1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN Ẩn dụ ý niệm quả trong Tiếng Việt

57 896 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 135,24 KB

Nội dung

Khoa học tri nhận hay là mối liên kết nghiên cứu theo hướng trinhận nghiệm thân của ngôn ngữ với khoa học tri nhận Khoa học tri nhận xuất hiện đầu tiên ở Mỹ năm 60 của thế kỷ XX, là sựkế

Trang 1

Chuyên đề:

NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Nội dung: Ẩn dụ ý niệm quả trong Tiếng Việt

Trang 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Cơ sở ngôn ngữ học

1.1 Khái quát về sự hình thành của ngôn ngữ học tri nhận

1.1.1 Khoa học tri nhận hay là mối liên kết nghiên cứu theo hướng trinhận nghiệm thân của ngôn ngữ với khoa học tri nhận

Khoa học tri nhận xuất hiện đầu tiên ở Mỹ năm 60 của thế kỷ XX, là sựkết hợp của một ngành khoa học liên kết với một số ngành khoa học khác: triếthọc, tâm lý học, thần kinh học, nhân chủng học, khoa học về máy tính và ngônngữ học

Theo quan điểm của khoa học tri nhận thì một đối tượng nghiên cứu

cụ thể là khi nghiên cứu hành vi của con người nhất định cần phải có sự hộinhập của nhiều ngành khoa học khác nhau, bởi lẽ:

Thứ nhất, cần có sự hội nhập giữ khoa học máy tính và ngôn ngữ học

(Ngôn ngữ học máy tính) Khoa học máy tính nghiên cứu sự ứng dụng của trítuệ nhân tạo vào sản xuất các roobot Điều này có nghĩa là, nếu như ngôn ngữhọc tri nhận nghiên cứu về ngôn ngữ tự nhiên của con người thì khoa học máytính lại nghiên cứu để phục vụ cho kỹ thuật máy tính

Thứ hai, Ngôn ngữ học, Tâm lý học hợp nhất trong khuôn khổ Tâm lý

hoc ngôn ngữ Theo lịch sử, các nhà Tâm lý học nhận thấy sơ đồ nhị nguyênluận không giải thích được vì sao cùng một con người và với những con ngườikhác nhau trước kích thích giống nhau lại có những phản xạ trái ngược nhau.Điều này có nghĩa, hiện diện trong những phản xạ là những yếu tố tâm lý củacon người

Trang 3

Miler - nhà Tâm lý học người Mỹ cho rằng não bộ và tâm lý là một thểthống nhất Nhà ngôn ngữ học người Nga Vugotxki đã đưa ra lý thuyết tác độngbên ngoài được nội hóa thành hoạt động tâm trí Như vậy, theo các nhà nghiêncứu, sự vận động của cảm giác luôn luôn được quá độ sang tư duy ngôn ngữ.Nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ - Piaget cho rằng: ngôn ngữ được phát triển dựa trênnăng lực của sự tri nhận nhưng nó không thể vượt lên năng lực cả sự tri nhận đó.

Từ những quan điểm trên các nhà ngôn ngữ học tri nhạn cho rằng: đivào nghiên cứu ngôn ngữ học nhất thiết phải tách ra khảo sát khả năng ngôn ngữcủa con ngườ với việc miêu tả các tri thức ngôn ngữ được lưu giữ trong trí nãocủa con người Nhưng ngôn ngữ học tri nhận coi phương diện thứ hai của ngônngữ chính là đối tượng nghiên cứu của họ

Nhà Tâm lý học Gestalt (người Đức) chủ trương nghiên cứu cơ thểtrong sự trọn vẹn, nghĩa là thân thể con người là điểm mấu chốt để nhận biết thếgiới… Từ định nghĩa này, Chomsky tuyên bố: Phải coi ngôn ngữ là bộ phận củatâm lý học tri nhận vì mục đích tối thượng của ngôn ngữ học tri nhận là tìm hiểu

cơ chế ngôn ngữ phổ quát nhất tiềm ẩn trong não bộ của con người

Thứ ba, Thần kinh học, ngôn ngữ học hợp nhất trong khuôn khổ của

Ngôn ngữ học thần kinh

Người đại diện Edelman và Penter chủ trương nghiên cứu não bộ và hoạtđộng của con người có mối liên hệ mật thiết với toàn bộ cơ thể, nghĩa là mọicảm xúc , ý muốn của con người có liên quan đến thân thể con người Nhận xétnày đã ủng hộ các nhà ngôn ngữ học tri nhận ở quan điểm: khả năng ngôn ngữcủa con người không phải tự nhiên mà có mà phải trải qua quá trình học hỏinhững cái đúng, sai

Trang 4

Thứ tư, ngôn ngữ học, nhân chủng học hợp nhất trong khuôn khổ ngôn

ngữ học nhân chủng

Người đại diện cho quan điểm này là Goodnad Trong một công trìnhnghiên cứu của mình, ông đưa ra quan điểm nghiên cứu về văn hóa: Văn hóacủa xã hội bao gồm tất cả những gì cần phải biết, cần phải tin để hành xử theonguyên tắc tất cả thành viên của xã hội phải chấp nhận Trên cơ sở đó, ngôn ngữhọc nhân chủng tuyên bố nghiên cứu văn hóa chính là phải ngiên cứu năng lựcvăn hóa, nghiên cứu lý thuyết văn hóa trừu tượng được lưu giữ trong đầu các đạibiểu của nó tức quần chúng Như vậy, ngôn ngữ học nhân chủng chủ trươngnghiên cứu bức tranh thế giới chính là nghiên cứu cách nhìn thế giới đặc trưngcho dân tộc này hay dân tộc khác Thuật ngữ mà ngôn ngữ học nhân chủng sửdụng là: sơ đồ, khung, sự kiện gọi chung là lý thuyết sơ đồ Như vậy, theo quanniệm của nhân chủng học, nghiên cứu văn hóa nghĩa là chỉ ra cái cách mọi dântộc tri giác, trải nghiệm thế giới bằng chính kinh nghiệm của mình

Thứ năm, Triết học, Ngôn ngữ học tạo thành Triết học ngôn ngữ

Theo Black và Kalt: giữa Triết học và Ngôn ngữ có mối quan hệ mậtthiết, không thể tách rời Cụ thể là, tri giác của con người có thể đạt tới tư duy.Mặt khác tư duy lại được biểu hiện quan những phán đoán ngôn ngữ Nghĩa là

sẽ có những điều nằm giữa dòng chữ, giữa các từ ngữ và đó là điều quan trọngnhất Nó không được nói ra, là cái ta thường gặp nhưng lại hay bỏ qua Chínhngôn ngữ là tấm màn che giấu bí mật đó

1.1.2 Ngôn ngữ học tri nhận trong mối liên hệ với các lĩnh vực khác của ngôn ngữ học

1.1.2.1 Ngôn ngữ học tri nhận ra đời dựa trên thành quả nghiên cứu củangữ pháp tạo sinh

Trang 5

Theo quan điểm của Chomsky, cú pháp của ngôn ngữ tự nhiên chịu sự chi phối của logic hình thức Do đó, ngữ pháp tạo sinh chủ trương đi vào chiều sâu của cấu trúc ngôn ngữ dựa trên những ngữ liệu quan sát được Sản phẩm củangữ pháp tạo sinh là những câu giống nhau như công thức toán học Sự cực đoancủa lí thuyết đã khiến ngữ pháp tạo sinh đi vào ngõ cụt Từ đó, ngôn ngữ học tri nhận phát hiện ra ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên không mang tính tự trị, khôngđọc lập với ngữ nghĩa Ngược lại, nó bị chi phối bởi ngữ nghĩa, mà ngữ nghĩa không thể độc lập với tri nhận của con người.

