Kỹ năng giao tiếp Nội dung trình bày các trong các chương đảm bảo tính logic từ những kiến thức cơ bản vềkhuyến nông: - Tổ chức mạng lưới khuyến nông - Đặc điểm nông nghiệp và nông thôn
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Khuyến nông là tập hợp từ dùng để chỉ những hoạt động đào tạo, tập huấn, làm dịch vụthuộc về lĩnh vực Nông Nghiệp như khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm (sau đây gọichung là khuyến nông) Giáo trình cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho đào tạosinh viên các trường đại học Nông - Lâm nghiệp, các Trung tâm khuyến nông, các cán bộlàm công tác khuyến nông trong phạm vi cả nước
Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
- Nguyên tắc cơ bản khuyến nông
- @vai trò khuyến nông
- Phương pháp khuyến nông
- Phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân
Trên cơ sở đó sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể vận dụng những hiểu biết của mình vềchuyên môn kỹ thuật cũng như nghiệp vụ khuyến nông vào sản xuất
Cấu trúc giáo trình gồm 6 chương: Chương 1: Đại cương về khuyến nông, Chương 2: Tổ chức và quản lý khuyến nông, Chương 3: Đặc điểm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Chương 4: Phương pháp đào tạo người lớn và truyền thông khuyến nông, Chương 5: Phương pháp khuyến nông, Chương 6 Kỹ năng giao tiếp
Nội dung trình bày các trong các chương đảm bảo tính logic từ những kiến thức cơ bản vềkhuyến nông:
- Tổ chức mạng lưới khuyến nông
- Đặc điểm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
– phương pháp đào tạo người lớn tuổi và truyền thông khuyến nông và cuối cùng là phươngpháp khuyến nông, phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân
Nhìn chung, khuyến nông là một môn học mới, với kiến thức rất rộng và phục vụ cho nhiềuđối tượng Hiệu quả của công tác khuyến nông phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả nănggiao tiếp của người làm công tác khuyến nông cũng như đối tượng tác động của khuyếnnông Do vậy, giáo trình chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót Sinh viên và các độc giả cần thamkhảo nhiều tài liệu, đúc kết nhiều từ thực tế, thực hành
Trang 2Chương 1
SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHUYẾN NÔNG.
Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khuyến nông: - Lược sử phát
triển khuyến nông của Thế giới và của Việt nam - định nghĩa khuyến nông - Nguyên tắc vàvai trò khuyến nông - đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của khuyến nông Việt Namtrong giai đoạn hiện nay
1.1. Lịch sử hình thành khoa học khuyến nông
Bắt đầu vào thời kỳ phục hưng (TK-XIV) khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển vớiviệc phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nói chung, tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp nói riêngvào sản xuất ngày càng quan tâm
- Khởi đầu là GS Rabelaiz (Pháp) đã làm công tác thống kê hiệu quả công tác của nhữnghọc sinh sinh viên mới tốt nghiệp ra trường từ những cơ sở đạo tạo có thực hành và không
có thực hành và ông đã kết luận: Học sinh, sinh viên đào tạo ở những trường coi trọng thực
tế, thực hành khi ra công tác (đặc biệt những năm đầu) có hiệu quả cao hơn những học sinhsinh viên tốt nghiệp ở những trường không coi trọng thực tế Từ đó ông đề ra phương châmgiáo dục cho các thế hệ trẻ là: “Học phải kết hợp với thực hành”
- 1661, Hartlib (Anh) đã viết cuốn “Tiểu luận về những tiến bộ học tập nông nghiệp” đề cậprất sâu về học với hành trong nông nghiệp
- 1775 Heinrich Pastalozzi (Thuỵ Sỹ) đã thành lập 1 trường dạy nghề cho các trẻ em connhà nghèo, trong đó có dạy cách trồng trọt, chăn nôi, dệt vải lụa …
- 1806 Philip Emanuel (Thuỵ Sỹ) đã xây dựng 2 trường nông nghiệp thực hành ở Hofưyl.Nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ nông nghiệp ở đây đã có ảnh hưởng rất lớn đếnphương pháp đào tạo của các trường nông nghiệp châu Âu và Bắc Mỹ sau này …
- Năm 1886 ở Anh sử dụng khá phổ biến từ “Extention”- có nghĩa là “triển khai - mở rộng”.Trong công tác nông nghiệp khi ghép với từ “Agriculture” thành từ ghép “Agriculturalextention” có nghĩa là tăng cường triển khai, mở rộng phát triển nông nghiệp Sau đó cácquốc gia trên thế giới đều sử dụng thống nhất từ Agricultural extention cho công tác pháttriển nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cần hiểu và phân biệt sự khác nhau rất cơ bản khuyến nông (khuyến công, khuyến diêm,khuyến học …) với khuyến mại nông nghiệp Theo nghĩa Hán văn: Khuyến là khuyến khích,khuyên bảo người ta nên làm một việc nào đó Khuyến học là khuyên bảo, khích lệ, tạonhững thuận để học tập tốt …Khuyến nông là khuyến khích, tạo mọi thuận lợi làm cho nôngnghiệp phát triển, nông thôn phát triển Khuyến mại nông nghiệp chỉ quan tâm chủ yếu đếnlợi nhuận cho những cá nhân hay nhóm doanh nhân nào đó mà không hoặc rất ít quan tâmđến hiệu quả sản xuất của người nông dân
Trang 3Ví dụ một đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp họ chỉ quan tâm đến làm thế nào để có lợinhuận cao Họ không quan tâm đến hướng dẫn và theo dõi kết quả nông dân sử dụng nhữngvật tư đó
1.2 Quá trình phát triển khuyến nông
Hoạt động khuyến nông tự phát trong xã hội có trước khi có hệ thống khuyến nông quốc giacủa các nước Con người đã biết cách làm khuyến nông từ nhiều ngàn năm nay Tức là bằngnhiều cách khác nhau, con người đã tác động sao cho nông nghiệp ngày càng phát triển đểthỏa mãn nhu cầu cuộc sống của chính bản thân và của cộng đồng
Từ những tác dụng tích cực của hoạt động khuyến nông tự phát như vậy, một số nước đãsớm nhận thấy cần có hệ thống tổ chức khuyến nông Đó là các tổ chức khuyến nông đơngiản của các quốc gia như: - Các Hội nghề nghiệp, Hiệp hội tự tổ chức của nông dân
Ví dụ:
(i) Tổ chức do nông dân tự lập: Hợp tác xã (HTX) sản xuất, Hội tín dụng của nông
dân, Câu lạc bộ sản xuất, Hội nông dân những người cùng sở thích v.v
(ii) Do Nhà nước tổ chức: HTX sản xuất nông nghiệp, Hội nông dân, Hội làm vườn
v.v
(iii) Các cơ sở đào tạo của của các trường, các cơ quan nghiên cứu như các học viện,
các trung tâm nghiên cứu, trạm trại nghiên cứu …
Hệ thống khuyến nông của các quốc gia bắt đầu được hình thành từ khoảng thế kỷ XVII.Theo thống kê của Tazima thì đến thế kỷ XX, trên thế giới có 200 nước có hệ thông khuyếnnông quốc gia trong đó có Việt Nam, với khoảng 600.000 cán bộ khuyến nông trong biênchế, trong đó có:
- 7,7 % cán bộ khuyến nông hành chính, 14,1 % cán bộ khuyến nông chuyên đề, 78,2
% cán bộ khuyến cơ sở
- Tỷ lệ cán bộ khuyến nông/ nông dân thay đổi tùy từng quốc gia: Mỹ 1/ 500, châu Á
1 / 2661 các nước khác 1/1.800 – 2950 Tỷ lệ cán bộ khuyến nông/ diện tích đất nôngnghiệp: Mỹ:1/19.441ha, Các nước khác: 1/1245 – 3983 ha, Châu Á:1/1075 ha
- Trình độ văn hóa của cán bộ khuyến nông trên thế giới: Sơ cấp: 38,8%, Trung cấp:33,3% , Đại học: 22,9% và trên đại học: 5,0%., riêng ở Châu Á theo thứ tự: 40,4 %; 35,4% ;20,4%; 3,8%
1.3 Vài nét về khuyến nông ở một số nước trên thế giới
Cách tổ chức và nội dung hoạt động của hệ thống khuyến nông các nước thường xuyên có
sự thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện tại, dưới đây chỉ giới thiệu một số hoạt động nổibật về khuyến nông, trong đó có vai trò khuyến nông của một số nước
Trang 41.3.1 Khuyến nông ở Mỹ
Mỹ là một trong những nước có hoạt động khuyến nông của Nhà nước được hình thành từ
1843 Nhà nước cấp kinh phí và cho phép Ủy Ban Nông Nghiệp Bang (UBNN) thuê tuyểnnhững nhà khoa học nông nghiệp có năng lực thực hành tốt làm giảng viên khuyến nôngxuống thôn xã đào tạo những kiến thức về khoa học và thực hành nông nghiệp cho nôngdân Edward Hitchcoch (1853), là thành viên của UBNN bang Massachuisets đã sáng lập raHội nông dân và Học viện nông dân
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước Nhà nước đã quan tâm đến công tác đào tạo khuyếnnông trong trường đại học Nhiều nhiều trường đại học như đại học Chicago, đại họcWincosin …cũng đưa khuyến nông vào chương trình đào tạo Bộ thương mại cũng như ngânhàng và nhiều công ty công đã tài trợ cho các hoạt động khuyến nông Đến năm 1907 ở Mỹ
đã có 42 trường / 39 bang có đào tạo khuyến nông Năm 1910 có 35 trường có bộ mônkhuyến nông Năm 1914, Mỹ ban hành đạo luật khuyến nông và thành lập hệ thống khuyếnnông quốc gia với 8861 Hội nông dân, và khoảng 3.050.150 hội viên Mỹ chỉ có 6% dân sốnông nghiệp nhưng nền nông nghiệp Mỹ được xếp vào nhóm những nước nông nghiệp pháttriển
1.3.2 Hoạt động khuyến nông ở Ấn độ
Trước đây, Ấn Độ có nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, thiếu lương thực, dân thườngthiếu ăn Để giải quyết nhanh tình trạng trên, Chính phủ Ấn Độ thành lập hệ thống khuyếnnông Quốc Gia vào năm 1960 Sự thành công của nông nghiệp Ấn Độ những năm sau đó cóvai trò đóng góp đáng kể của khuyến nông với bcuộc cách mạng:
(i) Cách mạng xanh: Thực chất của cuộc cách mạng xanh là cuộc cách mạng về giống câytrồng nói chung, và đặc biệt là cách mạng về giống cây lương thực: lúa nước, lúa cạn, lúa
mỳ, ngô khoai
(ii) Cách mạng trắng: Là cuộc cách mạng sản xuất sữa bò, sữa trâu … Khuyến nông có vaitrò rất quan trọng như vấn đề giải quyết đầu vào: vốn sản xuất, giống trâu bò sữa, kỹthuật chăn nuôi và giải quyết đầu ra: thu gom tiêu thụ sản phẩm, chế biến sản phẩm sữa
và
(iii) Cách mạng nâu: Đó là cuộc cách mạng sản xuất thịt xuất khẩu
1.3.3 Hoạt động khuyến nông ở Thái Lan
Thái Lan là quốc gia nông nghiệp với trên 60% dân số sống bằng nghề nông nghiệp Điềukiện đất đai, khí hậu nóng ẩm gần tương đồng Việt nam Hệ thống khuyến nông nhà nướcđược thành lập năm 1967 Hằng năm Thái Lan đầu tư cho khuyến nông khoảng từ 120- 200triệu USD (gấp hơn 20 lần kinh phí khuyến nông hàng năm của Việt Nam) Nhiều năm nayThái Lan là quốc gia đứng hàng thứ nhất xuất khẩu lương thực trên thế giới (xuất khẩukhoảng 7 triệu tấn gạo/năm)
Trang 51.3.4 Hoạt động của khuyến nông Trung Quốc
Là quốc gia đất rộng thứ 4 thế giới nhưng đân số đông nhất thế giới Hệ thống khuyến nôngTrung Quốc được thành lập năm 1970 nhưng công tác đào tạo khuyến nông Trung Quốc rấtquan tâm từ rất sớm:
- Năm 1928 Viện đại học nông nghiệp Triết Giang thành lập phân khoa khuyến nông
- Năm 1929 Chính phủ Trung Quốc đã xác định: “Ngành khuyến nông do các cơ quan nôngnghiệp phụ trách, đặt tiêu chuẩn cải thiện phương pháp sản xuất nông nghiệp, gia tăng năngsuất, cải thiện tổ chức nông thôn và sinh hoạt nông dân, phổ biến tri thức về khoa học nôngnghiệp, thành lập các HTX nông dân sản xuất và tiêu thụ ”
- Từ 1951 – 1978 Trung Quốc tổ chức Hợp Tác Xã (HTX) và Công xã nhân dân nên giaiđoạn này công tác khuyến nông chỉ triển khai đến HTX Nội dung khuyến nông giai đoạnnày coi trọng phổ biến đường lối chủ trương nông nghiệp của đảng và Chính phủ cũng nhưchuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp (TBKTNN), xây dựng các mô hình điểm trìnhdiễn
- Sau 1978 tổ chức sản xuất nông nghiệp Trung Quốc có thay đổi theo hướng phát triển kinh
tế nông hộ song song với kinh tế tập thể quốc doanh
Hiện nay Trung Quốc có 3 mũi nhọn về nông nghiệp được thế giới thừa nhận là:
(i) Lúa lai: Trung Quốc nghiên cứu lúa lai từ năm1964 và thành công năm 1985, đây là mộtthành công lớn Trung quốc gọi là “Cách mạng xanh” Công nghệ sản xuất lúa lai cho phépchúng ta có thể năng cao năng suất lúa nước đạt trên 8 tấn/ha không phải là vấn đề khó khăn.(ii) Thú y và dụng cụ thú y: Khoa học thú y Trung Quốc sản xuất ra nhiều loại thuốc có tácdụng phòng chống dịch hại ứng dụng trong chăn nuôi, tăng sức đề kháng, kích thích cho cácvật nuôi sinh trưởng phát dục mạnh
(iii) Nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của Trung quốc Nuôi trailấy ngọc, nuôi các loài thủy sản quí hiếm như ba ba, lươn, ếch… Nhiều loài thủy sản Trungquốc độc quyền sản xuất giống như công nghệ nuôi trai lấy ngọc, sản xuất cá giò, cá songv.v
1.3.5 Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam
Hoạt động Khuyến nông ở Việt Nam được khởi nguồn từ những huyền thoại trong buổi bìnhminh của lịch sử, khi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang Thời kỳ ấy, Vua Hùng Vương đãdạy dân xã Minh Nông (Vĩnh Phúc ngày nay) cấy lúa, người dân nơi đây đã biết trồng lúatheo mực nước thuỷ triều lên xuống, ít lâu sau cây lúa trở thành cây trồng chủ lực của vùngnày
Truyền thuyết kể rằng: "Thời xưa nhân dân chưa biết cày, cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉsống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được Các vùng đất
Trang 6ven sông mỗi lần nước lớn dâng lên lại được phù sa bồi thêm màu mỡ Vua Hùng thấy đất ấytốt lắm, mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mớibày cách cho dân giữ hạt, gieo mạ, khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi vua Vua Hùng nhổ mạ lên, đem tới ruộng nước, lộixuống cấy cho dân xem, mọi người làm theo Cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua nghỉ taycùng mọi người ăn uống ở dưới gốc đa lớn".
