1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng

129 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 6,88 MB

Nội dung

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HỒNG QUYÊN LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ

Trang 1

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HỒNG QUYÊN

LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018

I I

Trang 2

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HỒNG QUYÊN

LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Quang Năng

THÁI NGUYÊN - 2018

I I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng” dưới

sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Quang Năng là kết quả nghiên cứu của cá nhântôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Người thực hiện

Lê Thị Hồng Quyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi cònnhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia

đình… Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến PGS.TS.

Hà Quang Năng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho

tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin gởi lời cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, tổ Ngôn ngữ học,Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tạomọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa

Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Sau Đại học đã tạo điềukiện cho tôi trong việc hoàn thành thủ tục để bảo vệ luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Quyên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3 4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của luận văn 4

6 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

1.2 Cơ sở lý thuyết 6

1.2.1 Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt 6

1.2.2 Đặc điểm chữ quốc ngữ 14

1.2.3 Đặc điểm chính tả tiếng Việt

16 1.2.4 Cơ sở lí luận về lỗi 17

1.3 Cơ sở thực tiễn 21

1.3.1 Khái quát về địa phương Hải Phòng và trường THPT Lê Ích Mộc

21 1.3.2 Giới thiệu về trường THPT Lê Ích Mộc 26

Tiểu kết 30

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC -THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG 31

Trang 6

2.3 Miêu tả, phân tích các loại lỗi 36 2.3.1 Lỗi viết sai âm đầu 36

Trang 7

2.3.2 Lỗi viết sai phần vần 42

2.3.3 Lỗi viết sai âm cuối 44

2.3.4 Lỗi viết sai thanh điệu 44

2.4 Một số nhận xét về lỗi chính tả của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc 45

2.5 Nguyên nhân và cách chữa lỗi chính tả cho học sinh trường THPT Lê Ích Mộc 46

2.5.1 Nguyên nhân 46

2.5.2 Cách chữa lỗi chính tả 48

2.5.3 Một số dạng bài tập sửa lỗi chính tả của học sinh 57

Tiểu kết 61

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI DÙNG TỪ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG 62

3.1 Dẫn nhập 62

3.2 Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại 62

3.3 Miêu tả, phân tích các loại lỗi 66

3.3.1 Dùng từ sai ý nghĩa 66

3.3.2 Dùng từ sai vỏ âm thanh dẫn đến sai nghĩa 68

3.3.3 Lỗi về kết hợp từ 70

3.3.4 Dùng từ sai phong cách 72

3.3.5 Lỗi dùng lặp từ, thừa từ 73

3.4 Một số nhận xét về lỗi dùng từ của học sinh 76

3.5 Nguyên nhân và cách chữa lỗi dùng từ cho học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - Thủy Nguyên - Hải Phòng 77

3.5.1 Nguyên nhân 77

3.5.2 Cách khắc phục lỗi 78

3.5.3 Một số dạng bài tập sửa lỗi dùng từ cho học sinh 82

Tiểu kết 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT : Chính tả

PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú

THPT : Trung học phổ thông

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng quan về lỗi chính tả đã khảo sát 33Bảng 2.2 Thống kê lỗi chính tả của học sinh theo từng khối 35Bảng 3.1 Thống kê lỗi dùng từ của học sinh theo từng khối 64

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ lỗi cấu tạo âm tiết tiếng Việt 34

Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ lỗi chính tả các khối lớp 36

Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ lỗi dùng từ các khối lớp 63

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ các kiểu lỗi dùng từ các khối lớp 65

Trang 11

1 Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trang 12

1.1 Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể

tự hào về sự phong phú và tinh tế của tiếng Việt Ngôn ngữ không chỉ là công

cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình, mà còn đóng vaitrò quan trọng trong việc phát triển tư duy cũng như hình thành, phát triển nhâncách con người Vì vậy, sử dụng tiếng Việt đúng cách chính là giữ gìn bản sắccủa tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn.Tuy nhiênhiện nay, nhiều học sinh thờ ơ trong việc rèn luyện kỹ năng làm văn dẫn đếnchất lượng bài làm của học sinh ngày càng bị giảm sút Hầu hết học sinh mắcrất nhiều lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài luận dàivới rất nhiều kiểu lỗi Trong đó lỗi chính tả và dùng từ là lỗi rất phổ biến

1.2 Chúng tôi chọn lỗi chính tả và lỗi dùng từ của học sinh trường THPT

Lê Ích Mộc làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình do các nguyênnhân sau:

- Trường THPT Lê Ích Mộc được thành lập ngày 19 tháng 7 năm 2002

nằm trên địa bàn xã Kỳ Sơn - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng Học sinh tậptrung chủ yếu ở 6 xã khu vực phía Tây Bắc của huyện, trong đó có 3 xã thuộcdiện miền núi: Kỳ Sơn, An Sơn, Lại Xuân Trong năm học 2016- 2017, trườngTHPT Lê Ích Mộc có 38 lớp với số lượng học sinh lên tới 1500 Đây là điềukiện thuận lợi để người viết có thể thu thập tư liệu phục vụ quá trình khảo sát

và thống kê Trường THPT Lê Ích Mộc được đánh giá là trường điểm củahuyện Thủy Nguyên về kết quả học tập cũng như các hoạt động phong trào

- Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy học sinhtrường THPT Lê Ích Mộc mắc số lượng lỗi chính tả và dùng từ rất cao, đặc biệtđây đều là những lỗi điển hình của học sinh Hải Phòng nói chung Điển hình

nhất là sự lẫn lộn giữa hai phụ âm l và n Bên cạnh đó, học sinh ở đây khi viết

bài hoặc làm bài còn mắc các lỗi dùng từ sai hoặc không phù hợp với văn cảnh

Trang 13

Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ của học sinh

để đưa ra các giải pháp cho vấn đề này là việc hết sức cần thiết

1.3 Từ các lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Lỗi chính tả và dùng

từ của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình với mục đích khảo

sát một cách khái quát lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT Lê ÍchMộc từ đó đưa ra hướng khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy bộ môn Văn

ở các trường THPT nói chung và trường THPT Lê Ích Mộc nói riêng

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Trên sở thống kê, phân tích các loại lỗi chính tả, lỗi dùng từ cụ thể vàcác nhân tố chi phối, chúng tôi hướng tới các đề xuất và kiến nghị cụ thể vớimục đích khắc phục được các lỗi chính tả, lỗi dùng từ phổ biến của học sinhtrường THPT Lê Ích Mộc

Trang 14

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

- Thực trạng lỗi chính tả, lỗi dùng từ và các giải pháp sửa lỗi chính tả, lỗidùng từ cho học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - HảiPhòng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các lỗi chính tả và lỗidùng từ trong các bài kiểm tra thường xuyên của học sinh trường THPT Lê ÍchMộc ở cả ba khối 10, 11, 12 Các bài kiểm tra chúng tôi dùng để khảo sát là cácbài kiểm tra thường xuyên trong năm học 2016 - 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ phápnghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp miêu tả

Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm phân tích, đánh giá các tư liệuthu thập được về hiện tượng nghiên cứu Các thủ pháp luận giải bên trong vàluận giải bên ngoài như: phân loại, tổng hợp tư liệu, miêu tả, đối lập, so sánh…các kiểu loại lỗi chính tả, lỗi dùng từ ở đối tượng học sinh khác nhau Đặc biệtchúng tôi còn chú trọng đến phương pháp phân tích miêu tả cấu âm - âm họccác đơn vị đoạn tính trong việc phân tích cấu trúc âm tiết và các âm tiết tiếngViệt nhằm chỉ ra nét đồng nhất và khác biệt giữa chúng trên chữ viết về phươngdiện phát âm thường bị tập quán phát âm địa phương làm lẫn lộn.Từ đó tránhviết sai chính tả do ảnh hưởng của phát âm gây ra

Trang 15

4.3 Thủ pháp phân loại

Dựa trên tư liệu thu thập được, người viết sử dụng thủ pháp phân loại đểchia các loại lỗi Cụ thể lỗi chính tả là lỗi phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âmcuối hay thanh điệu Tương tự lỗi dùng sai ý nghĩa của từ, lỗi dùng từ sai vỏ âmthanh, lỗi dùng từ sai phong cách, lỗi dùng sai khả năng kết hợp hay lỗi lặp từ,thừa từ Từ việc phân loại lỗi để người viết đưa ra cách khắc phục cụ thể chotừng loại lỗi

Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi còn sử dụng cácphương pháp khác như quy nạp, diễn dịch, cũng như một số phương pháp, thủpháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác

5 Đóng góp của luận văn

5.1 Về lí luận

- Việc khảo sát, nghiên cứu và phân tích lỗi, chỉ ra hệ thống các lỗi củahọc sinh tại Trường THPT Lê Ích Mộc nhằm góp phần vào việc nâng cao việcdạy và học ở trường phổ thông Đồng thời góp thêm một bước tiến mới trongviệc nghiên cứu lỗi và chỉ ra lỗi của học sinh phổ thông hiện nay

5.2 Về thực tiễn

- Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc nâng cao trình độ sửdụng tiếng Việt cho học sinh phổ thông và có thể áp dụng vào việc giảng dạycho các đồng nghiệp dạy học tại Hải Phòng

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí thuyết

Chương 2: Thực trạng và cách khắc phục lỗi chính tả cho học sinhtrường THPT Lê Ích Mộc - Thủy Nguyên - Hải Phòng

Chương 3: Thực trạng và cách khắc phục lỗi dùng từ cho học sinh trườngTHPT Lê Ích Mộc - Thủy Nguyên - Hải Phòng

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Ngay từ khi chữ Quốc ngữ được truyền bá mạnh mẽ ở Việt Nam, vấn đềchính tả và dùng từ luôn luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa vàgiáo dục quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới chất lượng giao tiếp bằng ngôn ngữnói và viết Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lỗi chính tả

và dùng từ tiếng Việt Cụ thể;

1.1.1 Tình hình nghiên cứu lỗi chính tả

Phan Ngọc trong cuốn “Mẹo giải nghĩa từ tiếng Việt và chữa lỗi chính tả” trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề chính tả của các phương ngữ đã đưa ra các

mẹo chữa lỗi chính tả

Hoàng Phê đã biên soạn cuốn “Chính tả tiếng Việt” dưới dạng một từ

điển Trong luận án của mình, Hoàng Thảo Nguyên đã khảo sát các loại lỗi

chính tả của học sinh Thừa Thiên - Huế do ảnh hưởng của phương ngữ Trung

Đỗ Đăng Duyên, Hà Quang Năng, Nguyễn Thị Năm, Nguyễn ViếtCương trên cơ sở nghiên cứu đặc trưng thổ ngữ Hải Phòng đã biên soạn cuốn

“Nghiên cứu đặc điểm tiếng Hải Phòng (Ngữ âm - Từ vựng), đề xuất một số giải pháp chuẩn hóa tiếng Việt trong ngành giáo dục Hải Phòng phục vụ sự nghiệp giáo dục và văn hóa của thành phố trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 2008”.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu lỗi dùng từ

“Lỗi từ vựng và cách khắc phục” của các tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc

Lang, Lê Đình Nghĩa Trong cuốn này các tác giả đã nêu ra chín loại lỗi Từ đótác giả mới đưa ra cách khắc phục một số lỗi xuất hiện nhiều nhất

“Từ điển lỗi dùng từ” do Hà Quang Năng chủ biên Tác giả đã xác định năm dạng lỗi cơ bản như: dùng từ sai vỏ âm thanh, dùng từ sai ý nghĩa, dùng

Trang 17

“Rèn luyện kỹ năng dùng từ và kỹ năng về chính tả” trong cuốn “Tiếng Việt thực hành” của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp Các tác giả đã

nêu ra ba loại lỗi chính về từ tiếng Việt: lỗi thông thường về dùng từ trong vănbản, lỗi chính tả, lỗi về quy tắc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài

“Tiếng Việt thực hành” của tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng

cũng đã nêu ra các cách dùng từ: dùng đúng âm thanh và hình thức cấu tạo,đúng về nghĩa và quan hệ kết hợp; dùng từ phải hợp phong cách văn bản, đảmbảo tính hệ thống của văn bản

Ngoài những công trình trên còn có một số luận văn, niên luận và khóaluận của học viên, sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm TháiNguyên như:

Trần Thị Kim Hoa với luận văn thạc sĩ (2010), “Khảo sát lỗi chính tả và dùng từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc”.

“Khảo sát lỗi chính tả của sinh viên trường Đại học Sư phạm, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái nguyên”, luận văn tốt

nghiệp của Dương Thùy Linh, sinh viên lớp Văn K36A

“Tìm hiểu lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh dân tộc Mường trường PTDTNT

tỉnh Hòa Bình”, luận văn tốt nghiệp của Bùi Hải Yến, sinh viên lớp Văn K34.

Những nghiên cứu về lỗi chính tả và lỗi dùng từ theo các hướng khácnhau đã góp phần xây dựng cơ sở lí luận quan trọng cho việc tìm hiểu lỗi Songtìm hiểu lỗi chính tả và cách dùng từ của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc vẫn

là một vấn đề mới và rất bất cập Chính vì vậy mà chúng tôi nghiên cứu đề tàinày

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt

1.2.1.1 Khái niệm âm tiết tiếng Việt

Lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác

Trang 18

Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phânchia được là bởi nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máyphát âm.

Trang 19

Tuy nhiên trong thực tế có thể có đơn vị phát âm nhỏ hơn âm tiết đó làcác âm tố không phải là đơn vị tự nhiên.Vì thế nói âm tiết là đơn vị phát âmnhỏ nhất nhưng phải kèm với tính chất tự nhiên nhất.

