giáo án thanh tra toàn diện suất sắc toàn trường năm 2018. tại trường mầm non Hưng Phúc. được rất nhiều giáo viên khen ngợi và lấy làm tiết dạy mẫu. thanh tra toàn diện giúp các cô hoàn thiện bản thân và nâng cao năng lực chuyên môn
Trang 1GIÁO ÁN KIỂM TRA TOÀN DIỆN
Chủ đề: Tết và mùa xuân – Ngày vui 8/3 Đối tượng: Lớp lớn D
Thời gian: 1 ngày Ngày thực hiện: Thứ 4, ngày 07/02 /2018 Giáo viên thực hiện: Đặng Thị Ngân
HOẠT ĐỘNG HỌC
Đề tài: Thơ: Dán hoa tặng mẹ.
I: Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ”, tên tác giả Khải Minh
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: bài thơ nói về 1em bé được cô giáo dạy dán hoa mang về tặng mẹ nhân ngày 8-3
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích
- Trẻ đọc to, rõ ràng và đọc diễn cảm bài thơ
- Rèn trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng
3.Giáo dục:
- Trẻ yêu quý, vâng lời ông bà cha mẹ
- Trẻ hào hứng đọc thơ
II: Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô Đồ dùng của trẻ
- Giáo án điện tử power point
- Tranh ảnh
-Tâm lý thoải mái
-Cho trẻ ngồi hình chữ U
III: Nội dung hoạt động
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú: ( 1p).
- Cô và cả lớp hát bài “ Ngày mồng 8 tháng 3”
- Trò chuyện:
+ các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về gì các con?
+ Các con có biết ngày 8-3 là ngày gì không?
- Cô khái quát: ngày 8-3 là ngày quốc tế phụ nữ, là ngày
của bà, của mẹ, của cô, của các bạn gái Có rất nhiều bài
thơ viết về bà, về mẹ Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ “
Dán hoa tặng mẹ” do nhà thơ Khải Minh sáng tác
2 Nội dung : ( 28p).
2 1: Hoạt động 1: Cô đọc mẫu.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
Trang 2+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ
+ Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp power point
2.2.Hoạt động 2: Đàm thoại – Trích dẫn – giảng giải:
- Cô đàm thoại với trẻ (sử dụng power point)
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do nhà thơ nào sáng tác?
+ Em bé dán hoa tặng ai?
+ Khi tặng em bé nói với mẹ thế nào?
( Trích dẫn: Em dán được cái hoa quà ngày 8-3)
- Cô giải thích từ khó “ biếu”: nghĩa là tặng ai đó 1 vật gì
bằng thái độ kính trọng
+ Khi em bé tặng hoa mẹ, mẹ đã khen em bé như thế nào?
( Trích dẫn: Xoa đầu em thế à)
+ Em bé tặng mẹ hoa, mẹ đã cảm ơn ai? Vì sao?
( Trích dẫn: Mẹ cảm ơn tặng mẹ quà)
+ Các con có yêu quý mẹ không?
- Các con phải làm gì để thể hiện tình yêu với mẹ?
* Giáo dục: Mẹ là người sinh ra, nuôi nấng, chăm sóc
chúng mình Vì vậy các con phải biết yêu quý, vâng lời mẹ
và những người thân trong gia đình
- Cô đọc lần 3 kết hợp với tranh
2.3 : Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
* Cả lớp đọc bài thơ 2 lần
- Lần 1: Cả lớp đọc
- Lần 2: Cả lớp đọc theo hiệu lệnh của cô
- Tổ đọc : Cho các đọc nối tiếp
- Nhóm đọc : Nhóm bạn trai
Bạn gái thi nhau?
