BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNTHỰC TIỄN QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAMĐẠI HỌC LUẬT HUẾ.Tìm hiểu về thực tiễn, thực thi quyền chuyển đối giới tính ở VIệt Nam hiện nay. So sánh với thực tế ở các nước trên thế giới.
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Họ và tên, học hàm, học vị: TS Hoàng Thị Hải Yến
Ký xác nhận đồng ý cho nghiệm thu:
SINH VIÊN PHỐI HỢP NGHIÊN CỨU: Tưởng Thị Ngân
Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoahọc riêng của nhóm nghiên cứu, các số liệu thực tiễn và kết quảnghiên cứu của công trình nghiên cứu là trung thực và có nguồngốc rõ ràng
NHÓM TÁC GIẢ
Trang 3Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Thực tiễn quyền chuyểnđổi giới tính ở Việt Nam”, nhóm nghiên cứu đã nhận được rấtnhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường,cán bộ giảng viên Khoa Luật Dân sự; cán bộ phòng KHCN&MT-HTQT Trường Đại học Luật- Đại học Huế, chúng tôi xin bày tỏlòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
và chân thành nhất đến TS Hoàng Thị Hải Yến- giảng viên
trực tiếp hướng dẫn đã chỉ bảo tận tình cùng những định hướngđúng đắn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhóm hoànthành công trình nghiên cứu khoa học này
Mặc dù nhóm nghiên cứu đã có nhiều cố gắng để thực hiện
đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song bước đầu làm quen vớinghiên cứu khoa học cùng những hạn chế trong việc tiếp cận đềtài và kinh nghiệm thực tế, công trình nghiên cứu khó tránh khỏithiếu sót Nhóm nghiên cứu cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy côtrong Hội đồng nghiệm thu đề tài đưa ra những ý kiến vô cùngquý báu giúp cho nhóm nghiên cứu khắc phục được những thiếusót trong công trình
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2018
Nhóm tác giả
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài 7
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Kết cấu đề tài 8
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 9
1.1 Khái quát chung về quyền chuyển đổi giới tính 9
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 9
1.1.1.1 Khái niệm chuyển đổi giới tính 9
1.1.1.2 Khái niệm người chuyển giới 10
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyền chuyển đổi giới tính 12
1.1.2.1 Khái niệm quyền chuyển đổi giới tính 12
1.1.2.2 Đặc điểm của quyền chuyển đổi giới tính 13
1.1.2.3 Phân biệt quyền chuyển đổi giới tính và quyền xác định lại giới tính 14
1.1.2.4 Ý nghĩa của quyền chuyển đổi giới tính 16
Trang 51.2 Khái quát chung pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính 181.2.1 Khái niệm pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính 181.2.2 Pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở một số quốc giatrên thế giới 191.2.3 Sự cần thiết thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính 23KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM 26
2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền chuyển đổi giới tính 262.1.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền chuyển đổi giới tính 262.1.2 Các quy định pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính 282.1.2.1 Quyền chuyển đổi giới tính 282.1.2.2 Quyền nhân thân khác của người chuyển đổi giới tính trong Bộ Luật Dân sự 312.1.2.3 Các quyền của người chuyển đổi giới tính trong lĩnh vựcHôn nhân gia đình 332.1.2.4 Các quyền của người chuyển giới trong lĩnh vực y tế, laođộng việc làm và bình đẳng giới 362.1.2.5 Người chuyển đổi giới tính trong quan hệ pháp luật Hìnhsự 372.1.2.6 Người chuyển đổi giới tính trong quan hệ pháp luật Tố tụng hình sự 392.2 Thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam về quyền liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính 402.2.1 Thành tựu đạt được trong việc thực thi quyền liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính và nguyên nhân 402.2.2 Khó khăn trong việc thực thi quyền liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính và nguyên nhân 44
Trang 62.2.2.1 Khó khăn về khả năng được chuyển đổi giới tính 44
2.2.2.2 Khó khăn về quyền nhân thân khác của người chuyển đổi giới tính 46
2.2.2.3 Khó khăn về quyền của người chuyển đổi giới tính trong Luật Hôn nhân và gia đình 48
2.2.2.4 Khó khăn của người chuyển giới trong lĩnh vực y tế, lao động và bình đẳng giới 49
2.2.2.5 Khó khăn của người chuyển đổi giới tính trong pháp luật Hình sự 52
2.2.2.6 Khó khăn của người chuyển đổi giới tính trong pháp luật Tố tụng hình sự 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH 57
3.1 Định hướng xây dựng pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính 57
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính 61
3.2.1 Xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính 62
3.2.2 Hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 69
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giới tính là một trong những yếu tố thuộc về nhân thân,gắn chặt với mỗi cá nhân con người Pháp luật mỗi nước cũngquy định những quyền và nghĩa vụ khác nhau cho từng giới tính
cụ thể Có thể nói, giới tính của con người là một vấn đề quantrọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cá nhân nóiriêng và của cả xã hội nói chung Vì vậy, để đảm bảo quyền lợichính đáng của cá nhân thì mỗi người cần được sống đúng, sốngthật với giới tính của mình
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, không phải lúc nào giới tínhcủa một người cũng được hoàn thiện khi người đó sinh ra, cónhiều trường hợp giới tính thật của một người lại không trùngkhớp với biểu hiện của cơ quan sinh dục bên ngoài như mọingười vẫn nhìn thấy Có những người do dị tật tại cơ quan sinhdục mà không phân biệt được rõ giới tính là nam hay nữ, hoặccũng có người biểu hiện ra bên ngoài rõ là nam hoặc nữ nhưngkhi họ trưởng thành thì cơ thể lại biến đổi thành giới tính ngượclại với giới tính ban đầu họ mang Điều này đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến đời sống, tâm sinh lý của họ, bản thân họ bị dằn vặt, bịchính gia đình, bạn bè và cả xã hội xa lánh Vì vậy, những ngườinày rất cần được can thiệp để tìm lại đúng giới tính của mình
Quyền chuyển đổi giới tính là quyền nhân thân đặc biệtcủa con người Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã
có những quy định bổ sung rất tiến bộ về quyền con người,trong đó khẳng định nhà nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm cácquyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,văn hóa, xã hội (Điều 14), và quyền của mọi người được bìnhđẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đờisống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16) Thêmvào đó, với những bất cập do việc không thừa nhận quyềnchuyển đổi giới tính trong thời gian vừa qua, BLDS 2015 đãchính thức ghi nhận cho cá nhân được chuyển đổi giới tính.BLDS 2015 đã bổ sung quy định tại Điều 36 và Điều 37, trong
Trang 9đó khẳng định cá nhân có quyền xác định lại giới tính và việcchuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật Đây
là văn bản pháp lí đầu tiên ghi nhận chính thức về cá nhân cóthể thực hiện việc chuyển đổi giới tính Với sự ghi nhận này, cơhội để được sống thật với tâm tư, nguyện vọng của ngườichuyển giới được mở ra
Một điểm đáng ghi nhận là Điều 37 BLDS năm 2015 đãthừa nhận cho cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa
vụ đăng kí thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộtịch Việc đăng kí thay đổi hộ tịch của những cá nhân chuyểngiới là mong mỏi, là điều kiện để họ giải quyết “rắc rối pháp lí”trong cuộc sống khi họ chưa được ghi nhận quyền này.Với ghinhận này cá nhân đã tiến hành chuyển đổi giới tính trước ngày01/01/2017 được quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ như:chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu… Việc ghinhận cho các cá nhân chuyển đổi giới tính được đăng kí thay đổi
hộ tịch là một điểm tiến bộ, giải quyết được nhiều bất cập đangtồn tại trong thời gian qua, góp phần tháo gỡ vướng mắc trongviệc áp dụng các quy định của pháp luật hộ tịch, pháp luật hình
sự, pháp luật tố tụng hình sự… liên quan đến nhóm người này
Tuy nhiên việc thực hiện trên thực tế về chuyển đổi giớitính của cá nhân cũng như quy định về quyền chuyển đổi giớitính của cá nhân vẫn còn phải chờ các văn bản luật khác đượcban hành, vì hiện tại trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiệnhành, chưa có bất kỳ văn bản hay quy định pháp luật nào quyđịnh cụ thể về vấn đề này Cần phải xem xét cụ thể các điềukiện về độ tuổi, tình trạng hôn nhân… sao cho phù hợp vớithông lệ quốc tế cũng như truyền thống đạo đức của dân tộc,tránh sự định hướng lệch lạc về giới tính, đặc biệt là đối với bộphận thanh thiếu niên ở độ tuổi nhận thức về giới tính còn chưasâu sắc và dễ bị ảnh hưởng lẫn nhau, bởi xu hướng, phong trào.Đây thực sự là những vấn đề phức tạp trên thực tế mà các nhàlàm luật cần đưa ra những quy định phù hợp để bảo đảm thựchiện việc chuyển đổi giới tính cũng như quy định về quyềnchuyển đổi giới tính được đi vào đời sống một cách phù hợp vàhiệu quả