1.2.1.2 Cấu trúc âm tiết

Âm tiết có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt bởi

âm tiết là sự biểu hiện tập trung, đầy đủ nhất những đặc điểm của tiếng Việt vềmặt ngữ âm Mỗi âm tiết tiếng Việt mang một thanh điệu nhất định

Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính tức là trong dòng lời nói các âm tiếtđược tách bạch rõ ràng Cho nên, khi viết các chữ biểu thị âm tiết được viếtrời và cách biệt nhau Ví dụ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”? (7 âm tiết)

Âm tiết tiếng Việt có cấu tạo rất chặt chẽ và ổn định Ở dạng đầy đủ, âmtiết tiếng Việt có cấu tạo với 4 đơn vị đoạn tính (âm đầu, âm đệm, âm chính, âmcuối) và một đơn vị siệu đoạn tính (thanh điệu) được chia thành hai bậc như sau:

THANH ĐIỆU

ÂM ĐẦU

PHẦN VẦN

Như vậy, mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt giúp chúng ta có thể tìm hiểucác nguyên tắc ghi các thành phần âm vị trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt

a Âm đầu

Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết Hệ thống âm đầu trong tiếng Việt

có 22 phụ âm, đứng ở vị trí đầu âm tiết, có thể vắng mặt trong âm tiết

Đa số các âm vị đều thể hiện trên chữ viết bằng một con chữ, trừ một sốtrường hợp ngoại lệ Cụ thể:

Trang 20

TT Âm vị Chữ cái Sự thể hiện dưới dạng chữ viết

10 /z/

d tiêu diệt, diết giặc

gi khi đứng trước /a/,/ɔ/; riêng trong: giòng, già, giò

11 /l/ l lúa, làng, lụt lội

12 / t / tr trong trẻo, tròn trĩnh

14 ʐ r theo cách phát âm miền Bắc, âm đầu lưỡi - quặt

được phát âm thành đầu lưỡi - bẹt: “rực rỡ”

16 /ɲ/ nh nhẹ nhàng, nhanh nhẹn

17 /k/ k khi đứng trước /i, , e, ie/: “ký, kế, kè, kiếp, kìm,

kẹp…”

q khi đứng trước âm đệm/-w-/(trừ trường hợp “quốc”):

“quà, quả, quê, qua, quen…”

c trong các trường hợp còn lại: “cơm, canh, cà, cá,

20 /ɣ/ gh khi đứng trước /i, , e/: ghi, ghè, ghế

g trong các trường hợp còn lại: gỗ, ga, gà, gụ…

22 /p/ p Trong các từ mượn tiếng Pháp: com pa, pê đê, pin

Trang 21

Đa số các âm vị đều được thể hiện trên chữ viết bằng một con chữ, trừmột số trường hợp một âm vị có thể được biểu thị bằng nhiều chữ cái Ví dụ

“một âm vị phụ âm đầu được biểu thị bằng nhiều các cách viết khác nhau như:/k/”: c, k, q; /z/: d, gi,…

Cụ thể, có 4 âm vị được ghi không thống nhất trong mọi trường hợp

- Viết âm đầu /z/ + Ghi là d trong “diệt, diết, da”

+ Ghi là gi khi đứng trước /i/,/ie/; ví dụ: giết, giếng, giêng…

- Viết âm đầu /k/ + Ghi là k khi đứng trước /i, , e, ie/: ký, kế,kè,kiếp, kìm,kẹp…

+ Ghi là q khi đứng trước âm đệm/-w-/(trừ trường hợp “quốc”):

“quà, quả, quê, qua, quen…”

+ Ghi là c trong các trường hợp còn lại: “cơm, canh, cà, cá, con…”

- Viết âm đầu /ŋ/ + Ghi là ngh khi đứng trước/i, , e, ie/: “nghĩa, nghịch, nghiền,

nghiêm, nghe,…”

+ Ghi là ng trong các trường hợp còn lại: “ngắn, ngân, ngất, ngốc,

ngựa, ngồi…”

- Viết âm đầu /ɣ/ + Ghi là gh khi đứng trước /i, , e, ie/: ghi, ghẻ, ghế…

+ Ghi là g trong các trường hợp còn lại: gỗ, ga, gà, gụ, góa, gây…

có thể vắng mặt trong âm tiết Trong tiếng Việt chỉ có bán âm /-w-/là âm vị âmđệm Trên chữ viết, bán âm /-w-/ có sự bất hợp lí ở chỗ nó là một âm nhưngđược biểu thị bằng hai hình thức viết khác nhau, cụ thể khi viết là “u”, khi viết là

Trang 22

+ Ghi bằng o khi đứng trước các nguyên âm / a, ă, /, ví dụ:

hoa, hoành, oanh, ngoa, loang, xoăn, hòe, hoen…

Trang 23

Âm chính là âm hạt nhân, quyết định âm sắc của âm tiết Trong mô hình

âm tiết đầy đủ, âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết Âm vị đảm nhiệm

vị trí này bao giờ cũng là một nguyên âm Âm chính không thể vắng mặt trong

âm tiết Tiếng Việt có 16 nguyên âm đảm nhiệm làm âm chính, bao gồm banguyên âm đôi, 13 nguyên âm đơn (4 nguyên âm đơn ngắn, 9 nguyên âm đơn

dài) Cụ thể:

1 /ie/ ia khi âm tiết không có âm đệm, không có âm cuối: mía,

chia, phía, kia…

ya khi âm tiết có âm đầu, có âm đệm, không có âm cuối:

khuya

iê khi âm tiết có âm cuối, có âm đầu, vắng âm đệm: chiến,

chiều, tiêu…

khi trong âm tiết có âm cuối hay vắng cả âm đầu lẫn âm

đệm: quyên, khuyên, uyên, tuyết, yết, yên,yêu…

2 /ɯɤ/ ưa khi trong âm tiết không có âm cuối: chưa, thừa, mưa, xưa,

hứa, thưa…

ươ Khi trong âm tiết có âm cuối: tươi, nước, tươm,ướt…

3 /uo/ ua khi trong âm tiết không có âm cuối: mua, chua, của, tua

Trang 24

TT Âm vị Chữ cái Sự thể hiện dưới dạng chữ viết

7 /ɯ/ ư tâm tư, từ từ, lữ thứ

8 /ɤ/ ơ bơ, phở, mờ,mở

9 /ɤˇ/ â ân cần, tất bật

10 /a/ a ca, cá, tá, la, đà

11 / εˇ/ a chỉ xuất hiện trước /k, ŋ/.Lưu ý:/k/ lúc này phải viết là

“ch”; / ŋ/ phải viết là “nh”, ví dụ: ách, anh

12 /ă/ a khi đứng trước /i, u/: ai, au

ă các trường hợp còn lại: răn, bắt, cắp

13 /u/ u tu, hú, mù, thù

14 /o/ ô ô có trường độ ngắn, ví dụ: cô, bố, hố

15 // ôô ôô có trường độ dài (từ phiên âm)

oo khi đứng trước /k,y/: xoong, loong toong, rơ moóc

16 / ɔˇ/ o Các trường hợp còn lại: co, lò, dò

o ong,óc, lọng, tóc, học

Ngoài 03 nguyên âm đôi giữ vị trí là âm chính và được biểu thị bằng

nhiều hình thức viết như bảng trên thì riêng trường hợp âm vị làm âm chính /i/ được thể hiện bằng hai con chữ: i và y.