"Một hôm các con gái Vua Hùng theo dân đi đánh cá bên sông thấy chim từng đàn bay lượnkhắp bãi, nhảy nhót trong đám lau cỏ, các nàng đều vui thích Có một công chúa mải ngắmđàn chim dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc Côngchúa đem bông kê về trình với Vua Hùng Vua mừng cho là điềm lành, nghĩ rằng hạt nàychim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ Nương ra bãi tuốt các bông kê đóđem về
Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra bảo các công chúa gọi dân đi quải kê Nhân dân vuimừng rước Vua ra đồng Trống, mõ đi đầu rồi đến những người rước lúa, rước kê, Vua, các
Mỵ Nương và nhân dân theo sau Tới bến sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc lỗ để trahạt lúa rồi lại gieo hạt kê trên bãi Làm xong Vua cắm một cành tre để chim khỏi ăn hạt Các
Mỵ Nương làm theo Vua tra lúa, gieo kê và cắm các cành tre khắp đồng, khắp bãi" (TheoNguyễn Khắc Xương - Truyền thuyết Hùng Vương, hồ sơ khoa học Đền Hùng năm 2003).Nhớ ơn Vua Hùng, nhân dân tôn Vua làm tổ nghề nông, thường gọi là Thần Nông Dựng đàntịch điền quay lưng về hướng Tây Nam ngay trên mom đất Vua ngồi khi dạy dân cấy lúa đểthờ cúng Người Việt cổ bắt đầu thờ Thần Nông từ khi ấy
Công chúa Thiều Hoa, con Vua Hùng thứ 6 giúp nông dân vùng bãi sông Hồng thuộc huyện
Ba Vì (Hà Nội) nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa Truyện kể rằng công chúa làngười hiền lành, xinh đẹp nhưng lại không chịu lấy chồng Nàng từ chối ý định gả chồng củavua cha và sang sống ở trang trại khác Nàng có biệt tài nói chuyện với chim và bướm mỗikhi vào rừng chơi Một lần nói chuyện với bướm nâu, biết bướm nâu chỉ ăn một thứ lá dâu
để đẻ ra trứng rồi nở thành sâu, nhả ra sợi vàng Bướm đưa Thiều Hoa ra bãi dâu ven sôngthấy hàng ngàn con sâu đang làm kén Thiều Hoa xin bướm giống trứng và sâu ấy cũng nhưhỏi bướm cách kéo tơ rồi tìm cách đan chúng thành những mảnh, tấm nõn nà vàng tươi.Nàng đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa Chính cái tên Thiều Hoa gọi bướm là ngài vàgiống sâu cho sợi ấy là tằm còn gọi đến ngày nay Sau kỳ tích ấy Thiều Hoa đem truyền dạycho mọi người trồng dâu, chăn tằm, kéo sợi, dệt lụa Tấm lụa đầu tiên nàng đem tặng Vuacha Hùng Vương khen ngợi con gái yêu và truyền cho dân chúng theo đó mà dệt lụa Nhớ
ơn Thiều Hoa công chúa, dân làng Cổ Đô, Vân Sa… tôn bà làm tổ sư nghề dệt lụa, làmthành hoàng làng của mình và lập đền thờ cúng hàng năm
Trang 7Lễ tịch điền là ngày lễ khởi đầu việc làm ruộng trong năm, mang ý nghĩa khuyến nông, đượcnhiều triều đại coi trọng, thực hiện hàng năm, đó là một lễ hội do nhà vua đích thân khaimạc, xuống ruộng đi cày và tế lễ cầu cho mưa thuận gió hòa.
Lễ hội Tịch điền được sử sách ghi chép lại lần đầu tiên vào năm Thiên Phúc thứ 8 (987) thờiTiền Lê, vua Lê Đại Hành cày ruộng tịch điền ở Đọi Sơn Sử sách chép lại: Năm 987, vua LêĐại Hành cày ruộng đã phát hiện được một hũ vàng, sau lại cày thửa ruộng khác lại đượcmột hũ bạc Vì thế mà những thửa ruộng này được đặt tên là "Kim Ngân điền" Chắc sốvàng, bạc này do vua đã cho người chôn sẵn, nhằm khích lệ người ham cày ruộng thì cóngày sẽ "bắt được vàng Có ý nghĩa sâu hơn nữa là: siêng năng cày cấy sẽ tạo nên của cảiThời nhà Lý, lễ tịch điền được coi như ngày lễ hội chính của quốc gia Vua Lý Thái Tôngtrong thời gian trị vì đã nhiều lần xuống ruộng tự cầm cày trong ngày lễ hội (năm 1030,
1032, 1038, 1042), làm lễ tế Thần Nông cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt Theosách Việt sử lược, trang 255 có ghi: "Mùa hạ tháng 4 năm Nhâm Thân (1032), vua cày Tịchđiền ở Tín Hương – Đỗ Động Giang, có nhà nông dâng vua một cây lúa chiêm có 9 bôngthóc, vua xuống chiếu đổi gọi ruộng ấy là ruộng Ứng Thiên Vua sai hữu ty dọn cỏ đắp đànvua thân tế Thần Nông, tế xong, vua tự cầm cày để làm lễ tự cày Sử cũng ghi chép về việccày tịch điền của vua Lý Anh Tông năm 1148
Đời Hậu Lê năm Hồng Đức thứ 4 (1473), đầu xuân, vua và các quan cúng tế Thần Nông,làm lễ Tịch điền, nhà vua đích thân cày ruộng Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi chép về cáclần cày tịch điền của các vua Lê Hiến Tông năm 1499, Lê Uy Mục năm 1509, Lê TươngDực năm 1514
Nhà Nguyễn, đời Minh Mạng, nhằm khuyến khích người dân cày ruộng, nhà vua xuống Dụxem việc khôi phục Lễ tịch điền (nhà vua đích thân xuống ruộng cày) là "thực là chính sựquan trọng của đấng vương giả" Minh Mạng xét lại các nghi thức cử hành đại lễ này dướicác triều đại trước và cho rằng nghi lễ cón quá giản lược, vì thế vào năm 1828, nhà vua giaocho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành luật lệ lâu dài, và đại lễ kéo dài 5 ngàyđược tổ chức hàng năm vào tháng 5 âm lịch Trong ngày lễ tịch điền, nhà vua tự mình cầmcày 3 đường đầu tiên, rồi đến các quan và hoàng thân quốc thích cày tiếp Vào thời này, việc
tổ chức lễ tịch điền được giao cho bộ Lễ, họ kết hợp với các quan lại và chuẩn bị hết sức chuđáo Các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định đều tổ chức lễ Tịch điền hàngnăm Ý nghĩa của Lễ Tịch điền được vua Thiệu Trị thể hiện trong bài Thường Mậu quancanh, nhân một lần lên đài xem các quan cày ruộng:
"Lễ tịch điền nêu cao truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, vua cũng như dân đều yêumến làm việc, yêu mảnh đất sống và cần cù làm việc trên mảnh đất này "Phi nông bất ổn"(không có nông nghiệp, xã hội không ổn định), cha ông ta ý thức được tầm quan trọng nênchính các vua chúa đã khuyến khích việc làm ruộng bằng gương sáng tự cày cấy khai mùa,các vị xem đây "thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả", đất nước ta "tuy có cảnh
Trang 8tình, mây lành, chim phụng, kỳ tập, kỳ lân ra đời, chẳng bằng được mùa là điềm lành trênhết!" (lời Vua Minh Mạng) Chúng ta không phân biệt sang hèn, nhưng luôn trân trọng nhớ
ơn những người "chân lấm tay bùn" làm nên lúa gạo sản phẩm nuôi sống mình, tô đẹp quákhứ và kiến tạo tương lai, xây dựng lòng tự hào của dân tộc "
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã xuống ruộng để cày làmnức lòng nhân dân miền bắc Xã hội chủ nghĩa Năm 2009, sau gần 100 năm ngừng tổ chức,nghi lễ này chính thức được tái hiện tại Đọi Sơn thuộc tỉnh Hà Nam vào mùng 5-7 thánggiêng, từ năm 2010 có sự tham gia của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Trương TấnSang
Từ năm 1945, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch thường xuyên quan tâm chỉ đạo và ban hànhnhiều chính sách khuyến nông nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện
đời sống nông dân Tháng 4/1945, Hồ Chủ tịch căn dặn cán bộ: "Các chú ra về phải làm tốt
công tác khuyến nông, ra sức phát triển nông nghiệp, chống giặc đói, diệt giặc dốt, thực hiện "Hũ gạo tiết kiệm"".
