Đề tài nhằm đánh giá những lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP đối với người sản xuất lúa để người dân thấy được sự cần thiết của việc áp dụng GlobalGAP từ kết quả nghiên cứu của thực tiễ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG GLOBALGAP
ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SẢN XUẤT LÚA HUYỆN
CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG
NGUYỄN THỊ KIM CHI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP đối với nông dân sản xuất lúa huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” do Nguyễn Thị Kim Chi, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
TS PHAN THỊ GIÁC TÂM Người hướng dẫn
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Từ lúc chào đời đến nay, gia đình luôn là nơi để con nương tựa về mọi mặt Có được niềm hạnh phúc này, con vô cùng biết ơn Ba Mẹ và anh Hai đã không ngại gian khổ, hy sinh, luôn dõi theo từng bước con đi, quan tâm, dưỡng dục con nên người cho đến ngày hôm nay Con nguyện sẽ cố gắng sống xứng đáng với những gì Ba Mẹ đã dành cho con và mong mỏi ở con
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm,
Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường
Có lẽ thời gian làm việc với cô Tâm thật nhiều áp lực, nhưng có lẽ thời gian này
đã rèn luyện cho em trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành này đến cô Phan Thị Giác Tâm – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Xin cảm ơn chú Lê Hữu Hải cùng các anh chị phòng NN&PTNT, HTX Mỹ Thành huyện Cai Lậy, đặc biệt là chị Sao Ly đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian điều tra tìm hiểu thực tế
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân, những người đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2010
Sinh Viên
NGUYỄN THỊ KIM CHI
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ KIM CHI Tháng 07 năm 2010 “Đánh Giá Lợi Ích Của Việc
Áp Dụng GlobalGAP Đối Với Nông Dân Sản Xuất Lúa Huyện Cai Lậy Tỉnh Tiền Giang”
NGUYEN THI KIM CHI July 2010 “Assessment The Benefits Of
GlobalGAP Application For Rice Farmers At Cai Lay District, Tien Giang Province”
Hợp tác xã Mỹ Thành huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang là nơi đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP (SXLTG), đáp ứng được yêu cầu của thị trường với giá bán cao Đây là sự thay đổi sản xuất theo hướng hiệu quả kinh tế, an toàn và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, việc thực hiện SXLTG là một thách thức, bởi lẽ SXLTG người nông dân không thể làm riêng lẻ mà đòi hỏi phải có tính đồng bộ với quy mô lớn, chất lượng sản phẩm phải đồng đều Người nông dân vùng ĐBSCL đã quen với tập quán canh tác của mình, bản tính của
họ khó đổi dời Đề tài nhằm đánh giá những lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP đối với người sản xuất lúa để người dân thấy được sự cần thiết của việc áp dụng GlobalGAP từ kết quả nghiên cứu của thực tiễn sản xuất
Đề tài đã thu thập dữ liệu thứ cấp và điều tra 60 hộ sản xuất lúa (30 hộ có áp dụng GlobalGAP tại HTX Mỹ Thành và 30 hộ sản xuất thường tại xã Mỹ Phước Tây) huyện Cai Lậy Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích (thống kê, so sánh, phân tích hồi quy) để tiến hành so sánh một số chỉ tiêu giữa 2 nhóm, và đánh giá lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP
Thực tế cho thấy việc áp dụng SXLTG giúp người dân giảm được chi phí biến đổi đầu vào trung bình 113.595,1 đồng so với sản xuất thường Giá lúa bán cao hơn thị trường 20%, lợi nhuận bình quân/vụ thu được cao hơn 60% so với sản xuất thường
Ngoài ra, người nông dân có thể giảm được chi phí sức khỏe từ việc sử dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất lúa là 22.391 đồng/người/vụ Cuối cùng, đề tài đưa ra một số kiến nghị để mở rộng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP
Trang 53.2 Phương pháp nghiên cứu 40 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 40
Trang 63.2.2 Phương pháp phân tích 40 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46 4.1 Đặc điểm của người được phỏng vấn 46 4.2 Tình hình sản xuất lúa GlobalGap tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 47 4.2.1 Quá trình đi đến thực hiện mô hình GlobalGap trên cây lúa tại huyện Cai
4.2.2 Tình hình thực hiện sản xuất lúa GlobalGAP tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang 48 4.3 So sánh một số chỉ tiêu giữa nhóm SXLTG và sản xuất thường 52 4.3.1 So sánh một số CSVC giữa SXLTG và sản xuất thường 52 4.3.2 Hình thức xử lý chất thải sau khi sử dụng 53 4.3.3 So sánh chi phí bình quân/1000m2 vụ Đông Xuân giữa SXLTG và sản xuất thường 54 4.3.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa SXLTG và sản xuất thường 58 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí biến đổi 59 4.5 Chi phí sức khỏe từ việc sử dụng thuốc BVTV 61
4.5.2 Các triệu chứng thường gặp khi sử dụng thuốc BVTV 64 4.5.3 Chi phí sức khỏe của người dân từ việc sử dụng thuốc BVTV 64 4.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe người dân từ việc sử dụng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 5.1 Kết luận 69 5.2 Kiến nghị 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC 74
Trang 7CLCAT Chất lượng cao an toàn
BVTV Bảo vệ thực vật
Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống Kê Dân Số Cai Lậy Phân Theo Thành Thị Và Nông Thôn 18
Bảng 2.2 Phân Loại Cơ Cấu Dân Số Theo Giới Tính 19
Bảng 3.1 Kỳ Vọng Dấu Cho Mô Hình Chi phí biến đổi 42
Bảng 3.2 Kỳ Vọng Dấu cho Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe 44
Bảng 4.1 Một Số Đặc Điểm của Người Được Phỏng Vấn 46
Bảng 4.2 So Sánh Một Số CSVC giữa SXLTG và Sản Xuất Thường 53
Bảng 4.3 Hình Thức Xử Lý Chất Thải Thuốc BVTV Sau Khi Sử Dụng 53
Bảng 4.4 So Sánh Một Số Hạng Mục Bình Quân/1000m2 Vụ Đông Xuân giữa Sản 54
Bảng 4.5 So Sánh Chi Phí Bình Quân/1000m2 Vụ Đông Xuân giữa Sản Xuất Thường và SXLTG 55
Bảng 4.6 Khấu Hao CSVC của GlobalGAP 56
Bảng 4.7 Tổng Hợp Chi Phí Cố Định Bình Quân/1000m2 /Vụ 57
Bảng 4.8 So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Bình Quân/1000m2 Vụ Đông Xuân giữa Sản Xuất Lúa Thường và SXLTG 58
Bảng 4.9 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy của Các Hộ Điều Tra 59
Bảng 4.10 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Sau Khi Bỏ Bớt Biến 60
Bảng 4.11 Tình Hình Sử Dụng Dụng Cụ Bảo Hộ Lao Động 61
Bảng 4.12 Nhóm Thuốc Cỏ Được Sử Dụng Chủ Yếu 62
Bảng 4.13 Nhóm Thuốc Sâu, Rầy được Sử Dụng Chủ Yếu 62
Bảng 4.14 Nhóm Thuốc Bệnh được Sử Dụng Chủ Yếu 63
Bảng 4.15 Số Trường Hợp Có Triệu Chứng Sau Khi Sử Dụng Thuốc BVTV 64
Bảng 4.16 Kết Quả Ước Lượng Hàm Chi Phí Sức Khỏe 66
Bảng 4.17 Kết Quả Ước Lượng Hàm Chi Phí Sức Khỏe Sau Khi Bỏ Bớt Biến 67
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Nhận Định Của Người Dân SXLTG về Việc Tuân Thủ Các Quy Định của GlobalGAP 51 Hình 4.2 Mức Độ Hài Lòng của Người Dân SXLTG Đối Với Hình Thức Mua Bán Sản Phẩm Lúa GlobalGap Hiện Tại 52
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết xuất Eviews phương trình hồi quy và các kiểm định
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi phỏng vấn
Phụ lục 3: Hợp đồng bao tiêu sản phẩm
Trang 11Bên cạnh đó, sản xuất lúa cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không hợp lý… Vì vậy, Việt Nam cần phải có chiến lược cải thiện các biện pháp canh tác truyền thống không mang lại hiệu quả cao nhằm phát triển cho hạt gạo có thương hiệu và thế đứng trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới, đem lại lợi ích cho người nông dân, môi trường… đạt được mục tiêu phát triển bền vững
