TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ván sàn công nghiệp tại công ty cổ phần ván công nghiệp Trường Thành” đã được thực hiện từ ngày 26 tháng 3 năm 2010 đến ngày 31 thán
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN SÀN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÁN
CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG THÀNH
Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ THU CÚC Ngành: Chế biến lâm sản
Niên khóa: 2006 -2010
Trang 2KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN SÀN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÁN
CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG THÀNH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và cán bộ giáo viên Khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy tôi trong suốt khóa học
PGS.TS Đặng Đình Bôi – giáo viên hướng dẫn – người đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành đề án tốt nghiệp này
Ban lãnh đạo công ty cùng tập thể anh, chị em công nhân trong công ty cổ phần ván công nghiệp Trường Thành
Cuối cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân cùng bạn bè đã chăm lo, động viên và giúp đỡ tôi trong ngày tháng ngồi trên ghế nhà trường
TP Hồ Chí Minh, tháng 07 – 2010
Sinh viên Trần Thị Thu Cúc
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ván sàn công nghiệp tại công ty cổ phần ván công nghiệp Trường Thành” đã được thực hiện từ ngày 26 tháng 3 năm 2010 đến ngày 31 tháng 5 năm 2010 tại công ty cổ phần ván công nghiệp Trường Thành
Đề tài được thực hiện nhờ quá trình quan sát, theo dõi và đánh giá về dây chuyền công nghệ sản xuất, thu nhận số liệu của xí nghiệp và ở thực tế sản xuất về sản phẩm ván sàn Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê trên phần mềm Excel và các công thức toán học
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ CÁC BIỂU ĐỒ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục đích của đề tài 2
1.2.2 Mục tiêu của đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần ván công nghiệp Trường Thành (TTBD3) 3
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 3
2.1.3 Công tác tổ chức của công ty 4
2.1.4 Cơ cấu sản phẩm và thị trường của công ty 4
2.2 Cơ cấu nguồn vốn, kế hoạch sản xuất và sản phẩm 5
2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn 5
2.2.2 Kế hoạch sản xuất 5
2.2.3 Chiến lược sản phẩm 6
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3.1 Nội dung nghiên cứu 7
3.2 Phương pháp nghiên cứu 7
3.2.3 Phương pháp tính tỷ lệ lợi dụng gỗ 9
3.2.4 Phương pháp xác định các dạng khuyết tật và tỷ lệ phần trăm (%) các dạng khuyết tật 9
Trang 63.2.5 Phương pháp xác định hệ số sử dụng thời gian – máy 10
3.3 Phân tích sản phẩm 10
3.3.1 Giới thiệu sản phẩm 10
3.3.2 Đặc điểm của sản phẩm 10
3.3.3 Kết cấu mộng của sản phẩm 11
3.4 Quy trình công nghệ sản xuất 11
3.4.1 Dây chuyền công nghệ 11
3.4.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất tại công ty 12
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công 22
4.1.1 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn pha phôi 22
4.1.2 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn sơ chế 23
4.1.3 Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở công đoạn tinh chế 23
4.2 Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công 25
4.3 Hệ số sử dụng thời gian - máy tại công ty 29
4.4 Đánh giá 29
4.4.1 Quy trình sản xuất 29
4.4.2 Công tác tổ chức sản xuất 30
4.4.3 Công tác vệ sinh môi trường và an toàn lao động 31
4.4.4 Hiệu quả kinh tế 31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
5.1 Kết luận 32
5.2 Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 35
Trang 7KSTT: Kiểm soát tuân thủ
