1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO AN 10 CAC DANG QUA TRINH THEO HUONG PHAT TRIEN NANG LUC(HAY)

13 351 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 113,27 KB

Nội dung

Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: + K1: trình bày được kiến thức + K3: S

Trang 1

Ngày soạn: 01/2/2018 Tuần : 25,26

Chủ Đề: CÁC ĐẲNG QUÁ TRÌNH CỦA CHẤT KHÍ A.Nội dung bài học

1.Mô tả chủ đề:

Chủ đề gồm các nội dung/bài:

Theo kế hoạch dạy học môn vật lý 10, chủ đề : “ Các dẳng quá trình của chất khí” gồm các nội dung: 1)Quá trình đẳng nhiệt Định luật Bôi lơ – Ma ri ốt

2)Quá trình đẳng tích Định luật Sac – lơ

3)Bài tập

2 Mạch kiến thức chủ đề: Yêu cầu học sinh:

- Trình bày được các thông số trặng thái của một lượng khí, phân biệt dược trạng thái và quá trình

- Phát biểu và viết được biểu thức cả các định luật : Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và Sac-lơ

- Vận dụng hai định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và Sac-lơ để làm bài tập

B Tiến trình dạy học

1.Mục tiêu:

a Kiến thức

+ Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí

+ Phát biểu và viết được biểu thức của các định luật : Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Sac-lơ

+ Nêu được đường đẳng nhiệt, đường đẳng tích

+ Phân biệt được thạng thái và quá trình

b.Kỹ năng

nội dung 1:

+Xác định được thông số nào không đổi để xác định đúng đẳng quá trình

+ Vận dụng hai định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và Sac-lơ để làm bài tập

+Nhận dạng được đường đẳng nhiệt , đường đẳng tích trong các hệ trục tọa độ khác nhau

+Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng trong đời sống

c Thái độ:

- Tự giác ôn tập trước khi đến lớp

- Tích cực tham gia xây dựng bài

- Thích thú trong học tập

e Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

+ K1: trình bày được kiến thức

+ K3: Sử dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập

+ P3: Thu thập, xử lí thông tin để xác định vị trí của vật

+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí: Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện các nhiệm vụ

2 Chuẩn bị của GV và HS

2.1 Chuẩn bị của Gv

- Thí nghiệm:

+ Bộ thí nghiệm xây dựng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

+ Bộ thí nghiệm xây dựng các định luật Sác-lơ

- Bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án

- Các phiếu học tập 1,2,3,4

2.2 Chuẩn bị của HS

- Ôn tập kiến thức đã học ở lớp 8:

+ Cấu tạo chất Các thể rắn, lỏng, khí

+ Khái niệm áp suất, đơn vị áp suất, dụng cụ đo áp suất chất khí Đơn vị và cách đo thể tích chất khí

- Thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao

2.3 Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Trang 2

HD: Cụ thể hóa các mục tiêu của bài học để mô tả yêu cầu cần đạt ở mỗi mức độ (MĐ) vào bảng sau, phục vụ cho việc ra các câu hỏi kiểm tra, đánh giá học sinh

Quá trình đẳng

nhiệt Định

luật Bôi lơ –

Ma ri ốt

Thông số trạng thái, trạng thái, đẳng quá trình -Quá trình đẳng nhiệt

- Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ pV

- phân biệt được

“trạng thái” và

“quá trình”

- quy luật thay đổi các thông số p,V khi giữ nguyên thông số T

-Bài tập quá trình đẳng nhiệt

-Vẽ đường đẳng nhiệt trong các hệ tọa độ pT, VT

Giải thích một

số hiện trượng trong đời sống: bóng bay khi bóp thì nổ, bơm xăm xe đạp khi lốp gần căng khó bơm, trước khi mở chai sâm panh phải lắc, tác dụng của bình nén khí đối với thợ lặn, -Bài toán bình thông nhau

Quá trình đẳng

tích Định luật

Sac – lơ

- Quá trình đẳng tích

- Đường đẳng tích trong hệ tọa

độ pT

- quy luật thay đổi các thông số p,T khi giữ nguyên thông số V

-Bài tập quá trình đẳng tích

-Vẽ đường đẳng tich trong các hệ tọa độ pV, VT

-Giải thích một

số hiện trượng trong đời sống -Bài toán thủy ngân chuyển động

Bài tập

3 Tổ chức các hoạt động học tập (tiến trình dạy học)

*Kiểm tra bài cũ:

-Phân biệt các thể rắn, lỏng, khí? Mỗi thể lấy vài ví dụ

-Nội dung thuyết động học phân tử chất khí? Thế nào là khí lí tưởng?