Việt Nam đã chính thức gia nhập vào WTO Do đó, đối với nền sản xuất nông nghiệp, để sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường các nước, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu thì xu hướng thế giới đòi hỏi sản xuất phải an toàn, bền vững với mục đích đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người lao động, an toàn cho môi trường và truy nguyên được nguồn gốc Đó cũng chính là những tiêu chuẩn và
Trang 12thủ tục của GlobalGap GlobalGap (Global Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu Áp dụng GlobalGap vì năng suất và chất lượng, vì lợi ích của người lao động do môi trường làm việc an toàn Nó phù hợp với yêu cầu của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng mong đợi của khách hàng Do đó, để cải thiện đời sống nhờ vào hạt lúa, một trong những giải pháp đó là người nông dân phải thực hiện sản xuất theo quy trình GlobalGap
Trước đòi hỏi về chất lượng hạt gạo của thế giới, Hợp tác xã Mỹ Thành của huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang là nơi đầu tiên trong cả nước đã thực hiện sản xuất gạo theo tiêu chuẩn GlobalGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) Tháng 9/2008, lúa gạo HTX Mỹ Thành đã được công nhận GlobalGap Mô hình tuy có nhiều quy định khắc khe nhưng thực tế đã đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như sức khỏe của người nông dân tốt hơn, giảm chi phí vật tư sản xuất lúa Và đặc biệt là sản phẩm được công ty trách nhiệm hữu hạn ADC bao tiêu với giá cao hơn thị trường 20%, xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo, có thể xuất khẩu sang những thị trường khó tính của các nước Do đó, người sản xuất lúa có được đầu ra ổn định và thu được lợi nhuận cao hơn
Tuy nhiên, việc xây dựng được những vùng chuyên canh sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGap gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những hộ có quy mô diện tích nhỏ bởi lẽ sản xuất lúa theo GlobalGAP người nông dân không thể làm riêng lẻ được mà đòi hỏi phải có tính đồng bộ với quy mô lớn, chất lượng sản phẩm phải đồng đều Người nông dân vùng ĐBSCL đã quen với tập quán canh tác của mình, bản tính của
họ khó đổi dời Để tất cả cùng nhau thực hiện sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP (một sự thay đổi trong thói quen canh tác của người dân) đòi hỏi phải cho người dân thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP Đó là động lực để tất cả chủ động cùng nhau hướng tới mục đích chung – thay đổi tập quán canh tác và sản xuất lúa theo GlobalGAP thành công
Xuất phát từ những vấn đề trên, để đánh giá đầy đủ lợi ích của việc áp dụng GlobalGap đối với nông dân sản xuất lúa, từ đó làm cơ sở xây dựng chiến lược mở rộng áp dụng trồng lúa theo GlobalGAP sang các tỉnh ĐBSCL, từng bước thay đổi nhận thức, thói quen canh tác không mang lại hiệu quả cao, cải thiện đời sống của
Trang 13người dân, thì việc “Đánh giá lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP đối với nông dân sản xuất lúa huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” là cần thiết
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá lợi ích của việc áp dụng GlobalGap đối với nông dân sản xuất lúa huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang
Đề tài gồm 5 phần chính như sau: Chương 1 là chương mở đầu: giới thiệu vấn
đề để cho thấy sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sẽ được giải quyết trong phạm vi của đề tài, giới thiệu phạm vi nghiên cứu và trình
bày tóm tắt bố cục luận văn Chương 2 là chương tổng quan: giới thiệu về các tài liệu,
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Chương 3 là chương nội dung và phương pháp nghiên cứu: nêu lên các cơ sở lý luận mà dựa vào đó, đồng thời cùng với các phương pháp, phương thức của quá trình thực hiện được nêu lên trong chương 3 này để đạt được các mục tiêu đã đề ra Chương 4 là chương kết quả nghiên cứu và thảo luận: trình bày các kết quả nghiên cứu của quá trình đi điều tra thực tế thu được, giải quyết các mục tiêu của đề tài Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nguyễn Hữu Huân (2008) đã đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý tại huyện Cai Lậy Hiệu quả kinh tế được đánh giá qua 2 đợt điều tra nông dân vào thời điểm trước (vụ Hè Thu 2003 số phiếu điều tra n=299), và sau khi phát động mô hình sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý (vụ Hè Thu 2004, số phiếu điều tra n=336) trên phạm vi toàn huyện Cai Lậy Kết quả cho thấy áp dụng mô hình sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý giảm được lượng vật tư đầu vào: giống gieo sạ giảm 18%, lượng phân đạm giảm 14.6%, phân lân giảm từ 70 còn 54 kg P2O5/ha, phân Kali có cao hơn chút ít (tăng 19%) nhưng không làm cho sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, giảm số lần phun thuốc từ 2.05 lần xuống còn 1.66 lần (giảm 19%) Tổng chi phí vật tư giảm 15.65% so với tổng chi phí vật tư của vụ Hè Thu 2003 Năng suất tăng bình quân 14.3% Tổng lợi nhuận tăng 18.27%/ha Tỷ lệ không phun thuốc trong một vụ tăng 64.3% so với trước đây (0%), phun 1 và 2 lần/vụ giảm còn 31.3% và 4.1% so với trước 86.1% và 11.5% Duy trì sự cân bằng sinh thái trong sinh quần ruộng lúa qua nhiều vụ lúa, giữ mật độ sâu hại lúa chính ở mức thấp
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hào (2009) một phần xác định mức độ thiệt hại của thuốc bảo vệ thực vật hóa học lên diện tích trồng lúa, chi phí sức khỏe, năng suất trồng lúa của các hộ dân Đề tài giả định đường thiệt hại về diện tích trồng lúa là đường tuyến tính, thể hiện mối quan hệ giữa mức thiệt hại với lượng thuốc sử dụng, bằng cách cố định các biến khác, ta có giả định như sau: nếu giảm 34% lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học sử dụng thì lượng thiệt hại cũng giảm 34%, với thiệt hại trên 1
ha diện tích trồng lúa 1.9 triệu đồng (Đặng Minh Phương, 2003) Thiệt hại sẽ làm giảm được là 1.9 triệu đồng x 34% = 0.65 triệu đồng/ha
Trang 15Huỳnh Công Chất (2008) tập trung phân tích được kết quả và hiệu quả kinh tế giữa 2 nhóm hộ trồng lúa thường và lúa chất lượng cao Qua phân tích các yếu tố sản xuất, năng suất và giá bán sản phẩm, tác giả có kết luận trồng lúa chất lượng cao là có hiệu quả hơn so với lúa thường Và tác giả cũng đã chỉ ra được ưu điểm và triển vọng của lúa chất lượng cao tại địa phương Tuy nhiên, đề tài chưa chứng minh được vì sao còn nhiều hộ và một số lớn diện tích còn sản xuất lúa thường, mặc dù biết hiệu quả thấp hơn Đề tài cũng chưa làm rõ một số vấn đề về quy mô diện tích phù hợp; khả năng về vốn, kỹ thuật; tiêu thụ sản phẩm (ổn định đầu ra)
Phạm Thị Kiều Trang (2007) đã xem xét những tác động của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) lên sức khỏe con người và môi trường sống ngoài việc góp phần làm tăng năng suất cây trồng Đề tài sử dụng phương pháp tài sản nhân lực để ước lượng chi phí tổn hại sức khỏe do ảnh hưởng của thuốc BVTV
Nguyen Huu Dung and Tran Thi Thanh Dung (2003), báo cáo thể hiện tác động việc sử dụng thuốc BVTV đối với năng suất lúa, cũng như tác động của nó đối với sức khỏe người dân Báo cáo phản ánh được những triệu chứng mà người dân gặp phải do tác động của việc sử dụng thuốc BVTV và các chi phí sức khỏe liên quan
Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá lợi ích của GlobalGAP Vì vậy,