- /i/ được ghi là “y” khi:

+ Đứng trước âm cuối zêro (không có âm cuối) và âm vắng âm đầu + âm

đệm (ngoại lệ: í, ới): y học, y tế Một số trường hợp viết do thói quen (ký, lý luận).

+ Khi xuất hiện sau âm đệm: quy, duy, lụy…

- /i/ ghi là “i ” ở tất cả các trường hợp còn lại: kĩ, bỉ, ti, minh, kỉ, mĩ

Trang 25

TT Âm vị Chữ cái Sự thể hiện dưới dạng chữ viết

1 /m/ m đam, hôm, làm…

2 /n/ n đan, nan, nôm…

khi đứng sau các nguyên âm đơn hàng trước: /i/, /ε/, /e/:

inh, kênh, khênh, hành…

ng trong các trường hợp còn lại: tông, tung, tang, hang

4 /p/ p xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm(âm chính) trong các

âm tiết mang thanh sắc, thanh nặng: đáp, tập, hợp…

5 /t/ t xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm(âm chính) trong các

âm tiết mang thanh sắc, thanh nặng: đát, tốt, tạt, mạt…

6 /k/ ch khi đứng sau /i/, /e/, /εˇ/: nhích, ếch, ách…

c trong các trường hợp còn lại: các, cóc, lóc…

khi đứng sau các nguyên âm đơn dài, có độ mở của miệng

rộng(/a/, /ε/ ): cao, chèo, béo, neo, heo…

u trong các trường hợp còn lại: cau, nêu, đau,đâu, gấu…

Thanh điệu là loại âm vị siêu đoạn tính, không bao giờ vắng mặt trong

âm tiết Thanh điệu đứng trên hoặc dưới âm chính có tác dụng khu biệt âm tiết

về cao độ

Tiếng Việt có 6 thanh điệu, đó là:

- Thanh ngang: không dấu

- Thanh huyền: ghi bằng dấu huyền (` )

- Thanh ngã: ghi bằng dấu ngã (∼ )

Trang 26

- Thanh hỏi: ghi bằng dấu hỏi (? ).

- Thanh sắc: ghi bằng dấu sắc (′ )

- Thanh nặng: ghi bằng dấu nặng ( )

* Phân loại thanh điệu

Phân loại thanh điệu dựa vào 4 cách: xét về cao độ, xét về đường nét âmđiệu, xét về sự biến thiên của thanh điệu và xét về động tác nghẽn thanh hầu.Tuy nhiên, đối với việc phân biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, ta chỉ cầnghi nhớ hai tiêu chí đầu Đó là:

- Tiêu chí cao độ: Đó là sự đối lập về âm vực Theo tiêu chí này ta phân biệt:

+ Thanh điệu cao, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vựccao: thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã

+ Thanh điệu thấp, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vựcthấp: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng

- Tiêu chí âm điệu: bằng phẳng/ không bằng phẳng

+ Thanh điệu bằng phẳng (còn gọi là thanh bằng): thanh huyền vàthanh ngang

+ Thanh điệu không bằng phẳng (cũng còn gọi là thanh trắc): thanh sắc,thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng

c Cách ghi thanh điệu

- Khi xác định được ký hiệu ghi âm chính trong âm tiết (tiếng, chữ), taghi dấu thanh điệu lên trên hoặc dưới con chữ ghi nguyên âm đó, ví dụ: can,cán, càn…

- Trường hợp âm chính là nguyên âm đôi, người ta thường ghi dấu thanhđiệu lên trên hoặc dưới những con chữ có dấu phụ, kiểu: hiên, hiền, hiến, hiện,hiển

- Nếu gặp trường họp cả hai con chữ (nguyên âm) cùng ghi nguyên âm

Trang 27

1.2.2 Đặc điểm chữ quốc ngữ

1.2.2.1 Chữ cái

Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) được xây dựng theo hệ thống chữ cáiLa-tinh Chữ viết tiếng Việt gồm các chữ cái sau: “a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i,

k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y” Hiện nay bổ sung thêm bốn chữ cái

"f", "j", "w" và "z" vào bảng chữ cái quốc ngữ để hợp thức hóa cách sử dụng đểđáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại Các chữ cái đều sử dụng cácnguyên âm và phụ âm trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt để ghi lại

Ngoài các chữ cái, do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, chữ viếttiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: `(ghi thanh huyền),

(ghi thanh ngã), (ghi thanh nặng), ?ghi thanh hỏi), ’ (ghi thanh sắc).(Không dùng dấu để ghi thanh không (ngang))

1.2.2.2 Ưu điểm

Chữ quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc âm vị học (hay vẫn quengọi là nguyên tắc ngữ âm học) Nguyên tắc âm vị học trong chữ viết yêu cầugiữa âm và chữ phải có quan hệ tương ứng “1-1” Tức là mỗi âm chỉ do một kíhiệu biểu thị và mỗi kí hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, biểu thị chỉ một âmduy nhất ở mọi vị trí trong từ Vì vậy so với chữ viết của nhiều ngôn ngữ trênthế giới, chính tả của chữ quốc ngữ giản tiện hơn rất nhiều

1.2.2.3 Hạn chế

Chữ quốc ngữ ra đời vào thời kì khoa học ngôn ngữ chưa phát triển, đặcbiệt là khoa âm vị học Do đó, những bất hợp lí của chữ quốc ngữ, có thể quyvào hai trường hợp chính

a Vi phạm nguyên tắc tương ứng “1-1” giữa kí hiệu và âm thanh

Điều này thể hiện ở chỗ: dùng nhiều kí hiệu để biểu thị một âm Ví dụ:

- âm /k/ được biểu thị bằng ba kí hiệu: C, K, Q

- âm /i/ được biểu thị bằng hai kí hiệu: I, Y

- âm /ɣ/ được biểu thị bằng: G, GH

Trang 28

- âm /z/ được biểu thị bằng: D, GI.

- âm /ŋ/ được biểu thị bằng hai kí hiệu: NG, NGH

- âm /ie/ được biểu thị bằng: IÊ, YÊ, IA, YA

- âm /ɯɤ/ được biểu thị bằng: ƯƠ, ƯA

- âm /uo/ được biểu thị bằng: UÔ, UA

b Vi phạm tính đơn trị của kí hiệu

Điều này thể hiện cụ thể ở chỗ: một kí hiệu biểu thị nhiều âm khác nhautùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó Ví dụ:

- Chữ G khi đứng trước các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị âm; nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ không phải là i, e, ê, thì biểu thị âm /z/: gia, giữ ; khi G đi cùng với H, thì biểu thị âm /y/: ghi, ghế ; khi đứng trước I hoặc IE thì một mình G lại biểu thị âm /z/: gì, gìn, giết…

- Chữ a chủ yếu dùng để biểu thị âm /a/; nhưng khi đứng trước u và y ở cuối âm tiết lại biểu thị âm /ă/(lau, lay); còn trong tổ hợp IA(mía), a lại biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /ie/; trong tổ hợp UA(mua) thì a biểu thị yếu

tố thứ hai của nguyên âm đôi /uo/(buồn).

Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu còn phàn nàn về tình trạng:

- Các dấu phụ ghi thanh điệu là: huyền(\), sắc(/), hỏi (?), nặng(.), ngã(~)

và các mũ của các chữ cái (ă, â, ô, ơ, ư) gây khó khăn cho việc tập viết và in ấn,nhất là đối với người nước ngoài (“mê hồn trận” không dễ “chinh phục”)

- Chữ Quốc ngữ xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức nói sao viếtvậy nên luôn bị ảnh hưởng bởi cách phát âm mang tính vùng miền(không theochuẩn) Từ đó dẫn đến việc viết CT dựa trên phát âm phương ngữ Ví dụ, theo

phát âm chuẩn nói “con trâu”, nhưng thổ ngữ Thủy Nguyên - Hải Phòng phát

âm là “con tâu” nên một số học sinh cũng viết là: con tâu,…

- Ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm, như các trường hợp: ch, gh, kh,

nh, ngh, ph, th, tr.

Tuy nhiên những hạn chế này không đáng phải để tâm nhiều, vì chúngkhông phải là những bất hợp lí dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc cơ bản của

Trang 29

chính tả ngữ âm học và không gây ra khó khăn hay sự lộn xộn nào cho chính tảchữ quốc ngữ.

1.2.3 Đặc điểm chính tả tiếng Việt

Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ Đó là một hệthống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lốiviết hoa mà người viết phải tuân theo Theo Hoàng Phê [Từ điển tiếng Việt,

1994, tr.175] thì “chính tả - đó là cách viết chữ được coi là chuần”.Như vây,những cách viết chữ không đúng so với chuẩn được gọi là sai chính tả Quyđịnh về chuẩn chính tả mang tính xã hội cao, bắt buộc mọi người phải tuântheo Có những trường hợp sử dụng do thói quen nhưng phải được xã hội thừanhận thì đó cũng được coi là chuẩn chính tả

Khi sử dụng tiếng Việt, người viết phải tuân theo các quy định nghiêmngặt, chặt chẽ để đảm bảo chuẩn chính tả tức là chuẩn hóa hình thức chữ viếtcủa ngôn ngữ Cụ thể:

- Quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm

- Quy định chuẩn về viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết

- Quy định chuẩn về viết các dấu câu

Chuẩn chính tả có những đặc điểm chính sau đây:

- Đặc điểm đầu tiên của chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc gần như

tuyệt đối của nó Viết đúng chính tả là yêu cầu bắt buộc với tất cả mọi ngườikhi sử dụng chữ tiếng Việt.Chính vì thế, đòi hỏi người viết bao giờ cũng phảiviết đúng chính tả Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất,minh bạch, tránh trường hợp mập mờ Ví dụ: chúng ta thường viết “nghe”,

“nghiêng” không tiết kiệm bằng “nge”, “ngiêng” nhưng chỉ cách viết đầu tiênmới chuẩn chính tả Vì vậy, trong chính tả chỉ có đúng/ sai; lỗi / không lỗi

- Chuẩn chính tả có tính chất ổn định, ít thay đổi Nếu so sánh chuẩn

chính tả với các chuẩn mực khác của ngôn ngữ (như chuẩn ngữ âm, chuẩn từvựng, chuẩn ngữ pháp) thì nó ổn định hơn rất nhiều Chính điều này đã khiếncho người viết cảm thấy khó khăn trong việc tiếp nhận những biến đổi trong

Trang 30

cách viết mới do những thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức.Tính ổn định caocũng gây ra khó khăn cho chính tả Khi xã hội phát triển kéo theo ngôn ngữcũng có những thay đổi và phát triển hơn trước(mặt ngữ âm) thì chính tả vẫngiữ nguyên Chính điều này dẫn đến những mâu thuẫn, bất hợp lý Cụ thể,trong tiếng Việt có sự phân biệt phát âm giữa D và GI nhưng cho tới nay khôngcòn sự phân biệt nữa Nhưng theo chuẩn chính tả, về mặt chữ viết, vẫn có sựquy định rõ ràng về D và GI.

- Chuẩn chính tả mang tính truyền thống và số đông Điều này thể hiện

rất rõ khi nhiều hình thức chính tả cùng tồn tại Đây là kết quả của thói quen sửdụng và sự lựa chọn của đa số người trong xã hội Ví dụ như “chỏng gọng” (tuy

là chổng gọng theo từ nguyên) Và “khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thứcngữ âm mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất thì có thể tạm thời chấpnhận hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen nghiêng hẳn về một hìnhthức” Chẳng hạn như nghĩa “tham quan” và “thăm quan”; “sứ mạng” và “sứmệnh”…

- Ngữ âm phát triển, chính tả không thể giữ mãi tính chất cố hữu của

mình mà dần dần cũng có một sự biến động nhất định Tuy sự biến đổi chính tả

diễn ra chậm nhưng nó vẫn kéo theo những thay đổi về chuẩn chính tả Nhữngchuẩn chính tả thời kì này được coi là hợp lí nhưng ở thời điểm khác lại bất hợ

lý vì vậy cần có những thay đổi để phù hợp Đặc biệt hiện nay, bên cạnh chuẩnmực chính tả hiện có lại có thể xuất hiện một cách viết mới tồn tại song songvới nó, ví dụ: "bạn zai" bên cạnh "bạn trai", "dòng nước" bên cạnh "giòngnước”,… Trước tình trạng này, rất nhiều ý kiến đã lên tiếng về việc phải chuẩnhóa CT trong giai đoạn hiện nay

1.2.4 Cơ sở lí luận về lỗi

1.2.4.1 Khái niệm lỗi

Có thể hiểu một cách chung nhất, lỗi là những sai sót do không thực hiệnđúng quy tắc Trong lĩnh vực ngôn ngữ, đó là những quy tắc về viết đúng chính

Trang 31

tạo lập văn bản Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều các khái niệm về lỗi.

Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng của Nhà xuất bản Longman năm 1985 cũng đưa ra định nghĩa về lỗi như sau: “Lỗi của người học (trong khi nói hoặc

viết một ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ) là hiện tượng sử dụng một đơn vịngôn ngữ (chẳng hạn một từ, một đơn vị ngữ pháp, một hoạt động nói năng…)bằng cách mà người bản ngữ hoặc người giỏi thứ tiếng đó cho là sai hoặc làchưa đầy đủ” [dẫn theo 27 tr 13]

Tuy nhiên theo chúng tôi, khái niệm về lỗi trong Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng chưa phản ánh đúng được đặc điểm cũng như tác động của chúng đối

với quá trình sử dụng ngữ đích trong giao tiếp liên ngôn Vì vậy chúng tôi chấpnhận quan điểm cho rằng:

- Lỗi là sự lệch chuẩn so với ngữ pháp của người bản ngữ hoặc sự viphạm các quy tắc sử dụng ngôn ngữ và các quy ước về văn hóa

- Lỗi là nguyên nhân gây ra các hiện tượng trống nghĩa, mơ hồ về nghĩa

và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những sự hiểu lầm hoặc ngưng trệ giao tiếp

Các nhà ngôn ngữ học ứng dụng đưa ra sự phân biệt giữa hai loại lỗi, đó là:

- Lỗi do người học chưa có hiểu biết đầy đủ Đây là lỗi thường xảy ra vớingười học ngôn ngữ thứ hai Theo S.P Corder, loại lỗi này mang tính hệ thống,lặp lại nhiều lần, cần được quan tâm, là đối tượng của phân tích lỗi

Trang 32

- Sai sót do người học thiếu chú ý, mệt mỏi lơ đãng hoặc một số dạngkhác của sự thể hiện ngôn ngữ Đây là những lỗi mang tính chất ngẫu nhiên,không có chiều sâu nên không được coi là đối tượng của phân tích lỗi.