ISO: International Standards Organization (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) CoC: Chain of Custody (Chuỗi hành trình sản phẩm)
UV: Unltra Violet (Tia tử ngoại)
IR: Infrared Rays (Tia hồng ngoại)
Trang 8
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty 5
Bảng 3.1: Tỷ lệ pha keo CU3 16
Bảng 4.1: Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công 24
Bảng 4.2: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn pha phôi 25
Bảng 4.3: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn sơ chế 26
Bảng 4.4: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn tinh chế 27
Bảng 4.5: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn sơn UV 28
Bảng 4.6: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công 28
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất ván sàn công nghiệp UVC 13
Hình 3.2: Máy ép nguội 15
Hình 3.3: Máy ép nóng 17
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công 24
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công 28
Trang 10Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Gỗ là loại vật liệu có vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử và đời sống con người
Gỗ có nhiều thuộc tính quý giá mà các loại vật liệu khác không thể có như tính cách nhiệt, cách âm,cách điện, dễ trang sức, dễ gia công, đặc biệt là có vân thớ đẹp và thân thiện với môi trường Chính vì các ưu thế đó mà vấn đề sử dụng và duy trì nguồn tài nguyên này ngày càng được quan tâm nhằm giải quyết mâu thuẫn cung cầu, duy trì cân bằng sinh thái
Gỗ và sản phẩm từ gỗ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, gia tăng về số lượng và chất lượng theo đà tiến bộ của xã hội Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, chúng ta
đã chuyển hướng mục tiêu từ sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang gỗ mọc nhanh rừng trồng
và sản phẩm ván nhân tạo Ván nhân tạo là loại vật liệu góp phần thay thế gỗ tự nhiên, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc, xây dưng và trong mười lăm năm trở lại đây lại được sử dụng để sản xuất ván sàn Ván sàn công nghiệp có tất cả các ưu điểm và đặc tính của ván sàn bằng gỗ tự nhiên Đặc biệt nó có thể khắc phục được các nhược điểm của ván sàn bằng gỗ tự nhiên làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội Xét về mặt môi trường thì ván sàn công nghiệp hơn hẳn các loại vật liệu khác (nền bằng xi măng, gạch men) Ván sàn công nghiệp là một loại vật liệu tự nhiên, sinh ra từ tự nhiên và có thể tái sử dụng hoặc cuối cùng trả về tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường Với mục tiêu tìm hiểu về ngành chế biến lâm sản nói chung
và công nghệ sản xuất ván sàn công nghiệp nói riêng thì việc khảo sát tìm hiểu về quy trình sản xuất ván sàn công nghiệp tại công ty cổ phần ván công nghiệp Trường Thành là cần thiết
Trang 111.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục đích của đề tài
Khảo sát thực tế tại công ty, từ đó phân tích đánh giá để đề xuất các biện pháp công nghệ hợp lý hơn, nhằm nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của quá trình sản xuất ván sàn công nghiệp
1.2.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất ván sàn công nghiệp tại công ty
Khảo sát trình tự các khâu công nghệ sản xuất sản phẩm ván sàn công nghiệp
Khảo sát tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn sản xuất tại công ty Khảo sát hệ số sử dụng thời gian - máy tại công ty
Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng khâu công nghệ, từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện trong quy trình sản xuất ván sàn công nghiệp
Trang 12Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần ván công nghiệp Trường Thành (TTBD3)
