Có thể nhìn nhận yêu cầu với công tác khai thác hệ thống vận tải công cộng nói chung cũng BRT nói riêng là đảm bảo chất lượng dịch vụ với chi phí thấp và thuận tiện cho hành khách trong
Trang 1Một số vấn đề về đấuthầu và khaithác hệ thống xe buýt nhanh BRT
Trịnh Xuân Lâm- Tư vấn độc lập
Abstract: Beside the proper planning and implementation, the operation process is an important factor, which affect to the efficiency of a BRT system This paper will summarize some current practices in operator’s tendering, contracting and monitoring process of bus and BRT systems The revenue from the fare collection in many cases cannot recover the operating cost and the subsidy from the public sector is important factor to ensure the affordability of the public transport system Hence the transparency
in tendering the operator, in implementation and monitoring the contract need to be considered properl
1- Các vấn đề khai thác vận tải công cộng và BRT
Vận tải công cộng là yếu tố không thể thiếu của hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn , nơi có dân số hơn 1 triệu người Các loại hình vận tải như xe buýt, tàu điện, xe điện ngầm và trong khoảng 15 năm gần đây là xe buýt nhanh BRT đang đảm đương đến 50-60% nhu cầu đi lại của các siêu đô thị trên thế giới như Hongkong, Seoul, Moscow, Bogota, Paris
Vận hành khai thác hệ thống vận tải công cộng có đặc điểm khác biệt so với hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ khi chịu ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh từ các phương tiện giao thông cá nhân Khác với người sử dụng hạ tầng đường bộ, hành khách sử dụng hệ thống vận tải công cộng có nhiều sự lựa chọn khác như các phương tiện giao thông cá nhân như xe máy, xe ô tô và các loại hình vận tải bán công cộng (para-transit như taxi, xe lam, xe ôm ) Vì vậy chất lượng dịch vụ, chi phí đi lại và sự thuận tiện là những yếu tố quyết định sự quan tâm của hành khách đối với phương tiện vận tải công cộng Có thể nhìn nhận yêu cầu với công tác khai thác hệ thống vận tải công cộng nói chung cũng BRT nói riêng là đảm bảo chất lượng dịch vụ với chi phí thấp và thuận tiện cho hành khách trong khả năng của các nguồn lực tài chính của đô thị
Mặt khác, việc khai thác các hệ thống vận tải công cộng do các doanh nghiệp chuyên môn về lĩnh vực vận tải khách đảm nhận Vì vậy việc khai thác hệ thống vận tải công cộng còn bao gồm công tác điều tiếtđảm bảo yêu cầu về kinh doanh của doanh nghiệp khai thác cùng với việc đảm bảo các yêu cầu về chất lượng dịch vụ cho hành khách
2- Các vấn đề về tài chính trong khai thác vận tải công cộng và BRT
Hoạt động khai thác hệ thống vận tải công cộng cần có nguồn tài chính để trang trải các chi phí cần thiết trong quá trình khai thác.Đối với trường hợp doanh nghiệp khai thác, lợi nhuận cũng là mục đích hướng đến và cần được nhìn nhận là một phần trong cơ chế tài chính cho hoạt động khai thác
2.1 Chi phí khai thác:
Trang 2Các chi phí liên quan đến hoạt động khai thác của hệ thống vận tải công cộng bao gồm
- Chi phí mua sắm phương tiện: Việc mua sắm phương tiên có thể doanh nghiệp khai thác đảm nhiệmhoặc được nhà nước đầu tư trong các dự án Chi phí nàysẽ được khấu hao vào chi phí hoạt động khai thác hàng năm
- Chi phí mua sắm các thiết bị phục vụ khai thác vận hành: các thiết bị phục vụ bao gồm thiết bị thông tin liên lac, thông tin hành khách, bán vé
- Chi phí hoạt động của cơ quan quản lý và các doanh nghiệp vận hành(chi phí nhiên liệu
và bảo trì phương tiện thiết bị, chi phí quản lý và nhân công), các tổ chức hỗ trợ quản lý chuyên môn, bảo hiểm và các loại thuế và phí
2.2 Doanh thu khai thác:
Doanh thu từ hoạt động khai thác hệ thống vận tải công cộng bao gồm: Nguồn thu từ vé; nguồn thu từ quảng cáo trên phương tiện và tại các nhà ga; nguồn thu từ cho thuê lại các