Nghị định số 41 BKT ngày 15/11/1945 của Bộ Kinh tế Quốc dân quy định một số biện pháp
để khuyến khích tận dụng đất đai trồng màu cứu đói Vì trâu bò bị chết nhiều qua nạn đói vànạn lụt (chỉ riêng trong nạn đói đầu năm 1945, 30.000 con trâu bò đã bị chết, bằng 2/3 tổng
số trâu bò cày kéo thời gian đó) nên sức kéo khan hiếm nghiêm trọng Để khắc phục khókhăn này, các địa phương phải tổ chức sản xuất các loại nông cụ nhỏ và nhẹ để có thể sửdụng sức người thay cho sức trâu bò Nhà nước trực tiếp động viên các nhà kỹ nghệ cấp tốcsản xuất thêm nông cụ và bán ủng hộ cho nông dân (bán không lấy lãi, có trường hợp khôngtính công sản xuất, chỉ tính chi phí nguyên liệu) Hủy bỏ những quy định cũ của Pháp, Nhậtcấm buôn bán trâu, bò trong nội địa Cho tự do buôn bán, vận chuyển trâu, bò trong cả nước
1950 - 1957, Chính phủ ban hành các chính sách khuyến nông; thực hiện cải cách ruộng đất,tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian chia cho nông dân thiếu ruộng; chia lạiruộng đất công một cách công bằng, hợp lý hơn
Từ 1956 -1958, Chính phủ thực hiện vận công, đổi công, nông dân giúp nhau
Năm 1960, Miền Nam thành lập Nha Khuyến nông, Miền Bắc thành lập các Hợp tác xãnông nghiệp.Phương pháp khuyến nông chủ yếu là đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xâydựng các mô hình hợp tác xã tiến bộ
Năm 1963 - 1973, Bộ Nông nghiệp tổ chức các đoàn cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp hỗtrợ các tỉnh
Năm 1981, Chỉ thị khoán 100 ra đời Năm 1988, Nghị quyết 10 ra đời (khoán 10)
Năm 1988, An Giang thành lập Trung tâm Khuyến nông
Năm 1991, Bắc Thái thành lập Trung tâm Khuyến nông là tổ chức khuyến nông đầu tiên của
cả nước (Trước khi có nghị định số 13 của CP về khuyến nông); ra đời nhằm phục vụ các
Trang 9chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh Với cơ chế hoạt động: Lấy nông thôn làm địabàn –Nông dân là đối tượng – Các ngành nghề trong nông nghiệp là lĩnh vực phát triển -Người nông dân được xác định là trung tâm
Giai đoạn 2005 – 2010: Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ - CP vềKhuyến nông, Khuyến ngư, ở trung ương: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thành lập (tách
từ Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Trung tâm Khuyến ngư thuộc Bộ Thủy sản
Đến năm 2008, khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyếnnông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia cũng hợp nhất thành Trung tâm Khuyếnnông - Khuyến ngư Quốc gia Tổ chức này tồn tại tới ngày nay
Trang 10Chương 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM và VAI TRÒ CỦA
KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ 2.1 Khái niệm khuyến nông
Khuyến nông “Agricultural extention” là 1 thụât ngữ khó xác định thống nhất bởi vì:
(i) Mỗi quốc gia khác nhau có những cách tổ chức khuyến nông khác nhau Mục tiêu cụ thểkhuyến nông đối với nước có mức độ phát triển khác nhau
(ii) Khuyến nông phục vụ cho nhiều mục đích: Phát triển trồng trọt, chăn nuôi, chế biến bảoquản nông sản, thú y, bảo vệ thực vật, tổ chức quản lý sản xuất có khác nhau
(iii) Mỗi tầng lớp nông dân, mỗi lĩnh vực hoạt động (trồng trọt, chăn nuôi ) và đặc biệttrình độ văn hóa của nông dân khác nhau cũng hiểu khuyến nông khác nhau
Do lĩnh vực hoạt động của khuyến nông rất rộng, tác động tới nhiều đối tượng khác nhaunên đến nay trên thế giới có khá nhiều định nghĩa khuyến nông khác nhau:
(i) Khuyến nông/nông theo nghĩa hẹp:
Nhiều người cho rằng khuyến nông chỉ là công việc chuyển giao tiến bộ khoa học (do các cơquan nghiên cứu, đào tạo xây dựng nên) để giúp nông dân biết áp dụng vào thực tế một cách
có hiệu quả
Ví dụ giúp nông dân biết và áp dụng trồng giống ngô Bioseed, giống ngô VN10, giống táoXuân 21, kỹ thuật nuôi gà Tam hoàng, kỹ thuật nuôi lợn hướng nạc, kỹ thuật chăn nuôi bòsữa, xây dựng hầm ủ Bioga, v.v
(ii) Khuyến nông/nông theo nghĩa rộng:
- Theo Peter Oakley & Cristopher Garferth: Khuyến nông là cách đào tạo thựcnghiệm dành cho những người dân sống ở nông thôn Đem lại cho họ những lời khuyên vànhững thông tin cần thiết giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trở ngại của họ Khuyếnnông cũng nhằm mục đích nâng cao năng suất, phát triển sản xuất Hay nói một cách kháiquát là làm tăng mức sống cho người nông dân
- Thomas: Khuyến nông là hoạt động chỉ mọi công việc có liên quan đến phát triểnnông thôn Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người lớn và trẻ em đượchọc bằng cách thực hành
- Adams: Khuyến nông là tư vấn cho nông dân giúp họ tìm ra những khó khăn trởngại trong cuộc sống và sản xuất, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục Ngoài ra còngiúp cho nông dân nhận biết những cơ hội của sự phát triển
Trang 11- Maunder: Khuyến nông như một dịch vụ hay một hệ thống giúp cho nông dân hiểubiết phương pháp canh tác, kỹ thuật cải tiến tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập Làm chomức sống của họ tốt hơn và nâng cao trình độ giáo dục của nông dân
(iii) Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI): Khuyến nông bao hàm các ý:
- Cung cấp những hiểu biết về kỹ thuật và tổ chức quản lý sản xuất cho nông dân
- Là quá trình đào tạo phi chính qui
-Truyền đạt thông tin - cho nông dân
- Là thiết kế thực hiện các hoạt động giúp nông dân để: Nâng cao sản lượng nôngnghiệp Nâng cao hiệu quả sản xuất Cải thiện mức sông và thu nhập cho nông dân Cải tiếnphương pháp và kỹ thuật canh tác Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sản xuất Nâng cao địa vị
xã hội cho nông dân
(iv) Theo Cục Khuyến nông Việt Nam (2000), khái niệm khuyến nông được định nghĩa nhưsau:
“Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họhiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinhnghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyếtđược các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống,nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới”
Khái niệm trên đã thể hiện rõ bản chất công việc cũng như mục tiêu cuối cùng của Khuyếnnông là:
Hoạt động khuyến nông thực chất là làm công tác đào tạo nông dân (truyền thông huấn luyện nông dân)
Nông dân biết và tự quyết mọi hành động của họ
- Nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn - Nhằm nâng cao đời sống kinh tế, vănhoá, xã hội …cho người nông dân
2.2 Nhiệm vụ chức năng của khuyến nông
Bản chất của khuyến nông xem ra khá thống nhất ở mọi quốc gia, nhưng nhiệm vụ chứcnăng của khuyến nông không thống nhất do phạm vi hoạt động khuyến nông rất rộng Cácquốc gia khác nhau có điều kiện đất đai, khí hậu, kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục tậpquán …khác nhau; người giàu nghèo khác nhau, trồng trọt chăn nuôi, bảo quản chế biếnnông sản khác nhau v.v nên họ hiểu nhiệm vụ chức năng của khuyến nông có khác nhau
Ví dụ: Theo Mosher, 1979 cho rằng khuyến nông có 6 nhiệm vụ chức năng chủ yếu là: - Giảiquyết đầu vào cho sản xuất nông nghiệp - Giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp -Công tác tín dụng - đào tạo cán bộ khuyến nông, đào tạo nông dân sản xuất nông nghiệp -
Trang 12Lập các tổ chức xã hội và dịch vụ hỗ trợ nông dân sản xuất - Thực hiện các thực nghiệmthẩm tra tiến bộ kỹ thuật (TBKT) để ứng dụng vào sản xuất
Nhưng theo Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI, khuyến nông có 10 nhiệm vụ chức năng chủyếu được tóm lược như sau:
- Thu thập và truyền đạt thông tin
- Phát hiện các thuận lợi khó khăn và đề xuất các giải pháp khắc phục
- Xây dung hệ thống xã hội hỗ trợ
- Lựa chọn mục tiêu khuyến nông cho tong khu vực
- Chuyển giao TBKT mới cho nông dân
- Lựa chọn phương pháp dạy phi chính qui cho người lớn tuổi
- Đánh giá và thử mghiệm TBKT mới
- Thực hiện các hoạt động khuyến nông
- Hướng dẫn truyền đạt thông tin cho các khuyến nông viên cơ sở
- Chức năng điều hành công tác khuyến nông cho các khu vực
Theo Việt Nam (NĐ13/CP/1993) đã qui định cụ thể nội dung công tác khuyến nông:
- Phổ biến những tiến bộ trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến nông lâm thủy sản vànhững kinh nghiệm điển hình tiền tiến cho nông dân
- Bồi dưỡng và phát triển kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để sản xuất kinh doanh cóhiệu quả
- Phối hợp với các cơ quan cung cấp cho nông dân những thông tin về thị trường giá cả nôngsản đẻ nông dân bố trí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
Để phù hợp với thực tế sản xuất mới hiện nay, NĐ số 56/2005/Nđ-CP ngày 24/6/2005 và TT
số 60/2005/TT/BNN đã qui định mục tiêu khuyến nông-khuyến nông:
- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học
kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thunhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông,khuyến nông
2.3- Vai trò của khuyến nông/khuyến ngư
Trang 132.3.1 Khuyến nông/khuyến ngư có vai trò là cầu nối:
Có thể diễn đạt khuyến nông có vai trò cầu nối thông tin 2 chiều giữa nông dân với 8 đầumối theo sơ đồ sau:
- Cầu nối nông dân với Nhà nước: Việt Nam có khoảng 70% là nông dân Trình độ dân tríchưa cao nên không thể mọi người nông dân đều hiểu được mọi đường lối chủ trương chínhsách của đảng, Chính phủ về nông nghiệp Khuyến nông có vai trò giúp nông dân nâng caonhận thức trong quá trình sản xuất sao cho sản xuất có hiệu quả và phù hợp với đường lốilãnh đạo của Nhà nước Ngược lại thông qua cầu nối khuyến nông/nông Đảng và Chính phủhiểu được tâm tư nguyện vọng cùa nông dân, những nhu cầu bức xúc của nông dân trong sảnxuất, cuộc sống và phát triển nông thôn
- Cầu nối nông dân với nghiên cứu: Khuyến nông giúp nông dân lựa chọn áp dụng nhữngTBKT mới phù hợp với điều kiện địa phương mình, gia đình mình Ngược lại qua quá trìnhnông dân áp dụng những sáng tạo kỹ thuật mới mà các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứukhoa học biết nên nghiên cứu những gì cho phù hợp sản xuất
- Cầu nối nông dân với môi trường: Khi nông nghiệp phát triển, sản xuất nông nghiệp hànghóa thì phải quan tâm đến vấn đề môi trường để sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp antoàn cho đời sống và môi trường sống của mọi người dân trong cộng đồng và xã hội
Ví dụ: một vùng chuyên canh sản xuất rau phải quan tâm đến sử dụng phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, biện pháp phòng trừ tổng hợp APM Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi Thủy sảnphải lưu ý đến vấn đề nước thải v.v
- Cầu nối nông dân với thị trường Sản phẩm nông nghiệp phải được sử dụng và tiêu thụ Do
đó vấn đề thị trường là một trong những nhân tố có tác dụng rất lớn đến kết quả và hiệu quảsản xuất Để sản xuất nông nghiệp hàng hóa cần phải quan tâm đến qui luật kinh tế thịtrường; quan tâm đến số lượng, chất lượng, bao bì mẫu mã (thương hiệu) và tiếp thị thịtrường các sản phẩm
- Cầu nối nông dân với nông dân sản xuất giỏi Ở Việt Nam từ 1988 thực hiện “Khoán 10”chuyển từ sản xuất tập thể sang sản xuất kinh tế hộ gia đình và trang trại theo hướng nôngnghiệp hàng hóa rất cần có vai trò khuyến nông Khuyến nông giúp nông dân tăng cườngtính cộng đồng trong sản xuất nhằm đảm bảo môi trường sinh thái trong sạch và bền vững
Nhà nước
Nhà nghiên cứu
Môi trường
Nông dân sản xuất giỏi Các doanh nghiệp Các ban ngành, đoàn thể Quốc tế
Hình 1.1 sơ đồ liên quan giữa nông dân với các thành phần trong xã hội
Cấu nối khuyến nông
Trang 14Khuyến nông giúp nông dân có được những giải pháp khắc phục vấn đề môi trường sống bị
ô nhiễm
- Cầu nối nông dân với các doanh nghiệp Các doanh nghiệp có tầm quan trong giải quyếtđầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp Khuyến nông đã góp phần tăng cường mối liênkết giữa nông dân với các doanh nghiệp
- Cầu nối nông dân với các tổ chức chính quyền, đoàn thể và các ngành hữu quan: Khuyếnnông không hiệu quả nếu hoạt động đơn độc Hoạt động khuyến nông mang tính cộng đồng.Thực hiện một nội dung nào đó cần có sự phối hợp rất chặt chẽ của mọi cấp, mọi ngành, mọiđoàn thể
- Cầu nối nông dân với Quốc tế: để có được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế, tiếp cận thịtrường thế giới cần có vai trò của khuyến nông Khuyến nông giúp nông dân nhận biết trong
cơ chế kinh tế hội nhập hiện nay nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và thị trường tiêuthụ sản phẩm…
- Mối “liên kết 4 Nhà” Một trong những cầu nối khuyến nông quan tâm hiện nay là mối
“Liên kết 4 Nhà” (hình 1) Mọi tác động của Nhà nước, Nhà khoa học cũng như Nhà doanhnghiệp ở mối liên kết này đều tác động đến nông dân mới thể hiện hiệu quả
Nhà nước trong mối liên kết này
thể hiện xác định định hướng và
kế hoạch thực hiện cho các hoạt
động của các doanh nghiệp cùng
