Tính cấp thiết của đề tài Vịt trời là một giống vịt hoang dã với rất nhiều ưu điểm: sống trong tự nhiên, thịt thơm, chắc thịt, ngon, mềm hơn các loại vịt thông thường vàđặc biệt là thịt
Trang 1PHAN TH HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA V T TRỜI
NUÔI TẠI NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC S CHĂN
Trang 2THÁI NGUYÊN - 2018
Ị
Ị
Ĩ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phan Thị Hồng Nhung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên, Phòng đào tạo, khoa Chăn nuôi - Thú y, thầy giáo hướngdẫn và sự nhất trí của chủ trang trại Miền Hương tại xã Yên Mạc huyện Yên
Mô tỉnh Ninh Bình, em đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trời nuôi tại Ninh Bình”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài em đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của chủ trang trại Miền Hương, Ban chủ nhiệm khoaChăn nuôi Thú y, thầy giáo hướng dẫn cùng các bạn đồng nghiệp
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại họcNông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Chănnuôi - Thú y, chủ trang trại Miền Hương, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp emhoàn thành luận văn tốt nghiệp Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctới thầy giáo hướng dẫn GS.TS Nguyễn Duy Hoan đã tận tình hướng dẫn, chỉbảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Em xin kính chúc thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô lãnh đạo nhàtrường, Khoa và toàn thể thầy cô giáo trong Phòng đào tạo sức khỏe, hạnhphúc và thành đạt, chúc các bạn học viên mạnh khỏe, học tập tốt và thànhcông trong cuộc sống
Thái Nguyên, năm 2018
Tác giả
Phan Thị Hồng Nhung
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích 2
3 Ý nghĩa 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1 Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng 3
1.1.2 Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịt
5 1.1.3 Khả năng sản xuất của vịt 6
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 15
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 15
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 18
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28
2.3 Nội dung nghiên cứu 28
2.4 Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng của vịt trời thịt (0 - 21 tuần tuổi) 28
2.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng sinh sản của vịt trời ( từ 22 - 38 tuần tuổi) 33
2.4.3 Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt 0 - 38 tuần tuổi 36
Trang 62.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Đặc điểm sinh học và các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của vịt trời thịt 0 - 21 tuần tuổi 37
3.1.1 Đặc điểm sinh học của vịt trời 37
3.1.2 Tỷ lệ nuôi sống của vịt trời từ 0 - 21 tuần tuổi 40
3.1.3 Khả năng sinh trưởng của vịt trời từ 0 - 21 tuần tuổi 42
3.1.4 Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của vịt 0 - 21 tuần tuổi 49 3.1.5 Kết quả khảo sát năng suất và chất lượng thịt vịt thí nghiệm lúc 21 tuần tuổi 55
3.1.6 Hạch toán kinh tế của nuôi vịt trời cho thịt 58
3.2.1 Tỷ lệ nuôi sống của vịt trời thí nghiệm 59
3.2.2 Khả năng sinh sản của vịt trời thí nghiệm 61
3.2.3 Khối lượng trứng và chất lượng trứng của vịt trời thí nghiệm 66
3.2.4 Kết quả ấp nở của vịt trời thí nghiệm 68
3.2.5 Hạch toán kinh tế khi nuôi vịt trời sinh sản 22 - 38 tuần tuổi 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 80
Trang 7TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TKL Tăng khối lượng
TLD Tỷ lệ đẻ
TLNS Tỷ lệ nuôi sống
TTTA Tiêu tốn thức ăn
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 29
Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn vịt thịt thí nghiệm 29
Bảng 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 33
Bảng 2.4 Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn vịt thịt thí nghiệm 33
Bảng 2.5 Đánh giá chỉ số Haugh 35
Bảng 2.6 Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt 0 - 38 tuần tuổi 36
Bảng 3.1 Đặc điểm ngoại hình của vịt trời 37
Bảng 3.2 Tỷ lệ nuôi sống của vịt trời thí nghiệm ở các tuần tuổi 40
Bảng 3.3 Sinh trưởng tích lũy của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi 43
Bảng 3.4 Sinh trưởng tuyệt đối của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi 46
Bảng 3.5 Sinh trưởng tương đối của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi 48
Bảng 3.6 Lượng thức ăn thu nhận của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi 50
Bảng 3.7 Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi 52
Bảng 3.8 Tiêu tốn năng lượng và tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi 54
Bảng 3.9 Kết quả mổ khảo sát vịt trời thí nghiệm lúc 20 tuần tuổi 56
Bảng 3.10 Thành phần hóa học của thịt vịt trời thí nghiệm 57
Bảng 3.11 Hạch toán kinh tế của nuôi vịt trời cho thịt 58
Bảng 3.12 Tỷ lệ nuôi sống của vịt qua các tuần thí nghiệm 60
Bảng 3.13 Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của vịt trời 61
Bảng 3.14 Năng suất đẻ trứng và tỷ lệ đẻ của vịt trời thí nghiệm 63
Bảng 3.15 Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của vịt trời thí nghiệm 65
Bảng 3.16 Khảo sát chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi của vịt trời thí nghiệm 67
Bảng 3.17 Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của trứng vịt trời thí nghiệm 69
Bảng 3.18 Hạch toán kinh tế khi nuôi vịt trời sinh sản 70
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vit trời châu Á 26
Hình 1.2 Vịt trời Bắc Mỹ 26
Hình 3.1 Vịt trời 1 ngày tuổi 39
Hình 3.2 Vịt trời 21 tuần tuổi 39
Hình 3.3 Vịt trống và vịt mái 40
Hình 3.3 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của vịt trời qua các tuần tuổi 44
Hình 3.4 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của vịt trời thí nghiệm 47
Hình 3.5 Biểu đồ sinh trưởng tương đối của vịt trời thí nghiệm 49
Hình 3.6 Tỷ lệ đẻ của vịt trời từ 23 - 38 tuần tuổi 64
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vịt trời là một giống vịt hoang dã với rất nhiều ưu điểm: sống trong
tự nhiên, thịt thơm, chắc thịt, ngon, mềm hơn các loại vịt thông thường vàđặc biệt là thịt không có mùi hôi, rất phù hợp với nhu cầu ẩm thực củangười Việt Nam nên được khách hàng rất ưa chuộng và trở thành một đặcsản, trong bối cảnh người dân ngày càng “sành ăn” đồng thời đề cao cảnhgiác với thực phẩm bẩn thì sản phẩm vịt trời ngon, sạch đang hút khách.Xuất phát từ nhu cầu về đặc sản vịt trời, tận dụng những điều kiện tự nhiêntrong những năm gần đây việc thuần hóa vịt trời hoang dã và nuôi vịt trờithương phẩm đã được phát triển và nhân rộng ở nhiều tỉnh thành khôngnhững đã cải thiện được kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu mà còn gópphần làm đa dạng hóa giống vật nuôi ở nước ta Đây là mô hình kinh tếmới, hiệu quả cao đã và đang được nhân rộng tại tỉnh Ninh Bình cũng nhưnhiều tỉnh thành khác và trở thành một nghề mới trong lĩnh vực chăn nuôithủy cầm ở Việt Nam Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngan, vịtnhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống
về đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trờihoang dã đã được thuần hóa
Để đánh giá được khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trờikhi được thuần hóa và nuôi theo mô hình tập trung nhằm cung cấp thêm tàiliệu cho người chăn nuôi, làm cơ sở cho việc giảng dạy nghiên cứu cũngnhư để bổ sung các dữ liệu về giống thủy cầm tự nhiên đã được thuần hóatrong điều kiện chăn nuôi tập trung chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trời nuôi tại Ninh Bình”.
Trang 112 Mục đích
- Xác định một số đặc điểm sinh học của vịt trời.
