1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tieu su hinh anh mot so nha van VN

9 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

. Tiểu sử Tên khai sinh là Nguyễn Thanh Danh, sinh tháng 11 năm 1919, tại xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Các bút danh: Nguyễn Thanh, Thu Thủy, Văn Kỳ Thanh, Nguyễn Tịnh Hà. Ông xuất thân từ gia đình điền chủ bị phá sản, đã tốt nghiệp trung học thời Pháp thuộc, tham gia sáng lập Hội khuyến học tỉnh Mỹ Tho cùng với bác sĩ Dương Tấn Tươi. Tham gia cách mạng từ năm 1945, giữ các công việc trong Ban Tuyên truyền lưu động chiến khu 8, Ban Tuyên huấn Bộ tư lệnh Nam Bộ, Bí thư chi bộ xã Tân Hòa… Nhà thơ Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu. Sinh năm 1900, như vậy ông có bảy năm được thở chung khí quyển với Tú Xương. Bởi yêu kính tài thơ Tú Xương ông mới lấy bút danh Tú Mỡ,chứ ông gầy lắm: Màu mỡ vì chưng ra cả bút/ Thân hình nên mới ngẳng như que. Thuở bé được ông nội dạy chữ Nho, sau vào học trường Bưởi, cùng thời với Hoàng Ngọc Phách.Thấy Phách làm thơ nghiêm túc thì Hiếu rủ bạn làm thơ tếu diễu chơi. Bạ cái gì cũng thành thơ: vịnh xe điện, vịnh giám thị, vịnh các thầy. Đùa quá hóa thật. Năm 1918, vào làm ở Sở Tài chính. Hai năm sau đã có thơ diễu nghề công chức cạo giấy của mình. Lần này thơ đăng báo hẳn hoi chứ không chỉ truyền khẩu như thời đi học. Bạch Cư Dị 白居易, tức Lạc Thiên (772-846) nhà thơ Trung Quốc tiêu biểu nhất giai đoạn cuối đời Đường. Người Hạ Khê (nay thuộc Thiểm Tây). Xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Ông nhà nghèo, rất thông minh, 9 tuổi đã hiểu âm vận, chăm học, làm quan đến chức Thái tử tả tán thiện đại phu. Ông là một đại thi nhân ngang với Nguyên Trực, thơ ông lời lẽ rất bình dị, tác phẩm của ông đầy đủ nhất là tập Bạch thị trường khánh, gồm 71 quyển, trong đó có hơn 40 quyển là thơ. Bạch Cư Dị (772-846) tên chữ là Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ, người Hạ Thành (nay là Thiểm Tây). Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động. Năm Trinh Nguyên ông thi đậu tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Bởi mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào Tham Quân ở Kinh Triệu rồi lại được triệu về kinh lo răn dạy Thái Tử. Nhà thơ Xuân Quỳnh (6/10/1942- 29/8/1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, ở xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Sơn Bình (Hà Tây ngày nay). Bà sinh ra trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. Thủa nhỏ, mặc dù cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng bà vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp. Đến năm 13 tuổi, với sự nỗ lực của bản thân và được sự ủng hộ của gia đình bà bắt đầu thành công trong môn nghệ thuật này. Năm 19 tuổi, bà có thơ đăng báo, không lâu sau bà đã trở thành nhà thơ chuyên nghiệp với nhiều bài viết về người phụ nữ. Tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê). Ông là một trong những nhà phê bình văn học hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20. Cùng với em trai là Hoài Chân, ông là đồng tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam 1932- 1941. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Ông từng gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng, tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Huế tháng 8/1945. Ông sinh ra ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Mặc dù tập thơ đầu tay của Tế Hanh đạt giải thưởng của Tự lực văn đoàn từ năm 1940 nhưng phải đến năm 1943, ông lần đầu được đặt bước tới Hà Nội (nhân khi ông ra học Đại học Luật). Trong kháng chiến chống Pháp, Tế Hanh tham gia nhiều hoạt động văn hóa trên các chiến trường Nam Trung Bộ. Sau Hiệp định Giơnevơ, Tế Hanh tập kết ra Bắc. Và ông sống và gắn bó với Hà Nội từ bấy tới nay. Ông tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921, tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tên khai sinh: Hà Đức Trọng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trú ở ấp Nội Hoá, xã Bình An, huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé. Đảng viên Đảng cộng sảng Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Nam