1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề: THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO VÀ THỂ THAO QUẦN CHÚNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

26 442 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thể Thao Thành Tích Cao Và Thể Thao Quần Chúng – Một Số Vấn Đề Đặt Ra Và Hướng Giải Quyết
Trường học Viện Nghiên Cứu Lập Pháp
Thể loại chuyên đề
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 656,59 KB

Nội dung

Trong xu thế phát triển mới của thể dục thể thao thế giới và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước, ngày 03-12-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg phê duyệ

Trang 1

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC LẬP PHÁP

Thông tin chuyên đề:

THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO

VÀ THỂ THAO QUẦN CHÚNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

(Tài liệu phục vụ Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV)

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP

Trang 2

MỤC LỤC

1 Một số vấn đề chung về thể thao và chủ trương của Đảng, pháp

luật của Nhà nước về lĩnh vực này

2

2 Thực trạng thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng trong

thời gian qua

5

3 Phương hướng giải quyết, thúc đẩy trong thời gian tới 18

Trang 3

1

Mở đầu

Cái quý giá nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại Thể dục, thể thao giúp chúng ta có được sức khỏe tốt, từ đó, có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động xã hội đạt hiệu quả cao hơn

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ Người đã từng nói nhiều đến vai trò, ý nghĩa của thể dục, thể thao, đồng thời Người từng ký ban hành nhiều Sắc lệnh quan trọng để phát huy phong trào thể dục, thể thao trong nhân dân

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách nhằm định hướng, thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao trong cả nước Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của Thể dục thể thao ngày càng được nâng cao Nhất là đối với các nước phát triển, việc tập luyện thể dục thể thao được diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống

Sau hơn 10 năm triển khai thi hành, Luật thể dục, thể thao năm 2006 được Quốc hội xem xét sửa đổi tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV Nhân dịp này, xin trân trọng giới thiệu đến các vị ĐBQH chuyên đề thông tin “Thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng – một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết” để ĐBQH tham khảo, nắm bắt thêm thông tin hỗ trợ quá trình đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật

Trang 4

1 Một số vấn đề chung về thể thao và chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực này

Thể thao là tất cả các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính cạnh tranh, với mục đích sử dụng, duy trì và cải thiện các kĩ năng và năng lực thể chất, đem lại niềm vui, hứng khởi cho những người tham gia và sự giải trí cho người xem1

Với Việt Nam, từ lâu, sự nghiệp thể dục, thể thao (TD, TT) đã được chú trọng, phát triển thể dục thể thao luôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ mới ra đời, công tác thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe cho nhân dân đã được Đảng và Chủ tịch

Hồ Chí Minh rất quan tâm Ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, đánh dấu sự ra đời của nền thể dục thể thao cách mạng Việt Nam Từ đó tới nay,

dù gặp nhiều khó khăn nhưng thể dục thể thao nước ta vẫn liên tục có những bước phát triển đáng ghi nhận, góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước

Trong xu thế phát triển mới của thể dục thể thao thế giới và điều kiện kinh tế

- xã hội cụ thể của đất nước, ngày 03-12-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2198/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm

2020, trong đó đặt ra mục tiêu của ngành thể dục thể thao Việt Nam là xây dựng và phát triển nền TDTT nước nhà, chú trọng đến các nội dung như TDTT quần chúng, giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang, thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển Tiếp đó, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01-12-

2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 cũng khẳng định: phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế

Trang 5

3

Quan điểm của Đảng ta luôn xác định việc đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước; việc giữ gìn, tôn vinh những giá trị TDTT dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và phát triển nền TDTT nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân, văn minh, là những quan điểm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển Với những quan điểm đó, Đảng, Nhà nước đã có những chính sách tăng tỷ lệ chi ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TDTT; đổi mới phương thức quản lý, phát huy mạnh mẽ chủ trương phân cấp, phân quyền và xã hội hóa trong quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động TDTT Nhờ đó, sự nghiệp TDTT nước ta

đã có những bước phát triển mới Phong trào TDTT quần chúng ngày càng được

mở rộng với nhiều hình thức đa dạng, tích cực, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tiêu biểu là phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” Những hoạt động TDTT của người cao tuổi, người khuyết tật cũng được quan tâm hơn, thể hiện qua các hội thi được tổ chức đều đặn hằng năm Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường cũng có những chuyển biến tích cực cả về hình thức lẫn nội dung Thể thao thành tích cao đạt được nhiều kết quả, một số môn đã vươn tới trình độ châu Á và thế giới Hợp tác quốc tế về thể thao được tăng cường, vị thế của thể thao Việt Nam được nâng cao, nhất là ở khu vực Ðông - Nam Á Tại SEA Games 26 năm 2011 và SEA Games 27 năm 2013, đoàn thể thao Việt Nam liên tục đứng trong tốp 3 các nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á; tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á 2013, Việt Nam xếp thứ 3/45 quốc gia và vùng lãnh thổ; đứng thứ 7/45 ở Đại hội thể thao châu Á trẻ năm

2013 Nhiều đề án phát triển, chiến lược đào tạo vận động viên hay các chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ của khoa học vào lĩnh vực TDTT cũng được triển khai có hiệu quả trong thời gian qua2

Về mặt pháp lý, năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thể dục thể thao để thể chế, cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực thể thao Năm 2006, Luật TDTT đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 Sau khi Luật được ban hành và có hiệu lực, Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

2 Vương Bích Thắng, the-duc-the-thao-Viet-Nam-trong-tinh-hinh-moi.aspx

Trang 6

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2014/28656/Phat-trien-hướng dẫn để triển khai thi hành Luật Các địa phương đã chủ động http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2014/28656/Phat-trien-hướng dẫn triển khai Luật Thể dục thể thao trên địa bàn địa phương mình

Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 đã đề ra những chỉ tiêu phát triển

cụ thể cho TDTT Việt Nam Theo đó, nền TDTT nước ta phấn đấu tăng về số người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên; số gia đình luyện tập thể dục thể thao đến năm năm 2020 đạt 25% tổng số hộ gia đình trong toàn quốc; số trường học phổ thông có câu lạc bộ TDTT, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động TDTT thường xuyên, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên TDTT; thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa đến năm 2020 đạt từ 55 - 60% tổng số trường học; 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất TDTT phục vụ việc tập luyện của nhân dân Về thể thao thành tích cao, chỉ tiêu đề ra là thể thao Việt Nam giữ vững vị trí trong top 3 dẫn đầu của thể thao khu vực Đông Nam Á; năm 2020,

có khoảng 45 vận động viên vượt qua các cuộc thi vòng loại, có huy chương tại Đại hội Thể thao Ô-lym-pích lần thứ 32; tập trung đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm; bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của châu Á và thế giới Để hoàn thành được các mục tiêu của Chiến lược, đưa thể dục thể thao Việt Nam vươn cao trên trường quốc tế thì sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ban, ngành từ trung ương đến địa phương là vô cùng cần thiết và cấp bách

Luật TDTT sau hơn 10 năm thực hiện đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và sự phát triển của ngành Thể dục thể thao Luật đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); đã tạo ra bước chuyển biến căn bản trong nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tác dụng của TDTT trong việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, thể lực, tầm vóc và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, tạo hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và phát triển sự nghiệp TDTT; Luật đã góp phần luật hóa các quy định của điều ước quốc tế trong lĩnh vực TDTT mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT, thúc đẩy giao lưu, hợp

Trang 7

tổ chức ngành TDTT chưa ổn định, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học, công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu; các nguồn lực đầu tư cho TDTT còn hạn chế3

Sau hơn mười năm thực hiện, mặc dù đã phát huy được nhiều mặt tích cực, song Luật TDTT cũng đã xuất hiện một số bất cập như: Không ít điều, khoản của Luật có nội dung còn chung chung, thiếu tính quy phạm; Một số quy định của Luật

đã không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay (nhất là các quy định về quản

lý doanh nghiệp thể thao, hộ kinh doanh thể thao không phù hợp với Luật doanh nghiệp); Một số nội dung như giải quyết tranh chấp trong hoạt động TDTT và tổ chức chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về TDTT, thi đấu thể thao quần chúng và thẩm quyền tổ chức các giải thể thao quần chúng từ trung ương tới địa phương, trách nhiệm của nhà trường các cấp trong việc tổ chức thi đấu thể thao trong nhà trường, thi đấu thể thao thành tích cao và thẩm quyền tổ chức các giải thể thao thành tích cao, ký kết hợp đồng chuyển nhượng vận động viên thông qua người trung gian…chưa được luật định

2 Thực trạng thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng trong thời gian qua

2.1 Thể thao thành tích cao

Thể thao thành tích cao là họat động tập luyện và thi đấu của vận động viên (VĐV), trong đó, thành tích cao - kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người Nhà nước phát triển thể thao thành tích cao nhằm

3 NghỊ quyết 08-NQ/TW, ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ chính trị

Trang 8

phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ kỹ thuật của VĐV để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao Phát triển thể thao thành tích cao là một nhiệm vụ chính trị, nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí, tinh thần tự hào dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của dân tộc Việt Nam Thể thao thành tích cao có vị trí quan trọng trong việc phát triển thể dục thể thao (TDTT), nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước Thể thao thành tích cao có mối quan hệ biện chứng với TDTT nói chung và với phong trào thể thao quần chúng nói riêng Ngày nay, ở các quốc gia phát triển, thể thao thành tích cao, đã trở thành một ngành kinh tế - công nghiệp thể hiện ở một số lĩnh vực như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, đua xe mô tô, ôtô… và đã trở thành nghề nghiệp của một bộ phận xã hội Vì vậy ở nước ta, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác TDTT, trong đó có thể thao thành tích cao được thể hiện qua các hệ thống quan điểm, luật pháp, chủ trương chính sách cụ thể:

Thể thao thành tích cao đã có chặng đường phát triển và đạt được nhiều thành quả trong thời gian qua

Những năm trước khi đất nước thống nhất (1975), thể thao thành tích cao của Việt Nam đều có sự tham gia tích cực ở khu vực Đông Nam Á, thể thao châu

Á và đấu trường Olympic Việt Nam là một trong sáu thành viên sáng lập nên Liên đoàn thể thao bán đảo Đông Nam Á và đã liên tục tham gia các Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á (ASEAN Games, tiền than của SEA Games) từ lần thứ 1 (1959) đến lần thứ 7 (1973) và đã giành tổng cộng 36 HCV, 44 HCB, 58 HCĐ ở các môn thể thao: bóng bàn, quần vợt, bơi, xe đạp, Judo, bóng chuyền nam, bắn súng, đặc biệt VN giành HCV môn bóng đá (nam) sau khi thắng trước chủ nhà Thái Lan trong trận chung kết

Trước thời kỳ đổi mới, thể thao thành tích cao về cơ bản hoạt động theo cơ chế bao cấp, Nhà nước quản lý toàn diện Từ năm 2000 trở lại đây, đã có sự kết hợp quản lý giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó quản lý nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọng đầu tư của Nhà nước cho phát triển TDTT chiếm phần lớn Từ năm 2003 tới nay, thành tích thi đấu thể thao của nước ta liên tục được xếp hạng trong top 3 các kỳ SEA Games, trong top 20 của Đại hội Thể thao châu Á; tham gia thi đấu ở 40 môn thể thao thành tích cao, giành được huy

Trang 9

Từ năm 2000 đến nay, đặc biệt sau khi đăng cai tổ chức thành công SEA Games 22, thể thao thành tích cao đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần nâng cao vị trí của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế và đáp ứng nhu

- Năm 2000, Đại hội Olympic được tổ chức ở Sydney (Úc) Tại TVH này, võ sĩ Trần Hiếu Ngân đã xuất sắc giành được

1 HCB ở môn Taekwondo hạng 57 kg nữ Kết quả, Việt Nam xếp hạng 64/199 nước tham dự

- Năm 2008, Đại hội Olympic được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) Kết quả, giành 1 HCB từ môn Cử tạ của lực sỹ Hoàng Anh Tuấn ở hạng 56 kg nam Đoàn Việt Nam xếp hạng thứ 71/204 nước tham gia

- Năm 2002, ASIAD lần thứ 14 được tổ chức tại Busan-Hàn Quốc Việt Nam có 125 vận động viên, tham dự ở 7 môn thi, đạt được 18 huy chương (4 HCV, 7 HCB và 7 HCĐ), xếp thứ 15/44 nước tham dự

- Năm 2006, Việt Nam tham gia ASIAD lần thứ 15 tại Doha (Qatar) với 247 vận động viên, tham gia tranh tài ở 25 môn thể thao Kết quả, Việt Nam đạt 23 huy chương (3 HCV, 13 HCB và 7 HCĐ), xếp thứ 19/45 nước tham gia

- Năm 2010, Việt Nam tham gia tranh tài tại ASIAD 16 tại Quảng Châu (Trung Quốc) với 260 VĐV ở 26 môn thi đấu Tại Đại hội lần này, Việt Nam giành được tổng số 33 huy chương (1 HCV, 17 HCB, 15 HCĐ), xếp vị trí thứ 24/45 nước tham dự

- Năm 2003: Việt Nam lần đầu tiên vinh dự được đăng cai tổ chức SEA GAMES 22 tại Thủ đô Hà Nội Kết quả, Việt Nam dẫn đầu với 340 huy chương (156 HCV, 91 HCB, 93 HCĐ) Đây là kết quả tốt nhất từ trước đến nay của thể thao Việt Nam Cũng kể từ kỳ SEA Games này, thể thao Việt Nam luôn giữ vững nằm trong Top 3 quốc gia đứng đầu khu vực

- Năm 2005: Tham dự SEA GAMES 23 tại Philippines, với 528 VĐV, tham gia thi đấu ở 33 môn thể thao Kết quả, Việt Nam đạt 228 huy chương (71 HCV, 68 HCB, 89 HCĐ), đứng thứ 3 trong khu vực

- Năm 2007: Tham dự SEA GAMES 24 tại Thái Lan, với 605 VĐV tranh tài ở 29 môn thi đấu Kỳ Đại hội này, Thể thaoViệt Nam tiếp tục khẳng định vị trí thứ 3 chung cuộc với 204 huy chương (64 HCV, 58 HCB, 82 HCĐ)

- Năm 2009: SEA Games 25 tại Lào, các VĐV Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng chung cuộc với

215 huy chương (83 HCV, 75 HCB, 57 HCĐ)

-Năm 2011: SEA Games 26 tại Indonesia, đoàn thể thao Việt Nam gồm 608 VĐV tham gia tranh tài ở 36 môn thể thao Kết quả tại Đại hội lần này đoàn Thể thao Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chung cuộc với 288 huy chương (96 HCV,

92 HCB và 100 HCĐ)

Trang 10

Cơ chế, thể chế quản lý nhà nước về TDTT tiếp tục được củng cố và hoàn thiện; đã hình thành hệ thống các tổ chức xã hội về TDTT Hiện nay, nước ta có khoảng 20000 vận động viên thể thao thành tích cao, trong đó có khoảng 3500 vận động viên trẻ (chiếm khoảng 40%), kinh phí đào tạo chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm

Nhà nước đã chú trọng đầu tư xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu luyện tập, giải trí thể thao của nhân dân, đến năm 2005, các công trình TDTT đã có

sự tăng đáng kể cả về lượng và chất, nhất là thời kỳ chuẩn bị tổ chức SEA Games

22 năm 2003; hiện nay có 572 công trình đủ tiêu chuẩn thi đấu cấp quốc gia và quốc tế Ngoài ra, có khoảng 27149 công trình thể thao công cộng phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân do Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội đầu tư xây dựng; khoảng 60 – 70% xã, phường, thị trấn đã dành đất cho TDTT, trong đó khoảng 30% xã, phường có sân bóng, hồ bơi, nhà tập

Tiềm lực khoa học công nghệ và y học thể thao tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây Tháng 7 năm 2009 toàn ngành TDTT có 99 tiến sĩ, trong đó có 4 giáo sư và 19 phó giáo sư; có 649 thạc sĩ được đào tạo trong nước và ở nước một

số nước như Nga, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc… Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu của Viện Khoa học Thể dục thể thao và một số Trường đại học TDTT đã được bổ sung thêm nhiều trang thiết bị nghiên cứu hiện đại Bệnh viện Thể thao Việt Nam (bệnh viện loại II) đã được xây dựng và chính thức hoạt động từ năm 2007 với hơn 100 y, bác sỹ; 22% số tỉnh, thành phố có bác

sỹ thể thao; các trường đại học TDTT đều có trung tâm y học thể thao hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học và y học thể thao

Xã hội hóa hoạt động thể thao thành tích cao đã thu hút thêm nguồn lực xã hội cho phát triển thể thao thành tích cao và phù hợp với xu thế phát triển thể thao thành tích cao hiện đại trên thế giới Đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân tăng lên đã thu hút ngày càng đông đảo khán giả đến với các cuộc thi đấu thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp như: Bóng

đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Cầu lông, Tennis, Taekwondo, Golf…, đây là điều kiện thuận lợi để thể thao chuyên nghiệp phát triển kinh doanh dịch vụ thể thao liên quan và kêu gọi đóng góp cho các hoạt động từ thiện

-Hiện nay, nước ta có 21 Liên đoàn thể thao quốc gia, một số Hiệp hội, Hội thể thao quốc gia, cả nước có trên 200 Liên đoàn, Hiệp hội các môn thể thao cấp

Trang 11

9

tỉnh, các tổ chức này đều là thành viên của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia

Ủy ban Olympic Việt Nam (là thành viên chính thức của phong trào Olympic quốc

tế năm 1980), là thành viên Hội đồng Olympic Châu Á và Liên đoàn thể thao Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong phát triển phong trào thể dục thể thao Việt Nam, làm cầu nối giữa các tổ chức xã hội về thể thao của Việt Nam với phong trào Olympic thế giới và các tổ chức thể thao quốc tế Việt Nam là thành viên của 64 tổ chức thể thao quốc tế, có hơn 40 cán bộ tham gia, làm việc trong bộ máy lãnh đạo của các tổ chức thể thao quốc tế, hơn 100 trọng tài được công nhận là trọng tài đẳng cấp châu Á và thế giới; ngành thể thao Việt Nam có quan hệ hợp tác với hơn

60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã đăng cai và tổ chức thành công nhiều giải thi đấu thể thao quốc tế (trung bình hàng năm có từ 20 đến 30 cuộc thi đấu thể thao quốc tế lớn được tổ chức tại Việt Nam) Hoạt động hợp tác quốc tế về thể thao không chỉ góp phần nâng cao trình độ vận động viên, mà còn góp phần nâng cao năng lực tổ chức, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, trọng tài, nhân viên y tế… của ngành thể thao Việt Nam; đồng thời thông qua tổ chức các sự kiện thể thao, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam yêu hòa bình, là bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới

Việt nam đã có quy hoạch phát triển ngành TDTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030 gồm các nội dung cơ bản như: phát triển TDTT cho mọi người Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp… Quy hoạch phát triển TDTT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng với mục tiêu cụ thể hóa quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT ngang tầm với sự phát triển của đất nước, nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo các hoạt động TDTT, đảm bảo sự phát triển nhanh, vững chắc, khắc phục tình trạng phân tán, chắp vá, lãng phí nguồn lực Quy hoạch này là một mắt xích quan trọng trong sự phát triển của đất nước, được hòa vào mạng quy hoạch thống nhất vĩ mô của toàn quốc, góp phần thực hiện chiến lược con người, ổn định về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ đối ngoại, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thể thao thành tích cao còn có những hạn chế

Bên cạnh những kết đã đạt được thì Thể thao thành tích cao vẫn còn có những hạn chế nhất định Cụ thể là:

Trang 12

Thể thao thành tích cao tuy đã có bước phát triển, đạt được mục tiêu đề ra những chưa vững chắc, nhiều môn thể thao còn thiếu huấn luyện viên giỏi; cơ chế chính sách đầu tư cho đào tạo tài năng thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu, việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, chưa tạo được bước đột phá trong thể thao thành tích cao

Hiện nước ta vẫn còn thiếu chính sách thu hút nhân tài thể thao; thiếu hụt nguồn vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài… quy chế tuyển dụng vận động viên nước ngoài đối với các đội tuyển thể thao chưa phù hợp với thực tiễn phát triển thể thao chuyên nghiệp

Hiện chúng ta vẫn còn thiếu về chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho TDTT, thiếu chính sách và các quy định về đào tạo nguồn nhân lực cho TDTT thành tích cao; xã hội hóa hoạt động TDTT còn chưa được nhân rộng

Hoạt động của một số Liên đoàn, Hiệp hội TDTT còn bị động; Hợp tác quốc

tế về thể dục thể thao chưa tương xứng với tiềm năng của ngành

Khâu xây dựng chiến lược, tuyển chọn, luyện tập - giáo dục và đầu tư tập huấn để vận động viên đủ khả năng vươn lên đỉnh cao

Còn chậm trễ xây dựng lộ trình đầu tư bài bản, trọng điểm cho các môn thể thao trong chương trình Ô-lim-pích và ASIAD…

2.2 Thể thao quần chúng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục thể thao Người từng viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe

là góp phần cho cả nước mạnh khỏe Vậy luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước Việc đó không tốn kém, khó khăn gì Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe Dân cường thì quốc thịnh Tôi mong đồng bào ta, ai cũng cố gắng tập thể dục Tự tôi, ngày nào cũng tập” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Dưới chế độ dân chủ, thể thao và thể dục phải trở thành hoạt động chung của quần chúng, nhằm mục đích tăng cường sức khỏe của nhân dân Nhân dân có sức khỏe thì mọi công việc đều được làm tốt” Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương “Chúng ta nên

Trang 13

11

cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vận động thân thể đối với sức khỏe con người Tuệ Tĩnh khuyên mọi người muốn bảo dưỡng và tăng cường sức khỏe thì phải giữ gìn tinh, khí, thần, tâm và vận động thân thể thì con người mới khỏe mạnh Hải Thượng Lãn Ông cũng nói lên sự cần thiết phải vận động thân thể

để có sức khỏe như: luyện thân, luyện khí làm cho khí huyết lưu thông, chân tay cứng cáp, tinh thần thoải mái Các nhà sinh lý học cho rằng nếu con người ít vận động, sao nhãng luyện tập thể dục thể thao thì ở tuổi 30 có nguy cơ bị tổn thương ở khớp, tổn thương này tăng dần theo tuổi tác và sự suy thoái sẽ còn tăng nhanh đối

là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đất nước với định hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự

Thể thao quần chúng đã có một chặng đường phát triển về mọi phương diện

Tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam dân

chủ cộng hòa có Sắc lệnh “Thiết lập tại Bộ Thanh niên một Nha Thể dục TW với

nhiệm vụ liên hệ mật thiết với Bộ Y Tế và Bộ Quốc gia Giáo dục nghiên cứu phương pháp và thực hành Thể dục trong toàn quốc”

Tháng 3 năm 1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Sức khỏe và thể

dục” hô hào đồng bào tập thể dục Hai sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của nền

TDTT cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tháng 3 năm 1960, Bác Hồ gửi thư cho Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền

Bắc Trong thư, có đoạn Bác viết “Muốn lao động, sản xuất tốt, công tác và học

tập tốt thì cần có sức khoẻ Muốn có sức khoẻ thì nên thường xuyên luyện tập TDTT Vì vậy chúng ta nên phát triển phong trào TDTT rộng khắp”

Năm 1946, sau ngày Bác Hồ hô hào đồng bào tập thể dục, một phong trào

“Khỏe vì nước” để kiến thiết quốc gia đã được Nha thanh niên và thể dục thuộc Bộ

quốc gia giáo dục phát động rầm rộ trong cả nước, thu hút hàng vạn người, nhất là

Ngày đăng: 01/03/2019, 19:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w