1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

80 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Dựa vào những danh lam thắng cảnh đã có từ lâu đời cùng với những tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kết hợp với việc phân tích những lợi thế và khó khăn, ưu và khuyết điểm tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LƯỢNG KHÁCH DU

LỊCH ĐẾN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

LƯƠNG THỊ HỒNG LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7 /2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một Số Giải Pháp

Nhằm Tăng Lượng Khách Du Lịch Đến Thành Phố Vũng Tàu” do Lương Thị

Hồng Linh, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, đã bảo vệ

thành công trước hội đồng vào ngày

Th.S Trần Minh Huy Người hướng dẫn

Ngày tháng năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2010 Ngày tháng năm 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong tác phẩm nổi tiếng “Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên”, có một đoạn kể về cô bé Alice khi bị lạc vào xứ sở thần tiên, cô bé sợ hãi bỏ chạy, chạy mãi cho đến khi gặp một con mèo

Alice hỏi con mèo: Tớ đi đường nào bây giờ?

Con mèo trả lời: Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu chứ?

Alice đáp lại: Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến Con mèo: Thế thì cậu không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi mà cậu

đã không quan tâm đến cái nơi mình đến thì đường nào mà chẳng được

Quả thật, chẳng phải con mèo chịu thua trong việc chỉ đường cho Alice, mà ngay

cả những người thông thái nhất cũng đành lắc đầu khi phải chỉ đường cho một người

mà không hề biết rõ đích đến của mình là nơi đâu

Hạnh phúc của tôi là trên mọi nẻo đường luôn có những người yêu thương và giúp đỡ mình Ngay cả những lúc tôi không biết mình phải đi đâu, cũng có những người luôn lắng nghe và chia sẻ những lo lắng để tôi tìm ra được con đường đúng đắn nhất

Cha mẹ là người tôi phải biết ơn cả cuộc đời này, chẳng gì trả nổi công ơn dưỡng dục to lớn ấy Thầy cô là người mở đường cho tôi, không có thầy cô, tôi chẳng thể nào thành người được Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cha mẹ và thầy cô – những người quan trọng nhất trong cuộc đời mình Cám ơn thầy Trần Minh Huy đã giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành khóa luận này

Trên con đường tôi đi, còn rất nhiều người tốt bụng luôn sẵn sàng chỉ cho tôi con đường đúng đắn Điều quan trọng là chỉ cần tôi biết tôi muốn đi đến đâu Cám ơn cuộc sống đã cho tôi cơ hội để được đi và được đến

TP Hồ Chí Minh, Ngày 24/07/2010

Lương Thị Hồng Linh

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

LƯƠNG THỊ HỒNG LINH Tháng 07 năm 2010 “Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Lượng Khách Du Lịch Đến Thành Phố Vũng Tàu”

LUONG THI HONG LINH July 2010 “Some Strategies To Increase a

Number of Tourists To Vung Tau city”

Dựa vào những danh lam thắng cảnh đã có từ lâu đời cùng với những tiềm năng

du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kết hợp với việc phân tích những lợi thế và khó khăn, ưu và khuyết điểm trong hoạt động du lịch của tỉnh để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng lượng khách du lịch đến thành phố Vũng Tàu trong tương lai Đồng thời tìm ra giải pháp nhằm đưa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên một vị thế mới trong ngành

du lịch, nâng cao hình ảnh của tỉnh trong mắt du khách

Đề tài được thực hiện dựa trên việc thu thập các số liệu trong quá khứ về hoạt động du lịch tại sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến ngành du lịch Vũng Tàu, kết hợp với việc thu thập dữ liệu

sơ cấp bằng cách thực hiện điều tra 300 khách du lịch trong và ngoài nước về cảm nhận của họ trên một số mặt của hoạt động du lịch tại Vũng Tàu

Khóa luận nghiên cứu được một số nội dung cơ bản sau:

● Những thuận lợi cũng như tiềm năng to lớn của Vũng Tàu trong việc phát triển du lịch

● Phân tích các mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, thách thức, khó khăn đối với ngành du lịch Vũng Tàu

● Phân tích các kết quả hoạt động du lịch thông qua các lĩnh vực khác như doanh thu, nhân sự, và các hoạt động đầu tư, tu bổ các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh qua các năm

● Có được cảm nhận chân thực của du khách về ngành du lịch Vũng Tàu trên một số mặt tiêu biểu

Trang 5

● Đề ra một số giải pháp nhằm thu hút và duy trì lượng khách du lịch đến thành phố Vũng Tàu và khẳng định hình ảnh du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong mắt du khách

Từ những yếu tố nhỏ trên, đề tài đã tổng quát và nêu ra được một diện mạo chung về ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Du lịch là ngành cần tất cả các bộ phận phát triển đồng đều như nhau Danh lam thắng cảnh phải đẹp, đường phố phải xanh, bãi biển phải sạch, người dân phải văn minh, lịch sự Đề tài nghiên cứu cũng nhằm mục đích góp một phần nhỏ vào cái xanh, sạch, đẹp ấy để Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng đẹp hơn trong mắt du khách

Trang 6

vi

MỤC LỤC

Trang MỤC LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

2.1 Tổng quan tài liệu tham khảo 4

2.2.3 Tình hình hoạt động của ngành Du lịch Việt Nam qua các năm 7 2.2.4 Định hướng phát triển 10

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Cơ sở lý luận 16

3.1.1 Khái niệm du lịch 16

Trang 7

3.1.2 Đặc điểm du lịch 17 3.1.3 Khái niệm khách du lịch 19

3.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống du lịch 19 3.1.5 Các điều kiện để phát triển du lịch 21 3.2 Phương pháp nghiên cứu 22

3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu: 22 3.2.2.Phương pháp xử lý số liệu 22

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Tình hình khách quốc tế vào Việt Nam qua các năm 24