- Đánh giá sức sống, khả năng sản xuất của vịt trời trong điều kiện chănnuôi tập trung tại trang trại
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi vịt trời tập trung tạitrang trại
3 Ý nghĩa
- Làm phong phú thêm các dữ liệu khoa học về các giống gia cầm tựnhiên được thuần hóa và nuôi trong điều kiện chăn nuôi tập trung bán chănthả tại trang trại
- Làm cơ sở cho việc giảng dạy và nghiên cứu trong bộ môn chăn nuôigia cầm tại các trường đại học, viện nghiên cứu
- Cung cấp thông tin cho người chăn nuôi về giống vịt trời hoang dã đãđược thuần hóa để tham khảo, áp dụng trong phục vụ sản xuất
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của một giống giasúc, gia cầm trong một điều kiện chăn nuôi cụ thể thực chất là nghiên cứu đặcđiểm di truyền và ảnh hưởng của những tác động xung quanh lên các tínhtrạng đó Phần lớn các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng,sinh sản, sản xuất trứng, thịt, lông đều là các tính trạng số lượng Cơ sở ditruyền học của các tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quyđịnh
Tính trạng năng suất thường là các tính trạng số lượng như khối lượng
cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng…
Giá trị kiểu gen của một tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứngnhỏ (minorgene) cấu tạo thành Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từnggen thì rất nhỏ nhưng tập trung lại thì có ảnh hưởng lớn đến tính trạng đượcnghiên cứu Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen hoặc polygen Giá trịkiểu gen được phân theo ba thành phần như sau:
G = A + D + ITrong đó: G: Giá trị kiểu gen (Genotype value)
A: Giá trị cộng gộp (Additive value)
D: Sai lệch do tác động trội lặn (Dominance deviation).I: Sai lệch do tương tác giữa các gen (Interaction deviation)
- Giá trị cộng gộp hay giá trị giống: là tổng các hiệu ứng của các gen cótrong locus
- Sai lệch trội lặn: là sai lệch được sản sinh do tác động qua lại giữa cácgen cùng alen ở trong cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử
Trang 13Giá trị đo lường của một tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi làgiá trị kiểu hình (phenotype value) của cá thể đó Các giá trị có liên hệ vớikiểu gen là giá trị kiểu gen (genotype value) và giá trị có liên hệ đến môitrường là sai lệch môi trường (environmental deviation) Như vậy, có nghĩa làkiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sựsai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hay hướng khác Quan hệ trên cóbiểu thị như sau:
P = G + ETrong đó: G: Giá trị kiểu gen
P: Giá trị kiểu hình
E: Sai lệch môi trường
Ngoài kiểu gen, môi trường có ảnh hưởng lớn tới tính trạng số lượng vàđược chia làm hai loại sai lệch do môi trường là Eg và Es
- Eg: Sai lệch môi trường chung (General anvironmental deviation) làsai lệch do các nhân tố môi trường có tính chất thường xuyên và không cục bộcác cá thể vật trong nhóm vật nuôi
- Es: Sai lệch môi trường đặc biệt (Special anvironmental deviation) làsai lệch do các nhân tố môi trường có tính chất không thường xuyên và khôngcục bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi
Tóm lại, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trởlên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + EsQua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ở cáthể, ta thấy rằng muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
+ Tác động về mặt di truyền (G)
+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc
+ Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng phối giống tạp giao
Trang 14+ Tác động về môi trường (E) bằng cách cải thiện điều kiện chăn nuôinhư: thức ăn, thú y, chuồng trại…
Trong chăn nuôi, các giống vật nuôi luôn nhận được từ bố mẹ một sốgen quy định tính trạng số lượng nào đó và được xem như là được nhân từ bố
mẹ một khả năng di truyền; tuy nhiên, khả năng đó có phát huy tốt hay khôngcòn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của vật nuôi
Khi quan sát các tính trạng số lượng (cân, đo, đếm…) người ta thườngxác định các tham số sau:
Hình dáng của vịt để phân biệt tính năng sản xuất chuyên biệt củachúng Vịt hướng thịt có hình dáng to, hình chữ nhật, dáng đứng thường gầnsong song với mặt đất, vịt hướng trứng thường có hình dáng nhỏ, gọn, thanhmảnh và dáng đứng thường tạo với mặt đất một góc gần 900
Trang 151.1.2.2 Sự mọc lông
Tốc độ mọc lông cũng là một trong những đặc tính di truyền liên quanđến trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm Đây là một chỉ tiêuphản ánh tính thành thục tính dục Biến dị di truyền về sự mọc lông cũng phụthuộc vào giới tính Những con trống mọc lông chậm, có 2 nhiễm sắc thể giớitính và do đó cả 2 yếu tố mọc lông chậm hơn con mái Trong một dòng mọclông nhanh thì những con mái lại mọc lông đều hơn con trống Điều này lạiliên quan đến hoocmon, vì hoocmon có tác động ngược chiều với gen liên kếtgiới tính quy định sự mọc lông nhanh
1.1.3 Khả năng sản xuất của vịt
1.1.3.1 Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng thíchứng của vật nuôi đối với điều kiện ngoại cảnh và nó có ý nghĩa lớn đối vớinhững giống được chuyển từ vùng này sang vùng khác
Sức sống của thủy cầm được tính bằng (%) của số con đầu kỳ so vớicuối kỳ trong một khoảng thời gian nhất định Chọn giống theo sức sống cóthể làm giảm tỷ lệ gây chết Hệ số di truyền về sức sống của gia cầm nóichung thấp, chỉ từ 0,05 - 0,1 Chính vì vậy, để cải tiến tính trạng này dùngphương pháp chọn lọc theo gia đình mới có khả năng mang lại hiệu quả caoqua các thế hệ Sức sống của thủy cầm được xác định theo các giai đoạn khácnhau: giai đoạn con, giai đoạn hậu bị đến trưởng thành và giai đoạn sinh sảnđến hết kỳ sử dụng Đối với các dòng vịt nói chung và vịt trời nói riêng phảnánh khá đầy đủ khả năng thích nghi với môi trường sống
Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) [36] tỷ lệ nuôi sống của vịt Cỏ là98,95 %, tỷ lệ nuôi sống của vịt Triết Giang là 94,74 %
1.1.3.2 Khả năng sinh trưởng của vịt
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình sinh tổng hợpprotein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá
Trang 16quá trình sinh trưởng Để đánh giá đặc điểm về khả năng sinh trưởng người tahay dùng các chỉ tiêu khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng tương đối, tốc độsinh trưởng tuyệt đối, tốc độ mọc lông.
- Khối lượng cơ thể
Powell (1985) [61] khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng để đánh giáquá trình sinh trưởng của vật nuôi, đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền trung bình
h2 = 0,33 - 0,76 và việc chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể là có hiệu quả
Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào loài, giống và dòng, các giống vịtchuyên thịt có khối lượng cơ thể lớn hơn vịt kiêm dụng và vịt chuyên trứng,vịt dòng trống có khối lượng lớn hơn vịt dòng mái
- Tốc độ sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của vịt nói chung và vịt trời nói riêng được đánh giáthông qua các chỉ tiêu: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của khối lượng tăng lêntrong một khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát, đơn vị tính là g/con/ngày,
đồ thị biểu diễn có dạng parabol Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ (%)tăng lên của khối lượng cơ thể ờ một giai đoạn nào đó so với khối lượng cơthể của nó ở giai đoạn kế trước, đồ thị biểu diễn có dạng hyperpol, tốc độ sinhtrưởng tương đối ở vịt cao nhất ở tuần đầu tiên, giảm dần ở các tuần tiếp theo
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm bao gồm: ảnhhưởng của dòng, giống, lứa tuổi và giới tính, phương thức chăn nuôi và chế
độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường
- Ảnh hưởng của dòng, giống, lứa tuổi và giới tính
+ Dòng, giống: mỗi dòng hay giống, loài gia cầm có khả năng sinh
trưởng khác nhau Nguyễn Hồng Vĩ và cs (1997) [44] cho biết dòng vịtchuyên trứng Khaki Campbell có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi đạt 1027– 1102 g/con, khối lượng vào đẻ đạt 1420 g/con Theo Nguyễn Đức Trọng và
Trang 17cs (2010) [37] khối lượng vịt kiêm dụng Đốm PL2 nuôi thương phẩm đến 10tuần tuổi đạt 1790 g.
