1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT, ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

81 617 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 692,71 KB

Nội dung

Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ ra sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu, các vi khuẩn gây bệnh làm cơ sở hỗ trợ cho công việc chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp đối v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

KHẢO SÁT, ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

KHẢO SÁT, ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ

Trang 3

i

KHẢO SÁT, ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN DƯƠNG

Hội đồng chấm luận văn:

1 Chủ tịch:

2 Thư ký:

3 Phản biện 1:

4 Phản biện 2:

5 Ủy viên:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HIỆU TRƯỞNG

Trang 4

Điạ chỉ liên lạc: Nguyễn Văn Dương trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Nam

Bộ, xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho, Tiền Giang

Trang 5

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nguyễn Văn Dương

Trang 6

iv

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng quí Thầy,

Cô phòng Sau Đại học đã hết lòng giúp tôi trong suốt quá trình học

Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Nghĩa và thầy Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp

Xin cảm ơn tất cả các Anh Chị cùng bác sĩ Lê Phạm Bảo Châu, Chi Cục Thú

Y thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Trang 7

v

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát, điều trị bệnh viêm tử cung trên chó tại thành

phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại Chi cục Thú y và Bệnh viện Thú y trường Đại

học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 11 năm

2010 Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ ra sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu, các vi khuẩn gây bệnh làm cơ sở hỗ trợ cho công việc chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp đối với chó bị viêm tử cung

Nghiên cứu được thực hiện trên 67 chó bệnh viêm tử cung và 9 chó khỏe làm đối chứng Kết quả nghiên cứu cho thấy tần số xuất hiện triệu chứng chảy dịch viêm

từ âm đạo cao nhất là (42/67) Bệnh viêm tử cung không chảy dịch có tần số xuất hiện triệu chứng bụng to, đau khi sờ nắn là cao nhất (23/25) Số lượng bạch cầu (22,7*103/mm3) tăng cao (P < 0,05), trong đó monocyte (2,75*103/mm3) và granulocyte (20,88*103/mm3) tăng cao đáng kể (P < 0,023) Hàm lượng ALP (570,34 UI/lít), ALT (68,34 UI/lít) và BUN (24,17mg/dl) tăng cao (P < 0,05), hàm lượng creatinine (0,99mg/dl) giảm (P < 0,05) trên những chó bệnh viêm tử cung Hàm lượng progesterone (3,48ng/dl) tăng cao trên những chó bệnh viêm tử cung (P

< 0,05) Vi khuẩn E.coli được tìm thấy nhiều nhất (43,24%) trong các mẫu dịch viêm tử cung, kế đến là Staphylococcus spp (24,32%), Streptococcus spp (5,41%), các loại vi khuẩn khác (16,21%) Vi khuẩn E.coli mẫn cảm cao với các kháng sinh như: norfloxacin, ceftriazon Staphylococcus spp mẫn cảm với: cephalexim, cetriaxon, gentamicin, tobramicin, doxycycline Streptococcus spp mẫn cảm với cephalexim, cetriaxon, gentamicin, tobramicin Proteus mirabilis mẫn cảm với

cephalexim, cetriaxon, cefalexine, tobramicin, ampicilline và norfloxacin Sử dụng prostaglandin (0,2mg/kgtt, IM) cho hiệu quả điều trị tốt hơn so với không dùng prostaglandin Sử dụng prostaglandin theo liều tăng dần từ 0,1mg/kgtt đến 0,5mg/kgtt (IM) cho hiệu quả điều trị tốt hơn khi dùng prostaglandin theo liều cố định (0,2mg/kgtt, IM) Sử dụng kháng sinh gentamicin cho hiệu quả điều trị tốt hơn khi dùng amoxicillin trên những chó có 250 ≤ ALP ≤ 500UI/lít

Trang 8

The study was conducted on 67 dogs pyometra and 9 healthy dogs The study was many different breeds and average age of 5.8 years Dog spyometra open-cervix diseases have frequency as symptoms of vaginal discharge for the highest (42/67) Dogs pyometra closed-cervix disease have the frequency highest (23/25) of symptoms large abdomen and hurts when clinical diagnosis The ultrasonic diagnosis has most accurate result of the pyometra closed-cervix Red blood cell (4.98*106/mm3), platelets (367.02*103/mm3) is decreased slightly (P > 0.05) White blood cell count (22.7*103/mm3) increases (P < 0.05), monocyte (2.75*103/mm3) and granulocyte (20.88*103/mm3) increases significantly (P<0.023) ALP levels (570.34 UI/litre), ALT (68.34 UI/litre) and BUN (24.17mg/dl) increases (P < 0.05), levels of creatinine (0.99mg/dl) decreases (P < 0.05) and Progesterone levels (3.48

ng/dl) increases on the pyometra in dog (P < 0.05) E coli is found the most often

in the samples translate pyometra The isolated to pyometra is found type E coli percentage (43.24%), the next staphylococus spp percentage (24.32%),

Streptococus spp percentage (10.82%) E coli is susceptible to antibiotics highly

such as norfloxacin, ceftriazon Staphylococcus spp is sensitive with cephalexim, cetriaxon, tobramicin, doxycycline Streptococcus spp is susceptible to cephalexim, cetriaxon, tobramicin Proteus mirabilis is susceptible to cephalexim, cetriaxon,

tobramicin, ampicilline and norfoxacine Dogs which are cured prostaglandins in increasing doses from 0.1mg/body wight to 0.5mg/body wight (IM), have treatment effects better than the dogs with using a fixed dose of prostaglandin (0.2mg/body wight, IM) Dogs with prostaglandin (0.2mg/body wight, IM) are the treatment

Trang 9

vii effects better than the dogs without using prostaglandin For dogs with 250 ≤ ALP ≤ 500UI/litre using of antibiotics gentamicin are better than amoxicillin

Trang 11

ix

2.2.1 Serum glutamate-pyruvate transaminase trong huyết thanh 7 

2.2.3 Nitrogen urea trong máu (Blood urea nitrogen- BUN) 8 

2.3.4 Dạng viêm tích mủ đóng cổ tử cung trên chó (viêm dạng kín) 11 

2.5.4 Các phương pháp khác có thể dùng chẩn đoán bệnh viêm tử cung 14 

2.8 Tóm lược một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nuớc 20 

Trang 12

x

3.3.1 Nội dung 1: Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán siêu âm các chó có những

3.3.4.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng gentamicin và amoxicillin trên những chó bệnh viêm tử cung và có chức năng gan không bình thường 30 3.3.4.4 So sánh hiệu quả giữa hai phương pháp điều trị 31 

3.4.2 Chẩn đoán bệnh viêm tử cung qua khám lâm sàng 33 

Trang 13

xi

3.4.3 Chẩn đoán bệnh viêm tử cung bằng siêu âm 33 3.4.4 Phương pháp thu thập và phân tích mẫu máu 34 

3.4.5 Thu thập mẫu dịch viêm và phân lập vi khuẩn 34 

4.1 Tỷ lệ chó viêm tử cung được phát hiện qua lâm sàng và siêu âm 36 

4.3 Đặc điểm về hình ảnh siêu âm trong bệnh viêm tử cung 38 4.4 Sự thay đổi các chỉ số sinh lý, sinh hóa máu 39 

4.6 Kết quả phân lập vi khuẩn trong mẫu dịch viêm tử cung 43 

4.8 Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung 46 4.8.1 Phác đồ phối hợp prostaglandin với kháng sinh (thử nghiệm 1) 46 4.8.2 Ảnh hưởng của việc thay đổi liều sử dụng prostaglandin khi phối hợp với

Trang 14

xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BUN Blood urea nitrogen Lượng nitơ urea trong máu CEH Cyctic endometrial hyperplasia Tăng sinh nội mạc tử cung