4.2 Đánh giá tiềm năng du lịch của Vũng Tàu 27

4.2.1 Tiềm năng du lịch 27

4.2.3 Nghề thủ công mỹ nghệ tại Vũng Tàu 29 4.2.4 Quan điểm phát triển của ngành du lịch Vũng Tàu 30 4.2.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch Vũng Tàu 32 4.3 Tình hình mạng lưới cơ sở lưu trú tại Vũng Tàu 33

4.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngành du lịch tỉnh BRVT trong

4.5 Các thị trường khách quốc tế dẫn đầu đến Vũng Tàu 38

4.6 Tình hình nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch Vũng Tàu 39

4.7 Phân tích cảm nhận của du khách đối với du lịch Vũng Tàu 41

4.8 Phân tích ma trận SWOT và đánh giá du lịch Vũng Tàu 48

4.9 Giải pháp thu hút và duy trì lượng khách du lịch đến với thành phố

Trang 8

HĐND Hội đồng nhân dân

SWOT Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats (Điểm mạnh –

Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức) TNHH Trách nhiện hữu hạn

Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UBND Ủy ban nhân dân

VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch

WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Số Lượng Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế 8

Bảng 2.3 Vốn Ngân Sách Nhà Nước Hỗ Trợ Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch 9

Bảng 2.4 Đầu Tư Trực Tiếp Từ Nước Ngoài (FDI) Thời kì 1995-2009 9

Bảng 4.1.Tình Hình Khách Quốc Tế Đến Việt Nam Qua Các Năm 24

Bảng 4.2 Các Thị Trường Khách Quốc Tế Dẫn Đầu Đến Việt Nam 25

Bảng 4.3 Mục Đích Đến Việt Nam Của Khách Quốc Tế Trong Thời Gian Qua 26

Bảng 4.4 Mạng Lưới Cơ Sở Lưu Trú tại Vũng Tàu 33

Bảng 4.5 Sự Phát Triển Cơ Sở Lưu Trú Tại Vũng Tàu 34

Bảng 4.6 Tình Hình Kinh Doanh Du Lịch Tại Một Số Thành Phố Du Lịch

Bảng 4.7.Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngành Du Lịch Tỉnh BRVT 36

Bảng 4.8 Kết Quả Thu Hút Đầu Tư Du Lịch BRVT Qua Các Năm 37

Bảng 4.9 Cảm Nhận Của Du Khách Về Giá Cả Các Dịch Vụ Du Lịch Tại

Bảng 4.10 Cảm Nhận của Du Khách Về Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch Tại

Bảng 4.11 Cảm Nhận Của Du Khách Về Chất Lượng Cơ Sở Lưu Trú Tại Vũng Tàu 43

Bảng 4.12.Cảm Nhận Của Du Khách Về Thái Độ Phục Vụ Của Nhân Viên Phục Vụ

Bảng 4.13.Cảm Nhận Của Du Khách Về Tình Hình An Ninh Tại Vũng Tàu So Với

Bảng 4.14 Cảm Nhận Của Du Khách Về Ẩm Thực Tại Vũng Tàu 46

Bảng 4.15 Ý Kiến Của Du Khách Về Những Mặt Cần Cải Thiện Của Ngành

Bảng 4.16 Dự Định Nghỉ Lại Của Du Khách Tại Vũng Tàu 47

Trang 10

Hình 4.4 Cơ Cấu Lao Động Phục Vụ Trong Các Ngành Nghề Du Lịch

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bản câu hỏi điều tra khách du lịch trong nước

Phụ lục 2 Bản câu hỏi điều tra khách du lịch nước ngoài Phụ lục 3 Một số danh lam thắng cảnh tại thành phố Vũng Tàu

Trang 12

Lời ấy được trích từ bản “Tuyên ngôn độc lập” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc vào ngày 02/09/1945 trước hàng vạn đồng bào Ngày ấy,Việt Nam mới được khai sinh, vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu Và Việt Nam giờ đã khác

Tháng 01/2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO Việt Nam đã bước lên một nấc thang mới, bước lên một bậc cao hơn để mọi người có thể nhìn thấy rõ hơn Bản thân là một công dân Việt Nam, tôi tự hào bởi Việt Nam xưa và nay

Chính bởi Việt Nam đã được bạn bè năm châu biết đến nhiều hơn, chính bởi tỉnh BRVT nơi tôi sinh sống là một phần của đất nước Việt Nam Thế nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng lượng khách du lịch đến thành phố Vũng Tàu” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tại trường

ĐH Nông Lâm tp Hồ Chí Minh

Mong muốn của tôi là góp một phần sức lực nhỏ bé của mình nhằm tìm ra một số giải pháp hữu ích giúp cải thiện tình hình du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi biết được nhiều hơn những gì mình nghĩ Tôi được lắng nghe trực tiếp ý kiến của du khách khi đi điều tra bảng câu hỏi Và hơn hết khi tôi đặt mình như một người được có trách nhiệm với chính mảnh đất nơi mà tôi đang sống, tôi mới nhận ra Vũng Tàu thật đáng trân trọng biết bao Những khuyết điểm giờ đây không chỉ đơn thuần là chê bai mà thay vào đó trong tôi nung nấu tìm ra được những giải pháp để khắc phục nó Để thành phố Vũng Tàu trước hết là đẹp đối với chính những người đang sinh sống tại đó sau nữa là “đẹp” với khách du lịch trong nước và cuối cùng là với bạn bè quốc tế

Trang 13

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu hình ảnh quần thể DLTC và di tích cùng với các bãi tắm thuộc Vũng Tàu

- Thông qua các chỉ tiêu: lượng khách, doanh số, tình hình nhân lực và vấn đề đào tạo, việc chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ, hoạt động quảng bá du lịch, mạng lưới lưu trú, an ninh du lịch… để đánh giá quá trình phát triển du lịch của tỉnh BRVT trong thời gian qua

- Phân tích cách đánh giá, cảm nhận của du khách về các DLTC, các hoạt động

du lịch tại Vũng Tàu

- Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch của ngành du lịch Vũng Tàu Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục

- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 10/03/2010 đến ngày 01/06/2010

- Giới hạn đề tài: Do tác giả không chuyên sâu về lĩnh vực du lịch, thời gian nghiên cứu ngắn cộng với chưa có trải nghiệm thực tế ở các quốc gia có nền du lịch phát triển nên nhận định đưa ra có thể không khách quan

1.4 Cấu trúc của luận văn

Đề tài gồm 5 chương với nội dung cụ thể như sau:

Trang 14

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương nêu lên một số lý thuyết, khái niệm liên quan đến du lịch và phương pháp phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu Nội dung chương này giúp người đọc hiểu rõ hơn những vấn đề được trình bày trong khoá luận

Chương 4: Kết quả và thảo luận

- Phân tích tổng quan du lịch Việt Nam và Vũng Tàu

- Phân tích các hoạt động kinh doanh, xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh qua các năm

- Phân tích ma trận SWOT du lịch Vũng Tàu

- Đưa ra các giải pháp nhằm tăng lượng khách du lịch đến Vũng Tàu trong tương lai

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương nêu tóm tắt kết quả đã đạt được của đề tài trong quá trình nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp giúp hỗ trợ cho việc nâng cao hình ảnh du lịch BRVT

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu tham khảo

Thông qua các tài liệu do Trung tâm thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh BRVT thuộc

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BRVT cung cấp, cùng với các tài liệu tự tìm kiếm trên mạng và qua sách báo

2.2 Tổng quan về ngành du lịch Việt Nam

2.2.1 Lịch sử ngành du lịch Việt Nam

Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5 Tháng Sáu, 1951 Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958 Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm viếng

Đông Dương" với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu

Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam được tính là ngày 09/7/1960.

● Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam

● Ngày 18/8/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao Công

ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý

● Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng

Chính phủ

● Ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy định

nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam

Trang 16

● Ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch

● Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành

lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam

● Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ VHTT & DL

● Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng

cục Du lịch

● Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch

● Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức

của Tổng cục Du lịch

● Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về

việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Logo:

2.2.2 Tiềm năng du lịch Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:

Tính đến tháng 4/2004, Việt Nam có 2741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia Tới năm 2010, có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Biển Kiên Giang, Cần Giờ, Cà Mau

Trang 17

Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm: Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến

En, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng

Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình; suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu; suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình; suối nước nóng Quang Hanh, Quảng Ninh

Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang

Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79 Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch

Trang 18

Hình 2.1 Bản Đồ Du Lịch Việt Nam

Nguồn: website Tổng Cục Du Lịch Việt Nam Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng Ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu

Với tiềm năng lớn, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng

Trang 19

b) Nhân lực hoạt động trong ngành du lịch

Theo kết quả nghiên cứu của Vụ Thị Trường Du Lịch tính đến tháng 7 năm

2009 cả nước đã có hơn 11.000 cơ sở kinh doanh lưu trú, 758 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hơn 10 nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa Số lượng cơ sở kinh doanh du lịch tư nhân, cổ phần và hợp tác xã chiếm tỷ trọng lớn, xu hướng phát triển mạnh Ngoài ra, còn có hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương trong cả nước Đây thực sự là một kết quả đáng mừng, nó thể hiện tầm vóc của ngành du lịch Việt Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển

Bảng 2.1 Số Lượng Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế

Khu vực Tổng số Nhà

nước

Cổ phần

Liên doanh TNHH

Tư nhân

Nguồn: Vụ Thị Trường Du Lịch

Ta thấy nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng, tuy nhiên con

số này vẫn là rất khiêm tốn (10% lao động cả nước) để phục vụ trong ngành du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta Cần phải có nhiều giải pháp để phát triển thêm nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, nhất là các nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trang 20

c) Hoạt động đầu tư

Cũng theo tin kết quả điều tra của Vụ Thị Trường Du Lịch, toàn ngành và các địa phương, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm du lịch đã phát huy tối đa nguồn lực huy động vốn từ nhiều nguồn để phát triển cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch

Bảng 2.3 Vốn Ngân Sách Nhà Nước Hỗ Trợ Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch

Bảng 2.4 Đầu Tư Trực Tiếp Từ Nước Ngoài (FDI) Thời kì 1995-2009

6 tháng đầu năm

mà ngành du lịch mỗi địa phương gặt hái được

Đầu tư ra nước ngoài, tuy còn mới đối với Du lịch Việt Nam, được thực hiện trên lợi thế so sánh trong khai thác giá trị văn hóa, nguyên liệu và công lao động rẻ… Các dự án đầu tư ở nước ngoài được thực hiện dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn, với các hình thức kinh doanh ăn uống tại một số nước láng giềng và các nước

Trang 21

Nhật Bản, Đức, Lào và Hoa Kỳ Tuy các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều, quy

mô nhỏ, nhưng đây là hướng đi đúng, đạt hiệu quả và phù hợp với xu hướng chung của hội nhập kinh tế thế giới

2.2.4 Định hướng phát triển

Theo nhận định từ Tổng Cục Du Lịch Việt Nam ngành du lịch đã có nhiều tiến

bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hơn 20 năm qua Những chỉ tiêu

về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành

du lịch trong nền kinh tế quốc dân

Định hướng phát triển du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại, khai thác tối

ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia, phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển

du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán, ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia), tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina), mở rộng thị trường mới từ Trung Đông

Từ nhận định trên Tổng Cục Du Lịch đã có văn bản hướng dẫn để duy trì và phát triển ngành Du lịch Việt Nam như sau:

Trang 22

ƒ Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu du lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu

Du lịch Việt Nam

ƒ Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm

ƒ Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Các chương trình ưu tiên cần tập trung đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; Chương trình phát triển thương hiệu du lịch; Đề án phát triển du lịch biển, đảo

và vùng ven biển; Đề án phát triển du lịch biên giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia; Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch

Bảng 2.5 Khẩu Hiệu Ngành Du Lịch Việt Nam

Giai đoạn Khẩu hiệu

2001 - 2004 Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới

Vietnam - A destination for the new mellennium

2004 - 2005 Hãy đến với Việt Nam

Welcome to Vietnam

2005 - nay Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn

Vietnam - The hidden charm

Nguồn: Website Tổng cục Du lịch Việt Nam

2.3 Tổng quan về thành phố Vũng Tàu

2.3.1 Lịch sử hình thành

Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (mũi

Trang 23

đất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc Người Việt theo đó gọi là

Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap) Hiện nay mũi đất

cực nam của Vũng Tàu có tên gọi là "mũi Nghinh Phong"

Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền

Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì "Thuyền Úc", tục danh Vũng Tàu phía bắc ôm cửa Tắc Khái, phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa Cần Giờ Mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu."

Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn Thời vua Gia Long (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành hành tại vùng biển này là mối đe dọa cho các thương nhân vùng Gia Định, vua đã gửi ba đội quân đến dẹp loạn và cho phép

ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất Theo sắc của vua Minh Mạng năm

1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam

2.3.2 Mô tả sơ lược thành phố Vũng Tàu

Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường

bộ và 80 km theo đường chim bay Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam)

và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lúc lẫn hoàng hôn

Vũng Tàu có núi Lớn cao 245 m và núi Nhỏ, còn gọi là núi Tương Kỳ hay núi Tao Phùng, cao 170 m Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý.Diện tích 140,1 km², Dân số 278.188 người (năm 2007) Vũng tàu gồm 16 phường

và 1 xã: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Thắng Tam, Rạch Dừa, Nguyễn An Ninh;Xã Long Sơn

Trang 24

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa.Nhiệt độ trung bình trong năm: 26-280C Có 2 mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4)

Nước biển: Nhiệt độ trung bình từ 25 – 290C; thường xuyên có độ mặn 32-35%

2.3.4 Lễ hội

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá Thông tin, hiện nay trên địa bàn tỉnh có

93 lễ hội các loại, bao gồm các lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo, lễ hội mới Lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu gồm: Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Đình thần Thắng Tam, Lễ hội Dinh Cô (Long Hải), Lễ hội Trùng Cửu, Lễ hội Miếu bà, đặc biệt là lễ tưởng niệm ngày thương binh liệt sĩ… Các lễ hội tôn giáo tiêu biểu như: Lễ Phật Đản, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ Giáng Sinh Các lễ hội mới tiêu biểu như: Fesival Biển BRVT, Lễ hội Văn hóa - Du lịch, Lễ hội Thơ (ngày thơ Việt Nam), Lễ hội Bắn súng thần công…

Lễ hội Dinh cô: Cũng như "Chúa Hòn" ở Kiên Giang, "Núi Sam" ở An Giang,

tên gọi "Dinh Cô" ở Long Hải đã trở nên quen thuộc với khách thập phương Lễ được

tổ chức nhằm tưởng niệm một trinh nữ chết nước, linh ứng giúp người hiền vượt khó khăn Ngoài nghi thức được cử hành long trọng người dự lễ còn được xem "Hát bả trạo" có nghĩa là hát có nắm mái chèo, một thể loại dân ca nghi lễ phổ biến của cư dân vùng biển từ Bình Trị Thiên (cũ) đến Bình Thuận, thu hút hàng chục vạn khách thập phương từ miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Thuận

Lễ hội Nghinh Ông là một trong những lễ hội được Bộ văn hoá Thông tin và

Tổng cục Du lịch chọn trong 15 lễ hội lớn của cả nước năm 2000 Lễ hội Nghinh Ông

và tục thờ cá Ông (cá voi) bắt nguồn từ dạng tín ngưỡng vật tổ của cư dân vùng ven biển nước ta, phổ biến rộng rãi từ vùng biển Thanh Hoá đến tận Kiên Giang Lễ hội này là một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân Vũng Tàu Lễ hội mang đậm nét

Trang 25

văn hoá dân gian và bản sắc dân tộc Ðến với lễ hội, du khách còn được thưởng thức các tiết mục: Võ thuật, múa lân, hát Bội cùng với nhịp điệu hoà âm của chiêng, trống trong khói hương nghi ngút, và các hoạt động văn nghệ sôi nổi thu hút hàng vạn người dân địa phương và khách tham quan

Lễ hội Trùng Cửu 9/9 âm lịch hàng năm, diễn ra tại Nhà Lớn Long Sơn Đây

là lễ hội cầu cho vạn dân bá tánh được mạnh khoẻ an lành, lễ hội không tổ chức linh đình như nhiều lễ hội khác chủ yếu là đi dâng hương, nguyện cầu khấn vái, và tưởng nhớ đến công đức của ông Trần Tuy nhiên vào những ngày này hàng vạn du khách thập phương hội tụ về đây, lúc cao điểm có đến 30 ngàn người về dự lễ hội đặc biệt là người ở các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ Du khách đến đây có thể tìm thấy những điều mới lạ mà người dân nơi đây đã tạo ra theo ý muốn và ước vọng của họ, bổ sung cho kho tàng hiểu biết của mình

Đại lễ kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa được tổ chức tại đền thánh Đức Mẹ

Bãi Dâu vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm nhằm mừng kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa bổn mạng của Giáo phận Bà Rịa do chính Đức Giám mục Giáo phận chủ

sự cùng với các linh mục trong giáo phận với sự tham dự của hàng vạn tu sĩ nam nữ cũng như tín hữu khắp mọi nơi

Trên đây là những ngày hội thu hút rất nhiều du khách từ các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ và các tỉnh lân cận như Tp.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước… về dự hội lễ và kết hợp du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng Các địa phương đã biết gắn với lễ hội các hình thức trò chơi và giới thiệu các sản phẩm dân gian truyền thống, ngày càng tạo nên sự hấp dẫn đối với người đi dự hội Công tác tổ chức và phát huy các lễ hội trên đã góp phần tạo nên môi trường hấp dẫn thu hút khách

du lịch, nhưng nhìn tổng quan thì việc khai thác tiềm năng về văn hoá lễ hội chỉ mới là bước đầu

