1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 phần hành kế toán lương, vốn bằng tiền, xác định doanh thu tại công ty vận tải biển

95 452 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 phần hành kế toán lương, vốn bằng tiền, xác định doanh thu tại công ty vận tải biển Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 phần hành kế toán lương, vốn bằng tiền, xác định doanh thu tại công ty vận tải biển Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 phần hành kế toán lương, vốn bằng tiền, xác định doanh thu tại công ty vận tải biển

Trang 1

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ thìmỗi doanh nghiệp khi gia nhập vào nền kinh tế đều phải tuân theo những quyluật của thị trường thì doanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển đượctrong cơ chế thị trường Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thểsống của đời sống kinh tế Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trườngbên ngoài – thi trường Quá trình trao đổi chất đó ngày càng diễn ra thườngxuyên, liên tục với quy mô càng lớn thì cơ thể đó càng khỏe mạnh Ngược lại,

sự trao đổi đó diễn ra yếu ớt thì cơ thể đó có thể quặt quẹo thiếu sức sống.Trong nền kinh tế thị trường với sự đa dạng về các thành phần kinh tế,các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm cho mình một hướng điriêng, trong đó công tác hạch toán kế toán là một khâu quan trọng với bất kỳmột doanh nghiệp lớn hay nhỏ nào Trong mỗi doanh nghiệp, vai trò và nhiệm

vụ của người kế toán cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế và hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp cho các nhà quản lý đồng thời phản ánhđược tình hình biến động của toàn bộ tài sản và nguồn vốn của đơn vị kinhdoanh giúp các nhà quản lý tìm ra hướng đi mới cho doanh nghiệp nhằm mụcđích thu được lợi nhuận cao nhất có thể

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội của nền kinh tế thị trườngthì các doanh nghiệp phải có đội ngũ lao động và quản lý tốt, có nghiệp vụ vànhân lực đào tạo bài bản phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành

Là một sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội khoa Kế toán –Kiểm toán Sau một khoản thời gian ngồi trên ghế nhà trường tích lũy đượcnhững kiến thức trên lý thuyết thì thời gian thực tập tại Công ty TNHH Vậntải biển Trung Huy đã giúp em rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực

tế Đó cũng là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập và môi trường

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 3

xã hội thực tiễn Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thựcthế, gắn kết những lý thuyết được học trên sách vở với cách làm việc thực tế.Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy, em đãnhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên trongcông ty cùng với cô giáo Ths Lê Thị Hằng Em đã cố gắng trình bày một cáchngắn gọn, trung thực và chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy về 3 đề tài:

- Kế toán vốn bằng tiền

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Kế toán mua hàng

Báo cáo của em gồm 2 phần:

- Phần 1: tổng quan về công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy

- Phần 2: Thực trạng các phần hành chủ yếu của công ty

Với thời gian thực tập có hạn, khả năng xử lý các vấn đề chưa thành thạo,mặc dù rất cố gắng nhưng báo cáo vẫn không tránh khỏi những thiếu xót Emrất mong được sự góp ý của thầy cô giáo, các cô chú và anh, chị trong phòngtài chính kế toán để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 4

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI BIỂN TRUNGHUY

1.1.Sự hình thành và phát triền của công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy1.1.1Khái quát về sự hình thành

Công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy thuộc hình thức công ty TNHHhoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành của nhà nướcCộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

- Tên công ty: Công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy

- Tên giao dịch: TRUNG HUY CO.,LTD

- Loại hình hoạt động: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Địa chỉ: số 185 khu 3, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

- Điện thoại:

- Mã số thuế: 1001069359

- Ngày hoạt động: 03/07/2015

- Người đại diện pháp luật: Ông Trần Văn Hiếu

- Ngành nghề chính: Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

- Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VND

1.1.2 Khái quát về sự phát triền của công ty

1.1.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Vận tải biểnTrung Huy

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 5

Nắm bắt được nhu cầu phát triển ngày càng cao về vận tải hàng hóa vàđặc biệt là vận tải hàng hóa trên biển, Công ty TNHH Vận tải biển Trung Huythành lập theo giấy phép kinh doanh số 1001069359 ngày 03/07/2015.