Thời lượng dự kiến

Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống vấn đề về quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích 10 phút

Hình thành

kiến thức

Hoạt động 2 Tìm hiểu về trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái 5 phút Hoạt động 3 Quá trình đẳng nhiệt Định luật Bôi lơ – Ma ri ốt 20 phút

Hoạt động 5 Quá trình đẳng tích Định luật Sac – lơ 20 phút

Hoạt động 7 Vận dụng các kiến thức đã học làm các bài tập liên

Luyện tập Hoạt động 8 Hệ thống hóa kiến thức Bài tập và giao nhiệm vụ về

Trang 3

Vận dụng

Hoạt động 9 Học sinh trình bày kết quả giải quyết nhiệm vụ, các sản

phẩm trải nghiệm, thảo luận, nhận xét 5 phút

Tìm tòi mở

rộng

A.KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tạo tình huống học tập về các hiện tượng liên quan đến quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích có trong đời sống

Trình chiếu các video ngắn mô phỏng :

- Bóp bóng bay nổ Quá trình đẳng nhiệt

- Bơm xăm xe đạp, khi gần căng thì rất khó bơm Quá trình đẳng nhiệt

- Trước khi mở chai rựu sâm panh phải lắc chai mạnh Quá trình đẳng nhiệt

- Xăm xe xe đạp bơm căng để lâu ngoài trời nóng dễ bị nổ Quá trình đẳng tích

- Tại sao nồi áp suất phải có van an toàn? Quá trình đẳng tích

- Tại sao khi chế tạo bóng đèn (bóng đèn sợi đốt) người ta lại nạp đầy khí trơ ở áp suất thấp vào bóng Quá trình đẳng tích

(1) Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm để giới thiệu các đẳng quá trình sẽ được tìm hiểu

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thí nghiệm

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành các nhóm để thảo luận

(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy vi tính,

(5) Sản phẩm: Học sinh tò mò muốn tìm hiểu để giải thích các hiện tượng được xem HS tìm hiểu cụ thể các đẳng quá trình qua tham khảo SGK

Nêu nội dung của hoạt động 1

Khi coi nhiệt độ gần như không thay đổi thì áp suất và thể tích thay đổi tỉ lệ nghịch với nhau Và khi coi như thể tích không đổi thì áp suất và nhiệt độ của lượng khí nhất định thay đổi tỉ lệ thuận với nhau.HS tìm hiểu cụ thể tham khảo SGK

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

+ Chuẩn bị các đoạn phim mô phỏng các hiện

tượng liên quan quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích

để trình chiếu

+ Yêu cầu học sinh quan sát

+ Câu hỏi lệnh: Giải thích các hiện tượng xảy

ra.

GV hướng dẫn học sinh trải nghiệm và kiểm

tra kết quả phỏng đoán

+ nhiệt độ coi như không đổi: để ý sự thay đổi

các thông số còn lại ap suất và thể tích

+ thể tích không đổi: để ý sự thay đổi các

thông số áp suất và nhiệt độ?

� Muốn có câu giải thích đúng đắn vào tìm

hiểu bài học

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học

B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu về trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái

(1) Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là trạng thái của một lượng khí, một trạng thái gồm bao nhiêu thoogn số và thế nào là quá trình biến đổi trạng thái, đẳng quá trình

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp

Trang 4

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành các nhóm để thảo luận.

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa, máy chiếu, máy vi tính

(5) Sản phẩm: Bài ghi chép, bản thảo luận

Nêu nội dung của hoạt động 2

Học sinh đọc SGK bài 29 và trình bày được trạng thái của một lượng khí được xác định bởi ba thông

số trạng thái: áp suất P, thể tích V và nhiệt độ T Trình bày được sự chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác của một lượng khí gọi là biến đổi trạng thái và trong quá trình biến đổi trạng thái có hai thoogn số thay đổi còn một thoogn số giữ nguyên ta gọi là đẳng quá trình Từ đó suy ra được một trạng thái có ba thông số ta sẽ có ba đẳng quá trình kèm theo

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Nhiệm vụ chuyển giao: Đọc tài liệu, thảo luận

để có thể trình bày được “trạng thái”,

“thông số trạng thái”, “quá trình biens đổi

trạng thái”, “đẳng quá trình”

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học

HOẠT ĐỘNG 3: Hình thành kiến thức Quá trình đẳng nhiệt Định luật Bôi lơ – Ma ri ốt

(1) Mục tiêu: Học sinh thực hiện chiếm lĩnh kiến thức về Quá trình đẳng nhiệt Định luật Bôi lơ – Ma

ri ốt thông qua nghiên cứu SGK,tài liệu khác, thảo luận nhóm.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thí nghiệm

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành các nhóm để thảo luận Giao nhiệm vụ cho các nhóm Mỗi nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Định nghĩa quá trình đẳng nhiệt

Nhiệm vụ 2: Khi một lượng khí xác định chuyển trạng thái với điều kiện nhiệt độ không đổi thì áp suất và thể tích của nó có mối quan hệ như thế nào ? đề xuất phương án kiểm tra ?