đề tài này được tiến hành thực hiện trên cơ sở định hướng tham khảo các nghiên cứu trên
2.2 Tổng quan địa bàn huyện Cai Lậy
2.2.1 Vị trí địa lý
Cai Lậy là một trong mười đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang, trong đó thị trấn Cai Lậy là đô thị quan trọng thứ ba sau thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công, là đầu mối giao lưu quan trọng của khu vực các huyện phía Tây và là cửa ngõ giao lưu với các tỉnh trong khu vực gồm Đồng Tháp – Long An – Tiền Giang Trung tâm huyện cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30 km, với quốc lộ 1A xuyên qua giữa huyện, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, lại có tỉnh lộ 868, 868B, 874B, 865, 864, 875 chạy qua Về đường thủy , ngoài nhánh sông Tiền, sông Ba Rài là tuyến huyết mạch quan trọng chạy qua địa phận huyện, còn phải kể đến hệ thống kinh rạch chằng chịt có mật độ cao, tạo thuận lợi cho việc giao thông đi lại của nhân dân trong huyện
Trang 16Về ranh giới hành chính Phía Bắc giáp huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) và huyện Tân Phước; phía Nam giáp sông Tiền, đối diện huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre)
và một phần của tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp huyện Cái Bè; phía Đông giáp huyện Châu Thành và Tân Phước
Tọa độ địa lý Huyện Cai Lậy nằm trong giới hạn tọa độ: từ 105059’57’’ đến
106012’19’’ kinh độ Đông và từ 10017’25’’ đến 10023’08’’ vĩ độ Bắc
Tổng diện tích tự nhiên theo thống kê năm 2008 là 43.618,32 ha, là huyện có diện tích rộng nhất, chiếm 17,37% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Huyện có 26 xã, thị trấn thuộc vùng đất liền và 2 xã cù lao: Tân Phong và Ngũ Hiệp
2.2.2 Khí hậu thời tiết
Huyện Cai Lậy nằm trong khu vực ảnh hưởng chế độ khí hậu chung của miền Tây Nam Bộ, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau
a Nhiệt độ
Chênh lệch nhiệt độ giữa các năm không cao và sự chênh lệch giữa các tháng trong năm cũng không lớn Tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ bình quân cao nhất và tháng 1 có nhiệt độ bình quân thấp nhất trong năm
b Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình khoảng 80% và thay đổi theo mùa, mùa mưa độ
ẩm cao và cao nhất vào tháng 9-10 Mùa khô độ ẩm thấp nhất vào tháng 2, tháng 3
c Mưa
Huyện Cai Lậy nằm trong khu vực có lượng mưa thấp nhất ở vùng ĐBSCL, bình quân hàng năm 1500 mm Tháng 9 và 10 là hai tháng có lượng mưa cao nhất trong năm, tháng có lượng mưa thấp nhất (gần như không có) là tháng 2 và tháng 3
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu chung của miền Tây Nam Bộ nên mưa tập trung theo mùa, các tháng mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa trong năm, các tháng mùa khô bị hạn gay gắt Ngay trong mùa mưa, lượng mưa phân bố cũng không đều, thường xuất hiện đợt dài không mưa nhất là tháng 8 (gọi là hạn bà chằn)
d Nắng
Do lượng mưa tập trung theo mùa kết hợp với việc nằm trong khu vực có lượng mưa thấp nhất nên số giờ nắng nơi đây rất cao giúp cây trồng có thể quang tổng hợp
Trang 17tích lũy dưỡng chất tốt Tuy nhiên, cũng có mặt hạn chế của nó Quanh năm nền nhiệt
độ cao nên lượng bốc thoát hơi nước lớn Độ bốc hơi nước liên quan đến nhiều yếu tố như: độ ẩm không khí, nắng, gió,… Bởi vậy, mùa khô nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên độ bốc hơi mạnh Trong sản xuất nông nghiệp, tương quan giữa lượng mưa
và độ bốc hơi có ảnh hưởng lớn đến cây trồng Như vậy, các ngành có liên quan đến sản xuất nông nghiệp phải có kế hoạch bố trí thời vụ sản xuất thích hợp và tổ chức tốt
hệ thống thủy lợi Trong mùa khô, lượng mưa quá thấp so với độ bốc hơi, cây trồng thiếu nước Ngược lại, mùa mưa lượng mưa lớn hơn độ bốc hơi, cùng với mùa lũ tràn
về dẫn đến tình trạng thừa nước Do đó, trong cả hai trường hợp này chỉ có thể khắc phục bằng biện pháp thủy lợi cùng với hệ thống đê bao chống lũ
Số giờ nắng trung bình cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 9
Gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa Hướng gió thường xuyên là Tây Nam chiếm tần suất 60-70%, tốc độ gió trung bình là 2,4 m/s Gió mùa Đông Bắc, mang không khí khô hơn, thổi vào mùa khô, tốc độ gió trung bình 3,8 m/s Từ tháng 11-4, gió mùa Đông Bắc thịnh hành, thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tác động thủy triều được gọi là gió chướng
f Thủy văn
Là một huyện có đặc trưng giống như các huyện đồng bằng Nam Bộ khác, có
hệ thống sông, kinh rạch chằng chịt, lưu thông rộng khắp toàn huyện Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đồng đều từ biển Đông qua sông Tiền Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho huyện thông qua hệ thống các kinh rạch với các tuyến kinh trục chính như: Mỹ Long – Bà Kỳ, Bình Phú – Bang Dày, Ba Rài – kinh 12, ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu và thoát nước trong sản xuất nông nghiệp Các xã khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A chịu ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm bắt đầu từ cuối tháng 9 đến tháng 11 dương lịch, nước lũ từ thượng nguồn đổ về các sông, kinh rạch Đỉnh lũ thường xuất hiện trong tháng 10, độ ngập lũ được xếp vào loại ngập khá, khoảng 1-1,4m
2.2.3 Địa hình
Huyện Cai Lậy nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long nên địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc < 1% độ cao bình quân 0,9m, có bề dọc theo kinh tuyến nơi
Trang 18rộng nhất 20km, hẹp nhất 17km; bề ngang theo vĩ tuyến nơi rộng nhất 28km; toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng Nhìn chung có thể chia làm 3 dạng địa hình chính:
Địa hình cao: cao độ >1m, diện tích 13.384 ha
Địa hình thấp: cao độ < 0,75m, diện tích 5.223 ha
Địa hình trung bình: cao độ từ 0,75 đến 1m với diện tích là 22.520 ha
Đất của huyện Cai Lậy được chia làm 3 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa ngọt chiếm
đa số 83,36%, đất phèn chiếm 14,5%, nhóm đất cát chiếm 2,04% tổng diện tích tự nhiên
2.2.4 Dân cư và dân số
Thống kê dân số Cai Lậy phân theo thành thị và nông thôn qua các năm:
Bảng 2.1 Thống Kê Dân Số Cai Lậy Phân Theo Thành Thị Và Nông Thôn
Năm Tổng số dân Phân theo thành thị /nông thôn
Do đặc điểm cư trú theo địa hình như ven sông rạch, trên giồng cát và cư trú theo trục
lộ giao thông… nên mật độ dân số không đồng đều Theo số liệu năm 2008, huyện Cai Lậy có 27 xã và 1 thị trấn, với số dân là 332.218 người, mật độ dân số Cai Lậy là 762 người/km2, trong đó mật độ cao nhất là thị trấn Cai Lậy là 4.531 người/km2, kế đến là vùng đất giồng xã Nhị Quý 1.480 người/km2 Mật độ thấp nhất là xã Phú Cường 413 người/km2
Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số huyện Cai Lậy có chiều hướng giảm dần do tỉ lệ sinh cũng như tỉ lệ chết giảm Trong đó, tỉ lệ sinh giảm mạnh hơn những năm qua Đây là kết quả của những chương trình , biện pháp vận động, giáo dục trong nhân dân về ý nghĩa của kế hoạch hóa dân số, sinh đẻ có kế hoạch, vệ sinh phòng bệnh, nuôi dạy con cái,… nhằm đưa tỉ lệ này xuống mức hợp lý
Trang 19Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi lao động: Trên tổng thể, nếu căn cứ theo lứa tuổi cho thấy dân số ở địa phương những năm vừa qua có chiều hướng già hóa Mặc dù số người trong độ tuổi lao động tăng dần qua các năm nhưng số lượng người trên tuổi lao động cũng tăng dần không kém Nếu năm 2004 số lượng người quá tuổi lao động là 8.498 người thì năm 2008 lên đến 9.216 người
Về mặt giới tính những năm trước đây có sự mất cân đối tỉ lệ nam nữ thì gần đây khoảng cách này thu hẹp dần
