Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ của chúng ta đã sử dụng hơn 100 tên, biệt hiệu, bút danh. Xin giới thiệu 70 tên gọi, bút danh, bí danh, biệt hiệu Người đã sử dụng trước cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thời thơ ấu của Bác, ở làng Sen, bà con thường gọi cậu bé Nguyễn Sinh Cung là Cậu Côông. Trước khi lên tàu ra đi tìm đường cứ nước, trong phong trào đấu tranh chống sưu cao thuế nặng ở Huế, nổi lên người thanh niên học sinh yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này là thày giáo Nguyễn Tất Thành ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Khi làm đầu bếp trên tàu Latouche Tréville, Nguyễn Tất Thành lấy tên là anh Ba hoặc Văn Ba. Trong lá thư gửi từ Niu-oóc về cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ của cụ Nguyễn Sinh Huy, Bác ký tên là Paul Tất Thành. Từ năm 1919, bắt đầu xuất hiện tên Nguyễn Ái Quốc ký dưới Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị quốc tế vì hoà bình họp ở Versailles và nhiều thư từ, kiến nghị, bài báo khác. Là một trong những người sáng lập Tờ báo Le Pa-ria của Hội Liên hiệp thuộc địa, chỉ trong năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã viết gần 20 bài phơi bày dã tâm và tội ác của chủ nghĩa thực dân. Đồng thời Nguyễn Ái Quốc cũng viết hàng loạt bài đăng trên báo L’Humanité của Đảng Xã hội Pháp, các báo La Viie Ouvrière, Le Journal du Peuple, Le Libertaire và các tập san La Revue Communiste, Inprekorr dưới các bút danh: Nguyễn A. Q, Ký Viễn, N. A. Q. Tiếp đó, trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng thêm mộtsốbútdanh và tên gọi khác dưới các bài viết và trong hoạt động cách mạng: Chú Nguyễn, N, S Chon Vang, Cheng Vang, Trần Vương, Ai Qua Que, Nguyễn Hải Khách, Lý Thụy. Thời gian từ năm 1925 đến năm 1930, hoạt động trên cương vị là Ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Văn Phòng Phương Nam của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đảm nhận việc truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng, theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở mộtsố nước, chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở trong nước. Nhiều bútdanh đã được Người sử dụng trong thời kỳ này là: N. A. K ký dưới Lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên và tất cả đồng bào bị áp bức, Ông Lý dưới Thư gửi đại diện Tổng Liên đoàn Lao động thống nhất Pháp ở Quốc tế Công hội, L. M. Wang dưới Thư gửi Văn phòng đại diện Đảng Cộng sản Đức ở Quốc tế Cộng sản, Vichto Lơbông dưới Thư gửi đại diện Đảng Cộng sản Pháp ở Quốc tế Cộng sản, Paul dưới Thư gửi Văn phòng đại diện Đảng Cộng sản Mỹ . Ngoài ra, Người còn dùng nhiều tên, bí danh khác như Nilốpski, Ho Wang, Trương Nhược Tường, Vương Sơn Nhi, Vương Đạt Nhân, Lonis-Berlin, Loa Roi Ta, Thọ biệt hiệu là Nam Sơn. Tiếp đó là thời gian Bác Hồ của chúng ta từ Trung Quốc qua Thái Lan rồi từ Thái Lan trở lại Trung Quốc để chuẩn bị về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Để đảm bảo bí mật, Nguyễn Ái Quốc nhiều lần cải trang khi là lính hầu, lúc là thày địa ký, có khi lại là thầy lang bôn ba đây đó chữa bệnh cứu người. Tên tuổi, bútdanh của Người