Như vậy, với thành quả nghiên cứu của ngữ pháp tạo sinh, ngôn ngữ họctri nhận đã quan tâm đến việc người nói sử dụng cái gì làm hình, cái gì làm nền

để diến đạt thông tin cũ mới

1.1.2.2 Ngôn ngữ học tri nhận ra đời dựa trên thành quả nghiên cứu củangữ dụng học

Ngữ dụng học nghiên cứu ngôn ngữ ở những ngữ cảnh nhất định Ví dụ như gắn với người sử dụng, gắn với tiền giả định bách khoa… Ngữ dụng học là nhân tố quan trọng để tạo ra sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học tri nhận

Có thể nói, lần đầu tiên trong ngôn ngữ, hệ thống tri nhận của con người đã được đưa vào nghiên cứu dưới ánh sáng của lí thuyết dụng học

Vì ngữ dụng học xem xét con người, nhân vật giao tiếp trong sự tri nhận ngôn ngữ nên ngôn ngữ học tri nhận cho rằng: Vậy tư duy của con người trong

sự tri nhận ngôn ngữ diễn ra như thế nào? Gắn với hành động ngôn ngữ, tư duy tri nhận của con người diễn ra như thế nào?

1.1.2.3 Ngôn ngữ học tri nhận ra đời dựa trên thành quả nghiên cứu của

từ vựng học

Trang 6

Từ vựng học quan tâm đến hiện tượng từ nhiều nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ ( cách thức chuyển nghĩa, mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển) Đến khi ngữ dụng học ra đời, từ vựng học được đẩy lên một bước: quan tâm đến giá trị văn hóa khi sử dụng từ Và ngôn ngữ học tri nhận ra đời, nghiên cứu cách thức tư duy của con người về từ giữa các ngôn ngữ khác nhau

1.2 Bức tranh ngôn ngữ về thế giới ( Linguistics worldview)

Theo PGS, TS Trần Văn Cơ: Ngôn ngữ học tri nhận đang đứng trướcnhững vấn đề khoa học nan giải và đang tìm cách "giải mã" chúng Một trong sốnhững vấn đề đó là: Thế giới khách quan có phải là nguồn nhận thức trực tiếpcủa con người không hay phải thông qua một cơ chế nào? Con người nhận thứcthế giới có nhất thiết phải nhờ vào ngôn ngữ không hay có thể nhận thức thế giớikhông cần dựa vào ngôn ngữ? Tất nhiên ai cũng thừa nhận thế giới khách quan

là thống nhất (là một) cho tất cả mọi người Thế giới này là khách quan, nó tồntại không phụ thuộc vào ý chí của con người Song mỗi người nhìn cái thế giớikhách quan đó bằng con mắt của mình mà tất cả các con mắt đâu phải đều giốngnhau, do đó mỗi người tạo cho mình một bức tranh thế giới riêng mang tính chủquan Nói theo thuật ngữ khoa học, mỗi người mô hình hoá thế giới theo kiểucủa mình Nhưng đại thể người ta phân biệt hai loại bức tranh thế giới lớn: bức

tranh khoa học về thế giới và bức tranh ngôn ngữ về thế giới

1.2.1 Bức tranh khoa học về thế giới

Bức tranh khoa học về thế giới được hình thành nhờ những khái niệmlogic phản ánh sự nhận thức của con người về thực tại khách quan Bức tranh khoahọc về thế giới thường được phản ánh trong hai loại từ điển: từ điển ngôn ngữ và

từ điển bách khoa Chẳng hạn, từ "nguyên tử" được giải thích trong từ điển ngôn

Trang 7

ngữ như sau: "Phần tử nhỏ nhất của nguyên tố hoá học, gồm một hạt nhân ở giữa

và một hay nhiều electron chung quanh" ("Từ điển tiếng Việt" 1922: 689) Từ điểnbách khoa giải thích: "Tiếng Hi Lạp átomos - không chia ra được) phần nhỏ nhấtcủa nguyên tố hoá học lưu giữ những thuộc tính của nó Ở trung tâm nguyên tử cóhạt nhân điện tích dương Hạt nhân chứa hầu hết toàn bộ khối lượng của nguyên

tử Chung quanh hạt nhân có các electron chuyển động, tạo thành cái vỏ electron,kích thước của nó: ~ 10-8 cm Hạt nhân nguyên tử gồm proton và neutron Số

lượng electron trong nguyên tử bằng số lượng proton trong hạt nhân (điện tích củatất cả electron của nguyên tử bằng điện tích của hạt nhân) Số lượng proton bằng

số thứ tự của nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn Mendeleev Cách thuyết giảikhái niệm nguyên tử trong từ điển ngôn ngữ hẹp hơn so với từ điển bách khoa,song cả hai từ điển đều có quan niệm chung là xem nguyên tử như một khái niệmkhoa học Do đó bức tranh được vẽ ra trong hai từ điển này là bức tranh khoa học

về thế giới

1.2.2 Bức tranh ngôn ngữ về thế giới

Bức tranh ngôn ngữ về thế giới là biểu hiện thế giới quan của con ngườiđược phác hoạ bằng những chất liệu ngôn ngữ Do chỗ ngôn ngữ có liên quanmật thiết với những đặc trưng văn hóa - dân tộc của người bản ngữ, nên bứctranh được vẽ ra phản ánh một mảng của đời sống người bản ngữ với nhữnggam màu đặc trưng cho nền văn hóa dân tộc Đối tượng của bức tranh ngôn ngữ

về thế giới là ý niệm với cấu trường trung tâm - ngoại vi Nằm ở trung tâm của

cấu trúc ý niệm là khái niệm, nằm ở ngoại vi là những đặc trưng văn hóa - dântộc bao quanh khái niệm

Phương thức ý niệm hoá hiện thực (cách nhìn thế giới) một phần có tínhphổ quát, một phần có tính đặc thù dân tộc, bởi thế những người nói những thứ

Trang 8

tiếng khác nhau có thể nhìn thấy thế giới hơi khác nhau, thông qua lăng kínhngôn ngữ của mình.

