1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng theo pháp luật việt nam

80 661 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 11,62 MB

Nội dung

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: + Đưa ra khái niệm và làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng; + Phân tích làm rõ quy định về

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

- -

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thị Hường

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thương

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN

1.2 Đặc điểm, yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân

1.2.2 Yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ

1.4.2 Bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trên nguyên tắc bảo vệ quyền con

1.5 Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng theo pháp luật hiện hành 17

1.5.6 Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế,

Chương 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN, NGHĨA VỤ NHÂN THÂN

CỦA VỢ CHỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP

Trang 6

2.1 Một số hạn chế trong việc thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân

2.1.1 Bạo lực gia đình diễn ra thường xuyên mà nạn nhân chủ yếu là người vợ 33

2.1.4 ự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các công việc lao động sản

2.1.5 Tình trạng ngoại tình diễn ra khá thường xuyên – vi phạm nghĩa vụ chung

2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện quy định về quyền và nghĩa

2.2.2 Thiếu quy định của pháp luật điều chỉnh một số trường hợp vi phạm quyền

2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực

2.3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Luật HN&GĐ năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Đây là một bước hoàn thiện quan trọng về cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chế độ HN&GĐ tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ vợ chồng là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, kế thừa và phát triển các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm

2014 khi điều chỉnh các quan hệ của vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến

bộ, bình đẳng và đưa ra nhiều quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồng Đặc biệt là bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân của vợ và chồng là vấn đề rất được quan tâm Người vợ trong gia đình hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn như bị bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, chồng không chung thủy, tư tưởng trọng nam khinh nữ

Mặt khác, những nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng chưa được đi sâu vào thực tế Chính vì thế việc nghiên cứu vấn đề thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân vợ chồng là điều rất cần thiết hiện

nay Đó cũng là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài: “Thực tiễn thực hiện quyền

và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam” để phân tích

và làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân vợ chồng trên thực tế

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng hiện nay cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhưng mỗi đề tài nghiên cứu dưới một

Trang 8

góc độ khác nhau Luận văn thạc sĩ năm 2015: “Bảo vệ quyền của người phụ

nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” của Phạm Thị Chuyền, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội tập trung làm rõ những vấn đề về bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ với

tư cách là người vợ, người mẹ trong quan hệ giữa vợ và chồng, tức là các quyền nhân thân phát sinh trên cơ sở quan hệ hôn nhân Luận văn thạc sĩ:

“Ảnh hưởng của Nho giáo đến các quy định pháp luật Việt Nam về mối quan

hệ giữa vợ và chồng”, của Đinh Hạnh Nga, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội lại tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo đối với các quy định của pháp Luật HN&GĐ Việt Nam về mối quan hệ giữa vợ và chồng Tuy nhiên, vấn đề thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của

vợ chồng theo pháp luật Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và quan tâm đúng mức Các công trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ một cách nói chung hay chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa

vợ và chồng mà chưa có sự đề cập tới thực tiễn thực hiện quyền nhân thân vợ chồng trên thực tế như thế nào

3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quyền

và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khái quát những vấn đề lý luận về

quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng Đặc biệt trọng tâm của luận văn là tập trung nghiên cứu thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng, để làm rõ những cái đã đạt được và những cái chưa làm được trong cơ chế bảo vệ quyền và thực hiện quyền nhân thân vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014 Với mục đích làm nổi bật hơn quy định của pháp luật về vấn đề này, tác giả đã đi thực tế nhằm thực hiện các bài phỏng vấn ngắn và xin số liệu mà các cơ quan đã khảo sát, để thực hiện tốt đề tài luận văn Từ những số liệu thực tế đó, tác giả nhận định được những mặt tích cực và hạn chế, từ đó

Trang 9

đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật đạt được đúng mục đích mà luật đề ra

4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận, nội dung quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ nhân thân của

vợ chồng; chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó trong thực tiễn Luận văn còn đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật cũng như mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả khi áp vào thực tế, góp ý kiến cho những lần sửa đổi Luật tiếp theo

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:

+ Đưa ra khái niệm và làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền và nghĩa

vụ nhân thân của vợ chồng;

+ Phân tích làm rõ quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

+ Nghiên cứu pháp luật liên quan như: Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), Bộ luật lao động năm 2012 (BLLĐ năm 2012), Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Luật PCBLGĐ năm 2007), Luật bình đẳng giới năm 2006 (Luật BĐG năm 2006)… và các Điều bước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên về các vấn đề liên quan tới về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng;

+ Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật, những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó, hướng hoàn thiện Luật HN&GĐ năm

2014, cùng pháp luật có liên quan tới đề tài đang nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp, nâng cao hiệu quả thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp phân tích, phương pháp suy diễn logic, phương pháp diễn giải, phương pháp tổng hợp, phương pháp so

Trang 10

sánh, phương pháp điều tra xã hội học,… để làm sáng tỏ vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn thực hiện quyền, nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn phân tích tổng hợp làm sáng tỏ quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ nhân thân của

vợ chồng Đồng thời nêu lên được một số thành tựu trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực cho đến nay, cũng như chỉ ra một số hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện trên thực tế

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 02 chương:

Chương 1: Khái quát chung về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

Chương 2: Thực tiễn thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

Trang 11

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN

VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG

1.1 Khái niệm quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

Trong xã hội ta, gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng Gia đình không chỉ là nơi cho cá nhân cái ăn, cái trú ngụ, tình yêu thương mà còn là nơi thực hiện quá trình truyền dẫn văn hóa qua các giá trị và chuẩn mực xã hội cho các thành viên mới.1

Có thể nói gia đình là môi trường bảo tồn nền văn hóa truyền thống, giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách của con người, đồng thời giúp mỗi cá nhân ngày càng hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chuẩn bị hành trang để hòa nhập vào cộng đồng xã hội Nếu như nói gia đình là tế bào của xã hội thì có thể nói quan hệ vợ chồng là một trong những mối quan hệ chủ đạo, quan trọng trong đời sống xã hội Để phát triển

xã hội cần được xây dựng trên nền tảng là sự bền vững, hạnh phúc của các gia đình, mà trong đó có quyền nhân thân của vợ chồng là cơ sở để đạt được mục

đích của HN&GĐ là: “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”

Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật của vợ, chồng Nội dung của quan hệ pháp luật của vợ, chồng bao gồm các nghĩa vụ và quyền trong hai nhóm quan hệ cơ bản, có sự liên hệ mật thiết với nhau là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản; do Luật HN&GĐ quy định, phát sinh dựa vào sự kiện kết hôn, với đặc điểm luôn gắn liền với nhân thân của vợ chồng; trong đó nghĩa vụ và quyền về nhân thân là nội dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng.2

Nguyên tắc hàng đầu để đảm bảo duy trì những mối quan hệ này đó chính là

sự bình đẳng Điều này cũng được ghi nhận tại Điều 17 Luật HN&GĐ năm

2014 Bình đẳng giữa vợ chồng chính là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ về

Trang 12

nhân thân và tài sản Pháp Luật HN&GĐ quy định cho họ những quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản tương đồng với nhau Không có lý do gì mà người chồng được pháp luật cho phép có những quyền hoặc phải gánh vác những nghĩa vụ nhiều hơn người vợ và ngược lại.3