Hiện nay công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy có số lượng kháchhàng ổn định, giá cước cạnh tranh Với con tàu hơn 3100 tấn cùng đội ngũthuyền viên có trình độ chuyên môn cao, công ty đảm bảo cung cấp dịch vụvận chuyển đường biển tốt nhất

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 6

ảnh 1 Giấy đăng ký kinh doanh

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 7

ảnh 2 Giấy đăng ký kinh doanh

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 8

1.1.2.2 Các thành tựu, kết quả chủ yếu đã đạt được.

Trên bước đà phát triển, Công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy đã cónhững bước nhảy vọt đáng kể và phát triển ngày càng lớn mạnh Công tythường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cũng như các buổi tập huấn nâng caotrình độ cho nhân viên toàn công ty Hiện nay công ty TNHH Vận tải biểnTrung Huy đã và đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh sản xuất, đầu

tư các trang thiết bị công nghệ cao nhằm phục vụ các đối tượng khách hàngmột cách tốt nhất

1.1.2.3 Tầm nhìn, giá trị cốt lõi

* Tầm nhìn:

- Trở thành công ty có quy mô, chuyên nghiệp hơn ở Việt Nam

- Xây dựng công ty trở thành một môi trường làm việc chuyên nghiệp

- Xây dựng công ty trở thành một ngôi nhà chung thực sự cho mọi cán bộnhân viên trong công ty bằng việc cùng nhau chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm

và nghĩa vụ một cách công bằng và minh bạch nhất

* Gía trị cốt lõi:

- Kỷ luật hướng vào tính chuyên nghiệp

- Cam kết với nội bộ và cộng đồng, xã hội;

- Làm việc và hành động trung thực;

- Hoạt động hiệu quả hướng tới hiệu quả doanh nghiệp và xã hội

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 9

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Bộ máy quản lý là những người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm hoạtđộng của công ty thông qua các phương án chỉ đạo cụ thể và có biện pháp tối

ưu để phù hợp với tình hình phát triển của bộ máy quản lý; phải tổ chức gọnnhẹ, tiện theo dõi toàn công ty được liên tục, kịp thời, nhất là trong cơ chế thịtrường Công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy đã tổ chức bộ máy quản lýtheo cơ cấu trực tuyến chức năng nhằm phù hợp với điều kiện, tình hình củacông ty

* Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:

* Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Giám đốc:

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 10

+ Chức năng: Người quyết định hoạt động hàng ngày của công ty, thay mặt công ty ký kết, giao dịch nhân sự, pháp luật với cơ quan Nhà nước, các đơn vịkinh tế Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

+ Nhiệm vụ: Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội

bộ công ty Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám Đốc Cácquyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty

- Phó Giám Đốc được Giám Đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực và chịutrách nhiệm trước Giám Đốc, tham mưu cho Giám Đốc nắm tình hình của công ty , giúp Giám Đốc quản lý tốt công tác kinh doanh của công ty Phó Giám Đốc điều hành Công ty khi Giám Đốc đi vắng, trực tiếp giải quyết côngviệc hàng ngày trong phạm vi được Giám Đốc phân công và uỷ quyền

Dưới Ban Giám Đốc còn có các phòng ban hoạt động theo chức năng và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban :

- Bộ phận quản lý tàu biển:

+ Chức năng: Giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động cho thuyền viên

+ Nhiệm vụ:

Đối nội: quản lý, đôn đốc thuyền viên

Đối ngoại: tiếp khách, tiến hành làm thủ tục, giấy tờ khi cập cảng và xuất cảng cũng như khi nhận và giao hàng hóa

- Phòng kinh doanh:

+ Chức năng:

Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác kế hoạch,

kỹ thuật, điều hành sản xuất kinh doanh và công tác thị trường của Công ty.+ Nhiệm vụ:

Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây dựng chiến lược thị trường sản phẩm của Công ty

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 11

Nghiên cứu, nắm bắt thông tin từ khách hàng và các đối thủ cạnh tranh Tìm kiếm khách hàng.

