1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GRAYS ANATOMY FOR STUDENT chương 4 bản tiếng việt - Phần ổ bụng

166 2K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 10,31 MB

Nội dung

Bản dịch chương 4 Ổ bụng (Abdomen) sách Grays Anatomy for Student 3rdĐộng mạch láchĐộng mạch lách, nhánh lớn nhất của động mạch thân tạng, đi một đường quanh co dọc theo bờ trên của tuyến tụy (Fig. 4.112). Nó đi trong dây chằng thận – lách và chia thành rất nhiều nhánh đi vào rốn lách. Khi động mạch lách băng qua rìa trên của tuyến tụy , nó sẽ cho ra nhiều nhánh nhỏ để cung cấp cho cổ, thân và đuôi tụy. Gần đến lách, động mạch lách tỏa ra thành các động mạch vị ngắn, xuyên qua dây chằng vị lách để cấp máu cho đáy dạ dày. Nó cũng cho nhánh động mạch vị mạc nối trái, chạy phía bên phải dọc theo bờ công lớn của dạ dày, và thông nối với động mạch vị mạc nối phải. 346 Giải phẫu định khu • Nội tạng (Bụng) Động mạch gan chungĐộng mạch gan chung là một nhánh vừa của động mạch thân tạng chạy bên phải và chia thành hai nhánh tận của nó: động mạch gan riêng và động mạch vị tá tràng (Figs. 4.112 và 4.113).Động mạch gan riêng tiến về phía gan ở bờ tự do của mạc nối nhỏ. Nó chạy tới bên trái ống mật và trước tĩnh mạch cửa, chia thành động mạch gan trái và phải gần cửa gan (Fig. 4.114). Khi động mạch gan phải gần gan, nó cho nhánh động mạch túi mật.Động mạch vị tá tràng có thể cho nhánh động mạch trên tá tràng và cho nhánh động mạch tá tụy trên sau gần phần trên tá tràng. Sau khi phân nhánh, động mạch vị tá tràng tiếp tục đi xuống về phía sau so với phần trên của tá tràng. Vươn tới bờ dưới của phần trên tá tràng, động mạch vị tá tràng chia thành các nhánh tận của nó, động mạch vị mác nối phải và động mạch tá tụy trên trước Động mạch vị mạch nối phải bang qua bên trái, dọc theo bờ cong lớn dạ dày, cuối cùng thông nối với động mạch vị mạc nối trái từ động mạch lách. Động mạch vị mạc nối phải cho nhánh đến toàn bộ bề mặt của dạ dày và ngoài ra còn cho nhánh xuống mạc nối lớn.Động mạch tá tụy trên trước đi xuống và cùng với động mạch tá tụy trên sau, cung cấp cho đầu tụy và tá tràng (Fig, 4. 113). Các mạch này cuối cùng thông nối với nhánh trước và sau của động mạch tá tụy dưới. Bụng Động mạch mạc treo tràng trênĐộng mạch mạc treo tràng trên là một nhánh trước của động mạch chủ bụng cung cấp máu cho đoạn ruột giữa phôi. Nó khởi nguồn từ động mạch chủ bụng ngay dưới động mạch thân tạng (Fig. 4.115), trước phần dưới của đốt sống L1.Động mạch mạc treo tràng trên bị băng qua phía trước bởi tĩnh mạch lách và cổ của tuyến tụy. Phía sau động mạch là tĩnh mạch thận trái, mỏm móc của tụy và phần dưới của tá tràng. Sau khi cho ra nhánh đầu tiên của nó (động mạch tá tụy dưới), động mạch mạc treo tràng trên cho nhánh động mạch hỗng tràng và hồi tràng ở bên phải của nó (Fig. 4.115). Nhánh từ bên phải của thân chính ở động mạch treo tràng trên có ba mạch Động mạch kết tràng giữa, động mạch kết tràng phải và động mạch hồi kết tràng – cung cấp máu cho đoạn cuối hồi tràng, manh tràng, kết tràng lên, và 23 của kết tràng ngang.Động mạch tá tụy dướiĐộng mạch tá tụy dưới là nhánh đầu tiên của động mạch mạc treo tràng trên. Nó phân chia ngay thành các nhánh trước và sau, đi lên bên tương ứng của đầu tụy, Ở vị trí phía trên, các động mạch này thông nối với động mạch tá tụy trước và sau (xem Figs. 4.114 và 4.115). Mạng lưới động mạch này cung cấp cho đầu mà mỏm móc của tụy và tá tràng. Giải phẫu định khu • Nội tạng (Bụng) Động mạch hỗng tràng và hồi tràngỞ xa động mạch tá tụy dưới, động mạch mạc treo tràng trên cho rất nhiều nhánh. Phát sinh ở bên trái là một lượng lớn động mạch hỗng tràng và hồi tràng cung cấp máu cho hỗng tràng và hầu hết hồi tràng (Fig. 4. 116). Các nhánh này rời khỏi thân chính động mạch, băng qua hai lớp mạc nối, và nối thành hình vòm hoặc cung khi chúng đi ra ngoài để cung cấp máu cho ruột non. Số lượng các động mạch tăng dần dọc theo ruột .Có thể có cung đơn và sau đó là cung kép ở khu vực hỗng tràng, với sự gia tăng liên tục số lượng các Bụngcung đường di chuyển vào và qua khu cực của hồi tràng. Kéo dài từ cung cuối cùng là các động mạch thẳng, cho nguồn cung cấp máu trực tiếp cuối cùng tới thành của ruột non. Các động mạch thẳng cấp máu hỗng tràng thường dài và gần nhau, hình thành nên các ô hẹp có thể nhìn thấy trong mạc treo. Các động mạch thẳng cấp máu cho hồi tràng thường ngắn và cách xa nhau, tạo thành các ô rộng. Động mạch kết tràng giữaĐộng mạch kết tràng giữa là nhánh đầu tiên trong ba nhánh bên phải thân chính của động mạch mạc treo tràng trên (Fig. 4.116). Phát sinh khi động mạch mạc treo tràng trên xuất hiện từ bên dưới tuyến tụy, động mạch kết tràng giữa đi vào mạc treo kết tràng ngang và chia thành các nhánh phải và trái. Nhánh phải thông nối với động mạch kết tràng phải trong khi nhánh trái thông nối với động mạch kết tràng trái – một nhánh của động mạch mạc treo tràng dưới.Động mạch kết tràng phảiTiếp tục dọc theo thân chính của động mạch mạc treo tràng trên, động mạch kết tràng phải là nhánh thứ hai trong ba nhánh bên phải thân chính của động mạch mạc treo tràng trên (Fig. 4. 115). Nó là một nhánh không tương xứng, băng qua bên phải vị trí sau phúc mạc để cung cấp cho kết tràng lên. Gần kết tràng, nó chia tành nhánh xuống, thông nối với động mạch hồi kết tràng, và nhánh lên thông nối với động mạch kết tràng giữa.Động mạch hồi kết tràngNhánh cuối cùng đi ra từ bên phải của động mạch kết tràng trên là động mạch hồi kết tràng (Fig. 4. 116). Nó đi xuống dưới và sang phải về phía hố chậu nơi mà nó chia thành các nhánh trên dưới:Nhánh trên đi lên dọc theo kết tràng lên để thông nối với động mạch kết tràng phải.Nhánh dưới tiếp tục hướng dọc theo đường nối hồi kết tràng, chia thành các nhánh kết tràng, manh tràng, ruột thừa và hồi tràng (Fig. 4. 116).Kiểu phân bố đặc trưng và nguồn gốc của những nhánh này là bất định: Các nhánh ruột thừa đi vào bờ tự do và cung cấp cho mạc treo ruột thừa và ruột thừa.Nhánh hồi tràng đi lên phía trái và cấp máu cho phần cuối hồi tràng trước khi thông nối với động mạch mạc treo tràng trênĐộng mạch mạc treo tràng dướiĐộng mạch mạc treo tràng dưới là nhánh trước của động mạch chủ bụng mà nó cấp máu cho đoạn ruột cuối phôi. Nó nhỏ nhất trong ba nhánh trước của động mạch chủ bụng là đi ra từ tước thân của đốt sống L3. Ban đầu, động mạch mạc treo tràng dưới đi xuống trước động mạch chủ sau đó đi dần xuống về bên trái (Fig. 4.117). Nhánh của nó bao gồm động mạch kết tràng trái, các động mạch xích – ma, và động mạch trực tràng trên.Động mạch kết tràng tráiĐộng mạch kết tràng trái là nhánh đầu tiên của động mạch mạc treo tràng dưới (Fig. 4.117). Nó đi lên sau phúc mạc, chia thành nhánh lên và nhánh xuống:Nhánh lên đi qua phía trước bên trái thận, sau đó đi vào mạc kết tràng ngang, và băng qua phía trên để cung cấp máu cho phần trên của kết tràng xuống và phần xa của kết tràng ngang; nó thông nối với các nhánh của động mạch kết tràng giữa.Nhánh xuống đi xuống dưới, cung cấp máu cho phần xuống của kết tràng xuống, và thông nối với động mạch xích – ma đầu tiên.Động mạch xích – ma Động mạch xích – ma bao gồm hai đến bốn nhánh, đi xuống bên trái, vào mạc treo kết tràng xích – ma, cấp máu cho phần dưới cùng của kết tràng xuống và kết tràng xích – ma (Fig. 4. 117). Các nhánh này thông nối ở trên với các nhánh từ động mạch kết tràng trái và ở dưới với các nhánh của động mạch trực tràng trên.Động mạch trực tràng trênNhánh tận cùng của động mạch mạc treo tràng dưới là động mạch trực tràng trên (Fig. 4.117). Mạch này đi xuống khoang chậu trong mạc treo kết tràng xích – ma, giao nhau với mạch chậu gốc. Động mạch trực tràng trên phân chia đối diện đốt sống S3. Hai nhánh tận cùng đi lên từ mỗi bên của trực tràng, chia thành các nhánh nhỏ hơn ở thành của trực tràng. Các nhánh nhỏ hơn này tiếp tục đi xuống tới nhánh cơ vòng hậu môn, thông nối dọc đường đi với các nhánh động mạch trực tràng giữa (từ động mạch chậu trong) và động mạch trực tràng dưới (từ động mạch thẹn trong). Giải phẫu định khu • Nội tạng (Bụng) Trong lâm sàngMạch máu cung cấp cho hệ thống dạ dày – ruột non Các phần bụng của hệ thống dạ dày – ruột non được cung cấp chính bởi động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới (Fig. 4. 118).Động mạch thân tạng cấp máu cho phần dưới thực quản, dạ dày, phần trên của tá tràng, và nửa gần của phần xuống tá tràng.Động mạch mạc treo tràng trên cấp máu cho phần còn lại của tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng, kết tràng lên, và 23 gần của kết tràng ngang.Động mạch mạc treo tràng dưới cấp máu cho phần còn lại của kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích – ma, và hầu hết trực tràng. Dọc theo phần xuống của tá tràng có vùng cấp máu giữa giữa dòng máu đông mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên. Hiếm khi khu vực này bị thiếu máu cục bộ, trong khi đó vùng cấp giữa động mạch thân tạng trên và động mạch thân tạng dưới, ở góc lách, rất dễ bị thiếu máu cục bộ.Trong một số tình trạng bệnh, khu vực góc lách của kết tràng có thể thiếu máu cục bộ. Khi điều này xảy ra, niêm mạc bong ra, khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng và thủng ruột già, sau đó yêu cầu phẫu thuật khẩn cấp.Xơ vừa động mạch có thể xảy ra khắp động mạch chủ bụng và ở chỗ mở đầu của động mạch thân tạng, động mạch mạc treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới. (Còn nữa) Bụng Giải phẫu định khu • Nội tạng (Bụng) Lâm sàng – tiếp theoHiếm khi động mạch mạc treo tràng dưới bị thuyên tắc. Thú vị là rất nhiều bệnh nhân không chịu bất kì biến chứng nào bởi vì sự thông nối giữa động mạch kết tràng phải, giữa và trái dần dần mở rộng, hình thành động mạch bờ nối tiếp nhau. Do đó, ruột già được cấp máu bởi các động mạch bờ này (động mạch bờ của Drummond), thay thế nguồn cấp máu cho động mạch mạc treo tràng dưới (Fig. 4. 