Dưới góc độ về công nghệ thì chất lượng sản phẩm là tồng hợp những đặc tính bên trong sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đá
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức, tác giả xin chân thành cảm ơn những cá
nhân, tổ chức đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Xuân Phú - người Thầy trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả tận tình
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy
lợi, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Quản lý cùng các Thầy giáo, Cô giáo Khoa
Kinh tế và Quản lý đã cung cấp những kiến thức chuyên ngành, giúp tác giả có đủ
cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia
sẻ cùng tác giả những khó khăn, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
nghiên cứu và hoàn thành luận văn
TÁC GIẢ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của cá
nhân tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Học viên
Trịnh Thị Thu Hường
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng năng lực của cán bộ lãnh đạo 19
Bảng 2.2: Bảng năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật 20
Bảng 2.3: Bảng năng lực công nhân kỹ thuật 20
Bảng 3.1: Bảng các tiêu chí đánh giá 46
Bảng 4.1: Benchmarking về năng lực nhà thầu 56
Bảng 4.2: Benchmarking về hệ thống quản lý chất lượng 63
Bảng 4.3: Benchmarking về quản lý vật tư 69
Bảng 4.4: Benchmarking về quản lý thi công 73
Bảng 4.5: Benchmarking về quản lý chi phí 79
Bảng 4.6: Benchmarking về kiểm soát chất lượng 81
Bảng 4.7: Benchmarking về cải tiến chất lượng 86
Bảng 4.8: Benchmarking về hợp tác, trao đổi thông tin 89
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty 18
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức ở công trường 21
Hình 3.1: Mô hình về một hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình 29
Hình 3.2: Các chủ thể tham gia tác động chất lượng trong xây dựng 31
Hình 3.3: Quy trình thu thập dữ liệu để benchmarking 40
Hình 3.4: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi Benchmarking 41
Hình 4.1: Biểu đồ benchmarking về hệ thống quản lý chất lượng 64
Hình 4.2: Biểu đồ benchmarking về quản lý vật tư 70
Hình 4.3: Biểu đồ benchmarking về quản lý thi công 74
Hình 4.4: Biểu đồ benchmarking về quản lý chi phí 79
Hình 4.5: Biểu đồ benchmarking về kiểm soát chất lượng 83
Hình 4.6: Biểu đồ benchmarking về cải tiến chất lượng 86
Hình 4.7: Biểu đồ benchmarking về hợp tác, trao đổi thông tin 89
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQL DA: Ban quản lý dự án
TVGS: Tư vấn giám sát
HTQLCL: Hệ thống quản lý chất lượng
EA.JSC: Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á
HNCCI: Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Xây dựng Số 1 Hà Nội
HADILAND: Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh địa ốc Hà Nội
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1
1.1 Tổng quan về sản phẩm xây dựng, chất lượng sản phẩm xây dựng 1
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm xây dựng, đặc điểm của sản phẩm xây dựng 1
1.1.2 Khái niệm về chất lượng sản phẩm 3
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 5
1.2 Tổng quan vấn đề quản lý chất lượng 8
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng 8
1.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng 9
1.2.3 Vai trò của quản lý chất lượng 10
1.3 Vai trò của Nhà thầu thi công và các yêu cầu cần thực hiện để đảm bảo chất lượng công trình 12
1.3.1 Vai trò của nhà thầu thi công 12
1.3.2 Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của Nhà thầu 14
1.4 Chi phí quản lý chất lượng và hậu quả của việc quản lý chất lượng kém 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ĐÔNG Á 17
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á 17
2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á 17
2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 17
2.1.3 Sơ đồ tổ chức Công ty 18
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh 18
2.1.5 Tình hình nhân lực của công ty 19
2.1.6 Sơ đồ tổ chức công trường 21
2.1.7 Những kết quả đã đạt được 21
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở Việt Nam 23
Trang 72.3 Thực trạng chất lượng các công trình xây dựng của Công ty Cổ phần quốc tế
Đông Á 25
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 27
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 27
3.1 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và việc áp dụng cho các công ty xây dựng ở Việt Nam 27
3.1.1 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 27
3.1.2 Áp dụng ISO 9001:2008 cho các tổ chức xây dựng ở Việt Nam 31
3.2 Phương pháp đánh giá Benchmarking 34
3.2.1 Định nghĩa Benchmarking 34
3.2.2 Mục tiêu của Benchmarking 35
3.2.3 Các loại Benchmarking 36
3.2.4 Phương pháp thực hiện Benchmarking 39
3.3 Áp dụng phương pháp đánh giá benchmarking để phân tích thực trạng quản lý chất lượng của các nhà thầu thi công 44
3.3.1 Trường hợp nghiên cứu 44
3.3.2 Xác định các tiêu chí đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình của các nhà thầu 45
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC 55
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ĐÔNG Á 55
4.1 Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á trong thời gian tới 55
4.2 Đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý chất lượng thi công xây lắp tại công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á 55
4.2.1 Benchmarking về năng lực nhà thầu 56
4.2.2 Benchmarking về hệ thống quản lý chất lượng 63
4.2.3 Benchmarking về quản lý vật tư 69
4.2.4 Benchmarking về quản lý thi công 73
4.2.5 Benchmarking về quản lý chi phí 79
Trang 84.2.6 Benchmarking về kiểm soát chất lượng 81
4.2.7 Benchmarking về cải tiến chất lượng 86
4.2.8 Benchmarking về hợp tác, trao đổi thông tin 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
PHỤ LỤC 94
Trang 9MỞ ĐẦU
1 TÍNH C ẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, phát triển đất nước thì nhu cầu xây
dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, và hạ tầng kỹ thuật rất
lớn Tuy nhiên chất lượng của các công trình trên vẫn là mối quan tâm lớn của xã
hội và thực tế cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, khiếm khuyết trong công tác quản lý
chất lượng của các công trình xây dựng
Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải
cung cấp sản phẩm (hay dịch vụ) làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng tốt nhất có
thể; hay nói cách khác, các doanh nghiệp phải tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh
cho chính mình Việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng là nhu cầu
thiết yếu của các doanh nghiệp vì nó tạo ra thương hiệu riêng cho mình Đối với
lĩnh vực xây dựng phải lấy yếu tố chất lượng sản phẩm xây dựng là mục tiêu quan
trọng cho hoạt động của mình
Giai đoạn thi công xây dựng là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất
lượng các công trình Hầu hết các sự cố đều bắt nguồn từ việc thi công kém chất
lượng Và nhà thầu thi công chính là mắt xích trực tiếp triển khai thi công làm ra
sản phẩm và ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình Vấn đề quản lý chất lượng
thi công của các nhà thầu hiện nay hoặc chưa được chú trọng hoặc còn gặp nhiều
khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan Nhìn chung công tác
quản lý chất lượng ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết về năng lực, kỹ
năng quản lý và tính chuyên nghiệp và chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
trong lĩnh vực xây dựng Vấn đề mang tính thời sự là phải làm thế nào để đổi mới