Bức tranh ngôn ngữ về thế giới phản ánh bức tranh thế giới tồn tại chotất cả mọi người và cho mỗi người Đối với tôi, với anh, hay đối với bất kì ngườinào trên trái đất, dù đó là người Việt, người Anh, người Pháp, người Nga, mặttrời, mặt trăng, ngôi sao, núi, sông, cây, cỏ v.v đều khách quan tồn tại như nhau,

và ngôn ngữ nào cũng có những từ để chỉ những vật thể ấy Ví dụ, tiếng

Việt: mặt trời, tiếng Anh: sun, tiếng Pháp: soleil, tiếng Nga: солнце, và ai cũng

hiểu đó là "thiên thể nóng, sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấmchủ yếu cho Trái Đất" (Từ điển tiếng Việt 1992) Đó là cái phổ quát

Theo Iakovleva, "bức tranh ngôn ngữ về thế giới là một sơ đồ tri giáchiện thực được ghi lại trong ngôn ngữ và là đặc trưng cho một cộng đồng ngônngữ nào đó Do đó bức tranh ngôn ngữ về thế giới là một cách nhìn thế giớithông qua lăng kính ngôn ngữ" (Яковлева 1996)

Ví dụ như: Để diễn đạt sự tức giận, trong tiếng Việt có sử dụng các từnhư: tím mặt, nổ đom đóm mắt, lộn ruột, sôi máu… Còn trong tiếng Anh có thểdiễn đạt:

(1) She was doing a slow burning (Cô ta đang trở nên bực bội)

(2) I had reached the boiling point (Tôi nổi cơn điên)

(3) He blew his top (Anh ta nổi khùng lên)

(4) He’s just blowing of team (Anh ấy đang hạ hỏa)

Từ cách sử dụng ngôn ngữ trên cho thấy, con người đã lấy chất lỏng đểtri nhận cảm xúc nhưng người Việt quan tâm đến kết quả của chất lỏng hóa hơicòn người Anh lại quan tâm đến quá trình chất lỏng hóa hơi đó

Trang 9

1.3 Ý niệm và cấu trúc của ý niệm

1.3.1 Ý niệm

Khái niệm "ý niệm" đã tồn tại từ thời Trung Cổ PierreAbélard[2] (1079-1142) đã khảo sát khái niệm này và cho đó là một hình thức

"chộp lấy" ý nghĩa, một hành động mang nặng tính chủ quan Theo ông, ý niệm

là một tập hợp những khái niệm nằm sâu kín trong tâm hồn và sẵn sàng đượcbiểu hiện thành lời, nó liên kết các phát ngôn thành một cách nhìn sự vật nàykhác với vai trò quyết định của trí tuệ, nó biến phát ngôn thành tư tưởng gắn liềnvới Thượng Đế

Các nhà nghiên cứu di sản của Abélard khẳng định rằng ý niệm là kếtquả của tinh thần, của trí tuệ cao cả có khả năng tái tạo một cách sáng tạo, hoặctập hợp những ý nghĩa với tư cách là những phổ quát được hiểu như mối liên hệgiữa vật và lời nói Ý niệm chứa đựng suy nghĩ vốn là một bộ phận của nó Ý

niệm là lời nói được phát ngôn ra, do đó nó không đồng nhất với khái niệm.

Tư tưởng Trung Cổ đã có bàn đến ý niệm, theo đó ý niệm được hìnhthành nhờ có lời nói Lời nói được thực hiện trong không gian của tâm hồn Ýniệm có tính chủ quan cao độ Con người trong khi suy nghĩ về sự vật, luônhướng về chủ thể khác (người nghe, người đọc) Hướng về người nghe có nghĩa

là đồng thời hướng về nguồn gốc của lời nói - đó là Thượng Đế Trí nhớ và óctưởng tượng là những thuộc tính không thể tách rời nhau của ý niệm Một mặt, ýniệm hướng tới sự thấu hiểu ở đây và bây giờ, mặt khác, nó là sự tổng hợp của

ba khả năng của tâm hồn: với tư cách là trí nhớ, ý niệm định hướng về quá khứ,với tư cách là hành động của óc tưởng tượng, nó hướng về tương lai, còn với tưcách là hành động phán đoán - nó hướng về hiện tại

Ngày nay tất nhiên người ta không chấp nhận hành động tạo ra ý niệm làbước đến gần với tư tưởng của Thượng Đế vốn được coi là chân lí tuyệt đối Tư

Trang 10

tưởng chỉ đạo của ngôn ngữ học tri nhận là khẳng định nguyên tắc "dĩ nhân vitrung" trong các nghiên cứu của mình, hàm chỉ con người là trung tâm của tất cảnhững hiện tượng văn hoá và ngôn ngữ Chính ý thức của con người đóng vaitrò kẻ trung gian giữa văn hoá và ngôn ngữ, còn ý niệm hoạt động với tư cách làđơn vị của những tiềm năng tinh thần hoặc tâm lí của ý thức con người S.Kh.Liapin 1997 nhận xét rằng khi con người sống, giao tiếp, hành động trong thếgiới những khái niệm, những hình ảnh, những khuôn mẫu hành vi, giá trị, tưtưởng v.v., thì đồng thời cũng là sống, suy nghĩ, giao tiếp trong thế giới của

những ý niệm.

Trong ngôn ngữ học tri nhận (kể cả trong một số khoa học khác nhưnhân chủng học, ngôn ngữ-văn hoá học, dân tộc-ngôn ngữ học v.v.) các nhànghiên cứu định nghĩa ý niệm theo những quan điểm khác nhau: ý niệm là biểutượng (Askoldov); là khái niệm, là đơn vị tổng hợp của tư duy, là sự phản ánhtrọn vẹn, không chia cắt được một hiện tượng của hiện thực (Tsesnokov); là ýnghĩa, biểu thức "đại số" của ý nghĩa (Likhatsov); là đồng ý nghĩa mang bản sắcdân tộc (Коlexov); là nguyên dạng của ý nghĩa từ vựng (Rakhilina); là hạt nhân,

là điểm xuất phát của sự tích luỹ ngữ nghĩa của từ (Wierzbicka), là sự tổng

hợp cái nội dung (ý nghĩa và khái niệm), cái biểu đạt (kí hiệu ngôn ngữ) và cái được biểu đạt (cái biểu vật và vật quy chiếu).

М.V Pimenova đưa ra một định nghĩa về ý niệm như sau: "Ý niệm làđơn vị thuộc cấp độ vị (kiểu như âm vị, hình vị, từ vị v.v.) được biểu tượng nhờcái biểu niệm (nội dung và khối lượng của khái niệm), ý nghĩa từ vựng và hìnhthái bên trong của từ (phương thức biểu hiện nội dung ngoài ngôn ngữ)"

Trong những định nghĩa đó, nổi lên hai cách hiểu đối lập nhau về ý

niệm: 1) đồng nhất ý niệm với khái niệm (theo cách hiểu "vật - cảm giác - tri giác - biểu tượng - khái niệm"; 2) đối lập ý niệm với khái niệm Tình hình này

rất bất lợi cho việc nghiên cứu những vấn đề của ngôn ngữ học tri nhận

Trang 11

Sự khác nhau giữa “ý niệm” và “khái niệm”

Về mặt nguồn gốc của thuật ngữ, khái niệm và ý niệm đều xuất phát từ một từ tiếng Anh: concept Trong quá trình phát triển của khoa học tri nhận nói chung, ngôn ngữ học tri nhận nói riêng, nội hàm của từ concept được tách làm đôi: một phần được hiểu là khái niệm, một phần là ý niệm (tiếng Nga có sự phân

biệt này: khái niệm là понятие, còn ý niệm là концепт)

