QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……………………. ………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM QUỐC CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN DUY THỤY ĐĂK LĂK 2017 LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã trích dẫn rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Quốc Cường LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk”, bản thân tác giả đã cố gắng cùng với sự giúp đỡ của thầy, cô và bạn bè. Tác giả xin chân thành được bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô Học viện Hành chính Quốc gia đã hết lòng truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt khóa học vừa qua. Đặc biệt là TS. Nguyễn Duy Thụy, người thầy hướng dẫn khoa học đã ân cần chỉ bảo và giúp đỡ tác giả vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy – Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thị xã Buôn Hồ, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng Nội vụ, phòng Dân tộc thị xã và Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã nhiệt tình tạo điều kiện cho tác giả thu thập số liệu, khảo sát thực trạng để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn Tác giả luận văn Phạm Quốc Cường MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 11 1.1. Một số vấn đề lý luận về giảm nghèo bền vững 11 1.2. .Hệ thống văn bản pháp luật của quản lý nhà nước về giảm nghèo 27 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số của một số địa phương và bài học kinh nghiệm 33 Tiểu kết chương 1 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 42 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến đói nghèo ở vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk 42 2.2. Thực trạng nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk 45 2.3. Đánh giá về vấn đề quản lý nhà nước đối với giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk .. 50 2.4. Những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần khắc phục giải quyết 61 Tiểu kết chương 2 68 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK 69 3.1. Quan điểm và định hướng về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số 69 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số của thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk 80 3.3. Đề xuất kiến nghị về giải pháp thực hiện giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số 90 Tiểu kết chương 3 95 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM QUỐC CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
ĐĂK LĂK - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM QUỐC CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản
lý công Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN DUY THỤY
ĐĂK LĂK - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi Trong luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiềunguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã trích dẫn rõ nguồn gốc
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu đã được trình bàytrong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Cường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk”, bản thân tác giả đã cố gắng cùng với sự giúp đỡ của thầy, cô và
bạn bè
Tác giả xin chân thành được bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô Họcviện Hành chính Quốc gia đã hết lòng truyền đạt kiến thức cho tác giả trongsuốt khóa học vừa qua Đặc biệt là TS Nguyễn Duy Thụy, người thầy hướngdẫn khoa học đã ân cần chỉ bảo và giúp đỡ tác giả vượt qua những khó khăn,trở ngại trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dânthị xã Buôn Hồ, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng Nội vụ,phòng Dân tộc thị xã và Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã nhiệt tìnhtạo điều kiện cho tác giả thu thập số liệu, khảo sát thực trạng để hoàn thànhcông trình nghiên cứu của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Cường
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNGDÂN TỘC THIỂU SỐ 111.1 Một số vấn đề lý luận về giảm nghèo bền vững 111.2 .Hệ thống văn bản pháp luật của quản lý nhà nước về giảm nghèo 271.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộcthiểu số của một số địa phương và bài học kinh nghiệm 33Tiểu kết chương 1 41CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈOBỀN VỮNG Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 422.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến đói nghèo ởvùng đồng bào dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk 422.2 Thực trạng nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xãBuôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk 452.3 Đánh giá về vấn đề quản lý nhà nước đối với giảm nghèo bền vững ởvùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk 502.4 Những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về giảmnghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần khắc phục
giải quyết 61Tiểu kết chương 2 68CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNGTÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VÙNGDÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂKLĂK 693.1 Quan điểm và định hướng về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu
số 69
Trang 63.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số của thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk
Lăk 80
3.3 Đề xuất kiến nghị về giải pháp thực hiện giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số 90
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước luôn xác định giảm nghèo bền vững là một trongnhững chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng, được ưu tiên hàng đầutrong hệ thống chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội Pháttriển kinh tế được gắn với giảm nghèo bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôivới cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội, bảo đảm quyền con người.Tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,vấn đề giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường trựccủa các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể cùng toàn thể các tầng lớp nhândân Giảm nghèo bền vững ở những nơi này còn chính là quá trình phát huybản sắc truyền thống văn hóa của các dân tộc, góp phần bảo vệ môi trườngsinh thái và giữ vững trật tự an ninh quốc phòng
Tây Nguyên nói chung, thị xã Buôn Hồ nói riêng là một trong nhữngđịa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em Tỉ lệ hộ nghèo của thị xã hiệnđang ở mức đáng báo động đặc biệt là ở các cộng đồng người DTTS; tìnhtrạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn; đời sốngcộng đồng người DTTS còn gặp nhiều khó khăn Một số chính sách giảmnghèo đã được các cấp chính quyền ban hành và thực hiện nhưng còn nhiềubất hợp lý, chưa có chính sách giảm nghèo đặc thù và phù hợp với từng nhóm
hộ nghèo, dẫn đến hạn chế hiệu quả các chính sách giảm nghèo tại địaphương Mặc khác, chất lượng đội ngũ cán bộ và thực tế quá trình thực hiệnchính sách giảm nghèo còn bộc lộ nhiều bất cập Thực tiễn quá trình giảmnghèo tại thị xã Buôn Hồ đòi hỏi cần có những nghiên cứu đánh giá quá trình,làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đốivới công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số trên địabàn
Trang 8Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lý luận, nhằm góp phần làm cụ thểhóa hơn những chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vựccông tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, học
viên chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài
luận văn của bản thân
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số thu hút sự quantâm của đông đảo các học giả trong và ngoài nước Một số công trình nghiêncứu về giảm nghèo bền vững trên thế giới và trong nước đã được công bốrộng rãi:
Về các công trình nghiên cứu giảm nghèo bền vững của thế giới:
Từ những năm 80 – 90 của thế kỷ XX, các tổ chức quốc tế như Ngânhàng Thế giới (WB), Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (UNRID), Ủy bangiảm nghèo của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), … đã thực hiệnnhiều nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo Tại hội nghị về chống đói nghèo do
Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) (NĂM1993) đã đưa ra khái niệm, định nghĩa, tiêu chí đánh giá đói nghèo và giảipháp xóa đói giảm nghèo tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Năm 1995, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã đề
cập trong cuốn “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” một định nghĩa rất rộng về nghèo,
phân tích tình hình các nhóm nghèo ở Việt Nam, đánh giá tác động của đổimới đối đến người nghèo gắn liền các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế… vàđưa ra một số quan điểm có tính chiến lược cần xem xét trong giảm nghèo ởViệt Nam
Trong bài viết “Kinh nghiệm giảm nghèo và phát triển hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc” (Tạp chí Lao động và Xã hội, số 276/2005), tác
giả
Trang 9Nguyễn Hữu Hải tìm hiểu nhận thức và quan điểm của Trung Quốc về nghèođói với tư cách là một cột trụ trong hệ thống an sinh xã hội Đó là các kinhnghiệm như: chọn trọng điểm và lập kế hoạch giảm nghèo, thiết lập bộ máychỉ đạo điều hành, giám sát và đánh giá nghèo đói các cấp, nâng cao tố chấtngười nghèo, phát huy vai trò của trưởng thôn trong công tác giảm nghèo Cóthể nói, bài viết đã đề cập khá toàn diện đến XĐGN với tư cách là một trụ cộtcủa hệ thống an sinh xã hội Trung Quốc; các nhận xét, đánh giá của tác giả vềthành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong XĐGN ở Trung Quốc lànhững gợi mở tốt cho Việt Nam đối với XĐGN và tránh tái nghèo.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về XĐGN trên thế giới còn có nhiều
công trình khoa học khác như: Word Bank (1998) với tác phẩm “Việt Nam – Provety Assesment and strategy”; Cling, J.P, Razafindrakoto, M., Roubaud,
F (eds) 2003), New International Poverty Reduction Strategies, Routledge,
London/New Yor,…
Về các công trình nghiên cứu giảm nghèo bền vững trong nước:
Các công trình nghiên cứu về nghèo đói, giảm nghèo bền vững trên phạm vi toàn nước như:
Trong cuốn “Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”của nhóm
tác giả Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến và Lê Xuân Đình(Nxb Nông nghiệp, 2001) đã đưa ra những vấn đề lý luận về nghèo đói, Thựctrạng nghèo đói; Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay.Cuốn sách cũng đề ra các giải pháp đối với xóa đói giảm nghèo như: Thựchiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; Tăng cường mọi nguồn lực cho công tácXĐGN; Cụ thể hóa về chủ trương chính sách của Nhà nước trong công tácXĐGN; Coi trọng nguồn lực con người nhằm thay đổi cục diện đói nghèo tạicác vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm tạo nên những bước đột phátrong công tác XĐGN…Trên nền tảng phân tích những yếu tố căn bản, chi
Trang 10phối thành bại của XĐGN, nhóm tác giả đề xuất cấc giải pháp tăng cườnghiệu quả XĐGN như: chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế; tăngcường các nguồn lực cho các chương trình XĐGN; tạo điều kiện thích hợpcho các hộ nghèo tự vươn lên; các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các
hộ nghèo…
Cuốn sách “Chính sách xóa đói giảm nghèo – thực trạng và giải pháp”
của tác giả Lê Quốc Lý (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010), là chuyênkhảo luận giả về XĐGN với các nội dung như: Một số vấn đề lý luận vềXĐGN; những chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước
về XĐGN; thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, chính sách XĐGN ở Việt Namgiai đoạn 2001-2010; một số chương trình XĐGN điển hình của Việt Nam;đánh giá tổng quát thực hiện chính sách XĐGN của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; định hướng và mục tiêu XĐGN ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo;một số cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách XĐGN ở ViệtNam
Bài viết “Công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, thực trạng và giải pháp” đăng trên tạp chí Mặt trận số 79, (5/2010) của PGS, TS
Lê Ngọc Thắng - Ủy ban Dân tộc, Tổng thư ký Hội dân tộc học và Nhân họcViệt Nam – bài viết đề cập đến tình hình thực hiện chính sách, chương trình,
đề án… xóa đói giảm nghèo và đưa ra những nhận định và khuyến nghị đổimới về hoạt động xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS ở nước ta
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công “Hoàn thiện quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc”, năm 2011, của tác giả Hà Chí Công đã
làm rõ một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo và đề xuất những giảipháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về xóa đói, giảmnghèo ở các tỉnh vùng sâu, vùng xã, vùng khó khăn của Tây Bắc
Trang 11Cuốn sách “Chính sách xóa đói giảm nghèo – Thực trạng và giải pháp”
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013) do tác giả Lê Quốc Lý chủ biên đã đánhgiá một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; chủ trương đườnglối của Đảng và chính sách của Nhà nước về các chương trình XĐGN điển hình,đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách XĐGN của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010; nêu ra những định hướng mục tiêu XĐGN cùng những cơ chế, giảipháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách XĐGN ở Việt Nam thời gian tới
Nhóm các công trình nghiên cứu về đói nghèo và giảm nghèo bền vững
ở các địa bàn vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng:
Cuốn sách Vấn đề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số Đắk Lắk (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1990) do Ủy ban Khoa học xã hội Việt
Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk biên soạn Trên cơ sở đề cậpđến những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội của cácDTTS ở Đắk Lắk, cuốn sách đã phân tích một số vấn đề kinh tế - xã hội cơbản cần phải giải quyết đó là ĐCĐC, phát triển kinh tế vườn, quy hoạch lạicác điểm dân cư, lao động và ngành nghề; phát triển giáo dục, nâng cao dântrí; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; xây dựng nếp sống văn hóa mới
Tác giả Nguyễn Trọng Xuân với bài viết “Thực trạng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở 3 tỉnh Tây Nguyên” (Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4, năm
2002), đã phân tích thực trạng kinh tế xã hội của các tỉnh Kon Tum, Gia Lai,Đắk Lắk; làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, thách thức vềphát triển nguồn nhân lực, về mức sống, về sản xuất, về các chương trình, dự
án và nêu lên một số kiến nghị về quy hoạch, phát triển tổng thể Tây Nguyên,
về nâng cao việc tiếp cận các dịch vụ
Cuốn sách Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên (Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội 2005) do tác giả Bùi Minh Đạo chủ biên Trên cơ sở khái quát về các
Trang 12DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên như về môi trường cư trú, đặc điểm kinh tế, vănhóa, xã hội; tác giả đã làm rõ các chính sách giảm nghèo, kết quả thực hiệnchính sách XĐGN, nguyên nhân và đặc điểm đói nghèo đối với các DTTS tạichỗ ở Tây Nguyên Cuốn sách cũng đã làm rõ quan điểm và một số giải phápXĐGN đối với các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên Theo các tác giả, thực hiệnXĐGN đối với các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên cần quán triệt các quan điểm:XĐGN là một cuộc cách mạng toàn diện; XĐGN gắn với thực hiện chínhsách dân tộc, bảo vệ an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái;XĐGN trên cơ sở xem xét thiết chế xã hội truyền thống, xem xét đặc điểm tộcngười và phù hợp với đặc điểm tộc người; XĐGN gắn với bảo tồn đa dạngvăn hóa tộc người; XĐGN trên cơ sở coi trọng và kế thừa tri thức bản địa củangười dân về cách quản lý nguồn tài nguyên Để XĐGN đối với các DTTS tạichỗ ở Tây nguyên, theo tác giả cần thực hiện các nhóm giải pháp: nâng caonăng lực, phát triển sản xuất, xã hội Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị,giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề đói nghèo ở TâyNguyên.