cũng nhiều lần được thay đổi. Những khi tiếp xúc với kiều bào, Người là Chín, Thầu Chín, Chính, Nguyễn Lai, Lý Tín Tống, Trần, Lê, Pan, Ông Lý Hồng Công, Tiết Nguyệt Lâm. Dưới các bài báo Nguyễn Ái Quốc ký nhiều tên khác nhau: Howang T.S, Wang, A.P, N.K, N. Ái Quốc, Nguyễn, H, T, Loa Shing Lan, Victo, Vector Lebm, K.K.V, Line, LW Vương, T.V.Wang, Có khi Người chỉ ký một chữ V dưới bài “Nghệ tĩnh đỏ” viết bằng tiếng Anh; lấy bútdanh Quac, E.Wan dưới các bài vạch mặt đế quốc Pháp; ký một chữ K Thư gửi Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Trong bản khai trích ngang dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản(1935), Người ghi “bí danh trong Đảng là Jeng Man Huân”, bí danh dùng trong Đại hội là Lan. Sau này, khi từ Tây An về Quảng Tây (Trung Quốc) hoạt động, Người đã đóng giả lính hầu cho một viên quan Trung Hoa (là người của Đảng Cộng sản Trung Quốc chọn cử), lúc lại là thiếu tá Hồ Quang bên cạnh tướng Diệp Kiếm Anh qua lại Văn phòng Bát lộ quân. Thời gian này Bác Hồ có biệt hiệu là ông Trần, là đồng chí Vương khi gặp gỡ các đại biểu từ Việt Nam sang. Bài viết đăng trên các báo được ký dưới nhiều bútdanh mới như P.C.Line, Bình Sơn. Từ tháng 1-1941, Bác về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Trong thời gian đầu, Bác lấy bí danh là Già Thu và chọn hang Pắc Bó (Cao Bằng) làm cơ sở hoạt động cách mạng bí mật. Những tháng ngày gian khổ ở căn cứ địa Việt Bắc, Bác có bí danh là Thu Sơn, Ông Ké. Trong những ngày Tháng Tám 1945 sục sôi khí thế cách mạng, Bác ký tên Hồ dưới thư viết bằng tiếng Anh gửi Trung úy Charles Fenn, người trực tiếp điều khiển nhóm tình báo Đồng minh hoạt động trên đất Việt Nam khi đó; Ký tên C.M Hồ dưới thư gửi ông Ph.Tan, là người Mỹ gốc Hoa sẽ cùng về Việt Nam với Hồ Chí Minh để thực thi nhiệm vụ do nhóm công tác của Charles Fenn giao cho. Đó là những biệt hiệu, bútdanh gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi của Bác Hồ trong giai đoạn từ khi rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước mùa hè năm 1911 đến Cách mạng Tháng Tám 1945, căn cứ theo Biên niên tiểu sử và Toàn tập tác phẩm của Người. Những lần gặp nhàvăn Bão Vũ, nhàvăn Vũ Bão thường đùa trêu: “Tớ không phải tên Vũ Bão mà lấy là Vũ Bão. Còn cậu là Vũ Bão thật lại phải đổi tên. Đúng là đời nay, người ngay sợ . kẻ gian”. Từ mấy chục năm nay, Vũ Quần Phương đã trở thành một cái tên quen thuộc trong làng thơ Việt Nam . Tuy nhiên, đây không phải tên thật mà là bútdanh của ông. Theo Vũ Quần Phương cho hay thì tổng Quần Phương cũ (nay là huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) vốn dĩ là quê bố ông, nơi hiện còn ngôi mộ của cụ. Sau này do chiến tranh, sơ tán lưu lạc, gia đình ông ít có điều kiện trở lại. Vì thế, để khỏi mất gốc, ông đã lấy tên địa danh này làm bútdanh của mình. Chính thực Vũ Ngọc Chúc mới là tên cúng cơm của ông. Xung quanh cái bútdanh nghe nửa Hán nửa nôm của Vũ Quần Phương, có nhiều chuyện vui. Nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là câu chuyện sau đây: Lần ấy, căn nhà nhỏ hẹp của nhà thơ Vương Trọng ở khu tập thể Vân Hồ 3 (Hà Nội) liền lúc được đón tiếp hai vị khách quen. Nói “quen” là