Bảng 2.2 Phân Loại Cơ Cấu Dân Số Theo Giới Tính
Nguồn: thống kê huyện Cai Lậy
Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp: năm 2000 toàn huyện có 146.936 người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp, đến năm 2005 con số này là 148.803 người và năm 2008 là 150.127 người cho thấy ở lĩnh vực này sự tăng giảm không đáng kể Trong khi đó, ở các ngành nghề khác thì chỉ có lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ sửa chữa theo hướng tăng cao, như năm 2000 là 3.265 người, đến năm 2008 có 13.201 người Điều đó nói lên rằng kinh tế của huyện hiện nay chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khá chậm
2.2.5 Kinh tế - văn hóa - xã hội
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ IX (2006-2010), Cai Lậy luôn xác định các tiềm năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế - văn hóa -xã hội
Về Nông nghiệp Tiếp tục xác định là huyện trọng điểm về lúa và cây ăn trái của tỉnh Tiền Giang, xác định sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của huyện, do vậy trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư và
có bước đi vững chắc, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển đúng hướng Nông dân Cai Lậy đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những
Trang 20cánh đồng lúa từ một vụ lên hai vụ, ba vụ mỗi năm, chuyển những thửa ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, cây màu và nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao
Vùng sản xuất lúa của huyện với diện tích canh tác 16.500 ha, cho sản lượng đạt trên 260.000 tấn Qua nhiều năm ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ, năng suất lúa ở huyện Cai Lậy đã đạt đỉnh cao từ 15-16 tấn/ha/năm, vấn đề còn lại ở đây là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho người sản xuất
Kinh tế thủy sản phát triển ở bốn lĩnh vực: khai thác; nuôi trồng; sản xuất cá giống và dịch vụ Trong đó nuôi trồng và sản xuất cá giống phát triển khá mạnh, hiện
có hơn 200ha đất lúa chuyển sang ương cá giống, phục vụ nhu cầu của địa phương và các vùng lân cận Đáng chú ý là mô hình nuôi thủy sản với qui mô công nghiệp, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những vùng đất lúa trũng thấp, khai thác mặt nước ao hồ, tận dụng bãi bồi ven sông để nuôi trồng thủy sản, góp phần từng bước đưa tỷ trọng ngành thủy sản cân đối với trồng trọt chăn nuôi Với diện tích 1.810 ha, cho sản lượng nuôi và đánh bắt hàng năm đạt trên 9.800 tấn, tăng bình quân 24,31%/năm
Về Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Hiện nay trên địa bàn huyện có 852 cơ
sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Trong đó có 2 cơ sở thuộc kinh tế nhà nước, vốn đầu tư bình quân 5 tỷ đồng; 3 công ty cổ phần (công ty Chăn nuôi thú y, Công ty
Cổ phần Dược phẩm dược liệu, xí nghiệp may Tân Long), vốn đầu tư bình quân từ 3-5
tỷ đồng; 1 đơn vị kinh tế tập thể (HTX cơ khí), vốn đầu tư bình quân 0,4 tỷ đồng; 104 doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư bình quân từ 0,5-1 tỷ đồng Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất chiếm 19,33% trong cơ cấu kinh
tế, tăng bình quân 17,93%/năm
Về thương mại dịch vụ, toàn huyện có 24/28 xã-thị trấn có chợ Các chợ gắn với các trung tâm – thị trấn, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản, hàng tiêu dùng và các dịch vụ sản xuất, sinh hoạt đa dạng, phong phú, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay Ngành thương mại và dịch vụ có 4.045 cơ sở Trong đó có 5 cơ sở tập thể, vốn đầu tư bình quân là 0,1 tỷ đồng; 118 DNTN vốn đầu
tư bình quân 0,3-0,8 tỷ đồng; 3.917 cơ sở hộ cá thể, vốn đầu tư bình quân 2-5 triệu đồng và 5 công ty cổ phần, vốn đầu tư bình quân 0,5 tỷ đồng Thương mại dịch vụ
Trang 21phát triển nhanh trong những năm gần đây, tổng giá trị sản xuất chiếm 33,22% trong
cơ cấu kinh tế, tăng bình quân 10,88%
Hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân trong các năm qua được đầu tư tích cực, các tuyến điện trung, hạ thế, mạng thông tin di động, các điểm bưu điện văn hóa; cung cấp nước sạch sinh hoạt và hệ thống thủy lợi, giao thông đều được quan tâm đầu tư… Kết quả đến nay tỉ lệ hộ dân có điện sinh hoạt đạt trên 98%; mật độ sử dụng điện thoại 6,15 máy/100 dân; tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 68,16% Ngoài ra, bằng nhiều nguồn vốn, trong các năm qua huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng như trường học, bệnh viện, trạm
y tế, chợ nông thôn, đài truyền thanh, khu văn hóa, di tích lịch sử, các khu vực hành chính xã – thị trấn… làm cho bộ mặt nông thôn huyện thay đổi nhanh chóng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chữa bệnh, học hành, vui chơi, giải trí, kinh doanh mua bán của nhân dân
Nguồn nhân lực là tiềm năng lớn của huyện Lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế 182.408 người, chiếm 88,31% so với số người tham gia lao động (khu vực I: 152.155 người, chiếm 83,41%; khu vực II: 6.598 người, chiếm 3,62%; khu vực III: 23.655 người, chiếm 12,97%) Lao động qua đào tạo đến nay toàn huyện có khoảng 24.600 người (gồm cao đẳng và trung cấp 4.580 người; đại học và trên đại học 1.670 người và các lớp sơ cấp, nghề ngắn hạn 18.350 người) chiếm 12,65% dân số trong độ tuổi có khả năng lao động
Hoạt động tín dụng ngân hàng: Hoạt động ngân hàng tại huyện những năm gần đây phát triển rất nhanh, ngoài mạng lưới giao dịch của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm trụ sở chính chi nhánh huyện Cai Lậy, còn có các điểm thị trấn Cai Lậy, phòng giao dịch Long Tiên, phòng giao dịch Mỹ Phước Tây Bên cạnh
đó, nhiều ngân hàng cũng mở đơn vị chi nhánh và phòng giao dịch đóng tại thị trấn Cai Lậy như ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Đông Á (DongA bank), ngân hàng Công thương… Các ngân hàng hoạt động nhiều loại dịch vụ
đa dạng, thực hiện nhiều loại giao dịch từ máy ATM, dịch vụ kiều hối; dịch vụ tài khoản, bao gồm: tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ; cho vay,
Trang 22gồm: cho vay kinh doanh, cho vay sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác, cho vay tiêu dùng… Đặc biệt, huyện Cai Lậy có thêm ngân hàng chính sách giải quyết cho vay các chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ học phí sinh viên…
Bản đồ hành chính của huyện Cai Lậy
Nguồn: www.tiengiang.gov.vn
Trang 23CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Cơ sở lý luận đánh giá lợi ích của GlobalGAP đối với người nông dân
SXLTG người nông dân không thể làm riêng lẻ được mà đòi hỏi phải có tính đồng bộ với quy mô lớn, chất lượng sản phẩm phải đồng đều Người nông dân vùng ĐBSCL đã quen với tập quán canh tác của mình, bản tính của họ khó đổi dời Trong khi đó, việc áp dụng SXLTG có nhiều đòi hỏi khắc khe, bắt buộc phải tuân thủ Vì vậy, việc đánh giá lợi ích của GlobalGAP đối với người nông dân sản xuất lúa là cơ sở
để tất cả người dân nhận thức được sự cần thiết của việc áp dụng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP trong xu thế hiện nay Theo Phan Dũng (2009); Lê Hữu Hải (trích dẫn bởi Vân Trường, 2009), những lợi ích đó bao gồm lợi ích do giảm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá bán cao hơn, đầu ra ổn định, do đó lợi nhuận tăng Đặc biệt, sức khỏe người dân được đảm bảo hơn do việc sử dụng hạn chế thuốc, thực hiện an toàn lao động, hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh – mà người dân là người trực tiếp bị ảnh hưởng Tất cả những lợi ích đó là động lực để người dân thay đổi nhận thức, từng bước thay đổi thói quen canh tác của mình đạt được mục tiêu SXLTG thành công