- Cá nhân đọc ( 1- 2 trẻ)
( Trong lúc trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai nhắc trẻ đọc diễn
cảm, ngắt nghỉ đúng câu, thể hiện cảm xúc khi đọc thơ)
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả
- Cả lớp đọc : Đọc lại 1lần
2.4.Hoạt động 4:Trò chơi :Những chú ong nhanh nhẹn
- Cô giới thiệu trò chơi
- Hướng dẫn cách chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi
- Kiểm tra kết quả chơi của trẻ
3 Kết thúc ( 1 phút)
- Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ
- Cô cho trẻ hát bài: Dán hoa tặng mẹ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- cả lớp đọc thơ
- Tổ đọc thơ
-Nhóm đọc -Cá nhân đọc
-Trẻ trả lời -Cả lớp đọc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ hát
Trang 3
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc đóng vai: Cửa hàng bán bán quà lưu niệm
Nấu ăn: Nấu một số món ăn ngon để phục vụ mọi người
Bác sỹ: Khám chữa bệnh cho các bệnh nhân
* Góc xây dựng, lắp ráp: Xây vườn hoa ngày 8/3.
* Góc nghệ thuật :
Âm nhạc : Hát múa với nhạc cụ các bài hát về chủ đề nhánh ngày 8/3
Tạo hình: vẽ, tô màu làm thiệp tặng mẹ bạn, chị gái ngày 8/3
* Góc khoa học - sách chuyện:
HT: + Ôn với số lượng 9
+ xếp chữ cái
GS : Xem video hoat động ngày 8/3, trò chuyện về ngày 8/3.
* Góc thiên nhiên- KP : Chăm sóc hoa, cây xanh.
1.Yêu cầu
-Trẻ biết thể hiện vai người bán hàng vui vẻ niềm nở giới thiệu với khách hàng về các loại sản phẩm quà tặng cho người thân ngày 8/3
- Trẻ biết quy trình chế biến nấu ăn, biết nấu nhiều món ăn từ lương thực, thực phẩm
- Trẻ biết bác sỹ khám bệnh
- Trẻ biết cách bố trí xây dựng vườn hoa
- Trẻ biết cách giở sách xem tranh, đọc thơ kể chuyện về chủ đề
- Trẻ tham gia các hoạt động vẽ tô màu làm thiệp chúc mừng ngày 8/3
2.Chuẩn bị
- Một số đồ dùng bán hàng (vải vóc, một số loại thực phẩm rau xanh, thực phẩm từ động vật, hàng hóa lưu niệm ( kẹp tóc, nơ, mũ, dép, quần áo )
- Tiến giấy
- Bộ đồ chơi có các dụng cụ nấu ăn, bàn ghế, các loại lương thực, thực phẩm, hột hạt
- Các vật liệu xây dựng như: Gạch, xốp, hộp, cây xanh, cỏ, thảm cỏ, hoa
- Tranh ảnh, sách chuyện về ngày 8/3
- Giấy A4, bút màu
3.Cách tiến hành
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1 Thỏa thuận trước khi chơi
- Tập trung cháu hát bài hát: “ Ngày vui mồng 8 tháng
3”
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
- Cô hỏi trẻ về các góc chơi trong lớp
- Cho trẻ đăng ký góc chơi
- Hôm nay các con đã đăng ký chơi ở góc nào?
- Cô hỏi dự định của trẻ chơi gì ở các góc
* Góc xây dựng :
* Góc phân vai con định chơi trò chơi gì?
-Trẻ hát -Trẻ trả lời cô -Trẻ trả lời theo ý mình
-Trẻ trả lời
Trang 4+ Nấu ăn thì chế biến những món gì?
- Dùng những thực phẩm gì để chế biến?
- Chế biến như thế nào?
+ Ở góc bán hàng thì các con bán những mặt hàng
gì?
* Góc nghệ thuật làm gì?
+ Góc học tập chơi gì?
- Về các góc chơi các con phải như thế? Sau khi chơi
xong như thế nào?
