1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI KHO NGUYÊN LIỆU VÀ KHO BAO BÌ CỦA CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM

89 542 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI KHO NGUYÊN LIỆU VÀ KHO BAO BÌ CỦA CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM VÕ NGUYỄN PHƯƠNG TRANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI KHO NGUYÊN LIỆU VÀ KHO BAO BÌ CỦA CÔNG TY

AJINOMOTO VIỆT NAM

VÕ NGUYỄN PHƯƠNG TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Hoạt

Động Quản Lý Hàng Tồn Kho tại Kho Nguyên Liệu và Kho Bao Bì của Công Ty

Ajinomoto Việt Nam” do Võ Nguyễn Phương Trang, sinh viên khóa 32, ngành Quản

Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

VŨ THANH LIÊM Người hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Sau bốn năm ngồi trên ghế giảng đường, đối với sinh viên năm cuối thực hiện một đề tài tốt nghiệp được xem là bước tổng hợp lại tất cả những kiến thức mà mình

đã học Cũng như mọi sinh viên khác, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được

sự giúp đỡ của rất nhiều người về vật chất lẫn tinh thần Họ chính là nguồn động viên, động lực và là nhân tố quan trọng giúp tôi hoàn thành tốt đề tài của mình

Đầu tiên, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân đã chia sẽ, động viên và cổ vũ tinh thần tôi trong suốt những năm qua

Xin cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy truyền đạt cho tôi kiến thức trong bốn năm đại học và đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Vũ Thanh Liêm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Ajinomoto Việt Nam, các anh chị trong Bộ phận Điều Hành Sản Xuất đặc biệt là Đơn vị Kho đã tạo mọi điều kiện cho tôi học hỏi những kiến thức hữu ích trong quá trình thực tập tại công ty

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn thân thương nhất của tôi cùng với nhóm G4 đã cùng tôi chia sẽ những niềm vui nỗi buồn,cho tôi những kỷ niệm khó quên trong suốt bốn năm học đại học

Thay cho lời kết, tôi xin kính gửi đến các thầy cô cùng toàn thể các anh chị cán

bộ công nhân viên của công ty và tất cả mọi người lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống

Xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Võ Nguyễn Phương Trang

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

VÕ NGUYỄN PHƯƠNG TRANG, Tháng 06 năm 2010 Nghiên Cứu Hoạt

Động Quản Lý Hàng Tồn Kho Tại Kho Nguyên Liệu Và Kho Bao Bì Của Công

Ty Ajinomoto Việt Nam

VO NGUYEN PHUONG TRANG, June 2010 Researching On The

Inventory Management Activity At Material Warehouse And Packing Material Warehouse Of Ajinomoto Viet Nam Co., Ltd

Đề tài nghiên cứu các nội dung sau:

_ Tìm hiểu công tác quản lý kho tại công ty Ajinomoto Việt Nam, chủ yếu tại kho nguyên liệu và kho bao bì Các kho tại công ty được đơn vị WareHouse quản

lý, công tác quản lý bao gồm các công việc như quản lý quy trình xuất nhập hàng tồn kho, kiểm kê hàng tồn kho, quản lý rủi ro nảy sinh trong quá trình xuất nhập, quản lý kho bãi và quản lý thông tin dữ liệu hàng hóa Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đi sâu vào nghiên cứu cách thức quản lý kho, các quy trình vận hành hàng hóa tại kho nguyên liệu và kho bao bì, theo dõi tình hình tồn kho trong hai năm 2008-2009, song song đó tập trung vào vấn đề đánh giá một cách toàn diện công tác quản lý kho ở các mặt dựa trên cơ sở thông tin thu thập đươc kết hợp với khảo sát thực tế và tìm hiểu nội

bộ

_ Bên cạnh đó, đề tài còn đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh khác trong quản lý tồn kho tại công ty như quản lý chất lượng nhà cung cấp, các chính sách tồn kho

_ Dựa vào những kết quả nghiên cứu hoạt động quản lý tồn kho của công

ty Ajinomoto Việt Nam, để đưa ra những đánh giá về ưu và nhược điểm, đồng thời có những đề xuất hợp lý cho công tác quản lý tồn kho tại công ty

Trang 5

2.1 Tổng quan về tình hình hàng tồn kho tại các doanh nghiệp 4

2.2 Tổng quan quá trình phát triển của tập đoàn Ajinomoto 5

2.3.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 8 2.3.3 Chính sách chất lượng và môi trường 10 2.3.4 Phát triển nông nghiệp 11 2.3.5 Tổng quan về sản phẩm tại thị trường Việt Nam 12

2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 20

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Trang 6

3.2 Phương pháp nghiên cứu 31 3.2.1 Thu thập dữ liệu 31 3.2.2 Mô tả dữ liệu 31 3.2.3 Xử lý số liệu 31 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 Quy trình sản xuất các sản phẩm tại công ty Ajinomoto 32

4.1.1 Sản phẩm chính- Bột ngọt 32

4.2 Chính sách tồn kho nguyên liệu của công ty 33

4.3.2 Nhập xuất kho nguyên liệu 37

4.4.1 Kiểm kho định kỳ với đơn vị kiểm toán bên ngoài 43 4.4.2 Kiểm kho theo kế hoạch 43 4.4.3 Kiểm kho đột xuất 44

Trang 7

vii

4.8.1 Cách xử lý và truyền đạt thông tin tại công ty 59

4.9 Đánh giá chất lượng nhà cung cấp 60

4.10 Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý tồn kho tại công ty 62

4.10.1 Những thế mạnh về quản lý hàng tồn kho của công ty 62

4.10.2 Những vấn đề còn tồn tại của công ty 62 4.10.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho 63 CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1 Kết luận 65 5.2 Kiến nghị 66 5.2.1 Đối với nhà nước 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 8

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FIFO : First In First Out

LIFO : Last In First Out

Trang 9

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Các sản phẩm đang lưu hành tại Việt Nam 12

