoạt Trong đó:
- Phía Bắc vùng nghiên cứu thuộc đới nâng Phu Hoạt
- Từ Nghĩa Đàn trở xuống gần dòng chính sông Cả thuộc đới oằn võng Sầm Nưa
- Phần còn lại là thuộc đới kiến tạo sông Cả
Phương cấu tạo của các đới kiến tạo nhìn chung đều phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có một phần nhỏ chuyển hướng Đông Bắc - Tây Nam (dưới Nghĩa Đàn Các hệ thống đứt gãy trong vùng bao gồm:
- Đứt gãy sâu sông Cả kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đứt gãy này có liên quan đến sự hình thành địa bào Neogen
- Đứt gãy sâu Rào Nậy kéo dài hơn 100km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, góc dốc 80o đổ về Tây Nam, sâu 32km
- Đứt gãy Sầm Nưa chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam bị chặn bởi đứt gãy sông Cả
- Đứt gãy Quỳ Châu - Sông Hiếu
Các hệ thống đứt gãy trên đây có liên quan đến đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn và là tiền đề cho sự phát triển của các dòng sông lớn nhỏ trong vùng
Về địa chất thủy văn, nước dưới đất trong vùng nghiên cứu có nhiều hạn chế, không phong phú Vấn đề này được giải thích trên cơ sở cấu tạo địa chất, đặc điểm
Trang 15địa mạo, điều kiện khí tượng thủy văn Trên toàn vùng nghiên cứu nhận thấy: các đất đá có khả năng chứa nước chiếm một khối lượng không lớn so với các loại đất
đá thấm nước kém và chứa nước kém Mặt khác do địa hình vùng nghiên cứu bị phân cắt mạnh, sườn núi dốc, độ dốc lòng sông, suối lớn làm cho nước không có điều kiện tích tụ lại mà thoát nhanh ra các hệ thống sông suối lớn
Chất lượng nước dưới đất của vùng thuộc loại nước siêu nhạt, nước mềm (có
độ pH = 6) Nói chung chất lượng tốt, đảm bảo cho ăn uống, sinh hoạt và có thể khai thác nước ngầm để tưới
Về khoáng sản, lưu vực sông Cả có cấu tạo địa chất rất phức tạp, các nham thạch có mặt đầy đủ các lớp tuổi từ cổ đến trẻ, tiếp theo là những hoạt động kiến tạo
đã làm thay đổi các cơ cấu kiến trúc của nham thạch trong đó có mặt của các thành phần sa khoáng khác nhau Nhìn chung trong toàn vùng gặp rất nhiều loại sa khoáng từ đơn giản đến phức tạp, từ nham thạch rẻ tiền như vật liệu xây dựng cho đến những khoán sản quý như Vàng, Rubi Các mỏ khoáng sản có giá trị như thiếc (Quỳ Hợp), sắt (Thạch Khê), Ru bi (Quỳ Châu), vàng gặp nhiều ở các thung lũng suối lớn Tài nguyên khoáng trong vùng là một thế mạnh để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai lâu dài
1.2.2 Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai là sản phẩm của đá mẹ, khí hậu và thảm thực vật Chất lượng của đất đai (hoá tính và lý tính) có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng Dựa vào những chỉ tiêu chuyên môn của ngành thổ nhưỡng, qua khảo sát, thí nghiệm các mẫu đất, Bộ Nông nghiệp đã tiến hành thiết lập bản đồ thổ nhưỡng ở lưu vực sông Cả Các loại đất chính ở vùng lưu vực là:
+ Đất phù sa và đất cát ven biển
+ Đất bùn lầy
+ Đất mặn
+ Đất Feralitic mùn vàng nhạt trên núi
+ Đất Feralitic trên núi
Trang 16+ Đất Feralitic điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi
+ Đất Macgalit Feralitic
+ Đất lúa nước vùng đồi
Vùng đồng bằng sông Cả có các loại đất chủ yếu là đất phù sa và đất cát ven biển, đất bùn lầy, đất mặn và đất Feralitic điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi
Đất đai vùng trung du khá đa dạng: Các loại đất chua, đất glây hoặc glây mạnh úng nước
Ở vùng đồi chuyển tiếp từ đồng bằng lên núi, loại đất chủ yếu là Feralitic
Do phải chịu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố địa lý, địa hình, khí hậu, lớp phủ bề mặt … nên đất đai ở vùng đồng bằng và trung du sông Cả được xếp vào loại kém màu mỡ
1.3 Thảm phủ thực vật
Lưu vực sông Cả có rừng tập trung chủ yếu thuộc lãnh thổ bên Lào, 6 huyện miền núi Nghệ An và hai huyện Hương Sơn, Hương Khê thuộc Hà Tĩnh Phần đầu nguồn bên Lào, do dân cư còn thưa thớt nên chưa bị chặt phá nhiều, điều này có tác động tích cực đến việc điều hoà dòng chảy phần thượng nguồn sông Cả
Trên địa phận Việt Nam, diện tích rừng bị giảm nhanh do tốc độ phát triển dân số cao ở miền núi, cùng với tập quán du canh du cư của đồng bào các dân tộc Năm 1943 có khoảng 1,2 triệu ha rừng, đến nay diện tích đất có rừng chiếm khoảng 35,5% diện tích tự nhiên, so với diện tích đất của các huyện miền núi và Hương Khê, Hương Sơn thì diện tích đất có rừng chiếm đến 43% Diện tích rừng giàu và rừng trung bình toàn lưu vực phần Việt Nam chỉ còn chiếm khoảng 12 ÷ 14%
1.4 Điều kiện khí hậu
Lưu vực sông Cả nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu khí quyển sau:
Trang 17- Khối không khí cực đới lục địa Châu á Khối không khí này biến tính mạnh khi di chuyển từ Bắc về phía Nam bán cầu Hoạt động của khối không khí này từ tháng XI tới tháng III gây nên thời tiết lạnh và khô vào các tháng mùa đông và có mưa phùn vào các tháng cuối mùa đông