3.1.2 Cơ sở lý luận phương pháp đánh giá sức khỏe người dân
Trong nông nghiệp sản xuất lúa, hoạt động gây ảnh hưởng lớn nhất của nó là từ việc sử dụng thuốc BVTV của người nông dân Thuốc BVTV gây ra nhiều tổn hại cho môi trường sinh thái như làm giảm số lượng, thậm chí là tiệt chủng một số loài, gây ra
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người sản xuất trong khi sử dụng, bảo quản và vận chuyển thuốc BVTV và ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm với dư lượng thuốc BVTV cao Trong khuôn khổ xét về khía cạnh tác động của thuốc BVTV đối với
Trang 24người dân, đăc biệt là sức khỏe, để đánh giá tác động của thuốc BVTV đối với sức khỏe người dân, phương pháp hàm chi phí sức khỏe được sử dụng trong đề tài
Phương pháp hàm chi phí sức khỏe được lựa chọn bởi hầu hết các nghiên cứu
có liên quan (ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng và Trần Thị Thanh Dung (2003); Jikun Huang và ctv (2003);…) nhằm ước lượng tác động của thuốc BVTV đối với sức khỏe của người dân thông qua những chi phí mà họ phải chịu liên quan đến sức khỏe của mình Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng phổ biến để ước tính chi phí sức khỏe liên quan đến bệnh cấp tính, không thể hiện được chi phí liên quan đến bệnh mãn tính với lí do để xác định bệnh mãn tính do sử dụng thuốc BVTV là một khó khăn, cần có sự tham gia của các bác sĩ để kiểm tra, do đó mất nhiều thời gian, chi phí, và khó khăn trong việc ước tính chi phí liên quan đến việc điều trị cần thiết để phục hồi sức khỏe của nông dân Vì vậy, hàm chi phí sức khỏe được sử dụng chủ yếu
để ước lượng chi phí khắc phục các bệnh cấp tính, chúng bao gồm các chi phí thuốc men, chi phí cơ hội do nghỉ việc, chi phí phòng ngừa của người dân từ việc sử dụng thuốc BVTV Các thông tin này được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân
3.1.3 Một số chỉ tiêu kết quả
Doanh thu: Là giá trị thu được bằng tiền khi bán sản phẩm ra thị trường
Doanh thu = sản lượng*giá bán
Chi phí biến đổi = chi phí vật chất + chi phí lao động thuê + chi phí lao động nhà
Tổng chi phí = chi phí biến đổi + khấu hao tài sản + chi phí vay vốn + chi phí hoạt động cho hợp tác xã
Lợi nhuận: lợi nhuận là chỉ tiêu rất quan trọng trong sản xuất, là khoản chênh lệch giữa các khoản thu vào và chi phí bỏ ra Do đó lợi nhuận đạt càng cao thì càng tốt
Lợi nhuận = Doanh Thu - Tổng chi phí
Thu nhập: là phần thu được từ việc bán tất cả các sản phẩm làm ra trừ đi chi phí vật chất và chi phí lao động thuê Do đặc thù của nông nghiệp nên nó được tính là khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động nhà, đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với nông hộ Nó phản ánh mức thu nhập của nông hộ để từ đó đánh giá mức sống của họ
Trang 25Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí lao động nhà
3.1.4 Một số khái niệm về GAP (Good Agriculture Practice)
Các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP?
Các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của thực hành nông nghiệp tốt (GAP) theo hướng dẫn đã được xây dựng trong những năm gần bởi ngành công nghiệp thực phẩm, các tổ chức của người sản xuất, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nhằm mục đích hệ thống hóa các phương thức thực hành nông nghiệp tại trang trại cho một loạt các sản phẩm
Tại sao các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP tồn tại được?
Những nguyên lý, chương trình hay tiêu chuẩn GAP tồn tại được là do mối quan tâm ngày càng tăng về chất lượng và an toàn thực phẩm trên toàn thế giới Mục đích của GAP là rất khác nhau từ việc đáp ứng các yêu cầu của thương mại và của chính phủ, từ các vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, đến các yêu cầu riêng về đặc trưng của sản phẩm Các mục tiêu của họ thay đổi từ việc đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm trong các công đoạn của sản xuất; nắm bắt cơ hội mới của thị trường qua thay đổi sự quản lý của hệ thống cung ứng; nâng cao sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức khỏe và điều kiện làm việc của người lao động đến việc tạo ra các cơ hội thị trường mới cho nông dân và các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển
Các lợi ích và thách thức chủ yếu là gì?
Có rất nhiều lợi ích trong các nguyên lý, tiêu chuẩn và quy định của GAP, bao gồm tăng cường chất lượng và an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho việc thâm nhập thị trường và giảm bớt các rủi ro liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng,
dư lượng tối đa cho phép và các nguy cơ gây ô nhiễm khác Những khó khăn lớn nhất
Trang 26trong áp dụng GAP là tăng các chi phí sản xuất, đặc biệt là việc ghi chép lưu trữ sổ sách, kiểm tra dư lượng và chứng nhận, thiếu thông tin và các dịch vụ hỗ trợ
Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap)
Ngày 7 tháng 9 năm 2007, EurepGAP (Thực hành nông nghiệp tốt của Châu Âu) đã đổi tên thành GlobalGap, điều đó phản ánh phạm vi ảnh hưởng của nó trên toàn cầu GlobalGap là một tổ chức tư nhân đã xây dựng các tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện và các thủ tục cho việc thực hành nông nghiệp tốt Ban đầu nó được một nhóm các siêu thị ở Châu Âu xây dựng nên Mục đích của GlobalGap làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua thực hành nông nghiệp tốt của người sản xuất Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường GlobalGap là một tiêu chuẩn trước cổng trang trại, điều đó có nghĩa là việc cấp chứng nhận chỉ cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống được gieo trồng đến khi sản phẩm xuất khỏi trang trại Cần phải nhớ rằng GlobalGap chỉ là một tiêu chuẩn tư nhân
Cho đến nay GlobalGap đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và trái cây, cây trồng sen, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và thuỷ sản (cá hồi) Các sản phẩm khác thì đang được nghiên cứu và phát triển
Tại sao áp dụng GlobalGap?
Tiêu chuẩn GlobalGap là công cụ giúp trang trại thực hành hoạt động để đạt được mức cao hơn về: a) an toàn thực phẩm b) bảo vệ môi trường c) an toàn, sức khỏe
và quyền lợi của người lao động d) quyền lợi của động vật
GlobalGap là tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận để đánh giá so sánh về GAP
Lợi ích của việc áp dụng GlobalGap: Theo tài liệu của QUACERT (2009), những
lợi ích của GlobalGAP bao gồm:
• Phù hợp với yêu cầu của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
• Đáp ứng các áp lực bên ngoài: mong đợi của khách hàng, quy định của ngành công nghiệp
• Áp dụng GAP vì năng suất và chất lượng
• Môi trường làm việc an toàn vì lợi ích của người lao động
Trang 27Các yêu cầu chủ yếu?
Theo FAO (2007), tiêu chuẩn GlobalGAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát hoàn chỉnh Sản phẩm đã được đăng ký có thể bị truy xuất lại nguồn gốc tới từng trang trại nơi nó đã được trồng Các nguyên lý của GlobalGAP rất linh hoạt với việc thực hành canh tác trên đồng ruộng như khử trùng đất và sử dụng phân bón, nhưng nó lại rất nghiêm ngặt với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Thêm vào đó, việc ghi chép sổ sách
và chứng minh sản phẩm đã được sản xuất như thế nào là vấn đề rất quan trọng và những ghi chép tỷ mỷ về thực hành sản xuất ở trang trại nhất thiết phải được lưu trữ
Làm thế nào để nhận được cấp chứng nhận?