+ Tính biệt: nhiều thí nghiệm cho biết ở gia cầm cùng một giống, dòng,
lứa tuổi nhưng nhu cầu năng lượng, protein, axit amin, cho trao đổi chất cơbản của gia cầm trống luôn cao hơn gia cầm mái trưởng thành
+ Lứa tuổi: do mối tương quan giữa hai quá trình đồng hóa và dị hóa
trong cơ thể ở mỗi giai đoạn là khác nhau nên khối lượng và kích thước cácchiều đo ở mỗi thời điểm đó là khác nhau Đây là cơ sở cho những tính toáncần thiết về thời gian nuôi dưỡng, khai thác khả năng sản xuất của gia cầm đểđạt được mục đích kinh tế cao nhất cho chăn nuôi
1.1.3.3 Khả năng sinh sản của vịt
Khả năng sinh sản của vịt được thể hiện thông qua các tính trạng sốlượng như tuổi đẻ, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và tiêu tốnthức ăn/10 quả trứng
* Tuổi đẻ
Sự thành thục về tính là thời điểm các cơ quan sinh dục đã phát triển vàhoàn chỉnh, độ thành thục của con mái được xác định qua tuổi đẻ quả trứngđầu tiên, tuổi đẻ này được tính toán dựa trên số liệu của từng cá thể vịt, dovậy nó phản ánh được mức độ biến dị của tính trạng, biết được vịt đẻ sớm hay
đẻ muộn Đối với đàn không theo dõi cá thể thì tuổi thành thục về tính đượctính khi toàn bộ đàn có tỷ lệ đẻ là 5 %, nhược điểm của phương pháp này làkhông biết được tuổi đẻ chính xác của từng cá thể
Tuổi đẻ của vịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, hướng sản xuất,chế độ dinh dưỡng, phương thức nuôi, thời gian thay thế đàn trong năm…Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) [36] các giống vịt hướng trứng có tuổi
đẻ sớm hơn các giống vịt hướng thịt, vịt Triết Giang có tuổi đẻ là 22 - 23 tuầntuổi
Trang 18* Năng suất trứng
Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của gia cầm trong một khoảngthời gian nhất định, đây là một trong những chỉ tiêu sản xuất quan trọng nhấtcủa gia cầm và là một tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các điềukiện ngoại cảnh, hệ số di truyền của tính trạng này là thấp
* Khối lượng và cấu tạo trứng vịt
- Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng của trứng giống có liên quanđến kết quả ấp nở, kết quả ấp nở tốt nhất ở trứng có khối lượng xung quanhgiá trị trung bình của giống, trứng có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn đềucho kết quả ấp nở thấp hơn Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự mấtcân đối giữa các thành phần của trứng, trứng quá to hoặc quá nhỏ đã làm cảntrở sự phát triển của phôi, thường thì trứng nhỏ có tỷ lệ lòng đỏ cao và tỷ lệlòng trắng thấp hơn so với trứng to, ngoài ra trứng nhỏ còn có diện tích bềmặt so với khối lượng lớn hơn trứng có khối lượng lớn từ đó ảnh hưởng đến
sự bốc hơi nước trong quá trình bảo quản và ấp Khối lượng trứng là tínhtrạng số lượng chịu ảnh hưởng của một số lượng lớn các gen, là tính trạng có
hệ số di truyền cao h2 = 0,4 - 0,6 (Pingel, 1999) [60], nên có thể cải tiến tínhtrạng này một cách nhanh chóng thông qua chọn lọc
- Cấu tạo trứng
Trứng gia cầm thường có hình oval hoặc hình e - lip: một đầu lớn vàmột đầu nhỏ Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể Chỉ sốhình thái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói và liên quanđến tỷ lệ ấp nở của trứng gia cầm
Giống thuần, điều kiện dinh dưỡng càng tốt thì hình dạng trứng củachúng đều nhau, còn nếu ngược lại thì trứng có nhiều hình dạng Chất lượng
Trang 19vỏ trứng được thể hiện bằng độ bền và độ dày của vỏ trứng Chất lượng vỏtrứng có ý nghĩa quan trọng đối với việc vận chuyển và quá trình ấp trứng.Ngoài ra, độ dày vỏ trứng còn chịu tác động của môi trường như: Thức ăn,tuổi, nhiệt độ môi trường, stress và nhiều yếu tố khác.
Các chỉ tiêu bên trong trứng bao gồm chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ,đơn vị Haugh Chỉ số lòng trắng là tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so vớitrung bình cộng của chiều rộng và chiều dài lòng trắng đặc, chỉ số lòng đỏ là
tỷ lệ giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính lòng đỏ, đơn vị Haugh đượcxác định dựa trên chiều cao lòng trắng đặc và khối lượng trứng Chỉ số lòngtrắng, chỉ số lòng đỏ, đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt, chỉ
số lòng đỏ thường dao dộng trong khoảng 0,4 - 0,5, chỉ số lòng trắng và chỉ sốlòng đỏ tương quan với khối lượng trứng, hệ số tương quan kiểu hình tươngứng là rG = - 0,43 và rG = 0,3 (Awang, 1987) [49]
* Khả năng ấp nở của trứng vịt
Khả năng ấp nở của trứng vịt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tỷ
lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở/trứng có phôi, tỷ lệ nở/tổng số trứng vào ấp và tỷ lệvịt loại 1
- Tỷ lệ trứng có phôi
Tỷ lệ trứng có phôi ảnh hưởng trực tiếp tới số con nở ra trong quátrình sinh sản của một con vịt mái, chỉ tiêu này đánh khả năng kết hợp tinhtrùng của vịt trống và bao noãn của vịt mái, đây là chỉ tiêu có hệ số di truyềnthấp h2 = 0,17 (Stasko, 1968) [64]
Tỷ lệ trứng có phôi phụ thuộc vào tỷ lệ ghép trống mái trong đàn,theo kết quả nghiên cứu của Aggarwal và Dipankar (1986) [50] trên vịt BắcKinh, khi ghép tỷ lệ trống mái là 1/5 đến 1/10 thì tỷ lệ trứng có phôi là 81 -
91 %, nhưng nếu ghép tỷ lệ trống mái lên đến 1/15 thì tỷ lệ trứng có phôichỉ đạt 72 - 80 %
Đặc điểm vịt đẻ tập trung vào khoảng từ 3 - 5 giờ sáng do vậy thời giangiao phối trong ngày có ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi của vịt, Davtyan
Trang 20(1986) [53] cho biết ở vịt Bắc Kinh nếu giao phối trong khoảng thời gian 2giờ đồng hồ trước khi đẻ thì tỷ lệ trứng có phôi chỉ đạt 52,9 % nhưng nếu giaophối vào thời điểm khác trong ngày thì tỷ lệ trứng có phôi đạt tới 82,6 - 96 %.
- Chỉ tiêu ấp nở
Chỉ tiêu ấp nở nói chung bao gồm tỷ lệ nở/trứng có phôi, tỷ lệ nở/tổng
số trứng vào ấp và tỷ lệ vịt con loại 1 Tỷ lệ ấp nở là một chỉ tiêu có hệ số ditruyền thấp, ở vịt Bắc Kinh hệ số di truyền h2 = 0,15 (Pingel, 1990) [60]
Chỉ tiêu ấp nở phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố ngoại cảnh như: điềukiện chăm sóc nuôi dưỡng, các yếu tố trong quá trình ấp nở (nhiệt độ, độ ẩm,làm mát), thời gian bảo quản trứng, vị trí xếp trứng trong khay và trong máyấp
Theo Shen (1985) [63] khi bổ sung vitamin A và vitamin E vào thức ăncho vịt có ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, với vitamin A bổ sung vào thức ăn ở 3mức 2200 UI/kg thức ăn, 12200 UI/kg thức ăn và 22200 UI/kg thức ăn thì tỷ
lệ ấp nở tương ứng với 3 mức bổ sung vitamin A là 34,5 %; 86,7 % và 83,9
% Khẩu phần bổ sung vitamin E không làm ảnh hưởng đến năng suất trứngnhưng có ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng và tỷ lệ ấp nở