OHE Ovariohysterectomy Cắt bỏ tử cung buồng trứng

SGOT hay AST Aspartat aminotransferase

SGPT hay ALT Analine aminotransferase

Trang 15

xiii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Thuốc dùng điều trị cho phác đồ 1.1 và 1.2 28 

Bảng 3.2 Thuốc dùng điều trị cho phác đồ 2.1 và 2.2 29 

Bảng 3.3 Thuốc dùng điều trị cho phác đồ 3.1 và 3.2 31 

Bảng 3.4 Thuốc dùng điều trị cho phác đồ 4.1 và 4.2 32 

Bảng 4.1 Thống kê số liệu chó viêm tử cung qua khám lâm sàng và qua siêu âm 36 

Bảng 4.2.Tần suất các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh viêm tử cung 37 

Bảng 4.3 Kết quả xét nghiệm các thông số sinh lý máu chó bệnh viêm tử cung 39 

Bảng 4.4 Kết quả xét nghiệm các thông số sinh hóa máu 41 

Bảng 4.5 Kết quả xác định hàm lượng progesterone 42 

Bảng 4.6 Kết quả phân lập vi khuẩn trong các mẫu dịch viêm 43 

Bảng 4.8 Hiệu quả điều trị của thử nghiệm (1) 46 

Bảng 4.9 Hiệu quả điều trị của thử nghiệm (2) 47 

Bảng 4.10 Hiệu quả điều trị của thử nghiệm (3) 48 

Bảng 4.11 Hiệu quả giữa hai phương pháp điều trị 4.1 và 4.2 49 

Trang 17

Hiện nay việc điều trị bệnh viêm tử cung trên chó bằng kháng sinh thường dựa vào kinh nghiệm hay dựa vào các tài liệu nước ngoài Lê văn Thọ (2003) đã công bố sự nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung với kháng sinh Từ năm

2003 đến nay hệ vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung trên chó đã thay đổi Sau một khoảng thời gian dài sử dụng kháng sinh thì vi khuẩn đã kháng được một hay nhiều loại kháng sinh Vì vậy việc đánh giá lại mức độ mẫn cảm của mầm bệnh đối với kháng sinh là việc làm có ý nghĩa

Trang 18

2

Hiện nay có nhiều thú y sử dụng thuốc ngừa thai của người là Depo-provera thành phần chính là medroxyprogesterone acetate để tiêm cho chó Khi sử dụng thuốc Depo-provera đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung Từ những thực tế

trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát, điều trị bệnh viêm tử cung

trên chó tại thành phố Hồ Chí Minh”

1.2 Mục tiêu

Khảo sát bệnh viêm tử cung trên chó

Tỷ lệ bệnh Tần số xuất hiện triệu chứng bệnh, đặc điểm về hình ảnh siêu âm Những thay đổi sinh lý sinh hóa máu

Các loại mầm bệnh xuất hiện trong dịch viêm

Sự nhạy cảm của kháng sinh với mầm bệnh Tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất

Xác định hàm lượng progesterone trước khi điều trị

Phân lập vi khuẩn trong mẫu dịch viêm và thử kháng sinh đồ

Điều trị theo nhiều phác đồ và đánh giá kết quả điều trị

Trang 19

3

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Cấu tạo bộ máy sinh dục của chó cái

Theo Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá (2004); Donald (2004), bộ máy sinh dục cái là một cơ quan lớn nằm trong xoang bụng kéo dài đến xoang chậu và đi ra ngoài bằng âm hộ Cấu tạo bộ máy sinh dục của con cái từ ngoài vào trong bao gồm

2.1.1 Âm hộ (vulva)

Âm hộ là cửa chính của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn, bên ngoài

là lớp da chứa sắc tố Âm hộ có hình bầu dục, hai bên là hai môi Mép dưới âm hộ

có một thể tròn nằm trong một xoang nhỏ đó là âm vật (clitoris)

2.1.2 Âm đạo (vaginal)

Âm đạo là phần nối tiếp sau cổ tử cung, nằm hoàn toàn trong xoang chậu, là một ống cơ, có thể nở rất lớn Nếu nhìn từ ngoài vào khó phân biệt giữa âm đạo và

tử cung Phía trên âm đạo là trực tràng, phía dưới âm đạo là bàng quang và ống thoát tiểu

Âm đạo cấu tạo gồm 3 lớp:

 Áo trơn ở bên ngoài, phần lớn là mô liên kết đàn hồi

 Lớp cơ gồm 2 lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong

 Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc Nhờ các nếp gấp này, âm đạo có thể

Trang 20

Sừng tử cung (uteri cornua): gồm hai sừng nằm hoàn toàn trong xoang bụng

và được ép sát vào thành bụng Các sừng nhỏ về trước và rộng dần về phía sau Đầu trên của sừng tử cung nối với ống dẫn trứng, đầu dưới của sừng tử cung nối với thân

tử cung

Thân tử cung (uteri corpus): một phần nằm trong xoang bụng một phần nằm trong xoang chậu, đường kính lớn hơn sừng tử cung nhưng ngắn hơn sừng tử cung Thân tử cung là nơi tiếp nhận hai sừng tử cung Phía trên tiếp giáp với trực tràng, phía dưới tiếp giáp với bàng quang

Cổ tử cung (uteri cervix) là phần hẹp ở phía sau, nhưng có thành rất dày, phía sau cổ tử cung nối liền với âm đạo

 Cấu tạo

Từ ngoài vào trong tử cung gồm 3 lớp:

Lớp áo trơn liên tục với dây rộng

Lớp cơ gồm hai lớp: lớp cơ trơn dọc, mỏng nằm ở ngoài, lớp cơ vòng nằm ở trong dày hơn Giữa hai lớp cơ là một lớp mô liên kết chứa rất nhiều mạch máu Áo

cơ dày nhất ở cổ tử cung

Lớp niêm mạc có màu hồng với nhiều tế bào tiết dịch nhầy và có nhiều nhung mao, khi cơ hoạt động các nhung mao đẩy dịch nhầy về phía sau

2.1.5 Ống dẫn trứng

Là một ống ngoằn ngoèo, nối liền từ buồng trứng đến sừng tử cung Ở đầu sau ống dẫn trứng có đường kính nhỏ dần, càng về phía noãn sào càng lớn, đến buồng trứng ống dẫn trứng nở rất lớn bao phủ phần lớn noãn sào Phần mở rộng này được gọi là phễu hứng trứng

Trang 21

 Cấu tạo

Phần lớn noãn sào được lớp màng bụng bao phủ Ở mặt trong nơi mạch máu

và dây thần kinh đi vào gọi là noãn, chỗ này không có màng bụng bao phủ Mô liên kết tạo nên sườn của noãn Xen kẽ với hệ thống mô liên kết có nhiều nang noãn (folliculi oophori) chứa noãn (ovula) ở nhiều giai đoạn khác nhau Các nang noãn còn non xếp thành nhiều lớp chồng khít lên nhau Noãn chín có kích thước rất lớn, lớp bao bên ngoài mỏng dần do các tế bào tiêu biến và có chứa một lượng dịch nhất định Các nang noãn chín gọi là nang Graaf và trồi lên bề mặt của noãn sào, có thể nhìn thấy bằng mắt thường Khi nang Graaf vỡ ra sẽ phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng (ovulation) Khi nang vỡ, xoang của nang sẽ đọng máu gọi là hồng thể (corpus rubrium) Sau đó lớp tế bào của nang phát triển và tích nhiều mỡ gọi là hoàng thể (corpus luteum) Nếu có thai, hoàng thể sẽ phát triển rất lớn và tồn tại trong suốt giai đoạn thai kỳ Nếu không có thai, hoàng thể teo dần và tạo thành sẹo gọi là bạch thể (corpus albicans)

