Kết quả cho thấy chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huỵện Long Thành có những bước phát triển tốt, mang lại hiệu quả cao cho hộ chăn nuôi giải quyết công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẦO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ
CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI HUYỆN LONG THÀNH- ĐỒNG NAI
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2007
Trang 2Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp Đại Học bậc cử nhân, Khoa Kinh Tế,
trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI HUYỆN LONG THÀNH- ĐỒNG
NAI, do Nguyễn Thị Thanh Thủy, sinh viên lớp khoá 2003- 2007, ngành KINH TẾ
NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Người hướng dẫn
TS ĐẶNG THANH HÀ
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THANH THỦY Tháng 7 năm 2007 “Đánh Gía Hiệu Qủa Kinh
Tế Của Nông Hộ Chăn Nuôi Bò Sữa Tại Long Thành- Đồng Nai”
NGUYEN THI THANH THUY July 2007 “Assement of Economic Efficiency Milk Cow Producing Households Long Thanh District Dong Nai Province”
Đề tài nhằm khảo sát, các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đối với nghề chăn nuôi
bò sữa trên địa bàn huyện Long Thành Dựa trên kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi bò sữa và đề nghị một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại Qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện
Đề tài vận dụng các biện pháp thu thập và xử lí số liệu nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả tình hình chăn nuôi trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập dựa trên kết quả điều tra của 50 hộ nuôi bò sữa với tổng số 491 con thuộc 4 xã: An Phước, Phước Tân, Lộc An và Tam Phước ở Long Thành – Đồng Nai Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích hiện giá thuần(NPV), suất nội hoàn(IRR) để đánh giá tính khả thi trong chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Long Thành Bên cạnh đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sữa của một con bò sữa trong quá trình chăn nuôi của hộ nông dân
Kết quả cho thấy chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huỵện Long Thành có những bước phát triển tốt, mang lại hiệu quả cao cho hộ chăn nuôi giải quyết công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người nông dân Việc đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm tạo ổn định, là cần thiết và có tín
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Danh mục các bảng viii Danh mục các hình ix Danh mục phụ lục x
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 31.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 31.2.2 Nội dung nghiên cứu 31.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31.3.1 Đối tượng nghiên cứu 31.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2.2.3 Tài nguyên đất 12
Trang 62.2.4 Khí hậu 122.3 Tình hình kinh tế - xã hội 122.3.1 Tình hình xã hội 122.4 Tình hình kinh tế 132.4.1 Tăng trưởng kinh tế 13
2.6 Đánh giá chung về các yếu tố và nguồn lực phát triển của huyện
2.6.1 Những thuận lợi 142.6.2 Những khó khăn 152.6.3 Cơ hội phát triển 15CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 173.1 Cơ sở lí luận 173.1.1.Vị trí của ngành chăn nuôi bò sữa 173.1.2 Ý nghĩa của việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa 173.1.3.Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa 183.2 Hiệu quả kinh tế, kinh tế nông nghiệp gia đình và kinh tế hộ 193.2.1 Hiệu quả kinh tế 193.2.2 Kinh tế nông nghiệp gia đình 203.2.3 Kinh tế nông hộ 203.2.4.Vai trò kinh tế hộ 203.2.5 Hiệu quả kinh tế hộ 213.3 Phương pháp nghiên cứu 213.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 213.3.2 Kỷ thuật xử lý số liệu 213.3.3 Phương pháp thực hiện 21
4.1 Hiện trạng chăn nuôi bò sữa huyện Long Thành 274.1.1 Tình hình phát triển đàn bò sữa qua các năm 274.1.2 Quy Mô Đàn 28
Trang 74.1.3 Cơ cấu đàn 294.1.4 Thời gian chăm sóc đàn bò sữa 294.1.5 Khẩu phần thức ăn 304.2 Các loại chi phí cho bò sữa 334.2.1 Chi phí cho một con bê đến lúc gieo tinh 334.2.2 Chi phí từ khi gieo tinh đến cho sữa lần đầu 344.3 Doanh Thu Và Chi Phí của 1 con bò sữa trong 1 năm khai thác 354.4 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa theo quy mô 39
4.5 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Sữa 47
4.6.1 Kiểm định giả thiết thống kê (kiểm định t-test) 51
4.6.3 Kiểm định phương sai thay đổi 54 4.6.4.Kiểm định tự tương quan 54 4.7 Phân tích độ nhạy
4.8 Một số thuận lợi và khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò sữa
4.8.1 Thuận lợi 534.8.2 Khó khăn 544.9 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển CNBS tại Long Thành
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 585.1 Kết luận 595.2 Đề nghị 59TÀI LIỆU THAM KHẢO 64PHỤ LỤC
Trang 8PP Thời gian hoàn vốn
PTNT Phát triển nông thôn
T Thời gian hoàn vốn
Trang 9Bảng 2.6 Kết Quả Sản Xuất Chăn Nuôi Của Huyện Long Thành
Bảng 3.1 Dự Báo Phát Triển Đàn Bò Sữa ở Nước Ta 18
Bảng 4.1 Tình Hình Phát Triển Đàn Bò Sữa của Huyện Qua Các
Bảng 4.2 Tỷ Lệ Hộ Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Mô, Các Hộ Điều
Bảng 4.3 Cơ Cấu Đàn, Các Hộ Điều Tra 4/2007 29
Bảng 4.4 Thời Gian Trung Bình Chăm Sóc Cho Đàn Bò Sữa trong Ngày,
Bảng 4.5 Các Thành Phần Trong Thức Ăn Tinh 31
Bảng 4.6 Tỷ Lệ Diện Tích Đất Sử Dụng Của 1 Hộ Chăn Nuôi, Các Hộ
Bảng 4.11 Tỷ Lệ Thu Nhập Của Hộ Chăn Nuôi, Các Hộ Điều Tra 4/2007 37
4.12 Dự Toán Kết Quả Chăn Nuôi Của Một Con Bò Sữa Trong Suốt
Trang 10Vòng Đời, Các Hộ Điều Tra 4/2007 39
Bảng 4.13 Tính Chỉ Tiêu Thời Gian Hoàn Vốn , Các Hộ Điều Tra 4/2007 39
Bảng 4.14 Chi Phí Bình Quân/ Năm của Cho Một Con Bò Sữa Đối Với
Quy Mô Nhỏ ( 1- 5 con ), Các Hộ Điều Tra 4/2007 40
Bảng 4.15 Tổng Các Khoản thu – Chi Bình Quân/Năm của Một,
Các Hộ Điều Tra 4/2007
Con Bò Sữa Theo Quy Mô Nhỏ (1-5 con ), Các Hộ Điều Tra 4/2007 41
Bảng 4.16 Chỉ Tiêu Kết Quả - Hiệu Quả Của Một Con Bò Sữa Theo
Qui Mô Nhỏ (1-5 con), Các Hộ Điều Tra 4/2007 41
Bảng 4.17 Các Chi Phí Bình Quân/Năm của Một Con Bò sữa Theo
Quy Mô Vừa( 6-10 Con), Các Hộ Điều Tra 4/2007 42
Bảng 4.18 Tổng Hợp Các Khoản Thu, Chi Bình Quân/Năm của
Một Con Bò Sữa Theo Quy Mô Vừa(Từ 6-10 con), Các Hộ Điều Tra 4/2007 43
Bảng 4.19 Chỉ Tiêu Kết Quả - Hiệu Quả của Một Con Bò Sữa Theo
Bảng 4.20 Các Khoản Chi Tiêu Bình Quân/Năm của Cho Một Con, Các Hộ
Điều Tra 4/2007
Bò Sữa Theo Quy Mô Lớn (Trên 10 Con), Các Hộ Điều Tra 4/2007 44
Bảng 4.21 Tổng Các Khoản Thu - Chi bình quân Của Một Con Bò Sữa, Các
Hộ Điều Tra 4/2007
Theo Quy Mô Lớn (Trên 10 Con), Các Hộ Điều Tra 4/2007 45
Bảng 4.22 Chỉ Tiêu Kết Qủa - Hiệu Qủa của 1 Bò Sữa Theo, Các Hộ
Điều Tra 4/2007
Quy Mô Lớn (> 10 Con), Các Hộ Điều Tra 4/2007 45
Bảng 4.23 So Sánh Kết Qủa - Hiệu Qủa Giữa Các Quy Mô Chăn Nuôi
Một Bò Sữa của Nông Hộ, Các Hộ Điều Tra 4/2007 46
Bảng 4.24 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Sữa, Các Hộ Điều
Trang 11Với Giá Bán Sữa Tươi Đến Lợi Nhuận Của Một Con Bò Sữa/ Năm, 55
Bảng 4.28 Phân Tích Yếu Tố Giá Sữa Và Năng Suất ảnh Hưởng Đến
Lợi Nhuận Của Một Con Bò Sữa/ Năm 53
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 4.1 Biểu hiện Số Lượng Bò Sữa Trong Tổng Đàn Bò của Huyện
Hình 4.2 Cơ Cấu Chăn Nuôi Bò Sữa theo Quy Mô, Các Hộ Điều Tra 4/2007 29
Hình 4.3 Cơ Cấu Thu Nhâp Của Một Hộ Chăn Nuôi Bò Sữa, Các Hộ
Trang 13cụ thể khả năng của hộ cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ Để có thể ổn định và phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia Nhà Nước không chỉ có những đường lối đúng, chính sách phù hợp, mà còn phải kịp thời trong quá trình ban hành chính sách Chính vì vậy việc xem xét sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến phát triển sản xuất là rất quan trọng, đặc biệt trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp, một trong những ngành sản xuất phát triển chủ yếu của nước ta Trong đó ngành chăn nuôi bò sữa là ngành chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và liên quan rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác như công nghiệp, giao thông, thương nghiệp Vì vậy sự phát triển chăn nuôi bò sữa không chỉ chịu ảnh hưởng của những chính sách riêng cho ngành mà còn chịu ảnh hưởng của các chính sách khác Trong những năm qua, hàng loạt các chính sách của nhà nước tác động khá tích cực cả trực tiếp và gián tiếp đến ngành sản xuất non trẻ này, tuy vậy những thăng trầm mà ngành gặp phải cũng không ít Trước ngưỡng cửa của tiến trình kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm chúng
Trang 14ta cần có những chính sách phù hợp nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển đáp ứng nhu cấu sữa ngày càng cao của người dân Con người ngày càng chú trọng đến vấn đề ăn ngon mặc đẹp, ăn uống sao cho kéo dài tuổi thọ và trí tuệ ngày càng nâng cao Trong đó sữa tươi góp phần nâng cao sức khoẻ làm cho con người thông minh hơn, năng động hơn Vì vậy nhu cầu về sữa tươi không ngừng nâng cao và phát triển, trong khi đó nhu cầu về sữa trong nước không đủ cung cấp, năm
2001 ước tính chỉ mới sản xuất ra được 65.000-70.000 tấn sữa, chỉ mới đáp ứng được hơn 10% nhu cầu sữa tiêu thụ trong nước, còn lại 90% chúng ta phải nhập khẩu Thấy được tầm quan trọng của việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, chính phủ đã ra quyết định “phát triển ngành chăn nuôi bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước từng bước thay thế được sữa nhập khẩu” Nghị quyết nhằm nhấn mạnh vấn đề phát triển đàn bò sữa và quyết tâm thực hiện đến năm 2010 sẽ đáp ứng được 40% lượng sữa tiêu dùng trong nước Từ sau nghị quyết 167/2001QĐ TTg trong vòng 5 năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa đã có những chuyển biến đáng kể Năm 2005 đàn
bò sữa của cả nước lên đến 107.609 con với sản lượng 198.000 tấn đáp ứng được 22% nhu cầu tiêu thụ trong nước Trong 5 năm từ 2001-2005 tốc độ tăng trưởng đàn bò cả nước là 25%, Nhưng sau năm 2006 do gặp khó khăn, nhiều hộ nông dân đã dần thải loại bò năng suất thấp không hiệu quả và bán theo giá bò thịt Đồng thời việc chăn nuôi bò sữa của người dân gặp nhiều khó khăn như giá thức ăn cao, thiếu kỹ thuật, quá trình tiêu thụ khó khăn Cũng như các địa bàn khác trong cả nước huyện Long Thành - Đồng Nai là một trong những huyện có số lượng đàn bò sữa khá lớn có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò sữa Việc phát triển chăn nuôi bò sữa của huyện
đã góp phần giải quyết được công ăn việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho nông hộ cũng như việc xóa đói giảm nghèo, cung cấp phần nguyên liệu quan trọng cho nhà máy chế biến sữa hiện có đồng thời cung cấp một phần không nhỏ sản lượng sữa tiêu thụ trong nước nhằm giảm dần được lượng ngoại tệ mà hàng năm nhà nước phải chi ra để nhập sữa bột Ngoài ra chăn nuôi bò sữa còn thu thêm được sản lượng thịt từ các con bò đực
vỗ béo, bò sữa loại thải định kỳ CNBS còn cung cấp thêm các sản phẩm phụ hỗ trợ ngành trồng trọt và còn được sử dụng trong ngành công nghiệp biogas, da bò cho ngành thuộc da và sừng móng cho ngành mỹ nghệ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu Song cũng như nhiều nơi khác việc chăn nuôi bò sữa ở đây cũng gặp nhiều khó khăn
Trang 15Để đánh giá kết quả, hiệu quả chăn nuôi bò sữa tại huyện và xác định những yếu tố tác động đến năng suất sữa và mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào đến thu nhập của nông hộ, kết quả của đề tài sẽ giúp nhận thức được sự tác động của từng yếu
tố, xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, tiến hành thực hiện đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế Của Hộ Chăn Nuôi Bò Sữa Tại Huyện Long Thành – Đồng Nai”
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quá trình chăn nuôi bò sữa của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện nghiên cứu
Phân tích một số yếu tố tác động đến năng suất sữa của hộ gia đình chăn nuôi Phân tích kết quả - hiệu quả chăn nuôi bò sữa theo qui mô tìm ra qui mô đem lại lợi nhuận cao nhất cho hộ chăn nuôi
Đề xuất một số chính sách và biện pháp hỗ trợ quá trình chăn nuôi cho hộ nông dân trong địa bàn huyện
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
Phân tích tình hình chăn nuôi bò sữa của hộ chăn nuôi tại 4 xã: An Phước, Phước Tân, Tam Phước, Lộc An trên địa bàn huyện Long Thành - Đồng Nai
Đánh giá về kinh tế hộ chăn nuôi: Vai trò của chăn nuôi bò sữa và đánh giá nguồn thu nhập từ sữa và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa của hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi bò sữa tại 4 xã: Phước Tân, Tam Phước, Lộc An, An Phước thuộc huyện Long Thành - Đồng Nai
Tập trung nghiên cứu ở giai đoạn bò đang cho sữa từ đó đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa của nông hộ chăn nuôi
Bên cạnh đó tham khảo một số tài liệu có liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của huyện và các số liệu thống kê về tình hình chăn nuôi tại Phòng Thống Kê huyện
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tiến hành điều tra và nghiên cứu tại 4 xã:
An Phước, Tam Phước, Tân Phước, Lộc An trên địa bàn huyện Long Thành - Đồng Nai
Trang 16Đề tài thực hiện trong vòng 3 tháng
1.3.3 Hạn chế của đề tài
Do thời gian có hạn đề tài chỉ thực hiên trong 4 xã thuộc Huyện Long Thành Bên cạnh đó còn những hạn chế về kiến thức hiểu biết nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phân tích và nhận định
1.3.4 Bố cục của đế tài
Chương 1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đối với quá trình bò sữa trên
địa bàn huyện Long Thành: Nêu mục tiêu, nội dung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
và phạm vi tiến hành nghiên cứu
Chương 2 Nêu khái quát về tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới, Việt
Nam, cũng như ở huyện Đánh giá tổng quan về vị trí địa lí, tình hình kinh tế xã hội góp phần hỗ trợ trong quá trình chăn nuôi của người dân từ đó nhận định những mặt thuận lợi cũng như khó khăn đối với việc chăn nuôi bò sữa tại địa bàn nghiên cứu
Chương 3 Nêu lên tiền đề về cơ sở lí luận và các biện pháp thực hiện trong
quá trình phân tích
Chương 4 Kết quả nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
-Nghiên cứu tình hình chăn nuôi bò sữa của hộ chăn nuôi trên đia bàn huyện Long Thành
-So sánh phân tích kết quả và hiệu quả từ một con bò sữa theo quy mô
-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sữa của hộ chăn nuôi tìm ra yếu
tố tác động lớn đến năng suất sữa
-Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chăn nuôi bò sữa của hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện tiến hành nghiên cứu
Chương 5 Khẳng định chăn nuôi bò sữa là ngành mang lại hiệu quả kinh tế
khá cao cho hộ chăn nuôi
Đưa ra một số kiến nghị đối với địa phương cũng như nông hộ giúp cho việc chăn nuôi đem lại hiệu quả cao từ đó cũng góp phần giúp cho việc chăn nuôi tại huyện một cách vững chắc
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới
Khuynh hướng phát triển bò sữa thế giới là ngành chăn nuôi bò sữa trên thế giới
đã phát triển mạnh ở các nước phát triển như: Châu Âu và Bắc Mỹ, đàn bò sữa qua hàng trăm năm chọn lọc đã đạt năng suất cao Tuy nhiên trong những năm 1980 các nước này đã bắt đầu áp dụng các hạn ngạch để giảm thặng dư sữa, nhằm tăng giá sữa trên thị trường, khuynh hướng chung của các nước này là giảm số lượng đàn bò nhưng tăng lượng sữa thông qua năng suất (1995 NSTB đàn bò ở Mỹ là 7200lít/chu kỳ), để giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận Đối với các nước ĐNA do sự tăng trưởng kinh tế nhu cầu nhập sữa bột cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu trong nước Các nước phải nhập sữa chủ yếu là các nước đang phát triển như các nước ĐNA là chủ yếu do đồng tiền trong nước mất giá so với đồng Mỹ Kim ảnh hưởng sản xuất trong nước, bên cạnh đó giá sữa thế giới giảm làm tính cạnh tranh cao hơn nhưng lượng sữa này không đáng kể do sản lượng thấp so với nhu cầu (ví dụ: Thái Lan chỉ chiếm 25%, Việt Nam 10%)
2.1.2 Tình hình CNBS ở Việt Nam
Xuất phát từ thực tế, chính phủ nhận thức rõ cần phải phát triển CNBS để đáp ứng nhu cầu của nông dân trong nước, không thể tiếp tục nhập khẩu sữa bột để chế biến như hiện nay Để giải quyết nhu cầu bức xúc của sản xuất chính phủ đã có những chương trình lớn
Quyết định 167/10/2001 của thủ tướng chính phủ “Một số giải pháp và chính sách phát triển CNBS nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước thay thế sữa nhập khẩu tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn” Từ thông tư này mà chiến lược phát triển đàn bò sữa đã đạt được những bước đầu khả quan, đó là vào năm 2005 đạt 100 nghìn tấn sữa
Trang 18và giải quyết đựơc 20% lượng sữa tiêu dùng trong nước Sau năm 2010 sẽ đạt trên 1 triệu tấn sữa Như vậy đàn bò sữa cần phải tăng 6 lần so với hiện nay, để triển khai thực hiện quyết định của thủ tướng chính phủ, hàng loạt các chính sách như: Chương trình tín dụng, phát triển nông thôn đã có những thay đổi tích cực nhằm giúp ngành chăn nuôi bò sữa phát triển
Bảng 2.1 Số Lượng Bò Sữa và Tốc Độ Tăng Trưởng Giai Đoạn 2000-2004
Số lượng bò sữa (1000 con) 35 43.29 55.4 80.78 88.83
Tốc độ tăng đàn /năm(%) 14.6 17.83 35.1 43.6 Tổng sản lượng sữa (1000 tấn ) 52 64.7 90 126 135
Tốc độ sản lượng sữa tăng /năm (%) 31.2 34.6 39.9 40
Nguồn tin: Quyết định 167/10/01 QĐ của Thủ Tướng Chính Phủ 2004 Qua đó cho thấy sau 3 năm thực hiện cả số lượng đàn bò sữa lẫn sản lượng sữa tăng lên khá lớn, đặc biệt vào năm 2003 tổng sản lượng sữa tăng lên tới 126 nghìn tấn
2.1.3 Đặc Điểm Chăn Nuôi Bò Sữa ở Việt Nam
Nhu cầu sữa tươi trong nước tăng nhanh chưa đáp ứng đủ Trong khi đó đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, nhu cầu của người tiêu dùng sữa
và các sản phẩm sữa tăng đáng kể Tiêu thụ sữa đầu người/năm của nước ta 0,7 kg (năm 1980) 1,4 kg (1990), năm 2000 là 6 kg, và hiện nay chỉ khoảng 7 kg/người/năm, nếu so sánh với các nước trong khu vực ta chỉ cao hơn Lào, Campuchia, Indonexia,
thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới như pakitan 130kg người /năm
Theo thống kê thì sữa tươi sản xuất ra từ đàn bò trong nước năm 1990 là 17 ngàn tấn, năm 2000 là 52 ngàn tấn, trong khi đó lượng sữa tươi tiêu thụ năm 2000 quy
về dạng sữa nước là 450 ngàn tấn Như vậy sữa tươi trong nước chỉ đáp ứng nhu cầu rất nhỏ, còn lại là phải nhập khẩu Hàng năm ta phải bỏ ra hàng trăm triệu đôla để nhập khẩu sữa
Theo thông báo gần đây (1/2002) của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho biết so với năm 1999 thì năm 2001 mức tiêu thụ sữa tăng gấp 14.8 lần (7kg/người) Nhưng sản lượng sữa tươi trong nước chỉ đáp ứng 10%
Trang 19Bảng 2.2 Sự Biến Động Đàn Bò Sữa trên Cả Nước Giai Đoạn 1990-2003
Năm Số lượng
(1000 con)
Sản lượng sữa (tấn )
Năm Số lượng
(1000 con)
Sản lượng sữa (tấn )
đàn bò sữa khu vực gia đình tăng mạnh chiếm 94,5%, khu vực nhà nước chỉ chiếm 5%
với nhiệm vụ chủ yếu là nhân giống, lai tạo thuần dưỡng
Bảng 2.3 Sự Phân Bổ Đàn Bò Sữa giữa Các Thành Phần Kinh Tế
Năm Nhà nước Liên doanh Nông hộ
Số lượng
(con)
Cơ cấu (%)
Số lượng (con)
Cơ cấu (%) số lượng
(con)
Cơ cấu (%)
Nguồn tin : Đỗ Kim Tuyền, 2002
Ngay khi nghị định ban hành, việc bình tuyển đàn giống được triển khai đồng
bộ trên hầu hết các vùng nuôi bò sữa Các hộ gia đình có đăng ký nuôi bò sữa đều
được hưởng lợi từ việc bình tuyển này Ngoài số con giống các cơ quan chức năng
cung cấp các hộ đã có lý lịch rõ ràng thì những con giống các hộ tự tìm kiếm mua
cũng được các cán bộ thú y kiểm tra, đánh số với những tiêu chuẩn nuôi lấy sữa, loại
thải những con không đủ tiêu chuẩn, từ những việc làm này cùng với tiến bộ kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng, năng suất sữa của đàn bò đã tăng rõ rệt, khả năng chống chịu
bệnh cũng tốt hơn, người chăn nuôi đã có lãi trong sản xuất
Trang 20Bảng 2.4 Quan Hệ giữa Lượng Vốn Vay với Quy Mô Chăn Nuôi
2.1.4 Mục tiêu phát triển đàn bò sữa từ 2001-2010
Mục tiêu tổng quát của chính phủ Việt Nam là đạt được tổng đàn bò sữa 200 ngàn con vào năm 2010 và 600 ngàn con vào năm 2020 Sản lượng sữa sản xuất trong nước đạt 350 ngàn tấn vào năm 2010 và 1 triệu tấn vào năm 2020
Bảng 2.5 Kế Hoạch Sản Xuất Sữa Đến 2020
Năm Mức tiêu
thụ sữa
kg/người
Sữa sản xuất trong nước (%)
Sản xuất lượng sữa (ngàn tấn)
Đàn bò sữa (ngàn con)
bò sữa hiện đại
Trang 21Chiều cùng ngày 30/11/2006 UBND TP.HCM vừa có văn bản gởi TT Chính Phủ đề nghị ý kiến để công ty sữa tăng giá thu mua sữa trực tiếp cho ngành chăn nuôi
bò sữa lên 5.000 đ/kg so với giá hiện nay 4.300đ/kg Theo đề xuất đó thì các nhà chế biến sữa phải chế biến sữa các sản phẩm có 100% nguyên liệu sữa tươi với giá bán cao hơn các sản phẩm nguồn nguyên liệu từ sữa bột, trên cơ sở đó tăng giá thu mua sữa tươi cho người chăn nuôi đảm bảo lợi ích hài hoà cho nhà chế biến và người chăn nuôi Đây sẽ là một tin vui cho người chăn nuôi bò sữa Việt Nam vì chăn nuôi bò sữa đòi hỏi nhiều kỷ thuật chăm sóc và tốn nhiều thời gian, cùng với việc giá thức ăn tăng vọt dẫn đến giá thành sản xuất cao đã làm cho người dân gặp nhiều khó khăn trong công tác chăn nuôi Vì vậy việc tăng giá sữa sẽ là cơ hội khuyến khích ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu sữa trong nước giảm thiểu nhập khẩu sữa như hiện nay.Hiện nay giá bò sữa tăng lên rất cao so với giá 1 con
bò sữa khoảng 20-30 trục triệu một con, đây là kết quả đáng mừng cho những hộ chăn nuôi, vì sau lần khủng hoảng trong chăn nuôi bò sữa thì bây giờ người dân lại yên tâm hơn với vật nuôi của mình
2.1.5 Giá trị dinh dưõng
Chăn nuôi bò sữa là một bộ phận đặc biệt quan trọng của ngành chăn nuôi bởi
lẻ sữa là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Đặc biệt hơn nó có thể được gọi là một loại thực phẩm dành cho sự phát triển của trí tuệ cộng đồng, nhất là trẻ em với 0,5 lít sữa có thể thoả mãn được hơn 50% nhu cầu đạm của trẻ em 4 tuổi hoặc 25% của người đàn ông trưởng thành Ngoài ra nó còn cung cấp vượt nhu cầu cancium, vitamin
C và vitamin B (theo cowie 1961, trích dẫn của Lê Đăng Đỉnh 1996) Theo các chuyên gia của FAO chỉ cần 0,5 lít sữa/người/ngày sẻ cân bằng được khẩu phần ăn căn bản chủ yếu dựa trên ngũ cốc tại các nước đang phát triển
Ngoài ra người ta còn tìm thấy trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng khác như
mỡ sữa, prôtein, đường sữa, chất khoáng, các vitamin, kháng thể, kích tố, các thành phần cơ bản dễ dàng này được hấp thụ trong bộ máy tiêu hoá người là 95% mỡ sữa, 96% protein và đường sữa là 98% (Ngô Lợi 1976 kỹ thuật chế biến sữa) Trong sữa còn có hơn 150 axit béo, trong protein sữa có đầy đủ 20 loại axit amin không thể thay thế, 25 muối khoáng, 12 loại vitamin, 10 loại men, 4 loại đường và một số nguyên tố
vi lượng (Nguyễn Văn Thưởng 1997 kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở gia đình)
Trang 22Có thể nói không có một loai thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đầy đủ chất quan trọng đối với cơ thể người như sữa, sữa không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn có giá trị chữa bệnh và giải độc.Trong y học sữa còn được dùng như một thứ thuốc chữa được một số bệnh hiểm nghèo như bệnh: Tim, gan, thận, đường ruột, lao (Ngô Lợi
1976 kỹ thuật chế biến sữa)
2.1.6 Giá trị kinh tế
Sữa cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho con người vì vậy việc phát triển CNBS đang là vấn đề của quốc gia, bên cạnh đó còn góp phần giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động khuyến khích sản xuất tăng sản lượng sữa hạn chế lượng sữa phải nhập khẩu hàng năm cho đất nước
2.1.7 Công tác quản lý giống
Chỉ những bò sữa trong trại giống của nhà nước, các cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học mới có sổ theo dõi cá thể để quản lý giống Tất cả bò cái nuôi trong nông hộ quy mô nhỏ không có sổ ghi chép cho nên không quản lý giống và gia phả của con bò cái
Thức ăn cho bò sữa
Việc phát triển đồng cỏ làm thức ăn cho bò sữa hiện nay rất khó khăn Vùng tập trung chăn nuôi bò như các thành phố lớn, thị xã thì giá đất đai là trở ngại lớn nhất cho người chăn nuôi dành đất để trồng cỏ nuôi bò Vùng còn qũy đất thì chưa hội đủ điều kiện để phát triển đàn bò sữa Có những vùng nuôi bò dựa chủ yếu vào nguồn cỏ ở bãi chăn thả chất lượng kém và không an toàn cho sức khỏe bò sữa do ảnh hưởng của chất hoá học sử dụng để diệt cỏ, diệt côn trùng các loại hoá chất thải độc hại của các nhà máy công nghiệp Ước tính lượng cỏ xanh tự nhiên và cỏ trồng hiện nay mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn thô xanh của đàn bò sữa Những tháng mùa khô cỏ xanh thiếu trầm trọng, ngay cả rơm rạ cũng không đủ Nguồn thức ăn thô dự trữ chủ yếu là rơm rạ có giá trị dinh dưỡng thấp Thiếu thức ăn thô, người chăn nuôi phải tăng thức
ăn tinh như cám, bắp và tăng sử dụng phụ phẩm khác như hèm bia, bã đậu nành, bã củ sắn để nuôi bò Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất sữa thấp, chất lượng sữa kém, bò dễ mắc bệnh về sinh sản, chân móng dẫn đến phải loại thải sớm
2.1.8 Giá thành sản xuất sữa
Mặc dù có một thị trường nội địa to lớn, nhưng sản xuất sữa ở Việt Nam cũng đang đứng trước giá thành sản xuất sữa cao, trước hết là do giá thức ăn tinh cho bò sữa
Trang 23cao và giá bò giống cao Đối với bò sinh sản cho sữa, chi phí thức ăn tinh chiếm khoảng 50% tổng chi phí thức ăn Giảm chi phí thức ăn tinh có ý nghĩa lớn đến giảm giá thành sản xuất sữa
Ở các nước, giá 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp bằng 50% giá 1kg sữa (một lít sữa mua được 2kg cám hỗn hợp), trong khi ở Việt Nam giá thức ăn tinh bằng 71,6% giá 1
kg sữa (2400đ/3350đ = 71,6%, một lít sữa mua được 1,4kg cám hỗn hợp) Những thách thức không nhỏ đó là giá thành sản xuất sữa của ta còn cao Một lí do nữa dẫn đến giá thành sản xuất cao là khấu hao giống bò trên 1 kg sữa cao Giống bò của ta tự lai tạo, phẩm chất không đồng đều, không được chọn lọc nên nhiều con năng suất và chất lượng rất kém, trong khi giá bò giống lại rất cao
Thời gian qua, việc lai tạo bò sữa từ đàn bò nền Lai Sind sẵn có tại các nông hộ làm cho giá bò giống rất rẻ, bò lai dễ nuôi, mặt khác người chăn nuôi có đất rộng trồng
cỏ, thu cắt cỏ tự nhiên và tận dụng phụ phẩm nuôi bò vì vậy chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận cao chưa kể khoản thu nhập từ công sức bỏ ra cho chăn nuôi không được hạch toán vào chi phí
Con bò sữa thực sự là cứu cánh cho những hộ thiếu việc làm, là con vật giúp xoá đói giảm nghèo cho bao gia đình Bây giờ tình hình đã đổi khác nhưng cái nếp nghĩ con bò là giải pháp xoá đói giảm nghèo vẫn còn Giá một con bò sữa tốt trước kia trên dưới 20 triệu đồng thì không phải dành cho người nghèo nhưng hiện nay giá bò đã giảm mạnh
Nhà nước có cho họ vay vốn mua bò giống thì cũng không chắc đã giúp được
họ giảm nghèo hay họ sẽ nghèo thêm vì khi không có kiến thức, không có kinh nghiệm
- Phía Bắc giáp thành phố Biên Hoà và huyện Trảng Bom
- Phía Nam giáp Bà Rịa –Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch
- Phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch
Trang 24- Phía Đông giáp huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ
và một phần xã Phước Tân, Tam Phước, An Phước
- Dạng địa hình đồi thấp lượn sóng: diện tích 43.482 ha chiếm 80% diện tích huyện độ cao trung bình biến đổi 5-17 m, địa hình cao nên chỉ thích hợp trồng cây cạn như hoa màu cây công nghiệp
2.2.3 Tài nguyên đất
Huyện Long Thành có 6 nhóm đất: đất phèn, đất phù sa, đất xám, đất đen, đất
đỏ vàng, đất dốc tụ qua đó cho thấy tài nguyên đất đa dạng chủng loại thích hợp cho nhiều loại cây trồng
Tốc độ tăng trưởng dân số hiện nay đang có xu hướng giảm xuống so với thời kỳ trước
Trang 25b) Lao động
Năm 2005, lao động trong độ tuổi của huyện 124.883 người chiếm 60% dân số toàn huỵện trong đó lao động có việc làm 112.395 người chiếm 95% lao động
2.4 Tình hình kinh tế
2.4.1 Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân GDP trên địa bàn huyện thời kỳ 1996
-2000 đạt 14,7% năm, cao hơn mức tăng bình quân toàn tỉnh (12,6%) nhưng đến giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng GDP của huyện có biểu hiện giảm nhưng vẫn đạt 12,41% năm
2.4.2 Tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng của huyện trong những năm gần đây khá tốt, ngày càng đáp ứng nhu cầu vốn vay trong nhân dân Năm 2003, tổng vốn vay là 207
tỷ đồng tăng 27,9% so với năm 2000 Vay ngắn hạn khoảng 176 tỷ đồng chiếm 85%
và vay trung hạn chiếm 31 tỷ đồng chiếm 15%
Chi ngân sách cho địa phương tăng từ 29,251 triệu đồng năm 2000 lên 79,0533 triệu đồng năm 2005 (tốc độ bình quân 2000-2005 là 22,1%)
2.5 Tình hình chăn nuôi bò ở huyện
Chăn nuôi: Long Thành là một trong những huyện có tiềm năng phát triển chăn nuôi nhất là chăn nuôi: Bò, Trâu, Heo, Gà và đàn Vịt Trong những năm qua chăn nuôi của huyện có nhiều chuyển biến đáng kể cả về quy mô lẫn cách thức chăn nuôi
Đàn Bò: Thời kì 1995-2005 có xu hướng tăng, nhưng tốc độ không cao chỉ đạt 1,41 và 2,4% năm cho mỗi thời kì, thấp hơn tốc độ tăng toàn tỉnh Năm 2005 toàn huyện là 10.828 con bò (đứng thứ hai trong toàn tỉnh chỉ sau huyện Xuân Lộc ) Trong
đó bò sữa 1957 con chiếm 60% tổng đàn bò bò sữa toàn tỉnh
Trang 26Bảng 2.6 Kết Quả Sản Xuất Chăn Nuôi Của Huyện Long Thành Giai Đoạn 1996-2005
-Bò 800 1.584 1.704 1.879 1.941 1.948 1.957 14,64 4,32 Heo 29.141 43.194 45.850 50.839 65.591 78.253 82.165 8,19 13,72
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện
2.6 Đánh giá chung về các yếu tố và nguồn lực phát triển của huyện Long Thành 2.6.1 Những thuận lợi
Long Thành là huyện nằm trong khu vực của vùng kinh tế trọng điểm phía nam
là cửa ngỏ của ba thành phố (TP Hồ Chí Minh, TP Biên Hoà và TP Nhơn Trạch trong tương lai ) là đầu nối của trục động lực phát triển kinh tế hành lang TP Hồ Chí Minh
và tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, gần các trung tâm tiêu thụ nông sản lớn, có lợi thế về giao thông sẻ là những thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Kinh tế của huyện trong những năm qua đã có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đã và đang hình thành các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung có vốn đầu tư trong và ngoài nước Đây cũng là tiền đề để huyện tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ sở hạ tầng nhất là y tế, giáo dục của huyện đã được đầu tư một bước, nếu được tiếp tục tăng cường đầu tư sẻ phát huy tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và cải thiện đời sống của người dân
Sức hút về việc làm vào các ngành công nghiệp và dich vụ lớn, tạo điều kiện để huyện sắp xếp lại lực lượng lao động tại chỗ, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, đồng thời thu hút lao động từ nơi khác
Trang 27đến, nhất là lao động có kỹ thuật và công nhân lành nghề, sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các dịch vụ, bổ sung và tăng cường nguồn nhân lực tại chỗ
Tài nguyên tự nhiên nhất là đất sét làm gạch ngói, cát xây dựng của huyện có trữ lượng lớn, nguồn nước ngọt dồi dào, địa chất rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng khu công nghiệp và chùm đô thị
Cùng với phát triển kinh tế huyện sẽ là địa bàn cho các dich vụ thể thao vui chơi giải trí, du lịch
Trình độ lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội của đội ngũ cán bộ từ cấp huyện càng được nâng cao, sẽ là những nhân tố rất quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Nhân dân trong huyện có truyền thống cần cù, khá nhạy bén với các tiến bộ
kỹ thuật Lực lượng lao động tại chỗ khá dồi dào, đang từng bước nâng cao về trình độ khoa học kỹ thuật
2.6.2 Những khó khăn
Đại bộ phận đất đai của huyện kém màu mở, việc cải tạo để phát triển Nông – Lâm Nghiệp với trình độ thâm canh cao sẽ cần rất nhiều vốn, trong khi nguồn lực của huyện và nông dân hiện nay còn rất hạn chế, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhà nước nhất là về vốn công nghệ
Nền kinh tế của huyện trong những năm gần đây tuy đạt được tốc độ cao, nhưng chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực TW, tỉnh quản lý, khả năng tích luỹ từ nội bộ không cao, khả năng đầu tư bằng nội lực còn hạn chế, cần có sự đầu tư bên ngoài
Nguồn lao động trên địa bàn huyện còn khá dồi dào, nhưng đa phần là lao động phổ thông Chiến lược giáo dục và đào tạo nhân lực tuy đã có nhiều giải pháp tích cực nhưng đòi hỏi phải có thời gian dài mới có thể bù đắp được lượng lao động thiếu kỹ thuật
Áp lực gia tăng dân số, tài nguyên khai thác và huy động ở mức độ cao, sẽ dẫn đến những xáo trộn rất lớn về quản lý xã hội
Môi trường pháp lý, cơ chế quản lý hành chính, các chính sách hỗ trợ sản xuất
và đầu tư trung ương đến địa phương tuy đã được cải thiện, song vẫn còn nhiều bất cập làm hạn chế đến sức hút đầu tư trong và ngoài nước
2.6.3 Cơ hội phát triển
Trang 28Với tiềm năng to lớn cùng với sự năng động và chính sách ưu tiên đầu tư phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam sẽ là cơ hội lớn để huyện sớm trở thành khu vực có sức hút đầu tư cao, đặc biệt là đầu tư nước ngoài
Những kinh nghiệm và chính sách thu hút đầu tư cởi mở của tỉnh sẽ là một trong những cơ hội thuận lợi cho huyện trong việc huy động hiệu quả các nguồn lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng cơ sở
Trong tương lai gần đây huyện sẽ trở thành khu vực tiếp nhận về công nghệ và dân cư góp phần làm giảm áp lực đối với TP Biên Hoà và TP Hồ Chí Minh, đồng thời
là vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm cho các thành phố trong khu vực
Trang 29CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Vị trí của ngành chăn nuôi bò sữa
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi bò sữa cũng ngày một phát triển đặc biệt từ sau nghị định 167/2001 QĐ của thủ tướng chính phủ thì cơ hội để phát triển đàn bò cũng như những biện pháp hỗ trợ của chính phủ tạo điều kiện nhiều hơn để người chăn nuôi thuận lợi và yên tâm hơn trong việc phát triển đàn bò sữa cả
về số lượng lẫn chất lượng Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi bò sữa là một ngành sản xuất vật chất quan trọng đối với đời sống hàng ngày của người dân và là ngành đem lại hiệu quả cao cho hộ chăn nuôi so với những vật nuôi khác Sản phẩm của ngành chăn nuôi bò sữa chủ yếu là sữa là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất cần thiết cho cơ thể của con người Không những thế sữa còn là cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và hoá mỹ phẩm sản xuất được nhiều sản phẩm chất lượng cao như sữa tươi, sữa bột, phomat, các loại mỹ phẩm làm đẹp… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất cũng như tinh thần của người dân Phát triển chăn nuôi bò sữa sẻ tạo thêm nhiều ngành nghề, giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nâng cao mức sống của người dân
3.1.2 Ý nghĩa của việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa
Bò sữa là loại vật nuôi có hệ số chuyển hoá thức ăn thành sản phẩm khá cao Thức ăn của bò sữa không có tính cạnh tranh với con người như các loại gia súc khác Hơn nữa nó còn có thể tận dụng được các loại phế phẩm phụ từ nông nghiệp và chế biến thực phẩm Ngày nay khi người dân có thu nhập ngày càng tăng thì nhu cầu về
Trang 30sữa cũng không ngừng tăng theo thì việc phát triển chăn nuôi bò sữa có ý nghĩa thiết thực
: Chăn nuôi bò sữa là ngành quan trọng ở nước ta bởi lẽ chúng ta đang phải nhập
hẩu một số lượng khá lớn sữa bột do đó viêc chính phủ đưa ra nghị định nhằm phát
triển bò sữa đang từng bước được thực hiện
Chăn nuôi có quan hệ mật thiết với ngành trồng trọt, cung cấp phân bón nhằm
hỗ trợ cho việc phát triển các loại cây trồng nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho nông
hộ Sản phẩm từ chăn nuôi bò sữa còn cung cấp nguyên liệu cho ngành da và lông
Bò sữa là loại động vật nhai lại, có dạ dày 4 túi, có khả năng tiêu hoá và những
phế phẩm từ trồng trọt ( rơm, rạ, thân cây…) và các loại phế phẩm từ các ngành khác
nhưng lại tạo ra những nguồn sản phẩm có giá trị cao Chính vì thế thời gian qua phát
triển chăn nuôi bò sữa đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thu nhập cho người dân,
cải thiện chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh đó phát triển chăn nuôi bò sữa sẽ thu hút một bộ phận từ ngành trồng
trọt chuyển sang, tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi tại chỗ, góp phần giảm đói
nghèo ở nông thôn, đồng thời sẻ là nhu cầu và điều kiện thúc đẩy sự ra đời các ngành
công nghiệp phục vụ khác Theo dự báo viện chăn nuôi Việt Nam, tổng đàn bò sữa và
sản lượng sữa cả nước đến năm 2010 được thể hiện bảng 3.1
Bảng 3.1 Dự Báo Phát Triển Đàn Bò Sữa ở Nước Ta Giai Đoạn 2005-2010
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010
Tổng lượng sữa Tấn/ năm 84.400 181.400
Nguồn tin: Tạp chí KHKT nông nghiệp
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa
a) Thuận lợi
Nhu cầu tiêu thụ sữa của người dân ngày càng tăng, thực tế là nguồn sữa tươi
cho các nhà máy sữa chỉ mới đạt trên 10% tổng nhu cấu, còn lại chúng ta phải nhập
khẩu Mặt khác, việc nuôi bò sữa có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương
có tập quán sản xuất từ lâu đời có nhiều phụ phẩm từ nông nghiệp nhưng chưa được sử
dụng hợp lý
Trang 31Bên cạnh đó, các tập đoàn giống cao sản được nhập nội và được lai tạo tại địa phương ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu trong chăn nuôi như phẩm chất năng suất cao và dễ thích nghi Riêng đối với bò sữa, có đàn bò lai giữa con đực Holsstein
và con cái lai sind cho nhiều thế hệ con lai thích nghi với điều kiện của Việt Nam, dễ nuôi và cho sản lượng khá (trên 10 kg/ngày) Hiện nay nuôi bò sữa là một ngành đem lại lợi nhuận cao Nhà nước có chủ trương và đã đầu tư mạnh cho ngành bò sữa trong nhiều năm tới
b) Khó khăn
Dân ta thiếu thói quen uống sữa và chăn nuôi bò sữa Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi
kỹ thuật cao, tỉ mỷ không đơn giản như nuôi bò lấy thịt hay cày kéo Khó khăn nhất vẫn là vấn đề vốn, nông dân quá nghèo mà nuôi bò sữa cần vốn lớn tập trung Chi phí thức ăn chiếm 90% tổng chi phí vật chất cho một con bò/năm Thường thức ăn xanh thiếu vì thời tiết khô hạn, đất trồng trọt hạn chế Ngoài ra, khí hậu nóng ẩm là yếu tố trở ngại lớn đến sự thích nghi và tăng năng suất sữa nhưng kỹ thuật còn thấp và nghề nuôi bò sữa luôn tiềm ẩn rủi ro mà người nông dân không dễ tiếp cận
3.2 Hiệu quả kinh tế, kinh tế nông nghiệp gia đình và kinh tế hộ
3.2.1 Hiệu quả kinh tế
Khái niệm: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng gần với sức sản xuất xã hội Nó được giải thích thông qua mối quan hệ nhân quả, nghĩa là so sánh kết quả đạt được với chi phí tương ứng tạo nên kết quả ấy
Trong nền kinh tế hàng hoá, hiệu quả kinh tế chịu tác động rất lớn của các quy luật kinh tế như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật tiết kiệm, quy luật nâng cao năng suất lao động
Trong sản xuất kinh doanh bất kì một nhà kinh tế, nhà sản xuất hay một nhà nông nghiệp nào cũng có một mối quan tâm là hiệu quả kinh tế, làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế
Muốn vậy ta phải xác định được hiệu quả kinh tế để tìm ra chỗ yếu kém để khắc phục từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế Việc xác định hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ đem lại sự ổn định cho người sản xuất, cho ngành sản xuất tạo khả năng phát triển ngành, nâng cao lợi nhuận, thu nhập cho người sản xuất và tạo
Trang 32điều kiện để tái sản xuất trở lại Trong đó nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành chăn nuôi là một yêu cầu cấp thiết hiện nay
Nâng cao hiệu quả kinh tế cần đáp ứng những nhu cầu sau:
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế ngoài góc độ kỹ thuật cần phải chú ý đến mặt kinh tế xã hội gắn kết quả sản xuất với quan hệ sản xuất, xem xét nền kinh tế tác động như thế nào đến con người
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế không tách rời với nghiên cứu năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi không chỉ đánh giá trên mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn phải quan tâm đối với việc tạo ra nguồn ấy từ xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
- Nâng cao lợi nhuận trên đồng chi phí, phấn đấu sao cho hạ giá thành trong quá trình sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đó cũng là mong muốn của người sản xuất nói chung và người nuôi bò sữa nói riêng luôn mong muốn đem lại thu nhập cao để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tạo công ăn việc làm cho người lao động, khuyến khích gia tăng sản xuất nhiều hơn nữa
3.2.2 Kinh tế nông nghiệp gia đình
Khái niệm: Kinh tế nông nghiệp gia đình là một đơn vị sống nông nghiệp làm kinh tế Kinh tế nông nghiệp gia đình cũng có thể là nền kinh tế do các gia đình sản xuất nông nghiệp tạo ra
Kinh tế nông nghiệp gia đình với tư cách là một đơn vị khai thác kinh doanh là một sự tổ hợp của đất, lao động và các phương tiện sản xuất được người dân khai thác,
sử dụng tác động vào các hệ thống sinh thái tại nơi mà người ta đang sinh sống, đảm bảo sự tồn tại của mình để nhằm thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của bản thân, của cộng đồng từ nền kinh tế tự cấp tự túc chuyển sang nền kinh tế thị trường
3.2.3 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ đã tồn tại từ rất lâu đời khi mà một gia đình có thể chia làm nhiều hộ, như con cháu trong một gia đình đã tách ra ở riêng sống độc lập bằng sức lao động của mình, bằng đất của mình hoặc đi thuê
3.2.4.Vai trò kinh tế hộ
Trang 33Kinh tế hộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đất Nước, cũng như trong việc giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho cả nước đảm bảo lương thực cho quốc gia, cho dự trữ và xuất khẩu
3.2.5 Hiệu quả kinh tế hộ
Hiệu quả kinh tế hộ: Là tổng hợp các chi phí lao động và chi phí vật chất để tạo
ra sản phẩm nông nghiệp Hiệu quả kinh tế hộ được thể hiện qua cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra Trong các yếu tố đó lao động là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp, giá trị lao động cũng là yếu tố tạo ra sản phẩm thặng dư trong lí luận cũng như trong thực tiễn
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban, sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trên địa bàn huyện Long Thành - Đồng Nai
Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra 50 hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn 4 xã: An Phước, Tam Phước, Lộc An, Phước Tân thuộc huyện Long Thành
3.3.2 Kỷ thuật xử lý số liệu
Từ số liệu sơ cấp ban đầu tiến hành quy đổi số liệu về dạng định lượng đối với những biến định tính, sàng lọc bỏ những số liệu không đáng tin cậy
Dùng các phần mềm đã được học như Excel, word, Eview để nhập số liệu, xử lí
số liệu và chạy mô hình Dùng các kiến thức chuyên ngành đã học để tiến hành tính toán, xử lí và phân tích kêt quả
3.3.3 Phương pháp thực hiện
Dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả để tổng hợp tính toán số liệu
Dùng các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả để phân tích số liệu
Ứng dụng kinh tế lượng để chạy mô hình hồi quy thu nhập cho các yếu tố tác động
a) Hàm sản xuất
Năng suất sữa là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người
CNBS ở huyện Long Thành - Đồng Nai, nhưng nó lại bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như:
Điều kiện tự nhiên: Thời tiết, con giống, độ tuổi quản lí, điều kiện nuôi dưỡng
và tập quán CNBS
Trang 34Nhân tố kinh tế bao gồm: Thức ăn, gieo tinh, thú y, trình độ kỷ thuật của người chăn nuôi
Để biết được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ đến năng suất sữa của nhân tố đề tài sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất để xác định mức độ tác động của các nhân
tố đến NSS, hàm Cobb- Douglas được dùng để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Các yếu tố đầu ra là các sản phẩm từ chăn nuôi bò sữa, sản phẩm chủ yếu là sữa tươi nguyên liệu, ngoài ra còn có các sản phẩm phụ khác như: Bò thải, bê cái, bê đực, phân Năng suất chất lượng sữa tươi là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của người nông dân Tuy nhiên năng suất sữa này phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố đầu vào Hàm sản xuất: Là một hàm mô tả quan hệ kỹ thuật trong chuyển hoá đầu vào (nguyên liệu) sang đầu ra Một hàm sản xuất dạng tổng quát có thể biểu diễn dưới dạng: Y= f(Xi) (i=1….n)
Trong đó
Y: Là biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập
Xi: Là biến độc lập
X : Gồm các biến ( cám, rơm, cỏ , chăm sóc , lao động , thú y)
f : Kí hiệu hàm sản xuất (function)
Vì thu nhập là biến phụ thuộc nên ta sử dụng hàm Cobb-Douglas
Các giải thiết: Có rất nhiều yếu tố tác động tới thu nhập của chăn nuôi bò sữa
Vì vậy để cho mô hình hàm hồi quy thật sự có ý nghĩa và các đề xuất chính sách phù hợp với thực tiễn nên nghiên cứu sẽ loại bớt một số biến ít có tác động đến hộ chăn nuôi bò sữa
Với hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas chưa phải là hàm tuyến tính nên khi dùng phương pháp ước lượng ta phải chuyến sang dạng ln như sau:
LnY=a0 +a1lnx1+a2lnx2+a3lnx3+a4lnx4+a5lnx5
Trong đó:
Y: Biến năng suất (kg/con)
x1: Biến vaccin (đồng/con)
x2: Biến rơm (kg/con)
x3: Biến lao động (đồng/con)
x4: Biến cỏ (kg/con)
x5: Biến cám (kg/con)
Trang 35Phương pháp ước lượng ở đây là dùng phương pháp hồi quy OLS và phần mềm ước lượng Eview
b) Các chỉ tiêu kết quả - hiệu quả
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả và chi phí tức là trực tiếp phản ánh mặt lượng của hiệu quả kinh tế sản xuất trong chăn nuôi bò sữa: Lợi nhuận, thu nhập, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất thu nhập
Các chỉ tiêu kết quả
Tổng chi phí
Trong chăn nuôi bò sữa tổng chi phí sản xuất gồm: Chi phí đầu tư cơ bản chi phí vật chất, chi phí lao động
- Chi phí đầu tư cơ bản gồm: Chi phí xây dựng chuồng trại, con giống
- Chi phí vật chất gồm: Chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí điện nước, chi phí gieo tinh, chi phí dụng cụ chăn nuôi
- Chi phí lao động gồm: Chi phí công lao động và công vắt sữa
Thu nhập = Lợi nhuận + Công lao động nhà
Chi phí lao động là phần công lao động của gia đình được tính bằng tiền tương ứng
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Trang 36Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí sản xuất
Tc = LN/CPSX
Tỷ suất lợi nhuân theo chi phí sản xuất cho biết đầu tư một đồng để sản xuất thì
sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng Tỷ suất này càng cao thì việc chăn nuôi càng có lợi
Tỷ suất thu nhập theo chi phí sản xuất
Ti = TN/ CPSX Công thức này chỉ ra rằng khi đầu tư một đồng chi phí trong quá trình sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Hiệu quả đồng chi phí
Hc = DT/ CPSX Chỉ tiêu này cho thấy hiệu lực của chi phí sản xuất trong quá trình chăn nuôi, tạo ra thu nhập Chỉ số này lớn thì hiệu quả sản xuất tốt
c) Gía trị hiện tại thuần (Net Present Value –NPV)
Gía trị hiện tại thuần: Là số dư giữa vốn đầu tư và giá trị hiện tại của thu nhập thuần
do dự án mang lại trong suốt vòng đời của dự án NPV được tính bằng công thức:
I: Khoản đầu tư ban đầu r: Suất chiết khấu của dự án
Bt: Dòng tiền thu trong kỳ t n : Đời sống của dự án
Ct: Dòng tiền chi trong kỳ t t: 1….n
d) Thời gian hoàn vốn T: Là thời gian mà vốn đầu tư ban đầu được hoàn trả
bởi khấu hao và lãi ròng
Xác định t theo công thức khấu trừ
- Gọi Ki: Là vốn đầu tư còn lại quy về năm i để tiếp tục thu hồi vốn
- Pi: Lãi ròng cộng khấu hao năm i
-∆i=Ki–Pi: Là số vốn còn lại sau khi được thu hồi năm i
Ta có
- Ki =∆(1+r) hay Ki= ∆i- 1( 1+r)
- Khi ∆i → 0 thì i→T
Trang 37Dựa vào NPV ta tính được suất nội hoàn của dự án tức là IRR
e) Suất nội hoàn (IRR): Vòng đời một con bò sữa để đo lường tỷ lệ hoàn vốn
cũng như chỉ tiêu để xem xét hiệu quả đầu tư bò sữa có mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi bò sữa hay không
Trang 38CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng chăn nuôi bò sữa huyện Long Thành
4.1.1 Tình hình phát triển đàn bò sữa qua các năm
Long Thành là huyện có rất nhiều điều kiện thuận lợi thích hợp cho việc sản
xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình chiếm vị trí khá quan
trọng trong ngành chăn nuôi bò sữa Ngành chăn nuôi bò sữa cũng đã từng bước trở
thành một ngành sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích kinh tế cho người dân trong
huyện Bảng 4.1 giới thiệu tình hình phát triển đàn bò sữa qua các năm
Bảng 4.1 Tình Hình Phát Triển Đàn Bò Sữa của Huyện Qua Các Năm 2001-2005
Năm Bò sữa ( con) Tổng Bò (con ) Cơ cấu (%)
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện
Qua bảng 4.1 ta thấy số lượng đàn bò sữa tăng qua các năm, tăng nhiều nhất từ
năm 2001 đến 2003, từ năm 2004 thì tăng nhưng không đáng kể so vơí tổng đàn bò
của huyện
Trang 39Hình 4.1 Số Lượng Bò Sữa Trong Tổng Đàn Bò của Huyện Long Thành Năm
Bảng 4.2 Tỷ Lệ Hộ Chăn Nuôi Bò Sữa theo Quy Mô, Các Hộ Điều Tra 4/2007
Quy mô Số hộ nuôi Tỷ lệ hộ nuôi (%) Số lượng (con)
Trang 40Hình 4.2 Cơ Cấu Chăn Nuôi Bò Sữa theo Quy Mô, Các Hộ Điều Tra 4/2007
36%
38%
26%
Qui mô nhỏ Qui mô vừa Qui mô lớn
Nguồn tin: Số liệu điều tra Qua bảng 4.2 ta thấy hộ nuôi với quy mô vừa từ (6-10 con ) chiếm tỷ lệ cao nhất là 38% đây cũng là mô hình chung của cả nước vì chăn nuôi bò sữa đòi hỏi kỹ thuật cao thời gian chăm sóc nhiều và vốn đầu tư ban đầu khá lớn vì vậy đa số các hộ
có khả năng phát triển đàn bò theo quy mô từ 6 – 10 con, đây là quy mô phù hợp với khả năng của hộ chăn nuôi
4.1.3 Cơ cấu đàn
Bảng 4.3 Cơ Cấu Đàn Bò Sữa, Các Hộ Điều Tra 4/2007
Chỉ tiêu Số Lượng(con) Cơ Cấu (%)
số lượng bò cho sữa có tỷ lệ cao điều đó chứng tỏ hàng ngày hộ chăn nuôi sẻ có khoản thu từ sữa lớn và có thể chi tiêu và gởi tiết kiệm, cũng như tái đầu tư cho đàn bò con tiếp theo, đây cũng là một lợi thế đối với nông hộ vì họ có khoản thu nhập nhất định trong ngày từ việc bán sữa
4.1.4 Thời gian chăm sóc đàn bò sữa