Trang 10Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã
lựa chọn đề tài “Thực tiễn quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình để làm rõ
lên quyền của nhóm người chuyển đổi giới tính trong đời sống
xã hội cũng như trong quy định của pháp luật
Trang 112 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm vừa qua tại Việt Nam đã có khá nhiềunghiên cứu liên quan đến vấn đề quyền được chuyển đổi giớitính được thực hiện, có rất nhiều công trình khoa học các cấp,
và các bài viết nghiên cứu, trao đổi quan đến vấn đề quyềnchuyển đổi giới tính trong đó tiêu biểu có thể kể như: Nghiêncứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) (2015) “Có bao nhiêunước hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính Có phải bởi vì tôi làLGBT”; Lương Thế Huy và Phạm Quỳnh Phương (2015), “Phânbiệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại ViệtNam”, Viện nghiên cứu tính Xã hội Kinh tế và Môi trường iSEE;Báo cáo Quốc gia Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợpquốc UNDP Việt Nam (2014), “Là người đồng, song tính vàchuyển giới (LGBT) ở Châu Á”; Trương Hồng Quang (2014),
“Người chuyển giới và pháp luật thế giới về người chuyển giới”,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Bộ Tư pháp; Trung tâm ICS, tổchức Bảo vệ và thúc đẩy quyền của Người Đồng tính, Song tính
và Chuyển giới (LGBT) (2012), “Báo cáo khuyến nghị: Nội dungcần sửa đổi đối với Bộ Luật Lao động liên quan tới quyền và lợiích của người lao động là người đồng tính, song tính và chuyểngiới tại Việt Nam”; ThS Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), “Quyềnchuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật dân sự ViệtNam”, Bộ tư pháp; Trương Hồng Quang (2015), “Công nhậnchuyển đổi giới tính: Việt Nam đang trên đường bồi đắp giá trịnhân văn của pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Bộ Tưpháp; Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), “Bình luận khoa học
Bộ luật dân sự 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam”, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội; PGS.TS Đỗ VănĐại (Chủ biên) (2016), “Bình luận khoa học những điểm mới của
bộ luật dân sự năm 2015”, Nhà xuất bản Hồng Đức- Hội Luật giaViệt Nam, Hà Nội
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đãnghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn qua các tài liệusau:
Trang 12Sách chuyên khảo
1 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa
học Bộ luật dân sự 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội Trong sáchnày tác giả đã phân tích và bình luận tất cả các điều luật trongBLDS 2015 Cụ thể, trong Điều 37 về chuyển đổi giới tính tácgiả đã phân tích rõ nội dung của điều luật và đưa ra những bìnhluận tích cực cũng như tiêu cực của pháp luật từ đó đưa ra kiếnnghị để hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này
2 PGS.TS Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Bình luận khoahọc những điểm mới của bộ luật dân sự năm 2015, Nhà xuấtbản Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội Tài liệu chủ yếubình luận phân tích những điểm mới trong BLDS năm 2015,phân tích làm rõ nội dung của từng điều luật; bình luận các nộidung tích cực và phù hợp với thực tiễn thực hiện và áp dụng cácquy định của Bộ luật dân sự; phát hiện những nội dung còn hạnchế, chồng chéo, trùng lập, thiếu khuyết từ đó có định hướnghoàn thiện
Báo cáo, đề tài
3 Trung tâm ICS, tổ chức Bảo vệ và thúc đẩy quyền củaNgười Đồng tính, Song tính và Chuyển giới (LGBT) (2012), Báocáo khuyến nghị: Nội dung cần sửa đổi đối với Bộ Luật Lao độngliên quan tới quyền và lợi ích của người lao động là người đồngtính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam Báo cáo phân tíchcái nhìn tổng quan về môi trường lao động của người chuyểngiới tại Việt Nam, những vấn đề có liên quan trực tiếp tới quyền
và lợi ích hợp pháp của người LGBT trong quan hệ lao động vàứng xử trong môi trường lao động, đưa ra các quan điểm tíchcực về quyền của người LGBT – Tổng quan Pháp luật Việt Nam
và xu thế Quốc tế, xu thế Quốc tế trong cách xây dựng chínhsách lao động cho người LGBT Từ vấn đề tổng quan trên đã đưa
ra các kiến nghị cụ thể trong BLLĐ để bảo vệ nhóm nguờichuyển giới
Trang 134 Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP Việt Nam(2014), Là người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ởChâu Á: Báo cáo Quốc gia Việt Nam Bài báo cáo đã hệ thốngtổng quan về lịch sử LGBT tại Việt Nam, đánh giá những bướcphát triển gần đây của nhóm người LGBT Đối thoại quốc gia vềcộng đồng LGBT Việt Nam về các vấn đề như: lao động, giađình, chính sách y tế, giáo dục, chính sách quyền và luật Đưa
ra các chiến lược then chốt để pháp triển và xây dựng năng lựccủa các tổ chức LGBT Báo cáo này đã tiếp cận vấn đề quyềnchuyển đổi giới tính từ nhiều góc độ và đã làm rõ một số vấn đềthực tiễn về quyền chuyển đổi giới tính
5 Lương Thế Huy và Phạm Quỳnh Phương (2015), Có phảibởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục
và bản dạng giới tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế
và Môi trường iSEE Với những khảo sát từ thực tiễn tác giả đãnêu lên hiện trạng về phân biệt đối xử trên các mặt đời sống vớiLGBT như trong gia đình, trường học, nơi làm việc, trong y tế,trong các lĩnh vực đời sống khác và cả trong việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Bài nghiên cứu còn đưa racác câu chuyện về LGBT được chia sẻ và những nhận thức đốivới quyền, nhu cầu và mong đợi của chính họ Những nghiêncứu trên đã làm rõ được những khó khăn bất cập mà nhómngười LGBT đã và đang gánh chịu
6 Phạm Quỳnh Hương-Lê Quang Bình-Mai Thanh Tú(2012), Khát vọng được là chính mình, Viện nghiên cứu xã hội,kinh tế và môi trường ISEE Báo cáo đưa ra những vấn đề lý luận
về người chuyển giới và cộng đồng chuyển giới, sau đó là thựctiễn về cộng đồng chuyển giới ở Việt Nam, những thách thứckhó khăn của cộng đồng người chuyển giới và đưa ra khuyếnnghị để khắc phục khó khăn
7 Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) (2015),
Có bao nhiêu nước hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính Nghiêncứu của ISEE đã thống kê danh sách các nước đã cho phép hợppháp hóa chuyển đổi giới tính ở các châu lục trên thế giới Bêncạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra các câu chuyện chuyển giớicủa một số nước và cách giải quyết của họ Dựa trên bài nghiên
Trang 14cứu này có thể rút ra được kinh nghiệm giải quyết của quốc tế
về vấn đề chuyển đổi giới tính
Bài báo khoa học
8 ThS Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), Quyền chuyển đổi giới
tính theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ tư pháp.Bài viết nghiên cứu về Quyền chuyển đổi giới tính ở một số nướctrên thế giới; sau đó là nghiên cứu về Quyền chuyển đổi giớitính trong pháp luật dân sự Việt Nam, từ đó đưa ra quan điểmriêng của tác giả
9 Trương Hồng Quang (2015), Công nhận chuyển đổi giớitính: Việt Nam đang trên đường bồi đắp giá trị nhân văn củapháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Bộ Tư pháp Bài viết là
sự trao đổi lại ý kiến của tác giả Tiến Dũng có bài viết “Côngnhận quyền chuyển đổi giới tính: Rồi sẽ đi về đâu?” Từ đó đưa
ra ý kiến quan điểm riêng của tác giả về sự cần thiết cho việccông nhận chuyển đổi giới tính
10 Trương Hồng Quang (2014), Người chuyển giới và phápluật thế giới về người chuyển giới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Bộ Tư pháp Tác giả đã đi đến làm rõ các vấn đề lí luận chung
về người chuyển giới, đưa ra các khái niệm và phân biệt cáckhái niệm đó và hệ thống pháp luật của một số nước trên thếgiới quy định về quyền chuyển đổi giới tính Đây là nguồn thamkhảo để so sánh đối chiếu giữa pháp luật về quyền chuyển đổigiới tính của Việt Nam với một số nước
Bên cạnh những bài nghiên cứu, báo cáo, sách chuyênkhảo trên thì các trang báo điện tử cũng góp phần không nhỏcho bài nghiên cứu như:
11 Dương Thành Lợi (1994), Rousseau và Khế Ước Xã Hội,http://rousseaustudies.free.fr/articleKheUocXaHoi.htm
12 Thanh Mận (2012), Bi kịch của người chuyển giới - Bài
cua-nguoi-chuyen-gioi-bai-3-luat-co-nen-xem-xet.htm
http://phapluattp.vn/2012101611033532p1060c1105/bi-kich-13 Di Linh (2015), Cộng đồng chuyển giới “cám ơn Quốchội” nhưng vẫn lo, http://www.baogiaothong.vn/cong-dong-chuyen-gioi-cam-on-quoc-hoi-nhung-van-lo-d128922.html
Trang 1514 Thế Hoàn (2017), Hơn 300.000 người Việt muốn
chuyển giới: Con số nói lên điều gì? tin tức Việt Nam,https://tintucvietnam.vn/300000-nguoi-viet-muon-chuyen-gioi-con-so-noi-len-dieu-gi-20783
15 Thiên Lam (2017), Người chuyển giới khó khăn tiếp cận
nguoi-chuyen-gioi-kho-khan-tiep-can-dich-vu-y-te-trong-
http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/34763402-nuoc.html
16 Nguyễn Hạnh (2016), Chăm sóc y tế người đồng tính