Nhiệm vụ 3: - Các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, và được bố trí như thế nào ?

- Các bước tiến hành thí nghiệm

- Tiến hành thí nghiệm, lấy số liệu

- Cho nhận xét về mối liên hệ giữa áp suất với thể tích khi nhiệt độ không đổi

- Tính PV trong mỗi lần đo và rút ra nhận xét Nêu nguyên nhân dẫn tới sai số

- Kết luận về mối quan hệ giữa áp suất và thể tích của khối khí xác định chuyển trạng thái ở điều kiện nhiệt độ không đổi

- Nội dung và biểu thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

(4) Phương tiện dạy học: 5 Bộ thí nghiệm của quá trình đẳng nhiệt

(5) Sản phẩm:

+ Quá trình dẳng nhiệt

+ Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm lấy số liệu

+ Xử lý số liệu thu được và rút ra nhận xét

Nêu nội dung của hoạt động 3

+ Quá trình dẳng nhiệt

+ Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm lấy số liệu

+ Xử lý số liệu thu được và rút ra nhận xét

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Gv chuyển giao nhiệm vụ: hoàn thành phiếu

học tập số 2.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

Trang 5

T

T

V

Gv theo dõi hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm tiến

hành thí nghiệm lấy số liệu:

+ Lượng khí trong bình là không đổi.

+ Khi di chuyển pittong tức là thông số nào

thay đổi.

+ Quan sát đồng hồ áp suất tươgn ứng với

từng thể tích để lấy số liệu.

Gợi ý : Nếu tỷ số giữa hai đại lượng không đổi thì

quan hệ là tỷ lệ thuận Nếu tích số giữa hai đại

lượng không đổi thì quan hệ là tỷ lệ nghịch

GV ghi nhận kết quả của từng nhóm, hướng

dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học

HOẠT ĐỘNG 4: Hình thành kiến thức Đường đẳng nhiệt

(1) Mục tiêu: Học sinh thực hiện chiếm lĩnh kiến thức về Đường dẳng nhiệt thông qua nghiên cứu

SGK,tài liệu khác, thảo luận nhóm

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành các nhóm để thảo luận Giao nhiệm vụ cho các nhóm Mỗi nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Định nghĩa đường đẳng nhiệt

Nhiệm vụ 2: Vẽ đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ PV

Nhiệm vụ 3: Từ đó vẽ lại đường đẳng nhiệt trong các hệ tọa độ PT, VT và rút ra nhận xét dạng đường đẳng nhiệt trong cac hệ tọa độ khác nhau

(4) Phương tiện dạy học: hình ảnh, máy chiếu

(5) Sản phẩm:

+ Định nghĩa đường đẳng nhiệt: đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi

+ Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ Pv Là đường cong hypebol, trong hệ tọa độ PT, VT là đường thẳng vuông góc với trục OT

Nêu nội dung của hoạt động 4

+ Định nghĩa đường đẳng nhiệt: đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi

+ Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ PV Là đường cong hypebol, trong hệ tọa độ PT, VT là đường thẳng vuông góc với trục OT

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Gv chuyển giao nhiệm vụ: hoàn thành phiếu

học tập số 2

Gv theo dõi hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm

GV ghi nhận kết quả của từng nhóm, hướng

dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học

Trang 6

HOẠT ĐỘNG 5: Hình thành kiến thức Quá trình đẳng tích Định luật Sac - lơ

(1) Mục tiêu: Học sinh thực hiện chiếm lĩnh kiến thức về Quá trình đẳng tích Định luật Sac – lơ

thông qua nghiên cứu SGK,tài liệu khác, thảo luận nhóm

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thí nghiệm

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành các nhóm để thảo luận Giao nhiệm vụ cho các nhóm Mỗi nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Định nghĩa quá trình đẳng tích

Nhiệm vụ 2: Khi một lượng khí xác định chuyển trạng thái với điều kiện thể tích không đổi thì áp suất và nhiệt

độ của nó có mối quan hệ như thế nào ? đề xuất phương án kiểm tra ?

Nhiệm vụ 3: - Các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, và được bố trí như thế nào ?