- Khối không khí xích đạo Thái Bình Dương với hướng gió Đông Nam hoạt động mạnh từ tháng V tới tháng X và mạnh nhất vào tháng IX, X Đặc điểm của khối không khí này là nóng ẩm mưa nhiều, gây nên nhiều nhiễu động thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới Những nhiễu động thời tiết có thể đơn thuần là một hình thế thời tiết gây mưa hoặc tổ hợp nhiều hình thế thời tiết như bão và áp thấp, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn trên diện rộng tạo nên lũ lụt nghiêm trọng trong vùng nghiên cứu
- Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương với hướng gió Tây Nam hoạt động mạnh vào các tháng V, VI, VII, VIII và mạnh nhất vào tháng VII Khối không khí này trước khi xâm nhập vào lưu vực phải vượt qua dãy Trường Sơn Phần lớn lượng
ẩm đã bị mất đi do hiện tượng Fơn Khi vào tới lưu vực, khối không khí này trở nên nóng và khô, ít mưa thường gọi là gió Lào Hàng năm ảnh hưởng của những đợt gió Lào này từ 5 đến 7 đợt với tổng số ngày từ 35 đến 40 ngày ảnh hưởng của gió Lào
đã làm nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất tăng rất nhanh Nhiệt độ không khí đạt tới
40 - 420C, nhiệt độ đất đạt tới 50 - 600C khi có gió Lào thổi vào
Nhân tố khí hậu kết hợp với yếu tố địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu giữa các vùng khá sâu sắc Phần phía Bắc và Tây Bắc của lưu vực mang đặc điểm của vùng khí hậu chuyển tiếp từ Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ Với mùa mưa đến sớm hơn ở phía Nam, lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra vào tháng VIII và ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII, VIII, IX Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp nhất là vào tháng I, về phía Nam của lưu vực ảnh hưởng của các hoàn lưu phương Bắc yếu hơn, nhiệt độ tăng dần, mùa mưa đến chậm hơn và kết thúc sớm, lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra vào tháng IX, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là VIII, IX, X Những vùng được bao bọc bởi các dãy núi, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa
Trang 18Tây Nam ít hơn dần, lượng mưa năm khá nhỏ như vùng Mường Xén, Cửa Rào, Khe
Bố, có năm lượng mưa chỉ đạt từ 500 - 700mm
Những vùng có điều kiện đón gió (dạng phễu) đã tạo nên những tâm mưa lớn trên lưu vực như vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông Giăng với lượng mưa năm trung bình đạt 2.000 - 2.400mm
1.4.1 Bức xạ
Số giờ nắng trung bình năm lưu vực đạt từ 1500 ÷ 1800 giờ, bức xạ tổng cộng đạt 120 ÷ 130 kcal/cm2/năm… Từ tháng IX ÷ tháng XI hàng năm bức xạ tổng cộng nhỏ hơn 400 kcal/cm2/ngày, thời gian còn lại trong năm đều đạt lớn hơn trị số này
Bảng 1-1.Đặc trưng số giờ nắng tháng năm tại các trạm trên lưu vực sông Cả
Đơn vị: giờ
Tháng Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm
Quỳ Châu 88,6 59,5 73,7 127,0 196,0 166,0 190,0 153,0 152,0 153,0 119,0 118,0 1.596Tây Hiếu 83,8 48,5 66,5 120,3 205,2 177,4 212,2 159,2 146,0 147,0 109,0 105,0 1.580Cửa Rào 101,0 79,1 105,2 149,0 193,0 162,0 188,0 158,0 155,0 148,0 110,0 123,0 1.670ConCuông 86,6 64,1 88,9 137,0 204,0 174,0 207,0 161,0 153,0 148,0 109,0 112,0 1.643
Đô Lương 80,5 55,1 70,4 126,0 209,0 194,0 223,0 172,0 157,0 150,0 110,0 103,0 1.650Vinh 72,3 48,0 63,8 132,0 213,0 186,0 206,0 167,0 152,0 135,0 94,8 87,5 1.557QuỳnhLưu 84,4 55,7 70,8 135,7 233,0 206,0 237,0 182,0 171,0 169,0 130,0 114,0 1.788HươngKhê 72,3 48,3 80,3 126,0 194,0 192,0 215,0 161,0 131,0 110,0 65,9 72,2 1.465
1.4.2 Nhiệt độ
Mùa đông từ tháng XII tới tháng II và lạnh nhất là tháng I Thời kỳ này lưu vực ảnh hưởng chủ yếu của khối không khí cực đới lục địa Châu Á Tuỳ theo sự ảnh hưởng của khối không khí này tới các vùng trên lưu vực mà cho chế độ nhiệt về mùa đông khác nhau Vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình cao hơn ở miền núi
Trang 19Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8oC tại Vinh, 23,6oC ở Cửa Rào, 23,0oC ở Tây Hiếu Nhiệt độ trung bình tháng I tại đồng bằng cao hơn ở vùng núi thượng nguồn sông Hiếu Nhưng ở vùng thung lũng Mường Xén, Cửa Rào nhiệt độ tháng I, II lại cao hơn ở đồng bằng Nguyên nhân chính là do vùng này được bao bọc bởi các dãy núi cao làm hạn chế sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc, mùa đông trở nên ấm hơn Nhiệt độ tối thấp đạt 4oC ở Vinh (tháng I/1914), -0,5oC ở Quỳ Châu (I/1974), 1,7oC ở Cửa Rào tháng I/1974
Mùa nóng từ tháng V tới tháng VIII với nhiệt độ trung bình tháng đạt từ 27 –
29oC Tháng nóng nhất là tháng VII do hoạt động mạnh của gió Lào Nhiệt độ trung bình tháng VII đạt 29,6oC ở Vinh, 24,8oC ở Tây Hiếu, 27,9oC ở Cửa Rào Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt 42,1oC tháng VI/1912 tại Vinh, 42,7oC tháng V/1966 tại Cửa Rào, 42,1oC tháng V/1931 tại Tây Hiếu