việc quản lý chất lượng của các công trình xây dựng
Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á có kinh nghiệm hơn mười năm qua trong
lĩnh vực thi công xây dựng mà chú trọng là các công trình thủy lợi Để thực hiện
chiến lược phát triển mảng xây lắp và nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty cùng
với tham vọng phát triển vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây dựng uy tín hàng
đầu ở Việt Nam, công ty đã có những nỗ lực và đưa ra nhiều biện pháp cải tiến chất
Trang 10lượng sản phẩm xây dựng của mình Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công ty
cũng gặp phải những khó khăn là chưa có phương pháp đánh giá thực trạng và các
biện pháp để thực hiện công tác cải tiến quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng
Để góp phần giải quyết khó khăn trên, với mong muốn đưa ra các phương
pháp đánh giá và các biện pháp hữu hiệu nhằm mang lại hiệu quả và lợi ích thiết
thực trong công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng, nên tác giả chọn đề tài luận
văn sau đây: “Các biện pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các công
trình xây dựng của Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á”
2 M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu tổng quan về vấn đề chất lượng các công trình xây dựng và công
tác quản lý chất lượng của các nhà thầu hiện nay
- Phân tích hoạt động của Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á và so sánh với hai
doanh nghiệp xây dựng khác theo phương pháp Benchmarking
- Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây
dựng của Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á nói riêng và của các nhà thầu thi công
nói chung
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp tăng cường công tác quản
lý chất lượng các công trình xây dựng Đề tài giới hạn nghiên cứu đối với các nhà
thầu thi công xây dựng công trình
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các công ty xây dựng, trong đó tập trung
chủ yếu ở Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên cách tiếp cận của phép duy vật biện chứng, đề tài áp dụng các
phương pháp nghiên như: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp thống
kê; phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp
kết hợp khác để giải quyết các vấn đề của đề tài
5 N ỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
N ội dung đề tài luận văn bao gồm bốn chương:
Trang 11Chương 1: Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chương 2: Thực trạng tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng của Công
ty Cổ phần Quốc tế Đông Á
Chương 3: Một số phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chương 4: Đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng của
Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Tổng quan về sản phẩm xây dựng, chất lượng sản phẩm xây dựng
1.1.1 Khái niệm về sản phẩm xây dựng, đặc điểm của sản phẩm xây dựng
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Sản phẩm là mọi thứ có thể
chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn
được một mong muốn hay nhu cầu” bao gồm các loại sản phẩm là hàng hóa vật
chất, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, ý tưởng
Theo nội dung tại khoản 2 Điều 3 Luật Xây dựng thì “Công trình xây dựng là
sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị
lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt
đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng
theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở,
công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác”
Như vậy sản phẩm xây dựng chính là các công trình xây dựng Ngành xây dựng là
một ngành kinh tế kỹ thuật có nhiều đặc thù riêng Do đó sản phẩm xây dựng không
những mang đặc điểm của sản phẩm thông thường mà còn mang những đặc điểm
riêng Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng hoàn
chỉnh thường có những đặc điểm là nó có tính tổng hợp, tính cố định, tính đơn nhất,
tính phức hợp, tính dự kiến, tính phức tạp
- Tính tổng hợp: Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng,
cấu tạo và cả về phương pháp chế tạo Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả
về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về
phương diện sử dụng công trình Công trình là một chỉnh thể gồm các chuyên ngành
khác nhau, phương pháp thi công khác nhau Không nhất thiết phải cùng sản xuất
theo một phương pháp nhất định cũng giống như sản xuất trên một dây chuyền nhất
định Trong xây dựng, có thể có nhiều phương pháp sản xuất ra cùng một sản phẩm
Mặt khác công trình xây dựng đòi hỏi phải tổng hợp nhiều biện pháp cách thức khác
nhau để tạo ra một sản phẩm Ngoài ra sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật,
Trang 13kinh tế, xã hội, văn hoá - nghệ thuật và quốc phòng Sản phẩm chịu nhiều ảnh
hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói
quen tập quán sinh hoạt Có thể nói sản phẩm xây dựng phản ảnh trình độ kinh tế
khoa học - kỹ thuật và văn hoá trong từng giai đoạn phát triển của một đất nước
- Tính đơn chiếc: Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn
đặt hàng của chủ đầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng Sản
phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả về phương pháp
chế tạo Việc thiết kế và xây dựng công trình có tính đơn chiếc, chỉ thiết kế phù hợp
kiểu dáng và kích thước như thế cho một công trình mà khi đem sang áp dụng cho
công trình khác thì khó phù hợp hoặc không phù hợp Mặt khác, thêm với việc thiết
kế như thế nào thì bắt buộc thi công như vậy nhưng khi thiết kế khác hoặc sang điều
kiện chỗ khác thì lại phải thi công theo cách khác Và cụ thể nhất trong đặc điểm
này là không thể sản xuất một số sản phẩm xây dựng theo dây chuyền
- Tính cố định: Sản phẩm của xây dựng mang tính cố định Đây là đặc điểm
riêng nhất của sản phẩm xây dựng Sản phẩm xây dựng là những công trình được
xây dựng và sử dụng tại chỗ Một công trình xây dựng kể từ khi đang là trong kế
hoạch đã được xác định vị trí Vị trí được xác định là cố định kể từ khi thi công đến
khi sử dụng Sản phẩm chỉ mất tính cố định khi sản phẩm không còn giá trị sử dụng
- Tính đa dạng: Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, trọng lượng
lớn Bởi công trình gồm nhiều bộ phận riêng lẻ tạo thành, gồm nhiều hạng mục
công trình ghép nối lại mà trong đó không thể thiếu được hạng mục nào Số
lượng, chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công
trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công Bởi vậy giá thành
sản phẩm rất phức tạp, thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ
- Tính kế hoạch: Công trình khi xây dựng đầu tiên cần dự kiến trước, phải
tiến hành phân tích khả thi, chọn địa điểm công trình để tiến hành khảo sát, thiết kế,
thi công Tính phức tạp là chỉ cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, mức độ
kỹ thuật xây dựng công trình cũng từng bước được nâng cao Vốn đầu tư xây dựng
lớn và thời gian sử dụng lâu dài Do đó, khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ
khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xâp
Trang 14lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại, hoặc sữa chữa gây thiệt hại vốn
đầu tư và giảm tuổi thọ công trình
1.1.2 Khái niệm về chất lượng sản phẩm
a Khái niệm
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều các
thuật ngữ "chất lượng", "chất lượng sản phẩm", "chất lượng cao" Tuy nhiên các
khái niệm cũng gây nhiều tranh cãi Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học
và thực tiễn khác nhau nhằm thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng
phát triển và hoàn thiện
Để hiểu rõ khái niệm chất lượng sản phẩm trước tiên ta phải làm rõ khái
niệm "chất lượng", có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng do các nhà
nghiên cứu tiếp cận dưới những góc độ khác nhau
Dưới góc độ của người tiêu dùng thì người tiêu dùng cho rằng “Chất lượng là
sự phù hợp với mục đích” Người tiêu dùng sản phẩm hài lòng khi sản phẩm đó đạt
được mục đích sử dụng của họ Trong khi đó nhà sản xuất cho rằng “Chất lượng là
mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng” Càng phù hợp với
yêu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ có khả năng tiêu thụ cao và đó là mục
đích chính nhà sản xuất hướng đến
Dưới góc độ về công nghệ thì chất lượng sản phẩm là tồng hợp những đặc
tính bên trong sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, phản ánh giá trị sử
dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng yêu cầu định trước cho nó, trong
những yêu cầu xác định về kinh tế xã hội Đối với góc độ nhìn này thì sản phẩm
thường được so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật để làm ra sản phẩm Khi đó chất
lượng được quan niệm là sự tuyệt hảo hay chất lượng đồng nghĩa với việc không sai
hỏng trong sản xuất chế tạo hay cung cấp dịch vụ
Dưới góc độ thị trường thì chất lượng được quan niệm về mặt giá trị và về
khả năng cạnh tranh Giá trị của sản phẩm được đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được
từ việc tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó Dưới góc độ
kinh tế vĩ mô thì giá trị của sản phẩm chính là khả năng sẵn sàng chi trả của người
tiêu dùng để có sản phẩm đó Về mặt cạnh tranh thì chất lượng có nghĩa là cung cấp
Trang 15những thuộc tính mà mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt sản phẩm đó với
sản phẩm khác cùng loại trên thị trường
Có nhiều chuyên gia và nhiều tổ chức đưa ra các quan niệm về chất lượng
Hiện nay hầu hết những nhà quản trị tin rằng mục đích chính của việc theo đuổi
chất lượng là làm thoả mãn khách hàng Hầu hết các tác giả đều khẳng định chất
lượng sản phẩm chính là mức độ thỏa mãn nhu cầu hay sự phù hợp với những đòi
hỏi của khách hàng Từ đó mà mức độ đáp ứng nhu cầu là cơ sở đánh giá trình độ
chất lượng sản phẩm đạt được Chất lượng sản phẩm không chỉ là các chỉ tiêu kỹ
thuật mà cả về những yêu cầu về mặt kinh tế xã hội Ngoài ra chất lượng sản phẩm
luôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu và xu hướng vận động của nhu cầu thị trường nên
sản phẩm phải thường xuyên cải tiến, đổi mới phù hợp cho thích ứng với đòi hỏi
của khách hàng
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đưa ra định nghĩa ISO 9000 – 2007 (Hệ
thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng) thì: "Chất lượng là mức độ của một
tập hợp các đặc tính (các đặc trưng để phân biệt) vốn có đáp ứng các yêu cầu (nhu
cầu hay mong đợi đã được công bố ngầm hiểu)
b Đặc điểm của chất lượng
Từ định nghĩa trên có thể rút ra một số đặc điểm của khái niệm chất lượng:
- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phẩm vì lý do
nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho
dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại Chất lượng
được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu chính là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính
sách, chiến lược kinh doanh của mình
- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều
kiện sử dụng Nó có thể được đánh giá cao ở thị trường này, nhưng không được
đánh giá cao ở thị trường khác, có thể phù hợp với đối tượng này, nhưng không phù
hợp với đối tượng khác Do đó cần quan tâm đến yếu tố thời gian, không gian, điều
kiện sử dụng để xây dựng lên sản phẩm có chất lượng
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi
Trang 16đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Chất
lượng phải được đánh giá trên cả hai mặt khách quan và chủ quan Chất lượng cần
phải được xem xét chặt chẽ giữa các yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp, bên trong
và bên ngoài Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ phía các
bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của xã hội
- Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn
nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể
cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện chúng trong quá trình sử dụng (Nhu cầu
tiềm ẩn)
- Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu
hàng ngày Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình Chất lượng
có tính tương đối và thay đổi theo thời gian, không gian
c Vai trò của chất lượng
Chất lượng sẽ tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách hàng và tạo nên lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp
Chất lượng giúp cho doanh nghiệp tăng uy tín, hình ảnh và danh tiếng của
mình nhờ đó nó có tác động rất lớn tới quyết định lựa chọn mua hàng của khách
hàng
Chất lượng là cơ sở cho việc duy trì và mở rộng thị trường, tạo sự phát triển
lâu dài và bền vững cho các doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng có nghĩa tương đương với việc nâng cao năng suất lao
động, giảm thiểu chi phí, đồng thời làm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường
Trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng là cơ sở quan trọng cho việc
giao lưu trao đổi thương mại và hội nhập quốc tế
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng ta có thể chia
thành hai nhóm yếu tố chủ yếu Đó là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố
chủ quan
a Nhóm nhân tố khách quan
Nhu cầu của nền kinh tế:
Trang 17Ở bất cứ trình độ nào, với mục đích sử dụng gì, chất lượng sản phẩm bao giờ
cũng bị chi phối, rằng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện nhu cầu nhất định của nền kinh
tế, được thể hiện ở những mặt sau:
- Nhu cầu của thị trường: là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng
Từ nhu cầu thị trường với cung, cầu, giá cả, quy mô thực tế người quản lý doanh
nghiệp sẽ có những đối sách trong quản lý chất lượng, ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm Trước khi tiến hành thiết kế, sản xuất sản phẩm, cần phải tiến hành
nghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích
môi trường kinh tế - xã hội, nắm bắt chính xác các yêu cầu chất lượng cụ thể của
khách hàng cũng như những thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, văn hóa lối
sống, khả năng thanh toán của khách hàng… để có đối sách đúng đắn Tạo ra sản
phẩm mà không phù hợp với nhu cầu thị trường thì sẽ không có chỗ đứng ngoài thị
trường, và bản thân sản phẩm đó được coi là không có giá trị
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở xác định đúng nhu cầu thị
trường dự đoán những biến động của nhu cầu trong tương lai để không ngừng cải
tiến kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường là động lực cho sự thay đổi và nâng cao chất lượng của
sản phẩm Người tiêu dùng ngày nay không chỉ đòi hỏi thoả mãn về công dụng của
sản phẩm mà còn thể hiện ở tính thẩm mỹ, an toàn và kinh tế Sự phát triển của nhu
cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao khắt khe hơn thì chất lượng sản phẩm cũng
phải được nâng cao hơn nhằm đáp ứng cho sự thay đổi đó
- Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất: đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế trong vài thập kỷ gần đây Tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo ra
những thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm
nguyên vật liệu, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm Sự ra đời của
công nghệ mới thường đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm cao hơn, hoàn