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần ván công nghiệp Trường Thành (TTBD3) là công ty con thuộc tập đoàn Trường Thành, được thành lập và xây dựng vào năm 2009 và bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 2010 Hai trong ba sản phẩm của công ty là ván lạng và ván ép được
sử dụng rất nhiều trong ngành chế biến gỗ, đặc biệt là dòng hàng nội thất và ván sàn công nghiệp nên sự ra đời của công ty đã đáp ứng được lượng nhu cầu rất lớn đối với
thị trường trong và ngoài nước
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Xây dựng một nhà máy sản xuất ván lạng (veneer), ván ép (plywood) và ván sàn công nghiệp (engineering flooring), nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn của tập đoàn Trường Thành đối với thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là dòng sản phẩm nội thất và ván sàn
Công ty sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh vì có nguồn nguyên liệu từ những khu rừng trồng của tập đoàn Trường Thành, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới
Trang 132.1.3 Công tác tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần ván công nghiệp Trường Thành được thể hiện qua hình 2.1:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty (Nguồn: phòng HCNS)
2.1.4 Cơ cấu sản phẩm và thị trường của công ty
Cơ cấu sản phẩm của công ty gồm có ván lạng, ván ép và ván sàn công nghiệp
Ván lạng (veneer): là gỗ được lạng mỏng, có chiều dày từ 0,2 mm đến 3 mm Loại có vân đẹp dùng để phủ trên bề mặt ván nhân tạo, ván ghép kỹ thuật, ván sàn công nghiệp Riêng tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) cần trên 0,5 triệu m2/năm và thị trường trong nước cũng có nhu cầu khoảng 50 triệu USD/năm nếu tính bình quân ván lạng giá 1 USD/m2
Trang 14Ván ép (plywood): Là loại ván được làm từ gỗ được lạng mỏng và dán dính các lớp lại với nhau bằng keo Nhu cầu sử dụng ván ép ở Việt Nam đang tăng cao bởi ngành xây dựng phát triển rất mạnh, ván ép còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ trong nhà, cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
Ván sàn công nghiệp (engineering flooring): là loại ván sàn được làm từ ván ép, lớp trên cùng thường là ván lạng có vân đẹp và có giá trị cao như Teak, Oak, Ash…Các lớp bên dưới thì thường là gỗ có giá trị thấp hơn như Thông, Tràm, tạp cứng…
Dự báo các công trình chung cư cao và trung cấp (hạng A và B) sẽ sử dụng ván sàn thay cho gạch men, các biệt thự tư nhân và các tầng trên của nhà phố cũng sẽ sử dụng
vì những ưu điểm của ván sàn công nghiệp
(Nguồn: Theo tài liệu “Nghiên cứu và Phát triển dự án khả thi” của tập đoàn Trường Thành)
2.2 Cơ cấu nguồn vốn, kế hoạch sản xuất và sản phẩm
2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn của công ty được thể hiện ở bảng như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Stt Diễn Giải Thành Tiền (VND) Tổng Đầu Tư (%)
Công ty luôn chú trọng tối thiểu hóa giá vốn hàng bán, không trang bị thừa máy móc
thiết bị, tập trung hóa số máy móc-thiết bị chuyên dùng nhằm nâng cao công suất và
chất lượng hàng
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, các tiêu chuẩn về môi trường, các yêu cầu kỹ
thuật của thế giới và quy trình hóa tất cả các khâu, đặc biệt trong sản xuất Phát triển nhưng có giới hạn về công suất sao cho không bị quá tải và giao hàng đúng hẹn
Trang 15Chuẩn bị tốt khâu nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu tối đa sai sót trong sản xuất và trễ
hàng, hạn chế tối đa sản xuất thừa hoặc hư hỏng làm tồn kho tăng
Xây dựng lực lượng công nhân lành nghề, trung thành và luôn đủ số lượng theo công
suất
2.2.3 Chiến lược sản phẩm
Luôn hướng tới việc tạo sản phẩm khác biệt nhưng với chi phí thấp nhất và chất lượng