2.1.7 Một số kích tố sinh dục trên chó

Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), sự phân tiết hormone sinh dục của buồng trứng chịu sự kiểm soát bởi các sinh dục hưng tố (gonadotropin hormone) của tuyến não thùy, tuyến não thùy chịu sự kiểm soát của các kích thích

tố sinh dục thông qua cơ chế phản hồi âm

Trang 22

6

2.1.7.1 Progesterone

 Nguồn gốc

Progesterone chủ yếu do hoàng thể tiết ra, từ nhau thai trong suốt quá trình

mang thai, từ vỏ thượng thận và dịch hoàn

 Chức năng

Tác động lên các mô tử cung đã được hoạt hóa trước, làm cho nội mạc tử cung dày lên, các tuyến tử cung phát triển, tăng tiết dịch tử cung tạo điều kiện tốt cho hợp tử sinh sống và bám vào nội mạc tử cung Sự thay đổi tỷ lệ giữa estrogen

và progesterone làm tử cung nhạy cảm với oxytocine trong quá trình sinh đẻ và làm tăng tiết LH của tuyến não thùy Tác dụng lên tuyến vú mà trước đó đã được estrogen hoạt hóa, kích thích sự phát triển của nang tuyến vú (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006)

Theo Verstegen (2008), sau giai đoạn lên giống hàm lượng progesterone trong máu của chó tăng cao, làm tăng tiết dịch trong tử cung Dịch tiết này là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh sinh sản và phát triển, làm giảm sự co thắt

cơ tử cung, làm đóng cổ tử cung Vì vậy các dịch tiết và mầm bệnh không được đẩy

ra ngoài từ đó tạo điều kiện cho bệnh tích dịch tử cung hay tích mủ tử cung Ngoài

ra progesterone còn ức chế hoạt động của các tế bào có chức năng miễn dịch, hạn chế sự thoát mạch của các tế bào bạch cầu

Chaffaux (1978) nghiên cứu nồng độ progesterone trên 35 chó bệnh tích mủ

tử cung, kết quả progesterone ở ngưỡng 2ng/ml dùng để xác định sự hoạt động của hoàng thể, những chó có hàm lượng progesterone cao hơn 2ng/ml thì hoàng thể đang hoạt động và hàm lượng progesterone thấp hơn 2ng/ml thì hoàng thể mất chức

Trang 23

7

 Chức năng

Estrogen làm tăng lượng nước trong mô bào, tăng hoạt động của các enzyme, tăng tổng hợp protein Các tế bào lớp biểu mô âm đạo, âm hộ tăng hoạt động và tăng số lượng làm tăng tiết dịch nhầy đường sinh dục Hàm lượng estrogen trong máu tăng làm cho thú có dấu hiệu của sự động dục Ngoài ra, còn làm tử cung của thú mang thai cảm ứng tốt với relaxin, oxytocin, progesterone, ảnh hưởng đến sự phân tiết FSH theo cơ chế phản hồi âm, làm phát triển chủng tính kỳ hai của thú như: phát triển da, tuyến vú, âm hộ nhưng ít ảnh hưởng đến việc phát triển khung xương

Verstegen (2008), cho rằng hàm lượng estrogen cao sẽ làm cho tình trạng bệnh tăng sinh nội mạc tử cung và tích mủ tử cung thêm trầm trọng

2.2 Các men gan và các thành phần khác được tổng hợp từ gan

2.2.1 Serum glutamate-pyruvate transaminase trong huyết thanh

SGPT là enzyme đặc hiệu của gan, chủ yếu tập trung trong tế bào chất của gan SGPT được phóng thích vào máu khi các tế bào gan bị hư hại SGPT có thời gian bán hủy trung bình lớn hơn 24 giờ Hoạt lực SGPT trong huyết thanh bình thường của chó là 2,5 - 80UI/lít SGPT tăng trong những trường hợp bệnh lý ở gan (tổn thương, xơ gan, nhiễm trùng gây hoại tử) Ngoài ra, SGPT có thể tăng nhẹ trong trường hợp nhiễm trùng máu, viêm cơ hay viêm tụy nặng Chỉ tiêu SGPT có ý nghĩa khi hoạt lực enzyme tăng cao gấp 2-3 lần so với mức bình thường Một vài trường hợp bệnh đặc biệt như thiếu máu, viêm dạ dày ruột, có chỉ tiêu SGPT tăng cao từ 4-5 lần nhưng không ảnh hưởng đến chức năng gan Nguyên nhân gây giảm SGPT thường không quan trọng (Kramer và Hoffmann, 1997)

Các vi khuẩn đã được opsonine hóa, các phức hợp giữa vi khuẩn và đại thực bào di chuyển trong dòng máu đến các tế bào gan, tế bào thận gây nghẽn dẫn đến viêm hay hoại tử các tế bào gan, thận Khi các tế bào gan bị hư hại sẽ làm thay đổi các chỉ số SGPT, hay SGOT (Nguyễn Văn Khanh, 2008)

Trang 24

8

Nồng độ alanine amino transferase (SGPT) trong huyết thanh có thể tăng nhẹ Những thay đổi này do độc tố làm hư hại các tế bào gan, hoặc lưu thông máu qua gan giảm do mất nước (Verstegen, 2008)

2.2.2 Alkaline phosphatase trong huyết thanh

Hoạt lực của enzyme alkaline phosphatase (ALP) tăng cao trong các bệnh lý

liên quan đến xương (ung thư xương, viêm tủy xương .) hoặc các bệnh lý về gan như: viêm gan cấp, viêm gan mãn, hoại tử gan, tắt ống mật, ung thư biểu mô gan, ung thư tuyến vú Ở chó ALP tăng hoạt lực gấp 3 lần trong bệnh gan kèm tắc ống dẫn mật, cường năng vỏ thượng thận Ngoài ra hoạt lực ALP còn tăng cao trên chó con đang lớn và trên chó đang điều trị bằng thuốc chống co giật, barbiturate (Kramer và Hoffmann, 1997)

2.2.3 Nitrogen urea trong máu (Blood urea nitrogen- BUN)

Urea được tổng hợp trong gan từ chu trình urea và được lọc thải qua thận Lượng BUN bình thường trên chó 10 - 28mg/dl trong điều kiện sức khỏe bình thường BUN tăng nhẹ khi khẩu phần ăn chứa nhiều protein Hàm lượng BUN tăng cao khi chức năng thận bị suy yếu Ngoài ra, BUN còn tăng cao khi chó bị chảy máu ở ruột non, phỏng, sốt nhiễm trùng, khi dùng thuốc tetracycline hay glucocorticoid (Foster và Smith, 2000)

2.2.4 Creatinine trong huyết thanh

Creatine được tổng hợp từ gan, theo máu đến cơ và được dự trữ dưới dạng creatine phosphate Trong quá trình co cơ, creatine được chuyển hóa để giải phóng năng lượng đồng thời tạo ra creatinine Creatinine sẽ theo máu đến thận, không được tái hấp thu và thải hoàn toàn theo nước tiểu Hàm lượng creatinine trong huyết thanh phụ thuộc vào tốc độ bài thải của thận Vì vậy creatinine có thể dùng để chẩn đoán bệnh thận và gan Nếu hàm lượng creatinine trong nước tiểu giảm có nghĩa là chức năng tổng hợp creatinine ở gan yếu, chức năng gan không bình thường Ngược lại, creatinine trong huyết tương cao thì thận có vấn đề (Foster và Smith, 2000)