thiện hơn Tuy nhiên đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề nội tại của bản thân nền sản
xuất xã hội nhưng việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho
phép của nền kinh tế
- Chính sách kinh tế: Cơ chế chính sách của quản lý Nhà nước có ý nghĩa rất
Trang 18quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi
doanh nghiệp.Việc ban hành các hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm các quy
định về sản phẩm đạt chất lượng xử lý nghiêm việc sản xuất hàng giả,hàng kém
phẩm chất không đảm bảo vệ sinh, an toàn, chế độ thuế quan, các chính sách ưu đãi
cho đầu tư công nghệ, sản phẩm mới là những nhân tố hết sức quan trọng, tạo động
lực phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm
Hướng đầu tư, hướng phát triển loại sản phẩm nào đó được thể hiện trong các chính
sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật:
Trong thời đại ngày nay, sự ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào
sản xuất là phổ biến Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật chi phối lớn đến trình độ
chất lượng của bất cứ sản phẩm Ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ hiện nay thường là
nhằm sáng tạo ra ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế có tính năng tốt hơn, hay cải
tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới cũng như cải tiến hay đổi mới công
nghệ
Hiệu lực của cơ chế quản lý:
Có thể nói rằng khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm phụ thuộc
rất nhiều vào cơ chế quản lý của mỗi nước Nếu cơ chế quản lý tốt, tạo điều kiện
thuận lợi thì sẽ là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, đảm
bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản
xuất và người tiêu dùng và ngược lại Vì cơ chế quản lý tốt sẽ tạo môi trường thuận
lợi cho việc huy động các nguồn lực, các công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những
phương pháp quản lý chất lượng hiện đại
b) Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, trình độ lao động được phản
ánh thông qua trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề kinh nghiệm, ý thức trách
nhiệm của người lao động được đánh giá bằng sự hiểu biết, nắm vững về phương
pháp quy trình công nghệ, hiểu rõ các tính năng, tác dụng của máy móc thiết bị của
nguyên vật liệu chấp hành đúng quy trình phương pháp và các điều kiện đảm bảo an
toàn lao động
Trang 191 Yếu tố nguyên vật liệu
Đây là yếu tố cơ bản đầu vào, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản
phẩm Muốn có sản phẩm có chất lượng thì nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo chất
lượng Nguồn vật tư, nguyên nhiên liệu được đảm bảo những yêu cầu chất lượng và
được cung cấp đúng số lượng, đúng thời hạn sẽ tạo điều kiện đảm bảo và nâng cao
chất lượng sản phẩm
2 Yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị
Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị có tác động rất lớn trong việc nâng cao
những tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động Quá trình
công nghệ là một quá trình phức tạp làm thay đổi, cải thiện tính chất ban đầu của
nguyên vật liệu theo hướng phù hợp với các yêu cầu chất lượng Quá trình công
nghệ được thực hiện thông qua hệ thống máy móc thiết bị
Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau
và có một tầm quan trọng đặc biệt có tác dụng quyết định đến sự hình thành chất
lượng sản phẩm
3 Yếu tố vế quản lý
Có nguyên vật liệu tốt, máy móc, trang thiết bị hiện đại song nếu không có
một phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất thì không thể nào bảo đảm và nâng cao
chất lượng Với phương pháp công nghệ thích hợp, với trình độ quản lý và tổ chức
sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho tổ chức có thể khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện
có, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm Vai trò của công tác quản lý chất
lượng được xác định là một yếu tố có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm
4 Yếu tố con người
Yếu tố con người ở đây phải hiểu là tất cả mọi người trong doanh nghiệp từ
lãnh đạo cao nhất đến nhân viên đều tham gia vào quá trình tạo chất lượng Năng
lực, phẩm chất của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm
1.2 Tổng quan vấn đề quản lý chất lượng
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một khái niệm rộng xét từ khái niệm “quản lý” và
Trang 20“chất lượng” Theo đó mà quản lý chất lượng được hiểu là các hoạt động nhằm điều
chỉnh và kiểm soát một cơ quan, tổ chức về (vấn đề) chất lượng Trong đó đối tượng
của quản lý chất lượng chính là các sản phẩm của tổ chức bao gồm hàng hóa, dịch
vụ hoặc quá trình Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản
lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện
chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất
lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống
1.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng thường được đánh giá với các đặc điểm cơ
bản như của một sản phẩm cuối cùng như tính năng, độ tiện dụng, tính thẩm mỹ,
tính an toàn sử dụng, tuổi thọ, tính kinh tế và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật
Tuy nhiên chất lượng công trình không chỉ được hiểu là sản phẩm cuối cùng
mà chất lượng công trình còn được hiểu trong quá trình hình thành sản phẩm xây
dựng với các vấn đề liên quan khác Vì chất lượng sản phẩm công trình xây dựng
được tạo thành từ một quá trình từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát thiết kế,
thi công cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng Do đó ở tất cả các thời điểm của
quá trình đều phải quan tâm đến chất lượng Chất lượng công trình xây dựng thể
hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng khảo sát, chất lượng dự án đầu tư
xây dựng công trình, chất lượng các bản vẽ thiết kế Ngoài ra chất lượng công
trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất
lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình
Chất lượng được thể hiện khi tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật Các tiêu
chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật
liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các
bước áp dụng công nghệ thi công, chất lượng trình độ và tay nghề các công việc của
đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây
dựng
Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác sử dụng đối với người thụ
hưởng công trình mà còn cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công
nhân, kỹ sư tham gia vào quá trình xây dựng
Trang 21Chất lượng thể hiện qua yếu tố thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công
trình đã xây dựng có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành,
đưa công trình vào khai thác sử dụng
Chất lượng thể hiện qua tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán
công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho
cho các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động liên quan như lập dự án, khảo sát thiết
kế, thi công xây dựng
Ngoài ra cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi
trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi
trường tới quá trình hình thành dự án
Như vậy thực chất quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các
hoạt động nhằm đàm bảo chất lượng của sản phẩm công trình xây dựng Trong quá
trình thực thi người quản lý đề ra các mục tiêu về chất lượng và thực hiện các mục
tiêu đó bằng các biện pháp như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến
chất lượng
Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám
sát và tự giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác có liên quan
1.2.3 Vai trò của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng giữ một vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế xã
hội và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với nền kinh tế quốc dân thì đảm bảo có nâng cao chất lượng sẽ tiết kiệm
được lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Nếu quản lý chất
lượng công trình tốt thì sẽ không có chuyện công trình chưa xây xong đã đổ do các
bên đã tham ô rút ruột nguyên vật liệu hoặc nếu không bị sập, bị đổ trong thời gian
ngắn thì tuổi thọ công trình cũng không được đảm bảo như yêu cầu Vì vậy việc
nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng không chỉ là nâng cao
chất lượng công trình mà còn góp phần chủ động chống và ngăn ngừa tham nhũng,
thất thoát trong xây dựng Mặt khác nếu công trình xây dựng xảy ra sự cố thì sẽ gây
ra tổn thất rất lớn về người và của, đồng thời cũng rất khó khắc phục hậu quả Vì
một khi chất lương công trình xây dựng được đảm bảo, không xảy ra những sự cố
Trang 22đáng tiếc thì sẽ tích kiệm được rất nhiều cho ngân sách quốc gia Số tiền đó sẽ được
dùng vào công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân
dân, hoặc dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo
Đối với doanh nghiệp thì quản lý chất lượng sẽ nâng cao giá trị của sản
phẩm, giảm giá thành, tăng năng suất nên tăng khả năng cạnh tranh với doanh
nghiệp khác Đó là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng; giúp doanh nghiệp có khả
năng duy trì và mở rộng thị trường làm tăng năng suất giảm chi phí tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp Trong hoạt động xây dựng thì doanh nghiệp là các nhà thầu xây
dựng Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng
sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động
Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là động lực thực hiện tiến bộ khoa học
công nghệ, thúc đẩy quá trình tìm tòi các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động
đối với nhà thầu
Đối với khách hàng thì khách hàng sẽ được thụ hưởng những sản phẩm hàng
hóa dịch vụ có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn đối với sản phẩm được hình
thành cùng với hoạt động quản lý chất lượng Trong hoạt động xây dựng thì khách
hàng chính là chủ đầu tư Quản lý chất lượng sẽ góp phần đảm bảo và nâng cao chất
lượng công trình Đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sẽ thoả mãn được các
yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư với
nhà thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài
Như vậy, quản lý chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng quyết
định phần lớn sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Trong nền kinh tế
hiện nay thì chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề sống còn của các
doanh nghiệp Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng cao, do
đó các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng, đặc
biệt là trong các tổ chức
Hàng năm, với các nguồn vốn được đầu tư vào Việt Nam, các nguồn vốn của
nhà nước thì nguồn vốn đầu tư dành cho xây dựng là một trong những nguồn vốn
lớn được đầu tư Vì vậy quản lý chất lượng công trình xây dựng rất cần được quan
Trang 23tâm Thời gian qua, còn có những công trình chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột
khiến dư luận bất bình Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu quả
1.3 Vai trò của Nhà thầu thi công và các yêu cầu cần thực hiện để đảm bảo
chất lượng công trình
1.3.1 Vai tr ò của nhà thầu thi công
a) Vai trò của nhà thầu thi công
Thi công xây dựng công trình là một hoạt động thực hiện dự án đầu tư xây
dựng công trình mà nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các
công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công
trình, bảo hành, bảo trì công trình
Mục tiêu cao nhất của thi công xây dựng công trình là hoàn thành việc xây
dựng công trình đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, đưa
công trình vào khai thác sử dụng
Thực hiện mục tiêu này Nhà thầu thi công là người trực tiếp thi công công
trình xây dựng Chủ đầu tư, tư vấn cùng với các cơ quan hữu quan khác cùng chung
trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để nhà thầu xây dựng hoàn thành nhiệm vụ
Nhà thầu thi công với đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, tổ đội thi công cùng
với trang thiết bị phục vụ thi công, phương pháp tổ chức, phương pháp thi công sẽ
là đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm là công trình
xây dựng
Nếu không có đơn vị thi công thì mọi kế hoạch, mọi dự án sẽ chỉ nằm trên
giấy vẽ hay trong ý tưởng Cùng với các đơn vị liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu
thiết kế, nhà thầu giám sát … thì nhà thầu thi công góp phần làm lên chất lượng của
sản phẩm công trình xây dựng
b) Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công
Theo điều 76 của Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của
Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thì
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
- Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;
Trang 24- Đề xuất sửa đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế để bảo đảm chất lượng và
hiệu quả công trình;
- Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp
đồng;
- Dừng thi công xây dựng công trình nếu bên giao thầu không thực hiện đúng
cam kết trong hợp đồng đã ký kết gây trở ngại và thiệt hại cho nhà thầu;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê xây dựng công trình gây ra;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Tuy nhiên là một nhà thầu thi công xây dựng công trình thì có các nghĩa vụ
sa u đây:
- Chỉ được phép nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục
đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được
duyệt, áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự
giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ chức
thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
- Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
- Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất
lượng, tiến độ, an toàn vệ sinh môi trường cho công trình đang thi công, những
công trình khác xung quanh và khu vực lân cận;
- Có nhật ký thi công xây dựng công trình;
- Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng Vật liệu thành phẩm hoặc bán thành
phẩm, cấu kiện xây dựng sử dụng vào công trình phải có chứng nhận về chất lượng
gửi cho chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử dụng theo quy định; tổ chức hệ thống
bảo đảm chất lượng công trình để quản lý sản phẩm xây dựng, quản lý công trình
trong quá trình thi công;
- Quản lý nhân công xây dựng trên công trường, bảo đảm an ninh, trật tự,
không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;
- Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
- Bảo hành công trình;
Trang 25- Mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm;
- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng
chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi
trường và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng thi công
xây dựng công trình do mình đảm nhận; kể cả những phần việc do nhà thầu phụ
thực hiện theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
1.3.2 Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của Nhà thầu
Theo điều 19 Nghị định số 209/2004/NĐ - CP ngày 16/12/2004 về quản lý
chất lượng công trình xây dựng thì nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng
công trình của nhà thầu bao gồm:
- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô
công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi
công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công
trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo
tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;
- Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
- Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công
trường;
- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây
dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và
vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định và lập phiếu yêu cầu
chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu
Như vậy, trong quá trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình thì
nhà thầu thi công phải quản lý được các yếu tố tạo thành chất lượng cho công trình
Trang 26xây dựng Chất lượng công trình là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành, do đó để
quản lý được chất lượng công trình thì phải kiểm soát, quản lý được các nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến chất lượng công trình, bao gồm: con người, vật tư, biện pháp kỹ
thuật và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến
1.4 Chi phí quản lý chất lượng và hậu quả của việc quản lý chất lượng kém
Chi phí quản lý là chi phí cho việc quản lý, kiểm soát chất lượng, bao gồm:
- Chi phí cho việc xác định các yêu cầu, thiết kế sản phẩm và dịch vụ theo
yêu cầu
- Chi phí cho việc thiết kế hệ thống quản lý chất lượng và cung cấp các
nguồn lực duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
- Chi phí cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ, kiểm tra, thử
nghiệm sản phẩm và dịch vụ
- Chi phí do sử dụng lãng phí các nguồn lực: do hệ thống quản lý thiết kế
không phù hợp, do làm sai, do kiểm soát không hiệu quả…
Ngoài ra, chi phí chất lượng còn bao gồm cả chi phí rủi ro và chi phí cơ hội
trong quá trình sửa chữa sản phẩm …
Việc xác định được các chi phí chất lượng giúp các doanh nghiệp không
những tiết kiệm được chi phí, giảm lãng phí, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh
doanh mà còn phát huy tối đa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh Đây là một trong những điểm mấu chốt cho việc xây dựng một
hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả
Trong quá trình quản lý chất lượng nếu nhà thầu thi công gặp sai sót thì cũng
phải gánh những hậu quả Hậu quả của việc thi công và quản lý chất lượng kém,
gây thiệt hại phần lớn do nhà thầu phải gánh chịu như:
Chậm trễ tiến độ thi công công trình, lãng phí thời gian, tiền bạc, nhân
lực và cơ hội cho công tác sửa chữa, khắc phục
Uy tín của nhà thầu bị giảm sút, nhà thầu có thể bị thua lỗ
Nhà thầu có thể bị xử phạt, bị hạn chế năng lực hành nghề
Tranh cãi giữa các bên có liên quan
Trang 27Kết luận chương 1
Như vậy chất lượng sản phẩm công trình xây dựng liên quan mật thiết tới sự
tồn tại và phát triển của các nhà thầu thi công xây dựng công trình Để nâng cao
chất lượng các công trình xây dựng thì nhà thầu thi công phải quan tâm đánh giá
được thực trạng của công ty mình trong vấn đề quản lý chất lượng để từ đó có
những biện pháp phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công
xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 28C HƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ĐÔNG Á
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á
2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á
Tên công ty: Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á
Tên giao dịch: East Asia International Joint Stock Company
Tên viết tắt: EA.JSC
Trụ sở Công ty:
- Địa chỉ: Số 15, ngõ 155/74/20 đường Trường Chinh - Thanh Xuân - Hà Nội
- Điện thoại: 04.3566.7799 - Fax: 04.3566.7199
- Email: ctdonga@gmail.com
Văn phòng Chi nhánh tại các tỉnh phía Tây Bắc:
- Địa chỉ: Số 67, đường Nguyễn Trãi, Tp Sơn La, tỉnh Sơn La
- Điện thoại: 022 2241.968 - Fax: 022 2241.968
2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Trong xu thế phát triển chung của đất nước trên con đường hội nhập và phát
triển kinh tế thì lĩnh vực xây dựng của Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ,
từng bước khẳng định được vai trò trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước Trong bối cảnh đó với những con người với niềm đam mê lao động và
cống hiến, với khả năng tri thức, với tâm nguyện làm giàu cho gia đình và xã hội đã
sáng lập lên Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á
Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á được thành lập theo chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0103012056 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày
05/05/2000 Hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp của nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sự thành lập của Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á với mục đích góp phần
cho sự nghiệp phát triển bền vững và đẩy mạnh hơn nữa vị thế của lĩnh vực xây
dựng Việt Nam
Trang 29PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
XE MÁY THIẾT BỊ VẬT TƯ
CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
NỀ
ĐỘI THỢ SẮT
ĐỘI CỐP PHA
ĐỘI
CƠ GIỚI
ĐỘI PHỤC
VỤ THI CÔNG
Trang 30- Xây dựng các công trình Công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ
tầng kỹ thuật, trang trí nội ngoại thất Xây dựng đường dây và trạm biến áp
dưới 110KV
- Thi công lắp đặt máy móc, thiết bị công trình; san lấp mặt bằng, nạo vét
luồng lạch, khoan phụt, xử lý nền móng công trình,
- Tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng; tư vấn, thiết kế tổng mặt bằng, kiến
trúc, nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị, khu chế xuất khu công nghiệp cao;
- Tư vấn thiết kế các công trình giao thông đường bộ, các công trình thủy lợi,
- Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, tư vấn giám sát thi công xây dựng;
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công, thẩm định tổng dự toán;
- Tư vấn đánh giá tác động môi trường, xử lý rác thải, nước thải;
- Và một số lĩnh vực ngành nghề khác
Triết lý kinh doanh của công ty là: luôn lấy trách nhiệm và chất lượng là mục
tiêu cao nhất trong quản lý và kinh doanh của mình
2.1.5 Tình hình nhân lực của công ty
a) Năng lực cán bộ lãnh đạo
Bảng 2.1: Bảng năng lực của cán bộ lãnh đạo
công tác
1 Nguyễn Quang Mãi Chủ tịch HĐQT kiêm
Tổng Giám đốc Kỹ sư xây dựng 19 năm
2 Phạm Như Hiển Phó Tổng Giám đốc Kỹ sư xây dựng 18 năm
3 Nguyễn Hùng Viện Phó Tổng Giám đốc Kỹ sư xây dựng 21 năm
4 Trần Xuân Huy Phó Tổng Giám đốc Kỹ sư xây dựng 25 năm
5 Nguyễn Trọng Mạnh Phó Tổng Giám đốc Kỹ sư xây dựng 12 năm
6 Chu Trường Nghĩa Trưởng phòng tài chính kế toán Cử nhân kinh tế 8 năm
b) Năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật
Trang 31Bảng 2.2: Bảng năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật
TT Chức danh ngành nghề đào tạo Số lượng Thâm niên công tác
12 Trung cấp lao động tiền lương 3 ≤ 12
c) Năng lực công nhân kỹ thuật
Bảng 2.3: Bảng năng lực công nhân kỹ thuật
TT Công nhân theo nghề lượng Số Bậc
4/7
Bậc 5/7
Bậc 6/7
Bậc 7/7
Trang 322.1.6 Sơ đồ tổ chức công trường
Công tác tổ chức hiện trường được bố trí như hình dưới đây:
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức ở công trường
2.1.7 Những kết quả đã đạt được
Một số công trình tiêu biểu trong thời gian qua mà Công ty đã đạt được:
Các công trình xây dựng dân dụng và các công trình công nghiệp:
- Công trình trụ sở Bộ Nội vụ, TP Hà Nội;
- Cụm công trình khách sạn Hoàng Gia tỉnh Quảng Ninh (liên danh công ty);