119).Nếu cửa của động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên trở nên chật hẹp, máu cấp cho ruột sẽ bị giảm đi. Sau bữa ăn lớn, nhu cầu oxy của ruột vì thế mà vượt quá giới hạn cung cấp máu qua các mạch máu hẹp, dấn đến hệ quả là những cơn đau dữ dội và khó chịu (đau thắt mạc). Bệnh nhân với triệu chứng này có xu hướng nhịn ăn bởi cơn đau và sụt cân nhanh chóng. Chẩn đoán được xác định bằng cách chụp động mạch chủ và hẹp động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên là cách tốt nhất từ bên ngoài. . 353 Bụng Sự lưu thông tĩnh mạchSự lưu thông tĩnh mạch ở lách, tụy, túi mật và phần bụng của đường tiêu hóa, ngoại trừ phần dưới của trực tràng, thông qua hệ cửa, cấp máu từ các cấu trúc này cho gan. Một khi máu đi qua các xoang gan, nó dần đi qua tĩnh mạch rộng hơn tới khi nhập vào tĩnh mạch gan, trở lại các tĩnh mạch tới tĩnh mạch chủ dưới ngay dưới cơ hoành.Tĩnh mạch cửaTĩnh mạch cửa là đường chung cuối cùng trong đường vận chuyển máu của tĩnh mạch lách, tụy, mật và phần bụng của đường tiêu hóa. Nó hình thành bởi sự kết hợp của tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên phía sau cổ tuyến tụy ở đốt sống L2 (Fig. 4. 120) Lên dần về phía gan, tĩnh mạch cửa đi qua phía sau tới phần trên của tá tràng và nhập vào bờ bên phải của mạc nối bé. Khi đi qua phần này của mạc nối bé, nó ở trước lỗ mạc nối và sau các ống mật nằm hơi lệch về bên phải, và động mạch gan riêng hơi lệch về bên trái (xem Fig. 4. 114, tr.347).Để tiếp cận gan, động mạch của chia thành các nhánh phải và trái, đi vào nhu mô gan. Các nhánh tĩnh mạch cửa bao gồm:tĩnh mạch vị phải và trái chảy ở bờ công bé của dạ dày và thực quản bụng.tĩnh mạch túi mật từ túi mật, vàcác tĩnh mạch cạnh rốn, liên quan đến tĩnh mạch rốn đã cắt kết nối với các tĩnh mạch trước thành bụng (Fig. 4. 122 on p. 357). Tĩnh mạch láchTĩnh mạch lách được hình thành từ rất nhiều mạch nhỏ đi ra từ rốn lách (Fig. 4. 121). Nó đi qua bên phải, bang qua dây chằng thận – lách cùng với động mạch lách và đuôi của tuyến tụy. Tiếp tục về phía bên phải, tĩnh mạch lách rộng, thẳng tiếp xúc với thân tuyến tụy khi nó đi qua phía sau thành bụng. Sau cổ tuyến tụy, tĩnh mạch lách nhập vào tĩnh mạch treo tràng trên để hình thành tĩnh mạch cửa.Các nhánh của tĩnh mạch lách bao gồm:các tĩnh mạch vị ngắn từ đáy và phần trái của đường cong lớn dạ dày. Giải phẫu định khu • Nội tạng (Bụng)tĩnh mạch vị mạc nối trái từ đường cong lớn của dạ dày,tĩnh mạch tụy chảy dọc thân và tai của tuyến tụy, vàthường có tĩnh mạch mạc treo tràng dưới.Tĩnh mạch mạc treo tràng trênTĩnh mạch mạc treo tràng trên dẫn máu từ ruôt non, manh tràng, kết tràng lên, và kết tràng ngang (Fig. 4. 121). Nó bắt nguồn từ hố chậu phải là một tĩnh mạch dẫn lưu cuối hồi tràng, manh tràng và ruột thừa, đi lên trong mạc nối tới bên phải của động mạch treo tràng trên. Bụng Sau cổ tuyến tụy, tĩnh mạch mạc treo tràng trước nhập vào tĩnh mạch lách thành tĩnh mạch cửa.Khi tĩnh mạch liên lạc đi theo mỗi nhánh của tĩnh mạch mạc treo tràng trên, cho nhánh tới tĩnh mạch mạc treo tràng trên bao gồm tĩnh mạch hỗng tràng, hồi tràng, hồi kết tràng, kết tràng phải và kết tràng giữa. Ngoài ra còn bao gồm các nhánh:tĩnh mạch vị mạc nối phải, đi dọc theo bên phải của bờ cong lớn của dạ dày, vàtĩnh mạch trước dưới và sau dưới chạy dọc theo cạnh các động mạch cùng tên; tĩnh mạch tá tụy trên trước thường đổ vào tĩnh mạch vị mạc nối phải, và tĩnh mạch tá tụy trên sau thương đổ trực tiếp vào tĩnh mạch cửa.Lâm sàngChai gan (liver cirrhosis)Chai là một rối loạn phức tạp của gan, thường được chẩn đoán bằng mô bệnh. Khi nghi ngờ trường hợp này, việc sinh thiết gan là cần thiết.Chai gan có đặc tính phổ biến là sự lan rộng của xơ gan xen kẽ với các khu vực tái hình thành các u nhỏ và các cấu trúc thùy gan trước đó. Sự xuất hiện của chai gan cho thấy các tổn thương trước đó hoặc tổn thương kéo dài của tế bào gan.Nguyên căn của chai gan phức tạp và bao gồm các độc tố (cồn), virut viêm, tắc nghẽn mật, tắc nghẽn đầu ra mạch máu, nguyên nhân về dinh dưỡng, và rối loạn giải phẫu và chuyển hóa do di truyền.Khi chai gan tiến triển, hệ mạch trong gan bị biến dạng, từ đó dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa và các nhánh dẫn của nó (tăng huyết áp kịch phát). Tăng huyết áp cực phát làm tăng áp lực ở các tiểu tĩnh mạch, dẫn tới phình lách. Ở những điểm hệ thống thông nối (xem ở dưới), sự giãn nở của tĩnh mạch (varices) càng phát triển. Những tĩnh mạch này dễ bị chảy máu và có thể gây mất máu, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.Gan có nhiệm vụ tổng hợp rất nhiều protein, bao gồm các yếu tố đông máu. Bất kì chuyển hóa nào của gan (bao gồm nhiễm trùng và chai) có thể giảm bớt sự sản xuất của những protein này và ngăn sự đông máu cần thiết. Bệnh nhân chai gan nghiêm trọng có nguy Tĩnh mạch mạc treo tràng sauTĩnh mạch mạc treo tràng sau dẫn máu từ trực tràng, kết tràng xích – ma, kết tràng xuống, và góc lách (Fig. 4. 121). Nó bắt đầu là tĩnh mạch trên trực tràng và đi lên, nhận nhánh từ tĩnh mạch xích ma và tĩnh mạch kết tràng trái. Tất cả các tĩnh mạch này đi theo các động mạch cùng tên. Tiếp tục đi lên phía trên, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới đi qua phía trước thân tuyến tụy và thường nhập vào tĩnh mạch lách. Đôi khi, nó kết thúc ở điểm giao nhau của tĩnh mạch lách và tĩnh mạch treo tràng trên hoặc nhập vào tĩnh mạch treo tràng trên.cơ cao bị chảy máu nghiêm trọng, thậm chí từ những vết cắt nhỏ; ngoài ra, khi bị giãn tĩnh mạch, có nguy cơ cạn kiệt máu đột ngột.Khi gan dần hỏng, bệnh nhân bị ứ muối và nước, gây phù nề. Chất dịch tự do (ascites) tích tụ trong khoang phúc mạc, có thể chứa rất nhiều lít.Các tế bào gan bị suy giảm chức năng không thể phân hủy máu và các sản phẩm máu, dẫn tới sự gia tăng của bilirubin huyết thanh, mà nó biểu hiện tình trạng vàng da.Với sự suy giảm chức năng chuyển hóa của gan, sản phẩm chuyển hóa độc hại không được chuyển hóa thành chất vô hại. Sự tích tụ của các hợp chất độc hại này làm tệ hơn bởi rất nhiều portosystemic shunts (sự nối tắc cửa – toàn thể ), cho phép chất độc chuyển hóa bỏ qua gan. Bệnh nhân có thể các biểu hiện nghiêm trọng về thần kinh, có thể dẫn tới động kinh, sa sút trí tuệ, và tổn thương thần kinh không hồi phục.Tuần hoàn bàng hệ cửa (portosystemic anastomosis)Hệ thống cửa gan nhận máu từ các cơ quan nội tạng bụng với gan. Ở người bình thường, 100% lưu lượng máu tĩnh mạch cửa có thể được phục hồi lại nhờ các tĩnh mạch gan, trái lại ở những bệnh nhân có huyết áp tĩnh mạch cửa cao (vd. do chai gan), có lưu lượng máu đến gan ít hơn đáng kể. Phần còn lại của dòng máu chảy vào các kênh bên cạnh rót vào Giải phẫu định khu • Nội tạng (Bụng) Lâm sàng – tiếp theohệ tuần hoàn ở điểm cụ thể (Fig. 4. 122). Thường xảy ra ở:điểm tiếp giáp dạ dày thực quản xung quanh tâm vị nơi mà tĩnh mạch vị trái và nhánh của nó hình thành nên một hệ nối tĩnh mạch cửa – chủ với các nhánh tĩnh mạch đơn thuộc tĩnh mạch chủ;tĩnh mạch hậu môn – trực tràng trên của hệ cửa thông nối với tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới của hệ thống tĩnh mạch; vàthành bụng trước bao quanh tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch cận rốn thông nối với tĩnh mạch trên thành bụng trước. Khi huyết áp ở tĩnh mạch cửa tăng cao, giãn tĩnh mạch có xu hướng xảy ra ở xung quanh các vị trí của hệ hối và những tĩnh mạch bị giãn rộng này thường được gọi là: giãn tĩnh mạch ở điểm tiếp giáp hậu môn trực tràng,giãn tĩnh mạch thực quản tại điểm tiếp giáp dạ dày thực quản, vàhình đầu sứa ở vùng rốnGiãn tĩnh mạch thực quản dễ bị tổn thương và một khi bị tổn thương có thể gây chảy máu ồ ạt, yêu cầu phẫu thuật can thiệp khẩn cấp. BụngHệ bạch huyếtDòng bạch huyết của hệ tiêu hóa ở bụng, ít ở phần dưới trực tràng, và khá dày ở lách, tụy, túi mật và gan, qua các mạch và hạch và cuối cùng đều tụ lại các hạch trước động mạch chủ tại điểm bắt đầu của ba nhánh trước động mạch chủ bụng, chi phối cho các cấu trúc này. Những điểm này được gọi là nhóm tạng, treo tràng trên và treo tràng dưới của các hạch trước động mạch chủ. Bạch huyết từ nội tạng được cung cấp bởi ba nhánh:Nhánh tạng (thuộc đoạn ruột trước) đổ về các hạch trước tạng gần đầu của động mạch thân tạng (Fig. 4. 123) – những hạch tạng này cũng nhận bạch huyết từ nhóm mạc treo trên và dưới của các hạch trước động mạch chủ, và bạch huyết từ các hạch tạng nhập vào bể nhũ chấp.Động mạch mạc treo tràng trên (thuộc đoạn ruột giữa) đổ vào các hạch trước động mạch chủ gần đầu của động mạch mạc treo tràng trên (Fig. 4. 123) – các hạch mạc treo tràng trên cũng nhận bạch huyết từ nhóm mạc treo tràng dưới của các hạch trước động mạch chủ, và bạch huyết từ các hạch mạc treo tràng trên đổ vào các hạch tạng.Động mạch mạc treo tràng dưới (thuộc đoạn ruột cuối) đổ vào các hạch trước động mạch chủ gần điểm bắt đầu của động mạch mạc treo tràng dưới (Fig. 4. 