Theo FAO (2007), GlobalGap không tự nó cấp giấy chứng nhận mà ủy quyền cho các cơ quan có đăng ký chứng nhận Trước tiên, nó yêu cầu nắm được tất cả những quy định chung của GlobalGap và các điểm kiểm tra trong phạm vi sản xuất sản phẩm tương ứng, sau đó mới liên hệ với các cơ quan cấp giấy chứng nhận để tiến hành các thủ tục cấp chứng nhận Người nông dân muốn được cấp chứng nhận GlobalGap cần phải tính đến các khoản chi phí nhất định Vì họ phải trả chi phí cho việc đăng ký, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận Cả người sản xuất riêng lẻ hoặc nhóm các nhà sản xuất đều có thể xin cấp giấy chứng nhận, chi phí này phụ thuộc vào cơ quan cấp giấy chứng nhận được chọn và thời gian cần thiết cho việc thanh kiểm tra Ngoài khoản phí trả cho cơ quan cấp giấy chứng nhận, nhà sản xuất phải trả thêm phí hàng năm cho việc duy trì giấy chứng nhận
Những cơ hội và thách thức chính
Theo FAO (2007), để được cấp chứng nhận GlobalGap, nhà sản xuất hoặc nhóm các nhà sản xuất cần hoàn thiện hệ thống quản lý và theo dõi các hoạt động của trang trại Điều này đòi hỏi phải có đủ khả năng về quản lý và tài chính; do đó những nhà sản xuất có quy mô lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu đặt ra Những nhà sản xuất được cấp giấy chứng nhận sẽ thuận lợi hơn khi bán sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ, nơi mà yêu cầu có giấy chứng nhận GlobalGap Tính đến tháng 9 năm 2007, GlobalGap đã có 35 thành viên bán lẻ và dịch vụ thực phẩm (34 ở Châu Âu
và 1 ở Nhật Bản) Không có khoản phí gia tăng hoặc ghi nhãn cho sản phẩm
Trang 28GlobalGap, vì nó là tiêu chuẩn tối thiểu tập trung vào mối quan hệ giữa các cơ sở kinh doanh
3.1.5 Một số khái niệm về sản xuất lúa
Lúa chất lượng cao, an toàn
Lúa chất lượng cao là lúa được sản xuất từ những giống có chất lượng cao như cho gạo hạt dài, mềm cơm, ít bạc bụng Lúa an toàn được sản xuất theo quy trình đảm bảo các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng một số kim loại nặng, hàm lượng Nitrat, và các chỉ tiêu côn trùng, nấm mốc chủ yếu có trong hạt gạo dưới mức giới hạn tối đa (MRL) đăng ký trong quy trình
Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa
a Chọn lựa giống lúa
Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa
Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa thơm, v.v
Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận (theo qui định của Bộ NN & PTNT):
Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo
Đối với vụ Hè thu
Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm
Phơi ải trong thời gian 1 tháng
Trang 29Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo
Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn Tuỳ theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20-35HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12-15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP) Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước
c Biện pháp gieo sạ
Chuẩn bị hạt giống
• Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp
• Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ
• Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm
• Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%
Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ
Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali
Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá
để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón
Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại tùy từng giai đoạn sinh trưởng của lúa
e Quản lý nước
Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng
Trang 30Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Sau khi sạ được 7-10 ngày, bắt đầu cho nước từ từ vào ruộng và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm Trong giai đoạn này, thay nước trong ruộng lúa từ 2-3 lần, sau mỗi lần thay nước giữ cạn trong 2-3 ngày Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng
f Phòng trừ cỏ dại
Ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, luân phiên sử dụng hóa chất diệt cỏ bao gồm: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v
g Phòng trừ sâu hại
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) bao gồm:
Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại sâu và các
lá có mang sâu
Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch
Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu rầy hại lúa như chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus thuringienis (Bt) để trừ sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy và 2 chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng như Ometar (chế phẩm nấm xanh) và Biovip (chế phẩm nấm trắng) để trừ các loài rầy, bọ xít và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ thiên địch, chỉ phun thuốc trừ sâu khi mật số tới ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ kỹ thuật
4 đúng:
• Đúng thuốc: Chọn thuốc đúng đối tượng sâu hại
• Đúng liều lượng: Tuân thủ quy định về liều lượng thuốc và nước pha theo chỉ dẫn ghi trên nhãn chai
• Đúng lúc: Phun khi mật số sâu hại phát triển nhiều hơn mật số thiên địch
Trang 31• Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa, sâu
ở trên lá hay trên thân
Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:
• Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND
• Bù lạch: Actara 25WG, Bassa 50ND, Fastac 5ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND
• Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG
• Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND
• Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H
• Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H
h Phòng trừ bệnh hại
Bệnh đạo ôn:
Bệnh cháy lá là do nấm gây ra Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ ĐX và HT và
ở tất cả các giai đoạn của cây lúa Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như trong vụ đông xuân Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị:
• Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời
• Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay Probenazole để phun
Bệnh khô vằn:
Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ Hè thu vào giai đoạn sau khi đẻ nhánh tối đa, hoặc khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35-40 NSS)
Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:
• Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước
• Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 15-30 ngày để diệt mầm bệnh
• Sử dụng thuốc hoá học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục bộ ở từng điểm có bệnh Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh: Hexaconazol, Iprodione
Trang 32Bệnh Bạc lá
Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè Thu trong giai đoạn 40 NSG trở đi Bệnh lây lan qua con đường hạt giống Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo
Dùng thuốc xông hơi như DDVP, Phosphine hay khí đá bỏ vào hang và bịt miệng hang lại
Gặt lúa dồn từ xung quanh vào giữa, cuối cùng bao lưới để bắt
j Thu hoạch
Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt
Nên sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa
Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng
Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa
k Chế biến, bảo quản (sơ chế)
Trong vụ đông xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất Nên sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được
Trong vụ hè thu, sử dụng máy sấy trụ đứng STĐ-1000, máy sấy tĩnh vỉ ngang hoặc lều sấy liên hợp với quạt thông gió SLQ-2000 để làm khô lúa
Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng Bảo quản lúa ở những nơi khô ráo
và thoáng Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14% Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%
Trang 333.1.6 Một số khái niệm về thuốc BVTV
a Khái niệm thuốc BVTV
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, siêu vi trùng, tuyến trùng…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm,
vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…)
