ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ LUYẾN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Thừa
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ LUYẾN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
TÂY NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 218 Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ LUYẾN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS PHAN TRỌNG NAM
Thừa Thiên Huế, năm 218 Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Thị Luyến
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học và quý thầy cô trong Khoa Tâm lý - Giáo dục, cùng các quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Huế - Đại học Huế đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Đậu Minh Long,
TS Phan Trọng Nam đã tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Sư phạm - Xã hội
và hơn 300 sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cộng tác chặt chẽ, cung cấp những thông tin, ý kiến đóng góp thiết thực trong thời gian tôi thực hiện luận văn
Và tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn
Trong điều kiện thời gian nghiên cứu ngắn, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy, cô giáo và các bạn học viên đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Luyến Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 7
5 Giả thiết khoa học 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 8
NỘI DUNG 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN 9
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1 Các nghiên cứu giao tiếp ở nước ngoài 9
1.1.2 Các nghiên cứu về giao tiếp ở trong nước 11
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp 13
1.2.1 Khái niệm giao tiếp 13
1.2.2 Chức năng giao tiếp 17
1.2.3 Các phương tiện giao tiếp 20
1.3 Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp 22
1.3.1 Khái niệm kỹ năng giao tiếp 22
1.3.2 Các kỹ năng giao tiếp cơ bản 23
1.4 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên 32
1.4.1 Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên 32
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 61.4.2 Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên 34
1.5 Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên 35
1.5.1 Một số đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên 35
1.5.2 Các hoạt động cơ bản của sinh viên 39
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 42
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu 42
2.1.2 Khách thể nghiên cứu: 43
2.2 Tổ chức nghiên cứu 44
2.3 Triển khai nghiên cứu và các phương pháp cụ thể 44
2.3.1 Nghiên cứu lý luận 44
2.3.2 Nghiên cứu thực trạng 45
Tiểu kết Chương 2 49
Chương 3 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TÂY NGUYÊN 50
3.1 Nhận thức chung của sinh viên về kỹ năng giao tiếp 50
3.1.1 Mức độ quan tâm của sinh viên về kỹ năng giao tiếp 50
3.1.2 Nhận thức của sinh viên về vai trò kỹ năng giao tiếp 51
3.2 Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên 52 3.2.1 Biểu hiện kỹ năng lắng nghe của sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên 52
3.2.2 Biểu hiện kỹ năng diễn đạt của sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên 55
3.2.3 Biểu hiện kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên 57
3.2.4 Biểu hiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên dưới các lát cắt khác nhau 58
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên 64
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 73.4 Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường
Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên 68
3.5 Các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên 75
3.5.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng giao tiếp và bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 75
3.5.2 Tổ chức cho sinh viên thực hành những bài tập để rèn luyện kỹ năng giao tiếp 76
3.5.3 Tổ chức các hoạt động phong phú cho sinh viên 78
3.5.4 Rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cho sinh viên 79
3.5.5 Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên 80
3.5.6 Điều chỉnh chương trình, nội dung giảng dạy và học tập về môn học kỹ năng giao tiếp 81
3.6 Thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao KN lắng nghe cho sinh viên 81
3.6.1 Mục đích thử nghiệm 81
3.6.2 Khách thể thử nghiệm 81
3.6.3 Nội dung thử nghiệm 81
3.6.4 Quy trình thử nghiệm 81
3.6.5 Các biện pháp thử nghiệm 82
3.6.6 Kết quả thử nghiệm 84
Tiểu kết Chương 3 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1 KẾT LUẬN 88
2 KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ CNTN : Cao đẳng công nghệ Tây Nguyên
ĐC : Đối chứng ĐTB : Điểm trung bình
GT : Giao tiếp
GV : Giáo viên
KN : Kỹ năng
NL : Năng lực
QTGT : Quá trình giao tiếp
SV : Sinh viên
TN : Thực nghiệm
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Khách thể nghiên cứu 44
Bảng 3.1 Mức độ quan tâm của SV về KNGT 50
Bảng 3.2 Đánh giá nhận thức về vai trò KNGT của sinh viên 51
Báng 3.3 Biểu hiện về KN lắng nghe của SV 53
Báng 3.4 Biểu hiện về diễn đạt của SV 55
Báng 3.5 Biểu hiện về KN điều khiển QTGT của SV 57
Bảng 3.6 Biểu hiện về KN lắng nghe của sinh viên dưới các lát cắt khác nhau 59
Bảng 3.7 Biểu hiện về KN diễn đạt của sinh viên dưới các lát cắt khác nhau 61
Bảng 3.8 Biểu hiện về KN diễn đạt của SV dưới các lát cắt khác nhau 63
Bảng 3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của học viên 65
Bảng 3.10 Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về KNGT của sinh viên 69
Bảng 3.11 Bảng So sánh sự thay đổi giữa nhóm TN và nhóm ĐC về KN lắng nghe của SV trước và sau khi tiến hành các biện pháp tác động Sig t-test 85
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Có một triết gia nói rằng: “Không ai có thể sống được một mình Kẻ đó chỉ