Cao (29/10/1915-30/11/1951) tên thật là Trần Hữu Tri ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông sinh ra trong một bậc trung và đông anh em, gia đình ông theo Công giáo. Cha ông là cụ Trần Hữu Huệ, là người đa tài vừa làm thầy thuốc vừa làm thợ mộc. Mẹ ông là cụ Trần Thị Minh rất khéo tay cụ làm nghề dệt vải, nổi tiếng dệt đẹp trong làng. Nhà văn Nam Cao là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ XX. Nhiều truyện ngắn của ông được đánh giá là mẫu mực cho thể loại văn học hiện thực. Đặc biệt một số nhân vật trong các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày như : Chí Phèo, Thị Nở, Ông còn có các bút danh khác: Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê, Nam cao Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng và được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Ông là một trong những gương mặt quan trọng nhất của văn học Việt Nam thế kỷ 20. 1.Tiểu sử Vũ Trọng Phụng (1912-1939) quê ở làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nghèo, lại phải mồ côi cha từ khi ông mới 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được bà mẹ tần tảo nuôi cho ăn học. Sau khi đỗ bẳng tiểu học, 16 tuổi Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống. Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goddard, ông bị đuổi và thất nghiệp. Ít lâu sau, ông đánh máy chữ cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai năm sau lại bị đuổi.Từ đó ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp. Nhà thơ Tố Hữu (9 /12 /2002 – 4/10/1920) tên thật là Nguyễn Kim Thành ở làng Phù Lai (gần cố đô Huế). Ông sinh ra trong một nhà nho nghèo, cha ông không đỗ đạt nhưng lại thích thơ ca, sưu tập ca dao tục ngữ. Mẹ ông là người phụ nữ nổi tiếng thuộc nhiều dân ca Huế và hát rất hay. Từ nhỏ, ông đã được cha dạy làm thơ cổ. Chính những điều đó đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thi ca trong ông. Nhà thơ Tố Hữu đến với thi ca khá sớm (18 tuổi), ngay từ đầu làm thơ ông đã dành trọn tình cảm ca ngợi Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện lòng say mê lý tưởng được giác ngộ cách mạng. Ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, ông nói đến vấn đề lớn lao của đất nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hướng tới nềm vui và tương lai tươi đẹp. Nhà thơ Tố Hữu đã lấy lại niềm tin vào đường lối văn học cách mạng cho cả nhà văn lẫn độc giả, khẳng định phẩm chất thẩm mỹ mới của thơ Việt Nam. Nhà thơ Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan sinh năm 1916 tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Là con một gia đình nông dân nghèo, lại đông anh chị em, nên Hữu Loan có một tuổi thơ lam lũ ở quê hương. Ngay từ niên thiếu, Hữu Loan đã luôn luôn nỗ lực vươn lên để đạt tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Biểu hiện đầu tiên về khát khao vươn lên của Hữu Loan là học rất giỏi, học chữ Nho với thầy đồ ở quê cũng giỏi, rồi lên trường huyện học chữ quốc ngữ cũng rất giỏi. Năm 1937, Hữu Loan lên thị xã Thanh Hóa theo học Trường Collège Nhà thơ Hoàng Cầm (tên thật Bùi Tằng Việt), sinh ngày 22/2/1922 tại Bắc Giang. Quê gốc ở thôn Lạc Thổ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Được sống trên vùng quê Kinh Bắc thơ mộng, với nhiều di tích văn hóa, lễ hội truyền thống, những làn điệu quan họ mượt mà vì thế nhà thơ đã sớm thấm nhuần những đặc trưng đó, và tạo cho ông phong cách mới mẻ, ngôn từ sâu lắng. Nhà thơ còn có nhiều bút danh khác như: Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi. Ông xuất thân trong gia đình nhà có truyền thống nho học, ông cụ thân sinh của nhà thơ, thi không đỗ, về dạy học chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Nhà thơ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 – 11/11/1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Ông làm thơ từ thuở nhỏ, lấy các bút danh là Phong Trần và Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử. Là một nhà thơ nổi tiếng, mở đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, đồng thời ông cũng là người khởi xướng ra trường thơ Loạn, trường thơ Điên. Sinh ra trong một gia đình nghèo, năm