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại (Pesticide) Sỡ dĩ gọi là thuốc dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng…) có tên gọi chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng gọi là thuốc trừ dịch hại
Theo quy định tại điều 1, chương 1, Điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc…) Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt
Thuốc BVTV là một trong những vật tư kỹ thuật cần thiết để góp phần hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, giữ vững và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản Sử dụng thuốc BVTV cũng là một trong những liệu pháp quan trọng trong hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
• Thuốc trừ chim hại mùa màng
• Thuốc trừ động vật hoang hại mùa màng
Trang 34• Thuốc trừ cá hại mùa màng
• Thuốc xông hơi diệt trừ sâu bệnh hại nông sản trong kho
• Thuốc trừ nấm (còn gọi thuốc trừ sâu bệnh)
• Thuốc trừ cỏ dại
• Thuốc trừ thân cây mộc
• Thuốc làm rụng lá cây
• Thuốc làm khô cây
• Thuốc điều hòa sinh trưởng
Được sử dụng phổ biến nhất trong những nhóm thuốc BVTV trên là các nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại Tuy nhiên mỗi loại thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một só loại dịch hại nhất định, chỉ thích hợp với những điều kiện nhất định như thời tiết, đất đai, cây trồng, kỹ thuật canh tác…
Thuốc trừ sâu Thuốc trừ sâu dùng để phòng trừ các loại côn trùng gây hại cây trồng trên đồng ruộng, côn trùng gây hại nông sản trong kho Một số ít thuốc trừ sâu có tác dụng phòng trừ đối với nhện đỏ hại cây
Có những thuốc rất ít độc với người và động vật máu nóng BT, Applaud, Nomolt…, chúng được khuyến khích sử dụng trừ sâu trên rau xanh, trái cây v.v Có những thuốc có độc cấp tính tương đối cao đối cao đối với người và động vật máu nóng như Methomyl… Lại có những thuốc có độc tính cao đối với ong, cá hay các thiên địch của sâu hại như Thiodan… Nhìn chung trước khi quyết định chọn mua một loại thuốc trừ sâu, cần đọc kỹ phần giới thiệu trên nhãn thuốc về những nội dung nêu trên để cân nhắc, lựa chọn được loại thuốc thích hợp
Thuốc trừ nấm Thuốc trừ nấm (Fungicide) còn gọi là thuốc trừ bệnh cây được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và nông sản Tuy có tên gọi là thuốc trừ nấm nhưng nhóm thuốc này chẳng có hiệu lực phòng trừ nấm ký sinh, mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn xạ khuẩn gây hại cho cây trồng và nông sản
Thuốc trừ cỏ dại Thuốc trừ cỏ dại được dùng để diệt trừ những loại thực vật hoang dại (cỏ dại, cây dại) mọc lẫn với cây trồng, tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây
Trang 35trồng, khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản
c Bảo quản thuốc BVTV
Thuốc BVTV mua về chưa dùng hoặc sủ dụng không hết phải được cất ở nhà kho cao ráo thoáng mát, cần có sự chú ý về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm Đặc biêt, không xếp bao thuốc xuống sát nền nhà Sử dụng thuốc BVTV đúng theo nguyên tắc: dùng đúng thuốc, dùng đúng lúc, dùng đúng liều lượng và dùng đúng phương pháp Phải sử dụng công cụ lao động riêng khi phun thuốc, không cho trẻ em đến gần chỗ pha chế Không ăn, uống, hút thuốc khi đang sử dụng thuốc Không sử dụng các nông sản đã sử dụng thuốc (hạt, củ giống…) làm thức ăn Nên sử dụng các bình bơm hoàn chỉnh, không phun thuốc ngược chiều gió, lúc trời nắng gắt hay gió lớn và phải rửa ngay sau khi tiếp xúc với thuốc Không huy động người già, trẻ em, phụ nữ có thai đi phun thuốc, rải thuốc Nghiêm cấm người và gia súc qua lại những khu vực vừa mới phun thuốc Thu hồi bao bì và các thuốc còn thừa, không rửa bình bơm tại các nguồn nước sinh hoạt và nuôi cá Sau khi phun phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ Chỉ thu hoạch nông sản sau khi đã hết thời gian cách ly
d Những ảnh hưởng của thuốc BVTV
Ảnh hưởng của thuốc đối với môi trường và hệ sinh thái
Do thuốc BVTV mang tính độc đối với sinh vật và có khả năng vận chuyển, tồn
dư nên có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và hệ sinh thái
Khi phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị rơi xuống đất Đó là chưa
kể đến biện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất Người ta cũng ước tính có tới 90% thuốc
sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà là gây nhiễm độc cho đất, nước, không khí
và nông sản
Ở trong đất, thuốc BVTV được keo đất và các chất hữu cơ giữ lại Sau đó sẽ phan tán và biến đổi theo nhiều con đường khác nhau qua các hoạt động sinh học của đất và tác động của các yếu tố hóa lý Thuốc bị rửa trôi vào nước gây nhiễm độc nước
bề mặt, nước ngầm, sông và biển Nhiều loại thuốc có khả năng bay hơi vào không khí nhất là trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm Qua nước và không khí, thuốc có thể chuyển đến những vùng rất xa, đóng góp vào việc gây ô nhiễm hóa học toàn cầu
Trang 36Do khả năng hòa tan cao trong lipid của thuốc BVTV nên đã phát hiện thuốc trong mô mỡ của động vật và như vậy là chúng đã được lôi cuốn vào chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái Khi phun thuốc lên cây, trước hết là các loài động vật ăn cây cỏ
đã bị nhiễm độc Sau đó những động vật này lại là con mồi của những động vật ăn thịt khác, tiếp theo đó những động vật ăn thịt này lại làm mồi cho các động vật ăn thịt khác… Cứ như vậy chất độc được truyền đi trong chuỗi thức ăn và qua mỗi mắc xích của chuỗi thức ăn này chất độc lại được tích lũy thêm một mức cao hơn
Ảnh hưởng đối với người và động vật máu nóng
Các loại thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu nóng ở mức độ khác nhau Người ta chia thuốc BVTV làm hai nhóm, chất độc nồng độ và chất độc tích lũy Mức độ gây độc của nhóm chất độc nồng độ phụ thuộc vào lượng thuốc xâm nhập vào
cơ thể Ở dưới liều chí tử, cơ thể không bị tử vong, thuốc được phân giải dần dần và bài tiết ra ngoài Thuộc nhóm độc này gồm các chất Pyrethroid, nhiều hợp chất lân hữu cơ, Carbamate, thuốc có nguồn gốc sinh vật
Các loại thuốc thuộc nhóm độc tích lũy gồm nhiều hợp chất Clo hữu cơ, các chất chứa Asen, thủy ngân, chì… Các thuốc này có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể, gây nên các biến đổi sinh lý có hại, thậm chí có loại gây rối loạn di truyền
Các loại thuốc BVTV có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều đường như tiếp xúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua nông sản, nước uống, không khí bị nhiễm thuốc
- Độ độc cấp tính
Thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính
Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều gây chết trung bình, viết tắt là LD50
(Letal dosis), tức là liều thuốc ít nhất có thể gây chết cho 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột), được tính bằng mg hoạt chất/kg trọng lượng cơ thể Mỗi loại thuốc
có trị số LD50 khác nhau LD50với chuột đực cũng có thể khác với chuột cái Từ độ độc cấp tính với chuột cũng có thể gây ra cho người và động vật máu nóng khác
Liều LD50 của thuốc đối với cơ thể còn phụ thuộc vào cách thức xâm nhập của thuốc vào cơ thể Cùng một loại thuốc với cùng một cơ thể, khi xâm nhập qua miệng vào đường ruột tác động có thể khác xâm nhập qua da, vì vậy liều LD50 qua miệng cũng có thể khác liều LD50 qua da Độ độc cấp tính của thuốc qua đường xông hơi
Trang 37được biểu thị bằng nồng độ gây chết trung bình, viết tắt là LC50 (Letal con concentration), được tính bằng mg hoạt chất/m3 không khí Loại thuốc có trị số LD50hoặc LC50 càng thấp là thuốc độc cấp tính càng cao
- Độ độc mãn tính
Nhiều loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể người và động vật máu nóng, gây đột biến tế bào, kích thích tế bào u ác tính phát triển, ảnh hưởng đến bào thai và gây dị dạng đối với các thế hệ sau Các biểu hiện tác hại này phát sinh chậm, do thuốc tích lũy dần trong cơ thể gọi là nhiễm độc mãn tính, biểu hiện nhiễm độc mãn tính Biểu hiện nhiễm độc mãn tính lúc đầu có thể nhầm lẫn với các bệnh lý thông thườngkhác như da xanh, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ bất thường, cần phải kháng bệnh
và điều trị kịp thời