và chuyển giới: Các rào cản cần tháo gỡ,http://suckhoedoisong.vn/cham-soc-y-te-nguoi-dong-tinh-va-chuyen-gioi-cac-rao-can-can-thao-go-n114680.html
17 Hà Nhuận Nam (2015), Lâm Chi Khanh bật khóc khiđược pháp luật công nhận giới tính, https://eva.vn/lang-sao/lam-chi-khanh-bat-khoc-khi-duoc-phap-luat-cong-nhan-gioi-tinh-
c20a245620.html
18 Huyền Linh, Chuyển đổi giới tính trong pháp luật một
số quốc gia, gioi-tinh-trong-phap-luat-mot-so-quoc-gia/25036.vgp
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Chuyen-doi-Các trang báo điện tử trên cũng đã làm rõ được những vấn
đề cụ thể của người chuyển giới trong các khía cạnh đời sống xãhội như những khó khăn, bất cập, những chia sẻ, trải nghiệmcủa nhóm người LGBT trong đời sống cũng như những hạn chếcủa pháp luật vẫn chưa đảm bảo được quyền và lợi ích củanhóm người này
Những nghiên cứu kể trên đều đã phân tích chuyên sâu,cung cấp được lượng kiến thức đầy đủ liên quan đến đề tài mànhóm nghiên cứu đang thực hiện Sự ra đời của Bộ luật Dân sựnăm 2015 (viết tắt là BLDS năm 2015) đã làm thay đổi quanniệm cũ và đưa đến một cách tiếp cận mới đối với quyềnchuyển đổi giới tính Chính vì vậy, một số nội dung của các tàiliệu trên không còn phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành.Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này phần nào vẫn giữnguyên giá trị trên phương diện lí luận Trên cơ sở đó, nhóm
Trang 16nghiên cứu lựa chọn, kế thừa một số cơ sở lí luận và thực tiễn
đã được nghiên cứu phù hợp với đề tài
Dựa trên các nội dung đã kế thừa, nhóm tiến hành nghiêncứu độc lập, từ đó bổ sung thêm những kiến thức mới vào phần
lý luận vốn có, bên cạnh các nghiên cứu của nhóm về thực tiễnthi hành quyền chuyển đổi giới tính, từ đó đưa ra một số kiếnnghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ởViệt Nam
Trang 173 Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài
3.1 Mục tiêu đề tài
Đề tài có mục tiêu nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận
và những quy định pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ởViệt Nam Đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luậtliên quan đến quyền này Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmxây dựng pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính và nâng caohiệu quả thực thi pháp luật liên quan đến quyền chuyển đổi giớitính ở Việt Nam
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam
về quyền liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính
Thứ tư, đề xuất định hướng xây dựng pháp luật về quyềnchuyển đổi giới tính
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luậthiện hành về quyền chuyển đổi giới tính, quyền liên quan đếnquyền chuyển đổi giới tính và và thực thi pháp luật về quyềnchuyển đổi giới tính ở Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 18Phạm vi về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu phápluật Việt Nam hiện hành về quyền chuyển đổi giới tính, cụ thể làcác quy định của BLDS năm 2015 và các quy định trong các lĩnhvực pháp luật khác có liên quan như pháp luật Hộ tịch, Hônnhân gia đình, Hình sự Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu tìmhiểu chế định về quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một
số quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc,Pháp, Anh Về thực tiễn ban hành pháp luật và thực trạng thựcthi pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính, đề tài nghiên cứutình hình ban hành pháp luật và thực thi pháp luật ở các cấp độ
ở Việt nam trên phạm vi cả nước
Phạm vi về thời gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn ban hành
và thực thi pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam
từ năm 2015 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu tiếp cận từ cơ sở quy định của pháp luật,tham khảo các công trình nghiên cứu Đồng thời, phân tích,đánh giá các tài liệu thu thập qua thực tiễn Từ đó đưa ra kếtluận của nhóm nghiên cứu về đề tài đang thực hiện Như vậy,việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên các phương pháp sau:
1 Phương pháp phân tích, diễn giải làm sáng tỏ các kháiniệm, các quy định của pháp luật hiện hành về quyền chuyểnđổi giới tính ở Việt Nam; phân tích luật thành văn, nhằm phântích ý nghĩa của một số quy phạm pháp luật về chuyển đổi giớitính để có những nhận thức cơ bản đối với quyền này Phươngpháp này được sử dụng ở chương 1 và chương 2
2 Phương pháp so sánh để có sự đối chiếu tham khảokinh nghiệm pháp luật nước ngoài và làm rõ sự tiến bộ của phápluật Việt Nam về chuyển đổi giới tính Phương pháp này được sửdụng xuyên suốt trong cả bài
3 Việc thực hiện đề tài liên quan đến thực tiễn quyềnchuyển đổi giới tính nên phương pháp thống kê, phương phápchứng minh các số liệu cụ thể và các vụ việc thực tiễn điển hìnhliên quan đến việc chuyển đổi giới tính để minh chứng chonhững nhận xét đánh giá của pháp luật hiện hành về quyền
Trang 19chuyển đổi giới tính Phương pháp này được sử dụng ở chương2.
4 Phương pháp đánh giá, quy nạp: Được sử dụng ở chương
2 để đánh giá những tác động của các quy định pháp luật trongthực tiễn thực thi pháp luật về quyền liên quan đến quyền chuyểnđổi giới tính Từ đó đưa ra những kết luận về ý nghĩa tích cực vàhạn chế của pháp luật thực định về quyền liên quan đến quyềnchuyển đổi giới tính nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện ở chương3
Chuyển đổi giới tính là nội dung lần đầu tiên được đưa vàoBLDS 2015 Xét về cả khía cạnh thực tiễn và pháp lý, được đảmbảo các quyền con người mang ý nghĩa rất quan trọng trong bộphận nhóm người có nhu cầu chuyển giới Tuy nhiên, ở ViệtNam hiện nay chỉ mới có sự công nhận về quyền xác định lạigiới tính còn quyền chuyển đổi giới tính vẫn chưa có quy định cụthể nào Trong chương 1, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phântích và làm rõ những vấn đề lí luận liên quan đến quyền chuyểnđổi giới tính bao gồm: khái quát chung về quyền chuyển đổi giớitính và khái quát chung pháp luật về quyền chuyển đổi giớitính
Trang 201.1 Khái quát chung về quyền chuyển đổi giới tính 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm giới tính và giới
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì: “Giớitính là những đặc điểm sinh học và sinh lý nhằm xác định một
cá thể là nam hay nữ Giới tính là những đặc điểm đồng nhất
mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được”.Hoặc một định nghĩa khác “Giới tính là một tập hợp những đặcđiểm riêng biệt, tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ Ví dụ:đàn ông to khỏe, bộc trực, cứng rắn; phụ nữ nhỏ yếu, kín đáo,dịu dàng.”1 Theo các khái niệm trên, giới tính trước hết là sựkhác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ thể hiện quacấu tạo của cơ thể, đặc điểm thể chất và sinh lý, chức năng sinhsản của phụ nữ và nam giới Các đặc điểm sinh học của phụ nữhoặc nam giới được hình thành ngay từ khi sinh ra (bẩm sinh),không thay đổi theo thời gian (trừ trường hợp có sự can thiệpcủa tiến bộ khoa học) và các đặc điểm này có sự giống nhaugiữa các nhóm dân tộc và các vùng địa lý Tuy nhiên, khôngphải ở giai đoạn, thời kỳ nào giới tính cũng được hiểu là yếu tố
tự nhiên thuộc về con người, hình thành sẵn trong con người.Con người nói chung và giới tính của con người nói riêng cũngtrải qua những sự thay đổi trong tư duy nhận thức qua các giaiđoạn phát triển khác nhau của loài người
Thuật ngữ giới tính thường hay bị nhầm lẫn với thuật ngữgiới “Giới là từ để chỉ những vai trò, hành vi, hoạt động, và cácthuộc tính được xem là chuẩn mực cho nam giới, đàn ông hay
nữ giới, đàn bà Giới là cái hình thành trong quá trình con ngườilớn lên trong xã hội, ảnh hưởng đến cách họ cư xử, giao tiếp,cảm nhận về chính mình Những khái niệm, định nghĩa về giới
có thể khác nhau tùy theo từng xã hội và nền văn hóa, còn giớitính sinh học thì thường được hiểu giống nhau ở mọi nơi.”2 Giới
1 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015 của nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.
2 Phạm Quỳnh Phương - Vũ Thành Long Đỗ Quỳnh Anh - Hoàng Ngọc An (2018), Báo cáo
nghiên cứu Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tính của người chuyển
Trang 21là sự khác biệt về mặt xã hội giữa phụ nữ và nam giới ví dụ như:vai trò thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị Vai trò giới đượcbiết đến thông qua quá trình dạy dỗ học tập và có sự khác nhautheo từng nền văn hóa, từng thời kỳ Những đặc trưng về giớimang tính xã hội, do xã hội quy định Ví dụ như từ khi nhỏ đứatrẻ sẽ được dạy dỗ tùy theo nó là trai hay gái, đứa trẻ phải họccách là con trai hay con gái để được xã hội chấp nhận Giới thểhiện các đặc trưng xã hội của phụ nữa và nam giới nên rất đadạng Nó phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xãhội của mỗi nước Ngay trong một nước cũng có sự khác biệtđáng kể về vị trí, tiếng nói của phụ nữ và nam giới ở mỗi khuvực (thành thị, nông thôn), giũa các giai tầng xã hội ( trí thức,nông dân, công nhân…).