- Các bước tiến hành thí nghiệm

- Tiến hành thí nghiệm, lấy số liệu

- Cho nhận xét về mối liên hệ giữa áp suất với thể tích khi nhiệt độ không đổi

- Tính P/T trong mỗi lần đo và rút ra nhận xét Nêu nguyên nhân dẫn tới sai số

- Kết luận về mối quan hệ giữa áp suất và thể tích của khối khí xác định chuyển trạng thái ở điều kiện nhiệt độ không đổi

- Nội dung và biểu thức của định luật Sac - lơ

(4) Phương tiện dạy học: 5 Bộ thí nghiệm của quá trình đẳng tích

(5) Sản phẩm:

+ Quá trình dẳng tích

+ Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm lấy số liệu

+ Xử lý số liệu thu được và rút ra nhận xét

Nêu nội dung của hoạt động 5

+ Quá trình dẳng tích

+ Lắp ráp và tiến hành thí nghiệm lấy số liệu

+ Xử lý số liệu thu được và rút ra nhận xét

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Gv chuyển giao nhiệm vụ: hoàn thành phiếu

học tập số 3.

Gv theo dõi hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm tiến

hành thí nghiệm lấy số liệu:

+ Lượng khí trong bình là không đổi.

+ Cố định pittong, thay đổi nhiệt độ nước

trong bình để thay đổi nhiệt của khí trong xi

lanh.

+ Quan sát đồng hồ áp suất tương ứng với

từng thể tích để lấy số liệu.

Gợi ý : Nếu tỷ số giữa hai đại lượng không đổi thì

quan hệ là tỷ lệ thuận Nếu tích số giữa hai đại

lượng không đổi thì quan hệ là tỷ lệ nghịch

GV ghi nhận kết quả của từng nhóm, hướng

dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học

HOẠT ĐỘNG 6: Hình thành kiến thức Đường đẳng tích

(1) Mục tiêu: Học sinh thực hiện chiếm lĩnh kiến thức về Đường dẳng tích thông qua nghiên cứu

SGK,tài liệu khác, thảo luận nhóm

Trang 7

V

V

T

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Chia lớp thành các nhóm để thảo luận Giao nhiệm vụ cho các nhóm Mỗi nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Định nghĩa đường đẳng tích

Nhiệm vụ 2: Vẽ đường đẳng tích trong hệ tọa độ PT

Nhiệm vụ 3: Từ đó vẽ lại đường đẳng tích trong các hệ tọa độ PV, VT và rút ra nhận xét dạng đường đẳng tích trong các hệ tọa độ khác nhau

(4) Phương tiện dạy học: hình ảnh, máy chiếu

(5) Sản phẩm:

+ Định nghĩa đường đẳng tích: đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi

+ Đường đẳng tích trong hệ tọa độ PT Là đường thẳng nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ O, trong hệ tọa

độ PV, VT là đường thẳng vuông góc với trục OV

Nêu nội dung của hoạt động 6

+ Định nghĩa đường đẳng tích: đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi

+ Đường đẳng tích trong hệ tọa độ PT Là đường thẳng nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ O, trong hệ tọa

độ PV, VT là đường thẳng vuông góc với trục OV

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Gv chuyển giao nhiệm vụ: hoàn thành phiếu

học tập số

Gv theo dõi hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm

GV ghi nhận kết quả của từng nhóm, hướng

dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học

HOẠT ĐỘNG 7: Vận dụng các kiến thức đã học làm các bài tập liên quan

(1)Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức đã được học về quá trình đẳng nhiệt, đường đẳng nhiệt Quá tình đẳng tích, đường đẳng tích

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng những gì đã học giải quyết các câu hỏi , bài tập liên quan

(2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, đàm thoại

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Giáo viên nêu nhiệm vụ tiết học, các nhóm học sinh thảo luận tìm đáp

án đúng cho mỗi câu hỏi, bài tập

(4) Phương tiện dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ

(5) Sản phẩm:

Hs hoàn thành các bào tập định tính, định lượng đưa ra các kết quả đúng đắn cho các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập

Nêu nội dung của hoạt động 7:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ: giáo viên chuyển giao

nhiệm vụ ở phiếu học tập số 4

Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện

nhiệm vụ

Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ

của học sinh

Thực hiện nhiệm vụ học tập Trao đổi, thảo luận

Báo cáo kết quả thảo luận và cập nhật sản phẩm của hoạt động học

C.LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG 8: Hệ thống hóa kiến thức Bài tập và giao nhiệm vụ về nhà.