Xông sát trùng trứng và thời gian bảo quản trứng có ảnh hưởng tới tỷ lệ
ấp nở của trứng vịt, kết quả nghiên cứu vịt CV - Super M dòng ông và dòng
bà cho thấy: vệ sinh trứng bằng xông formone và thuốc tím trước khi bảoquản đã làm tăng tỷ lệ nở so với trứng không được xông sát trùng Khi bảoquản trứng trong thời gian 4 ngày ở những trứng xông sát trùng tỷ lệ nở caohơn 1,97 % so với trứng không được xông sát trùng, tương tự trứng bảo quantrong thời gian 7 ngày ở những trứng được xông sát trùng có tỷ lệ nở cao hơn2,96 % và có sự sai khác (P < 0,05) Bảo quản trứng bằng kho lạnh trong thờigian 4 ngày tỷ lệ nở/phôi của trứng đạt 89,01 % và nếu bảo quản trong thờigian 7 ngày tỷ lệ này là 87,38 % (Nguyễn Đức Trọng, 1998) [31]
Trang 211.1.3.4 Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm
Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm là một chỉ tiêu hết sức quan trongchăn nuôi, vì chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế trong chănnuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng,… Trong chọn giống người tathường chọn lọc theo hướng có khả năng lợi dụng thức ăn tốt nhất nhằm hạgiá thành sản phẩm Vì khả năng lợi dụng thức ăn tốt sẽ cho sản phẩm cao do
đó tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống, hơn nữa thức ăn trongchăn nuôi nói chung chiếm phần lớn giá thành (70 - 75 %) sản phẩm đó, nếulàm giảm được chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm thì hiệu quả chănnuôi càng tăng cao, lợi ích từ chăn nuôi sẽ rất lớn
Đối với vịt sinh sản, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốnthức ăn/10 quả trứng Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu quan trọng do đó nó chịuảnh hưởng của rất nhiều yếu tố mà trước hết phải kể đến là giống, dòng, tínhbiệt, phương thức chăn nuôi, chế độ chăm sóc
Đối với vịt nuôi thương phẩm lấy thịt thì hiệu quả sử dụng thức ănđược tính bằng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng Vịt từ 1 - 4 tuần tuổi cólượng tiêu tốn thức ăn thấp, tốc độ sinh trưởng nhanh càng về sau tiêu tốnthức ăn càng cao
Một số nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của gia cầm:
- Phạm Văn Trượng và cs (1995) [41], tiêu tốn thức ăn/kg tăng khốilượng của vịt Anh Đào - Hungari nuôi từ 1 - 60 ngày tuổi ở các thế hệ 1, 2, 3tương đương như sau: 4,2kg thức ăn; 3,65kg thức ăn; 3,7 kg thức ăn
- Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs (2012) [18], tiêu tốn thức ăn/10 quảtrứng của vịt chuyên thịt dòng MT1, MT2 và MT3 tương đương như sau:4,21kg thức ăn; 3,9kg thức ăn; 4,19kg thức ăn
Trang 22- Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs (2012) [19], tiêu tốn thức ăn/10 quảtrứng của vịt Bầu Bến và vịt Đốm tương đương như sau: 4,53kg thức ăn;4,76kg thức ăn.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2011) [38] cho biết tiêu tốn thức ăn/kgtăng khối lượng của vịt SM3SH ở 7 tuần tuổi là 2,41 kg và 8 tuần tuổi là 2,85kg; tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của mái B là 4,14 kg và của mái D là 3,49
kg và của mái CD là 3,45 kg trong 42 tuần đẻ Nguyễn Đức Trọng và cs(2010) [35] cho biết: tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của vịt Đốmthương phẩm từ 1 - 10 tuần tuổi trung bình là 2,9kg
Theo Nguyễn Hữu Quảng (2012) [23] khi nghiên cứu đàn vịt M14 nuôitrong điều kiện nông hộ tại Hải Phòng có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khốilượng cơ thể đến 9 tuần tuổi nuôi theo phương thức nuôi nhốt trong ao đạt2,87 kg và theo phương thức nuôi chăn thả đồng có khoanh vùng kiểm soát đạt2,80 kg
Kết quả nghiên cứu trên vịt CV.Super M3 có tiêu tốn thức ăn/10 quảtrứng ở dòng trống là 4,84kg và ở dòng mái là 3,91kg (Phùng Đức Tiến và cs,2009) [26]
Phương thức nuôi có ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng, theoNguyễn Đức Trọng và cs (2005) [31] vịt CV Super M dòng trống và dòngmái nuôi theo 2 phương thức: nuôi khô không có nước bơi lội và nuôi cónước bơi lội tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là khác nhau, vịt dòng trống có tiêutốn thức ăn là 4,2kg/10 quả trứng khi nuôi khô và khi nuôi nước là 4,6kg,tương ứng đối với vịt dòng mái là 3,93kg và 4,44kg
Ở các tuần đẻ khác nhau thì tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là khác nhau,tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt lai 2 dòng CV Super M có tiêu tốn thức
ăn ở 1 - 2 tuần đẻ là cao nhất 10,0 - 12,5kg, tiêu tốn thức ăn thấp nhất ở tuần đẻ
12
-14 khoảng 2,6 - 3,3kg/10 quả trứng (Hoàng Thị Lan và cs, 2008) [8]
Trang 231.1.3.5 Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng sản xuất của vịt
Vịt thương phẩm đặc biệt là giống cao sản có tốc độ sinh trưởng vàphát triển rất mạnh, nhưng sức đề kháng với môi trường kém hơn vì vậy nóchịu sức ảnh hưởng lớn của môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thôngthoáng, mật độ
Đối với vịt có nguồn gốc hoang dã đã được thuần hóa có khả năngthích ứng với sự thay đổi môi trường tốt hơn
Các yếu tố môi trường quá lạnh, quá nóng, ẩm độ quá cao hay quáthấp, mật độ nuôi quá đông, độ thông thoáng kém sẽ gây tác động xấu đếnquá trình sinh trưởng của thủy cầm
- Nhiệt độ môi trường: Là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinhtrưởng của vịt Nhiệt độ quá cao làm cho giảm thu nhận thức ăn, mất nănglượng làm mát cơ thể Khi nhiệt độ quá thấp vịt phải sản sinh ra một lượngnăng lượng để chống rét làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thủy cầm
Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết đến sản lượngtrứng vịt, nhiệt độ ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu thụthức ăn Khi được nuôi trong nhiệt độ 20°C nhu cầu về năng lượng là thấp,mức tiêu thụ thức ăn cao, do vậy tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều cho quátrình hô hấp, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng được nhu cầu sản xuất,lượng trứng sẽ giảm
- Ẩm độ: ẩm độ ảnh hưởng đến sự phát triển của vịt, nếu ẩm độ cao làmcho chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn bị mốc, ôi tạo điều kiện cho vi khuẩnnấm mốc phát triển sinh ra khí NH3 do vi khuẩn có sẵn trong nền chuồng,trong phân gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể Ẩm độ cao tạo điều kiện cho mầmbệnh phát triển nhất là cầu trùng gây ảnh hưởng đến năng xuất trứng và tiêuthụ thức ăn, độ ẩm quá thấp (< 32 %) làm cho thủy cầm mổ lông, rỉa thịt
Trang 24nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất Do vậy điều chỉnh
ẩm độ chuồng nuôi là một việc làm hết sức quan trọng