Bảng 2.2 Cơ cấu nhân lực của bộ phận điều hành sản xuất 18

Bảng 2.3 Chênh lệch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 20

Bảng 2.4 Bảng tóm tắt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm

Bảng 2.5 Bảng kế hoạch sản xuất của công ty năm 2009 21

Bảng 4.1 Tình hình giá trị nhập bao bì và nguyên liệu trong hai năm 2008-2009 45

Bảng 4.2 Chênh lệch giá trị nhập giữa các nhóm nguyên liệu 45 Bảng 4.3 Tình hình tồn kho của Warranty seal " Ajinomoto ", túi MSG 5KG,

Bảng 4.8 Giá các nguyên liệu trong 2 năm 2008-2009 49

Bảng 4.9 Giá trị nhập bột khô, bột ướt, CM, Soda Ash trong 2 năm

Bảng 4.10.Tỷ lệ Bag MSG, Carton MSG, Warranty seal " Ajinomoto " không đạt

Trang 10

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.4 Sơ đồ cơ cấu nhân lực của bộ phận điều hành sản xuất 18

Hình 4.2 Quy trình sản xuất các sản phẩm khác 33

Hình 4.3 Quy trình nguyên liệu từ cảng về kho 34

Hình 4.5 Quy trình xuất kho bao bì trong trường hợp bình thường 36

Hình 4.7 Quy trình nhập kho nguyên liệu nhóm A 39

Hình 4.8 Quy trình nhập kho nguyên liệu nhóm B 40

Hình 4.9 Quy trình nhập kho nguyên liệu nhóm C 41

Hình 4.10 Quy trình xuất kho CM và nguyên liệu nhóm B 41

Hình 4.11 Kết cấu các nhóm nguyên liệu trong kho 45

Hình 4.12 Biểu đồ giá trị nguyên liệu đóng gói năm 2008-2009 48

Hình 4.13 Biểu đồ giá trị nguyên vật liệu sản xuất năm 2008-2009 50

Hình 4.14 Biểu đồ tỷ lệ Bag Carton, Warranty seal không đạt phải trả về trong

Hình 4.15 Quy trình xử lý vật liệu đóng gói kém chất lượng 57 Hình 4.16 Sơ đồ thông tin và truyền thông giữa các bộ phận về HTK 59

Trang 11

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: WH-AN1/XX Xác định giá và số lượng nhập kho chi tiết cho từng loại

hàng

Phụ lục 2: Danh sách nguyên liệu

Phụ lục 3: Sơ đồ kho nguyên liệu

Phụ lục 4: Sơ đồ bộ phận điều hành sản xuất

Trang 12

Mặc dù hàng tồn kho chỉ là một nhân tố nhỏ cấu thành nên GDP, nhưng diễn biến hàng tồn kho bất thường vẫn có thể dẫn tới những hệ lụy kinh tế không thể coi

nhẹ

Mặt khác, đối với doanh nghiệp, tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng của doanh nghiệp, vì đó là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp Tồn kho hình thành mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên, con số tồn kho cũng cho thấy nhiều vấn đề Việc duy trì hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Bên cạnh

đó, nó cũng có mặt trái là làm phát sinh các chi phí liên quan đến tồn kho và chi phí cơ hội do vốn kẹt đầu tư vào tồn kho.Việc quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.Việc thiếu giám sát chặt chẽ rủi ro trong việc dự trữ hàng tồn kho sẽ gây nhiều khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp Vì thế, có thể thấy việc quản lý tồn kho rất quan trọng khiến cho các nhà quản lý sản xuất, quản lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc

cùng nhau để đạt được sự thống nhất

(*): Theo Bùi Trinh, Dương Mạnh Hùng, số liệu tổng cục thống kê

Trang 13

2

Công ty Ajinomoto Việt Nam là thành viên của Ajinomoto Group- tập đoàn chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, hóa chất dùng cho mỹ phẩm và dược phẩm có các công ty con hoạt động tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới Với nhiều dòng sản phẩm chủ yếu trong ngành thực phẩm và nước uống (bột ngọt, bột nêm, cà phê lon, …) hoạt động tại thị trường Việt Nam thì công tác quản lý hàng tồn kho ngay từ khâu đầu vào đã được công ty yêu cầu phải thực hiện thật hiệu quả để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất Thế nhưng để giải bài toán cân bằng về chi phí và rủi ro trong xử lý hàng tồn kho không phải là vấn đề dể giải quyết Để giảm thiểu rủi

ro trong quản lý hàng tồn kho yêu cầu công tác quản lý kho phải thật tốt đồng thời phải

có sự kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ phía nhà cung cấp Công việc này đòi hỏi các nhà quản lý phải thật sáng suốt và thận trọng trong từng quyết định của mình để mang

lại kết quả tốt nhất

Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên Cứu Hoạt

Động Quản Lý Hàng Tồn Kho tại Kho Nguyên Liệu và Kho Bao Bì Của Công Ty Ajinomoto Việt Nam”

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

_ Tìm hiểu chính sách và các quy trình quản lý kho tại công ty

_ Khảo sát thực tế và đánh giá nội bộ

_ Đánh giá hiệu quả các hoạt động quản lý kho và hàng tồn kho của công

Thời gian nghiên cứu từ 29/3 đến 5/6/2010

1.4 Cấu trúc luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương với những nội dung sau:

Trang 14

3

Chương 1: Mở đầu

Giới thiêu vấn đề cần nghiên cứu và lí do chọn lựa đề tài về quản lý hàng tồn kho tại công ty Ajinomoto Việt Nam Nêu những mục tiêu mà đề tài cần nghiên cứu, phạm vi mà đề tài nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan

Tổng quan về tình hình tồn kho chung của các doanh nghiệp

Tổng quan về công ty Ajinomoto.Bao gồm có các phần cần tìm hiểu:

_ Sơ lược về tập đoàn Ajinomoto

_ Công ty Ajinomoto Việt Nam

_ Bộ phận Điều Hành Sản Xuất

_ Kết quả sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2008-2009

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đưa ra những vấn đề xoay quanh đề tài, làm bật lên những khái niệm về quản lý tồn kho Từ đó hình thành nên cơ sở cho các đánh giá về sau Đồng thời chương này còn có sự kết hợp trình bày các phương pháp nghiên cứu nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch của luận văn trong suốt quá trình nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Tìm hiểu và trình bày thực trạng quản lý tồn kho nguyên liệu và bao bì tại công ty Tiến hành phỏng vấn từ trong nội bộ kết hợp với quan sát ngoài thực tiển

để có cái nhìn toàn diện nhất Bên cạnh đó nắm vững các quy trình hoạt động của kho và cách thức quản lý kho của công ty

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Nêu kết luận về kết quả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị với công

ty

Trang 15

CHƯƠNG II TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tình hình hàng tồn kho tại các doanh nghiệp

Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, khi doanh nghiệp ngành đường tồn kho gần 100.000 tấn, ngành than khoảng 4.2 triệu tấn, giấy 15,000 tấn, tồn kho phôi thép và thép thành phẩm trên 400.000 tấn… cũng là lúc hàng loạt nhà máy của các doanh nghiệp như Thép Vạn Lợi, Giấy Bãi Bằng, nhà máy supe-photphat Lâm Thao phải tạm ngưng hoạt động hoặc giảm quy mô sản xuất Không ít doanh nghiệp lao đao do không bán được hàng, thiếu tiền thanh toán nợ

Không chỉ thế, tồn kho lớn đã kéo theo những ảnh hưởng về giá Sau một thời gian tăng giá mạnh, từ giữa tháng 12 năm 2009, giá đường đã bắt đầu giảm Hiện giá đường trắng loại I tại kho chỉ còn 14.300-15.100 đồng/kg so với mức 18.000-19.000 đồng/kg trước đó Tình trạng hàng tồn kho quá lâu cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt, cải tiến sản phẩm lỗi thời …

Tồn kho lớn cũng khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian mới xử lý hết hàng tồn Các doanh nghiệp thủy sản gần như đã dành trọn năm 2009 để xử lý hàng tồn kho

ứ đọng của năm trước Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã lơ là việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu hay sản xuất thành phẩm Kết quả là khi các đơn hàng xuất khẩu thủy sản tăng trở lại, công ty Chế biến Xuất khẩu Cái Đôi Vàm (Cadovimex - Cà Mau), Công ty Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Giá Rai (Bạc Liêu) đã chật vật tìm kiếm nguồn cung ứng Họ sẵn sàng trả giá cao nhưng vẫn không tìm đủ nguồn hàng Hiện các cơ sở đành chấp nhận sản xuất ở mức 40-60% công suất và tiếc rẻ nhìn cơ hội đi qua

Trong khi đó, nhờ lượng tồn kho giá rẻ và nắm bắt xu thế thị trường mà Thép Việt Ý, Tập đoàn Hoa sen, Hữu Liên Á Châu… đã đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý III/2009 đột biến, tăng 100-200% so với cùng kỳ năm ngoái

Trang 16

5

Năm 2009, theo tổng cục Thống kê, GDP tăng trưởng 5.32% trong đó tổng tích luỹ tăng 4.31% và tăng trưởng về tích luỹ thấp hơn tăng trưởng về GDP là do tăng trưởng về tồn kho giảm 26.18% và tăng trưởng về tích luỹ tài sản cố định tăng đến 8.73% Như vậy có thể thấy năm 2009 là năm hàng tồn kho có nhiều biến động, nó gây ra không ít khó khăn cũng như thuận lợi cho các công ty và làm cho nền kinh tế vốn phức tạp càng thêm phức tạp

2.2 Tổng quan quá trình phát triển của tập đoàn Ajinomoto

Tập đoàn Ajinomoto với thế mạnh về axít amin chiếm hơn 60% thị phần trên thế giới, và hiện nay đang củng cố vị trí vững mạnh trên thế giới của mình hơn nữa bằng việc mở rộng và áp dụng các công nghệ liên quan đến axít amin trong lĩnh

vực lên men, tinh chế, tổng hợp và ứng dụng

_ Tháng 9- 1907: Tiến sĩ, nhà hóa học Kikunae Ikeda bắt đầu phát triển vị

Umami từ tảo biển khô

_ Tháng 7- 1908: Kikunae Ikeda đạt được bằng sáng chế về sản xuất bột

tạo ra hơn 30.000 việc làm và đạt doanh thu hơn 10 tỉ đô la Mỹ mỗi năm

_ Với tôn chỉ “đóng góp những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm và sức khỏe trên qui mô toàn cầu nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”, Tập đoàn Ajinomoto đã và đang đóng góp cho sự phát triển chung của các nền

Trang 17

6

kinh tế bằng cách tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân

trên toàn thế giới

2.3 Tổng quan về công ty Ajinomoto Việt Nam

2.3.1.Sơ lược về công ty

a Thông tin tổng quát về công ty

_ Tên công ty: Công ty Ajinomoto Việt Nam

_ Tên tiếng anh: Ajinomoto Viet Nam Co, Ltd

nước ngoài dưới hình thức là máy móc kỷ thuật, công nghệ và tiền mặt)

_ Thời gian hoạt động: 30 năm

b Quá trình phát triển

_ Ngày 22 tháng 2 năm 1991 công ty Ajinomoto Việt Nam được thành lập theo giấy phép đầu tư số 165/GP do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cấp lấy tên là công ty Liên Doanh Bột Ngọt Biên Hòa (tên tiếng anh là B and W – Viet Nam Co., Ltd) là công ty liên doanh giữa Xí nghiệp liên hiệp bột ngọt mì ăn liền Việt Nam và công ty Brodeweed Limited (là công ty con của Ajinomoto Co INC) được xây dựng trên nền

nhà máy bột ngọt Biên Hòa cũ

_ Năm 1992, quyền đối tác bên phía Việt Nam được chuyển giao cho công

ty Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (gọi tắt là VIFON) là thành viên liên hiệp trước đây