ông học Tiểu học ở Quãng Ngãi thì cha mất. Ông cùng mẹ chuyển về sống ở Quy Nhơn. Trong thời gian sống đây, ông lấy hiệu là Minh Duệ Thị. Tập thơ Đường luật nổi tiếng mang tên "Lệ Thanh Thi Tập" có 3 bài Thức khuya, Chùa hoang, Gái ở chùa (lúc ông 16 tuổi) đã được cụ Phan Bội Châu họa thơ, đề cao và khen ngợi Nhà thơ Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu (2/2/1916 – 18/12/1985), sinh tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê ngoại của Xuân Diệu) nhưng ông lớn lên ở Quy Nhơn. Cha ông là Ngô Xuân Thọ, người làng Trảo Nha, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Tú tài kép Hán học và vào dạy học ở Bình Định. Và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Thuở nhỏ, ông theo cha học quốc ngữ và chữ Hán. Ông còn có bút danh là Trảo Nha. Năm 1927, ông học trường Cao đẳng tiểu học Quy Nhơn, được cấp học bổng và nội trú tại trựờng. Năm 1934, ông đỗ Thành chung tại trường Quy Nhơn. Sau đó, nhà thơ ra Hà Nội học tiếp Tú tài. Nhà thơ Bằng Việt (tên thật là Nguyễn Việt Bằng) sinh ngày 15/6/1941 tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông lớn lên trên mảnh đất cố đô Huế êm đềm, thơ mộng và sau này học trung học tại Hà Nội. Năm 13 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ và đến năm 1961 bài thơ đầu tiên được công bố là bài “Qua Trường Sa”. Năm 1961, ông được cử đi học chuyên ngành Luật tại Matxcơva (Liên Xô). Năm 1965, ông tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev và ông trở về Việt Nam công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhà thơ Thế Lữ tên thật Nguyễn Thứ Lễ (6/10/1907 – 3/6/1989), còn có bút danh Lê Ta. Ông sinh ra tại ấp Thái Hà - Hà Nội. Quê quán ở làng Phù Đổng, Huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), Bắc Ninh. Thuở nhỏ, Ông theo người nhà lên sống ở Lạng Sơn cho đến năm 11 tuổi. Năm 1918, Thế Lữ về sống ở Hải Phòng. Từ năm 1925 đến năm 1928 học thành chung ở trường Bonnal (nay là trường Ngô Quyền). Nhà thơ Thâm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình (12/5/1917 – 18/8/1950), tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một nhà nho nghèo, gia giáo nền nếp. Vì là con thứ trong một gia đình đông con nên học hết tiểu học ông phải ở nhà giúp gia đình đóng sách và nấu bánh kẹo. Năm 1938, ông cùng gia đình chuyển lên Hà Nội, ở tại một phố thuộc quân Hai Bà ngày nay (xưa là Ô Cầu Dền). Cùng năm đó, ông học tiểu học ở một trường trong nội thành. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958 tại thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Là con thứ ba trong một gia đình nông dân bên bờ sông Kinh Thầy. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng với tài làm thơ. Lên 8 tuổi ông đã có bài thơ đăng báo. Năm 1966- năm đầu tiên nhà thơ cầm bút, nhưng nhà thơ viết được khá nhiều với 21 bài thơ. Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh ngày 12-11-1913 mất ngày 18-1-1996, quê gốc ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Năm 1932 ông đỗ tú tài trường Bưởi. Ông từng dạy học ở các trường tư thục Thăng Long, Gia Long, Trường nữ sinh Hoài Đức, ông còn học thêm trường Luật. Năm 1936 ông được biết đến với bài thơ Ông đồ đăng trên báo Tinh Hoa. Với bài thơ Ông đồ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã trở thành một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào thơ mới. . Tiểu sử Tên khai sinh là Nguyễn Thanh Danh, sinh tháng 11 năm 1919, tại xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Các bút danh: Nguyễn Thanh, Thu Thủy, Văn Kỳ Thanh, Nguyễn Tịnh Hà. Ông xuất thân. Trảo Nha, Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Tú tài kép Hán học và vào dạy học ở Bình Định. Và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Thuở nhỏ, ông theo cha học quốc ngữ và chữ Hán. Ông còn có bút danh là Trảo Nha. Năm. trường Nam Trung Bộ. Sau Hiệp định Giơnevơ, Tế Hanh tập kết ra Bắc. Và ông sống và gắn bó với Hà Nội từ bấy tới nay. Ông tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921, tại thôn Đông

Ngày đăng: 05/05/2015, 04:00

Xem thêm: Tieu su hinh anh mot so nha van VN

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w