- Ảnh hưởng của mùa vụ và chế độ chiếu sáng: Mùa vụ, thời tiết, khíhậu, độ dài ngày chiếu sáng và nguồn thức ăn tự nhiên giữ một vai trò quantrọng, nó chi phối và ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng của vịt, đặc biệt đối vớithủy cầm nuôi theo phương thức quảng canh và bán thâm canh Đối với vịt đẻchế độ chiếu sáng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính dục, cường độ đẻtrứng Thời gian chiếu sáng ngắn sẽ gây giảm nhu cầu về thức ăn, giảm tăngtrọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bảo tồn nguồn gene các loài động vật nói chung và các loài vật nuôinói riêng là một vấn đề cấp bách có tính chất toàn cầu Sự cần thiết để bảo tồnnguồn gene động vật đã được chấp nhận bởi nhiều nước qua việc phê chuẩn
về công ước đa dạng sinh học
Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền - giống, ngành chănnuôi gia cầm đã có những bước tiến vượt bậc và đã đạt được những thành tựulớn trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới Các nhà nghiêncứu về di truyền - giống đã tập trung vào chọn lọc, thúc đẩy nhanh các tiến bộ
di truyền qua từng thế hệ, từ đó tạo ra được ưu thế lai ở các tính trạng sốlượng Năm 2003, tổng đàn gà trên thế giới là 45.986 triệu con, sản lượng thịtđạt 65.016 triệu tấn
Tran Thanh Van and Nguyen Thi Thuy My (2008) [66] đã nghiên cứuđặc điểm ngoại hình của vịt lai F1 (♂ Triết Giang × ♀ Khaki) cho biết: Vịt laiF1 (♂ Triết Giang × ♀ Khaki) đã có nhiều thay đổi so với vịt Triết Giang vàvịt Khaki, kích thước của vịt lai tương đương với vịt Khaki, màu lông thiênhướng theo vịt Triết Giang, lông sáng màu hơn, màu da chân là vàng da cam
Trang 25sẫm, điều này có lợi thế cho người sản xuất trứng vịt lộn khi dùng trứng vịt laiF1 (♂ Triết Giang × ♀ Khaki) dễ bán hơn so với trứng vịt Khaki thuần, vìtrứng vịt lộn ở ngày 17 -18 có màu sắc hấp dẫn hơn cho người tiêu dùng
Theo nghiên cứu vịt Khaki Campbell ở Ấn độ của Bulbule V D.(1985) [52] cho biết: Vịt Khaki Campbell có năng suất đẻ trứng 272quả/con/năm Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 120 ngày, đến 146 ngày đạt tỷ lệ đẻ 50
% Ở 40 tuần tuổi, khối lượng cơ thể đạt 1800 g/con Khối lượng trứng trungbình 66 g/quả
Kết quả chọn lọc nâng cao năng suất trứng của giống vịt Tegal củaIsmoyowati và cs (2011) [57] cho biết: Vịt Tegal có tuổi đẻ đầu là 132 – 143ngày, khối lượng cơ thể ở thế hệ xuất phát là 1550,18 gam/con, thế hệ 1 đạt1554,65 gam/con, năng suất trứng đến 120 ngày đẻ là 78,0 quả/mái, sau 1 thế
hệ chọn lọc đã tăng lên 88,12 quả/mái/120 ngày đẻ
Kết quả nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh của Gonzalez và Marta (1980)[54] cho biết: khối lượng cơ thể của vịt nuôi thương phẩm ở 7 tuần tuổi củavịt mái là 1616,7g/con và vịt đực là 1701,7g/con Tỷ lệ trứng có phôi của vịtBắc Kinh là 90 %; tỷ lệ nở/trứng có phôilà 59,26 % và tỷ lệ nở/tổngtrứng vào ấp là 53,3 %
Kết quả nghiên cứu vịt Khaki Campbell (Thái Lan), vịt Cỏ cánh sẻ, vịt
Cỏ (Việt Nam) của tác giả Bird R S (1985) [51] thì vịt Khaki Campbell(Thái Lan) có khối lượng vịt mái lúc thành thục là 2,03 kg, cho năng suấttrứng/ mái/52 tuần đẻ là 250 - 325 quả/mái tương ứng với khối lượng trứng65,0 – 70,0 g/quả Vịt Cỏ cánh sẻ có khối lượng vịt mái lúc thành thục là 1,52
kg, cho năng suất trứng/ mái/52 tuần đẻ là 225 - 230 quả/mái tương ứng vớikhối lượng trứng 64,4 g/quả Vịt Cỏ có khối lượng vịt mái lúc thành thục là1,60 kg, cho năng suất trứng/ mái/52 tuần đẻ là 250 - 271 quả/mái tương ứngvới khối lượng trứng 68,0 – 70,0 g/quả
Trang 26Vịt Khaki Campbell khi nuôi vườn ở Thái Nguyên cho năng suất trứng
là 259,24 quả/mái (Tran Thanh Van and Nguyen Thi Thuy My, 2008 [66]).Vịt Khaki Campbell nuôi tại Thái Lan có năng suất trứng 250 - 280quả/mái/năm (Wisutharom K., 1985 [67]) Vịt Khaki Campbell nuôi tại Ấn
Độ có năng suất đẻ trứng 272 quả/con/năm (Padhi M K và cs, 2010 [58]).Vịt Khaki Campbell nuôi theo phương pháp công nghiệp tại Indonesia chonăng suất trứng ở 68 tuần tuổi đạt 229 quả và khi nuôi ở gia đình, quy mô nhỏcho năng suất trứng 275 - 300 quả/mái/năm (Awang, 1987 [49])
Tỷ lệ đẻ của vịt Khaki Campbell khi nuôi khô ở Thái Nguyên là71,25% (Tran Thanh Van and Nguyen Thi Thuy My, 2008 [66]), tỷ lệ này củavịt Khaki Campbell nuôi tại trung tâm nhân giống Bang Pakong Thái Lan là81,11% (Thummabood, 1992 [65]) Vịt Khaki Campbell nuôi ở Malaysia có
tỷ lệ đẻ 66 – 67% (Samsudin A A 2016 [62])
Theo Hetzel và Gunawan (1984) [55] thì vịt Khaki Campbell nuôi ởIndonesia có khối lượng trứng là 63,4 gam, có nơi đạt 57,3 gam Tác giảSamsudin A A (2016) [62] cho biết trứng vịt Khaki Campbell nuôi ởMalaysia là 59,52 - 63,24 gam/quả, thấp hơn kết quả nuôi ở Việt Nam
Theo Hetzel & Simon (1983) [56] thì kết quả nghiên cứu tiêu tốn kgthức ăn/10 trứng (tính cả nuôi hậu bị) của chuyên trứng nuôi chăn thả ởIndonesialà: Khakilà 3,9 kg; Alabio(A) là 4,2 kg; F1 (♂ KC × ♀ A):3,0 kg; F1 (♂ A × ♀ KC) là 3,5 kg
Theo các nhà khoa học, vịt trời chỉ phân bố rộng rãi trên nửa phía Bắcđịa cầu, không thấy vịt ở vùng Nam châu Phi Vịt trời dễ thích nghi với điềukiện thuần hóa và các nhà điểu học cho rằng Trung Quốc được xem là nơithuần hóa vịt sớm nhất từ giống vịt trời Anas Bochas do có nhiều ao hồ, sôngrạch, ruộng lúa nước
Trang 271.2.2 Tình hình nghiín cứu trong nước
Chăn nuôi vịt lă một nghề truyền thống có từ lđu đời của người dđnViệt Nam vă ngăy căng phât triển Để có được những kết quả năy phải kể đếnnhững tiến bộ về thức ăn, quản lý, thú y… vă đặc biệt lă công tâc giống, trong
đó có công tâc nuôi thích nghi câc giống nhập từ nước ngoăi về, công tâcchọn lọc vă công tâc lai tạo giữa câc giống với nhau Theo Cục Chăn nuôi,năm 2012 đăn thuỷ cầm của cả nước lă 84,71 triệu con
Hiện Bộ NN-PTNT VN đang quản lý câc đăn giống gốc dòng thuần vẵng bă nuôi tại 3 cơ sở lă: Trung tđm Nghiín cứu vịt Đại Xuyín, Phđn việnChăn nuôi Nam bộ, Trung tđm Nghiín cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chănnuôi) Ngănh thủy cầm đặt mục tiíu tăng trưởng về số lượng đăn 1 - 1,5
%/năm, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại vă công nghiệp lín 50 % năm
2015 vă 65 % năm
2020, tăng sản lượng thịt 8 - 10 %/năm Tỷ trọng thịt xẻ gia cầm lín 32 % văo năm 2020 Bín cạnh đó, tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp
24 - 25
% năm 2015 vă 35 - 37 % năm 2020, sản lượng trứng tăng
10 - 12 %/năm Khuyến khích phât triển những giống mă VN có lợi thế
so sânh so với câc nước trong khu vực vă trín thế giới Chuyển dịch cơ cấutheo hướng tăng quy mô đăn gia cầm, so với câc loại vật nuôi khâc Khuyếnkhích phât triển vịt nuôi nhốt, bân chăn thả vă chăn thả có kiểm soât