vị trí kinh doanh trong bến đầu cuối, điểm trung chuyển; nguồn thu từ kinh doanh các bất động sản ( nếu có)
Trong các nguồn thunói trên, nguồn thu truyền thống và chủ đạoc ủa doanh nghiệp khai thác vận tải công cộng vẫn là thu qua bán vé Theo lý thuyết nguồn thu này phải trang trải đủ chi phí hoạt động.Tuy nhiên luôn có mâu thuẫn giữa mức giá đủ bù đắp chi phí hoạt động và yêu cầu mức vé thấp để tăng sức cạnh tranh với phương tiện giao thông cá nhân, thu hút hành khách sử dụng phương tiện vận tải công cộng Trên thực tế phần lớn các hệ thống vận tải công cộng hiện nay, bao gồm cả các hệ thống BRT, doanh thu từ hoạt động khai thác không bù đắp được chi phí khai thác và phải có trợ giá của nhà nước Bảng thống kê dưới cho thấy chỉ có 4/36 hệ thống BRT được khảo sát không cần trợ giá của nhà nước
Thống kê về trợ giá một số hệ thống BRT
Nguồn http://www.chinabrt.org/
Amsterdam (Jul-11) Bangkok (Oct-11) Beijing (Jun-15) Bogota (Jul-13) Brisbane (Aug-15) Cape Town (Jul-12) Changde (Mar-13) Changzhou (Nov-15) Chen du (Nov-15)
Curitiba (Jan-11) Dalian (Mar-14) Guangzhou (Sep-14) Hangzhou (Jul-15) Hefei (Nov-15) Islamabad (Dec-15) Istanbul (Jul-12) Jakarta (Mar-13) Jinan (Jul-14)
Kuala Lumpur (Nov-15) Lanzhou (Oct-15) Los Angeles (Jul-13) Nagoya (Oct-13) Nantes (Jul-11) Paris (Feb-16)
Trang 3Pune (Dec-15) Shaoxing (Nov-13) Urumqi (Nov-15) Utrecht (Jul-10) Xiamen s(Dec-15) Yancheng (Jul-15) Yichang (Aug-15) Yinchuan (Nov-15) Zaozhuang (Mar-14) Zhengzhou (Apr-15) Zhongshan (Jul-15) Zhoushan (Mar-14)
: Cần trợ giá : Không sử dụng trợ giá
Đây cũng là xu hướng chung của các hệ thống vận tải công công khi trợ giá tăng cùng với việc gia tăng sản lượng hành khách Hệ thống xe buýt London sau khi được tái cấu trúc
có sản lượng hành khách năm 2007 tăng gấp 48% so với năm 2001 nhưng kinh phí trợ giá lên đến 625 triệu bảng gấp hơn 10 lần năm 2001 Tương tự là hệ thống xe buýt của Seoul năm 2006 phải trợ giá khoảng 250 triệu USD so với khoảng 50 triệu USD năm
2003 , mặc dù sản lượng hành khách hàng ngày cũngtăng từ 4,8 triệu lên gần 6 triệu hành
khách ( Nguồn EMBARQ Bus Karo: A Guidebook on Bus Planning & Operations)
Về hình thức trợ giá, có thể trợ giá trực tiếp cho doanh nghiệp khai thác bằng ngân sách nhà nước hoặc trợ giá gián tiếp.Một điểm rất quan trọng là trợ giá phải đáp ứng yêu cầu minh bạch về chi tiêu công cũng như tạo ra hiệu quả qua việc nâng cao chất lượng phục
vụ và các chỉ tiêu khai thác của hệ thống
3- Các mô hình quản lý và kinh doanh khai thác vận tải công cộng
3.1 Các mô hình quản lý khai thác vận tải công cộng và BRT trên thế giới
Quá trình phát triển hệ thống vận tải công cộng trên thế giới đã trải qua nhiều mô hình quản lý khai thác từ độc quyền điều tiết của cơ quan quản lý/doanh nghiệp nhà nước đến phi điều tiết do khối tư nhân tự do kinh doanh hoạt động vận tải công cộng Mỗi mô hình đều có những ưu và nhược điểm Mô hình độc quyền có ưu điểm đảm bảo tính kết nối các tuyến vận tải công cộng nhưng không hiệu quả về mặt kinh tế do thiếu tính cạnh tranh và không đảm bảo chất lượng do thiếu cơ chế giám sát Mô hình phi điều tiết dẫn đến thiếu tính kết nối giữa các tuyến xe buýt cũng như việc các doanh nghiệp tư nhân sẽ tập trung vào các tuyến có nhiều hành khách và hiện tượng trùng lắp nhiều dịch vụ trên cùng tuyến Ngoài chất lượng dịch cũng khó đảm bảo do doanh nghiệp sẽ tìm mọi biện pháp để giảm chi phí khai thác vì mục tiêu lợi nhuận
Trang 4Cơ quan quản lý/Doanh nghiệp nhà nước quản lý
và khai thác
Nhà nước quản lý
và điều tiết, một số doanh nghiệp khai thác
Nhà nước không điều hành, tự do kinh doanh,
Với mục tiêu sử dụng hiệu quả và tiến tới giảm chi phí trợ giá của nhà nước, hiện nay đa
số các đô thị có hệ thống vận tải hành khách công cộng hoạt động hiệu quả đều lựa chọn
