1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

98 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

NGUYỄN NHƯ KỲ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1” do NGUYỄN NHƯ KỲ, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

LÊ QUANG THÔNG Người hướng dẫn,

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm cao quý nhất đến cha, mẹ đã sinh ra và dạy

dỗ tôi nên người

Xin gửi lời trân trọng nhất đến quý thầy cô, đặc biệt là thầy cô trong Khoa Kinh

Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường

Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Quang Thông giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Cảm ơn các anh chị và các bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Sinh viên NGUYỄN NHƯ KỲ

Trang 4

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình phân tích công việc là tốt, việc mô tả công việc theo từng vị trí cự thể rõ ràng về chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ Công

ty đã thực sự thu hút được nhiều ứng viên tham gia vào công ty Nhưng công ty chưa tận dụng hết chức năng của hệ thống website trong công tác tuyển dụng từ đó đã bỏ lỡ nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm lực lượng lao động có trình độ, tay nghề Bên cạnh

đó công ty có chính sách tuyển dụng cho con em các CBCNV trong công ty Điều này tạo sự gắn kết qua nhiều thế hệ CBCNV trong công ty Công tác đào tạo và phát triển

đã được công ty chú trọng nhiều trong những năm qua, tuy nhiên số người tham gia đào tạo còn hạn chế, hiệu quả của các chương trình đào tạo mang lại chưa cao Các chế

độ về lương thưởng tại công ty khá rõ ràng và mức thu nhập của CBCNV ở công ty là cao so với mức lương trung bình chung của cả nước

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x

DANH MỤC PHỤ LỤC xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1 Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 2

1.3.3 Thủ tục và kỹ thuật xử lý số liệu, thông tin 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 3

1.4.1 Phạm vi không gian 3

1.4.2 Phạm vi thời gian 3

1.5 Cấu trúc của khóa luận 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 5

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 6

2.2.1 Giới thiệu về công ty 6

2.2.2 Lịch sử hình thành 7

2.2.3 Quá trình phát triển 8

2.2.4 Các đơn vị trực thuộc công ty 10

2.3 Chức năng và mục tiêu của công ty 11

2.3.1 Chức năng 11

2.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của công ty 11

2.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 11

Trang 6

2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty 11

2.4.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban trong công ty 13

2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 19

2.5.1 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 19

2.5.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm qua 20

2.5.3 Chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2015 23

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực 25

3.1.1 Khái niệm 25

3.1.2 Vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực 25

3.2 Chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực 26

3.2.1 Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực 26

3.2.2 Nhóm chức năng đào tạo và phát triển 29

3.2.3 Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực 30

3.3 Môi trường ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực 34

3.3.1 Môi trường bên ngoài 34

3.3.2 Môi trường bên trong 36

3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực 37

3.5 Phương pháp nghiên cứu 37

3.5.1 Phương pháp phân tích 38

3.5.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 38

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39

4.1 Tình hình nhân sự 39

4.1.1 Tình hình lao động qua các năm 39

4.1.2 Cơ cấu lao động theo giới tính 39

4.1.3 Cơ cấu lao động theo tuổi 40

4.1.4 Cơ cấu lao động theo trình độ 41

4.1.5 Cơ cấu bố trí lao động trong công ty 42

4.2 Phân tích mô hình quản trị nhân sự được áp dụng tại Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 43

4.3 Phân tích tình hình tuyển dụng nguồn lực tại công ty 44

Trang 7

4.3.1 Phân tích công việc 44

4.3.2 Phân tích tình hình tuyển dụng 45

4.4 Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 49

4.4.1 Chủ trương chính sách đào tạo 49

4.4.2 Phân tích công tác đào tạo 51

4.5 Hệ thống đánh giá năng lực nhân viên 62

4.5.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị năm 2009 62

4.5.2 Đánh giá mức độ hoàn thành KPI của phòng Tổ chức hành chánh 63

4.6 Thực trạng công tác khuyến khích động viên 65

4.6.1 Động viên thông qua yếu tố vật chất 65

4.6.2 Động viên thông qua yếu tố tinh thần 67

4.7 Phân tích hiệu quả quản trị nguồn nhân lực 69

4.8 Ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực 70

4.8.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự tại công ty 70

4.8.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho công ty 70

4.8.3 Hoàn thiện công tác khuyến khích động viên, duy trì và phát triển nguồn nhân lực 72

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

5.1 Kết luận 76

5.2 Kiến nghị 76

5.2.1 Về phía công ty 76

5.2.2 Về phía Nhà nước 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AT & MT An toàn và môi trường

BHXH Bảo hiểm xã hội BXD Bộ Xây Dựng

CLPT-XDCB Chiến lược phát triển – xây dựng cơ bản

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Những thành tích của Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 từ 1997 - 2009 9

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 4 năm (2006 – 2010) 21

Bảng 2.3 Thị phần của Hà Tiên 1 tại khu vực Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2006-2010 22

Bảng 2.4 Dự báo lượng xi măng xuất khẩu sang các nước từ 2011- 2015 23

Bảng 4.1 Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty năm 2008 và năm 2009 40

Bảng 4.2 Tổng hợp lao động theo độ tuổi bình quân qua các năm 41

Bảng 4.3 Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty trong năm 2009 42

Bảng 4.4 Bố trí lao động công ty trong các năm 43

Bảng 4.5 Tổng hợp các bảng mô tả công việc của XMHT 1 44

Bảng 4.6 Tổng hợp các ngành nghề cần tuyển tại công ty tháng 4 năm 2010 48

Bảng 4.7 Tổng hợp kinh phí và số người tham gia đào tạo của Công ty từ năm 2006 đến 2009 52

Bảng 4.8 Kế hoạch ngân sách đào tạo và kết quả thực hiện qua các năm 54

Bảng 4.9 Tổng hợp tình hình thực hiện ngân sách đào tạo của các đơn vị trong năm 2009 56

Bảng 4.10 Tổng hợp kinh phí các chương trình đào tạo trong năm 2009 59

Bảng 4.11 Tổng hợp so sánh hiệu quả công tác đào tạo từ năm 2007 – 2009 61

Bảng 4.12 Tổng hợp chi tiết tiêu chuẩn đánh giá 3 chỉ tiêu thực hiện KPI 63

Bảng 4.13 Mục tiêu KPI của phòng Tổ Chức Hành Chánh năm 2009 64

Bảng 4.14 Mức khen thưởng cho sáng kiến của CBCNV 66

Bảng 4.15 Các chỉ tiêu lương bình quân và năng suất lao động 69

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Biểu tượng của Công ty và Linh vật của Hà Tiên 1 7