Khái niệm là một hình thức của tư duy phản ánh những thuộc tính cơbản, những mối liên hệ và quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong sự mâuthuẫn và phát triển của chúng Khái niệm không chỉ trừu suất cái chung, mà cònphân suất sự vật, những thuộc tính và quan hệ của chúng làm cơ sở cho việcphân loại phù hợp với những nét khu biệt của chúng Chẳng hạn, khái niệm “conngười” phản ánh cả nét chung cơ bản (cái vốn có ở tất cả mọi người) và cảnhững nét khu biệt người này với tất cả những người khác Khái niệm phản ánhcái chung, cái đặc thù và cái đơn nhất của sự vật

Khái niệm được hình thành qua một quá trình biện chứng phức tạp nhờnhững phương pháp như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, lí tưởnghóa, khái quát hóa, thí nghiệm v.v Khái niệm là sự phản ánh hiện thực khôngmang tính hình ảnh và được biểu hiện trong từ Sự tồn tại hiện thực của nó đượcbộc lộ thông qua các định nghĩa, trong các phán đoán, trong thành phần của líthuyết

So với khái niệm, ý niệm có những đặc điểm riêng

Trước hết nó là kết quả của quá trình tri nhận là quá trình tạo ra các biểu tượng tinh thần (mental representation) Cấu trúc của biểu tượng tinh thần gồm

ba thành tố: trí tuệ, cảm xúc và ý chí, cả ba thành tố này đều được biểu hiện

trong ngôn ngữ: trong ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp (trong ba thành tố này, thì từvựng tinh thần đã và đang được nghiên cứu nhiều hơn cả)

Trang 12

Khái niệm (thuật ngữ) khoa học không mang tính ẩn dụ Mặt trời là mặttrời, là một “thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấmchủ yếu cho Trái Đất” (Từ điển tiếng Việt 1992: 616), hoặc con cáo là con cáo,một “loài thú ăn thịt, sống ở rừng, gần với chó, nhưng chân thấp, tai to và mõmnhọn, rất tinh khôn” (Từ điển tiếng Việt 1992: 126) Còn những cách nói như:

“Mặt trời mọc, mặt trời lặn”, “Mặt trời trắng trên sa mạc”, “Em là mặt trời của anh”, “Nó là một con cáo già” v.v., cách nói bóng bẩy, có tính ẩn dụ như thế

không thể hiện khái niệm, mà là phản ánh đặc trưng của ý niệm

Nói rộng ra, ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lí của ý thức chúng ta,

là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của ngôn ngữ bộnão (lingua mentalis), của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lícon người Trong các quá trình tư duy, con người dựa vào các ý niệm phản ánhnội dung các kết quả của hoạt động nhận thức thế giới của con người dưới dạng

“những lượng tử” của tri thức Các ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hoáthông tin về một sự tình khách quan trong thế giới, cũng như về những thế giớitưởng tượng và về sự tình khả dĩ trong những thế giới đó Các ý niệm quy cái đadạng của những hiện tượng quan sát được và tưởng tượng về một cái gì đó thốngnhất, đưa chúng vào một hệ thống và cho phép lưu giữ những kiến thức về thếgiới

Theo một số học giả, chính ngôn ngữ bảo đảm cách tiếp cận với sự miêu

tả và xác định bản chất của ý niệm Những ý niệm đơn giản nhất được biểu hiệnbằng một từ, những ý niệm phức tạp hơn được biểu hiện trong các cụm từ vàcâu A Wierzbicka 1985 viết rằng, việc phân tích hệ thống từ vựng của các ngônngữ có thể giúp phát hiện một số lượng không lớn những “phần tử sơ đẳng” kiểunhư AI ĐÓ, CÁI GÌ ĐÓ, VẬT, CHỖ v.v., nếu đem hợp chúng lại thì có thểmiêu tả toàn bộ thành phần từ vựng của ngôn ngữ

Trang 13

Những người khác cho rằng một phần của thông tin ý niệm có cái “đuôi”ngôn ngữ, nghĩa là những phương thức biểu hiện chúng, nhưng cái phần thôngtin này được biểu hiện trong tâm lí hoàn toàn khác, nghĩa là bằng những biểutượng tinh thần loại khác - những hình tượng, những bức tranh, những sơ đồ v.v.Chẳng hạn, chúng ta biết phân biệt cây thông với cây tùng không phải bởi vìchúng ta hình dung chúng như những tập hợp những nét khu biệt, hoặc nhưnhững tổ hợp ý niệm khác nhau, mà chỉ là bởi vì chúng ta phân biệt chúng nhờthị giác một cách dễ dàng và bởi vì những ý niệm về các cây này được thể hiệntrước hết bằng hình ảnh (hình tượng).

Như chúng ta đã biết, quá trình nhận thức trải qua hai giai đoạn: cảm tính(bao gồm cảm giác và tri giác) và lí tính (bao gồm biểu tượng và khái niệm)

Đơn vị nhỏ nhất của quá trình nhận thức là khái niệm Trong khi đó quá trình tri

nhận không chia giai đoạn rạch ròi như thế Nó là quá trình tổng hợp những kếtquả thu nhận được bắt đầu từ tri giác cảm tính thông qua năm giác quan của con

người để rồi cuối cùng tạo ra những ý niệm – đơn vị nhỏ nhất của quá trình tri

nhận

Stepanov (Ю.С Степанов 1997) cho rằng "khái niệm" là thuật ngữ củalogich học và triết học, còn "ý niệm" là thuộc về logic toán học và văn hóa học

Ông định nghĩa ý niệm như sau: “Ý niệm tựa như một khối kết đông của nền văn

hoá trong ý thức con người; dưới dạng của nó nền văn hoá đi vào thế giới ý thức(tư duy) của con người, và, mặt khác, ý niệm là cái mà nhờ đó con người –người bình thường, không phải là “người sáng tạo ra những giá trị văn hoá” –chính con người đó đi vào văn hoá, và trong một số trường hợp nhất định có tácđộng đến văn hoá”

Slyshkin (Г.Г Слышкин 2000) ghiên cứu những quan điểm khác nhauđối với ý niệm và nhận định rằng đặc điểm nổi bật có tính nguyên tắc của ýniệm là ở chỗ nó được xem như cơ sở để nghiên cứu tổng hợp ngôn ngữ và văn

Trang 14

hoá, song bản thân nó không trực tiếp nằm trong phạm vi ngôn ngữ, cũng khôngnằm trong phạm vi văn hoá, và cũng không đồng thời nằm trong cả hai lĩnh vực

này Ý niệm là đơn vị của tư duy, là yếu tố của ý thức Việc nghiên cứu mối quan

hệ qua lại giữa ngôn ngữ và văn hoá sẽ không đầy đủ nếu thiếu cái khâu trunggian này Thông tin văn hoá đi vào ý thức, ở đây nó được sàng lọc, được chế biến