mô hình kết hợp khai thác cạnh tranh có sự điều hành của nhà nước.Với mô hình này nhà nước đóng vai trò quy hoạch, quản lý, tổ chức lựa chọn một số nhà thầu khai thác có đủ năng lực thông qua đấu thầu cạnh tranh Các nhà thầu trúng thầu sẽ ký hợp đồng khai thác với cơ quan quản lý nhà nước và khai thác tuyến theo hợp đồng Cơ quan nhà nước
có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ hợp đồng của nhà thầu khai thác
Đối với các đô thị đã và đang đầu tư hệ thống xe buýt nhanh BRT, việc tái cấu trúc hay đổi mới mô hình quản lý và kinh doanh được coi như một yếu tố quyết định đến sự thành công của hệ thống BRT Trong đó vai trò quản lý của Nhà nước đảm bảo cạnh tranh cho các doanh nghiệp khai thác khi đấu thầu và kiểm soát chất lượng trong quá trình thực hiện hợp đồng khai thác là rất quan trọng đối với quá trình khai thác bền vững lâu dài của
hệ thống
4 Đấuthầulựachọnnhà thầu khaithác
4.1 Hợp đồng khai thác theo vùng và đấu thầu theo tuyến-Sử dụng một nhà thầu khai thác và nhiều nhà thầu khai thác
Với mô hình khai thác theo khu vực hay vùng, các nhà thầu khai thác sẽ phụ trách một khu vực riêng biệt của đô thị Nhà thầu khai thác sẽ chịu trách nhiệm về việc hoạch định tuyến Phương án hợp đồng theo khu vực thích hợp với đô thị có các khu vực sự phân chia địa lý rõ ràng và nên phân công một doanh nghiệp cho một khu vực
Với hình thức khai tháctheo tuyến, các doanh nghiệp khai thác sẽ phụ trách một số tuyến riêng biệt Trách nhiệm quy hoạch định tuyến sẽ do cơ quan quản lý nhà nước đảm nhận Trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp khai thác, cơ quan quản lý có trách nhiệm quy hoạch về tần suất phục vụ cho các nàh thầu khai thác
Các mô hình phân chia khai thác
Trang 5Phân chia theo vùng Phân chia theo tuyến Nhiều nhà thầu khai thác
Một nhà thầu khai thác
4.2 Các hình thức hợp đồng khai thác
Hiện nay có một sốmô hình hợp đồng khai thác được áp dụng phổ biến tại các hệ thống vận tải công cộng Hợp đồng Tổng ( Gross Contract) và Hợp đồng ròng( Net Contract) Trong Hợp đồng tổng: Nhà nước sẽ là đầu mối quản lý doanh thuhoạt động xe buýt và thanh toán cho công ty khai thác căn cứ vào chỉ số hoạt động ví dụ như số km xe chạy và quy định về chất lượng dịch vụ trong hợp đồng.Trong hình thức Hợp đồng Ròng ( Net Contract) doanh nghiệp khai thác sẽ là đầu mối quản lý doanh thu ( thườngước tính theo
số lượng hành khách) với một số ràng buộc về chất lượng dịch vụ Với hình thức Hợp đồng tổng, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ chịu rủi ro về doanh thu nhưng sẽ giữ quyền kiểm soát được chất lượng dịch vụ, còn với hình thức Hợp đồng ròng thì doanh nghiệp khai thác sẽ chịu rủi ro về doanh thu nên có xu hướng giảm chi phí khai thác, làm tăng nguy cơ giảm chất lượng dịch vụ hoặc có thể tăng giá bỏ thầu để giảm rủi ro về doanh thu
Phân chia rủi ro theo hình thức hợp đồng
Tăng rủi ro về
doanh thu cho
Công ty khai thác
dẫn đến tăng giá
thầu
Hợp đồng tổng ( Gross Contract)
Tăng rủi ro cho cơ quan quản lý và không kiểm soát được chi phí Hợp đồng ròng
( Net Contract
Ngoài ra còn những hình thức hợp đồng khác như hình thức hợp đồng có thưởng nhưng
do khuôn khổ bài viết chưa đề cập ở đây
4.3 Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp khai thác
Trang 6Với yêu cầu về cạnh tranh để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế ( đồng nghĩa với giảm trợ giá) nên phần lớn các hệ thống xe buýt thành công đang sử dụng hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu khai thác trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn có các yếu
tố chất lượng và giá thành Cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổ chức mời thầu hoặc sơ tuyển
để chọn nhà thầu có đủ năng lực kỹ thuật, đánh giá đề xuất kỹ thuật (nếu không sơ tuyển)
