1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 22 bài: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về loài chim, dấu chấm, dấu phẩy

2 66 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 34 KB

Nội dung

DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I/ Mục tiêu: - Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh, điền đúng tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ.. Đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ

Trang 1

Giáo án Tiếng việt 2 Luyện từ và câu

BÀI: TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I/ Mục tiêu: - Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh, điền đúng tên

loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ Đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn

- Rèn kĩ năng tìm từ đúng, nhanh, kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong câu

- Qua bài học HS biết yêu quý và bảo vệ các loài chim Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa 7 loài chim ở bài tập 1

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, bút dạ, giấy A3 viết nội dung bài tập 3

III/ Các hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ:

- 2 em hỏi đáp với cụm từ ở đâu?

2/ Dạy bài mới:

a/ Giới thiệu bài: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

b/ Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Nói tên các loài chim trong những tranh

(SGK):

- Hướng dẫn quan sát tranh trong SGK

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp sau đó nêu kết quả

trước lớp

- Nhận xét, ghi bảng:

1 chào mào 2 sẻ 3 cò

4 đại bàng 5 vẹt 6 sáo sậu

7 cú mèo

Bài 2: Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ

* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB)

- Quan sát tranh, thảo luận theo cặp từng em phát biểu trước lớp

- Lớp nhận xét

* 1 em đọc yêu cầu bài tập

Trang 2

.

trống(vẹt, quạ, khướu, cú, cắt):

- Treo bảng phụ viết nội dung bài tập 2

- Hướng dẫn làm bài tập (5 cách ví von so sánh trong

sách đều dựa theo đặc điểm của 5 loài chim nêu ở

trên)

- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT

- Nhận xét, sửa chữa, giải nghĩa các thành ngữ:

a) Đen như quạ (đen, xấu).

b) Hôi như cú (người rất hôi).

c) Nhanh như cắt (rất nhanh nhẹn, lanh lợi).

d) Nói như vẹt (chỉ lặp lại những điều người khác nói

mà không hiểu)

e) Hót như khướu (nói nhiều với giọng tâng bốc,

không thật thà)

Bài 3: Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả

sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy

Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò Chúng

thường cùng ở , cùng ăn , cùng làm việc và đi

chơi cùng nhau Hai bạn gắn bó với nhau như hình

với bóng

- Hướng dẫn làm bài tập, phát cho 4 em 4 tờ giấy A3

đại diện cho 4 tổ làm

- Nhận xét, sửa chữa

- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu

(K), cả lớp đọc thầm

- nghe GV hướng dẫn

- Cả lớp làm vào VBT

- 5 em lên bảng làm (K)

- Lớp nhận xét (G)

- Đọc lại các thành ngữ

* 1 em đọc yêu cầu bài tập (TB)

- Cả lớp làm vở bài tập

- 4 em làm trên giấy A3, dán kết quả lên bảng (G)

- Lớp nhận xét, đọc lại đoạn văn

3/ Củng cố - dặn dò:

- Củng cố một số từ về các loài chim, cách dùng dấu chấm, dấu phẩy

- Nhận xét chung giờ học, nhắc HS đọc thuộc các thành ngữ ở bài tập 1

Ngày đăng: 27/02/2019, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w