_ Ngày 01/12/1992 bắt đầu đi vào sản xuất (tinh chế)

_ Năm 1993 công ty VIFON thành lập lại là một doanh nghiệp nhà nước

độc lập hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mì ăn liền, bột ngọt xuất nhập khẩu

_ Tháng 4/1994 đổi tên công ty thành công ty Ajinomoto Việt Nam (tên

tiếng anh là Ajinomoto Vietnam Co., Ltd)

Trang 18

7

_ Năm 1996 công ty đã qua hai đợt mở rộng sản xuất, tăng vốn lên 38.553.000 USD và 61.500.640 USD ( tập đoàn Ajinomoto Co INC góp vốn 67,5%,

công ty Brodeweed Ltd góp 11,2%, công ty VIFON Việt Nam góp 21,3%)

_ Tháng 9/1997 bắt đầu sản xuất bột nêm Masako, Aji-plus

_ Tháng 12/1997 đi vào sản xuất bột ngọt Ajinomoto bằng phương pháp

lên men Công suất sản xuất được thiết kế nâng lên 20.000 tấn/ năm

_ Năm 1997 bắt đầu sản xuất loại sản phẩm mới đó là phân bón Ami-Ami bằng cách tận dụng những nguyên liệu dư thừa và phế phẩm trong việc sản xuất bột

ngọt

_ Năm 2001 sản xuất bột nêm Aji- Ngon thay Masako, chuyển giao phần

vốn của Brodeweek cho tập đoàn Ajinomoto

_ Ngoài mặt hàng chủ lực là bột ngọt công ty còn sản xuất một số sản phẩm bột nêm Aji- Ngon các loại gà, heo, tôm, với sản lượng bình quân 5 tấn/năm và

phân bón Ami- Ami với sản lượng bình quân 70.000 tấn/ năm

_ 16/01/2004 Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ

_ Năm 2005 bắt đầu sản xuất và đưa vào tiêu thụ hai loại sản phẩm mới là giấm gạo và xốt Mayonnaise

_ Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng và nâng công suất sản xuất các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng, hoạt động và phát triển thị trường lên đến 65 triệu đô la Mỹ Tổng số nhân viên làm việc tại Công ty Ajinomoto

Việt Nam trên 2.000 người

Trang 19

8

ngọt AJI-PLUS; Hạt thịt heo; xốt mayonaise, xốt tương, nước tương và giấm gạo

mang thương hiệu LISA và phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI

Địa chỉ : Đường số 11, KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai Điện thoại : 061.383 4455

Fax : 061.383 1288 _ Nhà máy Ajinomoto Long Thành: Khởi công xây dựng vào tháng 5 năm

2007 và được đưa vào vận hành từ tháng 9 năm 2008 Tổng diện tích 9 hecta Nhà máy được thiết kế theo mô hình sản xuất tiên tiến của Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản Sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại nhà máy là Hạt nêm Aji-Ngon

Địa chỉ : Đường số 9, KCN Long Thành, Đồng Nai

Điện thoại : 061.351 4374 Fax : 061.351 4225

d Sứ mệnh và slogan

Với sứ mệnh “Hổ trợ phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam bằng cách tạo ra

những sản phẩm thực phẩm và gia vị với chất lượng tốt nhất, phát triển cùng người Việt Nam và góp phần mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc”, Công ty Ajinomoto Việt Nam luôn nỗ lực để mang đến nhiều

chủng loại sản phẩm gia vị với chất lượng tốt nhất và an toàn, phù hợp với khẩu vị của

người Việt Nam

Slogan: “Vì cuộc sống Việt”

2.3.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty

a Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay

_ Thuận lợi

Nguyên liệu: Trong những năm đầu, nguyên liệu dùng sản xuất được nhập

ngoại nên nguồn nguyên liệu và sản phẩm làm ra phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu

Từ năm 1997 công đoạn lên men được hoàn thành tại Việt Nam, công ty đã sử dụng

nguyên liệu sản xuất trong nước, nên đến nay nguồn nguyên liệu đã được ổn định

Nguồn lao động: Qua 19 năm hoạt động, người lao động được đào tạo và bồi

dưỡng tay nghề cao nên việc nắm bắt kỹ thuật về chuyển giao công nghệ rất tốt và sản phẩm tạo ra ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng về mặt mẫu mã và chất lượng,

Trang 20

9

nhân viên được tham gia các khóa huấn luyện trong và ngoài nước

Sản phẩm: Nguồn nguyên liệu ổn định, đội ngũ công nhân viên có tay nghề

cao, cơ chế quản lý chặt chẻ trong qua trình sản xuất, công nghệ đầu tư tiên tiến tạo nên chất lượng sản phẩm cao, ổn định cơ cấu mặt hàng đa dạng phù hợp với người tiêu

dùng

Thị trường: Nhãn hiệu Ajinomoto đã có mặt lâu đời trên thế giới cũng như ở

Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường

Về quan hệ: Công ty có mối quan hệ tốt với các cơ quan và chính quyền địa

phương, luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan trong việc sản xuất kinh

doanh các mặt hàng của công ty

Sự hỗ trợ của công ty Ajinomoto Nhật Bản và các công ty Ajinomoto tại các nước bạn: Công ty đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về giá cũng như điều kiện

thanh toán cho nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế (Nhập từ Ajinomoto Singapore,

Ajinomoto Thái Lan, Ajinomoto Malaysia…)

Vấn đề hàng giả trong gian lận thương mại ngày càng phổ biến đã ảnh hưởng đến uy tín nhãn hiệu cũng như thị phần của công ty

Từ năm 2005 giá vật tư nguyên liệu tăng cao, ảnh hưởng lớn đến giá đầu ra của sản phẩm

Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu của công ty

b Mục tiêu và phương hướng phát triển

Đối với nhân viên trong công ty trước khi thực hiện các mục tiêu, mỗi nhân viên phải ghi nhớ trước hết ba trách nhiệm:

Trang 21

_ Trong hoạt động sản xuất:

Đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao công suất sản xuất Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống như bột ngọt, bột nêm