Ngày nay tỉnh phát triển thêm nhiều lễ hội với quy mô lớn và hiện đại như Lễ hội Văn hóa - Du lịch BRVT, Festival Diều quốc tế được tổ chức định kì hàng năm và sắp tới là Lễ Hội Văn Hóa Ẩm Thực thế Giới Đây là dịp quảng bá hình ảnh một BRVT thân thiện và năng động với nhiều DLTC gắn với nhiều hoạt động lễ hội văn hóa cộng đồng mang nét đặc trưng văn hóa BRVT Đồng thời giao lưu với ngành du

Trang 26

lịch của một số địa phương khác trong nước đang được định hình và có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với BRVT

2.3.5 Tiềm năng kinh tế

BRVT có chiều dài bờ biển phần đất liền là 100km (trong đó 72km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm) Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây

chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản

BRVT có nhiều hồ chứa nước loại lớn như Kim Long, Đá Đen, Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu Nhiều sông như sông Ray, sông Bà Đáp, sông Đông và có trên 200 con suối, đặc biệt suối nước nóng Bình Châu nóng 80oC là một tài nguyên nước khoáng quý

BRVT bao gồm nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có giá trị lịch sử cũng như giá trị nghệ thuật Là một điều kiện để phát triển mạnh ngành du lịch

BRVT là một trung tâm du lịch lớn

2.3.6 Giao thông

BRVT có quốc lộ 56 đi Đồng Nai, quốc lộ 55 đi Bình Thuận, quốc lộ 51 đi huyện Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh) Vũng Tàu cách Tp Hồ Chí Minh 129km, cách

Biên Hòa (Đồng Nai) 95km, cách Nha Trang (Khánh Hòa) 513km

Từ Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu có 6 tuyến xe chất lượng cao xuất phát trước chợ Bến Thành, 30 phút có một chuyến, thời gian chạy từ 2 đến 3 giờ Xe khách đi từ bến xe Miền Đông, thời gian từ 3 đến 4 giờ Ngoài ra còn có tàu cánh ngầm Hồ Chí Minh – cảng Cầu Đá (Vũng Tàu), 30 phút một chuyến, chạy mất 45 phút Hiện nay có

nhiều chuyến bay từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại

Trang 27

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm du lịch

Có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

● Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội

● Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ

● Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ

● Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình

Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở

Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về Du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư

Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật…

Trang 28

Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch

sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch Cho đến nay không ít người thậm chí ngay cả các cán

bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế Điều đó

có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết… Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác

Theo Pháp lệnh Du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố ngày 20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời

gian nhất định

3.1.2 Đặc điểm du lịch

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:

● Du lịch làm ăn

● Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt

● Du lịch nội quốc, quá biên

● Du lịch tham quan trong thành phố

● Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái)

● Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm

Trang 29

● Du lịch hội thảo, triển lãm MICE

● Du lịch giảm stress, Du lịch Balo, tự túc khám phá

Căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, tiềm năng du lịch và khả năng thực tế để hình thành các thể loại du lịch Nhìn chung, xu thế du lịch thế giới diễn ra theo hai loại lớn: du lịch xanh và du lịch văn hoá

Du lịch xanh (du lịch sinh thái): là du lịch hoà mình vào thiên nhiên xanh với

nhiều mục tiêu khác nhau như ngoạn cảnh, tắm biển, săn bắn, leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh Trong du lịch xanh, xu hướng du lịch điền dã (đến các làng quê, bản làng) đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch

Du lịch văn hoá: là loại du lịch kết hợp khám phá, học hỏi, nghiên cứu nền văn

hoá lịch sử của đất nước đó như khám phá các di tích lịch sử, du lịch phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch các di tích văn hoá nổi tiếng Du lịch văn hóa chia làm hai loại: du lịch văn hoá đại trà dành cho mọi đối tượng và du lịch văn hoá chuyên sâu nhằm nghiên cứu thấu đáo một loại hình văn hoá nghệ thuật

Các sự kiện trong lịch sử ngành du lịch:

● Thế kỉ 8 TCN – Các cuộc hành hương của người Hy Lạp về đỉnh Olympus

● Thế kỉ thứ 7 và thế kỉ thứ 8 – Sự phát triển của du lịch tôn giáo

● Thế kỉ 13 – Thời kì của các cuộc du hành tới các trường ĐH của Ý

● Năm 1271 – Cuộc viễn du của Marco Polo đến Nguyên Mông (Trung Quốc cổ) theo Con đường tơ lụa

● Năm 1336 – Cuộc thám hiểm của Francesco Petrarka vào rặng núi Alps Provence

● Năm 1492 – Cuộc thám hiểm của Columbus với việc phát hiện ra châu Mỹ

● Năm 1550 – Cuốn sách đầu tiên hướng dẫn du lịch tại Ý: "Giới thiệu về Ý"

● Thế kỉ 18 – Những cuộc du hành đầu tiên trong mùa đông

● Năm 1825 – Xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới

● Năm 1841 – Khai trương công ty du hành đầu tiên mang tên "Thomas Cook",

và chuyến du hành đầu tiên bằng tàu hỏa

● Năm 1882 – Mở những hội hiệp chủ khách sạn đầu tiên tại Thụy Sĩ

● Năm 1904 – Mở lộ trượt tuyết đầu tiên

Trang 30

● Năm 1934 – Thành lập Hội các tổ chức du lịch chính thể (UIOOPT)

3.1.3 Khái niệm khách du lịch

Nhà xã hội học Cohen quan niệm khách du lịch là “một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận được trong một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên” Thế nhưng quan niệm của Cohen không được thừa nhận rộng rãi trong lĩnh vực khoa học về du lịch, nhấn mạnh mục đích mới lạ và thay đổi như là động cơ của khách du lịch là quá hẹp