Trang 25

9

Rối loạn chức năng thận là một dấu hiệu của bệnh tích mủ tử cung, hàm lượng urea và nồng độ creatinine trong huyết thanh thường không cao, nitrogen máu tăng cao do mất nước Tỷ trọng nước tiểu bình thường trong giai đoạn đầu của bệnh, giảm ở giai đoạn sau do độc tố vi khuẩn làm giảm khả năng hấp thu ion natri

và clorua ở quai henle Độc tố E coli có khả năng kháng hormone lợi tiểu dẫn đến

mất khả năng tái hấp thu nước ở hệ thống ống lượn dẫn đến tiểu nhiều và uống nước nhiều để bù lượng nước bị mất Suy giảm chức năng của tiểu cầu thận phát triển sớm, hư hệ thống ống lượn làm tăng gammaglutamyl transferase trong nước tiểu Protein niệu giảm không phổ biến Tuy nhiên protein niệu tăng có thể được đánh giá

về sự mất nước trên ca bệnh (Verstegen, 2008)

2.3 Đặc điểm của bệnh viêm tử cung trên chó

Theo Pretzer (2008), pyometra được định nghĩa là sự tích mủ trong tử cung của chó cái Bệnh xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nồng độ progesterone Bệnh viêm tử cung bán cấp tính sẽ làm tăng sinh lớp nội mạc tử cung Nó phát triển thành bệnh tích mủ trong tử cung Nhiều ý kiến cho rằng bệnh tăng sinh nội mạc tử cung (CEH) và tích mủ tử cung là hai bệnh hoàn khác nhau bởi chúng có những dấu hiệu lâm sàng và lịch sử bệnh khác nhau Tích mủ trong tử cung thường có ba giai đoạn và đi theo một trình tự: tăng sinh nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, tích

mủ trong tử cung Tích mủ tử cung có thể ở dạng đóng hoặc mở cổ tử cung Dịch nhầy trong tử cung, ứ huyết hay tích dịch trong tử cung là nguyên nhân dẫn đến tăng sinh nội mạc tử cung Những trường hợp này được hiểu là trong lòng tử cung

có chứa dịch, khác với tích mủ tử cung là không có sự nhiễm khuẩn

Theo Verstegen (2008), tích mủ tử cung là một chứng gây rối loạn sinh sản trên chó, thường xảy ra trên chó từ 4 đến 10 năm tuổi Sau vài năm nghiên cứu trên giống chó săn thỏ ở độ tuổi trung bình trên 4 năm tuổi, ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh tích

mủ tử cung là 15,2% trên những chó này Tích mủ tử cung có sự khác biệt so với tích dịch nhầy tử cung hay viêm tử cung về cơ chế sinh bệnh, dấu hiệu lâm sàng, điều trị và tiên lượng Cuối giai đoạn lên giống các vi khuẩn cơ hội từ âm đạo đi vào tử cung để sinh sản, phát triển Giai đoạn tăng sinh nội mạc tử cung thường làm

Trang 26

10

tổn thương niêm mạc tử cung khởi đầu cho bệnh tích mủ tử cung Tăng sinh nội mạc tử cung có vai trò lớn trong quá trình gây bệnh và có ảnh hưởng mạnh hơn khi

có sự tham gia của progesterone

Theo Nguyễn Văn Thành (2004), viêm là một phản ứng của cơ thể khi bị tổn thương hay bị nhiễm trùng Viêm có nhiều biểu hiện như: sưng, nóng, đỏ, đau, rối loạn chức năng của cơ quan bị viêm Nhưng viêm có bốn biểu hiện liên quan với nhau: rối loạn chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn, tăng sinh tế bào, tổn thương tổ chức

Từ đó dẫn đến chứng rối loạn vận mạch, hình thành dịch viêm, bạch cầu xuyên mạch Đặc điểm của viêm tử cung là tiết nhiều dịch Tùy theo mức độ và thành phần của dịch viêm sẽ chia ra các dạng sau:

2.3.1 Dạng viêm nhờn (viêm tử cung thể cata)

Là thể viêm nhẹ, thường xảy ra sau khi sinh hay sau khi giao phối từ 1-3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, kích thích các tuyến tử cung tiết nhiều dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh Thú cái sốt nhẹ, sau vài ngày dịch viêm giảm dần rồi đặc lại

2.3.2 Dạng viêm mủ

Là thể viêm nặng, thường xảy ra trên chó có sức chịu đựng kém, số lượng vi khuẩn nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể do viêm dạng nhờn kế phát Con vật sốt cao 40 – 410C, tần số hố hấp tăng, đi tiểu nhiều, nước tiểu có màu vàng, uống nước nhiều, bỏ ăn Khoảng 8-10 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng thì mủ từ trong tử cung sẽ chảy ra, lúc đầu dịch mủ lỏng, trắng đục, sau đó dịch mủ đặc hơn, lợn cợn có màu vàng Càng về sau dịch mủ chảy ra càng nhiều, có màu vàng xanh

và đặc, đôi khi có lẫn máu, mùi rất hôi, thời gian này kéo dài từ 3-4 ngày Sau đó

mủ đặc lại dính vào âm hộ Giai đoạn này thể hiện một tình trạng viêm nặng, chó có thể chết, hay viêm lan sang các cơ quan khác, tình trạng nhiễm trùng huyết, nhiễm độc huyết có thể xảy ra làm chết thú

Trang 27

11

2.3.3 Dạng viêm mủ có lẫn máu

Viêm nội mạc tử cung hoại tử là thể viêm nặng, vết thương ăn sâu vào thành

tử cung làm tổn thương thành mạch gây xuất huyết Con vật sốt cao 40 - 410C, không ăn kéo dài, tần số hô hấp tăng, mệt mỏi hay nằm, khát nước Dịch viêm chảy

ra có mùi rất hôi, dịch viêm có lẫn máu hay có màu xám đen Con vật suy sụp nặng,

có thể chết sau đó vài ngày do mất máu hay do nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc huyết

2.3.4 Dạng viêm tích mủ đóng cổ tử cung trên chó (viêm dạng kín)

Viêm tích mủ đóng cổ tử cung là bệnh lý trong tử cung của chó cái trưởng thành, bệnh thường xảy ra sau khi lên giống từ 4 tuần đến 4 tháng tuổi Giai đoạn đầu của bệnh các dấu hiệu lâm sàng luôn thay đổi và rất mơ hồ Vì vậy việc chẩn đoán đúng bệnh thường rất muộn Những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh gia tăng trên những chó không sinh sản và những chó lớn hơn 4 năm tuổi Bệnh tích mủ tử cung rất khó chẩn đoán bằng lâm sàng, các triệu chứng bệnh rất mơ hồ Bệnh chỉ xuất hiện một triệu chứng duy nhất là chảy dịch viêm, hoặc không chảy dịch viêm Trường hợp tích mủ dạng đóng cổ tử cung thì việc hồi sức cấp cứu phải được thực hiện nhanh chóng để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn cấp làm chết thú Cơ chế sinh bệnh tích mủ tử cung bao gồm sự tác động của estrogen trong giai đoạn lên giống sau đó là sự tác động kéo dài của progesterone, làm tăng sinh lớp nội mạc tử cung, làm các tuyến trong tử cung tăng tiết dịch và giảm nhu động Ức chế bạch cầu

di chuyển vào trong lòng tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển Vì vậy sau mỗi chu kỳ lên giống thì dịch trong tử cung nhiều thêm và bệnh trở nên trầm trọng hơn (Smith France, 2006)

Trang 28

12

2.4 Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung

Theo Trần Thanh Phong (1996); Tô Minh Châu và Phan Thị Bích Liên (2001), những vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung thường gặp trên chó:

E.coli Enterobacteriaceae Escherichia Trực khuẩn G(-)

Staphylococccus spp Micrococcaceae Staphylococccus Tụ cầu khuẩn G(+) Streptococcus spp Streptococcacaeae Streptococcus Liên cầu khuẩn G(+)

Proteus mirabilis Enterobacteriaceae Proteus Trực khuẩn G(-)

Brucella canis Brucellaceae Brucella Cầu trực khuẩn G(-)

Theo Lê Văn Thọ (2009), những vi khuẩn được tìm thấy trong 170 mẫu dịch

viêm tử cung là E.coli (105/170 tỷ lệ 61,76%) Staphylococcus spp (37/170 tỷ lệ 21,77%) Enterobacter spp (18/170 tỷ lệ 10,59%)

Theo Dhaliwal (1996) và Fransson (1997) hệ vi khuẩn gây bệnh được phân

lập từ dịch mủ tử cung có Streptococcus spp., Klebsiella spp., Staphylococcus spp.,

Pasteurella spp., Proteus spp., Pseudomonas spp (Trích dẫn bởi Ragnvi Hagman,

2002)

Fransson (2003) đã phân lập vi khuẩn trên 48 con chó bệnh tích mủ tử cung

và ghi nhận kết quả như sau: E coli 90%, Pasteurella multocida 2%, Streptococcus

canis 2%, các loại vi khuẩn khác 4%, và không có vi khuẩn 2%

Margaret (2006) đã phân lập các vi khuẩn trên những chó bị viêm tử cung

gồm E coli, Streptococcus canis, Staphylococcus intermedius, Staphylococcus

aureus, Streptococus beta hemolytic, Pasteurella multocida, Proteus mirabilis

2.5 Chẩn đoán bệnh viêm tử cung trên chó

2.5.1 Dựa vào các yếu tố dịch tễ

Smith (2006), bệnh thường xảy ra sau khi lên giống, sau khi phối giống hoặc sau khi sinh Cần lưu ý trên những chó già, chó không sinh sản, chó không lên giống hoặc không mang thai, những chó mang thai giả Một vài giống chó có nguy

cơ mắc bệnh viêm tử cung cao: Gloden Retriever, Miniaturea Schnauzer, Irish

Trang 29

Tóm lại: những yếu tố dịch tể cần lưu ý khi chẩn đoán chó cái bị viêm tử

cung: bệnh thường xảy ra sau mùa lên giống, trên chó có một khoảng thời gian dài không lên giống; chó cái lớn tuổi không sinh sản; chó lên giống nhiều lần mà không cho phối; có sử dụng thuốc can thiệp vào quá trình sinh sản

2.5.2 Dựa vào lâm sàng

Lê Văn Thọ và Phan Thị Kim Chi (2003); Đỗ Hiếu Liêm (2004); Lê Văn Thọ (2009) có những dấu hiệu lâm sàng thường xuất hiện trong bệnh viêm tử cung như:

 Chảy dịch viêm đường sinh dục, vùng bụng to và đau khi sờ nắn,

 Uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, bỏ ăn, ói, tiêu chảy, thở nhanh,

 Có dấu hiệu thần kinh như lảo đảo, ngủ lịm

 Thân nhiệt bình thường hay tăng nhẹ

2.5.3 Dựa vào kết quả siêu âm và X quang

Theo Smith (2006); Verstegen (2008), cho rằng dùng kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán bệnh viêm tử cung cho kết quả tương đối chính xác Với những dấu hiệu đặc trưng bao gồm tử cung giãn rộng, tử cung chứa đầy dịch bên trong, khi siêu âm cho hồi âm trống (không hồi âm, màn hình cho ảnh đen rõ nét) đến giảm hồi âm (hồi âm kém màn hình cho những ảnh đen nhạt màu hơn) Dịch trong lòng tử cung luôn đồng nhất, nhưng cũng có thể lợn cợn Thường thấy dịch tử cung cho hồi âm trống, hoặc hồi âm lợn cợn Nội mạc tử cung dày có cấu trúc nang là đặc trưng của bệnh tăng sinh nội mạc tử cung Đó không phải bệnh tích mủ trong tử cung Phù nội mạc tử cung có thể phát hiện được bằng siêu âm Tích dịch nhầy hoặc ứ máu tử cung sẽ cho hồi âm kém Tích mủ tử cung sẽ cho hồi âm trống nếu nghi ngờ nên kết

Trang 30

Chụp X- quang có thể dùng chẩn đoán tích mủ tử cung trong những tình huống khó khăn, nhưng thường xuyên nhầm lẫn, kém chính xác Tử cung không có thai và mang thai ở giai đoạn đầu có ảnh X- quang giống như mô mềm hay chất lỏng Các bệnh khác như tích dịch nhầy, tích mủ và xoắn tử cung, ảnh X- quang có đặc tính tương tự ảnh X quang mô mềm nên không phân biệt được các trường hợp này Những bệnh khác trên tử cung và giai đoạn đầu của sự mang thai không phân biệt được

Tóm lại: việc chẩn đoán bệnh viêm tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, tích

dịch tử cung và phù niêm mạc tử cung bằng siêu âm có thể phân biệt được X- quang khó phân biệt giữa hai trường hợp viêm tích mủ tử cung và tích dịch tử cung

2.5.4 Các phương pháp khác có thể dùng chẩn đoán bệnh viêm tử cung

2.5.4.1 Xét nghiệm tế bào

Theo Đỗ Hiếu Liêm (2004), vết phết âm đạo của các chó cái viêm đường sinh dục có đặc điểm: số lượng tế bào biểu mô hiện diện rất ít trong vi trường, chủ yếu là các tế bào bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân và dịch mủ nhầy Đối với những chó cái bị viêm tử cung mà cổ tử cung co thắt lại, do đó dịch mủ nhầy không chảy ra âm hộ thì trên vết phết âm đạo không xuất hiện các tế bào bạch cầu

Theo Pretzer (2008), kiểm tra tế bào học chất tiết âm đạo là phương pháp đơn giãn và hiệu quả cao trong chẩn đoán nhanh bệnh viêm tử cung và chẩn đoán phân biệt viêm tích mủ mở cổ tử cung với tích dịch tử cung Trong bệnh viêm tử

Trang 31

15

cung bạch cầu trung tính thường tăng số lượng Trên vết phết có thể nhìn thấy vi khuẩn, nhiều tế bào hồng cầu, nhiều tế bào nội mạc tử cung và nhiều mảnh vỡ vô định hình Trong bệnh tích dịch tử cung, tế bào bạch cầu trung tính không tăng, không có sự thoái hóa tế bào bạch cầu trung tính Rất ít tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, tế bào nội mạc tử cung ở mức độ trung bình Các mảnh vụn vô định hình rất ít, đặc biệt không thấy sự hiện diện của vi khuẩn Trong bệnh ứ huyết tử cung, các tế bào hồng cầu chiếm ưu thế, rất ít các tế bào bạch cầu và chất nhờn ở mức độ trung bình Các tế bào nội mạc tử cung rất ít, các mảnh vỡ vô định hình rất ít hay ở mức độ trung bình

Theo Verstegen (2008), kiểm tra cặn nước tiểu thấy các tế bào mô kẻ của thận Các tế bào lymphocyte xâm nhập xung quanh quản cầu thận, tập trung thành một điểm và tập trung nhiều hơn ở xung quanh mô kẽ, xơ teo ống lượn ở chó trong bệnh tích mủ tử cung