Quản lý, theo dõi công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng, mở rộng thị trường Theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực hiện giá, quy trình bán hàng theo quy định của Công ty

Các nhiệm vụ khác theo chức năng và khi Giám đốc giao

- Phòng kế toán: Bộ phận kế toán giám sát mọi hoạt động của Công ty trong từng thời điểm kinh doanh, quản lý vốn của toàn doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo quyết toán, thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thiếtlập các sổ sách, chứng từ theo đúng yêu cầu của Bộ Tài Chính ban hành, thường xuyên cung cấp thông tin kinh tế giúp ban giám đốc quyết định mọi hoạt động kinh tế trong Công ty về mặt tài chính Bộ phận Hành chính chịu trách nhiệm về các hoạt động bao quát của công ty

* Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý:

Tuy mỗi phòng ban đơn vị sản xuất có nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện luôn luôn hỗ trợ và gắn bó để cùng thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cao nhất và đồng thời làm tăng thu nhập của mình Vì thế mỗi bộ phận phòng ban đều không ngừng nâng cao năng lực của mình để hoàn thiện đúng chuyên môn và nhiệm vụ được giao

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 12

1.3 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của đơn vị.

1.3.1 Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty

Liên hệ với khách hàngtheo nhu cầu của họ

Thanh toán ngayChưa thanh toán

Lập và thông báo kếhoạch nhận hàng hóa đi

vận chuyển

Hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, kết thúc quá trình

bán dịch vụ.

Trang 13

- Nhân viên phòng kinh doanh có trách nhiệm đi tìm khách hàng Khi khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ, nhân viên kinh doanh xem xét đơn hàng dịch vụ, báo lại cho bộ phận quản lý tàu biển Bộ phận quản lý tàu biển sắp xếp, nhận định hàng hóa để đưa ra phương án vận chuyển tốt nhất

- Song song với đó kế toán ghi chép sổ sách, hạch toán kế toán các nghiệp vụkinh tế phát sinh tại công ty, làm việc kế hợp với Phòng kinh doanh đề xuất các giải pháp cung cấp các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng

- Kết thúc đơn hàng, các bộ phận đối chiếu giấy tờ thực tế giao nhận tại cảng với giấy tờ đã nhận, sau đó thanh toán

- Phòng Kinh doanh có quan hệ trao đổi dữ liệu với Phòng kế toán để lập báo cáo phân tích thị trường, xu hướng phát triển ngắn hạn, dài hạn cho công ty gửi lên Giám Đốc

- Giám đốc chỉ đạo trực tiếp Phòng kế toán dòng tiền, lập báo cáo tài chính…

- Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp được ghi chép và phải gửi báo cáo đến các cơ quan chức năng hàng tháng, quý…

Các phòng ban đều có nhũng nhiệm vụ riêng, nhưng gắn kết, kết hợp làm việc với nhau để tạo nên một chu trình hoạt động chặt chẽ trong công ty.1.3.2 Khó khăn và thuận lợi

* Thuận lợi:

Tuy mới thành lập được 4 năm nhưng công ty đang dần để lại tên tuổi trong lĩnh vực kinh doanh Đặc biệt công ty có được đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao cùng với sự đoàn kết và nhiệt tình trong công việc.Nhờ các chính sách của nhà nước như vay vốn, chính sách thuế, mở của hội nhập nên việc huy động vốn và mở rộng sản xuất của công ty cũng được thuận lợi hơn nhiều

Hiện nay, ngành vận tải đường biển đang ngày càng phát triển, tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của công ty

Trang 14

không, đường bộ, đường biển Vậy nên việc kinh doanh của công ty cũng có đôi chút khó khăn

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn hết sức chăm lo đến đời sống của CNV và luôn tạo cho công ty có một hướng đi cho mình phùhợp với xu hướng phát triển và nền kinh tế của đất nước Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công ty đã đề ra đã chiếm các chiến lược cụ thể cho sự phát triển nhiều năm tiếp theo, phát huy những lợi thế có sẵn để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, có chiến lược marketing phù hợp, tạo việc làm

ổn định cho cán bộ CNV Khuyến khích các sáng kiến trong việc mở rộng thị trường của CNV đưa công ty ngày càng phát triển và thuận lợi hơn các năm trước

1.4 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.1.4.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty năm 2015,2016,2017

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 16

7 Số lượng lao động 17 17 17 0 0 0 0

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 17

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy

Tài sản và nguồn vốn của công ty tăng giảm qua các năm Tổng tài sản năm 2016 giảm mạnh 3.752.872.937 VNĐ tương đương giảm 16,8% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 lại tăng thêm 2.450.081.977 VNĐ tương đương tăng 13,2%