Hình 2.2 Một số hình ảnh các giải thưởng, cúp vàng của Hà Tiên 1 10

Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 12

Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức Văn phòng Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 13

Hình 2.5 Một số sản phẩm tiêu biểu của Xi măng Hà Tiên 1 20

Hình 2.6 Các chỉ tiêu sản phẩm được cơ cấu 24

Hình 3.1 Sơ Đồ Ích Lợi của Phân Tích Công Việc 27

Hình 3.2 Sơ Đồ Quá Trình Tuyển Chọn Nhân Viên 28

Hình 3.3 Hệ Thống Đánh Giá Năng Lực Thực Hiện Công Việc của Nhân Viên 30

Hình 3.4 Cơ Cấu Hệ Thống Trả Công trong Các Doanh Nghiệp 32

Hình 3.5 Mô Hình Quản Trị Nguồn Nhân Lực 34

Hình 4.1 Tình hình lao động Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 39

Hình 4.2 Quy trình tuyển dụng nhân sự 46

Hình 4.3 So sánh số lượng ứng viên tham gia ứng tuyển vào một số ngành 49

Hình 4.4 Quy trình thực hiện đào tạo 51

Hình 4.5 Tổng hợp số người tham gia các chương trình đào tạo theo thời gian của Công ty năm 2009 55

Hình 4.6 Thu nhập bình quân của CBCNV Hà Tiên 1 65

Hình 4.7 Kết cấu thu nhập của CBCNV Hà Tiên 1 67

Trang 12

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp với nhau Đó không chỉ là sự cạnh tranh về công nghệ mà còn là sự canh tranh về con người Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo và giữ chân những người có năng lực là chiến lược cho sự thành công của các doanh nghiệp Ưu thế trong công tác tuyển dụng thuộc về các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia Mặt khác các tập đoàn, công ty nước ngoài cũng đã ồ ạt đầu tư vào nước ta không chỉ lớn mạnh về tài chính, công nghệ sản xuất hiện đại mà đặc biệt là chính sách sử dụng nguồn lực con người, trả lương xứng đáng với người lao động Các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp nước ngoài thu hút được một lượng lớn lao động làm việc cho họ Trong đó có rất nhiều người lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi đã chuyển từ làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Việt Nam sang làm việc cho các công ty nước ngoài, tạo nên tình trạng “chảy máu chất xám” Trước tình hình đó gây khó khăn cho công tác quản lý người lao động cũng như gây áp lực về vấn đề thu hút và giữ chân người lao động làm trong các doanh nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước

Trang 13

Hơn 40 năm qua, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam tại miền Nam Công ty cung cấp xi măng các loại với chất lượng cao, ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia, các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng Yêu cầu chất lượng cao đòi hỏi phải có một lực lượng có trình độ tay nghề và có sự nhận thức cao, một lực lượng quản lý năng động luôn đổi mới trong tư duy nhận thức bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế nước ta

Xuất phát từ sự đổi mới trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại doanh

nghiệp chuyển sang cổ phần hóa, tôi xin thực hiện đề tài “Phân tích công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng

Hà Tiên 1 qua việc ứng dụng phương pháp và mô hình quản trị nhân lực của công ty

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin, số liệu nhầm mục đích đánh giá tổng thể quy trình nhân sự tại Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 Đồng thời so sánh kết quả trong công tác nhân

sự tại công ty qua các năm để đánh giá chính xác thực trạng trong quản trị nhân sự

1.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu được cung cấp bởi Phòng Tổ chức Hành chánh của công ty, thông qua các báo cáo về công tác tuyển dụng, đào tạo, báo cáo hàng năm về lương thưởng và các hoạt động khác về nhân sự của công ty

1.3.3 Thủ tục và kỹ thuật xử lý số liệu, thông tin

Trang 14

Các thông tin thu thập được từ hoạt động nhân sự của công ty là các báo cáo

Do đó, ta phải lựa chọn những số liệu, nhập các số liệu cần thiết trên Excel Các thông tin thu thập được sắp xếp trên bảng tính Excel, dùng các phương pháp thống kê mô tả,

so sánh, tổng hợp đánh giá công tác nhân sự của công ty

1.4 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

1.4.1 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại Phòng Phòng Tổ chức Hành chánh Công ty cổ phần

Xi măng Hà Tiên 1 Địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, Phường Cầu Kho, Quận 1,

Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.2 Phạm vi thời gian

Tình hình nhân sự của công ty từ năm 2007 đến 2010

1.5 Cấu trúc của khóa luận

Nội dung khóa luận gồm 5 chương

Nêu lên quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm

vụ của các phòng ban trong công ty Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số khái niệm cơ bản về quản trị nguồn nhân lực cũng như vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị nguồn nhân lực, đưa ra một số công cụ quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động cho công ty, các phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp dụng

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Thông qua việc phân tích tình hình nhân sự của công ty, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công tác quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới

Trang 15

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và đưa ra một số đề nghị đối với các đối tượng liên quan

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

Trương Thị Bích Huệ (2007) đã nêu lên được hiện trạng quản trị nguồn nhân lực của Công ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải Tác giả đã dựa vào kết quả điều tra, tổng hợp những số liệu, thông tin thu thập được và kết quả phỏng vấn của cán bộ công nhân viên để phân tích hệ thống các đặc điểm, chức năng hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty Tác giả đã bám chắc vào tiến trình bố trí nhân sự 8 bước để phân tích nội dung từng bước, nhằm phản ánh thực tế của công tác này tại công ty Tác giả

đã lột tả được những nét cơ bản của nội dung bố trí và quản trị nguồn nhân lực tại công

ty Trên cơ sở phân tích này và ma trận SWOT, tác giả đã đề xuất một số chiến lược quản trị nguồn nhân lực cho công ty Tuy nhiên phần đề xuất đúng hướng nhưng chưa được cụ thể mang tính chủ quan cá nhân nhiều hơn