123), và bạch huyết từ các hạch mạc treo tràng dưới đi vào các hạch mạc treo tràng trên.Sự phân bổ thần kinh Nội tạng được phân tố bởi tất cả các thành phần bên trong và bên ngoài của hệ thần kinh:Sự phân bổ thần kinh ngoại lai liên quan đến việc nhận xung động đi, truyền cảm giác đến thần kinh trung ương.Sự phân bổ thần kinh nội tại liên quan đến hoạt động tiêu hóa nhờ mạng lưới thần kinh cảm giác và vận động (hệ thống thần kinh ruột).Nội tạng ruột nhận sự phân bố thần kinh ngoại lai bao gồm đường tiêu hóa. Lách, tụy, túi mật và gan. Những cơ quan này gửi thông tin cảm giác về thần kinh trung ương nhờ các sợi hướng tâm và nhận các xung động từ thần kinh trung ương nhờ các sợi li tâm. Các sợi li tâm là một phần phần giao cảm và đối giao cảm của các bộ phận tự chủ hệ thần kinh ngoại biên.Thành phần cấu trúc ống dẫn cho những sợi li tâm và hướng tâm này bao gồm các rễ trước và sau của tủy sống, tương ứng, các dây thần kinh tủy sống, các nhánh trước, các nhánh thông xám và trắng, thân giao cảm, thần kinh nội tạng mang sợi giao cảm (ngực, thắt lưng, cùng), sợi đối giao cảm (chậu hông), đám rối trước đốt sống và các hạch liên quan, thần kinh lang thang X .Hệ thần kinh ruột bao gồm thần kinh vận động và cảm giác ở hai đám rối nối liền với nhau trên thành của hệ tiêu hóa. Những tế bào thần kinh này điều khiển phối hợp co bóp và thư giãn cơ trơn của ruột, sự điều hòa bài tiết dạ dày và lưu lượng máu. Giải phẫu định khu • Nội tạng (Bụng) Thân giao cảmThân giao cảm có hai dây thần kinh song song mở rộng ở hai bên của cột sống từ nền sọ tới xương cụt (Fig. 4. 124). Khi đi qua cổ, chúng nằm đằng sau vỏ động mạch cảnh. Ở ngực trên, chúng ở trước cổ sườn, trong khi ở ngực dưới chúng ở cạnh ngoài thân đốt sống. Ở vùng bụng, chúng ở trước ngoài thân đốt sống thắt lưng và khi vào vùng chậu, chúng đi ra trước xương cùng. Hai thân giao cảm đi cùng nhau ra trước xương cụt để hình thành hạch cụt.Trong phạm vi của thân giao cảm, có thể nhìn thấy các vùng nhỏ. Những cơ quan tế bào thần kinh ngoài CNS (hệ thần kinh trung ương) là các hạch giao cảm bên cột sống. Thường có:3 hạch thuộc vùng cổ,11 hoặc 12 hạch ở ngực,4 hạch ở thắt lưng,4 đến 5 hạch ở xương cùng, vàHạch đơn trước ở xương cụt (Fig. 4. 124).Các hạch và thân được kết nối với nhau thành các dây thần kinh cột sống liền kề bởi các nhánh thông trắng và xám xuyên suốt chiều dài thân giao cảm và nhờ các nhánh thông trắng ở phần ngực và thắt lưng trên (t1 tới L2). Các sợi thần kinh được tìm thấy trong thân giao cảm bao gồm sợi trước hạch, sợi giao cảm sau hạch và các sợi nội tạng hướng tâm.Dây thần kinh tạngCác dây thần kinh tạng là thành phần quan trọng trong sự phần bổ thần kinh nội tạng bụng. CHúng đi từ thân giao cảm hoặc hạch giao cảm liên khết với thân, tới đám rối trước đốt sống và hạch trước động mạch chủ bụng.Có hai loại dây thần kinh tạng khác nhau, phụ thuộc vào từng loại sợi tạng ly tâm mà chúng mang:Thần kinh tạng ngực, thắt lưng và xương cùng mang sợi giao cảm trước hạch từ thân giao cảm tới hạch ở đám rối trước đốt sống, và cả sợi tạng hướng tâm.Thần kinh tạng chậu (rễ đối giao cảm) mang sợi đối giao cảm tước hạch từ trước các nhánh của thần kinh gai đốt sống S2, S3 và S4 tới phần mở rộng của đám rồi thần knh tước đốt sống ở chậy (đám rối dưới hạ vị hoặc đám rối chậu).Thần kinh tạng ngựcBa dây thần kinh tạng ngực đi từ hạch giap cảm dọc theo thân giao cảm ở trực tới đám rối trước đốt sống và các hạch liên kết với động mạch chủ bụng (Fig. 4. 125):Dây thần kinh tang lớn từ hạch ngực thứ năm đến thứ chín (hoặc thứ mười) và đi quanh các hạch tân tạng ở bung (một hạch tước đốt sống liên kết với thân tạng). Bụng Thần kinh tạng bé đi ra từ hạch thứ chín và mười (hoặc mười và mười một) và đi theo hạch chủ thận.Thần kinh tạng bé nhất, khi xuất hiện, đi từ hạch ngực thứ 12 và đi tới đám rối thần kinh thận.Thần kinh tạng thắt lưng và thần kinh tạng chậu hông – đáy chậuThường có 2 đến 4 dây thần kinh tạng thắt lưng , đi từ phần thắt lừng của thân giao cảm hoặc hạch liên quan và đi vào đám rối thần kinh trước đốt sống (Fig. 4. 125).Tương tự, thần kinh tạng cùng đi từ phần cùng của thân giao cảm hay hạch liên quan rồi đi vào đám rối hạ vị dưới, là một sự mở rộng đám rối thần kinh trước cột sống vào vùng chậu hông.Thần kinh tạng chậu hôngThần kinh tạng chậu hông (rễ đối giao cảm) là duy nhất. Chúng là dây tạng duy nhất mang các sợi đối giao cảm. Nói cách khác, chúng không bắt nguồn từ thân giao cảm. Mà chúng bắt nguồn chính từ nhánh trước của đốt sống S2 tới S4. Các sợi đối giao cảm trước hạch bắt đầu ở tủy sống đi từ dây thần kinh tủy sống S2 đến S4 tới đám rối dưới hạ vị, và phân phối với động mạch cấp máu cho đoạn ruột cuối. Điều này cung cấp con đường để phân bố thần kinh ở 13 xa của kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma bởi các sợ đối giao cảm trước hạch.Đám rối thần kinh bụng trước đốt sống và hạchĐám rối thần kinh bụng trước đốt sống là tập hợp các sợ thần kinh xung quanh động mạch chủ bụng và tiếp tục lên các nhánh chính của nó. Rải rác dọc khắp chiều dài của đám rối thần kinh bụng trước đốt sống là các thân tế bào của sợ giao cảm trước hạch. Một vài trong số các thân tế bào được tổ chức thành các hạch riêng biệt, trong khi những tế bào khác thường hay phân bố ngẫn nhiên. Các hạch thường liên hệ với các nhánh riêng của động mạch chủ bụng và được gọi tên theo các nhánh đó. Ba nhánh chính của đám rối thần kinh bụng trước đốt sống và các hạch liên quan là đám rối tạng, động mạch chủ và trên hạ vị (fig. 4. 126).Đám rối thân tạng là một nhóm lớn các sợi thần kinh và các hạch liên hệ với các rễ của động mạch thân tạng và động mạch treo treo tràng trên ngay dưới lỗ động mạch chủ ở cơ hoành. Các hạch liên hệ với đám rối thân tạng bao gồm hai hạch thân tạng, một hạch mạc treo tràng trên đơn và hai hạch chủ thận.Đám rối động mạch chủ bao gồm các sợi thần kinh và các hạch liên hệ với mặt trước và bên của động mạch chủ bụng mở rộng từ ngay dưới điểm bắt đầu của động mạch mạc treo tràng trên tới điểm chia đôi của động mạch chủ thành hai nhánh động mạch chậu chung. Hạch chính của đám rối này là hạch mạc treo tràng dưới ở rễ của động mạch mạc treo tràng dưới.Đám rối hạ vị trên gồm rất nhiều hạch nhỏ và là phần cuối của đám rối thần kinh tạng bụng trước đốt sống trước khi đám rối trước đốt sống tiếp tục đi vào hố chậu.Mỗi một đám rối chính cho một số đám rối thứ phát, có thể gồm nhiều hạch nhỏ. Những đám rối này thường được gọi tên theo hệ mạch mà chúng liên quan. Ví dụ, đám rối thân tạng thường được mô tả là nguồn gốc của đám rối cùng và đám rối mạc treo tràng trên, cũng như những đám rối khác mở rộng ra cùng các nhánh khác nhau của thân tạng. Tương tự, đám rối động mạch chủ có đám rối thứ phát bao gồm đám rối mạc treo tràng dưới, đám rối tinh và đám rối chậu ngoài.Ở thấp hơn, đám rối hạ vị trên phaanh thành thần kinh hạ vị , đi xuống chậu hông và đóng góp vào sự hình thành của đám rối hạ vị dưới hay đám rối cùng (Fig. 4. 126).Đám rối thần kinh tạng trước đốt sống nhận:sợi đối giao cảm trước hạch và sợi tạng hướng tâm từ thần kinh lang thang,sợi giao cảm tước hạch và sợi tạng hướng tâm từ thần kinh tạng ngực và thắt lưng,sợi đối giao cảm từ thần kinh tạng chậu hôngSự phân bố thần kinh đối giao cảmSự phân bố thần kinh đối giao cảm của hệ tiêu hóa ở bụng, lách, tuyến tụy, túi mật và gan từ hai nguồn – thần kinh lang thang và thần kinh tạng chậu hông.Bụngmesentejic gangIion Thần kinh lang thangThần kinh lang thang X đi vào bụng liên quan đến thực quản khi thực quản xuyên qua cơ hoành (Fig. 4. 127) và nó phân bố thần kinh đối giao cảm cho đoạn ruột trước và ruột giữa.Sau khi đi vào khoang bụng với hai thân trước và sau thân kinh lan thang, chúng cho nhánh đến đám rối thần kinh bụng trước đốt sống. Các nhánh này bao gồm các sợi đối giao cảm trước hạch và các sợi tạng hướng tâm, được phân phối với các thành phần khác của đám rối trước đốt sống dọc theo các nhánh của động mạch chủ trước. Thần kinh tạng chậu hôngThần kinh tạng chậu hông mang các sợi đối giao cảm trước hạch từ tủy sống S2 đến S4, đi vào đám rối hạ vị dưới ở chậu hông. Một vài các sợi này di chuyển lên trên phần mạc treo tràng dưới của đám rối trước đốt sống ở ổ bụng (Fig. 4 .127). Khi đó, những sợi này được phân phối với các nhánh của động mạch mạc treo tràng Bụngdưới và phân bố các sợi đối giao cảm tới đoạn ruột cuối.Hệ thần kinh ruột (ENS)Hệ thống thần kinh ruột là một phần thuộc nội tạng của hệ thống thần kinh và là một mạch thần kinh cục bộ ở thành ống tiêu hóa. Nó bao gồm thần kinh vận động và cảm giác được tổ chức thành hai đám rối được kết nối với nhau (đám rối thần kinh cơ ruột và đám rối thần kinh dưới niêm mạc ruột) giữa các lớp của thành ống tiêu hóa, và liên kết với các sợi thần kinh đi qua giữa các đám rối và từ các đám rối đến các mô lân cận (Fig. 4. 128).Hệ thống thần kinh ruột điều tiết và phối hợp rất nhiều hoạt động của ống tiêu hóa, bao gồm hoạt động của dịch tiết dạ dày, lưu lượng máu, chu kỳ co bóp và giãn nở của các cơ trơn (nhu động).Mặc dù hệ thống thần kinh ruột thông thường độc lập với hệ thần kinh trung ương, nó nhận dữ liệu vào từ sau hạch thần kinh giao cảm và trước hạch thần kinh đối giao cảm để điều phối hoạt động.Phân bố thần kinh giao cảm của dạ dàyCon đường phân bố thần kinh giao cảm của dạy dày theo các ý dưới đây:Một sợi giao cảm trước hạch bắt đầu tại nấc T6 tủy sống đi vào một rễ trước để rời khỏi đây.Tại lỗ gian đốt sống, rễ trước (bao gồm các sợi trước hạch) và rễ sau nhập lại tạo thành thần kinh tủy sống.Bên ngoài cột sống, sợi trước hạch rời khỏi nhánh trước của thần kinh tủy sống xuyên qua các nhánh thông trắng.Các nhánh thông trắng, bao gồm sợi trước hạch, kết nối với thân giao cảm.Nhập vào than giao cảm, sợi trước hạch không synap (sự tiếp hợp thần kinh) mà đi qua thân và nhập vào thần kinh tạng lớn.Thần kinh tạng lớn đi qua trụ cơ hoành và nhập hạch tạng.Ở hạch tạng, các sợi trước hạch khớp thần kinh với một nơ ron sau hạch.Sợi sau hạch nhập vào đám rối thần kinh xung quanh động mạch thân tạng và tiếp tục đi dọc theo các nhánh của nó.Sợi trước hạch đi qua đám rối thần kinh đi kèm các nhánh của động mạch thân tạng cung cấp cho dạ dày và cuối cùng đi đến điểm phân phối của nó.Thông tin vào từ hệ thống giao cảm có thể điều tiết hoạt động của hệ tiêu hóa nhờ hệ thống thần kinh ruột. Lâm sàngPhẫu thuật cho bệnh béo phìPhẫu thuật bệnh béo phì được bến đến là phẫu thuật giảm cân nặng. Loại phẫu thuật này càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây, giúp các bệnh nhân không thể giảm một số cân đáng kể bằng chế độ ăn uống hợp lí và các chương trình tập luyện. Nó thường được xem là biện pháp cuối cùng. Quan trọng, chúng ta cần phải chấp nhận các tác động y tế ngày càng tăng mà các bệnh nhân thừa cân gây ra. Vì thừa cân, các bệnh nhân thường dễ gặp phải các vấn đề về đái tháo đường, tim mạch, và bị rối loạn sức khỏe nói chung. Tất cả những điều này có tác động đáng kể đến ngân sách chăm sóc sức khỏe và được coi là điều nghiêm trọng đối với “sức khỏe của một quốc gia”.Có rất nhiều lựa chọn phẫu thuật để điều trị béo phì. Phẫu thuật cho các bệnh nhân béo phì được phân làm hai nhóm chính: thu nhỏ kích thước và giảm hấp thu.Phương pháp giảm lượng chất hấp thụCó hàng loạt cách tạo ra trạng thái kém hấp thu, ngăn việc tái tăng cân và cũng làm giảm cân ngặng. Có một vài biến chứng, có thể bao gồm thiếu máu, loãng xương, và tiêu chảy.Phương pháp thu nhỏ kích thướcPhương thức thu nhỏ kích thước bằng cách thắt hoặc cắt bỏ bên trong hoặc xung quanh dạ dày để giảm kích thước của nó. Sự cắt giảm này tạo cảm giác no sớm và ngăn bệnh nhân ăn quá mức. hoặc ngăn việc tái tăng cân và cũng làm giảm cân ngặng. Có một vài biến chứng, có thể bao gồm thiếu máu, loãng xương, và tiêu chảy.Phương pháp phối hợpLà phương pháp phổ biến nhất hiện nay ở Mỹ. bất kì bệnh nhân thừa cân nào trải qua phẫu thuật đều đối mặt với rủi ro đáng kể và tăng tỷ lệ mắc bệnh, với tỉ lệ tử vong từ 1% đến 5%. 365 Bụng VÙNG BỤNG SAUVùng bụng sau là sau hệ tiêu hóa thuộc bụng, lách và tuyến tụy (Fig. 4. 129). Vùng này được giới hạn bởi xương và các cơ dựng thành sau của bụng, bao gồm rất nhiều cấu trúc không chỉ trực tiếp liên quan đến các hoạt động vùng bụng mà còn sử dụng vùng này như một đường dẫn giữa thân mình. Ví dụ bao gồm động mạch chủ bụng và các đám rối thần kinh liên kết của nó, tĩnh mạch chủ dưới, thân giao cảm, và hệ bạch huyết. Cũng có các cấu trúc khởi phát từ vùng này quan trọng đối với các chức năng thông thường của các vùng khác trên cơ thể (đám rối thần kinh thắt lưng), và có các cơ quan liên kết với khu vực này trong suốt quá trình phát triển và vẫn còn ở người trưởng thành (tuyến thượng thận). Thành bụng sauXươngĐốt sống thắt lưng và đốt sống thắt lưngDóng vào đường giữa của vùng bụng sau là thân của năm đốt sống (Fig. 4. 130). Gờ nổi của các cấu trúc trong khu vực này là do đường cong thứ cấp (lồi về phía trước) của phần thắt lưng ở cột sống.Đốt sống thắt lưng có thể được phân biệt với đốt sống cổ và ngực nhờ kích thước của nó. Chúng lớn hơn bất kì đốt sống nào khác ở bất kì vùng nào. Thân đốt sống lớn dần từ đốt sống L1 tới L5. Các cuống ngắn và bè, mỏm ngang dài và mảnh, gai đốt sống rộng và dày. Mỏm khớp rộng và hướng ra giữa và bên ngoài, tăng sự gấp và duỗi ở vùng này của cột sống.Giữa mỗi đốt sống thắt lưng và một đĩa gian đốt sống, hình thành đường biên giữa phần này của thành bụng sau.Ranh giới giữa của thành bụng sau, trước đốt sống thắt lưng, bao gồm các rìa trên của xương cùng (Fig. 4. 130). Xương cùng được tạo thành bởi sự kết hợp của 5 đốt sống cùng làm một, cấu trúc xương hình nêm rộng phía trước và hẹp ở sau. Bề trước lõm và bề sau lồi bao gồm các lỗ cùng sau và trước cho các nhánh sau và trước của thần kinh gai đốt sống đi qua.Các xương vùng chậuXương chậu là một thành phần của các xương vùng chậu, gắn ngoài xương cùng ở khớp cùng chậu (fig. 4. 130). Phần trên của mỗi cánh chậu mở rộng ra ngoài thành một vùng mỏng giống cánh chim (hố chậu). Mặt giữa vùng này của mỗi xương chậu, có các cơ liên quan, là thành phần của thành bụng sau.Các xương sườnỞ phía trước, các xương sườn XI và XII hình thành nên khung xương của thành bụng sau (Fig. 4. 130). Các xương sườn này riêng biệt ở chỗ chúng không khớp với xương ức hay các xương sườn khác, chúng có cạnh khớp đơn ở đầu, và không có cổ và gò mấu.Xương sườn XI ở phía sau của phần trước thận trái, và xương sườn XII nằm ở sau phần trước cả hai thận. Ngoài ra, xương sườn XII là một điểm bám cho nhiều cơ và dây chằng. Bụng Các cơCác cơ dựng thành đường ranh giới giữa, bên, dưới và trên của vùng bụng dưới này lấp kín khung xương của thành bụng dưới (Bảng 4.2). Ở giữa là các cơ thắt lưng lớn và bé, ở phía bên là cơ vuông thắt lưng, ở phía dưới là cơ chậu, và phía trên là cơ hoành. (Figs. 4. 131 và 4.132).Cơ thắt lưng lớn và bé Ở giữa, cơ thắt lưng lớn bao phủ mặt trước bên của thân đốt sống thắt lưng, lấp kín khoảng trống giữa thân đốt sống và mỏm ngang (Fig. 4. 131). Mỗi một cơ này đi ra từ thân đốt sống E12 và cả 5 đốt sống, từ đĩa gian đốt sống giữa các đốt sống, và từ mỏm ngang của đốt sống. Đi qua phía dưới dọc theo vành chậu, mỗi cơ tiếp tục vào đùi trước, dưới dây chằng bẹn, để gắn vào mấu chuyển bé xương đùi.Cơ thắt lưng lớn gấp đùi ở khớp chậu đùi khi thân cố định và gấp lại để chống trọng lực khi cơ thể nằm ngửa. Nó được phân bố bởi các nhánh tước của thần kinh L1 đến L3.Liên quan đến cơ thắt lưng bé là cơ thắt lưng bé , thỉnh thoảng không tồn tại. Nằm trên mặt của cơ thắt lưng lớn khi xuất hiện, cơ mảnh này đi ra từ đốt sống T11 và L1 và xen vào đĩa gian đốt sống; gân dài của nó chèn vào mào lược của vành chậu và lồi chậu mu.(Tham khảo bảng chức năng, nguyên ủy của cơ ở Atlas) Cơ thắt lưng bé là một cơ gấp yếu của cột sống vùng thắt lưng và nó được chi phối bởi các nhánh trước của thần kinh L1.Cơ vuông thắt lưngỞ phần bên, cơ vuông thắt lưng lấp kín khoảng trống giữa xương sườn XII và mào chậu ở tất cả các mặt của cột sống (Fig. 4. 131). Chúng gối lên nhau ở giữa bởi cơ thắt lưng lớn dọc theo bờ ngoài của cơ ngang bụng.Mỗi cơ thắt lưng vuông đi ra từ mỏm ngang của đốt sống L5, dây chằng chậu – thắt lưng, và phần tiếp giáp mào chậu. Cơ gắn vào phía trước của mỏm ngang của bốn đốt sống thắt lưng đầu tiên và rìa dưới xương sườn 12.Cơ vuông thắt lưng làm hạ và cố định mười hai xương sườn và góp phần uống cong thân cây. Hoạt động cùng nhau, các cơ này có thể mở rộng phần thắt lưng của cột sống. Chúng được chi phối bởi nhánh trước của T12 và dây thần kinh tủy sống từ L1 đến L4 .Cơ chậuỞ phía dưới, cơ chậu lấp đầy hố chậu ở mỗi bên (Fig. 4. 131). Từ sự mở rộng ban đầu lấp đầy hố chậu, cơ này đi qua ở dưới, nhập vào với cơ thắt lưng to, gắn vào mấu chuyển lớn của xương đùi. Khi chúng đi vào đùi, các cơ kết hợp này được gọi là cơ đai lưng chậu.Tương tự cơ thắt lưng to, cơ chậu gấp đùi ở khớp đùi khi thân mình cố định và gấp thân để chống lại trọng lực khi cơ thể nằm ngửa. Nó được chi phối bởi các nhánh của thần kinh đùiCơ hoànhỞ phía trên, cơ hoành hình thành một ranh giới của vùng bụng sau. Vách gân cơ này cũng ngăn giữa ổ bụng và khoang lồng ngực.Về mặt cấu trúc, cơ hoành bao gồm một phần gân trung tâm với các sợi cơ sắp xếp theo một vòng tròn (Fig. 4. 132). Bụng Cơ hoành bám vào các đốt sống thắt lưng bởi các móc gân cơ, cùng với dây chằng dọc sau của cột sống:Trụ bám bên phải là dài nhất và rộng nhất của lớp cơ bám vào thân đốt sống L1 đến L3 và xen vào đĩa gian đốt sống (Fig. 4. 133).Tương tự, ở bên trái gắn với đốt sống L1 và L2 và liên kết với đĩa gian đốt sống.Các trụ kết nối với nhau băng qua đường giữa của cung gân (dây chằng cung giữa), đi qua phía trước của động mạch chủ (Fig. 4. 133)Bên ngoài các trụ bám, một cung gân thứ hai được hình thành bởi mạc bao của phần trên cơ thắt lưng lớn. Đây là dây chằng cung trong đi dọc ở giữa cạnh đốt sống L1 và L2 và bên ngoài mỏm ngang của đốt sống L1 (Fig. 4. 133)Cung gân thứ ba, dây chằng cung ngoài được tạo nên bởi một mạc dày bao phủ cơ thắt lưng vuông. Nó đi ngoài mỏm ngang đốt sống L1 và ngoài xương sườn XII (Fig. 4. 133).Dây chằng cung ngoài và cung trong là điểm nguyên ủy của vài cơ thành phần của cơ hoành.Cấu trúc đi qua và xung quanh cơ hoànhRất nhiều cấu trúc đi qua hoặc nằm xung quanh cơ hoành (Fig. 4. 131):Động mạch chủ phía sau cơ hoành và trước thân đốt sống ở dưới đốt sống T12; nó nằm giữa hai trụ của cơ hoành và trước dây chằng cung giữa, ngay bên trái đường giữa.Liên hệ với động mạch chủ qua lỗ động mạch chủ là ống ngực và thi thoảng là tĩnh mạch đơn to.Thực quản đi qua lớp cơ của trụ phải cơ hoành ở mức đốt sống T10, ngay ở bên trái lỗ động mạch chủ.Đi qua lỗ thực quản cùng với thực quản là dây thần kinh lang thang trước và sau, các nhánh thực quản của động mạch vị trái và tĩnh mạch, cùng với một vài mạch bạch huyết.Chỗ mở lớn thứ ba của cơ hoành là lỗ tĩnh mạch chủ, đi qua là tĩnh mạch chủ dưới đi từ ổ bụng tới khoang lồng ngực (Fig. 4. 132) khoảng gần đốt sống T13 ở trung tâm phần gân cơ hoành.Liên kết với tĩnh mạch chủ đi qua ống tĩnh mạch chủ là thần kinh cơ hoành phải.Thần kinh cơ hoành trái đi qua phần cơ của cơ hoành ngay trước gân trung tâm của mặt trái.Các cấu trúc khác đi qua các lỗ nhỏ hay hoặc ngay bên ngoài cơ hoành khi chúng đi từ lồng ngực đến ổ bụng (Fig. 4. 132):Thần kinh tạng lớn, bé và bé nhất đi qua trụ cơ hoành ở hai bên.Tĩnh mạch bán đơn đi qua trụ trái.Đi qua phía sau dây chằng cung giữa, ở hai bên là thân giao cảm.Đi qua phía trước cơ hoành, ngay sâu trong xương sườn là các mạch thượng vị trên.Các mạch và thần kinh khác (mạch cơ hoành và thần kinh gian sườn) cũng đi qua cơ hoành ở những điểm khác nhau.