Bài viết “Đói nghèo, bất bình đẳng và những thách thức đối với quá trình phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” đăng trên tạp chí Khoa học xã
hội Tây Nguyên số 1 (9) 2013, của ThS Nguyễn Đình Hòa và Nghiên cứusinh Đặng Hoàng Giang đã phân tích về thực trạng đói nghèo cũng như nhữngthách thức cho vấn đề này, qua đó góp phần tìm ra các hướng khắc phục nhằmthúc đẩy Tây Nguyên phát triển theo hướng bền vững
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo đối với đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”, năm 2013, của
tác giả Trần Thị Diễm Thúy Đề tài đi sâu nghiên cứu về vai trò, thực trạng vàgiải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về công tácgiảm nghèo đối với dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Nông
Trang 13Bài viết “Về công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Đăk Lăk thời kỳ đổi mới” đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên số 3 (15) 2014, của TS
Nguyễn Duy Thụy đã phân tích thực trạng, nguyên nhân và đặc điểm đóinghèo; cũng như những kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo ởthời kỳ đổi mới của tỉnh Đăk Lăk
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum”, năm 2015,
của tác giả Bùi Tiến Lý đã phân tích đánh giá những kết quả đạt được trongcông tác xóa đói giảm nghèo, các nguyên nhân dẫn đến nghèo và đưa ranhững nội dung nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảmnghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
Có thể thấy, đã có rất nhiều công trình chi tiết, đa dạng liên quan đếnthực hiện XĐGN ở vùng Tây Nguyên được nghiên cứu dưới nhiều cách tiếpcận khác nhau Mặc dù vậy, các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về giảm nghèobền vững từ góc nhìn quản lý nhà nước tại một địa bàn cụ thể là thị xã Buôn
Hồ vẫn còn bỏ trống Vì vậy, tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả sẽ đónggóp, bổ sung thêm vào những kết quả đã có một số khía cạnh về quản lý nhànước, đồng thời, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở vùng dântộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích:
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước vềgiảm nghèo bền vững và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèobền vững ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk,luận văn đề xuất một số giải pháp để đổi mới quản lý nhà nước về giảm nghèobền vững nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo ở vùng dân tộc thiểu số trênđịa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
Trang 143.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về giảm nghèo bền vững và quản
lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Hai là, phân tích, đánh giá được thực trạng nghèo đói ở vùng dân tộc
thiểu số và công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồngbào DTTS trên địa bàn thị xã
Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số trên địabàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộcthiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ở vùng dân tộc thiểu số
trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
- Về thời gian
+ Mốc đánh giá thực trạng: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản
lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2011– 2015
+ Mốc đề xuất giải pháp: Đề tài đề xuất giải pháp cho giai đoạn sắp tới
Trang 15điểm của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo và quản lý nhà nướcđối với giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số Luận văn cũng xuấtphát từ thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộcthiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk trong thời gian qua.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như:Phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,phương pháp thống kê và tổng hợp, đặc biệt chú trọng đến phương pháp tổngkết thực tiễn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ở thị
xã Buôn Hồ trong công tác giảm nghèo bền vững Từ đó tạo ra cơ sở lý luận
để đổi mới công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộcthiểu số Qua đó, hình thành cách tiếp cận mới, cách giải quyết mới về vai tròcủa nhà nước trong công cuộc giảm nghèo bền vững
- Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng nghèo; vai trò quản lý nhà nướctrong giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn
Hồ thể hiện qua trong cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, quản lý và quy trìnhvận hành…
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập cũngnhư giúp người đọc hiểu thêm về những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lý nhànước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xãBuôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk Đồng thới luận văn cũng có thể là nguồn tài liệu giúpnhà nước quản lý đưa ra những chính sách đúng đắn và hiệu quả trong quátrình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giảm nghèo bền vững ởvùng dân tộc thiểu số
7 Kết cấu của luận văn
Trang 16Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược chia ra làm 3 chương.
Chương 1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ởvùng dân tộc thiểu số
Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ởvùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
Chương 3 Phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệuquả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu
số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm nghèo
Từ rất lâu ở trên thế giới, “Nghèo” là khái niệm để chỉ mức sống thấphơn của một người, nhóm dân cư, một cộng đồng, một quốc gia so với mứcsống của một cộng đồng hay các quốc gia khác Không có một chuẩn mựcchung về nghèo đói cho tất cả các quốc gia Chuẩn mực nghèo đói cũng thayđổi theo thời gian
Quan niệm về nghèo hay nhận dạng về nghèo của từng quốc gia haytừng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêuchí chung nhất để xác định nghèo vẫn là mức thu nhập hay chỉ tiêu để thỏamãn những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, vănhóa, đi lại và giao tiếp xã hội Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở mứccao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xãhội cũng như phong tục, tập quán của từng vùng, từng quốc gia
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế xã hội khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vàotháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng:
"Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận" [ 3, tr.1] Từ khái niệm đưa ra có
thể thấy rằng không có một chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia, chuẩnnghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia và nó
Trang 18thay đổi theo thời gian và không gian.