cao nhất Sản phẩm đạt tiêu chuẩn CARB, E1, E0 phù hợp với các quy định của Mỹ và Châu Âu Với chủ trương là thừa hưởng toàn bộ những kết quả tiếp thị bán hàng từ tập
đoàn Trường Thành, công ty hoàn toàn không cần thực hiện kế hoạch hội nhập, kinh doanh, tiếp thị Hoạt động chủ yếu là sản xuất để đáp ứng các đơn hàng mà tập đoàn
phân bổ
Trang 16Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra chúng tôi tiến hành thực hiện các nội dung sau:
Phân tích sản phẩm:
Mô tả đặc điểm của sản phẩm
Mô tả hình dángcủa sản phẩm
Tìm hiểu quy trình sản xuất:
Vẽ sơ đồ dây chuyền sản xuất tại nhà máy
Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn
Tính toán tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn
Xác định hệ số sử dụng thời gian - máy
Phân tích, đánh giá kết quả để đề xuất các biện pháp hoàn thiện quy trình sản xuất
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung trên trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành như sau:
Phương pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất đã được thực hiện bằng cách tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm Sử dụng các dụng
cụ hỗ trợ như: thước dây, thước kẹp, đồng hồ bấm thời gian để tiến hành
Phương pháp tính toán tỷ lệ phế phẩm
Để xác định tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ, chúng tôi áp dụng bài toán xác xuất thống kê và tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên không hoàn lại Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 100 mẫu sau đó tính tỷ lệ phế phẩm qua công thức (3.1)
Khi xác định tỷ lệ phế phẩm của sản phẩm chúng tôi áp dụng tỷ lệ phần trăm (%) phế phẩm (P)
P = (n1 / n2) *100 (%) (3.1)
Trang 17Trong đó:
P là tỷ lệ (%) phế phẩm,
n1 là số chi tiết hỏng, và
n2 là tổng số chi tiết theo dõi
Sau khi tính toán tỷ lệ phế phẩm chúng tôi tiến hành kiểm tra tính chính xác, khách quan của kết quả đó Quá trình kiểm tra được thực hiện như sau:
Số lượng mẫu khảo sát cần thiết:
nct ≥ t2 * (s2 / e2) (chi tiết) (3.2)
Trong đó:
nct là số lượng mẫu khảo sát cần thiết,
t là giá trị tra bảng ứng với độ tin cậy β = 95 % (t = 1,96),
s là sai số tiêu chuẩn của mẫu thử, và
e là sai số cho trước (e = 0,05)
Số lượng mẫu chọn (n) phải phản ánh kích thước của mẫu, (n) càng lớn thì sai số suy diễn từ mẫu càng nhỏ Khi xác định số lượng mẫu phải quan tâm tới việc giảm tối thiểu đầu tư cho điều tra và sai số ước lượng phải nhỏ
Số lượng tính toán ở công thức (3.2) với điều kiện:
nct ≥ n thì việc chọn mẫu chưa đảm bảo, phải chọn bổ xung mẫu, số mẫu phải bổ sung:
nbs = nct – n (chi tiết)
nct ≤ n thì việc chọn mẫu đảm bảo chính xác, khách quan
Sai số tiêu chuẩn trong công thức (3.2) được xác định như sau:
Trang 18c là chiều dài của sản phẩm (mm)
Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công:
VS là thể tích gỗ sau khi gia công (mm3), và
VT là thể tích gỗ trước khi gia công (mm3)
3.2.4 Phương pháp xác định các dạng khuyết tật và tỷ lệ phần trăm (%) các dạng khuyết tật
Để xác định các dạng khuyết tật chúng tôi căn cứ vào yêu cầu chất lượng của sản phẩm, của công ty Từ đó phân loại và xác định nguyên nhân
Trang 193.2.5 Phương pháp xác định hệ số sử dụng thời gian – máy
Hệ số sử dụng thời gian – máy là tích số của hệ số sử dụng thời gian và hệ số sử dụng máy trong đó:
Hệ số sử dụng thời gian là thương của thời gian máy chạy và thời gian khảo sát
Hệ số sử dụng máy là thương của thời gian máy ăn phôi và thời gian máy chạy
Trong quá trình khảo sát hệ số sử dụng thời gian - máy tôi tiến hành khảo sát thực tế,
đo thời gian máy chạy, thời gian máy ăn phôi Từ đó tính toán được hệ số sử dụng thời gian - máy qua công thức:
Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ chọn khảo sát loại ván sàn UVC có chiều dày là