Trang 2

DDY BOOK TRANSLATE

1 Nguyễn Thu Hà

2 Phạm Thùy Dương

3 Võ Hoàng Thảo Nguyên

4 Lê Lộc Yến Phi

5 Nguyễn Mạnh Quý

6 Trần Thanh Huy

Trang 3

 Chứa và bảo vệ các nội tạng chính

 Tham gia hoạt động thở (khi ho hoặc hắt hơi có thể lôi theo các vật trong khí quản ra ngoài)

Khoang phúc mạc

ống tiêu hóa

Thận phải

Trang 4

-

Thở ra Hít vô

Trang 5

Thay đổi áp lực bên trong ổ bụng: trong việc sinh con và đi đại tiện

CÁC THÀNH PHẦN:

Trang 6

Dây chằng chậu

thắt lưng

Cơ chéo bụng ngoài

Cơ chéo bụng trong

Cơ ngang bụng

Cơ thẳng bụng

Cơ chậu

Cơ vuông thắt lưng

Cơ thắt lung lớn

Lỗ dây chằng bẹn

Trang 7

 Mạc treo phía lưng (sau) đi theo toàn bộ

chiều dài của hệ thống

 Trong phúc mạc: các cơ quan thuộc hệ

tiêu hóa (được treo bởi mạc treo)

 Ngoài phúc mạc: không được treo bởi

mạc treo => nằm giữa phúc mạc

thành-thành bụng ( vd thận, tiết niệu) và đặc biệt

ở nguyên vị trí từ khi nhỏ đến trưởng

Trang 9

Lỗ thoát dưới ngực : được đậy bởi cơ hoành, có bờ là đốt sống TXII, xương sườn XII, đoạn cuối của xương

sườn XI, bờ sườn, sụn xương ức

Cơ hoành: chia ngực với bụng, là bờ của lỗ thoát dưới ngực, được cố định bởi dây chằng hình vòng cung

Vòm phải

Vòm trái gân

Trang 10

Eo chậu trên: thành bụng tiếp nối là thành chậu, khoang bụng tiếp nối là khoang chậu Khoang chậu nghiêng

về phía sau

Eo chậu trên

Trục khoang bụng

Trục khoang chậu

Trang 11

CÁC CẤU TRÚC LIÊN QUAN:

Ngực: ngăn cách bởi cơ hoành, các cấu trúc nằm giữa ngực-bụng đi xuyên qua hoặc đi phía sau