Bảng 1-2: Đặc trưng nhiệt độ không khí tại các trạm trên lưu vực sông Cả
Đơn vị: o
C
Tháng Trạm
Năm
Quỳ Châu 16,6 17,9 20,9 24,4 27,0 27,8 27,9 27,1 26,0 23,8 20,6 17,6 23,1Tây Hiếu 16,2 17,4 20,3 24,0 27,2 28,1 28,4 27,3 26,0 23,6 20,5 17,5 23,0Cửa Rào 17,5 18,9 21,8 25,2 27,4 28,0 28,1 27,3 26,2 24,1 20,9 18,2 23,6ConCuông 17,0 18,1 20,9 24,7 27,5 28,3 28,7 27,0 26,3 24,0 21,0 18,1 23,5
Đô Lương 17,2 18,2 20,6 24,2 27,3 28,7 29,1 27,9 26,4 24,3 21,3 18,6 23,7Vinh 17,0 17,9 20,3 24,1 27,7 29,2 29,6 28,7 26,8 24,4 21,6 18,9 23,9QuỳnhLưu 17,0 17,6 20,1 23,7 27,5 28,9 29,4 28,3 26,8 24,4 21,4 18,5 23,6HươngKhê 17,0 18,1 20,3 24,6 27,5 28,5 29,0 27,7 25,9 23,7 20,7 18,2 23,5
Trang 201.4.3 Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm đạt 84,8% tại Vinh, 85,7% tại Tây Hiếu, 80,4% tại Cửa Rào Cũng như sự biến đổi của nhiệt độ vùng Mường Xén, Cửa Rào, Khe Bố là vùng ít mưa, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cũng như các hình thế thời tiết gây mưa khác Chỉ số khô hạn ở đây cao hơn ở các vùng khác, độ ẩm nhỏ hơn ở các vùng khác của lưu vực Độ ẩm trung bình đạt thấp nhất vào tháng VII
Bảng 1-3: Độ ẩm không khí tương đối tháng năm tại các trạm trên lưu vực sông Cả
Đơn vị: %
Tháng Trạm
Năm
Quỳ Châu 87,0 87,0 87,0 85,0 83,0 85,0 85,0 88,0 88,0 88,0 88,0 87,0 86,0Tây Hiếu 87,0 89,0 82,0 86,0 81,0 82,0 80,0 85,0 88,0 87,0 87,0 86,0 86,0Cửa Rào 81,0 80,0 79,0 78,0 78,0 80,0 79,0 80,0 85,0 85,0 85,0 82,0 81,0ConCuông 89,0 89,0 89,0 85,0 81,0 81,0 78,0 84,0 87,0 88,0 88,0 87,0 86,0
Đô Lương 88,0 89,0 90,0 88,0 83,0 80,0 78,0 84,0 88,0 87,0 86,0 85,0 88,0Vinh 89,0 91,0 99,0 88,0 82,0 76,0 74,0 80,0 87,0 86,0 89,0 89,0 85,0QuỳnhLưu 86,0 88,0 90,0 84,0 84,0 81,0 78,0 84,0 87,0 88,0 88,0 87,0 86,0HươngKhê 91,0 91,0 90,0 86,0 80,0 78,0 74,0 81,0 87,0 88,0 88,0 89,0 85,0
1.4.4 Bốc thoát hơi
Lượng bốc hơi đo bằng ống piche toàn vùng dao động từ 800 - 900mm Vùng ven biển do tốc độ gió trung bình lớn hơn nên bốc hơi đạt cao hơn ở vùng núi Bốc hơi piche trung bình năm đạt 928mm tại Vinh, 835mm tại Cửa Rào, 832mm tại Tây Hiếu Lượng bốc hơi piche đạt cao nhất vào tháng VII đạt 183mm tại Vinh, 94,2mm tại Cửa Rào, 113mm tại Tây Hiếu Bốc hơi vào tháng II nhỏ nhất đạt trung bình 21,7mm tại Vinh, 37,4mm tại Cửa Rào, 32,1mm tại Hương Khê
Trang 21Bảng 1-4.Đặc trưng lượng bốc hơi tháng, năm tại các trạm trên lưu vực sông Cả
Đơn vị: %
Tháng Trạm
Năm
Quỳ Châu 43,0 40,9 52,7 72,5 85,6 78,8 79,0 57,3 50,4 49,7 46,7 47,3 704 Tây Hiếu 47,7 37,1 47,8 71,7 109,0 108,0 116,0 78,0 57,0 59,2 52,5 52,4 835 Cửa Rào 59,0 62,4 81,3 93,2 105,0 89,2 96,9 71,6 55,9 51,6 45,7 55,2 857 Con Cuông 43,8 39,9 52,7 74,4 103,3 102,1 116,8 82,1 55,2 50,5 44,5 47,6 813
Đô Lương 40,0 33,3 40,2 53,0 83,8 109,0 129,0 83,9 55,0 54,6 50,0 51,1 789 Vinh 39,4 28,9 35,5 54,1 110,0 155,0 180,0 121,0 65,6 59,9 54,7 50,5 954 Quỳnh Lưu 56,1 42,9 44,2 53,4 102,0 127,0 159,0 103,0 69,8 76,2 77,0 72,3 983 Hương Khê 40,4 34,3 42,3 68,5 126,0 143,0 188,0 122,0 66,7 59,3 52,3 47,0 1.007
1.4.5 Gió, bão
Để nghiên cứu quy luật hoạt động của bão trên biển Đông và ảnh hưởng của
nó tới vùng Nghệ - Tĩnh, ta tiến hành thống kê số cơn bão đổ bộ vào vùng ven biển Việt Nam khoảng từ 200 vĩ Bắc trở ra, từ 17 - 200 vĩ độ Bắc (Bắc Trung Bộ) và từ
170 vĩ Bắc trở vào trong 110 năm Tuy nhiên không phải tất cả cơn bão hình thành ở biển Đông thì đều vào Việt Nam và cũng không phải các cơn bão vào Việt Nam đều ảnh hưởng tới Nghệ Tĩnh Sự hình thành và đổ bộ trực tiếp của bão vào đất liền từ
vĩ tuyến 17 – 200 vĩ độ Bắc thì đều ảnh hưởng về mưa lớn ở vùng hạ du lưu vực sông Cả (địa phận Nghệ Tĩnh) Trong nhiều trường hợp bão đổ bộ vào Nam vĩ tuyến 170N, nhưng sau khi đi vào đất liền và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc ảnh hưởng tới Nghệ Tĩnh về lượng mưa và sức gió Những cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng từ vĩ tuyến 17 trở ra thì chỉ ảnh hưởng lượng mưa ở vùng Bắc Nghệ An
Trang 22Bảng 1-5 Các cơn bão lịch sử điển hình ảnh hưởng tới Nghệ An – Hà Tĩnh
Vinh Quỳnh Lưu
Tên cơn bão Lượng
mưa (mm) m/s Cấp
Lượng mưa (mm) m/s Cấp Clara ngày 8/10/1964 504 30 11 210 24 9
Các cơn bão đi vào vùng bờ biển từ vĩ độ 17 - 200 vĩ độ Bắc đều ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới lưu vực sông Cả Tần suất bão đổ bộ vào vùng từ Thanh
Hoá tới Bình Trị Thiên là 37%, vùng ven biển Bắc Bộ 30% từ Đà Nẵng tới Bình
Định là 23% từ Phú Yên trở vào là 10% Hạ du sông Cả vùng Nghệ An, Hà Tĩnh
nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất
Nhiều cơn bão lớn có vùng hoạt động rộng mặc dù đổ bộ vào khu vực từ
Nam Thừa Thiên Huế trở vào, nhưng quá trình di chuyển lên phía Bắc vẫn gây mưa
lớn trong vùng Ví dụ như cơn bão số 7 ngày 15/10/1981 đổ bộ vào Khánh Hoà