15 mm, chiều rộng là 120 mm và chiều dài là 1200 mm
3.3.2 Đặc điểm của sản phẩm
Mỗi một loại sản phẩm có đặc điểm, hình dáng, kết cấu khác nhau nhưng vẫn đảm bảo cho sản phẩm đủ độ bền, kết cấu vững chắc, chịu lực tốt, dễ dàng lắp ráp, tiện lợi cho nhà sản xuất lẫn người sử dụng và nhất là chống chịu tốt với môi trường
Ván sàn công nghiệp UVC có những đặc điểm sau:
Có bề mặt đẹp hơn gỗ tự nhiên là do kỹ thuật lạng gỗ veneer quyết định được chiều vân gỗ dễ hơn là cưa xẻ gỗ lóng để làm ván sàn gỗ tự nhiên
Có tính chống co rút khi thay đổi khí hậu do có nhiểu lớp gỗ ngược xớ, ít bị mối mọt
Trang 20Có khả năng làm kết cấu bền vững hơn gỗ tự nhiên do các loại keo ngày nay có tính kháng nước rất cao và các thiết bị ép nóng, ép nguội với áp lực cao
Có tính chống trầy ở cấp độ 5H vì sử dụng sơn UV nhiều lớp, thích hợp kể cả làm sàn nhảy hay sân thi đấu thể thao
Thời gian lắp đặt nhanh và chi phí lắp đặt thấp do ván sàn sử dụng hình thức mộng kép, từng hộ gia đình có thể mua về nhà tự lắp theo hướng dẫn đính kèm sản phẩm (theo dạng Do It Yourself hay viết tắt là DYI) Đặc biệt là giá thành sàn gỗ này chỉ tương đương với sàn gạch men trong khi tính thẩm mỹ và tính thiên nhiên vượt trội
3.3.3 Kết cấu mộng của sản phẩm
Các sản phẩm ván sàn công nghiệp được sản xuất ở công ty hiện nay phần lớn là sử dụng mộng âm dương kép, đây là loại mộng với khóa hèm hai chiều ra – vô và lên – xuống Với thiết kế mộng kép đặc biệt này, khe hở giữa hai tấm ván sàn hầu như được triệt tiêu và kết cấu mộng luôn vững chắc trong mọi điều kiện thời tiết, rất tiện lợi trong công việc thi công lắp đặt, sửa chữa hoặc thay đổi khi có nhu cầu vì không phải dùng keo khi lắp đặt, hai đầu của tấm ván sàn vẫn sử dụng loại mộng âm dương bình thường Hình vẽ mộng được thể hiện ở phần phụ lục
3.4 Quy trình công nghệ sản xuất
3.4.1 Dây chuyền công nghệ
Trong sản xuất bất cứ một mặt hàng nào cũng phải theo một dây chuyền công nghệ nhất định Việc bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất một cách hợp lý sẽ giúp cho quá trình sản xuất được lưu thông nhanh hơn, dẫn đến năng suất của nhà máy tăng lên Bố trí máy móc hợp lý còn tiết kiệm được thời gian giao hàng, tránh được việc nhầm lẫn giữa mặt hàng này với mặt hàng khác khi một lúc cùng làm nhiều đơn hàng Việc sắp xếp các máy móc thiết bị trong nhà xưởng cũng phải đáp ứng một số tiêu chí sau :
Công việc sản xuất theo chiều xuôi dòng để đảm bảo tính liên tục, nhịp nhàng giữa các khâu công nghệ
Việc gia công chi tiết không chéo nhau
Phát huy tối đa năng suất của các máy móc thiết bị và năng lực của người công nhân
Đủ khoảng cách để thuận tiện cho việc lưu thông phôi, dễ dàng cho công tác kiểm tra, theo dõi sản xuất
Trang 21Sắp xếp máy móc đặt cạnh nhau chừa khoảng cách đủ để thao tác, những máy có chức năng gần giống nhau thì đặt theo nhóm Công việc giao cho tổ trưởng bố trí cho công nhân làm việc theo từng khu vực của nhóm thiết bị đó
Để lập ra một dây chuyền công nghệ là rất phức tạp và khó khăn vì nó phải mang tính thực tế, không làm rắc rối các công đọan, không làm ngưng trệ tiến độ sản xuất, chỉ cần một khâu bị trục trặc là cả công đọan phải ngưng lại, dẫn đến phải ngưng hết cả dây chuyền Vì thế cần những công nhân có kinh nghiệm thực hiện các thao tác trên máy móc phức tạp hơn, độ chính xác cao, phát hịện những sai sót kịp thời để có biện pháp khắc phục
Hiện nay, cách bố trí máy móc trong phân xưởng theo từng nhóm máy để thuậntiện cho việc điều phối dây chuyền công nghệ sản xuất cùng một lúc làm nhiều mặt hàng, thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát chất lương phôi Ở mỗi khu vực, mỗi máy đều có