Trần Thị Kiều Oanh (2008) đã phân tích thực trạng công tác động viên khuyến khích nhân viên tại Công ty cổ phần Kinh Đô Dựa trên các lý thuyết về động viên khuyến khích tác giả đã phân tích các hình thức động viên nhân viên mà công ty hiện đang áp dụng Bên cạnh việc sử dụng số liệu thứ cấp được cung cấp bởi công ty để phân tích tác giả đã tiến hành điều tra tổng hợp đáng giá mức độ hài lòng của nhân viên trong đối với công tác khuyến khích tại công ty Qua đó đề tài cũng đề xuất một

số biện pháp hoàn thiện công tác động viên khuyến khích nhân viên để công ty có thể

sử dụng nguồn nhân lực của mình hiệu quả

Cao Thị Trang (2007) đã phân tích thực trạng quản trị nhân lực tại Công ty đầu

tư xây dựng 3/2 Bình Dương Trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô

tả, phương pháp so sánh kết hợp với bảng câu hỏi phân tích Đề tài đã tìm hiểu về đặc điểm và cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty Qua đó phân tích các hoạt động thu hút, tuyển dụng và đào tạo, phân tích kết quả và hiệu quả quản trị nhân lực, phân tích tình

Trang 17

hình thù lao lao động và các chính sách duy trì nguồn nhân lực được áp dụng trong công ty Đề tài cũng đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty

Nguyễn Thị Kim Phượng (2008) đã mô tả thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 chủ yếu thông qua các số liệu thu thập được từ các phòng ban của công ty Tác giả phân tích theo định tính là chủ yếu rất ít có những chỉ tiêu định lượng cụ thể để lượng giá các vấn đề Đề tài dựa trên những số liệu thứ cấp là chủ yếu nên không phản ánh đầy đủ thực tế tình hình quản trị nguồn nhân lực tại công ty Trên cơ sở đó tác giả đã có đề xuất rất nhiều biện pháp, nhưng theo sự đánh giá của công ty giữa biện pháp và khả năng thực hiện còn có khoảng cách

Trịnh Ngọc Giàu (2010) đã mô tả thực trạng công tác khuyến khích động viên nhân viên tại Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 Đề tài chủ yếu thông qua các số liệu thu thập được từ các phòng ban của công ty Đề tài phản ánh lại tình hình thực tế của công tác khuyến khích động viên nhân viên tại công ty Đề tài cũng đề xuất rất nhiều biện pháp hoàn thiện công tác khuyến khích động viên

Trần Hưng (2010) đã mô tả thực trạng quản lý nguồn nhân lực theo mô hình ma trận, thực trạng và giải pháp tại Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 Đề tài đưa ra nhiều lý thuyết về công tác quản trị nguồn nhân lực Tác giả nêu lên các điểm mạnh và những vấn đề còn tồn tại cũng như một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức

bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

Vũ Thị Thùy Mi (2010) đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân sự tại Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 Tác giả dựa vào số liệu được cung cấp bởi Phòng Tổ Chức Hành Chánh của công ty Tác giả đã xây dựng quy trình đào tạo, đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo trong các năm qua Lập kế hoạch tổ chức đào tạo cho những năm sau Tác giả cũng nêu lên một số giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công ty

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 2.2.1 Giới thiệu về công ty

Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Tên Tiếng Anh: HA TIEN 1 CEMENT JOINT STOCK COMPANY 

Trang 18

Hình 2.1 Biểu tượng của Công ty và Linh vật của Hà Tiên 1

Biểu tượng của Công ty Linh vật của Hà Tiên 1

Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn

xi măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm Thỏa ước này sau giải phóng được chính quyền Cách Mạng trưng lại vào năm 1977

Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng Kiên Lương và Nhà máy xi măng Thủ Đức Và đến năm 1983, hai nhà máy được sáp nhập và đổi tên là Nhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên

Ngày 19/08/1986, Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng 2/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động đưa công suất của toàn Nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm

Trang 19

Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 (Cơ sở sản xuất tại Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm và 500.000 tấn xi măng/năm; Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 (cơ sở sản xuất tại Thủ Đức -

Tp HCM) với công suất là 800.000 tấn xi măng/năm

Ngày 01/04/1993, Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà máy

Xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây dựng

Ngày 30/09/1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi tên thành Công ty Xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng

Ngày 03/12/1993, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn Holderbank - Thụy Sĩ thành lập Công ty Liên Doanh Xi măng Sao Mai có công suất là 1.760.000 tấn /năm Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp định 112,4 triệu USD trong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương 39,34 triệu USD

Tháng 04/1995, được thừa ủy nhiệm liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam với Supermix Asia Pte Ltd (Malaysia và Singapore), Công ty tham gia Liên Doanh Bê Tông Hỗn Hợp Việt Nam (SPMV) với công suất thiết kế 100.000m3 bê tông /năm Vốn pháp định là 1 triệu USD trong đó Công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương đương 0,3 triệu USD

Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, Công ty đã xây dựng dự án đầu

tư cải tạo môi trường và nâng cao năng lực sản xuất Tháng 11/1994 dự án đã được Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí là 23.475.000 USD, công trình đã khởi công ngày 15/06/99 và đã hoàn tất đưa vào hoạt động từ 2001, nâng công suất sản xuất của Công ty thêm 500.000 tấn xi măng/năm (Tổng công suất là 1.300.000 tấn xi măng/năm)

Ngày 06/02/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1774/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển Công ty Xi măng Hà Tiên 1 thành Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng

2.2.3 Quá trình phát triển

Hơn 40 năm qua, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của

Trang 20

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam tại miền Nam Công ty đã cung cấp cho thị trường trên 33.000.000 tấn xi măng các loại với chất lượng cao, ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia, các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng

Nhằm đảm bảo cho sự phát triển không ngừng và bền vững, ngoài sản xuất xi măng, Công ty thực hiện đa dạng hóa sản phẩm gồm: gạch các loại, vữa xây tô, cát tiêu chuẩn Để đáp ứng nhu cầu và đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ Hiện nay Công ty chưa đáp ứng đủ lượng cầu của thị trường Do đó, Công ty đã triển khai thực hiện đồng thời hai dự án đầu tư với tổng sản lượng đạt 3.200.000 tấn xi măng/năm, cụ thể: Dự án nhà máy xi măng Bình Phước tại xã Thanh Lương, Tỉnh Bình Phước với công suất 1.760.000 tấn clinker/năm và 2.200.000 tấn xi măng/năm Dự án Trạm tiếp nhận, nghiền và phân phối xi măng phía Nam đặt tại Khu công nghiệp Phú hữu, Quận

9, TP HCM với công suất 1.000.000 tấn xi măng/năm

Bảng 2.1 Những thành tích của Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 từ 1997 -

Trong năm 2007 được tặng danh hiệu “Thương hiệu dẫn đầu”

Huân chương Lao động hạng III

Cúp vàng vì sự phát triển công đồng

Năm 2005 đạt danh hiệu “Đứng đầu ngành xây dựng cơ bản”