Chậu: phúc mạc bụng liên tiếp xuống phía dưới phúc mạc chậu Do đó, khoang chậu và khoang bụng thông nối

hoàn toàn với nhau Nhiễm trùng có thể lây lan từ 1 vùng sang vùng còn lại

Bàng quang mở rộng từ khoang chậu lên trên khoang bụng, trong thời kì mang thai, tử cung phình to tự do vào

khoang bụng phía trên

Trang 12

CHI DƯỚI

Có liên quan mật thiết với vùng đùi qua lỗ bẹn Các cấu trúc đi qua lỗ này gồm:

 Động mạch, tĩnh mạch, chính của chi dưới (đm,tm đùi)

 Thần kinh đùi (chi phối cơ tứ đầu đùi, động tác duỗi gối)

 Bạch huyết

 Phần cuối của cơ thắt lưng chậu (duỗi đùi)

Khi đi xuống dưới dây chằng bẹn, các cấu trúc đổi tên:

 ĐM chậu ngoài -> ĐM đùi

 TM chủ dưới -> TM đùi

Bàng quang

Tử cung

Trang 13

ĐẶC TRƯNG RIÊNG Sắp xếp nội tạng ở người trưởng thành:

Hệ tiêu hóa ban đầu thẳng dọc trong khoang cơ thể và được treo bởi mạc treo lớn ở phía lưng, mạc treo nhỏ hơn nhiều ở

phía bụng Ống ruột nguyên thủy phôi thai bao gồm ruột trước (foregut), ruột giữa (midgut), ruột cuối (hindgut)

Sự phát triển của khối này + sự xoay của một số thành phần + sự nhập lại của 2 lá phúc mạc-> định hình vị trí sắp xếp các tạng trong ổ bụng

Phát triển của ruột trước (foregut):

Sau này trở thành đoạn cuối của thực quản, dạ dày, đoạn gần của tá tràng Foregut là phần duy nhất treo bởi cả mạc treo phía bụng và lưng Một túi thừa ở phía trước foregut -> phát triển thành gan, tụy, phần bụng của tuyến tụy.Dạ dày được xoay theo chiều kim đồng hồ Mạc treo phía bụng của nó (chứa lách) sang trái và lớn lên rõ rệt Trong quá trình này, một phần của mạc treo dính vào thành bụng trái Cùng lúc, tá tràng cùng mạc treo phía bụng của nó, 1 phần đáng kể của tụy nhảy sang phải dính vào thành bụng Lần dính thứ 2 của tá tràng vào thành bụng, sự tăng trưởng của gan trong mạc treo

phía bụng, sự dính hợp của mặt trên gan vào cơ hoành => lỗ mạc nối (khe winslow)

Khoang bụng( khoang phúc mạc) gồm 2 phần: túi phúc mạc nhỏ/hậu cung mạc nối (lesser sac) (nằm sau dạ dày, mạc nối nhỏ) và túi phúc mạc lớn (greater sac) Muốn tiếp cận hậu cung mạc nối phải qua khe winslow

Nối giữa tạng với tạng là mạc nối (Mạc nối nhỏ nối từ mặt tạng của gan đến bờ cong nhỏ của dạ dày và phần trên tá tràng, mạc nối lớn nối từ bờ cong lớn dạ dày đến đại tràng ngang)

Phát triển của ruột giữa (midgut):

Sau này là tá tràng(đoạn xa), hỗng tràng, hồi tràng, kết tràng lên, 2/3 gần của kết tràng ngang

Ruột giữa thông với túi noãn hoàng bằng cuống noãn hoàng.Ruột giữa kéo dài ra và luồn vào bên trong dây rốn, tạo

ra các quai ruột và thoát vị sinh lý Khi thai nhi lớn, ruột giữa mới quay trở lại khoang bụng Ruột giữa quay ngược chiều kim đồng hồ 270⁰

Phát triển của ruột sau (hindgut):

Sau này là 1/3 xa kết tràng ngang, kết tràng xuống (dính vào thành cơ thể cùng mạc treo phía lưng), kết tràng xichma (vẫn trong màng bụng, thông qua khoang chậu -> tiếp nối trực tràng) và phần trên của trực tràng

Đoạn gần của ruột sau di sang trái và lớn -> kết tràng xuống và kết tràng xichma

Dây chằng bẹn

Cơ chậu

TM chủ dưới

Trang 16

Ổ BỤNG

Chi phối da và cảm giác vùng trước và bên của thành bụng Các

dây tk liên sườn ngực

T7-T11 (tk liên sườn) và T12 (tk dưới sườn) chi phối da và cơ của

thành bụng T5 và T6 chi phối phần trên của cơ chéo bụng ngoài,

T6 còn cảm giác da vùng xương ức

Cảm giác da mô tả như hình bên Dưới ức là T6, quanh rốn là T10

L1 cho vùng bẹn và trên mu

Điều khiển cơ cũng khá tương tự như phân vùng da

Háng là 1 điểm yếu của thành bụng trước

Tuyến sinh dục đi từ thành bụng sau tới khoang chậu ở nữ và bìu ở

nam Trước đó, thừng dây chằng bìu (phôi) đi từ thành bụng trước

nối 2 cực dưới của mỗi tuyến sinh dục bằng bìu nguyên thủy ở nam

hoặc nếp gấp ngoài cửa mình ở nữ

Ở nam, tinh hoàn cùng với các mạch thần kinh và ống dẫn tinh đi xuống bìu một đoạn đường dài, nằm giữa ống phúc tinh mạc (ống Nuck) và các cấu trúc thành bụng

Ở nữ, tuyến sinh dục xuống khoang chậu và không bao giờ đi ở thành bụng trước Vì vậy, cấu trúc duy nhất đi vào ống bẹn có nguồn gốc từ thừng dây chằng bìu là dây chằng vòng của tử cung

Cả nam và nữ, háng (vùng bẹn) là điểm yếu của thành bụng trước và là nơi xảy ra thoát vị bẹn

Trang 18

ĐỐT SỐNG ĐOẠN L1 (MẶT PHẲNG CẮT

NGANG MÔN VỊ)

 Trung điểm của đoạn thẳng từ khuyết cảnh

xương ức đến khớp mu

 Chạy ngang qua đoạn dạ dày nối đại tràng,

đầu tụy, thân tụy

 Đặc biệt là rốn thận, vì thận trái cao hơn

thận phải => mặt phẳng cắt ngang môn vị

đi qua cạnh dưới của rốn thận trái, cạnh

trên của rốn thận phải

Mặt phẳng L1 Thận phải

Trang 19

Hệ tiêu hóa cung cấp máu bởi 3 động mạch chính: đều xuất phát từ đm chủ bụng

ĐM bụng

ĐM mạc treo tràng dưới

ĐM mạc treo tràng trên

ĐM treo tràng

Trang 20

Tĩnh mạch đi theo hướng từ trái sang phải

Tĩnh mạch chủ dưới dẫn máu từ chậu, tiết niệu, và cả 2 chi dưới về tâm nhĩ tim Tm này nằm bên phải cột sống và được nhiều mạch

đi từ thân trái đổ vào

- Quan trọng nhất là tĩnh mạch thận trái, dẫn máu từ thận, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục (đều cùng bên trái)

- Tĩnh mạch chậu gốc dẫn máu từ 2 chi dưới, chậu, đáy chậu và một số phần của thành bụng

- Tĩnh mạch thắt lưng trái dẫn máu từ lưng trái, thành bụng sau trái

TM thận trái

TM tuyến thượng thận trái

TM gốc chậu trái

Trang 21

Mọi tĩnh mạch của hệ tiêu hóa đều đi ngang qua

gan

Tĩnh mạch từ ống tiêu hóa, tụy, túi mật và thận vào

dưới gan thông qua tĩnh mạch cửa gan Tĩnh mạch

này đóng vai trò như các động mạch, tỏa nhánh và

cấp máu cho các xoang gan, tạo thành mạng mạch

gan, sau đó về tĩnh mạch chủ dưới

Thông nối tĩnh mạch cửa - chủ

Các vòng nối quan trọng trong lâm sàng:

 Vòng nối tâm vị - thực quản: tĩnh mạch vành

vị (hệ chủ) với tĩnh mạch thực quản dưới (hệ

cửa) khi tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì vòng

nối này dễ vỡ

 Vòng nối hậu môn trực tràng: tĩnh mạch trực

tràng trên (hệ cửa) với tĩnh mạch trực tràng

áp tĩnh mạch cửa có thể làm giãn mạch thực quản và trực tràng Khi áp lực quá tăng, tĩnh mạch vùng quanh rốn nổi to tạo thành dấu hiệu đầu sứa (Medusae), dễ dàng thấy ở thành bụng

Trang 22

Nội tạng được chi phối bởi đám rối thần kinh trước cột sống

Các dây thần kinh này đi ở mặt trước và bên của động mạch chủ, gồm có thần kinh giao cảm, đối giao cảm, cảm giác nội tạng:

- Thần kinh giao cảm từ tủy sống T5 tới L2

- Thần kinh đối giao cảm từ dây lang thang (X) và tủy sống S2 tới S4

- Các dây cảm giác nội tạng đi cùng các dây vận động

Các thân trước và sau của dây TK phế vị (sọ) Các dây TK tạng(T5-

Trang 23

VÙNG GIẢI PHẪU

Bụng là một phần của phần thân dưới đến ngực Vùng bụng này có thể kéo dài lên cao đến khoang gian sườn thứ

4 và xuống dưới vùng xương chậu Nó bao gồm khoang bụng và các phần tạng

Trang 24

 Mặt phẳng ngang phía dưới (mặt phẳng gian củ) kết nối các củ của các mào chậu, là những cấu trúc có thể sờ thấy 5 cm phía sau so với gai chậu trước trên và đi qua phần trên của đốt sống LV

 Các mặt phẳng thẳng đứng đi từ điểm giữa dưới xương đòn đến một điểm giữa giữa gai chậu trước trên

và khớp mu

Bốn mặt phẳng này thiết lập các bộ phận địa hình trong

mô hình chín phần Các chỉ định sau đây được sử dụng cho từng vùng: đặc biệt là vùng hạ vị phải, vùng thượng

vị và vùng hạ vị trái; hang dưới bên phải (vùng bẹn), vùng mu và vùng háng trái (vùng bẹn); và ở giữa sườn phải (vùng bên), vùng rốn và sườn trái (vùng bên)

LÂM SÀNG

Đường phẫu thuật

Theo truyền thống, các đường mỗ được đặt ở và vòng quanh vùng cần phẫu thuật Kích thước của các đường

mỗ thường rộng để có thể tiếp cận và hình dung tốt nhất về vùng bụng Nhờ có thuốc mê được sử dụng rộng rãi mà các vết mỗ dần nhỏ hơn

