Tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân – đề thi theo hướng mới Đề số 1: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần nói về tiếng sáo, đặc biệt là hai lần trong đêm tình m
Trang 1Tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân –
đề thi theo hướng mới
Đề số 1: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần nói
về tiếng sáo, đặc biệt là hai lần trong đêm tình mùa xuân Lúc đầu nghe tiếng sáo, Mị thấy “thiết tha bổi hổi…Mị ngồi nhẩm thầm lời người đang thổi sáo” Lúc bị A Sử trói vào cột nhà, tiếng sáo lại rập rờn trong đầu Mị – “Mị vùng bước đi”
(Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật này trong đêm tình mùa xuân
và phát biểu giá trị nhân đạo của tác phẩm (Đề thi và bài làm này là của thầy Phan Danh Hiếu)
HƯỚNG DẪN
I MỞ BÀI
Phải tự mở bài
II THÂN BÀI
1 Khái quát: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
2 Nội dung
2.1 Phân tích tóm tắt nhân vật Mị trước hai lần miêu tả
Trang 2– Mở đầu tác phẩm, Tô Hoài đặt Mị trong không gian nhà giàu “nhiều nương,
nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất vùng” Nhưng đối lập với sự xa hoa quyền quý của không gian ấy là một cô Mị “lúc nào cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” Mị hiện lên đầy ám ảnh bằng chân dung của số phận khiến người đọc không khỏi ái ngại, xót xa
– Tìm hiểu vào tác phẩm, ta thấy Mị là một cô gái trẻ, đẹp, giàu lòng hiếu thảo, yêu tự do, thổi sáo hay, thổi lá giỏi và từng có những ngày xuân hạnh phúc bên chàng trai có ngón tay đeo nhẫn quen thuộc Nhưng tuổi xuân ấy cũng sớm héo úa trong nhà thống lý Pá Tra khi cô bị bắt về làm dâu gạt nợ
Từ đó cuộc sống của Mị như trâu ngựa, như con rùa nuôi lùi lũi sau xó cửa Mị
bị bóc lột, bị chà đạp, lăng nhục về thể xác; tinh thần Mị bị tê liệt bởi sự cầm
tù của thần quyền Mị sống mà như đã chết Nhưng đêm tình mùa xuân tới cùng với sự vang động của tiếng sáo đã làm thay đổi con người Mị
Trước khi tiếng sáo làm rạo rực tâm hồn Mị thì không khí mùa xuân của đất trời cũng đã làm náo nức lòng Mị tạo nên sự hồi sinh, tạo nên sức sống mãnh liệt.
Sức sống ấy trước hết được gợi lên từ không khí rộn rã của ngày xuân Đó là một mùa xuân rộn rã âm thanh và màu sắc, xen lẫn trong gió rét là màu “cỏ gianh vàng ửng”, màu đỏ của những chiếc váy hoa xoè như con bướm sặc sỡ;
là âm thanh của đám trẻ cười ầm trên sân trước nhà Đất trời náo nức vào xuân cũng là sự náo nức rạo rực trong lòng Mị Mùa xuân là cơn gió lành xâm chiếm tâm hồn Mị, lay động tâm hồn ấy Để đến khi tiếng sáo chạm vào hồn
Mị thì nó thực sự được thức tỉnh!