Đạt chứng nhận ISO 9001:2000 do Quacert và DNV cấp

Hơn 20 huy chương vàng từ Hội chợ triển lãm quốc tế tại Giảng Võ – Hà Nội

Nguoàn tin: Website: www.hatien1.com.vn

Trang 21

Hình 2.2 Một số hình ảnh các giải thưởng, cúp vàng của Hà Tiên 1 

Sao vàng đất việt Cúp vàng Vietbuil Cúp vàng nhãn hiệu và thương hiệu

Nguoàn tin: Website: www.hatien1.com.vn

2.2.4 Các đơn vị trực thuộc công ty

a) Trạm nghiền Thủ Đức

Trạm nghiền Thủ Đức là một chi nhánh của Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên

1, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, đảm trách thực hiện tiếp nhận, nghiền, tồn trữ nguyên nhiên liệu, phụ gia và phân phối các chủng loại xi măng cho khách hàng nằm trong sự điều phối chung của Công ty Sản xuất, phân phối vỏ bao, các sản phẩm mới theo sự điều phối chung của Công ty Quản lý và khai thác bến cảng của Trạm

b) Trạm nghiền Phú Hữu

Trạm nghiền Phú Hữu đảm trách thực hiện tiếp nhận, nghiền, tồn trữ nguyên nhiên liệu, phụ gia và phân phối các chủng loại xi măng cho khách hàng nằm trong sự điều phối chung của Công ty Quản lý và khai thác bến cảng của Trạm Phân phối xi măng ra thị trường phía Nam của Tổng Công ty Công nghiệp Xi Măng Việt Nam

c) Nhà máy Xi măng Bình Phước

Nhà máy xi măng Bình Phước đảm trách thực hiện hoạt động khai thác mỏ, tiếp nhận, tồn trữ nguyên liệu, phụ gia và sản xuất, cung cấp phụ gia, nguyên liệu cấp phối clinker, xi măng cho các đơn vị trong Công ty và cho khách hàng theo điều phối chung của Công ty

d) Xí nghiệp Tiêu Thụ và Dịch Vụ

Có trách nhiệm tổ chức quản lý và phát triển thị trường, phát triển thương hiệu, hình thành các khu vực, các kênh đặc trưng mang tính chất vùng miền và quốc tế, đa

Trang 22

dạng, đa văn hóa, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế Tổ chức quản lý và phát triển các mạng tiêu thụ mang tính thống nhất, chuyên nghiệp và phù hợp với đặc điểm thị trường trú đóng Thực hiện các hoạt động thuộc ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp

e) Xí nghiệp Xây Dựng

Thực hiện các hoạt động thuộc ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp Phát triển phạm vi hoạt động từ đảm nhận toàn bộ công tác xây dựng, sửa chữa công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng nội bộ công ty cho đến việc tham gia đấu thầu để xây dựng các công trình theo nhu cầu của thị trường xây dựng dân dụng và công nghiệp Bảo đảm khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong hoạt động của Xí nghiệp Thực hiện việc

sử dụng và giới thiệu, phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù trong lĩnh vực xây dựng của công ty Phối hợp với phòng CLPT-XDCB trong các công tác sửa chữa, xây dựng cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng nội bộ Công ty và chịu sự kiểm soát, giám sát của phòng CLPT-XDCB Công ty trong quá trình thực hiện

2.3 Chức năng và mục tiêu của công ty

2.3.1 Chức năng

Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam tại khu vực Miền Nam Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm xi măng, gạch các loại, vữa tô, các tiêu chuẩn… Cung cấp cho thị trường khu vực phía Nam, các tỉnh khu vực Tây Nguyên và đang mở rộng sang cung cấp cho thị trường Lào, Campuchia, khu vực Trung Bộ Xây dựng dân dụng và kinh doanh bất động sản, cao ốc, cho thuê văn phòng

2.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của công ty

Để tồn tại và phát triển trên thị trường, công ty không ngừng nâng cao uy tín

thương hiệu trên thị trường bằng cách hướng tới các mục tiêu như sau:

Sản phẩm an toàn và chất lượng cao

Liên tục cải tiến hệ thống chất lượng đảm bảo hệ thống hoạt động có hiệu quả

Tiến đến thị trường mới, đặt biệt là thị trường xi măng xá công nghiệp

2.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Trang 23

Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

Trang 24

Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức Văn phòng Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức – Hành Chánh

2.4.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban trong công ty

a) Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn

đề sau: Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần Bầu, miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát và Thư ký công ty: Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần Bầu, miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát Quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát và Thư ký công ty còn thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty, báo cáo của Ban kiểm soát Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới

Trang 25

b) Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty gồm có bảy (07) thành viên

do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ

đông

c) Ban Kiểm soát: Bao gồm năm (05) thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu

ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với

Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

d) Ban Giám đốc chức năng: Gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, Giám đốc

được Hội đồng quản trị ủy quyền Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Phó Giám đốc hỗ trợ cho Giám đốc công ty được phân công phụ trách các mảng khác nhau, gồm: Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật; Phó Giám đốc phụ trách cung ứng đầu tư và Phó Giám đốc dự án

e) Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng và Phân xưởng – Xí nghiệp:

Công ty hiện có 19 phòng ban chức năng (Theo sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Xi

măng Hà Tiên 1 – Hình 2.3)

Nhiệm vụ chức năng Phòng Kế toán - thống kê - tài chính: Xây dựng kế hoạch

tài chánh theo định hạn, kiểm soát và phân tích kết quả thực hiện Ghi nhận, kiểm soát

và phân tích kết quả đầu tư tài chính của công ty Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán hạch toán tại các phòng ban và xí nghiệp trực thuộc Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định của pháp luật và công ty

về kế toán thống kê tài chánh Giám sát sử dụng ngân sách của các đơn vị trong toàn công ty Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh theo trung tâm chi phí Phân tích hợp

lý để tìm giải pháp nhằm giúp các đơn vị giảm chi phí, giá thành sản xuất Kiểm soát vốn đầu tư của công ty vào các liên doanh, các dự án đầu tư phát triển của công ty

Nhiệm vụ chức năng Phòng Tổ chức hành chính: Xây dựng chương trình, biện

pháp thực hiện, kiểm soát qui trình thực hiện và phân tích kết quả thực hiện chức năng

tổ chức: bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực cơ cấu tổ chức - nhân sự, quản lý nhân

sự và các hợp đồng lao động, pháp chế, thi đua – khen thưởng – kỷ luật, bảo vệ chính