nhưng cũng gây mưa lớn ở Vinh: 446mm, Quỳnh Lưu: 247mm Cơn bão số 7 ngày
9/10/1983 đổ bộ vào Phú Yên - Nghĩa Bình cũng gây mưa lớn ở Vinh: 469mm, ở
Quỳnh Lưu là 276mm Cơn bão số 5 ngày 25/5/1989 đổ bộ vào Quảng Nam, Đà
Nẵng khi di chuyển lên phía bắc gặp không khí lạnh gây mưa lớn Nghệ Tĩnh
Theo thống kê số liệu 10 thập kỷ gần đây thì vùng Nghệ An - Hà Tĩnh có tới
8 thập kỷ có số lượng bão nhiều nhất so với các khu vực khác
Khi nghiên cứu tần suất số cơn bão vào Việt Nam và vùng ven biển Nghệ An
- Hà Tĩnh thì vùng ảnh hưởng từ 1 -2 cơn bão đổ bộ hàng năm vào Nghệ Tĩnh đạt
59%, từ 3 - 4 cơn bão chỉ đạt 8%, không có cơn bão nào đạt 29%
Trang 23Bảng 1-6 Tỷ lệ diện tích (%) vùng ảnh hưởng bão hàng năm đổ bộ vào Việt
Khi thống kê các cơn bão mạnh với cấp gió 11, 12 ở các vùng ven biển cho thấy từ vĩ độ 170 - 200 vĩ độ bắc thì số cơn bão có gió cấp 11, 12 chiếm tới 56% thuộc khu vực Bắc Trung Bộ Những cơn bão mạnh ảnh hưởng tới Nghệ An điển hình là Clara, Nency, Zan của các năm 1964, 1982, 1989 đều gây ra sức gió trên cấp
12 làm nhiều người chết, phá huỷ nhà cửa, kho tàng tài sản làm thiệt hại hàng trăm
tỷ đồng
Khi nghiên cứu đường đi trung bình của bão qua các tháng từ tháng V tới tháng XI khu vực bão đổ bộ lùi dần từ bắc xuống nam Đường đi trung bình của bão vào khu vực bờ biển ảnh hưởng tới Nghệ An là các tháng VII, IX, X, cao nhất là tháng IX, X Tháng XI đường đi trung bình của bão chuyển nhanh xuống cực Nam Trung Bộ Lúc này ở Nghệ An, thời tiết bị chi phối bởi không khí lạnh tràn xuống, mưa lụt bão được thay thế bằng những đợt mưa dầm dưới tác dụng của Front lạnh Đường đi của bão: Nghiên cứu tổ hợp đường đi của các cơn bão từ 1884 tới nay cho thấy một số dạng đường đi trung bình như sau:
+ Dạng Hypebol: lúc đầu bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc sau ngoặt lên theo hướng Đông Bắc Dạng này hầu như không ảnh hưởng tới Nghệ An và lưu vực
Trang 24+ Dạng Parabol lộn ngược: Đoạn đầu theo hướng Tây bắc, đến gần bờ tỉnh Quảng Đông bị không khí lạnh đè xuống theo hướng Tây nam loại này rất dễ đổ bộ vào Nghệ An hoặc nam Nghệ An
+ Dạng Parabol bình thường: lúc đầu đi theo hướng Tây tây nam sau chuyển sang hướng Tây tây bắc hoặc Tây bắc
+ Dạng đường đi ổn định Tây - Tây bắc; loại này rất rõ ảnh hưởng tới Nghệ
An, đặc biệt với những cơn bão xuất phát từ vĩ độ thấp 110 - 120 vĩ độ bắc
+ Dạng ổn định theo hướng Tây: loại này thường hay đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ hoặc Nam Bộ Tuy nhiên cũng rất dễ đi vào khu vực của Nghệ An nếu vị trí xuất phát ở vĩ độ cao 170 - 180 Bắc
+ Đang đi theo hướng Tây bắc song song với bờ biển và gần sát bờ biển: loại này gây mưa lớn, gió mạnh cho tất cả tỉnh miền Trung trong đó có cả Nghệ An
Nguồn: Luận án tiến sĩ - Hoàng Thanh Tùng
Hình 1-3: Đường đi các cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng đến lưu vực sông
Cả từ năm 1970 - 2009
Trang 251.5 Mạng lưới sông ngòi trên lưu vực
Lưu vực sông Cả phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nghiêng dần
ra biển Đông Đường phân thủy phía Bắc và Tây Bắc của lưu vực chảy qua vùng
đồi núi thấp của Nghệ An với độ cao trung bình từ 400 ÷ 600m, vùng núi cao của
huyện Quế Phong với độ cao trên 1000m và vùng núi cao của tỉnh Xiêng Khoảng
(CHDCND Lào) có những đỉnh núi như Phu Hoạt cao trên 2000m Phía Tây lưu
vực là dãy Trường Sơn án ngữ với những đỉnh núi cao trên 2000m (như Phu Xai
Leng cao 2.711m) Càng về phía Nam, Tây Nam đường phân thủy của lưu vực đi
trên những đồi núi thấp có độ cao đỉnh từ 1300 ÷ 1800 m dọc theo dãy Trường Sơn
Bắc Đến địa phận tỉnh Hà Tĩnh, độ dốc bình quân của toàn lưu vực là 1,8‰, mật độ
lưới sông đạt 0,6 km/km2
Bảng 1-7.Phân bố diện tích một số sông nhánh lớn của hệ thống sông Cả
Sông Cả có hai nhánh sông lớn nhất của là sông Hiếu và sông La (bao gồm
cả sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu) (xem hình 1-4)
+ Sông Hiếu bắt nguồn từ địa phận phía Bắc và Tây Bắc của lưu vực, chảy
qua vùng đồi núi cao huyện Quế Phong, Quỳ Châu và đồi núi thấp của các huyện
Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ rồi nhập lưu với sông Cả tại ngã ba Cây Chanh
+ Sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu chảy từ vùng đồi núi cao Hương Khê, Hương
Sơn tạo nên dòng sông La rồi chảy vào sông Cả ở Chợ Tràng
Trang 26+ Bốn lưu vực sông nhánh lớn cấp I của sông Cả là Nậm Mô, Sông Hiếu, sông La và sông Giăng có tổng diện tích chiếm trên 50% diện tích toàn bộ lưu vực sông Cả và đóng góp một lượng nước đáng kể và nguồn nước sông Cả
Hình 1-4 Bản đồ mạng lưới sông ngòi chính trên lưu vực sông Cả
Phần lớn đất đai trong lưu vực sông thuộc dạng đồi núi bị chia cắt mạnh Sông suối có độ dốc lớn, vùng trung du nối chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng ngắn nên khi có mưa lớn, lũ tập trung nhanh, ít bị điều tiết dẫn tới nước lũ tập trung