với chủ nhà chứ bản thân hai người khách này không hề biết nhau. Đó là nhà giáo Trần Tế và nhà phê bình văn học Vũ Phương. Trong đầu Vương Trọng chợt nảy ra một ý nghĩ hóm. Ông bèn giới thiệu hai vị với nhau bằng hai câu thơ mới ứng tác: Đây là Trần Tế (không xương) Còn kia đích thực Vũ Phương (không quần) Chủ ý của tác giả đã rõ: Đây là Trần Tế chứ không phải Trần Tế Xương (tức nhà thơ Tú Xương). Và kia: Nhà phê bình Vũ Phương chứ không phải nhà thơ kiêm nhà phê bình Vũ Quần Phương. Thật là một cách giới thiệu vui và . độc đáo. Khi câu chuyện này đến tai nhà thơ Vũ Quần Phương, ông tủm tỉm cười chịu rằng ông bạn đồng nghiệp Vương Trọng “quả là thông minh”. Nhân thể, ông đã đọc cho tác giả bài viết này nghe một bài thơ ngắn, chỉ có 4 câu, trong đó ông nói rõ lai lịch cái bútdanh của mình: Tên Quần Phương, thân tha phương Tôi lấy tên quê làm độ đường Sáu tuổi tiễn cha về với đất Nấm mộ ven đồng hóa cố hương. Tuy ngắn nhưng bài thơ đã ký thác được rất nhiều tâm sự của tác giả. Bútdanh “thật” hơn tên thật Vũ Bão là bútdanh của mộtnhàvăn khá thành công trong thể loại truyện hài, mặc dù ngay từ thuở lọt lòng, ông đã được cụ nội đặt cho cái tên rất ngay ngắn, nghiêm trang là . Phạm Thế Hệ. Phạm Thế Hệ thuộc lớp người trưởng thành khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cam go nhất. Sẵn hào khí tuổi trẻ trong mình, nên khi nhìn sang các bạn viết cùng trang lứa, ông không khỏi cảm thấy bị “mê hoặc” bởi các bútdanh tuy chỉ được ghép bằng những chữ nôm thôi, song ý nghĩa thì đậm tinh thần lạc quan Cách mạng. Ấy là Thép Mới, là Tre Xanh, là Lửa Hồng, là . Vốn sẵn định kiến với cái tên mang dấu ấn Hán ngữ của mình, chẳng khó khăn gì mà cây bút trẻ không xoay xỏa cho mình mộtbút danh. Và thế là cái tên Vũ Bão chính thức “trình làng” từ đây. Nhưng rồi, niềm vui ngắn chẳng tày gang, không ai khác mà chính cụ thân sinh ra Vũ Bão đã “mở mắt” cho ông thấy, ông đã “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”, bởi chữ “bão” tiếng vậy nhưng lại là chữ Hán. Nó có nghĩa là “no” (trong câu “thực vô cầu bão”, nghĩa là ăn chẳng cầu no), chứ không chỉ đơn giản như ông nghĩ “bão” là “gió bão”. Tuy nhiên, khi “ngộ” ra điều này thì cuốn tiểu thuyết “Sắp cưới” của Vũ Bão đang bị xem là “có vấn đề”, bị báo chí lên tiếng chỉ trích (sau Đổi mới, cuốn tiểu thuyết đã được NXB Phụ nữ tái bản với số lượng lớn). Trong tình cảnh ấy, nếu ông chọn cho mình một cái bútdanh khác e bạn bè thân hữu hiểu lầm là tác giả có ý “bỏ của chạy lấy người”. Bởi vậy ông đành cắn răng giữ lại cái bútdanh này. Nhàvăn Vũ Bão tâm sự: Càng cứng tuổi, ông càng nhận chân ra một điều: Cái tên Phạm Thế Hệ thoạt nghe có vẻ . ngang tàng, song kỳ thực cái tên Vũ Bão còn . ngang tàng hơn. Điều này làm ông có lúc cảm thấy ân hận, hối tiếc phút “hăng tiết vịt” của mình. Bây giờ, đi đâu nghe người ta giới thiệu tên mình là Vũ Bão, ông không khỏi có cảm giác sượng sùng, ngài ngại, vì cái tên nghe thì “hùng dũng” vậy, song bên ngoài thì lại là một ông già vóc dáng thấp bé nhẹ cân, bước chân tập tà tập tễnh, nói chung là “rất núng thế”. Ông không muốn mọi người bất ngờ về “nghịch cảnh” ấy. Xung quanh bútdanh Vũ Bão cũng lắm