như nghiên cứu của cơ quan khoa
học, các nhà khoa học Nhà nước
xây dựng Pháp chế, các tiêu chuẩn
kỹ thuật ngành
Các nhà khoa học cần nghiên cứu
đáp ứng nhu cầu sản xuất nông
nghiệp của nông dân Họ cần liên
kết với các doanh nghiệp để thu hút nguồn vốn phục vụ nghiên cứu và thúc đẩy nhanh đưaTBKT học vào sản xuất
Nhà doanh nghiệp thường phải phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học và khuyến nôngcông tác nghiên cứu cũng như chuyển giao kết quả TBKT vào sản xuất Nhà doanh nghiệpcòn có vai trò giải quyết đầu vào (vốn, vật tư kỹ thuật) và đầu ra cho sản xuất nông ngiệpcủa nông dân
2.3.2 Vai trò khuyến nông trong chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam: thể hiện khá rõ
rệt ở 2 khía cạnh:
(i) Giai đoạn sản xuất nông nghiệp HTX theo kế hoạch hóa Nhà nước:
Hình 1.2 : Sơ đồ liên kết 4 nhà trong hoạt động khuyến nông
NHÀ NƯỚC
NHÀ NÔNG
NHÀ KHOA HỌC DOANH NGHIỆP
Trang 15Mỗi HTX cũng như nông trường quốc doanh đều có tổ khoa học kỹ thuật (KHKT) để thựcthi những nhiệm vụ chỉ đạo của ban quản trị HTX… cácTBKT, tiến bộ trong tổ chức quản lýsản xuất từ cấp trên quán triệt đến HTX, nông trường quốc doanh được xem như hoàn thành.Khi chuyển sang kinh tế hộ gia đình “Khoán 10”, người nông dân tự do kinh doanh trênmảnh đất, chuồng trại … của mình nên khuyến nông cần đến từng hộ gia đình và thậm chíphải đến từng người lao động
(ii) Khi Việt Nam chuyển từ nền nông nghiệp theo kế hoạch hóa Nhà nước sang sản xuấtnông nghiệp hàng hóa thì rất cần vai trò cầu nối của khuyến nông để hướng dẫn nông nôngdân sản xuất ra sản phẩm để bán nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao Vì vậy cần phải tìmhiểu và tìm kiếm thị trường (nông dân sản xuất cái gì? sản phẩm sản xuất ra sử dụng ra sao?,tiêu thụ thế nào?, bán ở đâu?, số lượng và giá cả? v.v) Sản phẩm nông nghiệp hàng hoá cầnđảm bảo số lượng, chất lượng …đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
Ví dụ một HTX nuôi trồng Thủy sản chuyên nuôi cá chép chất lượng cao (cá chép giòn) thìcán bộ khuyến nông cần nắm bắt nhu cầu thị trường về kích cỡ, số lượng cá giống, thời giancung cấp, phương thức vận chuyển…, để hướng dẫn nông dân thực hiện đúng với nhu cầucủa người nuôi
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần làm tốt quảng bá, tiếp thị để nhiều người biết đến Thựchiện công việc này cần phối hợp làm tốt công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiệnthông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh TW và địa phương, ti vi, tổ chức và thamgia các hội chợ trong và ngoài nước, thông tin trên Webside …
2.3.3 Khuyến nông góp phần xoá đói giảm nghèo
Như đã phân tích mục tiêu cơ bản của khuyến nông khuyến nông là làm như thế nào để nôngnghiệp phát triển, nông thôn phát triển nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá xã hội nôngthôn Vấn đề ứng dụng và xã hội hóa các quy trình sản xuất giống cá nhân tạo đưa nghề nuôiTủy sản phát triển như hiện nay đếu có sự đóng góp của các cán bộ khuyến nông các cấpthông qua các dự án của trung ương cũng như địa phương
2.3.4 Khuyến nông liên kết nông dân, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ nhau sản xuất
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, ở nông thôn có sự phân hóa hóa giàu ngèo Những hộgia đình sản có điều kiện kinh tế, có kiến thức trở nên giàu có, trong khi đó có những hộ giađình làm ăn yếu kém, gặp rủi ro dẫn đến cuộc sống khó khăn Để giảm bớt khoảng cách giàunghèo, cá bộ khuyến nông cần làm tốt vai trò cầu nối giữa những nông dân sản xuất giỏi vớimọi người nông dân, nhất là nông dân sản xuất yếu kém trong cộng đông
Ví dụ khuyến nông coi trọng tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham quan học tập các điểnhình, tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông v.v Những việc làm đó đã liên kết nông dân, tăngcường sự hợp tác, hỗ trợ nhau sản xuất
2.3.5 Nguyên tắc hoạt động khuyến nông
Trang 16Có 5 nguyên tắc cơ bản :
(i) Xuất phát từ nhu cầu của nông dân sản xuất và yêu cầu phát triển của ngành nghề
(ii) Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với nhàngười sản xuất và giữa những người sản xuất với nhau
(iii) Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, khuyến nông
(iv) Dân chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của người sản xuất
(v) Các hoạt động khuyến nông, phải phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sản xuất hàng hoáphục vụ cho yêu cầu xuất khẩu
Qua thực tế công tác tại các địa phương, để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông có thể
cụ thể hoá một số nguyên tắc sau:
(a) Nông dân tự nguyện, dân chủ cùng có lợi
Do người nông dân tự do kinh doanh trên mảnh đất, ao hồ, chuồng trại của mình nên tính tựchủ của nông dân lá yếu tố quyết định Thực tế những năm qua đã cho thấy những gì nôngdân thấy có lợi họ tự quyết định thực hiện và là nhân tố quyết định sự thành công Một số dự
án khi triển khai thực hiện có sự tài trợ kinh phí nhưng nông dân không tự nguyện (do họchưa nhận thấy hiệu quả kinh tế) thì sẽ dẫn đến giảm hiệu quả của khuyến nông, đó là bàihọc kinh nghiệm khuyến nông cần lưu ý
(b) Cán bộ khuyến nông tự nguyện
Ngoài nông dân tự nguyện, cán bộ khuyến nông cũng phải tự nguyện Công tác khuyến nôngrất phức tạp và nhiều khó khăn (nhất là nguyến nông vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí thấp,điều kiện sống khó khăn) Khi đó, sự nhiệt tình, tự nguyện công tác của cán bộ khuyến nôngrất quan trọng Cán bộ khuyến nông có tự nguyện mới có ý thức và nhiệt tình, sáng tạo trongcông tác
(c) Khuyến nông không áp đặt mệnh lệnh
Tự nguyện là nguyên tắc cơ bản của khuyến nông nên khuyến nông không nên áp đặt mệnhlệnh Khuyến nông không nên vì thành tích nào đó mà vận động hoặc gò ép cán bộ địaphương và nông dân thực hiện khi họ còn do dự nhận thấy việc họ làm chưa chắc có hiệuquả
(d) Khuyến nông không làm thay nông dân
Khuyến nông làm công tác đào tạo huấn luyện nông dân nhưng không làm thay họ
Ví dụ khuyến nông giúp nông dân hiểu biết nguyên nhân, cách phòng chống bệnh gà cúm,bệnh tôm cá để họ chủ động trong chăn nuôi chứ không làm thay người nông dân phòngchống bênh gà cúm
Trang 17(e) Khuyến nông không bao cấp nhưng có hỗ trợ.
Nông dân là nhân tố bên trong quyết định; khuyến nông là nhân tố bên ngoài quan trọng do
đó khuyến nông không nên bao cấp, nhưng có hỗ trợ Hiện nay để khích lệ nông dân, ở khâunày khâu khác khuyến nông còn có bao cấp
Ví dụ: Nông dân tham dự tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập… không phải đóng gópkinh phí, hỗ trợ tiền đi lại
Nhìn chung, khuyến nông sẽ hỗ trợ những gì nông dân không thể có được hoặc có đượcnhưng rất khó khăn, hoặc cần thời gian dài
Ví dụ: năm 2006 tỉnh Hậu Giang đã mở các lớp dạy nghề nuôi Thủy sản cho nông dân có hỗtrợ môt phần kinh phí mua cá giống và thức ăn để nuôi cá Kết quả sau 2 năm, phong tràonuôi cá rô, cá Thát lát và Hậu giang đã xây dựng xong thương hiệu hai loài cá này
Khuyến nông không bao cấp mà chỉ có hỗ trợ một phần còn có cơ sở liên quan đến tâm lýcon người Sự nỗ lực tự chủ của nông dân là hết sức quan trọng Nó là nhân tố bên trongmang tính quyết định Tuy nhiên khuyến nông rất quan trọng vì khuyến nông như chất xúctác của một phản ứng hóa học giúp nông dân có cơ hội thực hiện tốt, thực hiện nhanh mộtcông việc nào đó họ đang phải quan tâm và mở rông qui mô áp dụng
(f) Khuyến nông làm tốt vai trò cầu nối và thông tin 2 chiều
Điều kiện dân trí, kinh tế, văn hóa … của nông dân có nhiều hạn chế nên vấn đề thông tinđối với nông dân là rất quan trọng Khuyến nông phải làm tốt vai trò cầu nối và thông tin 2chiều Có rất nhiều cầu nối nhưng khuyến nông cần đặc biệt coi trong cầu nối giữa nông dânvới nghiên cứu Vai trò cầu nối của khuyến nông trong “Liên kết 4 Nhà”
(g) Khuyến nông phải đảm bảo tính công khai, công bằng
Tính công bằng khuyến nông thể hiện ở chỗ công bằng giữa các địa phương và công bằngnông dân trong cùng địa phương Các địa phương cùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, vănhóa…như nhau cần được sự quan tâm của Nhà nước như nhau Suy nghĩ “cào bằng” khôngphù hợp trong công tác khuyến nông Tuy nhiên, trong điều kiện lực lượng, kinh phí cónhiều hạn chế thì cần tìm những giải pháp hiệu quả tại một vùng nông thôn cụ thể
(h) Khuyến nông phải phù hợp với đường lối chính sách của đảng và Chính phủ
Mọi chương trình dự án khuyến nông nếu phù hợp với đường lối chủ trương chính sách củaĐảng, Chính phủ thì nội dung khuyến nông đó triển khai thuận lợi, có khả năng thành công.Nếu nội dung khuyến nông đi ngược với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Chínhphủ thì nội dung khuyến nông đó rất khó thực hiện
Ví dụ: triển khai nuôi cá nước lạnh (cá Tầm, cá Hồi) ở một số địa phương (Lào cai, Sapa, ĐàLạt) đã thu được kết quả tốt
(i) Phải có sự phối hợp hoạt động giữa khuyến nông với các bộ phận liên quan
Trang 18Khuyến nông phải làm tốt vai trò cầu nối và thông tin 2 chiều Có rất nhiều cầu nối nhưngkhuyến nông cần đặc biệt coi trong cầu nối giữa nông dân với nghiên cứu Trong các mốiliên kết này khuyến nông phải làm tốt công tác thông tin 2 chiều giữa nông dân với Nhànước, nông dân với nghiên cứu, nông dân với các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu với cácdoanh nghiệp
2.4- Khái quát một số khó khăn, thuận lợi trong công tác khuyến nông
2.4.1 Những khó khăn
-Cơ cấu tổ chức hệ thống khuyến nông quốc gia có số lượng cán bộ khuyến nông của nhànước rất hạn chế Một trạm khuyến nông chỉ có 2-3 cán bộ, thậm chí có nơi không có cán bộkhuyến nông
- Thiếu cán bộ chuyên sâu về khuyến nông
- Thiếu cán bộ có kinh nghiệm là công tác khuyến nông, khuyến ngư
- Tư duy chời đợi, ỷ lại: Trứớc đây do nền sản xuất theo kế hoạch hoá, Nhà nước bao cấpkéo dài đã hình thành tư tưởng trông đợi sự giúp đỡ của Nhà nước nên đã gây cản trở chocông tác khuyến nông
- Bảo thủ, chậm đổi mới tư duy thời gian bao cấp công tác khuyến nông có 2 khó khăn lớn: Thứ nhất: Nếu như trước đây công tác khuyến nông đến HTX được xem như khâu cuối
cùng thì nay công tác khuyến nông phải thực hiện đến từng hộ và thậm chí từng người laođộng
Thứ hai: Nông dân chưa quen với sản xuất nông nghiệp hàng hóa có chất lượng cao, số
lượng lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường
(iii) Nguyên nhân của khó khăn
- Dân đông là một khó khăn lớn vì một trong những mục tiêu của khuyến nông là nâng cao
đời sống kinh tế nông dân Dân càng đông, càng khó khăn nâng cao mức sống nông dân Vớimức tăng năng suất lao động không đáp ứng được mức gia tăng dân số Chính vì thế tuyêntruyền hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch là một nội dung cần đặc biệt quan tâm trong công táckhuyến nông
- Dân trí thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo khó và khó khăn cho công tác khuyến
nông (những năm gần đây trình độ dân trí ở nông thôn đã được nâng cao đáng kể) Dân tríthấp thể hiện ở nhiều mặt như: Tình độ văn hóa còn thấp, không đồng đều Dân trí thấp còn
do thiếu thông tin
- Cơ sở hạ tầng còn thấp kém: Cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường trạm, kho
tàng) thấp kém đã gây khó khăn trực tiếp đến đời sống nông dân, hạn chế đến lao động sảnxuất, khó khăn đến thực hiện các chương trình dự án khuyến nông không nhỏ
Trang 19- Đội ngũ cán bộ khuyến nông còn nhiều hạn chế Như chúng ta đã biết cuối năm 1993
nước ta mới thành lập hệ thống khuyến nông, năm 1996 một số trường Đai học mới đưa mônhọc khuyến nông vào chương trình đào tạo, năm 2000 trường Nông lâm Tp Hồ Chí minh làtrường đại học sớm nhất của nước ta mới bắt đầu đào tạo chuyên ngành khuyến nông và pháttriển nông thôn … nên chúng ta chưa có chuyên gia đầu ngành về khuyến nông
- Mặt khác do kinh phí đầu tư cho công tác khuyến nông của nước ta còn rất nhiều hạn
chế nên biên chế cán bộ khuyến nông cho các cấp còn thiếu nhiều cán bộ khuyến nông sovới nhu cầu sản xuất và chưa có được đội ngũ cán bộ khuyến nông giỏi nghiệp vụ
2.4.2 Những thuận lợi
- Bản chất nông dân Việt Nam rất cần cù lao động Nó còn được xem như một trong
những tiêu chuẩn đạo đức của nông dân Việt Nam Đặc điểm này rất thuận lợi cho công táckhuyến nông
- Đời sống của nông dân thấp Dân đông, dân trí thấp là khó khăn cho hoạt động khuyến
nông nhưng cũng là thuận lợi cho công tác khuyến nông Do cuộc sống còn nghèo khó ngườinông dân luôn mong muốn cuộc sống có sự đổi mới, đó chính là thuận lợi cho công táckhuyến nông
- Nông dân Việt nam rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ trong công cuộcđổi mới xây dựng đất nước
2.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông.