Nhà nước ta từ khi thành lập cho đến nay luôn tôn trọng các quyền con người, luôn coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng nền tảng pháp luật Quyền cơ bản của công dân được xác lập trên các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận Ở Việt Nam, được ghi nhận tại Điều 25 BLDS năm

2015: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác” Với quy định này, có thể khẳng

định quyền nhân thân là một quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều có nghĩa

vụ phải tôn trọng

Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng được Luật HN&GĐ năm

2014 quy định, cũng xuất phát từ những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đã được ghi nhận trong BLDS năm 2015 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể, vợ chồng có các quyền và nghĩa vụ nhân thân như: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập

3 Huỳnh Thị Bích Trâm (2010), Bảo vệ quyền phụ nữ theo pháp luật hôn nhân và gia đình, Khóa luận Cử

nhân luật, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.27

Trang 13

quán, địa giới hành chính Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Trong đó quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là tiền đề để điều chỉnh các quan hệ nhân thân khác cũng như các quan hệ nhân thân vợ chồng khác được thực hiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Quyền nhân thân giữa vợ và chồng là những quyền liên quan đến lợi ích tinh thần gắn liền với bản thân mỗi cá nhân trong quan hệ vợ chồng, không có nội dung kinh tế, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho người khác

Bảo vệ tốt quyền nhân thân của người vợ, người chồng cũng chính là góp phần bảo vệ sự bền vững của gia đình, tăng giá trị nền văn hóa truyền thống, giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách của con người, đồng thời giúp

cá nhân trong quan hệ hôn nhân ngày càng hoàn thiện Như vậy, để phát triển

xã hội cần được xây dựng trên nền tảng là sự bền vững, hạnh phúc của các gia đình, mà trong đó có quyền nhân thân của vợ chồng là cơ sở để đạt được mục đích của hôn nhân

1.2 Đặc điểm, yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

1.2.1 Đặc điểm quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

- Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng mang tính tình cảm: Từ xưa các cụ ta đã coi tình cảm vợ chồng là tình cảm phù hợp với đạo lý, làm vợ chồng của nhau phải hiểu nhau, hành động trên tình cảm, bổn phận, nghĩa vụ của mình, lợi ích của vợ, chồng và lợi ích của các con, cũng như lợi ích chung của gia đình Do vậy Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: vợ, chồng chung thủy, thương yêu quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia

Trang 14

đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững Việc thực hiện bổn phận này vừa mang tính chất pháp lý vừa dựa trên cơ sở đạo lý

- Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng mang tính chất tự do dân chủ, biểu hiện qua các quyền như: quyền bình đẳng giữa vợ, chồng về mọi mặt (nhân thân, tài sản, quan hệ gia đình); Quyền lựa chọn nơi cư trú, vợ chồng có quyền thỏa thuận lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành chính; Nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, cấm ngược đãi, hành hạ nhau; Quyền được tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào; Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia hoạt động chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích chung

- Đại diện giữa vợ, chồng: Luật HN&GĐ quy định vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật của người chồng, vợ bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự

1.2.2 Yếu tố tác động đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của

vợ chồng

- Quan điểm về chế độ phụ hệ từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của

con người, trong gia đình người đàn ông được xem là trụ cột, phụ nữ, người già và trẻ em phải phụ thuộc họ vào kinh tế, nên không có tiếng nói và không

có quyền quyết định các công việc Thái độ trọng nam khinh nữ, xã hội coi trọng vai trò của người đàn ông, vì vậy nên quyền nhân thân của người nam, người nữ, của người chồng, người vợ trong gia đình cũng nặng nhẹ khác nhau Pháp luật xưa chưa đảm bảo được quyền nhân thân của người phụ nữ Ngày nay, tuy pháp luật đã có nhiều đổi thay, quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng đã được luật định khá chi tiết, nhưng chính những định kiến, suy nghĩ truyền thống từ xưa đã ăn sâu vào tiềm thức, nên đã làm hạn chế khả năng áp dụng pháp luật vào đời sống hiện đại

Trang 15

- Yếu tố văn hóa có tác động không nhỏ: thật vậy, văn hóa nước ta xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, con người còn tồn tại tư tưởng phụ thuộc nhiều (vào thời tiết, con người, số mệnh,…), phần lớn chưa có tư duy độc lập, trong gia đình cũng không ngoại lệ Vậy nên, pháp luật quy định phải

có tính thực tế, phù hợp với văn hóa của quốc gia, nếu không phù hợp với văn hóa quốc gia thì sẽ không thể nào áp dụng trên thực tế Luật quy định ra mà không thể áp dụng trên thực tế, thì chỉ có thể là quy định suông Vì vậy, những quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng muốn đạt hiệu quả, thì luật phải đi sát với thực tế và văn hóa của nước nhà

- Yếu tố quốc gia: luật quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng, trên nguyên tắc phù hợp với các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên, cũng là hướng tới bảo vệ quyền con người, đúng với mục đích mà pháp luật quốc tế luôn hướng tới

1.3 Căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

1.3.1 Đăng ký kết hôn

Căn cứ phát sinh quan hệ giữa vợ và chồng là sự kiện kết hôn theo đó quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được xác lập Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng được xác lập là khi quan hệ hôn nhân giữa họ được nhà nước thừa nhận thông qua thủ tục đăng kí kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận kết hôn, sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Hiện nay, còn rất nhiều quan điểm sai lầm cho rằng, sau khi làm đám cưới sẽ phát sinh quan hệ vợ chồng Luật thực định không thừa nhận quan điểm này, mà chỉ công nhận quan hệ hôn nhân khi nam nữ chung sống với nhau có giấy chứng nhận kết hôn

Để nam nữ đăng kí kết hôn và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, hai bên nam nữ phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014, đó là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ

18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị

Trang 16

mất năng lực hành vi dân sự; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn Thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như sau: nộp hồ sơ yêu cầu đăng kí kết hôn trực tiếp tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt Đại diện UBND cấp xã, phường, thị trấn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

Vợ, chồng phát sinh quyền và nghĩa vụ nhân thân không phải mọi trường hợp được tính từ thời điểm đăng ký kết hôn Đối với những trường hợp có đăng ký kết hôn, thì thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ nhân thân

là khi nam nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận Kể từ thời điểm này, họ đã trở thành chủ thể được điều chỉnh bởi Luật HN&GĐ, được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ nhân thân vợ chồng Mặt khác, quan hệ pháp luật HN&GĐ chủ yếu là các quan hệ mang tính chất lâu dài, bền vững và đăng ký kết hôn là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân đạt được

sự lâu dài, bền vững đó

1.3.2 Nam nữ chung sống như vợ chồng và được pháp luật công nhận

Nếu hai người sống chung với nhau và có đăng ký kết hôn, thì không

có gì khó để xác định là vợ chồng hợp pháp: Giấy chứng nhận kết hôn cho phép khẳng định họ là vợ chồng hợp pháp của nhau Tuy nhiên, trong thực tế

có nhiều trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và được pháp luật công nhận là “hôn nhân thực tế” Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân

Trang 17

và gia đình không đề cập đến “hôn nhân thực tế” Trước đây, khi Luật HN&GĐ năm 2000 còn hiệu lực thì có Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đều đề cập đến “hôn nhân thực tế” Khi xảy ra tranh chấp cần xác định có quan hệ vợ chồng hay không, chúng ta có thể áp dụng tương

tự, cụ thể trong một số trường hợp như sau:

* Hôn nhân thực tế (xác lập trước ngày 03/01/1987): Tại điểm C.1

khoản C Điều 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ghi nhận: Người đang có vợ hoặc có

chồng là:“Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn” và tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng ghi nhận: “Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật thừa kế”

Lý do Tòa án lấy mốc thời gian để phân biệt là ngày 03/01/1987 vì Luật HN&GĐ 1986 được thông qua ngày 29/12/1986 nhưng được công bố ngày 03/01/1987 Như vậy nếu hôn nhân thực tế được xác lập trước ngày này thì hôn nhân đó có giá trị pháp lý, được pháp luật công nhận, mà không cần phải đưa ra bất cứ giấy tờ gì để chứng minh nữa; người vợ, người chồng trong trường hợp này là vợ chồng hợp pháp và được hưởng đầy đủ quyền và nghĩa

vụ nhân thân vợ chồng như những cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn khác

* Hôn nhân thực tế (xác lập từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001): Cũng tại điểm C.1 khoản C Điều 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-

HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ghi

nhận: “Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có

Trang 18

đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003)” và

Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao cũng nêu trong trường hợp: “Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001

mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế” Với quy định tại

Nghị quyết 01 trong trường hợp một người chết trước ngày 01/01/2003 thì người còn lại được hưởng thừa kế khi họ sống với nhau như vợ chồng “từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000” Như vậy hai người chung sống với nhau như vợ chồng trong khoảng thời gian này mà không đăng ký kết hôn, vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp và vẫn phát sinh quyền, nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng kể từ thời điểm họ chung sống với nhau

như vợ chồng trên thực tế

Bên cạnh đó, trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ, nếu sau ngày 01/01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn thì xác định có quan hệ vợ chồng hợp pháp như sau:

- Đối với trường hợp trước ngày 01/01/2003 họ đã xin đăng ký kết hôn (cụ thể là đã kê khai, có tên trong danh sách những người xin đăng ký kết hôn

do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập trước ngày 01/01/2003), nhưng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa kịp hoàn tất thủ tục để cấp đăng ký kết hôn cho họ trước ngày 01/01/2003, thì các cơ quan Nhà nước phải tiếp tục hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn và công nhận họ là vợ chồng kể từ khi họ chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế theo Nghị quyết số

Trang 19

35/2000/QH10 Do đó trong trường hợp này, nếu sau ngày 01/01/2003 các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa kịp hoàn tất thủ tục để cấp đăng ký kết hôn cho họ mà một bên chết thì quan hệ giữa họ khi còn sống vẫn là quan hệ hôn nhân thực tế hợp pháp

- Đối với trường hợp trước ngày 01/01/2003 họ không làm thủ tục xin đăng ký kết hôn (cụ thể là không kê khai, không có tên trong danh sách những người xin đăng ký kết hôn do các cơ quan Nhà nước lập trước ngày 01/01/2003) và sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân của họ chỉ được công nhận từ thời điểm đăng ký Do đó trong trường hợp này, nếu sau ngày 01/01/2003 họ chưa đăng ký kết hôn mà có một bên chết thì quan hệ giữa họ khi còn sống không được công nhận là vợ chồng hợp pháp.4

Qua phân tích trên cho thấy, thời điểm nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng là rất quan trọng Khi họ bắt đầu sống với nhau từ ngày 03/01/1987 thì hậu quả rất khác khi họ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng trước ngày này Tuy nhiên, trong thực tế còn gặp trường hợp một người đang trong tình trạng hôn nhân thực tế hợp pháp, chưa chấm dứt bằng một quyết định ly hôn, nhưng lại xác lập một quan hệ hôn nhân khác Hôn nhân thứ nhất

là hôn nhân thực tế, được pháp luật thừa nhận cho dù không có đăng ký kết hôn Vì hôn nhân này đã tồn tại nên người trong hôn nhân thứ hai chỉ có thể kết hôn hợp pháp với người khác khi hôn nhân thứ nhất không còn tồn tại nữa Do chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho ly hôn thì chưa

có cơ sở để khẳng định hôn nhân thực tế này chấm dứt: chúng ta có khái niệm

“hôn nhân thực tế” chứ không có khái niệm “ly hôn thực tế” Tuy nhiên xét về tình thì việc từ chối một cách máy móc hôn nhân thứ hai lại không thuyết phục, chúng ta không bảo vệ tốt những người trong quan hệ thứ hai Nếu thực

sự những người trong quan hệ hôn nhân thực tế thứ nhất đã chấm dứt quan hệ,

4 Đỗ Văn Đại (2014), Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB Đại học Quốc gia thành

phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.386, tr.391

Trang 20

không ai có tranh chấp về hôn nhân thứ hai và nếu hôn nhân thứ hai thỏa mãn các điều kiện để được thừa nhận, thì chúng ta vẫn nên thừa nhận hôn nhân thứ hai

1.4 Nguyên tắc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

1.4.1 Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được khẳng định tại Luật HN&GĐ

năm 2014, cụ thể như sau: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa

vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan” 5

- Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là sự ngang nhau về quyền và nghĩa vụ trong gia đình Tuy nhiên, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt trong gia đình không có nghĩa là quyền tự do, tự ý làm những việc mình thích Quyền bình đẳng thể hiện trong việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc và quyết định về các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ, chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của vợ chồng

- Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện ở nghĩa vụ và quyền nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục con cái Cha mẹ cũng cần phải yêu thương, tôn trọng

ý kiến của con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm và chăm sóc tới sự phát triển của con cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành công dân có ích cho xã hội Nuôi dạy con không chỉ là nghĩa vụ của vợ chồng đối với con mà còn là nghĩa vụ của họ trước Nhà nước và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ Vì vậy, vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật khi họ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

5

Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 21

- Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.6 Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội Nước ta là một trong những nước có tỷ lệ dân số phát triển nhanh Dân số tăng nhanh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế của đất nước, có thể dẫn đến đói nghèo, lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, từ đó có thể nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội Hiện nay Nhà nước ta đang thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm vận động các cặp vợ chồng sinh ít con và giãn khoảng cách giữa mỗi lần sinh nhằm giảm bớt tỷ lệ tăng dân số Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, vì thế vợ chồng sẽ có quyền lựa chọn các biện pháp tránh thai hay các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, không nên chỉ

áp dụng các biện pháp tránh thai đối với người vợ mà còn cả đối với người chồng, sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng cặp vợ chồng

- Quyền bình đẳng của vợ chồng còn được thể hiện trong việc yêu cầu

ly hôn Một bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn hoặc cả hai vợ chồng cùng yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn Đây là quyền được pháp luật hôn nhân và dân sự quy định rõ ràng Quy định về quyền của vợ và chồng trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn tuy là một quyền bình đẳng nhưng không phải được áp dụng tùy tiện, mà khi vợ hoặc chồng có yêu cầu Tòa án

xử ly hôn cũng cần có những căn cứ xác thực theo quy định của pháp luật

Như vậy, có thể thấy vấn đề bình đẳng giới nói chung và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ nói riêng không chỉ là vẫn đề của mỗi quốc gia

mà còn là vấn đề đáng quan tâm của nhân loại, mang tính quốc tế Không chỉ

6

Khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 22

phụ nữ của riêng quốc gia nào mà tất cả phụ nữ trên thế giới đều cần được bảo vệ, được tôn trọng và đối xử bình đẳng như nam giới