chuyện hài. Gần đây nhất là chuyện một ông kiến trúc sư tên khai sinh là Vũ Bão, nhưng vì nổi máu viết văn và thấy trước mình đã có “sư huynh” Vũ Bão án ngữ rồi, nên để khỏi phiền toái đã đổi tên mình thành Bão Vũ. Hiện tác giả Bão Vũ cũng đã trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Những lần hai ông gặp nhau, Vũ Bão thường đùa trêu: “Tớ không phải tên Vũ Bão mà lấy là Vũ Bão. Còn cậu là Vũ Bão thật lại phải đổi tên. Đúng là đời nay, người ngay sợ . kẻ gian”. Trong quá trình đi tìm tài liệu để làm tập tư liệu “Sức sống Nam Cao”, tổ KHXH trường cấp 2 Nhân Hậu, Lý Nhân, Hà Nam đã được những người bạn đồng môn, đồng hương; anh em ruột thịt… của nhàvăn Nam Cao kể cho nghe chuyện nhàvăn Nam Cao chọn bút danh. Ông Trần Hữu Đạt (em ruột nhàvăn Nam Cao) kể: Rất nhiều bạn đồng môn, đồng hữu như ông Hoàng Tùng, Hoàng Cao và mộtsố người có dịp gặp nhàvăn đều gạn hỏi: Cớ sao ông lại lấy bútdanh Nam Cao? Nhàvăn tủm tỉm: - Làng mình đã có hai ông hoàng rồi (ý nói Hoàng Tùng, Hoàng Cao lúc ấy đang giữ trọng trách trong Đảng và quân đội). Còn mình thì võ dốt lắm. Ông Hoàng Cao - bạn thân và cũng là người họ hàng với nhàvăn nhớ lại: Lúc chia tay, mỗi người một hướng đánh giặc. Nam Cao tâm sự với Hoàng Cao: “Chúng mình là con trai làng Đại Hoàng, trai Lý Nhân, trai Nam Sang, đi đâu, làm gì cũng phải xứng danh là trai Nam Sang nhé! Các cậu là Hoàng thì phải Huy Hoàng, Đại Hoàng nhé!”. Ông Hoàng Cao nhớ rõ: Nhiều lần ông lục tìm các tài liệu, bản thảo còn lại của Nam Cao thì thấy: Bản thảo nào Nam Cao cũng đề rõ ở góc trên, bên trái, trang đầu: Đại Nam quốc Hà Nam tỉnh Nam Sang huyện Lý Nhân phủ Cao Đà tổng Đại Hoàng xã Các bản thảo đều được nhàvăn ghi chữ Nam, có bản lại ghi chữ Cao hoặc Nam Cao ở dưới các hàng chữ trên. Nhưng vẫn không quên ghi rõ tên Trần Hữu Tri (là tên thật của nhà văn) dưới bản thảo. Theo ông Trần Hữu Đạt, thì anh trai mình lấy bútdanh là Nam Cao là do nhàvăn ghép chữ đầu tên huyện (Nam) với chữ đầu tên tổng (Cao) để nhớ ơn mảnh đất nơi ông đã sinh thành. “Nam Cao” còn có ý nghĩa là nước Nam, cao cả, cao sang… nữa. Nam Cao vốn là nhàvăn có lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu nhân dân vô cùng sâu sắc. Nam Cao đã có những trang viết xứng đáng với niềm tin yêu, quý mến của quê hương ông. Bútdanh Nam Cao sống mãi và tỏa sáng mãi với các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn, Đôi mắt… Nam Cao đã vinh dự được nhận giải thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Tên của ông được trân trọng đặt cho 1 đường phố ở Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Hà Nam lấy tên ông đặt cho một vườn hoa – công viên ở giữa lòng thị xã Phủ Lý yêu thương. Huyện Lý Nhân chọn tên ông để đặt tên cho mái trường, nơi hun đúc những tài năng tương lai của đất nước. UBND tỉnh Hà Nam đã chọn tên ông để đặt tên cho Giải báo chí của tỉnh. Ngoài bútdanh Nam Cao, nhàvăn còn có mộtsốbútdanh khác: Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du… Theo nhàvăn Tô Hoài, Nam Cao ký bútdanh Nhiêu Khê là có ý đùa. Còn bútdanh Xuân Du mà nhàvăn ký dưới các bài thơ của mình là do ông lấy 2 chữ ở đầu câu thơ mà nhàvăn và Tô Hoài hồi ấy thường ngâm ngợi: Xuân du phương thảo địa Hạ thưởng lục hà trì Thu ẩm hoàng hoa tửu Đông ngâm bạch tuyết thi Tạm dịch: Mùa xuân chơi miền cỏ non Mùa hạ tắm hồ sen ngát Mùa thu uống rượu hoàng hoa Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng Còn bútdanh Thúy Rư thì do nhàvăn lấy mộtsố chữ trong tên thật của mình (Trần Hữu Tri) để ghép lại mà thành. Ở đây chữ i đã được thay bằng chữ y. Hồi hoạt động ở Việt Bắc, Nam Cao còn có tên là Ma Văn Hữu. Nhàvăn Tô Hoài lấy tên là Nông Văn Tư. Khi đi công tác, Nam Cao thường mang giấy tờ mang tên Ma Văn Hữu, nghề nghiệp: Dạy bổ túc văn hóa. Nam Cao cùng Nguyễn Huy Tưởng, trong chuyến đi cuối cùng vào khu Bốn, ra khu Ba, Nam Cao cũng mang theo giấy tờ ghi tên đó. Hồi Cứu quốc ở Việt Bắc, báo tỉnh Hà Nam, báo Quân khu Ba… Nam Cao làm ca dao còn lấy bútdanh Suối Trong. Trong tất cả các bútdanh mà nhàvăn đã dùng, Nam Cao là bútdanh để lại trong lòng người đọc và nhân dân nhiều kỷ niệm và nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất. Cho đến nay, những nhà sưu tầm, nghiên cứu, những người quan tâm vẫn phân thành 2 "trường phái" khác nhau: Hàn Mạc Tử và Hàn Mặc Tử. Vì thế các cuốn sách, bài báo in ra cũng chia làm 2 nhóm: nhóm Mặc và nhóm Mạc. Những "đại biểu tiên phong" cho "trường phái Mạc" có thể kể: Giáo sư Hoàng Như Mai, Giáo sư Văn Tâm, nhà sưu tầm Phạm Xuân Tuyển. Phạm Xuân Tuyển đã làm một bản thống kê những tài liệu sử dụng chữ Mạc như sau: Báo Người Mới trong các số chuyên đề về Tử năm 1941, Trần Thanh Mại trong cuốn sách viết về Tử năm 1942, Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam năm 1942, Phó tiến sĩ Phùng Quý Nhâm trên Kiến Thức Ngày Nay số 47, giáo sư Hà Minh Đức trong Tổng tập Văn học Việt Nam số 27, giáo sư Lê Đình Kỵ trong Thơ Mới - Những bước thăng trầm - 1993, giáo sư Vũ Ngọc Khánh trong tập Thơ tình yêu - 1995, giáo sư Hà Vinh - Khoa tiếng Việt - Đại học Tổng hợp Hà Nội trong Tạp chí Văn Học - 1995, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh - Phó tiến sĩ Trần Đăng Xuyền trong sách Những bài văn hay và khó - 1995 . Còn những người theo "trường phái Mặc" gồm những ai? Có lẽ hai người quan trọng nhất là Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ và Quách Tấn, bạn thân nhà thơ. Nguyễn Bá Tín đã dùng Mặc trong hai cuốn sách quan trọng của mình, cuốn Hàn Mặc Tử anh tôi - 1991 và Hàn Mặc Tử trong riêng tư - 1994. Quách Tấn cũng dùng Mặc trong Bóng ngày qua - 2000. Những người khác có thể kể: Chế Lan Viên trong Tuyển tập Hàn Mặc Tử - 1987, Lữ Huy Nguyên trong Hàn Mặc Tử thơ và đời - 1994, Trần Thị Huyền Trang trong Hàn Mặc Tử hương thơm và mật đắng, Vương Trí Nhàn trong Hàn Mặc Tử - Hôm qua và hôm nay . Nguyễn Bá Tín cho biết, bútdanh Hàn Mặc Tử đã có trước, còn bútdanh Hàn Mạc Tử chỉ là bạn bè đặt cho để trêu đùa: "Có nhiều hôm anh ngồi thừ trên chiếc ghế mây, nhìn qua bức mành tre sáo trước cửa, đợi chị Cúc đi ngang qua, trông anh đến thiểu não. Chị Cúc biết điều đó, về sau kể với con gái chị Như Lễ rằng: Nghĩ tội nghiệp anh quá. Bạn bè đến chơi trông thấy anh ngồi buồn bã như kẻ thất tình, nên thường trêu cợt anh là con người sau bức rèm lạnh và gọi đùa anh là Hàn Mạc