1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TAỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUAÛNG NGAĨ

75 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 302,59 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế đó và được sự cho phép của ban lãnh đạo Công ty đường Quảng Ngãi, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Năm, giảng viên khoa Kinh Tế trường ĐH Nông Lâ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG

QUẢNG NGÃI

HỒ VĂN TIẾN

LUẬN VĂN CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học

Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích tình hình tiêu

thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đường Quảng Ngãi”, do Hồ Văn Tiến, sinh

viên khóa, ngành Kinh Tế Nông Lâm đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Nguyễn Văn Năm Giáo viên hướng dẫn,

Ký tên, ngày tháng năm 2006

Chủ tịch Hội Đồng báo cáo

(Ký tên, ngày tháng năm 2006)

Thư ký Hội Đồng báo cáo

(Ký tên, ngày tháng năm 2006)

Trang 3

Lời Cảm Tạ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm cao quý nhất đến cha, mẹ đã sinh ra và dạy dỗ tôi nên người

Xin gởi lời trân trọng nhất đến quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy, cô trong khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi học tập tại trường

Xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Văn Năm giảng viên Khoa Kinh tế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này

Xin cảm ơn các Cô, Chú trong phòng HC-TC-KHTH của Công ty đường Quảng Ngãi đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để thực hiện đề tài này

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

TP.HCM, ngày…… tháng……năm 2006

Sinh viên

Hồ Văn Tiến

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

Hồ Văn Tiến, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2006 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi

Với xu thế hội nhập hiện nay, các Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức trong cạnh tranh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Do đó, đề tài được thực hiện nhằm phân tích thực trạng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mà đặc biệt là đường trắng của công ty

Phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu đầu vào, và một số giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu trong quá trình sản xuất và kinh doanh

Phân tích sự biến động giá cả đường trắng trong những năm gần đây, và sự liên quan giữa giá cả và sản lượng tiêu thụ

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trắng của công ty đang được thuận lợi Tuy nhiên công ty vẫn còn gặp phải một số khó khăn,

do giá cả sản phẩm bấp bênh, nguyên liệu đầu vào không ổn định … Mặc dù vậy, Công ty đường Quảng Ngãi cũng cố gắng khắc phục được khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả

Trang 5

Ho Van Tien, Faculty of Economic, Nong Lam University – Ho Chi Minh city 07/2006 Analysis the consumption situation of product at Quang Ngai sugar join-stock Company

Nowadays, with the trend of integration, the companies in Viet Nam deal with the difficulty and challenges in production competition and consumption Therefore, the study analyzes the production situation and consumption of product situation, especially the refined sugar of company

Analyze the using situation of material input, a few methods to ensure the material resource in production and business

Analyze the displacement price of refined sugar in recent years, and the concern between price and consumption product

The result of study shows that the production situation and consumption of product situation are advantageous However, the company still faces the challenges, unstable price, unstable material input … However, Quang Ngai sugar join-stock Company also tries to overcome the disadvantage in production and consumption of product so that it is effective

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

1.1 Sự cần thiết khách quan của vấn đề cần nghiên cứu 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm 5 2.1.3 Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm 6

3.1 Giới thiệu về công ty đường Quảng Ngãi 10

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 10

3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 10

3.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 12

Trang 7

3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 13

3.5.1 Tình hình biến động tài sản của công ty 16 3.5.2 Tình hình biến động nguồn vốn của công ty 17 3.6 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 18

4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường của Việt Nam và thế giới 20

4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía của Việt Nam 20 4.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường của Việt Nam 21 4.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới 22 4.2 Giới thiệu mặt hàng của Công ty đường Quảng Ngãi 23 4.3 Phân tích tình hình tiêu thụ một số sản phẩm của Công ty

4.3.1 Tình hình tiêu thụ bia của công ty 24 4.3.2 Tình hình tiêu thụ nước ngọt của công ty 25 4.4 Tình hình tiêu thụ đường trắng của công ty 26

4.4.1 Phân tích sản lượng tiêu thụ và doanh thu trong

4.4.2 Thị trường tiêu thụ đường trắng 30 4.4.3 Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ, tồn kho

4.4.4 Phân tích sản lượng tiêu thụ và doanh thu trong

4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ đường

4.5.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài 33

Trang 8

4.6.1 Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường 54 4.6.2 Chiến lược nâng cao chất lượng và đa dạng hóa

4.6.3 Chiến lược giữ vững lợi thế cạnh tranh 55 4.6.4 Chiến lược tăng chi phí chiêu thị cổ động 55 4.6.5 Chiến lược xây dựng vùng nguyên liệu 55

5.2.1 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương 61

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

P.HC-TC-KHTH Phòng hành chính-tổ chức-kế hoạch tổng hợp P.KT-XDCB Phòng kĩ thuật – xây dựng cơ bản

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 Thu Nhập Bình Quân của CBCNV Trong Công Ty 15

Bảng 3 Tình Hình Biến Động Tài Sản của Công Ty Qua Hai Năm 17

Bảng 4 So Sánh Biến Động Nguồn Vốn của Công ty 18

Bảng 5 Kết Quả và Hiệu Quả HĐ SXKD của Công Ty Qua Hai Năm

Bảng 6 Phát Triển Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Mía Đường

Bảng 7 Năng Suất Mía Đường Việt Nam và Một Số Nước Sản Xuất

Bảng 8 Lượng Cung, Mức Tiêu Thụ và Giá Mặt Hàng Đường Tại

Bảng 9 Sản Lượng Sản Xuất và Tiêu Thụ Bia của Nhà Máy Bia Thuộc

Công Ty Đường Quảng Ngãi Qua Hai Năm 2004-2005 25

Bảng 10 Sản Lượng Sản Xuất và Tiêu Thụ Nước Khoáng của Công Ty

Bảng 11 Tổng Hợp Doanh Thu của Các Nhà Máy Đường Thuộc Công

Bảng 12 Sản Lượng Tiêu Thụ Đường Trắng của Công Ty Đường

Bảng 13 Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Chính của Vụ Ép 2004-2005 28

Bảng 14 Giá Bán và Sản Lượng Tiêu Thụ Qua Các Tháng 29

Bảng 15 Sản Lượng Tiêu Thụ Sản Phẩm Đường của Công Ty Tại

Bảng 16 Tình Hình Sản Xuất, Tiêu Thụ và Tồn Kho Đường Qua Ba

Trang 11

Năm 2003-2005 của Công Ty Đường Quảng Ngãi 32 Bảng 17 SLTT và Doanh thu Trong Tiêu Thụ Mật Rỉ 32 Bảng 18 Sản Lượng, Năng Suất và Chất Lượng Mía của Các Vùng

Bảng 23 Giá Bán Sản Phẩm Đường Trắng của Công Ty Đường Quảng

Bảng 24 So Sánh Giá Bán Đường Trắng của Công Ty Đường Quảng Ngãi

Với Giá Bán Một Số Nhà Máy, Công Ty Khác Trong Nước Năm 2005 42 Bảng 25 Một Số Chỉ Tiêu Đường Thành Phần Của Các Nhà Máy 43 Bảng 26 Giá Trị Chiết Khấu Theo Số Lượng Hàng Hóa của Công Ty

Bảng 27 Sản Lượng Tiêu Thụ Đường Qua Các Kênh 46 Bảng 28 So Sánh Hiệu Quả Sản Xuất Trước Và Sau Khi Đầu Tư Máy

Bảng 29 Tổ Chức Nhân Sự Trong Công Tác Thị Trường 49 Bảng 30 So Sánh Chi Phí Bán Hàng Vụ 2003-2004 với Vụ 2004-2005 50 Bảng 31 Ma Trận SWOT của Công Ty Đường Quảng Ngãi 53

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lí Của Công Ty 13

Hình 5 Kênh Phân Phối Đường của Công Ty Đường Quảng Ngãi 45

Trang 13

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết khách quan của vấn đề cần nghiên cứu

Trong thời kì mở cửa Việt Nam đang từng bước phấn đấu để được gia nhập vào WTO Vì thế các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động một phần dưới sự bảo trợ của Nhà nước, đang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cần phải khẳng định năng lực hội nhập của mình

Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, để được tồn tại và phát triển thì không chỉ quan tâm tới sản xuất ra cái gì? cho ai? và sản xuất bao nhiêu? mà cần phải chú ý đến việc tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra Hiện nay các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đang cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm… Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm càng khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong thời gian tới Như vậy các doanh nghiệp dù muốn hay không cũng phải đối diện với sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải có giải pháp để bán được nhiều sản phẩm hơn trong một giới hạn nào đó về giá cả vẫn đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

Như vậy để đứng vững và phát triển theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kĩ và đưa ra những giải pháp thích nghi cho đơn vị của mình Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải đi vào phân tích cung cấp nguyên liệu, quá trình sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp có thể đạt được Từ đó sẽ thấy được ưu và nhược điểm để đưa ra những quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Xuất phát từ thực tế đó và được sự cho phép của ban lãnh đạo Công ty đường Quảng Ngãi, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Năm, giảng viên khoa Kinh Tế trường ĐH Nông Lâm Tp HCM, tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty đường Quảng Ngãi” Thông qua việc thu thập các số liệu thực tế của những năm vừa qua, mà việc phân tích tình hình tiêu thụ sản

Trang 14

hình sản xuất kinh doanh của công ty Tuy nhiên vì thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế nên đề tài không thể không tránh khỏi những sơ suất, rất mong quý thầy cô và bạn đọc chân thành góp ý để đề tài được hoàn chỉnh và thiết thực hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, mà chủ yếu là đường trắng tại Công ty đường Quảng Ngãi nhằm thấy được ưu và nhược điểm trong công tác tiêu thụ sản phẩm, cũng như nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đường Từ đó đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho Công ty

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm, mà chủ yếu là đường trắng của Công ty

Tình hình cung ứng nguyên liệu và một số giải pháp nhằm cải thiện vùng nguyên liệu

Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, mà chủ yếu là đường trắng của Công ty

1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi không gian: Tại Công ty đường Quảng Ngãi

Phạm vi thời gian: Thực hiện từ 04-04-2006 đến 10-06-2006

1.4 Cấu trúc luận văn:

Luận văn gồm có 5 chương:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Tổng quan

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Khái niệm tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng

của một chu kì sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

- Trong thực tế của quá trình sản xuất kinh doanh, mặc dù một số sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lí nhưng vẫn không tiêu thụ hết và không tiêu thụ được là do nhiều nguyên nhân Vì thế để tiêu thụ được sản phẩm, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những giải pháp cho chiến lược tiêu thụ sản phẩm đúng đắn, hoàn chỉnh để đáp ứng được nhu cầu thị trường và cho hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

- Sau đây là những nguyên nhân chính để dẫn đến sản phẩm không tiêu thụ được:

 Sản phẩm bị kém chất lượng

 Sản phẩm không hợp thị hiếu của người tiêu dùng

 Sản phẩm không được tiếp cận với người tiêu dùng do quá trình phân phối sản phẩm không được hoàn thiện

 Giá bán không phù hợp với thu nhập của đại đa số người tiêu dùng

 Chưa thật sự làm cho người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm làm ra

- Đó là những nguyên nhân chính mà các doanh nghiệp ít nhiều đã gặp phải Vì vậy để khắc phục những nguyên nhân trên, để giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho quá trình sản xuất

Trang 16

được tiến hành bình thường, các doanh nghiệp cần phải chú ý quan tâm đến một số vấn đề chủ yếu sau đây:

 Phải nghiên cứu rõ các sản phẩm trên thị trường từ đó kịp thời chuyển hướng trong sản xuất, thay đổi sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường trong thời gian ngắn nhất

 Phải dự đoán được nhu cầu tiềm năng của khách hàng đối với từng loại sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể để chuẩn bị tốt cho tương lai

 Mở rộng mạng lưới tiêu thụ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng tạo sự tin cậy uy tín giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng

 Phải cải tiến tổ chức quản lí, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh về giá cả Đây là vấn đề quan trọng mà một số nhà sản xuất dù muốn hay không muốn phải đối đầu Để tạo ra một sản phẩm cùng loại cùng chất lượng, mà giá thành thấp hơn so với giá thành của các doanh nghiệp khác thì đó là sự thành công to lớn của một nhà sản xuất Vì vậy nhà sản xuất phải luôn tìm cách để hạ giá thành sản phẩm

 Phải thành lập một đội ngũ nhân viên có kiến thức và kĩ năng xâm nhập vào thị trường để tìm hiểu nhu cầu và dự đoán chính xác nhu cầu của thị trường trong tương lai, từ đó có chiến lược sản xuất phù hợp

 Luôn luôn tìm cách đơn giản hóa quá trình bán hàng để tiết kiệm chi phí bán hàng, cũng như chi phí điện thoại, chi phí tiếp khách…

Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nếu một sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được, không được người tiêu dùng biết đến hoặc không được người tiêu dùng chấp nhận thì các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở thành vô nghĩa Như vậy tiêu thụ sản phẩm là một thước đo tương đối chính xác để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 17

- Mặt khác tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng thêm sự tích lũy tài chính theo thời gian, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất để tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh, tăng uy lực chiếm lĩnh thị trường, có điều kiện để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để tăng hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm

Yếu tố giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là một trong các yếu tố

đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm Nếu cùng một loại sản phẩm, cùng chất lượng mà giá cả thấp hơn thì sản lượng tiêu thụ nhiều hơn Vì vậy một doanh nghiệp phải luôn tìm cách hạ giá bán, tức giá thành sản phẩm để tăng thêm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

Yếu tố chất lượng sản phẩm Ngày nay chất lượng cuộc sống của đại đa số

người dân được tăng cao, vấn đề sức khỏe được quan tâm hơn những năm trước Do đó chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất khi người tiêu dùng quyết định tiêu thụ sản phẩm nào đó Vì vậy khi sản phẩm có chất lượng tốt, đúng tiêu chuẩn và giá cả hợp lí thì sản phẩm được người tiêu dùng tiêu thụ nhiều hơn

Yếu tố cầu Là nhu cầu của người tiêu dùng, là yếu tố quan trọng cho công

tác tiêu thụ Đó là một thông tin giúp các nhà doanh nghiệp dự đoán về sản lượng và giá cả tiêu thụ cho tương lai Từ đó các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, chiến thuật để đưa ra kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và giá cả hợp lí, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và quá trình sản xuất của doanh nghiệp cũng được đảm bảo cho tương lai

Yếu tố cung Cũng như yếu tố cầu, quan hệ giữa cung và cầu sẽ xác định

nên giá cả thị trường, mà giá cả thị trường liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Theo quy luật của cung cầu trên thị trường thì một sản phẩm mà cung quá lớn thì sẽ làm cho giá cả thấp, ngược lại cung nhỏ thì sẽ làm cho giá cả cao Mà giá cả thấp hay cao đều ảnh hưởng trực

Trang 18

tiếp đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm giảm hay tăng, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Yếu tố về hình thức Hình thức ở đây là bao bì, mẫu mã, kích cỡ… nếu hình

thức bắt mắt được người tiêu dùng thì sẽ tạo sự thích thú cho người tiêu dùng và sẽ làm cho sản lượng tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm cách đáp ứng các thị hiếu của người tiêu dùng về hình thức để cho sản lượng được tiêu thụ nhiều hơn

2.1.3 Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm

Khái niệm chiến lược Chiến lược được hiểu là quá trình nghiên cứu các

môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai Như vậy các mặt mạnh và mặt yếu của tổ chức được giải quyết để tranh thủ cơ hội bên ngoài và giảm thiểu các mối đe dọa

Hình 1 Mô Hình Quản Trị Chiến Lược

Chiến lược sản phẩm

- Khái niệm sản phẩm: Sản phẩm là những hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thực hiện mục tiêu kiếm lời của cá nhân, nhóm cá nhân hay của doanh nghiệp

Phân tích môi trường

Xác định mục tiêu

PT lựa chọn chiến lược

Thực hiện chiến lược

ĐG kiểm tra chiến lược

Trang 19

- Chiến lược sản phẩm là một hình thức đáp ứng nhu cầu của thị trường

ở hiện tại cũng như tương lai về một loại sản phẩm nào đó Một chiến lược sản phẩm hoàn thiện sẽ là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thông qua số lượng sản phẩm tiêu thụ được

- Vai trò của chiến lược sản phẩm: Khi có được một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh thì doanh nghiệp mới có phương hướng đầu tư, sản xuất ra sản phẩm hàng loạt và đem tiêu thụ

- Nội dung chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn, đầu tiên xác định chủng loại sản phẩm, sản xuất sản phẩm như thế nào như về nguyên liệu, bao bì, mẫu mã …

- Chu kì sống của sản phẩm: Nói đến chu kì sống tức là nói đến các giai đoạn của một sản phẩm tồn tại từ khi nó xuất hiện đến khi bị thị trường từ chối Như vậy một chu kì sản phẩm phải gắn với một thị trường nhất định Vì vậy ta có thể khái quát một chu kì sống của sản phẩm qua 4 giai đoạn chính sau:

 Giai đoạn giới thiệu hay tung ra thị trường

 Giai đoạn phát triển

 Giai đoạn chín mùi hay bão hòa

 Giai đoạn suy thoái

Hình 2 Chu Kì Sống Của Sản Phẩm

TRTT GĐPT CM ST

Trang 20

Chiến lược phân phối

- Khái niệm về chiến lược phân phối: Là hình thức phân phối sản phẩm trên thị trường trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu và tìm kiếm tiềm năng của thị trường trong tương lai

- Vai trò của phân phối: Một chiến lược phân phối hợp lí sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi, và làm tăng khả năng liên kết tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, nhờ đó sẽ làm giảm đi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

- Kênh phân phối: Sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua trực tiếp, hay gián tiếp thông qua một cấp hay nhiều cấp trung gian Vì vậy trong phân phối có thể có các loại kênh phân phối sau đây:

Hình 3 Kênh Phân Phối

Nhà sản xuất người bán lẻ người tiêu dùng

Nhà sản xuất người bán sỉ người bán lẻ người tiêu dùng

Nhà sản xuất môi giới người bán sỉ bán lẻ người tiêu dùng

Chiến lược giá

- Khái niệm giá: Giá cả là số tiền mà ở đó tạo nên sự thỏa thuận giữa người bán và người mua để được quyền sở hữu một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó

- Chiến lược giá: Là hình thức xác định giá cả của một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó trong tương lai mà vẫn đảm bảo lợi nhuận mục tiêu Như vậy chiến lược giá rất quan trọng trong sản xuất kinh

(1)

(2)

(3)

(4)

Trang 21

doanh, nó quyết định sản lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong tương lai theo cơ chế thị trường trong việc cạnh tranh về giá cả

- Vai trò của giá: Giá cả là yếu tố quyết định tính cạnh tranh trên thị trường

Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm làm ra Giá cả ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh

- Mục tiêu của chiến lược giá: Mục tiêu của chiến lược giá là làm tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, tối đa hóa lợi nhuận và giữ vững vị thế để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

- Phương pháp định giá:

 Định giá theo mức tối thiểu để có lợi nhuận mục tiêu

 Định giá theo vùng

 Định giá theo thời vụ

 Định giá theo chất lượng sản phẩm

 Định giá hướng vào doanh nghiệp

 Định giá hướng ra thị trường

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

Thu thập số liệu từ sổ sách, chứng từ, báo cáo của các phòng (phòng thị trường, phòng kế hoạch tổng hợp…) của Công ty, và kết hợp với sách báo, tài liệu từ internet… và tiến hành tính toán các số liệu có liên quan

Trao đổi với các phòng ban của công ty, trao đổi với các CBCNV trong các phòng ban để rút ra những nhận xét đánh giá về hoạt động trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Trang 22

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN

3.1 Giới thiệu về Công ty đường Quảng Ngãi

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty được khởi công xây dựng năm 1970, hoàn thành vào năm 1971 Năm

1972 lấy tên là Nhà máy đường Thu Phổ

Năm 1975 sau khi tiếp quản, lấy tên Nhà máy đường Quảng Ngãi trực thuộc liên hiệp Mía đường II

Ngày 03/04 năm 1997, Công ty đường Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 503/NN-TCCB/QĐ của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập thuộc Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn

Cuối năm 2005 Công ty thực hiện thay đổi DNNN thành Công ty Cổ Phần, bắt đầu hoạt động ngày 01/01/2006 với tên gọi là: Công ty Cổ Phần Đường Quảng Ngãi và tên giao dịch là: Quang Ngai sugar joint stock company (qjsco)

3.1.2 Vị trí địa lí của Công ty

Trụ sở chính của Công ty ở: 02 Nguyễn Chí Thanh, xã Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty

3.2.1 Chức năng

Công ty Đường Quảng Ngãi là một đơn vị hạch toán độc lập bao gồm 28% vốn Nhà nước, 20% vốn cá nhân tham gia mua cổ phần, 52% là vốn của người lao động tại Công ty và hoạt động SXKD theo doanh nghiệp cổ phần từ ngày 01/01/2006 Để khai thác triệt để thế mạnh sẵn có của Công ty và địa phương, cụ thể: Khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi do đặc điểm của sản xuất thời vụ, khai thác tận dụng các nguồn năng lượng dư thừa giữa các sản phẩm; sản phẩm

dư thừa của đơn vị này làm nguyên liệu cho đơn vị khác (đường, nha làm bánh kẹo, sữa, CO2 cung cấp cho nước ngọt, nước khoáng – là nguồn nước tự

Trang 23

nhiên có hàm lượng khoáng chất đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng), Xí nghiệp sửa chữa lắp đặt chế tạo thiết bị ngành đường và các sản phẩm khác, Trung tâm kỹ thuật mía giống phục vụ việc đầu tư, mở rộng và xây dựng vùng nguyên liệu mía, trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu đường Quảng Ngãi mua bán đường và các loại vật tư hàng hóa phục vụ cho SXKD của các đơn vị thành viên trong Công ty

Công ty luôn coi trọng và cố gắng duy trì mối quan hệ hợp tác với các thị trường quen thuộc Ngoài ra, Công ty luôn tìm cách xâm nhập vào các thị trường và phát triển thị phần ngày càng lớn mạnh

Tổ chức sản xuất và thu mua các mặt hàng cần thiết tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước

Thực hiện tốt chế độ quản lí kinh tế, chế độ phân phối lao động, đảm bảo cân bằng xã hội, chấp hành tốt các quy chế của Nhà nước về bảo vệ tài sản, môi trường, giữ gìn an ninh trật tự của toàn xã hội trong phạm vi toàn công ty

3.2.3 Quyền hạn

Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức SXKD phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội được quy định tại điều lệ của công ty đã thông qua Đại hội đồng cổ đông, và quy định của luật Doanh nghiệp

Xây dựng các phương án đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Trang 24

Lựa chọn thị trường, khách hàng và phân công giữa các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo tính thống nhất và đạt hiệu quả cao trong HĐSXKD

Quy định giá mua, bán cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ tuyển chọn, sử dụng lao động, đào tạo lao động, xác định đơn giá tiền lương, định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu

Tổ chức quản lí và phân phối vốn, tài sản cho các đơn vị, nhà máy trực thuộc, quản lý và sử dụng các nguồn lực mà Công ty đã được xác định khi Cổ phần hóa

Đầu tư liên doanh liên kết góp vốn cổ phần với các Công ty khác sau khi đã được hội đồng phê duyệt

Chuyển nhượng, thay thế, thế chấp tài sản thuộc quyền quản lí của Công ty theo điều lệ của Công ty CP đường Quảng Ngãi

Công ty tự hoạch định nhu cầu lao động của mình và tổ chức tuyển dụng lao động, Công ty quy định tiền lương, các định biên lao động, quy chế riêng của Công ty theo quy định của pháp luật

3.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

3.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý

Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Những vấn đề liên quan đến HĐSXKD được ban lãnh đạo quyết định theo đại đa số Nhưng ban lãnh đạo là người quyết định sau cùng và chịu trách nhiệm cao nhất trong mọi HĐSXKD của toàn bộ Công ty

Trang 25

Hình 4 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lí Của Công Ty

Ghi chú:

QHCH:

QHPH:

3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Ban Giám đốc Được sự ủy quyền điều hành của ban quản trị Công ty,

ban Giám đốc có nhiệm vụ quản lí mọi hoạt động của Công ty, đưa ra các quyết định mang tính chiến lược và sách lược trong SXKD của toàn bộ Công ty Tổng Giám Đốc là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động cũng như về mặt pháp lí trước pháp luật Các phó Tổng Giám Đốc có nhiệm vụ tham vấn cho Tổng Giám đốc

Phòng tài chính kế toán Là bộ phận tham mưu cho ban Giám Đốc về

công tác tài chính, kế toán nhằm khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả tài sản của Công ty

Phòng KCS Kiểm tra kĩ thuật sản xuất và chất lượng sản phẩm trong quá

trình hoạt động SXKD

Trạm y tế Có nhiệm vụ đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ CBCNV cũng như

người lao động trong toàn bộ Công ty

Phòng kĩ thuật – xây dựng cơ bản Thực hiện công tác thay thế, sửa

chữa trang thiết bị máy móc cho toàn bộ Công ty

Đại Hội ĐồngCổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Giám Đốc

P.TC-KT

KHTH

P.HC-TC-XDCB

P.KT-P.KCS Trạm Y Tế

Trang 26

Phòng hành chính – tổ chức – kế hoạch tổng hợp Thực hiện công tác

nhân sự, hành chính… và xây dựng kế hoạch cho việc sản xuất kinh doanh của toàn bộ Công ty

3.4 Tình hình lao động của Công ty

Lao động là một bộ phận có vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công của Công ty Với những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sẵn có, công ty hoạt động có hiệu quả hay không là nhờ vào lực lượng lao động Các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài hòa thì mới đảm bảo sản xuất ra hàng hóa có chất lượng tốt, chi phí thấp làm cho giá thành sản phẩm hạ, do đó hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao

Năm 2005, tổng số CBCNV của Công ty giảm hơn so với năm 2004 Nhưng lượng giảm này không đáng kể chỉ giảm 64 người, tương ứng với 1,798%

so với năm 2004 Chúng ta có thể giải thích sự giảm lực lượng này như sau:

Năm 2005 là năm mà Công ty chuyển dần sang Công ty Cổ phần do đó đòi hỏi các máy móc thiết bị phải hiện đại, phải bắt kịp thời đại, khi thiết bị máy móc mới được trang bị thì lực lượng lao động giảm đi Rõ ràng là khi đó số người Đại học, Cao đẳng được tăng lên là 17 người, tương ứng mức tăng là 3,21%, đây là một mức tăng tương đối lớn đối với một công ty Vì sự thay thế máy móc cũ thành máy móc mới nên nhu cầu về lực lượng lao động có tay nghề được tăng lên, và công ty đã đáp ứng được nhu cầu này, đây là thành công lớn của Công ty trong công tác tuyển chọn và đào tạo nhân sự Với lí do đó, số lực lượng lao động trung cấp giảm xuống 11 người, tương ứng mức giảm là 2,696%, công nhân viên có nghề và lao động phổ thông giảm tương ứng là 2,992% và 1,375%

Bảng 1 Tình Hình Lao Động của Công Ty

ĐVT: Người

Trang 27

Bảng 2 Thu Nhập Bình Quân của CBCNV Trong Công Ty

Trang 28

CBCNV trong Công ty ngày càng được cải thiện Cụ thể từ thu nhập bình quân của CBCNV Công ty vào mức 1 triệu/tháng vào năm 2002 được tăng lên 1,9 triệu/tháng vào cuối năm 2005, đây là bước đầu thành công của Công ty trước khi chuyển sang Cổ phần hóa Công ty

3.5 Tình hình tài sản của công ty

3.5.1 Tình hình biến động tài sản của Công ty

Cuối năm 2005 tổng tài sản của Công ty là 537,054 tỉ đồng, giảm 4,927 tỉ đồng so với năm 2004, mức giảm tương ứng là 0,909% Điều này cho thấy quy mô tài sản của Công ty rất lớn và có sự giảm sút, nhưng giảm sút không đáng kể trong thời gian qua

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lại tăng 71,511 tỉ đồng, tương ứng với mức tăng là 33,5%

Tiền mặt của Công ty năm 2005 tăng 69,71 tỉ đồng, tương ứng với mức tăng là 79,44% so với năm 2004 Lượng tiền này là do khách hàng trả nợ, góp vốn cổ phần hóa… của Công ty Đây là một yếu tố không tích cực lắm cho HĐSXKD vì không nên dự trữ tiền mặt với một lượng lớn như vậy mà phải nên đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng vốn

Hàng tồn kho của Công ty năm 2005 tăng 6,491 tỉ đồng, tương ứng mức tăng là 8,91% so với năm 2004 Mặc dù năm 2005 là năm thành công của phòng thị trường trong công tác tiêu thụ sản phẩm nhưng do Công ty sản xuất với một sản lượng sản phẩm quá lớn nên hàng tồn kho vẫn quá nhiều

Tài sản lưu động khác của Công ty năm 2005 giảm 10% so với năm 2004 Các khoản phải thu của Công ty năm 2005 giảm 8,8% so với năm 2004 điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của khách hàng đối với Công ty, điều này giúp Công ty giảm lượng vốn ứ đọng trong quá trình sản xuất

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty năm 2005 giảm 23,26% so với năm 2004, trong đó:

Trang 29

Tài sản cố định giảm 27% là do Công ty đang tiến hành cổ phần hóa do đó đã thanh lí một số tài sản không cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 13%, sự tăng này là do năm 2005 công ty tiến hành sửa chữa, xây dựng các trung tâm phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty

Bảng 3 Tình Hình Biến Động Tài Sản của Công Ty Qua Hai Năm

II Các khoản ĐT ngắn hạn

Nguồn tin: P.HC-TC-KHTH

3.5.2 Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty

Nợ phải trả năm 2005 là 365,789 tỉ đồng, giảm tương ứng là 4% so với năm 2004, trong đó:

Nợ ngắn hạn tăng 15,5% là do Công ty chưa thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả cho người bán chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu

Nợ dài hạn giảm 13,75 công ty đã trả một phần vốn vay ngân hàng trong

Trang 30

Bảng 4 So Sánh Biến Động Nguồn Vốn của Công ty

ĐVT: Triệu đồng

So sánh

Nguồn tin: P.HC-TC-KHTH

3.6 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Năm 2005, là năm mà Công ty hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng từ 5,281 tỷ đồng vào năm 2004 lên 10,236 tỷ đồng vào năm

2005, tương ứng với mức tăng là 93,8% Đây là giai đoạn phấn đấu của toàn bộ công ty trước khi tiến hành Cổ phần hóa, việc tăng doanh thu và lợi nhuận của toàn Công ty thể hiện cụ thể qua các số liệu sau:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được tăng lên 7,101 tỷ, tương ứng với mức tăng là 116,4%

Giá vốn hàng bán tăng lên 120,479 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 18,93%

Mặt khác các chỉ tiêu khác cũng tăng lên tương ứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ Công ty Có thể nói năm 2005 là năm thành công của Công ty, đặc biệt là do giá đường trắng trong nước và thế giới được ổn định và ở mức cao Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho các nhà máy đường thuộc Công ty được phát triển ổn định và mang lại lợi nhuận cao cho Công ty Sự thành công của Công ty trong năm vừa qua không những không kể đến sự đóng góp lớn lao của công tác thị trường trong tiêu thụ sản phẩm Vì vậy để phát huy kết quả đạt được trong năm qua, Công ty cần phải nghiên cứu kĩ để phát huy những nhân tố tích cực, những ưu điểm có lợi trong công tác tiêu thụ sản phẩm Từ đó sẽ hạn chế những điểm yếu trong sản xuất cũng như trong công tác tiêu thụ sản phẩm Để

Trang 31

thấy rõ hơn về vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm ta phải đi sâu vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong hai năm vừa qua ở chương sau

Bảng 5 Kết Quả Và Hiệu Quả HĐ SXKD của Công Ty Qua Hai Năm

Trang 32

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường của Việt Nam và thế giới

4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía của Việt Nam

Về diện tích trồng mía của Việt Nam trong những năm qua có dấu hiệu giảm sút nhiều đáng kể Kể từ năm 1999 diện tích là hơn 344 nghìn ha thì năm

2005 chỉ còn là 266 nghìn ha, trong khi đó nhu cầu về mía nguyên liệu của các nhà máy đường lại tăng lên Vì vậy đây là thách thức lớn cho ngành mía đường Việt Nam trong công tác quy hoạch vùng nguyên liệu ngày càng bị giảm sút

Kéo theo về sự giảm sút diện tích thì sản lượng mía nguyên liệu của Việt Nam cũng giảm đi Cụ thể năm 1999 Việt Nam đạt hơn 17 triệu tấn mía nguyên liệu thì năm 2005 chỉ còn có hơn 14 tấn mía nguyên liệu mà thôi

Bảng 6 Phát Triển Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Mía Đường Việt Nam Từ 1996-2005

Trang 33

cao hơn nhiều so với Việt Nam Vì vậy để đáp ứng nhu cầu về mía nguyên liệu cho các nhà máy thì ngoài mở rộng diện tích mía cần phải nâng cao năng suất và chất lượng mía nguyên liệu

Bảng 7 Năng Suất Mía Đường Việt Nam và Một Số Nước Sản Xuất Đường Trên Thế Giới

Những năm qua thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn trên phạm vi rộng cả nước

Về giống mía: Chưa có chương trình quốc gia về mía, các tổ chức khuyến nông chưa có chương trình công tác về giống mía cho các vùng

Về kĩ thuật thâm canh cũng chưa được các cấp từ Bộ đến địa phương quan tâm đầy đủ Việc cơ giới hóa thu hoạch mía chưa được triển khai

Chính sách với người trồng mía chưa thỏa đáng, chưa gắn kết chặt chẽ với người trồng mía với các nhà máy đường

4.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường của Việt Nam

Trang 34

Bảng 8 Lượng Cung, Mức Tiêu Thụ và Giá Mặt Hàng Đường Tại Việt Nam từ 1995-2005

4.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới

Những năm qua trên thế giới tình hình thời tiết diễn ra rất phức tạp, hạn hán, lũ lụt diễn ra khắp nơi làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của thế giới Trong khi đó ngành công nghiệp đường cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ Năm 2005 thế giới sản

Trang 35

xuất hơn 145 triệu tấn đường, nhiều hơn năm 2004 là gần 4 triệu tấn Nhưng với lượng tăng sản lượng trên thì vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới

Thị trường thế giới đang trải qua một sự biến đổi về cơ cấu đáng chú ý, ảnh hưởng mạnh đến quá trình định giá, ba yếu tố chính làm thay đổi là: sự rút lui của EU, nhà xuất khẩu đường trắng lớn nhất thế giới, sự vượt trội đang tăng lên của Brazin trên thị trường thế giới và tầm quan trọng ngày càng tăng của Ethanol (một loại rượu được sản xuất từ nguyên liệu mía) đối với thị trường toàn cầu Viễn cảnh cho các nhà sản xuất và xuất khẩu đường là thuận lợi hơn trong nhiều năm tới Lượng đường tồn kho dư thừa đã giảm từ 13,6 triệu tấn vụ 2004-

2005 xuống còn 9,6 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 1998, nguyên nhân này góp phần vào việc tăng giá một cách ngoạn mục trong năm 2005 và đầu năm

2006 Nếu như diễn biến thời tiết phức tạp như bây giờ luôn diễn ra thì theo dự đoán của các chuyên gia giá cả mặt hàng đường tiếp tục tăng lên và sẽ giữ ở mức cao trong những năm tới

4.2 Giới thiệu mặt hàng của Công ty đường Quảng Ngãi

Đến nay Công ty đường Quảng Ngãi đã trở thành 1 trong 7 doanh nghiệp CPH theo QĐ 28/2004/QD-TTg Công ty đường Quảng Ngãi sản xuất kinh doanh rất nhiều loại sản phẩm Ngoài sản phẩm chính là đường trắng, Công ty còn có rất nhiều nhà máy chuyên sản xuất với một loại sản phẩm như nhà máy Bánh kẹo, nhà máy Cồn, nhà máy Sữa, Bia, Nước khoáng … hàng năm các nhà máy này góp phần không nhỏ vào sự thành công của toàn Công ty

Tỷ trọng sản xuất công nghiệp của toàn Công ty chiếm gần 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Quảng Ngãi Mức đóng góp ngân sách hàng năm chiếm gần 40% ngân sách tỉnh Công ty đường Quảng Ngãi luôn gắn chặt với hàng ngàn bà con nông dân trồng mía trong tỉnh và có tác động mạnh mẽ đến các mặt sinh hoạt và đời sống của vùng nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Công ty đã tạo việc làm thu hút gần 4.000 lao động tại địa phương Đồng thời đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động khác trong các hoạt động sản xuất – dịch vụ khác để cung

Trang 36

cấp nguyên liệu, dịch vụ cho Công ty, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương

Đường thuộc nhu yếu phẩm rất cần thiết trong khẩu vị của mỗi người Đường có vị ngọt, mang lại nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra đường còn là nguyên liệu chính trong công nghệ chế biến những thực phẩm có liên quan đến đường

Mặc dù Công ty đường Quảng Ngãi sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm Nhưng trong phạm vi thời gian và năng lực, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu sản phẩm chính là đường trắng trong công tác tiêu thụ sản phẩm của toàn Công ty đường Quảng Ngãi

4.3 Phân tích tình hình tiêu thụ một số sản phẩm của Công ty đường Quảng Ngãi

4.3.1 Tình hình tiêu thụ bia của Công ty

Qua bảng 9 cho thấy rằng việc sản xuất và tiêu thụ bia của Công ty rất thuận lợi Đặc biệt không có sản lượng hàng tồn kho, Công ty sản xuất với một lượng bao nhiêu thì tiêu thụ hết bấy nhiêu, đây là thành công lớn trong công tác tiêu thụ sản phẩm Theo số liệu trên thì hầu hết các loại bia tiêu thụ đều tăng lên trong năm 2005, duy chỉ có loại bia DQ 355ml là giảm Nguyên nhân của sự giảm sút một loại bia mà những năm trước đây mà thị trường miền Trung rất ưa chuộng, đặc biệt thị trường Quảng Ngãi, do đời sống của người dân ngày một nâng cao, họ luôn tìm cách thỏa mãn nhu cầu về thưởng thức, do đó họ luôn thay đổi các loại sản phẩm sao cho phù hợp với thu nhập của họ Đặc biệt là sự tiêu thụ mạnh về bia lon 333 và bia lon Special, vì những loại bia này ngon hơn và ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn

Trong năm 2005 việc tiêu thụ bia đã mang về lợi nhuận cho Công ty là hơn 3 tỉ đồng, tương ứng tăng 5% so với lợi nhuận năm 2004 Như vậy trong năm qua sự thành công của Công ty có sự góp phần không nhỏ của nhà máy Bia thuộc Công ty

Trang 37

Bảng 9 : Sản Lượng Sản xuất và Tiêu Thụ Bia của Nhà Máy Bia thuộc Công

Ty Đường Quảng Ngãi Qua Hai năm 2004 – 2005

27.678.377

17.472.8051.395.240372.008130.822150.0007.639.440341.537176.526

27.539.953

17.491.0631.391.880370.869123.580141.7757.500.000341.537176.249

217.004.319 3.477.950

29.000.000

16.300.000 1.500.000 450.000 150.000 700.000 9.000.000 400.000 500.000

29.000.000

16.300.000 1.500.000 450.000 150.000 700.000 9.000.000 400.000 500.000

236.654.815 3.672.902

105

93108121115467118117283

105

93107121121493120117283

109 105

Nguồn tin : HC-TC-KHTH

4.3.2 Tình hình tiêu thụ nước ngọt của Công ty :

Cũng như việc tiêu thụ bia, thì việc tiêu thụ nước ngọt trong năm qua cũng được thuận lợi Trong năm 2005, hầu hết các loại nước ngọt đều tăng lên, chỉ có một số loại giảm sản lượng vì sự thay đổi nhu cầu của thị trường mà thôi Đặc biệt nước ngọt sản phẩm lon trong năm 2005 được tăng lên 125% so với năm 2005

Như vậy thông qua việc tiêu thụ sản phẩm nước ngọt nhà máy đã mang lại lợi nhuận cho Công ty là hơn 1,5 tỉ đồng vào năm 2004 và hơn 2 tỉ đồng vào năm

2005, mức tăng tương ứng là 127%

Nhìn chung việc tiêu thụ nước ngọt và bia của Công ty trong hai năm 2004 –

2005 đựơc tăng lên Do đó, công ty cần phát huy hết ưu điểm về các loại sản phẩm này để góp phần vào sự thành công của Công ty khi bước sang cổ phần hóa toàn

Ngày đăng: 27/02/2019, 14:03

w