1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè

29 2,3K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 324,54 KB

Nội dung

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè.Trong sản xuất chè, người trồng chè luôn mong muốn nương chè của mình phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất cao, thu được nhiều lợi nhuận.

Trang 1

v¡N PHßNG CIDSE - Hµ NéI CHI CôC BVTV TH¸I NGUY£N - PHó THä

QU¶N Lý DÞCH H¹I TæNG HîP (IPM)

Trªn c©y ChÌ

(Tµi liÖu dïng cho n«ng d©n)

Th¸ng 6 n¨m 2002

Trang 2

Mục lục

Lời giới thiệu 4

Phần I: Một số khái niệm cơ bản về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) 5

I - Một số khái niệm 5

1 Hệ sinh thái nương chè 5

2 Thiên địch 5

3 Dịch hại 5

4 Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) 5

II- Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một giải pháp sinh thái 7

1 Trồng cây khoẻ: 7

2 Bảo tồn thiên địch 7

3 Thăm đồng (nương chè) thường xuyên 7

4 Nông dân là chuyên gia 7

Phần II: Kỹ thuật IPM chè 8

I - Kỹ thuật trồng - chăm sóc chè 8

1 Giai đoạn chè con 8

2 Giai đoạn tạo tán 9

3 Giai đoạn kinh doanh 11

II - Bảo vệ thiên địch 13

1 Các nhóm thiên địch chính: 13

2 Đặc điểm chính của một số loài săn mồi: 13

3 Phương án báo tồn thiên địch: 15

III - Sâu bệnh hại chính - Biện pháp phòng trừ 16

1 Sâu hại: 16

2 Bệnh hại chè 19

Phần III: Những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật 23

I Khái niệm 23

1 Thuốc BVTV bao gồm 23

Trang 3

3 Tính kháng thuốc 23

II Các ký hiệu của thuốc BVTV 23

1 Nhóm thuốc nước 23

2 Nhóm thuốc bột 23

3 Nhóm thuốc hạt: 23

III Nhận dạng độ độc của thuốc 24

IV Thuốc trừ sâu thảo mộc (Cây ruốc cá - Derris-SP) 24

1 Trồng và chế biến cây ruốc cá theo phương pháp thủ công 24

2 Sử dụng rễ cây ruốc cá (Derris-SP) để làm thuốc trừ sâu 25

3 Thu rễ cây ruốc cá hoang dã 25

V - Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV 26

1 Dùng đúng thuốc 26

2 Dùng đúng lúc 26

3 Dùng đúng liều lượng và nồng độ 26

4 Dùng đúng chỗ 26

Phần IV: Các ứng dụng IPM chủ yếu trong sản xuất chè 27

I Chè xuống cấp 27

1 Hiện tượng chè xuống cấp 27

2 Nguyên nhân 27

3 Cải tạo chè xuống cấp 28

II Một số kết quả bước đầu về sản xuất chè hữu cơ 29

1 Khái niệm nông nghiệp hữu cơ 29

2 Một số kết quả bước đầu ứng dụng IPM sản xuất chè hữu cơ 29

Trang 4

Lời giới thiệu

Trong sản xuất chè, người trồng chè luôn mong muốn nương chè của mình phát triển tốt, ítsâu bệnh, năng suất cao, thu được nhiều lợi nhuận Nhưng điều mong muốn chính đáng ấykhông phải lúc nào cũng thành hiện thực Ngoài sâu bệnh, cây chè còn chịu nhiều tác động

ảnh hưởng của thời tiết, đất đai, phân bón, các cây trồng xung quanh khác nữa, và kể cả sự tác

động của con người thông qua biện pháp đốn hái, chăm sóc các yếu tố đó có tác động qualại lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng ở một mức độ nhất định

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu, xây dựng mộtphương pháp quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng, đó là phương pháp IPM Sử dụng phươngpháp IPM là áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý, duy trì cân bằng hệsinh thái, duy trì đa dạng sinh học, các loại dịch hại được duy trì ở mức độ thấp dưới mức gâyhại có ý nghĩa kinh tế; cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè đã được triển khai, huấn luyệnhàng trăm lớp nông dân Thông qua huấn luyện, người nông dân được học tập và trang bị cáckiến thức tổng hợp về IPM, trên cơ sở đó họ có thể tự áp dụng trên nương chè của mình, đồngthời giúp đỡ các nông dân khác biết và làm theo

Được sự giúp đỡ của tổ chức CIDSE (Tổ chức hợp tác vì sự đoàn kết và phát triển), chi cụcBảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ và tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp biên soạn cuốn tài liệu "Quản

lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè" Tham gia biên soạn cuốn tài liệu này gồm tập thểlãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của 2 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Thái Nguyên và Phú Thọ,

và có sự tham gia của ông Michael Zeiss, cố vấn nông nghiệp và bà Nguyễn Thị Hoà, cán bộvăn phòng CIDSE Hà Nội Chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu này sẽ giúp nông dân tự học tập,nghiên cứu và áp dụng IPM trên cây chè

Nội dung cuốn tài liệu gồm 4 phần:

Phần 1: Một số khái niệm cơ bản về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) chè

Phần 2: Kỹ thuật IPM chè

Phần 3: Những hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV

Phần 4: Các ứng dụng IPM chủ yếu trong sản xuất chè

Đây là lần biên soạn đầu tiên, chắc chắn cuốn tài liệu này còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rấtmong nhận được sự tham gia góp ý kiến của các bạn để chúng tôi hoàn chỉnh thêm nhằm đápứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc và nông dân trồng chè

Trang 5

Phần I Một số khái niệm cơ bản về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

I - MộT số KHáI NIệM:

1 Hệ sinh thái nương chè

Là mối quan hệ tổng hoà các yếu tố trên nương chè, trong đó có các yếu tố sống như (Câytrồng, cỏ dại, sinh vật có ích, có hại, sinh vật trung gian, động vật, ) và các yếu tố khôngsống như (Nước, khí hậu, thời tiết, đất, ) chúng có tác động qua lại với nhau và cùng ảnhhưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè

2 Thiên địch

Là những loại côn trùng, nhện, vi sinh vật và động vật có ích, chúng ăn những sinh vật có hại

và cùng tồn tại trong hệ sinh thái nương chè

3 Dịch hại

Là những côn trùng, nhện, vi sinh vật, cỏ dại, động vật trực tiếp ăn các bộ phận của câychè, hoặc gián tiếp cạnh tranh dinh dưỡng với cây chè, gây hại cho cây chè

4 Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

Là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, biện pháp sinh học và hoá học,giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ, chống chịu tốt nhất đối với mọi yếu tố bấtlợi của ngoại cảnh, cho năng suất cao; bảo vệ thiên địch và lợi dụng chúng khống chế các đốitượng dịch hại ở mức cân bằng không gây thiệt hại về kinh tế cho cây chè và bảo vệ môitrường

Trang 6

Sơ đồ hệ sinh thái nương chè

Trang 7

II- Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là

một giải pháp sinh thái

Bốn nguyên tắc của IPM:

1 Trồng cây khoẻ:

áp dụng đúng đắn quy trình kỹ thuật canh tác cây chè theo quy định của ngành chè, giúp chocây chè sinh trưởng phát triển tốt, khoẻ, chống chịu tốt nhất đối với mọi yếu tố bất lợi củangoại cảnh, cho năng suất cao Đây là phương pháp quan trọng nhất, xuyên suốt toàn bộ quátrình kiến thiết cơ bản, thời kỳ kinh doanh, cho đến khi chè già cỗi

2 Bảo tồn thiên địch

Là bảo vệ các loài sinh vật có ích như: Nhện có ích, bọ rùa, kiến, chuồn chuồn, ếch, nhái Thiên địch được bảo tồn sẽ phát triển, khống chế, tiêu diệt sâu hại không để cho phát triểnthành dịch, giữ cho hệ sinh thái cân bằng Đó là biện pháp bảo vệ cây trồng tiên tiến nhất,khoa học nhất, rẻ nhất, hiệu quả nhất

3 Thăm đồng (nương chè) thường xuyên

Thực hiện kiểm tra nương chè hàng tuần, để nắm được diễn biến sâu bệnh, thiên địch, sinhtrưởng, phát triển của cây, tình trạng của hệ sinh thái, chọn lựa biện pháp tác động kịp thời,hợp lý, có hiệu quả kinh tế nhất

4 Nông dân là chuyên gia

Người nông dân hiểu và thực hiện tốt 3 nội dung công việc trên, chính họ là chuyên gia trênnương chè của mình và là chuyên gia của cộng đồng Họ có khả năng vận động nông dânkhác cùng làm theo

Trang 8

Phần II

Kỹ thuật IPM chè

I - Kỹ thuật trồng - chăm sóc chè

1 Giai đoạn chè con

1.1 Đặc điểm yêu cầu:

Giai đoạn này bắt đầu từ khi hạt, hoặc bầu chè cành trồng xuống đất và kết thúc khi cây con

được đốn lần 1 Đối với chè mọc từ hạt khoảng 2 - 3 năm, chè trồng bầu 1 năm Về hìnhdạng, cây chè phải đạt đường kính thân từ 0,7cm và chiều cao từ 70cm trở lên Giai đoạn nàycây chè không đòi hỏi nhiều phân bón như các giai đoạn sau, nhưng chè con dễ bị chết doúng, do cỏ bao trùm; bộ rễ chè dài hay ngắn phụ thuộc vào độ sâu của rãnh trồng và lượngphân hữu cơ, chất xanh bón lót trước khi trồng

- Chọn đất tốt có độ sâu (độ dầy tầng đất) từ 60cm trở lên, không có đá, ít dốc (dưới 400

)phát sạch cỏ, cây, dọn sạch gốc cây to, đào rãnh sâu 40cm, rộng 40cm; khoảng cáchrãnh 1,2- 1,4m Bón lót như sau:

- Phân chuồng = 1 tấn/sào; Lân Lâm thao = 15- 18kg/sào; kali = 10- 12kg/sào Bỏ phânxong lấp đất cho bằng mặt rãnh (đất tốt hoặc đất xấu có thể bón giảm hoặc tăng so vớilượng trung bình)

- Trồng chè hạt: Trồng theo hốc, mỗi hốc bỏ 2-3 hạt, khoảng cách 30cm-35cm 1 hốc.Sau khi chè mọc tỉa bớt chỉ để 1 - 2 cây/hốc

- Trồng chè bầu: Khoảng cách 35-40cm 1 bầu, cuốc hốc đặt chìm bầu chè, vun đất ấnnhẹ xung quanh bầu, chú ý không để vỡ bầu; trước khi đặt bầu tháo bỏ túi nilon Mầmchè phải quay cùng một hướng dọc theo luống, bầu nghiêng để mầm chè đứng thẳng.Nếu đất quá khô cần tưới nước giữ ẩm

Trang 9

Sau khi trồng (chè hạt, chè bầu) dùng rơm rạ, chất xanh tủ gốc

- Trồng cây che bóng vào hàng chè khoảng cách 7m x 7m ( trồng theo nanh sấu )

- Trồng cây phân xanh vào giữa 2 hàng chè, khi chè giao tán phá bỏ

- Thời vụ trồng chè: 25 tháng 9 đến 30 tháng l0 (chè bầu) Tháng 11 đến 12 (chè hạt)

- Thời vụ trồng cây che bóng: Tháng 7 đến tháng 8

- Không để trâu bò, gia súc vào phá hại chè

2 Giai đoạn tạo tán

2.1 Đặc điểm yêu cầu:

Giai đoạn này được tính từ sau lần đốn thứ nhất và kết thúc sau lần đốn thứ 3 (với chè trồnghạt), sau lần đốn thứ 2 (với chè trồng bầu); giai đoạn này cây chè cần nhiều phân bón hơn giai

đoạn cây con Kỹ thuật đốn, hái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và độ rộngtán chè sau này

Trang 10

2.2 Kỹ thuật đốn - hái, chăm sóc chè

2.2.1 Kỹ thuật đốn

* Chè trồng hạt: Qua 3 lần đốn

Đốn lần 1: Sau trồng 2-3 năm, đường kính thân chính 0,7cm, chiều cao cây 70cm trở lên thì

tiến hành đốn lần 1; chiều cao vết đốn thân chính cách mặt đất 12- 15cm, cành bên 30-35cm;giữ nguyên cành la

Đốn lần 2: Sau lần đốn thứ nhất 1 năm, vết đốn trên thân chính cách mặt đất 30-35cm, cành

bên 40-45cm; giữ nguyên cành la

Đốn lần 3: Sau đốn lần 2 một năm; chiều cao vết đốn trên thân chính cách mặt đất 40-45cm,

cành bên 50-55cm; giữ nguyên cành la, tỉa bớt cành tăm trong tán chè

* Chè trồng bầu: Qua 2 lần đốn

Đốn lần 1: Sau trồng 1 năm, đường kính thân đạt 0,7cm và chiều cao từ 70cm trở lên thì tiến

hành đốn lần 1; chiều cao vết đốn trên thân chính 30 - 35cm, cành bên 40 - 45cm so với mặt

- Sau đốn lần 1, chỉ hái những búp chè đạt độ cao 60cm trở lên, hái 1 tôm 2 lá

- Sau đốn lần 2, hái lứa đầu, chỉ hái những búp đạt độ cao so với mặt đất 60cm trở lên,lứa 2 trở đi hái như chè kinh doanh; hái 1 tôm 2 lá

- Sau đốn lần 3, hái lứa đầu chỉ hái những búp có độ cao từ 60cm trở lên, hái 1 tôm 2 lá,

để lại 1 cá 2- 4 lá thật Lứa 2 trở đi hái như chè kinh doanh, hái 1 tôm 2 lá, để lại 1 cá

1 chừa (chú ý ép tán)

* Chè trồng bầu:

- Sau đốn lần 1, chỉ hái những búp có độ cao 1m trở lên, hái 1 tôm 2 lá

Sau đốn lần 2, hái những búp có độ cao 60cm trở lên, hái lứa đầu 1 tôm 2 lá, để lại 2

-4 lá thật; lứa thứ 2 trở đi hái như chè kinh doanh, hái 1 tôm 2 lá để lại 1 cá 1 chừa.2.2.3 Kỹ thuật bón phân

Ngoài lượng phân bón lót khi trồng, cần phải bón bổ sung phân cho chè bằng các loại nhưsau: Phân chuồng + lân Lâm Thao; bón vùi, đào rãnh bỏ phân chuồng + lân, sau đó lấp đất;bón 3 năm 1 lần với lượng phân chuồng 1000kg/sào + 22kg lân Ngoài ra còn phải bón thêm

đạm, urê + kali như sau:

Trang 11

Bảng 1: Bón phân cho chè giai đoạn tạo tán

Loại phân - liều lượng (kg/sào) Loại chè

Thao

Số lần bón (lần/năm)

Thời gian bón (tháng)

1 Chè trồng hạt:

- Chè 2 tuổi

- Chè 3 tuổi

4-55-6

2,02,0

00

22

3-4; 7-83-4; 7-8

2,02,5

010,0

22

3; 72; 8Lân bón 1 lần vào tháng 2

(Có thể tăng hoặc giảm lượng phân này căn cứ vào đất tốt hoặc xấu)

Cách bón: Bòn vùi: Soi rạch bỏ phân lấp đất; chú ý nếu lượng phân ít thì cần trộn thêm đất bộtkhô để bón cho đều

Cần làm sạch cỏ xung quanh gốc chè, tủ gốc cho chè, nếu có điều kiện cần tưới nước khi trờihạn

Sâu bệnh hại chính trong giai đoạn này là rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muối, bệnhphồng lá, bệnh thối búp, bệnh tóc đen Nếu nương chè trồng trên đất cát pha có hiện tượngchết loang vào tháng 8-9 (quản lý sâu bệnh như phần II mục III )

3 Giai đoạn kinh doanh

3.1 Đặc điểm - yêu cầu

Giai đoạn này bắt đầu từ sau lần đốn tạo tán cuối cùng (chè trồng hạt sau lần đốn thứ 3, chètrồng bầu sau lần đốn thứ 2) và kéo dài suốt trong thời gian cây chè cho năng suất ổn định(vài chục năm) Đây là thời kỳ cho năng suất sản lượng cao nhất, đem lại thu nhập cao nhấtcho người trồng chè Giai đoạn này cây chè đòi hỏi nhiều dinh dưỡng, sâu, bệnh hại cũng tậptrung phá hại mạnh Kỹ thuật bón phân, thu hoạch, quản lý sâu bệnh hại, kỹ thuật đốn tronggiai đoạn này sẽ quyết định đến năng suất, sản lượng, chất lượng búp chè và hiệu quả kinh tế

3.2 Kỹ thuật chăm sóc, thu hái sản phẩm

3.2.1 Kỹ thuật bón phân:

Trong giai đoạn này lượng phân bón cung cấp cho chè nhiều hay ít phụ thuộc vào sản lượngchè búp tươi thu được trên 1 đơn vị diện tích Nhưng phải tuân thủ nguyên tắc 3 năm bón

Trang 12

phân hữu cơ cho chè 1 lần với lượng 1 tấn/sào, bón vùi sâu, bón vào tháng 9- 10, trước khi

đốn chè Hàng năm bón phân hoá học theo tỷ lệ: Đạm: Lân: Kali = 2 : 1 : 1 và cứ thu 1 tấnchè búp tươi thì phải bón 20 kg đạm nguyên chất (tương đương 43,5 kg urê, 55,5kg supe lânLâm thao; 17,8kg Kaliclorua) Toàn bộ lân lâm thao bón lót vào tháng 2, đạm bón 3-5 lầnvào thời gian từ tháng 2 đến tháng 9, Kali bón 2 lần vào tháng 2 đến tháng 7

Kinh nghiệm của những nông dân sản xuất chè chất lượng cao (giá cao hơn 5 - 10 ngàn

đồng/1 kg so với sản xuất đại trà) thường áp dụng phương pháp hái xan chật

Để bảo đảm kỹ thuật cần áp dụng phương pháp hái theo vụ, cụ thể như sau:

- Vụ Xuân: Hái 1 tôm 2-3 lá non, để lại 1 lá cá + 2 lá thật

- Vụ Hè thu: Hái 1 tôm 2-3 lá non, để lại 1 lá cá + 1 lá thật

- Vụ Đông: Hái 1 tôm 2 lá thật, để lại 1 lá cá (hái tận thu)

- Đốn đau: Qua nhiều năm thu hoạch chè có xu hướng giảm năng suất, chất lượng thìcần phải đốn đau Trước khi đốn đau cần phải bón phân đầy đủ vào tháng 8-9 để chèkhoẻ Độ cao vết đốn thân chính cách mặt đất 40-45cm, cành bên 55-60cm

Yêu cầu vết đốn vát phải nhẵn, thân không bị dập nát, không bị đọng nước, nên sử dụng dao

để đốn chè

Ngoài ra cần phải làm cỏ, tưới nước cho chè khi khô hạn ở những nơi gần nước

Sâu bệnh hại chính gồm rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi, bệnh thối búp, phồng lá,chết loang, tóc đen và mối hại chè (quản lý sâu bệnh như ở phần II mục III )

Trang 13

C¸c loµi ký sinh th−êng lµ mét sè ong, ruåi

2 §Æc ®iÓm chÝnh cña mét sè loµi s¨n måi:

Trang 14

Nhện ăn bọ cánh tơ Nhện ăn rầy xanh

Nhện đen đuôi nhọn Nhện nâu vằn trắng ăn rầy xanh

Một số loại côn trùng thường bị nhện ăn thịt là: Rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ, nhệncánh tơ…

Trang 15

Ruồi trưởng thành chỉ ăn phấn hoa và mật hoa Hình dáng giống như con ong.

3 Phương án bảo tồn thiên địch:

Các loài thiên địch dễ dàng bị giết hại nếu sử dụng các loại thuốc trừ sâu có phổ tác độngrộng, do vậy cần:

- Tránh sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng

- Trồng một số cây xanh xung quanh nương chè để tạo nơi cư trú cho một số loài thiên

địch

- Trồng một số cây hoa, cỏ, hoặc vườn cây ở gần nương chè

- Tủ gốc, tưới nước cho chè tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài thiên địch sinh sống

Trang 16

III - Sâu bệnh hại chính - Biện pháp phòng trừ

1 Sâu hại:

1.1 Rầy xanh:

1.1.1 Tác hại: Cả rầy non và rầy trưởng thành đều dùng vòi trích hút nhựa ở bộ phân non củacây (búp, lá non) tạo nên các vết thâm màu nâu; bị hại nặng lá, búp biến màu, lá nhỏ, conglại, khô cứng; nếu trời hạn làm cháy lá non, làm giảm năng suất, chất lượng chè

1.1.2 Đặc điểm hình thái và quy luật phát triển:

Rầy trưởng thành dài 2-4mm, thân có màu xanh lá mạ, cánh màu xanh, trong suốt Rầy nonkhông có cánh, rầy mới nở rất nhỏ màu trắng sữa, sau chuyển dần thành màu xanh Rầy non

có 5 tuổi, lột xác 4 lần thành trưởng thành Một rầy cái có thể đẻ tới 100 trứng, trứng đẻ trongbúp, gân chính Rầy cái dùng vòi đẻ trứng trích vào bộ phận non của cây để đẻ trứng (thường

đẻ ở cuống búp) Trứng đẻ thành từng quả, hình quả chuối, mới đẻ màu trắng ngà, gần nởchuyển màu xanh Một búp có thể có 1 đến nhiều trứng (5-7 quả)

Thời gian của các pha: Trứng 5- 10 ngày, rầy non 7- 16 ngày, rầy trưởng thành sống 14 đến

21 ngày Một thế hệ (vòng đời) của rầy khoảng từ 12-30 ngày, tuỳ theo thời tiết và thức ăn.Rầy phá hại quanh năm (có 10 lứa/năm) Hại nặng vào các tháng khô hạn (tháng 4-5; 9-10)

Rầy xanh trưởng thành Rầy xanh non

1.1.3 Thiên địch: Gồm bọ rùa, chuồn chuồn và các loại nhện có ích như nhện đen, nhện nhỏ

đen, nhện chân dài, nhện vàng, nhện lưới, nhện khoang

1.1.4 Quản lý rầy xanh:

- Trồng, chăm sóc cho cây khoẻ để tăng khả năng bù đắp của cây

- Trồng cây che bóng sẽ hạn chế được rầy xanh

- Hái thường xuyên để loại bỏ bớt trứng rầy trong búp chè

- Tưới nước vào thời kỳ khô hạn (áp dụng cho những nương chè gần nguồn nước)

- Chỉ sử dụng các loại thuốc hoá học khi cần thiết, thay đổi chủng loại thuốc trong cáclần phun, không sử dụng thuốc cấm, thuốc không nhãn mác

- Các loại thuốc trừ rầy Trebon 10EC, Admire 50EC

Ngày đăng: 21/08/2013, 13:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bón phân cho chè giai đoạn tạo tán - Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè
Bảng 1 Bón phân cho chè giai đoạn tạo tán (Trang 11)
Bọ rùa tr−ởng thành: Có hình tròn hoặc hìn hô van ,2 cánh tr−ớc cứng, bóng. Bọ rùa có nhiều loài, mỗi loài có một màu sắc và các chấm khác nhau. - Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè
r ùa tr−ởng thành: Có hình tròn hoặc hìn hô van ,2 cánh tr−ớc cứng, bóng. Bọ rùa có nhiều loài, mỗi loài có một màu sắc và các chấm khác nhau (Trang 15)
1.1.2. Đặc điểm hình thái và quy luật phát triển: - Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè
1.1.2. Đặc điểm hình thái và quy luật phát triển: (Trang 16)
II I- Sâu bệnh hại chính - Biện pháp phòng trừ - Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè
u bệnh hại chính - Biện pháp phòng trừ (Trang 16)
- Nhóm độc II: (Độc trung bình): Biểu t−ợng có dấu X trong khung vuông (hình vẽ) d−ới nhãn thuốc có vạch vàng. - Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây chè
h óm độc II: (Độc trung bình): Biểu t−ợng có dấu X trong khung vuông (hình vẽ) d−ới nhãn thuốc có vạch vàng (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w