- Công trình trường Cao đẳng sư phạm – Quảng Trị;
- Cụm công trình trường học tỉnh Thái Nguyên;
- Cụm công trình trường học tỉnh Phú Thọ;
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG
PHÓ CHỈ HUY TRƯỞNG
BỘ PHẬN
KẾ TOÁN
TRẮC ĐẠC THÍ NGHIỆM
XE MÁY VẬT TƯ
ĐỘI THI CÔNG 1
THỦ KHO,
ĐỘI
CƠ GIỚI
Trang 33- Siêu thị Thiên Nam thành phố Nam Định;
- Trụ sở công ty Fafim II – Thành phố Đà Nẵng;
- Trụ sở Chi nhánh công ty CP thương mại và dịch vụ Bảo Minh – Nha Trang;
Các công trình thủy lợi:
- Hệ tự chảy Chế Là xã Chế Là -Hà Giang;
- Hệ tự chảy Cốc Coọc, xã Cốc Pài -Hà Giang;
- Nâng cấp kênh tưới Đập ồ ồ, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn;
- Hồ chứa NSH chải B, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn -Hà Giang;
- San lấp giai đoạn 1 Khu kinh tế Hải Hà và làm đường công vụ phục vụ khởi
công nhà máy đóng tầu Hải Hà -Quảng Ninh;
- Kè chống sạt lở Trường Mầm non và Nhà giáo viên Trường cấp II xã Bản
Díu, huyện Xín Mần-Hà Giang;
- Kè chống sạt lở Trường cấp I và nhà giáo viên cấp I xã Bản Díu, huyện Xín
- Xây dựng công trình thủy lợi Cốc Mìn thôn Bản Nhang, xã Phú Mỹ, huyện
Văn Quan-Lạng Sơn;
- Xây dựng công trình thủy lợi Phai Cáy thôn Nà Lùng, xã Việt Yên, huyện
Văn Quan-Lạng Sơn;
- Hồ chứa NSH Vần Chải B, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, Hà Giang -Hà
Giang;
- Xây dựng công trình nâng cấp hệ thống hồ chứa Huổi Có và Tho Loóng;
phục vụ sản xuất nông nghiệp trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai tại Phiêng
Lanh - Sơn La;
- Xây dựng sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi hồ An Khê, xã Nhữ Hán,
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;
- Công trình kè chống sạt lở bờ sông Lục Nam bảo vệ làng nghề thôn Thủ
Trang 34Dương xã Nam Dương huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
Các công trình giao thông:
- Cụm công trình đường giao thông thuộc dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn tỉnh Quảng Nam;
- Đường La Hiên – Vũ Chấn – Thái Nguyên;
- Đường GTNT Tả Sín Thàng – huyện Tủa Chùa – tỉnh Lai Châu;
- Đường giao thông huyện Xuân Trường – tỉnh Nam Định;
- Đường và thoát nước phố Trần Hưng Đạo – Thành phố Thái Bình;
- Đường nội bộ + san nền điểm TĐC Bản Khún, xã Mường Hung, huyện Sông
Mã;
- San nền, đường giao thông, cấp nước, cấp điện cho điểm TĐC Xen Ghép bản
Nạm Mạ, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La;
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đã tạo nên động
lực thu hút mạnh mẽ đầu tư từ nhiều nguồn cho xây dựng Vì thế thị trường xây
dựng nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết Nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến
mang tính đột phá đã được mang vào nước ta tạo một bước tiến khá xa về tốc độ
xây lắp, về quy mô công trình, về tổ chức trong xây dựng và về chất lượng, tạo một
diện mạo mới của một đất nước đang phát triển Song chính thời điểm này cũng bộc
lộ sự hẫng hụt về trình độ sơ hở về quản lý, buông lỏng về kiểm soát trong lĩnh vực
chất lượng các công trình xây dựng
Thực tế đã để xảy ra những sự cố hoặc chất lượng công trình chưa đạt yêu
cầu, vẫn còn những khiếm khuyết trong công trình gây bức xúc trong dư luận xã
hội, cụ thể như: Ngày 1/8/2010, sập sàn bê tông tại công trình đang xây dựng ở khu
Phú Mỹ Hưng (TP HCM) đã khiến một người chết và 16 người khác đã phải nhập
viện, Công trình tòa nhà 5 tầng ở mặt phố Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) đã đổ sập,
phá hỏng một phần chung cư 5 tầng và siêu thị máy tính cạnh đó (ngày
31/03/2011); cao ốc Residence tại Q.1, TP.HCM có cọc cừ không đủ độ sâu làm
bùn xung quanh trồi vào móng làm nghiêng chung cư số 5 Nguyễn Siêu (TP.HCM);
thi công phần hầm ngầm của tòa nhà B2 (cao 8 tầng) dự án Vĩnh Trung Plazza (tổ
Trang 3514, P.Vĩnh Trung, Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) đã gây ra tình trạng sụt lở đất làm
hàng loạt nhà thấp tầng nằm sát cạnh công trình bị nghiêng… Tình hình mất an toàn
trong hoạt động xây dựng đã dóng lên hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý như
Ngày 21/02/2012, sập giàn giáo cao ốc ở ông trình xây dựng Capital Lane, Khu đô
thị Mỗ Lao (Hà Nội) đã khiến một người chết và bốn người khác bị thương nặng;
chiều 02/10/2011, tại công trình xây dựng khách sạn Sailing Tower (phường
Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) đã xảy ra vụ sập giàn giáo trong lúc đang thi công khiến 1
người chết và 8 người nhập viện; ngày 03/10/2011, trong lúc khoan bê tông phá bỏ
cầu thang cũ tại công trình sửa chữa nhà dân trên đường Điện Biên Phủ (phường 7,
quận 3, TP HCM), công nhân Nguyễn Thành Sơn (sinh năm 1993) bị điện giật chết
….Theo số liệu chưa đầy đủ của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng, hàng năm có khoảng 0,28 - 0,56% công trình bị sự cố thì với hàng vạn
công trình được triển khai cũng đã có hàng trăm công trình bị sự cố
Thực tế cho thấy những công trình chất lượng yếu kém do nguyên nhân quản
lý ở các cấp, các ngành thể hiện từ việc không chấp hành trình tự thủ tục trong lập
dự án, lựa chọn nhà thầu đến các công việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp
xây dựng, tổ chức kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của các nhà thầu và các tổ
chức liên quan trong suốt quá trình xây dựng công trình Đồng thời do năng lực
quản lý hạn chế, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số chủ đầu
tư, doanh nghiệp còn chưa nghiêm túc sự buông lỏng trách nhiệm hoặc cố ý làm trái
các quy định của pháp luật hiện hành nên đã để xảy ra những sự cố hoặc chất lượng
chưa đạt yêu cầu
Giai đoạn thi công xây dựng là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất
lượng các công trình Hầu hết các sự cố đều bắt nguồn từ việc thi công kém chất
lượng Và nhà thầu thi công, những người trực tiếp làm ra sản phẩm là những người
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên những công trình chất lượng Vấn đề
quản lý chất lượng thi công của các nhà thầu hiện nay hoặc chưa được chú trọng
hoặc còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan
Chất lượng các công trình rất thấp, đặc biệt đối với các dự án hoàn toàn sử
dụng vốn và nhà thầu trong nước Các nhà thầu cố đưa giá thầu thấp để thắng thầu
Trang 36rồi sau đó khi triển khai thi công thì đổ lỗi lý do khách quan để xin bổ sung vốn
hoặc thi công với mức tiết kiệm tối đa, chấp nhận chất lượng công trình thấp Mặt
khác, các nhà thầu không tuân thủ nghiêm ngặt đúng quy trình, quy phạm tiêu
chuẩn thiết kế kỹ thuật nên công trình không đảm bảo chất lượng
Chất lượng các công trình không cao vì có nhiều nhà thầu chưa đủ trình độ,
năng lực để thi công các công trình quan trọng hay các công trình quy mô lớn
nhưng vẫn được lựa chọn để thi công Không ít công trình xây dựng nhà thầu không
có đủ nguyên liệu, thiết bị không phù hợp, thiếu biện pháp an toàn trong thi công
dẫn đến thi công công trình lún sụt, chất lượng kém, phá đi làm lại nhiều lần và có
công trình bị xuống cấp nghiêm trọng sau khi vừa thi công xong
Một nguyên nhân khác quan trọng là hệ thống quản lý chất lượng của các
nhà thầu hiện nay còn rất hạn chế, chỉ một số ít nhà thầu là có hệ thống quản lý chất
lượng đạt tiêu chuẩn ISO, tuy nhiên việc áp dụng vận hành ISO trong công tác quản
lý thi công vẫn còn nhiều bất cập Các quy trình thi công, biểu mẫu nghiệm thu của
các nhà thầu còn chưa được chú trọng đến tính thực tiễn áp dụng, kế hoạch và
phương thức kiểm soát chất lượng chưa đúng nên hệ thống quản lý chất lượng của
các nhà thầu chưa hoạt động hiệu quả
Hình thức giám sát, quản lý chất lượng nội bộ và tổ chức nghiệm thu nội bộ