Nghèo được nhận diện trên hai khía cạnh: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống (ăn, mặc, ở, được chăm sóc sức khỏe, được giáo dục cơ bản và được hưởng các dịch vụ cần thiết khác) mà những nhu cầu đó đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình
độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước Một cách diễn đạt khác, mộtngười hoặc một hộ gia đình được xem là nghèo tuyệt đối khi mức thu nhập
của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối thiểu) được quy định
bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định
- Nghèo tương đối: là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình
thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm
cụ thể và thời gian nhất định [15, tr186-189]
Như vậy, sự phân biệt giữa nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối là:nghèo tuyệt đối đề cập đến các tiêu chuẩn về các nhu cầu cần thiết tối thiểucủa một con người, trong khi đó, nghèo tương đối lại nói đến vị trí ở dướimức sống phổ biến trong một cộng đồng
1.1.1.2 Khái niệm giảm nghèo
Xóa hộ đói: Là hộ cơ bản giải quyết được cái ăn hàng ngày, không để bị đứt bữa, hạn chế dần việc vay nợ cộng đồng (vay nóng, vay đứng lãi suất cao); xóa hộ đói là không còn hộ nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 1 triệu đồng/năm tại địa phương (Sau năm 2000 thì Việt Nam không còn
hộ đói)
Giảm hộ nghèo: Tiếp tục lo cái ăn, giải quyết được việc làm thường
xuyên và từng bước đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống gia đình
Hộ vượt chuẩn nghèo: Giải quyết được việc làm ổn định, có tích lũy;
Trang 19có mức thu nhập bình quân đầu người/năm vượt qua chuẩn giới hạn nghèo
(theo chuẩn nghèo quy định cho từng giai đoạn).
Như vậy, giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của nhànước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằmtạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp,không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo đượcquy định theo từng địa phương, khu vực, quốc gia
1.1.1.3 Khái niệm giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là tổng thể các biện pháp, chính sách của nhànước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằmcải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là
ở khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàndiện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị vànông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư
1.1.1.4 Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo quốc tế
Phương pháp chung nhất mà các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tếxác định nghèo đói là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bảncủa con người, trước hết người ta tính mức chi tiêu cho nhu cầu lương thựcthực phẩm - gọi là đường nghèo lương thực thực phẩm; tiếp đến người ta tínhmức chi tiêu cho các nhu cầu phi lương thực, thực phẩm Tổng chi tiêu cholương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm được gọi là đường
nghèo hay chuẩn nghèo (đó là đường nghèo chung).
Để tiện cho việc điều tra khảo sát, tính toán đánh giá người ta chuyển từnhu cầu chi tiêu sang mức thu nhập Những người có thu nhập thấp hơn chuẩnnghèo được xếp vào nhóm người nghèo, còn ai có mức thu nhập thấp hơnmức chi tiêu lương thực thực phẩm (đường nghèo lương thực thực phẩm) thìđược xếp vào nhóm nghèo về lương thực thực phẩm
Trang 20Hiện nay, có khá nhiều chuẩn nghèo được áp dụng trên thế giới vìnhững mục tiêu và lý do khác nhau Tuy nhiên chuẩn nghèo của Ngân hàngThế giới (WB) được khuyến nghị áp dụng chung phổ biến và được chia làm 4nhóm nước là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và các nước côngnghiệp phát triển Do WB có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai vàthực hiện các chiến lược giảm nghèo và tăng trưởng, cũng như định hướngcác nguồn lực vì mục tiêu giảm nghèo trên toàn cầu - trong hệ thống Liên hiệpQuốc.
Chuẩn nghèo do WB được xây dựng khá đơn giản, dễ áp dụng phổ biến
và thỏa mãn đồng thời được nhiều nguyên tắc về xây dựng chuẩn nghèo, cụthể như sau:
- Đối với các nước chậm phát triển: các cá nhân bị coi là nghèo đói khi
có thu nhập dưới 0,5 USD/ ngày
- Đối với các nước đang phát triển thu nhập là 1 USD/ngày; Các nướcthuộc châu Mỹ La tinh và Caribe là 2 USD/ngày; Các nước Đông Âu là 4USD/ngày; Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày [3, tr 1]
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn nghèo đói riêng của nước mình, thông thường thấp hơn thang nghèo đói mà WB đưa ra
1.1.1.5 Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam
Chuẩn nghèo là thước đo (hay tiêu chí) nhằm xác định ai là ngườinghèo (hoặc không nghèo) để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo củanhà nước; nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảmnghèo Căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển kinh
tế – xã hội từ năm 1993 đến năm 2016, Việt Nam đã 7 lần công bố tiêu chuẩn
cụ thể cho hộ nghèo Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian cùng với sự thayđổi mặt bằng thu nhập quốc gia Các chuẩn nghèo của Bộ Lao động – Thương
Trang 21binh và Xã hội ban đầu được quy đổi ra thóc, nhưng từ năm 2005 được tínhtheo phương pháp tiếp cận dựa vào Chi phí cho những Nhu cầu Cơ bản đadạng hơn.
Chuẩn nghèo 1993 - 1995, phương pháp xác định chuẩn nghèo đã bước
đầu dựa trên cơ sở phương pháp tiếp cận của quốc tế, nhưng thời kỳ đầu chínhsách thực hiện của Việt Nam tập trung vào XĐGN nghĩa là giải quyết vấn đề
ăn cho người nghèo (nghèo lương thực, thực phẩm hay đói) Phương pháp tiếpcận cũng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và được xác định như sau:
- Hộ nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 20 kg đối với thành thị, dưới 15kg đối với khu vực nông thôn [3, tr 1]
Chuẩn nghèo 1995 - 1997, lúc này chuẩn nghèo được điều chỉnh nâng
lên và tăng tỷ lệ chi tiêu phi lương thực, thực phẩm nhưng cơ bản vẫn tậptrung vào giải quyết vấn đề ăn cho người nghèo Nhu cầu chi tiêu lương thực,thực phẩm chiếm khoảng 75 - 80% và thêm chuẩn nghèo cho đối tượng nghèo
ở miền núi, hải đảo Mức chuẩn nghèo được xác định bằng cả giá trị (tiền) và quy ra lương thực (gạo) Theo đó:
Hộ nghèo: là hộ có thu nhập: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới15kg/người/tháng; Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới20kg/người/tháng; Vùng thành thị: dưới 25kg/người/tháng [3, tr 1]
Chuẩn nghèo 1997 - 2000,
- Hộ nghèo: là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứngnhư sau: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng (tươngđương 55 ngàn đồng); Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới20kg/người/tháng (tương đương 70 ngàn đồng); Vùng thành thị: dưới25kg/người/tháng (tương đương 90 ngàn đồng) [3,tr 1]
Chuẩn nghèo 2001 – 2005, Chính phủ Việt Nam bỏ chuẩn nghèo cho
đối tượng đói và khuyến khích các tỉnh, thành phố có điều kiện, có thể nâng
Trang 22chuẩn nghèo cao hơn Năm 2000, Bộ LĐTB-XH công bố Quyết định số 1143/QĐ-LĐTBXH về điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 của nước ta, bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2001, theo đó:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng
- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng
- Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng
Chuẩn nghèo 2006 - 2010, theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, những người có mức thu nhập như sau sẽ
được xét vào hộ nghèo:
- Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng
- Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000đồng/người/tháng
Chuẩn nghèo 2011 - 2015, Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì có thêm tiêu chí xác định hộ cận
nghèo Theo đó, hộ nghèo và hộ cận nghèo được xác định như sau:
- Hộ nghèo:
+ Vùng nông thôn: có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/thángtrở xuống
+ Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/thángtrở xuống
Trang 2319/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 đã đưa ra thêm các tiêu chí tiếpcận đo lường nghèo đa chiều cụ thể như sau:
- Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản(10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục củangười lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bìnhquân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụngdịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin
- Hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: là hộ có một trong hai tiêu chí sau: thu nhậpbình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống; thu nhập bình quânđầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ
số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
+ Khu vực thành thị: là hộ có một trong hai tiêu chí sau: thu nhậpbình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; thu nhập bình quânđầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
1.1.2 Nguyên nhân của nghèo và ảnh hưởng của nghèo đối với sự phát triển xã hội
Trang 241.1.2.1 Nguyên nhân của nghèo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo Những nguyên nhân
cơ bản nhất bao gồm:
Nguồn lực hạn chế: Người nghèo thường thiếu các nguồn lực để phát
triển Họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực Ngườinghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì thiếu nguồn vốn nhân lực và vốn tàichính để đầu tư Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏiđói nghèo
Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất đang có xuhướng tăng lên Việc thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lươngthực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hóa sản xuất, để hướng tớisản xuất các loại cây trồng với giá trị cao hơn Đa số người nghèo lựa chọnphương án sản xuất tự cung, tự cấp Họ vẫn giữ các phương thức sản xuấttruyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuấtmang lại lợi nhuận cao hơn Do vậy, giá trị sản phẩm và năng suất các loại câytrồng, vật nuôi thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường Điều này lại đưa họvào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó
Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng Sự hạnchế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mớisản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới…
Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin, đặc biệt là các thông tin về pháp luật,chính sách và thị trường đã làm cho người nghèo càng trở nên nghèo hơn
Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu hoặc việc làm không ổn định:
Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hộikiếm được việc làm tốt, ổn định Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảmnhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, không có điều kiện để nâng cao trình độ củamình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó Bên cạnh đó, trình độ học
Trang 25vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ,nuôi dưỡng con cái… đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trongtương lai Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đếnkhả năng đến trường của con em các gia đình nghèo và sẽ làm cho việc thoátnghèo thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn.
Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Người nghèo, dân tộc thiểu số và các đối
tượng có hoàn cảnh đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không cókhả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật.Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắmbắt; mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư hạn chế,phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã; phí dịch vụpháp lý còn cao
Các nguyên nhân về nhân khẩu học: Quy mô hộ gia đình có ảnh
hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ Đông convừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nghèo đói Tỷ lệ sinh trong các hộ giađình nghèo còn rất cao đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạngnghèo đói của hộ
Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác: Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng
ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình haycộng đồng Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũykém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộcsống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe…).Các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do họkhông có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệmsản xuất Với khả năng kinh
tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột
Trang 26biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ Khả năng khắcphục rủi ro của người nghèo cũng rất kém, thậm chí còn có thể gặp rủi ro hơnnữa do nguồn thu nhập hạn hẹp.
Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em: Bất bình đẳng giới làm ảnh hưởng sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên
tất cả các mặt Những bất công mà các thành viên trong gia đình là phụ nữ vàtrẻ em gái phải chịu đựng do bất bình đẳng còn có những tác động bất lợi đốivới toàn gia đình
Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thườnggặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết địnhtrong hộ gia đình và thường được trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùngmột loại công việc Phụ nữ có học vấn thấp dẫn tới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và
bà mẹ cao hơn, sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng và trẻ em đi học ít hơn
Bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói: Vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trực tiếp đến
thu nhập và chi tiêu của người nghèo, làm họ rơi vào vòng tròn luẩn quẩn củađói nghèo Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ laođộng, hai là gánh chịu chi phí cao cho việc khám chữa bệnh, kể cả chi phí trựctiếp và gián tiếp Chi phí chữa bệnh là gánh nặng đối với người nghèo và đẩy
họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tìnhtrạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi vòng đói nghèo Trong khi
đó, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ phòng bệnh (nước sạch, các chươngtrình y tế…) của người nghèo còn hạn chế càng làm tăng khả năng bị mắcbệnh của họ
Những tác động của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách đến đói nghèo: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là một
trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới mức giảm nghèo Việt Nam đã đạt
Trang 27được những thành tích giảm nghèo đói rất ấn tượng trên diện rộng Tuy nhiên,quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cựcđến người nghèo.