Hoạt động 2.Qúa trình hoạt động
- Trẻ về các góc tự phân vai và chơi
* Góc phân vai:
+ Các cô cấp dưỡng: sẽ nấu những món ăn ngon để
phục vụ mọi người
+ Cửa hàng bán thực phẩm, quà lưu niệm ngày 8/3
+ Bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân
* Góc học tập:
- Ôn luyện đếm đến 9 nhận biết nhóm có số lượng 9
- Xem tranh ảnh , đọc thơ, kể chuyện về ngày 8/3
* Góc nghệ thuật:
8/3
- Vẽ và tô màu tranh thiệp chúc mừng 8/3
* Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa ngày 8/3
- Cô bao quát xử lý tình huống, bổ sung đồ dùng đồ chơi
cho trẻ
- Nhắc trẻ giao lưu giữa các góc chơi, đổi vai chơi cho
nhau
- Động viên những trẻ chơi tốt, khuyến khích những trẻ
chơi chưa tốt, chưa tự tin trong khi chơi
Hoạt động 3.Nhận xét sau khi chơi
- Cô đến các góc chơi trò chuyện về sản phẩm của trẻ
- Nhận xét và cho thu dọn đồ chơi từng góc
- Cho các cháu đi tham quan góc nổi bật
- Cô nhận xét chung
* Kết thúc cho trẻ hát bài “ Ra vườn hoa em chơi” để
tặng các bác xây dựng
- Bán gạo, lạc, đậu, rau, mật ong, dụng cụ, đường, cây xanh, hoa, vải… -Trẻ trả lời
-Trẻ chơi
-Trẻ chơi
-Trẻ chơi
-Trẻ lắng nghe -Trẻ thu dọn đồ chơi -Trẻ đi tham quan các góc -Trẻ lắng nghe
- Trẻ giới thiệu góc chơi của mình
- Cô nhận xét những cái trẻ làm đẹp và những cái chưa đẹp…
C HỌAT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1.HĐCMĐ: Vẽ tự do trên sân (20p)
- Cho trẻ hát bài: “Em yêu cây xanh”, vừa hát vừa cầm phấn, xếp hàng thành vòng tròn
- Cho trẻ nêu ý định vẽ của mình
- Cô vẽ mẫu cho trẻ xem
Trang 5- Cô phát phấn và tiến hành cho trẻ vẽ
- Cho trẻ thực hiện
+ Cô đi xung quanh quan sát trẻ vẽ để gợi ý, động viên trẻ kịp thời
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
=> Giáo dục trẻ phải biết yêu thương, quan tâm chăm sóc đến những người thân trong gia đình
2.TCVĐ : Kéo co (5p)
- Cô giới thiệu tên trò chơi , cách chơi , luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô
3 Chơi tự do (10p)
- Cô giới thiệu đồ chơi trên sân
- Hướng dẫn trẻ chơi an toàn
D HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA
I CHUẨN BỊ :
Đồ dùng của cô Đồ dùng của trẻ
- Nội dung bài thơ : Rửa tay, Giờ ăn
- Giá phơi khăn, chậu đựng khăn bẩn
- Nước ấm
- Cơm, canh, thức ăn mặn lấy sẵn cho trẻ
- Môi múc cơm canh, bát tô to đựng cơm, canh
cho từng bàn
- Dụng cụ vệ sinh sau khi ăn như : chổi quét,
hót rác, xà phòng,
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho cô và
trẻ như: bàn, ghế, bát, thìa, nước uống, khăn,
khẩu trang…), bố trí chỗ ngồi phù hợp, thân
thiện với trẻ Có sự phân công, bố trí hợp lý
công việc của giáo viên
- Giáo viên và trẻ phải được rửa tay sạch sẽ
trước khi tổ chức ăn
- Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ trước khi
ăn, không phải chờ đợi lâu
- Xà phòng rửa tay, nước sạch
- Khăn lau tay, khăn lau mặt
- Bàn ghế ăn cơm
- Đĩa đựng cơm rơi và đựng khăn lau tay
- Bát, thìa đủ số lượng trẻ
- Giường , gối
II TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức ( 1-2p)
- Cô cho trẻ ngồi ngay ngắn vào tổ hát bài hát “
Khám tay”, trò chuyện :
+ Trước khi ăn các con phải làm gì ?