Nhà kinh tế học người Anh – Ogilvie khái niệm khách du lịch là “tất cả những người thoả mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyêntrong một khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó” Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch tại Rome (1963) thống nhất quan niệm về khách du lịch ở hai phạm vi quốc tế và nội địa, sau này được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) chính thức thừa nhận

● Khách du lịch quốc tế (International tourist): là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến

● Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, trong thời hạn ít nhất 24 giờ và không quá một năm với các mục đích có thể là giải trí, công vụ, hội họp, thăm gia đình ngoài hoạt động làm việc

để lĩnh lương ở nơi đến

3.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống du lịch

Hệ thống du lịch được cấu thành từ 5 bộ phận: vận chuyển du lịch, lưu trú, ăn uống, các hoạt động giải trí, lữ hành và các hoạt động trung gian

Trang 31

Hình 3.1 Các Bộ Phận Cấu Thành Hệ Thống Du Lịch

Nguồn: Kết quả tổng hợp

Vận chuyển du lịch: Du lịch gắn liền với sự di chuyển và các chuyến đi, vì vậy

mà vận chuyển du lịch trở nên không thể thiếu được trong ngành du lịch Tham gia

vào vận chuyển du lịch có các ngành: hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ Lưu trú: Khi khách du lịch ra khỏi nhà của mình thì nhu cầu ở lại qua đêm

được đặt ra tại những nơi mà họ đến Vì vậy bộ phận lưu trú luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong du lịch Tham gia vào phục vụ lưu trú có các loại hình như khách sạn, nhà khách, nhà trọ, motel (motor hotel), bãi cắm trại (camping)…

Ăn uống: Trong phục vụ ăn uống du lịch, các nhà kinh doanh thường khai thác

nét ẩm thực truyền thống, đặc trưng cho địa phương nơi khách đến du lịch, chẳng hạn như đến Vũng Tàu, du khách được thưởng thức hải sản, các món ăn dân dã đậm chất miền biển

du lịch

Trang 32

Các hoạt động giải trí: Bao gồm hoạt động của các công viên giải trí, sở thú,

bách thảo, viện bảo tàng, các di tích lịch sử, các lễ hội dân gian, các hội chợ, nhà hát… Ngoài ra, các hoạt động mua sắm - đặc biệt là hàng hoá lưu niệm cũng góp phần rất quan trọng trong hấp dẫn du lịch, hoặc các hoạt động văn hoá, các công trình kiến trúc, các nhà thờ mặc dù nó không mang tính chất thương mại song lại có khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch

Lữ hành và các hoạt động trung gian: Có 2 loại tổ chức kinh doanh lữ hành chủ yếu:

● Đại lý du lịch (travel agency): là tổ chức trung gian thay mặt cho du khách sắp xếp với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch và nhận tiền hoa hồng của các đơn vị

này

● Công ty lữ hành (tour operator): thường phối hợp các dịch vụ riêng lẻ thành một sản phẩm lữ hành hoàn chỉnh thông qua mạng lưới đại lý du lịch để bán cho khách

hàng

3.1.5 Các điều kiện để phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch: Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài

nguyên rõ rệt Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành

du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hoá của vùng du lịch Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng tài nguyên du lịch Nguồn tài nguyên du lịch còn quyết định đến tính chất mùa vụ trong kinh doanh du lịch, nhịp điệu của dòng khách du lịch Do vậy, tài nguyên du lịch có thể đánh giá là một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo vùng du lịch, và quyết định đến khả năng phát triển du lịch của một quốc gia

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Bao gồm hệ thống đường xá và các phương

tiện giao thông cùng các công trình cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc trong đó mạng lưới đường xá và phương tiện giao thông đóng vai trò quan trọng hàng đầu Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định Một địa điểm

có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không khai thác được khi thiếu các điều kiện giao thông thuận lợi

Nhu cầu và cầu về du lịch: Trong phát triển kinh doanh du lịch sẽ không thể

bỏ qua vai trò của yếu tố “nhu cầu”, nhu cầu tăng lên là một động lực chủ yếu cho các

Trang 33

chiến lược đầu tư phát triển du lịch Nhu cầu và cầu về du lịch của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: thu nhập, trình độ nhận thức, thời gian rỗi…

Các điều kiện về an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội cho khách du lịch: Du lịch chỉ xuất hiện và phát triển trong một điều kiện hoà bình, trật tự an toàn xã

hội được đảm bảo Ngược lại, tại các quốc gia có chiến tranh hoặc có nhiều vấn đề về trật tự, an toàn xã hội như: trộm cắp, cãi vã… sẽ hạn chế rất lớn đến khả năng thu hút khách

Con người: Chính con người sinh sống tại nơi đó là một trong những yếu tố

không thể thiếu để phát triển ngành du lịch Nhận thức và trách nhiệm bảo vệ mảnh đất quê hương mình đang sinh sống là một việc làm góp phần to lớn để ngành du lịch tại nơi đó phát triển

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

a) Thu thập số liệu thứ cấp: các tài liệu, số liệu tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch tỉnh BRVT cung cấp, các sách báo chuyên ngành, thông tin trên internet

b) Thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp từ 300 mẫu điều tra được chọn theo

phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản dựa theo giáo trình Nguyên Lý Thống Kê

do MBA Trần Anh Kiệt biên sọan Số phiếu điều tra được chia đều cho hai nhóm du khách là du khách nước ngoài và du khách trong nước

Địa điểm tiến hành điều tra là quầy thông tin của Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh BRVT tại ga tàu cánh ngầm và một số điểm du lịch khác tại thành phố Vũng Tàu

Thời gian tiến hành điều tra từ ngày 11/1/2010 đến hết ngày 2/5/2010 Đây là một thuận lợi cho việc điều tra vì trong khoảng thời gian này có rất nhiều ngày nghỉ lễ như: Tết Nguyên Đán, lễ Tình Nhân 14/2, ngày Quốc khánh 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5, đặc biệt là festival Diều quốc tế Vũng Tàu lần II diễn ra từ ngày 24/3/2010 đến ngày 29/3/2010… Du khách đến Vũng Tàu trong những ngày này rất đông, điều này giúp cuộc điều tra được tiến hành nhanh chóng và khách quan