1.4.2 Bảo vệ quyền nhân thân của vợ chồng trên nguyên tắc bảo vệ quyền con người và bảo vệ gia đình

Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được quy định tại

Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2014, cụ thể: “Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của

vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ”:

- Quyền và nghĩa vụ nhân thân được quy định trong Luật HN&GĐ năm

2014 hướng tới đảm bảo quyền và lợi ích nhân thân hợp pháp của vợ, chồng đối với nhau, xác định hành vi xử sự của vợ, chồng; những hành vi xử sự thông thường giữa vợ, chồng như: yêu thương, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, từ

đó vợ, chồng sẽ được thỏa mãn những lợi ích về tinh thần, đôi khi còn cả về vật chất như vợ, chồng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, sự nghiệp.7

Quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ, chồng còn đảm bảo quyền và lợi ích nhân thân của vợ chồng đối với người khác, đặc biệt là những người thân trong gia đình Ví dụ như: vợ chồng có yêu thương, tôn trọng nhau thì con cái được chăm sóc, giáo dục tốt hơn, gia đình hạnh phúc hơn

- Quy định quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ, chồng còn là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình Khi hai người nam và nữ được Nhà nước công nhận là có quan hệ hôn nhân hợp pháp, thì họ sẽ được hưởng các quyền nhân thân đối với nhau, các quyền đó luôn được pháp luật bảo vệ và mọi người phải tôn trọng quan hệ đó Trường hợp người thứ ba có hành vi can thiệp vào quan hệ vợ chồng nhằm làm tan vỡ hạnh phúc gia đình thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật Khi xảy ra tranh chấp trong trường hợp này thì quan hệ vợ chồng luôn được bảo vệ

7

Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 23

- Quy định quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ, chồng còn thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân chính đáng của vợ chồng, trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam

đã ký kết, gia nhập Qua đó đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật quốc gia

và pháp luật quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

1.5 Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng theo pháp luật hiện hành

1.5.1 Tình nghĩa vợ chồng

Được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”

Quan hệ vợ chồng không đơn thuần chỉ là một quan hệ quyền và nghĩa vụ theo pháp lý thuần túy, mà trước hết đó là tình nghĩa giữa hai người đối với nhau Do đó, trong tình nghĩa vợ chồng phải có sự chung thủy với nhau, tức là nghĩa vụ này phải xuất phát từ cả hai phía vợ và chồng Đây là biểu hiện, yêu cầu đầu tiên trong tình nghĩa vợ chồng có tính quyết định đối với việc đảm bảo, duy trì hạnh phúc gia đình Quy định này không chỉ xác lập nghĩa vụ về mặt pháp lý nhằm cũng cố nền tảng gia đình, mà còn là một bước quan trọng

để tiếp tục bác bỏ quan điểm phong kiến trước đây “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”.8

Ý nghĩa của quy định thì quá rõ ràng, nhưng vấn đề khó ở đây là cách nào để xác định, kiểm soát mức độ thực hiện nghĩa vụ chung thủy của vợ và chồng khi đây là lĩnh vực riêng tư hết sức nhạy cảm và khó xác định Trên thực tế, không thể xác định được một cách chính xác thế nào là không chung thủy, cũng như không thể xác định được giới hạn của nghĩa vụ yêu thương và chế tài buộc hai người phải tiếp tục yêu thương nhau khi mà tình yêu giữa họ không còn tồn tại nữa Pháp luật chỉ có thể đánh giá và điều chỉnh các quan hệ trên cơ sở hành vi, trong khi bản chất của quan hệ vợ chồng lại xuất phát từ

8

Trường Đại học luật Hà Nội (2012), tlđd số 6, tr.207

Trang 24

tình cảm, từ suy nghĩ chứ không đơn thuần là những biểu hiện bên ngoài.9

lẽ ở điểm này pháp luật chỉ ghi nhận và điều chỉnh ở mức độ tổng quát, nhằm

đề cao đạo lý chung và tạo ra ý thức trách nhiệm cho mỗi người trong quan hệ

vợ chồng, còn mức độ thể hiện như thế nào là thuộc các quy phạm đạo đức

Một trong những biểu hiện ra bên ngoài của sự thiếu chung thủy mặc nhiên được mọi người dễ dàng thừa nhận đó chính là hành vi ngoại tình Hành

vi ngoại tình thường là hành vi quan hệ tình dục với người khác, tuy nhiên cũng có thể là những quan hệ tình cảm với người khác kéo dài và trầm trọng, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.10

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi xã hội, mỗi nền văn hóa, mỗi cá nhân có cách nhìn, cách hiểu về ngoại tình khác nhau Nếu coi thái độ không chung thủy như là thách thức, sự coi thường đối với lòng tin, sự tận tụy trong quan hệ hỗ tương, thì việc một người công nhiên yêu người khác (dù không có quan hệ xác thịt) trong khi vợ, chồng mình vẫn hết lòng với mình, với gia đình, cũng có thể là biểu hiện của sự không chung thủy.11

Theo pháp luật hiện hành, vi phạm nghĩa vụ chung thủy, người vi phạm

Chế tài hành chính hoặc hình sự chỉ áp dụng được trong những trường hợp được luật dự kiến và

đó cũng là cách duy nhất để trừng phạt người vi phạm nghĩa vụ chung thủy

9

Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Phương chủ biên (2004), tlđd số 21, tr.156

10 Trường Đại học luật Hà Nội (2012), tlđd số 6, tr.208

11 Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - tập 1: Gia đình,

Nxb trẻ, TP Hồ Chí Minh, tr.231

12

Điểm a, b, c khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

13 Khoản 1 Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015

14 Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 25

Không thể sử dụng chế tài khi một người chỉ mới suốt ngày tơ tưởng đến người khác mà chưa chung sống như vợ chồng, hay thậm chí đã có quan hệ xác thịt nhưng chỉ mang tính chất qua đường.15

Nhưng xét cho cùng, tình nghĩa vợ chồng là dựa trên sự tự nguyện, ý thức và tình cảm của cá nhân, pháp luật chỉ đóng vai trò giáo dục, định hướng cho con người trong mối quan

hệ vốn phức tạp và tế nhị này.16

Chung thủy là điều kiện cần nhưng chưa phải là yếu tố đủ để xây đắp lên mái ấm mà chính tình yêu thương, sự quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau mới là nội dung sâu sắc của mối quan hệ này Sự chăm sóc, giúp đỡ có hai mặt: vật chất và tinh thần Về phương diện vật chất, vợ chồng có nghĩa vụ hợp tác trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hợp lý của gia đình, của mỗi cá nhân Về phương diện tinh thần, vợ chồng phải dành cho nhau sự chăc sóc tận tụy, cả trong sinh hoạt bình thường lẫn trong lúc ốm đau, khó khăn.17

Sinh hoạt bình thường của mỗi người thường bao gồm những hoạt động được thực hiện theo sự phân công trong gia đình Sự chăm sóc, hỗ trợ về tinh thần tỏ ra đặc biệt cần thiết trong trường hợp vợ hoặc chồng lâm vào hoàn cảnh khó khăn như mất việc, lâm bệnh nặng hoặc mất người thân thuộc… Trong quan hệ với người thứ ba, vợ chồng phải đoàn kết và tương trợ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau cũng như của gia đình