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôncòn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thủy lợi; các trục công nghiệp chính, chútrọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, thu hút nhiều vốn, chưa chú trọngđầu tư vào các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý khuyếnkhích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấp(lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước…) không đúng đối tượng làm ảnh hưởngxấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu,vùng xa
Kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèocòn thiếu và yếu kém Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn.Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lựccủa nhân dân còn hạn chế, chủ yếu bằng lao động
1.1.2.2 Ảnh hưởng của nghèo và sự cần thiết phải giảm nghèo bền vững
Nói đến nghèo là nói về con người, liên quan đến sự phát triển con
người Vì vậy, nhận thức của nhân loại về phát triển xã hội coi nghèo là mộttrong những bất công lớn nhất trong các bất công xã hội Nghèo có nghĩa làkhông có cơ hội phát triển, không được bảo vệ trong cuộc sống và không có
vị thế trong xã hội Người nghèo, đặc biệt là nghèo tuyệt đối, gắn liền với sựbất bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế (kỹ thuật,công nghệ, vốn, các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhất là đất đai …) Vốn nhân lựccủa người nghèo thường rất hạn chế, khả năng cạnh tranh trong kinh tế thịtrường yếu kém, được hưởng lợi ít hơn từ các kết quả tăng trưởng Ngườinghèo khó có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, kể cả dịch vụ xã hội cơ bản(y tế, giáo dục, nước sạch sinh hoạt …) và đặc biệt là dịch vụ xã hội chất
Trang 28lượng cao, do người nghèo khó có khả năng thanh toán các chi phí Vị thế, địa
vị xã hội của người nghèo thấp, người nghèo thường ít có tiếng nói và rất hạnchế tham gia vào các quyết định có tính chất cộng đồng
Ở Việt Nam, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước khibước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hóa giàu - nghèo diễn ra rất nhanh, nếukhông tích cực giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó cóthể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp vềtinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thuđược yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại
Hiện nay, giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo
về văn hóa, xã hội Vì vậy, việc giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ởvùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứkháng chiến cách mạng cũ cần tiến hành thông qua các biện pháp phá vỡ thếsản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sảnxuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp nôngthôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động ởnông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn vùng dân tộc thiểu số được xem như
là một giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoặt cho phát triển ở nông thôn nước tahiện nay
Phát triển kinh tế nông thôn ở vùng dân tộc thiểu số còn là nền tảng, là
cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phầnvào sự nghiệp đổi mới đất nước Hơn thế nữa, nó còn có ý nghĩa to lớn về mặtchính trị - xã hội Giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốtsức khỏe nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hòanhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lànhmạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu và người nghèo,
Trang 29giữa các vùng miền, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó cóniềm tin vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Đồng thời hạnchế, xóa bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
1.1.3.1 Khái niệm cơ bản
Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cánhân hướng đến mục đích họat động chung và phù hợp với quy luật kháchquan [18, tr 586]
Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, sử dụngpháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triểncủa xã hội [26, tr 62]
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững là hoạt động hoạch định vàthực thi các chính sách, chủ trương, đề án liên quan đến người nghèo nhằmđạt được mục tiêu quản lý của nhà nước là giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội [18, tr 589]
Ở nước ta hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có những đặc điểm sau:
Một là, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đây là hoạt động vừa
mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành Tính chấp hành được thể hiện
ở sự thực hiện chính sách giảm nghèo trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật,pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp, cơ quan dân cử Tính điềuhành thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyềnlực được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể của quản lý hành chính Nhànước phải tiến hành càc hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp việc thực hiệncác chính sách, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững đối với các đốitượng quản lý thuộc quyền
Trang 30Hai là, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững được đặt ra trong bối
cảnh toàn cầu hóa, quá trình xây dựng và đưa ra các hoạch địnhvề chính sách,chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương của ĐảngCộng sản Việt Nam
Ba là, Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững là hoạt động mang
tính nhạy cảm, phức tạp liên quan trực tiếp tới tài chính, ngân sách nhà nước
và yếu tố con người nên đòi hỏi phải có sự thanh tra, kiểm tra, giám sát củacác cấp ban ngành và địa phương
Thực tiễn chứng minh rằng, nội dung chủ yếu nhất của quản lý nhànước về giảm nghèo bền vững là hoạch định chính sách và quản lý các nguồnlực trong một khuôn khổ pháp luật rõ ràng
Như vậy, quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở nước ta chủ yếu
là hoạt động hoạch định cơ chế, chính sách, điều phối, phân bổ các nguồn lực,được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc về tổ chức, pháp luật và thủ tụcthi hành chính sách, pháp luật có hiệu lực, trong một thời hiệu nhất định, chođến khi được thực hiện xong hoặc được thi hành hay miễn thi hành, nhằmphục vụ mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội
1.1.3.2 Bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
- Cấp Trung ương:
+ Bộ LĐTB&XH: Là cơ quan thường trực giúp Chính phủ trong việcphối hợp các bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia XĐGN; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xâydựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp vànhu cầu kinh phí thực hiện chương trình gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tàichính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ; Xây dựng cơ chế, chính sách hướngdẫn thực hiện chương trình; đề xuất cơ chế hỗ trợ hộ, xã mới thoát
Trang 31nghèo trình Thủ tướng Chính phủ.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo hướng dẫn thựchiện dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triểnngành nghề; phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo đầu tư các công trình cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và
hộ nghèo, xã nghèo
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Có trách nhiệm cân đối và phân bổ nguồnlực cho chương trình; phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng cơ chế,chính sách quản lý thực hiện chương trình
+ Bộ Tài chính: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sáchcho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện chương trình theo quyđịnh của Luật Ngân sách Nhà nước; chủ trì, hướng dẫn cơ chế tài chính đốivới các chính sách, dự án của chương trình; phối hợp với Bộ LĐTB&XH xâydựng văn bản hướng dẫn kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính thực hiệnchương trình; tổng hợp quyết toán kinh phí chương trình
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiệnchính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Ngânhàng Chính sách Xã hội
+ Ủy ban Dân tộc: Chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đất
ở, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ nhà ở, nướcsinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số và phối hợp với các Bộ, ngành thựchiện các chính sách liên quan đến vùng dân tộc thiểu số
+ Bộ Xây dựng: Phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt
+ Bộ Y tế: Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo.+ Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo
Trang 32+ Bộ Nội vụ: Chỉ đạo thực hiện việc bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp.
+ Bộ Tư pháp: Chỉ đạo thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho ngườinghèo
+ Các cơ quan thông tin tuyên truyền: Có trách nhiệm tuyên truyềnnâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình XĐGN;tuyên truyền các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo,tuyên truyền về kết quả hoạt động của chương trình XĐGN, thông qua đónâng cao trách nhiệm về thực hiện công tác giảm nghèo
Hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại cấptrung ương được Chính phủ quy định rõ ràng trong các quyết định về quản lýcác chương trình mục tiêu quốc gia Theo tinh thần quyết định số05/1998/QĐ-TTg ngày 14/4/1998 thay thế quyết định số 531/1996/QĐ-TTg,ngày 8/8/1996, quy định thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình XĐGN; các
bộ, ngành là chủ dự án có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức, triển khai thực hiện chươngtrình Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg, ngày 19/3/2002 quy định mỗi chươngtrình gồm nhiều dự án khác nhau; đối tượng quản lý và kế hoạch hóa đượcxác định theo chương trình, việc đầu tư được thực hiện theo từng dự án.Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg, ngày 10/10/2016 Ban hành Quy chế quản lý,điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đề cao sự giám sátcủa cộng đồng đối với chương trình, kế hoạch thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của các bộ, cơ quan trung ương và địa phươngđược lập trong thời hạn 5 năm, cùng với kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội
để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- Tại cấp địa phương:
Các đơn vị chủ chốt tham gia thực hiện Chương trình XĐGN không
Trang 33phải là các cơ quan trung ương mà là chính quyền các địa phương, cụ thể làTỉnh ủy và UBND tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu, tổ chức, hướngdẫn và điều phối quá trình thực hiện Chương trình XĐGN tại địa phương vàcác nguồn lực của Chương trình Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg, ngày10/10/2016, quy định Ủy ban nhân dân xã là đơn vị trực tiếp xây dựng kếhoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trên địa bàn xã.