Hiện nay, phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là rạch giữa bụng từ mỏm mũi kiếm của xương ức đến tận khớp mu, phương pháp này giúp chúng ta có thể chạm đến toàn bộ các tạng bên trong và cho phép chọc

dò ổ bụng (Thủ thuật mở bụng)

Trang 25

LÂM SÀNG

Phẫu thuật soi ổ bụng

Phẫu thuật coi ổ bụng được thực hiện thông qua một loạt các vết mỗ nhỏ có chiều dài không quá 1 đến 2cm Bởi vì các vết mổ nhỏ hơn nhiều so với cách truyền thống nên bệnh nhân sẽ ít đau hơn và hồi phục nhanh hơn

Nó cũng có lợi về mặt thẩm mĩ vì để lại sẹo nhỏ hơn

Trong suốt quá trình phẫu thuật, kính soi ổ bụng sẽ truyền các tín hiệu, phóng to các hình ảnh của vùng phẫu thuật đến máy kiểm tra cho các bác sĩ xem Chiếc máy này được lồng vào vùng bụng thông qua một cuộc phẫu thuật nhỏ, thường ở phần rốn Để tạo đủ không gian cho việc mỗ, người ta thường nâng thành bụng lên bằng cách bơm vào vùng bụng một loại khí, thông thường là CO2

Phẫu thuật soi ổ bụng được nâng tầm hơn với việc sử dụng robot phẫu thuật Thông qua các hệ thống này, các bác sĩ phẫu thuật sẽ di chuyển các dụng cụ phẫu thuật gián tiếp bằng cách điều khiến các cánh tay robot (đã được gắn vào vùng mỗ thông qua vết mổ nhỏ) Các con robot phẫu thuật này hiện nay được sử dụng rộng rãi và giúp vượt qua các hạn chế trong việc soi ổ bụng Hệ thống robot này rất tỉ mĩ, cung cấp cái nhìn 3D của vùng phẫu thuật và nâng cao trình độ

Phương pháp nội soi một đường vào là phương pháp tân thời nhất trong kĩ thuật nội soi ổ bụng Phương pháp

Trang 26

THÀNH BỤNG

Thành ổ bụng bao phủ một khu vực lớn Nó dính

vào phía trên bởi mỏm mũi kiếm và cạnh sườn, phía

sau bởi cột sống, và phía dưới bởi các phần trên của

xương chậu Các lớp bao gồm da, mạc nông, mạc

ngoài màng bụng và phúc mạc thành

MẠC NÔNG

Mạc nông của thành bụng là một lớp mỡ liên kết các

mô Nó thường có một lớp Tuy nhiên, ở các vùng

phía dưới rốn thì có hai lớp: một lớp mỡ ở nông và

một lớp màng ở sâu hơn

Lớp nông

Lớp này bao gồm chất béo và một số TP khác Nó

nối tiếp dây chằng bẹn với mạc nông của đùi và một

lớp tương tự ở đáy chậu

Ở đàn ông, lớp bề mặt này liên tục dương vật, sau khi

mất chất béo và hợp nhất với lớp sâu hơn, nó tiếp tục

vào bìu tạo thành một lớp chứa các sợi cơ trơn ( mạc

Dartos) Ở phụ nữ, lớp bề mặt này giữ lại một số chất béo và một phần của môi lớn

Lớp sâu

Lớp này mỏng và chứa ít hoặc không chứa chất béo

Ở phía dưới, nó tiếp tục vào đùi, nhưng ngay dưới dây chằng bẹn, nó hợp nhất với lớp sâu của đùi Ở đường giữa, nó được gắn chặt với đường trắng và khớp mu Nó tiếp tục vào phần trước của đáy chậu, nơi nó gắn chặt vào nhánh xương ngồi mu và với mào sau của màng đáy chậu Ở đây nó được gọi là mạc đáy chậu nông

Ở đàn ông, lớp này hòa với mạc nông khi cả hai đi qua dương vật, tạo thành lớp mạc nông của dương vật, trước khi chúng tiếp tục vào bìu hình thành nên mạc Dartos Ngoài ra ở đàn ông, phần mở rộng của lớp này gắn liền với khớp mu phía dưới vào phần lưng và hai bên của dương vật tạo thành dây chằng treo dương vật Ở phụ nữ, lớp này tiếp tục vào môi lớn và phần trước của đáy chậu

Trang 28

Các cơ trước

Có 5 cơ ở khu cơ trước bụng:

 Có 3 cơ phẳng có các sợi bắt đầu ở phía sau,

vòng lên trước và được thay thế bằng một

cân cơ khi cơ tiếp tục về phía trước đường

giữa – Cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng

trong và cơ ngang bụng

 Có 2 cơ thẳng đứng, gần đường giữa, được

bao bọc bên trong một lớp vỏ gân được hình

thành bởi các cân của cơ phẳng – Cơ thẳng

bụng và cơ tháp

Mỗi cơ này đều có hành động cụ thể, nhưng khi kết hợp là rất quan trọng để duy trì nhiều chức năng sinh lý bình thường Ở vị trí, chúng tạo thành một bức tường vững chắc nhưng linh hoạt, giữ cho nội tạng ở trong khoang bụng, bảo vệ nội tạng khỏi bị thương và giúp duy trì vị trí của nội tạng trong tư thế cương cứng chống lại tác động của trọng lực Ngoài ra, sự co rút của các cơ này hỗ trợ cả việc thở bằng cách đẩy nội tạng lên trên (giúp đẩy cơ hoành vào khoang ngực) và ho và nôn

Tất cả các cơ này cũng liên quan đến các hành động nào làm tăng áp lực trong ổ bụng, bao gồm cả sinh sản, tiểu tiện và đại tiện)

Trang 29

CƠ PHẲNG

Cơ chéo bụng ngoài

Là cơ nằm nông nhất trong ba cơ phẳng của nhóm cơ trước, nằm ngày dưới mạc nông

Dây chằng liên kết

Đường viền dưới của cân cơ chéo bụng ngoài tạo thành dây chằng bẹn ở mỗi bên Phần rìa này đi qua giữa gai chậu trước trên đến củ mu Nó gấp ở dưới tạo thành một rãnh, đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành của ống bẹn

Một số dây chằng khác cũng được hình thành từ các phần mở rộng của các sợi ở đầu giữa của dây chằng bẹn:

 Dây chằng khuyết là một sợi hình lưỡi liềm kéo dài ở đầu giữa của dây chằng bẹn, đi ngược lại để gắn vào mào lược ở cạnh trên xương mu

 Các sợi bổ sung kéo dài từ dây chằng khuyết theo mào lược xương mu để tạo thành dây chằng lược

Trang 30

Cơ chéo bụng trong

Nằm sâu dưới cơ chéo bụng ngoài là cơ chéo bụng

trong, là cơ thứ hai trong ba cơ phẳng Cơ này nhỏ

hơn và mỏng hơn so với cơ chéo bụng ngoài

Cơ ngang bụng

Nằm sau dưới cơ chéo bụng trong là cơ ngang bụng, được đặt tên như vậy vì hướng của các sợi cơ của nó

Trang 31

Sau khi gắn vào mào chậu, mạc ngang hòa với mạc bao phủ các cơ liên kết với các khu vực phía trên của xương chậu và với mạc tương tự bao phủ các cơ của khoang chậu

Có một lớp mạc sâu liên tục bao quanh khoang bụng dày hoặc mỏng tùy theo khu vực, cố định hoặc tự do và tham gia vào việc hình thành các cấu trúc chuyên biệt

Trang 32

Nửa trước mào chậu; đường trắng

Nhánh trước của sáu dây thần kinh cột sống ngực dưới (T7 đến T12)

Ép và nâng đỡ các tạng trong ổ bụng; gập bụng và xoay thân

Cơ chéo bụng

trong

Mạc ngực – thắt lưng; mào chậu giữa; hai phần ba dây chằng bẹn

Bờ dưới của ba hoặc bốn xương sườn dưới; đường trắng; mào xương

mu và mào lược

Nhánh trước của sáu dây thần kinh cột sống ngực dưới (T7 đến T12) và L1

Ép và nâng đỡ các tạng trong ổ bụng; gập bụng và xoay thân

Cơ ngang bụng Mạc ngực-thắt

lưng; một phần ba ngoài dây chằng bẹn; mặt trong sụn sườn (xương sườn VII đến XII)

Đường trắng; mào xương mu và mào lược

Nhánh trước của sáu dây thần kinh cột sống ngực dưới (T7 đến T12) và L1

Ép và nâng đỡ các tạng trong ổ bụng

Cơ thẳng bụng Mào xương mu, củ

mu, và khớp mu

Sụn sườn từ V đến VII; mỏm mũi kiếm

Nhánh trước của bảy dây thần kinh cột sống ngực dưới (T7 đến T12)

Ép và nâng đỡ các tạng trong ổ bụng; uốn cột sống; căng bụng

Cơ tháp Mặt trước của

Trang 33

Cơ tháp

Cơ dọc thứ hai là cơ tháp Cơ hình tam giác nhỏ, có

thể không có, nằm trước cơ thẳng bụng, xuất phát từ

xương mu, chạy lên trên và vào trong để gắn vào

đường trắng

Bao cơ thẳng bụng

Cơ thẳng bụng và cơ tháp được bao bọc trong một

cấu trúc cân mạc đặc biệt gọi là bao cơ thẳng bụng

,được hình thành bởi lớp cân cơ chéo bụng trong, cơ

chéo bụng ngoài, và cơ ngang bụng

Bao cơ thẳng bụng hoàn toàn bao quanh 3/4 trên của

cơ thẳng bụng và bao phủ bề mặt trước của 1/4 dưới

của cơ Vì không có bao cơ bao phủ bề mặt sau của

phần dưới của cơ thẳng bụng, cơ tại thời điểm này

tiếp xúc trực tiếp với mạc ngang

Sự hình thành của bao cơ thẳng bụng bao quanh 3/4 trên của cơ thẳng bụng có mô hình sau:

 Thành trước bao gồm cân cơ chéo bụng ngoài

và một nửa cân cơ chéo bụng trong, tách ra ở rìa bên của cơ thẳng bụng

 Thành sau bao gồm một nửa còn lại của cân

cơ chéo bụng trong và cân cơ ngang bụng Tại một điểm ở giữa rốn và khớp mu, tương ứng với phần đầu của 1/4 cơ thẳng bụng, tất cả các cân cơ di chuyển về phía trước cơ thẳng bụng Không có thành sau của bao cơ thẳng bụng và thành trước của bao cơ gồm các cân cơ của cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng Dưới điểm này, cơ thẳng bụng tiếp xúc trực tiếp với mạc ngang

Trang 34

MẠC NGOÀI PHÚC MẠC

Dưới mạc ngang là một lớp mô liên kết, mạc ngoài

phúc mạc, phân tách giữa mạc ngang và phúc mạc

Chứa lượng chất béo khác nhau Nó có nhiều trên

thành bụng sau, đặc biệt là xung quanh thận, mạch

máu nằm trong lớp này, kéo dài vào mạc treo ruột với

các mạch máu Nội tạng trong mạc ngoài phúc mạc

có liên quan đến sau màng bụng

Trong mô tả của các thủ thuật phẫu thuật cụ thể, thuật

ngữ được sử dụng để mô tả mạc ngoài phúc mạc được

sửa đổi thêm Mạc về phía trước của cơ thể được mô

tả là mạc trước màng bụng (ít phổ biến hơn) và mạc

về phía sau của cơ thể được mô tả là mạc sau màng

bụng

Ví dụ về việc sử dụng các thuật ngữ này sẽ là sự

liên tục của chất béo trong ống bẹn với mỡ ở mạc

trước màng bụng và phẫu thuật nội soi cắt bỏ của

thoát vị bẹn

PHÚC MẠC

Dưới mạc ngoài phúc mạc là phúc mạc Màng huyết thanh mỏng này bao quanh các thành của khoang bụng và bao gồm nội tạng bụng, cung cấp một lớp phủ hoàn chỉnh hoặc một phần Các phúc mạc được lót bởi phúc mạc thành; phúc mạc bao phủ nội tạng

là phúc mạc tạng

Các lớp lót liên tục tạo thành một túi Túi này được đóng lại ở nam giới nhưng có hai lỗ ở phụ nữ, vòi ống tử cung cung cấp một lối đi ra bên ngoài Túi kín ở nam giới và túi bán nguyệt ở phụ nữ được gọi

là khoang màng bụng

Trang 35

Sự phân bố thần kinh

Da, cơ và phúc mạc thành của thành bụng trước được

cung cấp bởi T7 đến Tl2 và L1 dây thần kinh cột

sống Nhánh trước của các dây thần kinh cột sống

này đi khắp cơ thể, từ sau ra trước Khi tiến hành, họ

đưa ra một nhánh da bên và kết thúc như một nhánh

da phía trước

Các dây thần kinh gian sườn (T7 đến Tll) rời khỏi

khoang gian sườn, đi sâu vào sụn sườn và tiếp tục

vào thành bụng phía trước giữa cơ chéo bụng trong

trong và cơ ngang bụng Tiếp cận với cạnh bên của

bao cơ thẳng bụng, chúng đi vào bao cơ thẳng bụng

và vượt qua phía sau đến cạnh bên của cơ thẳng bụng

Đến đường giữa, một nhánh da phía trước đi qua cơ

thẳng bụng và thành trước của bao cơ thẳng bụng để

cung cấp cho da

Trang 36

Dây thần kinh cột sống T12 (dây thần kinh dưới

sườn) theo một chu trình tương tự như dây thần kinh

gian sườn Các nhánh của L1 (dây thần kinh chậu-hạ

vị và dây thần kinh chậu-bẹn), bắt nguồn từ đám rối

thắt lưng, theo các chu trình tương tự ban đầu, nhưng

khác ở đoạn cuối

Theo chu trình, các dây thần kinh T7 đến T12 và L1

cung cấp các nhánh cho các cơ thành bụng trước và

dưới phúc mạc thành Tất cả tận cùng để cung cấp

cho da:

 Thần kinh T7 đến T9 cung cấp cho da từ mỏm

mũi kiếm đến ngay phía trên rốn

 T10 cung cấp cho da xung quanh rốn

 Tll, T12 và L1 cung cấp cho da từ ngay dưới

rốn, bao gồm cả vùng mu

 Ngoài ra, dây thần kinh chậu-bẹn (một nhánh

của L1) cung cấp bề mặt trước của bìu hoặc

môi lớn (ở âm hộ) và gửi một nhánh nhỏ ở

đùi

Trang 37

Cung cấp động mạch và dẫn lưu tĩnh mạch

Có vô số mạch máu cung cấp cho thành bụng trước

Bề ngoài:

 Phần trên của thành được cung cấp bởi các

nhánh từ động mạch cơ, nhánh cuối của động

mạch ngực trong

 Phần dưới của thành được cung cấp bởi động

mạch thượng vị nông và động mạch mũ chậu

nông, cả hai nhánh của động mạch đùi

Sâu hơn:

 Phần trên của thành được cung cấp bởi động mạch thượng vị trên, một nhánh cuối của động mạch ngực trong

 Phần bên của thành được cung cấp bởi các nhánh thứ 10 và 11 của động mạch gian sườn

và động mạch dưới sườn

 Phần dưới của thành được cung cấp bởi động mạch vùng thượng vị dưới và động mạch mũ chậu sâu, cả hai nhánh của động mạch chậu ngoài

Trang 38

Cả hai động mạch thượng vị trên và dưới đều đi vào

bao cơ thẳng bụng Chúng nằm sau cơ thẳng bụng

trong suốt chu trình và nối với nhau

Tĩnh mạch có tên tương tự theo các động mạch và

chịu trách nhiệm dẫn lưu tĩnh mạch

Dẫn lưu bạch huyết

Dẫn lưu bạch huyết của thành bụng trước theo các

nguyên tắc cơ bản của dẫn lưu bạch huyết:

 Các hạch bạch huyết nông phía trên rốn đi

theo lên các hạch nách, trong khi dẫn lưu dưới

rốn đi xuống các hạch bẹn nông

 Dẫn lưu bạch huyết sâu theo các động mạch sâu trở lại các hạch vú dọc theo động mạch ngực trong, các hạch thắt lưng dọc theo động mạch chủ bụng và các hạch chậu ngoài dọc theo động mạch chậu ngoài

HÁNG

Háng (vùng bẹn) là khu vực tiếp giáp giữa thành bụng trước và đùi Trong khu vực này, thành bụng bị suy yếu do những thay đổi xảy ra trong quá trình phát triển và túi màng bụng hoặc túi thừa, có thể có hoặc không có nội tạng bụng, do đó có thể nhô ra tạo thành thoát vị bẹn Loại thoát vị này có thể xảy ra ở cả hai giới, nhưng nó phổ biến nhất ở nam giới

Trang 39

Điểm yếu bẩm sinh ở thành bụng trước vùng háng là

do những thay đổi xảy ra trong quá trình phát triển

của tuyến sinh dục Trước khi xuống tinh hoàn và

buồng trứng từ vị trí ban đầu ở thành bụng sau, hình

thành ra ngoài phúc mạc (ống phúc mạc tinh), nhô ra

qua các lớp khác nhau của thành bụng trước và thu

nhận các lớp phủ từ mỗi lớp:

 Mạc ngang tạo thành lớp phủ sâu nhất

 Lớp phủ thứ hai được hình thành bởi hệ cơ

của cơ chéo bụng trong (lớp phủ từ cơ ngang

bụng không được vì quá trình âm đạo đi qua

các sợi hình cung của cơ thành bụng này)

 Lớp phủ bề ngoài cùng của nó là cân cơ

chéo bụng ngoài

Kết quả là ống phúc mạc tinh được chuyển thành cấu

trúc hình ống với nhiều lớp phủ từ các lớp của thành

bụng trước Điều này tạo thành cấu trúc cơ bản của ống bẹn

Sự kiện cuối cùng trong sự phát triển này là sự di chuyển của tinh hoàn vào bìu hoặc của buồng trứng vào khoang chậu Quá trình này phụ thuộc vào sự phát triển của dây chằng sinh dục, kéo dài từ biên giới dưới của tuyến sinh dục đang phát triển đến lồi môi-bìu

Các ống phúc mạc tinh ngay lập tức trước khi dây chằng sinh dục trong ống bẹn

Ở nam giới, khi tinh hoàn hạ xuống, tinh hoàn và các mạch, ống dẫn và dây thần kinh đi kèm của chúng đi qua ống bẹn và do đó được bao quanh bởi cùng một lớp mạc của thành bụng Tinh hoàn hoàn thành sự hình thành tinh trùng ở nam giới

Trang 40

Ở phụ nữ, buồng trứng đi xuống khoang chậu và liên

kết với tử cung đang phát triển Do đó, cấu trúc duy

nhất còn lại đi qua ống bẹn là dây chằng tròn của tử

cung, là phần còn lại của dây chằng sinh dục

Trình tự phát triển được kết luận ở cả hai giới khi ống

tinh bị xóa sạch Nếu điều này không xảy ra hoặc xảy

ra không đầy đủ, một điểm yếu tiềm ẩn tồn tại ở thành

bụng trước và thoát vị bẹn có thể phát triển Ở nam

giới, chỉ có các khu vực gần nhất của lớp tinh mạc

tiêu mất Đầu xa mở rộng để bao bọc hầu hết tinh

hoàn trong bìu Nói cách khác, khoang của lớp tinh

mạc ở nam giới hình thành như một phần mở rộng

của khoang phúc mạc đang phát triển bị tách ra trong

quá trình phát triển

Ống bẹn

Ống bẹn là một lối đi giống như một khe, kéo dài

theo hướng xuống và trung gian, ngay phía trên và

song song với nửa dưới của dây chằng bẹn Nó bắt

đầu tại lỗ bẹn sâu và tiếp tục khoảng 4 cm, kết thúc tại lỗ bẹn ngoài Bên trong ống là nhánh sinh dục của dây thần kinh sinh dục-đùi, thừng tinh ở nam giới và dây chằng tròn của tử cung ở phụ nữ Ngoài ra, ở cả hai giới, dây thần kinh chậu-bẹn đi qua một phần của ống, thoát ra khỏi lỗ bẹn nông với các thành phần khác

Lỗ bẹn sâu

Lỗ bẹn sâu (bên trong) là điểm bắt đầu của ống bẹn

và nằm ở điểm giữa, giữa gai chậu trước trên và khớp

mu Nó ở ngay phía trên dây chằng bẹn và ngay bên cạnh các mạch máu vùng thượng vị Mặc dù đôi khi được gọi là một khiếm khuyết hoặc hở trong mạc ngang, nó là sự khởi đầu của lồi ống của mạc ngang tạo thành một trong những lớp phủ (mạc tinh trong) của thừng tinh ở nam giới hoặc dây chằng tròn của tử cung ở phụ nữ

Ngày đăng: 15/03/2019, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w