Trang 26

trị nội bộ, thanh tra – phòng chống tham nhũng nhằm thực hiện được các mục tiêu dài hạn/ngắn hạn về tổ chức của công ty Thiết lập các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tiêu chí đào tạo hiện đại và phù hợp với chiến lược phát triển của công ty Xây dựng chương trình, biện pháp thực hiện, kiểm soát và phân tích hoạt động hành chánh nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động, tối ưu hóa các mối quan hệ cộng đồng phù hợp với vị thế công ty Xây dựng và

đệ trình ngân sách tiền lương hàng năm của công ty

Nhiệm vụ chức năng Phòng Vật tư xuất nhập khẩu: Cung cấp thiết bị, vật tư

và hàng hóa cho toàn bộ hoạt động của công ty trên cơ sở cân đối một cách khoa học

và hiệu quả giữa cung - cầu và tồn kho hợp lý, tiết kiệm Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tin cậy, hỗ trợ, cạnh tranh, hiệu quả và dài hạn với các nhà cung cấp và vận chuyển Thực hiện đánh giá nhà cung cấp theo định kỳ Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, tổ chức kiểm định, nghiệm thu, xác nhận khối lượng thực hiện theo quy định của hợp đồng Chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng Tổ chức và quản lý cảng nhập vật tư, nguyên liệu của Công ty một cách minh bạch, khoa học và hiệu quả

Nhiệm vụ chức năng Phòng Chiến lược phát triển – xây dựng cơ bản: Xây

dựng, theo dõi và kiểm soát việc triển khai thực hiện định hướng chiến lược công ty qua các chương trình hành động ngắn, trung và dài hạn Phát hiện và đề xuất chương trình hành động ngăn ngừa các tác động ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của công ty Chủ trì thực hiện các nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và báo cáo đầu tư đối với các dự án Triển khai thực hiện các dự án đầu tư đối với các dự án không cần phải thành lập Ban quản lý dự án Tổng hợp, triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa công trình kiến trúc hàng năm Chủ trì thương thảo, thiết lập và thực hiện các hợp đồng kinh tế, quản lý hồ sơ hợp đồng, xây dựng giá thành kế hoạch và giá bán sản phẩm

Nhiệm vụ chức năng Phòng nghiên cứu và triển khai: Quản lý toàn bộ bí

quyết kỹ thuật, công nghệ của công ty Nghiên cứu và thực hiện mục tiêu tối ưu hóa kỹ thuật sản xuất, công nghệ sản xuất hiện hữu để giải quyết các hạn chế về kỹ thuật và công nghệ sản xuất; tăng hiệu quả về chất lượng, chi phí, tính hiệu dụng của sản phẩm Tiếp cận và nghiên cứu ứng dụng thành tựu mới trong kỹ thuật, công nghệ sản xuất

Trang 27

vào hoạt động của công ty Chủ trì triển khai thử nghiệm ở dạng mô hình, hoàn chỉnh quy trình sản xuất thử nghiệm và chuyển giao để đưa vào sản xuất sản phẩm mới/công nghệ mới Giải quyết các vướng mắc về công nghệ, năng lượng, chi phí, hiệu quả đặt

ra trong quá trình hoạt động của công ty Nhận chuyển giao kỹ thuật, bí quyết công nghệ kèm theo các dự án đầu tư của công ty Thực hiện các thủ tục về đăng ký, quản lý

và kiểm soát nhãn hiệu hàng hóa của công ty cho các sản phẩm hiện hữu hoặc các sản phẩm mới trong tương lai Bảo vệ tính hợp pháp và độc quyền của nhãn hiệu hàng hóa

về mặt pháp luật

Nhiệm vụ chức năng Phòng Bảo vệ quân sự: Tổ chức và thực hiện phương án,

biện pháp bảo vệ, tuần tra canh gác Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những trường hợp xâm phạm hoặc phá hoại tài sản của Công ty Trực tiếp quản lý các phương tiện phòng cháy chữa cháy, xây dựng tổ chức quần chúng thực hiện công tác PCCC, huấn luyện

Nhiệm vụ chức năng Phòng Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình phát

triển ứng dụng công nghệ thông tin với nội dung và thời hạn cụ thể, phối hợp với mục tiêu phát triển ngắn hạn, dài hạn của công ty Thiết lập, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống thông tin điện tử và cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin Thiết lập và ban hành các quy trình, quy định, hướng dẫn khai thác hệ thống thông tin, bảo mật dữ liệu và kiểm soát việc thực hiện

Nhiệm vụ chức năng Phòng thí nghiệm: Kiểm tra, giám sát chất lượng sản

phẩm từ giai đoạn cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, lưu kho cho đến khi xuất cho khách hàng, bảo đảm các tiêu chí thể hiện trong mục tiêu chất lượng của công ty

Nhiệm vụ chức năng Ban ISO – An toàn và môi trường: Hệ thống quản lý chất

lượng: Xây dựng, giám sát hiệu quả và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn sức khoẻ, vệ sinh công nghiệp và môi trường ISO Thiết lập và kiểm soát các chính sách, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường tại Công ty Thiết lập các chương trình đào tạo về ATLĐ, VSLĐ

và bảo vệ môi trường cho người lao động Công ty

Trạm Y tế: Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ của người lao động làm

việc cho công ty, bao gồm: thiết lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động, tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ và để phát hiện và thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động điều trị bệnh phù hợp với từng địa bàn lao động của công ty Bảo đảm đủ

Trang 28

năng lực thực hiện công tác sơ cấp cứu tại tuyến cơ sở và chuyển tuyến kịp thời đối với những trường hợp cần thiết Kiểm tra và thực hiện các hành động ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh cho toàn công ty

Xí nghiệp Xây dựng Hà Tiên 1: Từng bước đáp ứng được các nhu cầu sửa

chữa, xây dựng các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng của công ty Có chương trình với tiến độ cụ thể để từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực thi công nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội Xác lập mục tiêu ngắn và dài hạn, thực hiện và phân tích kết quả thực hiện trong hoạt động xây dựng các công trình trong và ngoài công ty với mục tiêu phát triển khả năng và quy mô hoạt động

Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ XMHT1: Tổ chức quản lý và phát triển thị

trường, phát triển thương hiệu, hình thành các khu vực đặc trưng mang tính chất vùng miền và quốc tế, đa dạng, đa văn hóa, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế Tổ chức quản lý và phát triển các mạng tiêu thụ mang tính thống nhất, chuyên nghiệp và phù hợp với đặc điểm thị trường trú đóng Xây dựng và thực hiện các dịch vụ kèm theo mang giá trị gia tăng cao Chú trọng phát triển hợp lý mạng phân phối độc quyền

về các chính sách bảo vệ và phát triển hệ thống các nhà phân phối chính cùng hệ thống bán lẻ