Theo Nguyễn Đức Cường (2017) [1] Vịt trời mới nở có lông mău xâmđen, có bốn chấm văng nhạt trín lưng, yếm mău văng nhạt Mặt văng, viềnmắt đen, đỉnh đầu mău xâm đen Thđn thon nhỏ Mỏ vă chđn mău xâm cóđiểm văng Vịt trời trưởng thănh có lông mău xâm đen, phần yếm vă bụng cómău xâm trắng, viền ngoăi cânh mău trắng, có hăng lông ânh xanh ở cânh;đực xẫm mău hơn con mâi Đỉnh đầu vă viền mắt đen, vệt trắng giống lôngmăy bín trín mắt, mặt vă cổ mău xâm trắng Thđn hình thuôn dăi, thanhmảnh Mỏ mău xâm đen, chóp mỏ mău văng Chđn mău xâm đen
Theo một số kết quả nghiín cứu của (Lí Xuđn Đồng, 1994 [5] vă LíXuđn Đồng vă cs, 1985 [3], Nguyễn Thị Minh, 2001 [11]) về đặc điểm ngoại
Trang 28hình của giống vịt trời Châu Á cho kết quả như sau: Vịt 1 ngày tuổi có đặcđiểm: mắt viền đen có kẻ trắng, dưới ức có quầng lông mầu sáng, lưng đen có
4 chấm trắng (vịt con 4 chấm) số rất ít còn lại có 1 chấm, 2 chấm hoặckhoang, một số trắng tuyền, đen tuyền Chân và mỏ vịt con có mầu trắnghồng, đen, xám hoặc loang trắng đen
Theo công bố của Nguyễn Thị Minh và cs 2001 [11]; 1997 [12]) thìđàn vịt Cỏ được chọn lọc có màu lông cánh sẻ (100%) nhân thuần qua 4 thế
hệ sẽ có tỷ lệ mầulông cánh sẻ tương ứng là 52,47; 75,50; 91,60 và 96,02 %
Theo Nguyễn Đức Cường (2017) [1] cho biết tỷ lệ nuôi sống đến 24tuần tuổi đạt cao, cụ thể Vịt mái đạt 94,67 %; Vịt đực đạt 88% Tác giảNguyễn Hoàng Thịnh và cs (2018) [25] cũng cho biết: Vịt Trời có tỷ lệ nuôisống cao, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như phương thứcnuôi bán chăn thả Đến 8 tuần nuôi, có tỷ lệ nuôi sống đạt 97% và tỷ lệ nuôisống đến 14 tuần tuổi đạt 95,33%
Theo điều tra của Lê Xuân Đông (1985) [3] nghiên cứu thì tỷ lệ nuôisống của một số giống vịt Cỏ nuôi chăn thả tại các vùng miền khác nhau đềuđạt 96 % đến 20 ngày tuổi, từ 21 - 75 ngày tuổi cho tỷ lệ nuôi sống từ 99 -
100 % (nếu không xẩy ra dịch bệnh) Nhóm vịt Cỏ trắng nuôi tại Thanh Liêm,
Hà Nam cho tỷ lệ nuôi sống ở 1 - 70, 71 - 140 và 141 - 500 ngày tuổi đạttương ứng 95,09; 99,49 và 89,57 % (Nguyễn Văn Ban (2000) [1].Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) [36] con lai giữa vịt Triết Giang và Cỏ có tỷ
lệ nuôi sống trung bình 94,74 - 98,95 %, khối lượng cơ thể nằm trung giangiữa vịt Cỏ và vịt Triết Giang Tuổi đẻ của con lai TC (Triết Giang x Cỏ),TTC (Triết Giang x TC) và TCT (TC x Triết Giang) ở tuần 18 còn CT (Cỏ xTriết Giang) là 19 tuần tuổi Nguyễn Thị Minh và cs (2008) [13] nghiêncứu vịt Triết Giang cho thấy vịt có tỷ lệ nuôi sống cao, vịt TG1.0 có tỷ lệnuôi sống 91,5% và TG2.0 là 98% Khối lượng vịt mái vào đẻ là 1083 - 1092
g, vịt trống 1140
- 1144 g, tỷ lệ đẻ đạt trên 80,6 - 82,6 % Nguyễn Hồng Vĩ và cs (1997) [44]cho biết dòng vịt chuyên trứng Khaki Campbell có tỷ lệ nuôi sống cao 98 - 99
Trang 29% Doãn Văn Xuân và cs (2008) [47] nghiên cứu con lai của vịt Cỏ và vịtTriết Giang (TC) cho biết: Tỷ lệ nuôi sống của con lai giữa vịt Cỏ và vịt TriếtGiang đạt trung bình 97,0% khi vào đẻ Doãn Văn Xuân và Nguyễn ĐứcTrọng (2004) [46] cho biết: Tỷ lệ nuôi sống ở con lai của các cặp vịt lai giữavịt Cỏ và vịt CV 2000 Layer đạt trung bình 98,5 %.
Theo Nguyễn Đức Cường (2017) [1] "Vịt trời" Anas supercillosa cókhối lượng tương đối nhỏ so với một số giống vịt nuôi hiện nay, khối lượngcon trống 760 – 1300g, khối lượng con mái 650 – 1200g, tác giả cũng có biếtthêm vịt trời ở 8 tuần tuổi đạt 760 gam, khối lượng cơ thể ở 12 tuần tuổi đạt
1050 g, khối lượng cơ thể vịt trời ở 24 tuần tuổi đạt 1152 gam Vịt trời có tốc
độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình đạt 10,09 gam/con/ngày Trong giai đoạnđầu từ 2-8 tuần tuổi tốc độ tăng trọng khối lượng Vịt đạt cao nhất 76,7gam/con/tuần và giảm dần ở giai đoạn sau, giai đoạn từ 12-24 tuần tuổi tốc độtăng trọng khối lượng là 8,5 gam/con/tuần
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thịnh và cs (2018) [25] thìkhối lượng cơ thể nhanh từ 1 đến 8 tuần tuổi, lúc 8 tuần KL trung bình đạt900,3g Tuổi trưởng thành vịt Trời chỉ đạt khối lượng 1,0-1,3kg, trong đo vịttrống đạt 1.218,2g, vịt mái chỉ đạt 1.073,5g ở 14 tuần tuổi
Theo Nguyễn Đức Cường (2017) [1] thì vịt trời có tỷ lệ thân thịt 85,7
%, tỷ lệ thịt đùi14,4 %; tỷ lệ thịt ngực 14,6 % và tỷ lệ mỡ bụng 1,64 % CònNguyễn Hoàng Thịnh và cs (2018) thì tỷ lệ thân thịt của vịt Trời là 79,15%, tỷ
lệ thịt đùi là 10,83% và thịt lườn là 15,63% tác giả cũng cho biết thêm lượngtiêu tốn thức ăn/kg TKL của vịt Trời trung bình là 3,71kg và lượng thu nhậnthức ăn là 75,2 g/con/ngày
Theo Lê Xuân Đông (1985) [3] khối lượng vịt Cỏ đẻ tại 10 tháng tuổi
là 1491,5 g/con Cũng theo Lê Xuân Đông (1994) [5] khối lượng cơ thể vịt
Cỏ sơ sinh, lúc 20, 40, 60, và 75 ngàytuổitương ứng là 33,5; 143,5;490,5;
892,6 và 1074,3 g/con Khối lượng lúc đẻ trứng đầu của vịt Cỏ mái 1200
-1400 g/con con trống là 1200 - 1500 g/con Nguyễn Hồng Vĩ và cs (1997)
Trang 30[44] cho biết dòng vịt chuyên trứng Khaki Campbell có khối lượng cơ thể lúc
56 ngày tuổi đạt 1027 - 1102 g/con, khối lượng vào đẻ đạt 1420 g/con.Nguyễn Đức Trọng và cs (2008) [34] nghiên cứu giống vịt Triết Giang chobiết: khối lượng vào đẻ của vịt Triết Giang con trống đạt 1140g, con mái1083g Lê Thị Phiên và cs (2006) [20] cho biết: khối lượng vào đẻ của vịtKhaki Campbell dòng k1 từ 1268 - 1386 g/con Doãn Văn Xuân và NguyễnĐức Trọng (2004) [46] đã công bố khối lượng trung bình của con lai các cặpvịt lai giữa vịt Cỏ và vịt CV 2000 Layer từ 1366,38 - 1457,69 g/con DoãnVăn Xuân và cs (2008) [47] nghiên cứu con lai của vịt Cỏ và vịt Triết Giang(TC) cho biết: khi vào đẻ, vịt lại TC đạt 1096,75 g/con, ở vịt Triết Giang là1083,0 g/con và vịt Cỏ là 1096,7 g/con
Theo Nguyễn Đức Cường (2017) [1] thì Vịt trời có tuổi đẻ trứng đầu là
171 ngày tuổi (tương ứng cuối tuần thứ 24, đầu tuần thứ 25) và tuổi đẻ trứng5% quần thể là 179 ngày Tỷ lệ đẻ đạt cao nhất giai đoạn từ tuần đẻ thứ 7-15trung bình đạt trên 81% Tác giả cũng cho biết vịt trời có khối lượng trứngtrung bình của cả 3 lô tại tuần tuổi thứ 28 là 51,5gam/quả; tuần thứ 29 là51,87 gam/quả; tuần thứ 30 là 53 gam/quả; tuần thứ 31 là 54,37 gam/quả;tuần thứ 32 là 55,33 gam/quả Vịt trời có tỷ lệ trứng có phôi trung bình qua 5lần ấp đạt 78%; tỷ lệ nở/ trứng đưa vào ấp trung binh đạt từ 68,6 % và tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt trung bình đạt 87,92%
Theo trích dẫn của Lê Xuân Đông (1994) [5] vịt Cỏ nuôi chăn thả ởvùng biển cho năng suất trứng 150 - 160 quả/mái/năm, nuôi ở vùng chiêmtrũng chỉ đạt 120 - 130 quả/mái/năm Nếu ở những vùng có điều kiện chămsóc nuôi dưỡng tốt vịt Cỏ có khả năng cho năng suất trứng 210 - 220quả/mái/năm Tác giả Lê Xuân Đông và cs (1985) [3] cũng cho biết nhóm vịt