chưa được các nhà thầu chú trọng thực hiện nghiêm túc Theo quy định, mọi công
việc phải được nghiệm thu nội bộ trước khi mời giám sát nghiệm thu ký biên bản
nhưng nhiều nhà thầu đã không thực hiện các quy định này, thậm chí còn khoán
trắng cho các đội thi công, phó mặc cho giám sát của chủ đầu tư; nhiều nhà thầu sử
dụng công nhân không qua đào tạo, công nhân thời vụ; tổ chức hướng dẫn, đào tạo
tại chỗ cũng rất sơ sài
2.3 Thực trạng chất lượng các công trình xây dựng của Công ty Cổ phần quốc
tế Đông Á
Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á thì chưa để xảy ra sự cố lớn có tính chất
nghiêm trọng với các công trình mà công ty thi công xây dựng Nhưng những sự cố
nhỏ vẫn xảy ra ở một số công trình xây dựng Nhiều công trình đã gặp phải vấn đề
chất lượng như sai sót kỹ thuật, sự cố hư hỏng, sự cố tai nạn trong quá trình thi công
Trang 37và trong khi vận hành Các sai sót khiến nhà thầu thi công phải mất thời gian làm lại
chậm tiến độ, tăng chi phí xây dựng Chất lượng công trình thường chỉ đạt 70% tuổi
thọ công trình, không có tính lâu dài, bền vững Thậm chí có công trình xây xong đã
xuống cấp nhanh chóng Do thiếu sự hoạch định, quản lý, giám sát chất lượng tốt
nên gia tăng chi phí phát sinh ngoài tầm kiểm soát làm giảm hiệu quả công việc, lợi
nhuận gói thầu
Vấn đề quản lý chất lượng thi công của Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á
hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan
Nhìn chung công tác quản lý chất lượng ở công ty vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm
khuyết về năng lực, kỹ năng quản lý và tính chuyên nghiệp và chưa đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực xây dựng
Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á là một doanh nghiệp đã có kinh nghiệm
hơn mười năm trong lĩnh vực thi công xây dựng cũng không tránh khỏi tình trạng
trên Để thực hiện chiến lược phát triển mảng xây lắp và nâng cao vị thế cạnh tranh
của công ty cùng với tham vọng phát triển vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây
dựng uy tín hàng đầu ở Việt Nam, công ty đang có những nỗ lực và đưa ra nhiều
biện pháp cải tiến chất lượng sản phẩm xây dựng trong đó có mục tiêu tăng cường
công tác quản lý chất lượng Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công ty đã gặp
phải những khó khăn sau:
Chưa có phương pháp đánh giá công tác quản lý chất lượng tại công ty
Chưa có các biện pháp để tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm
thi công xây dựng
Kết luận chương 2
Các sự cố liên quan tới đều có thể khắc phục và có thể phòng tránh bằng việc
công ty thực hiện các công tác quản lý chất lượng Sự phát sinh chi phí có thể làm
giảm hoặc không xảy ra nếu công ty tăng cường các công tác quản lý chất lượng
Công ty Cổ phần Quốc tế Đông Á cũng như nhiều nhà thầu thi công khác cần có
phương pháp đánh giá công tác quản lý chất lượng của công ty để xác định các biện
pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm thi công xây dựng
Trang 38CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
3.1 H ệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và việc áp dụng cho các công
ty xây d ựng ở Việt Nam
3.1.1 H ệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức quốc tế
về vấn đề tiêu chuẩn hóa được thành lập từ năm 1947 Các thành viên của nó là các
tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn một trăm nước trên thế giới Việt Nam là thành
viên thứ 72 của ISO, gia nhập năm 1977 và được bầu vào ban chấp hành của ISO
năm 1996 Đến tháng 4/2011, có 160 cơ quan tiêu chuẩn quốc gia là thành viên của
tổ chức ISO, bao gồm các nước nhỏ đến lớn, đã công nghiệp hóa hoặc đang phát
triển trên tất cả các khu vực của thế giới
ISO 9000 là một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nêu rõ các yêu cầu
và đề nghị cho việc thiết kế và thẩm định một hệ thống quản lý, mục đích là đảm
bảo nhà cung cấp có những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được những yêu cầu đã
xác định Những yêu cầu này có thể là các yêu cầu cụ thể của khách hàng khi nhà
cung cấp lập hợp đồng cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhất định hoặc có thể là các
yêu cầu của một thị trường riêng biệt mà nhà cung cấp xác định cần phải đáp ứng
các yêu cầu đó
Đến nay bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã qua 3 lần soát xét bổ sung, và phiên bản
mới nhất ISO 9000:2008 Hiện nay bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được hợp thành bởi 4
tiêu chuẩn cơ bản, so với hơn 20 tiêu chuẩn của ISO 9000:1994:
- Tiêu chuẩn ISO 9000:2005
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008
- Tiêu chuẩn ISO 9004:2009
- Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 Trong đó tiêu chuẩn ISO 9001:2008 quy định các yêu cầu đối với hệ thống
quản lý chất lượng khi một tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn
định các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu luật định và
Trang 39chế định thích hợp Và muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thông qua việc
áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống
và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế
định được áp dụng Việc thỏa mãn khách hàng được coi là mục tiêu cơ bản của hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn mới Ngoài thỏa mãn về khách hàng, các
yêu cầu về thỏa mãn luật định là sự đổi mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 so với
tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tiêu chuẩn ISO 9000:1994
Sự ra đời của tiêu chuẩn tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thay thế cho ISO
9001:2000 Trong khi tiêu chuẩn ISO 9001:2000 thay thế cho ISO 9001, ISO 9002
và ISO 9003:1994 Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không loại bỏ hay hạn chế bất cứ
một yêu cầu nào của tiêu chuẩn năm 1994 mà có một số yêu cầu cao hơn Tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 bao gồm 5 phần, quy định các hoạt động cần được xem xét
khi tổ chức thực hiện triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng:
Các yêu cầu tổng thể đối với hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống tài
liệu;
Trách nhiệm của lãnh đạo, các định hướng trọng tâm, chính sách, hoạch định
và thiết lập các mục tiêu;
Quản lý và phân bổ nguồn lực;
Thực hiện tạo sản phẩm và quản lý các quá trình;
Đo lường, theo dõi, phân tích và cải tiến
Các yêu cầu, tương ứng với các điều khoản tiêu chuẩn ISO 9001:2008, có thể
áp dụng đối với mọi tổ chức bao gồm:
Trách nhiệm của lãnh đạo;
Quản lý nguồn lực;
Quá trình sản xuất sản phẩm;
Đo lường, phân tích và cải tiến
Trang 40Trách nhiệm của lãnh đạo:
Vai trò của lãnh đạo cao nhất trong hệ thống quản lý chất lượng Thông qua
sự lãnh đạo và các hành động, lãnh đạo cao nhất tạo ra môi trường để huy động mọi
người tham gia và để hệ thống quản lý chất lượng hoạt động có hiệu lực Bên cạnh
đó trách nhiệm của lãnh đạo:
- Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối
với việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến liên tục hiệu
lực của hệ thống đó;
- Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác
định và đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng;
- Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng chính sách chất lượng phù hợp với
mục đích của doanh nghiệp, việc cam kết đáp ứng của yêu cầu và cải tiến liên tục
Ghi chú
Hoạt động gia tăng giá trị Dòng thông tin
Hình 3.1: Mô hình về một hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình
Trách nhiệm của lãnh đạo
Quản lý nguồn lực
Đo lường, phân tích và cải tiến
Tạo sản phẩm
Cải tiến liên tục
Thỏa mãn Sản
phẩm