Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Mekong

20 1.1K 2
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Mekong

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động tín dụng của QTDND cơ sở Mekong qua 3 năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 để đánh giá tình hình tín dụng trong thời gian qua và đưa ra giải pháp cụ thể cho hoạt động tín dụng tại quỹ trong thời gian tới.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau khi hội nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), nền kinh tế Việt Nam sự chuyển biến rõ rệt. Qua đó, quá trình hội nhập cũng mở ra nhiều hội và thách thức cho nền kinh tế nước ta. Thành phố Cần Thơ đang là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,… quan trọng nhất của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nền kinh tế của khu vực ĐBSCL muốn phát triển thì các doanh nghiệp phải trang bị cho mình một sức cạnh tranh mạnh mẽ, bên cạnh đó cần đủ nguồn vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu đó hàng loạt hệ thống chi nhánh ngân hàng nở rổ tại TP. Cần Thơ. Bên cạnh hệ thống các ngân hàng còn tồn tại một hệ thống khác cũng không kém phần quan trọng trong việc bổ sung vốn cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế để góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, đó là hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). QTDND ra đời là một hình thức mới, hoạt động dưới chế của ngân hàng, nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, đó là nhằm thực hiện các mục tiêu tương trợ giữa các thành viên, góp phần hạn chế nạn tín dụng đen, và cho vay nặng lãi trong xã hội, luôn đáp ứng một cách nhanh chóng các nhu cầu về vốn cho các tổ chức kinh tế và dân cư tham gia sản xuất thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. QTDND sở Mekong nằm trong trung tâm thành phố Cần Thơ, quyhoạt động tuy hẹp so với các ngân hàng nhưng QTDND sở Mekong cũng góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của thành phố. Hoạt động chủ yếu của QTD là đi vay và cho vay, do đó QTDND sở Mekong phải nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng, một mặt vừa tạo cho QTD kinh doanh hiệu quả, mặt khác vừa tạo thêm nguồn vốn để đầu tư cho nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, Em chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân sở Mekong” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp nhằm tìm hiểu và đóng góp một phần nhỏ ý kiến cá nhân của mình trong hoạt động tín dụng của QTDND sở Mekong tại thành phố Cần Thơ. SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng của QTDND sở Mekong qua 3 năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 để đánh giá tình hình tín dụng trong thời gian qua và đưa ra giải pháp cụ thể cho hoạt động tín dụng tại quỹ trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:  Phân tích tình hình huy động vốn để thấy được khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của QTD.  Phân tích tình hình sử dụng vốn để thấy được hiệu quả sử dụng vốn của quỹ, đảm bảo cho quỹ thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay tránh tình trạng ứ đọng vốn.  Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua các chỉ tiêu kinh tế tài chính.  Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp quỹ hạn chế những rủi ro, đồng thời phát huy những thế mạnh sẵn của mình. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại QTDND sở Mekong tại thành phố Cần Thơ. 1.3.2. Phạm vi về thời gian Vì thời gian thực tập giới hạn nên chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề bản về hoạt động tín dụng của Quỹ qua các năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng của QTDND sở Mekong. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Đây là một số tài liệu liên quan đến đề tài: - Bùi Thanh Tâm (2010). Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTDND Mekong”. Bài luận văn thông qua việc phân tích và sử dụng phương pháp so sánh: so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối giữa các năm để phân tích. Thông qua đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của QTDND sở Mekong tại Cần Thơ. SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên - Chau Quốc Việt (2009). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ”. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của chi nhánh thông qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ và nợ xấu. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua các chỉ số kinh tế tài chính. Qua đó, tác giả đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh. SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm về quỹ tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng Quỹ tín dụng Nhân dân là một tổ chức tín dụng, hoạt động theo mô hình kinh tế tập thể, chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã, các quyết định của Ngân hàng nhà nước về chính sách tiền tệ đều tác động đến hoạt động của Quỹ tín dụng. Quỹ tín dụng Nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) hợp tác, được Chính phủ cho phép thành lập từ năm 1993 nhằm góp phần đa dạng hoá loại hình TCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng sự liên kết chặt chẽ vì lợi ích của thành viên QTDND, góp phần xoá đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn…Đây thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn. Vì QTDND là một loại hình TCTD nên trong quá trình hoạt động cũng sẽ gặp phải những rủi ro phổ biến của một TCTD, như: rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro đạo đức, tài sản . Quỹ tín dụng nhân dân sở là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã, theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, bảo đảm bù đắp đủ chi phí và tích lũy để phát triển. Quỹ tín dụng nhân dân tư cách pháp nhân, vốn điều lệ, con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm trước thành viên và trước pháp luật về hoạt động của