về đồng bằng rất nhanh gặp mưa lớn ở hạ du và triều cường thường gây lũ lụt trên diện rộng
Trang 27Bảng 1-8.Đặc trưng hình thái lưu vực sông Cả
Luu vực
Diện tích F (km2)
Chiều dài sông (km)
Độ cao bq(m)
Độ dốc bqlv (%o)
Bề rộngBqlv km/km2
Mật số lưới sông km/km2
Hệ số không đối xứng
Hệ số hình dạng lưu vực
Trang 281.6.3 Tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực và các vùng miền
1.6.3.1 Nông, lâm, ngư nghiệp
Ngành nông lâm ngư nghiệp địa vùng nghiên cứu rất đa dạng và phong phú, phát triển tương đối toàn diện và ổn định
Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, diện tích có khả năng nông nghiệp trên lưu vực sông Cả và vùng phụ cận hưởng lợi theo điều tra mới nhất năm 1999 là 172.364 ha Diện tích đã huy động vào sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm là: 173.235 ha Theo điều tra đất đai trên lưu vực, khả năng tăng diện tích trồng trọt còn khá lớn, tập trung ở khu ruộng một vụ và đất nông nghiệp khác, khu vực đất trống đồng bằng và ven biển
Chăn nuôi phát triển nhanh, hình thức chăn nuôi hiện tại theo hộ gia đình Một vài nơi đã hình thành trang trại nhỏ với quy mô đàn gia súc khoảng dưới 100 con, đàn gia cầm dưới 10 nghìn con và đàn lợn dưới 200 con Những điểm nuôi tập trung như vậy vẫn là hộ gia đình và có sự hợp tác của nhiều hộ Vật nuôi chủ yếu đại gia súc có trâu, bò, hươu, dê, gia cầm gà vịt, chim cút và nuôi lợn
Diện tích đất lâm nghiệp trên lưu vực sông Cả chiếm tới 65% diện tích nằm trên lãnh thổ Việt Nam Do chế độ khai thác rừng không có bảo dưỡng, do đốt nương làm rẫy và do cháy rừng nên trong giai đoạn từ 1945 ÷ 1990 rừng càng ngày càng cạn kiệt Diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên Từ 1990 ÷ 2004 với chương trình 327, chương trình 5 triệu ha và chương trình giao đất giao rừng nên dần dần rừng được phục hồi; độ che phủ trên lưu vực năm 2005 đạt 41,58% Đây là một tiềm năng kinh tế lớn trên lưu vực và là khu vực có khả năng tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh
Thuỷ sản đang là ngành được quan tâm đầu tư trên cả hai lĩnh vực; Phương tiện đánh bắt, cảng cá, nuôi trồng thuỷ hải sản ven bờ phục vụ cho xuất khẩu Đây
là một hộ sử dụng nước đòi hỏi khối lượng lớn, chất lượng đảm bảo nhưng vị trí lại thường xa nguồn nước và nằm cuối các hệ thống cấp nước Tương lai của ngành
Trang 29thuỷ sản sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nhất là khu vực nuôi trồng, đây cũng là ngành hướng tới xuất khẩu nhiều nhất
1.6.3.2 Công nghiệp - Xây dựng
Công nghiệp trên lưu vực sông Cả trong những năm qua đã có bước phát triển nhất định Công nghiệp đã hình thành cơ cấu đa ngành: Cơ khí luyện kim, hoá chất, dệt may, thuộc da, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng v.v , nhưng công nghiệp trrong khu vực vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của lưu vực, đã bước đầu hình thành các cụm công nghiệp tập trung Ngoài
ra đã hình thành các tổ hợp sản xuất thuộc sở hữu tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã phát triển theo hình thức làng nghề đã thu hút hàng vạn lao động dư thừa
ở vùng nông thôn và thu hút lực lượng lao động nông nhàn
1.6.3.3 Thương mại, dịch vụ
Ngành dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch đang trên đà phát triển mạnh Lưu vực sông Cả nằm ở vị trí cầu nối Bắc Nam và có hướng mở mạnh ra hướng Đông và sang phía Tây Các xã đều đã có nhà văn hoá bưu điện trung tâm xã Bưu chính viễn thông trên toàn lưu vực phát triển mạnh đã phủ sóng điện thoại di động toàn bộ vùng đồng bằng hạ lưu Việc thông tin liên lạc trong khu vực rất thuận lợi
để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế xã hội trên khu vực
1.6.3.4 Y tế - Giáo dục
Mạng lưới y tế trên lưu vực phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, tính đến năm 2003 các tuyến xã đã có biên chế 1÷2 bác sĩ, 1 y sĩ và 2 y tá Bình quân cứ 10.200 dân có 1 bác sĩ, 5 y sĩ và 16 y tá để phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và thực hiện chức năng y tế cộng đồng Tuy nhiên trong lưu vực còn tồn tại những vùng dịch sốt rét như thượng nguồn sông Cả, sông Hiếu, Sông ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông Giăng Y tế môi trường còn nhiều vấn đề cần đầu tư để có cơ sở kiểm soát môi trường y tế
Trang 30CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ MƯA LŨ LƯU VỰC SÔNG CẢ 2.1 Tình hình tài liệu và số liệu khí tượng thủy văn trên lưu vực nghiên cứu