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp phân tích, thống kê mô tả được sử dụng để diễn giải các bảng biểu

Trang 34

dụng để phân tích tình hình kinh doanh, cảm nhận của du khách đối với thành phố Vũng Tàu

3.2.3 Phương pháp phân tích SWOT

Khóa luận sử dụng ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe dọa đối với ngành du lịch tỉnh BRVT Từ đó định ra những giải pháp thích hợp nhằm duy trì và tăng lượng khách du lịch đến tỉnh trong tương lai

Trang 35

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình khách quốc tế vào Việt Nam qua các năm

Có thể nói thu hút khách quốc tế luôn là mục tiêu hàng đầu của ngành du lịch

cả nước Ngành du lịch BRVT là một bộ phận của ngành du lịch Việt Nam nên trước hết ta nên tìm hiểu tình hình thu hút khách quốc tế chung của cả nước trong những năm qua

Bảng 4.1.Tình Hình Khách Quốc Tế Đến Việt Nam Qua Các Năm

Nguồn: website Tổng Cục Du Lịch Việt Nam Năm 2007 là năm thể hiện rõ nhất mặt tích cực của Việt Nam gia nhập WTO, lượng khách quốc tế đạt 4,171 triệu lượt Đây thực sự là một bước tiến mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam Đó là một thành công, nhưng theo ý kiến của rất nhiều doanh nghiệp lữ hành thì lượng khách trong năm 2007 của họ bị giảm sút đáng kể Điều này cho thấy cho dù tổng số khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam tăng lên nhưng số lượng khách du lịch “thực” chưa hẳn đã tăng như người ta vẫn nghĩ và mong đợi Năm 2008 chỉ tăng 0,6% so với năm 2007 Sang năm 2009 là năm mà nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thêm

Năm Lượng Khách

(ngàn lượt)

Chênh lệch Tuyệt đối

Trang 36

chuyển sang du lịch tại các điểm gần hơn Tuy nhiên theo thống kê từ Tổng Cục Du Lịch Việt Nam thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn đạt gần 4 triệu lượt, chỉ giảm 10% so với năm 2008 Điều này thể hiện sự thành công cũng như những cố gắng, nỗ lực của ngành trong việc duy trì nhịp độ phát triển khách quốc tế đồng đều trong nhiều năm

Bảng 4.2 Các Thị Trường Khách Quốc Tế Dẫn Đầu Đến Việt Nam

tư với hơn 1,547 triệu lượt và cuối cùng là thị trường khách Đài Loan với 1,163 triệu lượt

Theo một số tài liệu của Cục Thống Kê cho thấy trước năm 2003 chưa thể thống kê cụ thể được lượng khách du lịch đến từ thị trường Hàn Quốc Nhưng chỉ vài năm sau đó, thị trường này đã vươn lên đứng thứ hai trong danh sách những thị trường

có du khách đến Việt Nam đông nhất và luôn duy trì thứ hạng của mình từ năm 2006 đến 2008 Sang năm 2009 có dấu hiệu sụt giảm do tình hình kinh tế khó khăn chung của toàn thế giới Tuy nhiên qua những số liệu ở trên ta có thể thấy du lịch Việt Nam rất hấp dẫn với thị trường này và hứa hẹn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng trong tương lai

Trang 37

Bảng 4.3 Mục Đích Đến Việt Nam Của Khách Quốc Tế Trong Thời Gian Qua

Số lượng (khách)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (khách)

Nguồn: Website Tổng Cục Du Lịch Việt Nam

Cơ cấu mục đích khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 năm 2008 và 2009 vẫn

không có biến động lớn Phần lớn khách quốc tế đến Việt Nam là để du lịch và tỷ

trọng khách đi du lịch đang có chiều hướng giảm (15%) Năm 2009, tỷ trọng khách du

lịch giảm còn 59% do tỷ trọng khách vào Việt Nam với mục đích thăm thân nhân tăng

mạnh từ 15% lên đến 20% Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì con số này thể hiện

lượng khách du lịch thực đã đến Việt Nam

Xếp vị trí thứ hai là lượng khách đến Việt Nam với mục đích thăm thân nhân

Điều này chứng tỏ chính sách kêu gọi sự hỗ trợ từ kiều bào ở nước ngoài của chính

phủ đã phát huy tác dụng Kế đến là khách đến vì công việc và các mục đích khác

(chữa bệnh, khảo sát nhà đất…)chiếm tỷ trọng đều khoảng 6% mỗi năm

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch thì khách đến với

mục đích du lịch là lượng khách chi tiêu nhiều nhất Tuy gia tăng mỗi năm và chiếm tỷ

trọng cao nhưng tỷ trọng này vẫn chưa phải là lý tưởng do lượng khách này chưa cao

so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… Nắm bắt được số

lượng cũng như thị trường và mục đích của khách quốc tế đến Việt Nam sẽ giúp cho

ngành du lịch Việt Nam và các địa phương có sự chủ động hơn trong công tác thu hút,

Trang 38

phục vụ du khách, góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam trong tương lai

4.2 Đánh giá tiềm năng du lịch của Vũng Tàu

4.2.1 Tiềm năng du lịch

Vũng Tàu có một vị trí thuận lợi cho việc phát triển du lịch Là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và khả năng đáp ứng du lịch cao Trong “Chiến lược phát triển Du lịch 2001-2010” của Thủ tướng Chính phủ,Vũng Tàu chính thức được công nhận là một trong những điểm du lịch trọng tâm của đất nước

Vũng Tàu là sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên: biển, núi, cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hoá như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ… tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành phố du lịch biển tuyệt đẹp đầy sức quyến rũ, có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với khả năng cung cấp đầy đủ các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, tắm biển, sinh thái, chữa bệnh, tắm bùn khoáng nóng, mạo hiểm, leo núi, lặn biển, hội nghị hội thảo…