2.2 Phân tích hình ảnh nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:
2.2.1 Tô Hoài từng tâm sự rằng: “Tiếng sáo kia quá tha thiết,
quá mạnh mẽ, nó dìu hồn Mị bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khát sống, khát khao yêu, ở đây còn là lòng khao khát tự do nữa” Có lẽ vì vậy mà lúc đầu nghe tiếng sáo, Mị thấy “thiết tha bổi
Trang 3hổi…Mị ngồi nhẩm thầm lời người đang thổi sáo” Nhà văn đã để tiếng sáo khơi dậy những tiềm thức và sức sống mãnh liệt của Mị Sức sống
ấy như đang bay lên cùng tiếng sáo
Pau-top-xky từng nói: “Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm” Tô Hoài cũng
đã tạo nên được những hạt bụi vàng lấp lánh của tác phẩm, và tiếng sáo gọi bạn tình chính là hạt bụi vàng ấy Tiếng sáo được Tô Hoài miêu tả song hành với tâm trạng Mị Lúc ở xa thì “lấp ló” ngoài đầu núi, khi ở gần thì “lửng lơ bay ngoài đường”, gần hơn là lúc nó “rập rờn” trong đầu Mị Tiếng sáo là một ẩn
dụ nghệ thuật được Tô Hoài khắc hoạ như một hình tượng Tiếng sáo là hiện thân của Mị – hiện thân của tuổi trẻ, khát vọng, tự do – hiện thân của ký ức tươi đẹp, của những ngày còn xuân khi chưa bị bắt vào nhà thống lý Tiếng sáo bay xa, vang vọng làm sống lại ký ức của một thời tuổi trẻ lắm mộng mơ, giàu khát vọng Đề thi và bài làm này là của thầy Phan Danh Hiếu Có lẽ chính
vì vậy mà khi tiếng sáo vọng về, Mị không chỉ cảm nhận tiếng sáo bằng thính giác mà còn cảm nhận nó bằng cả tâm hồn: “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi” Mị như đang lắng nghe từng lời tha thiết trong tiếng sáo, cảm nhận được sự “bổi hổi – thiết tha” trong từng âm vang của tiếng sáo, cũng như cảm nhận được tấm lòng, tâm hồn của người đang thổi Hay đó chính là nhịp đập trái tim Mị cũng như đang thổn thức rung động theo từng giai âm của tiếng sáo Rồi cứ thế đôi môi từng thổi sáo, thổi lá ấy bắt đầu “nhẩm thầm lời người đang thổi sáo”:
“Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
Điệu sáo ấy lâu rồi Mị không thổi nữa, bài hát ấy lâu rồi Mị cũng không hát nữa Nhưng Mị vẫn thuộc, vẫn nhớ – nghĩa là Mị không hoàn toàn vô cảm
Trang 4Tiếng sáo ấy đã thức dậy cả mùa xuân trong Mị, thức dậy cả ký ức xa xôi những ngày xuân đến Điều ấy làm ta chợt nhớ đến một anh Chí bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say dài bởi tiếng “chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng mấy bà đi chợ bán vải về” Chính những vang vọng của cuộc sống đánh thức những con người vốn
bị lãng quên trong tận cùng của đau khổ Mị cũng như anh Chí kia quả thật đã tỉnh giấc sau một cơn mê dài (Thầy Phan Danh Hiếu)
Rượu – chất men say đánh thức phần đời đã mất và cùng tiếng
sáo kia đã thức dậy cả khao khát sống, khao khát tự do, thức dậy cả sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
Xưa nay, các nhân vật văn học uống rượu cũng không phải là ít Một Chí Phèo say tỉnh bao phen, một Hồ Xuân Hương luẩn quẩn trong “chén rượu hương đưa say lại tỉnh” Rượu – một khi không đủ sức làm lu mờ lí trí của con người thì nó sẽ quay ngược trở lại thức tỉnh lý trí của con người Mị – phải chăng cũng là nhân vật được rượu thức tỉnh? Mị muốn say cho quên hết hiện tại như muốn mượn rượu để uống hết đắng cay, uất hận vào lòng – “uống ực từng bát” Nhưng muốn uống cho say mà lại tỉnh, tỉnh rồi lại say, nhớ và quên Hai thế giới say tỉnh, nhớ quên ấy vừa làm Mị hạnh phúc vừa làm Mị tủi nhục, đắng cay Có thể nói, tiếng sáo và men rượu làm Mị sống lại những ký ức đẹp tươi nhưng cũng chính men rượu và men tình từ tiếng sáo càng tô đậm thêm hiện tại đầy bi kịch của Mị Đề thi và bài làm này là của thầy Phan Danh Hiếu
Ám ảnh nhất trong truyện ngắn Vợ chồng Aphủ có lẽ là hình ảnh “ô cửa lỗ vuông bằng bàn tay” Đó là hình ảnh gián tiếp miêu tả cuộc sống địa ngục trần gian của Mị Ngoài ô cửa ấy là thiên đường mùa xuân, tình yêu, tự do đang vẫy gọi Còn phía sau bức tường ấy Mị đang bị cầm tù tuổi trẻ và tình yêu, hạnh phúc Mị không còn ý thức được thời gian “không nhớ vào nhà thống
lý Pá Tra đã bao nhiêu năm”; Mị cũng mất hết ý niệm về không gian “không biết sương hay là nắng” Giữa thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau có một bàn tay, vậy mà cuối cùng Mị cũng không thể nào thoát ra được Bằng tài năng quan sát và năng lực miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo – Tô Hoài đã làm
Trang 5người đọc xúc động mãnh liệt trước những chuyển biến tâm lý giàu cung bậc cảm xúc ở Mị Vẫn cái quán tính ngồi xuống giường và nhìn ra ô cửa lỗ vuông Nhưng trong cái nhìn khắc khoải, đau đáu của Mị hôm nay, người đọc thấy ẩn sâu đằng sau đôi mắt ấy là cả một khát vọng mãnh liệt – khát vọng TỰ DO
Mị đang sống về ngày trước “đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước” Từ láy “phơi phới” kết hợp với phép so sánh “như những đêm tết ngày trước” đã miêu tả thật chân thật niềm háo hức say mê của Mị khi tìm lại được quãng đời thanh xuân đã mất của mình Mị cũng nhận ra rằng: “Mị trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ” Điệp ngữ
“trẻ lắm” rồi lại “còn trẻ” tạo nên nhịp điệu gấp gáp, dồn dập cho thấy trong lời độc thoại nội tâm của Mị là nỗi mừng vui, hạnh phúc của Mị khi ý thức được giá trị bản thân mình Mị chợt thốt lên “Mị muốn đi chơi”
Tiếng sáo đánh thức ký ức, hiện tại, tương lai nhưng chính tiếng
sáo cũng thức dậy bi kịch của thực tại.