Lưu vực sông Cả là lưu vực sông nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão, ATNĐ từ biển thổi vào; Đời sống của nhân dân vùng này gặp rất nhiều khó khăn vì phải liên tiếp gánh chịu những hậu quả do thiên nhiên gây ra Chính vì thế mà lưu vực sông Cả cũng là một trong những lưu vực sông nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ, các ban ngành có liên quan về vấn đề khí tượng thủy văn; trên lưu vực này ngay từ những năm đầu của thế kỷ trước, rất nhiều trạm quan trắc khí tượng thủy văn được thành lập và đi vào hoạt động Những năm sau
đó, lưu vực sông Cả được đầu tư nhiều dự án xây dựng thủy điện, xây đập ngăn, các
dự án quy hoạch thủy lợi, quản lý tổng hợp tài nguyên nước… và lại có thêm nhiều trạm quan trắc khác Trong giai đoạn chiến tranh, rất nhiều trạm đã tạm dừng hoạt động và cho đến cuối những năm 50, đầu những năm 60 các trạm đó đã được khôi phục lại Nhiều trạm ngừng hoạt động hẳn do dự án kết thúc Do vậy mà số liệu quan trắc trên lưu vực tuy nhiều nhưng không liên tục và thiếu đồng bộ Khoảng 50 năm trở lại đây, các trạm đã đi vào hoạt động ổn định và cung cấp số liệu đồng bộ cho các ngành liên quan
Bảng 2-1 Bảng thống kê các số liệu thu thập được trên lưu vực sông Cả phục vụ cho
việc tính toán của luận văn
Trang 31Trong luận văn này, tác giả sử dụng số liệu mưa thu thập được từ 22 trạm đo theo 2 kiểu khác nhau (chi tiết xem trong bảng 2-1) Thứ nhất là số liệu mưa ngày của 10 trạm với độ dài hơn 40 năm, bắt đầu từ 1960 (một số năm từ 1961) và kết thúc năm 2003 (một số trạm kết thúc năm 2005) Chuỗi số liệu thứ 2 là tài liệu mưa thời đoạn 6h cho 17 trạm, bắt đầu từ tháng 8 năm 2000 và kết thúc vào tháng 12
năm 2009 (thiếu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009)
2.2 Các tổ hợp hình thế thời tiết gây mưa lớn trên lưu vực sông Cả
Bắc Trung Bộ nói chung và lưu vực sông Cả nói riêng chịu sự khống chế của nhiều hệ thống thời tiết và các hệ thống thời tiết thịnh hành trong năm sẽ chi phối chế độ khí hậu nói chung và mưa nói riêng
Khi nghiên cứu chế độ mưa ở Bắc Trung bộ, một năm ở đây được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa liên quan đến hệ thống thời tiết xảy ra trong mùa hè; mùa khô hay gọi là mùa ít mưa liên quan đến các hệ thống thời tiết mùa đông Tuy nhiên, thực tế đã xuất hiện “sự xâm nhập” của hệ thống thời tiết mùa hè vào mùa đông và ngược lại, chẳng hạn sự xuất hiện của không khí lạnh trong những tháng mùa hè hay sự phát triển của áp thấp nóng phía tây trong những tháng mùa đông làm đa dạng hơn chế độ mưa theo mùa ở khu vực này Do vị trí địa
lý và đặc điểm địa hình của mỗi vùng mà sự giao tranh của các hệ thống thời tiết hay nói một cách khác sự kết hợp của các khối khí giữa các vùng xảy ra ở những mức độ khác nhau là nguyên nhân tạo nên các chế độ mưa cho từng tiểu vùng trong lưu vực Nhìn chung, chúng ta có thể chia làm hai hệ thống thời tiết gây mưa chính
là hệ thống thời tiết mùa hè và hệ thống thời tiết mùa đông
Mưa nhiều mùa hè có liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ của gió mùa tây nam có nguồn gốc biển nhiệt đới và xích đạo với lượng ẩm trong không khí khá cao, độ bất ổn định rất lớn Gió mùa mùa hè chỉ là nguồn cung cấp hơi ẩm, còn
nguyên nhân gây mưa chủ yếu là các nhiễu động bên trong cơ chế gió mùa đặc
trưng này
Trang 32Ở khu vực Bắc Trung bộ nước ta những nhiễu động thời tiết trong mùa hè xảy
ra khá thường xuyên; Đó là những cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) phát sinh từ tây bắc Thái Bình Dương, trên biển Đông hay dải hội tụ nhiệt đới có nguồn gốc khác nhau như sự gặp gỡ của gió tây nam từ vịnh Bengan và gió từ Biển Đông hay giữa gió mùa tây nam và tín phong bắc bán cầu dồi dào hơi ẩm Những hoạt động của áp thấp, rãnh thấp hình thành trong tầng đối lưu, những nhiễu động gây hội tụ trong đới gió tây trên cao, những nhiễu động trong đới gió đông, sự tranh chấp giữa gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè trong thời kỳ chuyển tiếp luân phiên tác động đến Bắc Trung bộ là những nguyên nhân gây sự bất ổn định trong các hệ thống thời tiết gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng với lượng từ vừa đến to hoặc rất
to
Trên thực tế, có khi các hình thế thời tiết này hoạt động độc lập hoặc tổ hợp nhiều hình thế thời tiết gây nên mưa lớn Qua nghiên cứu tổ hợp các loại hình thế gây mưa lớn trên lưu vực sông Cả có thể đưa ra được một số dạng tổ hợp điển hình như sau:
2.2.1 Mưa lớn do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới
Bão, ATNĐ là hệ thống thời tiết Quy mô cỡ nhỏ và vừa, có phạm vi từ vài chục km đến vài trăm km Mưa do bão, ATNĐ đối với Bắc Trung bộ và khu 4 phụ thuộc vào số lượng bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực Bão và áp thấp nhiệt đới có thể xuất hiện vào tất cả các tháng trong năm trên biển cũng như trên đại dương vùng nhiệt đới trừ khu vực Đông Nam Thái Bình Dương
và Nam Đại Tây Dương