Xét trên địa bàn toàn tỉnh còn có nhều bãi tắm và các khu du lịch sinh thái nổi tiếng như: Hồ Cốc, Hồ Tràm, Đầm Trầu… đặc biệt là suối nước nóng Bình Châu – một nguồn nước khoáng quý tại Việt Nam Hiện nay tỉnh BRVT có hai trong tổng số

21 khu du lịch quốc gia là: khu du lịch sinh thái – lịch sử Côn Đảo và khu du lịch biển Long Hải BRVT cũng là miền đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời với những khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn tỉnh hiện có 29 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia

Bên cạnh thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, BRVT còn lôi cuốn du khách bằng những lễ hội dân gian hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của BRVT và bản sắc dân tộc như: lễ hội Dinh Cô, lễ hội Đình Thần Thắng Tam, Lễ Trùng Cửu… Đặc biệt

có lễ hội Nghinh Ông được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục du lịch chọn là một trong 15 lễ hội lớn nhất Việt Nam Lấy festival biển BRVT 2006 làm cột mốc cho ngành du lịch tỉnh, đến nay BRVT đã tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách với những lễ hội hiện đại, mang tầm vóc quốc tế như: lễ hội Văn Hóa Du Lịch BRVT, cuộc thi hoa hậu quý bà 2009, festival Diều quốc tế lần I (2006), lần II(2010), và sắp tới là Lễ hội Văn Hóa, Ẩm Thực và Du lịch thế giới 2010 thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước

Trang 39

Ngoài ra giao thông thuận lợi cũng là một yếu tố tiềm năng hỗ trợ cho ngành du lịch Vũng Tàu phát triển Có trục đường bộ nối liền BRVT với các tỉnh bạn và cả nước trên 3 tuyến đường quốc lộ 51, 55, 56 Đường biển từ tỉnh có thể đi khắp nơi trong nước và quốc tế, trong đó 2 tuyến chở khách quan trọng là tuyến Vũng Tàu đi tp HCM bằng Tàu Cánh Ngầm và tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo Về đường sông có các tuyến Vũng tàu đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Vũng Tàu đi Long Sơn

Hình 4.1 Bản Đồ Tuyến Điểm Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

những loại đặc trưng được nhiều người yêu thích

Du khách đến Vũng Tàu sẽ được thưởng thức nhiều món ăn trên khắp địa phương thuộc tỉnh như: bánh canh Long Hương, bánh bèo Long Sơn, cháo hào quán Nghĩa, bánh hỏi thịt nướng An Nhứt… Hương vị của những món ăn dân dã nhưng rất

Trang 40

ngon này đã theo chân du khách về Sài Gòn và đến nay đã thấy xuất hiện những quán

bánh khọt như: Cô Ba, Cô Tư kèm theo thương hiệu “Vũng Tàu”

Đêm đến, sinh hoạt Vũng Tàu cũng không mất đi phần nhộn nhịp của các khu

ẩm thực phục vụ quý khách đến tận khuya: khu ăn đêm Đồ Chiểu với đầy đủ các món

ăn như phở, cháo, hủ tiếu, bún, bánh cuốn, mì, cơm….với giá cả phải chăng, phục vụ

niềm nở tạo nên một nét sinh hoạt phong phú của thành phố biển du lịch Vũng Tàu 4.2.3 Nghề thủ công mỹ nghệ tại Vũng Tàu

Từ khi Vũng Tàu trở thành thành phố du lịch vào đầu thế kỷ XX, nghề thủ công

mỹ nghệ có điều kiện phát triển, đó là các nghề: Mỹ nghệ sò ốc (tạo hình, cẩn ghép tranh, phù điêu, đồ gia dụng ), sơn mài, thêu đan, làm hoa, điêu khắc gỗ; đá, đắp tượng, hội họa Đồ mỹ nghệ BRVT có giá trị cả trong và ngoài nước, đã từng xuất sang Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Triều Tiên, Nhật Bản, Azerbazan, Nga

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ BRVT đã giành được nhiều huy chương; bằng khen của tỉnh cũng như tại các hội chợ trong và ngoài nước Hiện có nhiều quầy hàng thủ công mỹ nghệ được bày bán hàng ngày trên đường Lê Lợi; Quang Trung, thành phố Vũng Tàu

Để bảo vệ và phát huy truyền thống làng nghề dân tộc, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, các cơ sở sản xuất, dạy nghề đang được phục hồi và phát triển Những thế hệ nghệ nhân có tên tuổi như Phan Trọng Hiền, Xuân Mai, Lê Hai, Nguyễn Quang Hải, Trần Quang Hòa, Huỳnh Vĩnh Hùng, Trần Công Phận đang được những người thợ trẻ tuổi tiếp bước như Nguyễn Anh Đào, Nguyễn Đức Quang, Trần Thanh Phương, Phan Huỳnh Mai

Nghề thủ công mỹ nghệ ngày càng có giá trị trong xã hội, có thu nhập khá cao nên đang có sức thu hút đối với thanh niên địa phương Tuy nhiên theo thống kê của

Sở VHTT & DL tỉnh BRVT toàn địa bàn hiện còn khỏang 30 cơ sở SX nhỏ lẻ với khỏang hơn 20 loại sản phẩm Quy trình sản xuất bằng công nghệ thủ công là chính, chỉ có 1 cơ sở tiên tiến, 7 cơ sở ở dạng công nghệ trung bình Thị trường tiêu thụ thì tới 99,96% là bán nội địa, tỷ trọng xuất khẩu chỉ chiếm 0,04% Tình trạng này tiếp tục kéo dài thì sẽ không thể gắn ngành nghề với phát triển du lịch Rõ ràng, để mặt hàng

sò ốc mỹ nghệ của BRVT phát triển vẫn còn nhiều trở ngại cần phải tiếp tục tháo gỡ

Ngày đăng: 28/02/2019, 10:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w