Trần Trương Mĩ Dung nghiên cứu tổng hợp ý kiến của nhiều tác giả về sựkhác nhau giữa "ý niệm" và "khái niệm" như sau:

a) Ý niệm là sự kiện của lời nói, đó là lời nói được phát ngôn ra Do đó

nó khác với khái niệm

b) Ý niệm gắn chặt với người nói và luôn định hướng đến người nghe.Người nói và người nghe là hai bộ phận cấu thành của ý niệm

c) Ý niệm mang tính chủ quan với nghĩa nó là một mảng của “bức tranhthế giới”, nó phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính của ý thức ngôn ngữdân tộc Do đó ý niệm mang tính dân tộc một cách sâu sắc

d) Ý niệm là đơn vị của tư duy (ý thức) của con người Hai thuộc tính

không thể tách rời nhau của ý niệm là trí nhớ và tưởng tượng Ý niệm là một

hành động đa chiều: nếu là hành động của trí nhớ thì nó hướng về quá khứ, nếu

là hành động của trí tưởng tượng, thì nó hướng tới tương lai, còn nếu là hànhđộng phán đoán, thì nó hướng về hiện tại

e) Ý niệm, khác với “khái niệm”, không chỉ mang đặc trưng miêu tả, màcòn có cả đặc trưng tình cảm-ý chí và hình ảnh Ý niệm không chỉ suy nghĩ, màcòn cảm xúc Nó là kết quả của sự tác động qua lại của một loạt những nhân tốnhư truyền thống dân tộc, sáng tác dân gian, tôn giáo, hệ tư tưởng, kinh nghiệmsống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc và hệ thống giá trị Ý niệm tạo ra một lớpvăn hoá trung gian giữa con người và thế giới Nó được cấu thành từ tri thức tínngưỡng, nghệ thuật, đạo lí, luật pháp, phong tục tập quán và một số thói quen

mà con người tiếp thu được với tư cách là thành viên của xã hội

Trang 15

Tóm lại, theo tác giả, ý niệm chứa đựng ba thành tố: thành tố kháiniệm, thành tố cảm xúc-hình tượng và thành tố văn hoá Hai thành tố sau mangtính dân tộc sâu sắc.

1.3.2 Cấu trúc của ý niệm

Ý niệm được hình thành trong ý thức của con người Nó có cấu trúc nộitại của nó bao gồm một mặt là nội dung thông tin về thế giới hiện thực và thếgiới tưởng tượng, mang những nét phổ quát, mặt khác, bao gồm tất cả những gìlàm cho nó trở thành sự kiện của văn hoá, nghĩa là nó chứa đựng những nét đặctrưng văn hoá-dân tộc Cơ sở của ý niệm là kinh nghiệm cảm tính trực tiếp màcon người thu nhận được thông qua quá trình tri giác thế giới bằng các cơ quancảm giác, thông qua hoạt động tư duy và hoạt động giao tiếp dưới hình thứcngôn ngữ

Ý niệm là một hình ảnh, nó có thể chuyển động từ một hình ảnh cảm tính

sang một hình ảnh tư duy Chẳng hạn, "lạnh" là một hình ảnh cảm tính, bởi đó là kết quả của một loại tri giác nhiệt độ (so sánh: lạnh, nóng, ấm, mát v.v.) Khi

lạnh thì người ta run, hình ảnh cảm tính này chuyển sang hình ảnh tư duy trong

ý niệm "sợ": lạnh run người, sợ run người, lạnh run cầm cập, sợ run cầm cập,

lạnh quíu cả lưỡi, sợ quíu cả lưỡi v.v "Lửa" là một hiện tượng thiên nhiên cũngnhư những hiện tượng thiên nhiên khác: "nước", "sấm chớp", "mưa", "gió",

"bão" v.v Song "lửa" phát ra hơi nóng (nhiệt độ), có thể làm cháy những sự vậtxung quanh Lửa có thể phát ra ánh sáng Hình ảnh cảm tính đó của "lửa" có thểchuyển thành hình ảnh tư duy trong ý niệm "nhiệt tình": "ngọn lửa nhiệt tình",

"ngọn lửa tình yêu", "ngọn lửa cách mạng" "Nhiệt tình của tuổi trẻ có thể đốtcháy dải Trường Sơn" "Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình" (bài hát)

Trang 16

Ý niệm có cấu trúc trường-chức năng được tổ chức theo mô hình trung tâm (hạt nhân) và ngoại vi Có thể hình dung trường-chức năng của ý niệm như

một vòng tròn to có chứa vòng tròn nhỏ tại tâm và những vòng tròn nhỏ khácgiao nhau

Có thể biểu diễn cấu trúc của ý niệm bằng sơ đồ sau đây:

Chú thích sơ đồ:

Hạt nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm của trường - chức năng (vòng

tròn nhỏ tô đậm tại tâm) Nó mang tính chấtphổ quát, toàn nhân loại Nằm ở

ngoại vi (trong những vòng tròn nhỏ giao nhau) là những nét đặc thù văn hoá

-dân tộc, trong đó yếu tố hàng đầu là giá trị, bởi lẽ nói đến văn hoá là nói đến

những giá trị văn hoá (tinh thần và vật chất) Nét đặc thù văn hoá bao gồm: a)văn hoá toàn dân tộc, b) văn hoá các tộc người, c) văn hoá vùng, miền, địaphương, d) văn hoá riêng của các nhóm xã hội mà con người tham gia và chịutác động về nhiều mặt, và cuối cùng đ) là văn hoá cá thể với những đặc điểm tạothành nhân cách cá nhân như tình cảm, đạo đức, học vấn, kinh nghiệm sống vànhững đặc điểm tâm-sinh lí cá nhân.v.v

Trang 17

Vậy ý niệm là "cái chứa đựng" sự hiểu biết của con người về thế giớiđược hình thành trong ý thức trong quá trình tri nhận và hiện thân trong ngônngữ Trong ý niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn hoá được thểhiện dưới nhiều dạng khác nhau).

1.4 Ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm

1.4.1 Ẩn dụ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận

Theo quan niệm của ngôn ngữ học tri nhận: Ẩn dụ là một hiện tượng của

ý niệm chứ không phải là hiện tượng của ngôn từ Chức năng của ẩn dụ là nhằmgiúp con người hiểu rõ hơn các ý niệm chứ không đơn giản là các biện pháp tu

từ hoặc hiện tượng chuyển nghĩa

Chẳng hạn: Có ý niệm: Bụng là vật chứa cảm xúc Trong tiếng Việt cócác cụm từ: Tức bầm gan tím ruột; Ruột rối như tơ vò; Nóng bụng… được coi lànhững ẩn dụ ý niệm

Ẩn dụ được sử dụng một cách tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày củanhững con người bình thường chứ không chỉ từ những con người có khả năngkhác biệt

Ẩn dụ không chỉ là phương thức tu từ của ngôn ngữ mà hơn nữa nó còn

là quá trình tự nhiên của nhận thức tư duy Nói cách khác, với ngôn ngữ học trinhận, con người tư duy bởi ẩn dụ

1.4.2 Một số khái niệm liên quan đến ẩn dụ ý niệm

1.4.2.1 Tính nghiệm thân

Ngôn ngữ học tri nhận phát hiện ra một điều: Lý trí của con người bịràng buộc bởi thân thể con người, não bộ con người và sự tương tác của conngười với môi trường xung quanh tạo nên một nền tảng như là vô thức về cảm

Trang 18

nhận của chúng ta hàng ngày Nói cách khác, cảm nhận về thê giới khách quanphụ thuộc váo thân thể con người và đặc biệt là cảm xúc và não bộ Nhờ hai bộphận này mà con người có khả năng nhận biết, có khả năng chuyển động và khảnăng thao tác.