có thể là thánh nhân hoặc là quỷ dữ Qua đó, có thể thấy rằng giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và trong đời sống của mỗi cá nhân con người Giao tiếp là hoạt động đặc trưng quan trọng nhất của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách mà còn giúp con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động Chính vì vậy giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực trực tiếp tiếp xúc với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao…Ngày nay, giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc
Sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên chủ yếu là người dân tộc thiếu số Trước khi lên học tập tại trường các em hầu hết sinh sống và học tập ở vùng sâu, vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu thốn các phương tiện thông tin như internet, máy tính và các phương tiện hỗ trợ học tập khác Đặc biệt các em chủ yếu giao tiếp với bạn bè cùng buôn, có sở thích nói tiếng mẹ đẻ (đồng bào) với nhau, ít có sự giao lưu, tiếp xúc với bạn bè các vùng miền khác nên các em rất khó khăn trong việc diễn đạt rõ ràng, mạch lạc nội dung mình muốn nói Mặt khác, tâm lý của các em ngại tiếp xúc với những người không phải là cùng dân tộc với mình kể cả giao tiếp với cả thầy cô của mình dẫn đến kỹ năng giao tiếp của các
em rất hạn chế
Trong tương lai, các em sinh viên sẽ được đào tạo để trở thành những nguồn nhân lực có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn tay nghề cao,
có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động Muốn vậy, các em phải có được kỹ năng giao tiếp tốt
để học tập tốt, đạt được mục tiêu của nhà trường đề ra
Trước đây đã có rất nhiều nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh, sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11Tây Nguyên, vì vậy việc hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên tại trường chưa có cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên, tác giả đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên để họ có điều kiện học tập tốt, có khả năng giao tiếp tốt với cộng đồng và thực hiện tốt công việc của mình sau này
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên
- Thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kỹ năng lắng nghe cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên
- Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên
4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: 300 sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên
- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Cao đẳng Công
nghệ Tây Nguyên
5 Giả thuyết khoa học
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên còn hạn chế, điều này là do nhiều nguyên nhân tạo nên Nếu xác định đúng thực trạng thì sẽ đề xuất được các biện pháp rèn luyện nâng cao được hiệu quả kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các nhóm phương pháp sau:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập các sách, báo, tạp chí, tài liệu… có liên quan đến đề tài nghiên cứu Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 12- Phân loại, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thực nghiệm
6.3 Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS 6.0 (Package để
xử lý số liệu
7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Kỹ năng giao tiếp thì có nhiều Trong khuôn khổ luận văn này, chỉ tập trung nghiên cứu 03 kỹ năng cơ bản là: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt, Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
- Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng sinh viên trường trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên với lượng 300 sinh viên
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 13NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu giao tiếp ở nước ngoài
Như chúng ta đã khẳng định ở phần mở đầu giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và trong đời sống của mỗi cá nhân con người Chính vì vậy, giao tiếp là một vấn đề được đề cập rất sớm trong khoa học bàn về tâm hồn con người Từ thời cổ đại, giao tiếp đã được các nhà triết học cổ đại quan tâm nghiên cứu Nhà triết học Xocrate (470-399 TCN) cho rằng phải thông qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến thì mới tìm ra chân lý tìm ra cái thiện mà ông gọi là cơ sở hành vi đạo đức của con người Platon (428-347 TCN) cũng đã dùng đối thoại để như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa con người với con người Khổng Tử (551 – 479) cũng đã có những tư tưởng giao tiếp, ứng xử đối với con người mang đầy ý nghĩa giáo dục được thể hiện qua tác phẩm ”Ngũ Kinh”
Đến thế kỉ XIX, vấn đề giao tiếp được các nhà triết học bàn đến khá nhiều trong các tác phẩm triết học của họ Nhà triết học cổ điển Đức L Phoiơbắc đã đề
cập đến vai trò của giao tiếp đối với sự biểu hiện bản chất con người: “Bản chất con
người chỉ được biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi với bạn” [1]
C.Mac (1818- 1883), nhà triết học duy vật biện chứng lịch sử cũng nhấn
mạnh đến vai trò của giao tiếp trong hoạt động xã hội trong “Bản thảo kinh tế - triết
học” năm 1844 Ông cho rằng: Giao tiếp trực tiếp với người khác đã trở thành khí
quan biểu hiện sinh hoạt và một trong những phương thức chiếm hữu sinh hoạt của
con người Ông khẳng định: “Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng
vốn có, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội….”
Đến thế kỷ XX khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển, mối quan hệ của con người ngày càng được mở rộng, những tri thức về lĩnh vực giao tiếp ngày càng tăng lên Cũng chính vì vậy có rất nhiều nhà triết học, xã hôi học, tâm lý học quan tâm
Demo Version - Select.Pdf SDK