Phân xưởng sản xuất xi măng: Tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất

xi măng, từ tiếp nhận nguyên liệu, phụ gia, sản xuất xi măng cho đến khi xuất xi măng, giao sản phẩm cho khách hàng Quản lý, phối hợp và chịu trách nhiệm về bảo trì, sửa chữa toàn bộ máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng (hệ thống điện, cấp nước trên mặt bằng nhà máy) của dây chuyền sản xuất, từ khâu nhập nguyên liệu đến xuất xi măng cho khách hàng Tổ chức và thực hiện công tác kỹ thuật sản xuất xi măng, chịu trách nhiệm về chất lượng các loại xi măng sản xuất theo chính sách chất lượng của Công ty và quy định của Nhà nước

Phân xưởng sửa chữa cơ điện: Chịu trách nhiệm ổn định hoạt động của máy

móc thiết bị trong toàn bộ công ty Xây dựng chương trình tu bổ định kỳ cho toàn công

ty, tổ chức thực hiện phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty Xử lý các

hư hỏng đột xuất xảy ra trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của các đơn vị Gia công các chi tiết phục vụ cho hoạt động sửa chữa Xác định khả năng tự sửa chữa/tổ chức thuê ngoài sửa chữa các hư hỏng của máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển của

Trang 29

công ty Tối ưu hóa hệ thống quản lý kho Chịu trách nhiệm bảo quản về khối lượng và chất lượng hàng hoá lưu kho

Phân xưởng sản xuất vỏ bao: Xây dựng các quy trình, quy định cụ thể, cải

tiến và cập nhật để thực hiện tốt nhất chức năng kỹ thuật sản xuất và tổ chức của phân xưởng, trong chiến lược chung của toàn công ty Tổ chức hoạt động sản xuất trên cơ

sở liên tục cải tiến, tối ưu hóa hoạt động, thiết bị và công nghệ, đảm bảo chất lượng, số lượng, an toàn lao động, môi trường sạch đẹp theo ISO và hiệu quả cao Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất phù hợp với mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty Thực hiện và phối hợp công tác bảo trì, sửa chữa (hoặc yêu cầu sửa chữa) các thiết bị trong dây chuyền sản xuất vỏ bao để đảm bảo yêu cầu cao về giờ hoạt động của thiết bị cho sản xuất với hiệu quả tốt nhất Phối hợp với đơn vị tiêu thụ sản phẩm

để tiếp nhận các phản hồi từ thị trường, nghiên cứu và hiệu chỉnh phù hợp

Phân xưởng khai thác đá phụ gia Pouzolan: Tổ chức hoạt động sản xuất trên

cơ sở liên tục cải tiến, tối ưu hóa hoạt động, thiết bị và công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, môi trường sạch đẹp đáp ứng tiêu chuẩn ISO và hiệu quả cao Thực hiện và phối hợp thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa (hoặc yêu cầu sửa chữa) các thiết bị trong dây chuyền sản xuất để bảo đảm yêu cầu cao về giờ hoạt động của thiết bị cho sản xuất với hiệu quả tốt nhất Thực hiện quy trình cải tiến liên tục trong hoạt động sản xuất và quản lý kỹ thuật, công nghệ để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất của đá pouzzolane sản xuất tại phân xưởng so với thị trường

Phân xưởng sản xuất các sản phẩm mới: Tổ chức hoạt động sản xuất trên cơ

sở liên tục cải tiến, tối ưu hóa hoạt động, thiết bị và công nghệ, đảm bảo chất lượng, số lượng, an toàn lao động, môi trường sạch đẹp theo ISO và hiệu quả cao Thực hiện và phối hợp công tác bảo trì, sửa chữa (hoặc yêu cầu sửa chữa) các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng để đảm bảo yêu cầu cao về giờ hoạt động của thiết bị cho sản xuất với hiệu quả tốt nhất Phối hợp với đơn vị tiêu thụ sản phẩm để tiếp nhận các phản hồi từ thị trường, nghiên cứu và hiệu chỉnh phù hợp

Ban quản lý dự án: Thay mặt chủ đầu tư làm việc với cơ quan chức năng Nhà

nước để xây dựng các định mức, đơn giá công trình và trình duyệt, làm cơ sở lập dự toán, tổng dự toán Xây dựng và trình duyệt phương án và kế hoạch sản xuất thử Tổ chức triển khai thực hiện phương án sản xuất thử được duyệt cho đến khi bàn giao

Trang 30

sang sản xuất kinh doanh Tổ chức quản lý, giám sát, xác nhận và lập báo cáo hàng tháng hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư, quá trình cung cấp vật tư, thiết bị, thiết kế, dịch vụ kỹ thuật, quá trình xây lắp Lập kế hoạch huy động vốn và kế hoạch sử dụng vốn đầu tư theo kế hoạch tài chính của dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch vốn đã được duyệt Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm và quyết toán vốn đầu tư với tổ chức cung ứng vốn khi hoàn thành dự án theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và báo cáo với chủ đầu tư và các cơ quan Nhà nước

Tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng

Văn phòng công đoàn: Tổ chức các hoạt động đoàn thể cho CBCNV Công ty 2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.5.1 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty

a) Thành phần nguyên vật liệu dùng cho sản xuất

Bao gồm: Clinker, đá mu rùa, thạch cao và các phụ gia khác

Clinker: là một loại bán thành phẩm của quy trình sản xuất, chiếm khoảng hơn

84% trọng lượng sản phẩm Clinker là một hỗn hợp đá vôi, đất sét và nước được nghiền nhuyễn và trộn vào nhau Clinker sau quá trình nung luyện dó dạng như: đá vụn có màu xám đen của xi măng, clinker đem đi nghiền để trở thành xi măng ngay nhưng để tăng tính hiệu quả kinh tế và tính năng sử dụng còn phải thêm phụ gia vào mới nghiền thành xi măng, nguồn vật liệu này được cung cấp bởi phân xưởng Khai Thác Đá và các nguồn khác