1.4.2.2 Ẩn dụ, hoán dụ ý niệm, miền, sơ đồ ánh xạ

Ẩn dụ, hoán dụ ý niệm

Người có công chỉ ra ẩn dụ, hoán dụ thuộc phạm trù tư duy là Lakoff,sau đó là Kovecses Hai ông đã chỉ ra rằng: Ẩn dụ, hoán dụ là hiện tượng ýniệm; Ẩn dụ, hoán dụ là quá trình tri nhận; Ẩn dụ, hoán dụ là một hoạt độngdiễn ra trong một mô hình tri nhận lý tưởng Nghĩa là, khi chúng ta nói năng,chúng ta thường sử dụng một phân đoạn trong kịch bản để thay thế và khơi gợilên toàn bộ kịch bản đó Nói cách khác, khi trả lời một câu hỏi liên quan tới mộthành động, chúng ta thường đưa ra một thông tin bộ phận để nó khơi gợi lêntoàn bộ hành động Điều này có nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ diễn ra trên mô hìnhtri nhận lý tưởng

Miền nguồn, miền đích

- Khái niệm miền (domain): là tập hợp các tri thức hay các ý niệm để giúp tahiểu một miền nào đó hoặc được ánh xạ bởi một miền nào đó Tập hợpnhiều miền như thế được gọi là ma trận miền (domain maticx) Thôngthường, một miền ý niệm là một tổ hợp phức tạp bao gồm trong đó nhiềumiền ý niệm bộ phận

- Mô hình tri nhận lý tưởng (còn gọi là sơ đồ hình ảnh)

Đó là hệ thống những ý niệm bao gồm tri thức về thế giới xung quanh tađược tổ chức lại trong trí não thành những mô hình tri nhận

- Sự ánh xạ miền nguồn

Trang 19

+ Ẩn dụ cấu trúc: Là loại ẩn dụ mà khi giá trị của biểu thức ngôn ngữnày được hiểu thông qua biểu thức ngôn ngữ khác.

+ Ẩn dụ bản thể: Là sự phạm trù hóa những bản thể trừu tượng bằngcách vạch ra ranh giới của chúng trong không gian

+ Ẩn dụ định hướng: Là loại ẩn dụ liên quan đến định hướng: ra, vào,lên, xuống… tức con người tư duy theo kiểu cụ thể hóa một khái niệmtrừu tượng bằng cách gán cho nó một chiều hướng vận động

Giữa miền nguồn và miền đích thường xảy ra một quan hệ chiếu xạ: chỉ

có một bộ phận nào đó của miền nguồn chiếu xạ lên miền đích Ngược lại, chỉ

có một bộ phận nào đó của miền đích được bao hàm trong sự chiếu xạ của miềnnguồn Thông thường, chỉ có một phương diện nào đó của miền nguồn được làmnổi bật, tức là được kích hoạt để ta hiểu miền đích

1.5 Phạm trù và phạm trù hóa

1.5.1 Phạm trù

Phạm trù là một trong những hình thái nhận thức của tư duy con người, cho phép khái quát hóa kinh nghiệm và thực hiện phân loại kinh nghiệm Đó là đối tượng quan tâm của tất cả các ngành nghiên cứu khoa học

Có hai thuyết về phạm trù: Thuyết cổ điển và thuyết hiện đại

- Thuyết cổ điển: Từ thời Aristotle đến những công trình sau này củaWittgenstein, phạm trù được hiểu như những thiết chế rất rõ ràng, không chêgiấu trong nó những vấn đề đặc biệt nào Chúng là những cái chứa đựng trừutượng: một số sự vật nằm trong vật chứa – phạm trù, một số khác thì nằmngoài Người ta cho rằng những sự vật được sắp xếp vào một phạm trù khi

và chỉ khi chúng có những thuộc tính chung nhất định Và những thuộc tính

Trang 20

chung này qui định phạm trù nói chung Lí thuyết phạm trù cổ điển đượcxem không phải là một lí thuyết kinh nghiệm, mà là một chân lí tuyệt đối,bất khả kháng trong đa số các bộ môn khoa học.

- Thuyết hiện đại: nhờ có việc tiến hành những nghiên cứu rộng rãi mang tínhkinh nghiệm trong rất nhiều lĩnh vực khac nhau, việc phạm trù hóa từ lĩnhvực tiền đề đã chuyển hóa sang lĩnh vực thực nghiệm trong tâm lí học trinhận, việc phạm trù hóa đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu rất quan trọngtrước hết là nhờ những công trình đi tiên phong của E.Rosh, người đã nhìnthấy trong việc phạm trù hóa một loạt đối tượng đặc biệt để phân tích Bà tậptrung chú ý vào hai hệ quả của thuyết cổ điển:

Một là, nếu phàm trù chỉ được qui định bởi những thuộc tính vốn cótrong nội bộ các yếu tố đó phải có, thì không thể có những tình huống khi mộttrong số các yếu tố đó phù hợp ở mức độ nhiều hơn với quan niệm về phàm trù

đó so với những yếu tố khác

Hai là, nếu phạm trù được qui định bởi những thuộc tính vốn có trongnội bộ các yếu tố của nó, thì bản thân các phạm trù phải độc lập đối với nhữngđặc điểm cấu tạo của những bản thể thực hiện việc phạm trù hóa Cụ thể là,chúng cần phải thoát khỏi ảnh hưởng của sinh lí – thần kinh của con người, thoátkhỏi sự vận động của cơ thể con người và những năng lực đặc trưng của conngười có thể tri giác, tạo ra những hình ảnh tinh thần, năng lực dạy học, nănglực tổ chức, năng lực nhớ những sự kiện đã nắm được và năng lực giao tiếp cóhiệu quả

Những nghiên cứu của Rosh và các đồng nghiệp của bà đã chứng minhrằng: nói chung phạm trù nào cũng có những đại diện tốt nhất của nó ( chúngđược gọi là “điển dạng” hay “điển mẫu”)

Trang 21

1.5.2 Phạm trù hóa

Vấn đề phạm trù hóa thế giới được ngôn ngữ học đặc biệt chú ý Phạmtrù hóa là một trong những khái niệm then chốt trong việc miêu tả hoạt độngnhận thực của con người liên quan hầu hết đến những năng lực và hệ thống trinhận trong bộ máy tri nhận, với cả những thao tác được thực hiện trong các quátrình tư duy như so sánh, đồng nhất, thiết lập sự giống nhau và tương đồng