Trang 33

1.2.4.2 Các giai đoạn phân tích lỗi

Theo S P Corder, phân tích lỗi gồm ba giai đoạn:

a Giai đoạn một - nhận diện lỗi

Cần phải hiểu lỗi là gì trước khi tiến hành nhận diện một lỗi Ở giai đoạnthứ nhất này, Corder đã chia lỗi thành ba loại, đó là: Lỗi trước hệ thống; Lỗisau hệ thống; Lỗi hệ thống

Một quy luật chung mà Corder đưa ra là: tất cả các câu trong ngôn ngữcủa người học đều được coi là “có thể sai” cho đến khi xác minh được chúng

Và ông cho rằng “nhận diện lỗi chủ yếu phụ thuộc vào sự diễn giải chính xáccủa người học Khi giai đoạn nhận diện lỗi hoàn thành sẽ chuyển sang giaiđoạn miêu tả lỗi

b Giai đoạn hai - miêu tả lỗi

Ở giai đoạn này, giáo viên cần chỉ cho người học thấy những sai lầm mà

họ đã mắc phải Corder cho rằng “mục đích của việc phân tích lỗi là giải thích lỗi về khía cạnh ngôn ngữ học và tâm lí học để giúp người học học được” Điều

quan trọng, chúng ta nên tìm những lỗi lặp đi lặp lại để có thể quan sát đượccác quy tắc mà người học đang sử dụng

c Giai đoạn ba- giải thích lỗi

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong phân tích lỗi Giai đoạn này mangtính chất tâm lý ngôn ngữ học

1.2.4.3 Ý nghĩa của việc phân tích lỗi

Có thể khẳng định, việc phân tích lỗi cho thấy lỗi có ý nghĩa rất quantrọng với người sử dụng ngôn ngữ Cụ thể:

- Lỗi là một điều tất yếu, không thể thiếu với người học Việc phân tíchlỗi sẽ giúp người học không tái phạm những lỗi mà họ đã mắc phải Đây cũng

là cách thức người học sử dụng để học

- Lỗi có thể cho giáo viên nắm bắt được trình độ của người học, từ đógiáo viên có thể biết được mình nên dạy học sinh cái gì, dạy như thế nào để đạthiệu quả cao nhất

Trang 34

- Cung cấp cho nhà nghiên cứu những chứng cứ về việc ngôn ngữ đãđược học như thế nào, người học đã sử dụng những biện pháp, chiến lược gìtrong quá trình khám phá ngôn ngữ.

- Phân tích lỗi cung cấp những phản hồi đối với lí luận ngôn ngữ

1.2.4.4 Lỗi chính tả và dùng từ thường gặp của học sinh phổ thông

a Lỗi chính tả thường gặp của học sinh phổ thông

Lỗi sai do nhầm dấu thanh điệu: tiếng Việt có 5 dấu ghi các thanh:

-(ngang); ` (huyền); ~ (ngã); ? (hỏi); (sắc); (nặng) Trong quá trình sử dụng,

người viết nhầm dấu sẽ nhầm ra chữ khác và khác nghĩa Ví dụ như: “Bé bị ngã” viết thành “Bé bị ngá” (nhầm thanh ngã (~) với sắc (/).

- Lỗi về quy tắc viết hoa: lỗi này nhầm do không xác định đước tên riêng

hay đầu câu, đầu dòng,…V í d ụ : Hải phòng, Hà nội ( không viết hoa tên riêng)

- Lỗi do viết sai với phát âm chuẩn

+ Lỗi viết sai phụ âm đầu: chủ yếu do không phân biệt giữa cách phát

âm và viết, chủ yếu thường gặp ở các phụ âm: N/L, Tr/Ch; S/X; R/Gi/D…

+ Lỗi viết sai phần vần ( lỗi viết sai âm đệm, lỗi viết sai âm chính và lỗiviết sai âm cuối)

b Lỗi dùng từ thường gặp của học sinh phổ thông

- Dùng từ sai ý nghĩa: là dùng từ không đúng với nghĩa mà từ biểu thị

- Dùng từ sai vỏ âm thanh dẫn đến sai nghĩa: Âm thanh và hình thức cấutạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ Nếu cái biểu đạt mà bị dùng sai thì hệquả kéo theo là cái được biểu đạt sẽ không đúng hoặc vô nghĩa

- Lỗi về kết hợp từ: Từ là đơn vị ngôn ngữ trực tiếp cấu tạo nên câu Vàkhi thực hiện chức năng cấu tạo câu, các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ phápcủa từ được hiện thực hóa trong những mối quan hệ ràng buộc với nhau Nếucác từ không được phối hợp theo đúng quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa thì sẽtạo ra lỗi kết hợp

- Dùng từ sai phong cách: là những từ mà giá trị phong cách của nókhông phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản

Trang 35

- Lỗi dùng lặp từ, thừa từ:

+ Lỗi dùng lặp từ là hiện tượng lặp đi lặp lại một cách tự phát và không

cần thiết những từ, ngữ nào đó trong câu.Lỗi này sẽ làm cho câu văn đơn

điệu, nặng nề, tạo ra những yếu tố thừa thãi không cần thiết, và có thể làmcho câu văn sai cấu trúc ngữ pháp, lủng củng về ý nghĩa

+ Lỗi thừa từ ngữ là hiện tượng sử dụng từ, ngữ có nội dung biểuđạt đồng nhất hay bao hàm lẫn nhau trong văn cảnh, và sự đồng nhất hay baohàm này là không cần thiết

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Khái quát về địa phương Hải Phòng và trường THPT Lê Ích Mộc

1.3.1.1 Đặc điểm địa lí, văn hóa và xã hội Hải Phòng

Hải Phòng- thành phố hoa phượng đỏ - thành phố c ả n g q u a n t r ọn g , làtrung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất p h í a B ắ c V i ệ t N a m

Hải Phòng có diện tích đất là 1.561,7 km²; dân số (năm 2018) là2.352.000 (tính cả người không đăng kí cư trú) Trong đó thành thị là 1.223.040(52%); nông thôn là 1.218.960 (48%) Mật độ dân số là 1506 người/km² Đượcthành lập vào năm 1888, Hải Phòng nhanh chóng phát triển và là thành phố lớnthứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong

5 t h à n h ph ố t r ự c t h uộ c t r u n g ư ơ n g Hải Phòng đã được công nhận là đ ô th ị l o ạ im