(a) Tăng cường khuyến nông cộng đồng, xã hội hoá khuyến nông, thực hiện chuyển đổi cơchế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, phát triển nông nghiệp nâng cao đời sống kinh tế, vănhoá, xã hội cho nông dân…, thì công tác khuyến nông không phải chỉ là nhiệm vụ của các tổchức, cán bộ khuyến nông, mà là trách nhiệm chung của mọi cấp mọi ngành, mọi tổ chức xãhội và dịch vụ hỗ trợ
(b) Khuyến nông cần phát huy vai trò cầu nối và thông tin 2 chiều tới nông dân Tăng cườngđội ngũ, tổ chức quản lý, năng cao vị thế Hệ thống khuyến nông Quốc gia Khuyến nôngNhà nước là trụ cột, nhưng phải tăng cường sự phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức vàdịch vụ hỗ trợ giúp nông dân sản xuất có hiệu quả
(c) Nông dân được tự do kinh doanh trên mảnh đất của mình Họ cần năng động, chủ độngtrong sản xuất, tìm kiếm sự trợ giúp và thiết lập các mối liên kết trong sản xuất
Ví dụ: nông dân liên kết với cơ quan khoa học trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm(d) Tăng cường khuyến nông tự nguyện của các ngành, các cơ quan cũng như khuyến nông
tự nguyện của các cá nhân, các tổ chức trong và ngòai nước
(e) Nội dung và phương pháp khuyến nông Hoạt động của hệ thống khuyến nông tập trungchủ yếu vào các nhiệm vụ:
Trang 20- Xây dựng mô hình trình diễn
-Tập huấn, đào tao cho nông dân
- Hội thảo tham quan
- Phối hợp với cơ quan nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể, công ty triển khai công tác khuyếnnông
- Tổ chức hội thi, tôn vinh nông dân sản xuất giỏi
(f) Công tác giáo dục & đào tạo cán bộ khuyến nông
- Ngay sau cuối năm1993, thực hiện NĐ/13/CP và thông tư 02/TT-LB thành lập Hệ thốngKhuyến nông, Khuyến lâm, và Khuyến nông Quốc gia
- 1994 Bộ GD&đT đã chỉ thị cho các trường đại học Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Nôngnghiệp cần xây dựng đưa môn học khuyến nông, khuyến lâm và khuyến nông vào chươngtrình đào tạo
- Nâng cao nghiệp vụ khuyến nông cũng như những chuyên đề kỹ thuật, quản lý và pháttriển nông thôn thường xuyên được tổ chức ở TW cũng như địa phương để đào tao cho cáccán bộ khuyến nông và những nông dân nòng cốt
Trang 21Chương 3
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM 3.1 Tổ chức hệ thống khuyến nông
3.1.1 Tổ chức hệ thống khuyến nông ở các nước phát triển
Tuỳ thuộc tình hình cụ thể của các quốc gia khác nhau có mạng lưới tổ chức khuyến nôngkhác nhau Nhìn chung hệ thống khuyến nông của nhiều nước đang phát triển được tổ chứctheo 3 cấp
Hình 3.1 sơ đồ khuyến nông ở các quốc gia phát triển
Có nước tổ chức khuyến nông theo 4 cấp, 5 cấp với những tên gọi các cấp khác nhau: TrungQuốc tổ chức hệ thống khuyến nông 4 cấp: (i)- Bộ Nông nghiệp (Uỷ ban khuyến nông Quốcgia, cục phổ cập kỹ thuật nông nghiệp …) (ii)- Cục khuyến nông tỉnh (iii)- Khuyến nôngphân khu (iv)- Khuyến nông làng xã Khuyến nông ở Indonesia có tổ chức: Hội đồngkhuyến nông Quốc gia - Diễn đàn khuyến nông cấp I của tỉnh - Diễn đàn khuyến nông cấp IIcủa huyện v.v
3.1.2.Tổ chức hệ thống khuyến nông/khuyến ngư ở Việt nam
Tổ chức khuyến nông Việt Nam được thành lập từ sau khi có Nghị định 13/CP ngày2/3/1993 với đặc điểm:
- Là tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, lực lượng khuyến nông cơ sở ngày càngtăng cường và củng cố
- Công tác khuyến nông được xã hội hoá: ngoài lực lượng khuyến nông nhà nước còn có tổchức khuyến nông tự nguyện, khuyến nông các viện, trường, các tổ chức, đoàn thể tích cựctham gia công tác khuyến nông
- Công tác khuyến nông được các cấp đảng, Chính quyền quan tâm ủng hộ, đây là nhân tốtích cực góp phần thắng lợi cho hoạt động công tác khuyến nông ở Việt Nam
Năm 1996, do có sự hợp nhất 2 bộ Nông nghiệp với Lâm nghiệp thành bộ NN&PTNT sátnhập 2 hệ thống tổ chức khuyến nông và tổ chức khuyến lâm thành 1 tổ chức thống nhất và
có tên: Khuyến nông - Khuyến lâm (KN-KL) theo QĐ/346/QĐ-NN ngày 8/5/năm 1996
Hệ thống Khuyến nông-khuyến lâm Việt Nam được tổ chức có 4 cấp: Khuyến nông Trungương - khuyến nông tỉnh, thành phố - khuyến nông quận, huyện, thị xã - khuyến nông cơ sởlàng xã
Trang 22Theo sơ đồ 2.2: Tổ chức quản lý ngành dọc chuyên môn từ Trung Ương (TW) là cục khuyếnnông – khuyến lâm (Cục KN-KL) đến địa phương (Khuyến nông tự nguyện làng xã) Vềquản lý Nhà nước thì Cục KN-KL, Trung tâm KN-KL trực thuộc Bộ hoặc Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhưng tổ chức Trạm khuyến nông và KN-KL thuộclàng xã trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) huyện hoặc xã phường Các cán bộ khuyếnnông viên địa phương không phải là công chức Nhà nước Kinh phí hỗ trợ cho cán bộkhuyến nông viên làng xã công tác là của địa phương
Hình 3.2 sơ đồ khuyến nông Việt Nam (từ 8/1993 đến 2002)Qua gần 9 năm thực hiện khuyến nông, cơ cấu tổ chức của Cục Khuyến nông có điểm khônghợp lý gây khó khăn cho hoạt động và quản lý khuyến nông vì Cục Khuyến nông vừa là cơquan tổ chức thực vừa quản lý Nhà nước Vì thế ngày 26/4/năm 2002 thực hiện Qđ số30/2002/Qđ/BNN-TCCB có qui định mới về công tác tổ chức thành lập Trung tâm khuyếnnông-khuyến lâm TW (tên giao dịch quốc tế gọi tắt là NEAC) NEAC trực thuộc Cụckhuyến nông - khuyến lâm Tuy nhiên, từ tháng 11/2003, hệ thống khuyến nông Quốc gia cóthay đổi theo sơ đồ sau (hình 2.3)
Bộ phận quản lý Nhà nước về khuyến nông cùng với quản lý Nhà nước về nông nghiệpthành lập Cục Nông nghiệp Tách Trung tâm Khuyến nông TW trực trực thuộc Bộ và đổi tên
là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Trung tâm Khuyến nông Quốc gia được tổ chức theo
đồ 6 bộ phận chức năng Nhưng do tình hình thực tế, mỗi địa phương tổ chức khuyến nôngcũng khác nhau
Ví dụ ở Hưng Yên coi khuyến nông như một bộ phận và nhiệm vụ của phòng NN & PTNThuyện nên không thành lập Trạm khuyến nông mà cử 2-3 cán bộ của Phòng làm công táckhuyến nông
Để phù hợp với thực tế mới, NĐ 56/2005/Nđ-CP, và TT số 60/2005/TT/BNN đã qui định: (i)Trung tâm khuyến nông Quốc gia:
Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm khuyến nông Quốc gia do Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
(ii) Ở cấp tỉnh:
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông, khuyến nông địa phươngđược quy định tại NĐ 56/2005/Nđ-CP cụ thể như sau: Tổ chức khuyến nông ở cấp tỉnhtrung tâm khuyến nông) trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, chịu sự quản lý trực tiếp của
Trạm K.nông/ngư (huyện, thị xã)
Cục K.Nông/ngư
Trực thuộc bộ
Trung tâm K.nông/ngư trực thuôc sở, tỉnh
KN cơ sở
tự nguyện
Trang 23Sở Nông nghiệp và PTNT nhưng chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trungtâm khuyến nông Quốc gia
(iii) Ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện)
Xây dựng trạm khuyến nông hoặc khuyến nông Số lượng biên chế phụ thuộc vào nhu cầu
cụ thể từng nơi
Hình 3.3 Hệ thống khuyến nông Việt Nam (từ năm 2003 đến nay)(iv) Tổ chức khuyến nông cơ sở - Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 nhân viên khuyếnnông Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đa ngành nghề có thể bố trí từ 02 nhân viênkhuyến nông trở lên; - Ở thôn, bản, phum, sóc có cộng tác viên khuyến nông Nhân viênkhuyến nông ở các xã đồng bằng phải có trình độ từ trung cấp trở lên, hoặc có trình độ phổthông trung học trở lên đối với các xã vùng sâu, vùng xa
Sau NĐ 56/2005/Nđ-CP & TT 60/2005/TT/BNN, tổ chức khuyến nông của địa phương có
sự thay đổi Hiện nay ở Việt Nam đã đạt 100% huyện tỉnh, thành phố có trạm khuyến nông.Tuy nhiên thực tế các tỉnh khác nhau có tổ chức khuyến nông, quản lý khác nhau
Trung tâm KN Quốc gia
(thuộc bộ)
Phòng
CHTH Phòng KNKL KNCNPhòng
Phòng T/tin HL
Phòng khuyến khích p/triển HTX và ngành nghề nông
Trạm K/N
K/N viên
làng xã
Trung tâm K/N
K/N tự nguyện (làng xã)
HTX
NN CLBK/nông
Các hội n/nghiệp
Đoàn thể
Doanh nghiệp
Nông Dân
Trang 24Ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập Trạm khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm thú y thành Trungtâm dịch vụ nông nghiệp Tỉnh Quảng Bình, Hà Nội sáp nhập Phòng kinh tế, Phòng thủ côngnghiệp, Phòng địa chính, Trạm khuyến nông, v.v thành Phòng kinh tế
3.2 Nhiệm vụ của khuyến nông các cấp (từ 1993-2003)
(a) Cục khuyến nông TW: Có 7 nhiệm vụ
- Xây dựng và chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các chương trình dự án khuyến nông thuộcngành Nông nghiệp
- Tham gia thẩm định các chương trình dự án khuyến nông theo quyết định của Bộ
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, những kinh nghiệm điển hình,bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức kỹ thuật và quản lý kinh tế,
- Quan hệ với các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoạctham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các qui trình, qui phạm kỹ thuật, trồng trọt, chăn nuôitrong sản xuất
- Quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, chất lượng thức ăn gia súc, phân bón … trênthị trường
- Theo dõi đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông
(b)Trung tâm khuyến nông: Có 6 nhiệm vụ
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông trong tỉnh hoặc tạiđịa phương công tác
- Phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và những kinh nghiệm, điển hình sản xuất vềnông, lâm, ngư nghiệp cho nông dân
- Bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật, quản lý kinh tế và rèn luyện tay nghề
- Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc tham gia trực tiếpvào các hoạt động khuyến nông tại địa phương
- Tham gia xây dựng và phổ biến cho nông dân thực hiện qui trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến
về thâm canh cây trồng, vật nuôi, lâm sinh và thuỷ sản
- Tổng kết đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông ở tỉnh
(c) Trạm khuyến nông: (Có 6 nhiệm vụ)
- Đưa những tiến bộ kỹ thuật theo các chương trình, dự án khuyến nông, lâm, nông vào sảnxuất đại trà trên địa bàn phụ trách
- Xây dựng mô hình trình diễn
Trang 25- Hướng dẫn kỹ thuật cho nông, lâm, ngư dân
- Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiền tiến
- Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế, thị trường cho cán bộ khuyến nông cơ sở
- Xây dung các câu lạc bộ khuyến nông sản xuất giỏi hoặc nhóm hộ, nông, lâm, ngư cùng sởthích
3.3 Nhiệm vụ chức năng của Trung tâm khuyến nông Quốc gia hiện nay
3.3.1 Những căn cứ chung
Căn cứ NĐ 86/2003/Nđ-CP, NĐ 13/1993/NĐCP của Chính phủ, và QĐ số118/2003/Qđ/BNN qui định về chức năng, nhiệm vụ TTKN Quốc gia như sau
(i) Điều 1- Trung tâm khuyến nông quốc gia là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách phápnhân, có kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu và tài khoản riêng theo qui định củapháp luật thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tất cả các hoạt độngkhuyến nông, khuyến lâm, khuyến diêm, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn (sauđây gọi chung là khuyến nông) trên phạm vi cả nước nhằm hướng dẫn trợ giúp nông dânphát triển nông nghiệp, nông thôn
(ii) Điều 2- Nhiệm vụ của Trung tâm có 11 nhiệm vụ
1- Xây dựng trình Bộ văn bản pháp luật; chính sách về khuyến nông nhằm trợ giúp nôngdân: xoá đói giảm nghèo; tăng cường sức cạnh tranh, xây dựng mô hình hợp tác xã và xãđiểrm mô hình nông thôn mới
2- Tổng hợp kế hoạch dài hạn (năm năm), hàng năm, đề xuất dự kiến phân bổ kinh phí vềcác dự án khuyến nông trình Bộ theo qui định Hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệtcác chương trình, dự án khuyến nông theo phân công phân cấp
3- Đầu mối ký hợp đồng; tổ chức thực hiện các chương trình dự án khuyến nông được giao;chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới và phối hợp nhân rông các mô hình được lựa chọn
4- Được ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết, hợp tác, dịch vụ về khuyếnnông với các tổ chức, cá nhân; chụi trách nhiệm về hiệu quả các chương trình, dự án khuyếnnông do Trung tâm trực tiếp thực hiện theo qui định của pháp luật
5- Hướng dẫn về tổ chức và phương pháp hoạt động khuyến nông phù hợp với đặc điểmkinh tế xã hội của từng vùng trong cả nước
6- Xây dưng chương trình, giáo trình, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật và nghiệp vụ cho cán bộ,khuyến nông viên và nông dân
7- Tổ chức hoặc tham gia các hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, tham quan liên quan đếnhoạt động khuyến nông
8- Thực hiện hợp tác quốc tế về khuyến nông theo qui định của pháp luật
Trang 269- Quản lý sử dụng tài sản, vật tư, kinh phí, lao động và các nguồn lực được giao theo quiđịnh
10- Theo dõi, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả các chương trình, dự án khuyến nôngtrong quá trình sau khi được duyệt
11- Thực hiện nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao
3.3.2 Hoạt động của khuyến nông các cấp
2.3.2.1 Hoạt động của Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
(i) Vai trò của hệ thống khuyến nông Nhà nước là chủ đạo và là nòng cốt cho công táckhuyến nông của cả nước
(ii) Cán bộ khuyến nông Nhà nước là những công chức Nhà nước
(iii) khuyến nông nhà nước hoạt động theo NĐ 56/2005/Nđ-CP
3.3.2.2 Nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông TW
a) Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán ngân sách hàng năm được duyệt của Bộ
b) Thu từ thực hiện hợp đồng dịch khuyến nông, khuyến nông với người sản xuất
c) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
3.3.2.3 Kinh phí khuyến nông địa phương (khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở) được hình thành từ các nguồn:
a) Ngân sách do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố cấp theo dự toán ngân sách hàng nămđược duyệt của địa phương;
b) Thu từ thực hiện hợp đồng với tổ chức khuyến nông, khuyến nông trung ương
c) Thu từ thực hiện hợp đồng dịch vụ khuyến nông với người sản xuất
d) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
đ) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
3.3.2.4 Các nguồn kinh phí khác của tổ chức khuyến nông:
a) Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước thông qua các chương trình, dự án (trong vàngoài nước) được cấp có thẩm quyền phê duyệt
b) Thu từ thực hiện hợp đồng với tổ chức khuyến nông trung ương và tổ chức khuyến nôngđịa phương;
c) Thu từ thực hiện hợp đồng dịch vụ khuyến nông với người sản xuất;
d) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
Trang 27đ) Từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3.3.1.5 Nhiệm vụ của khuyến nông viên
Để đạt được hiệu quả công tác khuyến nông có 5 nhiệm vụ cơ bản:
- Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ kinh tế, xã hội
- Là cố vấn kỹ thuật và thông tin cho nông dân
- Thực thi các chương trình, dự án khuyến nông trên địa bàn mình phụ trách
- Thực hiện tổ chức và theo dõi các mô hình sản xuất trình diễn
- Điều tra thu thập thông tin làm cơ sở để xây dung các dự án khuyến nông
3.4 Nội dung hoạt động khuyến nông
3.4.1 Những quy định chung (Chương II Nđ 56/2005/Nđ-CP đã qui định)
Điều 4 Về thông tin, tuyên truyền
1 Tuyên truyền chủ trương về: đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoahọc kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sảnxuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, thuỷ sản
2 Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiệnthông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tintuyên truyền khác
Điều 5 Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1 Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năngsản xuất, quản lý kinh tế trong nông nghiệp, thuỷ sản
2 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông
3 Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước
Điều 6 Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ
1 Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địaphương, nhu cầu của người sản xuất
2 Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản
3 Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng
Điều 7 Tư vấn và dịch vụ
1 Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thuỷ sản, thị trường, khoa học công nghệ,
áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp,thuỷ sản
Trang 282 Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giaokhoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả đầu tư, tín dụng, xây dựng dự
án, cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp,thuỷ sản theo quy định của pháp luật
3 Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát triển nôngnghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạolao động, huy động vốn, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, và ngànhnghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ và địa phương
4 Tư vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thuỷsản, nghề muối
5 Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn
6 Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sảnphẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Điều 8 Hợp tác quốc tế về khuyến nông
1 Tham gia các hoạt động về khuyến nông, trong các chương trình hợp tác quốc tế
2 Trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế
3 Mạng lưới khuyến nông làng xã có:
a Các khuyến nông viên làng xã
Họ là những người tự nguyện, không phải là công chức nhà nước Cán bộ khuyến nông viên
cơ sở có vai trò cực kỳ quan trọng vì họ là những nông dân sống trong cộng đồng, họ hiểusâu sắc tâm tư nguyện vọng của người dân hơn ai hết Họ là tác nhân thúc đẩy cao tác dụngnông dân khuyến nông nông dân Kinh phí trợ cấp cho cán bộ khuyến nông cơ sở do dânđóng góp hoặc hỗ trợ trích từ nguồn kinh phí địa phương
b.Tổ chức câu lạc bộ khuyến nông
Là tổ chức tự nguyện của nông dân nhằm tăng cường giao lưu trao đổi giúp đỡ lẫn nhau,cùng nhau tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao Ban lãnh đạo CLB khuyến nông lànhững người nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao Kinh phí củaCLB khuyến nông là khâu quan trọng giúp cho sự hoạt động của CLB khuyến nông Nó cóđược từ nhiều nguôn thu:
(i) Nông dân tham gia CLB khuyến nông đóng góp
(ii) Kinh phí do HTX tài trợ
(iii) Kinh phí do Khuyến nông tài trợ để tìm kiếm chuyên gia, hỗ trợ kinh phí đào tạo nôngdân (tập huấn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề, thăm quan học tập v.v.)
Trang 29(iv) Kinh phí do các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ Nhiều cá nhân, doanhnghiệp có điều kiện đã tài trợ giúp cho CLB khuyến nông về kinh phí, thông tin, sách kỹthuật, vật tư thiết bị giúp cho sự phát triển nông nghiệp hoặc xây dựng kiến thiết nông thôn
- Mối quan hệ giữa khuyến nông viên với CLB khuyến nông: CLB khuyến nông rất cần đến
sự giúp đỡ của khuyến nông viên và nôngợc lại Công tác khuyến nông cần tiếp cận đượcnông dân CLB khuyến nông ngoài trợ giúp một phần kinh phí, vấn đề cần thiết quan trọnghơn là thông tin về sản xuất, thị trường, kỹ thuật, đào tạo huấn luyện nông dân và kinhnghiệm tổ chức quản lý
c Hội nông dân những người cùng sở thích
Hội những người nông dân cùng sở thích là tổ chức tự nguyện, dân chủ cùng có lợi (tương tựCLB khuyến nông) Như Hội làm vườn, Hội hoa cây cảnh và chỉ hoạt động một lĩnh vực sảnxuất mà thôi Hiệu quả hoạt động của Hội nông dân những nông dân cùng sở thích phụthuộc vào: Ý thức trách nhiệm, sự nhiệt tình sáng tạo của cán bộ lãnh đạo, hình thức hoạtđộng hấp dẫn và sự quan tâm, giúp đỡ cũng như tác động tương hỗ của chính quyền, cácđoàn thể, các tổ chức xã hội và dịch vụ hỗ trợ
d HTX (Làng nghề) những nông dân cùng sở thích - “một làng 1 sản phẩm”
Hoạt động “Một làng 1 sản phẩm” có ý nghĩa rất quan trọng sản xuất nông nghiệp hàng hoá
Nó mang tính chất tuyền thống, văn hoá của một dân tộc cao nên đảng và Chính phủ ta rấtcoi trọng duy trì và phát triển
Về nguyên tắc, tổ chức…HTX những cùng sở thích cũng như CLB khuyến nông và Hộinông dân những người cùng sở thích
Điểm giống nhau giữa HTX những người cùng sở thích với Hội nông dân những ngườicùng sở thích là: chỉ hoạt động 1 lĩnh vực sản xuất Nhưng khác nhau về qui mô sản xuất.HTX những người cùng sở thích qui mô lớn hơn, lĩnh vực sản xuất chủ yếu của địa phươngmang tính ngành nghề truyền thống
Những điểm giống giữa HTX những người cùng sở thích với CLB khuyến nông: Giốngnhau về qui mô sản xuất Số hội viên lớn trong phạm vi cả làng xóm - Khác nhau về lĩnhvực sản xuất HTX những người cùng sở thích chỉ hoạt động 1 lĩnh vực sản xuất còn CLBkhuyến nông hoạt động mọi lĩnh vực sản xuất và phát triển nông thôn của địa phương
Sự giống giữa HTX những người cùng sở thích với HTX sản xuất nông nghiệp (nay là HTXdịch vụ nông nghiệp): Giống nhau về qui mô sản xuất Số hội viên lớn trong phạm vi cả làngxóm Nhưng khác nhau về lĩnh vực sản xuất: HTX những người cùng sở thích chỉ hoạt động
1 lĩnh vực sản xuất HTX sản xuất nông nghiệp hoạt động mọi lĩnh vực sản xuất và pháttriển nông thôn của địa phương HTX sản xuất nông nghiệp là tổ chức nông nghiệp củaChính phủ, còn HTX những người cùng sở thích là tổ chức hoàn toàn tự nguyện của nôngdân
Trang 30HTX những người cùng sở thích có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hànghoá ngày nay mà Khuyến nông rất quan tâm duy trì và phát triển Tổ chức HTX nhữngngười cùng sở thích của nước ta giống như “Mỗi làng một sản phẩm” của Thái Lan và NhậtBản
3.4.2 Yêu cầu cán bộ khuyến nông
Cán bộ khuyến nông là người trực tiếp đào tạo các tiểu giáo viên khuyến nông hoặc đào tạotrực tiếp nông dân cần phải: “Biết mình, biết người ” theo phương châm 6 biết như Bác Hồ
đã căn dặn người cán bộ
- Biết mình: tức là cần biết những thế mạnh, thế yếu của bản thân
- Biết người: tức là biết những thế mạnh, yếu ra sao, đặc điểm tâm lý, nguyện vọng của củanông dân như thế nào
- Biết thời: biết sử dụng và tạo thời cơ thuận để thực hiện nhiệm vụ
- Biết đủ : Cần nhận biết tổng hợp mọi diễn biến và các tình huống có thể sảy ra
- Biết dùng: cần có khả năng dùng người và sử dụng tổng hợp mọi thế mạnh, khắc phụcnhững điểm yếu
- Biết biến: Nghĩa là lấy cái không thể thay đổi như chân lý, nguyên tắc …để ứng phó vớinhững sự thay đổi
Theo Trần Văn Hà thì cán bộ khuyến nông phải biết ít nhất 3 trong 6 biết trên đó là: Biết nói,
- biết làm, - biết viết Nghĩa là: - Cán bộ khuyến nông phải biết nói chính xác, nói dễ hiểu,mọi người nghe thích nghe, chăm chú theo dõi - Cán bộ khuyến nông phải là người thựchành tốt, tay nghề vững vàng, là người miệng nói tay làm, cầm tay chỉ việc - Cán bộ khuyếnnông nông phải biết viết viết báo cáo, biết phân tích và tổng hợp vấn đề, biết tuyên truyềnquảng bá, nhân rộng những đổi mới