Phạm trù là một trong những hình thái nhận thức của tư duy con ngườicho phép khái quát hóa kinh nghiệm của nó và thực hiện việc phân loại nó Nhưvậy, với nghĩa hẹp, phạm trù hóa là việc đưa những hiện tượng, đối tượng… vàophạm vi kinh nghiệm, vào phạm trù và thừa nhận nó là một thành tố của phạmtrù này Với nghĩa rộng hơn thì đó là quá trình cấu tạo và phân xuất chính bảnthân các phạm trù, là quá trình phân chia thế giới bên ngoài và bên trong của conngười, quá trình sắp xếp các hiện tượng theo thứ tự số lượng ít hơn hoặc hợpnhất chúng lại Đồng thời, đó là kết quả của hoạt động phân loại

Lakhoff tổng kết những nguyên tắc chung của việc phạm trù hóa nhưsau:

1) Tính trung tâm

2) Mối liên hệ dây chuyền

3) Miền kinh nghiệm

4) Những mô hình lí tưởng

5) Kiến thức chuyên môn

6) Không có những đặc tính chung

2 Cơ sở văn hóa học

2.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy và văn hóa

2.1.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

Trang 22

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy đã được thừ nhận từ lâu trongngôn ngữ học Karl Mark đã nói: “hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ”.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Nó vừa làhình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy vừa là “công cụ củahoạt động tư duy Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và pháttriển của tư duy”.

Giữa ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫnnhau, chúng được xem như hai mặt của một tờ giấy Trong quá trình lao độngcon người có nhu cầu giao tiếp với nhau, từ đó ngôn ngữ phát sinh Kết quả tưduy được ghi lại bằng ngôn ngữ Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền vớingôn ngữ và được thực hiệ thông qua ngôn ngữ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếpcủa tư tưởng Vốn tri thức của con người được tích lũy qua quá trình tác độngvào bản thân, vào tự nhiên và xã hội “ được ghi lại, được tàng trữ, được bảo toàntrong bộ não người chủ yếu nhờ ngôn ngữ; và cũng nhờ ngôn ngữ mà con người

có thể truyền đạt những tri thức, những hiểu biết ấy của mình cho người khác,sang địa phương khác” Ngôn ngữ chính là cái vỏ hình thức của tư duy Không

có ngôn ngữ thì không có tư duy, và ngược lại, không có tư duy thì không cóngôn ngữ bởi ngôn ngữ lúc ấy cũng chỉ là thứ âm thanh trống rỗng và vô nghĩa

Càng ngày ngôn ngữ học càng quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ biệnchứng giữa ngôn ngữ và tư duy Cụ thể, ngôn ngữ học tri nhận đặc biệt chú ý tớiquá trình tư duy, nhận thức, tri nhận thế giới khách quan của con người để hìnhthành ngôn ngữ Nó đã đóng góp những góc nhìn mới mẻ về ngôn ngữ trongviệc tìm hiểu đặc trưng tư duy, văn hóa cộng đồng qua các ngữ liệu ngôn ngữ

2.1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Trang 23

Văn hóa đối với con người là hiện thực thứ hai Con người tạo ra vănhóa và chính văn hóa lại trở thành đối tượng nhận thức của con người

Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời.giữa chúng có sợi dây liên kết bền chặt Ngôn ngữ là một trong những yếu tốcấu thành văn hóa có sức lan tỏa trong đời sống xã hội vì nó là hiện tượngthường xuyên tất yếu của đời sống con người Không có lĩnh vực nào trong đờisống xã hội từ sản xuất kinh doanh đến nghiên cứu khoa học, đấu tranh chính trị

- xã hội, hoạt động nghệ thuật, tình cảm tâm linh mà không liên quan đến ngônngữ Vậy nên ngôn ngữ là một trong những con đường chủ yếu để tiếp nhận vănhóa của một dân tộc

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, mỗi người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hang ngày về mặc, ăn, ở và các phươngthức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

Theo quan điểm của Humbolt, ngôn ngữ là “linh hồn của một dântộc” Ngôn ngữ quyết định sự tồn tại của một nền văn hóa (bằng ngôn ngữ) vàcũng lại là một thành tố độc lập của một nền văn hóa

Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa, là kho lưu trữ đồngthời là biểu hiện của ký ức tập thể hoặc ký ức văn hóa của một cộng đồng Vănhóa cũng được chứa đựng trong ngôn ngữ, nhở ngôn ngữ mà văn hóa được lưutruyền và phát triển Ngay từ khi ra đời, ngôn ngữ đã luôn gắn với văn hóa củanhững dân tộc cụ thể và với văn hóa nhân loại Ngôn ngữ của một dân tộc ghidấu rõ rệt văn hóa của chính dân tộc đó Do đó muốn tiếp cận một nền văn hóakhông thể không thông qua ngôn ngữ

Trang 24

Tóm lại, sự tồn tại, biến đổi, phát triển của ngôn ngữ luôn song hànhcùng sự hình thành, biến đổi, phát triển của một nền văn hóa “Ngôn ngữ thật sự

là một tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc” Vậy muốn nghiên cứu về vănhóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, ngược lại muốn đi sâu vào ngôn ngữ không thể

bỏ qua văn hóa

2.2 Con người Việt Nam với “Quả”

Nguồn gốc loài người vốn là loài ăn chay Các nhà nghiên cứu về cơ thểhọc đã kết luận bộ máy tiêu hóa của loài người giống với bộ máy tiêu hóa cácđộng vật ăn trái cây, rau, cỏ Các động vật ăn thịt có bộ răng sắc nhọn, có răngdài để xé thịt, nhưng chúng không có răng hàm phía trong Chỉ có con người vàcác động vật ăn cỏ, ăn lá cây mới có răng hàm để nghiền thức ăn Hàm dướikhông chỉ đưa lên đưa xuống, còn đưa qua lại như cối xay nhằm chà xát thức ăn.Còn động vật ăn thịt không có răng hàm và hàm dưới chỉ có chuyển động lênxuống mà thôi vì thịt được tiêu hóa trong bao tử Và theo thuyết tiến hóa củaDarwin, thủy tổ của loài người là loài vượn, vốn là loài ăn ngũ cốc, trái cây vàcác rau lá

Con người đã trải qua rất nhiều giai đoạn tiến hóa trong suốt quá trình kể

từ khi có mặt trên trái đất cho đến ngày hôm nay Đặc biệt, con người đã đầndần biết đến việc canh tác để tạo ra các loại lương thực chủ yếu và bắt đầu sinhsống theo văn hóa làng xã Cho đến thời điểm này, con người đã biết tận dụngnhững gì săn có trong tự nhiên đồng thời khai phá các vùng đất mới, tìm ra cáchạt giống cây ăn quả và cải tạo chúng phục vụ cho như cầu của chính mình

Theo Wikipedia: Trong thực vật học, quả hoặc trái / trái cây là một

phần của những loại thực vật có hoa, chuyển hóa từ những mô riêng biệt

Trang 25

của hoa, có thể có một hoặc nhiều bầu nhụy và trong một số trường hợp thì là

mô phụ Quả là phương tiện để thực vật phân tán hạt của chúng Nhiều loại thựcvật cho quả ăn được, được nhân giống bởi sự di chuyển của con người và cácloài động vật theo mối quan hệ cộng sinh như là cách phát tán hạt giống vàchất dinh dưỡng nói riêng Sự thật thì các loại quả là một nguồn thực phẩm đốivới con người và nhiều loài động vật.[1] Các loại quả chiếm một phần quan trọngtrong sản lượng nông nghiệp thế giới, và một số (chẳng hạn như táo và lựu)mang ý nghĩa văn hóa và biểu tượng rộng rãi