1.2 HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
1.2.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện giảm nghèo bền vững
Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phânhóa giàu - nghèo diễn ra rất nhanh Nếu không tích cực giảm nghèo bền vững
và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xâydựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huyđược truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh vàtiến bộ của thời đại
Việt Nam còn là một nước đang phát triển, có điểm xuất phát rất thấp,chiến tranh kéo dài để lại hậu quả nặng nề; là đất nước thường xuyên bị thiêntai… nên vấn đề giảm nghèo bền vững càng trở nên quan trọng và là sựnghiệp cách mạng trọng đại của toàn Đảng, toàn dân Chính vì vậy, ngay từnhững ngày đầu thành lập chính quyền (năm 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đãxác định đói nghèo như là một thứ “giặc”, cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm
Người dạy, cần phải “làm thế nào cho đời sống của nhân dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [17, tr.5] Người cũng chủ trương khuyến khích mọi người làm giàu với mục đích: Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm” [17, tr.65].
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương,
Trang 34chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, nhất là trong thời kỳ đổimới Ngay từ Đại hội VI (1986), quan điểm của Đảng là phải tập trung ưu tiênphát triển kinh tế, đồng thời phải thực hiện công bằng xã hội, từng bước cảithiện đời sống nhân dân Đặc biệt, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết Đại
hội VI hướng vào giải quyết một cách căn bản vấn đề lương thực: phải đạt cho được mục tiêu bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ” [7, tr.154] Đây là một chủ trương cực kỳ quan trọng, có tính chất đột
phá, liên quan đến an ninh lương thực và tấn công vào đói nghèo, nhất là đóinghèo “về lương thực, thực phẩm” (đói nghèo tuyệt đối) khá phổ biến ở nước
ta những năm đầu đổi mới
Quan điểm nhất quán của Đảng trong đổi mới là tăng trưởng kinh tếphải gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bướcphát triển được quán triệt rất rõ trong chủ trương giảm nghèo bền vững Nghịquyết Đại hội VII (giai đoạn 1991 - 1995) của Đảng đã chỉ rõ, một mặt:
“khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động
và hiệu quả kinh tế”, mặt khác: “Bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng” [8, tr.73] Tư tưởng chỉ đạo ở đây vẫn là tập trung vào giải quyết cơ bản
vấn đề “đói nghèo tuyệt đối”, đói nghèo về “lương thực, thực phẩm”
Đến Đại hội IX (2000), nhận thức của Đảng về giảm nghèo được nânglên tầm cao mới, đặt giảm nghèo bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội thời kỳ 2001 - 2010 và nhấn mạnh làm tốt công tác giảm nghèo bềnvững sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn vàphát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực phát triển và bảo vệmôi trường, góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước, từng bước hội
nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa Đảng ta luôn chủ trương “Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói giảm nghèo” [10, tr.163].
Trang 35Như vậy là đến Đại hội IX, nhận thức của Đảng ta về giảm nghèo chuyển dầnsang hướng giảm nghèo bền vững và gắn với phát triển.
Có thể nói rằng, chủ trương, quan điểm của Đảng ta về giảm nghèo bềnvững thể hiện rất rõ quan điểm có tính chất chiến lược, xuyên suốt và nhấtquán là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hộingay trong từng bước phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Hoạch định chiến lược và chính sách giảm nghèo bền vững phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước
- Hoạch định các chiến lược để giảm nghèo bền vững theo từng giaiđoạn: 5 năm, 10 năm, 20 năm dựa trên điều kiện phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước
+ Năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã có Quyết định số 133/1998/QĐphê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo giai đoạn
1998 - 2000
+ Năm 2002, Chính phủ Việt Nam công bố Chiến lược toàn diện vềtăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS); Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg, ngày 27 /9/ 2001 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đóigiảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005; Quyết định 135 phê duyệtChương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vàvùng sâu, vùng xa
+ Năm 2007, Chính phủ Việt Nam công bố Quyết định số TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2006 - 2010
20/2007/QĐ-+ Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số755/2013/QĐ-TTg về Phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước
Trang 36sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Hoạch định các chính sách chủ chốt để giảm nghèo bền vững, bao gồm các nhóm chính sách:
+ Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và người nghèo làngười đồng bào dân tộc thiểu số nhằm cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộnghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thunhập và tự vượt nghèo
+ Chính sách khuyến nông - lâm – ngư, hỗ trợ phát triển sản xuất, pháttriển ngành nghề nhằm hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng
kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào tổ chức sảnxuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững
+ Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu
số nhằm hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khănnhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội, Nhànước trực tiếp hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sảnxuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo
+ Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm mục đích hỗ trợ các hộnghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoáđói, giảm nghèo bền vững
+ Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo và miễn phí cho hộ nghèo làngười dân tộc thiểu số nhằm hỗ trợ người nghèo đặc biệt là người đồng bàodân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau thuận lợi hơn, bình đẳnghơn; giảm thiểu khó khăn, rủi ro cho người nghèo
+ Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo nhằm hỗ trợ con em
hộ nghèo người dân tộc thiểu số được tới trường học tập bình đẳng như cáctrẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hoá của người nghèo ở từng
Trang 37vùng miền khác nhau.
+ Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo là người dân tộc thiểu
số nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, góp phần đảmbảo công lý và công bằng cho người nghèo trong việc tiếp cận với pháp luật;nâng cao hiểu biết pháp luật cho người nghèo để họ thực hiện pháp luật, thamgia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững thực hiện dân chủ ở cơ sở
+ Dự án dạy nghề cho người nghèo là người dân tộc thiểu số: nhằm trợgiúp lao động nghèo là người dân tộc thiểu số có tay nghề cần thiết để tạo việclàm ổn định, tăng thu nhập, thông qua các hình thức dạy nghề phù hợp để họ
tự tạo việc làm tại chỗ, việc làm ngoại tỉnh, việc làm tại các doanh nghiệp, cácnông trường, khu kinh tế quốc phòng, đặc biệt là các doanh nghiệp quy môvừa và nhỏ; tham gia lao động xuất khẩu góp phần giảm nghèo bền vững
+ Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khókhăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số nhằm hỗ trợphát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh, góp phần đẩynhanh tiến độ giảm nghèo bền vững ở các xã này
+ Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ là người dân tộc thiểu số làmcông tác giảm nghèo các cấp nhằm đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làngười dân tộc thiểu số làm công tác giảm nghèo vững
Tổ chức điều tra, quản lý hộ dân tộc thiểu số về giảm nghèo bền vững
và đối với phường, xã nghèo:
+ Công tác ghi phiếu điều tra, phúc tra, bổ sung hộ giảm nghèo bềnvững được thực hiện trực tiếp tại cấp xã UBND các xã tổ chức công khaidanh sách hộ dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững để được xem xét dân chủ.Đây là bước đầu tiên xác nhận danh sách hộ thực tế để tiến hành điều tra, phúc tra
Trang 38+ Danh sách hộ chương trình giảm nghèo bền vững được lưu giữ đầy
đủ, chính xác tại UBND xã để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả
+ Định kỳ hàng năm, Ban giảm nghèo cấp xã thực hiện công tác kiểmtra và phân loại mức sống của hộ chương trình Kết quả kiểm tra và phân loạimức sống của hộ thuộc chương trình là cơ sở chủ yếu để đánh giá hiệu quảhoạt động chương trình giảm nghèo tại địa phương
Công tác tạo nguồn, quản lý và s dụng vốn cho việc giảm nghèo bền vững:
+ Quỹ chương trình giảm nghèo bền vững được lập ra nhằm mục đíchtrợ giúp cho những hộ dân nghèo, cũng như những hộ nghèo người dân tộcthiểu số nằm trong đối tượng chương trình giảm nghèo bền vững mượn vốnsản xuất, kinh doanh và hoạt động dịch vụ giải quyết cuộc sống, hoặc họcnghề để có việc làm, tạo điều kiện thiết thực đạt được mục tiêu giảm nghèomột cách bền vững và nâng dần mức sống hộ nghèo, góp phần tích cực vào sựnghiệp dân giàu nước mạnh
+ Quỹ giảm nghèo bền vững được tạo lập ở 4 cấp: trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện và cấp xã Nguồn quỹ huy động trên cơ sở tự nguyện đóng gópbằng hình thức ủng hộ hoặc mượn từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong vàngoài nước Quỹ giảm nghèo bền vững ở các các cấp được phân bổ bằng haihình thức: trực tiếp hoặc hợp đồng ủy thác vốn qua các tổ chức Mặt trận tổquốc, đoàn thể, hội nghề nghiệp
Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững
ở vùng người dân tộc thiểu số
+ Cấp Ủy và UBND các cấp tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ làm côngtác giảm nghèo bền vững bảo đảm các tiêu chuẩn: có chuyên môn phù hợp, cóđạo đức, năng lực, có tâm huyết trong công tác giảm nghèo bền vững ở vùngdân tộc thiểu số
Trang 39+ Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp thường xuyên được thamgia các lớp bồi dưỡng kiến thức thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững;được bố trí tham gia sinh hoạt tại các tổ chức đoàn thể chính trị để rèn luyện,phát triển kỹ năng phục vụ cho công tác giảm nghèo bền vững; được tập huấn,bồi dưỡng về chủ trương, chính sách, các kỹ năng nghiệp vụ quản lý, điềuhành thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.
Tùy theo khối lượng, tính chất công việc, hàng tháng, cán bộ làm côngtác chuyên trách giảm nghèo bền vững được trả lương, thù lao, phụ cấp vàđược hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn củaBan chỉ đạo giảm nghèo bền vững
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀNVỮNG Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀBÀI HỌC KINH NGHIỆM
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộcthiểu số tại các địa phương trên toàn quốc sẽ là những bài học kinh nghiệmthực tiễn có giá trị đối với thị xã Buôn Hồ Trong phạm vi luận văn, chúng tôilựa chọn 02 địa phương có khoảng 50% số dân là người dân tộc thiểu số,trong đó 01 địa phương là huyện miền núi, 01 địa phương là huyện đồngbằng, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho hoạt động quản lý nhànước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số ở thị xã Buôn Hồ
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Hướng Hóa là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây tỉnhQuảng Trị; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốcphòng, an ninh Diện tích tự nhiên của huyện là 115.715 ha, dân số 78.763người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 50% (gồm các dân tộc Pa Kô, VânKiều) [26, tr 1]
Trang 40Hiện nay, Hướng Hóa là huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao (chiếm 25,1% theotiêu chí mới) với 11 xã đặc biệt khó khăn, chủ yếu là vùng dân tộc thiểu số.Tuy số hộ vượt nghèo năm sau cao hơn năm trước nhưng thu nhập còn thấp
và không ổn định, nguy cơ tái nghèo cao; cơ sở hạ tầng đã được đầu tư songchưa đáp ứng yêu cầu; trình độ dân trí thấp, đồng bào chưa có nhiều kiến thứckhoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và canh tác
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sởluôn quan tâm lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo, chỉ đạo chính quyền cáccấp tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về xóa đói giảmnghèo Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủtướng Chính phủ về “Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở vànước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” và Quyếtđịnh 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
“Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở”, đến nay, cơ bản huyện đã xóa xongnhà tạm cho đồng bào vùng khó khăn
Từ nguồn vốn 43.560 triệu đồng của Chương trình 135 giai đoạn II, đãxây dựng 138 công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn,trong đó, đường giao thông thôn, bản có 26 công trình (chiếm 18,84%), thủylợi 6 công trình (chiếm 4,35%), trường, lớp học có 35 công trình (chiếm25,36%), nước sinh hoạt 11 công trình (chiếm 7,97%), điện 13 công trình(chiếm 9,42%), trạm y tế 5 công trình (chiếm 3,62%), nhà sinh hoạt cộngđồng 42 công trình (chiếm 30,44%) [26, tr 1]
Về chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số: Thực hiệnChương trình 134,135, từ 2005-2008, huyện đã hỗ trợ khai hoang 850 ha đấtsản xuất cho các hộ nghèo; bình quân mỗi hộ được cấp 0,5 ha để trồng màu;
đã hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phân bón, thuốc bảo vệthực vật, tập huấn khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công cho