1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chuyên đề nghiên cứu: YÊU CẦU BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI KHI XÂY DỰNG LUẬT BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

18 280 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 466,85 KB

Nội dung

Quan niệm về bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới Bí mật nhà nước được hiểu là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói hoặc các dạng khác có nội dung qu

Trang 1

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẬP PHÁP

Chuyên đề nghiên cứu:

YÊU CẦU BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI KHI

XÂY DỰNG LUẬT BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

(Phục vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước)

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP

Trang 2

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

NỘI DUNG 4

1 Quan niệm về bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới 4

2 Quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới 5

3 Tình hình mới và những vấn đề đặt ra đối với bảo vệ bí mật nhà nước 6

4 Một số kiến nghị xây dựng và triển khai Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới 12

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

2

LỜI MỞ ĐẦU

Bí mật Nhà nước (BMNN) ở trong bất kỳ giai đoạn nào, nhà nước nào cũng

được coi là “tài sản” đặc biệt thuộc sở hữu Nhà nước và do Nhà nước quản lý, nắm giữ, bảo vệ khai thác hoặc chuyển giao để phục vụ cho hoạt động đối nội, đối ngoại của đất nước BMNN luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng đất nước,

có liên quan trực tiếp đến sự ổn định chính trị, vững mạnh về quốc phòng - an ninh

và phát triển kinh tế - xã hội bền vững Tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và các đối tượng xấu luôn tìm cách thu thập, khai thác BMNN nhằm mục đích gây nguy hại cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta Vì vậy, bảo vệ BMNN luôn là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân Bảo vệ BMNN cũng chính là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo đảm nền chính trị vững mạnh, trật tự an toàn xã hội ổn định

Để cung cấp thêm thông tin cho các vị đại biểu Quốc hội trong quá trình xem xét, cho ý kiến và biểu quyết thông qua Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Viện Nghiên cứu lập pháp xin gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chuyên đề nghiên cứu:

“Yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới khi xây dựng Luật bảo vệ

bí mật nhà nước”

Trang 4

3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BMNN : Bí mật nhà nước

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa BCA : Bộ Công an

UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội

Trang 5

4

NỘI DUNG

1 Quan niệm về bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới

Bí mật nhà nước được hiểu là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói hoặc các dạng khác có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác

mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước, tổ chức1

Theo đó, BMNN có tầm quan trọng đối với mọi quốc gia, nhất là trong bối cảnh “thế giới phẳng”, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay Do

đó, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải có những biện pháp bảo vệ BMNN

Bảo vệ BMNN được hiểu là việc nhà nước sử dụng các biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại đến BMNN Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công

dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước Nhà nước ta “nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép

bí mật Nhà nước và việc lạm dụng bảo vệ bí mật Nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện các kế hoạch Nhà nước Việc tiếp xúc, bảo quản, cung cấp và xử lý bí mật Nhà nước phải thực hiện theo quy định của Chính phủ”2

Trên thực tế, việc bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới luôn luôn phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu của quản lý nhà nước về bảo vệ BMNN nhằm bảo

1 Điều 1, Pháp lệnh Số: 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 về Bảo vệ bí mật nhà nước

2 Điều 2, Điều 3 Pháp lệnh Số: 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 về Bảo vệ bí mật nhà nước

Trang 6

5

đảm tuyệt đối an toàn cho bí mật nhà nước, và bên cạnh đó, cũng phải đáp ứng các yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tiếp cận thông tin được Hiến pháp năm

2013 ghi nhận

2 Quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới

Công tác bảo vệ BMNN có vị trí đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc Hiện nay, quan hệ giữa các quốc gia về kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự,

an ninh, đối ngoại…diễn ra vô vùng quyết liệt, nếu chỉ để lộ một vài điều bí mật có thể dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh và vị thế của đất nước Những năm qua, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, hội nhập, mở rộng quan hệ đối ngoại, Đảng và Nhà nước đã xác định công tác bảo vệ BMNN là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi cơ quan, tổ chức,

cá nhân, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh

Với vị trí đặc biệt quan trọng như vậy, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước

ta rất chú trọng, quan tâm đến việc bảo vệ BMNN Để công tác này được pháp luật hóa, bảo đảm thực thi có hiệu quả trong toàn xã hội, đúng nguyên tắc, ngày 28/12/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ BMNN Tại Điều 2 của Pháp lệnh có quy định: “Bảo vệ BMNN là nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ BMNN” Cùng với việc thông qua Pháp lệnh Bảo vệ BMNN, ngày 3/12/2004, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật An ninh quốc gia, trong đó nêu rõ: Bảo vệ BMNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác bảo vệ an ninh quốc gia Để thực thi hiệu quả các quy định của pháp lệnh, ngày 28/3/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ BMNN…

Trang 7

6

Trong bối cảnh quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, tội phạm trong và ngoài nước không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ XHCN ở Việt Nam Để thực hiện các mục tiêu này thì hoạt động tình báo, gián điệp để lấy cắp, chiếm đoạt bí mật nhà nước được đặc biệt chú ý Trước tình hình phức tạp đó, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ BMNN, tạo

cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và thực hiện công tác bảo vệ BMNN phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, như Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950 ấn định những hình phạt trừng trị việc để tiết lộ bí mật, Sắc lệnh số 69/SL ngày 05/12/1951 về giữ

bí mật quốc gia, Nghị định số 69/CP ngày 14/06/1962 quy định những vấn đề thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước và trách nhiệm trong việc giữ gìn bí mật của Nhà nước Bên cạnh Pháp lệnh Bảo vệ BMNN (năm 2000) hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành, còn có hơn hơn 50 văn bản luật, pháp lệnh tuy không trực tiếp điều chỉnh về bảo vệ BMNN, nhưng có chứa đựng những quy phạm chung nhất về bảo vệ BMNN

Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ BMNN được ban hành đã điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội cơ bản có liên quan đến bảo vệ BMNN, từng bước nâng cao chất lượng công tác bảo vệ BMNN, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh quốc gia, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp đổi mới, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế của đất nước

3 Tình hình mới và những vấn đề đặt ra đối với bảo vệ bí mật nhà nước

3.1 Nguy cơ bị lộ, lọt, mất BMNN trong thời đại công nghệ thông tin

Trong thời đại công nghệ, với sự bùng nổ thông tin làm cho hệ thống thông tin hàng ngày hàng giờ phải tiếp nhận, chuyển tải, lưu trữ khối lượng thông tin khổng lồ và ngày càng tăng nhanh, đây là tài nguyên quý giá của quốc gia nhưng

Trang 8

7

cũng là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch và bọn tội phạm khai thác, sử dụng với nhiều mục đích, ý đồ khác nhau Vấn đề này đã và đang đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho lực lượng an ninh mà chủ công là lực lượng an ninh chính trị nội bộ trong công tác bảo vệ an ninh, an toàn thông tin và bí mật Nhà nước

Sau các sự kiện Wikileaks và Edward Snowden, cơ quan phản gián các nước,

tổ chức an ninh mạng đã phải nghiêm túc xem xét lại toàn bộ các chương trình bảo mật thông tin Các chương trình nghe lén có thể chặn hoặc thu các dữ liệu từ email, skype, tìm kiếm mật khẩu và điều tra lịch sử trình duyệt Internet của nhiều quốc gia trên thế giới Không chỉ cơ quan tình báo các nước mà cả bọn tội phạm công nghệ cao cũng tiến hành các hoạt động thu thập tin tức mật, phá hoại cơ sở dữ liệu của chính phủ các nước Theo thống kê, năm 2015, có hơn 3.200 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị tấn công bởi các phần mềm gián điệp, virus3,… thông qua lỗ hổng trên hệ thống mạng Internet, điện thoại thông minh (smartphone) Năm 2016, tình hình tấn công mạng gia tăng đáng kể, có diễn biến rất phức tạp và khó đoán trước Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, năm 2016 Trung tâm này đã ghi nhận tổng số 134.375 sự cố tấn công mạng của cả 3 loại hình Phishing (lừa đảo), Malware (mã độc) và Deface (thay đổi giao diện) So với năm 2015, số lượng vụ tấn công mạng năm 2016 nhiều gấp hơn 4,2 lần (năm 2015 là 31.585), trong đó, loại hình tấn công Phishing là 10.057 sự cố (gấp hơn 1,7 lần so với năm 2015), Malware là 46.664 sự cố (gấp gần 2,8 lần năm 2015) và Deface là 77.654 sự cố (gấp hơn 8,7 lần năm 2015)4

Theo khảo sát của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, chỉ số an toàn thông tin của Việt Nam trong năm 2016 là 59,9% Đây là bước tiến đáng kể trong những năm qua, bởi năm 2015, con số này là 47,4% Tuy lần đầu chỉ số ATTT của Việt

3 Tác giả Quang Hợp – “Nâng cao cảnh giác với hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch” Nguồn: Tạp chí quốc phòng toàn dân (http://tapchiqptd.vn), truy cập lần cuối ngày 11/9/2017

4 Thế Bảo - Tình hình tấn công mạng năm 2016 Nguồn: Tạp chí an toàn thông tin, Ban cơ yếu chính phủ, http://antoanthongtin.vn, truy cập lần cuối 20/9/2017.

Trang 9

8

Nam vượt ngưỡng trung bình, nhưng theo các chuyên gia, với mức độ tấn công ngày càng mạnh, kỹ thuật tấn công ngày càng tinh vi của tin tặc, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải nâng cao cảnh giác hơn nữa với tội phạm mạng5

Đặc biệt thế giới đang ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, điều này đã và đang đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong công tác bảo vệ an ninh, an toàn thông tin, bí mật Nhà nước trên lĩnh vực công nghệ thông tin, do đó cần có những biện pháp triệt để, đồng bộ để thực hiện có hiệu quả công tác này

3.2 Âm mưu thu thập bí mật nhà nước của các thế lực thù địch

Để thực hiện mục tiêu thu thập tin tức tình báo, các cơ quan đặc biệt nước ngoài sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức cổ điển với sử dụng phương tiện hiện đại, công nghệ cao; cải cách tổ chức, phương thức hoạt động với mục tiêu trở thành nguồn cung cấp thông tin tình báo duy nhất, hiệu quả nhất

Ngày nay, họ còn chú trọng sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề, đội ngũ tin tặc đánh cắp, thu thập thông tin, tài liệu mật; tối ưu hóa tính năng của các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại để tiến hành các hoạt động đánh cắp thông tin, tài liệu mật6 Thủ đoạn sử dụng phương tiện thông tin hiện đại thu thập, đánh cắp thông tin, tài liệu được coi là một trong những biện pháp tích cực nhất trong hoạt động tình báo hiện nay

Một số cơ quan đặc biệt nước ngoài còn lợi dụng đường lối đối ngoại mở rộng của Đảng, Nhà nước ta để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, đánh cắp bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, phá hoại ta từ bên trong Chúng đẩy mạnh hoạt động khai thác, thu thập thông tin tình báo bằng nhiều thủ đoạn, kể cả vật chất,

5 Thế Bảo – TL đã dẫn

6 Tháng 6 - 2013, Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) đã công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về những bí mật trong hoạt động theo dõi người dân, nghe lén điện thoại các tòa đại sứ, kiểm soát và đánh cắp thông tin trên internet của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).Đây là một trong những sự kiện nổi bật, gây sốc đối với nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới

Trang 10

9

tiền bạc… để tiếp cận, móc nối, lôi kéo, mua chuộc và khống chế người có vị trí quan trọng, hoặc những người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng, xử lý những thông tin, tài liệu mật

Ngoài ra, chúng còn sử dụng nhân viên giả danh các phóng viên báo chí, nhân viên các tổ chức phi chính phủ, đoàn đàm phán, quan hệ hợp tác với nước ta

để thu thập tin tức tình báo, phục vụ những mục đích khác nhau

Có thể khẳng định rằng, âm mưu, thủ đoạn hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch, phản động diễn ra thường xuyên, rất quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, ngày càng tinh vi và hiệu quả hơn

3.3 Những hạn chế, bất cập từ các quy định pháp luật và thực tiễn bảo vệ BMNN ở nước ta

a) Về các quy định pháp luật, tuy đã đạt được những kết quả quan trọng

trong việc tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ BMNN, nhưng pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác bảo vệ BMNN hiện nay Cụ thể:

- Khái niệm về bí mật Nhà nước được quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ BMNN chưa được xác định trên phương pháp định lượng, dẫn đến việc xác định phạm vi bí mật nhà nước cụ thể theo từng độ mật quá rộng, gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ bí mật nhà nước Hơn nữa, trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, thông tin về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh

có sự vận động, sẽ kéo theo sự thay đổi nhất định về phạm vi BMNN và yêu cầu công tác quản lý, công tác bảo vệ BMNN Việc đổi mới, mở cửa tăng cường hợp tác quốc tế, bên cạnh việc tạo ra nhiều thời cơ, vận hội thì cũng làm xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức đối với công tác bảo vệ BMNN Do đó, phạm vi BMNN cần được điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Trang 11

10

- Một số nội dung của bảo vệ BMNN tuy đã được điều chỉnh bằng pháp luật, nhưng chưa đầy đủ và thiếu cụ thể như: trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, công dân tham gia bảo vệ BMNN; việc lưu giữ, vận chuyển, truyền nhận BMNN; việc lập, quyết định, thay đổi độ mật và giải mật đối với từng BMNN; các nghiên cứu, phát minh có liên quan đến BMNN…

- Về căn cứ xác định độ mật của thông tin: Quy định của pháp lệnh hiện hành

về xác định độ mật, tối mật, tuyệt mật cần phải dựa trên hai căn cứ: mức độ quan trọng của BMNN và mức độ nghiêm trọng, nguy hại đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia nếu bị lộ, mất BMNN Tuy nhiên, căn cứ xác định BMNN trong pháp lệnh chưa đáp ứng được yêu cầu này

- Pháp lệnh chưa có các quy định về bảo vệ BMNN bằng các biện pháp kỹ thuật, áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật hiện đại nhằm hạn chế tối đa việc lộ, lọt BMNN của người quản lý BMNN, người sử dụng và nhà sản xuất thiết bị chứa đựng BMNN;

b) Thực tiễn áp dụng pháp luật

Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ BMNN thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập không những từ nhận thức của người dân, của cơ quan có BMNN, mà còn trong cả quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân Cụ thể: Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa đặt công tác bảo vệ BMNN đúng vị trí của nó, nhiều lúc còn buông lỏng, lơ là, sơ hở để xảy ra lộ, lọt, mất BMNN Ngoài

ra, có không ít trường hợp lợi dụng danh nghĩa bảo vệ BMNN để che giấu thông tin, không giải mật những thông tin không còn mật, gián tiếp làm thiệt hại đến lợi

ích của Nhà nước và Nhân dân

- Công tác tuyên truyền, giáo dục ở các tổ chức, cơ quan nhà nước chưa được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trong việc thực hiện bảo vệ bí mật Nhà nước Các

Ngày đăng: 01/03/2019, 18:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001
7. Bộ Công an, Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, số 33/2015/TT-BCA ngày 20-7-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, số 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước
9. Thanh Hiền, Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới (truy nhập ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước "trong tình hình mới
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Khác
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tiếp cận thông tin năm 2016 Khác
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 Khác
5. Bộ Công an, Tờ trình Dự thảo Luật bảo vệ bí mật Nhà nước 6. Bộ Công an, Dự thảo Luật Bí mật Nhà nước Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w