tổ trưởng trực tiếp chỉ dẫn cho công nhân làm việc, tháo gỡ những vướng mắc trong sản xuất một cách dễ dàng
Ban quản đốc của từng bộ phận luôn luôn theo dõi công việc tổng quát, đôn đốc tiến
độ hoàn thành công việc, đảm bảo đơn hàng được giao đúng thời hạn nhưng chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu
3.4.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất tại công ty
Dây chuyền công nghệ gia công sản phẩm của công ty là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất Nó góp phần quyết định đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm Việc bố trí được một dây chuyền công nghệ hợp lý, mang lại hiệu quả cao là rất khó, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa thực tế và lý thuyết
Sản phẩm ván sàn UVC đi qua dây chuyền công nghệ như sau:
Trang 22
Hình 3.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất ván sàn công nghiệp UVC
Để đánh giá sự hợp lý của dây chuyền công nghệ trên, chúng tôi tiến hành khảo sát chi tiết cụ thể trong quá trình sản xuất
3.4.2.1 Khâu lựa chọn phôi nguyên liệu
Ván ép được làm từ nhiều lớp ván mỏng, các lớp ván được xếp ngược xớ với nhau, sử dụng keo kháng nước WBP với nhiệt độ ép là 120 oC và áp lực ép là 14 kg/cm2 Ván phải đạt độ ẩm từ 10 % - 14 %, với quy cách là: chiều dày 15 mm, chiều rộng 1220
mm, chiều dài 2440 mm và sai số cho phép là : chiều dày ± 0,1 mm, chiều rộng ± 10
mm, chiều dài ± 10 mm
Bề mặt ván ép phải phẳng, không nứt, tét, không có mắt chết, đối với bề mặt để dán veneer không cho phép có mắt sống với đường kính lớn hơn 3 cm, những lỗi nứt ván
xử lý lại không được dán veneer
3.4.2.2 Khâu công nghệ cưa đĩa xẻ dọc
Nhà máy sử dụng máy Ripsaw để xẻ dọc, tùy theo thiết bị mà có cách bố trí các lưỡi cắt khác nhau Nhiệm vụ chính của thiết bị là xẻ những tấm nguyên liệu có bề rộng lớn thành những chi tiết có bề rộng nhỏ hơn theo đúng quy cách yêu cầu
Trước khi vận hành máy phải bôi trơn dầu mỡ, kiểm tra và xiết chặt lưỡi cưa, điều chỉnh thước dẫn hướng song song với mặt lưỡi cưa, điều chỉnh lưỡi cưa không nhỏ quá
bề mặt phôi 4mm, kiểm tra hệ thống điện, nếu không an toàn thì báo tổ cơ điện sửa chữa, kiểm tra quy cách phôi, khi đúng quy cách mới được sản xuất đại trà Trong khi
sử dụng phải luôn đẩy gỗ xuôi theo chiều thớ gỗ, canh chỉnh thước đo đúng theo quy
Phôi nguyên
liệu
Đóng gói Nhập kho
Kiểm tra thành phẩm Sơn UV
Chà nhám
tinh
Chạy mộng đơn
Chạy mộng kép
Ép nóng veneer
Ép nguội veneer
Chà nhám thô
Xẻ dọc (rong)
Trang 23cách chi tiết, trong lúc đang sử dụng nếu có sự cố thì phải dừng máy ngay bằng nút nhấn khẩn cấp Sau khi sử dụng tắt máy phải tắt từng động cơ, không được tắt bằng nút khẩn cấp, vệ sinh máy và khu vực xung quanh bảo đảm sạch sẽ và an toàn
Phôi liệu sau công nghệ xẻ dọc không bị cong vênh, nứt, đường xẻ dọc phải thẳng, không bị lẹm, đầu phôi không bị nứt, xước và phôi phải đúng kích thước chiều dày là
15 mm, chiều rộng là 136 mm, chiều dài là 1220 mm
Trước khi vận hành máy phải kiểm tra các trục nhám, giấy nhám, bôi dầu, mỡ cho máy, kiểm tra hệ thống điện, đặc biệt phải luôn kiểm tra quy cách phôi trước khi đưa vào chà nhám
Khi vận hành máy, công nhân phải chú ý đưa phôi vào và lấy phôi ra phải cẩn thận tránh làm xơ xước bề mặt Nếu thấy máy hoạt động không bình thường hoặc có sự cố thì tắt máy bằng nút khẩn cấp và báo cáo cho tổ cơ điện để sửa chữa
Yêu cầu phôi sau công đoạn chà nhám thô phải đúng quy cách sau: chiều dày là 14,5
mm, chiều rộng là 136 mm, chiều dài là 1220 mm Bề mặt phôi phải nhẵn, đều, các góc, cạnh không bị biến dạng, trong và sau khi chà nhám phải sử dụng thước kẹp để kiểm tra thường xuyên chiều dày của phôi
Sau khi sử dụng phải tắt máy, vệ sinh máy và khu vực xung quanh bảo đảm an toàn và sạch sẽ