Cỏ trắng nuôi nhốt tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho năng suấttrứng 170,3 – 173,5 quả/mái/năm, nuôi chăn thả tại nông dân ở Phú Xuyêncho năng suất trứng 205 - 209 quả/mái/năm Nhóm vịt Cỏ mầu cánh sẻ cho
Trang 31nanwg suất trứng 191 quả/mái/năm Nuôi chăn thả tại nông hộ ở Phú Xuyêncho năng suất trứng 215 - 219 quả/mái/năm Nguyễn Đức Trọng và cs (2010)[36] đã nghiên cứu con lai giữa vịt Triết Giang và Cỏ có tỷ lệ đẻ bình quâncủa cặp lai TTC đạt cao nhất 77,66 % với năng suất tương ứng là 283quả/mái/52 tuần đẻ Khối lượng trứng của các con lai là cao, đạt từ 68 - 70g/quả đã cải thiện được khối lượng trứng vịt Triết Giang, tỷ lệ phôi và ấp nởcao nhất ở vịt lai TTC và TC Nguyễn Hồng Vĩ và cs (1997) [44] cho biếtdòng vịt chuyên trứng Khaki Campbell cho năng suất trứng 72 tuần tuổi đạt
277 - 284 quả/mái Theo Lê Xuân Đông (1985) [3] vịt Cỏ nuôi chăn thả phátdục khoảng 125 - 130 ngày tuổi, đẻ trứng đầu khoảng 135 - 140 ngày tuổi,nhóm vịt Cỏ mầu cánh sẻ nuôi tại nông hộ ở Phú Xuyên đẻ trứng đầu ở 130 -
140 ngày tuổi, còn nhóm vịt Cỏ trắng để trứng đầu ở 135 - 140 ngày tuổi.Hoàng Văn Tiệu và cs (1997) [27] cho biết vịt Cỏ nuôi nhốt tại các huyện venbiển đồng bằng sông Hồng thì nuôi thành thục của vịt Cỏ 155 ngày, tuổi đẻtrứng đầu là 166 ngày tuổi Vịt Cỏ nuôi chăn thả phát dục sớm hơn lúc 135ngày tuổi và đẻ trứng đầu 142 ngày tuổi Theo Nguyễn Thị Minh (2001) [11]thì nghiên cứu vịt Cỏ mầu cánh sẻ nuôi nhốt tại trung tâm nghiên cứu vịt ĐạiXuyên qua các thế hệ bình quân là 163,5 ngày tuổi Cũng theo Nguyễn ThịMinh và cs (2005) [14] khi nghiên cứu vịt Cỏ cánh sẻ và Cỏ cánh sẻ khoang
cổ trắng có tuổi đẻ trứng đầu trung bình là 146 ngày tuổi ở vịt Cỏ C1 và 147ngày tuổi ở vịt Cỏ C2 Nguyễn Văn Ban (2000) [1] nghiên cứu trên vịt Cỏtrắng chăn thả cho biết tuổi đẻ trứng đầu từ 142 – 153 ngày tuổi, tỷ lệ có phôi
là 91 %; tỷ lệ nở 86,12 % Lê Xuân Đông (1994) [5] nghiên cứu trên vịt Cỏnuôibán chăn thả chobiết tỷ lệ trứng có phôiđạt 94,9 %; tỷ lệ nở/trứng cóphôi82,3 %; tỷ lệ vịt con khỏe95,4 %
Theo Nguyễn Thị Minh (2001) [11] nghiên cứu trên vịt Cỏ cánh sẻ tạitrung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho biết chất lượng trứng có chỉ số hìnhthái biến động khoảng 1,39 - 1,44 Cỏ cánh sẻ khoang cổ trắng khoảng 1,36 -
Trang 321,39 và đơn vị Haugh của 2 loại vịt đều đạt trên 80 Cũng theo Nguyễn ThịMinh và cs (2007) [13] thì vịt cỏ C1 có tuổi đẻ trứng đầu là 21 - 22 tuần tuổi
và năng suất trứng 52 tuần đẻ của vịt Cỏ C1 đạt bình quân 258,0trứng/mái/52 tuần đẻ Tác giả Nguyễn Thị Bạch Yến (1997) [48] khi nghiêncứu trên vịt Khaki Campbell nuôi chăn thả tại Thanh Hoá cho khối lượngtrứng 70,2 g/quả, lớn hơn khối lượng trứng của giống vịt Cỏ hiện có ở ViệtNam Nguyễn Đức Trọng và cs (2008) [34] nghiên cứu giống vịt Triết Giangcho biết: Vịt Triết Giang có tuổi đẻ rất sớm (16 - 17 tuần), năng suất trứngcao 251,3 quả/68 tuần tuổi, khối lượng trứng trung bình 61,4g, chất lượngtrứng tốt, tỷ lệ phôi cao trên 93%, tiêu tốn thức ăn 2,23 kg/10 quả trứng LêThị Phiên và cs (2006) [20] đã nghiên cứu chọn lọc vịt Khaki Campbell dòngk1 cho biết: Tuổi đẻ của vịt từ 20 - 21 tuần, năng suất trứng từ 249,7 - 278,9quả/mái, tỷ lệ đẻ từ 68,60 - 76,32 % Doãn Văn Xuân và Nguyễn Đức Trọng(2004) [46] nghiên cứu khả năng sinh sản của các cặp vịt lai giữa vịt Cỏ và vịt
CV 2000 Layer cho biết: tỷ lệ đẻ trung bình được 40 tuần tuổi là 75,7 %,khối lượng trứng từ 72,90 - 75,24 g/quả Doãn Văn Xuân và cs (2008) [47]nghiên cứu con lai của vịt Cỏ và vịt Triết Giang (TC) cho biết: Tỷ lệ đẻ bìnhquân của cặp lai TC đạt 77,46%, còn cặp lai CT có tỷ lệ đẻ bình quân là71.47% Năng suất trứng/ mái/ năm lô TC đạt 280,65 quả, còn lô CT đạt260,62 quả Khối lượng trứng của các con lai là cao, đạt từ 69,78 –69,37g/quả, tương ứng với con lai TC - CT Nó tương đương với khối lượngtrứng vịt, tỷ lệ phôi đạt từ 95 - 99%
Theo Nguyễn Đức Cường (2017) [1] cho biết tiêu tốn thức ăn trên 10quả trứng trung bình tính từ tuần thứ 3 đến tuần 26 là 2,44 kg/10quả, tính cho
cả giai đoạn 36 tuần theo dõi là 7,78 kg thức ăn/10 quả trứng
Theo Lê Xuân Đông (1985) [3] chi phí thức ăn/10 quả trứng cho vịt Cỏ trắng nuôinhốt là 3,67 kg; vịt Cỏ cánh sẻ là 3,35 kg nếunuôichăn thả thì chi phí thức ăn/10 quả trứng củavịt Cỏ trắng là 1,43 kg; Cỏ cánh sẻ là 1,59 kg
Trang 33Hoàng Văn Tiệu và cs (1997) [27] nghiên cứu nuôi nhốt vịt Cỏ tại các huyệnven biển đồng bằng sông Hồng thì lượng chi phí chi 1 vịt đẻ trong 1 năm là45,7 kg; chiphí thức ăn/10 trứng là 3,1 kg (gồm cả vịt con và vịt đẻ).
Vịt trời là giống vịt nhỏ gần họ chim, xưa kia vịt trời thường chỉ tụ tập
ở các chàm chim mỗi đợt di cư lớn, thịt chất lượng, thơm ngon, ít ngấy đangđược thị trường rất ưa chuộng Hiện nay ở nước ta đã thuần hóa được vịt trờihoang dã nuôi theo hình thức bán chăn thả và phát triển quy mô nuôi vịt trờithương phẩm cung cấp cho nhu cầu ẩm thực của người dân Mặc dù là môhình chăn nuôi mới, nhưng vài năm trở lại đây nuôi vịt trời đã được nhiềutrang trại chăn nuôi trên địa bàn các tỉnh, thành trong cả nước lựa chọn vìmang lại hiệu quả kinh tế cao
1.3 Một số hiểu biết về vịt trời
Vịt trời là loài vịt hoang dã sống ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới châu
Mỹ, châu Âu, châu Á, New Zealand và Úc Loài vịt trời ưa sống ở vùng ngậpnước và sống thành đàn lớn Anas supercillosa hay vịt trời đen Thái BìnhDương có khối lượng tương đối nhỏ so với một số giống vịt nuôi hiện nay,khốilượng con trống vwx – yzxxg, khốilượng con máiw{x – y|xxg, chúng
có khối lượng tương đương với một số giống vịt siêu trứng như vịt TriếtGiang Kích thước trung bình từ ~ – wxcm, vớiđầuvà cô mảnh mai, contrống thì lớn hơn con mái Với kích thước và khối lượng như vậy nên loài này
có khả năng di chuyển rất linh hoạt và có khả năng bay rất xa, đặc biệt trongmùa di cư chúng có thể bay hàng nghìn kilometer đi tránh rét
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều loài vịt trời khác nhau nhưng chỉ có giốngchủ yếu được thuần hóa và nuôi dưỡng, nhân giống rộng rãi là vịt trời châu Á
và vịt trời Bắc Mỹ
Vịt trời Bắc Mỹ kích thước lớn, vịt đực có bộ lông nhiều màu sắc, đầu
và cổ xanh biếc, vòng cổ màu vàng, ngực màu nâu, đuôi đen, thân màu trắngxám, mỏ màu vàng, vịt cái và vịt con có bộ lông màu nâu lốm đốm, trên mỏ
Trang 34có nhiều màu vàng cam phân bố ở vùng Đông Bắc, sống trong các đầm lầy,sông lớn, ao hồ.