_ Trong hoạt động kinh doanh:

Tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty sản xuất

Không ngừng cải tiến hình thức đong gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng

Tăng cường chống hàng giả trong gian lận thương mại

2.3.3 Chính sách chất lượng và môi trường

_ Với phương châm cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao và an toàn bên cạnh đó phát triển dựa trên môi trường bền vững đồng thời đảm bảo an toàn lao động, công ty Ajinomoto Việt Nam đã xây dựng định hướng môi trường phấn đấu đạt được sự hòa hợp giữa hoạt động sản xuất kinh doanh với việc bảo

vệ và cải tiến môi trường

_ Với định hướng này, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã áp dụng Hệ thống Quản lý môi trường EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và Ajinomoto Việt Nam là một trong những công ty ở Việt Nam đầu tiên nhận được chứng chỉ ISO về môi trường vào năm 2001.Công ty Ajinomoto đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS

Trang 22

11

_ Từ năm 2004, Công ty Ajinomoto Việt Nam thực hiện việc tăng cường quản lý môi trường theo hướng hợp nhất trách nhiệm cộng đồng CSR (Corporate Social Responsibility) với mục tiêu đặt ra là:

• Không có tai nạn (sự cố môi trường)

• Không phát thải (tái sử dụng 100% chất thải, giảm thiểu nước thải, và chất thải rắn, giảm lượng ô nhiễm không khí, giảm độ ồn và giảm tổng lượng nước thải đổ ra sông)

• Tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện, tiết kiệm dầu)

_ Ngoài ra,công ty Ajinomoto Việt Nam còn xây dựng và thực hiện mô hình “Kinh doanh hướng đến môi trường B2N (Business to Nature)” và “Kinh doanh hướng đến xã hội B2S (Business to Society)” Bộ Tài nguyên - Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã trao tặng cho Công ty Ajinomoto Việt Nam giải thưởng về môi trường “Thương Hiệu Xanh” bền vững do những đóng góp và nỗ lực trong công tác cải tiến và bảo vệ môi trường xanh - sạch của Ajinomoto Việt Nam Giải thưởng này đã khẳng định vị trí một thương hiệu luôn nỗ lực để cải tiến và bảo vệ môi trường, hòa cùng thiên nhiên để tạo nên một môi trường xanh sạch, góp phần mang đến cho xã hội một cuộc sống tốt đẹp hơn

2.3.4.Phát triển nông nghiệp:

_ Hàng năm, Công ty Ajinomoto Việt Nam sử dụng một lượng lớn nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp như khoai mì và mía đường phục vụ cho hoạt động sản xuất Xuất phát từ việc phát triển bền vững, công ty đã vận dụng sáng kiến môi trường Chu kỳ Sinh học, tạo sự ổn định, bền vững cho môi trường và sự cân bằng trong tự nhiên.Với nguồn nguyên liệu đầu vào là các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Ami-Ami phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào sử dụng cho cây công nghiệp, rau và nhiều loại cây trồng khác,… tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao Đây lại chính là nguồn nguyên liệu đầu vào trở lại phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty theo chu kỳ sinh học khép kín

Trang 23

12

Với chu kỳ sinh học khép kín này, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã và đang góp phần

thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp trong nước, tạo ra hàng ngàn lao động, tăng thu

nhập và cải thiện đời sống cho nông dân

2.3.5 Tổng quan về sản phẩm tại thị trường Việt Nam

Bảng 2.1 Các sản phẩm đang lưu hành tại Việt Nam Dạng sản

Bột ngọt

cao cấp

AJI-PLUS

Là hỗn hợp gồm có bột ngọt và 2 thành phần của nucleotides là I+G

Hạt Thịt

Heo

Thành phần:Muối, mononatri glutamate (chất điều vị 621), đường, cốt thịt và tủy xương heo, dầu ăn, hương vị tổng hợp, dinatri inosinate và dinatri guanylat (chất điều vị 631, 627), chất chiết từ men, đạm đậu nành thủy phân và các gia vị khác

Trang 24

"Birdy" được sản xuất bởi Công ty nước giải khát Ajinomoto Calpis (Thái Lan) và nhập khẩu bởi Công ty Ajinomoto Việt Nam

Sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp Phân bón

Trang 25

14

Bảng 2.1 đã liệt kê các sản phẩm công ty đang sản xuất tại Việt Nam, trong đó mặt hàng chủ lực của công ty hiện nay vẫn là bột ngọt

Hình 2.1 Tỷ trọng sản phẩm trong công ty (so với tổng số lượng)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

2.4 Tổ chức bộ máy của công ty

2.4.1 Kết cấu lao động trong công ty

Theo giới tính: Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty là 2240

người, trong đó nữ là 679 người, còn lại là nam

Theo trình độ: Trình độ nhân lực tại công ty là có 5 người trình độ trên đại

học, trình độ đại học có 350 người, trình độ cao đẳng có 201 người, trình độ trung cấp

và tương đương 570 người, tốt nghiệp PTTH là 1075 người, chưa tốt nghiệp PTTH 39 người

Hình 2.2 Kết cấu lao động trong công ty

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Trang 26

15

Nhìn chung trình độ lao động tại công ty có sự chênh lệch lớn, tỷ lệ người trên đại học khá thấp, số nhân viên qua đại họcvà cao đẳng chưa cao Chưa tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ thấp cần phải khắc phục Trong tương lai công ty cần có kế hoạch khuyến khích người lao động nâng cao trình độ của mình, theo học các lớp tại chức, kỷ năng để phục vụ tốt hơn cho công việc

2.4.2 Bộ máy quản lý của công ty

a Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (từ chủ tịch cho đến các phòng)