Tử. Chữ Hàn ở đây có nghĩa là lạnh và chữ Mạc không dấu là bức màn. Hai chữ Hàn Mạc là bức rèm lạnh. Anh chỉ cười, không nói gì, cũng không để ý đến nữa. Mãi về sau khi anh qua đời còn nhiều người vẫn tưởng lầm bút hiệu của anh là Hàn Mạc Tử". Ông Tín cho biết, Tử vốn rất ngưỡng mộ triết gia Mặc Dịch thời Chiến Quốc, nổi tiếng chủ trương thuyết Kiêm ái, nên anh cũng tự nhận thuộc môn phái Mặc Dịch, thương yêu hết mọi người. Chữ Mặc Tử có ý nghĩa là môn đồ Mặc Dịch. Chữ Mạc Tử thì không có ý nghĩa gì. Chữ Hàn Mặc Tử nói lên ý nghĩa một thi sĩ nghèo nàn, nhưng tình thương rộng rãi bao la. Quách Tấn thì kể tỉ mỉ hơn và có phần khác Nguyễn Bá Tín. Quách Tấn cho biết, khi mới bước vào làng thơ, Tử lấy bútdanh là Minh Duệ Thị. Sau đổi là Phong Trần. Tử nổi tiếng với bútdanh Phong Trần nhờ cuộc xướng họa thơ văn lịch sử với Phan Bội Châu. Khi Quách Tấn quen thân Tử, Quách Tấn chê bútdanh Phong Trần không hợp với Tử. Vì thế Tử đổi qua bútdanh Lệ Thanh. Bútdanh này đã gắn chặt với tập thơ Lệ Thanh Thi Tập của Tử. Nhưng được ít lâu Quách Tấn lại chê. Tử lại đổi qua Hàn Mạc Tử. Quách Tấn lại chê nữa. Khi đó Tử nổi nóng. Quách Tấn liền gợi ý: "Đã có rèm thì thêm bóng trăng vào. Hỏi còn cảnh nào nên thơ bằng?". Nghe vậy, Tử thêm "bóng trăng" là dấu á trên đầu chữ a nên chữ Mạc thành ra Mặc. Từ đó bútdanh đổi nghĩa từ kiếp rèm lạnh ra anh chàng bút mực. Bútdanh này khiến Tử rất thích và dùng luôn. Lời giải thích trên đây nghe cũng thật có lý nhưng mấy chục năm nay vẫn không thuyết phục được những người theo "trường phái Mạc", cho nên cuộc tranh cãi này chưa biết bao giờ kết thúc nếu không tìm được bút tích của chính nhà thơ để chứng minh ai đúng ai sai. Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, ông sinh ngày 14/1/1920 tại Đông Hà (Quảng Trị). Ông lấy bútdanh họ Chế, với bútdanh này ông đã nổi tiếng ngay từ tuổi 17 với tập thơ “Điêu tàn”. Nói như nhà phê bình văn học Hoài Thanh tập thơ “Điêu tàn” ra đời như một niềm kinh dị trong thi đàn đương đại! Trong bài giới thiệu tập tiểu luận “Những bước đường tư tưởng của tôi” của Xuân Diệu đăng trên báo Văn học 9 - 1958 ông ký bútdanh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông) nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5/1975 ông cũng ghi bútdanh này. Năm 1959 – 1963, Chế Lan Viên làm biên tập báo Văn học (nay là báo Văn nghệ), ông phụ trách chuyên mục “Nói chuyện văn thơ” gồm những bài trả lời bạn đọc về công việc bếp núc văn chương, ông ký tên là Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học xuất bản thành hai tập “Vào nghề” và “Nói chuyện văn thơ” với tác giả Chàng Văn. Báo Văn học số 29 ra thứ sáu, 13/2/1959 đăng ở trang 16 mục “Nụ cười xuân”, Chế Lan Viên có in hai bài viết ngắn đả kích Mỹ Diệm là “Ngô bói Kiều” và “Lý luận Đờ Gôn” ông ký tên Oah (tức Hoan). Vậy là Chế Lan Viên có 4 bút danh. . của tỉnh. Ngoài bút danh Nam Cao, nhà văn còn có một số bút danh khác: Thúy Rư, Nhiêu Khê, Xuân Du… Theo nhà văn Tô Hoài, Nam Cao ký bút danh Nhiêu Khê. chuyện nhà văn Nam Cao chọn bút danh. Ông Trần Hữu Đạt (em ruột nhà văn Nam Cao) kể: Rất nhiều bạn đồng môn, đồng hữu như ông Hoàng Tùng, Hoàng Cao và một số