2.5.4.2 Xét nghiệm huyết học và các xét nghiệm khác

Theo Verstegen (2008), trong bệnh viêm tích mủ tử cung thường thấy dấu hiệu thiếu máu Các chỉ số sinh hoá không bình thường như nitrogen máu tăng, gammaglobuline tăng, albumine tăng, máu nhiễm độc acid Các trường hợp tích mủ

tử cung đều có dấu hiệu tăng bạch cầu, điểm đặc trưng là tăng bạch cầu trung tính cùng sự thay đổi hình thái của bạch cầu trung tính, cũng như tăng bạch cầu đơn nhân Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu luôn xuất hiện vì có 25% trường hợp tích mủ tử cung có công thức bạch cầu bình thường Nhiều chó bị ảnh hưởng nhẹ hoặc không ảnh hưởng về số lượng hồng cầu, điều này chỉ ra tính chất của bệnh mãn tính do độc tố ức chế hoạt động của tủy xương Nước tiểu loãng, tỷ trọng nước tiểu giảm Do độc tố của mầm bệnh tác động lên các ống thận làm giảm chức năng tái hấp thu nước dẫn đến triệu chứng tiểu nhiều, uống nước nhiều và protein niệu Suy thận là một dấu hiệu của bệnh, sốt không phải là một dấu hiệu phổ biến của bệnh tích mủ tử cung, mất nước có thể xảy ra trong quá trình diễn tiến của bệnh pH huyết thanh toan tính cao, hiện diện trong khoảng 50-75% trường hợp bệnh Đôi khi nồng độ alanine amino transferase (ALT) trong huyết thanh có thể tăng nhẹ Những

Trang 32

16

thay đổi này do độc tố làm hư hại các tế bào gan, hoặc lưu thông máu qua gan giảm

do mất nước Tăng protein huyết và tăng globuline do độc tố tác động lâu ngày Rối loạn chức năng thận là một dấu hiệu của bệnh tích mủ tử cung, hàm lượng urea và nồng độ creatinine trong huyết thanh thường không cao, nitrogen máu tăng cao do mất nước Tỷ trọng nước tiểu bình thường trong giai đoạn đầu của bệnh, giảm ở giai đoạn sau do độc tố vi khuẩn làm giảm khả năng hấp thu ion natri và clorua ở quai

henle Độc tố E.coli có khả năng kháng hormone lợi tiểu dẫn đến mất khả năng tái

hấp thu nước ở hệ thống ống lượn dẫn đến tiểu nhiều và uống nước nhiều để bù lượng nước bị mất Suy giảm chức năng của tiểu cầu thận phát triển sớm, hư hệ thống ống lượn làm tăng gammaglutamyl transferase trong nước tiểu Protein niệu giảm không phổ biến, tuy nhiên protein niệu tăng có thể được đánh giá về sự mất nước trên ca bệnh

Tích dịch tử cung không thấy sự thay đổi các chỉ số sinh hoá, công thức bạch cầu bình thường, nước tiểu bình thường hay có sự thay đổi rất nhỏ và có chứng thiếu máu nhẹ phục hồi

2.6 Một số phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung trên chó

2.6.1 Ngoại khoa

Điều trị bệnh tích mủ tử cung bằng việc cắt bỏ tử cung buồng trứng (OHE), được thực hiện khi chủ nuôi yêu cầu, tình trạng sức khỏe yếu Không còn khả năng sinh sản, bệnh tái đi tái lại nhiều lần Các ca bệnh điều trị bằng phương pháp nội khoa không thành công Thực hiện cắt bỏ tử cung sau khi chó cái được điều trị ổn định bằng kháng sinh phổ rộng và truyền dịch Do bệnh diễn tiến chậm nên các dấu hiệu lâm sàng âm thầm kín đáo Bệnh thường được phát hiện khi cơ thể suy sụp nặng, nên khi gây mê và phẫu thuật gặp nhiều khó khăn Không nên trì hoãn trong điều trị, nên kiểm tra chức năng thận và các men gan trước khi điều trị để lựa chọn thuốc và sử dụng thuốc cho phù hợp Các liệu pháp hỗ trợ phải tiếp tục thực hiện trong và sau khi phẫu thuật, dùng thuốc kháng khuẩn liên tục ít nhất 1 tuần sau phẫu thuật Lợi ích chính của việc cắt bỏ tử cung buồng trứng là loại bỏ nguy cơ tái phát

Trang 33

 Vô cảm bằng cách gây mê toàn thân

 Cạo lông và vệ sinh vùng mổ từ sụn mấu kiếm đến xương mu

 Thực hiện đường mổ ngay sau rốn kéo dài về phía sau 4-6cm, mổ ngay đường trắng

 Dùng cây móc tử cung để móc sừng tử cung bên phải ra khỏi ổ bụng

 Dùng forcep kẹp ngang giữa sừng tử cung và buồng trứng, dùng ngón trỏ và ngón cái nắm màng bao buồng trứng và dùng ngón tay trỏ của bàn tay còn lại nâng nhẹ làm dây chằng và đưa buồng trứng ra ngoài vết mổ

 Đặt hai forcep đối diện nhau ngang qua cuống buồng trứng Dùng chỉ tiêu buộc hai nút buộc, một nút gần buồng trứng và một nút xa buồng trứng

 Đặt một kẹp mạch máu gần màng treo buồng trứng, cắt ngang dây treo buồng trứng, mở kẹp ở cuống buồng trứng xem có xuất huyết hay không trước khi đưa vào ổ bụng

 Lần tìm sừng tử cung bên trái và cũng thực hiện tương tự

 Lật ngược hai sừng tử cung về phía sau, dùng 2 forcep kẹp ngang thân tử cung, dùng chỉ tiêu buộc hai nút buộc, nút ngoài buộc theo hình số 8 nút trong buộc theo chu vi Sau đó dùng hai kẹp, kẹp bên ngoài nút buộc và cắt ngang thân tử cung giữa hai kẹp Đưa phần tử cung còn lại vào xoang bụng

 May đóng thành bụng bằng 3 lớp: phúc mạc, cơ thành bụng, mô dưới da và

da

Chăm sóc hậu phẫu chu đáo

Trang 34

18

2.6.2 Nội khoa

Trong những năm vừa qua nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung đã được công bố Gần đây nhất là việc sử dụng thuốc kháng sinh, nhưng điều này thường làm chậm tiến triển của bệnh Hiệu quả hơn là việc dùng prostaglandin liều thấp và lập lại nhiều lần, kết hợp với kháng sinh và các loại thuốc hỗ trợ cơ thể Prostaglandin phân hủy hoàng thể làm giảm hàm lượng progesterone trong máu, dẫn đến mở cổ tử cung, giảm tiết dịch trong tử cung, tăng co bóp cơ tử cung để tống dịch viêm ra ngoài Tuy nhiên khi dùng liều cao sẽ có nguy cơ làm vỡ tử cung trong trường hợp cổ tử cung đóng kín Khi sử dụng prostaglandin ở liều cao sẽ có phản ứng phụ như chảy nước bọt, ói, căng thẳng, tiêu chảy, sốt, thở khó, một vài trường hợp shock gây chết Trong 10 năm qua đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm

tử cung đã được khuyến cáo Mặc dù các phương pháp có khác nhau, nhưng có cùng mục tiêu:

(1) Ngăn ngừa tác dụng của progesterone bằng việc phá hủy hoàng thể hoặc ngăn chặn các thụ thể progesterone trên tử cung

(2) Dùng prostaglandin làm mở cổ tử cung, tăng các cơn co thắt tử cung đẩy dịch viêm ra ngoài

(4) Ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn bằng việc sử dụng kháng sinh phổ rộng

(5) Tạo điều kiện tái sinh niêm mạc tử cung bằng cách kéo dài giai đoạn không động dục (Verstegen, 2008)

Sử dụng prostaglandin trong điều trị

Việc sử dụng prostaglandin trong điều trị tích mủ tử cung trên chó cho kết quả tốt, trừ khi sử dụng liều cao Điều trị bằng prostaglandin ngoài phân hủy hoàng thể nó gián tiếp gây mở cổ tử cung và gây co thắt cơ tử cung tạo điều kiện thoát dịch tử cung Điều trị tích mủ tử cung bằng prostaglandin liều 10-50µg/kgtt, 3-5 lần/ngày, trong 3-7 ngày Sử dụng duy nhất hoặc kết hợp với các thuốc khác đều được Liều lượng này chỉ áp dụng cho các prostaglandin tự nhiên Prostaglandin tự nhiên có ưu điểm hơn prostaglandin tổng hợp Nhưng prostaglandin tổng hợp có tác