Vợ chồng bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai người bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín Trong đời sống nghề nghiệp, vợ chồng phải động viên nhau để mỗi người có thể hoàn thành công việc, trách nhiệm của mình

Hôn nhân là cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội Sự tồn tại hôn nhân hạnh phúc, bền vững tạo điều kiện cho sự phát triển hưng thịnh của

xã hội Để hôn nhân phát triển bền vững thì điều cơ bản nhất là vợ chồng phải cùng nhau lao động, cùng nhau chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình

Trang 26

Tình yêu thương, lòng chung thủy giữa vợ chồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tồn tại bền vững của hôn nhân.18

Quy định này nhấn mạnh việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc là trách nhiệm chung của cả hai người, là quyền và nghĩa vụ mà vợ chồng cần chung sức, chia sẻ chứ không thể phó mặc hết cho một người Dù ở khía cạnh nào đó các quan hệ nhân thân mang tính chất tình cảm có vẻ là chuyện riêng của mỗi gia đình, nhưng để đảm bảo trật tự xã hội và bảo vệ sự phát triển bền vững của đất nước, cần phải định hướng cho người dân có sự nghiêm túc, trách nhiệm với quan hệ hôn nhân do chính mình đã tự nguyện xác lập, vì vậy việc luật hóa các quan hệ nhân thân mang tính chất tình cảm là điều hết sức cần thiết

1.5.2 Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung

Khoản 2 Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 là điểm mới so với Luật

HN&GĐ năm 2000, quy định nghĩa vụ sống chung của vợ chồng, cụ thể: “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác” Từ

quy định này cho thấy, nghĩa vụ sống chung là nghĩa vụ trong quan hệ nhân thân của vợ và chồng, phát sinh trên cơ sở hôn nhân hợp pháp Theo đó, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ tạo lập một cuộc sống chung, một nơi ở chung để xây dựng, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình hạnh phúc, vững mạnh, tiến bộ Đây cũng là mục đích của Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc theo đúng nghĩa

1.5.3 Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng

Quy định về nơi cư trú không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với từng cá nhân, mà còn là một trong những biện pháp quản lý hành chính hữu hiệu của Nhà nước đối với công dân của mình Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2014 quy

định: “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không

bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính” Luật HN&GĐ

18

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), tlđd số 6, tr.139

Trang 27

năm 2014 quy định tiến bộ hơn là việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do

vợ chồng thỏa thuận, ở đây các nhà lập pháp đã đề cao sự tự nguyện và ý chí thỏa thuận của vợ chồng, dù là vợ chồng vẫn có quyền tự do về ý chí và tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc thống nhất và đi đến quyết định, quyết định dựa trên sự thỏa thuận của đôi bên

Một trong những điều kiện cần thiết của cuộc sống chung, là vợ chồng

có nơi cư trú chung Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống19, nhiều trường hợp vợ chồng có thể không ở với nhau thường xuyên, nhưng họ vẫn có cuộc sống chung ở nơi ở riêng của một trong hai người hoặc một nơi khác do vợ chồng thỏa thuận, phù hợp với hoàn cảnh, sự nghiệp của vợ chồng Tuy nhiên họ vẫn có “nơi cư trú” chung đã được đăng

ký hộ khẩu thường trú, có thể là một trong hai nơi ở riêng của vợ chồng hoặc nơi khác

Trước đây, trong xã hội thực dân phong kiến, người phụ nữ khi lấy chồng hoàn toàn phụ thuộc và toàn tâm toàn ý theo mệnh lệnh của chồng, họ không có quyền quyết định bất cứ việc gì trong gia đình, cho nên chỗ ở của

vợ chồng cũng do người chồng quyết định vì lúc này người vợ sẽ ở vào vị trí phụ thuộc, như quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng” Ngày nay một số đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn duy trì tập quán ở rể, người đàn ông lấy vợ

về phải ở nhà vợ, nếu chẳng may vợ chết thì người chồng phải quay về nơi quê cũ và có thể kết hôn với người khác, dẫn đến hậu quả những đứa con không có người chăm sóc, nuôi dưỡng Việc loại bỏ những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, những phong tục không phù hợp với truyền thống dân tộc là điều hết

sức cần thiết Luật cư trú năm 2006 quy định: “Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận” 20

, với căn cứ nêu trên, thì quan điểm vợ phải theo chồng và nơi cư trú của vợ, chồng do người chồng quyết định là không đúng

Trang 28

Việc lựa chọn nơi cư trú do vợ, chồng thoả thuận trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa vợ và chồng BLDS năm 2015 cũng khẳng định vợ chồng có thể

có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận Điều đó không có nghĩa là vợ chồng có quyền tự do thỏa thuận về việc không chung sống với nhau như là một cách để thực hiện nghĩa vụ chung sống Suy cho cùng, việc xác định nơi

cư trú khác nhau của vợ chồng chỉ có giá trị nếu nó phù hợp với lợi ích của hôn nhân, đặc biệt là nhằm tạo điều kiện để củng cố quan hệ vợ chồng, chứ không phải nhằm cắt đứt quan hệ đó Do nhu cầu công tác, người chồng phải thường xuyên ở một nơi, người vợ một nơi khác và thỉnh thoảng hai người mới gặp nhau trong một mái nhà, vợ chồng chấp nhận tình cảnh đó, vì sự chấp nhận đó cần thiết cho việc xây dựng sự nghiệp của người chồng, đồng thời cũng là sự nghiệp của gia đình Trái lại nếu vợ chồng thỏa thuận về việc mỗi người cư trú một nơi chỉ vì lý do không muốn gặp nhau, không muốn sống gần nhau nữa thì không thể nói đó là sự thỏa thuận nhằm củng cố quan

hệ vợ chồng Có thể nói rằng, việc thỏa thuận sống riêng mà không nhằm mục đích vun đắp tình nghĩa vợ chồng thì chỉ có thể là sự thỏa thuận ly thân

Như vậy, quy định nơi cư trú của vợ chồng trên cơ sở có sự thỏa thuận sao cho phù hợp với cuộc sống của vợ chồng là một sự ghi nhận bằng pháp luật về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng Mặt khác, nơi cư trú của vợ chồng còn làm cơ sở cho sự bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của vợ chồng với nhau và là cơ sở để phát sinh mối quan hệ của họ với Nhà nước, đó cũng

là việc Nhà nước quản lý về địa giới hành chính đối với vợ chồng.21

1.5.4 Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng

Được ghi nhận không chỉ tại Điều 21 Luật HN&GĐ năm 2014: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

21 Đoàn Thị Xuyến (2012), Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.22

Trang 29

cho nhau” mà trong BLDS năm 2015 cũng ghi nhận: Danh dự, nhân phẩm,

uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ Danh dự được hiểu ở đây là phạm trù xã hội nhằm cá thể hóa và phân biệt giữa chủ thể này với chủ thể khác trong quan hệ pháp luật Danh dự là yếu tố gắn liền với một chủ thể nhất định và là một trong những yếu tố khẳng định vị trí, vai trò,

uy tín của chủ thể đó trong xã hội Nhân phẩm là những phẩm chất tạo nên giá trị con người Uy tín là sự tín nhiệm, tin tưởng, mến phục của mọi người đối với một cá nhân, tổ chức nhất định.22

Đây là những yếu tố quan trọng của mỗi người, mang tính nhân quyền cao đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận:

“Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; không bị tra t n, bạo lực, truy bức, nhục hình hay b t cứ hình thức đối

xử nào khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm” 23

Khi hai người khác giới yêu nhau và tự nguyện kết hôn, cùng nhau xây dựng gia đình thì việc tôn trọng và giữ gìn uy tín, danh dự, nhân phẩm cho nhau trong suốt quá trình chung sống

là điều kiện hết sức cần thiết, là chìa khóa đảm bảo hôn nhân bền vững và gia đình hạnh phúc Nếu như trước đây trong xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi khinh rẻ rúm phụ nữ, khiến cho những người phụ nữ chẳng có địa vị trong gia đình cũng như ngoài xã hội, chẳng biết đến cái gì gọi là danh dự, nhân phẩm, uy tín của riêng mình chứ đừng nói gì đến việc được tôn trọng và bảo vệ Thậm chí còn có những tồn tại những tập tục đáng lên án, chà đạp nhân cách người phụ nữ như “gọt đầu bôi vôi, bêu chợ” nếu như người đàn bà có chửa hoang… Ngày nay, xã hội đã có những cách nhìn đúng đắn hơn về vai trò của người phụ nữ cũng như việc bảo vệ quyền bình đẳng giữa nam và nữ đối với việc xây dựng hạnh phúc gia đình và phát triển

xã hội Để gia đình hạnh phúc thì vợ chồng cần phải tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau và cư xử với nhau một cách thanh lịch, văn minh Bởi vì, chỉ có tôn trọng danh dự của nhau, cũng như biết yêu

Trang 30

thương, quý trọng tình nghĩa vợ chồng thì mới có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đối với nhau

Cùng với việc quy định nghĩa vụ tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau của vợ và chồng, thì vợ hoặc chồng không được phép

có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau Vợ, chồng không được phép đứng về phía xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chồng, vợ mình Vợ, chồng cũng không có quyền để cho người khác hành hạ, ngược đãi chồng, vợ mình như trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình chồng và người chồng im lặng trước sự ngược đãi của cha mẹ đối với vợ mình Sự ngược đãi, hành hạ của một người đối với người còn lại, trong những trường hợp đặc thù, có thể bị chế tài về hình sự quy định tại Điều 155 BLHS 2015 – Tội làm nhục người khác

1.5.5 Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Quyền tự do tín ngưỡng được Nhà nước ta quan tâm sát sao và trở thành quyền công dân, đã được ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013:

“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”

Những quyền nhân thân này, được Luật HN&GĐ năm 2014 cụ thể hóa thành quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân Mỗi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo riêng Pháp luật quy định vợ, chồng có nghĩa

vụ tôn trọng quyền nhân thân ấy của mỗi người

Thông thường, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được các bên giải quyết trước khi kết hôn Tuy nhiên có trường hợp một trong hai người muốn thay đổi tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ hôn nhân Khi đó, người còn lại có thể

có ý kiến riêng nhưng không thể áp đặt tín ngưỡng, tôn giáo của mình cho người muốn thay đổi Theo đuổi một tôn giáo, vợ, chồng có quyền thực hiện các sinh hoạt tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật và không được cản trở việc

Trang 31

thực hiện các nghĩa vụ hỗ tương của vợ, chồng cũng không được gây mất trật

tự trong sinh hoạt gia đình

Thực tế hiện nay, nước ta vẫn tồn tại những trường hợp vợ hoặc chồng phải miễn cưỡng theo tôn giáo của người chồng hoặc vợ của mình do sức ép

từ phía gia đình, điều này không phù hợp với bản chất dân chủ của một xã hội văn minh Quan hệ hôn nhân không buộc người vợ hay người chồng phải lệ thuộc vào chồng hay vợ mình, trong việc lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào Vợ, chồng cần phải có cái nhìn tôn trọng nhau về vấn đề này

Quy định về quyền tự do lựa chọn tôn giáo của vợ, chồng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ Bởi vì thực tế cho thấy rằng có rất nhiều định kiến tôn giáo cũng là một nguyên nhân rất lớn cản trở phụ nữ được hưởng các quyền con người mà pháp luật ghi nhận cho

họ Đảm bảo quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng đi kèm với việc loại bỏ những định kiến tôn giáo phân biệt đối xử với người phụ nữ

và cần phải có những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh cho những “định kiến ấy” không thể tồn tại trong đời sống xã hội

1.5.6 Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Hiến pháp Việt Nam ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có quyền học tập, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội Với

tư cách là công dân của xã hội, vợ chồng cũng được hưởng đầy đủ các quyền

và nghĩa vụ đó Như vậy, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, trình độ, năng lực mà

vợ chồng có thể cùng bàn bạc, quyết định, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau trong việc học tập hoặc tham gia các hoạt động khác theo nguyện vọng, khả năng của mỗi người và phù hợp với các quy định của pháp luật, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của mình và lợi ích chung của gia đình

Cụ thể, tại Điều 23 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng

Trang 32

cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”:

- Trong hoạt động chính trị: Trước cách mạng tháng Tám, dù quyền

bình đẳng của phụ nữ đã được nêu cao nhưng vấn đề bình đẳng giới trong đời sống chính trị, hoạt động quản lý Nhà nước hầu như chưa được đề cập đến Cách mạng thành công, các quyền cơ bản của con người trong đó có quyền bình đẳng nam nữ được tôn trọng và bảo vệ hơn Quyền bình đẳng nam nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình lần đầu tiên được quy định tại Điều 23, 24 bản Hiến pháp năm 1959 như đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp, đưa những quyền bình đẳng đó lên thành luật Bản chất của việc quy định quyền bình đẳng giới là đưa vai trò của người phụ nữ ngoài xã hội, người vợ trong gia đình lên cao hơn và ngang tầm với người đàn ông, người chồng của họ Năm 2006, Luật BĐG ra đời có quy

định: “Phụ nữ có quyền tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; ứng cử và được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hay cử vào các cơ quan lãnh đạo của

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí quản lý, lãnh đạo cơ quan, tổ chức trên cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan Nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới” 24

Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về tuyển dụng, sử dụng

và quản lý cán bộ công chức đều thừa nhận quyền phụ nữ bình đẳng với nam

giới trong lĩnh vực liên quan đến cán bộ, công chức theo nguyên tắc: “Không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo” Bên

cạnh đó, nhà làm luật cũng đưa ra các chế tài để bảo vệ quyền bình đẳng của

24

Điều 11 Luật bình đẳng giới năm 2006

Trang 33

phụ nữ trong lĩnh vực này thông qua việc ngăn chặn các hành vi vi phạm có thể xảy ra bằng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 – 40.000.000 đồng tùy thuộc vào tính chất, mức độ cụ thể của hành vi vi phạm, đồng thời với các biện pháp khắc phục hậu quả.25

Thông qua các quy định trên, có thể thấy rằng Nhà nước rất quan tâm đến vai trò của người phụ nữ ngoài xã hội cũng như người phụ nữ - người vợ trong gia đình, mún xóa bỏ rào cản phân biệt nam nữ, tạo điều kiện cho người

vợ được thoát ra khỏi những ràng buộc, khuôn khổ gia đình, tạo cơ hội cho họ

phấn đấu ngoài xã hội đúng với năng lực của bản thân

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn tạo cơ hội cho cả nam giới và nữ giới, đặc biệt khuyến khích vai trò của phụ nữ khi tham gia vào tổ chức bộ máy nhà nước, đảm nhận các nhiệm vụ, vị trí khác nhau không có sự phân biệt đối xử Đảm bảo được quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trên thực tế Bởi khi người phụ nữ - người vợ tham gia vào các hoạt động chính trị, tiếng nói của họ mới trở nên có trọng lượng hơn, khiến xã hội phải lắng nghe, tiếp thu và cũng đồng nghĩa với việc quyền bình đẳng nam nữ được bảo vệ hữu hiệu hơn