để chọn các nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật Các tiêu chí kỹ thuật thông thường bao gồm năng lực và kính nghiệm liên quan của doanh nghiệp, thời gian khai thác, các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng dịch vụ, các yêu cầu về bảo trì chất lượng xe, yêu cầu về môi trường, thiết bị trên xe, thiết bị kiểm soát và thông tin liên lạc ( nếu có) Các nhà thầu qua vòng kỹ thuật hoặc sơ tuyển sẽ được đánh giá về xuất tài chính theo phương pháp tổng hợp điểm kỹ thuật và tài chính theo tỷ trọng hoặc phương pháp chọn giá thầu thấp nhất Tùy theo sự lựa chọn mô hình khai thác của cơ quan quản lý sẽ có những tiêu chí lựa chọn Nếu cơ quan quản lý lựa chọn mô hình nhiều doanh nghiệp khai thác nên áp dụng tiêu chí ở mức bình thường để nhiều nhà thầu có thể đáp ứng Trường hợp cơ quan quản
lý muốn hạn chế số doanh nghiệp khai thác ở một vài công ty có kinh nghiệmvà năng lực tốt thì cần đưa ra tỷ trọng điểm cao cho các tiêu chí về năng lực như yêu cầu về doanh thu, số lượng nhân viên, các yêu cầu về thiết bị chuyên dùng hoặc phương tiện
Ví dụ về khung tiêu chí lựa chọn thành phố Copenhagen và Gothenburg
( Nguồn : Consideration of Quality Criteria when awarding bus traffic contracts- )
Copenhagen
Tỷ trọng các tiêu chí T.P Gothenburg
Các phạm vi công việc
khác
10%
Quá trình đàm phán hợp đồng và giám sát việc thực hiện hợp đồng khai thác cũng rất quan trọng Hợp đồng cần quy định các tiêu chí về chất lượng rõ ràng các điều khoản thưởng phạt cũng như cơ chế giám sát và đánh giá Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giám sát và đánh giá việc thực hiện hợp đồng nhất là các yêu cầu về chất lượng dịch vụ của nhà thầu khai thác
Hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt hiện nay ở Việt Nam hiện mới phát triển mạnh
ở hai thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng đang đối mặt với chi phí trợ giá ngày càng tăng (thành phố Hà Nội khoảng hơn 900 tỷ/năm và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1200 tỷ/năm) và suy giảm chất lượng dịch vụ
Trang 7Về mặt quản lý hai thành phố đã thành lập trung tâm quản lý điều hành thuộc Sở Giao thông Vận tải để quản lý quy hoạch và điều hành khai thác hệ thống xe buýt Về thị phần các doanh nghiệp khai thác, Tổng công ty Vận tải giữ khoảng gần 90% thị phần vận tải công cộng Thành phố Hà Nội và 8 doanh nghiệp khác chia sẻ 10% còn lại Đối với Thành phố Hồ Chí Minh tuy có nhiều doanh nghiệp tham gia khai thác hơn ( 16 doanh nghiệp) và không có tình trạng một doang nghiệp nắm giữ phần lớn thị phần nhưng việc thu hút các doanh nghiệp đấu thầu vẫn gặp khó khăn do năng lực doanh nghiệp còn hạn chế cũng như các điều kiện khai thác chưa hấp dẫn các nhà thầu (Nguồn
http://baodauthau.vn/dau-thau/vi-sao-nha-thau-khong-hao-hung-tham-gia-dau-thau-tuyen-xe-buyt-tai-tphcm-8868.html)
5-Kết luận
Việc đấu thầu khai thác hệ thống xe buýt nhanh- BRT cần được xem xét trên tổng thể về quản lý và khai thác của toàn bộ hệ thống vận tải công cộng của đô thị Xu hướng chung của thế giới hiện nay là Nhà nước đóng vai trò hoạch định chính sách, quy hoạch, điều tiết và kiểm soát trong đó việc có việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn các doanh nghiệp khai thác Việc trợ giá hệ thống vận tải công cộng là không thể tránh với mục đích giữ mức vé thấp để thu hút hành khách sử dụng vận tải công cộng Tuy nhiên cần gắn việc trợ giá với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ và tiến tới giảm trợ giá thông qua đấu thầu cạnh tranh khi thị trường vận tải công cộng có sức thu hút và có nhiều doanh nghiệp khai thác có đủ năng lực tham gia
Tài liệu tham khảo
- EMBARQ Bus Karo: A Guidebook on Bus Planning & Operations.
- Consideration of Quality Criteria when awarding bus traffic contracts, Marja
Rosenberg- TT Technical Research Centre of Finland and Pirkko Erämetsä and Åsa Krook- Forum Partners Attorneys Ltd
- http://www.chinabrt.org