Ở công đoạn chà nhám tinh cũng sử dụng máy nhám thùng, nhưng với cỡ nhám 220 hạt/cm2 ở trục nhám phá và 240 hạt/cm2 ở trục nhám chà, làm mịn bề mặt phôi ván sàn
để đủ tiêu chuẩn sơn UV
Yêu cầu phôi sau công đọan chà nhám tinh phải đúng quy cách sau: chiều dày là 15
mm, chiều rộng là 136 mm, chiều dài là 1220 mm Những thanh đã đủ tiêu chuẩn được xếp lên pallet vận chuyển đến chuyền sơn UV
Trang 243.4.2.4 Khâu công nghệ ép nguội
a) Yêu cầu về máy ép nguội
Các phôi ván sàn sau khi qua công đoạn chà nhám đạt tiệu chuẩn được chuyển qua công đoạn ép nguội veneer, dưới tác dụng của lực ép và keo CU3 veneer sẽ dính lên phôi ván sàn tránh được tình trạng cong vênh trước khi đưa vào ép nóng
Máy ép nguội được sử dụng tại nhà máy có diện tích mặt ép chiều rộng là 1300 mm,
chiều dài là 2600 mm, khoang máy cao 1 m
Trước khi vận hành máy phải kiểm tra mặt bàn ép, đảm bảo không có các vật cản trở, kiểm tra chuyển động lên, xuống của mặt bàn ép và các rơle của mặt bàn ép, kiểm tra các van điều áp và các đồng hồ đo áp lực
về chế độ đóng, ghi thời gian đóng bàn ép lên bảng kiểm soát
Sau khi vận hành máy công nhân phải tắt điện vệ sinh máy và khu vực xung quanh sạch sẽ
Trang 25b) Yêu cầu về nguyên, vật liệu
Phôi ván sàn phải đúng quy cách là chiều dày 14,5 mm, chiều rộng là 136 mm, chiều dài là 1220 mm, bề mặt phôi phải nhẵn, đều, các góc, cạnh không bị biến dạng, độ ẩm đạt từ 10 % – 14 %
Veneer dùng để dán ván sàn có quy cách chiều dày 1 mm, chiều rộng 140 mm, chiều dài 1240 mm Veneer phải có vân thẳng và đều màu để tạo tính thẩm mỹ cho sàn nhà,
có độ ẩm từ 10 % – 14 % tương thích với độ ẩm của phôi ván sàn để tránh tình trạng bong, dộp veneer
Keo sử dụng để dán veneer là keo CU3 có tính kháng nước cao, có tính chống giãn nở phù hợp với thời tiết hai mùa mưa nắng hoặc tại những vùng địa lý có độ ẩm thời tiết thay đổi trên thế giới Tỷ lệ pha keo được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Tỷ lệ pha keo CU3
c) Yêu cầu về máy lăn keo
Trước khi sử dung phải kiểm tra hệ thống điện: đồng hồ chỉ thị ở vị trí 380 V, các công tắc an toàn, đèn báo đang ở vị trí cho phép khởi động máy Tiếp theo phải kiểm tra, xiết chặt các lốc kê, đai ốc Đặc biệt là phải kiểm tra, canh chỉnh ru lô lăn keo bảo đảm lượng keo trải đều trên bề mặt theo đúng định mức yêu cầu là 300 g/m2
Khi khởi động máy thì bật nút khởi động, tắt máy nhấn nút tắt Khi vận hành máy cần chú ý không được để vật gì trên máy, phải xác định rõ tư thế làm việc và thao tác máy, không được để keo dư thừa khi hết ca làm việc Phải vệ sinh sạch sẽ khu vực, rửa sạch máng đựng keo và ru lô trước khi hết ca sản xuất
Trang 263.4.2.5 Khâu công nghệ ép nóng
Phôi ván sàn sau khi ép nguội chuyển sang khâu ép nóng nhằm tăng năng suất Khâu
ép nóng sử dụng máy ép 5 tầng với diện tích mặt ép chiều rộng là 1300 mm, chiều dài
là 2600 mm
Trước khi vận hành máy phải kiểm tra mặt bàn ép, ray trượt mặt bàn đảm bảo không
có các vật cản trở, kiểm tra chuyển động lên, xuống của mặt bàn ép, kiểm tra các van điều áp và các đồng hồ đo áp lực
Các bước vận hành máy được thực hiện như sau: Đặt lực ép ở mức 13 kg/cm2, nhiệt độ
ép là 125 oC, thời gian ép là 1,5 phút, mở máy để gia nhiệt lên đến nhiệt độ yêu cầu Sau đó đưa từng thanh phôi ván sàn vào trong khoang ép, mở công tắc nguồn nâng mặt bàn ép
Ván sau khi ép nên để ván ổn định sau 24 giờ mới được chuyển sang công đoạn gia công kế tiếp
Hình 3.3: Máy ép nóng 3.4.2.6 Khâu công nghệ bào 4 mặt
Khâu công nghệ bào bốn mặt là công đoạn quan trọng nhất trong tất cả các khâu làm ván sàn Bởi vì sau khi phôi ván sàn được ép veneer lên, sau 24 giờ thì được chuyển sang máy bào bốn mặt để thi công mộng kép, đây là loại mộng rất quan trọng nó ảnh