- Trong hoạt động kinh tế: Tại Điều 35 Hiến pháp năm 2013 và Điều

90 BLLĐ năm 2012 đều quy định: Nhà nước phải bảo đảm quyền làm việc của lao động nữ và lao động nam như nhau thì tiền lương ngang nhau, được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng.26

Trong quá trình lao động không được phân biệt, tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ, không

vì thế mà xa thải họ Trong lĩnh vực kinh doanh, phụ nữ được thành lập, tiến hành hoạt động sản xuất, quản lý doanh nghiệp Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ bằng những ưu đãi về thuế và tài

Trang 34

chính27, nếu sử dụng lao động nữ ở khu vực nông thôn sẽ được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật

Hiện nay, mặc dù người vợ đã được giải thoát rất nhiều đối với các công việc trong gia đình, được học tập và tham gia các hoạt động, công việc

xã hội ở trên nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí nhiều người đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng, nhưng trong nhiều gia đình vẫn còn tồn tại không ít

tư tưởng lạc hậu, như hạn chế việc học tập, lựa chọn công việc, nghề nghiệp, tham gia các hoạt động xã hội của người vợ, xem việc chăm sóc con cái, nội trợ, chăm lo gia đình là việc riêng của người vợ, mặc nhiên người vợ phải làm Nhiều gia đình, công việc nội trợ, chăm sóc con cái đang đè nặng lên vai của người vợ Khi đề cập đến giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam nữ,

ĂngGhen đã chỉ rõ: “Việc giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới là không thể

và mãi mãi không thể nếu nữ giới vẫn còn bị gạt ra khỏi lao động sản xu t xã hội và bị giới hạn trong phạm vi lao động tư nhân của gia đình Việc đó chỉ

có thể làm được, nếu phụ nữ tham gia sản xu t trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải tốn r t ít thời gian vào công việc gia đình” Luật HN&GĐ

năm 2014 không chỉ quy định quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của vợ, chồng mà còn quy định nghĩa vụ giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau tìm việc làm thích hợp với mình Trong gia đình, người vợ không chỉ thực hiện chức năng làm mẹ mà còn được tự do lựa chọn nghề nghiệp, bình đẳng với chồng trong việc quyết định vấn đề việc làm phù hợp với nhu cầu, năng lực và điều kiện của bản thân

- Trong hoạt động văn hóa: Phụ nữ luôn nhận được sự quan tâm của

Nhà nước và toàn xã hội trong chính sách giáo dục và đào tạo Trong đó, Luật giáo dục năm 2005 và Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 đều thừa nhận nam nữ có quyền bình đẳng ngang nhau trong việc thụ hưởng các chính

27 Nghị định 23/1996/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ, cho phép các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được hưởng chính sách ưu đãi trong việc vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm, hỗ trợ kinh phí từ quỹ này; được ưu tiên sử dụng vốn đầu tư hàng năm để cải thiện điều kiện làm việc, được giảm thuế

Trang 35

sách giáo dục của Nhà nước Đặc biệt, kế hoạch hành động quốc gia giáo dục

cho mọi người giai đoạn 2003 – 2015 có đoạn: “Xóa bỏ b t bình đẳng giới ở bậc tiểu học và trung học vào năm 2005, đạt bình đẳng giới trong giáo dục vào năm 2015 Chú trọng đảm bảo cho trẻ em gái được tiếp cận đầy đủ và công bằng cũng như hoàn thành giáo dục cơ bản với ch t lượng tốt” 28

Trước đây, từ Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định vợ chồng có nghĩa

vụ giúp đỡ nhau tiến bộ, chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ Tuy nhiên, do quy định còn chung chung, nghĩa vụ

“giúp đỡ nhau tiến bộ” được thực hiện rất hạn chế trên thực tế, đôi khi quyền được giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển của người vợ bị vi phạm nghiêm trọng

Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2014, Luật giáo dục năm 2005 và Luật BĐG năm

2006 một lần nữa củng cố và nhấn mạnh: mọi công dân không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nam nữ, nguồn gốc, gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập Nhà nước thực hiện công bằng

xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, nam nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.29 Nâng cao trình độ dân trí cho nữ giới, luôn

là ưu tiên hàng đầu trong chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta Khi người phụ nữ không được học hành, không được bước ra ngoài xã hội mà phải bó hẹp mình trong khuôn khổ gia đình không chỉ là thiệt thòi cho bản thân họ mà còn là một sự hao hụt, tổn thất lớn về sức lực, trí tuệ đối với sự phát triển của đất nước Bởi hiểu biết, học vấn, sức khỏe của phụ nữ tỷ lệ thuận với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là con cái Trên nguyên tắc vợ, chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt và nguyên tắc công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt; việc vợ, chồng lựa chọn con đường học tập, hoạt động và phát triển cho sự nghiệp của bản thân mình là hoàn toàn chính đáng, nhằm xóa bỏ quan niệm bất bình đẳng trong quan hệ

Trang 36

vợ chồng hiện còn tồn tại trong một bộ phận dân cư Việc học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân Do vậy, khi vợ hoặc chồng thực hiện quyền, cũng là nghĩa vụ của họ thì chồng hoặc vợ không được có hành vi ngăn cản Để hạn chế sự phân biệt đối xử gây ra những thiệt thòi cho phụ nữ trong việc tiếp cận nền giáo dục, pháp luật đưa ra những hình thức xử phạt hành chính cụ thể cho các hành vi cản trở quyền phụ nữ trong thực tế: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 200.000 – 20.000.000 đồng, các biện pháp khắc phục hậu quả.30 Các quy định

xử phạt này nhằm tạo cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo bình đẳng cho tất cả mọi người, đặc biệt là người vợ trong gia đình

- Trong hoạt động xã hội: Dù gắn bó với nhau đến mức nào thì vợ

chồng trong chừng mực nào đó, vẫn tồn tại như những cá nhân, nhất là trong nhiều quan hệ đặc thù với người thứ ba Cá nhân, vợ hoặc chồng phải có quyền xử sự với tư cách đó trong những trường hợp nhất định và luật phải tạo điều kiện để cá nhân hành động trong những trường hợp đó Vợ chồng, về phần mình, có nghĩa vụ tạo điều kiện cho nhau để mỗi người có thể thực hiện quyền tự do cá nhân của mình Thật vậy, hôn nhân không làm cho vợ, chồng

bị cách ly với môi trường giao tiếp Vợ, chồng vẫn tiếp tục là thành viên trong gia đình, dòng họ của mỗi người và nhất là vẫn có quyền duy trì, thậm chí mở rộng phạm vi quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.31

Tự do giao tiếp vợ, chồng có quyền được tôn trọng đối với những bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và những hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác;32

vợ, chồng không có quyền nghe trộm, ghi âm lén lút các cuộc trao đổi thông tin, suy nghĩ của chồng, vợ mình qua điện thoại; không được đọc trộm thư từ của chồng, vợ mình; càng không được đòi hỏi quyền kiểm soát công khai thư từ và các cuộc liên lạc điện thoại của chồng, vợ mình Mặt khác, không thể viện dẫn quyền tự do