Theo ngôn ngữ chung, bình thường thì "quả" hay là "trái cây" có nghĩa làmột kết cấu nhiều thịt có hạt của các loại thực vật, có vị chua hay ngọt và có thể

ăn sống được, chẳng hạn như các loại táo, cam, nho, dâu, chuối và chanh Mặtkhác, ý nghĩa của "quả" theo thực vật học bao gồm nhiều loại kết cấu mà thườngkhông được gọi là "quả" chẳng hạn như là các dạng "quả đậu", "bắp ngô",

"hạt lúa mì" và cà chua.[2][3] Trong Tiếng Việt, phương ngữ miền Bắc, "quả" cònbao gồm những vật có hình như các quả/trái cây (hình cầu tròn) như quảtrứng,quả bóng, quả tim, hay là quả trầu (cơi trầu, tráp trầu có nắp đậy), quả đấm,

Các loại quả đã trở thành đặc trưng riêng cho mỗi vùng miền trên đấtnước ta Đến với mỗi tỉnh, thành ta lại được thưởng thức những sản vật riêng đạidiện cho vùng đất đó:

- Ai về nhớ vải Đinh Hòa Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê quán Lào

- Ai qua Phú Hội, Phước Thiền Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành

Trang 26

Vào mùa bưởi chín vàng cây, trĩu cành Ngọt hơn quýt mật cam sành Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn

- Biên Hòa bưởi chẳng đắng the

Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh

- Bến Tre dừa ngọt sông dài Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh Kẹo Mõ Cày vừa thổi vừa hôi Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan Anh đây muốn hỏi thiệt nàng

Là trai Thạch Phú cưới nàng được chăng?

Cho nên không phải ngẫu nhiên, trong những ngày Tết, những dịp lễ nghiquan trọng, nhất là trong những nghi thức có tính chất tâm linh, đời sống của người Việt lại gắn bó với hoa, quả, cây trái đến vậy

- Ai đi trảy hội chùa Hương Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắng, quả mơ non

Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?

Ngày Tết, từ Nam chí Bắc, tùy thuộc vào cây nhà lá vườn, trên bàn thờ

tổ tiên ông bà, thế nào cũng có mâm ngũ quả Gọi là ngũ quả nhưng không nhất thiết phải đủ năm thứ, có khi nhiều hơn hoặc ít hơn, có khi chỉ một vài loại trái cây phổ biến trong vùng… như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, thơm (Cầu -Vừa -

Đủ - Xài - Thơm), hoặc thêm chùm sung, trái dưa hấu, quả bưởi như ở Nam Bộ, hoặc chỉ dùng một vài loại trái cây như nải chuối, trái bòng ở miền Trung chẳng hạn Ở Nam Bộ ngoài tục cúng bông, ngày Tết trên bàn thờ không thiếu hai thứ

Trang 27

là hoa và nước trắng Người ta phân biệt rất rõ, hoa cúng và hoa trưng là khác nhau.

Quả còn xuất hiện trong mối duyên tình của những đôi trái giá Chuyện tình cảm mà đơm hoa kết trái, hay đâm chồi nẩy lộc, quả là rất tốt đẹp ai ai cũng

mơ ước

- Từ ngày tôi ở với anh Cha mẹ đánh mắng, anh tình phụ tôi

Có thịt anh tình phụ xôi

Có cam phụ quýt có người phụ ta

Có quán tình phụ cây đa

Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn

- Đầu năm ăn quả thanh yên Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bong

Vì cam cho quýt đèo bòng

Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương

- Đói lòng ăn nửa trái sim Uống lưng bát nước đi tìm người thương Người thương ơi hỡi người thương

Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng

PHẦN II: ẨN DỤ Ý NIỆM QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT

1 Phạm trù “Quả” trong Tiếng Việt

Theo định nghĩa của Hoàng Phê [6], quả thuộc loại danh từ chỉ sự vật cócác ý nghĩa: 1 là một bộ phận của cây do bầu nhụy hoa mà thành, bên trong

chứa hạt (quả cây), 2 từ dùng để chỉ từng đơn vị những vật có hình giống như quả cây quả bóng, quả đất, quả lựu đạn, quả trứng gà, quả tim, 3 quả là đồ để

Trang 28

đựng bằng gỗ, hình hộp tròn, bên trong chia thành nhiều ngăn, có nắp đậy quả trầu, bưng quả đồ lễ, 4 kết hợp hạn chế, dùng đi đôi với nhân chỉ kết quả, có nhân thì có quả 5 món lợi thu được trong làm ăn, buôn bán thắng quả, trúng quả, thua liền mấy quả, và các từ chỉ “quả” như quả cân, quả đấm cửa, quả nhân, quả phụ, quả lừa, quả cảm, quả báo, quả phúc Ngoài ra còn có quả chỉ loại nghĩa trợ từ dùng để biểu thị ý xác nhận dứt khoát, đúng như vậy Quả như

dự đoán, Nói quả không sai…, Quả quyết Dựa vào phương pháp phân tích

thành tố nghĩa, chúng tôi phân tích các nét nghĩa của quả thành (I) tên gọi chỉ

loại “quả” (i) bộ phận của cây (hình thành cuối cùng), (II) đặc trưng của quả (ii) hình dáng thường tròn, gần tròn, (iii) có mùi vị khác nhau (chua, cay, ngọt, đắng, chát, bùi) (iv) duy trì nòi giống (III) đặc trưng ngoại cảnh của quả là có tác dụng, vai trò to lớn với cuộc sống con người (v) dùng làm thức ăn cho con người (động vật), (vi) để đựng/chứa đồ Các nét nghĩa i, ii, iii, iv là những nét

nghĩa bản thể, còn các nét nghĩa (v), (vi) là những nét nghĩa liên hội do conngười tư duy, nhận thức trong quá trình tương tác với đối tượng quả Trường từ

quả chia các tiểu loại là (1) quả thực vật quả, quả xanh, quả vàng, quả chín, quả thối, quả thơm, quả to, quả nhỏ/bé, quả chua, quả ngọt; (2) gắn với vật (hình

dạng giống với quả cây) và chỉ con người, (3) gắn với giá trị lúc kết thúc, hoànthành (quả cây là bộ phận phát triển ra sau cùng của cây cối)

2 Sự ánh xạ từ miền nguồn “Quả” đến một số miền đích

2.1 CON NGƯỜI LÀ QUẢ

Giữa con người và thiên nhiên luôn có những mối quan hệ chặt chẽ.Trong quá trình tương tác với tự nhiên, con người thường dùng những hiểu biết

về chính cơ thể của mình để phóng chiếu lên hiện thực, từ đó các sự vật đượcgọi tên, kiểu như hoa móng tay, lá tóc tiên, nụ cười tươi rói… Hoặc theo chiều

Ngày đăng: 10/03/2019, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w