ộ t t rung tâm cấp quốc gia, cùng với Đ à N ẵ n g v à Cầ n T hơ

Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ trung bình từ 0,6 0,8 km/1 km², tất cả đều đổ ra biển tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào

-nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây Hải Phòng nổi tiếng với khurừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà Ngoài ra, tại Tiên Lãng còn có mạch suốikhoáng ngầm duy nhất ở đồng bằng sông Hồng, tạo ra khu du lịch suối khoángnóng Tiên Lãng được nhiều người yêu mến

Hải Phòng có bờ biển trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi rất lớn vềcảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và cả

Trang 36

nước Hơn nữa, Hải Phòng còn nổi tiếng với những bãi tắm sạch đẹp như Cát

Thời tiết Hải phòng mang tính chất c ậ n n hi ệ t đ ớ i ẩm ấ m đ ặc trưng củathời tiết miền Bắc Việt Nam

Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thôngtin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang -một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc Hải Phòng là đầu mốigiao thông đường biển, là một trong những động lực tăng trưởng của v ùn g k i n h

t ế t r ọ n g điểm Bắc b ộ Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp và làmột trong 2 trung tâm phát triển của Vù n g Kin h t ế t r ọn g đ i ể m Bắc B ộ HảiPhòng có rất nhiều khu công nghiệp do nước ngoài đầu tư, các trungtâm thương mại và d ị ch v ụ , giáo dục, y tế… Hải Phòng chính là một cực tăngtrưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hải Phòng còn giữ vị trí tiềntrạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Q u â n k h u 3 v à Bộ tư lệnh Hảiquân Việt Nam

1.3.1.2 Đặc điểm ngữ âm tiếng Hải Phòng

Do lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, tiếng Việt là một thựcthể không đồng nhất Tiếng Việt được chia thành ba vùng phương ngữ chính:phương ngữ Bắc (trung tâm là Hà Nội), phương ngữ Trung (trung tâm là Huế),

và phương ngữ Nam (trung tâm là Sài Gòn) Tiếng Hải Phòng thuộc phương

Trang 37

ngữ Bắc.Về đặc điểm ngữ âm tiếng Hải Phòng chúng tôi dựa vào kết quả

nghiên cứu khoa học của đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tiếng Hải Phòng (Ngữ âm- Từ vựng); đề xuất một số giải pháp chuẩn hóa tiếng Việt trong ngành giáo dục Hải Phòng phục vụ sự nghiệp giáo dục và văn hóa của thành phố trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.[11]

a Sự tương đồng của tiếng Hải Phòng với tiếng Việt văn hóa

Tiếng Hải Phòng về cơ bản phản ánh được tất cả các đặc điểm ngữ âmcủa tiếng Việt văn hóa được ghi lại trên chữ Quốc ngữ Cụ thể:

Bao gồm hệ thống các âm vị:

- Hệ thống phụ âm đầu: 22 âm vị; trong đó phân biệt /c-t; s- ş; z- ʐ/

- Âm đệm: 1 âm vị /w/

- Hệ thống nguyên âm chính: 11 nguyên âm đơn /i, e, ε, ɤ, , a, , ă, u, o,

ɔ, ɔˇ, εˇ/và 3 cặp nguyên âm đôi /ie, ɯɤ,

uo/.

- Hệ thống âm cuối: 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán âm /-w-, -j-/.

- Thanh điệu:

+ Số lượng: 6 thanh.

+ Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu

Từ những phân tích trên có thể khẳng định, ngữ âm Hải Phòng có sựtương ứng hoàn toàn với hệ thống chữ Quốc ngữ hiện nay Tuy nhiên có sựkhác biệt nhỏ là ở tiếng Hải Phòng vẫn còn hệ thống các phụ âm quặt lưỡi

(ngạc cứng) /t; ş/ cùng với phụ âm rung /ʐ/ được phản ánh trên chữ Quốc ngữ

trong khi tiếng Hà Nội không còn các âm trên

Qua nghiên cứu chúng tôi còn nhận thấy đa số thổ ngữ Hải Phòng đãkhông giữ được sự phân biệt giữa các âm quặt lưỡi /t; ş; ʐ/

b Những nét khác biệt của tiếng Hải Phòng với tiếng Việt văn hóa

Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tiếng Hải /Phòng (Ngữ âm - Từ vựng); đề xuất một số giải pháp chuẩn hóa tiếng Việt

Trang 38

trong ngành giáo dục Hải Phòng phục vụ sự nghiệp giáo dục và văn hóa của thành phố trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [11], chúng

tôi thấy ngữ âm Hải Phòng có một số khác biệt cụ thể sau:

- Phụ âm đầu

+ Hiện tượng lẫn lộn giữa /l/ và /n/: đây là hiện tiêu cực và điển hình trong ngữ âm Hải Phòng Ví dụ: lăn lóc  năn nóc; lầm lỗi  nầm nỗi; le lói

 ne nói, lung linh  nung ninh, no nê  lo lê, náo nức  láo lức…

Trong

đó, hiện tượng /l/ chuyển thành /n/ chiếm tỉ lệ rất lớn Chính xu hướng này sẽ dẫn đến nguy cơ tiếng Hải Phòng chỉ còn /n/ do /l/ bị chuyển thành /n/ nếu không được chuẩn hóa Hiện tượng lẫn lộn l/n là một hiện tượng bị lên án gay

gắt Không chỉ vi phạm chuẩn chính tả mà còn liên quan đến thẩm mỹ giaotiếp Đây là một hiện tượng điển hình ở Hải Phòng nhưng lại mang tính đơn lẻkhi đặt trong tương quan với các vùng miền Vì vậy, nói cách khác, đây là hiệntượng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuẩn chỉnh tả và cần được quan tâm đểchuẩn hóa một cách hiệu quả

+ Tồn tại sự đối lập giữa /z/ (phụ âm đầu lưỡi răng) và /ʐ/ (phụ âm quặt lưỡi) trong trường hợp phụ âm /z-ʐ/ (được viết “r”, “d”, “gi”).

+ Mất đi sự đối lập giữa các âm quặt lưỡi và phụ âm không quặt lưỡi ở

các phụ âm /c-t; s-ş/.

+ Phụ âm rung /r/ tồn tại một cách độc lập và khá phổ biến ở Hải Phòng + Hiện tượng phụ âm nh [ɲ] biến thành d/z/, l/l/: Khả năng chuyển đổi của phụ âm [ɲ] trên địa bàn Hải Phòng là khá phong phú Ví dụ: nhóm phát âm thành lóm Hay trường hợp phụ âm nh[ɲ] đọc thành th[t’] trong các từ nhời đọc thành thời; đi (nhanh) đọc thành đi (thanh).