Hình 2.3 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Trang 27

16

Trang 28

17

b Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận trong công ty

_ Bộ phận quản lý chất lượng: Phụ trách công việc phân tích và kiểm tra

chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, lập hồ sơ kiểm tra chất lượng để

có những thông tin chính xác và kịp thời sửa đổi

_ Bộ phận mua hàng: Tìm nhà cung cấp, phụ trách công tác mua hàng

theo nhu cầu các bộ phận

_ Bộ phận bán hàng: Theo dõi nhu cầu thị trường, phụ trách công tác bán

hàng, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch và theo dõi công tác hỗ trợ

cho hoạt động bán hàng và phụ trách việc quảng cáo cho sản phẩm

_ Bộ phận kế toán: Được tổ chức theo kiểu tập trung công việc như phân

loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán,lập báo cáo… Bộ phận

kế toán bao gồm:

Kế toán trưởng

Kế toán báo cáo tài chính

Kế toán thuế và tài sản cố định

Kế toán chi tiết tài khoản

Kế toán ngân hàng

Kế toán xuất nhập khẩu Thủ quỹ

_ Bộ phận nhân sự: Phụ trách công tác tuyển dụng và quản lý các hoạt

động lao động, tiền lương, các chính sách cho người lao động và nội quy, quy định

của công ty

_ Bộ phận hành chánh quản trị: Phụ trách các hoạt động về hành chánh

giao tế, quan hệ với các cơ quan nhà nước, quản lý về mặt đời sống an ninh

c Bộ phận điều hành sản xuất:

Trang 29

Nguồn: Bộ phận điều hành sản xuất

Hình 2.4 Sơ đồ cơ cấu nhân lực của bộ phận điều hành sản xuất

_ Đơn vị kế hoạch sản xuất :

Lập kế hoạch và phối hợp chặt chẻ với các bộ phận khác để cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi không

Trang 30

19

bị gián đoán Bên cạnh đó đơn vị còn tính giá thành sản phẩm, và một số chi phí liên

quan Ngoài ra đơn vị còn lên kế hoạch về thành phẩm

_ Đơn vị Ware House

Trưởng đơn vị: Phụ trách công việc chung

Nhân lực của văn phòng kho:

Nhân viên kho phụ tùng, vật tư: Phụ trách công việc kho vật tư, làm phiếu

Nhập- Xuất kho Tham gia dự án ASOI Phase 2, làm báo cáo tháng kho vật tư, lưu trữ

hồ sơ theo hệ thống Hỗ trợ công việc kho bao bì, kho nguyên liệu

Nhân viên kho bao bì: Phụ trách công việc kho bao bì, làm phiếu Nhập- Xuất

kho Tham gia dự án ASOI Phase 2, làm báo cáo tháng, lưu trữ hồ sơ theo hệ thống

Hỗ trợ công việc kho nguyên liệu, kho vật tư

Nhân viên kho nguyên liệu: Phụ trách công việc kho nguyên liệu, làm phiếu

Nhập- Xuất kho Tham gia dự án ASOI Phase 2, làm báo cáo tháng, lên kế hoạch kiểm

kê kho hàng tháng, lưu trữ hồ sơ theo hệ thống Hỗ trợ công việc kho bao bì, kho vật

Nhân viên 1: Phụ trách kho Long Thành Tham gia dự án ASOI Phase 2, làm

báo cáo tháng, lưu trữ hồ sơ theo hệ thống Hỗ trợ công việc kho vật tư, cập nhật hệ thống ISO cho kho Long Thành

Nhân viên 2: Phụ trách công việc kho nguyên liệu Chấm công, cập nhật phép

và ngoài giờ, tham gia dự án ASOI Phase 2, làm báo cáo tháng, lưu trữ hồ sơ

Hỗ trợ công việc kho vật tư, kho bao bì, hỗ trợ công việc kho Long Thành khi cần thiết

_ Nhân lực kho Long Thành:

Gồm 7 người phụ trách công việc tại Trạm Cân, kho Vật Tư, kho Bao Bì, kho Nguyên Liệu, Kho Nguyên Liệu thuê ngoài, khu vực LPG

_ Nhân lực kho Biên Hòa

So với kho Long Thành công việc tại kho Biên Hòa có phần phức tạp hơn Nhân sự làm việc trong kho Biên Hòa có 44 người thực hiện các công việc sau:

Trang 31

20

Quản lý, kiểm soát hệ thống Iso, theo dõi nhân sự và chấm công, làm báo cáo,

kiểm kho, bảo trì, an toàn môi trường, nhập xuất hàng tại các kho, thực hiện theo các

hệ thống công ty và bộ phận,…

* Sơ đồ bộ phận PC được trình bày ở phần phụ lục

2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 2.3 Chênh lệch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2009

±∆ % Giá trị tổng sản lượng (tỷ đồng) 4,500 4,851 351 7.8

Tổng doanh thu (tỷ đồng) 5,400 5,953 553 10.24

Nộp ngân sách (tỷ đồng) 191 213.88 23 11.98

Lợi nhuận bình quân (tỷ đồng) 515 391.14 (124 ) (24.05)

Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 543 586.87 44 8.08

Lợi nhuận bình quân (tỷ đồng) 577.86 391.14 (187 ) (32.31)

Tổng số cán bộ công nhân lao động 1928 2240 312 16.18

Thu nhập bình quân (triệu đồng) 3.29 3.69 0.4 12.16

Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 445.92 586.87 141 31.61

Nguồn: Bộ phận kế toán

Trang 32

Nguồn: Đơn vị kế hoạch sản xuất

Nhận định chung về tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty:

Qua bảng 2.3 và bảng 2.4 có thể thấy trong hai năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty khá tốt, mức doanh thu và giá trị sản xuất đều vượt mức kế hoạch Trước năm 2008, công ty luôn không đạt được chỉ tiêu đề ra Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này công ty gặp khá nhiều khó khăn:

_ Công ty vừa chuyển đổi thành 100% vốn nước ngoài

_ Sản xuất thêm sản phẩm mới nên thị trường chưa chấp nhận như mong đợi dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung

_ Giá các nguồn nguyên liệu tăng cao từ năm 2005

Tuy nhiên, sau giai đoạn này các cấp lảnh đạo của công ty không ngừng đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực tiển cộng với sự hỗ trợ của công

ty mẹ và các công ty con cùng khu vực nên trong các năm tiếp theo của giai đoạn này công ty có sự phát triển vượt bậc luôn đạt mức xấp xỉ kế hoạch Năm 2009 hòa chung

sự nổ lực đạt doanh thu cao của các công ty con và công ty mẹ để kỷ niệm 100 năm thành lập công ty, doanh thu của công ty Ajinomoto Việt Nam đã vượt kế hoạch 10.24%

Mặt khác, qua bảng 2.5 ta thấy năm 2009, mặt hàng chủ lực không đạt với kế hoạch đề ra (thấp hơn so với kế hoạch 2000 tấn), nhưng lại tăng so với năm 2008 10% ( năm 2008 bột ngọt sản xuất 80000 tấn), theo báo cáo về sản xuất năm 2009 công tác sản xuất bột ngọt gặp khá nhiều sự cố trong các giai đoạn gây lãng phí nguyên liệu, thời gian và nhân công Bên cạnh đó năm 2009 là năm đầu tiên Aji-Ngon và các sản phẩm khác có sự vượt trội so với dự định Theo kế hoạch của công ty, trong tương lai

Trang 33

22

sản phẩm hạt nêm Ajingon sẻ được bổ sung thành mặt hàng chủ lực cùng với bột ngọt Ajinomoto Hiện tại công ty đang thử nghiệm một vài sản phẩm mới qua mạng lưới công nhân viên và nhập khẩu hai sản phẩm khác để bổ sung vào nhóm mặt hàng thực phẩm phong phú của công ty

Như vậy, mặc dù bột ngọt không đạt như mong đợi nhưng vẫn tăng về sản lượng sản xuất , thị phần các sản phẩm còn lại của công ty ngày càng mở rộng và được

sự chấp nhận của người tiêu dùng, thêm vào đó năm 2009 công ty đã gặp nhân tố thuận lợi khách quan đó là vụ bê bối của đối thủ cạnh tranh lớn bột ngọt Vedan gây mất lòng tin khách hàng, giảm sút thị phần trên thị trường Các nhân tố đó đã bù đắp cho nhau tạo cơ hội cho công ty có bước phát triển vượt bậc và đạt doanh thu cao (doanh thu năm 2009 vượt kế hoạch 553 tỷ đồng và tăng cao hơn 2008 1048 tỷ đồng)

Trang 34

CHƯƠNG III

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Cơ sở lý luận

3.1.1.Tồn Kho

a.Khái niệm hàng tồn kho

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 : Hàng tồn kho là những tài sản:

_ Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường

_ Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang

_ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản

xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

Hàng tồn kho bao gồm:

_ Hàng hoá mua về để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên

đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến

_ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán

_ Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành

chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm

_ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến

và đã mua đang đi trên đường

_ Chi phí dịch vụ dở dang

b.Vai trò của tồn kho:

Kiểm soát tồn kho luôn là một vấn đề quan trọng và chủ yếu trong quản trị sản xuất tác nghiệp.Hàng tồn kho có các vai trò:

_ Là tất cả những nguồn dự trử để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc trong tương lai

Trang 35

24

_ Mức độ tồn kho có liên quan đến mức độ nhu cầu mong đợi sản phẩm _ Người bán hàng muốn dùng ảnh hưởng của họ để nâng cao mức tồn kho

vì không muốn khách hàng phải đợi lâu

_ Nhân viên phụ trách sản xuất và tác nghiệp cũng thích một lượng tồn kho lớn vì nhờ đó mà họ có thể dễ dàng lập kế hoạch sản xuất hơn

_ Tồn kho nhiều giảm nguy cơ thiếu hàng bán ra khi xảy ra hư hỏng máy móc hoặc thợ bỏ việc đột xuất

3.1.2 Quản lý hàng tồn kho

_ Quản lý tồn kho bao gồm các công việc sau:

• Quản lý quá trình xuất nhập tồn vật tư hàng hóa, quá trình luân chuyển nội bộ

• Theo dõi hạn mức tồn kho tối thiểu và tối đa

• Theo dõi và đánh giá tình hình hàng tồn kho: hàng nhanh hoặc chậm luân chuyển, theo từng kho, từng mặt hàng, từng nhóm hàng

• Theo dõi và đánh giá chất lượng sản phẩm của từng nhà sản xuất

• Quản lý hàng hư hỏng, thiếu hụt trong quá trình sản xuất, hàng bán bị trả lại.Phương thức tính giá hàng xuất: đích danh, bình quân gia quyền, FIFO, LIFO,…

• Hạch toán và theo dõi đa tiền tệ (VND, USD, …)

_ Tầm quan trọng của công tác quản lý hàng tồn kho:

• Mọi quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị đều có ảnh hưởng trực tiếp đến Hàng- Tiền- Tài sản

• Ba quá trình chính: Mua- sản xuất-bán đều ảnh hưởng tới hàng tồn kho

• Quản lý hàng tồn kho tốt là trọng tâm ảnh hưởng quá trình sản xuất kinh doanh của công ty

• Hàng tồn kho là bộ phận chịu rủi ro cao nhất: mất mát (tình trạng bảo quản), hết hàng (gián đoạn sản xuất kinh doanh), thừa hàng (lãng phí)

• Trung bình hàng tồn kho chiếm 15-25% tổng tài sản và là tài sản ngắn hạn có tỷ trọng lớn nhất

Trang 36

25

_ Nếu có một chính sách tồn kho tốt (tức là xác định được một lượng hàng tồn kho tối ưu), nhưng không quản lý kiểm soát chặt chẻ về số lượng chất lượng thì cũng vô nghĩa

_ Muốn quản lý kiểm soát được số lượng chất lượng hàng hóa ,vật tư tồn kho ta phải kiểm kê,kiểm soát thường xuyên Để quản lý hiệu quả hàng tồn kho ta sử dụng kỷ thuật phân tích ABC

3.1.3 Phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp

a Phương pháp tính theo giá đích danh:

Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được, có đơn giá hàng tồn kho rất lớn như các đồ trang sức đắt tiền, các bất động sản, ô tô mà có thể nhận diện được từng loại hàng hoá tồn kho với từng lần mua vào và hoá đơn của nó, hơn nữa các doanh nghiệp phải có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho, vì vậy mà khi xuất kho lô nào thì tính theo giá đích danh của lô đó

b Phương pháp kiểm kê định kỳ:

Theo phương pháp này, kế toán không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho, về bản chất nó chỉ theo dõi hàng tồn kho tăng (nhập kho)

c Phương pháp kê khai thường xuyên:

Phương pháp kê khai thường xuyên cập nhật tài khoản “Hàng tồn kho” sau mỗi lần nghiệp vụ mua hoặc bán xảy ra Khi phương pháp kê khai thường xuyên được sử dụng, nhà quản lý có khả năng giám sát hàng tồn kho có trong tay một cách liên tục Điều này giúp cho nhà quản lý lập kế hoạch thu mua trong tương lai Giá trị hàng xuất được tính bằng tổng của số lượng xuất của từng lô nhân với đơn giá thực tế đích danh của từng lô hàng đó

d Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

Trang 37

26

Giá trị hàng xuất =Khối lượng hàng xuất×Đơn giá bình quân gia quyền

_ Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:

_ Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:

Nhược điểm: Nó lại có xu hướng che dấu sự biến động của giá

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không mang tính áp đặt chi phí

cho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp hạch toán hàng tồn kho khác

_ Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước

Ưu điểm:Đơn giản ,kịp thời

Nhược điểm: Không chính xác

e Phương pháp nhập trước, xuất trước FIFO:

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối

kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

Ưu điểm: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chính là giá trị hàng mua vào sau cùng

Phương pháp này thích hợp với điều kiện hàng tồn kho luân chuyển nhanh Phương pháp này nói chung cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Trang 38

27

trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt trong những lần mua hàng nhưng chưa có giá đơn

vị

Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu

phát sinh hiện hành Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí hàng tồn kho vào kho từ trước, điều này có thể dẫn tới việc thiếu chính xác của lãi gộp và thu nhập thuần

f Phương pháp nhập sau, xuất trước LIFO:

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

Ưu điểm:

_ Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp nhập

trước, xuất trước

_ Phương pháp này đảm bảo được nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và

chi phí

_ Phương pháp LIFO cải thiện dòng tiền luân chuyển Do số thuế phải nộp

ít hơn và thời hạn nộp có thể được trì hoãn nên doanh nghiệp có thể sử dụng khoản

tiền dùng để nộp thuế cho các mục tiêu đầu tư khác

_ Hạn chế tối đa sự tác động của việc hàng tồn kho giảm giá trong tương

lai đối với thu nhập

Nhược điểm:

_ Thu nhập thuần của DN giảm trong điều kiện lạm phát

_ Hàng tồn kho có thể bị đánh giá giảm trên bảng cân đối kế toán

3.1.4 Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng tồn kho:

Kỹ thuật phân tích ABC thường được sử dụng trong phân loại hàng hóa tồn kho,nhằm xác định mức độ quan trọng của hàng hóa tồn kho khác nhau Từ đó xây dựng các phương pháp dự báo, chuẩn bị nguồn lực và kiểm soát tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau

Trang 39

28

Trong kỹ thuật phân tích ABC phân loại toàn bộ hàng hóa dự trữ của đơn vị thành 3 nhóm hàng: Nhóm A, nhóm B và nhóm C Căn cứ vào mối quan hệ giá trị hàng năm với số lượng chủng loại hàng Giá trị hàng hoá dự trữ hàng năm được xác định bằng tích số giữa giá bán một đơn vị hàng hoá với lượng dự trữ hàng hoá đó trong năm Số lượng chủng loại hàng là số lượng từng loại hàng hoá dự trữ trong năm

_ Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất,

chiếm từ 70−80% so với tổng giá trị hàng hoá sự trữ, nhưng về mặt số lượng, chủng loại thì chỉ chiếm khoảng 10−15% lượng hàng dự trữ

_ Nhóm B: Bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có giá trị hàng năm ở

mức trung bình, chiếm từ 15−25% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về số lượng, chủng loại chúng chỉ chiếm khoảng 30% tổng số hàng dự trữ

_ Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị thấp, giá trị dự trữ chỉ chiếm

khoảng 5% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng số lượng chiếm khoảng 50−55% tổng số lượng hàng dự trữ

3.1.5 Quản lý kho hàng

a Khái niệm kho hàng

Kho bãi là một bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp, thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản, trung chuyển nguyên nhiên vật liệu, bán sản phẩm, thành phẩm, trong suốt quá trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng và sản xuất, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa lưu kho

b Chức năng của kho hàng

Kho bãi hiện đại thường giữ những chức năng sau:

_ Gom hàng (consolidation)

_ Phối hợp hàng hoá (product mixing)

_ Bảo quản và lưu giữ hàng hoá (goods storage and protection)

c Vai trò của kho hàng

Với những nhiệm vụ và chức năng kể trên, kho hàng hóa đem lại những lợi ích

cụ thể về khía cạnh vật chất, cũng như đóng góp dài hạn vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp:

Trang 40

_ Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “logistics ngược” thông qua việc thu gom, xử lý, tái sử dụng bao bì, sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa…

d Hệ thống bảo quản

Bảo quản hàng hoá là một trong những chức năng cơ bản, trọng yếu trong tổ chức hoạt động kho của doanh nghiệp Để thực hiện tốt hoạt động của mình mọi loại hình nhà kho đều duy trì một hệ thống bảo quản hàng cần thiết phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng và mục tiêu dự trữ Một hệ thống bảo quản gồm các yếu tố chính

sau đây:

_ Qui trình nghiệp vụ kho

_ Điều kiện không gian công nghệ kho

_ Trang thiết bị công nghệ

_ Tổ chức lao động trong kho

_ Hệ thống thông tin và quản lý kho

e Các quyết định cơ bản của quản trị kho

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w