Vịt trời châu Á là loài vịt lớn, thân màu xám nâu, cổ màu nhạt hơn,
phần gáy với đỉnh đầu màu nâu tối, mỏ đen, chóp mỏ vàng, phân bố tại các
vùng Nam bộ, Trung Trung Bộ và Bắc bộ, định cư ở các đầm lầy, đồng cỏngập nước, hồ kênh rạch và làm tổ trên các đám cỏ cây thủy sinh.Vịt này bánrất phổ biến ở Việt Nam, theo người tiêu dùng đánh giá thịt ngon hơn hơngiống vịt trời Bắc Mỹ nên thị trường tiêu thụ vịt trời châu Á dễ dàng hơn, giátrị kinh tế hơn Đây cũng là giống vịt chúng tôi đang tiến hành nghiên cứuđánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế
Theo Võ Qúi (1981) [22] vịt trời châu Á có tên la tinh là Anas
Poecilorhyncha Zonorhyncha Trong tự nhiên chúng được phân bố ở Miến
Điện, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam Việt Nam, vịt trời làm tổ ởvùng đồng bằng từ Bắc bộ vào phía Nam đến Huế, nhưng số lượng khôngnhiều Loại vịt này thường sống trong môi trường đầm nước
Vịt trời châu Á có khối lượng nhỏ so với một số giống vịt nuôi hiệnnay, khối lượng trống 760 - 1300g, khối lượng mái 650 - 1400g, đầu cổ mảnhmai, kích thước cánh ở con trống 250 – 275 mm, kích thước cánh ở con mái
237 - 258 mm, kích thước đuôi 120 – 217 mm, mỏ 57 – 59 mm.Với kíchthước khối lượng như vậy nên vịt trời di chuyển rất nhanh, bay rất xa Thức
ăn của vịt trời là các loài thủy sản, côn trùng, các loài sâu, lá, hạt cây
Xưa kia vịt trời thường chỉ tụ tập ở các chàm chim mỗi đợt di cư lớn,thịt chất lượng, thơm ngon, ít ngấy Hiện nay khi nhận thấy nhu cầu cao vềmặt hàng này, nông dân đã thuần hóa và nuôi vịt trời tập trung.Vịt trời nuôikhông còn khả năng bay lượn như vịt thuần nữa, tuy vậy chất lượng thịtkhông thay đổi là bao
Trang 35Giá trị dinh dưỡng: Thịt vịt trời rất thơm, xương nhỏ, giàu chất đạm, calo,khoáng chất và vitamin.
Hình 1.1 Vit trời châu Á (giống thí nghiệm)
Hình 1.2 Vịt trời Bắc Mỹ
Trang 36Ngoài 2 giống vịt là giống vịt thường xuyên xuất hiện ở Việt Nam thìtrên thế giới vẫn còn rất nhiều loài vịt trời khác cũng xuất hiện ở Việt Namnhưng chưa được thuần hóa như: Le nâu thường xuất hiện ở vùng đồng cỏ,đầm lầy, hồ, kênh rạch, ven rừng và cánh đồng lúa, Le cổ khoang là loài di cưthường xuyên xuất hiện ở Đông bắc, Bắc Trung bộ, Trung bộ và Nam bộ, vịtBai Can là loài di cư, phổ biến,chúng xuất hiện ở vùng Đông bắc, vùng venbiển Đồng bằng sông Hồng Trên thế giới còn rất nhiều loài vịt trời khácnhưng do giới hạn của nghiên cứu chưa thể đề cập hết trong báo cáo.
Trang 37CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Giống vịt trời châu Á (Anas Poecilorhyncha Zonorhyncha), (giai đoạn
vịt thương phẩm từ 0 - 21 tuần tuổi Giai đoạn vịt đẻ từ 22 - 38 tuần tuổi)
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được triển khai từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018
* Địa điểm nghiên cứu:
Trang trại Miền Hương, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
2.3 Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
* Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt thương phẩm
* Nghiên cứu khả năng sinh sản của vịt trời
* Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi vịt trời
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng của vịt trời thịt (0 - 21 tuần tuổi)
2.4.1.1 Thí nghiệm
* Bố trí thí nghiệm
Lựa chọn 60 con vịt trời 1 ngày tuổi không dị tật, lông khô, nhanhnhẹn gồm 30 vịt trống và 30 vịt mái, nuôi từ 1 ngày tuổi cho đến hết giai đoạnhậu bị (21 tuần tuổi) Thí nghiệm được thực hiện lặp lại 3 lần Vịt nuôi theophương thức bán công nghiệp, nuôi nhốt trên ao
Trang 38Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Số vịt thí nghiệm 60 con (3 x 60 = 180 con)
Mật độ nuôi 5 con / m2 chuồng nuôi (3 con/ m2 ao)
* Chế độ dinh dưỡng đối với vịt thịt thí nghiệm
Bảng 2.2 Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn vịt thịt thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng ĐV Giai đoạn 0 - 21 tuần tuổi
Ghi chú: Theo tiêu chuẩn dinh dưỡng cho vịt thịt của công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà. 2.4.1.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng của vịt trời thịt (0 - 21 tuần tuổi)
* Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh học
Dùng phương pháp quan sát bằng mắt, nghe tiếng kêu để mô tả, kết hợpvới chụp ảnh để minh họa:
- Màu sắc bộ lông lúc 1 ngày tuổi và 21 tuần tuổi
Trang 39Số vịt sống đến cuối kỳ (con) = Số vịt đầu kỳ - Số vịt chết
- Tỷ lệ nuôi sống (TLNS) (%): tính tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi vàtheo từng giai đoạn
∑ Số vịt cuối kỳ (con)+ Tỷ lệ sống (%) =
∑ Số vịt đầu kỳ (con)
* Khả năng sinh trưởng
x 100
- Sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi):
Phân biệt trống mái: ta chọn vịt trống vịt mái tách riêng và đeo vòngchân đánh dấu con trống con mái ngay lần cân đầu tiên
Cân khối lượng từng con vịt từ 1 ngày tuổi và 0 - 21 tuần tuổi Hàng tuầnvào một ngày, giờ nhất định, trước khi cho ăn, cân tất cả số vịt trong chuồng.Khối lượng cơ thể trung bình được tính theo công thức:
∑ P (g) (g) =
∑ n (con)Trong đó: X : Khối lượng trung bình
∑P: Tổng khối lượng vịt cân được (g)
∑n: Tổng số vịt đem cân (con)
- Sinh trưởng tuyệt đối: được xác định bằng công thức sau
V2 - V1
A =
t2 - t1
Trong đó: A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
V1: khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t1 (g)
Trang 40t2: thời điểm cân sau (ngày)
- Sinh trưởng tương đối: được xác định bằng công thức sau
Trong đó R: sinh trưởng tương đối (%)
P1: khối lượng cơ thể cân trước (g)P2: khối lượng cơ thể cân sau (g)
* Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn
+ Hàng ngày cân thức ăn cho từng lô, hàng ngày cân thức ăn thừa sau đócộng dồn sẽ tính mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng
+ Khối lượng thức ăn vịt ăn được trong ngày được xác định bằng tổngkhối lượng thức ăn cho vịt trừ đi lượng thức ăn còn thừa trên máng
+ Khối lượng thức ăn tiêu thụ ở mỗi lô được cộng lũy kế khối lượng thức
ăn tiêu thụ của các tuần tuổi (từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi lũy kế)
∑ TĂ tiêu thụ trong tuầnTiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) =
∑ Vịt bình quân trong tuần x 7
∑ TĂ cộng dồn đến thời điểm tínhTTTĂ cộng dồn (g/con) =
∑ Vịt bình quân đến thời điểm tính
- TTTĂ/ kg tăng khối lượng (trong tuần và cộng dồn)
∑ TĂ tiêu thụ trong kỳ (kg) TTTĂ/ kg tăng khối lượng trong kỳ =
Khối lượng vịt tăng trong kỳ (kg)
- Tiêu tốn ME/kg tăng khối lượng (Kcal/kg tăng khối lượng)