Như vậy, giới là yếu tố thuộc cảm nhận mong muốn củamỗi cá nhân, suy nghĩ của người đó về mình là nam hay nữ, còngiới tính là sự biểu hiện bên ngoài của giới thông qua các cấutạo bộ phận cơ thể Sự biểu hiện của giới tính so với giới có thểthống nhất hoặc khác biệt Khi giới và giới tính không thốngnhất cá nhân thường có mong muốn được chuyển đổi giới tính,tức là thay đổi cấu tạo, hình dáng các bộ phận trên cơ thể chophù hợp với cả nhận suy nghĩ của mình
1.1.1.2 Khái niệm người chuyển giới
Mặc dù người chuyển giới (transgender) và chuyển đổi giớitính (transsexual) tồn tại ở mọi xã hội, mọi nơi trên thế giới, tuynhiên những khái niệm này vẫn được hiểu một cách khá nhầmlẫn và gây lúng túng ngay cả với những người trong cuộc khikhông thể xác định bản dạng giới của mình
Người chuyển giới hay còn có các thuật ngữ khác nhưngười xuyên giới, người vượt giới, người cải giới (đề cập đếnngoại hình, thể hiện bên ngoài), người đổi giống (từ cũ, hiếm),người chuyển đổi giới tính (đề cập đến tình trạng cơ thể đã phẫuthuật)
Theo tài liệu của Viện ISEE (Viện nghiên cứu xã hội – Kinh
tế và Môi trường), tổ chức này đưa ra thì “Người chuyển giới haycòn gọi là Transgender là một thuật ngữ được khởi đầu từ nước
giới ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường ISEE
Trang 22Mỹ, được sử dụng để chỉ chung những người có lối sống dườngnhư khác với những chuẩn mực về giới trong xã hội Nó đượcdùng để chỉ những người vượt ra khỏi biên giới bình thường vềgiới, trong cách ăn mặc, trong cách thể hiện bản thân, và cảnhững người đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để có được cơthể như giới tính họ mong muốn.”3 “Transgender” bao gồm nộihàm rất rộng: cả những ai sẵn sàng trải qua phẫu thuật, hoặckhông muốn phẫu thuật nhưng đơn thuần muốn thể hiện bảnthân và sống cuộc đời họ như một giới tính khác Theo nhưnghiên cứu trên thì người chuyển giới là một người được sinh ravới cơ thể sinh học là nam hay nữ, nhưng có một khát vọngmạnh mẽ và nhất quán, có giới tính khác với giới tính sinh họccủa họ lúc sinh Họ có thể trải qua hoặc không trải qua việc điềutrị y tế để chuyển đối sang bản dạng giới họ chọn Bên cạnh đó,
tổ chức này cũng đưa ra khái niệm cụ thể về người chuyển giới
nữ và người chuyển giới nam, theo đó: “Người chuyển giới nữ làngười sinh ra là nam và có giới tính tự nhận, nghĩ rằng mình lànữ”; “Người chuyển giới nam là người sinh ra là nữ và có giớitính tự nhận, nghĩ rằng mình là nam”
Ở một nghiên cứu khác của Bách khoa toàn thư mở kháiniệm về người chuyển giới được hiểu cụ thể hơn “Người chuyểngiới (tiếng Anh: Transgender) hay còn gọi là hoán tính, là trạngthái tâm lý giới tính của một người không phù hợp với giới tínhcủa cơ thể”4 Dưới góc độ này những người chuyển giới được mô
tả là những người khi sinh ra đã mang sẵn một giới tính sinh học(dựa vào cơ quan sinh dục để phân biệt), nhưng tâm lý củanhững người này cảm nhận rằng giới tính của họ không giốngvới giới tính mà thể xác của họ đang có Không phải tất cảnhững người chuyển giới đều muốn thay đổi cơ thể họ, mặc dùmột số khác thì cảm thấy mong muốn điều này Tuy nhiên, hầuhết những người chuyển giới đều mong muốn thiết lập một vaitrò xã hội phù hợp với giới tính mà tâm lý của họ tự xác định
3 Phạm Quỳnh Hương-Lê Quang Bình-Mai Thanh Tú (2012), Khát vọng được là chính mình, Viện nghiên cứu
xã hội, kinh tế và môi trường ISEE
4Bách khoa toàn thư mở, Người chuyển giới, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_chuy
Trang 23Theo những định nghĩa trên nhóm nghiên cứu đưa ra kháiniệm: Người chuyển giới được xác định dựa trên việc một cánhân suy nghĩ, cảm nhận, sự tự nhận của chính họ, không phụthuộc vào các thủ tục y khoa và thủ tục pháp lí.
Có thể nói đối với người chuyển giới, quá trình tự nhậnthức về bản dạng giới là một quá trình khó khăn và lâu dài từkhi còn nhỏ đến lúc trưởng thành Đặc biệt, việc nhận thức rabản dạng giới của họ luôn đi kèm với quyết định chuyển đổi liênquan đến thể hiện giới và đón nhận những thách thức trong cuộcsống
1.1.1.3 Khái niệm chuyển đổi giới tính
Chuyển đổi giới tính hiện nay là một vấn đề đang được xãhội đặc biệt quan tâm về cả đời sống và pháp luật Tuy nhiêntrong xã hội vẫn có rất nhiều cá nhân chưa hiểu rõ về thuật ngữnày hoặc là bị nhầm lẫn với những thuật ngữ khác
Theo Bách khoa toàn thư mở, “Chuyển đổi giớitính (hoặc phẫu thuật chuyển giới) là khái niệm dùng để chỉnhững biện pháp y khoa dùng để thay đổi giới tính của mộtngười, trong đó bao gồm những công đoạn như phẫu thuậtchuyển đổi giới tính, tiêm hoóc-môn, phẫu thuật chỉnhhình Người chuyển đổi giới tính là người đã thực hiện chuyểnđổi giới tính.”5 Hiểu theo quan điểm này, việc chuyển đổi giớitính chỉ đơn thuần là sự tác động về mặt y học vào cơ thể conngười, sau khi kết thúc các thủ tục đó họ sẽ được thừa nhận làngười chuyển đổi giới tính
Một khái niệm khác nêu ra “Chuyển đổi giới tính - một cánhân khỏe mạnh được xác định với giới tính khác với giới tínhban đầu và họ kích thích hormones hoặc phẫu thuật khẳng địnhgiới tính hoặc cả hai để nữ hóa hoặc nam hóa cơ thể; họ có thểsống trọn đời trong vai trò của người chuyển giới.”6 Những ngườichuyển đổi giới tính cảm thấy rằng họ thuộc về giới tính khác,
5Từ điển Bách khoa, Chuyển đổi giới tính, https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_
%C4%91%E1%BB%95i_gi%E1%BB%9Bi_t%C3%ADnh.
6Committee on Health Care for Underserved Women -This information should not be construed as dictating an
exclusive course of treatment or procedure to be followed “Health Care for Transgender Individuals”
Underserved-Women/Health-Care-for-Transgender-Individuals
Trang 24https://www.acog.org/Clinical-Guidance-and-Publications/Committee-Opinions/Committee-on-Health-Care-for-họ muốn trở thành và hoạt động như những người khác giới Đốivới họ, các cơ quan sinh dục của họ là những dị dạng kinh tởmphải được thay đổi bởi con dao của bác sĩ phẫu thuật.
Chuyển đổi giới tính là một sự thay đổi trong mối quan hệgiữa tình dục có thể nhìn thấy của một cá nhân và bản sắc giớitính của họ Người chuyển đổi giới tính có giới tính sinh học khisinh ra hoàn toàn bình thường Tuy nhiên, người đó lại mongmuốn, tự nhận mình mang giới tính khác với giới tính sinh họckhi được sinh ra Chẳng hạn, một người chuyển đổi giới tính làphụ nữ có thể cảm thấy rằng bản sắc đàn ông phù hợp hơn vàthực hiện các bước sau: Sử dụng tên nam thay vì tên phụ nữ, sửdụng đại từ nam thay vì đại từ nữ, ăn mặc như một người đànông, tham gia các hoạt động thường gắn liền với nam giới trongnền văn hoá “Những người này hoàn toàn nhận thức được giớitính thực sự của mình là nam hay nữ Đối với người chuyển đổigiới tính thì họ lại có cấu tạo sinh học hoàn chỉnh và việcchuyển đổi giới tính là xuất phát từ nhu cầu sống với đúng cảmnhận, suy nghĩ và tình cảm của con người họ”7
Việc chuyển đổi giới tính đem lại sự hào hứng và hạnhphúc cho những người có mong muốn chuyển giới, hay nói cáchkhác đó là tia sáng mặt trời, cánh cửa thiên đường mở ra dànhcho họ để họ đến với một thế giới mới thực sự phù hợp với mình
mà ở trong đó họ sống chính với bản thân họ với hình dạng bênngoài và tính cách bên trong thống nhất làm một “Phẫu thuậtchuyển đổi giới tính là bước cuối cùng trong quá trình điều trịbệnh nhân rối loạn nhận thức tính dục Mục đích phẫu thuật đểtạo bộ phận sinh dục nam hoặc nữ giúp người chuyển giới thỏamái về hình dáng bên ngoài của mình.”8
Như vậy, chuyển đổi giới tính là việc dùng các biện pháp ykhoa nhằm thay đổi đi giới tính hiện tại thành một giới tính kháctheo mong muốn của người có nhu cầu chuyển giới để họ đượcsống đúng với giới tính thật của mình
7 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.
8 Trung tâm chuyển đổi giới tính, phẫu thuật chuyển đổi giới tính, tinh
Trang 25http://yanhee.vn/trung-tam-chuyen-doi-gioi-1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyền chuyển đổi giới tính
1.1.2.1 Khái niệm quyền chuyển đổi giới tính
Giống như các quyền con người khác, quyền chuyển đổigiới tính là những giá trị tự nhiên, vốn có mà mỗi thành viên củacộng đồng nhân loại đều được hưởng Là thành viên của cộngđồng nhân loại, những người chuyển giới cũng phải được nhànước, xã hội bảo vệ và tôn trọng, cho dù họ có những đặc điểmkhác biệt về bản dạng giới và xu hướng tính dục
Người chuyển giới là người bình thường như mọi cá nhânkhác trong xã hội, có khả năng thực hiện các nghĩa vụ và đượcquyền hưởng các quyền bình đẳng, ngang bằng như nhữngngười khác Một trong những quyền quan trọng nhất là quyềnđược công nhận và tôn trọng Vì thế, xã hội cần nhìn nhận ngườichuyển giới như người bình thường với đầy đủ các nghĩa vụ,không được phép miệt thị, xúc phạm hay coi họ như nhữngbệnh nhân lệch lạc về tâm thần Theo John Locke, “tự do là khảnăng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn
mà không gặp bất kỳ cản trở nào”9 Như vậy, quyền chuyển đổigiới tính là một phần của tự do Tự do được xem như một giá trị
tự thân của con người Người chuyển giới chuyển đổi giới tính để
có thể được tự do là chính mình, theo đúng bản năng tự nhiêncủa cơ thể Đây là những nhu cầu tự nhiên, chính đáng mànhững người chuyển giới được hưởng, được làm, được các chủthể khác, bao gồm nhà nước, xã hội, gia đình… tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm
Chính vì vậy,
Quyền chuyển đổi giới tính là một quyền con người dànhcho một nhóm xã hội đặc biệt, đó là nhóm những người có nhucầu chuyển giới Nhằm đáp ứng quyền được thay đổi về mặtsinh học và quyền được nhà nước, pháp luật công nhận giới tínhmới ở trên giấy tờ tùy thân
1.1.2.2 Đặc điểm của quyền chuyển đổi giới tính
9 Trương Hồng Quang (2015), Công nhận chuyển đổi giới tính: Việt Nam đang trên đường bồi đắp giá trị nhân
văn của pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Bộ Tư pháp.
Trang 26Đặc điểm thứ nhất, là quyền nhân thân của con người
Nó còn được gọi là quyền cá nhân, bao gồm một số quyềnđược quy định để bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cánhân Cụ thể nó bao gồm quyền của một cá nhân kiểm soátviệc sử dụng tên của mình, hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặcđiểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình
Đặc điểm thứ hai, đây vừa là một quyền của cá nhânnhững người được chuyển giới, vừa là một quyền chung (quyềntập thể) của nhóm xã hội đặc biệt gồm những người chuyểngiới
- Quyền cá nhân có nghĩa là bất cứ người chuyển giới nàocũng có thể
tự mình thực hành quyền này
- Quyền của nhóm, để bảo đảm thực hiện hiệu quả quyềnnày, đặc biệt là trong việc đạt được sự công nhận của xã hội,Nhà nước và được pháp điển hoá trong pháp luật, những ngườichuyển giới cần có những hành động vận động tập thể
Đặc điểm thứ ba, quyền chuyển giới tính gắn liền vớinhững khía cạnh cơ bản của quyền con người
Đầu tiên, nó có mối liên hệ với sự tự do, tức là việc mộtngười có thể thực hiện được điều mình muốn mà không bị cảntrở Tự do được xem như một giá trị tự thân của con người.Rousseau đã khẳng định: "Con người sinh ra tự do"10 Vậychuyển đổi giới tính có thể coi là một cách thức để một người cóthể tự do được là chính mình, theo đúng bản năng tự nhiên của
cơ thể
Thứ hai, nó có mối liên hệ với sự bình đẳng, tức là việcđược đối xử ngang hàng với người khác mà không có bất kỳ sựphân biệt nào Sự thay đổi giới tính sinh học cho phù hợp vớibản dạng giới chính là một cách thức để những biểu hiện khác
về giới của người chuyển giới trở nên phù hợp với cơ thể sinhhọc mới, do đó giảm bớt sự phân biệt đối xử vốn vẫn xảy ra đốivới những người chưa thực hiện chuyển giới
10 Dương Thành Lợi (1994), Rousseau và Khế Ước Xã Hội,
http://rousseaustudies.free.fr/articleKheUocXaHoi.html.
Trang 27Đặc điểm thứ tư, quyền chuyển đổi giới tính gắn liền vớinhững quyền dân sự cơ bản của người chuyển giới Dưới góc độquyền chuyển đổi giới tính với tư cách một bộ phận của nhómnhững người dễ bị tổn thương, quyền của họ gắn với quyềnđược đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người
bị tước tự do theo Công ước quốc tế về quyền dân sự và chínhtrị (ICCPR) “Điều 10 ICCPR”11 Đối với người đã hoàn thiệnchuyển đổi giới tính về sinh học nhưng chưa hoàn tất về pháp
lý, sự đối xử với họ trong hoàn cảnh bị tước tự do bởi nhà nước
mà điển hình là giam giữ, khám chữa bệnh, nhận con nuôi, cóthể gây tổn hại quyền của những người này
1.1.2.3 Phân biệt quyền chuyển đổi giới tính và quyền xácđịnh lại giới tính
Xác định giới tính và phẫu thuật chuyển đổi giới tính lànhững vấn đề đã và đang tồn tại trong xã hội hiện nay Quyềnxác định giới tính liên quan đến nhóm người liên giới tính(intersex) còn quyền phẫu thuật chuyển đổi giới tính liên quanđến nhóm người chuyển giới (transgender)
Về khái niệm
Việc xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính đều cókhả năng thay đổi giới tính hiện tại của cá nhân Xác định lại vàchuyển đổi giới tính đều chỉ những thủ tục y khoa dùng để thayđổi giới tính của một người Giữa hai quyền này có điểm khácnhau cơ bản như về khái niệm, cơ sở pháp lý, mục đích
Nhìn chung, những người xác định lại giới tính là nhữngngười hoàn toàn bình thường về mặt giới tính xã hội, nhưng lại
có giới tính sinh học không thống nhất giữa bên trong (bộ nhiễmsắc thể giới tính) và bên ngoài (bộ phận sinh dục, các biểu hiệngiới tính)
Còn người chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinhhọc hoàn toàn bình thường nhưng giới tính xã hội của họ lại tráingười hoàn toàn giới tính sinh học
Về bản chất
11 Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (1976)
Trang 28Thứ nhất, đối với người xác định lại giới tính, các đặc điểmtrên cơ thể của họ bị khuyết tật ngay từ khi sinh ra, không cóvấn đề gì về mặt giới tính xã hội, bản thân họ chỉ không có sựthống nhất giữa giới tính sinh học thực chất và bộ phận sinhdục (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nam, giớitính sinh học là nam, có hệ xương phát triển, có yết hầu…nhưng bộ phận sinh dục lại có hình dáng của nữ giới) Còn đốivới người chuyển giới lại hoàn toàn ngược lại, họ có giới tínhsinh học hoàn toàn bình thường (ví dụ như người có bộ nhiễmsắc thể giới tính là nữ, giới tính sinh học là nữ, có hông, ngực
nở, không có yết hầu bộ phận sinh dục như của nữ giới, hoàntoàn bình thường)
Thứ hai, những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính,
họ hoàn toàn hài lòng với giới tính bẩm sinh mà họ có, không có
sự chênh nhau giữa giới tính sinh học bẩm sinh và giới tính xãhội, họ như những người bình thường khác, sinh ra là giới nữ,muốn xã hội nhìn nhận mình là nữ giới nhưng chỉ gặp rắc rối vì
có bộ phận sinh dục khuyết tật, không giống của nữ giới Cònvới những người chuyển giới, họ có giới tính sinh học hoàn toànbình thường, cấu tạo bên trong và bên ngoài thống nhất cụ thểgiới tính nam hoặc nữ nhưng họ lại mang giới tính xã hội khácvới giới tính sinh học, tức là họ muốn xã hội nhìn nhận mình vớihình ảnh một nam giới, không phải một nữ giới (ví dụ như congái nhưng cắt tóc ngắn, ăn mặc như con trai, giả giọng nói trầmcủa nam giới, dáng đi giống con trai…)
Thứ ba, về nhu cầu chuyển đổi giới tính, những người cógiới tính bị khuyết tật bẩm sinh, về căn bản họ chỉ bị khuyết tật
về bộ phận sinh dục, nên nhu cầu thực sự của họ không phải làchuyển đổi giới tính mà họ chỉ muốn trở về giới tính sinh họcthực chất của họ, họ chỉ muốn có cấu tạo bên ngoài và bêntrong cơ thể thống nhất Còn những người chuyển đổi giới tính,
vì bản thân họ luôn coi giới tính thực sự của mình là giới tính tráingược với giới tính sinh học hiện có nên khao khát trở về giớitính thực của họ cháy bỏng, thường trực, họ muốn trở về giớitính thực của mình, để được thực hiện quyền mưu cầu học phúcmột trong những quyền cơ bản của con người
Trang 29Về điều kiện
Một người có quyền xác định lại giới tính khi giới tính sinhhọc của họ bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chínhxác và họ có quyền can thiệp y học áp dụng các biện pháp ykhoa để điều chỉnh lại giới tính của mình Hoặc là nếu cá nhânnào đó mang trong mình một cơ quan sinh dục thứ hai thì cánhân đó được quyền xác định lại giới tính Tức là việc chuyểnđổi trong trường hợp này xuất phát từ đặc điểm sinh học bảnthân “Những trường hợp này hoàn toàn nhận thức được giớitính đích thực của mình là nam hay nữ Đối với chuyển đổi giớitính thì họ lại có cấu tạo sinh học hoàn chỉnh và việc chuyển đổigiới tính là xuất phát từ nhu cầu đời sống với đúng cảm nhận,suy nghĩ và tình cảm của con người họ.”12 Những người xácđịnh lại giới tính, thường họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinhdục (nữ giới có bộ phận sinh dục ngoài giống của năm giới hoặcngược lại) nhưng về các tính trạng biểu hiện giới tính khác trên
cơ thể căn bản là không thay đổi (con gái vẫn có ngực, hông nở,giọng nói cao….còn con trai vẫn có yết hầu, giọng trầm, không
có ngực…) vậy nên họ vẫn có thể sống với giới tính đó màkhông phải mệt mỏi ngụy trang, biến mình thành một giới tínhkhác
Về quyền chuyển đổi giới tính thì đây là một quyền đángđược ghi nhận, quyền đảm bảo cho một cá nhân được sống thậtvới nhận thức của bản thân mình Quyền chuyển đổi giới tính làquyền được thay đổi giới tính thực tại mình đang có bằng mộtgiới tính khác (nam thành nữ hoặc nữ thành nam) thông quanhững biện pháp can thiệp y học, những người thuộc nhómchuyển đối giới tính có suy nghĩ, tính cách, hormone cơ thể tráingược hoàn toàn với những đặc tính thể chất họ có được khisinh ra Người chuyển giới chuyển đổi giới tính để có quyềnđược tự do là chính mình, theo đúng bản năng tự nhiên của cơthể họ
Về kết quả
12Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015 của nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội.
Trang 30Giới tính của cá nhân thực hiện xác lại giới tính được xácđịnh đúng với bản chất của nó Cá nhân bị khuyết tật bẩm sinh
về giới tính thông qua hoạt động phẫu thuật sẽ định hình lại giớitính mà mình mong muốn Còn đối với chuyển đổi giới tính sựcan thiệp của phẫu thuật sẽ làm cho giới tính của cá nhân bịthay đổi hoàn toàn từ nam sang nữ và ngược lại
Việc cho phép thực hiện quyền chuyển đổi giới tính của cánhân không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa tolớn về mặt thực tiễn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi củanhững người có khuyết tật về giới tính nói riêng và cộng đồngnói chung Xét đến cùng thì việc cho phép một người được sốngđúng với giới tính của mình chính là việc cho phép họ được thựchiện quyền con người, vì giới tính là một phần không thể táchkhỏi con người Vì vậy, việc pháp luật của các nước trên thế giớicho phép hoặc thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính của cánhân như một quyền dân sự là phù hợp với quy luật của tựnhiên và xã hội
1.1.2.4 Ý nghĩa của quyền chuyển đổi giới tính
Thừa nhận quyền chuyển giới là một xu thế tất yếu và luônsong hành với sự phát triển của nhân loại Điều đó bắt nguồn từmột yếu tố khách quan đó là tỉ lệ người chuyển giới trong xã hộithường dao động trong khoảng “0.1% đến 0.5%”13 Như vậy,cùng với sự tăng lên của dân số, số lượng người chuyển giớitrong xã hội ngày càng tăng, sự quan tâm của xã hội đến đốitượng này cũng sẽ lớn dần theo, đặc biệt là khi vị trí, vai trò vàcống hiến của những người thuộc nhóm này dần dần trở nênđáng kể đối với sự phát triển chung của toàn xã hội Khi quyềnchuyển đổi giới tính được thừa nhận sẽ mang lại nhiều ý nghĩatích cực như sau:
Thứ nhất, về góc độ pháp lý
Việc quy định chuyển đổi giới tính là một quyền nhân thânnhằm tạo cơ chế pháp lý chống phân biệt đối xử với ngườichuyển đổi giới tính, bảo đảm họ có địa vị pháp lý bình đẳng
13 Phạm Quỳnh Hương-Lê Quang Bình-Mai Thanh Tú (2012), Khát vọng được là chính mình, Viện nghiên cứu
xã hội, kinh tế và môi trường ISEE.
Trang 31như cá nhân khác và sự minh bạch trong thực hiện các quyềnnhân thân, tài sản trong các quan hệ dân sự.
Thứ hai, về góc độ xã hội
Những người phản đối cho rằng chuyển đổi giới tính dẫnđến nhiều hệ lụy xấu trong xã hội khó kiểm soát được, cụ thểnhư việc lợi dụng chuyển đổi giới tính để trốn tránh nghĩa vụquân sự, để gian lận trong thể thao; trốn việc bị tòa án truy nã;hoạt động mại dâm; chuyển đổi giới tính (từ nữ sang nam)nhằm kéo dài tuổi lao động Thậm chí, việc chuyển đổi giớitính có thể gây ảnh hưởng xấu tới giới trẻ, tạo ra trào lưuchuyển giới gây khó khăn trong việc xác định nhân thân, kiểmsoát giấy tờ, thủ tục hành chính
Trên thực tế, việc không thừa nhận quyền xác định lại giớitính của người chuyển giới gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho xã hộihơn là việc hợp pháp hóa nó Nhiều người chuyển giới không cógiấy tờ tùy thân, hoặc không khớp với thể hiện bên ngoài đãgây ra những phức tạp không nhỏ về mặt quản lý nhà nước
Chính vì vậy thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính gópphần tạo cho đời sống xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bắtkịp được xu thế của xã hội trên thế giới Về mặt thực tiễn có thểkhẳng định rằng, việc đòi hỏi các quyền chuyển đổi giới tính làmột xu thế khách quan trong điều kiện vẫn còn rất nhiều sựchia rẽ giữa các nước, các nền văn hóa xung quanh vấn đề nhạycảm này Trong bối cảnh quyền con người ngày càng được tôntrọng, bình đẳng, chống phân biệt, kỳ thị đang là trọng tâmtrong những hành xử pháp lý của con người, việc xem xét vấn
đề chuyển đổi giới tính dưới góc độ quyền con người là điều hếtsức cần thiết
1.2 Khái quát chung pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính
1.2.1 Khái niệm pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mà nhà nước đặt
ra và buộc mọi người thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xãhội Nhằm đảm bảo được sự ổn định của các quan hệ về quyền
Trang 32nhân thân liên quan đến những người chuyển đổi giới tính việc
đề ra và luật hóa các quy định này thành các quy phạm phápluật là một trong những nội dung quan trọng đối với bất kì quốcgia nào
Pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính, với tư cách là mộtquyền nhân thân mới của mỗi cá nhân, có vai trò điều chỉnh cácquy định thủ tục khi cá nhân chuyển đổi giới tính tiến hành thayđổi hộ tịch như tên gọi, dân tộc, xác định lại giới tính…Quy địnhnày nhằm tạo cơ chế pháp lý chống phân biệt đối xử với ngườichuyển đổi giới tính, bảo đảm họ có địa vị pháp lý bình đẳngnhư cá nhân khác và sự minh bạch trong thực hiện các quyềnnhân thân, tài sản trong các quan hệ dân sự
Trên cơ sở khái niệm về “quyền” cùng với vai trò của phápluật về chuyển đổi giới tính trong đời sống xã hội dân sự, từ đónhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa pháp luật về quyền chuyểnđổi giới tính như sau:
Pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính là hệ thống cácquy tắc xử sự do Nhà nước ban hành, thông qua đó nhằm điềuchỉnh các quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với các chủ thể dân
sự trên lĩnh vực quyền chuyển đổi giới tính, giải quyết các nhucầu mong muốn của các chủ thể đó về các vấn đề liên quan đếnnhân thân khi chủ thể đó đã hoàn thành việc chuyển đổi về yhọc, nhằm đạt mục đích hướng tới sự bình đẳng, chống phânbiệt đối xử, kì thị bảo vệ quyền lợi cho chủ thể chuyển đổi giớitính
Quyền nhân thân là một trong những chế định quan trọngcủa BLDS Việt Nam Qua 2 lần sửa đổi, chế định quyền nhânthân trong BLDS năm 2015 đã được hoàn thiện và có nhiều quyđịnh cụ thể so với BLDS 2005 để giải quyết các vấn đề bất cập
từ thực tiễn cũng như yêu cầu cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013
về việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền conngười, quyền công dân về dân sự, chuyển đổi giới tính là mộtquyền nhân thân mới trong BLDS 2015
Hiện nay tại Việt Nam pháp luật về quyền chuyển đổi giớitính vẫn chưa có các quy định cụ thể để đảm bảo việc thực thiquyền này trên thực tế Tuy nhiên vẫn có những văn bản luật,
Trang 33quy định về quyền chuyển đổi giới tính và quyền liên quan đếnquyền chuyển đổi giới tính theo những nội dung lĩnh vực tươngứng như sau:
- Quyền chuyển đổi giới tính: được BLDS 2015 điều chỉnh,tại đây quy định về việc được chuyển đổi giới tính và quyền xácđịnh lại giới tính
- Quyền nhân thân khác của người chuyển đổi giới tínhtrong Bộ Luật Dân sự: được BLDS 2015 điều chỉnh các quy định
về quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính như là bảo
vệ các quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền được bảo vệdanh dự, nhân phẩm, uy tín quyền bí mật đời tư và quyền đốivới họ tên
- Các quyền của người chuyển đổi giới tính trong lĩnh vựcHôn nhân gia đình: được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân gia đìnhnăm 2014, quyền nhận con nuôi trong Luật Nuôi con nuôi 2010của người chuyển đổi giới tính
- Các quyền của người chuyển giới trong lĩnh vực y tế, laođộng việc làm và bình đẳng giới
+ Lĩnh vực y tế được điều chỉnh bởi Luật khám bệnh chữabệnh năm 2009, quy định về các vấn đề bình đẳng công bằngđối với người chữa bệnh mà đối tượng là người chuyển đổi giớitính
+ Lĩnh vực lao động: được điều chỉnh bởi Bộ Luật lao động
2012, quy định về các vấn đề về lao động đối với người chuyểnđổi giới tính
+ Lĩnh vực bình đẳng giới: được Luật Bình đẳng giới năm
2006 ghi nhận mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối
xử về giới
- Người chuyển đổi giới tính trong quan hệ pháp luật Hìnhsự: được Bộ Luật Hình sự 2015 điều chỉnh, chủ thể củaquan hệ pháp luật hình sự có thể là người chuyển đổigiới tính
- Người chuyển đổi giới tính trong quan hệ pháp luật Tố tụnghình sự: được Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các vấn
đề về tố tụng đối với người chuyển đổi giới tính, các vấn đề vềgiam giữ và thi hành án trong quan hệ này
Trang 34Các quy định trên không đề cập cụ thể đến những đặc thùcủa nhóm LGBT, vì thế trong thực tế không bảo vệ được họ khỏi
sự phân biệt đối xử trong mọi lĩnh vực, trong đó đặc biệt làngười chuyển đổi giới tính
1.2.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền chuyển đổi giới tính
Truyền thống, văn hóa là những điều không thể thay đổi
“một sớm một chiều” Do vậy, cũng thật dễ hiểu nếu như có ai
đó phản đối, cho rằng chuyển giới đi ngược lại tự nhiên Quyềncủa người chuyển giới là quyền tự nhiên của con người Về sựcông bằng trong quyền được sống và được tự do, người chuyểngiới là người bình thường như mọi cá nhân khác trong xã hội cókhả năng thực hiện các nghĩa vụ và được quyền hưởng cácquyền bình đẳng, ngang bằng như những người khác Một trongnhững quyền quan trọng nhất là quyền được công nhận và tôntrọng Xã hội cần nhìn nhận người chuyển giới như người bìnhthường với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, không được phépmiệt thị, xúc phạm hoặc coi họ như những bệnh nhân lệch lạc
về tâm thần Như vậy, quyền được công khai xu hướng tính dục,bản dạng giới của mình và sống theo bản năng của xu hướngtính dục, bản dạng giới đó là một phần của tự do
Tôn trọng quyền con người là một chủ trương nhất quáncủa Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình lãnh đạo xâydựng và phát triển đất nước Từ khi Việt Nam tiến hành côngcuộc Đổi mới (1986) đến nay, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiềuchủ trương, chính sách đảm bảo cho người dân được hưởng thụcác quyền cơ bản của con người, từ các quyền dân sự, chính trịđến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa… Trong tiến trình pháttriển kinh tế- xã hội của đất nước trong những năm gần đây,người chuyển giới đã dần được Đảng, Nhà nước và xã hội chú ý
về nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu được sống đúng với bảndạng giới của mình như một lẽ tự nhiên Mục đích của nhữngthay đổi đó là nhằm dần xóa bỏ sự phân biệt, kỳ thị của xã hộinhằm vào người chuyển giới nói riêng và nhóm LGBT nói chung,đồng thời tạo cho những người chuyển giới có cơ hội sống thật
Trang 35với giới tính và cơ thể của mình, tạo ra sự bình đẳng trong cácmối quan hệ của xã hội.
Ở Việt Nam, trước thời điểm BLDS năm 2015 chưa đượcQuốc hội thông qua thì pháp luật không thừa nhận quyền thayđổi giới tính mà chỉ công nhận quyền được xác định lại giới tínhcủa cá nhân theo Điều 36 BLDS 2005: “Việc xác định lại giớitính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tínhcủa người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chínhxác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giớitính” Để quy định chi tiết Điều 36 BLDS 2005, Chính phủ banhành Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, trong
đó, tại Khoản 1 Điều 4 quy định những hành vi bị nghiêmcấm: “Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người
đã hoàn thiện về giới tính” Như vậy, các quy định của pháp luậthiện hành chưa áp dụng đối với người chuyển giới cũng nhưkhông đáp ứng được nhu cầu đa dạng của bản dạng giới trong
xã hội hiện nay Về vấn đề này, khi xây dựng Dự thảo BLDS năm
2015 đã có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc thừa nhận haykhông thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính Tuy nhiên có thểthấy, việc thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính cho cá nhân làthực sự cần thiết Bởi lẽ điều này sẽ là công cụ rất hữu hiệu đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chuyển giới vàngười chuyển đổi giới tính
Tuy nhiên, Chính sách pháp luật của nước ta hiện nay đã
có hướng mở rất rõ ràng trong việc dần dần tạo điều kiện tốtnhất để nâng cao nhận thức của người dân đối với người chuyểngiới nói riêng và nhóm LGBT nói chung được sống đúng vớimong muốn của mình Hiến pháp năm 2013 quy định: Điều 14
“Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảođảm theo Hiến pháp, pháp luật”; Điều 16 “Mọi người đều bìnhđẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đờisống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội”
Như vậy có thể hiểu là quan điểm của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng đảm bảo quyểncon người, mọi người trong đó có cả người chuyển giới luôn luôn
Trang 36được pháp luật bảo vệ bảo đảm như những người khác Ngườichuyển giới cũng được tôn trọng và không bị đối xử, phân biệtbởi pháp luật Quyền của người chuyển giới cũng chỉ bị hạn chếtheo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốcphòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xãhội, sức khỏe của cộng đồng.
Thể chế hoá tinh thần của Hiến pháp năm 2013, BLDS năm
2015 có hiệu lực ngày 1/1/2017 thay thế cho BLDS 2005 quyđịnh: Điều 36 “Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính
có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định củapháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính
đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác
có liên quan”; Điều 37 BLDS năm 2015 quy định: “Việc chuyểnđổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật Cá nhân đãchuyển đổi giới tính, có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộtịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thânphù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của bộluật này và pháp luật khác có liên quan”
Có thể nói đây là một bước tiến đáng kể của pháp luật đốivới người chuyển đổi giới tính, đánh dấu bước tiến dài choquyền của cộng đồng người chuyển giới Tuy nhiên đây cũngmới chỉ là quy định bước đầu nhằm tiến tới xây dựng một luậtriêng về chuyển giới Để quyền chuyển đổi giới tính thực sựđược thực hiện và công nhận của pháp luật thì vẫn còn cả mộtquá trình xây dựng một đạo luật riêng để cụ thể hoá vấn đềnày
1.2.3 Pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở một
số quốc gia trên thế giới
Chuyển đổi giới tính là vấn đề nóng nhận được sự quantâm đặc biệt của cộng đồng những người chuyển giới trong vàngoài nước, tuy nhiên sự quan tâm về vấn đề này ở mỗi quốcgia có sự khác nhau
“Theo tài liệu của iSEE, tính đến tháng 9/2015, phần lớnquốc gia châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu Á đã thừa nhậnquyền thay đổi tên và giới tính sau khi phẫu thuật chuyển giới
Trang 37với những điều kiện khác nhau như: Yêu cầu về độ tuổi, tìnhtrạng hôn nhân, triệt sản, phẫu thuật một phần Đặc biệt, hiện
có 61 nước đã hợp pháp hóa việc thay đổi tên và giới tính trêngiấy tờ, tức là không cần qua phẫu thuật chuyển giới Một sốquốc gia đã cho phép người liên giới tính được lựa chọn một giớitính thứ ba (ngoài “nam” và “nữ”), ví dụ như Úc (2011), NewZealand (2012) Ở Đức (2013), trẻ em liên giới tính trong giấykhai sinh được để trống phần giới tính, khi lớn lên các em có thểlựa chọn giới tính “nam, nữ” hoặc “X”
Theo thống kê của trang Equaldex, tính đến tháng12/2016, có 60 quốc gia đã hợp pháp hoá quyền chuyển đổi giớitính, 95 quốc gia chưa hợp pháp hoá nhưng cũng không cấm ,
58 quốc gia vẫn cấm việc chuyển đổi giới tính”14
“Hiện tại ở Châu Âu có 38 quốc gia cho phép thay đổi giớitính trên giấy tờ, gồm toàn bộ Liên minh Châu Âu và các nướcngoài Liên minh trừ Albania, Andorra, Armenia, Cyprus, Georgia,Kosovo, FYR Macedonia, Monaco, San Marino và Serbia, đi kèm
là quyền phái sinh thừa nhận tên và giới tính mới trên giấy tờnhân thân
Ở châu Á, đã có 10 nước thừa nhận giới tính mới sau khiphẫu thuật, như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Phillipines…trong khi một số nước và vùng lãnh thổ không yêu cầu phảiphẫu thuật để thay đổi giới tính trong giấy tờ, như Hàn Quốc,Đài Loan, Israel…
Ở châu Mỹ, trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng cácquốc gia hợp pháp hoá quyền chuyển giới liên tục tăng, cho đếnnay đã là 11/53, trong đó có những nước như Cu Ba – nơi màNhà nước không chỉ cho phép chuyển giới mà còn chi trả chi phíphẫu thuật
Ở châu Đại dương, cả hai nước lớn nhất là Úc và NewZealand đều đã hợp pháp hoá chuyển giới (Úc: 1987, chi phíphẫu thuật cũng do Nhà nước chi trả; New Zealand: 1993)
14
Huyền Linh, Chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia,
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Chuyen-doi-gioi-tinh-trong-phap-luat-mot-so-quoc-gia/25036.vgp, ngày 18-10-2017.
Trang 38Riêng ở châu Phi, hiện mới chỉ có Nam Phi hợp pháp hoáquyền này (từ năm 2003) Theo pháp luật của Nam Phi, việcchuyển đổi giới tính không bắt buộc phải phẫu thuật.”15
Dưới đây đề cập cụ thể hơn đến việc bảo đảm quyềnchuyển đổi giới tính ở một số quốc gia:
Hà Lan
Năm 1985, Hà Lan là một trong những nước châu Âu đầutiên thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính Pháp luật của quốcgia này thừa nhận quyền của người chuyển giới được thay đổigiới tính của họ bằng cách cho phép được quyền thay đổi giớitính trên giấy khai sinh Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, cácquy định này đã gặp phải sự phản đối bởi những quy định vềđiều kiện chuyển đổi giới tính đã vi phạm quyền con người củangười chuyển giới Theo đó, việc thực hiện các can thiệp y tếtrước khi yêu cầu chuyển đổi giới tính đã vi phạm đến quyền tựlàm chủ và toàn vẹn thân thể của những người này Vì vậy,những quy định này đã được sửa đổi trong Bộ luật Dân sự 2013
BLDS Hà Lan năm 1985 được cho là đã vi phạm quyền tựchủ cơ thể, quyền tự quyết về bản dạng giới của con người, gây
ra những tác động xấu lên đời sống thường ngày của ngườichuyển giới Vì vậy, những nhà vận động, nhà khoa học đòi hỏirằng cần tách bạch câu chuyện y tế và pháp lý của ngườichuyển giới Việc thừa nhận pháp lý của một người không nênphụ thuộc vào tình trạng can thiệp y tế của họ Không phảingười chuyển giới nào cũng có điều kiện kinh tế, sức khỏe, thờigian để phẫu thuật chuyển giới, hoặc họ có điều kiện nhưngkhông muốn phải trải qua quá trình can thiệp y tế dai dẳng
Khi BLDS 2013 ra đời, tình trạng nêu trên đã thay đổi từtháng 12/2013 khi Quốc hội Hà Lan sửa đổi BLDS trong đó chỉnhsửa lại một số quy định từ năm 1985, bãi bỏ những điều kiện vềtrị liệu hoóc-môn và phẫu thuật chuyển giới Từ đó, ngườichuyển giới chỉ còn cần một giấy chứng nhận từ chuyên gia tâm
lý rằng người này có bản dạng giới thuộc về giới tính kia, sẽ có
15 Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường ( ISEE) (2015), Có bao nhiêu nước hợp pháp hóa chuyển đổi
giới tính.
Trang 39thể thay đổi giới tính trên thông tin hộ tịch của mình Đây là sựthay đổi rất ý nghĩa Nó chặt chẽ vừa đủ và trao thêm tự do cho
cả người dân và cơ quan nhà nước Giới tính của một ngườikhông thể do người khác quyết định Thừa nhận việc tôi nghĩmình là ai, là yếu tố của bản của việc thừa nhận cá thể đó trong
xã hội Nhà nước không trao cho họ giới tính, nhà nước chỉ cóthể thừa nhận
Trung Quốc
Từ trước đến nay cũng không có quy định pháp luật nàocấm phẫu thuật chuyển giới Vào các năm 2002 và 2008, BộCông an Trung Quốc ban hành hai văn bản hướng dẫn về việcthay đổi giới tính trên sổ hộ khẩu và thẻ căn cước, sau khi nhậnthấy người chuyển giới gặp nhiều khó khăn trong việc đăng kýthay đổi hộ tịch Theo các văn bản này, sau khi đã chuyển đổithành công trên giấy tờ, người chuyển giới có tất cả quyền vànghĩa vụ theo giới tính mới, bao gồm cả việc kết hôn Ước tínhđến nay đã có khoảng 400.000 người chuyển giới ở đất nướcđông dân nhất thế giới này Tuy nhiên, vào năm 2009, Bộ Công
an Trung Quốc ban hành một số quy định chặt chẽ hơn về vấn
đề chuyển giới, trong đó có điều kiện phải trên 20 tuổi, không
có tiền án, phải sống công khai với giới tính mong muốn ít nhất
3 năm trước khi phẫu thuật, và phải hoàn tất quá trình phẫuthuật trước khi thay đổi giấy tờ Quy định này bị các chuyên giacho là quá khắc nghiệt, vì theo hướng dẫn chính thức của Hiệphội Chuyên khoa về Sức khỏe chuyển giới, thì chỉ cần 03 điềukiện là đủ, đó là: 12 tháng liên tục sống công khai như giới tínhmình mong muốn, sử dụng liệu pháp hoóc-môn và một chứngnhận từ chuyên gia tâm lý
Hàn Quốc
Vào năm 2006, Chính phủ Hàn Quốc ban hành một vănbản pháp luật quy định rằng người chuyển giới có thể thực hiệnthay đổi giới tính trên giấy tờ khi đã phẫu thuật sao cho giốngvới “cơ quan sinh dục ngoài” của giới tính mà mình muốnchuyển sang Mặc dù quy định này được xem là một bước tiến
về vấn đề chuyển giới so với trước đó, nhưng thực tế là không
Trang 40phải ai cũng đủ tiền bạc để thực hiện phẫu thuật, đặc biệt làphẫu thuật từ nữ sang nam Vì vậy, vào năm 2013, Tòa án Tốicao nước này đã ra phán quyết rằng một người không nhất thiếtphải phẫu thuật chuyển giới mới có thể thay đổi giới tính trêngiấy tờ sau khi xem xét một vụ kiện mà nguyên đơn là 5 ngườichuyển giới, tất cả đều chưa trải qua phẫu thuật.
Pháp
“Tuy chưa có một văn bản riêng biệt về vấn đề xác địnhgiới tính song đã có những quyết định quan trọng của Tòa ánPháp và Tòa án Châu âu về quyền con người, trong đó đề caovấn đề bảo vệ quyền con người, quyền được sống đúng với giớitính của mỗi cá nhân Pháp luật của Pháp cho phép cá nhân cóquyền chuyển đổi giới tính, chấp nhận việc họ đã phẫu thuật ởnước ngoài và cho phép họ được cải chính lại hộ tịch
Anh
Luật Thừa nhận giới tính quy định các công dân đã chuyểnđổi giới tính có thể nộp đơn lên Ủy ban Thừa nhận giới tính xingiấy chứng nhận giới tính mới của họ và được cấp giấy khai sinhmới, được kết hôn và được hưởng những quyền lợi như các côngdân bình thường khác”16
Ở Việt Nam hiện nay chỉ mới có sự công nhận về quyềnxác định lại giới tính còn quyền chuyển đổi giới tính vẫn chưa cóquy định cụ thể nào Chính vì vậy việc thừa nhận quyền chuyểnđổi giới tính là thực sự cần thiết
1.2.3 Sự cần thiết thừa nhận về mặt pháp lý quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam
Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
có đề cập: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng Tạohóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trongnhững quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyềnmưu cầu hạnh phúc” Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyềnnăm 1789 của Pháp cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do vàbình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về
16
ThS Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), Quyền chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam,
Bộ tư pháp.