Đá mu rùa (Pouzzoland): là một loại vật liệu phụ của quy trình sản xuất xi

măng, chiếm khoảng 15% trong thành phần Nguồn vật liệu này là một phần vật chất

từ phân xưởng khai thác ở Vĩnh Tân (Đồng Nai) về và một phần phải mua ở ngoài

Thạch cao: là loại vật liệu phụ của quy trình sản xuất xi măng tại công ty và

phần lớn vật liệu này công ty phải nhập từ bên ngoài

b) Các bước sản xuất

Clinker, đá mu rùa, thạch cao và các phụ gia khác được chở về công ty bằng đường sông và đường bộ, sau khi đã được kiểm nghiệm đạt các tiêu chuẩn tương ứng, sau đó cầu múc và băng tải sẽ chuyển các loại vật liệu này vào kho chứa Clinker, đá

mu rùa, thạch cao với kích thước quy định để cầu múc đổ vào các phễu tiếp liệu của các máy nghiền xi măng Qua thiết bị định lượng, các loại nguyên vật liệu đưa vào

Trang 31

máy nghiền với một tỷ lệ và liều lượng định sẵn tùy theo các chủng loại Phối liệu để nghiền trong máy nghiền bi, sau khi ra khỏi máy nghiền phối thành xi măng dưới dạng mịn và được bình hơi khí nén đưa lên Silô tồn trữ Từ Silo xi măng bột được tháo xuống Vít tải (dây chuyền I) hoặc hệ thống máng trượt khí động (dây chuyền II) và đưa xuống câu nâng Cầu nâng sẽ chuyển bột xi măng lên sàn phân loại, sau đó sẽ chuyển xuống Bunke để tiếp liệu cho máy đóng bao

Hình 2.5 Một số sản phẩm tiêu biểu của Xi măng Hà Tiên 1

Gạch lát tự chèn Gạch block

Nguoàn tin: Website: www.hatien1.com.vn 2.5.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm qua

a) Hoạt động tài chính

Trang 32

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 4 năm (2006 – 2010)

Nguồn tin: Phòng Chiến lược phát triển – xây dựng cơ bản

Hà Tiên 1 chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ tháng

18/01/2007, Công ty cổ phần Xi măng Hà tiên 1 dần đi vào hoạt động ổn định và đã

đạt được một số kết quả đáng khích lệ

Doanh thu thuần năm 2006 là 2.112 tỷ đồng, tăng 8,30% so với năm 2005

Lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 67 tỷ đồng, tăng 7,40% so với năm 2005

Năm tháng đầu năm 2007, Hà Tiên 1 sản xuất và cung ứng được 1.011.835 tấn

xi măng các loại

Trong thời gian qua, sự biến động về giá cả nguyên liệu, vật tư chuyên dùng

luôn biến động tăng liên tục trong khi đó Hà Tiên 1 vẫn đảm bảo được sự bình ổn về

giá bán, bình ổn về thị trường xi măng đã chứng tỏ Hà Tiên 1 hoạt động hiệu quả từ

quản lý sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu giảm chi phí kinh doanh, tăng tối

đa lợi nhuận cho Công ty

Trang 33

b) Về thị phần và hệ thống phân phối

Bảng 2.3 Thị phần của Hà Tiên 1 tại khu vực Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2006-2010

Đơn vị tính: Tấn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Xi măng tiêu thụ tại

khu vực Đông Nam

Ngoài việc cung cấp cho khu vực trong nước, Hà Tiên 1 đã mở rộng sang thị trường nước ngoài, xuất khẩu sang Lào và Cambodia Sắp tới, Hà Tiên 1 còn mở rộng thị trường sang Myanma

Tuy vậy, Xi măng Hà Tiên 1 đang chiếm khoảng 8% thị phần thị trường xi măng cả nước Hệ thống phân phối của Công ty chủ yếu tập trung tại thị trường khu vực IV với các kênh phân phối đa dạng, có thể cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất Việc áp dụng mô hình phân phối thông qua nhà phân phối giúp Hà Tiên 1 giảm chi phí phân phối rất nhiều, chất lượng quản lý hệ thống phân phối tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh áp dụng mô hình phân phối trực tiếp

c) Về thương hiệu

Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty trong năm

Trang 34

2006, lợi thế kinh doanh mà chủ yếu là giá trị thương hiệu của Hà Tiên 1 được xác

định là 176.752.281.000 đồng Cổ phiếu của Hà Tiên 1 luôn được các nhà đầu tư lớn,

có tiêu chí đầu tư lâu dài quan tâm Giá giao dịch bình quân cổ phiếu HT1 của Công ty

Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 trên thị trường trong thời gian qua vào khoảng 50.000 –

60.000 đồng/cổ phiếu, với mức vốn hoá thị trường vào khoảng 4.350 tỷ đồng

2.5.3 Chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2015

a) Mục tiêu và chiến lược phát triển

Triển khai và xây dựng chiến lược nhằm trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ xi

măng hàng đầu trong ngành công nghiệp xi măng tại khu vực phía Nam, xác định

hướng phát triển mở rộng thị trường sang mục tiêu là Tây Nguyên, duyên hải Nam

Trung Bộ, xuất khẩu sang thị trường Campuchia và Lào, phù hợp với chiến lược phát

triển của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam

Tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời, phù hợp với phạm vi hoạt

động của công ty như: Đa dạng hóa sản phẩm và các ngành nghề kinh doanh Tiếp tục

đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực là xi măng và các sản phẩm khác

từ xi măng Xây dựng kinh doanh bất động sản Trồng khai thác rừng và các cây công

nghiệp và dịch vụ bến cảng, kho bãi, vận chuyển thủy bộ

Bảng 2.4 Dự báo lượng xi măng xuất khẩu sang các nước từ 2011- 2015

Nguồn tin: Phòng Chiến lược phát triển – xây dựng cơ bản

b) Chiến lược cơ cấu kinh doanh

Các đơn vị trực thuộc Công ty là những đơn vị kinh doanh độc lập, chỉ chịu sự

giám sát của Công ty bao gồm: Trạm nghiền Thủ Đức, Trạm nghiền Phú Hữu, NMXM

Bình Phước, Trạm nghiền Cam Ranh, NMXM Kiên Lương và Trạm nghiền Long An

Trang 35

Hình 2.6 Các chỉ tiêu sản phẩm được cơ cấu

DỰ BÁO CƠ CẤU SẢN PHẨM XI MĂNG NĂM 2015

Nguồn tin: Phòng Chiến lược phát triển – xây dựng cơ bản

Qua đồ thị cho thấy dự báo sản phẩm được sản xuất sẽ được phân bổ điều cho các nhà máy Thay vì hiện nay chỉ tập trung vào sản xuất tại các Trạm nghiền Thủ Đức, Trạm nghiền Phú Hữu Với sự phân bổ này sẽ làm giảm khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Mặt khác, qua đó cũng nhận thấy thị trường của công ty cũng được mở rộng ra cả miền Trung với nhà máy Cam Ranh, khu vực miền Tây và Campuchia với nhà máy Kiên Lương