+ Vì sao phải rửa tay trước khi ăn ?
+ Ngoài việc rửa tay trước khi ăn, các con còn rửa tay
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ TL
Trang 6vào khi nào nữa ?
+ Rửa tay có mấy bước
+ Cô mời 1 bạn lên làm mẫu, cả lớp cùng làm theo
+ Rửa tay có 6 bước : Làm ướt tay, lấy xà phòng ->
Rửa mu bàn tay-> rửa các kẽ bàn tay-> xoay các ngón
tay-> Chụm các ngón tay kia xoay rửa lòng bàn tay
này-> xoay xổ tay->rửa sạch xà phòng dưới vòi nước
chảy
+ Lau mặt :
- Rửa tay xong chúng ta phải làm gì?
+ Lau mặt có mấy thao tác :
+ Cô mời 1 trẻ đứng dậy mô phỏng thao tác lau mặt
cho cả lớp làm theo
- Trải khăn lên 2 lòng bàn tay, đỡ khăn bằng 2 lòng
bàn tay và cổ tay-> Dùng ngón tay trỏ trái lau mắt trái,
ngón tray trỏ phải lau mắt phải
-> Dịch khăn lau sống mũi- > Dịch khăn lau miệng
- Gấp đôi khăn lại nửa khăn phải lau má phải, nửa
khan trái lau má trái -> ->Gấp khăn lau cằm, gáy cổ,
vành tai
- Giáo dục trẻ rửa tay, lau mặt thường xuyên để có bàn
tay sạch, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe
2 Nội dung (3 tiếng 30p)
2.1 Hoạt động 1 : Vệ sinh cá nhân trước giờ ăn
(8-10p)
- Cô lần lượt mời từng tổ vào rửa tay với xà phòng và
lau mặt đầy đủ các thao tác kỹ thuật
- Trong quá trình trẻ tự vệ sinh , cô chú ý quan sát và
nhắc nhở trẻ làm đúng thao tác vệ sinh rửa tay lau mặt
đầy đủ các bước
- Sau khi vệ sinh lau mặt rửa tay, cô mời trẻ vào bàn ăn
để chuẩn bị ăn cơm
2.2 Giờ ăn cơm (45-60p)
- Cô cho trẻ đọc bài thơ : Giờ ăn
- Giới thiệu các món ăn của bữa ăn
- Hỏi trẻ các món ăn giàu chất gì
- Nhắc trẻ hành vi, văn minh trong ăn, uống…
- Cô chia cơm lần một cho trẻ với thức ăn mặn và gọi
lần lượt từng bàn lên xếp hàng lấy bát về bàn, nhắc
nhở trẻ mời cô mời bạn
- Cô chia cơm, rau xanh và canh ra bát tô và chia về
có 6 bước
- Trẻ thực hiện
- Trẻ rửa tay
- Trẻ lau mặt
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ nghe
- Trẻ lên lấy cơm bát 1
- Trẻ tự lấy cơm bát 2
Trang 7từng bàn để trẻ tự lấy bát thứ hai.
- Trong quá trình trẻ ăn cô nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh
ăn uống, không nói chuyện và cố gắng ăn hết khẩu
phần
- Sau khi ăn xong cô nhắc trẻ tự cất bát , thìa, ghế ngồi
của mình đúng nơi quy định
- Nhắc nhở tổ trực nhật lau bàn, cất bàn… Khuyến
khích trẻ tự phục vụ và giúp đỡ cô một số việc nhẹ
nhàng
- Nhắc trẻ rửa tay, lau miệng sau khi ăn, uống nước và
đi vệ sinh trước khi ngủ
- Trẻ tự cất đồ dùng
- Lau và cất bàn ghế, thìa
- Rửa tay, lau miệng, vệ sinh trước khi ngủ