+ Phụ âm tr /t/ chuyển thành t /t/: Đây là hiện tượng âm quặt lưỡi [t] chuyển thành phụ âm tắc đầu lưỡi - răng [t] trong các trường hợp: trâu đọc thành tâu, tre đọc thành te (con tầu tắng buộc bờ te tụi…)

Trang 39

- Âm đệm

Hải Phòng cũng xảy ra hiện tượng rụng âm đệm /w/ Ví dụ: khuều khào

 khều khào, khúc khuỷu  khúc khỉu…

- Âm chính

+ Hiện tượng nguyên âm chuyển sắc [ i ε]: các thổ ngữ ở Hải Phòng đều

có tình trạng các từ có chính âm là [iε] được chuyển thành một nguyên âmchuyển sắc bắt đầu từ [i] sau đó trượt xuống [ε] đặc biệt rõ đối với âm tiết mở:

bé  [biε]3

em  [iεm]1

mẹ  [miε]6

+ Hiện tượng nguyên âm chuyển sắc [uɔ]: các từ có chính âm là [ɔ]

được chuyển thành một nguyên âm chuyển sắc [u ɔ](bắt đầu từ [u] sau đó trượtxuống [u ɔ] Hiện tượng này bắt gặp trong tất cả các loại hình âm tiết đặc biệt làcác âm tiết mở

kho  [xu ɔ]1con  [ku ɔn]1cho  [cu ɔ]1

lo  [lu ɔ]1

bò  [bu ɔ]2

+ Hiện tượng rút gọn các nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn: Đây là

hiện tượng các nguyên âm đôi [ie, ɯɤ, uo] khi phát âm được nhấn mạnh vàoyếu tố đầu là [i], [ɯ] và [u] Yếu tố sau không còn tồn tại nữa Ví dụ:

muộn  mụntiêu  tiu

- Âm cuối

+ Hệ thống phụ âm cuối ở Hải Phòng phân biệt rõ ba phụ âm mũi/m, n, ŋ/ đối lập với ba phụ âm tắc /p, t, k/ Còn với cặp phụ âm [ŋ/k] có các biến thể

Trang 40

ngạc hóa [ŋ/k] khi kết hợp với nguyên âm hàng trước và môi hóa [ŋo / ko] khi

kết hợp với các nguyên âm tròn môi hàng sau

+ Quá trình ngạc hóa đối với các nguyên âm hàng trước diễn ra triệt đểtrong khi đó hiện tượng môi hóa chưa triệt để

+ Phụ âm cuối khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước, hai phụ âm

cuối [n,t] chuyển thành [ŋ,k]: tin  ting; xin  xinh Bên cạnh đó, [ŋ] khi

kết hợp với nguyên âm hàng trước lại chuyển thành [n, t] và nguyên âm hàngtrước

bị đồng hóa chuyển thành nguyên âm hàng sau không tròn môi: nghịch

Như vậy, qua điều tra và phân tích có thể khẳng định ngữ âm Hải Phòngmang những điểm giống với tiếng Việt Bên cạnh đó, ngữ âm Hải Phòng vẫntồn tại những đặc điểm tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuẩn chính tả vàthẩm mỹ, cần có các biện pháp cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp trong thờigian ngắn nhất sao cho ngữ âm Hải Phòng vừa phù hợp với chuẩn chính tả, vừa

có bản sắc riêng của địa phương

1.3.2 Giới thiệu về trường THPT Lê Ích Mộc

Theo gia phả Lê tộc để lại thì Lê Ích Mộc sinh ngày mồng 2 tháng 2 năm

1458 tại làng Ráng, huyện Thủy Đường, bậc khởi tổ là cụ Lê Văn Hộ từ đấtTây kinh Thanh Hoá đến đây sinh cơ lập nghiệp Đến đời thứ ba kết quả mốitình giữa cụ Lê Văn Quang và bà Nguyễn Thị Lệ sinh thành ra Lê Ích Mộc

Tục truyền rằng thủa nhỏ Lê Ích Mộc là cậu bé thông minh, ham học vàngoan ngoãn, được bà con làng trên xóm dưới yêu quý Hàng ngày, sau nhữngbuổi phụ giúp cha mẹ, cậu bé Lê Ích Mộc thường hay tới chùa Ráng, giúp đỡ

Ngày đăng: 07/03/2019, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp dạy học tiếng Việt
Tác giả: Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
2. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
3. Hoàng Trọng Canh (1996), Chữ Quốc ngữ với vấn đề rèn luyện chính tả ở trường phổ thông hiện nay, trong “Ngữ học trẻ 1996, tr. 27- 29” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Quốc ngữ với vấn đề rèn luyện chính tả ởtrường phổ thông hiện nay", trong “Ngữ học trẻ 1996, tr. 27- 29
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Năm: 1996
4. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NxbKHXH
Năm: 1975
5. Đỗ Hữu Châu(1987), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1987
6. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học Tập II, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học Tập II
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
7. Nguyễn Linh Chi (2009), Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài họctiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Linh Chi
Năm: 2009
8. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến (2004), Chữ viết và chính tả, cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ viếtvà chính tả
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
9. Hoàng Cao Cương (1986), Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt, Ngôn ngữ, (3), tr. 19-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Cao Cương
Năm: 1986
10. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, NXBĐh Và THCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học thống kê
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXBĐh Và THCN
Năm: 1984
12. Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản (1998), Sổ tay dùng từ tiếng Việt, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay dùng từ tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1998
13. Tạ Đức Hiền (2003), 108 bài tập tiếng Việt, Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: 108 bài tập tiếng Việt
Tác giả: Tạ Đức Hiền
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 2003
14. Cao Xuân Hạo, Trần Thị Tuyết Mai (1986), Sổ tay sửa lỗi hành văn Tập I, Nxb Trẻ, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay sửa lỗi hành văn Tập I
Tác giả: Cao Xuân Hạo, Trần Thị Tuyết Mai
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 1986
15. Lê Trung Hoa (2002), Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp và cách khắcphục
Tác giả: Lê Trung Hoa
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2002
16. Nguyễn Thị Ly Kha(2009) Một số giải pháp cho chính tả phương ngữ, tạp chí Ngôn ngữ số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp cho chính tả phương ngữ
17. Nguyễn Văn Khang, Những vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ và chuẩn hóa tiếngViệt (nhân 40 năm thành lập Viện Ngôn ngữ học), tạp chí Ngôn ngữ số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ và chuẩn hóa tiếng"Việt
18. Phạm Văn Lam, (2005) Bước đầu khảo sát tình hình mắc lỗi chính tả của học sinh phổ thông ở Hải Phòng và Hưng Yên, Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu khảo sát tình hình mắc lỗi chính tả củahọc sinh phổ thông ở Hải Phòng và Hưng Yên
19. Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa (2002), Lỗi từ vựng và cách khắc phục, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗi từ vựng và cáchkhắc phục
Tác giả: Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2002
20. Nguyễn Văn Lợi (2003), Chính tả tiếng Việt trong công nghệ thông tin.Một số vấn đề liên quan đến thanh điệu, Chính tả tiếng Việt: thực trạng và giải pháp, Viện ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính tả tiếng Việt trong công nghệ thông tin."Một số vấn đề liên quan đến thanh điệu, Chính tả tiếng Việt: thực trạng vàgiải pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Lợi
Năm: 2003
23. Phan Ngọc (2000), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: NxbThanh niên
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w