Trang 36

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực

3.1.1 Khái niệm

Nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, bao gồm có thể lực và trí lực Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả lao động làm việc trong tổ chức đó Khái niệm quản trị nguồn nhân lực có nhiều ý kiến phát biểu khác nhau như giáo sư người Mỹ Dinock: “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ những biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả những trường hợp xảy ra có liên quan đến một loại công việc nào đó”, còn giáo sư Felix Migro thì cho rằng: “Quản trị nhân sự là nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên

cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được” Quản trị nguồn nhân lực một cách cụ thể là bao gồm tất cả những hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả số lượng và chất lượng

3.1.2 Vai trò, ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nhân sự đóng vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật chất phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không hoặc quản trị kém nguồn tài nguyên nhân sự Phong cách quản trị tài nguyên nhân sự ảnh hưởng văn hóa của tổ chức

Quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích, kết quả thông qua người khác Nhà quản trị có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác Nhưng nhà quản trị đó vẫn có

Trang 37

thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho đúng việc, hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm việc

Đồng thời quản trị nguồn nhân lực còn giúp cho các nhà quản trị học tìm ra ngôn ngữ chung và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của các cá nhân, nâng cao hiệu quả của tổ chức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, về mặt kinh tế, quản trị nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về nguồn nhân lực Về mặt xã hội, quản trị nguồn nhân lực thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, góp phần làm giảm bớt mâu thuẫn tư bản-lao động trong các doanh nghiệp (Trần Kim Dung, 2004)

3.2 Chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực

Hoạt động quản trị nguồn nhân lực liên quan đến tất cả các vấn đề thuộc về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên nhằm đạt được hiệu quả cao cho cả

tổ chức lẫn nhân viên Trong thực tiễn, những hoạt động này đa dạng, phong phú và khác biệt tùy theo các đặc điểm về cơ cấu tổ chức, công nghệ kỹ thuật, công nghệ, tài chính, trình độ phát triển ở các tổ chức Hầu như tất cả các tổ chức đều phải thực hiện các hoạt động cơ bản như: xác định nhu cầu nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân viên, đào tạo, khen thưởng kỷ luật nhân viên, trả công Tuy nhiên có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực theo ba nhóm chức năng chủ yếu sau (Trần Kim Dung, 2004)

3.2.1 Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực

Chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp Do đó tổ chức phải tiến hành phân tích công việc, tuyển dụng và bố trí nhân lực

Trang 38

Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện tốt công việc

Lợi ích của việc sử dụng các thông tin phân tích công việc đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được thể hiện trong hình 3.1 như sau:

Hình 3.1 Sơ Đồ Ích Lợi của Phân Tích Công Việc

Nguồn: Trần Kim Dung, 2004 Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc

Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các quyền hạn trách nhiệm khi thực hiện công việc, các mối quan hệ trong báo cáo thực hiện công việc, các điều kiện làm việc, trách nhiệm thanh tra, giám sát các tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trình thực hiện

Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản tóm tắt những yêu cầu về phẩm chất cá nhân, những nét tiêu biểu và đặc điểm về trình độ học vấn, năng lực, nguyện vọng, sở thích… của người thực hiện công việc Bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông tin cơ sở cho việc tuyển lựa, chon lọc và đào tạo nhân viên, đánh giá việc thực hiện công việc và trả công lao động

a) Tuyển dụng nhân viên

Phân tích công việc

Tuyển dụng,

Chọn lựa

Đào tạo,huấn luyện

Đánh giá nhân viên

Xác định giá trị công việc

Trả công, khen thưởng Bảng mô tả công việc Bảng tiêu chuẩn công

iệ

Trang 39

Hình 3.2 Sơ Đồ Quá Trình Tuyển Chọn Nhân Viên

Nguồn: Trần Kim Dung, 2004

Thông báo tuyển dụng

Thu nhận, nghiên cứu hồ

Phỏng vấn sơ bộ

Phỏng vấn lần hai Kiểm tra, trắc nghiệm

Bố trí công việc

Khám sức khỏe

Ra quyết định tuyển dụng Xác minh, điều tra

Trang 40

- Yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra đối với ứng viên có rõ ràng không?

- Qui trình tuyển dụng có theo một trình từ chặt chẽ, hợp lý không?

- Tỷ lệ sàng lọc có hợp lý không?

- Đánh giá hiệu quả các quảng cáo tuyển dụng và hiệu quả của thu hút với mục tiêu của tổ chức

- Sự đảm bảo công bằng cho tất cả các cơ hội xin việc

- Các tiêu chuẩn dùng để loại bỏ những người xin việc đã hợp lý chưa, đã bao quát hết các trường hợp loại bỏ chưa

- Chi phí tài chính cho quá trình thu hút

d) Đánh giá khả năng thu hút nhân lực

- Bản thân công việc có hấp dẫn không?

- Chính sách cán bộ của Công ty như thế nào, có thể đáp ứng những mong đợi của người lao động khi vào làm việc trong Công ty hay không?

- Khả năng tài chính của công ty, yếu tố này ảnh hưởng đến đồng lương mà người lao động sẽ được nhận khi làm việc tại công ty

3.2.2 Nhóm chức năng đào tạo và phát triển

Đào tạo – phát triển là quá trình giúp con người tiếp thu những kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm hay hành vi, nâng cao khả năng thực hiện công việc của các cá nhân Điều này cũng có nghĩa công tác này được áp dụng để làm thay đổi việc nhân viên biết gì, làm như thế nào và quan điểm của họ đối với các đồng nghiệp hoặc ban lãnh đạo

Các khái niệm giáo dục, đào tạo, phát triển đều đề cập đến một quá trình tương tự: quá trình cho phép con người tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của các cá nhân Điều đó cũng có nghĩa là giáo dục, đào tạo, phát triển được áp dụng để làm thay đổi việc nhân viên biết gì, làm như nào,và quan điểm của họ đối với công việc, hoặc mối quan hệ với các đồng nghiệp và các nhà quản lý

Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp mới thích hợp trong tương lai

Đào tạo: (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng), được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm

Ngày đăng: 28/02/2019, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w