mình. SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên Vì vậy, QTDND thường huy động vốn từ các thành viên để hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, từ nguồn hỗ trợ của chính phủ, và từ các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, hoặc vay từ các tổ chức khác. 2.1.1.2. Chức năng của quỹ tín dụng Do QTDND Mekong hoạt động dưới chế của một ngân hàng nên nó cũng mang chức năng giống như một ngân hàng thương mại: a. Chức năng trung gian tín dụng Đây là chức năng đặc biệt và quan trọng nhất và ý nghĩa đặc biệt trong việc cải thiện đời sống của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ngăn chặn tình trạng “tín dụng đen” ngoài xã hội, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. Quan hệ trực tiếp giữa chủ thể vốn nhưng chưa nhu cầu sử dụng với chủ thể nhu cầu sử dụng nhưng không vốn còn nhiều hạn chế. Hoạt động tín dụng của QTDND Mekong góp phần khắc phục những hạn chế đó. Để thực hiện chức năng này, một mặt QTDND Mekong huy động, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay; Mặc khác, trên sở vốn huy động được, Quỹ cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể kinh tế khác, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của nguồn vốn tạo nên một chu kỳ tuần hoàn luân chuyển vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, QTDND Mekong vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Hay nói cách khác là nghiệp vụ của QDTND Mekong là đi vay để cho vay. Đó chính là vay trò trung gian tín dụng - góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay: + Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà Quỹ trả cho họ. Hơn nữa Quỹ còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi. + Đối với người đi vay, họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn kinh doanh tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. Chi tiêu, thanh toán mà không tốn nhiều chi phí về sức lực thời gian cho việc tìm kiếm những nơi cung ứng vốn riêng lẻ. + Đặc biệt là đối với nền kinh tế, chức năng này vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên b. Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội Thực hiện chức năng này, QTDND Mekong nhận tiền gửi của công chúng, các doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu rút và gửi của họ. Đối với khách hàng, thông qua việc gửi tiền vào Quỹ, họ không những nhận được đảm bảo an toàn về vốn mà còn thu được một khoản lợi tức từ Quỹ (tuy nhiên cũng không thể loại trừ trường hợp rủi ro lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng). Đối với QTDND Mekong, thực hiện chức năng này tạo ra nguồn vốn chủ yếu để Quỹ thực hiện chức năng trung gian tín dụng. 2.1.1.3. Nguồn vốn hoạt động của quỹ tín dụng a. Vốn điều lệ Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ Quỹ tín dụng. Việc tăng, giảm Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình hoạt động, Quỹ tín dụng phải đảm bảo duy trì Vốn điều lệ không thấp hơn mức Vốn pháp định do Chính phủ quy định đối với Quỹ tín dụng nhân dân sở. b. Vốn huy động Vốn huy động là nguồn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng cũng như QTDND; Do đó, hoạt động huy động vốn là mối quan tâm hàng đầu của Quỹ. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng tương đối cao trong hoạt động của Quỹ và đối tượng mà QTDND Mekong quan tâm chủ yếu là: + Quỹ tín dụng được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng; + Quỹ tín dụng được vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, của các tổ chức tín dụng khác; + Trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính, Quỹ tín dụng được vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân sở khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; QTDND Mekong huy động vốn dưới các hình thức sau:  Tiền gửi không kỳ hạn  Tiền gửi kỳ hạn  Tiền gửi tiết kiệm SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên c. Các nguồn vốn khác Nguồn vốn khác bao gồm các nguồn vốn dịch vụ ủy thác, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các loại vốn và quỹ khác hình thành trong quá trình hoạt động của Quỹ tín dụng. 2.1.2. Những vấn đề chung về tín dụng 2.1.2.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng được gọi là sự vay mượn vì tín dụng là sự chyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thái hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau đó hoàn trả với một lượng lớn hơn. Đối với QTD, hoạt động tín dụng thực chất là hoạt động cho vay vốn của Quỹ. Nhưng muốn vốn để cho vay thì Quỹ phải đi vay vốn từ bên ngoài xã hội thông qua các hình thức huy động vốn, cho nên thế nói ''hoạt động tín dụnghoạt động đi vay để cho vay''. Hoạt động tín dụng phải hội đủ 3 yếu tố bản: - sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị tiền tệ từ QTD sang cho khách hàng. - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. - Kế thúc thời gian chuyển nhượng là sự hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn và giá trị dôi thêm được gọi là lợi tức tín dụng. 2.1.2.2. Bản chất của tín dụng Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh với người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội. Mặc dù tín dụng một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài và nhiều hình thái kinh tế xã hội với nhiều hình thức khác nhau, song đều tính chất quan trọng sau: - Tín dụng trước hết chỉ là sử chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi giá trị sử dụng chúng. - Tín dụng bao giờ cũng thời hạn và phải được “hoàn trả”. - Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng. SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên 2.1.2.3. Chức năng của tín dụng Trong nền kinh tế hàng hóa, tín dụng thực hiện ba chức năng bản sau: a. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên sở hoàn trả. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây, sự mặt của tín dụng được xem như chiếc cầu nối giữa các nguồn cung - cầu về vốn tiền tệ. Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời thừa từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp, nhà nước hay các cá nhân đang gặp thiếu hụt về vốn. Hay nói cách khác: Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập hợp những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, còn ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ - tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, các cá nhân và cho cả ngân sách. b. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Nhờ hoạt động tín dụng thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau: + Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như: thẻ tín dụng, thẻ thanh toán cho phép thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành nhờ đó làm giảm bớt các chi phí liên quan như: in tiền, đúc tiền, vận chuyển và bảo quản tiền. + Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng, đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản và bù trừ cho nhau. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng ngày càng được mở rộng, cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế vừa thúc đẩy quá trình ấy, tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển. + Nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội. c. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Chức năng này được phát huy tác dụng phụ thuộc vào sự phát triển của hai chức năng trên. Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng góp SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên phần phản ánh được mức độ phát triển kinh tế về các mặt như: khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn trong từng thời kỳ từ đó giúp chúng ta cái nhìn tổng quát về những quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế, đặc biệt là quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Đặc biệt trong hoạt động cho vay của ngân hàng, để góp phần đảm bảo an toàn về vốn, ngân hàng luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài chính của các đơn vị nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm chế độ quản lý kinh tế của nhà nước. Bên cạnh đó trên sở thực hiện nguyên tắc cho vay hoàn trả, tín dụng ngân hàng còn phản ánh kịp thời tình hình quản lý và sử dụng vốn của các đơn vị hiệu quả hay không. Ngoài ra, thông qua việc tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt còn tạo điều kiện để ngân hàng tăng cường vai trò kiểm soát bằng đồng tiền các đơn vị kinh tế, vì mọi quá trình hình thành và sử dụng vốn của các doanh nghiệp đều được phản ánh và lưu giữ qua số liệu trên tài khoản tiền gửi. Từ đó, ngân hàng cái nhìn tương đối tổng quát về cấu trúc tài chính của các đơn vị. Như vậy, với chức năng phản ánh và kiển soát các hoạt động kinh tế sẽ góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối cục bộ của nền kinh tế với những giải pháp khắc phục kịp thời, từ đó phát huy vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Điều này, cũng nghĩa là tín dụng được vận dụng như một trong những đòn bẩy kích thích kinh tế không thể thiếu trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế- tài chính, kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc dân 2.1.2.4. Vai trò của tín dụng - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển: Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của xí nghiệp phải đồng thời tồn tại ở 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông, nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra tại các doanh nghiệp. Từ đó tín dụng đã góp phần điều tiết nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất – kinh doanh không bị gián đoạn. Với mục tiêu mở rộng sản suất đối với từng doanh nghiệp, thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Bởi lẻ, để đẩy mạnh tiến độ phát triển sản xuất không chỉ trông chờ vào vốn tự mà doanh nghiệp cần phải cần tới các nguồn khác trong xã hội. Từ đó, tín dụng làm chức SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thị Bích Liên năng tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rối để đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển. Như vậy, vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn, nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung vốn và tích lũy vốn cho nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phân phối và hợp tác quốc tế ngày một sâu rộng thì quá trình điều tiết vốn không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà hình thành các quan hệ quốc tế. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất, là tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền tệ lưu hành trong nền kinh tế, đặt biệt là về mặt tiền tệ lưu hành trong các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực về lạm phát, do vậy góp phần ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, và ổn định trật tự xã hội: Một mặt, tín dụng góp phần làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng, thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động. Mặt khác, do tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất, rừng, đó là tiềm năng quan trọng để ổn định trật tự và an toàn xã hội. Cuối cùng thể nói, tín dụng còn vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế, làm cho đất nước điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển. Nếu để tín dụng phát triển tràn lan, không kiểm soát thì chẳng những không làm cho nền kinh tế phát triển mà lạm phát thể gia tăng ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. SVTH: Kim Ngọc Huyền Trang 10 . 3 KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ MEKONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ MEKONG TẠI THÀNH PHỐ CẦN. PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm về quỹ tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng Quỹ tín dụng Nhân dân là một tổ chức tín dụng, hoạt động theo mô hình kinh tế tập

Ngày đăng: 22/08/2013, 16:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan