1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TIÊU TẠI HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC.

75 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 823,54 KB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn: “THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TIÊU TẠI HUYỆN BÙ ĐĂNG,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TIÊU TẠI

HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LÊ ĐÌNH QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PTNT VÀ KN

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07 /2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn: “THỰC TRẠNG SẢN

XUẤT VÀ TIÊU THỤ TIÊU TẠI HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC”, do

Lê Đình Quang, sinh viên khoá 2003, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông,

đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

Giảng viên hướng dẫn

TS LÊ QUANG THÔNG

Ký tên, ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_

Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên con xin ghi ơn cha mẹ và anh chị với lòng biết ơn sâu sắc nhất

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã nhiệt

tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học tại

trường

Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Quang Thông, người đã

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp

Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các anh chị cán bộ - công nhân viên

Trạm khuyến nông, phòng Thống Kê, phòng kinh tế huyện Bù Đăng đã tạo điều kiện

cho tôi hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn bà con nông dân các xã đã cung cấp cho tôi những thông tin quý

báu để thực hiện đề tài này

Xin cảm ơn các bạn thân hữu và các bạn thuộc tập thể lớp Phát triển Nông

Thông và Khuyến Nông khoá 29 đã động viên và góp ý cho tôi trong suốt thời gian

học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

Lê Đình Quang, Tháng 7 năm 2007, “Thực Trạng Sản Xuất và Tiêu Thụ

Tiêu tại Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước”

Le Dinh Quang, July 2007, “Current Situation of Production and

Consumption of Pepper in Bu Dang District, Binh Phuoc Province”

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ Tiêu của nông dân tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, trên cơ sở số liệu được thu thập từ trạm Khuyến Nông, Phòng kinh tế Phòng Thống kê huyện và 60 hộ nông dân trồng Tiêu tại địa phương Điểm chính của nghiên cứu này là nắm bắt được tiềm năng phát triển và những khó khăn mà người trồng Tiêu gặp phải; đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Tiêu qua đó có những định hướng và giải pháp phát triển một cách phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương, tìm hiểu tình hình tiêu thụ Tiêu trên thị trường huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước

Kết qủa của việc đánh giá hiệu qủa kinh tế cho thấy mức năng suất bình quân vào năm khai thác là 2 tấn/ha với mức giá bán năm 2007 là 45.000 đồng/kg thì lợi nhuận của người trồng Tiêu đạt 47,7 triệu/ha

Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đưa ra định hướng phát triển chung cho ngành Tiêu tại địa phương, để tìm giải pháp giúp người trồng Tiêu đạt hiệu quả cao

Trang 5

1.1 Lý do nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

2.2.1 Dân số, lao động 6 2.2.2 Cơ sở hạ tầng 9 2.2.3 Cơ cấu kinh tế của huyện 11 2.3 Đánh giá chung về hiện trạng của huyện 12

2.3.1 Thuận lợi 12 2.3.2 Khó khăn 13 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Cơ sở lý luận 14

Trang 6

3.1.1 Đặc điểm kinh tế nông hộ ở việt nam 14 3.1.2 Vai trò của kinh tế nông hộ 14 3.1.3 Giới thiệu sơ lược về ngành Tiêu 14 3.1.4 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 19 3.1.5 Khái niệm về thị trường và giá cả 21 3.2 Phương pháp nghiên cứu 21 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Tổng quan tình hình sản xuất Tiêu trên toàn huyện 23 4.2 Tình hình biến động của Tiêu qua các năm 23

4.2.3 Biến động về sản lượng 26 4.3 Hiện trạng áp dụng quy trình kỹ thuật 27

4.3.1 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch Tiêu 27 4.3.2 Cải tạo vườn Tiêu già cỗi và năng suất thấp thành

4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Tiêu 30

4.5.1 Chi phí kiến thiết cơ bản 30 4.5.2 Chi phí sản xuất 32 4.5.3 Kết quả và hiệu quả của 1 ha Tiêu vào giai đoạn

kinh doanh trên một năm 35 4.5.4 Thời gian hoàn vốn khi đầu tư 1 ha Tiêu 37 4.5.5 Cơ cấu thu nhập của hộ trồng Tiêu 39 4.5.6 So sánh hiệu quả kinh tế của Tiêu so với cây trồng khác 40 4.6 Nhu cầu vay vốn sản xuất 42 4.7 Tình hình tiêu thụ 43

4.7.2 Kênh tiêu thụ 44 4.7.3 Hiệu quả kinh tế của thương lái 45 4.7.4 Thị trường tiêu thụ 46

Trang 7

4.8 Đánh giá tiềm năng phát triển 47

4.10 Giải pháp phát triển cây Tiêu tại huyện Bù Đăng 50

4.10.1.Giải pháp về giống 50 4.10.2.Giải pháp về vốn 51 4.10.3.Giải pháp về kỹ thuật 52 4.10.4.Giải pháp về thị trường 53 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55

5.1 Kết luận 55 5.2 Đề nghị 56

5.2.2 Đối với chính quyền 57 5.2.3 Đối với đơn vị thu mua nông sản 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC

Trang 8

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HQKT Hiệu quả kinh tế

PTKT Phát triển kinh tế

PTNT Phát triển nông thôn

SWOT Phân tích ma trận điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness),

cơ hội (Opportunity), thách thức (Threath)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Diện Tích – Dân Số - Mật Độ Dân Số 7 Bảng 2.2 Biến Động Dân Số của Huyện trong 4 Năm (2003 – 2006) 8

Bảng 2.3.Tình Hình Lao Động của Huyện Năm 2006 8

Bảng 2.4 Tình Hình Giáo Dục của Huyện Năm 2006 10

Bảng 2.5 Cơ Cấu Tổng Sản Phẩm Quốc Nội 11 Bảng 2.6 Tình Hình Sử Dụng Đất Phân Chia theo Cây Trồng Năm 2006 12

Bảng 4.1 Diện Tích Tiêu Cho Sản Phẩm 24 Bảng 4.2 Sản Lượng Tiêu qua Các Năm (2003 – 2006) 26

Bảng 4.3 Chi Phí Sản Xuất trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản 31

Bảng 4.4 Chi Phí Vật Chất Bình Quân/ha vào Giai Đoạn Kinh Doanh trên 1 Năm 32

Bảng 4.5 Chi Phí Lao Động vào Giai Đoạn Khai Thác 33

Bảng 4.6 Tổng Chi Phí Cho 1 Ha Tiêu trong Giai Đoạn Kinh Doanh 34

Bảng 4.7 Kết Quả và Hiệu Qủa Kinh Tế trên 1 Ha Tiêu Giai Đoạn Sản Xuất

Bảng 4.8 Thời Gian Hoàn Vốn Tính theo Thời Giá Tiền Tệ 38

Bảng 4.9 Cơ Cấu Thu Nhập Bình Quân Một Năm của Hộ Trồng Tiêu 39

Bảng 4.10 Tổng Chi Phí của Cây Tiêu và Cây Cà Phê trong Giai Đoạn

Bảng 4.11 Chi Phí Trồng Tiêu và Cà Phê trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản 41

Bảng 4.12 Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Tiêu và Cây Cà Phê trên 1 Ha

Bảng 4.13 Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Trồng Tiêu trong Các Năm Qua 42

Bảng 4.14 Lợi Nhuận của Thương Lái trên 1 Tấn Tiêu 45

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Huyện Bù Đăng 4

Hình 4.1 Biến Động về Giá Cả qua Các Năm 25

Hình 4.2 Tỷ Lệ Vườn Tiêu Được Cải Tạo 29

Hình 4.3 Tỷ Lệ Các Khoản Chi Phí Sản Xuất vào Giai Đoạn Kinh Doanh 35

Hình 4.4 Sơ Đồ Thể Hiện Việc Tiêu Thụ Hạt Tiêu trên Thị Trường

Huyện Bù Đăng 44 Hình 4.5 Giải Pháp Thu Mua Hạt Tiêu trên Thị Trường Huyện Bù Đăng 53

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Ý Kiến Đóng Góp của Người Dân

Phụ lục 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

Phụ lục 3 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Thương Lái

Trang 12

Cây Tiêu là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao cho nước ta và còn là loại cây xóa đói giảm nghèo cho người nông dân

Với thị trường tiêu thụ hạt Tiêu trên thế giới rộng lớn và đầy tiềm năng, ngành công nghiệp chế biến hạt Tiêu sẽ phát triển song song với sự phát triển của ngành sản xuất Tiêu Qua đó gián tiếp giải quyết được một lượng lớn lao động dư thừa làm việc tại các cơ sở chế biến tăng thu nhập tăng giá trị kim ngạch của địa phương Đồng thời giảm bớt áp lực lao động nông thôn vào thành thị

Trong 5 năm gần đây, hạt Tiêu Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới về sản lượng và tổng lượng xuất khẩu Xu hướng trên thị trường thế giới đang tiếp tục có những thuận lợi cho Tiêu Việt Nam, Tiêu của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần

80 quốc gia và vùng lãnh thổ Năm 2006, Việt Nam cung ứng cho thị trường thế giới 116.670 tấn, chiếm gần 50% tổng lượng cung, tăng 21% so với năm trước đó Tình hình thiên tai, dịch bệnh đang diễn ra gây nhiều bất lợi cho người trồng Tiêu sản lượng

và diện tích của cả nước nói chung và của huyện Bù Đăng nói riêng có xu hướng giảm Theo dự báo của các chuyên gia trong những năm tới giá hạt tiêu sẽ tăng do sản lượng hạt tiêu của thế giới có xu hướng giảm vì thiên tai, dịch bệnh, nhưng cầu về tiêu

Trang 13

vẫn tăng Do đó nhu cầu cần cải tạo lại vườn Tiêu già cỗi hoặc có năng suất thấp thành vườn cây có năng suất cao góp phần tăng thu nhập cho người dân

Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của đề tài này là nguồn tham khảo cho mọi người quan tâm đến Tiêu, đặc biệt là những hộ nông dân sản xuất Tiêu trong huyện Bù Đăng nhận biết được thực trạng sản xuất và tiêu thụ Tiêu trong huyện

Từ đó làm cơ sở để nông dân quyết định trong việc đầu tư vào ngành Tiêu như thế nào để đạt hiệu quả cao Ngoài ra đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giúp địa phương

có giải pháp phát triển bền vững ngành Tiêu trong thời gian tới

Xuất phát từ nhu cầu thực tế cùng với sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm Tp HCM, sự hướng dẫn của thầy Lê Quang Thông, tôi tiến hành thực

hiện đề tài “THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TIÊU TẠI HUYỆN BÙ

ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ cây Tiêu tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và đánh giá hiệu quả của các hộ trồng Tiêu để đưa ra những giải pháp phát triển ngành Tiêu một cách có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người nông dân

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung điều tra 60 hộ có trồng Tiêu trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện từ trong ba tháng từ 30/03/07 đến ngày 30/06/07

1.4.2 Phạm vi không gian

Nghiên cứu thực hiện đề tài tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

1.5 Nội dung nghiên cứu

– Tìm hiểu thực trạng sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế và định hướng phát triển cây Tiêu tại huyện Bù Đăng

– Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ Tiêu tại địa phương

– Tập trung nghiên cứu và trả lời một số câu hỏi:

Trang 14

+ Cây Tiêu có tác động như thế nào đến đời sống người dân tại huyện Bù Đăng

+ Việc nghiên cứu sẽ góp phần như thế nào đến việc phát triển sản xuất ngành Tiêu tại huyện Bù Đăng?

1.6 Cấu trúc của luận văn

Luận văn được cấu thành bởi 5 chương cơ bản:

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu sơ lược về cây Tiêu, những cơ sở luận phục vụ cho cho nghiên cứu ,

và các chỉ tiêu nhằm xác định hiệu qủa kinh tế của các hộ nông dân trồng Tiêu trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đề tài tập trung nghiên cứu vào những vấn đề chính như: đánh giá thực trạng

về việc sản xuất và tiêu thụ Tiêu tại huyện Bù Đăng và tìm hiểu tình hình áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất Tiêu, xác định hiệu quả kinh tế do cây Tiêu mang lại Qua đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm phát triển ngành Tiêu tại địa phương

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm phát triển cây Tiêu Bù Đăng nói riêng

và ngành Tiêu Việt Nam nói chung

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lí

Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Huyện Bù Đăng

Nguồn tin: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyệnBù Đăng

Trang 16

Huyện Bù Đăng là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Phước, được thành lập vào tháng 07/1988 theo quyết định số 12/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Toàn huyện

có tổng diện tích đất tự nhiên 1.488 km2 chiếm gần 22% diện tích của toàn tỉnh Địa bàn huyện Bù Đăng cách trung tâm tỉnh (thị xã Đồng Xoài) 54 km và cách Thành phố

Hồ Chí Minh 175 km về phía Nam, địa bàn huyện:

 Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Nông

 Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng

 Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước

 Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

 Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai

2.1.2 Địa hình

Huyện Bù Đăng nằm trải dài hơn 60 km dọc theo quốc lộ 14 (đây là một quốc

lộ quan trọng của cả nước thuộc hệ thống đường Hồ chí Minh), nối liền các tỉnh phía Bắc qua Tây Nguyên vào các tỉnh Nam Bộ Mặt khác, huyện Bù Đăng nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và đồng bằng Vì vậy, nó có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, là điều kiện thuận lợi cho phép đẩy nhanh quá trình khai thác, sử dụng đất, mở cửa hội nhập phát triển kinh tế với bên ngoài Tuy nhiên, huyện Bù Đăng có địa hình tương đối dốc và chia cắt mạnh,

là một trở ngại lớn trong việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương

2.1.3 Khí hậu thời tiết

Bù Đăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm Thời tiết trong năm được phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 260C Nhiệt độ cao nhất trong năm là 38,30C, nhiệt độ thấp nhất là 19,40C

Trang 17

trên địa hình đất dốc, lượng sét mùn bị trôi xuống vùng đất thấp, dẫn tới nhiều biến

đổi trong phân hoá thổ nhưỡng

Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, lượng mưa trong mùa khô này rất thấp (chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa của cả năm) Bên cạnh đó lượng bốc hơi nước lại rất cao, chiếm khoảng 67 – 70% lượng bốc hơi của cả năm Điều này đã đẩy nhanh sự phá huỷ chất hưu cơ, dung dịch hoà tan các Secquioxyt Sắt, Nhôm ở dưới sâu dịch chuyển dịch chuyển lên tầng trên và bị ôxy hoá tạo thành đá ong rất phổ biến trên lãnh thổ của huyện

Độ ẩm trung bình trong năm là 78%, lượng mưa trung bình trong năm là 3.231 mm/năm

2.1.5 Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng ở huyện được chia thành 2 nhóm chính là đất đỏ nâu trên đá Bazan (diện tích 71.700 ha chiếm 60%) và đất nâu vàng trên Bazan (diện tích 29.000

ha chiếm 28%), phần còn lại là đất phù sa, đất dốc tụ

Tóm lại, điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ văn, thổ nhưỡng ở huyện rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp của huyện, đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày có giá trị xuất khẩu cao như: Điều, Cao su, Tiêu, Cà phê

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1 Dân số, lao động

a) Dân số

Tính đến ngày 31/12/2006 dân số toàn huyện là 123.891 người, tình hình dân

số, mật độ dân số của các xã trên toàn huyện Bù Đăng năm 2006 được thể hiện qua bảng sau:

Trang 18

Bảng 2.1 Diện Tích – Dân Số - Mật Độ Dân Số

dụng đất đai trong nông nghiệp của nông dân là chủ yếu

Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Đức Phong với 729 người/km2 Do thị trấn

Đức Phong là trung tâm buôn bán của huyện, điều kiện sinh hoạt, văn hoá, y tế, giáo

dục có nhiều thuận lợi nên dân số tập trung tại đây nhiều hơn so với các xã

Kế đến là các xã Đức Liễu, Bom Bo, Minh Hưng, Nghĩa Trung, đây là các xã

hình thành sớm, gần đường Quốc lộ 14, điều kiện sinh sống, phát triển kinh tế có nhiều

thuận lợi và ở các xã này cũng tập trung nhiều đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống Do

vậy, dân số ở đây có xu hướng tăng nhanh trong vài năm trở lại đây

Các xã còn lại như Đăng Hà, Phú Sơn, Đồng Nai có mật độ dân số thấp

Nguyên nhân là do, đây là vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông, điều kiện sinh hoạt còn

Trang 19

gặp nhiều khó khăn Đây cũng là các xã được thành lập sau Tỷ lệ dân di canh, di cư

còn nhiều và sự phân bố dân cư còn thiếu cân đối

Trong 4 năm trở lại đây Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử giảm đi đáng kể kéo theo tỷ lệ

tăng tự nhiên giảm Dưới đây là bảng thể hiện biến động dân số trong 4 năm (2003 –

lệ tử Do đó, tỷ lệ tăng tự nhiên trong 4 năm trở lại đây là rất nhanh và đây là nguồn

lao động dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa

chiếm 52,8%; nữ là 58.441 người chiếm 47,2% Bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ nam cao hơn

tỷ lệ nữ Do vậy, vai trò của nam tại địa phương trong quản lý sản xuất và tỷ lệ lao

động cũng sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn

Tỷ lệ người ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ ngoài độ tuổi lao động,

điều này cho thấy tại địa phương dân số còn trẻ, nguồn lao động dồi dào Đây là một

thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp

Trang 20

Trong số người trong độ tuổi lao động thì lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, đây chính là lợi thế của huyện trong việc sử dụng đất và phát triển kinh tế trong thời gian tới

2.2.2 Cơ sở hạ tầng

a) Điện

Toàn bộ 12 xã và thị trấn đều đã có lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng điện sinh hoạt và bước đầu đảm bảo lưới điện cho một số lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển

Tuy nhiên, ở một số thôn của 12 xã do có các hộ dân cư phân tán, khoảng cách giữa hộ còn khá xa, hầu hết những hộ ở trong đồng ruộng, nơi xa xôi hẻo lánh đều chưa có điện để sử dụng Tồn tại này là một hạn chế khá lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung

Lưới điện dùng cho khu vực nông nghiệp - nông thôn hầu hết là dùng cho sinh hoạt nhất là dùng để thắp sáng (chiếm khoảng 80% sản lượng điện tiêu thụ), ngoài ra

là dùng cho các tiện nghi sinh hoạt, máy bơm nước, máy xay xát nhỏ

Do phân bố dân cư thưa thớt, địa bàn quá rộng lớn nên lưới điện của huyện chưa đáp ứng nhu cầu dùng điện của toàn bộ người dân Do đó, trong tương lai cần đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, sớm hoàn chỉnh mạng lưới điện cung cấp với chất lượng tốt và kịp thời cho các hộ dùng điện Trong đó, ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới đường dây hạ thế phục vụ cho các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa nhằm thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của người dân trong vùng

b) Giao thông

Toàn huyện có 6 xã và 1 thị trấn nằm ven đường Quốc lộ 14 với tổng chiều dài hơn 60 km Đây là điều kiện thuận lợi để giao thương với các huyện khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh Ngoài ra, các tuyến đường liên xã đã được trải nhựa và nâng cấp

tu bổ các tuyến đường xấu Bên cạnh đó, các tuyến đường liên thôn của từng xã cũng được nâng cấp hàng năm Cho đến nay vấn đề đi lại đối với người dân đã được cải thiện rõ rệt Với điều kiện giao thông thuận lợi như vậy là lợi thế vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, dịch vụ của huyện

Trang 21

c) Nhà ở

Trong một vài năm trở lại đây, năng suất cây trồng được nâng cao, giá nông sản dần đi vào ổn định, kinh tế địa phương phát triển kéo theo nhu cầu xây nhà kiên cố tăng cao Số hộ có nhà xây trong vài năm trở lại đây tăng tương đối nhanh, số nhà tạm

đã giảm đi đáng kể Đời sống của người từng bước đi vào ổn định và yên tâm sản xuất Chấm dứt tình trạng du canh du cư Do đó, kinh tế có phát triển và tăng trưởng thì đời sống của người dân mới ổn định và mức sống được nâng cao

Năm 2006 cả huyện có 1 bệnh viện đa khoa với 78 giường bệnh, 1 phòng khám

đa khoa với 12 giường bệnh; 13 trạm y tế xã với 38 giường bệnh cùng với tổng số y, bác sĩ, dược sĩ là 165 người Trong đó có 32 bác sĩ, 103 y sĩ, 16 y tá, 8 hộ sinh, 2 dược

sĩ đại học, 2 dược sĩ trung học, 2 dược tá

Các cơ sở y tế được rải đều ở các xã, thường xuyên quản lí được tình hình sức khoẻ của nhân dân, tổ chức triển khai đầy đủ các dự án chăm sóc sức khỏe, phòng và điều trị bệnh, trong năm 2006 vừa qua đã thực hiện được:

– Khám và chữa bệnh cho 221.613 lượt người; bình quân lần khám trên đầu người là 5,09

– Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú 5.121 người, chuyển tuyến trên là 537 ca, tổng số bệnh nhân tử vong 14 ca giảm 17 ca so với năm 2005, công suất sử dụng giường bệnh là 98,3%

Trang 22

Ngoài ra, trong năm các cơ sở y tế trong huyện tiến hành tiêm chủng và tiêm BCG, tiêm phòng viêm gan B

Trong năm, các cơ sở y tế có cố gắng trong công tác phòng bệnh, điều trị Song vấn đề còn tồn tại: thời gian trực không đảm bảo, công tác vệ sinh, quản lí tài sản chưa tốt, chưa có kế hoạch phù hợp nhất là việc thực hiện ngăn ngừa dịch bệnh

2.2.3 Cơ cấu kinh tế của huyện

Thế mạnh về kinh tế của huyện thiên về hoạt động sản xuất Nông, Lâm nghiệp Trong những năm vừa qua, ngành Nông Lâm nghiệp đã giảm dần tỷ trọng nhưng không ngừng tăng lên về giá trị Cụ thể là trong trong 4 năm 2003 – 2006, tỷ trọng ngành Nông Lâm nghiệp đã giảm từ 66,2% (năm 2003) xuống còn 61,8% (năm 2006), trong khi đó giá trị thì tăng từ 295.523 tỷ đồng (năm 2003) lên 376.400 tỷ đồng (năm 2006) Trong năm 2006 ngành Nông, Lâm nghiệp đã đóng góp gần 400 tỷ đồng vào ngân sách của huyện chiếm khoảng 62% trong cơ cấu tổng sản phẩm Quốc nội của huyện, góp phần làm cho GDP của huyện tăng lên 14,7% Năm 2006, thu nhâp bình quân đầu người đạt 318 USD Cơ cấu đóng góp vào ngân sách huyện từ các ngành được thể hiện qua bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5 Cơ Cấu Tổng Sản Phẩm Quốc Nội

Chỉ tiêu

2003 2004 2005 2006

(Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng

Trang 23

huyện trong những năm vừa qua có bước chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp chung vào

nền kinh tế của cả tỉnh

Trong ngành nông nghiệp cũng có sự khác biệt về cơ cấu sử dụng đất của các

loại cây như: cây hàng năm, cây lâu năm, Sự khác biệt đó được thể hiện qua bảng 2.6

dưới đây:

Bảng 2.6 Tình Hình Sử Dụng Đất Phân Chia theo Cây Trồng Năm 2006

công nghiệp lâu năm chiếm 77.03% trong đó diện tích cây điều chiếm tỷ lệ lớn nhất

với 64,7%, phần diện tích còn lại là các loại cây hàng năm chủ yếu là khoai mỳ, lúa,

các loại đậu…

2.3 Đánh giá chung về hiện trạng của huyện

2.3.1 Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đất đai là một thuận lợi vô cùng to lớn của

huyện trong việc phát triển cây công nghiệp nói chung Ngoài ra, nơi đây có nguồn lực

dồi dào, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông Do vậy, họ rất chịu thương chịu khó

luôn luôn học hỏi, tiếp thu khoa học kĩ thuật nhằm tận dụng, khai thác nguồn tài

nguyên sẵn có của địa phương Cùng với nền kinh tế thị trường đang từng bước phát

triển, mạng lưới điện sẵn có, hệ thống giao thông thuận lợi (có đường Quốc lộ 14 đi

qua) là điều kiện thuận lợi vô cùng to lớn cho vận chuyển các hàng nông sản những

Trang 24

điều kiện thuận lợi này sẽ góp phần thúc đẩy các vườn cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn huyện phát triển theo đúng tiềm năng sẵn có của nó

2.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, địa phương vẫn còn gặp phải những khó khăn như: thiếu vốn, trình độ dân trí thấp, kĩ thuật canh tác còn hạn chế, giá nông sản bấp bênh, dịch bệnh hại cây trồng phát triển Trong tổng diện tích vườn Tiêu hiện nay

có tới 2/3 diện tích là cây Tiêu giống cũ cho năng suất thấp, kĩ thuật canh tác còn mang nặng tính kinh nghiệm Các nông hộ chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong sản xuất, hệ thống khuyến nông tại địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu về kĩ thuật trồng, chăm sóc Tiêu, số lớp tập huấn cũng như tài liệu cho người dân còn hạn chế Các nông hộ phát triển còn rời rạc, chưa qui hoạch thành vùng chuyên canh cây Tiêu Do vậy việc khắc phục những hạn chế đó là điều kiện cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cho việc thâm canh sản xuất cây Tiêu trên địa bàn huyện Bù Đăng

Trang 25

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Đặc điểm kinh tế nông hộ ở việt nam

Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, quy mô sản xuất nhỏ, quy mô đất canh tác nhỏ, sử dụng lao động nhiều, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, sản xuất phân tán và chưa đẩy nhanh sản xuất hàng hóa nông sản, quy mô vốn sản xuất thấp

3.1.2 Vai trò của kinh tế nông hộ

Quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đã xác định kinh tế nông hộ là đơn vị kinh

tế đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nông thôn Dân cư khu vực nông thôn chiếm 80% tổng dân số cả nước, 72% lao động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm thu từ nông nghiệp chiếm 28,7% trong tổng GDP của nền kinh tế quốc dân Theo thống kê của huyện, năm 2006 toàn huyện có 123.891 người trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 113.003 người chiếm 91.2%, còn nhân khẩu ngoài nông nghiệp chiếm 8,8% Qua đó cho thấy tình hình phát triển kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiêp

3.1.3 Giới thiệu sơ lược về ngành Tiêu

a) Tầm quan trọng và nguồn gốc của cây Tiêu

Tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., họ Tiêu (Piperaceae) Có nguồn gốc ở

vùng Ghats miền tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống hoang dại mọc lâu đời sau đó được người Java (Indonesia) vào khoảng 600 năm sau công nguyên, cuối thể kỷ 12 Tiêu được trồng ở Mã lai Đến thế kỷ 18 Tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia Vào đầu thế kỷ 20 Tiêu được trồng nhiều nước nhiệt đới ở Châu phi như Congo, Madagusea, Nigievia, và ở Châu mỹ như Brazil, Mexico

Tiêu được du nhập vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng mãi đế thế kỷ 18 mới bắt đầu phát triển mạnh, khi một số người Hoa di dân vào vào Campuchia ở vùng dọc

Trang 26

bờ biển Vịnh Thái Lan như: Konpong Trach, Kep, Kampot, và Tiêu vào Đông Bằng Sông Cửu Long qua cữa ngỏ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang rồi sau lan dần đến các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Gia Lai…

Tiêu là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, Tiêu thích nghi với mọi loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là trên các loại đất

đỏ, nâu đỏ phân hóa từ đá bazan như ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… Nếu kể từ

vĩ tuyến 17 trở vào thì khí hậu của nước ta cũng khá thích hợp cho Tiêu vì ít khi có nhiệt độ dưới 150C kéo dài, Tiêu với nhiệt độ bình quân trong khoảng từ 250C – 300C

ở nhiệt độ dưới150C hoặc trên 400C Tiêu không phát triển được, ẩm độ bình quân 75%

- 90% lượng mưa cần thiết hàng năm cho Tiêu khoảng 2.000 – 2.500mm Tiêu không thích mưa to gió lớn, vì điều này làm cho tỷ lệ đậu trái thấp và Tiêu dễ bị chết vì úng nước Nói chung, các yếu tố khí hậu ở nước ta rất phù hợp cho Tiêu phát triển

Tầm quan trọng của Tiêu thể hiện ở chổ: Tiêu là cây công nghiệp xuất có giá trị, ngoài việc làm gia vị Tiêu còn dùng trong công nghiệp chế biến hương liệu, nước hoa, trong y dược Tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng do thức ăn tích trệ, bụng và dạ dày lạnh đau, nôn mửa, ăn vào nôn ngược trở ra, đau răng, kiết lỵ, tiêu chảy…ngày trước Tiêu còn được dùng trong công nghiệp chế biến thuốc trừ sâu Từ hạt Tiêu người ta trích ly được hai chất có giá cao đó là chất Piperine và tinh dầu Piperine là chất làm cho Tiêu có vị cay, thơm đặc biệt nên được dùng để chế biến các hương liệu và sử dụng trong công nghiệp chế biến nước hoa Trong hạt Tiêu

có 3 hoạt chất đặc trưng: 1.Piperin (5 – 9% trọng lượng hat) có hoạt chất cay đặc biệt

2 Phelandren (0,5 – 2,3%) một tinh dầu có hương thơm hắc 3.Oleoresin (0,6 – 2%)

nhựa béo có vị đắng, nóng bỏng Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo giống và đất trồng, do đó giữa các giống có thể có mùi vị khác nhau

b) Đặc điểm kỹ thuật và điều kiện phát triển cây Tiêu ở Việt Nam

Nước

Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với Tiêu Ở giai đoạn ra tán Tiêu rất cần nước, cần ẩm độ để bộ rể phát triển và điều kiện khô để hoa kết quả Trồng Tiêu đảm bảo năng suất cao thì phải thường xuyên tưới dặm cho Tiêu Cần căn cứ lượng mưa

mà tính toán lượng nước tưới nhiều hay ít Lượng mưa thích hợp là 2.000 – 3.000mm/năm, lượng mưa tối thiểu là 1800mm/năm Tiêu có thể chịu đựng được mùa

Trang 27

khô nhưng không quá ba tháng (ở giai đoạn Tiêu chín) muốn có năng suất cao thì các tỉnh phía Nam tưới dặm trong các tháng nắng Tiêu cần mùa khô ngắn để ra hoa đồng loạt và chín tập trung

– Ẩm độ không khí thích hợp cho hoa Tiêu thụ phấn là 75 – 90%, vì ở khoảng này thì núm của nhụy mới xòe ra và ướt

– Ẩm độ đất thích hợp nhất là 70 – 85%

Nhiệt độ

Tiêu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên đòi hỏi yêu cầu không khí nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp nhất là 250C – 270C, nếu ở nhiệt độ dưới 100C hoặc trên 400C thì ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của Tiêu, một số giống ngừng sinh trưởng ở 150C

Qua khảo sát Tiêu mọc hoang dại ở vùng nhiệt đới có một số chịu nóng rất tốt

và đưa các giống này vào trồng có khả năng thích hợp ở 200 vĩ Bắc – 200 vĩ Nam là chịu lạnh tốt, nhưng tốt nhất vẫn là 150 vĩ Bắc đến 150 vĩ Nam

Ánh sáng

Tiêu thích bóng râm ở mức độ nhất định, Tiêu là cây bóng râm ở giai đoạn con nhỏ, khi cây bắt đầu tăng trưởng thì không cần bóng râm nhiều và cần tỉa bớt dần để ánh sáng lọt vào

Gió

Tiêu khi có gió lớn sẽ bị ngã ngọn, đổ cây, thụ phấn kém Do đó phải có cây chắn gió đối với vùng gió nhiều Gió còn làm cho sự bốc hơi nước ở đất và cây tăng lên làm cho vườn Tiêu thiếu nước

Đất và dinh dưỡng khoáng

Tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất nhưng lý tưởng nhất là loại đất đỏ bazan, đất phù sa mới bồi và đất đồi tơi xốp, phải thoát nước tốt Đất có tầng canh tác sâu trên 80 – 100 cm, thủy cấp sâu cách mặt đất 2 m, thành phần cơ giới của đất nhẹ Tránh trồng Tiêu ở đất cát khô, sét nặng hoặc hóa nặng, đất phèn, đất úng nước đất phải có hàm lượng màu cao trên 20% đạm (N), trên 1,5% cacbon (C), tỷ lệ C/N = 15 - 20, độ pH tốt nhất từ 5,6 – 6, độ dốc 3 – 20% bố trí theo đường đồng mức Tiêu không chịu được độ mặn quá 3‰

Trang 28

Nhìn chung các vùng trồng Tiêu ở Việt Nam nói chung và các vùng thuộc tỉnh Bình Phước nói riêng, có một vài nơi trồng Tiêu trên những vùng đất không thuận lợi nhưng có biện pháp xử lý đất tốt trước khi trồng Tiêu vẫn cho kết quả tốt Về khí hậu,

độ ẩm ở nước ta rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển nhưng bên cạnh đó lại rất dễ bị sâu bệnh tấn công và sản phẩm sẽ khó bảo quản được lâu sau khi thu hoạch

Do đó cần có biện pháp chăm sóc, phòng trừ đúng mức và kịp thời khi đó khí hậu Việt Nam sẽ là điều kiện rất thuận lợi để Tiêu sinh trưởng vàphát triển

Đất trồng Tiêu ở nước ta: Ở khu vực Đông Nam Bộ của nước ta, các loại cây tham gia xuất khẩu chủ yếu là Cao su, Cà phê, Tiêu, Điều, Chè Trong đó các loại cây như Cao su, Cà phê, Tiêu, Chè có nhu cầu cao về chất lượng đất chẳng hạn như có tầng đất mặt dày, độ phì cao Do vậy nhằm đảm bảo cho nền nông nghiệp nước ta đa dạng về hình thức canh tác cũng như đối tượng canh tác thì toàn bộ loại đất đỏ Bazan

ở miền Nam cần được dành cho bốn loại cây trên

Giống

Trồng Tiêu cần phải bỏ ra một lượng vốn lớn và thời gian dài, do đó nên trồng những giống có tiềm năng, năng suất cao và hạn chế được sâu bệnh hại Hiện nay ở nước ta có nhiều giống Tiêu có chất lượng tốt, năng suất cao như: Tiêu sẽ, Tiêu Vĩnh Linh (Quảng Trị), Tiêu Phú Quốc, Tiêu Lộc Ninh (Bình Phước)… Và một số giống Tiêu nhập từ Campuchia, Indonesia có khả năng kháng được một số bệnh nhất định Biện pháp thâm canh nhanh chóng, rẽ tiền nhất và có hiệu quả rõ ràng nhất là công tác giống, việc chọn giống phẩm chất tốt, khả năng chống chịu được bệnh, thời tiết lại càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đầu tư vào vườn Tiêu

Trang 29

Theo Hiệp hội Tiêu Việt Nam, giá Tiêu tăng cao là do cung không đủ cầu, sản lượng các cường quốc về Tiêu như Ấn Độ, Indonesia đều giảm mạnh, lượng hạt tiêu xuất khẩu của các nước này hiện chỉ còn khoảng 30.000 đến 40.000 tấn so với 70.000 đến 80.000 tấn trước đây Tiêu của Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo đó, dự kiến năm

2007, sản lượng hạt tiêu xuất khẩu sẽ giảm khoảng 30% so với năm 2006

c) Ý nghĩa kinh tế của cây Tiêu

Tiêu là cây cho hiệu quả kinh tế cao, là sản phẩm xuất khẩu có giá trị thu được một lượng ngoại đáng kể cho đất nước Việc phát triển và dần đi vào ổn định của ngành sản xuất Tiêu sẽ góp phần giải quyết được một số lượng lao động dư thừa nhàn rỗi ở nông thôn, vốn là những lao động có trình độ thấp, từ đó tạo được thu nhập ổn định ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống và thu nhập bình quân đầu người tăng lên

Với thị trường tiêu thụ hạt Tiêu trên thế giới rộng lớn và đầy tiềm năng, ngành công nghiệp chế biến hạt Tiêu sẽ phát triển song song với sự phát triển của ngành sản xuất Tiêu Qua đó gián tiếp giải quyết được một lượng lớn lao động dư thừa làm việc

Trang 30

tại các cơ sở chế biến tăng thu nhập tăng giá trị kim ngạch của địa phương Đồng thời giảm bớt áp lực lao động nông thôn vào thành thị

3.1.4 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

a) Khái niệm

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được với phần chi phí bỏ ra của quá trình sản xuất Tính phức tạp của việc đánh giá hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố và nhiều mặt, vừa phải dựa vào thực tế sản xuất hiện tại, vừa lại phải dự báo cho tương lai Ngoài ra còn phải tính đến lợi ích nhiều mặt của xã hội

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù rất quan trọng trong sản xuất mở rộng Đối với nước ta, việc xác định và nâng cao hiệu quả kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó là cơ sở để ta đánh giá và cải biến lại sản xuất cũng như phát huy thành quả đạt được

Xác định HQKT vừa là vấn đề có tính chất lý luận, vừa có tính thực tiễn đối với việc PTKT nhất là các sản phẩm trong nông nghiệp Đây là vấn đề cấp bách mà người sản xuất nông nghiệp đang cần để thấy được HQKT của mình trong quá trình sản xuất với nhiều yếu tố ảnh hưởng Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH, vốn sản xuất còn thiếu, năng suất lao động chưa thật sự cao, lao động thủ công bằng công cụ thô sơ còn nhiều Do đó, việc xác định HQKT là rất cần thiết giúp ta định hướng sản xuất cho phù hợp với sự chuyển đổi từng ngày từng giờ của nền kinh tế thị trường

b) Chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế

Để phục vụ cho việc nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế mà tôi đã đề cập ở phần nội dung nghiên cứu tôi tiến hành sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Chi phí sản xuất (TC): được xác định bằng tổng của chi phí vật chất và chi

phí lao động cộng thêm chi phí khác

Trang 31

TLC = LĐT + LĐN LĐT: lao động thuê LĐN: lao động nhà TKC: gồm các khoản chi phí như tiền lãi phải trả cho các khoản vay, nhiên liệu chạy máy, tiền sữa chữa máy móc

+ Giá trị sản lượng (TR):được xác định bằng tổng sản lượng thu nhân với đơn

giá của một đơn vị sản phẩm

TR = Q x P

Q: là tổng sản lượng, P: đơn giá

+ Lợi nhuận (LN): là chỉ tiêu phản ánh kết quả của quá trình sản xuất được

tính bằng cách lấy tổng doanh thu (TR) trừ đi tổng chi phí (TC)

LN = TR – TC

+ Thu nhập (TN): là toàn bộ giá trị lao động mới tạo ra trên một đơn vị diện

tích gieo trồng

TN = TR – (TVC + LĐT + TKC)

+ Tỷ suất doanh thu: là chỉ tiêu thể hiện được kết quả thu được là bao nhiêu

khi đầu tư 1 đồng chi phí trong quá trình sản xuất

T1 = TR/TC

+ Tỉ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu thể hiện được lợi nhuận thu được là bao nhiêu

khi đầu tư 1 đồng chi phí trong quá trình sản xuất tức là cứ một đồng chi phí sản xuất

bỏ ra trong quá trình sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

T2 = LN/TC

+ Tỉ suất thu nhập: là chỉ tiêu thể hiện được thu nhập có được là bao nhiêu

khi đầu tư 1 đồng chi phí trong quá trình sản xuất

T3 = TN/TC

+ Thời gian hoàn vốn ( PP- Payback Period)

PP là thời gian cần thiết để thu hồi đầy đủ khoản vốn đã đầu tư vào một dự án

PP được tính như sau:

PV tích lũy năm m = PV(0) + PV(1) +……… + PV(m) > 0.(a)

PV tích lũy năm m -1 = PV(0) + PV(1) +……… + PV( m - 1) < 0.(-b)

PP = ( m – 1) năm + x tháng

Trang 32

Với

b a

b x

Điều kiện để hình thành thị trường:

– có sản phẩm mà thị trường cần

– khách hàng có nhu cầu

– khách hàng có khả năng thỏa mãn nhu cầu đó

b) Giá cả

Giá cả được xem là một dẫn xuất lợi ích hỗ tương khi cầu và cung gặp nhau

trên thị trường và được thực hiện, là giá trị của sản phẩm phát sinh qua sự tương tác trên thị trường giữa người bán và người mua, giá cả là thuộc tính căn bản của một sản phẩm

Giá cả là yếu tố duy nhất trong hoạt động bán sản phẩm đem lại doanh thu và lợi nhuận trong khi các yếu tố còn lại tiêu biểu cho phí tổn

Thông tin về giá cả luôn giữ vị trí hàng đầu trong việc đề xuất quyết định kinh doanh nói chung và các quyết định về giá cả nói riêng Đối với nông dân thì giá cả nông sản là một yếu tố quan trọng và tác động trực tiếp đến quyết định tiếp tục sản xuất hay ngưng sản nông sản này để chuyển sang hướng sản xuất nông sản khác

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn hộ, sử dụng phương pháp đánh giá

nhanh nông thôn (RRA: Rural Rapid Appraisal), quan sát thực tế, điều tra chọn mẫu

Về điều tra chọn mẫu tôi tiến hành theo phương pháp như sau:

– Quy mô mẫu điều tra:

Mẫu cấp I: đơn vị mẫu cấp I là xã, trong tổng số xã của huyện chọn ba xã đại diện

Mẫu cấp II: đơn vị mẫu cấp II là thôn, mỗi xã chọn 3 thôn đại diện

Mẫu cấp III: đơn vị mẫu cấp III là hộ nông dân thực tế có sản xuất Tiêu

Trang 33

– Phương pháp chọn mẫu:

Tiến hành điều tra 60 mẫu theo phương pháp chọn mẫu như sau:

Đối với mẫu cấp I: Từ bản đồ hành chính huyện lập danh sách các xã trong huyện theo thứ tự ( Bắc – Nam, Đông – Tây) và đánh số thứ tự từ 1 đến hết căn cứ diện tích trồng Tiêu hiện tại của từng xã để tính diện tích và khoảng cách chọn đại diện Đối với mẫu cấp II: Sắp xếp và chọn thôn trong xã đại diện theo thứ tự diện tích trồng Tiêu từ cao xuống thấp

Đối với mẫu cấp III: Trong các thôn chọn làm mẫu cấp II lập danh sách các hộ thực tế

có trồng Tiêu trên địa bàn theo quy mô diện tích từ lớn đến nhỏ

Thu thập thông tin thứ cấp: Tại phòng kinh tế của huyện, phòng thống kê

huyện, trạm khuyến nông huyện, thông tin từ các xã, các phòng ban có liên quan

Phân tích số liệu: Từ số liệu thu thập được tôi sử dụng các phần mềm hỗ trợ:

Word, Excel để tính toán và xử lý số liệu theo các chỉ tiêu và nội dung đã trình bày

Trang 34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan tình hình sản xuất Tiêu trên toàn huyện

Tiêu được trồng hầu hết trên địa bàn huyện từ lâu, nhiều diện tích Tiêu hiện nay

có đến gần 60% diện tích Tiêu hiện trồng từ trước năm 2000

Vào thời kỳ mà cây Tiêu được giới thiệu đến bà con nông dân với vai trò là một trong những cây trồng chính (khoảng những năm 80), lúc đó cả nước ta chưa có cơ sở nghiên cứu công nghệ giống và cũng chưa có cơ sở sản xuất giống để phục vụ cho bà con nông dân, nên phần lớn bà con thường chọn những cây tốt, khỏe, hạt lớn và được mua từ Lộc Ninh về trồng

Tuổi thọ Tiêu là từ 20 – 25 năm tùy theo sự chăm sóc của bà con nông dân mà Tiêu có tuổi thọ tương ứng Do vậy hầu hết những vườn Tiêu trồng vào giai đoạn này hiện nay cho năng suất thấp, từ đó việc thay lại những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng chịu sâu bệnh là nhu cầu thực tại của người trồng Tiêu

4.2 Tình hình biến động của Tiêu qua các năm

Trong các năm từ 2003 – 2006 tình hình sản xuất Tiêu trên địa bàn huyện Bù Đăng có nhiều biến động về diện tích, năng suất, sản lượng, giá Trước hết ta xét đến tình biến động về diện tích canh tác Tiêu trong những năm qua

Trang 35

2004 có diện tích lớn nhất đến năm 2005 diện tích bị giảm xuống và dần tăng lên vào

năm 2006 Tình hình như vậy là do trong nhưng năm qua giá của Tiêu xuống thấp làm

cho nhiều hộ trồng Tiêu đã không đầu tư chăm sóc làm cho Tiêu bị dịch bệnh thiếu

nước tưới làm cho diện tích bị giảm đáng kể, tuy nhiên trong số đó có những hộ do có

trồng nhiều được nhiều loại cây công nghiệp lâu năm khác như cao su, điều, cà phê,

nguồn thu từ những cây này đã tạo nguồn vốn để tiếp tục tái đầu tư sản xuất Tiêu

Trong toàn huyện các xã có diện tích canh tác cao nhất là Minh Hưng, Bom bo, Nghĩa

Trung, Đoàn Kết Đặc biệt xã Bom Bo diện tích tăng lên rất lớn từ 9,7 ha (năm 2005)

lên 36,7 ha (năm 2006)

Trang 36

4.2.2.Biến động về giá

Hình 4.1 Biến Động về Giá Cả qua Các Năm

45.000

19.000 17.000

Giá hạt Tiêu không những biến động qua từng năm mà ngay cả trong mỗi vụ cũng có sự biến động giá Đầu vụ năm 2007 giá ở mức 37.000 đồng/kg sau đó tăng dần lên mức giá 45.000 – 50.000 đ/kg, có khi tăng lên 60.000 – 62.000 đ/kg và hiện nay mức giá bình quân là từ 55.000 – 58.000 đ/kg

Trang 37

xuống liên tục, cụ thể là năm 2003 là 561 tấn đến năm 2004 tăng lên 796,1 tấn rồi lại

giảm xuống 575,9 tấn năm 2005 và lại tăng lên 671,9 tấn vào năm 2006 Sở dĩ có tình

trạng như vậy là do giá Tiêu cũng giống như giá các loại nông sản khác không ổn định,

cứ sản lượng nhiều thì giá giảm, sản lượng thấp thì giá lại cao, và tâm lý của người dân

thì khi giá cao họ lại tập trung đầu tư nhiều vào loại nông sản đó khi đó sản lượng thu

hoạch sẽ tăng lên dẫn đến giá giá giảm và ngược lại

Trong huyện có nhiều địa phương cũng có sự biến động về sản lượng đáng kể

đó là Thị trấn Đức Phong sản lượng giảm mạnh từ 41,2 tấn năm 2004 xuống 0,6 tấn

năm 2006, Phước Sơn giảm từ 40 tấn năm 2004 xuống còn 14,8 tấn năm 2005 và 7,3

Ngày đăng: 27/02/2019, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w