Ngọn lửa lòng vừa được nhen lên, khát vọng giải phóng vừa bùng cháy thì lại
bị dập tắt bởi một cảm xúc bi kịch Hình ảnh A Sử lởn vởn trong đầu Mị Nghĩ
về kẻ vũ phu – A Sử, Mị chỉ muốn chết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này
Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại nước mắt chỉ ứa ra” Muốn chết là một biểu hiện của sức sống mãnh liệt Trước đây Mị muốn chết mà không chết được Tài Liệu thầy Phan Danh Hiếu Trong hiện tại muốn chết là sự phản kháng mãnh liệt trong tâm hồn Mị Bởi khi ý thức nhân phẩm trở về – Mị không cam chịu kiếp sống nô lệ
Bi kịch của cuộc sống hiện tại không ngăn được khát vọng tự do mãnh liệt như ngọn lửa đang bùng cháy trong Mị Tiếng sáo lại đến và đưa Mị vụt bay ra khỏi những cảm xúc bi kịch Tiếng sáo là đức tin đưa
Mị bay lên trên hoàn cảnh!
Đúng lúc Mị tuyệt vọng thì tiếng sáo lại đến “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường” Sáo nâng hồn Mị, kéo Mị dậy, nhấc bổng Mị lên để thăng hoa cùng khát vọng tự do Ở đoạn văn tiếp theo, Tô Hoài chủ yếu miêu
Trang 6tả hành động của Mị Mị thắp lên ngọn đèn trong căn phòng tăm tối như thắp lên cả cuộc đời mình Khoảnh khắc ngọn đèn được sáng lên cũng là khoảnh khắc tâm hồn Mị như bùng cháy Mị thoát ra khỏi thực tại, tâm hồn Mị “đang rập rờn tiếng sáo” Khát vọng tự do lại trỗi dậy “Mị muốn đi chơi Mị cũng sắp
đi chơi” Hành động của Mị cũng trở nên gấp gáp hơn, mãnh liệt hơn “Mị cuốn lại tóc; Mị với tay lấy cái váy hoa; Mị rút thêm cái áo” Hàng loạt động từ được
Tô Hoài huy động để tả hành động: đến, xắn, bỏ, đi chơi, cuốn, với, lấy, rút…
đã diễn tả được sự quyết liệt cũng như lòng yêu tự do đang hối thúc bên trong
Mị Mị quên đi sự hiện diện của A Sử Nói đúng hơn khát vọng tự do trong Mị
đã lớn hơn tất cả mọi nỗi sợ hãi A Sử hỏi, Mị không nghe, A Sử trói, Mị không biết Thể xác của Mị nằm đây giữa bốn bức tường lạnh lẽo còn linh hồn Mị thì
đã ở ngoài kia – nơi thiên đường mùa xuân đang vẫy gọi
2.2.2 Thể xác bị trói buộc, bị cầm tù nhưng Mị không còn cảm nhận được nó nữa, vì sức mạnh tinh thần của Mị đã chiến thắng nỗi đau về thể xác Tiếng sáo và men tình vẫn dìu Mị đi trong đêm tình mùa xuân rạo rực, đắm say Có lúc tiếng sáo rập rờn trong tâm hồn Mị khiến Mị
“vùng bước đi” Đây là chi tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của Mị
Tô Hoài rất tinh tế khi miêu tả hành động Mị – “Mị vùng bước đi” Thực chất hành động này là sự tác động của tiếng sáo Sức níu gọi của tiếng sáo, men tình từ tiếng sáo tha thiết quá Nó đã làm Mị quên đi thực tại ê chề, tủi nhục của bản thân Tiếng sáo đưa Mị vượt qua bốn bức tường lạnh lẽo để dạo chơi trong thế giới của tự do Khát vọng sống, khát vọng tự do làm Mị quên đi nỗi đau thể xác hay nói đúng hơn sức mạnh tinh thần trong Mị đã chiến thắng nỗi đau về thể xác
Chi tiết “Mị vùng bước đi” đã minh chứng được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn Mị Đó không còn là cô Mị vẫn “cúi mặt mặt buồn rười rượi” nữa mà đã là một cô Mị giàu năng lượng sống “Mị vùng bước đi” nghĩa là Mị không sống trong thực tại, Mị đang sống trong men tình, trong những giai âm tiếng sáo
Trang 7gọi bạn yêu Tâm hồn ấy đang đến với tự do, đang tràn trề nỗi yêu đương của tuổi trẻ