(1) Mục tiêu:

+ Phân biệt được trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái

Trang 8

+Nắm được quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, định luật B-M, định luật Sac – lơ Nhận dạng và vẽ được đường đẳng nhiệt, đường đẳng tích trong các hệ tọa độ khác nhau

+ Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng được vào một số nhiệm vụ đơn giản

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Vận dụng kiến thức để quan sát, phát hiện và giải thích hiện tượng trong các đoạn clip đã trình chiếu trong Hoạt động 1

+ Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa, máy chiếu, máy vi tính

(5) Sản phẩm: Bài ghi chép, bản thảo luận

Nêu nội dung của hoạt động 8

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

GV chuyển giao nhiệm vụ: Giải thích các hiện

tượng đã được trình chiếu

- Yêu cầu học sinh hoàn thành các nội dung ở

“Câu hỏi và bài tập vận dung”

- Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Trao đổi thảo luận Các nhóm trình bày sản phẩm và thảo luận bổ sung

- Báo cáo kết quả, thảo luận HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học

- Hs thảo luận, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

D VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG

HOẠT ĐỘNG 9: Học sinh trình bày kết quả giải quyết nhiệm vụ, các sản phẩm trải nghiệm, thảo luận, nhận xét.

(1) Mục tiêu: Học sinh kiểm nghiệm lại các kiến thức đã học

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải quyết được các nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, vấn đáp, thí nghiệm

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Học sinh báo cáo các nội dung giáo viên giao về nhà

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa, máy chiếu, máy vi tính

(5) Sản phẩm: Bài ghi chép, sơ đồ tư duy, bài báo cáo

Nêu nội dung của hoạt động 9

- Học sinh tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan đến bài học

- Giải quyết nhiệm vụ được giao, báo cáo sản phẩm

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Tìm hiểu các thông tin khác liên quan đến bài

học về quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích(mở rộng

các thông tin thêm )

- Thực hiện nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao :Xây dựng slide trình chiếu về các ví dụ ứng dụng của quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích;Vẽ sơ đồ tư duy ra giấy trình bày quá trình dẳng tích, đẳng nhiệt.)

- Trao đổi thảo luận

- Báo cáo kết quả, thảo luận HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học

E HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Học bài cũ và làm bài tập giáo viên giao về nhà; làm thêm các bài tập trong SGK

Trang 9

- Đọc trước bài: “Phương trình trạng thái của khí lí tưởng” , tìm hiểu trước về khí thực và khí lí

tưởng khác nhau thế nào, phươgn trình trạng thái khí lí tưởng, từ đó suy ra đẳng quá trình còn lại Tìm hiểu về “Độ không tuyệt đối”

- Chuẩn bị nội dung phiếu học tập giáo viên giao về nhà

- Làm các bài tập phần củng cố cuối bài học

CÁC PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG CHỦ ĐỀ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1.Kể tên các thông số trạng thái của một lượng khí ?

2 Thế nào là quá trình biến đổi trạng thái ? thế nào là đẳng quá trình ? tương ứng ta sẽ có bao nhiêu đẳng quá trình ?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 3 Quá trình đẳng nhiệt là gì ? Khi một lượng khí xác định chuyển trạng thái với điều kiện nhiệt độ không đổi thì áp suất và thể tích của nó có mối quan hệ như thế nào ? đề xuất phương án kiểm tra ?

4 - Các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, và được bố trí như thế nào ? - Các bước tiến hành thí nghiệm - Tiến hành thí nghiệm, lấy số liệu - Cho nhận xét về mối liên hệ giữa áp suất với thể tích khi nhiệt độ không đổi - Tính PV trong mỗi lần đo và rút ra nhận xét Nêu nguyên nhân dẫn tới sai số - Kết luận về mối quan hệ giữa áp suất và thể tích của khối khí xác định chuyển trạng thái ở điều kiện nhiệt độ không đổi

Trang 10

5 Nội dung và biểu thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

6 Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa p và v trong hệ tọa độ (pOV) và rút ra nhận xét về hình dạng đồ thị

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 7 Quá trình đẳng tích là gì ? Khi một lượng khí xác định chuyển trạng thái với điều kiện thể tích không đổi thì áp suất và nhiệt độ của nó có mối quan hệ như thế nào ? đề xuất phương án kiểm tra ?

8 - Các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, và được bố trí như thế nào ? - Các bước tiến hành thí nghiệm - Tiến hành thí nghiệm, lấy số liệu - Cho nhận xét về mối liên hệ giữa áp suất với nhiệt độ khi thể tích không đổi - Tính p T trong mỗi lần đo và rút ra nhận xét Nêu nguyên nhân dẫn tới sai số - Kết luận về mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ của khối khí xác định chuyển trạng thái ở điều kiện thể tích không đổi

Ngày đăng: 01/03/2019, 10:23

w