Mưa do bão, ATNĐ là loại mưa do tính chất bất ổn định của khí quyển có nguồn gốc từ phía đông Tổng lượng mưa, thời gian mưa, phân bố không gian mưa phụ thuộc hoàn toàn vào phạm vi, hướng, tốc độ di chuyển và thời gian tồn tại của bão, ATNĐ Thông thường một cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Trung bộ gây mưa kéo dài vài ba ngày, tập trung trong hai ngày đầu Kết quả thống
Trang 33kê tổng lượng mưa bão, ATNĐ ở các khu vực phổ biến từ 200-300mm, đôi khi lớn hơn
Nếu bão, ATNĐ kết hợp với các hệ thống thời tiết khác như dải hội tụ nhiệt đới (DHTNĐ) thì lượng mưa thường lớn hơn, phổ biến từ 300 - 500mm Các khu vực chịu ảnh hưởng địa hình chẳng hạn thuộc sườn núi hoặc thung lũng đón gió, lượng mưa thường lớn hơn các nơi khác, có khi đạt tới 500 - 600mm
Mưa do bão, ATNĐ là loại mưa đặc trưng nhất của lưu vực sông Cả, nó phụ thuộc vào qui mô, hướng, tốc độ chuyển động cũng như khu vực đổ bộ hoặc khu vực ảnh hưởng của bão, ATNĐ Chẳng hạn khi bão, ATNĐ dịch chuyển từ đông sang tây thì lượng mưa lớn nhất thường tập trung ở khu vực ven biển Tuy nhiên, tuỳ thuộc điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển, tồn tại xoáy hay không
và thời gian tồn tại mà thời gian mưa có thể dài, ngắn khác nhau và tổng lượng mưa cũng khác nhau
Mưa do bão, ATNĐ có lượng, cường độ lớn hơn, thời gian kéo dài hơn, phạm vi rộng hơn nếu hoạt động của chúng kết hợp với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới hoặc của đới gió đông nam mạnh ở rìa áp cao cận nhiệt đới Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng mưa bão, ATNĐ không hoàn toàn phụ thuộc vào cường độ bão, ATNĐ bằng chứng là có những cơn bão mạnh, nhưng lượng mưa lại ít hơn những cơn bão có cường độ yếu, thậm chí có những ATNĐ cho lượng mưa còn nhiều hơn cả những cơn bão
Mưa do bão, ATNĐ ở lưu vực sông Cả thường xảy ra vào các tháng VIII, IX
và tháng X, là những tháng tần suất mưa xảy ra lớn hơn nên chắc chắn hoạt động của xoáy thuận bao gồm bão, ATNĐ có vị trí quan trọng trong quá trình mưa lớn Đây là loại hình mưa lớn điển hình gây lũ lụt nghiêm trọng ở sông Cả Khi bão và áp thấp nhiệt đới đi vào Nghệ An hoặc Nam Nghệ An thì ở Nghệ An có mưa lớn, lượng mưa này tuỳ từng trường hợp có thể kéo dài từ 1- 3 ngày Mô hình mưa đặc trưng là mưa đều cả vùng ven biển, trung du và miền núi, đó là do bão di chuyển trong đất liền theo hướng Tây - Tây bắc kéo theo mưa lớn từ Đông sang
Trang 34Tây Sự phân bố mưa đều thường gây lũ lớn trong sông Lượng mưa do bão và áp thấp nhiệt đới như trận mưa lũ tháng IX/1970, X/1988 Lượng mưa bão và áp thấp nhiệt đới thường chiếm tỷ lệ lớn trong năm (50 - 60% lượng mưa năm)
Lượng mưa bão phân bố theo không gian khá phức tạp phụ thuộc vào vị trí
đổ bộ và hướng đi trong đất liền Những cơn bão đổ bộ vào Bắc Nghệ An từ 190
-
200N thường gây mưa lớn ở khu vực Tây bắc Nghệ An vùng sông Hiếu, sông Hoàng Mai Ví dụ như cơn bão số 5 đổ bộ vào Nam thị xã Thanh Hoá ngày 29/VII/1994 gây mưa lớn ở Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn thuộc lưu vực sông Hiếu, lượng mưa từ 250 - 300mm Trong khi đó từ Diễn Châu trở vào lượng mưa chỉ đạt dưới 150mm Ngược lại những cơn bão đổ bộ vào phía Nam của Nghệ An như cơn bão số 2 đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 25/V/1989 Sau đó tiến ra hướng Tây bắc trong đất liền ra Nghệ Tĩnh gây mưa lớn ở Nam Nghệ An đặc biệt là khu vực sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu Lượng mưa đạt từ 200 - 400mm, gây lũ lụt ở hạ du sông
và lũ lịch sử trên sông Ngàn Phố Lưu lượng lũ lớn nhất tại Sơn Diệm đạt tới 4.900
m3/s với mô đun đỉnh lũ 5,56 m3/s.km2
Trong trường hợp áp thấp nhiệt đới, tuy gió mạnh không đáng kể nhưng lượng mưa của chúng mang vào đất liền cũng rất lớn, trong nhiều trường hợp không kém gì mưa bão Dưới đây là một số các trận mưa lớn do bão điển hình đã xảy ra trong quá khứ:
+ Bão mạnh gây mưa lớn và đặc biệt lớn Bão mạnh trên cấp 12 gây mưa lớn, nước biển dâng như trận mưa bão cơn bão số 9 đổ bộ vào Nghệ An ngày 13/X/1989 Mưa do bão rất lớn trên diện rộng có tác dụng của không khí lạnh
+ Mưa do bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ liên tiếp vào vùng Điển hình là trận
lũ lụt tháng IX/1978 từ ngày 15 đến ngày 26, có 1 áp thấp nhiệt đới do cơn bão số 7 đầy lên và 2 cơn bão số 8, 9 liên tiếp đổ bộ vào Quảng Nam - Đà Nẵng di chuyển lên phía Bắc kết hợp với tác động của không khí lạnh gây mưa đặc biệt lớn ở trung
hạ du sông Cả, đã tạo nên lũ lịch sử trên sông Cả Hoặc trận mưa bão tháng IX/1996 ngày 13 - 14 do áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Hà Tĩnh gây mưa lớn trên diện rộng,
Trang 35cơn bão số 6 đổ bổ vào Nghệ An, Hà Tĩnh gây mưa với lượng mưa 200 - 300mm gây lũ lớn