Nhưng cũng chính tiếng sáo cũng làm cho Mị ý thức sâu sắc hơn về thực tại Khi “Mị vùng bước đi” sự đau nhức của thể xác đưa Mị về với hiện tại Tiếng sáo vụt mất rồi chỉ còn tiếng chân ngựa đạp vào vách Âm thanh của tiếng chân ngựa là âm thanh của hiện thực, âm thanh của tiếng sáo là âm thanh của giấc mộng Hiện thực đập vỡ giấc mộng của Mị làm tiếng sáo vụt tan biến đưa Mị từ thiên đường trở lại địa ngục để thổn thức nhận ra rằng “mình không bằng con ngựa” Cuối đoạn văn Tô Hoài để lại một chi tiết nhỏ nhưng lại có ý nghĩa to lớn Tài Liệu thầy Phan Danh Hiếu Đó chính là chi tiết Mị nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể, đời trước ở nhà thống lý có một người trói vợ rồi bỏ
đi chơi ba ngày, khi trở về thì vợ chết rồi Nghĩ thế, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay chết Mị đã từng muốn chết, bây giờ lại sợ chết Sợ chết là biểu hiện cao độ nhất của lòng ham sống
Đêm tình mùa xuân đi qua, Mị vẫn trở về với ô cửa lỗ vuông, với tảng
đá cạnh tàu ngựa, vẫn những công việc đầu năm, giữa năm, cuối mùa vẽ ra trước mắt Nhưng tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân giống như một tia lửa nhỏ mà “một tia lửa nhỏ hôm nay báo hiệu đám cháy ngày mai” (Lỗ Tấn) Tia lửa ấy sẽ bùng cháy vào cái đêm cởi trói cho A Phủ
và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài sau này
2.3 Miêu tả sự hồi sinh của Mị qua hai chi tiết trên, Tô Hoài đã mang đến những nét mới trong cảm hứng nhân đạo của văn học hiện thực phê phán sau năm 1945
– “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng
giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh
vực.” (Nguyễn Minh Châu) Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ
Trang 8chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt không thế lực nào có thể dập tắt được
– Nhà văn đặt niềm tin vào con người, vào sức vươn dậy của nhân vật Mị
Tô Hoài lại phản chiếu vào nhân vật của mình ánh sáng của cách mạng và ý thức của thời đại Nhà văn đã bước qua được những giới hạn của dòng văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng để giải phóng số phận nhân vật
Trong đoạn trích sau đó, việc Mị cởi trói cho A Phủ có thể coi như một chiếc bản lề khép mở hai thế giới Nó khép lại thế giới tăm tối của cuộc sống trâu ngựa, nô lệ ở Hồng Ngài Nó mở ra một cuộc sống tươi sáng ở Phiềng Sa Hành động Mị cởi trói cho A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài đến với tiếng gọi của Cách mạng là một mốc son chói lọi trong tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới
mẻ của Tô Hoài nói riêng và của các nhà văn sau cách mạng nói chung
3 Thành công của tác giả Tô Hoài trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Mị đó là: Nhà văn có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo nhất là
những diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của Mị trong đêm tình mùa xuân Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên đầy ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ…nhà văn đã tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục
III KẾT BÀI
Bàn về tác phẩm của mình, Tô Hoài từng tâm sự:“Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng,
mãnh liệt” Vâng, “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài đã thể hiện rõ sức
Trang 9mạnh kì diệu ấy Sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự do, niềm đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ đau của con người là nguồn mạch giúp Tô Hoài hoàn thành tác phẩm Thông qua hai chi tiết tiếng sáo đêm tình và diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về Tây Bắc nói riêng một bài ca đẹp về sức sống bất diệt của con người lao động cũng như niềm tin vào sức vươn lên của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Đọc xong thiên truyện, dấu ấn mạnh
mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy