1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO DẠY NGHỀ CHO LAO ĐÔNG NÔNG THÔN TẠI XÃ LÃNG NGÂM, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH ĐÀO TẠO DẠY NGHỀ CHO LAO ĐÔNG NÔNG THÔN TẠI XÃ LÃNG NGÂM, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

55 77 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

khóa luận đã báo cáo 2017 tại trường đại học nông lâm thái nguyên, khoa kinh tế phát triển nông thôn các bạn có thể tham khảo và thảo luận do mới làm còn nhiêu sai xót các bạn thông cảm. các số liệu chỉ mang tính chất tham khảo đã được thay đổi theo thời gian

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóaluận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sựquan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáoKhoa KT & PTNT – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọiđiều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt

nghiệp Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí cán bộ UBND

xã Lãng Ngâm, cùng nhân dân trong xã đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thờigian tôi thực tập tại địa phương

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những ngườiđãđộng viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập

và thực hiện đề tài

Do trình độ hạn chế nên trong quá trình làm đề tài khó tránh khỏi thiếusót, tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo thêm của các thầy cô giúp tôihoàn thành đạt kết quả cao

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016

Sinh viên

Lộc Văn Kim

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Mẫu điều tra phân loại theo kinh tế hộ 18

Bảng 4.1: Học viên tham gia khóa đáo đào tạo nghề xã Lãng Ngâm giai đoạn 2013-2015 23

Bảng 4.2: Số lao động và nhân khẩu trong hộ được chọn mẫu điều tra 24

Bảng 4.3: Tuổi lao động nông thôn tham gia DTN 25

Bảng 4.4: Học vấn, thu nhập của lao động tham gia DTN 25

Bảng 4.5: Lao động làm việc theo nghề được đào tạo 28

Bảng 4.6: Thu nhập của lao động qua đào tạo nghề 30

Bảng 4.7: Thu nhập tăng thêm của LDNT qua đào tạo 31

Bảng 4.8: Ngành nghề đào tạo làm tăng thu nhập 32

Bảng 4.9: Ngành nghề học viên muốn tiếp tục được đào tạo 33

Bảng 4.10: Giáo viên tham gia giảng dạy các lớp đào tạo giai đọan

2013 - 2105 35

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Cơ cấu GDP của xã Lãng Ngâm giai đoạn 2013-2014 22

Hình 4.2: Học viên được tiếp cận khóa học theo hình thức tuyên truyền 27

Hình 4.3: Kết quả học nghề của lao động 28

Hình 4.4: Tỷ lệ lao động làm đúng nghề qua đào tạo 29

Trang 6

7 LĐ-TB&XH Lao đông - thương binh và xã hội

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1 3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm 4

2.2 Cơ sở thực tiễn 6

2.2.1 Những chủ trương, chính sách của nước ta về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 6

2.2.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương nước ta trong thời gian qua 9

2.2.3 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước Châu Á 12

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 17

Trang 8

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 17

3.2 Nội dung nghiên cứu 17

3.3 Phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra 17

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 18

3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 19

3.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài 20

3.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện chính sách 20

3.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện của chính sách 20

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 21

4.1.2 Đặc điểm KT-XH 21

4.2 Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của xã trong thời gian qua 23

4.2.1 Ngành nghề, số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn xã 23

4.2.2 Khái quát về hộ, lao động trong mẫu điều tra 24

4.2.3 Hình thức tuyên truyền chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 26

4.2.4 Thực trạng kết quả của học viên hoàn thành khóa đào tạo lớp đào tạo nghề 27

4.2.5 Thực trạng LDNT làm nghề theo chương trình đào tạo 28

4.2.6 Đào tạo nghề tác động đến thu nhập LDNT 30

4.2.7 Thực trạng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn 33

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn .34

4.3.1 Chính sách nhà nước và chính quyền địa phương 34

Trang 9

4.3.2 Trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề 34

4.3.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề 36

4.3.4 Chương trình đào tạo nghề 36

PHẦN 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ 38

5.1 Giải pháp từ phía nhà nước và chính quyền địa phương 38

5 2 Giải pháp đối với cơ sở đào tạo 38

5 3 Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị 39

5 4 Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động 39

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 41

1 Kết luận 41

2 Kiến Nghị 42

2.1 Đối vớ nhà nước và chính quyền địa phương 42

2.2 Đối với cơ sở đào tạo nghề 42

2.3 Đối với lao động nông thôn và doanh nghiệp địa phương 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay cho thấy sự nghiệp CNH- HĐH đã thúc đẩy sự phát triển

KT-XH và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh, cơ cấu kinh tế có sựchuyển dịch mạnh mẽ Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hộ NN bị mất đất sảnxuất, phải tìm cách chuyển đổi lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp nên rấtcần được hưởng chính sách ưu đãi về đào tạo nghề Bên cạnh đó, chất lượngLDNT thấp đã làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanhgây ra chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thônngày càng tăng Chính vì vậy, đào tạo nghề cho LDNT ở Việt Nam đang

là một yêu cầu cấp bách cần được chú trọng

Thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương vàchính sách có liên quan đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.Tại Quyết định số 1956/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra rằng:

“đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiêp ̣ của Đảng, Nhà nước, cáccấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đápứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiêp nông thôn”[7]

Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng, kết quả trong việc triển khai Quyếtđịnh số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án “Đào taọ nghề cho lao đôṇg nông thôn đến năm 2020” khitriển khai trên địa bàn xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trongthời gian qua như thế nào? Đã đạt được những kết quả gì? Những yếu tố nàoảnh hưởng đến chính sách đào tạo ghề lao động nông thôn? Từ đó đưa ra một

số giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo ghề góp phần giải quyếtviệc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Lãng Ngâm

Trang 11

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, được sự phâncông của Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài: “ Đánh giá thực trạng đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn tại xã Lãng Ngâm- huyện Gia Bình- tỉnh Bắc Ninh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về DTN cho LDNT

- Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho LDNT của xã lãng ngâm

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DTN cho L DNT

xã Lãng Ngâm

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng DTN cho LDNT

xã Lãng Ngâm

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1 3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Đề tài có ý nghĩa quan trọng giúp sinh viên rèn luyện được kỹ năngcủa mình và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn

- Đây là cơ hội cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụngnhững kiến thức lý thuyết vào thực tiễn và cũng là cơ hội gặp gỡ, học tập traođổi kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương

- Rèn luyện các kỹ năng thu thập, xử lý số liệu và viết báo cáo

- Trang bị thêm kinh nghiệm và kiến thức thực tế cho quá trìnhcông tác sau này

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Góp phần nêu lên những yêu cầu cơ bản của phát triển đào tạo nghề,

đề tài làm rõ thêm việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trongnhững điều kiện quan trọng phát triển nền kinh tế tri thức

- Kết quả của đề tài nêu ra được thực trạng đào tạo dạy nghề cho laođộng nông thôn xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Trang 12

- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến DTN cho LDNT

- Đề tài đề xuất ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghềcho lao động nông thôn xã Lãng Ngâm

Trang 13

Một là: Nghề là hoạt động, là công việc lao động của con người được lặp

đi lặp lại

Hai là: Nghề là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã

hội

Ba là: Nghề là phương tiện để sinh sống.

Bốn là: Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi

trong xã hội, đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nhất định

Nghề biến đổi một cách mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triểnkinh tế xã hội của đất nước

2.1.1.2 Khái niệm đào tạo nghề

Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng

và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làmhoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độnghề nghiệp

Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội, trước hết làphương hướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều đượchọc tập nghề nghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độcao hơn

2.1.1.3 Lao động và lao động nông thôn

a) Khái niệm lao động

Trang 14

Thực tế trong từng thời kỳ, và ở mỗi một nước trên thế giới quy định

độ tuổi lao động khác nhau Ở nước ta, theo bộ Luật lao động, độ tuổi laođộng được quy định đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, đối với nữ từ 15 tuổiđến 55 tuổi Xét về khía cạnh việc làm, lực lượng lao động gồm hai bộ phận

là có việc làm và thất nghiệp

b) Khái niệm về lao động nông thôn

LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhânsinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ởnông thôn Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâmsinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động và nhữngngười ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thờigian nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốtnhất.[5]

2.1.1.4 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Kết hợp từ khái niệm về đào tạo nghề và khái niệm LĐNT như đã trìnhbày ở trên tôi xin đưa ra khái niệm về đào tạo nghề cho LĐNT như sau:

Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằmtruyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho ngườilao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó cóthể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo

2.1.1.5 Chất lượng đào tạo nghề

a) Quan niệm chất lượng

Có rất nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau về khái niệm chấtlượng Có ý kiến cho rằng chất lượng là sự xuất chúng, tuyệt hảo, là giá trịbằng tiền, là sự biến đổi về chất và là sự phù hợp với mục tiêu Các quan niệm

về chất lượng chúng ta có thể thấy qua 5 định nghĩa sau:

Theo từ điển tiếng Việt phổ thông thì chất lượng là tổng thể những tính

chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) nàyphân biệt với sự vật (sự việc) khác

Trang 15

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: Chất lượng là cái làm nên phẩmchất, giá trị của sự vật hoặc cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật nàykhác sự vật kia

Theo Oxford Poket Dictationary: Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặctrưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, cácthông số cơ bản

Theo tiêu chuẩn Pháp - NFX50-109: Chất lượng là tiềm năng của một

sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng

Theo TCVN- ISO8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một

thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn nhữngnhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn

Nói tóm lại: Chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp và là kháiniệm đa chiều, nhưng chung nhất đó là khái niệm phản ánh bản chất của sựvật và dùng để so sánh sự vật này với sự vật khác

b) Chất lượng đào tạo nghề

Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng của người laođộng được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu vàchương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểuhiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của

xã hội đối với kết quả đào tạo Đồng thời chất lượng đào tạo nghề còn phảnánh cả kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề và hệ thống đào tạo nghề

Trang 16

Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của ban chấp hành Trungương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thể hiện rõ quanđiểm và định hướng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đối với nông thônViệt Nam trong chiến lược tổng thể phát triển đất nước Một trong nhữngnhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết là giải quyết việc làm chongười nông dân là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi chương trình phát triểnkinh tế xã hội của cả nước, bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảngcách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.

Thực hiện Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X,ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NĐ- CP ban hànhchương trình hành động của Chính phủ Một trong những nhiệm vụ chủ yếutrong Chương trình hành động của Chính phủ là xây dựng Chương trình mụctiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, trong đó đề ra mục tiêu

“tập trung đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, chuyển một bộ phận lao độngnông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thunhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay” Tập trung xâydựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ,năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, TTCN, dịch vụ và chuyểnnghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo vềkiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thờitập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở

Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đào tạonghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là đề án 1956) Đề ánnêu rõ quan điểm “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp củaĐảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chấtlượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông

Trang 17

thôn” “Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao độngnông thôn, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội họcnghề đối với mọi LDNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xãhội tham gia đào tạo nghề cho LDNT” Đây là cơ sở tạo hành lang pháp lý đểhoạt động đào tạo nghề cho LDNT phát triển nhằm nâng cao chất lượngnguồn nhân lực nông thôn theo mục tiêu đã đề ra.

Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát: Bình quân hằng năm đào tạonghề cho khoảng 1 triệu LDNT, trong đó đào tạo, bồi dưỡng cho 100.000 lượtcán bộ, công chức xã Đề án có 3 chính sách gồm: chính sách đối với ngườihọc nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (chia thành 3 nhómđối tượng, mức hỗ trợ tùy theo nhóm đối tượng, tối đa từ 2 đến 3 triệuđồng/người/khóa học); chính sách đối với giáo viên, giảng viên; chính sáchđối với cơ sở đào tạo nghề cho LDNT (hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bịdạy nghề, chương trình giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề)

Đề án đề ra 5 giải pháp và 2 hoạt động chính để thực hiện các chính sách trên.Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 25.980 tỷđồng, để thực hiện hai hoạt động gồm: Đào tạo nghề cho LDNT: 24.694 tỷđồng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: 1.286 tỷ đồng.[7]

Có thể nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnh vực đào tạo nghể từ trướcđến nay cả về nội dung, quy mô và kinh phí để thực hiện Trước đó, ngày18/4/2005 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg về chínhsách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với mức hỗ trợ tối đa300.000 đồng/người/tháng và không quá 1,5 triệu đồng/người/khóa học Tuynhiên, do chính sách không có mục tiêu rõ ràng, kinh phí để thực hiện có hạnnên hiệu quả không được như mong đợi

Đồng thời với Đề án 1956 thì ngày 04/6/2010 Chính phủ có Quyết định

số 800/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng

Trang 18

nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” Đây là chương trình tổng thể về pháttriển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn Để đạt tiêuchí về nông thôn mới, một xã phải đạt được 19 tiêu chí, trong đó có nội dungđẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấuLĐNT Đó là những chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển nông nghiệp,nông thôn nước ta.

2.2.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương nước ta trong thời gian qua

2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị

Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, ngay từ rất sớm, Tỉnh ủytỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 07 - NQ/TU ngày 20/4/2007 vềphát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007-2015 Cấp ủy Đảng,chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp tỉnh Quảng Trị đã tập trung tuyêntruyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặcbiệt là LDNT nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống chongười lao động, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH, xây dựng kế hoạch,chương trình hành động cụ thể thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao độngnông thôn” phù hợp với tình hình của mỗi địa phương trong tỉnh; bổ sung nộidung công tác đào tạo nghề cho LDNT vào định hướng, mục tiêu, nhiệm vụphát triển KT-XH 5 năm 2011-2015 và các năm tiếp theo của địa phương.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho LDNT nêntỉnh Quảng Trị không ngừng tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhànước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh; có kế hoạch sử dụng hiệu quả các trangthiết bị dạy nghề được đầu tư tại các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị xã,thành phố, bên cạnh đó có những hướng dẫn, hỗ trợ và có chính sách khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác

Trang 19

dạy nghề và triển khai dạy nghề cho LDNT theo hình thức đặt hàng dạy nghềqua hợp đồng giữa các bên có liên quan theo hướng xã hội hóa; thực hiện cóhiệu quả chính sách đào tạo nghề cho LDNT nhằm thực hiện tốt chính sáchphát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh;nghiên cứu xây dựng mô hình dạy nghề phù hợp cho LDNT tại các địaphương trong tỉnh, sau đó tổ chức nhân rộng

Từ những chỉ đạo và quan tâm sát sao trong công tác đào tạo nghề, tỉnhQuảng Trị đã thu được những kết quả đáng được khích lệ trong công tác đàotạo nghề tại địa phương:

+ Các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị xã, thành phố được đầu tưđáng kể về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, từng bước xây dựng độingũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, tăng cả về số lượng và chất lượng,đáp ứng một phần yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động, phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh

+ Toàn tỉnh có 24 cơ sở là trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, các

DN và các cơ sở giáo dục đào tạo tham gia hoạt động dạy nghề; hàng nămđào tạo trên 7.000 lao động, góp phần nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghềtăng từ 13% năm 2005 lên 24,42% năm 2010, bình quân tăng 2,28%/năm,

bổ sung nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuấtkinh doanh, dịch vụ trên địa bàn và xuất khẩu lao động [12]

2.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Thanh Hóa đã sớmthành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạonghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, lựa chọn huyện triển khai thíđiểm, chỉ đạo việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LDNT, xử

lý cung, cầu lao động và dạy nghề

Trang 20

Đến nay, 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã và đang tích cực triển khaithực hiện đề án của tỉnh Trong đó có 4 mô hình dạy nghề hiệu quả có thểnhân rộng, đó là: mô hình dạy nghề kỹ thuật sản xuất lúa F1 tại huyện YênĐịnh, kỹ thuật trồng lúa cao sản tại xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân; mô hìnhdạy nghề thêu ren - đính cườm tại xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân; mô hìnhdạy nghề dệt chiếu cải tại Khu làng nghề thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn;

mô hình dạy nghề mây giang xiên tại xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa

Theo đánh giá, sau khi được triển khai, các mô hình này đã mang lạihiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, thu nhập của người nông dân được nâng lên

rõ rệt, bình quân người lao động thu nhập từ 40.000 đồng đến 90.000đồng/người/ngày Thanh Hóa là 1 trong 2 tỉnh thực hiện thí điểm dạy nghềcho LDNT theo hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn làm chủ dự án Tính đến hết tháng 11 - 2011 toàntỉnh đã có 9.280 LDNT được hỗ trợ dạy nghề theo Quyết định 1956, trong

đó tổ chức được 197 lớp đào tạo nghề cho 6.283 LDNT theo đề án của tỉnh.[11]

2.2.2.3 Bài học kinh nghiệm

Từ kết quả đào tạo nghề tại một số địa phương trên ta có thể đưa rađược một số những vấn đề cần thực hiện khi triển khai công tác đào nghề vànâng cao chất lượng người lao động trong thời gian tới

Một là: Cần thực hiện theo sát đề án mà các cấp chính quyền từ Trung

ương đến địa phương đã đề, đồng thời phải có các chính sách phát triển côngtác đào tạo nghề phù hợp với thực tế và định hướng phát triển KT-XH củatừng địa phương

Hai là: Tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về

công tác đào tạo nghề cho người lao động đến toàn thể lực lượng lao độngcủa địa phương

Trang 21

Ba là: Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị dạy nghề, cũng

như tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên tham gia công tácđào tạo nghề

Bốn là: Tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu

của các doanh nghiệp, đồng thời cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các

cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động

Năm là: Cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động sau khi

tham gia học nghề

2.2.3 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước Châu Á

2.2.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm

1949, Giáo dục nghề nghiệp đã trải qua một quá trình điều chỉnh sửa đổi, cảicách, hoàn thiện và phát triển vững chắc Trung Quốc bước vào kỷ nguyênlịch sử mới của cải cách và mở cửa với thế giới bên ngoài vào năm 1978, giáodục nghề nghiệp rất được coi trọng để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhucầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá đất nước Năm 1991, Hội đồngNhà nước đưa ra “Quyết định về phát triển nghề và giáo dục kỹ thuật mộtcách mạnh mẽ” xác định nhiệm vụ và mục tiêu để phát triển dạy nghề “Đềcương về cải cách và phát triển giáo dục tại Trung Quốc” do Uỷ ban Trungương Đảng Cộng sản và Hội đồng Nhà nước đồng soạn thảo năm 1993 yêucầu chính quyền địa phương các cấp nhận thức tầm quan trọng to lớn củaGiáo dục nghề nghiệp, đề ra những kế hoạch tổng quát và phát triển giáo dụcnghề nghiệp một cách mạng mẽ nhằm động viên mọi sáng kiến của tất cả cácngành, xí nghiệp, cơ sở và mọi thành phần xã hội cung cấp dạy nghề dưới cáchình thức và trình độ khác nhau Năm 1996, “Luật dạy nghề” đầu tiên đượcchính thức thực hiện, đưa ra cơ sở pháp lý để bảo vệ phát triển và hoàn chỉnh

Trang 22

dạy nghề.“Quyết định tăng cải cách giáo dục và quảng bá chất lượng giáodục” của Hội đồng Nhà nước năm 1999 nhấn mạnh hệ thống giáo dục ápdụng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Ngoài ra, kinh phí chogiáo dục nghề nghiệp được bố trí thông qua nhiều nguồn khác nhau: phânphối ngân sách của chính phủ, quĩ tự lập của các xí nghiệp, quĩ tài trợ, tiềnquyên góp, vốn vay không lãi, phí tự nguyên do học viên đóng góp Nhànước quy định bắt buộc dùng 1,5% số tiền phải trả cho công nhân trong xínghiệp vào việc huấn luyện công nhân Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước HồCẩm Đào nói: “Nhân lực là nguồn lực chủ yếu của Trung Quốc và đất nướcTrung Quốc phải biến dân số hùng mạnh của mình thành một nguồn lực lớnvới nguồn nhân tài phong phú”.

Với chiến lược này Trung Quốc đã đạt những thành tựu đáng kể đó là:

- Triển khai nhanh chóng mô hình dạy nghề: Trong 15 năm, từ năm

1986 đến năm 2001, tỉ lệ học sinh chính qui cấp 3, trong số học sinh trunghọc, giảm từ 81% xuống còn 54,7%, trong khi tỉ lệ học sinh trung học nghềtăng từ 19% lên 45,3%; các cơ sở dạy nghề cấp 2 đã cho tốt nghiệp 50 triệuhọc sinh, bồi dưỡng hàng triệu công nhân kỹ thuật, nhà quản lý và các laođộng khác có trình độ cấp hai và sơ cấp với tay nghề và kỹ thuật cao;

- Có bước tiến lớn trong cấu trúc đội ngũ giáo viên dạy nghề, về cơbản đáp ứng nhu cầu dạy nghề nhiều dạng khác nhau với trình độ khu vực

và quốc tế

- Tăng chất lượng dạy nghề

- Phát triển nhanh chóng dạy nghề tại vùng nông thôn

- Hợp tác và trao đổi quốc tế về dạy nghề được đẩy mạnh

Thành tựu sau những năm đổi mới, Trung Quốc đã có nền kinh tế pháttriển nhanh chóng và bền vững, GDP trong năm 2010 là 6,04 ngàn tỉ USD,

Trang 23

GDP tăng trưởng hàng năm với tỉ lệ bình quân 10,8% Hiện Trung Quốc đãvươn lên vị trí thứ 2 trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.[6]

2.2.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản từ một xã hội phong kiến tập quyền khép kín, kinh tế tiểunông, công nghệ lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn , đã mở cửa rathế giới bên ngoài với những quyết sách cải cách mạnh mẽ của Minh trị Thiênhoàng (1872-1912) trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Với

tư tưởng ‘‘Tinh thần Nhật Bản- Công nghệ phương Tây”, tiếp thu các giá trịvăn minh của nhân loại, đất nước Nhật Bản đã tạo ra những biến đổi sâu sắctrên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đặc biệt là trong phát triển kinh tế,Nhật Bản đã trở thành một nền kinh tế thị trường phát triển Quy mô nền kinh

tế hiện nay tính theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thếgiới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ vàTrung Quốc Trong chiến lược phát triển của mình Nhật Bản luôn coi nguồnnhân lực là yếu tố quyết định tương lai của đất nước Từ đầu thập niên 1980,Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: đào tạo những thế hệ mới có tính năng động,sáng tạo, có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng suy nghĩ và làm việc độclập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới, với sựtiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh - hợp tác toàn cầu.Luật Dạy nghề được ban hành năm 1958, được chỉnh sửa vào năm 1978,hướng vào thiết lập và duy trì hệ thống huấn luyện nghề nghiệp, bao gồm hệthống “dạy nghề công” mang tính hướng nghiệp và “dạy nghề được cấpphép” là giáo dục và huấn luyện nghề cho từng nhóm công nhân trong hãngxưởng do các công ty đảm nhiệm và được chính quyền công nhận là dạynghề Các hình thức huấn luyện nghề gồm: “dạy nghề cơ bản” cho giới trẻmới ra trường; “dạy tái phát triển khả năng nghề nghiệp” chủ yếu cho nhữngcông nhân không có việc làm; và “nâng cao tay nghề” cho công nhân đang

Trang 24

làm việc trong các hãng xưởng Những thay đổi về cấu trúc KT-XH, sự tiến

bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tác động đến nhiều lĩnh vực vànội dung huấn luyện làm mở rộng khung dạy nghề truyền thống Kết quả làđến năm 1985, Luật Dạy nghề được chỉnh sửa và đổi tên thành Luật Khuyếnkhích Phát triển Nguồn nhân lực và cụm từ “phát triển nguồn nhân lực” đượcdùng để chỉ quan niệm mới về dạy nghề Hiện nay, Nhật Bản thực hiện pháttriển nguồn nhân lực theo một hệ thống huấn luyện suốt đời.[6]

2.2.3.3 Bài học kinh nghiệm

Qua tìm hiểu một số nước, ta thấy rằng Chính phủ các nước đều quantâm đến việc xác định nhu cầu học nghề của người lao động trước khi đưa racác quyết sách cho việc dạy nghề, đặc biệt là công tác hoạch định chính sáchđối với dạy nghề cho lực lượng LĐNT Từ những thành quả đạt được của cácnước chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác đào tạo nghề tạiViệt Nam trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: Hình thức và nội dung đào tạo được xác định thông qua việc

nghiên cứu nhu cầu học nghề kết hợp định hướng theo mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội của quốc gia

Thứ hai: Cần phân cấp rõ vai trò của việc quản lý đào tạo nghề theo

ngành dọc, bảo đảm tính chủ động trong việc triển khai công tác dạy nghềgắn với nhu cầu người học đồng thời tạo việc làm cho người LĐNT saukhi ra trường

Thứ ba:Chương trình đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực có sự

cân đối giữa số lượng dạy nghề với việc sử dụng lao động tạo ra sự cân đốicung - cầu trong đào tạo nghề

Thứ tư: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai trên các mặt

hoạt động đồng thời theo các hướng đào tạo gồm: đào tạo chuyển dịch cơ cấu

Trang 25

lao động đi đôi với quá trình CNH-HĐH; có sự phân phối giữa đào tạo lýthuyết với thực hành tại nơi sử dụng lao động.

Những kinh nghiệm này cần được vận dụng linh hoạt ở Việt Nam trongquá trình phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn, nhằm tạo ra nguồn nhân lực đạt trình độ cao có thể đáp ứng được

sứ mạng CNH- HĐH đất nước

Trang 26

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận thực tiễn và yếu

tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao độngnông thôn

- Chủ thể nghiên cứu là lao động nông thôn trên địa bàn

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã LãngNgâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Phạm vi thời gian: Từ ngày 20/8/2016 đến 20/12/2016

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, KT-XH địa bàn nghiên cứu

- Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn xã Lãng Ngâm trongnhững năm vừa qua

- Các yếu tố ảnh hưởng đến DTN cho lao động nông thôn xã Lãng Ngâm

- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạonghề cho lao động nông thôn xã Lãng Ngâm

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra

- Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vịcủa tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị để nhằm tiết kiệm thời gian,công sức và chi phí Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy rađược đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó Nhưng vẫn đảm bảo cho tổngthể mẫu phải có khả năng đại diện cho tổng thể chung

Trang 27

- Lựa chọn ngẫu nhiên mỗi nghề 3 học viên trên 1 thôn kết quả chọnmẫu ngẫu nhiên trong các hộ như sau:

Bảng 3.1: Mẫu điều tra phân loại theo kinh tế hộ Phân loại

kinh tế hộ

An Quang

Môn Quảng

Ngăm Lương

Ngăm Mạc

Ngọc Tỉnh Tổng

Cơ Cấu (%)

(Nguồn: Số liệu điều tra)

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết,các bài viết liên quan đến đào tạo nghề lao động nông thôn

- Thu thập thông qua các cán bộ làm công tác quản lý, công tác đào tạocủa địa phương, thống kê của UBND xã, thu thập các báo cáo, tạp chí, tổnghợp từ internet

3.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra bằng phiếu điều tra: tiến hành điều tra 60 lao động nôngthôn đã qua đào tạo nghề ngắn hạn và sơ cấp theo quyết định 1956 ngày27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Tiến hành lựa chọn một số ngành nghềchủ yếu ở các thôn được xem là thế mạnh và có hiệu quả của địa phương

Cách thức thực hiện: Trong quá trình đi tới các hộ dân có sự hướng dẫn

và giúp đỡ của các Trưởng thôn ở các thôn, sau đó ta tiến hành đọc nhữngcâu hỏi trong phiếu cho người lao động nghe, tiếp thu ý kiến trả lời của người

Ngày đăng: 27/02/2019, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w