Trang 37

giao tiếp, các hoạt động xã hội như là cách để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng của mình mà lờ đi trách nhiệm trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình Tự do trong các hoạt động xã hội của mỗi cá nhân không phải là tuyệt đối, vô hạn mà luôn phải nằm trong tương quan giữa lợi ích của cá nhân đó với lợi ích của những người khác, của cộng đồng xã hội theo sự điều chỉnh của pháp luật Riêng đối với những người đã kết hôn thì tự do cá nhân cần phải đặt trong tương quan với lợi ích chung của gia đình

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng là những quyền liên quan đến lợi ích tinh thần, gắn liền với bản thân mỗi cá nhân trong quan hệ vợ chồng, không có nội dung kinh tế, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho người khác Để bảo vệ tốt quyền nhân thân của người vợ, người chồng, bảo vệ tốt sự bền vững của gia đình, không ai khác mà chính bản thân những người trong cuộc phải ý thức trách nhiệm của bản thân cần phải làm gì trước tiên để bảo vệ hạnh phúc gia đình; đồng thời các cơ quan chính quyền cũng phải gắn trách nhiệm của mình đối với các địa phương mà mình quản lý, tuyên truyền, giáo dục, tháo gỡ những nút thắt, mâu thuẫn, giải quyết nghiêm những sự việc vi phạm quyền nhân thân của người vợ, người chồng, khen thưởng, tuyên dương những gia đình kiểu mẫu là những biện pháp hữu hiệu nhất để xây dựng nền tảng một gia đình vững chắc

Trang 39

Chương 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN, NGHĨA VỤ NHÂN THÂN CỦA

VỢ CHỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

2.1 Một số hạn chế trong việc thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, êm ả Có những lúc trời quang mây tạnh, nhưng cũng có những lúc bão táp mưa sa Cuộc sống gia đình cũng vậy Có những lúc êm ấm hạnh phúc, nhưng cũng có những lúc bất hoà, cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt Dù vợ chồng có yêu nhau thắm thiết, thì nhiều lúc vẫn xảy ra những bất hoà Những bất hoà đó có thể làm cho tình yêu bị sói mòn và có thể đưa đến những đổ vỡ tai hại Tuy nhiên, nếu biết cách giải quyết, chúng sẽ là cơ hội giúp hai vợ chồng hiểu nhau hơn và tình

yêu mỗi ngày một thêm triển nở

2.1.1 Bạo lực gia đình diễn ra thường xuyên mà nạn nhân chủ yếu là người vợ

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm, trên

cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân chủ yếu do bạo lực gia đình Thống kê từ Tòa án một số địa phương cũng cho thấy, số vụ ly hôn xuất phát

từ nguyên nhân bạo lực gia đình hằng năm chiếm trên 60% Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi có những vụ án người trong cuộc không khai thật những hành vi bạo lực mà họ phải gánh chịu trong gia đình.33

Nhiều trường hợp cam chịu như: Theo tổng cục thống kê, gần 60% phụ

nữ từng bị bạo lực đã biết về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Thế nhưng, đến 87% phụ nữ bị bạo lực chưa hề tìm đến sự hỗ trợ từ các dịch vụ, hoặc những người có thẩm quyền giúp đỡ; 50% trong số đó thì chọn giải pháp an toàn là im lặng Còn theo khảo sát của Trung tâm Ứng dụng khoa học về giới,

33 Tổng kết năm 2015 của Tòa án nhân dân tối cao

Webside: http://infonet.vn/mot-nam-8000-vu-ly-hon-do-bao-luc-gia-dinh-post126518.info truy cập ngày 25/06/2017

Trang 40

gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), hơn 37% phụ nữ được khảo sát cho biết họ bị ép quan hệ tình dục trong giai đoạn từ 1 - 3 năm chung sống cùng nhau Tuy nhiên, 83% phụ nữ bị bạo lực chấp nhận và cam chịu, chỉ 13% chị em là phản ứng quyết liệt và cương quyết cự tuyệt khi bị ép quan hệ, 49% trong số đối tượng khảo sát đã từng có ý nghĩ sẽ tự tử vì phải chịu đựng các hình thức bạo lực gia đình.34

Nguyên nhân khiến bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em diễn biến phức tạp do quan niệm truyền thống Á Đông bén rễ lâu đời, như vợ phải biết nghe lời chồng, “một điều nhịn, chín điều lành” tác động không nhỏ đến các

vụ bạo lực gia đình Quan niệm này tồn tại nhiều đời tại khu vực nông thôn và lao động di cư, dẫn đến tình trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái khu vực trên diễn biến phức tạp Bên cạnh đó, bạo lực về tinh thần, kinh tế cũng đang gia tăng Hệ thống pháp luật của Việt Nam được xem là bảo đảm quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử trên cơ sở giới Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng giữa nữ và nam về mọi mặt, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới Trong thực tế, nhiều văn bản pháp luật khác trên cơ sở đó cũng đã thể hiện được tinh thần bình đẳng giới của Hiến pháp, như: Luật Bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn khoảng cách giữa luật pháp, chính sách và thực thi pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định rất cụ thể quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng, tuy nhiên để mọi người tuân thủ nghiêm chỉnh và áp dụng vào thực tế lại là điều rất khó khăn Chưa đề cập đến những tầng lớp không

am hiểu pháp luật, hạn chế về trình độ văn hóa, mà ngay đến những nhóm người đã hiểu biết đầy đủ cả về pháp luật lẫn xã hội vẫn không chấp hành, không áp dụng và thực hiện nghiêm quyền, nghĩa vụ của mình, cũng như không tôn trọng quyền, không tạo điều kiện cho người vợ hoặc người chồng

34 Trung tâm ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA)

Webside: http://csaga.org.vn/trang-chu.htm truy cập ngày 19/05/2017

Ngày đăng: 13/03/2019, 21:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình xã hội học đại cương, NXB Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh, tr.96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xã hội học đại cương
Tác giả: Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2012
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2012
22. Huỳnh Thị Bích Trâm (2010), Bảo vệ quyền phụ nữ theo pháp luật hôn nhân và gia đình, Khóa luận Cử nhân luật, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ quyền phụ nữ theo pháp luật hôn nhân và gia đình
Tác giả: Huỳnh Thị Bích Trâm
Năm: 2010
23. Đỗ Văn Đại (2014), Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr.386, tr.391 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thừa kế Việt Nam "–" Bản án và bình luận bản án
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2014
26. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - tập 1: Gia đình, Nxb trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr.231 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - tập 1: Gia đình
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 2002
28. Đoàn Thị Xuyến (2012), Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.22. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Tác giả: Đoàn Thị Xuyến
Năm: 2012
12. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Khác
15. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội Khác
16. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 Khác
17. Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Khác
18. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Khác
19. Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Sách, bài viết tạp chí Khác
24. Trường Đại học luật Hà Nội (2012), tlđd số 6, tr.139, tr.207, tr.208 Khác
25. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Phương chủ biên (2004), tlđd số 21, tr.162, tr.156 Khác
27. Nguyễn Ngọc Điện (2002), tlđd số 52, tr.233, tr.239 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w