Doanh thu của công ty có sự biến động mạnh Doanh thu năm 2016 tăng mạnh 7.272.253.749 VNĐ tương đương 340,6% so với năm 2015 nhưng lại giảm 277.273.001 VNĐ tương đương giảm 2.9% so với năm 2017 Sở dĩ

có sự thay đổi thất thường như vậy là do công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2015, tức là doanh thu năm 2015 chỉ là doanh thu của 5 tháng cuối năm kể

từ ngày thành lập Ở năm 2017, doanh thu giảm nhẹ, lý giải cho sự giảm đó là

do tháng 11/2017, công ty cho lên đà sửa chữa tàu chở hàng theo định kỳ Sửachữa từ tháng 11/2017 đến hết tháng 1/2018

Do đặc điểm kinh doanh của Công ty, đồng thời kinh doanh với quy mô nhỏ nên số lượng nhân viên không nhiều Đặc biệt số lượng nhân viên không thay đổi qua các năm bởi số lượng thuyền viên được Nhà nước quy định theo trọng tải tàu và là công ty mới thành lập với số lượng nhân viên hành chính ít nên càng khó có sự thay đổi về số lượng nhân viên

Lợi nhuận sau thuế : năm 2016 tăng 111.435.554,8 đồng so với năm

2015 tương ứng với tỉ lệ tăng là 75,4% Năm 2017 giảm 412.160.660 đồng so với năm 2016 tương ứng với tỉ lệ giảm là 41%

Công ty đã thực hiên tốt khâu đóng thuế và các khoản nộp nhà nước một cách đầy đủ

Nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế trong bảng trên cho thấy một điều đó là công ty TNHH Vận tải biển Trung Huy hoạt động chưa ôn định Các chỉ số lên xuống không đều Điều này cho thấy công ty mới hoạt động nên chưa ôn định được chiến lươc phát triển kinh tế Thông qua tìm hiểu và nắm bắt được tâm lý của khách hàng và người lao động công ty nên đưa ra nhưng hướng đi đúng đắn để khẳng định được vị trí của mình trong lòng khách hàng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

Đỗ Thị Thúy – Kế toán 1 – Khóa 10 Báo cáo tốt nghiệp

Trang 19

Nhìn vào bảng trên ta thấy:

- Tỷ suất lợi nhuận (ROA) năm 2016 tăng 0.74% so với năm 2015 do việc sửtài sản của công ty hiệu quả hơn năm 2015 Năm 2017 giảm 2.13% so với năm 2016 ROA giảm cho thấy việc đầu tư vào tài sản của công ty chưa có hiệu quả để tạo ra lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2016 tăng 1.24% so với năm 2015 biểu hiện xu hướng tích cực, nhưng đến năm 2017 lạigiảm 4.88% ROE cho ta biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhật doanh nghiệp

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) cho biết tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ROS năm 2016 so với năm 2015 giảm 4.17% Năm 2017 giảm 4.43%

so với năm 2016

- Hệ số nợ cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu Hệ số này năm 2016 giảm 0.09% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 lại tăng 0.06% chứng tỏ công ty phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ Nguồn vốn vay của công ty tăng lên do năm 2017 công ty sửa chữa định kỳ tàu chở hàng

- Hệ số tự tài trợ của công ty năm 2016 tăng 0.09% so với năm 2015, đến năm 2017 lại giảm 0.06% Điều này cho thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của công ty với các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà cung cấp đang bị giảm xuống

Như vậy qua phân tích trên cho thấy tất cả các chỉ số của công ty đều tăng giảm không đều Công ty cần có các biện pháp để phòng ngừa các rủi ro tài chính có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh

1.5 Những vấn đề chung về công tác kế toán của công ty

Trang 20

thực tế tại công ty Các doanh nghiệp không phải bao giờ cũng hiểu đúng vàvận dụng đúng các chuẩn mực kế toán đó Điều này đòi hỏi các chuẩn mực,chế độ tại các doanh nghiệp phải linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở các quy địnhchung của chế độ tài chính kế toán Công ty TNHH Vận tải biển Trung Huycũng không nằm ngoài xu hướng đó Trải qua quá trình hình thành và pháttriển, cùng với sự lớn mạnh của công ty, phòng tài chính – kế toán cũngkhông ngừng đổi mới hoàn thiện tổ chức bộ máy cũng như tổ chức hạch toán

kế toán Việc vận dụng chế độ chính sách của Công ty được thể hiện:

 Hiện nay Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư số

133/2016/TT-BTC, ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài chính

thay thế cho QĐ số 48/2006/QĐ – BCT Ngày 14/09/2006

 Kỳ kế toán là một năm tài chính hay một năm dương lịch từ ngày 1/1 đếnngày 31/12/N

 Niên độ kế toán: Một năm tài chính, từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N

 Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thườngxuyên

 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc giá gốc

 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kì: phương pháp đích danh

 Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Được lập vào thờiđiểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trịthuần có thể thực hiện được của chúng

 Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng

 Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

Trang 21

 Các loại thuế khác: Thuế TNDN, Thuế môn bài, thuế nhà đất, phí và lệphí công ty thực hiện kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế địa phươngtheo quy định của nhà nước

 Đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam (Ký hiệu quốc gia là “đ”;

Ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báocáo tài chính của doanh nghiệp Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chibằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làmđơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính

 Hiện nay Công ty đang áp dụng kế toán theo hình thức kế toán máy trênphần mềm Misa, sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

 Các chứng từ kế toán được nhập vào máy đồng thời được ghi vào bảngtổng hợp các chứng từ kế toán Phần mềm kế toán máy Misa sau khi nhậnđược các dữ liệu sẽ tự kết chuyển các giá trị liên quan vào các sổ kế toántương ứng (sổ cái, sổ nhật ký chung) Vào cuối kỳ kế toán lấy số liệu từ các sổ

kế toán để tổng hợp và lập báo cáo tài chính, hoặc tổng hợp các số liệu mỗikhi nhà quản lý cần

1.5.2 Hệ thống chứng từ kế toán

Mọi nghiệp vụ kế toán liên quan đến công ty đều phải lập chứng từ kế toán.Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nộidung chứng từ kế toán phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu, trung thực với các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh Chữ viết trên chứng từ kế toán phải rõ ràng, không tẩyxoá, không viết tắt Số tiền viết bằng chữ phải khớp với số tiền viết bằng số

Hiện nay Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư số

133/2016/TT-BTC, ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài chính.

1.5.3 Hệ thống tài khoản kế toán

Trang 22

Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán là quá trình thiếp lập một hệ thống tài khoản kế toán cho các đối tượng hạch toán nhằm cung cấp các thông tin tổng quát về từng loại tài sản, nguồn hình thành tài sản.

Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ Tài chính.

Một số tài khoản sử dụng chủ yêu trong công ty:

Số

hiệu

hiệu

Tên tài khoản

112 Tiền gửi Ngân hàng 338 Phải trả, phải nộp khác

131 Phải thu khách hàng 411 Nguồn vốn kinh doanh

133 Thuế GTGT được khấu trừ 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối

cấp dịch vụ

142 Chi phi trả trước ngăn hạn 515 Doanh thu hoạt động tài chính

151 Hàng mua đang đi đường 521 Các khoản giảm trừ doanh thu

211 Tài sản cố định hữu hình 635 Chi phí tài chính

Trang 23

242 Chi phí trả trước 811 Chi phí khác

331 Phải trả cho người bán 821 Chi phí thuế thu nhập doanh

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh

tế đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian liên quan đến các hoạt động kinh doanh tại Công ty

Hiện tại, Công ty tuân thủ đúng Chế độ sổ sách kế toán theo Quyết định 133 của Bộ tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh trên chứng từ kế toán đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian Dựa vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để vào các Sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:

Sổ nhật ký chung

Trang 24

Cuối tháng từ sổ chi tiết kế toán vào các bảng tổng hợp chi tiết Từ nhật ký chung vào các sổ cái của các tài khoản Sau đó kế toán tiến hành kiểm tra, đối

Trang 25

chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để tìm ra sai sót từ sổ cái kế toán lập bảng cân đối tài khoản và dựa vào đó để lập báo cáo tài chính.