Để làm tốt công tác, cán bộ khuyến nông hãy đến với nông dân, sống với họ, làm việc cùngvới họ, bắt đầu với những cái họ biết, xây dựng khuyến nông trên cái họ có
Để làm tốt công tác khuyến nông cần một số yêu cầu cụ thể sau:
(i)Trình độ chuyên môn đủ rộng gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học
kỹ thuật Hiểu biết tâm lý nông dân và phương pháp đào tạo phi chính qui đối với ngườilớn tuổi Một cán bộ khuyến nông ít có khả năng và không nhất thiết phải giỏi tất cả mọi lĩnhvực nhưng cần giỏi ít nhất một trong những lĩnh vực trên
(ii) Phẩm chất đạo đức Ngoài yêu cầu chung về phẩm chất đạo đức của một con người,
Cán bộ khuyến nông cần nhấn mạnh: - Là người luôn luôn yêu quí nông thôn, gắn bó nôngthôn, tôn trọng và sống hòa đồng với nông dân, tôn trọng những tri thức của nông dân - Tựnguyện, nhiệt tình công tác, không quản ngại gian khó
Trang 31(iii) Nghiệp vụ và chất lượng khuyến nông Chất lượng công tác khuyến nông phụ thuộc
vào nhiều yếu tố:
- Phụ thuộc vào trình độ chuyên môn: Nghĩa là cán bộ khuyến nông phải am hiểu chuyênmôn rộng, đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn bản thân đang thực hiện khuyến nông Cán bộkhuyến nông thực sự là chuyên gia cố vấn cho nông dân
- Phụ thuộc lòng tín nhiệm đối với nông dân: Tín nhiệm của một cán bộ khuyến nông đối vớinông dân lại phụ thuộc khá nhiều yếu tố như: độ tuổi, trình độ học vấn, địa vị, giới tính và sựthành đạt của bản thân …
- Phụ thuộc vào nghiệp vụ khuyến nông: Tức là năng lực và kinh nghiệm khuyến nông như:
Am hiểu nông dân và nông thôn, khả năng tiếp cận, xâm nhập quần chúng, khả năng truyềnđạt thông tin Khả năng đề xướng và giải quyết vấn đề, biết lựa chọn phương pháp khuyếnnông hợp lý … Nói tóm lại nghiêp cán bộ khuyến nông phải giỏi “3 biết”: biết nói, biết làm,biết viết
3.5 Khuyến nông ngoài hệ thống khuyến nông Nhà nước
Ngoài hoạt động của mạng lưới khuyến nông Nhà nước còn có khuyến nông tự nguyện Cụthể đó là:
3.5.1 Khuyến nông của các ngành, các cơ quan
Hầu như ngành chuyên môn nào cũng có khuyến nông tự nguyện Khuyến nông tự nguyệncủa các ngành sử dụng kinh phí và con người của ngành, không sử dụng kinh phí của nhànước Kết quả khuyến nông của các tổ chức này được thể hiện qua kết quả phấn đấu mụctiêu của ngành
Ngoài ra, lực lượng cán bộ trình độ cao thuộc các cơ quan chuyên môn như các viện nghiêncứu, trung tâm nghiên cứu, cũng có thể tham gia làm khuyến nông Nếu biết tận dụng lựclượng cán bộ trên cũng sẽ giảm được kinh phí của nhà nước vì mục tiêu phấn đấu của những
cơ qua trên là chuyển giao những sáng tạo nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất hoặc xây dựngphát triển nông thôn
3.5.2 Khuyến nông tự nguyện của các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước
(i) Khuyến nông tự nguyện của các cá nhân, các tổ chức trong nước
Có rất nhiều cá nhân có điều kiện kinh tế, vật tư, tri thức tự nguyện làm công tác khuyếnnông Thông thường họ giúp kinh phí, vật tư hay tri thức của họ phục vụ cho cội nguồn quêhương làng xóm của họ
Ví dụ họ qiúp cho quê hương kinh phí xây dựng 1 giếng nước sạch, làm 1 con đường, xây 1trạm xá hoặc giúp cho địa phương những vật tư sản xuất trồng trọt chăn nuôi …
(ii) Khuyến nông tự nguyện của các cá nhân, các tổ chức ngoài nước
Trang 32Sự giúp đỡ của các cá nhân, các tổ chức ngoài nước những năm qua cũng khá lớn Sự giúp
đỡ này thường thể hiện qủa các dự án Hàng năm Việt Nam có nhiều dự án tài trợ của các cánhân, tổ chức nước ngoài Họ giúp kinh phí, vật tư kỹ thuật, thậm chí họ tham gia trực tiếpcùng với khuyến nông và nông dân
xã hội và dịch vụ hỗ trợ
3.6- Quản lý khuyến nông
Quản lý khuyến nông là công tác quan trọng và thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả côngtác khuyến nông
3.6.1 Quản lý cán bộ khuyến nông, quản lý các chương trình dự án khuyến nông
(i) Quản lý cán bộ khuyến nông
Có 2 cách quản lý cán bộ khuyến nông: Quản lý cán bộ khuyến nông theo phương phápđiểm danh, chấm công Ở Inđonêxia qui định các cán bộ khuyến nông ăn mặc đồng phục,mỗi cán bộ khuyến nông có card với số hiệu qui định Hàng ngày cán bộ khuyến nông đếnnhiệm sở nhận công việc và hoàn thành công việc có trình báo Cách thứ 2 áp dụng khoáncông việc Cách này áp dụng phổ biến ở nhiều nước, Việt nam áp dụng theo cách này, mỗicán bộ khuyến nông được giao khoán đảm nhận công việc cụ thể Công việc đảm nhận cóthể được khoán chuyên trách hoặc khoán theo ngày, theo tháng, theo mùa vụ v.v đánh giácán bộ khuyến nông dựa trên mức độ hoàn thành những công việc được giao
(ii) Quản lý các chương trình dự án khuyến nông
Thực hiện các chương trình dự án là một nội dung quan trọng và phổ biến trong công táckhuyến nông Ngay từ khi hệ thống khuyến nông quốc gia được thành lập đến nay chúng ta
đã thực hiện khá nhiều chương trình dự án khuyến nông để nâng cao hiệu quả công táckhuyến nông thì việc quản lý các chương trình dự án khuyến nông, quản lý kinh phí khuyếnnông là khâu cần quan tâm đáng kể Quản lý các chương trình dự án khuyến nông thể hiện ởcác khâu sau:
- Quản lý khâu ký hợp đồng khuyến nông: Hàng năm có hàng trăm chương trình khuyếnnông được thực hiện ở mọi lĩnh vực sản xuất trong phạm vi cả nước Nội dung các hợp đồngkhuyến nông ngay nay được xác định cụ thể với sự hỗ trợ kinh phí hợp lý Trách nhiệm bên
A và bên B rõ ràng…
Trang 33- Quản lý khâu quá trình thực hiện các hợp đồng khuyến nông Quá trình thực hiên cácchương trình khuyến nông không khoán trắng cho cán bộ thực hiện mà phải báo các tiến độtừng đợt để chỉ đạo kịp thời tiếp tực thực hiện, điều chỉnh hay ngừng thực hiện khi gặpnhững trở ngại để tránh thất thoát kinh phí…
- Quản lý khâu tổng kết nghiệm thu quyết toán Khâu tổng kết nghiệm thu quyết toán cầnquản lý chặt chẽ Mọi chương trình khuyến nông hàng năm phải thực hiện theo qui định củaNhà nước được qui định trong các NĐ-CP và thông tư của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính
…
Trang 343.6.2 Vai trò nòng cốt của hệ thống khuyến nông Nhà nước
Như trên đã trình bày hoạt đông của Hệ thống khuyến nông Nhà nước mang tính chủ đạo.Ngoài ra nó là nòng cốt giúp các khuyến nông tự nguyện, nhất là khuyến nông của các cánhân, tổ chức nước ngoài tài trợ hoạt động đứng hướng phù hợp với đường lối chủ trươngchính sách cuả đảng, chính phủ, phù hợp với nguyện vọng nông dân ở các địa phương
Trang 35Chương 4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM
4.1- Một số đặc điểm chung của nông nghiệp và nông thôn Việt nam
4.1.1 Vài nét về đất đai, dân số và nông dân Việt nam.
(i) Diện tích đất đai Theo kết quả tổng điều tra 1999:
- Tổng diện tích nước ta: 32.924.061 ha (329.240 km2 )
- Diện tích đất nông nghiệp: 9.345.346 ha
- Diện tích đất lâm nghiệp và rừng: 11.575.429 ha
- Diện tích đất chuyên dùng: 1.532.843 ha
- Diện tích đất ở: 443.178 ha
- Diện tích đất chưa sử dụng (sông, núi đá…): 10.027.265 ha
(ii) Dân số và nông dân
Đến 2016, tổng dân số cả nước năm 2016: 93.420 535 người Trong đó có 76,5% dân sống ởnông thôn; 23,5% dân sống ở thành thị Số dân sống ở nông thôn có 70% là thuần nông,28% bán thuần nông, còn lại có 2% dân phi nông nghiệp Theo dự đoán của Nhà nước, đếnnăm 2020 nông dân nước ta vẫn có khoảng 50-55%, mật độ dân số: 1220 người/km2
4.1.2 Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Ở bất kỳ một quốc gia nào sản xuất nông nghiệp đều chịu sự ảnh hưởng của điều kiện tựnhiên Việt Nam là đất nước nông nghiệp, cơ sở vật chất cũng như trình độ KHKT còn nhiềuhạn chế nên mức độ ảnh hưởng do điều kiện tự nhiên không nhỏ
Ngay sau khi giải phóng miền Bắc năm 1954 và đặc biệt những năm tiếp theo, Đảng và Nhànước rất coi trọng công tác khắc phục thiên tai đối với nông nghiệp và nông dân
Ví dụ: Chúng ta đã thành công xây dựng công trình đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải từ đó đãcải tạo nhiều vùng đất trũng thành vùng đất cấy 2-3 vụ lúa
Miền Nam ngay sau những năm giải phóng thống nhất đất nước, Đảng và Chính phủ coitrọng công tác thủy nông, cải tạo đất mặn, đất phèn, phòng chhống dịch bệnh Trong nhữngnăm cuối của thế kỷ XX, đã hoàn thành những kênh đào lớn, dẫn nước ngọt từ sông Hậu quaKiên Giang để thau chua, rửa mặn biến vùng đất trũng, chua phèn của Gò Quao, Hòn Đất,Giồng Riềng (Kiên Giang) thành vùng đất cấy lúa 2-3 vụ/năm
Mặc dù chúng ta rất cố gắng, những thành tựu phát triển nông nghiệp của chúng ta là rất lớnlao nhưng đến nay điều kiện tự nhiên như lũ lụt, úng bão, sâu bệnh … vẫn còn gây tác hạikhông nhỏ đến thành quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân
Trang 364.1.3 Nông dân sống tập chung thành làng xóm
Một đặc điểm rất điển hình của nông nghiệp Việt Nam là nông dân sống tập trung thànhlàng, bản Sống quây tụ trong những làng xóm theo dòng họ từ hàng trăm năm Cũng chínhtập quán sống quần tụ thành xóm, làng nên đã hình thành rất nhiều luật lệ có tính chất địaphương, dòng họ (văn hóa làng xã) Những luật lệ đó cũng như những kinh nghiệm sống vàlao động sản xuất của nông dân ở nông thôn đời này qua đời khác hình thành nên nhữngphong tục tập quán khác nhau Đặc điểm này rất quan trọng đối với mỗi cán bộ khuyếnnông
4.1.4 Nông dân là lực lượng chủ lực của cách mạng
Đất nước ta là đất nước nông nghiệp Dân số Việt Nam là nước đông dân (thứ 14 trên thếgiới) đến nay chúng ta vẫn có trên 70% dân số là nông dân Đây thực sự là lực lượng to lớnxây dựng đất nước Trong công cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc Bác Hồ rất coitrọng nông dân Bác đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chụi; khó vạn lần dân liệu cũngxong” Nông dân ta quả thực là lực lượng chủ lực của cách mạng
4.1.5 Nông nghiệp Việt nam từ 1954 lại đây có nhiều biến đổi.
- Năm 1950-1957 thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất
Do ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vô cùng quan trọng đối với nông dân Do đó, cuộccải cách ruộng đất (1955-1956) ở miền Bắc được tiến hành sâu, rộng với khẩu hiệu “Ngườicày có ruộng” đã khích lệ nông dân ra sức sản xuất
- 1956-1959 thực hiện “Tổ đổi công vần công”: Nông dân tương thân tương ái đổi công, vầncông giúp đỡ nhau sản xuất nông nghiệp
- 1960-1980 Sau ít năm cải cách ruộng đất, người cày có ruộng Miền Bắc trở thành hậuphương vững chắc cho công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước nên nông dân nô nức vào HTX sản xuất nông nghiệp tập thể, thực hiện “Cùng làmcùng hưởng”
- 1981, thực hiện Chỉ thị 100 của BCH TW Đảng (Khoán 100) nhằm tháo gỡ những hạn chếsản xuất nông nghiệp Nội dung “Khoán 100” là “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm vàngười lao động” HTX chỉ quản lý 5 khâu: đất, nước, giống, phân bón và bảo vệ thực vật cònmọi khâu công việc do nông dân chủ động thực hiện
- 1988: Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Ban CHTW đảng khóa V, gọi tắt là
“Khoán 10” Nội dung “Khoán 10” là “Chuyển đổi cơ chế sản xuất kinh tế trong nôngnghiệp” Chuyển từ sản xuất tập thể sang sản xuất kinh tế hộ, từ sản xuất nông nghiệp tựcung tự cấp theo kế hoạch hoá Nhà nước sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá có sự điều tiếtcủa Nhà nước
4.2 Đặc điểm nông thôn và xu hướng phát triển.
Trang 37Từ sau “Khoán 10” nền kinh tế nông nghiệp của đất nước có nhiều thay đổi Ruộng đấtđược giao cho nông dân quản lý lâu dài (20 năm đối với đất nông nghiệp, 50 năm đối với đấtlâm nghiệp) Nông dân tự do sản xuất kinh doanh trên mảnh đất của mình và sản xuất nôngnghiệp theo hướng hàng hoá có sự điều tiết của Chính phủ Từ một nước thiếu lương thựcnhiều năm, năm 1989 Việt Nam đã vươn lên xuất khẩu lương thực (1,4 triệu tấn gạo) Nhiềunăm nay, Việt Nam xuất khẩu lương thực đứng hàng thứ 2 trên thế giới Đời sống về vậtchất, văn hóa, kinh tế và trình độ dân trí của nông dân được nâng cao Trong những năm quanhiều chương trình dự án được triển khai thực hiện, ưu tiên miền núi như: Dự án 327 “Phủxanh đất trống đồi trọc”, dự án “An ninh lương thực”, dự án 135 : “Xoá đói giảm nghèo”, dự
án “Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên miền Trung”, “Chương trình Sông Hồng” , “dự ánNguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững - CRSD” của Ngân hàng Thế giới v.v đã gópphần đáng kể đến việc nâng cao đời sống nông dân hiện đại hoá nông thôn Sản xuất nôngnghiệp có xu hướng tập trung theo hướng nông nghiệp hàng hoá Thực hiện “dồn điền đổithửa” đã tạo cơ hội thuận lợi sản xuất theo hướng này Nhiều trang trại được hình thành cótác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai nông nghiệp
4.3 Đặc điểm nông dân, phong tục và tập quán
4.3.1 Đạo đức và tín ngưỡng ở nông thôn.
(a) Khái niệm tiêu chuẩn đạo đức
Theo Kahi, (1968) “tiêu chuẩn đạo đức” là những quan niệm và khát vọng sống của conngười dựa trên những: Chuẩn mực để đánh giá, những chỉ dẫn về cách cư xử, và đơn giảnnhất là những gợi ý để ưu tiên” Khái niệm trên gồm 3 ý chính được xem như những thước
đo đánh giá một con người là có đạo đức hay không có đạo đức:
(i) Có nhiều chuẩn mực để đánh giá về đạo đức
Ví dụ: Tính cần mẫn siêng năng lao động là một trong những tiêu chuẩn đối với người nôngdân
(ii) Chỉ dẫn về cách cư xử giúp con người ta dựa vào đó để phấn đấu thực hiện
Ví dụ: cách cư xử giữa cha mẹ – con cái, ông bà - cháu chắt, anh – em, vợ- chồng, thày- trò,vua- tôi, chủ- thợ v.v Hàng ngàn năm qua cha ông ta đã chỉ giáo về cách cư xử như: “Cákhông ăn muối cá ươn, con không nghe lời cha mẹ trăm dường con hư” “Bán anh em xa,mua láng giềng gần” “Chết cha còn chú, chết mẹ bú dì” Khi cha, mẹ qua đời thì con cái coichú, dì ruột như cha, mẹ mình “Quyền huynh thế phụ” Khi người cha chết thì anh trưởngtrong gia đình có quyền làm chủ điều hành mọi hoạt động trong gia đình Chính vì thế vấn
đề sinh con trai, trai trưởng, cháu đích tôn đã ảnh hương sâu nặng trong tiềm thức dân ta chođến nay ít nhiều vẫn còn chi phối đến công tác thực hiện kế hoạch hoá gia đình
(iii) Thời kỳ phong kiến coi rẻ địa vị phụ nữ, có nhiều chỉ dẫn cư xử đến nay không phù hợp
Trang 38Ví dụ phụ nữ phải sống theo “tam tòng”: Tại gia tòng phụ; xuất giá tòng phu; phu tử tòng tử.Nghĩa là sống trong gia đình con gái phẩi nhất nhất nghe lời cha mẹ… Con cái chống lại sự
“sắp đặt” của cha mẹ là con bất hiếu Đạo lý này đến nay không còn thích hợp nữa
(b) Khái niệm tín ngưỡng
Theo quan điểm của Niehoff (1969): “Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một chân lýnào đó Nó minh chứng những gì con người tin tưởng và chấp nhận Nó là thực tế kháchquan Nó có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức Tín ngưỡng dù đúng hay sai, dù thích hợphay không thích hợp, may mắn hay không may mắn nhưng về logíc mà nói không có hành vinào của con người mà không có sự trợ giúp của tín ngưỡng” Tín ngưỡng thể hiện một sốhoạt động chủ yếu sau:
- Thờ cúng Thành hoàng ở Đình làng: Thành hoàng là những người có công tạo lập nên quêhương làng xóm ta, là người đã có công cứu nguy cho quê hương ta khỏi cơn hoạn nạn nào
đó, là người đã đem lại một nghề nghiệp nào đó giúp dân có được cuộc sống tốt lành v.v.Hậu thế tôn thờ là thành hoàng cầu mong sự bình yên và hạnh phúc
- Chùa là nơi thờ Phật, được xem là chốn linh thiêng Những ngôi đình chùa cổ kính với vẻ
uy thiêng mọi người dân không ai giám xâm phạm Đình chùa còn là biểu tượng của nôngthôn các nước Á châu nói chung và Việt nam nói riêng
- Thờ cúng gia tiên Thờ cúng gia tiên là một hình thức hoạt động tín ngưỡng rộng khắp vàthường xuyên Các tộc, họ và mọi gia đình đều có bàn thờ cúng gia tiên
- Tôn giáo: Tôn giáo là hoạt động tín ngưỡng rất sâu sắc của con người Theo nghĩa hẹp thìtín ngưỡng (Religion) là niềm tin của con người vào tôn giáo Tôn giáo là hình thức tổ chức
mà con người tin tưởng vào một lực lượng siêu tự nhiên đã được nhân cách hoá cao, đồngthời là sự thực hiện các nghi thức lễ nghi của con người tỏ lòng sùng bái một tôn giáo nào
đó
Như trên đã nói tôn giáo là hoạt động tín ngưỡng, là lẽ sống, là niềm tin của con người vào 1chân lý nào đó nên đã có những kẻ lợi dụng tín ngưỡng để làm những điều bất lương đem lạilợi ích cho bản thân, thậm chí phản dân hại nước
(c)Tầm quan trọng nghiên cứu đạo đức và tín ngưỡng trong công tác khuyến nông
Trong công tác khuyến nông, cán bộ cần coi trọng phong tục tập quán cũng như tín ngưỡngcủa nông dân Cán bộ khuyến nông phải:
- Tiếp cận và hoà mình với nông dân, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nông dân” Muốnvậy họ phải thể hiện được là con người có đạo đức, tôn trọng nông dân, hiểu được tâm tưnguyện vọng của nông dân, những khó khăn trở ngại trong cuộc sống cũng như sản xuất củanông dân
Trang 39- Phải biết “nhập gia tuỳ tục”, hiểu biết phong tục tập quán của nông dân Học tập có chọnlọc biết tránh những điều nông dân kiêng kỵ, kiên trì thuyết phục bài trừ những phong tụctập quán lạc hậu, hủ bại không phù hợp với xã hội văn minh ngày nay.
- Hãy tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo của nông dân Cán bộ khuyến nông không được chêbai, áp đặt ý tưởng của mình những gì liên quan tôn giáo Những hoạt động của nông dânmang tính mê tín dị đoan phải kiên trì giáo dục và thuyết phuc
4.3.2 Đặc điểm tâm lý.
(a) Tính gia trưởng, độc đoán của người nông dân
Gia đình có thể xem như đơn vị nhỏ nhất của xã hội Chủ gia đình thường là người cha,người chồng, người trai trưởng Họ là chủ, quyết định mọi hoạt động của gia đình, làng xóm
Hệ tư tưởng này kéo dài hàng ngàn năm nên xuất hiện tính độc đoán, gia trưởng của nhiềuông chủ gia đình, chủ làng xóm, chủ cơ quan và một số người lớn tuổi trong xã hội
Tính gia trưởng trong ông chủ có ưu điểm duy trì tôn ty trật tự trong một gia đình và xã hội.Song đó cũng là khó khăn cho công tác khuyến nông Đây là đối tượng cần quan tâm tácđộng đến vì họ quyết định sự thành công, thất bại của công tác khuyến nông
(b) Định mệnh, bảo thủ, thiếu óc sáng tạo
Con người ta, đặc biệt là nông dân rất tin vào số mệnh Mỗi con người có một số mệnh đãđịnh Xuất hiện đặc điểm tâm lý này phần lớn do đặc điểm sản xuất nông nghiệp:
- Thứ nhất: Thực tiễn cho thấy thành quả của sản xuất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng khálớn bởi điều kiện tự nhiên Từ đó nhiều nông dân vẫn cho rằng “Trời cho ăn thì được ăn, trờikhông cho ăn cũng phải chụi” Mặc dù lao động vất vả nhưng họ vẫn mong đợi sự ban ơncủa trời đất
- Thứ hai: Sự thay đổi trong nông nghiệp chậm chạp không “đột biến nhảy vọt” như các lĩnhvực khoa học khác Vì tin vào số phận đã dẫn đến trong sản xuất nông dân có tính bảo thủ,thiếu óc sáng tạo, không mạnh dạn đổi mới, sợ rủi ro Đặc điểm này rất trở ngại cho công táckhuyến nông, do vậy cần kiên trì và cần có giải pháp khắc phục
(c) Tính truyền thống
Quá trình sống, đấu tranh và lao động sản xuất nông dân, nông thôn đã hình thành nhiềutruyền thống Truyền thống đã chi phối hoạt động sống, lao động sản xuất và đấu tranh củamỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dòng họ và mỗi quê hương làng xóm Có những truyềnthống tốt đẹp cần duy trì, phát triển như: truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam,truyền thống hiếu học … nhưng có những truyền thống đến nay không còn phù hợp cần đấutranh hủy bỏ
(d) Tính giản dị, trung thực, đoàn kết thương yêu nhau
Trang 40Nhu cầu cuộc sống của nông dân rất giản dị, đặc điểm này được tạo nên bởi thực tế lao động
để cuộc sống bình yên, đủ ăn, con cháu khỏe mạnh là điều mong muốn lớn nhất của mỗi giađình nông dân trước đây Tính chất phác/trung thực (đoàn kết thương yêu nhau) trong cuộcsống là một bản sắc tốt đẹp của nông dân việt nam Tính giản dị, chất phác, đoàn kết thươngyêu nhau là đặc điểm tâm lý rất thuận lợi cho công tác khuyến nông
(đ) Tính tùy tiện xuê xoa
Do đặc điểm lao động nông nghiệp, sự ảnh hưởng của tính chuẩn xác đến thành quả laođộng nông dân không rõ ràng như những lĩnh vực sản xuất khác Từ đó đã tạo nên tính tínhtùy tiện xuê xoa của nông dân Đặc điểm tuỳ tiện xuê xoa của nông dân thường gây trở ngạicho công tác khuyến nông Hiểu được đặc điểm này cán bộ khuyến nông cần chỉ đạo sâu sát,kiên trì đào tạo thuyết phục nông dân
Ví dụ: Sinh trưởng của cá được nuôi bằng thức ăn có hàm lượng đạm cao (45%) nhanh hơnkhông đáng kể so với cá được nuôi bằng thức ăn có hàm lượng đạm 40%
(e) Gắn bó với quê hương làng xóm
Xóm làng quê hương đã gắn bó sâu sắc với mỗi người nông dân Tình cảm quê hương củamỗi người nông dân sâu nặng hơn nhiều so với các tầng lớp khác trong xã hội Nó thể hiện ở
sự gắn bó sâu sắc với mảnh đất quê cha đất tổ, đó là tình làng nghĩa xóm nặng sâu Đặc điểmtâm lý trên rất có lợi cho công tác khuyến nông trong việc kêu gọi sự tài trợ, giúp đỡ của các
tổ chức xã hội trong cộng đồng dân cư
(f) Tâm lý nông dân nghèo
Theo thống kê của chương trình 135 hiện nay cả nước còn trên 3000 xã nghèo Hộ nông dânnghèo thường do gia đình đông con, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn sản xuất có nhiềunguyên nhân tạo ra sự nghèo đói của nông dân:
- Kinh nghiệm sản xuất, khả năng đúc kết kinh nghiệm sản xuất kém
- Không nhạy bén với thị trường Không có định hướng sản xuất hàng hoá
- Kém tự tin, sợ rủi ro trong sản xuất và khi gặp rủi ro thường bi quan chán nản, ỷ lại vào sự
hỗ trợ của Nhà nước Họ sản xuất ít tính đến hiệu quả vốn đầu tư
- Sản xuất đơn điệu, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, ít quan tâm đến lợi ích lâu dài
- Đánh giá năng lực, nguồn lực không chính xác, nôn nóng trong sản xuất, đầu tư không hợp
lý
- Tính cộng đồng trong sản xuất không cao do mối quan hệ hẹp
- Thiếu công cụ sản xuất tiên tiến, chủ yếu lao động giản đơn
4.3.3 Những khó khăn khi học tập của nông dân