Trang 35

19

dụng phân hủy hoàng thể mạnh, gây co thắt tử cung mạnh hơn Cần tính toán liều

sử dụng cho phù hợp, nên dùng liều thấp nhất, vì chúng có nhiều tác dụng phụ khá nghiêm trọng khi dùng liều cao (>100µg/kgtt), thuốc tiêm dưới da hay tiêm bắp Tác dụng phụ, phụ thuộc vào liều sử dụng, khi sử dụng lặp lại nhiều lần các phản ứng phụ cũng giảm theo Nên dùng liều thấp ở những lần đầu để tránh những tác dụng phụ sau đó tăng liều dần dần để đạt hiệu quả cao ở liều (50µg/kgtt) sau 2-3 ngày Sử dụng liều 10µg/kgtt, 5lần/ngày cho ngày điều trị đầu tiên, tăng đến 25µg/kgtt, 5 lần/ngày vào ngày thứ hai, và đạt 50µg/kgtt vào ngày thứ 3 Liều 50µg/kgtt, 3-5 lần/ngày, được dùng cho các ngày còn lại của phác đồ Hiếm khi thấy các phản ứng phụ xảy ra sau hai hoặc sau ba mũi tiêm đầu tiên Tác dụng phụ bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, thở nhanh có thể xảy ra nhưng ở mức độ nhẹ, thường bắt đầu xảy ra sau khi tiêm hoặc có thể muộn hơn từ 20-30 phút sau và không kéo dài hơn 30 phút Prostaglandin tổng hợp như cloprostenol được dùng thay prostaglandin tự nhiên Sử dụng kết hợp giữa prostaglandin tự nhiên và tổng hợp sẽ giảm tác dụng phụ và tác động kéo dài

Trang 36

2.8 Tóm lược một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nuớc

2.8.1 Một số nghiên cứu trong nước

Lê Văn Thọ (2009), đã khảo sát trên 8.760 chó bệnh từ năm 2003- 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương Kết quả có 659 chó bị viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 7,52% Chó bị bệnh viêm tử cung tăng dần theo tuổi, thấp nhất ở nhóm dưới hai năm tuổi (5,42%), cao nhất ở nhóm 6-10 năm tuổi (9,53%) Viêm tử cung

ở dạng hở chiếm tỷ lệ cao hơn so với viêm tử cung ở dạng kín (62,52% so với 37,48%) Các triệu chứng thường gặp trên chó bị viêm tử cung là chảy dịch ở âm đạo (62,52%), biếng ăn (45,22%), uống nhiều nước (41,43%), bụng trương to

(32,78%) Vi khuẩn trong dịch âm đạo phổ biến nhất là E coli Điều trị nội khoa

cho kết quả từ 57,23% đến 75,38% Điều trị ngoại khoa đạt kết quả cao hơn (97,93%)

Theo Lê Văn Thọ và Phan Thị Kim Chi (2003), khảo sát trên 352 con chó cái

có những triệu chứng bệnh trên đường sinh dục, bằng kỹ thuật siêu âm đã phát hiện

83 con chó bị viêm tử cung (tỷ lệ 23,58%) Tỷ lệ bệnh cao trên những chó từ 6 năm tuổi trở lên Bệnh xảy ra trên tất các nhóm giống, giống chó ta có tỷ lệ viêm tử cung cao nhất (40,96%) Vi khuẩn được phân lập từ dịch tiết đường sinh dục:

Staphylococcus aureus (43,42%), E coli (37,83%), Streptococcus spp (18,93%)

Hiệu quả điều trị bằng kháng sinh (87,18%), điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Trang 37

21

buồng trứng (88,64%) Những loại kháng sinh có hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm tử cung: cephalexin, norfloxacin, amoxillin

2.8.2 Một số nghiên cứu ở nước ngoài

Theo Gábor (1999), nghiên cứu việc điều trị bệnh viêm tử cung và tích mủ tử bằng prostaglandin đã mang lại những hiệu quả nhất định Mười bảy con chó bệnh viêm tử cung và tích mủ tử cung được điều trị bằng prostaglandin liều 150µg/kgtt, 1-2 lần/ngày tương đương 0,3ml/10kgtt bơm vào âm đạo kết hợp với amoxicillin liều 15mg/ kgtt/ 48 giờ hay gentamicin 4mg/ kgtt/ 24 giờ, tiêm bắp Điều trị thành công 15 con, liệu trình từ 3-12 ngày và thời gian sử dụng kháng sinh khoảng 4-12 ngày, dịch viêm không còn chảy ra từ âm đạo, siêu âm cho thấy dịch viêm không còn tồn đọng trong tử cung, sức khỏe tổng quát tốt Hai con chó điều trị không thành công sau hai ngày điều trị, phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung Không có triệu chứng phụ nào xảy ra sau khi dùng prostaglandin Bệnh không tái phát sau 12 tháng điều trị Kết quả điều trị thành công 15 chó (86,6%), không xảy ra triệu chứng phụ nào Nghiên cứu này chỉ thực hiện với mẫu nhỏ, nhưng có thể kết luận prostaglandin dùng để điều trị bệnh viêm tử cung và tích mủ tử cung trên chó có hiệu quả tốt Trong một vài trường hợp đặc biệt thì việc cắt bỏ tử cung buồng trứng

là điều cần thiết

England (2007), báo cáo kết quả điều trị 22 chó cái bị tích mủ tử cung đóng

và mở cổ tử cung bằng việc sử dụng sự kết hợp cabergoline liều 5µg/kgtt/ngày và cloprostenol liều 5µg/ kgtt/ ngày, trong ba ngày liên tục sẽ cải thiện các dấu hiệu lâm sàng đáng kể và giảm nồng độ progesterone trong huyết tương, tăng kích thước

âm hộ và giảm đường kính của tử cung trong 10 ngày điều trị Các chỉ số huyết học trở lại bình thường trong vòng 6 ngày điều trị, chỉ số sinh hóa trở lại bình thường trong 9 ngày Kết quả có 19 chó điều trị thành công trong 10 ngày, hai chó khác phải điều trị trong 13 ngày, một chó bị xoắn tử cung điều trị không thành công Tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm prostaglandin kéo dài trong 60 phút bao gồm nôn nhẹ, căng thẳng, tiêu chảy, và thở nhanh Các tác dụng phụ giảm dần sau mỗi lần sử dụng prostaglandin Làm giảm tác dụng phụ bằng cách giảm liều cloprostenol từ 1

Trang 38

22

hoặc 2,5µg/ kgtt Điều trị bằng phác đồ này dễ dàng hơn so với các phác đồ cổ điển khác, các phác đồ cổ điển phải sử dụng prostaglandin tự nhiên, liều thấp, lặp đi lặp lại nhiều lần, tuy nhiên phác đồ này có nhiều tác dụng phụ và khoảng thời gian từ khi bắt đầu điều trị đến khi hết bệnh dài hơn khi dùng prostaglandin tự nhiên

Bệnh tích mủ tử cung (pyometra) dựa trên lâm sàng khó phân biệt với bệnh tăng sinh nội mạc tử cung (CEH) Nồng độ chất prostaglandin F2α hiện diện trong huyết tương được xác định gián tiếp bằng cách đo chất chuyển hóa của nó là 15-keto-13 ,14-dihydro-PGF2α (chất chuyển hóa), và kết hợp với việc xác định các chỉ

số sinh lý, sinh hóa máu để chẩn đoán phân biệt hai bệnh này Thí nghiệm được thực hiện trên 59 con chó bị tích mủ tử cung, 10 con chó bị tăng sinh nội mạc tử cung và 9 con không bệnh làm đối chứng Nồng độ chất chuyển hóa trong huyết tương của chó bệnh tích mủ tử cung cao hơn so với chó bệnh tăng sinh nội mạc tử cung (P = 0,002) và cao hơn nhóm đối chứng (P = 0,002) Khi phân tích chất chuyển hóa ở độ nhạy 98,3% và 80% thì nồng độ chất chuyển hóa có sự khác biệt nhau giữa bệnh tích mủ tử cung và bệnh tăng sinh nội mạc tử cung Khi có sự kết hợp giữa việc xác định chất chuyển hóa và hiện tượng tăng bạch cầu trung tính thì đây là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán phân biệt giữa tích mủ tử cung và tăng sinh nội mạc tử cung Chất chuyển hóa đo ở độ nhạy 100% thì mức chẩn đoán chính xác bệnh tích mủ tử cung lên đến 90% Nếu chất chuyển hóa đo được > 4524pmol l-1 thì chẩn đoán chính xác bệnh tích mủ tử cung đến 99% Chất chuyển hóa đo được > 3054pmol l-1, > 2388pmol l-1 hoặc > 1666pmol l-1 có giá trị chẩn đoán đúng bệnh tích mủ tử cung tương ứng với các mức tin cậy là 95%, 90% hoặc 80% Chất chuyển hóa ở mức cao (trên 3000 pmol l-1), chỉ một thông số này cũng chỉ ra sự khác biệt của bệnh tích mủ tử cung so với bệnh tăng sinh nội mạc tử cung (Hagman, 2006)

Theo Cristina Gobello (2003), báo cáo việc sử dụng kết hợp giữa aglepristone và cloprostenol trong điều trị pyometra mở cổ tử cung trên chó và xác định hàm lượng progesterone (P4) trong huyết thanh trước và trong khi điều trị 15 chó bệnh được phân bổ ngẫu nhiên thành hai nhóm điều trị: nhóm I (8): dùng

Trang 39

23

aglepristone liều 10mg/kgtt, S.C, tiêm vào các ngày 1, 3, 8, và 15 (nếu không chữa khỏi), kết hợp cloprostenol 1mg/ kgtt, S.C, tiêm vào ngày 3 và 8 Ở nhóm II (7): aglepristone dùng như trên nhưng cloprostenol được tiêm vào ngày 3, 5, 8 10, 12,

và 15 (nếu không chữa khỏi) Trước khi bắt đầu điều trị và sau khi điều trị vào ngày

8, 15, và 29 tất cả các chó bệnh được kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng, tác dụng phụ, công thức máu, nồng độ P4 trong huyết thanh và đường kính tử cung Nồng độ P4 trong huyết thanh trước khi điều trị ở hai nhóm thí nghiệm >1,2ng/ ml Điều trị thành công, không có tác dụng phụ và không có sự khác biệt về nồng độ P4 vào ngày 15 ngày 29 Trong cả hai nhóm điều trị, các dấu hiệu lâm sàng, các chỉ số máu, đường kính tử cung được cải thiện Trong các ngày điều trị nồng độ P4 có sự thay đổi trên tất cả chó thí nghiệm Tái phát bệnh tích mủ tử cung trong chu kỳ lên giống tiếp theo là 20% Một chó cái không tái phát bệnh được giao phối và sinh ra chó con bình thường Kết luận rằng: hai thuốc này sử dụng kết hợp có thể dùng điều trị bệnh tích mủ mở cổ tử cung, an toàn, giảm các dấu hiệu lâm sàng của bệnh

Nhận xét: hầu hết các tác giả đều tập trung nghiên cứu theo hướng chẩn

đoán sớm hay chẩn đoán phân biệt giữa viêm tử cung và tích dịch tử cung Chẩn đoán phân biệt giữa tích mủ đóng cổ tử cung và tích mủ mở cổ tử cung Nhiều tác giả nghiên cứu các phương pháp điều trị mới Các tác giả nước ngoài nghiên cứu về tác động của độc tố đối với cơ thể Ảnh hưởng của bệnh trên từng cơ quan, ảnh hưởng của bệnh làm thay đổi các chức năng sinh học của cơ thể Sự mẫn cảm của mầm bệnh đối với các loại kháng sinh đã được nói đến, việc sử dụng kháng sinh ở những nước phát triển rất thận trọng nên hầu hết các vi khuẩn còn mẫn cảm với kháng sinh Nhưng đó chỉ là những nghiên cứu ở nước ngoài Trên cơ sở đó chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh trên diện rộng và đánh giá lại mức độ mẫn cảm của mầm bệnh đối với các loại kháng sinh

Trang 40

24

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

3.1.1 Thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 11 năm 2010

3.1.2 Địa điểm khảo sát và lấy mẫu

Phòng chẩn đoán xét nghiệm và điều trị số 151 Lý Thường Kiệt, Quận 11 TP.HCM

Phòng chẩn đoán và điều trị số 187 Lý Chính Thắng, Quận 3 TP.HCM Bệnh viện Thú y trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh

3.1.3 Địa điểm xét nghiệm

Phân lập vi khuẩn gây bệnh và thử kháng sinh đồ tại phòng xét nghiệm thuộc Chi cục Thú y thành phố, số 151 Lý Thường Kiệt, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Phân tích công thức máu và xác định chức năng gan thận tại phòng xét nghiệm Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh

Xác định hàm lượng progesterone tại phòng xét nghiệm bệnh viện Từ Dũ

Dụng cụ: tăm bông vô trùng, ống nghiệm nhựa đựng máu và đựng dịch viêm

tử cung, ống tiêm nhựa vô trùng, bông, gạc, bàn mổ, dao mổ, kéo, kẹp, dây cầm cột,

rọ mõm, găng tay y khoa và nhiệt kế điện tử

Ngày đăng: 14/03/2019, 10:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Võ Thị Trà An và ctv, 2010. Dược lý thú y. Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lý thú y
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
2. Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001. Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y
3. Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang 2006. Sinh lý gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý gia súc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Ngọc Hải, 2009. Bài giảng vi khuẩn. Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng vi khuẩn
5. Nguyễn Văn Khanh. 2008. Bài giảng bệnh lý học nâng cao. Khoa Chăn Nuôi Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng bệnh lý học nâng cao
7. Nguyễn Văn Nghĩa, 2009. Bài giảng X quang và siêu âm thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng X quang và siêu âm thú y
8. Trần Thanh Phong, 1996. Một số bệnh truyền nhiễm trên chó. Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh truyền nhiễm trên chó
9. Nguyễn Văn Thành, 2004. Giáo trình sản khoa gia súc. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sản khoa gia súc
11. Lê Văn Thọ, 2006. Ngoại khoa thú y chó mèo. Nhà xuất bản nông nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại khoa thú y chó mèo
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
13. Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2000. Giáo trình cơ thể học gia súc. Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cơ thể học gia súc
14. Huỳnh Thị Bạch Yến, 2006. Khảo sát một số hằng số sinh lý sinh hóa máu và nước tiểu trên chó. Luận án tiến sĩ. Đại Học Nông Lâm TP HCM.Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số hằng số sinh lý sinh hóa máu và nước tiểu trên chó
6. Đỗ Hiếu Liêm, 2004. Chẩn đoán một số trường hợp bệnh lý ở đường sinh dục chó cái bằng xét nghiệm tế bào âm đạo. Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, số 3: 40-44 Khác
10. Lê Văn Thọ và Phan Thị Kim Chi, 2003. Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm tử cung và theo dõi kết quả điều trị. Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp số 4, 2003 Khác
12. Lê Văn Thọ, Lê Quang Thông, Huỳnh Thị Thanh Ngọc, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Phan Thị Kim Chi, 2009. Khảo sát bệnh viêm tử cung trên chó cái và kết quả điều trị. Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp số 3, 2003 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w