* Trình tự cập nhật dữ liệu vào máy:

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày:

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm:

Đối chiếu, kiểm tra:

* Giải thích sơ đồ:

Theo hình thức này hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ dùng với việc ghi sổNhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiếtliên quan Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảngcân đối số phát sinh

PHẦN MỀM KẾTOÁN

Báo cáo tài chínhBáo cáo kt tổng hợp

Bảng tổng hợp

chứng từ kế toán

cùng loại

MÁY VI TÍNH

Trang 26

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáotài chính Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trênbảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh

Có trên sổ Nhật ký chung

Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Misa, theo quy trình của phầnmềm kế toán, các nghiệp vụ phát sinh được nhập vào phần mềm và tự độngnhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ nhật ký chung, Sổ cái TK 111, TK156 ) vàcác sổ, thẻ chi tiết (Sổ tổng hợp chi tiết TK 111, TK156, TK131, TK331 )

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoảnghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵntrên phần mềm kế toán

- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máytheo từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái và các

sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan)

- Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợpvới số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trungthực theo thông tin đã nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đốichiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

Cuối kỳ kế toán, sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thựchiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay

1.5.5 Hệ thống báo cáo kế toán

Trang 27

Công ty đang áp dụng hệ thống báo cáo kế toán theo Thông tư số 133/2016/ TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ Tài chính Bao gồm các báo

cáo chính sau:

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02 – DNN)

 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B01a – DNN)

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DNN)

Báo cáo tài chính được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế

độ Kế toán Doanh nghiệp việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đếnviệc lập và trình bày báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được lập trên cơ sở dồntích theo nguyên tắc giá gốc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theophương pháp trực tiếp Kỳ kế toán năm của công ty là từ ngày 1 tháng 1 đếnngày 31 tháng 12 Đơn vị tiền tệ kế toán của công ty là Đồng Việt Nam(“VNĐ”), cũng là đơn vị tiền tệ được sử dụng cho mục đích lập và trình bàybáo cáo tài chính

Các đơn vị trực thuộc hình thành bộ máy kế toán riêng, hạch toán phụthuộc Báo cáo tài chính của toàn Công ty được lập trên cơ sở tổng hợp Báocáo tài chính của các đơn vị trực thuộc Doanh thu và số dư giữa các đơn vịtrực thuộc được loại trừ khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp

Bảng cân đối kế toán: được lập dựa trên các sổ tổng hợp, sổ chi tiết trêncác tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và các tài khoản ngoại bảng và dựavào bảng cân đối kế toán của niên độ trước

Báo cáo kết quả kinh doanh: được lập dựa trên báo cáo kết quả kinhdoanh của năm trước và các sổ chi tiết các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, sổchi tiết các loại thuế phải nộp Nhà nước

Trang 28

Thuyết minh báo cáo tài chính: được lập dựa trên báo cáo kết quả kinhdoanh và bảng cân đối kế toán của kỳ báo cáo và dựa trên thuyết minh báocáo tài của năm trước.

Các báo cáo kế toán này được lập vào giữa niên độ và cuối niên độ vàđược trình lên Ban Giám Đốc Công ty và các cơ quan thuế vào cuối mỗi quý.1.5.6 Bộ máy kế toán

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán và xuất phát từ đặc điểm

tổ chức của Công ty, bộ máy kế toán của công ty được sắp xếp tương đối gọnnhẹ, hợp lý theo mô hình tập trung Kế toán ngoài việc ghi chép các nghiệp vụkinh tế phát sinh còn đòi hỏi phải quản lý tài chính của đơn vị chặt chẽ, antoàn các nội dung như các chứng từ ban đầu, sổ sách kế toán, báo cáo tàichính Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh, đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhu cầuquản lý Nên công ty áp dụng mô hình kế toán tập chung: Tất cả các phầnhạch toán kế toán đều dưới sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng, kế toántrưởng phải chịu trách nhiệm về công tác kế toán trước ban giám đốc củacông ty và phải đáp ứng các yêu cầu của hạch toán kế toán là đầy đủ, trungthực, hợp lệ, chính xác, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát dễ dàng, thuậntiện

* Mô hình bộ máy kế toán của công ty:

Trang 29

* Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.

- Kế toán trưởng:

Chức năng: Người đứng đầu bộ phận kế toán, phụ trách chung phòng kế

toán có tham mưu với phòng Giám Đốc về công tác hạch toán (tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh)

Nhiệm vụ: Chịu sự quản lý của cơ quan thuế và cơ quan quản lý, là

người hướng dẫn chế độ, thể lệ quản lý, tổ chức của kế toán cho nhân viên, cónhiệm vụ kiểm tra phân tích các hoạt động kinh tế Thu nộp ngân sách và trả

nợ vay ngắn hạn Liên hệ với các ban ngành ngân hàng… để giải quyết nhu cầu vốn Báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm

- Kế toán thanh toán:

Chức năng: Người theo dõi tình hình công nợ của khách hàng

Nhiệm vụ: Đảm nhận kế toán tiền lương tính toán phân bổ lương cho các cán

bộ công nhân viên và công nhân sản xuất

Trang 31

2.1.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

2.1.1 Đặc điểm lao động và tình hình quản lý lao động

Hiện nay công ty có tổng số 17 lao động Trong công tác quản lý lao động

công ty áp dụng quản lý bằng nội quy, điều lệ, thường xuyên theo dõi kiểm

tra quân số lao động thường xuyên nâng mức thưởng để khuyến khích người

lao động

Danh sách người lao động trong công ty:

2.2.2 Các hình thức trả lương và tính lương tại công ty

* Cách tính lương của công ty:

Tại Công ty áp dụng hình thức trả lương cho nhân viên hành chính: hình

thức lương thời gian Lương định mức chính là mức lương được thoả thuận

trong hợp đồng lao động Hình thức lương thời gian là hình thức trả lương

cho người lao động theo thời gian làm việc Hình thức này áp dụng cho các

bộ phận không trực tiếp sản xuất gồm các cán bộ công nhân viên làm công tác

quản lý đối với các bộ phận này công ty áp dụng chế độ nghỉ CN (26 ngày

Số ngày làm việc theo chế độ

Ghi chú : Lương định mức = Lương thoả thuận theo hợp đồng

Số ngày làm việc theo chế độ là 30 ngày

Phụ cấp gồm: phụ cấp trách nhiệm và tiền ăn ca

- Về chế độ lương cho các thuyền viên: do tính chất công việc, các thuyền

viên được trả theo một mức lương cố định hàng tháng

Trang 32

2.2.3 Chế đô, quy định của công ty về trích, chi trả các khoản trích theo lương.

* Bảo hiểm xã hội:

- Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi phí về bảo hiểm theo quy định của nhà nước

- Quỹ BHXH được tạo ra bằng cách trích theo tỷ lệ phần trăm trên tiền lươngphải thanh toán cho công nhân theo quy định hiện nay thì tỷ lệ này là 25,5% trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh 17,5% và công nhân phải chịu 8%

- Quỹ BHXH được hình thành nhằm tạo nguồn để chi trả cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu,… tùy theo cơ chế tài chính quy định cụ thể mà việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội có thể ở cơ quan quản lý quỹ (cơ quan chuyên môn, chuyên trách) hay có thể ở tại doanh nghiệp

- Theo cơ chế tài chính hiện hành, nguồn quỹ bảo hiểm xã hội do cơ quan chuyên môn quản lý và chi trả các trường hợp của công nhân viên nghỉ hưu, nghỉ mất sức Còn ở tại doanh nghiệp sau khi họ tạo nguồn quỹ bảo hiểm xã hội phải nộp toàn bộ số quỹ bảo hiểm xã hội đó lên cơ quan quản lý quỹ và được phân cấp chi trả 1 số trường hợp như: công nhân viên ốm đau, thai sản… cuối tháng (quý) tổng hợp chứng từ chi tiêu để quyết toán với cơ quan chuyên môn, chuyên trách theo thình thức thu đủ chi đủ

Công thức tính số tiền BHXH:

Mức đóng BHXH hàng tháng = Lương cơ bản x 26%

Trong đó:

Số tiền người lao động đóng = Lương cơ bản x 8%

Số tiền doanh nghiệp đóng = Lương cơ bản x 17,5%

* Bảo hiểm y tế

- Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, BHYT cũng được hình thành

từ 2 nguồn: một phần do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí sản xuất

Trang 33

kinh doanh hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, một phần do người lao động chịu thường được trừ vào lương của họ Theo quy định hiện nay, BHYT được trích theo tỉ lệ 4,5

% trên lương phải thanh tóan cho công nhân, trong đó : tính vào chi phí sản xuất 3% và trừ vào tiền lương công nhân là 1,5%

- BHYT được nộp toàn bộ lên cơ quan chuyên môn, chuyên trách về BHYT dưới hình thức mua bảo hiểm y tế để phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động như: khám bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh…

Công thức tính số tiền BHYT :

Mức đóng BHYT hàng tháng = Lương cơ bản x 4,5%

Trong đó :

Số tiền người lao động đóng = Lương cơ bản x 1,5%

Số tiền doanh nghiệp đóng = Lương cơ bản x 3%

* Bảo hiểm thất nghiệp:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quyđịnh và trích tiền lương, tiền công của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

- Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểmthất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần

Trang 34

Số tiền doanh nghiệp đóng = Lương cơ bản x 1%

* Kinh phí công đoàn: công ty không trích kinh phí công đoàn

2.2.4.Nội dung quỹ lương và công tác quản lý quỹ lương

2.2.4.1 Nội dung quỹ lương

Quỹ lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong Công

ty không sử dụng vào mục đích khác

Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty xác định nguồn quỹ lương tương ứng để trả cho người lao động

Nguồn quỹ lương bao gồm:

- Quỹ lương theo đơn giá tiền lương được giao

- Quỹ lương bổ sung theo chế độ của Nhà nước

- Quỹ lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao

- Quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang

Sử dụng tổng quỹ lương:

- Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động hoặc chuyển qua tài khoản của người lao động với 2 hình thức lương thời gian hoặc lương theo sản phẩm Không kể khen thưởng

- Quỹ khen thưởng tối đa không quá 10% tổng quỹ lương

- Quỹ lương khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi tối đa không quá 2% tổng quỹ lương

- Quỹ dự phòng cho năm sau tối đa không quá 12% tổng quỹ lương

2.2.4.2 Quản lý quỹ lương:

Lãnh đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất và nghĩa vụ đối với nhà nước Công ty đã xác định quản lý quỹ lương:

+ Bố trí sắp xếp cán bộ công nhân viên theo tiêu chuẩn viên chức doanh nghiệp và nhu cầu thực tế đặt ra

Trang 35

+ Quản lý quỹ chặt chẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát quỹ lương.

2.2.5 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương

Hàng ngày, trưởng phòng hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để lập phiếu theo dõi lao động, bảng chấm công Cuối tháng, tổ trưởng và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công, tổ trưởng và công nhân viên ký vào phiếu theo dõi lao động và chuyển bảng chấm công, phiếu theo dõi lao động cùng các chứng từ liên quan như giấy xin nghỉ việc không hưởng lương… về bộ phận kế toán để kế toán tiến hành kiểmtra đối chiếu quy ra công để tính lương

Bảng chấm công được lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ có liên quan Sau khi nhận đươc bảng chấm công và các chứng từ có liên quan, kế toán tínhtoán tiền lương sau đó lập bảng thanh toán tiền lương cho người lao động tại doanh nghiệp

Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng Cuối mỗi tháng căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét sau đó trình cho Giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán vốn bằng tiền lập phiếu chi và phát lương Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng kế toán của đơn vị

Trang 36

Chi trả lương, hoàn thiện chứng từ

quỹ

Kế toán thanh toán

Lưu bảo quản CT

Trang 37

2.2.6 Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương

2.2.7.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

* Các chứng từ được sử dụng

- Bảng chấm công : Mẫu số 01a- LĐTL

- Bảng thanh toán lương : Mẫu số 02- LĐTL

Báo cáo tài chính

Trang 38

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng: Mẫu số 04-TT

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH : Mẫu số 03- BH

- Bảng phân bổ tiền lương BHXH : Mẫu số 11- LĐTL

* Tài khoản sử dụng: Để tiến hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng một số các tài khoản sau:

TK 334 - Phải trả công nhân viên Tài khoản này dùng để phản ánh tiền lương

và các khoản thanh toán trợ cấp BHXH, tiền thưởng… và các khoản thanh toán khác có liên quan đến thu nhập của người lao động

TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả

và phải nộp cho cơ quan pháp luật; cho tổ chức đoàn thể xã hội; cho cấp trên

về kinh phí công đoàn; BHXH, BHYT, các khoản cho vay, cho mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa chờ xử lý…

Để hạch toán lao động Công ty sử dụng những chứng từ sau:

+ Quyết định tuyển dụng hoặc thôi việc

+ Quyết định nghỉ hưu để hưởng chế độ BHXH

+ Bảng chấm công lao động

+ Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào chứng từ trên, căn cứ vào kế hoạch hàng năm Công ty có thểnhận thêm hoặc giảm bớt lao động và chất lượng cũng thay đổi Bộ phận kế toán lao động và hạch toán tiền lương có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động đó và phản ánh vào sổ tăng giảm lao động của Công ty mỗi khi có quyếtđịnh tuyển dụng và thôi việc

Ngày đăng: 02/03/2019, 16:29

w