Phân loại nhóm độc thuốc BVTV
Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, tổ chức y tế thế giới (WHO) phân chia các loại thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau là các nhóm: Ia (rất độc), Ib (độc cao), gồm cả
Ia (rất độc) và Ib (độc cao), II (độc trung bình), III (ít độc), IV (rất ít độc)
Ở Mỹ phân chia thành 4 nhóm độc Ở nước ta tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là liều LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 4 nhóm độc là nhóm I (rất độc gồm cả Ia, Ib), nhóm II (độc trung bình), nhóm III (ít độc)
và nhóm IV (rất ít độc)
- Thuốc hạn chế sử dụng
Ở nước ta và nhiều nước đã có quy định cấm sử dụng hoặc sử dụng hạn chế với cán loại thuốc có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể, gây đột biến tế bào hoặc có độ độc cấp tính cao (nhóm độc I) theo quy định của Cục Bảo Vệ Thực Vật, việc sử dụng các loại thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc chung là:
+ Chỉ những người đã được huấn luyện hoặc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ chuyên trách BVTV mới được sử dụng thuốc Khi sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn ở nhãn thuốc
+ Nhãn thuốc phải ghi thật đầy đủ và rõ ràng về cách sử dụng cho phù hợp với quy định của từng loại thuốc
+ Không tuyên truyền, quảng cáo các loại thuốc BVTV bị hạn chế sử dụng
Trang 38- Độ độc dư lượng
Theo quy định của tổ chức Lương Thực Nông Nghiệp Thế Giới (FAO) thì dư lượng thuốc BVTV là những chất đặc thù tồn lưu trong lương thực và thực phẩm, trong sản phẩm nông nghiệp và trong thức ăn vật nuôi do sử dụng thuốc BVTV gây nên Những chất đặc thù này bao gồm hoạt chất và các phụ gia ở dạng hợp chất ban đầu, các sản phẩm chuyển hóa trung gian và sản phẩm phân giải ở dạng tự do hoặc liên kết với các chất trong thực vật có hại tới sức khỏe con người và động vật máu nóng (gọi chung là chất độc) Những chất này có thể tồn tại ở lớp biểu bì (gọi là dư lượng biểu bì) ở trong lớp biểu bì (dư lượng nội bì) hoặc ở phái ngoài lớp biểu bì (dư lượng ngoại bì)
Dư lượng này được tính bằng mg (miligam) hoặc µg (microgam) trong một kg nông sản Từng loại thuốc đối với từng loại nông sản đều được quy định mức dư lượng tối đa cho phép mà không gây hại đến cơ thể người và vật nuôi khi ăn uống nông sản đó (Maximum residue limited, viết tắt là MRL), mức dư lượng tối đa cho phép có thể quy định khác nhau ở mỗi nước, tùy theo đặc điểm sinh lý, sinh thái và đặc điểm dinh dưỡng của người dân trước đó
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của các chất độc dư lượng đối với cơ thể người
và động vật máu nóng, người ta chia các thuốc BVTV thành 3 nhóm độc dư lượng:
+ Nhóm độc I (rất độc): gồm Methyl Parathion, Mevinphos, Dimethoate, Carbonfuran, Amitraz… Dư lượng xác định được không vượt quá 0.02mg/kg
+ Nhóm độc II (độc trung bình): Gồm Chlorophos, Piriminphos, Pirimicarb, Naled, Methomyl, Methidathion, Lindan, Fenitrthion, Endosufan… Dư lượng xác định được không vượt quá 0.02mg/kg
+ Nhóm độc III (ít độc): Gồm Pyrethin, Propargit, Pyrethriod, Malathion, Cyhexatin… Dư lượng xác định được không vượt quá 0.1mg/kg
- Thời gian cách ly
Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi phun lên cây đến khi thuốc phân hủy đạt mức dư lượng tối đa cho phép, gọi là thời gian cách ly (Preharvest interval, viết tắt là: PHI) Trong thực tế, thời gian cách ly được quy định là từ ngày phun thuốc lần cuối lên cây trồng cho đến ngày thu hoạch nông sản làm thức ăn cho người và vật nuôi,
Trang 39được tính bằng ngày Thời gian cách ly khác nhau với từng loại thuốc trên mỗi loại cây trồng và nông sản đó Không đảm bảo thời gian cách ly có thể gây ngộ độc cho người
sử dụng nông sản có phun thuốc BVTV
Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thiên địch
Thiên địch là danh từ chỉ chung các loài kẻ thù tự nhiên của dịch hại, bao gồm các động vật ký sinh hoặc bắt mồi ăn thịt (côn trùng, nhện, chim) các vi sinh vật gây bệnh cho sâu, các vi sinh vật đối kháng với các vật gây bệnh Trong sản xuất nông nghiệp, thiên địch quan trọng dễ thấy là các loại nhện và côn trùng ký sinh hoặc ăn sâu, các vi sinh vật gây bệnh cho sâu Thiên địch giữ vai trò rất to lớn trong việc khống chế sự phát triển của sâu hại, chúng được coi là những sinh vật có ích, cần bảo vệ Khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu cần chú ý bảo vệ thiên địch bằng các biện pháp:
- Chọn sử dụng thuốc ít hại thiên địch
- Chỉ nên sử dụng thuốc khi sâu hại phát triển tới mức cần phòng trừ (vượt qua ngưỡng gây hại)
- Không nên phun thuốc sâu khi thiên địch đang tích lũy và phát triển trên ruộng, có khả năng khống chế được sâu hại
Ảnh hưởng của thuốc tới cây trồng
Các loại thuốc BVTV nếu sử dụng đúng nồng độ và phương pháp hướng đãn đều không gây hại với cây trồng Khả năng chống chịu của cây trồng đối với thuốc cỏ liên quan đến điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng Khi trời đang nắng nóng quá, khi cây còn nhỏ hoặc đang ra hoa thụ phấn dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc, nên tránh phun thuốc vào những lúc này
Thuốc trừ cỏ chọn lọc, nếu sử dụng quá liều lượng, không đúng thời gian quy định hoặc chế độ nước không thích hợp cũng có thể gây hại cây trồng Một số thuốc trừ cỏ an toàn với lúa nhưng lại dễ hại cây trồng lá rộng (như 2.4-D) Đối với thuốc trừ
cỏ không chọn lọc khi phun không để thuốc bay lên lá non của cây trồng Các biểu hiện cây trồng bị hại bởi thuốc thường thấy là lá bị vàng, trên lá có các đốm hoặc mảng bị cháy khô, lá non và ngọn cây bị biến dạng, lá và hoa quả bị rụng Nếu bị hại nhẹ, cây có thể hồi phục sinh trưởng và không ảnh hưởng tới năng suất thu hoạch
Trang 40e Các triệu chứng bị độc do thuốc trừ sâu đối với người:
Theo tài liệu của Bùi Cách Tuyến và ctv (2005), các đường xâm nhập của thuốc BVTV vào cơ thể con người là qua da, qua miệng và mũi hít vào Các triệu chứng bị ngộ độc với biểu hiện chung là mệt mỏi, khó chịu, yếu sức Biểu hiện cụ thể đối với da là ngứa, nóng rát, mẩn đỏ, ra mồ hôi nhiều; đối với tiêu hóa: nóng và rát ở miệng, ở cuống họng, chảy nước miệng, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy; đối với thần kinh: đau đầu, chóng mặt, choáng váng, bồn chồn, bắp thịt co giật, dáng đi lảo đảo, lên cơn co giật, bất tỉnh; và đối với hô hấp là ho, đau ngực, khó thở, thở khò khè
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Huyện Cai Lậy được chia cắt làm 2 vùng
rõ rệt bởi quốc lộ 1A: phía Bắc và Nam lộ Vùng trồng lúa tập trung ở 13 xã phía Bắc của huyện Đây là vùng chuyên canh lúa có trình độ thâm canh cao, với đặc trưng chính trồng 3 vụ lúa liên tục trong năm Đề tài tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại xã Mỹ Thành Nam, Mỹ Thành Bắc và Mỹ Phước Tây với đặc trưng các xã này đều nằm ở phía Bắc của quốc lộ nên có những điều kiện tự nhiên tương đồng nhau Đề tài được thực hiện trên cơ sở điều tra phỏng vấn 30 hộ trồng lúa là xã viên của hợp tác xã
Mỹ Thành Nam và 30 hộ tại xã Mỹ Phước Tây thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn Từ
đó nêu lên thực tế việc tuân thủ các yêu cầu chỉ tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGap của các hộ như cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo hộ lao động, ghi nhật ký… những thông
tin liên quan vụ lúa Đông Xuân 2009-2010
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp tại phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hợp tác xã Mỹ Thành… Xác định số hộ áp dụng, những người, tổ chức có liên quan: người (tổ chức) cấp chứng nhận, hỗ trợ kinh phí, tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, người (đơn vị) hướng dẫn nông dân thực hiện, tổ chức thu mua, hình thức thu mua, có hợp đồng hay không?
3.2.2 Phương pháp phân tích
a Phương pháp thống kê, so sánh
So sánh các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật giữa hai nhóm hộ nông dân
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh nhằm so sánh giữa 2 nhóm hộ nông dân
có và không áp dụng GlobalGap về các chỉ tiêu như chi phí biến đổi, lợi nhuận