+ Tháng IX/2002, hai ATNĐ hình thành mạnh lên thành bão cơn bão số 4 ngày 10/IX/2002, sau đó suy yếu thành ATNĐ di chuyển quay về biển Đông gây đợt mưa lớn ở khu 4 Ngày 2/IX/2002 ATNĐ hình thành ở biển Đông di chuyển theo hướng Tây tây bắc mạnh dần lên thành bão, ảnh hưởng tới hạ du sông Cả gây mưa lớn đặc biệt trên sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu gây lũ đặc biệt lớn trên sông Ngàn Phố
Bảng 2-2: Thống kê lượng mưa do XTNĐ ảnh hưởng gây mưa vừa và to ở một số
Thượng
S Cả (mm)
Trung &
hạ
S Cả (mm)
Ghi Chú
198927 ATNĐ 53.4 25.5 0 ATNĐ vào Nghệ An
19981006 ATNĐ + Dải AT 32.9 6.4 22.7 Dải AT + ATNĐ vào Bắc
19960819 ATNĐ + HTNĐ 215.6 111.7 108.2 HTNĐ kết hợp với ATNĐ
19960916 ATNĐ + HTNĐ 206.3 182.9 362.5 HTNĐ kết hợp với ATNĐ
19980920 ATNĐ + HTNĐ 123.3 37.4 43.9
HTNĐ kết hợp ATNĐ suy yếu ở ngoài khơi Nghệ An 20/9
Trang 36Ngày Hình thế thời
tiết
Thượng
S Hiếu (mm)
Thượng
S Cả (mm)
Trung &
hạ
S Cả (mm)
19961117 ATNĐ + NW 3.7 5 14 Gió mùa Đông Bắc kết hợp
ATNĐ (bão số 8 suy yếu)
19940916 ATNĐ + SE 188.7 60.4 127.8
2 ngày đầu do bão số 8 suy yếu thành áp thấp đi vào Nghệ An, sau đó do gió Đông Nam tác động vào vùng áp thấp
197134 ATNĐ a/h 213 17 Vào Quảng Trị
>ATNĐ >Nghệ An
197620 ATNĐ a/h 28.4 32 2 ATNĐ ven biển từ TQ
xuống
198619 ATNĐ a/h 7.6 2 31.6 Vào Quảng Trị >ATNĐ
198620 ATNĐ a/h 0 3.1 26.7 Vào Hải Phòng >ATNĐ
198623 ATNĐ a/h 13.6 4.8 8 ATNĐ vào Quảng Ngãi
198829 ATNĐ a/h 0 0 0.6 ATNĐ vào Ninh Thuận
199025 ATNĐ a/h 0 0 0 ATNĐ ven biển lên phía
Bắc vào Qninh, TQ
19930831 ATNĐ a/h 84.7 10.2 171.6
Bão số 4 đi tới sát bờ biển Quảng Bình suy yếu thành
áp thấp đi lên bắc khu 4
20000919 ATNĐ trong 0 0 0 ATNĐ nằm trong HTNĐ
Trang 37Ngày Hình thế thời
tiết
Thượng
S Hiếu (mm)
Thượng
S Cả (mm)
Trung &
hạ
S Cả (mm)
Ghi Chú
HTNĐ
197130 Bão 35.9 25.2 Vào ven biển Nghệ An
197131 Bão 71.1 79.5 Vào ven biển Nghệ An
197423 Bão 76.8 43.2 120.1 Vào ven biển Nghệ An
197511 Bão 158.2 131.5 154.3 Vào ven biển Thanh Hóa -
Nghệ An
197710 Bão 181.3 92.4 190.9 Vào Nghệ An,Hà Tĩnh,
Lào
198015 Bão 252.1 96.5 333.7 Vào T.Hóa - Nghệ An, Lào
198222 Bão 161.1 144.6 71.3 Vào thẳng Nghệ An, Lao
198926 Bão 206.9 67.2 169.1 Vào Nghệ An >ATNĐ đi
lên tây bắc
Bão số 5 đổ bộ Nam T Hóa, Bắc Nghệ An đêm 29/8
Trang 38Ngày Hình thế thời
tiết
Thượng
S Hiếu (mm)
Thượng
S Cả (mm)
Trung &
hạ
S Cả (mm)
197820 Bão + KKL 365.4 189.9 983.8 Vào Nghệ An, Lao
198519 Bão + KKL 2 0 253.2 Vào Hà Tĩnh - Quảng Bình
197019 Bão a/h 114 79.5 Ven biển, vào TQ
197025 Bão a/h 5 5 Vào Hà Tĩnh
197217 Bão a/h 296.4 248 Vào Huế, Lào
197218 Bão a/h 36 18 Vào Huế, Lào
197223 Bão a/h 66 76 Vào Hà Tĩnh
197227 Bão a/h 5 9 Ven biển, vào TQ
197313 Bão a/h 167.2 146.1 76.1 Vào Nam Đinh, lên phía
Trang 39Ngày Hình thế thời
tiết
Thượng
S Hiếu (mm)
Thượng
S Cả (mm)
Trung &
hạ
S Cả (mm)
Ghi Chú
197318 Bão a/h 51.2 47.9 86.6 Vào Nam Đinh, lên phía
bắc
197419 Bão a/h 65.4 23.9 5 Vào Hải Phòng
197425 Bão a/h 154.8 78.3 84.4 Vào ven biển Thanh Hóa
197427 Bão a/h 60.1 62.5 186.8 Vào Huế, Lào
197821 Bão a/h 226.3 189.6 198.8 Vào Hải Phòng >ATNĐ
lên tây bắc
197915 Bão a/h 213.8 66.8 210.1 Vào Quảng Bình, Lào
198125 Bão a/h 0 0 0 di chuyển từ phía nam lên,
198923 Bão a/h 206.9 100.6 169.1 Vào Hà Tĩnh >ATNĐ
199226 Bão a/h 0 0 0 Vào Quảng Ngãi
19951012 Bão a/h 0.4 0 0.7
Bão số 9 đi dọc vùng biển Trung bộ lên vịnh Bắc bộ rồi vào TQ
20020819 Bão a/h + HTNĐ 28.8 84.9 72.7 HTNĐ+ ảnh hưởng bão số
Trang 40Ngày Hình thế thời
tiết
Thượng
S Hiếu (mm)
Thượng
S Cả (mm)
Trung &
hạ
S Cả (mm)
gió tây 92.9 92.3 158.5 Vào Đà Nẵng, sang Lào
2.2.2 Mưa lũ do không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới
Dải hội tụ nhiệt đới (HTNĐ) là một dạng hình thế thời tiết đặc trưng của vùng nhiệt đới trong đó có Bắc trung bộ nói riêng Đây là một dạng nhiễu động riêng trong cơ chế hoàn lưu mùa hè đối với khu vực này Trước hết dải hội tụ nhiệt đới là một vùng thời tiết xấu (nhiều mây kèm theo mưa) gây ra bởi sự hội tụ giữa hai luồng gió tín phong bắc bán cầu và tín phong nam bán cầu hoặc giữa tín phong bắc bán cầu và gió mùa mùa hè mà bản chất do tín phong nam bán cầu đổi hướng khi vượt qua xích đạo tạo nên gió mùa tây nam trên khu vực đông nam châu á và Biển Đông Do vậy, ở Bắc Trung bộ hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới thường trùng vào thời kỳ hoạt động của gió mùa tây nam trên khu vực nam Biển Đông
Mưa do dải hội tụ nhiệt đới tuy lượng mưa không lớn, nhưng thường kèm theo dông và xảy ra ban ngày nhiều hơn ban đêm Do là sự hội tụ của 2 hay nhiều khối không khí có nguồn gốc khác nhau nên tính chất mưa thay đổi lớn phụ thuộc vào kiểu tổ hợp, song thông thường có cường độ mưa, tổng lượng mưa, thời gian mưa liên tuc kéo dài khi xuất hiện nhiễu động xoáy thuận được hình thành ngay ở Bắc bộ hoặc dải hội tụ nhiệt đới bị nén do không khí lạnh hoặc sự lấn về phía tây của áp cao cận nhiệt đới với tín phong đông nam mạnh phát triển lên độ cao 3000-